Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Thành phần sâu, nhện hại dưa hấu; đặc điểm sinh học, sinh thái của bọ trĩ thrips palmi karny và biện pháp hóa học phòng trừ tại hoằng hoá, thanh hóa vụ xuân 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.28 MB, 82 trang )

MỤC LỤC
Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục chữ viết tắt

vi

Danh mục bảng

vii

Danh mục hình

viii

MỞ ĐẦU

1

1. Tính cấp thiết của đề tài


1

2. Mục đích, yêu cầu của đề tài

2

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài

4

1.2. Tình hình sản xuất dưa hấu trên thế giới và Việt Nam

5

1.2.1. Tình hình sản xuất dưa hấu trên thế giới

5

1.2.2. Tình hình sản xuất dưa hấu ở Việt Nam

5


1.3. Tình hình nghiên cứu về sâu, nhện hại cây dưa hấu và thiên địch của
chúng trên thế giới và Việt Nam

7

1.3.1. Tình hình nghiên cứu về sâu, nhện hại dưa hấu trên thế giới

7

1.3.2. Tình hình nghiên cứu về sâu nhện hại dưa hấu ở Việt Nam

11

1.4. Nghiên cứu về bọ trĩ Thrips palmi trên thế giới và ở Việt Nam

12

1.4.1. Nghiên cứu về bọ trĩ T. palmi trên thế giới

12

1.4.2. Nghiên cứu về bọ trĩ T. palmi ở Việt Nam

23

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

32

2.1. Đối tượng nghiên cứu


32

2.2. Nội dung nghiên cứu

32

2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

32

2.4. Vật liệu nghiên cứu và hóa chất thí nghiệm

32

2.5. Phương pháp nghiên cứu

33

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iii


2.5.1. Phương pháp đánh giá thực trạng sản xuất dưa hấu tại huyện
Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hóa

33

2.5.2. Phương pháp điều tra thành phần sâu nhện hại và thiên địch của

chúng trên cây dưa hấu

33

2.5.3. Điều tra diễn biến mật độ bọ trĩ T. palmi dưới ảnh hưởng của một
số yếu tố sinh thái tại Hoằng Hoá, Thanh Hoá

35

2.5.4. Phương pháp nghiên cứu các đặc điểm sinh vật học của bọ trĩ
36

T. palmi
2.5.5. Phương pháp khảo nghiệm một số loại thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ
bọ trĩ T. palmi ngoài đồng ruộng tại Hoằng Hoá, Thanh Hoá

39

2.6. Các chỉ tiêu theo dõi và tính toán

40

2.7. Phương pháp xử lý số liệu

41

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

42


3.1. Tình hình sản xuất dưa hấu và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở huyện
Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa

42

3.1.1. Tình hình sản xuất dưa hấu ở huyện Hoằng Hóa

42

3.1.2. Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên cây dưa hấu của nông hộ tại
huyện Hoằng Hóa

43

3.2. Thành phần sâu, nhện hại dưa hấu và thiên địch của chúng trên dưa
hấu vụ Xuân 2015 tại huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa

45

3.2.1. Thành phần sâu, nhện hại dưa hấu vụ Xuân 2015 tại huyện Hoằng Hóa

45

3.2.2. Thành phần thiên địch của sâu hại trên dưa hấu vụ Xuân 2015 tại
huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa

49

3.3. Thành phần bọ trĩ (Thysanoptera: Thripidae) hại dưa hấu tại Hoằng
Hóa, Thanh Hóa


51

3.4. Điều tra diễn biến mật độ bọ trĩ T. palmi dưới ảnh hưởng của một số
yếu tố sinh thái tại Hoằng Hoá, Thanh Hoá

52

3.4.1. Triệu chứng gây hại của loài T. palmi

52

3.4.2. Sự phân bố của bọ trĩ T. palmi trên cây dưa hấu trong vụ Xuân
2015 tại Hoằng Hóa, Thanh Hóa
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

53
Page iv


3.4.3. Diễn biến mật độ của bọ trĩ T. palmi trên 2 giống dưa hấu khác
nhau tại Hoằng Hóa, Thanh Hóa

54

3.4.4. Diễn biến mật độ của bọ trĩ T. palmi trên cây dưa hấu được trồng
trên 2 chân đất vụ Xuân 2015 tại Hoằng Hóa, Thanh Hóa

55


3.4.5. Diễn biến mật độ bọ trĩ T. palmi hại trên cây dưa hấu được trồng
ở các trà khác nhau, vụ Xuân 2015 tại Hoằng Hóa, Thanh Hóa

55

3.5. Đặc điểm hình thái, sinh vật học của bọ trĩ T. palmi

57

3.5.1. Đặc điểm hình thái của loài bọ trĩ T. palmi hại dưa hấu

57

3.5.2. Thời gian phát dục của loài bọ trĩ T. palmi trong phòng thí nghiệm

60

3.5.3. Nhịp điệu sinh sản và sức sinh sản của loài bọ trĩ T. palmi

62

3.5.4. Tỷ lệ trứng nở của bọ trĩ T. palmi

64

3.5.5. Tỷ lệ đực cái của bọ trĩ T. palmi

65

3.6. Đánh giá hiệu lực của các loại thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ bọ trĩ

tại Hoằng Hóa, Thanh Hóa

66

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

68

1.

Kết luận

68

2.

Đề nghị

69

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

70

Page v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Chữ viết tắt, ký hiệu

Diễn giải chữ viết tắt, ký hiệu

1.

BVTV

Bảo vệ thực vật

2.

Bộ Nông nghiệp và PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

3.

cs.

Cộng sự

4.

CT

Công thức


5.

NST

Ngày sau trồng

6.

NXB

Nhà xuất bản

7.

o

Nhiệt độ (độ C)

8.

C. lanatus

Citrullus lanatus

9.

CABI

10.


T. palmi

Thrips palmi

11.

USDA

United States Department of Agriculture

C

Centre for Biosciences and Agriculture
International

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vi


DANH MỤC BẢNG
STT
1.1

Tên bảng

Trang

Diện tích, năng suất và sản lượng dưa hấu tại Việt Nam trong giai
đoạn 1996 - 2006


6

3.1

Diện tích gieo trồng dưa hấu của huyện Hoằng Hóa giai đoạn 2010 - 2014

3.2

Các loại thuốc bảo vệ thực vật trừ sâu hại được sử dụng trên cây
dưa hấu vụ Xuân 2015 tại Hoằng Hoá - Thanh Hoá

3.3

43

Công tác bảo vệ thực vật trong sản xuất dưa hấu của các hộ sản
xuất tại Hoằng Hóa - Thanh Hóa

3.4

45

Thành phần sâu, nhện hại dưa hấu vụ Xuân 2015 tại huyện Hoằng
Hóa, tỉnh Thanh Hóa

3.5

46


Thành phần thiên địch của bọ trĩ hại dưa hấu vụ Xuân 2015 tại
huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa

3.6

49

Sự phân bố của bọ trĩ T. palmi trên cây dưa hấu trong vụ Xuân
2015 tại Hoằng Hóa, Thanh Hóa

3.7

53

Diễn biến mật độ bọ trĩ T. palmi hại trên 2 giống dưa hấu khác
nhau vụ Xuân 2015 tại Hoằng Hóa, Thanh Hóa

3.8

54

Diễn biến mật độ bọ trĩ T. palmi ở 2 chân đất vụ Xuân năm 2015
tại Hoằng Hóa, Thanh Hóa

3.9

55

Diễn biến mật độ bọ trĩ T. palmi hại dưa hấu ở các thời vụ trồng
khác nhau vụ Xuân 2015 tại Hoằng Hóa, Thanh Hóa


3.10

42

56

Kích thước các pha phát dục của bọ trĩ T. palmi nuôi trên lá dưa
hấu ở điều kiện trong phòng

59

3.11

Thời gian phát dục của bọ trĩ T. palmi trong phòng thí nghiệm

61

3.12

Nhịp điệu sinh sản và sức sinh sản của bọ trĩ T. palmi tại Hoằng
Hóa, Thanh Hóa

3.13

63

Tỷ lệ trứng nở của bọ trĩ T. palmi hại dưa hấu tại Hoằng Hóa,
Thanh Hóa


64

3.14

Tỷ lệ đực cái của bọ trĩ T. palmi hại dưa hấu tại Hoằng Hóa, Thanh Hóa

65

3.15

Hiệu lực trừ bọ trĩ T. palmi của một số thuốc BVTV ở Hoằng Hóa,
Thanh Hóa vụ Xuân 2015

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

66

Page vii


DANH MỤC HÌNH

STT

Tên hình

Trang

1.1


Cấu tạo chung từ trứng đến nhộng giả của bọ trĩ

15

1.2

Cấu tạo chung của bọ trĩ trưởng thành họ Thripidae

15

2.1

Nhân nuôi nguồn bọ trĩ trong phòng thí nghiệm

37

2.2

Thí nghiệm phòng trừ bọ trĩ T. palmi hại dưa hấu

40

3.1

Một số loài sâu hại dưa hấu vụ Xuân 2015 tại Hoằng Hóa, Thanh Hóa

47

3.2


Một số loài thiên địch của bọ trĩ hại dưa hấu vụ Xuân 2015 tại

3.3

Hoằng Hóa, Thanh Hóa

51

Đặc điểm hình thái của T. palmi

58

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dưa hấu (Citrullus lanatus Thunberg) có nguồn gốc nhiệt đới khô và nóng
của châu Phi rồi từ đó lan truyền đến tất cả những nơi có điều kiện đất đai và khí
hậu phù hợp trên thế giới.
Ngày nay dưa hấu là cây ăn quả được trồng phổ biến ở nhiều quốc gia trên
thế giới, theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA, 2008) thành phần
dinh dưỡng trong 100 g thịt quả tươi chứa 30 kcal, 7,55 g carbon hydrat, 6,2 g
đường và 0,4 g chất xơ; 0,15 g chất béo, 0,61 g đạm, 91,5 g nước, các loại
vitamin như A, B1, B2, B3, B5, B6, B9, C và nhiều chất khoáng khác.
Về y học, các chất chống oxy hoá được tìm thấy trong dưa hấu như
lycopene, lutein, zeaxanthin và cryptoxanthin. Những chất chống oxy hoá được
tìm thấy để cung cấp bảo vệ chống lại các bệnh ung thư đại tràng, tuyến tiền liệt,

ung thư tử cung, ung thư phổi, ung thư tuyến tuỵ. Trong 100 g dưa hấu tươi cung
cấp 4532 mg lycopene, chất chống oxy hoá này cũng giúp làm giảm nguy cơ của
ung thư da (Perkins et al. 2006; USDA, 2008).
Trong vỏ dưa chứa nhiều vitamin ankaloit có tác dụng giải nhiệt hết say
nắng, còn ngăn chặn không cho cholesterol tích động ở thành mạch máu, có tác
dụng chống xơ mỡ động mạch. Phần xanh của vỏ dưa hấu gọi là áo thủy của dưa
hấu có thể chữa các chứng thử nhiệt, phiền khát, phù nề, tiểu tiện kém và miệng
lưỡi viêm nhiệt. Hạt dưa hấu có chứa dầu béo xiturlin có tác dụng thanh nhiệt,
nhuận tràng, dứt khát, trợ giúp cho tiêu hóa, dùng để hạ huyết áp, làm giảm triệu
chứng viêm bàng quang cấp, giảm đau, cầm máu, chữa bí tiểu ở người lớn tuổi.
Cây dưa hấu bắt đầu xuất hiện đầu tiên trên mảnh đất của huyện Hoằng
Hóa vào năm 1993 - 1995 tại xã Hoằng Thắng và Hoằng Đạo. Dưa hấu là một
trong những loại cây trồng nông nghiệp được trồng tập trung, mang tính chất sản
xuất hàng hóa, là cây trồng chủ lực trong cơ cấu vụ Xuân hàng năm của huyện.
Thu nhập của trồng dưa hấu đem lại mức thu nhập cao hơn từ 2,26 - 2,78 lần so
với cây ngô, lạc hay đậu tương; còn nếu tính lãi thu được sau khi trừ chi phí cơ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1


bản thì cây dưa hấu đem lại mức lãi gấp 2,0 - 2,74 lần. Chính vì vậy, cây dưa hấu
được người dân quan tâm đầu tư phát triển sản xuất hàng hóa, đem lại nguồn thu
nhập cho người dân góp phần ổn định tình hình kinh tế - xã hội tại địa phương.
Cho tới nay có ít nghiên cứu về sâu, nhện hại dưa hấu huyện Hoằng Hoá, tỉnh
Thanh Hoá.
Cây dưa hấu bị nhiều loài sâu, nhện gây hại làm ảnh hưởng tới năng suất
và chất lượng sản phẩm. Bọ trĩ có thể gây hại nặng ở tất cả các giai đoạn phát
triển của cây, chúng tập trung chích hút nhựa làm đọt non và lá non xoăn lại, lá
có nhiều đốm nhỏ không định hình màu vàng nhạt, ngọn cây dưa bị thui chột,

không phát triển. Khi bọ trĩ gây hại lên hoa, làm cho hoa sẽ không đậu quả, nếu
có quả bị còi cọc, chậm lớn, sần sùi và rụng sớm. Ngoài gây hại bằng cách chích
hút nhựa cây thì bọ trĩ còn là môi giới truyền virus gây bệnh trên cây dưa hấu
như bệnh đốm hoại ngọn (watermelon bud necrosis virus - WBNV) (Kumar et
al., 2006), virus gây bệnh khảm lá thuộc chi Tospovirus (David et al., 2011),
bệnh đốm bạc (watermelon silver mottle virus - WSMV) (Chen et al., 2014) bằng
cách chích hút nhựa từ cây bị bệnh, trong đó chứa cả virus, đến chích hút cây
khỏe đồng thời truyền virus sang làm cho bệnh nhanh chóng lây lan nhanh.
Để góp phần hạn chế thiệt hại trong sản xuất dưa hấu do sâu, nhện hại gây
ra ở Hoằng Hoá, Thanh Hoá việc điều tra tình hình gây hại của sâu, nhện hại và
biện pháp phòng chống là điều cần thiết. Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn trên,
với mong muốn áp dụng những kiến thức đã được học vào phục vụ sản xuất.
Được sự thống nhất của Bộ môn Côn trùng, Khoa Nông học - Học viện Nông
nghiệp Việt Nam với sự hướng dẫn của TS. Lê Ngọc Anh, chúng tôi thực hiện đề
tài: “Thành phần sâu, nhện hại dưa hấu; đặc điểm sinh học, sinh thái của bọ
trĩ Thrips palmi Karny và biện pháp hóa học phòng trừ tại Hoằng Hóa,
Thanh Hóa vụ Xuân 2015”.
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích của đề tài
Trên cơ sở điều tra thực trạng tình hình sản xuất dưa hấu ở địa phương,
nghiên cứu thành phần sâu nhện hại và thiên địch của chúng trên cây dưa hấu,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


theo dõi diễn biến mật độ của loài bọ trĩ phổ biến; nghiên cứu đặc điểm sinh học
của loài bọ trĩ phổ biến và thử nghiệm biện pháp phòng trừ bọ trĩ hại dưa hấu
bằng biện pháp hóa học tại huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá.
2.2. Yêu cầu của đề tài

- Điều tra thực trạng sản xuất dưa hấu ở Hoằng Hoá, Thanh Hoá.
- Xác định thành phần sâu, nhện hại và thiên địch của bọ trĩ trên dưa hấu
vụ Xuân 2015 tại Hoằng Hoá, Thanh Hoá.
- Theo dõi diễn biến mật độ bọ trĩ phổ biến dưới ảnh hưởng của một số
yếu tố sinh thái tại Hoằng Hoá, Thanh Hoá.
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của loài bọ trĩ phổ biến.
- Thử nghiệm phòng trừ bọ trĩ hại dưa hấu bằng biện pháp hóa học tại
Hoằng Hoá, Thanh Hoá đạt hiệu quả.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài là những dẫn liệu về thành phần sâu, nhện
hại, loài bọ trĩ (Thrips palmi) gây hại trên cây dưa hấu, đồng thời bổ sung một số
dẫn liệu về ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến diễn biến bọ trĩ gây hại
trên cây dưa hấu, giúp người sản xuất nhận biết loài bọ trĩ hại dưa hấu trên
đồng ruộng.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đánh giá được hiệu lực của một số loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đối
với bọ trĩ (Thrips palmi) có hiệu quả phòng trừ đạt hiệu quả kinh tế và môi
trường để áp dụng trong sản xuất.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Bọ trĩ là loài đa thực, chúng hại nhiều cây trồng, ở nhiều nước khác nhau.
Trên thế giới có khoảng 5.000 loài bọ trĩ được biết, trong đó chỉ có 1% loài gây

hại (Mound et al., 1976). Loài bọ trĩ T. palmi có khả năng sinh sản và tăng mật
độ quần thể một cách nhanh trong khoảng thời gian ngắn, nhờ đó mà chúng có
thể gây hại cao. Bên cạnh sự gây hại trực tiếp trên cây trồng, bọ trĩ còn tạo ra các
vết thương làm tăng khả năng nhiễm bệnh của cây, đặc biệt chúng là môi giới
truyền bệnh virus từ cây này sang cây khác. Ví dụ như bệnh đốm hoại ngọn
(WBNV) (Kumar et al., 2006), virus gây bệnh khảm lá thuộc chi Tospovirus
(David et al., 2011), bệnh đốm bạc (WSMV) (Chen et al., 2014), bệnh đốm vàng
(MYPV) (Peng et al., 2014).
Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều cây phát triển xanh tốt
tạo điều kiện thuận lợi cho sâu hại ngô phát triển và gây hại. Ngoài ra, do trình
độ hiểu biết của người dân còn thấp, họ đã sử dụng nhiều loại thuốc BVTV có độ
độc cao đã làm mất cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng
đến sức khỏe của con người, đồng thời xuất hiện chủng nòi dịch hại mới có tính
kháng thuốc cao, gây khó khăn trong việc phòng trừ sâu bệnh hại.
Trong những năm gần đây, người dân huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa
đã dần dần áp dụng biện pháp quản lý tổng hợp dịch hại (IPM) trong chăm sóc và
bảo vệ cây dưa hấu. Tuy nhiên, do điều kiện sinh thái đặc thù nên quy luật phát
sinh, phát triển của sâu nhện hại cây dưa hấu và thiên địch chúng có sự khác biệt
so với các vùng sản xuất khác. Vì vậy việc nghiên cứu chúng có vai trò quan
trọng là cơ sở để đề xuất các biện pháp phòng trừ dịch hại một cách thích hợp
nhất nhằm ngăn chặn sự gây hại của sâu nhện hại trên dưa hấu, ngăn chặn kịp
thời, có hiệu quả sự phá hại của loài sâu nhện hại chính, phát huy tính tích cực
của lực lượng thiên địch góp phần tăng năng suất và chất lượng dưa hấu, đồng
thời giữ cân bắng sinh học trên hệ sinh thái đồng ruộng, hạn chế sử dụng thuốc
hóa học nhằm bảo vệ sức khỏe con người và hạn chế sự ô nhiễm môi trường.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4



1.2. Tình hình sản xuất dưa hấu trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất dưa hấu trên thế giới
Dưa hấu thuộc nhóm cây hai lá mầm, họ bầu bí (Cucurbitaceae), là loại
cây trồng ngắn ngày, có giá trị kinh tế cao, có thể tham gia trong nhiều công thức
luân canh khác nhau. Dưa hấu có nguồn gốc từ châu Phi, trên cơ sở phân tích
DNA lục lạp, dưa hấu trồng và dưa hấu hoang dã tách ra độc lập từ một tổ tiên
chung, có thể từ loài Citrullus ecirrhosus ở Namibia (Fenny and Jiarong, 2006).
Lanatus là một trong 3 loài của giống Citrullus, chúng có mặt ở lưu vực
sông Nile từ 2000 năm trước Công nguyên. Dưới các triều đại vua Ai Cập, dưa
hấu được coi là một biểu tượng về phương thức sinh sống, thường đặt trong các
lăng mộ của các Phraon sau khi chết. Chúng có mặt tại Tây Ban Nha, Bồ Đào
Nha và khu vực Nam Mỹ khoảng năm 1600 sau Công nguyên và xuất hiện tại
Hawaii vào cuối Thế kỷ 18 (Zohary and Hopf, 2000).
Theo Carol (2005), trên thế giới có khoảng 1.200 giống dưa hấu, có 200 300 giống được trồng ở Mỹ và Mexico. Đông Nam châu Á là khu vực có diện
tích trồng dưa lớn nhất thế giới (chiếm trên 50%).
Trên thế giới, trong giai đoạn 1995 - 2003 diện tích trồng dưa hấu tăng
4,2%, năng suất tăng 25,6% và sản lượng tăng 9,9%. Theo số liệu thống kê của
Tổ chức Nông Lương thế giới (FAOSTAT, 2013), trong năm 2012 tổng sản
lượng dưa hấu của toàn thế giới khoảng 95,2 triệu tấn. Các nước có sản lượng
dưa hấu lớn nhất là Trung Quốc (70,00 triệu tấn), Thổ Nhĩ Kỳ (4,04 triệu tấn),
Iran (3,80 triệu tấn), Brazil (2,08 triệu tấn), và Ai Cập (1,87 triệu tấn).
1.2.2. Tình hình sản xuất dưa hấu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, các vùng trồng dưa hấu truyền thống như ở Hải Dương,
Quảng Ngãi, Tiền Giang, Long An,... thường cung cấp lượng hàng lớn để tiêu
dùng nội địa. Ở đồng bằng sông Cửu long trong vài năm trở lại đây dưa hấu được
trồng quanh năm. Dưa hấu mùa mưa trồng nhiều nhất ở Tiền Giang, Long An
chiếm hàng ngàn hecta. Nơi có truyền thống trồng dưa hấu Tết, dưa hấu Xuân Hè
là Đồng Tháp, Cần Thơ (Trần Văn Hai và Trần Thị Ba, 2005).
Dưa hấu là loại cây có thân dạng bò lan, sống hàng năm. Thân phủ nhiều
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 5


lông dài. Các đốt thân có tua cuốn chẻ 2 - 3 nhánh; Lá dưa hấu có cuống dài,
ngắn tuỳ theo giống, cuống lá có lông mềm. Phiến lá có màu xanh nhạt, kích
thước 8 - 30 cm, rộng 5 - 15 cm. Phiến lá chẻ 3 thuỳ lông chim sâu, 2 mặt lá đều
có lông ngắn (Nguyễn Mạnh Chinh và Trần Đăng Nghĩa, 2006).
Từ 1995 - 2003 diện tích trồng dưa hấu của nước ta tăng 8,1%, năng suất
tăng 25,7% và sản lượng tăng 36,5%. Nhìn chung, tốc độ tăng về diện tích canh
tác, năng suất và sản lượng dưa hấu của Việt Nam cao hơn mức chung của toàn
thế giới.
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Nông Lương thế giới (FAOSTAT,
2007), diện tích và sản lượng dưa hấu tại Việt Nam trong giai đoạn 1996 - 2006
có sự tăng đáng kể.
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng dưa hấu tại Việt Nam
trong giai đoạn 1996 - 2006
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(nghìn ha)

(tấn/ha)

(nghìn tấn)

1996

1997

18,5
19,0

19,7
23,5

200,0
200,0

1998
1999
2000
2001

19,0
19,0
19,0
19,0

21,7
24,4
24,7
25,1

200,0
200,0
200,0
244,7


2002
2003
2006

19,0
20,0
28,0

25,3
22,6
26,6

244,7
244,7
420,0

Năm

Nguồn: FAOSTAT (2007).
Năm 1996, diện tích trồng dưa hấu ở Việt Nam khoảng 18,5 nghìn ha với
sản lượng 200,0 nghìn tấn. Sau 10 năm, các chỉ số này tăng gần gấp đôi với diện
tích 28,0 nghìn ha với sản lượng 420,0 nghìn tấn, năng suất cũng đạt cao nhất với
26,6 tấn/ha (FAOSTAT, 2007). Vào năm 2012, sản lượng dưa hấu lớn của Việt
Nam đạt khoảng 0,47 triệu tấn (FAOSTAT, 2013).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6



1.3. Tình hình nghiên cứu về sâu, nhện hại cây dưa hấu và thiên địch của
chúng trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Tình hình nghiên cứu về sâu, nhện hại dưa hấu trên thế giới
Theo Palumbo and Kerns (1998), sâu hại chính trên cây dưa hấu Citrullus
lanatus trồng tại các bang Arizona và California (Mỹ) gồm có các loài sâu xám
Agrotis ipsilon, ngài đêm đa màu Peridroma saucia, Feltis subterranea, ruồi đục
quả Delia platura, bọ đen Blaspstinus spp., ruồi đục lá Liriomyza sativae,
L. trifolii, sâu xanh da láng Spodoptera exigua, sâu đo Trichoplusia ni, nhện nhỏ
Tetranychus spp., bọ phấn Bemisia tabaci, B. argentifolii, rệp đào Myzus
persicae, rệp bông Aphis gossypii.
Theo IHS (2000), trên dưa hấu có 41 loài nằm trong danh mục kiểm soát
của New Zealand, trong đó có các loài như Bemisia tabaci, Phyllophaga sp.,
Tetranychus kanzawai, Thrips palmi, Aulacophora foveicollis, Aulacophora
hilaris, Chaetocnema spp., Monolepta australis, Epilachna boisduvali, …
Theo Pawar et al. (2003), thành phần sâu, nhện hại chính trên cây dưa hấu
bao gồm bọ dưa (Aulacophora faveicollis), ruồi đục lá (Liriomyza trifolii), bọ trĩ
(Thrips sp.), bọ phấn (Bemisia tabaci), rệp muội (Aphis sp.), bọ xít nâu
(Halyomorpha halys), ruồi đục quả (Dacus cucurbitae và D. dorsalis) và nhện đỏ
(Tetranychus sp.).
Theo kết quả nghiên cứu của Stephens and Dentener (2005), loài bọ trĩ
T. palmi gây hại trên nhiều loại cây trồng tại New Zealand, trong đó có cây
dưa hấu.
Theo Katja et al. (2009), rệp bông Aphis gossypii và rệp đào Myzus
persicae là hai loài gây hại chủ yếu trên cây dưa hấu tại Croatia trong năm 2008.
Tác giả Sendi et al. (2009) đã xác định được 17 loài bọ trĩ trong đó có các
loài như Franklineilla intonsa, Microcephalothrips abdominalis, T. palmi… gây
hại trên nhiều loại cây trồng khác nhau, trong đó có cây dưa hấu tại vùng
Guilan, Iran.
Theo Seif and Nyambo (2011), các loài sâu nhện hại chính trên cây dưa

hấu C. lanatus gồm các loài Aulacophora africana, Monolepta spp., Acalymma
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


vittata, Diabrotica undecimpunctata, Asbecesta cyanipennis, A. transversa,
Podagrica spp., Epilachna chrysomelina, Diaphania indica, Dacus vertebratus,
D. ciliatus, B. cucurbitae, B. invadens, B. latifrons, B. zonata, Liriomyza trifolii,
Bemisia tabaci, Ceratothripoides cameroni, Frankliniella occidentalis, Thrips
sp., Aphis gossypii và Tetranychus urticae.
Theo Souza et al. (2012), các loài sâu gây hại chính trên cây dưa hấu tại
bang Tocantins, Brazil gồm Cycloneda sanguinea,

Diaphania nitidalis

(Cramer), Diaphania hyalinata (L.), Diabrotica speciosa, Aphis gossypii
(Glover), Frankliniella sp., Thrips sp. và Bemisia tabaci (Gennadius).
Theo Wael and Mark (2013), những loài sâu hại chủ yếu trên dưa hấu ở
bang Florida (Mỹ) là rệp muội, sâu đục quả, sâu xanh, bọ phấn gai và bọ trĩ.
Sâu hại thứ yếu là bọ dưa, ruồi đục lá, bọ cánh cứng diềm trắng, bọ nhảy. Cũng
có những loài tuy có ghi nhận sự có mặt của chúng trên dưa hấu nhưng chưa ghi
nhận được sự thiệt hại kinh tế gồm các loài rầy xanh, châu chấu, sâu cuốn lá.
* Bọ trĩ hại dưa hấu
Bọ trĩ Thrips palmi K. là loài phổ biến ở khắp các vùng trồng dưa trên thế
giới. Tại Đông Nam châu Á, T. palmi được phát hiện vào năm 1925 bởi Karny.
Bọ trĩ xuất hiện ở nhiều châu lục như châu Phi (Mauritius, Sudan), Bắc Mỹ
(Canada và Mỹ), Trung Mỹ, Ca-ri-bê,… đặc biệt là ở các nước châu Á (Talekar,
1991; Napier, 2009; CABI, 2014).
Trên cây dưa hấu ở Florida có 2 loại bọ trĩ gây hại đó là bọ trĩ thuốc lá

Frankliniella fusca và bọ trĩ vàng T. palmi (Susan, 1996). Bọ trĩ thuốc lá là vấn
đề đáng quan tâm ở vùng Trung và Bắc Florida nhưng hiếm khi được tìm thấy ở
Nam Florida. Bọ trĩ dưa là loại sâu hại quan trọng ở Nam Florida, và đây được
coi là loài sâu hại tương đối mới. Thiệt hại đáng kể nhất được ghi nhận lần đầu
tiên vào năm 1991 tại những trang trại của Quận Miami. Cả bọ trĩ non và trưởng
thành đều sống tập trung trên ngọn, lá non, hoa và quả non. Triệu chứng để lại
những vết gỉ màu đồng trên lá cây.
Ở Nam Florida, bọ trĩ phát sinh quanh năm nhưng cao điểm nhất là tháng
mười hai và tháng tư. Vòng đời của bọ trĩ khoảng 20 ngày ở điều kiện nhiệt độ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8


300C, nhưng kéo dài tới 80 ngày ở điều kiện nhiệt độ 150C. Mỗi con cái có thể đẻ
trung bình 50 trứng (Murai, 2000). Việc sử dụng những loại thuốc có phổ tác
động rộng có thể sẽ làm tăng mật độ quần thể do những kẻ thù tự nhiên bị tiêu
diệt (Wael and Mark, 2013).
Tại Philippines, sự bùng phát thành dịch của loài bọ trĩ T. palmi đã phá
hủy gần 80% diện tích trồng dưa hấu ở các tỉnh Luzon và Laguna (CABI, 2014).
Theo Costa et al. (2015), bọ trĩ gây hại trên cây dưa hấu tại vùng Rio
Grande do Norte, Brazil gồm có hai loài là Frankliniella schultzei (Trybom)
(Thripidae) và Haplothrips gowdeyi (Franklin) (Phlaeothripidae), trong đó loài
H. gowdeyi được lần đầu ghi nhận gây hại trên cây dưa hấu tại Brazil.
* Rệp muội hại dưa hấu
Rệp muội là loại sâu hại quan trọng nhất với sản xuất dưa hấu ở Florida.
Có 5 loài rệp muội đã được phát hiện là rệp bông Aphis gossypii, rệp đào Myzus
persicae, rệp đậu A. craccivora, A. spiraecola, và A. middletonii, trong đó 3 loài
A. gossypii, A. craccivora và Myzus persicae là nguy hiểm hơn cả bởi ngoài tác
hại trực tiếp, chúng còn là môi giới truyền nhiều bệnh virus khác. Tác hại trực

tiếp của 2 loài Aphis spiraecola, Aphis middletonii ít được ghi nhận (Wael and
Mark, 2013).
Tác hại của những loài rệp muội chủ yếu ở chỗ chúng là môi giới truyền
bệnh virus cho cây dưa hấu cũng như cây họ bầu bí và nhiều cây ký chủ khác
như hồ tiêu, khoai tây, cam quít, cây mướp tây, và nhiều loại cỏ dại. Rệp muội
gây hại trực tiếp cho cây dưa hấu bằng cách chích hút nước, dinh dưỡng qua
mạch dẫn của cây. Đồng thời những độc tố của chúng được truyền vào cây làm
mạch dẫn tắc nghẽn dẫn tới lá cây bị rũ và cuộn lại. Sự gây hại nặng của rệp
muội có thể làm chết những cây non (Sousan, 1996). Chất bài tiết của rệp là môi
trường thích hợp cho lớp nấm bồ hóng phát triển, làm cản trở quang hợp của cây.
Rệp muội có thể gia tăng mật độ quần thể nhanh chong do có vòng đời ngắn và
sự sinh sản đơn tính. Rệp muội không chỉ gây hại trực tiếp cho cây dưa hấu mà
tác hại lớn ở chỗ là môi giới truyền virus. Rệp mang virus liên tục và khả năng
truyền virus cho cây trong thời gian ngắn, chỉ 10 - 15 giây. Khi quần thể rệp xuất
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9


hiện loại hình cánh dài là lúc nguy cơ lan truyền virus trên diện rộng (Wael and
Mark, 2013).
* Nhện đỏ hại dưa hấu
Kết quả nghiên cứu của Lewis (2006) cho thấy loài nhện đỏ 2 chấm
(Tetranychus urticae) là dịch hại quan trọng nhất trong điều kiện sản xuất dưa
hấu trong nhà lưới tại Missouri (Mỹ). Loài nhện này có kích thước nhỏ bé, hình
ôvan, 2 bên lưng bụng có 2 mảng tối.
Nhện đỏ 2 chấm Tetranychus urticae Koch là loài dịch hại rất nghiêm trọng
đối với dưa hấu tại bang Virginia (Therese et al., 2003). Chúng thường tập trung
gây hại ở mặt dưới lá dưa, làm lá bạc trắng rồi chuyển nâu, hại nặng làm cây còi
cọc và có thể chết. Nhện đỏ 2 chấm thường hại mạnh trong điều kiện khô, nóng và

đặc điểm thời tiết này là rất phổ biến tại Virginia trong những năm gần đây.
* Biện pháp phòng chống sâu, nhện hại dưa hấu
Theo Walker (1994), trong biện pháp sinh học, sử dụng loài Ceranisus sp.
Orius sp. Bilia sp. có khả năng kìm hãm số lượng bọ trĩ Thrips palmy cao.
Việc phòng trừ nhện đỏ được khuyến cáo khi có 10 - 15% số lá non bị
nhện hay khi có trên 50% số lá già bị nhện. Việc sử dụng nhóm thuốc dimethoate
trừ sâu cuốn lá cũng có tác dụng giảm mật độ nhện. Những sản phẩm như AgriMek, Kelthane MF và Capture 2EC là những thuốc trừ nhện rất tốt. Nếu liên tục
sử dụng nhóm thuốc carbofuran (Furadan) và carbaryl (Sevin) hay các thuốc trừ
sâu phổ rộng thuộc nhóm cúc tổng hợp (Pyrethroids) sẽ dẫn tới tình trạng kháng
thuốc ở nhện đỏ (Therese et al., 2003).
Dùng dịch chiết thực vật từ cây Thymus satureoïdes, Origanum
compactum và cây Azadirachta indica có hiệu quả phòng trừ một số loài rệp
(Aphis sp.) hại cây dưa hấu (Abderrahmane and Lahcen, 2012).
Theo Souza et al. (2012), sử dụng thuốc BVTV có hoạt chất deltamethrin
và thiamethoxam có hiệu lực phòng trừ nhiều loài sâu gây hại trên cây dưa hấu
tại bang Tocantins, Brazil.
Sử dụng dịch chiết từ cây neem (A. indica), tỏi (A. sativum) với nồng độ
5% và thuốc BVTV Karate 2.5EC có hiệu quả phòng trừ loài Epilachna beetle
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10


gây hại trên cây dưa hấu (Degri and Sharah, 2014). Sử dụng dịch chiết từ cây
Tephrosia vogelii and Moringa oleifera với nồng độ 5%, 10% và 20% có hiệu
quả phòng trừ các loài như Phyllotreta cruciferae, Diabrotica undecimpunctata
và Bactrocera curcubitea gây hại trên cây dưa hấu (Alao and Adebayo, 2015).
1.3.2. Tình hình nghiên cứu về sâu nhện hại dưa hấu ở Việt Nam
Theo kết quả điều tra của Nguyễn Hồng Yến (2009), trên dưa hấu ở tỉnh
Hòa Bình đã ghi nhận có 42 loài sâu hại chính thuộc 22 họ và 7 bộ côn trùng và 1

bộ nhện nhỏ. Bộ cánh cứng có số lượng lớn nhất với 11 loài. Bộ hai cánh ít nhất
với 2 loài. Trong các loài gây hại thì rệp bông Aphis gossypii và bọ trĩ T. palmi là
2 loài rất phổ biến; các loài xuất hiện phổ biến gồm có bọ phấn Bemissia tabaci,
châu chấu cánh ngắn Oxya diminuta, bọ bầu vàng Aulacophora faveicollis, ruồi
đục quả Bactrocera curcubitea và nhện đỏ 2 chấm Tetranychus urticae. Các loài
khác xuất hiện với tần số thấp hoặc rất thấp.
* Rệp muội hại dưa hấu
Rệp bông Aphis gossypii là loại sâu hại đa ký chủ, gồm các cây họ đậu, họ
cà độc dược, bầu bí, dưa hấu, cam quýt và nhiều loại cây khác (Phạm Huy
Phong, 2007).
Rệp trưởng thành và rệp non tập trung mặt dưới lá, nhất là đọt non, bông,
ngọn, hút nhựa làm các bộ phận này bị héo hoặc để lại những vết thâm đen trên
lá, và truyền bệnh virus cho cây. Trên cây dưa hấu, rệp gây hại trầm trọng nếu
tấn công các dây chèo (dây nhánh) hay đỉnh sinh trưởng, nếu tập trung số lượng
lớn ở ngọn sẽ làm cho lá bị quăn queo. Phân thải ra thu hút nhiều nấm đen bao
quanh làm ảnh hưởng sự phát triển quả (Lê Thị Sen, 1996) và ảnh hưởng đến
quang hợp của cây.
*Bọ phấn hại dưa hấu
Trên cây dưa hấu bọ phấn gây hại bằng cách chích hút nhựa cây và cũng
có thể gây thiệt hại lớn bằng việc truyền virus cho cây. Trên dưa hấu, đã có sự
ghi nhận về việc truyền virus xoăn lá bí và virus khảm vàng rau diếp của bọ
phấn, nhưng những loại virus này chưa xuất hiện ở Florida. Thiệt hại chính do bọ
phấn gây ra với dưa hấu ở Florida là sự ảnh hưởng lớn tới sinh trưởng của cây.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


Mỗi con bọ phấn cái có thể đẻ 160 trứng, đẻ rời từng quả ở mặt dưới của lá.
Cũng như rệp muội, bọ phấn chích hút nhựa cây và chất bài tiết của chúng là

môi trường cho nấm bồ hóng ký sinh, phát triển. Bọ phấn sinh sống tập trung chủ
yếu ở mặt dưới lá (Trần Đình Phả, 2008). Việc phòng trừ bọ phấn phải kết hợp
nhiều biện pháp, trong đó biện pháp canh tác cần được chú trọng.
*Nhện đỏ hại dưa hấu
Ở Việt Nam, khi nghiên cứu trên cây dưa hấu, Mai Văn Hào và cs. (2008)
cho thấy nhện sống tập trung ở mặt dưới lá, chích hút nhựa cây tạo nên những vết
chấm trắng làm bề mặt lá có những vệt sáng hay rám nắng giữa các gân lá, cuối
cùng lá héo chết, cây còi cọc. Khi mật độ nhện cao, xuất hiện các đám tơ nhện
mảnh, màu trắng. Nhện 2 chấm phát triển mạnh trong điều kiện môi trường nóng,
khô (ít nhất là 80oF, tương đương 26oC và ẩm độ không khí dưới 50%), mà điều
kiện này lại là môi trường rất phổ biến đối với canh tác trong nhà lưới. Hầu hết
các thuốc trừ nhện sẽ không diệt được trứng nhện, vì vậy lần xử lý thuốc thứ 2
nên tiến hành gần ngày so với lần thứ nhất để tiêu diệt nhện non mới nở từ trứng
và nhện trưởng thành còn sót lại. Nên sử dụng các chất hoạt động bề mặt để làm
tăng hiệu lực trừ nhện của thuốc hóa học.
1.4. Nghiên cứu về bọ trĩ Thrips palmi trên thế giới và ở Việt Nam
1.4.1. Nghiên cứu về bọ trĩ Thrips palmi trên thế giới
Về phân loại, theo tài liệu của CABI (2014), bọ trĩ Thrips palmi thuộc:
Giới: Metazoa
Ngành: Arthropoda
Ngành phụ: Uniramia
Lớp: Insecta
Bộ: Thysanoptera
Họ: Thripidae
Chi: Thrips
Loài: Thrips palmi
a) Phân bố địa lý và phạm vi ký chủ
Bọ trĩ Thrips palmi K. là loài phổ biến ở khắp các vùng trồng dưa trên thế
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 12


giới. Tại Đông Nam châu Á, T. palmi được phát hiện vào năm 1925 bởi Karny.
Loài T. palmi có nguồn gốc từ Malaysia và vùng tây Ấn Độ (CABI, 2014). Bọ trĩ
T. palmi đã lây lan tới các vùng Đông Nam Á, Nhật Bản và các vùng còn lại của
châu Á, Papua New Guinea, các hòn đảo của châu Đại Dương, phía Bắc Châu
phi, Trung và Nam Mỹ. Ở đó chúng đã nhanh chóng trở thành dịch hại chính trên
cả cây thuộc họ bầu bí và những cây thuộc họ cà ở vùng nhiệt đới. Từ khi phát
hiện Thirps palmi ở Nhật Bản vào năm 1978 người ta thấy chúng đã xâm nhập
với một số lượng lớn trên hòn đảo thuộc châu Đại Dương, kể cả Đảo Hawai và
phía bắc Ausralia (Bourier, 1987; Leigh, 1995; CABI, 2014).
Theo CABI (2014), bọ trĩ T. palmi được phát hiện sớm ở Philipines vào
năm 1977, vào thời điểm đó chúng phá hoại khoảng 80% các ruộng dưa hấu ở
miền trung Luzon và Laguna. Để phòng chống chúng nông dân đã sử dụng thuốc
hóa học 4 ngày một lần nhưng không đạt được kết quả như mong muốn. Ở Đài
Loan, bọ trĩ được coi là một trong các loài dịch hại quan trọng nhất trên cây họ
bầu bí trong đó có cây dưa hấu, nhưng không được định loại một cách chính xác,
chúng được định loại là Thrips flavus Schrank.
b) Tác hại và triệu chứng gây hại
Trong nửa sau của thế kỷ XX, bọ trĩ T. palmi dần dần trở thành một dịch
hại chính của họ bầu bí và cây họ cà ở nhiều nước có khí hậu nhiệt đới.
Theo Walker (1994), bọ trĩ T. palmi gây hại trên hơn 200 loài cây khác
nhau. Bọ trĩ là loại côn trùng đa ký chủ, phân bố rộng, gia tăng mật số rất nhanh
khi gặp điều kiện thuận lợi nên có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho cây trồng. Cả
ấu trùng và thành trùng đều tấn công gây hại trên tất cả các bộ phận của cây, nhất
là các bộ phận như lá non, hoa và quả non. Các bộ phận bị bọ trĩ tấn công thường
bị biến dạng, lá xoăn, quả có hình dạng bất thường... quan trọng nhất là bọ trĩ tấn
công có thể truyền virus gây bệnh khảm. Theo Tsai et al. (1995), loài T. palmi là
tác nhân truyền virus gây bệnh khảm đốm vàng trên dưa hấu và dưa chuột.

Theo Loomans et al. (1999) , bọ trĩ T. palmi gây hại trên cây thuộc chi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 13


sung (Ficus) ở Hà Lan nhưng kết quả nghiên cứu của O'Donnell và Parrella
(2005) đã chứng minh rằng bọ trĩ T. palmi không đẻ trứng trên cây sung.
Ở Nhật Bản, ngưỡng gây hại kinh tế được đánh giá là 0,105 con trưởng
thành trên hoa hoặc 4,4 trưởng thành vào bẫy tấm dính trên một ngày trên cây ớt
trong nhà được che phủ plastic. Với mật độ trên có thể làm giảm năng suất 5% so
với năng suất tối đa. Theo CABI (2014) cho thấy năng suất bị mất đi 5% khi mật
độ bọ trĩ T. palmi 0,08 con trưởng thành/lá cà tím và 4,4 con trưởng thành/ lá dưa
hấu và 0,1 con trưởng thành/ lá cây ớt.
Sự gậy hại của bọ trĩ T. palmi không khác nhiều so với các loài bọ trĩ
khác. Khi mật độ cao, vết hại của chúng tạo thành các vết màu bạc gồ ghề trên bề
mặt lá của cây, đặc biệt theo gân chính và gân phụ của lá và trên bề mặt quả
(CABI, 2014). Các lá và đỉnh sinh trưởng bị ức chế sinh trưởng, trên quả xuất
hiện các vết sẹo và quả biến dạng. Nói chung, những lá bị hại xuất hiện màu tối,
bóng loáng, giống như ngọc trai. Cây bông bị bọ trĩ tấn công có triệu chứng rất
phổ biến, trên mô già nhất trở nên dày, cong và cuối cùng bị rách. Cây con cũng
thường bị tấn công trong các thời kỳ mùa khô héo kéo dài vào đầu vụ sớm. Ở
Puerti Rico bọ trĩ T. palmi gây hại rất nghiêm trọng trên cây thuộc họ bầu bí và
họ cà, trưởng thành và bọ trĩ non có mật độ cao trên lá, thân, hoa và quả non. Cây
hồ tiêu trở nên lùn xuất hiện màu trắng bạc trên lá, trên cà tím thì quả non bị
rụng, chồi bị héo và quả bị biến dạng.
Bọ trĩ T. palmi gây hại làm xuất hiện màu vàng của lá, ngọn, những vết
xước trên quả, làm biến dạng của quả, khả năng ra quả ít và chết toàn cây khi bọ
trĩ đạt mật độ cao (CABI, 2014).

c) Đặc điểm hình thái của bọ trĩ họ Thripidae
- Trứng thường cắm một phần vào biểu mô tế bào
- Bọ trĩ non tuổi 1 và 2 trông giống bọ trĩ trưởng thành nhưng chưa có
cánh và bộ phận sinh dục.
- Tiền nhộng có mầm cánh kéo dài đến đốt bụng thứ 3.
- Nhộng giả có mầm cánh kéo dài đến đốt bụng thứ 8, râu đầu quặp ra
phía sau theo chiều dọc cơ thể.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 14


Hình 1.1. Cấu tạo chung từ trứng đến nhộng giả của bọ trĩ
(Nguồn ảnh: Mound et al. , 1976)
- Cấu tạo chung của bọ trĩ trưởng thành (hình 1.2)

Hình 1.2. Cấu tạo chung của bọ trĩ trưởng thành họ Thripidae
(Nguồn ảnh: Mound et al. , 1976)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 15


d) Đặc điểm sinh học, sinh thái của bọ trĩ họ Thripidae
Vòng đời của loài bọ trĩ thuộc bộ phụ Terebrantia (Thripidae) bao gồm
các giai đoạn: trứng, hai tuổi sâu non hoạt động và nhộng ít hoạt động. Tập tính
đẻ trứng của 2 bộ phụ có sự khác biệt: bộ phụ Terebrantia trưởng thành cái chọc
máng đẻ trứng vào dưới lớp biểu bì lá cây và đẻ từng quả một vào trong đó

(Bournier, 1983).
Ở bộ phụ Tululiera, đẻ tập trung 3 - 4 trứng dưới bề mặt lá cây và được
trộn với chất dịch nhầy bao phủ thành lớp màng đệm bảo vệ.
Tuỳ theo điều kiện thời tiết khí hậu mà thời gian phát dục của trứng bọ trĩ
thay đổi từ vài ngày đến vài tuần. Mỗi một trưởng thành cái có thể đẻ từ 30 đến
300 quả trứng tuỳ theo loài, điều kiện nhiệt độ và chất lượng thức ăn. Bọ trĩ non
có 2 tuổi, bọ trĩ non tuổi 1 lột xác sang tuổi 2 sau vài ngày (3 - 4 ngày) tuỳ thuộc
vào điều kiện thời tiết khí hậu. Sau 5 - 12 ngày bọ trĩ hoá nhộng trong kén tại
đỉnh sinh trưởng hoặc trong các khe hở trên cây hoặc rơi xuống đất để hoá nhộng
trong đất ở độ sâu khoảng 2 - 25 cm tuỳ thuộc loại đất. Thời gian từ tiền nhộng
chuyển sang nhộng khoảng 1 - 3 ngày và cũng sau khoảng 1 - 3 ngày nhộng hoá
trưởng thành (bộ phụ Terebrantia) hoặc chuyển sang giai đoạn nhộng thứ 2 (bộ
phụ Tululifera). Bọ trĩ trưởng thành có thể sống từ 8 - 25 ngày. Vòng đời bọ trĩ
khoảng 10 - 30 ngày phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ (Bournier, 1983).
Theo nghiên cứu của McMurtry (1991) (dẫn theo CABI, 2014) đã ghi
nhận rằng ở nhiệt độ 26oC nuôi bằng lá đậu trạch thời gian phát dục của con cái
loài T. palmi là 11,5 ngày, sức sinh sản là 18,3 quả/con cái, thời gian vòng đời là
27,3 ngày và tỷ lệ tăng tự nhiên (r) là 0,125.
Theo Graham (1998) (dẫn theo CABI, 2014) cho biết một vòng đời của bọ
trĩ T. palmi có 6 giai đoạn phát dục, trứng, sâu non tuổi 1, tuổi 2, tiền nhộng,
nhộng và trưởng thành. Khi nuôi bọ trĩ T. palmi ở nhiệt độ 30oC vòng đời là 10 12 ngày và ở nhiệt độ 25oC là 14 - 16 ngày.
Tỷ lệ tăng tự nhiên của bọ trĩ cũng được nhiều tác giả nghiên cứu khi nuôi
chúng trên nhiều loài cây trồng ở Nhật Bản. Tác giả Kajitani et al. (1998) (dẫn
theo CABI, 2014) nghiên cứu trên cây cà tím cho thấy T. palmi không thể qua

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 16



đông trong điều kiện ở ngoài ruộng ngoài trời.
Lewis (2006) đã chỉ ra rằng vòng đời của bọ trĩ T. palmi khi nuôi ở nhiệt
độ 15oC là 62 ngày, khi nuôi ở 26oC là 33,5 ngày và khi nuôi ở 30oC vòng đời là
22,3 ngày. Một con cái có thể đẻ tới 200 quả trứng và có thể sống từ 10 ngày đến
một tháng. Cũng theo Lewis (2006), nhiệt độ không khí có ảnh hưởng trực tiếp
đến tập tính của bọ trĩ T. palmi. Ở những ngày có nhiệt độ cao và khô bọ trĩ có
thể lẩn trốn từ nơi không khí thích hợp vào những nơi có vùng tiểu khí hậu thích
hợp hơn như trong hoa, chồi, bẹ lá, mặt dưới của lá sát mặt đất.
Vòng đời của bọ trĩ có 6 giai đoạn phát triển (CABI, 2014).
-

Trứng (2-4 ngày).

-

Bọ trĩ non tuổi 1 (1-2 ngày).

-

Bọ trĩ non tuổi 2 (2-3 ngày).

-

Tiền nhộng (1-2 ngày).

-

Nhộng giả (1-3 ngày).

-


Trưởng thành (có thể sống tới 45 ngày).
Theo Lu and Lee (1987) (dẫn theo CABI, 2014) khi nghiên cứu các đặc

điểm sinh học của T. palmi trên hành cho thấy. Ở điều kiện nhiệt độ 19,5; 16,2;
và 24oC thì thời gian hoàn thành giai đoạn trứng là 4,9 - 9,5 ngày; sâu non là 5,03
- 8,9 ngày; nhộng là 4,4 - 8,9 ngày; trưởng thành là 10,4 - 18,6 ngày; thời gian đẻ
trứng là 9,9 - 13,1 ngày. Số lượng bọ trĩ tăng mạnh từ tháng 11 năm trước đến
tháng 4 năm sau và giảm đáng kể khi nhiệt độ tăng cao trên 25oC.
Wang et al. (1989) (dẫn theo CABI, 2014) đã tìm ra được đặc tính đẻ
trứng của T. palmi ở Đài Loan, giai đoạn trước đẻ trứng là 1 - 3 ngày, giai đoạn
ghép đôi giao phối là 1 - 5 ngày. Con cái trung bình đẻ 7,9 quả mỗi ngày và trong
một đời con cái có thể đẻ từ 3 - 164 trứng. Nếu có sự giao phối thì số trứng đẻ là
0,8 - 7,3 quả mỗi ngày và từ 3 - 204 quả trong suốt một đời của chúng.
Khi nuôi bọ trĩ T. palmi trong nhà lưới và ngoài đồng ruộng tại Wakayana
(Nhật Bản) đã được Azuma (1989) (dẫn theo CABI, 2014) đã xác định đặc điểm
sinh học của T. palmi: sự qua đông không xuất hiện ngoài đồng ruộng do nhiệt
độ thấp, nhưng những quần thể bọ trĩ này lại duy trì trong nhà lưới. Vào cuối

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 17


tháng 7 những con trưởng thành đã phát tán trên cánh đồng cà tím trong khoảng
cách nhà kính khoảng 500m thì sự qua đông đã xuất hiện. Sau sự phát tán mật độ
quần thể thay đổi do việc sử dụng thuốc trừ dịch hại, bọ trĩ ở rìa cánh đồng mật
độ cao hơn ở trung tâm cánh đồng. Cánh đồng cà tím có bờ bao quanh có hiệu
quả ngăn chặn sự di cư của loài dịch hại này.
Sinh sản của T. palmi đã được Bernardo (1991) (dẫn theo CABI, 2014) đề

cập khi nuôi bọ trĩ trên thức ăn lá cây dưa hấu, sức sinh sản cao nhất của T. palmi
là 15,6 quả trứng và đời của trưởng thành dài nhất là 17,4 ngày.
Đặc tính sinh sản của bọ trĩ T. palmi cũng được nghiên cứu bởi nhiều tác
giả khác nhau. Theo tài liệu của CIBA (1998) (dẫn theo CABI, 2014), thì nhiệt
độ 25oC vòng đời từ thế hệ đầu tiên cho đến thế hệ kế tiếp là 17,5 ngày.
Bei et al. (1999) (dẫn theo CABI, 2014) đã nghiên cứu về sự phân bố và
gây hại của T. palmi ở những tầng, tán lá khác nhau trên cây cà tím và đã có kết
luận tỷ lệ số cá thể của T. palmi trưởng thành trên tầng, tán lá cà tím (tầng trên,
giữa và dưới) là 51,3; 32,4 và 16,6% và thời kỳ nhộng là 31,8; 44,7, 23,5%. Tỷ lệ
phân bố của con trưởng thành trên tầng ngọn và tầng lá giữa là 36,26 và 43,73%
và của nhộng là 26,59 và 73,41%.
Mối quan hệ giữa mật độ trưởng thành trên cây dưa hấu và số cá thể bắt
được trên bẫy tấm dính màu xanh được đặt trong nhà kính được nghiên cứu bởi
Kawai ở Nhật Bản cho rằng: mật độ trưởng thành gây hại trên cây và số lượng
trưởng thành vào bẫy có tương quan thuận. Điều này có thể kết luận rằng bẫy
tấm dính có thể sử dụng để theo dõi mật độ của trưởng thành bọ trĩ T. palmi. Bẫy
màu trắng và vàng rất có hiệu quả để dẫn dụ bọ trĩ T. palmi và chiều cao thích
hợp nhất để đặt bẫy bắt bọ trĩ là 0,5 m tính từ mặt đất (CABI, 2014).
e) Thiên địch của bọ trĩ
* Côn trùng ký sinh
Có một số kết luận nghiên cứu đã cho thấy triển vọng của việc sử dụng
ong ký sinh thuộc bộ Hymenoptera để hạn chế số lượng bọ trĩ T. palmi. Ở Thái
Lan, kết quả nghiên cứu của Yoshimi (1993) (dẫn theo CABI, 2014) đã xác định
được hai loài côn trùng ký sinh trên bọ trĩ T. palmi là: Megaphragma sp.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 18


(Hymenoptera, Trichogrammatidae) ký sinh pha trứng và Ceranisus menes

(Walker) (Hymenoptera: Eulophidae) ký sinh sâu non. Hai loài ong ký sinh này
đều đã xuất hiện ở Nhật Bản.
* Côn trùng bắt mồi
Bốn loài côn trùng bắt mồi được xác định là thiên địch của bọ trĩ
T. palmi gồm: Bilia sp. (Hemiptera: Anthocoridae) tấn công bọ non và trưởng
thành bọ trĩ T. palmi, Orius sp. (Hemiptera: Anthicoridae) tấn công bọ non và
trưởng thành,

Cambylomma sp.

(Hemiptera: Miridae),

Franklinothrips

vespiformis (Crawford) tấn công bọ non và 2 loài nhện bắt mồi Amblyseius sp.
tấn công bọ trĩ non tuổi 2, Phytoseius sp. tấn công bọ trĩ non tuổi 1; theo Yoshimi
(1993) (dẫn theo CABI, 2014) có 18 loài thiên địch bắt mồi bọ trĩ T. palmi trong
đó có 5 loài nhện tấn công bọ trĩ non và 15 loài côn trùng bắt mồi tấn công bọ trĩ
non và trưởng thành.
Các loài thiên địch bắt mồi của bọ trĩ chủ yếu là bọ xít bắt mồi thuộc họ
Anthocoridae. Có khoảng từ 500 đến 600 loài thuộc họ Anthocoridae phân bố
trên thế giới. Tất cả các loài thuộc họ này đều có vòi chích hút cơ thể vật chủ
(CABI, 2014). Những loài bọ xít thuộc Anthocoridae đóng vai trò quan trọng
nhất trong phòng trừ sinh học của bọ trĩ T. palmi ở rất nhiều nơi mà chúng là dịch
hại. Bảy loài được đề cập tới bao gồm: Orius sp. ở Nhật Bản: O. similis và O.
tantilus ở Philippines; O. sauteri ở Đài loan; O. maxidentex và Carayonocoris
indicus ở Ấn Độ;... (CABI, 2014).
* Sinh vật gây bệnh cho bọ trĩ
Lần đầu tiên Kirk (1985) (dẫn theo CABI, 2014) thông báo về một loài
nấm côn trùng Neozygites parvispora gây bệnh trên loài bọ trĩ T. palmi gây hại

trên cây dưa hấu trong nhà kính ở Nhật Bản. Khoảng 10% trưởng thành và bọ trĩ
non đã nhiễm nấm, nhưng loài nấm này lại không thể khống chế được số lượng
bọ trĩ T. palmi trên đồng ruộng. Immaraju (1992) (dẫn theo CABI, 2014), khi
nghiên cứu sử dụng chủng nấm Beauveria bassiana đã phân lập được từ chính cơ
thể bọ trĩ T. palmi nhiễm nấm ngoài tự nhiên và họ đã là những người đầu tiên sử
dụng loại nấm này để phòng trừ bọ trĩ có hiệu quả cao. Ở Trinidad đã xác định
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 19


×