Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

xác định thành phần hóa học, ước tính giá trị năng lượng trao đổi của thóc, gạo xay và sử dụng gạo xay trong thức ăn hỗn hợp cho gà thịt thương phẩm (mía x ja57)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 70 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ðẶNG THANH TÙNG

XÁC ðỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC, ƯỚC TÍNH GIÁ TRỊ
NĂNG LƯỢNG TRAO ðỔI CỦA THÓC, GẠO XAY VÀ
SỬ DỤNG GẠO XAY TRONG THỨC ĂN HỖN HỢP
CHO GÀ THỊT THƯƠNG PHẨM (MÍA x JA57)

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, NĂM 2015


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ðẶNG THANH TÙNG

XÁC ðỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC, ƯỚC TÍNH GIÁ TRỊ
NĂNG LƯỢNG TRAO ðỔI CỦA THÓC, GẠO XAY VÀ SỬ
DỤNG GẠO XAY TRONG THỨC ĂN HỖN HỢP CHO GÀ
THỊT THƯƠNG PHẨM (MÍA x JA57)

Chuyên ngành: CHĂN NUÔI
Mã số: 60.62.01.05
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TÔN THẤT SƠN

HÀ NỘI, NĂM 2015


LỜI CAM ðOAN



Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu ñược trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng
dùng ñể bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam ñoan rằng mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn ñã ñược
cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này ñều ñược chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 06 tháng 12 năm 2015
Tác giả luận văn

ðặng Thanh Tùng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ii


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi ñã nhận
ñược sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp ñỡ, ñộng viên của
bạn bè, ñồng nghiệp và gia ñình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi ñược bày tỏ lòng kính trọng
và biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Tôn Thất Sơn ñã tận tình hướng dẫn, dành nhiều
công sức, thời gian và tạo ñiều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực
hiện ñề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám ñốc, Ban Quản lý ñào
tạo, Bộ môn Dinh dưỡng – Thức ăn, Khoa Chăn nuôi – Học viện Nông nghiệp Việt
Nam ñã tận tình giúp ñỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện ñề tài và hoàn thành
luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh ñạo, cán bộ công nhân viên Trung
tâm Khảo, kiểm nghiệm và kiểm ñịnh giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, Công ty
TNHH một thành viên gà giống Dabaco ñã giúp ñỡ và tạo ñiều kiện cho tôi trong
suốt quá trình thực hiện ñề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia ñình, người thân, bạn bè, ñồng nghiệp ñã tạo mọi
ñiều kiện thuận lợi và giúp ñỡ tôi về mọi mặt, ñộng viên khuyến khích tôi hoàn
thành luận văn./.
Hà Nội, ngày 06 tháng 12 năm 2015
Học viên

ðặng Thanh Tùng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iii


MỤC LỤC
Trang
Lời cam ñoan........................................................................................................... ii
Lời cảm ơn ............................................................................................................. iii
Mục lục .................................................................................................................. iv
Danh mục viết tắt ................................................................................................... vi
Danh mục bảng ..................................................................................................... vii
Danh mục ñồ thị, sơ ñồ ......................................................................................... viii
Trích yếu luận văn .................................................................................................. ix
Thesis abstract ......................................................................................................... x
Phần 1. Mở ñầu...................................................................................................... 1
1.1.


ðặt vấn ñề .................................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu của ñề tài ....................................................................................... 2

1.3.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ...................................................................... 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu .................................................................................... 3
2.1.

Cơ sở lý luận ................................................................................................ 3

2.1.1. Tình hình sản xuất thức ăn chăn nuôi và nhập khẩu nguyên liệu thức ăn
chăn nuôi giàu năng lượng ........................................................................... 3
2.1.2. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam ........................................................ 5
2.1.3. Tình hình sử dụng thóc, gạo ñể sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp
ở Việt Nam hiện nay .................................................................................... 8
2.1.4. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của lúa gạo ............................... 10
2.2.

Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ................................................. 17

2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ............................................................... 17
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ............................................................... 22
Phần 3. Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu .................................... 26
3.1.


ðịa ñiểm nghiên cứu .................................................................................. 26

3.2.

Thời gian nghiên cứu ................................................................................. 26

3.3.

ðối tượng nghiên cứu ................................................................................ 26

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iv


3.4.

Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 26

3.5.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 26

3.5.1. Xác ñịnh thành phần hóa học, ước tính giá trị năng lượng trao ñổi của
thóc, gạo xay của một số giống lúa làm thức ăn cho gà .............................. 26
3.5.2. ðánh giá hiệu quả của việc sử dụng gạo xay trong khẩu phần thức ăn
hỗn hợp cho gà thịt thương phẩm. .............................................................. 28
Phần 4. Kết quả và thảo luận .............................................................................. 33
4.1.


Thành phần hóa học và ước tính giá trị năng lượng trao ñổi của thóc và
gạo xay làm thức ăn cho gia cầm................................................................ 33

4.1.1. Thành phần hóa học của thóc và gạo xay ................................................... 33
4.1.2. Thành phần khoáng trong thóc và gạo xay ................................................. 37
4.1.3. Thành phần axit amin có trong thóc và gạo xay.......................................... 42
3.1.4. Giá trị năng lượng trao ñổi (ME) của một số loại thóc và gạo xay .............. 44
4.2.

Hiệu quả của việc sử dụng gạo xay thay thế ngô ở mức 25% trong khẩu
phần thức ăn hỗn hợp cho gà thịt thương phẩm .......................................... 46

4.2.1. Khối lượng cơ thể gà .................................................................................. 46
3.2.2. Tốc ñộ sinh trưởng tuyệt ñối ...................................................................... 47
4.2.3. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm .............................................................. 48
4.2.4. Lượng thức ăn thu nhận ............................................................................. 49
4.2.5. Tiêu tốn thức ăn ......................................................................................... 51
4.2.6. Kết quả mổ khảo sát ................................................................................... 52
4.2.7. Hiệu quả của việc sử dụng gạo xay thay thế ngô ........................................ 53
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ............................................................................. 55
5.1.

Kết luận ..................................................................................................... 55

5.2.

Kiến nghị ................................................................................................... 55

Tài liệu tham khảo ................................................................................................. 56


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

TCVN

Tiêu chuẩn Việt nam

TACN

Thức ăn chăn nuôi

VCK

Vật chất khô

CP

Protein thô

DXKN

Dẫn xuất không nitơ


NL

Năng lượng

ME

Năng lượng trao ñổi

CGCL

Cám gạo chiết ly

TLNS

Tỷ lệ nuôi sống

TATN

Thức ăn thu nhận

VNð

Việt Nam ñồng

ðVT

ðơn vị tính

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tình hình nhập khẩu nguyên liệu giàu năng lượng................................... 4
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam .................................................... 6
Bảng 2.3. Diện tích gieo cấy một số giống lúa tẻ chính trong sản xuất năm 2014 ............. 7
Bảng 2.4. Diện tích gieo cấy một số giống lúa lai trong sản xuất năm 2014 ...................... 8
Bảng 2.5. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thóc, gạo xay và ngô .............. 12
Bảng 2.6. Thành phần axit amin của gạo xay và ngô hạt ........................................ 13
Bảng 2.7. Thành phần hóa học của thóc, gạo xay và ngô ....................................... 14
Bảng 2.8. Thành phần một số vi khoáng có trong thóc, gạo và ngô (trong VCK) ........... 14
Bảng 2.9. Thành phần axit amin có trong thóc, gạo và ngô (trong VCK) ............... 15
Bảng 2.10. Thành phần hóa học của thóc và gạo lật giống IR 15404 (% VCK).... 19
Bảng 2.11. Thành phần hóa học của thóc và gạo lật (% VCK) ............................... 20
Bảng 2.12. Thành phần axit amin của thóc và gạo lật giống IR 15404 ................... 21
Bảng 2.13. Khẩu phần ăn và năng suất chăn nuôi gà broiler sử dụng thóc ............. 24
Bảng 4.1. Thành phần hóa học của thóc (trong VCK) ............................................ 34
Bảng 2.2. Thành phần hóa học của gạo xay (trong VCK) ...................................... 36
Bảng 4.3. Thành phần khoáng có trong một số loại thóc (trong VCK) ................... 38
Bảng 4.4. Thành phần khoáng có trong một số loại gạo xay (trong VCK) ............. 40
Bảng 4.5. Thành phần axit amin có trong một số loại thóc và gạo xay ................... 43
Bảng 4.6. Giá trị năng lượng trao ñổi của thóc và gạo xay ..................................... 44
Bảng 4.7. Khối lượng gà thí nghiệm từ 0 ñến 12 tuần tuổi ..................................... 47
Bảng 4.8. Sinh trưởng tuyệt ñối của gà thí nghiệm ................................................ 48
Bảng 4.9. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm ......................................................... 49
Bảng 4.10. Lượng thức ăn thu nhận của gà thí nghiệm .......................................... 50
Bảng 4.11. Tiêu tốn thức ăn của gà thí nghiệm (FCR) ........................................... 51
Bảng 3.12. Kết quả mổ khảo sát của gà thí nghiệm ................................................ 52

Bảng 4.13. Hiệu quả của việc sử dụng gạo xay thay thế ngô trong khẩu phần
nuôi gà thịt thương phẩm ...................................................................... 54

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vii


DANH MỤC ðỒ THỊ, SƠ ðỒ
ðồ thị 2.1. Biến ñộng về nguyên liệu nhập khẩu giàu năng lượng............................ 4
ðồ thị 2.2. Chi phí nhập khẩu nguyên liệu thức ăn giàu năng lượng ........................ 5
Sơ ñồ 2.1: Tỷ lệ phụ phẩm của ngành xay xát thóc ................................................ 11
ðồ thị 4.1. So sánh thành phần dinh dưỡng trong thóc và ngô (% VCK) ............... 35
ðồ thị 4.2. So sánh thành phần dinh dưỡng trong gạo xay và ngô (% VCK) .......... 37
ðồ thị 4.3. So sánh thành phần Canxi, phospho trong thóc và ngô (% VCK) ......... 39
ðồ thị 4.4. So sánh thành phần khoáng vi lượng trong thóc và ngô (% VCK) ........ 39
ðồ thị 4.5. So sánh thành phần Canxi, phospho trong gạo xay và ngô (% VCK)............ 41
ðồ thị 4.6. So sánh thành phần khoáng vi lượng trong gạo xay và ngô .................. 42
ðồ thị 4.7. So sánh ME trong thóc, gạo xay và ngô ............................................... 45

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp Việt Nam phát triển nhanh
trong những năm gần ñây, ñòi hỏi nguồn cung cấp nguyên liệu thô tương ứng. Việt
Nam ñang lãng phí nguyên liệu từ nông sản như sắn, lúa gạo, xuất khẩu với giá rẻ
ñể nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi như ngô, ñậu nành với giá cao. ðây là

một vấn ñề bất cập. Việc chuyển ñổi mục ñích sử dụng thóc, gạo có sản lượng lớn,
phẩm cấp kém làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi là một giải pháp tốt, tuy nhiên
cần có những luận chứng khoa học và ñánh giá hiệu quả kinh tế trước khi áp dụng.
Bởi vậy việc xác ñịnh thành phần dinh dưỡng của thóc, gạo và nuôi thí nghiệm trên
vật nuôi là cần thiết.
ðề tài ñã nghiên cứu thành phần hóa học, ước tính giá trị năng lượng trao ñổi
của thóc, gạo xay của 05 giống lúa gồm IR 15404, khang dân, Nhị ưu 838, Vật tư
NA2 và Việt Hương, ñồng thời tiến hành nuôi thử nghiệm trên gà thịt thương phẩm
giống Mía x JA57 bằng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh có tỷ lệ gạo xay thay thế ngô ở
mức 25%. Kết quả cho thấy các giống lúa khảo sát khác nhau thì thành phần hoá
học trong thóc và gạo xay là khác nhau. Giá trị năng lượng trao ñổi ước tính (theo
% VCK) của thóc dao ñộng trong khoảng 2.700 – 2.900 kcal/kg, của gạo xay dao
ñộng trong khoảng 3.800 – 3.970 kcal/kg. Sử dụng 25% gạo xay thay thế ngô trong
thức ăn hỗn hợp cho gà thịt thương phẩm giống Mía x JA57 cho hiệu quả tốt. Tỷ lệ
nuôi sống của ñàn gà không bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng gạo xay trong khẩu phần.
Khối lượng thịt xuất chuồng tăng hơn lô ñối chứng 13,62%, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg
khối lượng giảm 7,79%. Chi phí cho 01 kg tăng khối lượng của gà ở lô thí nghiệm thấp
hơn 6,23% so với lô ñối chứng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ix


THESIS ABSTRACT
Vietnam animal feed Manufacturing industrial develop rapidly in recent years,
requires supplies of raw materials respectively. Vietnam is a waste material from
agricultural products such as cassava, rice, export cheaply to import raw materials as
feed corn, soybeans with higher prices. This is a problem inadequacies. The switch
uses paddy, rice yields have large, low grade material as feed is a good solution, but the

need for scientific evidence and evaluate economic effects before applying stop.
Therefore the determination of the nutrient content of paddy, rice and livestock
breeding experiments are necessary.
The theme has studied the chemical composition, the estimated values of
metabolizable energy of rice, milled rice of 05 rice varieties including IR 15404,
Khang Dan, Nhi Uu 838, Vat tu NA2 and Viet Huong, at the same time raising
testing on commercial broiler breed Mia x JA57 with complete mixed feed rate
replaces corn milled rice at 25%. The results showed that the different rice varieties
examined the chemical composition of paddy and milled rice is different.
Metabolizable energy value estimate (in % dry matter) of rice ranges between 2.7002.900 kcal/kg of milled rice ranged between 3.800-3.970 kcal/kg. Using 25% of
milled rice substitute corn in feed for broiler Mia x JA57 to good effect. Survival
rate of chickens is not affected by the use of milled rice in the diet. The volume of
meat slaughtered more than 13,62% of the control group, feed consumption for 01
kg weight dropped 7,79%. The cost for the 01 kg weight gain of chickens in
experimental plots 6,23% lower compared to the control group.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page x


PHẦN 1. MỞ ðẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ðỀ TÀI
Nền nông nghiệp nước ta gắn liền với cây lúa nước trên diện tích khoảng 4,3
triệu hecta. Nước ta cũng là quốc gia sản xuất lúa gạo lớn thứ hai trên thế giới (chỉ
sau Thái Lan). Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2014), sản lượng
thóc của ñồng bằng sông Cửu Long năm 2014 có thể ñạt 25 triệu tấn. ðây là một
tiềm năng rất lớn cần ñược khai thác cho thị trường thức ăn chăn nuôi.
Trong những năm gần ñây, ngành sản xuất thức ăn công nghiệp Việt Nam ñã
phát triển nhanh, với sản lượng năm 2012 ñạt 12,7 triệu tấn và ñến năm 2014 với

203 cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp (thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh,
thức ăn ñậm ñặc) ñã sản xuất 14,46 triệu tấn thức ăn (Cục Chăn nuôi, 2014). Năm
2014, Việt Nam xuất khẩu khoảng 6,6 triệu tấn gạo thu về khoảng 3 tỷ ñô la (Bộ
Công thương, 2014). Cũng trong năm 2014, Việt Nam ñã sử dụng gần 4,87 tỷ ñô la
ñể nhập khẩu gần 11,7 triệu tấn thức ăn, trong ñó ñáng chú ý 1,43 tỷ ñô la ñể nhập
5,8 triệu tấn ngô, cám mì, cám gạo chiết ly và lúa mỳ (Cục Chăn nuôi, 2014). Việt
Nam ñang lãng phí nguyên liệu từ nông sản như sắn, lúa gạo, xuất khẩu với giá rẻ
ñể nhập khẩu nguyên liệu TACN như ngô, ñậu nành với giá cao. ðây là một vấn ñề
bất cập.
ðể ñáp ứng chiến lược phát triển chăn nuôi, ñến năm 2020 nhu cầu sử dụng
thức ăn cho gia súc, gia cầm của Việt Nam ước tính là 27,4 triệu tấn cùng với năng
lực của ngành nông nghiệp hiện nay, chúng ta sẽ phải nhập nhiều hơn nữa nguyên
liệu thức ăn chăn nuôi, ñặc biệt là các loại thức ăn giàu năng lượng như ngô, lúa
mỳ, khô dầu. Tuy nhiên Hội ñồng ngũ cốc quốc tế (IGC) dự báo sản lượng ngô thế
giới trong một số năm tới sẽ giảm nhiều do thời tiết khô hạn ở một số quốc gia sản
xuất lớn như Mỹ, Ấn ðộ. Dự báo sản lượng lúa mỳ thế giới ước tính giảm xuống
còn 662 triệu tấn so với dự kiến 665 triệu tấn.
Trong một tương lai không xa, chúng ta hướng ñến chăn nuôi ñể xuất khẩu.
Vì vậy, nếu chăn nuôi luôn phải phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu thức ăn
chăn nuôi từ các nước như hiện nay thì sẽ là một rào cản khó vượt qua ñể hướng
ñến mục tiêu. Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới nhưng vẫn phải
nhập quá nhiều nguyên liệu như ngô, ñậu tương, cám gạo thì không thể ñảm bảo
cho một ngành chăn nuôi bền vững. Bên cạnh ñó, hàng năm Việt Nam còn tồn dư
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1


một lượng lớn thóc trong dân, giá thóc nhiều lúc giảm thấp, nhà nước ñã phải chi
nguồn ngân sách không nhỏ cho việc mua tạm trữ lúa gạo ñể bình ổn giá. Như vậy

trong khi nguồn lúa gạo trong nước tồn ñọng khá lớn (khoảng 2 triệu tấn mỗi năm),
thì ngành chăn nuôi lại chi ra một khoản ngoại tệ không nhỏ ñể nhập 4 triệu tấn
nguyên liệu cung cấp năng lương như ngô lúa mì ñể sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Lúa gạo từ lâu ñã ñược sử dụng trong chăn nuôi, tuy nhiên, tỷ lệ lúa gạo sử
dụng trong sản xuất thức ăn công nghiệp tại Việt nam chưa ñược chú trọng ñến. Xuất
phát từ yêu cầu thực tế sản xuất, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài: “Xác ñịnh
thành phần hóa học, ước tính giá trị năng lượng trao ñổi của thóc, gạo xay và sử
dụng gạo xay trong thức ăn hỗn hợp cho gà thịt thương phẩm (Mía x JA57)”.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ðỀ TÀI
Xác ñịnh ñược thành phần hóa học của một số loại thóc và gạo xay của một
số giống lúa và thử nghiệm thay thế gạo xay thay thế ngô trong khẩu phần thức ăn
cho gà thịt.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về thành phần dinh dưỡng của thóc, gạo xay và làm
căn cứ cho việc xây dựng khẩu phần thức ăn chăn nuôi.
- Bước ñầu xác ñịnh ñược tỷ lệ thay thế ngô bằng gạo xay trong khẩu phần
thức ăn cho gà thịt thương phẩm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Tình hình sản xuất thức ăn chăn nuôi và nhập khẩu nguyên liệu thức ăn
chăn nuôi giàu năng lượng
Nền chăn nuôi Việt Nam ngày càng phát triển, kéo theo sự phát triển của
ngành công nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi. Theo thống kê, tổng sản lượng thức

ăn chăn nuôi công nghiệp quy ñổi năm 2009 khoảng 9,5 triệu tấn, trung bình mỗi
năm tăng khoảng 1 triệu tấn, ñến năm 2014 có khoảng 14,1 triệu tấn. ðể sản xuất
lượng thức ăn chăn nuôi này ñòi hỏi phải có nguồn nguyên liệu tương ứng, trong
khi nguồn cung trong nước còn hạn chế dẫn ñến hàng năm chúng ta phải chi phí
một lượng lớn tiền nhập các loại nguyên liệu. Theo Cục Chăn nuôi, riêng trong năm
2014, chúng ta ñã phải nhập khoảng 5,4 triệu tấn nguyên liệu giàu ñạm và 5,9 triệu
tấn nguyên liệu giàu năng lượng phục vụ sản xuất thức ăn chăn nuôi. ðánh giá tình
hình nhập khẩu nguyên liệu thức ăn thuộc nhóm giàu năng lượng ñược thể hiện tại
bảng 2.1.
Khối lượng tổng các loại nguyên liệu giàu năng lượng nhập khẩu tăng dần qua
các năm, tuy nhiên ñược tách thành 2 giai ñoạn chính. Giai ñoạn từ năm 2006-2009,
tổng lượng nhập khẩu vào khoảng trên 1 triệu tấn, giai ñoạn 2010-2013, dao ñộng từ
3,1 – 3,8 triệu tấn, riêng năm 2014 nhập tăng vượt trội ở mức gần 6 triệu tấn.
Trong các loại nguyên liệu giàu năng lượng thì ngô ñược nhập nhiều nhất.
Năm 2006, lượng ngô nhập khẩu là 564.490 tấn. Các năm 2007, 2008 lượng ngô
nhập không có biến ñộng nhiều. Bắt ñầu từ năm 2009, lượng ngô nhập ñã trên mức 1
triệu tấn/năm. ðến năm 2014, lượng ngô nhập khẩu tăng ñột biến với tổng khối lượng
là 4.730.980 tấn.
Tổng giá trị nhập khẩu thay ñổi theo tổng lượng nguyên liệu nhập khẩu.
Tổng chi phí nhập khẩu nguyên liệu giàu năng lượng năm 2008 là 202,86 triệu
USD, ñến năm 2011 ñạt 1.235,40 triệu USD, năm 2014 ñạt 1.476,25 triệu USD, gấp
7 lần năm 2008.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3


Bảng 2.1. Tình hình nhập khẩu nguyên liệu giàu năng lượng
ðVT: Khối lượng - 1.000 tấn, Giá trị - triệu USD

Tổng nguyên liệu
Năm

giàu năng lượng

Ngô hạt

Cám gạo

Lúa mì

Cám mì

chiết ly

Khối

Giá

Khối

Giá

Khối

Giá

Khối

Giá


Khối

Giá

lượng

trị

lượng

trị

lượng

trị

lượng

trị

lượng

trị

2006 1.118,03

-

564,49


-

363,32

-

190,22

-

-

-

2007 1.351,32

-

612,83

-

250,52

-

487,97

-


-

-

2008 1.307,42

202,86

467,83

125,57

639,68

38,40

199,91

38,90

-

-

2009 1.629,44

325,21

1.239,71


251,12

204,19

37,79

185,54

36,30

-

-

2010 3.133,17

739,41

1.017,65

257,53

1.878,00 439,68 237,52

42,20

-

-


861,40

285,56

2.384,78 811,84 614,38 138,00

-

-

2012 3.424,40 1.016,16 1.486,34

463,15

1.340,42 426,04 216,61

37,05

318,05

89,92

2013 3.098,87

568,24

2011 3.860,56 1.235,40

884,36


1.962,84

2014 5.913,73 1.476,25 4.730,98 1.172,50

376,67

118,01 226,43

49,45

469,30 119,41

458,05

133,67 225,15

41,60

397,37

91,16

(Nguồn: Cục Chăn nuôi)

ðồ thị 2.1. Biến ñộng về nguyên liệu nhập khẩu giàu năng lượng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4



Nhìn vào ñồ thị 2.1 nhận thấy rõ hơn sự chuyển biến về tổng lượng nguyên
liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu thuộc nhóm giàu năng lượng. Các năm 2012 và
2013, tổng lượng nguyên liệu giàu năng lượng nhập khẩu có giảm, nhưng sang năm
2014 có sự tăng nhảy vọt từ mức 3,1 triệu tấn lên 5,9 triệu tấn. Chi phí chủ yếu
dùng cho nhập nguyên liệu giàu năng lượng là ñể mua ngô hạt.
Cám gạo chiết ly nhập khẩu qua các năm biến ñộng không lớn, hầu hết ở mức
dưới 250.000 tấn/năm, riêng năm 2007 ñạt 487.970 tấn, năm 2011 ñạt 614.380 tấn.
Theo số liệu chúng tôi thu thập ñược từ các báo cáo thống kê của Cục Chăn
nuôi, cám mỳ nhập khẩu trong giai ñoạn năm 2012-2014 ở mức dao ñộng từ
318.050 – 469.300 tấn.

ðồ thị 2.2. Chi phí nhập khẩu nguyên liệu thức ăn giàu năng lượng
Theo ñồ thị 2.2, chi phí cho nhập khẩu các loại nguyên liệu tỷ lệ thuận với
khối lượng nhập các nguyên liệu này. Chi phí cho nhập ngô chiếm phần lớn nhất,
lúa mì ñứng thứ 2, cám gạo chiết ly và cám mỳ chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng
chi phí nhập khẩu nguyên liệu thức ăn thuộc nhóm giàu năng lượng.
2.1.2. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam
Theo Cục Trồng trọt, tổng diện tích lúa gieo cấy năm 2014 ñạt 7,804 triệu
ha, giảm gần 100.000 ha so với năm 2013, ñây là kết quả bước ñầu trong việc chỉ
ñạo chuyển ñổi cây trồng trên ñất trồng lúa kém hiệu quả của Bộ Nông nghiệp và
PTNT góp phần nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp. ðồng bằng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


song Cửu Long và ñồng bằng sông Hồng vẫn là các vựa lúa lớn nhất với diện tích
lần lượt là 4,247 triệu ha và 1,123 triệu ha.
Năng suất lúa bình quân cả nước năm 2014 ñạt 57,6 tạ/ha (tăng 1,8 tạ/ha so

với năm 2013). Năng suất lúa cao nhất cũng tập trung tại ñồng bằng sông Hồng
(60,2 tạ/ha) và ñồng bằng song Cửu Long (59,5 tạ/ha). ðây là các vùng sản xuất lúa
ứng dụng khoa học, kỹ thuật công nghệ cao. Khu vực Trung du miền núi phía Bắc
có năng suất bình quân thấp nhất (48,4 tạ/ha) do ñặc thù về ñịa hình, ñịa lý và tập
quán canh tác của người dân.
Tổng sản lượng lúa năm 2014 ước ñạt gần 45 triệu tấn (tăng gần 1 triệu tấn
so với năm 2013), riêng vùng ñồng bằng sông Cửu Long sản xuất khoảng 25,26
triệu tấn thóc, chiếm trên 50% tổng sản lượng cả nước.
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam
ðVT: DT-1.000ha, NS-tạ/ha, SL-1.000tấn

Vùng

Năm 2013

Năm 2014

DT

NS

SL

DT

NS

SL

Cả nước


7.903

55,7

44.045

7.804

57,6

44.928

Phía Bắc

2.516

53,8

13.522

2.508

55,7

13.958

ðBSH

1.130


58.,9

6.655

1.123

60,2

6.760

TDMNPB

689

47,4

3.266

689

48,4

3.336

BTB

697

51,7


3.601

696

55,5

3.863

Phía Nam

5.387

56,7

30.523

5.296

58,5

30.970

DHNTB

375

56,3

2.112


376

58,4

2.195

TN

232

49,5

1.151

238

52,1

1.241

ðNB

439

50,8

2.232

435


52,2

2.274

ðBSCL

4.340

57,7

25.027

4.247

59,5

25.260

(Nguồn: Cục Trồng trọt, 2014)

Theo Cục Trồng trọt (2014), cả nước có 162 giống/260 giống lúa tẻ trong
danh mục giống ñược phép sản xuất kinh doanh có gieo trồng trên ñồng ruộng,
chiếm diện tích 5.216.395 ha/7.804.000 ha chiếm 66,8%. Tại bảng 1.3 thống kê 20
giống lúa có diện tích gieo cấy ñạt trên 50.000 ha, trong ñó có 11 giống gieo cấy
trên 100 nghìn ha. Cụ thể, giống lúa thuần IR50404 trên 1 triệu ha chiếm 12,8%,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6



giống OM5451 trên 530 nghìn ha chiếm 6,8%, giống OM4900 trên 439 nghìn ha
chiếm 5,6%, giống khang dân 18 trên 319 nghìn ha, tương ñương 4%, OM6976 trên
314 nghìn ha tương ñương khoảng 4%, giống BC15 trên 236 nghìn ha tương ñương
khoảng 3,032%, Jasmin85 trên 186 nghìn ha tương ñương khoảng 2,3%, BT7 trên
170 nghìn ha tương ñương khoảng 2,1%, OM 5954 có cùng diện tích trên 162 ngàn
ha, tương ñương với 2% và HT1 100 nghìn ha, tương ñương 1,28%.
Bảng 2.3. Diện tích gieo cấy một số giống lúa tẻ chính trong sản xuất năm 2014
TT

Giống lúa tẻ

Tổng (ha)

Tỷ lệ (%)

1

IR 50404

1.003.142

12,854

2

OM 5451

530.947


6,804

3

OM 4900

439.559

5,632

4

Khang dân 18

318.880

4,086

5

OM 6976

314.146

4,025

6

BC15


236.582

3,032

7

Jasmine 85

198.738

2,547

8

OM 4218

186.716

2,393

9

Bắc thơm 7

170.313

2,182

10


OM 5954

162.745

2,085

11

Hương thơm 1

100.267

1,285

(Nguồn: Cục Trồng trọt, 2014)

Bên cạnh các giống lúa tẻ, cả nước có 77 giống/84 giống lúa lai trong danh
mục giống ñược phép sản xuất kinh doanh có gieo trồng trên ñồng ruộng, chiếm
diện tích 582.332 ha/7.804.000 ha tương ứng 7,46% diện tích gieo trồng lúa cả nước
(Cục Trồng trọt, 2014).
Có 35 giống lúa lai có diện tích gieo cấy ñạt trên 5.000 ha, trong ñó có 10
giống gieo cấy trên 15 nghìn ha. Cụ thể, giống lúa Nhị ưu 838 gần 90 nghìn ha,
chiếm 1,14%, giống lúa TH3-3 gần 40 nghìn ha, chiếm 0,53%, giống lúa Nhị ưu
986 trên 25 nghìn ha, chiếm 0,33%, giống lúa Việt lai 20 trên 24 nghìn ha, chiếm
0,308%, giống lúa Sán ưu 63 trên 22 nghìn ha, chiếm 0,29%, giống lúa SYN6 63
trên 18 nghìn ha, chiếm 0,23%, giống lúa Thái Xuyên 111 trên 16 nghìn ha, chiếm
0,209%, giống lúa TH3-4 trên 15 nghìn ha, chiếm 0,202%, giống lúa Thục Hưng 6
trên 15 nghìn ha, chiếm 0,196%.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 7


Bảng 2.4. Diện tích gieo cấy một số giống lúa lai trong sản xuất năm 2014
TT

Giống lúa lai

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

1

Nhị ưu 838

89.214

1,143

2

B-TE1

41.680

0,534

3


TH3-3

39.349

0,504

4

Nhị ưu 986

25.834

0,331

5

Việt Lai 20

24.019

0,308

6

Sán ưu 63

22.525

0,289


7

SYN6

18.028

0,231

8

Thái Xuyên 111

16.336

0,209

9

TH3-4

15.726

0,202

10

Thục Hưng 6

15.259


0,196

(Nguồn: Cục Trồng trọt, 2014)

2.1.3. Tình hình sử dụng thóc, gạo ñể sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp ở
Việt Nam hiện nay
Việt Nam là một nước nông nghiệp, sản phẩm chủ lực là thóc, sản lượng
năm 2013 ñạt trên 44 triệu tấn (USDA, 2014), không chỉ ñáp ứng ñủ nhu cầu lương
thực trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài với doanh thu trên 3 tỷ USD mỗi
năm. Theo dự báo, xuất khẩu gạo trong những năm tới của nước ta sẽ rất khó khăn
vì nhiều nguyên nhân, cơ bản là sự tăng năng lực sản xuất và sức cạnh tranh của
một số nước trồng lúa như Ấn ðộ, Pakistan, Myanmar, Campuchia. Tình hình ñó sẽ
dẫn tới một nghịch lý là trong khi sản lượng lúa sản xuất trong nước ñang dư thừa,
giá thóc sụt giảm, người trồng lúa thua lỗ, nhưng hàng năm chúng ta vẫn phải nhập
trên 11 triệu tấn nguyên liệu, chủ yếu là các nguyên liệu thức ăn giầu năng lượng
(5,9 triệu tấn) và giầu protein (5,4 triệu tấn) ñể làm thức ăn chăn nuôi (Nguyễn
Xuân Dương, 2015). Trong chăn nuôi, thóc ñược xếp vào nhóm các loại thức ăn
giầu năng lượng. Trong một vài năm trở lại ñây, giá các nguyên liệu thức ăn giầu
năng lượng không ngừng tăng cao do một số nguyên liệu (ngô, lúa mỳ, sắn) ñược sử
dụng ñể sản xuất cồn sinh học, một số nước có ngành sản xuất lúa nước phát triển
ñã có những nghiên cứu về thóc, gạo lật làm thức ăn chăn nuôi như Ấn ðộ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8


(Sikka, 2007); Trung Quốc [Wu et al. (1986); Gao et al. (1993); He et al.
(2000); Piao et al. (2002); Zhang et al. (2002)]; Bangladesh [Hossain et al. (2011)];
Nhật Bản [Masaka zu and Furuse (2014)]. ðể tìm hiểu rõ hơn về vấn ñề này, Trần

Quốc Việt và cs. (2015) ñã tiến hành ñiều tra trên phạm vi cả nước, tập trung chủ
yếu ở 2 vùng có nhiều nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi là ðồng bằng sông Hồng
và ðông Nam Bộ ñể ñánh giá tình hình sử dụng thóc, gạo trong sản xuất thức ăn
chăn nuôi công nghiệp, kết quả ñiều tra chính như sau:
* Tình hình sử dụng thóc, gạo lật và tấm làm thức ăn chăn nuôi ở các nhà máy
sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp
Trong số 47 nhà máy ñã tiến hành ñiều tra, không có nhà máy nào sử dụng
thóc ñể sản xuất thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên, có 20 trong tổng số 47 doanh nghiệp
ñiều tra (42,5%) trước ñây ñã từng sử dụng thóc ñể sản xuất thức ăn chăn nuôi, tập
trung chủ yếu vào các doanh nghiệp nội ñịa (17/34 doanh nghiệp, chiếm 50%). ðiều
ñó cho thấy, ở nước ta, thóc là một nguyên liệu ñã từng ñược sử dụng ñể sản xuất
thức ăn chăn nuôi ở quy mô công nghiệp. Trong số 47 nhà máy ñược ñiều tra, có 27
nhà máy (57,4%) chưa bao giờ sử dụng thóc, gần 77% (10/13) số doanh nghiệp FDI
và một nửa số doanh nghiệp nội ñịa chưa từng sử dụng thóc. Lý do chủ yếu mà các
doanh nghiệp không sử dụng thóc nêu ra là do giá thóc không hợp lý vì luôn ở mức
cao hơn so với một số nguyên liệu thức ăn giầu năng lượng khác như ngô, sắn.
Có 15 trong tổng số 47 doanh nghiệp ñược ñiều tra ñã từng sử dụng gạo lật
(chiếm 31,9%). Trong thời ñiểm ñiều tra có 3 nhà máy ñang sử dụng gạo lật ñể sản
xuất thức ăn chăn nuôi, nhưng cả 3 doanh nghiệp này ñều là doanh nghiệp nội ñịa.
Trong tổng số 15 nhà máy ñã từng sử dụng gạo lật thì chỉ có 3 nhà máy thuộc công
ty vốn FDI, số còn lại (12 nhà máy) là các công ty nội ñịa.
So với thóc và gạo lật, tấm ñược sử dụng phổ biến hơn trong các nhà máy
sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp. Trong số 47 nhà máy ñược ñiều tra, có ñến
46 nhà máy (98%) ñã từng sử dụng tấm ñể sản xuất thức ăn chăn nuôi. Tại thời ñiểm
ñiều tra có 42/47 (chiếm 89,4%) nhà máy hiện ñang sử dụng tấm ñể sản xuất thức ăn
chăn nuôi, bao gồm cả các doanh nghiệp vốn FDI và doanh nghiệp trong nước.
Từ các kết quả trên, có thể thấy, thóc ở dạng nguyên hạt và gạo lật, mặc dù
ñã ñược một số doanh nghiệp sử dụng ñể làm thức ăn chăn nuôi nhưng không phổ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 9


biến. Trong ñó tấm, sản phẩm phụ của thóc thu ñược từ công nghiệp xay xát ñược
sử dụng phổ biến hơn.
Nghiên cứu của Trần Quốc Việt và cs. (2015) cũng chỉ ra rằng, thóc, gạo lật
và tấm ñược dùng với các mục ñích khác nhau. thóc ñược sử dụng ñể sản xuất thức
ăn cho gà ñẻ, thủy cầm nuôi thịt và ñẻ trứng, chim cút, lợn nái sinh sản, bò thịt và
bò sữa. Trong số các ñối tượng vật nuôi này, thủy cầm là ñối tượng vật nuôi ñược
nhiều doanh nghiệp sử dụng thóc ñể làm nguyên liệu sản xuất thức ăn nhất, sau ñến
là gà ñẻ. Việc ña số doanh nghiệp dùng thóc ñể sản xuất thức ăn cho thủy cầm và gà
ñẻ cho thấy, ñây là những ñối tượng vật nuôi có tiềm năng lợi dụng thức ăn hỗn hợp
mà trong ñó có tỷ lệ thóc nhất ñịnh. So với thóc, gạo lật ñược sử dụng hạn chế hơn,
mục ñích chủ yếu ñể sản xuất thức ăn cho lợn con và lợn thịt. Ngoại trừ bò sữa và
bò thịt, các doanh nghiệp ñược ñiều tra sử dụng tấm ñể sản xuất thức ăn cho khá
nhiều ñối tượng vật nuôi như gia cầm (gà, cút), thủy cầm và lợn. Trong ñó tấm
ñược ñại ña số (80,9%) doanh nghiệp sử dụng tấm làm thức ăn cho lợn con và
42,6% số doang nghiệp dùng tấm ñể sản xuất thức ăn cho lợn thịt giai ñoạn ñầu (lợn
choai). Có 11 doanh nghiệp sử dụng tấm ñể sản xuất thức ăn cho lợn nái sinh sản,
chủ yếu cho lợn nái giai ñoạn tiết sữa.
2.1.4. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của lúa gạo
Thóc và phụ phẩm của ngành chế biến thóc gạo bao gồm các thành phần như
trấu (husk), chiếm tỷ lệ khoảng 20%; gạo xay (còn gọi là gạo lức, gạo lật - brown
rice) với tỷ lệ khoảng 80%; cám bổi (polard) chiếm 11%, trong ñó, cám mịn (Rice
polishing) là 8% và cám thô (bran) là 3%; tấm (crack rice) khoảng 2% và gạo trắng
(white rice) chiếm tỷ lệ khoảng 67%.
Trước ñây, khi thóc gạo còn khan hiếm, phần gạo trắng thường ñược sử dụng
làm lương thực cho người. Người ta chỉ sử dụng các sản phẩm phụ như tấm và cám
làm thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta có thể sử dụng cả gạo ñể sản
xuất thức ăn chăn nuôi. Vì thế, thông thường người ta hay sử dụng gạo xay (còn gọi

là gạo lứt hay gạo lật) chiếm tới 80%, bao gồm cả tấm và cám.
Tỷ lệ các thành phần của thóc, gạo và các loại phụ phẩm ñược trình bày
trong hình dưới ñây.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10


Sơ ñồ 2.1: Tỷ lệ phụ phẩm của ngành xay xát thóc
(Nguồn: D. Floukes, 1998)

Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các loại hạt phụ thuộc vào rất
nhiều yếu tố khác nhau như giống cây trồng, chế ñộ canh tác, ñặc ñiểm thổ nhưỡng
và mùa vụ gieo trồng v.v... Vì vậy, các kết quả nghiên cứu trên các giống khác nhau,
chế ñộ canh tác và mùa vụ ở các ñịa phương khác nhau thì kết quả cũng sẽ khác nhau.
Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thóc, gạo xay và ngô ñược ñánh giá ở
các chỉ tiêu năng lượng, protein thô, chất béo, chất chiết không nitơ, chất xơ, chất
khoáng theo kết quả của Kyiomi Kosaka (1990) ñược trình bày ở bảng 2.5.
Kết quả ở bảng 2.5 cho thấy, sự khác nhau về hàm lượng protein thô, chất triết
không nitơ và tro thô giữa ngô và gạo xay là không ñáng kể. ðặc biệt giá trị năng
lượng trao ñổi của ngô và gạo xay gần như tương ñương nhau (3,27 và 3,29
Mcal/kg), mặc dù hàm lượng lipit thô của gạo xay thấp hơn ngô khá nhiều (2,1 và 3,9
%). Một số kết quả nghiên cứu còn cho biết, giá trị năng lượng cung cấp từ 100g gạo
xay không cao hơn 100g ngô, thậm chí còn thấp hơn một chút; nhưng năng lượng hấp
thu của gạo xay lại cao hơn hẳn ngô. Tỷ lệ hấp thu năng lượng từ gạo cao hơn ngô và
lúa mỳ. ðiều này cho thấy thay thế ngô bằng gạo, hoàn toàn ñáp ứng ñủ nhu cầu về
năng lượng. Hàm lượng xơ thô trong gạo xay thấp hơn trong ngô là 1% (0,9 và
1,9%). ðiểm yếu nhất của gạo xay so với ngô là rất nghèo sắc tố (xanthophyll và
criptoxanthine…).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


Riêng thóc, có nhiều yếu ñiểm hơn so với ngô và gạo xay. Giá trị năng lượng
trao ñổi của thóc thấp hơn so với gạo xay và ngô khoảng 15-20%. Hàm lượng xơ
thô cao hơn gạo xay từ 6,1 – 7,7% và cao hơn ngô từ 5,1 – 6,7%. ðặc biệt vỏ trấu
của thóc rất khó tiêu hóa. Theo Sikka (2007) trong vỏ trấu có 35% cellulose, 30%
lignin, 18% pentosans và 17% tro thô.
Bảng 2.5. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thóc, gạo xay và ngô
Gạo xay

Thóc

Ngô

Chỉ tiêu
STFC*

Arbolio**

STFC*

Arbolio**

STFC*

ðộ ẩm, %


13,80

14,20

13,70

14,00

13,5

Protein thô, %

7,90

8,10

8,90

7,10

8,80

Lipit thô, %

2,30

2,10

2,20


1,90

3,90

Dẫn xuất không nitơ %

73,70

74,3

61,20

65,00

70,70

Xơ thô, %

0,90

0,90

8,60

7,00

1,90

Tro thô, %


1,40

1,40

5,40

5,00

1,20

ME gia cầm (Mcal/kg)

3,29

3,35

2,64

2,85

3,27

(Nguồn: Kiyomi Kosaka, 1990)
* STFC: Standard Tables of Feed Composition in Japan, 1987
** Arbolio: Một chủng thóc của Ý (Yamzaki et al.,1988)

Kết quả nghiên cứu của Piao et al. (2002) về hàm lượng protein thô cùng
hàm lượng 16 axit amin trong ngô và gạo xay ñược trình bày trong bảng 1.6.
Kết quả ở bảng 1.6 cho thấy, ngô và gạo xay trong nghiên cứu có ñộ ẩm (11,8 và
11,7%) và hàm lượng protein thô (7,93 và 8,00%) gần như nhau.

Kết quả phân tích hàm lượng các axit amin thì có sự khác nhau. Trong 16 axit
amin phân tích ñược thì có 09 axit amin (Asparctic, glycine, valine, methionine,
isoleucine, leucine, lysine, argynine, cystine) trong ngô hạt cao hơn gạo xay; có 07 axit
amin (threonine, serine, glutamic, alanine, tryptophane, phenylalanine, histidine) trong
gạo xay cao hơn ngô.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12


Bảng 2.6. Thành phần axit amin của gạo xay và ngô hạt
Chỉ tiêu (%)

Ngô hạt

Gạo xay

ðộ ẩm

11,8

11,7

Protein thô

7,93

8,0


Aspartic acid

0,64

0,53

Threonine

0,26

0,30

Serine

0,27

0,37

Glutamic acid

1,28

1,55

Glycine

0,38

0,30


Alanine

0,49

0,62

Valine

0,46

0,34

Methionine

0,24

0,17

Isoleucine

0,31

0,28

Leucine

0,60

1,03


Tryptophan

0,35

0,38

Phenylalanine

0,40

0,47

Histidine

0,27

0,28

Lysine

0,31

0,25

Arginine

0,60

0,35


Cystine

0,57

0,49
(Nguồn: Piao et al., 2002)

Kết quả phân tích thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc – gia cầm
Việt Nam của Viện Chăn nuôi quốc gia (2001) ñã cho biết thành phần hóa học và
giá trị năng lượng trao ñổi của thóc tẻ, gạo tẻ và ngô.
Khác với hầu hết kết quả nghiên cứu của các tác giả nước ngoài, kết quả ở
bảng 2.7 cho thấy giá trị năng lượng trao ñổi của ngô vàng cao hơn gạo tẻ 38
kcal/kg (3.321 và 3.283 kcal/kg). Hàm lượng protein thô của ngô cao hơn gạo tẻ
(8,90% và 8,38%), tuy nhiên mức cao hơn là không nhiều. Kết quả này phù hợp với
kết quả của Leeson and Summer (2008). ðiều này không có gì ñặc biệt bởi thành
phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các loại hạt phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 13


Thời ñiểm phân tích, mẫu phân tích, giống cây trồng và chế ñộ canh tác khác nhau
thì kết quả cũng khác nhau.
Theo Sittiya et al. (2011) giá trị ME tương ứng của ngô và gạo xay là 2.790
kcal/kg và 3.020 kcal/kg. Theo Asyifah et al. (2012) giá trị năng lượng trao ñổi thực
(TME) của gạo xay khác nhau theo giống lúa và biến ñộng từ 2.904 kcal/kg ñến
3.692 kcal/kg.
Bảng 2.7. Thành phần hóa học của thóc, gạo xay và ngô
Chỉ tiêu


Thóc tẻ

Gạo tẻ

Ngô tẻ vàng

Vật chất khô (%)

88,23

87,29

87,30

Protein thô (%)

7,41

8,38

8,90

Lipit thô (%)

2,20

1,50

4,40


Xơ thô (%)

10,49

0,60

2,70

Dẫn xuất không ni tơ (%)

63,04

75,81

69,90

Khoáng tổng số (%)

5,09

1,00

1,40

Canxi (%)

0,22

0,11


0,22

Phospho (%)

0,27

0,20

0,30

Năng lượng trao ñổi (kcal/kg)

2.687

3.283

3.321

(Nguồn: Viện Chăn nuôi, 2001)

Tại bảng 2.8 giới thiệu thành phần một số vi khoáng có trong thóc tẻ, gạo tẻ
và ngô tẻ. Hàm lượng kẽm và ñồng giữa 3 loại không có sự khác nhau ñáng kể, hàm
lượng mangan trong ngô tẻ thấp hơn hẳn so với trong thóc và gạo tẻ. Hàm lượng sắt
trong ngô tẻ cũng cao hơn so với hàm lượng sắt có trong thóc tẻ và gạo tẻ.
Bảng 2.8. Thành phần một số vi khoáng có trong thóc, gạo và ngô (trong VCK)
Chỉ tiêu

Thóc tẻ


Gạo tẻ

Ngô tẻ

Vật chất khô (%)

88,20

87,30

88,30

Kẽm (mg/kg)

25,40

23,49

31,98

Mangan (mg/kg)

43,66

20,54

6,33

ðồng (mg/kg)


4,32

3,53

7,53

179,66

201,64

239,38

Sắt (mg/kg)

(Nguồn: Viện Chăn nuôi, 2001)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 14


×