Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

đặc điểm sinh học và sự gia tăng quần thể của nhện bắt mồi neoseiulus longispinosus evans (acari phytoseiidae) dưới ảnh hưởng của nhiệt độ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.57 MB, 93 trang )

MỤC LỤC
Lời cam ñoan .................................................................................................... i
Lời cảm ơn ...................................................................................................... ii
Mục lục .......................................................................................................... iii
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt ..............................................................vi
Danh mục bảng ............................................................................................. vii
Danh mục hình ................................................................................................ix
MỞ ðẦU ......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của ñề tài ................................................................................ 1
2. Mục ñích và yêu cầu của ñề tài ..................................................................... 2
2.1. Mục ñích của ñề tài ............................................................................. 2
2.2. Yêu cầu của ñề tài ............................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài ....................................................... 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................ 3
1.1. Cơ sở khoa học của ñề tài ........................................................................... 3
1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ............................................................. 4
1.2.1. Những nghiên cứu về nhện hại cây trồng .......................................... 4
1.2.2. Những nghiên cứu về nhện hại cam chanh ........................................ 5
1.2.2.1. Mức ñộ phát sinh, ñặc ñiểm gây hại của loài nhện ñỏ cam
chanh ........................................................................................... 6
1.2.2.2. Những nghiên cứu về sinh học, sinh thái học của loài nhện
ñỏ cam chanh…… ....................................................................... 7
1.2.2.3. Biện pháp quản lý loài nhện ñỏ cam chanh .............................. 8
1.2.3. Những nghiên cứu về nhện bắt mồi N. longispinosus và ứng dụng
trong phòng trừ các loài nhện gây hại ............................................ 11
1.3. Tình hình nghiên cứu trong nước ............................................................. 14
1.3.1. Những nghiên cứu về nhện hại cây trồng ........................................ 14
1.3.2. Những nghiên cứu về nhện hại cam chanh ...................................... 15
1.3.3. ðặc ñiểm sinh học, sức tiêu thụ vật mồi và khả năng sử dụng nhện
bắt mồi N. longispinosus ................................................................ 19
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 23


2.1. ðối tượng nghiên cứu............................................................................... 23
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iii


2.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 23
2.2.1. ðịa ñiểm nghiên cứu ...................................................................... 23
2.2.2. Thời gian nghiên cứu ...................................................................... 23
2.3. Dụng cụ và vật liệu nghiên cứu ................................................................ 23
2.4. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 23
2.5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 23
2.5.1. Nhân nuôi nguồn nhện bắt mồi N. longispinosus ñể nhân nuôi cá
thể và nhân nguồn nhện ñỏ cam chanh P. citri ............................... 24
2.5.1.1. Nhân nguồn nhện bắt mồi N. longispinosus .......................... 24
2.5.1.2. Nhân nguồn nhện ñỏ cam chanh ............................................ 24
2.5.2. Nuôi sinh học cá thể nhện bắt mồi N. longispinosus ....................... 24
2.5.3. Phương pháp tính toán và xử lý số liệu ........................................... 26
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................... 29
3.1. ðặc ñiểm hình thái các pha phát dục của nhện bắt mồi N. longispinosus
nuôi trên nhện ñỏ cam chanh P. citri ........................................................ 29
3.2. ðặc ñiểm sinh vật học của nhện bắt mồi N. longispinosus nuôi trên
nhện ñỏ cam chanh P. citri ....................................................................... 31
3.2.1. Tập tính của nhện bắt mồi N. longispinosus .................................... 31
3.2.1.1. Tập tính sinh sản ................................................................... 31
3.2.1.2. Tập tính tìm kiếm mồi ........................................................... 32
3.2.1.3. Tập tính tìm nơi cư trú........................................................... 33
3.2.2. Thời gian phát dục các pha của nhện bắt mồi N. longispinosus ....... 33
3.2.2.1. Thời gian phát dục của trứng nhện bắt mồi
N. longispinosus ........................................................................ 34

3.2.2.2. Thời gian phát dục của nhện non nhện bắt mồi
N. longispinosus ........................................................................ 34
3.2.2.3. Thời gian sống của trưởng thành nhện bắt mồi
N. longispinosus ........................................................................ 36
3.2.2.4. Vòng ñời và tuổi thọ của nhện bắt mồi N. longispinosus ....... 37
3.3. Sinh sản và nhịp ñiệu sinh sản của nhện bắt mồi N. longispinosus ........... 39
3.3.1. Sinh sản của nhện bắt mồi N. longispinosus ................................... 39
3.3.2. Nhịp ñiệu sinh sản của nhện bắt mồi N. longispinosus .................... 40

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iv


3.4. Tỷ lệ trứng nở của nhện bắt mồi N. longispinosus .................................... 40
3.5. Tỷ lệ giới tính của nhện bắt mồi N. longispinosus .................................... 41
3.6. Tỷ lệ tăng tự nhiên của nhện bắt mồi N. longispinosus............................. 42
3.6.1. Bảng sống (life – table) của nhện bắt mồi N. longispinosus ............ 43
3.6.2. Các chỉ tiêu sinh học cơ bản của nhện bắt mồi N. longispinosus ..... 49
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 53
1. Kết luận ...................................................................................................... 53
2. Kiến nghị .................................................................................................... 54
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 55
PHỤ LỤC....................................................................................................... 60

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu/Chữ
viết tắt
λ
BVTV

Diễn giải
The finite rate of increase – Giới hạn tăng tự nhiên
(λ = antiloger)
Bảo vệ thực vật

cs

Cộng sự

CV

Coefficient of Variation – Hệ số biến thiên

DT

The Doubling Time – Thời gian nhân ñôi quần thể
(DT = ln(2)/rm)

et al.

Những người khác

IPM


Integrated Pest Management – Quản lý dịch hại tổng hợp

LSD

Least Significance Difference – Sự khác biệt nhỏ nhất có ý
nghĩa

NBM

Nhện bắt mồi

NVM

Nhện vật mồi

rm

Ro
T1, T2, T3

The intrinsic rate of natural increase – Tỷ lệ tăng tự nhiên
(rm = ∑ lx.mx.e-rx = 1)
The net reproductive rate – Hệ số nhân trong một thế hệ
(Ro = ∑ lx.mx)
Tuổi 1, tuổi 2, tuổi 3

Tc

The mean length of a generation – Thời gian của một thế hệ
tính theo tuổi của mẹ (Tc = ∑ x.lx.mx/∑ lx.mx)


TG

Thời gian

TT

Trưởng thành

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vi


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1.

Thời gian phát dục của trứng nhện bắt mồi N.
longispinosus ở các mức nhiệt ñộ 20oC, 25oC, 27,5oC,
32
30oC và 35oC (RH: 80-85%)…………………………..
Bảng 3.2. Thời gian phát dục của nhện non nhện bắt mồi N.
longispinosus ở các mức nhiệt ñộ 20oC, 25oC, 27,5oC,
33
30oC và 35oC (RH: 80-85%)…………………………
Bảng 3.3. Thời gian sống của trưởng thành cái nhện bắt mồi N.
longispinosus ở các mức nhiệt ñộ 20oC, 25oC, 27,5oC và
34
30oC (RH: 80-85%)………………………………...

Bảng 3.4. Thời gian từ khi hóa trưởng thành ñến khi ñẻ trứng của
trưởng thành cái nhện bắt mồi N. longispinosus ở các
mức nhiệt ñộ 20oC, 25oC, 27,5oC và 30oC (RH :8085%)…………………………………………………...
35
Bảng 3.5. Thời gian các pha phát triển và tuổi thọ của nhện bắt
mồi N. longispinosus ở các mức nhiệt ñộ 20oC, 25oC,
27,5oC, 30oC và 35oC (RH: 80-85%)…………………
36
Bảng 3.6. Số lượng trứng ñẻ của nhện bắt mồi N. longispinosus ở
các mức nhiệt ñộ 20oC, 25oC, 27,5oC và 30oC (RH: 8085%)………………………………………………..
37
Bảng 3.7. Tỷ lệ trứng nở (%) của nhện bắt mồi N. longispinosus ở
các mức nhiệt ñộ 20oC, 25oC, 27,5oC và 30oC (RH: 8085%)……………………………………………….
40
Bảng 3.8. Tỷ lệ giới tính của nhện bắt mồi N. longispinosus ở các
mức nhiệt ñộ 20oC, 25oC, 27,5oC và 30oC (RH: 8085%)……………………………………………….
40
Bảng 3.9. Bảng sống (life-table) của nhện bắt mồi N.
longispinosus ở nhiệt ñộ 20 ± 1oC (RH: 8085%)...............................................................................
42-43
Bảng 3.10. Bảng sống (life-table) của nhện bắt mồi N.
longispinosus ở nhiệt ñộ 25 ± 1oC (RH: 8044
85%)...............................................................................
Bảng 3.11. Bảng sống (life-table) của nhện bắt mồi N.
longispinosus ở nhiệt ñộ 27,5 ± 1oC (RH: 8085%)...............................................................................
45

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vii



Bảng 3.12. Bảng sống (life-table) của nhện bắt mồi N.
longispinosus ở nhiệt ñộ 30 ± 1oC (RH: 8085%)...............................................................................
Bảng 3.13. Các chỉ tiêu sinh học cơ bản của nhện bắt mồi N.
longispinosus ở các mức nhiệt ñộ 20oC, 25oC, 27,5oC và
30oC (RH: 80-85%)...................................................
Bảng 3.14. So sánh một số chỉ tiêu sinh học của nhện bắt mồi
N. longispinosus ở hai mức nhiệt ñộ 25oC và 30oC....

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

46

49
50

Page viii


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1. Trứng và các tuổi của nhện non nhện bắt mồi N.
longispinosus………………………………………………
Hình 3.2. Trưởng
thành
nhện
bắt
mồi
N.

longispinosus………………………………………………
Hình 3.3. Trưởng thành nhện bắt mồi N. longispinosus giao
phối………………………………………………………...
Hình 3.4. Nhịp ñiệu sinh sản của nhện bắt mồi N. longispinosus ở các
mức nhiệt ñộ 20oC, 25oC, 27,5oC và 30oC (RH: 8085%)………………………………………………………..
Hình 3.5. Tỷ lệ giới tính của nhện bắt mồi N. longispinosus ở các
mức nhiệt ñộ 20oC, 25oC, 27,5oC và 30oC (RH: 8085%)………………………………………………………..
Hình 3.6. Tỷ lệ sống sót (lx) của nhện bắt mồi N. longispinosus ở các
mức nhiệt ñộ 20oC, 25oC, 27,5oC và 30oC (RH: 8085%)………………………………………………………..
Hình 3.7. Sức sinh sản (mx) của nhện bắt mồi N. longispinosus ở các
mức nhiệt ñộ 20oC, 25oC, 27,5oC và 30oC (RH: 8085%)………………………………………………………..

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

28
29
30
39

41

47

47

Page ix


MỞ ðẦU
1. Tính cấp thiết của ñề tài

Cây có múi (bưởi, cam, quýt…) là loại cây cho hiệu quả kinh tế cao.
Chiếm gần 20% diện tích cây ăn quả của cả nước, cây có múi ñang góp phần
không nhỏ vào việc chuyển ñổi cơ cấu cây trồng ñem lại hiệu quả kinh tế cho
người nông dân. Trên thị trường tiêu dùng hiện nay, cây có múi ñứng ñầu trong
các mặt hàng hoa quả trong nước cũng như trên thế giới.
Theo Trần Xuân Dũng (2003) thì dịch hại hàng ñầu trên cây có múi là loài
nhện ñỏ cam chanh (Panonychus citri McGregor). Chúng khá nguy hiểm bởi có
kích thước rất nhỏ, khó phát hiện bằng mắt thường, khả năng sinh sản cao, vòng
ñời ngắn, có nhiều lứa, nhiều thế hệ trong một năm, sức phát triển quần thể cao,
dễ kháng thuốc. Trong vườn cây ăn quả có múi, quần thể nhện ñỏ cam chanh có
thể ñạt ở mức cao nhất khi chúng ta lạm dụng thuốc hóa học ñể diệt trừ các loài
dịch hại khác (Jamieson et al., 2005).
Việc sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) dẫn ñến việc ñể lại
tồn dư trên sản phẩm, ô nhiễm môi trường, tiêu diệt các loài thiên ñịch và khả
năng bùng phát số lượng trên cây có múi. Do ñó, chúng ta nên từng bước áp dụng
biện pháp sinh học ñể thay thế dần dần cho biện pháp sử dụng thuốc BVTV. Lợi
dụng các loài thiên ñịch của nhện ñỏ cam chanh ñể phòng trừ chúng.
Một trong những loài thiên ñịch tiềm năng của nhện ñỏ cam chanh là loài
nhện bắt mồi (NBM) Neoseiulus longispinosus Evans. Chúng là một trong số ít
loài nhện bắt mồi quan trọng thuộc họ Phytoseiidae ñược tìm thấy ở vùng có khí
hậu nóng ẩm ở ðông Nam Á. N. longispinosus ăn tất cả các giai ñoạn từ trứng
ñến trưởng thành của con mồi và ñóng vai trò quan trọng trong việc kìm hãm số
lượng loài nhện ñỏ cam chanh.
Nhiệt ñộ có ảnh hưởng rất lớn ñến sự sinh trưởng, phát triển, khả năng
sinh sản và tỷ lệ tăng tự nhiên của loài NBM này (Kasap, 2009; Nguyễn Thị
Phương Thảo và Nguyễn Thị Hồng Vân, 2013). Việc nghiên cứu ñể tìm ra một
mức nhiệt ñộ thích hợp nhất cho sự sinh trưởng, phát triển của loài NBM này là
hết sức quan trọng. Từ ñó có thể tiến hành nhân nuôi hàng loạt và ứng dụng như
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 1


tác nhân sinh học quan trọng trong phòng trừ các loài nhện nhỏ hại thực vật
(Nguyễn Văn ðĩnh, 2004) nói chung và nhện ñỏ cam chanh nói riêng ñể góp
phần tăng năng suất và chất lượng sản phẩm cây có múi và các loại cây trồng
khác.
Dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Nguyễn Văn ðĩnh, tôi tiến hành nghiên
cứu ñề tài: “ðặc ñiểm sinh học và sự gia tăng quần thể của nhện bắt mồi
Neoseiulus longispinosus Evans (Acari: Phytoseiidae) dưới ảnh hưởng của
nhiệt ñộ”.
2. Mục ñích và yêu cầu của ñề tài
2.1. Mục ñích của ñề tài
Xác ñịnh tỷ lệ gia tăng quần thể của nhện bắt mồi Neoseiulus
longispinosus ở các mức nhiệt ñộ 20oC, 25oC, 27,5oC, 30oC và 35oC, từ ñó xác
ñịnh ñược nhiệt ñộ mà tại ñó chúng có tỷ lệ gia tăng quần thể cao nhất.
2.2. Yêu cầu của ñề tài
- Mô tả các ñặc ñiểm hình thái của nhện bắt mồi N. longispinosus.
- Nghiên cứu một số ñặc ñiểm sinh học, sinh thái của nhện bắt mồi
Neoseiulus longispinosus nuôi trên nhện vật mồi là nhện ñỏ cam chanh ở các
mức nhiệt ñộ 20oC, 25oC, 27,5oC, 30oC và 35oC.
- Lập ñược bảng sống, xác ñịnh ñược tỷ lệ tăng tự nhiên (rm) của loài nhện
bắt mồi Neoseiulus longispinosus dựa trên việc nuôi sinh học cá thể nhện bắt mồi
N. longispinosus trên nhện ñỏ cam chanh ở các ñiều kiện nhiệt ñộ 20oC, 25oC,
27,5oC, 30oC và 35oC.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
Những kết quả nghiên cứu về sinh học, sinh thái học và tỷ lệ tăng tự nhiên
(rm) của loài nhện bắt mồi Neoseiulus longispinosus Evans sẽ góp phần cho việc
xây dựng cơ sở khoa học trong việc sử dụng loài nhện bắt mồi này như một biện
pháp sinh học tiềm năng trong phòng trừ các loài nhện hại thuộc họ

Tetranychidae nói chung và loài nhện ñỏ cam chanh (Panonychus citri
McGregor) nói riêng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của ñề tài
Cây có múi chiếm vị trí rất quan trọng trong cơ cấu cây ăn quả trong cả
nước. Trong những năm gần ñây, diện tích cây có múi ñang ñược mở rộng và
phát triển ở một số tỉnh trọng ñiểm của phía Bắc như Hòa Bình, Hưng Yên,
Tuyên Quang, Hà Giang…Cây ăn quả phát triển rất nhanh về diện tích lẫn cơ cấu
cây trồng và sản lượng, trong ñó, cây có múi có phần ñóng góp quan trọng. Tuy
nhiên, kèm theo ñó là một loạt những thách thức không nhỏ như sâu, bệnh hại,
hiệu quả sản xuất, sức tiêu thụ không ổn ñịnh…
Vai trò và tầm quan trọng của nhóm nhện hại cây (Phytophagous mite) ñã
ñược nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới biết ñến từ những năm 1950-1960.
Chúng gây hại ñáng kể trên nhiều loại cây trồng, một số trở thành dịch hại nguy
hiểm, gây ảnh hưởng không nhỏ tới nền sản xuất nông nghiệp. Nhiều công trình
nghiên cứu về nhện hại ñã ñề cập tới các ñặc ñiểm sinh học, ñặc tính gây hại của
từng loài, ảnh hưởng của các yếu tố môi trường ñến sự gia tăng quần
thể…(Sabelis, 1981; Helle and Sabelis, 1985; Ibrahim and Palacio, 1994;
Puspitarini, 2004; Kasap, 2009; Rahman, 2012) làm cơ sở cho các biện pháp
phòng chống ñối với chúng.
Công tác phòng chống nhện hại cây trên thế giới ngày nay ñã ñạt ñược
nhiều thành tựu to lớn. ðặc biệt là việc áp dụng biện pháp sinh học ñể thay thế
cho biện pháp sử dụng thuốc hóa học ñang từng bước phát triển ở nhiều nước
trên thế giới. Ở Việt Nam, các kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn ðĩnh

(Nguyễn Văn ðĩnh 1994, 2002, 2004, 2005, 2006) ñã góp phần hạn chế ñáng kể
thiệt hại do nhện gây ra trong thực tiễn sản xuất cây có múi ở nước ta. Tuy nhiên,
vẫn còn nhiều vấn ñề cần ñược nghiên cứu một cách hệ thống hơn, làm cơ sở cho
việc xây dựng hệ thống phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại trên cây trồng nói chung
và nhện hại trên cam quýt nói riêng, nhằm giảm bớt những tổn thất cho sản xuất
mà vẫn ñảm bảo một nền nông nghiệp sạch và bền vững.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3


1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.2.1. Những nghiên cứu về nhện hại cây trồng
Nhóm nhện hại là các ñối tượng gây hại nghiêm trọng trên nhiều loại cây
trồng ở nhiều vùng trên thế giới. Nhiều công trình nghiên cứu ñã ñề cập tới các
ñặc ñiểm sinh học, ñặc tính gây hại của từng loài và xác ñịnh thành phần các loài
nhện hại trên cây trồng khá phong phú.
Trong tổng số trên 10 họ nhện hại cây trồng thường gặp, 4 họ có các ñại
diện gây hại nặng hơn cả là Họ nhện chăng tơ Tetranychidae, Họ nhện chăng tơ
giả Tenuipalpidae, Họ nhện u sần Eriophyidae và Họ nhện trắng Tarsonemidae.
Ở vùng Bắc Mỹ, ñã phát hiện ñược 2.500 loài (Borro, 1981). Năm 1986, tại
Trung Quốc các nhà nghiên cứu ñã phát hiện và mô tả ñược hơn 900 loài. Ở Nhật
Bản, Hokeiryukan (1971) và Takeo (1986) ñã mô tả ñược 1.233 loài, thuộc 52
họ. Các dữ liệu này ñều ñược Nguyễn Văn ðĩnh dẫn năm 2004.
Những nghiên cứu về thành phần nhện hại cây trồng ñã ñược nhiều tác giả
quan tâm, chú ý. Sabelis (1981) và Helle and Sabelis (1985) ñã ñề cập ñến ñặc
tính gây hại của nhện, ảnh hưởng của các yếu tố môi trường và sức tăng quần thể
của nhện hại. Ở Châu Á (Thái Lan, Phillipines…) ñã có những bước ñầu nghiên
cứu về các loài nhện hại, các tác giả ñã phân loại ñược một số họ và giống nhện.

Một số công trình nghiên cứu không chỉ ñề cập ñến phân loại mà còn ñề cập tới
tác hại và khả năng phòng trừ nhện hại cây như cuốn “Mites injurious to
economic plants” (Jeppson et al., 1975) và cuốn “Spider mites their biology,
natural enemies and control” do Helle và Sabelis biên soạn năm 1985.
Với những thống kê sơ lược trên, chúng ta có thể thấy thành phần nhện là
tương ñối lớn và ña dạng.
Murray et al. (2013) và một số nhà côn trùng học cho rằng: Nhện hại ñược
xem là loài dịch hại thứ 2 trong nông nghiệp. Nhưng chúng thực sự trở thành ñối
tượng dịch hại quan trọng từ khi lạm dụng DDT và một số thuốc hóa học khác.
Chính khả năng sinh sản cao ñã làm cho nhện rất nhanh trở nên “trơ” với thuốc
hóa học (Jeppson et al., 1975; Cranham and Helle, 1985).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


Nhện hại cây trồng không những gây ảnh hưởng nghiêm trọng ñến năng
suất cây trồng mà chúng còn là môi giới truyền bệnh cho cây. ðặc biệt là bệnh
virus như bệnh virus Y trên khoai tây có vector truyền bệnh là nhện ñỏ
Tetranychus cinnabarinus Koch. Nhện Eriophyyes tulipae Keifer truyền bệnh
khảm lá lúa mỳ (Wheat spot mosaic). Trên cây thuốc lá, bệnh ñốm vòng, khảm
xoăn cũng có môi giới truyền bệnh là nhện nhỏ.
1.2.2. Những nghiên cứu về nhện hại cam chanh
Số lượng các loài gây hại trên cam chanh tuy ít nhưng một số loài lại có
khả năng phân bố rộng và ñã trở thành dịch hại thường xuyên ở nhiều nước. Ở
mỗi vùng khác nhau trên thế giới ñều có thành phần nhện hại khác nhau và tầm
quan trọng của mỗi loài cũng có những ñánh giá không giống nhau.
Theo Vacante (2010) có tổng cộng 104 loài nhện hại cây trồng ñược tìm
thấy trên cây cam chanh ở các vùng trên thế giới. Chúng thuộc các họ sau:

Phytoptidae Murray, Eriophyidae Nalepa, Diptilomiopidae Keifer, Tarsonemidae
Canestrini and Fanzago, Tenuipalpidae Berlese, Turkerellidae Baker and
Pritchard và Tetranychidae Donnadieu. Trong ñó, ñáng chú ý hơn cả là họ
Tetranychidae với khoảng 60 loài ñược tìm thấy trên cây cam chanh ở khắp các
vùng khác nhau trên thế giới. Trong họ này, những loài ñược coi là dịch hại
chính bao gồm: nhện cam chanh Texas (Eutetranychus banksi McGregor), nhện
ñỏ phương ðông (Eutetranychus orientalis Klein), nhện ñỏ cam chanh (P. citri),
nhện sáu chấm (Eotetranychus sexmaculatus Riley) và nhện hai chấm (T.
urticae).
Cây cam chanh là cây ký chủ ưa thích của nhiều loài dịch hại, trong ñó,
loài dịch hại chính là loài nhện ăn thực vật (Phytophagous mites) (Smith and
Pena, 2002). Tác giả cũng nhận ñịnh rằng: Có 3 loài nhện hại chính trên cây cam
chanh nhiệt ñới là: Phyllocoptruta oleivora Ashmead, Polyphagotarsonemus
latus Banks và P. citri.
Có 5 loài nhện hại nguy hiểm trên cây cam chanh ở New South Wales bao
gồm: P. citri, Tegolophus australis, P. oleivora, P. latus và Eriophyes sheldoni
(Beattie and Gellatley, 2003).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


Ở Brazil, Bobot et al. (2011) ghi nhận 3 loài nhện hại P. oleivora, P. citri
và Brevipalpus phoenicis ñược tìm thấy trong suốt quá trình ñiều tra thành phần
nhện hại trên cây cam chanh ở Amazon, phía Bắc Brazil, chiếm khoảng 44%
trong tổng số các loài nhện ăn thực vật ñược tìm thấy.
Gần ñây nhất, Rogers et al. (2014) ñã chỉ ra 4 họ nhện hại trên cây cam
chanh có tầm quan trọng trong kinh tế ở bang Florida bao gồm: hai loài nhện gỉ
sắt cam chanh thuộc họ Eriphyidae là Aculops pelekassi và P. oleivora. Ba loài
thuộc họ Tetranychidae là E. banksi, P. citri và E. sexmaculatus. Một loài trong

họ Tarsonemidae: P. latus và ba loài thuộc họ Tenuipalpidae: Brevipalpus
californicus, B. obovatus, B. phoenicis.
Ở Châu Á, cũng có rất nhiều những nghiên cứu về thành phần nhện hại
trên cây cam chanh như: Chiu et al., 1985; Hao et al.,1996; Huang and Wang,
1997; Niu et al., 2014.
Tập hợp các kết quả nghiên cứu về thành phần nhện hại cam quýt trên thế
giới, có khoảng trên 20 loài ñã ñược các tác giả ñề cập tới, trong ñó có 7-9 loài
ñược coi là gây hại nghiêm trọng hơn cả. Trong số này có loài nhện ñỏ cam
chanh (P. citri) là loài có sự phân bố rộng khắp nơi trên thế giới. Cây ký chủ của
chúng rất ña dạng bao gồm: cây có múi, ñào, mận, ñu ñủ, khế, nho, sơn trà
(Baker et al., 2008). Gần ñây, chúng còn là loài dịch hại mới ñược phát hiện trên
cây táo vào năm 2002 ở Batu, Malang, phía tây ñảo Java, Indonesia (Puspitarini
et al., 2012). Tuy nhiên, cây có múi mới là cây ký chủ ưa thích của nhện ñỏ cam
chanh (Baker et al., 2008).
1.2.2.1. Mức ñộ phát sinh, ñặc ñiểm gây hại của loài nhện ñỏ cam chanh
Nghiên cứu về cơ chế gây hại của nhện ñỏ cam chanh và nhện sáu chấm
trên cam quýt, Albrigo et al. (1981) ñã ñưa ra kết luận: Vết hại ñể lại trên cây
khác nhau tùy theo mật ñộ nhện gây hại trên ñó. Nhện ñỏ dùng kìm chích hút trên
lá ñã ảnh hưởng tới sự vận chuyển chất nguyên sinh qua màng tế bào. Trường
hợp nhện gây hại làm cho lá phồng rộp lên là do tế bào mạch rây bị vỡ. Sau ñó
vài tuần, lá bị làm hại bởi nhện khác và vết hại lan rộng ra, các tế bào phân chia
hoặc không phân chia do quá trình phục hồi của lá và sự ảnh hưởng thứ cấp từ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


ñộc tố do nhện tiết ra. Ảnh hưởng gây hại của ñộc tố ñã tác ñộng làm giảm quang
hợp, biến ñổi CO2, H2O là nguyên nhân phá vỡ floem phồng giữa lá do tế bào
phân chia. Khi bị hại nặng, một phần lá có thể bị rụng, cây có thể bị chết.

Theo McMurtry et al. (1970), nhện ñỏ P. citri gây hại ở tất cả các vùng
trồng cam chanh trên thế giới. Ở Mỹ, chúng ñược xếp vào loài dịch hại phổ biến
trên cây có múi ở những vùng cận nhiệt ñới thuộc bang Florida, California và
Texas (Pratt and Croft, 1998). Nhện gây hại trên lá, làm cho lá chuyển màu trắng
bạc hay vàng. Chúng có cả ở 2 mặt lá nhưng mặt trên bị hại nhiều hơn (Jeppson
et al., 1975). Trên quả, nhện gây hại tạo ra những vết ñốm màu nhạt. Khi bị hại
nặng, một phần lá và quả có thể bị rụng, cây có thể bị chết (Dan et al., 1997).
Loài nhện hại này xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới: Tây Âu, Thổ Nhĩ Kỳ,
Nam Phi, Ấn ðộ, Chile, Pêru, Úc...nơi có mặt các loài cây thuộc giống cam chanh
Citrus. Tác hại nghiêm trọng của nhện ñỏ P. citri ñã ñược ghi nhận ở hầu hết các
vùng trồng cam chanh trên thế giới như California, Florida, Texaz (Mỹ), Nam
Phi, vùng Nam Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn ðộ (Jeppson et al.,
1975). Ở các nước khác như Tây Ban Nha, Ý, Úc, Hàn Quốc, ðài Loan, vai trò
gây hại nghiêm trọng của nhện ñỏ P. citri trên cam chanh ñã ñược nhiều tác giả
ñánh giá (Duso, 1997; Soo and Chin, 1998).
1.2.2.2. Những nghiên cứu về sinh học, sinh thái học của loài nhện ñỏ cam
chanh
Nhện ñỏ P. citri thuộc Họ nhện chăng tơ Tetranychidae có cơ thể màu ñỏ,
có nhiều lông cứng dài phân bố ở trên lưng. Các lông cứng mọc từ u lông. Trứng
hình cầu hơi dẹt và có cuống dài trông giống củ hành tây. Trong quá trình phát
triển của nhện có các pha trứng, nhện tuổi 1, tuổi 2, tuổi 3 và trưởng thành.
Giống như các loài côn trùng nói chung, nhện ñỏ cam chanh cũng chịu
ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường. Và một trong những yếu tố ảnh hưởng rõ
rệt nhất ñến chúng là nhiệt ñộ.
Nhiệt ñộ có ảnh hưởng rất lớn ñến thời gian phát triển và khả năng sinh
sản của nhện ñỏ cam chanh (P. citri). Ở các nhiệt ñộ khác nhau loài P. citri có
thời gian phát triển khác nhau. Cụ thể tổng thời gian phát triển của chúng ở các
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7



nhiệt ñộ 15oC, 20oC, 25oC, 30oC lần lượt là 37,2 ngày; 16,6 ngày; 12,2 ngày; 9,8
ngày và 9,0 ngày. Tổng số trứng ñẻ và số lượng trứng ñẻ mỗi ngày cao nhất ở
25oC (25,6 và 2,1 quả), sau ñó ñến 20oC (22,1 và 1,8 quả) và cuối cùng là ở 30oC
(16,6 và 1,7 quả) (Kasap, 2009).
Theo kết quả nghiên cứu của Hua (1994) về loài nhện ñỏ P. citri thì
ngưỡng phát dục của trứng là 9oC, nhện non tuổi 1 là 10oC, nhện non tuổi 2 là
7oC và trưởng thành là 9,8oC. Nhiệt ñộ từ 20-25oC là nhiệt ñộ thích hợp nhất cho
sự phát triển các pha. Tỷ lệ giới tính cũng khác nhau phụ thuộc vào nhiệt ñộ, tỷ lệ
nhện cái cao nhất ở 25oC và nhiệt ñộ này cũng là nhiệt ñộ thích hợp nhất cho sự
ñẻ trứng của nhện.
Karaca (1994) ñã nghiên cứu về thời gian các giai ñoạn phát triển và vòng
ñời của con cái loài nhện ñỏ cam chanh (P.citri) trong ñiều kiện phòng thí
nghiệm ở 26 ± 1oC, ẩm ñộ 60 ± 5% với thức ăn là lá cây cam. Kết quả cho thấy:
Tổng thời gian trung bình từ giai ñoạn trứng ñến trưởng thành là 11,2 ngày. Tổng
thời gian trung bình ở giai ñoạn trứng và các tuổi (1, 2, 3) tương ứng là 5,5 ngày
và 5,7 ngày. Con cái trưởng thành thời gian sống trung bình là 11,6 ngày. Trong
ñó, thời gian trước ñẻ trứng, ñẻ trứng và sau ñẻ trứng trung bình lần lượt là 2,2
ngày; 8,9 ngày và 0,5 ngày. Trong suốt vòng ñời con cái ñẻ trung bình 35,4 quả
trứng. Từ những kết quả nghiên cứu ñó, tác giả ñã thiết lập ñược bảng sống của
loài nhện ñỏ cam chanh.
Nhìn chung, khi nhiệt ñộ quá thấp hoặc quá cao, mưa rào, ñộ ẩm cao trong
thời gian dài và mật ñộ của thiên ñịch tăng cao là những yếu tố hạn chế sự phát
triển của quần thể nhện ñỏ cam chanh.
1.2.2.3. Biện pháp quản lý loài nhện ñỏ cam chanh
Trước ñây, việc sử dụng thuốc hóa học ñược xem như biện pháp hàng ñầu
hữu hiệu trong phòng chống loài nhện ñỏ cam chanh. Khởi ñầu là việc sử dụng
những loại thuốc chứa lưu huỳnh từ những năm 1920 (Jeppson et al., 1975). Tuy
ít gây ñộc hại với con người nhưng thuốc có ñặc ñiểm là tiêu diệt các loài thiên

ñịch và ñộng vật có ích. Cùng với ñó, dầu khoáng cũng ñược sử dụng ñể trừ nhện
hại…Sau này, từ khoảng năm 1939, việc ra ñời những hợp chất trừ sâu hữu cơ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8


tổng hợp ñã khắc phục ñược những nhược ñiểm của nhóm thuốc chứa lưu huỳnh.
Chúng cho hiệu quả rất nhanh, ít gây hại cho cây trồng và không phải phụ thuộc
quá nhiều vào ñiều kiện thời tiết.
Sau những năm 70, hàng loạt các loại thuốc trừ sâu mới ra ñời và thịnh
hành như: Nhóm hợp chất Pyrethroid, Formamidin, Dinitrofenol, những loại
thuốc trừ nhện có tác ñộng chậm, ít ñộc hại và có tính chọn lọc cao. Những loại
thuốc trừ nhện ñặc hiệu như Fenpropathrin, Propargite, Benzximat, Clofentezine,
Tebufenpyrat, Fenpyroxymate, Brompropylate, Hexythiazox ñã ñược ñưa vào sử
dụng rộng rãi ở ðài Loan, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Italy, Nam Tư, Cuba (Gao
et al., 1990; Radonjic et al., 2000).
Nhiều nghiên cứu của một số tác giả ñã chỉ ra hiệu quả của việc sử dụng
thuốc hóa học trong phòng trừ nhện ñỏ P. citri và ít ảnh hưởng tới thiên ñịch.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu ñiểm nổi trội của thuốc hóa học thì nhược ñiểm
của chúng cũng ñược phát hiện ngày càng nhiều. Khi sử dụng thuốc hóa học liên
tục, không ñúng thuốc, không ñúng kỹ thuật sẽ tiêu diệt thiên ñịch của nhện gây
hại và ñể lại dư lượng trong nông sản, gây ñộc hại cho người và ñộng vật máu
nóng. Tính kháng thuốc của nhện ñỏ cam chanh ñã ñược nhiều tác giả ñề cập ñến
và khuyến cáo không nên lạm dụng thuốc hóa học trong phòng trừ dịch hại
(Jeppson et al., 1975; Lenteren and Woets, 1988; Yang et al., 1999; Murray et
al., 2013). Cần thay thế dần dần việc sử dụng thuốc hóa học bằng biện pháp sinh
học ñể giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường, dư lượng trong nông sản, bảo vệ các
loài thiên ñịch…
Từ năm 1960 trở lại ñây, việc nghiên cứu, áp dụng biện pháp sinh học và

phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) ñã ñược ñẩy mạnh trên nhiều loại cây trồng ở
khắp các nước trên thế giới nói chung và trên cam chanh nói riêng. Và ñã thu
ñược nhiều kết quả khả quan (McMurtry et al., 1970; Sabelis, 1981; Helle and
Sabelis, 1985; Chiu et al., 1985; Yasnosh, 1986; Lenteren and Woets, 1988; Hao
et al., 1996; Fadamiro et al., 2013; Niu et al., 2014).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9


Biện pháp sinh học ñược xem là một thành phần nền tảng của IPM trên
cây cam chanh. Tại Queensland, Australia sự “tiếp cận” IPM lần ñầu tiên ñược
bắt ñầu ở một vườn cây cam chanh vào năm 1978 và ñến nay có ñến hơn 95% áp
dụng IPM trong các loại cây trồng (Papacek, 2011).
McMurtry et al. (1970) cho rằng virus gây bệnh và nấm Entomopthora có
vai trò quan trọng trong khống chế quần thể nhện ñỏ P. citri ngoài tự nhiên,
nhưng những nghiên cứu sử dụng hai loại vi sinh vật này còn rất hạn chế. Một số
tác giả cũng ñã ñưa ra kết quả của việc phòng trừ nhện hại bằng việc sử dụng
nhện bắt mồi và côn trùng bắt mồi trong phòng trừ sinh học (Sabelis, 1981;
Wysoki, 1985; Lenteren and Woets, 1988).
Các loài thiên ñịch ñóng vai trò rất quan trọng trong ñiều hòa số lượng các
loài nhện hại ngoài tự nhiên. Thiên ñịch của họ Tetranychidae bao gồm: virus,
nấm (Ascomycota, Clavicipitaceae, Entomophthoraceae, Exobasidiomycetidae,
Neozygitaceae),

côn

trùng


(Aeolothripidae,

Anthocoridae,

Chrysopidae,

Coccinellidae, Coniopterygidae, Endomychidae, Reduviidae, Staphylinidae) và
nhện thiên ñịch (Ascidae, Bdellidae, Cheyletidae, Cunaxidae, Phytoseiidae,
Smaridiidae, Stigmaeidae, Tydeidae) (Vacante, 2010). Những ñại diện của các
nhóm thiên ñịch này ñều có mặt trên cam quýt (Helle and Sabelis, 1985). Theo
McMurtry et al. (1970), thành phần côn trùng và nhện thiên ñịch của nhện hại
khá phong phú, nhưng những loài ñược tìm thấy có vai trò quan trọng trong biện
pháp sinh học không nhiều. Danh mục các loài thiên ñịch của nhện hại cam quýt
ñã ñược công bố ở nhiều nước trên thế giới. Ở mỗi nước, thành phần và tầm quan
trọng của các loài thiên ñịch cũng khác nhau. Trong chương trình phòng trừ tổng
hợp dịch hại (IPM) trên cam quýt của mỗi nước ñều có nêu lên danh sách những
loài thiên ñịch cần ñược bảo vệ, duy trì và phát triển.
Tuy nhiên, việc nhân nuôi hàng loạt và thả các loài thiên ñịch trên cam
quýt còn nhiều hạn chế. Hướng ñi này cần ñược quan tâm và nghiên cứu nhiều
hơn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10


1.2.3. Những nghiên cứu về nhện bắt mồi N. longispinosus và ứng dụng
trong phòng trừ các loài nhện gây hại
Thành phần kẻ thù tự nhiên của nhện hại rất phong phú, chúng ñược ñánh
giá cao trong công tác phòng trừ dịch hại tổng hợp. Kẻ thù tự nhiên của nhện hại

cây bao gồm các nhóm chính sau: vi sinh vật, côn trùng và nhện bắt mồi.
Nhện bắt mồi thuộc bộ Ve bét, thường gặp gồm 3 họ chính: họ
Phytoseiidae, họ Stigmaeidae và họ Anystidae, Cheyletidae, Erythraeidae. ðây là
nhóm kẻ thù tự nhiên quan trọng của nhện hại (Nguyễn Văn ðĩnh, 2006).
Chazeau (1985) ñã mô phỏng hệ thống hóa phân loại họ Phytoseiidae và
ghi nhận các sự kiện lịch sử trong việc ñiều tra, ñịnh loại 20 loài quan trọng có
thể sử dụng trong phòng chống nhện hại. Trong ñó, hai loài nhện bắt mồi thuộc
họ Phytoseiidae là Amblyseius sp. và Phytoseiulus sp. có tính chuyên hóa cao ñối
với nhóm nhện hại cây trồng.
Trên thế giới có khá nhiều những nghiên cứu về ñặc ñiểm sinh học, sinh
thái cũng như ảnh hưởng của ñiều kiện môi trường ñến sự phát triển của NBM N.
longispinosus (Acari: Phytoseiidae), từ ñó nghiên cứu phương pháp nhân nuôi
rộng rãi và ứng dụng chúng trong phòng trừ các loài nhện gây hại trên cây trồng.
Một số tác giả ñã ñưa ra kết quả của việc phòng trừ nhện hại bằng việc sử dụng
nhện bắt mồi và côn trùng bắt mồi trong phòng trừ sinh học (Sabelis, 1981;
Ibrahim and Rahman, 1997; Zhang et al., 1999).
Ở Nam Phi, loài Amblyseius newsami Evans là loài thiên ñịch quan trọng
nhất ñối với nhện hại P. citri. Qua ñiều tra cho thấy mật ñộ nhện hại phát triển
theo mùa, mùa hè khi nhiệt ñộ cao, thành phần nhện hại rất phong phú nhưng do
sự có mặt của nhện bắt mồi này mà loài nhện hại P. citri chỉ gây hại ở dưới
ngưỡng gây hại kinh tế. Một thí nghiệm của Rubin và Nakash (1982) sau khi thả
nhện bắt mồi 35 ngày thì tỷ lệ nhện hại giảm từ 31% xuống còn 3,2% (Dẫn theo
Wysoki, 1985).
Lababidi (1989) ñã nghiên cứu về quá trình phát triển, tuổi thọ, khả năng
sinh sản và tỷ lệ giới tính của loài nhện bắt mồi A. longispinosus ở các nhiệt ñộ
khác nhau với loài T. cinnabarinus làm con mồi. Khi thay ñổi nhiệt ñộ ñã
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11



không ảnh hưởng nhiều ñến các giai ñoạn phát triển, trong việc so sánh với
nhiệt ñộ tối ưu nhất. Tại mức nhiệt ñộ luân phiên 33/23°C thời gian trung bình
của vòng ñời từ trứng tới trưởng thành dài hơn rõ rệt với 5,0 và 4,4 ngày cho con
cái và con ñực loài A. longispinosus so với sự luân phiên nhiệt ñộ ở mức 30/20°C
với 4,2 và 4,1 cho con cái và con ñực, tương ứng. Ở nhiệt ñộ cố ñịnh 25oC giai
ñoạn trứng là dài nhất trong suốt thời kỳ phát triển và cần trung bình là 2,2 ngày.
Con cái và con ñực loài A. longispinosus ở trong giai ñoạn nhện non tuổi 1 trong
0,5 và 0,6 ngày. Còn giai ñoạn tuổi 2 và tuổi 3 kéo dài trong 0,7 và 1,1 ngày cho
con cái và 0,7 ngày cho con ñực, tương ứng. Tại tất cả các mức nhiệt ñộ sự phát
triển của con cái cần thời gian dài hơn của con ñực. Tuổi thọ của con trưởng
thành A. longispinosus có thể thay ñổi, ñược thí nghiệm ở các mức nhiệt ñộ: Ở
25oC con cái sống ñược 33,1 ngày, ở 30/20oC trong 30,6 ngày và tại 33/23°C
trong 29,9 ngày. Ở 25oC con cái của loài A. longispinosus sinh sản thế con cháu
ñược trung bình 48,8 trứng và trung bình suốt chu kỳ ñẻ trứng là 21 ngày; ở mức
30/20°C và 33/23°C trung bình số trứng ñược ñẻ là 49,1 và 48,2 trong suốt thời
kỳ ñẻ trứng là 20 ngày. Nhiệt ñộ không ảnh hưởng ñến tỷ lệ giới tính của nhện
bắt mồi, và 70% nhện trở thành nhện cái ở tất cả các mức nhiệt ñộ.
ðặc ñiểm sinh học và bảng sống của loài nhện bắt mồi A. longispinosus
với thức ăn là loài nhện hại Tetranychus kanzawai Kishida sống trên cây ñậu ñen
ñã ñược Puspitarini (2004) tiến hành trong phòng thí nghiệm sinh thái ở mức
nhiệt ñộ 28oC và ẩm ñộ 85%. Quá trình nhân nuôi và các công thức thí nghiệm
sử dụng ñĩa petri bông thấm nước luôn ñược giữ ẩm. Trên bông thấm nước ñặt
miếng lá của cây có múi hoặc lá ñậu ñen có nhện hại, sau ñó lấy trứng của loài
nhện bắt mồi A. longispinosus thả vào. Quan sát 3 tiếng một lần ñể biết ñược giai
ñoạn phát triển trước trưởng thành. Giá trị tham số về số lượng của A.
longispinosus ñược biết qua sự theo dõi 100 trứng ñến trưởng thành, ñẻ trứng và
số lượng sống sót. Kết quả ngiên cứu này cho thấy: Giai ñoạn phát triển trước
trưởng thành là 4,78 ngày; tuổi thọ của trưởng thành cái là 15,42 ngày; số trứng
của mỗi con cái là 25,90 trứng. Về bảng sống: Tỷ lệ gia tăng rm = 0,255; thời


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12


gian của một thế hệ T = 4,12; tỷ lệ giới hạn gia tăng λ = 1,29; tỷ lệ nhân lên của
một thế hệ Ro = 15,17; giá trị tái sinh sản RVx = 56,66.
Ở Trung Quốc, loài nhện bắt mồi A. longispinosus ñã ñược sử dụng trong
biện pháp sinh học có triển vọng ñối với loài nhện hại tre trúc Schizotetranychus
nanjigensis. Các thí nghiệm về phản ứng chức năng ở sáu nhiệt ñộ khác nhau cho
thấy rằng thời gian chọn lựa thức ăn (Th) nói chung là giảm khi nhiệt ñộ giảm.
Trái lại, tỷ lệ tấn công thành công vật mồi (a) lại tăng khi nhiệt ñộ tăng. Xét giá
trị a/Th, A. longispinosus có hiệu quả nhất chống lại loài nhện hại tre trúc S.
nanjigensis ở nhiệt ñộ: 30-35oC, hiệu quả giảm một nửa ở mức nhiệt ñộ 20oC và
25oC, và thực hiện tấn công con mồi kém ở nhiệt ñộ 10oC - 15oC. Tỷ lệ sinh sản
tăng tuyến tính với mật ñộ con mồi (Zhang et al., 1999).
Ibrahim and Rahman (1997) so sánh con cái chưa ñẻ trứng và con cái ñã
ñẻ trứng của loài A. longispinosus trên tập ñoàn nhện hại T. urticae, trong 24 giờ
con cái ñã ñẻ trứng phàm ăn hơn con cái chưa ñẻ trứng. Con cái chưa ñẻ trứng
tiêu thụ số trứng trung bình cao nhất trong 24 giờ là 16,7 và con cái ñã ñẻ trứng
là 33,3. Trong 24 giờ con cái chưa ñẻ trứng cũng tiêu thụ nhện hại non 17 con,
con cái ñã ñẻ trứng tiêu thụ 27,8 con. Tuy nhiên với con mồi trưởng thành,
những con nhện bắt mồi ñạt ñến sự thỏa mãn ở mức mật ñộ thấp hơn là khoảng 5
ñến 10 con trưởng thành cho mỗi con cái.
Cùng nghiên cứu nhện bắt mồi A. longispinosus trên nhện ñỏ hai chấm T.
urticae, con cái chưa trưởng thành tiêu thụ trứng của con mồi là 7,9 trứng/ngày,
con ñực tiêu thụ là 6,4 trứng/ngày. Giữa các giới tính của nhện bắt mồi tuổi 3 có
sự khác nhau về sự tiêu thụ trứng nhện hại: con cái tiêu thụ trung bình 4,0 ± 0,2
trứng/ngày, con ñực tiêu thụ 2,9 ± 0,3 trứng/ngày (Ibrahim and Palacio, 1994).

Trên loài nhện ñỏ hai chấm T. urticae hại ñậu xanh, loài N. longispinosus
tiêu thụ tối ña 30 con mồi/con cái/ngày, con cái ñã ñẻ trứng mỗi ngày tiêu thụ
trứng nhện hại là 17,2 ± 1,07; nhện tuổi 1 là 16,8 ± 1,27 con và các tuổi còn lại là
13,8 ± 1,12 con. Tỷ lệ tiêu thụ này ở mật ñộ con mồi 30-50 con. Số trứng ñược
ñẻ tối ña bởi mỗi con cái/ngày là 4,4 ± 0,91 trứng; 4,2 ± 0,84 trứng hoặc 3,8 ±
0,76 trứng, khi cho con nhện bắt mồi ăn 30 trứng, 40 con nhện tuổi 1 hoặc 40 con
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 13


nhện tuổi khác. Mặt khác, nhện bắt mồi khi ăn con ñực nhện ñỏ hai chấm ñẻ 2,6
± 0,68 trứng và ăn con cái ñẻ 2,8 ± 0,63 trứng. Tỷ lệ vật bắt mồi với con mồi ở
các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm, nhà lưới và ngoài ñồng ruộng lần lượt là
1:33, 1:25 và 1:25 (Nguyen, 2009).
Từ các nghiên cứu trên cho thấy nhện bắt mồi N. longispinosus là loài
thiên ñịch rất tiềm năng ñối với nhiều loài nhện hại cây trồng thuộc họ
Tetranychidae. Việc nghiên cứu quy trình nhân nuôi mang tính công nghiệp và
sử dụng một cách hiệu quả trong phòng chống nhện hại cây trồng là cần thiết.
1.3. Tình hình nghiên cứu trong nước
1.3.1. Những nghiên cứu về nhện hại cây trồng
Nhện nhỏ hại cây trồng ñã xuất hiện và gây hại ñáng kể từ những năm 50
của thế kỷ trước ở nước ta. Khi thâm canh cao, trồng thuần cây bông, chè, cam
chanh, ñậu ñỗ, sắn…Nhện hại từ những loài thứ yếu trở thành phổ biến và trong
những trường hợp trở thành loài nguy hiểm nhất (Nguyễn Văn ðĩnh, 1994).
Nhện hại cây dinh dưỡng bằng cách dùng kìm chích vào mô cây, tiết nước
bọt vào trong ñó và nhờ sức căng bề mặt dịch cây trào ra vết chích, bơm hút phía
sau kìm hút dịch cây vào ống tiêu hóa. Vết chích to hay nhỏ, sâu hay nông phụ
thuộc vào ñộ lớn của kìm và tập tính dinh dưỡng của từng loài. Vết thương cơ
giới do nhện gây ra tuy nhỏ nhưng làm cây bị mất nước và bị héo, quá trình dinh

dưỡng bị xáo trộn. Khi nhiều vết thương liền kề nhau, mô lá hoặc mô cây bị biến
màu, ña số chuyển sang màu trắng nhạt hơi vàng hoặc hơi nâu rồi chết. Vết
thương do kìm ñể lại là nơi các loại bệnh dễ dàng xâm nhập (Nguyễn Văn ðĩnh,
2002).
Nguyễn Thị Kim Oanh (2003) ñã nghiên cứu về loài nhện ñỏ son T.
cinnabarinus gây hại trên hoa hồng tại Hà Nội. Chúng có thời gian phát triển các
pha ở 25oC dài hơn ở 30oC và thường gây hại nặng vào tháng 3, tháng 4.
Nhiều năm gần ñây, loài nhện ñỏ hai chấm T. urticae phát triển rất mạnh
mẽ (cứ một con cái ñẻ trung bình 200 quả trứng, tỷ lệ trứng nở có thể ñạt tới
90%) và ở ñiều kiện thuận lợi thì sự gây hại của chúng trên sắn, bông, ñậu ñỗ...
rất ñáng kể (Nguyễn Văn ðĩnh, 2005).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 14


Nhện ñỏ hai chấm T. urticae gây hại trên cây hoa hồng ñã ñược Nguyễn
Thị Chắt và Bùi Thanh Tùng (2005) nghiên cứu về ñặc ñiểm hình thái, sinh học
và mức ñộ gây hại. Kết quả cho thấy thành trùng nhện ñỏ hai chấm T. urticae
trên hoa hồng có kích thước nhỏ khoảng 0,41 x 0,23 mm với con cái và 0,29 x
0,14 mm con ñực, màu vàng hơi xanh, hai bên sườn có 2 ñốm nâu lớn. Vòng
ñời nhện ñỏ hai chấm T. urticae trải qua các giai ñoạn trứng, ấu trùng tuổi 1
(nymph), ấu trùng tuổi 2 (protonymph), ấu trùng tuổi 3 (deutonymph) và thành
trùng. Vòng ñời kéo dài 273,27 giờ (tương ñương 11 ngày và 9 giờ). Một nhện
cái trên hoa hồng có thể ñẻ từ 10-91 trứng. Nhện ñỏ hai chấm T. urticae này
gây hại trên 3 giống hoa hồng: Hà Lan ñỏ, Hà Lan vàng và Kiss thủy tinh. Tỷ lệ
lá hồng bị nhện gây hại trung bình là 19,2-29,3%, mật ñộ nhện trung bình trên
hoa hồng 0,8-4,0 con/lá kép, trong ñó, chúng gây hại nặng nhất trên hoa hồng
Hà Lan ñỏ.
Trên cây bông, có 6 loài nhện nhỏ hại cây bông vụ ðông – Xuân tại Nam

Trung Bộ. Trong ñó, loài T. urticae gây hại bông phổ biến nhất (Mai Văn Hào,
2010). Và cùng kết quả nghiên cứu cũng cho thấy: Trong phòng thí nghiệm
(26,78 – 28,95oC; 69,90 – 72,38%), loài T. urticae sống trên giống bông VN15
có vòng ñời là 10,07 – 11,15 ngày. Nhện trưởng thành cái sống 12,72 – 18,75
ngày, ñẻ 35,13 – 56,13 quả trứng, tỷ lệ trứng nở 80,94 – 93,83% và nhện cái
chiếm 90,72 – 91,77% số cá thể. Tỷ lệ tăng tự nhiên (r), hệ số nhân một thế hệ
(Ro), thời gian một thế hệ (Tc) và giới hạn gia tăng tự nhiên (λ) của loài T. urticae
tương ứng là 0,251 – 0,269; 28,91 – 44,20; 13,37 – 16,67 và 1,285 – 1,309.
Các nghiên cứu về ñặc tính gây hại của một số loài nhện hại cây trồng ñược
Nguyễn Văn ðĩnh trình bày khá chi tiết và rõ ràng trong nhiều tài liệu khác nhau
(Nguyễn Văn ðĩnh, 1991, 1994, 2002, 2004) . Những nghiên cứu này góp phần
ñáng kể trong công tác phòng trừ nhện hại cây trồng.
1.3.2. Những nghiên cứu về nhện hại cam chanh
Những nghiên cứu về thành phần nhện hại cây trồng nói chung và nhện
hại cam chanh nói riêng ở nước ta ñến nay chưa nhiều. Công trình nghiên cứu
tương ñối chi tiết về nhện hại cây trồng ñầu tiên ở Việt Nam là của Nguyễn Văn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 15


ðĩnh. Tác giả ñã ghi nhận có 6 loài nhện hại trên cam quýt ở Hà Nội và vùng phụ
cận là: Nhện ñỏ cam chanh P. citri, nhện ñỏ son T. cinnabarinus, nhện rám vàng
P. oleivora, nhện trắng P.latus, nhện sọc trắng Calacarus citrifolli Geijkes và
nhện dẹt ñỏ tươi Brevipalpus sp.
Trên cam quýt, Vũ Khắc Nhượng (1993) ñã xác ñịnh có hai loài nhện hại
thường xuyên xuất hiện với mật ñộ cao và gây hại nặng là P. citri và P. latus.
Loài nhện ñỏ cam chanh P. citri ñược coi là một trong 4 loài sâu hại cam chanh
quan trọng ở tỉnh Hà Giang (Trần Thị Bình, 2002). Cây bưởi gốc ghép trong
vườn khi bị nhện ñỏ P. citri gây hại nặng thì chúng không phát triển bình thường,

vườn bưởi có màu trắng bạc, chiều cao cây bưởi con giảm tới 30% (Nguyễn Văn
ðĩnh, 1991).
Kết quả nghiên cứu, ñiều tra về thành phần nhện nhỏ hại cam chanh ở khu
vực ngoại thành Hà Nội cho thấy có 6 loài nhện nhỏ hại cam chanh ñược tìm
thấy bao gồm: Nhện ñỏ cam chanh (P. citri), nhện rám vàng (P. oleivora), nhện
trắng (P. latus), nhện ñỏ son (T. cinnabarinus), nhện dẹt (Brevipalpus sp.) và
nhện ngọc ñỏ (Tetranychus sp.). 2 loài có mặt thường xuyên và gây hại nghiêm
trọng là nhện ñỏ và nhện rám vàng. Nhện ñỏ gây hại chủ yếu trên lá, còn nhện
rám vàng gây hại chủ yếu trên quả. ðồng thời nhện ñỏ là ñối tượng luôn phát
sinh với mật ñộ quần thể cao hơn hẳn so với các loài nhện hại khác, chúng gây
hại nghiêm trọng và thường xuyên ở tất cả các giai ñoạn sinh trưởng của cây
trong năm và trong suốt chu kỳ phát triển của cây từ giai ñoạn vườn ươm, vườn
kiến thiết cơ bản ñến vườn kinh doanh (Nguyễn Thị Thủy, 2003).
Trần Xuân Dũng (2003) ñã công bố thành phần nhện hại trên cây có múi ở
vùng ñồi núi Hòa Bình gồm có: Nhện ñỏ cam chanh (P. citri), nhện ñỏ son (T.
cinnabarinus), nhện xanh (E. banksi ), nhện ngọc ñỏ (Tetranychus sp.), nhện dẹt
ñỏ tươi (Brevipalpus phoenicis Geijkes), nhện rám vàng (P. oleivora), và nhện
trắng (P. latus). Các loài nhện hại này xuất hiện ở các mức ñộ khác nhau, nhện
ñỏ cam chanh và nhện rám vàng xuất hiện với mức ñộ phổ biến là trên 40%,
nhện xanh và nhện dẹt ñỏ tươi xuất hiện ở mức trung bình là từ 10 - 40%, và ba
loài: nhện ñỏ son, nhện ngọc ñỏ, nhện trắng xuất hiện với mức ñộ thấp dưới 10%.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 16


Cả hai nghiên cứu của Nguyễn Thị Thủy (2003) và Trần Xuân Dũng (2003)
ñều cho rằng nhện ñỏ cam chanh (P. citri) và nhện rám vàng (P. oleivora) là hai
loài ñược xếp vào danh sách dịch hại hàng ñầu trên cây có múi cần ñược quan tâm.
Với mức ñộ phổ biến trên 40%. Chúng gây hại trên các cây trồng như cam, quýt,

bưởi, chanh...Cây trong giai ñoạn vườn ươm và giai ñoạn nhỏ tuổi bị hại nặng hơn
giai ñoạn khác.
Vòng ñời của nhện rám vàng rất ngắn, trong ñiều kiện nhiệt ñộ 23,6-29,1oC
và ẩm ñộ 83,6-84,2oC vòng ñời của nhện là 7,6-12,4 ngày. Thời gian pha trứng là
3,4 - 4,3 ngày, ấu trùng T1 là 2,1 - 3,6 ngày, T2 là 1,4 - 3,4 ngày và trưởng thành
trước ñẻ trứng là 0,5 - 1,1 ngày (Trần Xuân Dũng, 2003).
Nhện trưởng thành và nhện non của nhện ñỏ cam chanh sống ở mặt trên của
lá, dùng miệng chích hút dịch lá, tạo nên các vết châm nhỏ li ti màu trắng. Khi mật
ñộ cao chúng có mặt cả trên quả, cành bánh tẻ. Khi cây bị hại nặng, toàn bộ lá và
quả có màu trắng hơi vàng, lá bị rụng. Sự phát triển của cây bị ñình trệ.
Trưởng thành cái nhện ñỏ cam chanh có hình ovan màu ñỏ sẫm (0,40 x 0,215
mm). Lông trên lưng dài mọc trên u lông. Con ñực có cơ thể nhỏ hơn (0,30 x 0,135
mm) nhưng chân dài hơn. Trứng hình cầu hơi dẹt, ở giữa trứng có cuống, phía trên
ñỉnh có vài sợi lông. Trứng thường ñược ñẻ ở gần gân chính của mặt trên lá.
Nhiệt ñộ thích hợp cho sự phát triển của chúng là 25oC. Nhiệt ñộ trên 3540oC là không thích hợp. Mưa nặng hạt kèm theo gió to có thể rửa trôi nhện hại.
Thời gian các pha phát triển của nhện ñỏ hại cam chanh ở nhiệt ñộ 30oC ngắn hơn ở
nhiệt ñộ 25oC.
Nhện ñỏ cam chanh có sức ñẻ trứng và tỷ lệ sống ở 25oC cao hơn ở 30oC. Ở
30oC nhện bắt ñầu ñẻ trứng sớm hơn, số lượng trứng ñẻ trong ngày cao hơn nhưng
nhanh chóng kết thúc giai ñoạn ñẻ trứng. Do có vòng ñời ngắn hơn và lại ñẻ tập
trung nên tuy sức sinh sản thấp hơn ở 25oC nhưng lại có tỷ lệ tăng tự nhiên cao hơn
ở 30oC.
Ở nhiệt ñộ 21,8oC (ẩm ñộ 84,1%) vòng ñời của nhện ñỏ cam chanh là 13,1
ngày và thời gian sống của trưởng thành cái là 15,4 ngày. Tương tự ở hai nhiệt ñộ
29,8 oC (ẩm ñộ 83,1%) và 26,4 oC (ẩm ñộ 84,5%) thì thời gian sống của trưởng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 17



thành cái là 11,3 ngày; 14,2 ngày và vòng ñời lần lượt là 8.2 ngày và 11,2 ngày
(Trần Xuân Dũng, 2003).
Theo Nguyễn Văn ðĩnh (1994), trong ñiều kiện nhiệt ñộ 25oC, nhện ñỏ
cam chanh P. citri có vòng ñời ngắn, quá trình sinh trưởng là 11,87 ngày. Khi
tăng nhiệt ñộ lên 30oC chu kỳ sinh trưởng rút ngắn lại, chỉ còn khoảng 8,44 ngày.
Hệ số nhân trong một thế hệ khá cao: 38,67 ở 30oC và 23,99 ở 25oC. Tỷ lệ tăng tự
nhiên là r = 0,311 ở 30oC, r = 0,288 ở 25oC. Thời gian trứng là: 3,4 và 5,58 (ngày) ở
nhiệt ñộ tương ứng 30oC và 25oC, ẩm ñộ 84%. Thời gian phát triển của ấu trùng tuổi
1 tương ứng ở hai mức nhiệt ñộ 25oC và 30oC là 1,66 và 1,27 ngày, tuổi 2 là 1,42 và
0,77 ngày. Thời gian của pha trưởng thành chỉ kéo dài 1,45 và 1,52 ngày ở hai mức
nhiệt ñộ 25oC và 30oC.
Thành phần thiên ñịch của nhện hại cam quýt tại vùng ñồi núi Hòa Bình
trong thời gian 1998-2001 bao gồm các loài: Chuồn chuồn cỏ (Chrysopa sp.), bọ
rùa ñen nhỏ (Stethorus punctillum), bọ rùa ñen hai chấm (Stethorus sp.), bọ trĩ
(Scolothrips sp.), bọ cánh ngắn (Oligota sp.), hai loài nhện bắt mồi (Phytoseiulus sp.
và Amblyseius sp.), nhện nhỏ bắt mồi chưa xác ñịnh. Trong các loài thiên ñịch trên thì
có 4 loài có tính chuyên tính cao (chỉ ăn nhóm nhện) là: bọ rùa ñen nhỏ (Stethorus
punctillum), bọ rùa ñen hai chấm (Stethorus sp.), hai loài nhện bắt mồi (Phytoseiulus
sp. và Amblyseius sp.). Các loài còn lại là những loài ăn tạp (Trần Xuân Dũng, 2003).
Trong ñó, kẻ thù tự nhiên của nhện ñỏ cam chanh gồm các loài côn trùng bắt
mồi chủ yếu thuộc hai giống bọ rùa ñen nhỏ Stethorus và cánh cộc Oligota. Tuy
nhiên, chúng thường xuất hiện khi mật ñộ nhện hại cao. Các loài nhện bắt mồi họ
Phytoseiidae phổ biến thuộc giống Amblyseius, cho tới nay ñã phát hiện ñược
khoảng 6 loài có khả năng kìm hãm nhện hại ngay cả khi mật ñộ của chúng còn thấp
(1-3 con/lá) (Trần Xuân Dũng, 2003).
Các nghiên cứu tại nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Nam Phi, Úc
cho thấy rằng loài P. citri trở thành loài gây hại nguy hiểm sau khi sử dụng thuốc trừ
sâu bệnh có phổ tác dụng rộng (Jeppson et al., 1975). Vì vậy, việc sử dụng thuốc có
tính chọn lọc cao, giảm hẳn việc sử dụng thuốc hóa học hoặc thay thế bằng biện


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 18


×