Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ VÀI NÉT VỀ DỊCH TỄ SÁN LÁ GAN LỚN pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (369.7 KB, 27 trang )

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ VÀI NÉT VỀ DỊCH TỄ SÁN LÁ GAN
LỚN (Fasciola hepatica, F.gigantica ) Ở NGƯỜI

Fasciola hepatica( Linne, 1758 )
(Distima hepaticum (Retzuis, 1786); F. humana (Gmelin, 1789 ); D.
caviae (Sonsino, 1890); Cladocoelium hepaticum (Stossich, 1892); F. california
(Sinitstin, 1933 ); F. halli (Sinitstin, 1933 ); F. nyanzae; F. magna; v.v
F. gigantica( Linne, 1758 )
Distoma giganteum (Diesing, 1858); F. gigantica (Cobbold, 1885);
Cladocoelium giganteum (Stossich 1892); Fasciola hepatica angusta (Railliet,
1895); Fasciola hepatica aegyptiaca (Loos, 1897 );
Trứng sán lá gan lớn (SLGL) được tìm thấy lần đầu tiên ở trong những xác
chết cổ đại, như vậy nhiễm SLGL ở người xảy ra khá lâu, có thể thời kỳ cổ Ai Cập
(Farag và cs, 2000). Một số tác giả châu Âu đã xác định được bệnh SLGL xuất
hiện trên người cách đây trên 5000-5100 năm (Bouchet., 1997; Aspock và cs,
1999; Dittmar và Tegren, 2002) Fasciola hepatica lần đầu tiên được báo cáo
không phải trên người mà là trên cừu, nó gây ra một gánh nặng bệnh tật lớn cho
lĩnh vực thú ý. Tác giả Jehan de Brie rất quan tâm đến vấn đề này và đi sâu nghiên
cứu bệnh SLGL F.hepatica và xác nhận nguồn nhiễm bệnh vào năm 1379, sau đó
được đăng tải trong tạp chí Le Bon Berger hay The Good Schepherd. Chính sự
phát hiện này là nền tảng cho việc nghiên cứu bệnh SLGL ở người. Thời đó gọi là
bệnh sán lá gan ở cừu, tên gọi này được sử dụng suốt vài thế kỷ cho đến khi có tên
Latin được tác giả Linnaeus đặt vào năm 1758. Mãi đến những năm cuối thế kỷ
19, chu kỳ của Fasciola hepatica mới được làm sáng tỏ và vai trò của Fasciola
hepatica gây bệnh ở người được công nhận. Kể từ đó, người ta biết rõ bệnh SLGL
là một bệnh sán nghiêm trọng ở nhiều cộng đồng dân cư, gây nhiều tác hại cho sức
khoẻ con người và thiệt hại to lớn cho chăn nuôi.
Ở Việt Nam, Nguyễn Xuân Huyên đã gặp trường hợp có tới 200 SLGL trên
người, Đặng Văn Ngữ & Đỗ Dương Thái gặp SLGL gây áp xe ở bắp chân của
người(1959). Trịnh Văn Thịnh và nhiều tác giả đã điều tra từ nhiều thập kỷ của
cuối thể kỷ 20 thấy trâu ở nhiều tỉnh nhiễm SLGL với tỷ lệ rất cao, từ 20 đến


100%.
Hình thể
Sán lá gan lớn có hai loài chủ yếu, Fasciola hepatica & Fasciola gigantica,
lưỡng tính, có hình chiếc lá, chiều dài khoảng 30mm, ngang 10 - 12mm, một đầu
hình nón. Thân sán rất dẹt, có màu đỏ xám và có 2 đĩa hút( hấp khẩu ): một hấp
khẩu ở miệng rất nhỏ, đường kính chỉ khoảng 1mm và một ở phía bụng đường
kính lớn hơn, nằm gần hấp khẩu miệng. Trứng sán có hình bầu dục, kích thước
tương đối lớn và chiều dài 140µm, chiều ngang 80µm, có một vỏ dày màu vàng
nâu.
Theo nghiên cứu của một số tác giả cho rằng: tất cả sán lá ở người đều có
hình lá và dẹt, kích thước dao động từ 1- 30mm (riêng Fasciolopsis có kích thước
đến 75mm). SLGL trưởng thành hình chiếc lá, thân dẹt và bờ mỏng, kích thước
20-30 x 10-12mm, màu trắng hồng hoặc xám đỏ, hấp khẩu miệng nhỏ, kích thước
khoảng 1mm, hấp khẩu bụng to hơn, kích thước 1,6mm.
Trứng sán lá có kích thước lớn nhất trong các loài sán lá, kích thước trung
bình 140x 80 (dao động 130-150 x 60 – 90µm), có khi tới 152-198 x 72- 94µm,
trung bình 172,3 x 89,6µm (Tomimura, Nishitani, 1976).
Sở dĩ, có kích thước khác nhau như thế là do SLGL tồn tại dưới 2 thể: nhị
bội (diploid form) và tam bội (triloid form) theo bảng phân loại di truyền hình thể.



Hình thể sán lá gan lớn trưởng thành


Trứng


Miracidium


CHU KỲ
Tóm tắt vật chủ / sinh vật trung gian trong chu kỳ của sán lá gan lớn
Những vật chủ chính thích hợp nhất
- Trâu - Bò - Cừu,
- Một số động vật ăn cỏ, cây thuỷ sinh
Vật chủ tình cờ
- Người
Những động vật khác có thể là vật chủ
- Lừa - Lợn - Ngựa- Chuột – Khỉ - Động vật hoang dại
Vật chủ trung gian – Ốc
(3)

- Ốc: Những loại ốc có thể là vật chủ trung gian tự nhiên trong chu kỳ
sán lá
Lymnaea (Galba) alfreidi, L .(Muxas) ampula, L. attennuata, L .bogotenis,
L. brazeri, L. (Galba bulimoides, L. (Radix) caillaudi, L. cubensis (Caribe), L.
(Galba) ferruginea, L. viator (Nam Phi), L. bulimoides, L. natalensis, L. oahuesis,
L. palustris, L. penegra, L. pervia, L. rubelia, L. swinhoei, L. truncatula (châu A,
châu Phi), L. viatrix, L. tomentosa (châu Úc), L. viridis (châu Phi), L. sp.
Gyranlus sinensis, Polypilis haemisphierulae, v.v
Ốc: Những loại ốc là vật chủ trung gian thực nghiệm trong chu kỳ sán
lá:
L. columella (Bắc Mỹ ), L. humilis modicella, L. stagalis, L. trasku, L.
philippinensis, L. sp, Physa eubensis, Physa fontinalis
Thực vật thuỷ sinh mang nang trùng SLGL
(7),(9)

Cây, rau thuỷ sinh có thể mang nang trùng sán lá gan lớn
Rau ngổ (Limnophila aromatica), cải soong (Nasturtium offiinate; N.
silvestris; Roripa amphiba, bồ công anh(Taraxacum dens leonis), rau diếp cá

(Valerianella olitora), cây bạc hà lục (Mentha viridia), rau muống (Impomoea
reptans ), rau cần ta (Oenanthe javanica), rau rút / nhút (Neptunia prostrata), rau
răm (Polygonum odoratum, niễng (Zizania caduciflora), ngó sen (Nelumbo
nucifera), cây hoa súng, cây trang, rau sam (Portulaca oleracea), rau xanh rậm lá,
v.v
Vị trí ký sinh
- Ống mật( thường gặp nhất ở ống mật chủ ), nhu mô gan
- Ổ bụng, phúc mạc, tuỵ, não, lách, tim, phổi, cơ bắp, dưới da, ổ khớp, mắt
- Trứng theo phân ra ngoài, nếu gặp môi trường nước thuận lợi , trứng sán
sẽ nở ra ấu trùng lông (miracidium) sau vài tuần. Ấu trùng này chỉ có thể tiếp tục
phát triển nếu gặp ốc nước ngọt thích hợp giống Lymnea (Lymnaea cailliaudi)-
khác với ốc nước ngọt (Bithynia tentaculata) là vật chủ trung gian thường gắn liền
với các bệnh sán nhiễm qua đường thức ăn , gây bệnh ở gan trong tổng số ước tính
có khoảng 350 loài ốc có liên quan đến sức khoẻ con người và động vật.
Trứng được thải ra cùng với mật, nước tiểu hoặc phân, khi tiếp xúc với
nước thì trứng sẽ nở ra ấu trùng và ấu trùng sẽ xâm nhập vào vật chủ trung gian
thích hợp là ốc hoặc trứng bị ốc ăn vào và nở ra trong cơ thể ốc.
Mỗi một loài sán phát triển trong một số loại ốc đặc trưng, ấu trùng đuôi phát
triển ở ốc, sau đó bám vào thực vật thuỷ sinh để tạo thành ấu trùng nang.
Nhiệt độ thích hợp để trứng nở ra ấu trùng lông là 15 - 25
0
C và phải mất
thời gian 9 - 21 ngày. ấu trùng lông tiếp tục ký sinh trong ốc thuộc họ Lymnea và
phát triển thành ấu trùng đuôi (cercariae) mất khoảng 6 - 7 tuần lễ ở nhiệt độ 20 -
25
0
C hoặc 56 - 86 ngày ở nhiệt độ 15
0
C; 48 - 51 ngày ở 20
0

C và 38 ngày ở 25
0
C.
Trong cơ thể của ốc Lymnea, ấu trùng lông nở qua các giai đoạn: bào tử nang,
redia, ấu trùng đuôi, ấu trùng sau này rời khỏi ốc, bơi một thời gian rồi mất đuôi,
hoá nang thành nang ấu trùng.
Ấu trùng đuôi rời khỏi ốc và bám vào các thực vật thủy sinh để tạo nang ấu
trùng (metacercariae) hoặc bơi tự do trong nước (khoảng 1 giờ). Người hoặc trâu bò ăn
phải thực vật thủy sinh này sẽ bị nhiễm nang ấu trùng vào vật chủ chính qua đường
miệng, sau 1 giờ thoát kén rồi xuyên qua thành ruột, sau 2 giờ xuất hiện trong khoang
bụng, tiếp tục xuyên vào gan (đến gan vào khoảng ngày thứ 6 sau khi thoát kén), sau đó
di chuyển đến và ký sinh trong đường mật. Thời gian từ khi nhiễm đến khi xuất hiện
trứng trong phân tùy thuộc vật chủ (nếu cừu và trâu, bò là 2 tháng (6 - 13 tuần), ở người
là 3 - 4 tháng. Thời gian này còn phụ thuộc vào số lượng sán (sán càng nhiều thì thời
gian trưởng thành càng dài. Tuổi thọ của SLGL ở người khoảng 9 -13,5 năm.
Tóm tắt các chu chuyển của Fasciola spp.
(1) Trứng từ đường mật được thải ra ngoài theo phân.
(2) Trứng rơi xuống môi trường nước.
(3) Ấu trùng lông nở ra từ trứng. 4) Ấu trùng đuôi phát triển trong ốc thích
hợp.
(5) Ấu trùng đuôi rời khỏi ốc và bơi trong nước.
(6) Nang ấu trùng bám vào thực vật thủy sinh.
Ốc có thể phân chia thành 2 nhóm chính: ốc thuỷ sinh chỉ sống được dưới
nước mà không thể sống được trên cạn và ốc lưỡng cư thích nghi với việc sống cả
trong nước và trên cạn. Việt Nam có ốc nước ngọt với số loài rất phong phú, trong
đó nhiều loài là vật chủ trung gian của các loài sán ký sinh ở người như ốc mút
(Melanoides tuberculatus) là vật chủ trung gian của sán lá gan; các loài ốc
Lymnaea viridis, Lymnaea swinhoei, Gyranlus sinensis, Polypilis heamisphierulae
là vật chủ trung gian của SLGL. Loài ốc này thường sống ở vũng nước ao tù, nước
đọng, đồng cỏ ngập nước. Theo một nghiên cứu gần đây cho thấy, gan sống của

cừu và gia súc có thể là một nguồn nhiễm F.hepatica cho người. Để lây nhiễm thì
gan của động vật phải được ăn ngay sau SLGL chưa trưởng thành xâm nhập qua
thành ruột, nếu ăn gan của động vật nhai lại này thì có thể bị nhiễm SLGL chưa
trưởng thành. Sau khoảng 4 ngày xâm nhập vào ruột, nhưng điểm đến có thể kéo
dài hơn vì khoảng cách từ ruột đến gan khá xa (chưa kể trường hợp lạc chỗ).


Nếu trâu, bò, cừu là những ký chủ vĩnh viễn ăn phải những thực vật nói trên
hay uống nước chứa đựng nang trùng thì sẽ mắc bệnh. Người chỉ là vật chủ tình cờ và
chỉ bị nhiễm khi ăn phải những loài rau đó dưới dạng ăn sống hay nấu không chín.
Khi vào đến dạ dày, dịch vị làm tan rã vỏ và sán non được phóng thích, nhiều nhất là
ở tá tràng. Nó đi xuyên qua thành ruột non vào phúc mạc rồi tấn công vào bao gan,
xuyên thẳng nhu mô tế bào gan, lúc đầu sán non ở bao gan về sau đi đến ống mật để
trưởng thành sau đó khoảng 3 tháng.
MỘT VÀI NÉT VỀ DỊCH TỄ HỌC
Tóm tắt
Đường mầm bệnh sán lá gan lớn( nang trùng sống ) xâm nhập vào cơ
thể
- Ăn:
+ Ăn rau / cây thuỷ sinh chưa chín
+ Ăn gan chưa nấu chín
+ Thức ăn, thực phẩm nhiễm nang ấu trùng
- Uống: nước không đun sôi
Một số yếu tố nguy cơ trong đường truyền nhiễm bệnh SLGL
- Chăn nuôi nhiều gia súc, động vật
- Người trực tiếp chăn nuôi động vật
- Ăn thực vật thuỷ sinh chưa nấu chín
- Uống nước không đun sôi
- Ăn gan chưa nấu chín có sán non(dưới 10 ngày tuổi)
- Xử lý phân người không tốt

- Dùng phân động vật chăm bón cây thuỷ sinh. v.v
Thời điểm dễ nhiễm bệnh
- Mùa trồng cấy cây thuỷ sinh
- Khi thu hái cây thuỷ sinh
- Khi chăm bón cây thuỷ sinh. v.v
Thời tiết / Mùa dễ nhiễm bệnh
- Mùa mưa. Mùa hè, thu. Mùa nóng. Nhiệt độ 20 – 30
0
C (Dưới 20
0
C &
trên 30
0
C chu kỳ không phát triển).
Giới và nhiễm sán lá gan lớn:
- Trên thế giới: nói chung đều thấy nữ nhiễm nhiều hơn nam
Ai Cập: Nữ: 73,2% - Nam: 10,3% (Farag et al.),
- Việt Nam: Nữ / Nam: 10/1 (T.V. Hiển, 2003). Nữ / Nam: 12/1 ( N.V.
Đề, 2004 ). Nữ / Nam: 14/1 (H.H. Quang, 2005).
Phân bố địa lý của bệnh sán lá gan lớn trên thế giới
(1,8,11)

Bệnh SLGL được báo cáo có mặt khắp châu Âu, châu Mỹ, châu Đại
Dương, châu Á. Fasciola hepatica được tìm thấy khắp các lục địa, gần hàng trăm
triệu dân sống trong vùng có nguy cơ nhiễm. Từ khoảng 2,4 triệu dân (Rim et al.,
1994) đến 17 triệu người (Hopkins et al., 1992) bị nhiễm bệnh trên toàn thế giới.

Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở các vùng mà người dân nuôi nhiều cừu và gia
súc, nơi mà người dân có tập quán ăn các thủy sinh sống. Nhiều vùng như Bồ Đào
Nha, châu thổ sông Nile, bắc Iran, Trung Quốc và cao nguyên Andean của

Ecuador, Bolivia, Peru tỷ lệ nhiễm rất cao đến nỗi người ta xem đó là vấn đề sức
khỏe y tế công cộng phải đưa vào danh sách ưu tiên giải quyết.
Bệnh này luôn được xem là bệnh nguy hiểm (Malek, 1980; Boray, 1982). Hai
tác giả Chen và Mott đã nêu lên tầm quan trọng của bệnh SLGL ở người đối với sức
khỏe cộng đồng và ghi nhận được 2.594 bệnh nhân ở 42 nước trên thế giới từ 1970-
1990.
Đến năm 1993, ước tính có khoảng trên 300.000 bệnh nhân lâm sàng mắc
bệnh SLGL tại hơn 40 nước châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, châu Á và vùng Thái
Bình Dương.
SLGL có mặt khắp mọi nơi, trên 65 quốc gia, chủ yếu ở các vùng chăn thả
gia súc; nhiều nhất ở Pháp, Anh, Úc, Ai Cập, Iran, các quốc gia vùng Trung Đông,
Nam và Bắc Mỹ, Đông Nam châu Á như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Lào,
Campuchia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Indonesia và Việt Nam.
Một vài quốc gia, số người mắc bệnh này lên đến hàng nghìn như Pháp
(Gaillet et al., 1983), Ý, Algérie, Argentina và Bolivia có số người mắc ước lượng
đến 300.000 người và Ai Cập 830.000 người.
Esteban et al., 1993 đã thông báo có 6.848 người nhiễm sán lá gan ở 51
quốc gia trong vòng 25 năm qua SLGL ký sinh động vật ăn cỏ nên nó là vấn đề
quan trọng trong lĩnh vực thú y.
Châu Âu, 2931 bệnh nhân được chẩn đoán trong 19 nước, gồm có Pháp,
Thỗ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha và Liên Xô. Tại Pháp có một vùng lưu hành với hơn
3.297 bệnh nhân (1950-1983), phía Bắc Thỗ Nhĩ Kỳ có 1.011 bệnh nhân được
chẩn đoán (từ 1970-1992). Tại Tây Ban Nha, bệnh SLGL phân bố chủ yếu miền
Bắc và tại Liên Xô cũ, vùng biên giới Afganistan có cường độ nhiễm từ 1-14 sán
được điều tra trên 81 cư dân (từ 1968-1984).
Bắc Mỹ, bệnh này xuất hiện trên người lẻ tẻ ở Mỹ và Canada, Mexico có
53 bệnh nhân được thông báo.
Trung Mỹ, bệnh SLGL lưu hành ở đảo Caribe, đặc biệt ở vùng Perto Rico
và tại Cuba có trên 1.000 ca (1983), Costarica cũng thông báo bệnh SLGL và 16
ca được thông báo ở Guatemala, gần 100 bệnh nhân được thông báo ở cộng hòa

Dominica và El Salvador (1959).
Nam Mỹ, bệnh SLGL lưu hành nặng ở Bolivia, Peru cũng như Ecuador.
Bolivia, bệnh SLGL ở người lưu hành nặng ở phía Bắc, tỷ lệ nhiễm 72 -
100% (bằng xét nghiệm phân và chẩn đoán huyết thanh); 2,5 triệu người nằm
trong vùng nguy cơ nhiễm bệnh.
Peru, bệnh SLGL phân bố khắp cả nước với mức độ lưu hành vừa và nặng
(nhất là vùng Arequipa, Mantaro Valley, Cajamarca Valley, Puno) với 8 triệu
người có nguy cơ nhiễm, tại Chile bệnh SLGL lưu hành nhẹ ở Valparaiso và Vina
del Mar với mức độ như Argentina.
Uraguay, Brazil, Colombia và Venezuela, bệnh SLGL được thông báo lẻ tẻ
dưới 100 ca/năm.
Châu Á, đáng chú ý ở một vài nước trong đó có Iran với trên 10.000 bệnh
nhân và khoảng 6 triệu người có nguy cơ nhiễm bệnh.
Châu Úc chỉ có 12 bênh nhân được thông báo ở Australia và Newzealand, ở
đây SLGL lưu hành cao ở cừu và động vật có sừng.
Phân bố bệnh sán lá gan lớn trên người ở Việt Nam
Chưa điều tra đầy đủ các vùng miền, các tỉnh trong cả nước, nhưng số liệu
của các Viện SR – KST – CT và một số đơn vị, tính đến thời điểm cuối tháng
9/2006 toàn quốc có đến 47/64 tỉnh thành có người mắc bệnh SLGL, gồm:
Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Sơn La, Hòa Bình, Bắc Giang,
Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam, Hưng
Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình,
Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng
Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Gia Lai, Đăklăk, Đăk Nông, Kon Tum,
Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tây Ninh, thành phố Hồ Chí
Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Bến Tre, Vĩnh Long, Hậu Giang. Trong đó, đáng chú
trọng đến thực trạng nhiễm SLGL tại khu vực miền Trung-Tây Nguyên, nhiều
nhất là các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Gia Lai.



Riêng từ tháng 6,7,8,9 năm 2006 tình hình lại có xu hướng số mắc bệnh ở
một số điểm mà trước nay chưa thông báo như Bố Trạch (Quảng Bình), Vạn Ninh,
Ninh Hòa (Khánh Hòa), Krông Puk, Krông Bông (Đăklăk), huyện đảo Lý Sơn
(Quảng Ngãi), quận Ngũ Hành Sơn, quận Liên Chiểu (thành phố Đà Nẵng) đến
khám và điều trị tại Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn ngày một tăng( thống kê
chưa đầy đủ ).
Một vài số liệu về bệnh nhân mắc sán lá gan đến điều trị tại viện SR – KST
- CT Quy Nhơn
(Từ 1/1 - 25/ 9/ 2006 – H.H. Quang)
(2)

Số ca được điều trị và theo dõi theo tháng
T
T
ỉnh,
thành
T
ổng
B
ình
Định
7 1 46 0 16 44 02 57
7
7
Q
uảng
Ngãi

10 9 6 6 30 13 49 21


24
P
hú Yên

2 3 5 7 3
1
03
G
ia Lai 1 0 7 4 0 1
2
53
Số ca được điều trị và theo dõi theo tháng
T
T
ỉnh,
thành
T
ổng

Đà
Năng

5 0 0
5
7
Q
uảng
Nam

3 9 2

8
0
K
hánh
Hoà
7 8
6
1
B
ình
Thuận
2
Số ca được điều trị và theo dõi theo tháng
T
T
ỉnh,
thành
T
ổng
L
âm
Đồng
2
0
Q
uảng
Bình
2
3
1

K
on Tum

3
2
Đ
ăk Lăk
2
0
Số ca được điều trị và theo dõi theo tháng
T
T
ỉnh,
thành
T
ổng
3
T
h.p H

Chí
Minh
3
4
V
ĩnh
Long
1
5
Đ

ăk Nông
2
6
H
ậu giang

1
Số ca được điều trị và theo dõi theo tháng
T
T
ỉnh,
thành
T
ổng
Tổng
số 6 20 70 4 33 08 57 51
1
.808
Thật sự thì các cuộc điều tra đã và đang cũng còn nhiều vấn đề về chọn
mẫu, các kỹ thuật chẩn đoán xác định còn rất hạn chế ngoại trừ xét nghiệm phân
tìm thấy trứng SLGL.
Hình như cũng chưa có nhiều cuộc điều tra phối hợp chặt chẽ giữa Y học
và Thú y, trong khi bản chất bệnh là của vật nuôi có lây truyền qua người( Bệnh
Zonoose ). Các cuộc điều tra vẫn đang tiến hành, hy vọng gần đây sẽ có bản đồ
khu hệ SLGL ở động vật và ở người trên cả nước.
Phân vùng dịch tễ SLGL ở người (Mas-Coma và cs, 1998 )
- Bệnh ngoại lai: người bệnh được chẩn đoán trong vùng không có SLGL
(ngay cả trên cả động vật).
Bệnh không ổn định: người bệnh xuất hiện lẻ tẻ và không có bệnh trên
động vật.

Vùng có bệnh lưu hành: là vùng có bệnh lưu hành trên người và động vật
Vùng có bệnh lưu hành có thể phân ra thành 3 tiểu vùng:
- Vùng lưu hành nhẹ:
Tỷ lệ nhiễm < 1% và cường độ nhiễm (trung bình số học) < 50 trứng/ gam
phân.
- Vùng lưu hành trung bình:
Tỷ lệ nhiễm 1 - 10%, trẻ em 5 - 15 tuổi có tỷ lệ nhiễm cao hơn, cường độ
nhiễm trung bình số học 50 – 300 trứng/ gam phân.
- Vùng lưu hành nặng:
Tỷ lệ nhiễm trên 10%, trẻ em 5 - 15 tuổi nhiễm cao hơn. Cường độ nhiễm
trung bình > 300 trứng/gam phân.
Súc vật là ổ chứa mầm bệnh (Reservoirs)
Mặc dù tỷ lệ nhiễm bệnh khá cao, song con người chỉ là vật chủ tình cờ của
Fasciola. Vật chủ đầu tiên của Fasciola là những vật nuôi và gia súc hoang dại,
nhất là các động vật ăn cỏ có vú như: trâu, bò,cừu, dê, heo, khỉ và động vật ăn cỏ
khác. Chúng là những súc vật dự trữ mầm bệnh. Một số động vật gặm nhấm như
chuột cũng có thể nhiễm nhưng chưa được quan tâm trong nghiên cứu dịch dễ học
của bệnh SLGL. Một số nghiên cứu gần đây cho biết lừa và lợn cũng góp phần lây
lan bệnh ở Bolivia (Mas-Coma et al., 1998) và trong số động vật hoang dại đó,
chuột đen (Black rats) hay chuột Ratus cũng tìm thấy bị nhiễm sán lá gan lớn.
Các nghiên cứu về giải trình tự DNA và isoenzyme tiến hành gần đây trên
vật chủ trung gian là ốc cho thấy chủng ốc Lymnaea truncatula cũng có mặt ở
Nam Mỹ (Bargues et Mas-Coma, 1997). Một nghiên cứu khác của tác giả Farag và
El Sayad chỉ ra có một loài ốc không thuộc họ Lymnaeidae family (Biomphalaria
alexandrina, Planorbidae) cũng có đóng vai trò trong truyền bệnh SLGL ở Ai Cập
(Farag et El Sayad, 1995).
Điều kiện khí hậu tác động đến bệnh sán lá gan lớn
SLGL sẽ ngừng phát triển nếu nhiệt độ vùng đó < 10
0
C hoặc > 30

0
C (Boray
và cs., 1969). Các nghiên cứu mới đây cho thấy F. hepatica phát triển phụ thuộc
rất nhiều vào điều kiện khí hậu (Mas-Coma., 1996).
Ốc Lymnae có sức đề kháng tăng khi ở nhiệt độ thấp, vào mùa đông chúng
ít phát triển hoặc không phát triển (Boray và cs., 1969), nhiệt độ cao và khô cản
trở sự phát triển của chúng. Thời gian phát triển của metacercariae kéo dài ở nhiệt
độ thấp nếu đủ độ ẩm, nhưng chúng sẽ ngừng phát triển nếu nhiệt độ trên 25
0
C và
chết ở nhiệt độ cao hơn (Boray và cs., 1969).
Mặt khác, độ ẩm cao và mùa mưa kéo dài sẽ gây nhiễm cao ở động vật và
từ đó người cũng nhiễm cao vào mùa mưa (Ripert và cs., 1987; Perez và cs., 1988;
Cadel và cs., 1996). Vì vậy nhiễm Fasciola nhiễm bệnh có tính chất theo mùa
(Rodeland và cs., 1982; Farag và cs., 1993; Gil-Benito., 1994).
Tại châu Âu, vào mùa hè và mùa thu thì tỷ lệ người nhiễm bệnh SLGL nhiều
hơn mùa đông (Bouree và Thiebault, 1993; Lejoly-Boisseau et al., 1996). Mùa hè ở
châu Âu lại thường là mùa nhiễm bệnh (Chen và Mott., 1990). Tại Bắc Phi, số lượng
bệnh nhân cấp tính xuất hiện cao điểm vào tháng 8 (Farag và cs., 1993). Vì truyền
bệnh có vai trò của thưc vật thủy sinh, nên sự nhiễm bệnh còn phụ thuộc vào mùa
phát triển của chúng, như cây cải soong mang ấu trùng thường phát triển vào tháng 10
đến tháng 4 năm sau (Ripert và cs., 1987), cao nhất vẫn là tháng 9 - 10 (Roland và cs.,
1982).
Tóm tắt phân bố về thành phần loài sán lá gan lớn
Phân tích hệ gen ty thể cho kết quả bước đầu loài F.gigantica của Việt Nam
có xu hướng lai với F.hepatica (L.T. Hòa và cs., 2003). Bằng phương pháp sinh
học phân tử, giám định hệ gen ty thể (một bộ phận có tổ chức cao-thực thể chứa
DNA hai sợi khép kín, định vị trong ty thể nằm trong nguyên sinh chất tế bào) các
tác giả đã kết luận mẫu sán thu thập được ở Việt Nam hầu hết là loài Fasciola
gigantica (N.V.Đề., 2003; L.T.Xuân., 2001). Fasciola gigantica ở Việt Nam có xu

hướng lai với Fasciola hepatica (L.T.Hòa và N.V.Đề., 2002; L.T.Hòa và
Đ.T.Thế., 2001). Điều đó còn được khẳng định khi mới đây các nhà khoa học qua
phân tích chỉ thị di truyền hệ gen ty thể sử dụng đoạn gen nad1 với 15 mẫu trên
súc vật và trên người, Fasciolae spp. của Việt Nam được xác định là Fasciola
gigantica
Một số bệnh nhân được thông báo ở các nước châu Phi, loài sán ở vùng này
là F. hepatica và F. gigantica. Song F. hepatica xuất hiện nhiều hơn ở các nước
phía bắc như Moroco, Algerie và Tunisie cũng như nam Zimbawe và Nam Phi,
tương tự ở Kenya và Ethiopia. F. gigantica phân bố nhiều hơn ở các nước châu
Phi thuộc châu thổ sông Nil đến tỉnh Cape của Nam Phi. Tại Ai Cập có cả hai loài
Fasciola, tỷ lệ lưu hành bệnh ở nông thôn là 2-17%, số bệnh nhân gần 830.000 và
27,7 triệu người có nguy cơ nhiễm bệnh. Tại bờ biển Ivory, Madagasca, Mali và
Mozambique có số bệnh nhân được thông báo dưới 100 và ở Ethiopia có từ 100
đến 1.000 bệnh nhân
(8),(11)
.
F. hepatica lưu hành ở Hàn Quốc, Papua New Guinea, tây Iran và một phần
nhỏ của Nhật Bản, vật chủ trung gian là ốc Lymnea truncatula hoặc L. viridis. Tại
Nhật Bản, vật chủ trung gian là L. viridis. Loài sán này thường gọi là loài sán lá
gan lớn Nhật Bản (The Japanese Liver fluke) vì nó xuất hiện loài lai từ F. hepatica
và F. gigantica. Trong khi F. gigantica lưu hành ở Thái Lan, Malaysia, Singapore,
Indonesia và Việt Nam Vật chủ trung gian là loài ốc L .rubiginosa.

×