Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

đánh giá khả năng sinh trưởng và sinh sản của hai nhóm vịt ts131, ts142 và con lai của chúng nuôi tại trung tâm nghiên cứu vịt đại xuyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.61 MB, 89 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM TUYẾT BĂNG

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG
VÀ SINH SẢN CỦA HAI NHÓM VỊT TS131, TS142
VÀ CON LAI CỦA CHÚNG NUÔI TẠI TRUNG TÂM
NGHIÊN CỨU VỊT ĐẠI XUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2015


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM TUYẾT BĂNG

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG
VÀ SINH SẢN CỦA HAI NHÓM VỊT TS131, TS142
VÀ CON LAI CỦA CHÚNG NUÔI TẠI TRUNG TÂM
NGHIÊN CỨU VỊT ĐẠI XUYÊN

Chuyên ngành

: CHĂN NUÔI

Mã số

: 60.62.01.05


Người hướng dẫn khoa học:
1.PGS. TS. NGUYỄN BÁ MÙI
2.TS. NGUYỄN VĂN DUY

HÀ NỘI, NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các kết quả nghiên cứu
được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng bảo vệ lấy bất kỳ
học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà nội, ngày tháng

năm 2015

Tác giả luận văn

Phạm Tuyết Băng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận
được sự hướng, dẫn chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng ngiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ long biết ơn sâu sắc tới:

PGS.TS Nguyễn Bá Mùi, TS. Nguyễn Văn Duy đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công
sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ long biết ơn Ban Giám Đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Sinh
lý, Khoa Chăn nuôi – Học viện Nông nghiệp Việt đãn tận tình giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Trung Tâm nghiên
cứu vịt Đại Xuyên – Viện Chăn nuôi đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khích lệ tôi hoàn thành luận văn./.

Hà nội, ngày

tháng

năm 2015

Học viên

Phạm Tuyết Băng

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ............................................................................................................... i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ..................................................................................................................... iii
Danh mục viết tắt ..........................................................................................................v
Danh mục bảng ........................................................................................................... vi

Danh mục hình và đồ thị............................................................................................. vii
Trích yếu luận văn ..................................................................................................... viii
Thesis Abstract ............................................................................................................ ix
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................1

1.2.

MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ..............................................................................2

1.3.

Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI................................2

1.3.1.

Ý nghĩa khoa học ............................................................................................2

1.3.2.

Ý nghĩa thực tiễn.............................................................................................2

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...............................................................................3
2.1.

ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN CỦA CÁC TÍNH TRẠNG SỐ LƯỢNG ........................ 3

2.2.


KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA THỦY CẦM ................................................5

2.2.1.

Tỷ lệ nuôi sống ...............................................................................................5

2.2.2.

Khả năng sinh trưởng và cho thịt của thủy cầm ...............................................6

2.2.3.

Khả năng sinh sản của thủy cầm ...................................................................14

2.2.4.

Tiêu tốn thức ăn/đơn vị sản phẩm..................................................................22

2.3.

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA LAI KINH TẾ VÀ ƯU THẾ LAI .......................23

2.3.1.

Cơ sở khoa học của lai kinh tế.......................................................................23

2.3.2.

Cơ sở di truyền của ưu thế lai ........................................................................27


2.4.

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ..........................34

2.4.1.

Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước ...............................................................34

2.4.2.

Tình hình nghiên cứu ở trong nước ...............................................................35

PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................38
3.1.

ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ...........................................................................38

3.2.

THỜI GIAN NGHIÊN CỨU.........................................................................38

iii


3.3.

VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU ...........................................................................38

3.4.


NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .........................................................................38

3.5.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................38

3.5.1.

Phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng ..............................................................38

3.5.2.

Phương pháp bố trí thí nghiệm ......................................................................39

3.5.3

Đánh giá các chỉ tiêu trên đàn vịt sinh sản TS ...............................................40

3.5.4.

Đánh giá các chỉ tiêu trên vịt lai nuôi thịt ......................................................43

3.5.5.

Phương pháp xử lý số liệu .............................................................................46

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................................47
4.1.


TRÊN VỊT TS131 VÀ TS142 .......................................................................47

4.1.1.

Đặc điểm ngoại hình .....................................................................................47

4.1.2.

Tỷ lệ nuôi sống .............................................................................................48

4.1.3.

Khối lượng cơ thể vịt TS131 và TS142 qua các giai đoạn ............................51

4.1.4.

Tuổi đẻ và khối lượng vào đẻ của vịt TS131 và TS142..................................53

4.1.5.

Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng và TTTĂ/10 quả trứng của vịt TS131 và
TS142 ...........................................................................................................55

4.1.6.

Một số chỉ tiêu chất lượng trứng....................................................................58

4.1.7.

Tỷ lệ trứng giống ..........................................................................................60


4.1.8.

Một số chỉ tiêu ấp nở.....................................................................................61

4.2.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRÊN ĐÀN VỊT THƯƠNG PHẨM
(TS34) ..........................................................................................................63

4.2.1.

Tỷ lệ nuôi sống .............................................................................................63

4.2.2.

Khối lượng cơ thể, sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối ........................... 64

4.2.3.

Tiêu tốn thức ăn và chỉ số sản xuất ...............................................................68

4.3.4.

Khả năng cho thịt ..........................................................................................69

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..........................................................................71
5.1.

KẾT LUẬN ..................................................................................................71


5.2.

ĐỀ NGHỊ......................................................................................................71

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................72

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

cs

Cộng sự

Đvt

Đơn vị tính

NST

Năng suất trứng

NXB

Nhà xuất bản


PN

Chỉ số sản xuất

TLNS

Tỷ lệ nuôi sống

TTTĂ

Tiêu tốn thức ăn

TSKT

Thông số kỹ thuật

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Chế độ dinh dưỡng cho vịt TS131, TS142 ................................................. 38
Bảng 3.2: Chế độ dinh dưỡng cho vịt TS34 ............................................................... 39
Bảng 3.3: Số lượng vịt TS131 và TS142 nuôi sinh sản .............................................. 39
Bảng 4.1 Tỷ lệ nuôi sống hai nhóm vịt TS giai đoạn 0 - 24 tuần ............................... 49
Bảng 4.2 Khối lượng cơ thể hai nhóm vịt TS từ 1 – 24 tuần tuổi (gam/con) ............. 51
Bảng 4.3 Tuổi đẻ và khối lượng của vịt TS131 và TS142 khi vào đẻ ........................ 54
Bảng 4.4 Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng và TTTĂ/10 quả trứng của vịt TS131 và
TS142 ....................................................................................................... 55
Bảng 4.5 Một số chỉ tiêu chất lượng trứng vịt TS131 và TS142................................ 58

Bảng 4.6 Tỷ lệ trứng giống ...................................................................................... 61
Bảng 4.7 Kết quả ấp nở trứng vịt TS131 và TS142................................................... 62
Bảng 4.8 Tỷ lệ nuôi sống vịt TS34 thương phẩm...................................................... 64
Bảng 4.9 Khối lượng cơ thể, sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối của
vịt TS34 thương phẩm (n=30) ................................................................... 65
Bảng 4.10 Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng và chỉ số sản xuất của vịt
TS34 thương phẩm.................................................................................... 68
Bảng 4.11 Năng suất thịt của vịt TS34 thương phẩm (n=6) ........................................ 69

vi


DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ
Hình 4.1. Vịt con 01 ngày tuổi .....................................................................................47
Hình 4.2: Vịt trưởng thành...........................................................................................48
Đồ thị 4.1 Tỷ lệ đẻ của vịt TS131 và TS142 ...............................................................58
Đồ thị 4.2 Khối lượng cơ thể vịt TS34 thương phẩm đến 7 tuần tuổi............................66
Đô thị 4.3 Sinh trưởng tuyệt đối vịt TS34 thương hẩm.................................................66
Đồ thị 4.4 Sinh trưởng tương đối vịt TS34 thương phẩm .............................................66

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Chăn nuôi thủy cầm là một nghề truyền thống có từ lâu đời của người dân Việt
Nam. Tuy nhiên hiện nay các giống vịt có khối lượng cơ thể cao và năng suất trứng cao
nhưng một số chỉ tiêu như chất lượng quầy thịt xẻ (tỷ lệ cơ ức...) còn thấp. Việc tập trung
chọn lọc tạo vịt trống có khả năng tăng khối lượng cơ thể nhanh và tỷ lệ thịt ức cao, vịt
mái có khả năng đẻ trứng sai và tỷ lệ cơ ức cao cần được tiến hành thực hiện. Thí nghiệm
tiến hành với vịt TS131 và TS142 từ giai đoạn 1 ngày tuổi đến hậu bị là 40 trống và 160

mái, giai đoạn hậu bị là 30 trống và 120 mái, giai đoạn vào đẻ là 20 trống và 120 mái, với
vịt TS34 là 120 con. Thí nghiệm được tiến hành theo dõi và lặp lại 3 lần. Kết quả cho
thấy vịt TS131 và TS142 có tỷ lệ nuôi sống tương đối cao trống đạt 95,00%, mái đạt
trên 97%. khối lượng cơ thể mái TS131 đạt 3174,60g, mái TS142 đạt 3087,4g; trống
TS131 đạt 3514,30g, trống TS142 đạt 3405,90g. Vịt TS34Tỷ lệ nuôi sống đến 49 ngày
tuổi là 97,50%, khối lượng cơ thể ở 6 tuần tuổi là 2768,30g; đến 7 tuần tuổi là 3108,00g.
Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng đến 7 tuần tuổi là 4,70 kg, chỉ số sản xuất là
131,55.

viii


THESIS ABSTRACT

Breeding waterfowl is a profession longstanding tradition of the people of
Vietnam. However the duck varieties have a high body mass and high egg production,
but some indicators as a carcass quality (ratio of muscle memory ...) is low. The
selective focus to create duck drum capable of rapidly increasing body weight and
height ratio breast meat, duck likely spawn wrong and breast muscle higher rate should
be carried out. Experiments conducted TS131 and TS142 ducks from phase 1 day old to
40 males and 160 females, the Phase gilts 30 males and 120 females, stages at birth is
20 males and 120 females, with duck TS34 120 duck. Experiments were conducted to
track and repeat 3 times. Results TS131 and TS142 shows duck with relative survival
rate reached 95.00% high availability, ease of over 97%. body weight gain 3174,60g
roof TS131, TS142 reach 3087,4g roof; TS131 reach 3514,30g empty, empty reaches
3405,90g TS142. Ducks TS34Ty survival to 49 days of age was 97.50% body weight at
6 weeks of age is 2768,30g; to 7 weeks of age is 3108,00g. Feed consumption for 1 kg
weight gain to 7 weeks of age was 4.70 kg, the production index was 131.55.

ix



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Chăn nuôi thủy cầm là một nghề truyền thống có từ lâu đời của người dân
Việt Nam. Trong những năm gần đây Việt Nam luôn là nước đứng thứ 2 trên Thế
giới về chăn nuôi thủy cầm. Chăn nuôi thủy cầm luôn đóng góp một phần quan
trọng vào sự phát triển chung của nền nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế quốc
dân nói chung. Trong chăn nuôi thủy cầm của nước ta thì chăn nuôi vịt là chủ
yếu và quan trọng nhất. Vịt là loài dễ nuôi, quay vòng vốn nhanh, tiêu tốn thức
ăn cho một đơn vị sản phẩm thấp, phát triển được ở mọi vùng sinh thái khác nhau
và đặc biệt là có thị trường rộng lớn và sản phẩm của nó như thịt, trứng, lông
luôn được người dân ưa chuộng vì có chất lượng cao với giá thành rẻ.
Để đạt được mục tiêu phát triển nhanh đàn gia cầm cả về số lượng và chất
lượng ngoài việc phát triển các giống vịt hiện có cần tăng cường để tạo ra các
dòng vịt mới. Trước tình hình đó trong những năm qua chúng ta đã chọn tạo từ
nguồn nguyên liệu vịt SM (nguồn gốc Cherry Valley nước Anh) trước đây như T5,
T6, V2, V5, V7, V12 cũng có một số ưu điểm như khối lượng cơ thể cao, năng
suất trứng khá, tỷ lệ thịt xẻ và tỷ lệ thịt đùi cao, chân cao phù hợp với các phương
thức nuôi bán thâm canh, chạy đồng, các hệ sinh thái (vịt - lúa, vịt - cá, vịt - cá lúa, vịt - vườn cây...). Tuy nhiên do công tác chọn lọc chỉ mới tập trung vào khối
lượng cơ thể cao và năng suất trứng cao, chưa tập trung chọn lọc về một số chỉ tiêu
chất lượng quầy thịt xẻ (tỷ lệ cơ ức...), cho nên còn một số hạn chế:
- Mặc dù khối lượng xuất chuồng cao, vịt thương phẩm có thể đạt 3,3 –
3,4kg/con, nhưng thời gian nuôi phải mất từ 8 - 10 tuần tùy theo phương thức nuôi,
cho nên tiêu tốn thức ăn còn cao (nuôi nhốt 8 tuần mất 2,75 - 2,8kg/kg tăng khối
lượng). Do đó phải chọn lọc tạo ra các dòng chuyên thịt có khả năng tăng trưởng
nhanh trong những tuần đầu để có thể rút ngắn thời gian nuôi xuống còn 7 tuần
tuổi hoặc thấp hơm (tiêu tốn thức ăn 7 tuần tuổi chỉ còn khoảng 2,5kg/kg tăng khối
lượng), quay vòng sản xuất nhanh hơn, phù hợp với nuôi nhốt thâm canh.
- Tỷ lệ cơ ức, là phần thân thịt xẻ có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao nhất

mà thế giới rất chú trọng còn thấp.

1


Một số giống vịt chuyên thịt có tốc độ sinh trưởng nhanh, tỷ lệ cơ ức cao
cũng đã được một số cơ sở giống nhập nội, nhưng giá thành vịt nhập nội rất cao
(cao gấp từ 5 đến 10 lần so với trong nước), hơn nữa vịt nhập chỉ là các dòng ông,
bà nếu không được chọn lọc tạo dòng thì sẽ phân ly, năng suất giảm.
Về mặt di truyền giống: nếu chúng ta nhập khẩu con giống bố mẹ hoặc
thương phẩm về để phục vụ sản xuất trực tiếp, chúng không thích nghi ngay nên
ảnh hưởng đến năng suất, mặt khác giá nhập rất đắt. Còn nếu nhập giống ông bà,
vì là ghép đơn tính của các dòng A, B, C và D, nên chúng ta phải có chương trình
tách nhóm đồng dạng kiểu hình, theo dõi cá thể, chọn lọc, nhân thuần hợp lý thì
mới tạo ra và giữ được dòng thuần ổn định lâu dài về mặt di truyền.
Do đó, Phân Viện Chăn Nuôi Nam Bộ đã thực hiện đề tài là tập trung chọn
lọc tạo vịt hai nhóm vịt trống và mái có bộ xương vững chắc, khả năng tăng khối
lượng cơ thể nhanh, tỷ lệ thịt ức cao.
Tuy nhiên để có cơ sở khoa học đánh giá khả năng sinh trưởng và năng suất của
2 dòng trên chúng tôi thực hiện đề tài “Đánh giá khả năng sinh trưởng và sinh sản
của hai nhóm vịt TS131, TS142 và con lai của chúng nuôi tại Trung tâm Nghiên
cứu vịt Đại xuyên”.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Cung cấp cho cán bộ quản lý và người chăn nuôi các thông tin về khả
năng sản xuất của hai nhóm vịt TS131, TS142 và con lai của chúng giúp
người chăn nuôi định hướng sử dụng tổ hợp vịt lai này trong tương lai.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Nghiên cứu một cách có hệ thống về một số đặc điểm sinh trưởng, sinh sản
và cho thịt của vịt TS131, TS142 và con lai của chúng để cung cấp nguồn thông tin

cho các nghiên cứu tiếp theo
- Luận văn là nguồn tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu và sản xuất
sau này.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sử xác định được một số đặc điểm, các chỉ tiêu kihn tế kỹ thuật cơ
bản của giống vịt TS131, TS142 và con lai của chúng sẽ định hướng phát triển
giống vịt này cho sản xuất.
2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN CỦA CÁC TÍNH TRẠNG SỐ LƯỢNG
Hầu hết các tính trạng về năng suất của gia súc, gia cầm như sinh trưởng,
sinh sản, sản xuất thịt, sản xuất lông, sản xuất trứng... đều là các tính trạng số
lượng. Cơ sở di truyền của các tính trạng số lượng là do các gen nằm trên nhiễm
sắc thể quy định. Các tính trạng sản xuất là các tính trạng số lượng (thường gọi là
các tính trạng đo lường) như khối lượng cơ thể, kích thước các chiều đo, sản
lượng trứng, khối lượng trứng….
Tính trạng số lượng là những tính trạng mà ở đó sự sai khác nhau về mức
độ giữa các cá thể rõ nét hơn là sự sai khác về chủng loại. Sự sai khác nhau này
chính là nguồn vật liệu cho chọn lọc tự nhiên cũng như chọn lọc nhân tạo. Các
tính trạng số lượng được qui định bởi nhiều gen, các gen điều khiển tính trạng số
lượng phải có môi trường phù hợp mới được biểu hiện hoàn toàn.
Theo Nguyễn Văn Thiện (1995), các tính trạng số lượng do giá trị kiểu
gen và sai lệch môi trường quy định. Giá trị di truyền (Genotypic value) do các
gen có hiệu ứng riêng biệt nhỏ, nhưng khi tập hợp nhiều gen thì có ảnh hưởng rõ
rệt đến tính trạng, chúng gây ra các hiệu ứng cộng gộp, trội và át gen. Tính trạng
số lượng chịu tác động lớn của các tác động của ngoại cảnh.
Theo Đặng Vũ Bình (1999), để hiển thị đặc tính của những tính trạng số
lượng người ta sử dụng khái niệm giá trị, đó là các số đo dùng để đánh giá các

tính trạng số lượng. Các giá trị thu được khi đánh giá một tính trạng ở con vật gọi
là giá trị kiểu hình (giá trị Phenotype) của cá thể đó.
Để phân tích các đặc tính di truyền của quần thể, ta phân chia giá trị kiểu
hình thành 2 phần:
- Giá trị di truyền: do toàn bộ các gen mà cá thể có gây nên.
- Sai lệch ngoại cảnh: do tất cả các yếu tố không phải di truyền gây nên sự
sai khác giữa giá trị di truyền và giá trị kiểu hình.
P=G+E
Trong đó:
P: Giá trị kiểu hình (phenotypic value).
G: Giá trị di truyền (genotypic value).
E: Sai lệch ngoại cảnh (environmental deviation).

3


Giá trị di truyền (G) hoạt động theo 3 phương thức: Cộng gộp - trội - át
gen, nên:
G=A+D+I
Trong đó:
G: Giá trị di truyền.
A: Giá trị di truyền cộng gộp (additive value).
D: Giá trị sai lệch trội (dominance deviation value)
I: Giá trị sai lệch tương tác ( Interaction deviation value)
Trong đó giá trị cộng gộp (A) là do giá trị giống quy định, là thành
phần quan trọng nhất của kiểu gen vì nó ổn định, có thể xác định được và di
truyền lại cho thế hệ sau, có ý nghĩa trong chọn dòng thuần, là cơ sở cho
việc chọn giống.
Hai thành phần sai lệch trội (D) và tương tác gen (I) cũng có vai trò quan
trọng, là giá trị giống đặc biệt chỉ có thể xác định được thông qua con đường thực

nghiệm. D và I không di truyền được và phụ thuộc vào vị trí và sự tương tác giữa
các gen. Chúng là cơ sở của việc lai giống.
Ngoài ra các tính trạng số lượng còn chịu ảnh hưởng nhiều của môi
trường, có 2 loại môi trường chính.
- Sai lệch môi trường chung (Genneral Environmental deviation - Eg) là
sai lệch do các yếu tố môi trường tác động lên toàn bộ các cá thể trong nhóm vật
nuôi. Loại yếu tố này có tính chất thường xuyên và không cục bộ như; thức ăn,
khí hậu… Do vậy, đó là sai lệch giữa các nhóm, giữa các cá thể và giữa các phần
khác nhau trên một cơ thể.
- Sai lệch môi trường riêng (Special Environmental deviation - Es) là sai
lệch do các yếu tố môi trường tác động riêng rẽ lên từng cá thể trong nhóm vật
nuôi, hoặc trong một giai đoạn nào đó trong cuộc đời con vật. Loại yếu tố này có
tính chất không thường xuyên và cục bộ như các thay đổi về thức ăn, khí hậu,
trạng thái sinh lý… gây ra. Do đó, nếu bỏ qua mối tương tác giữa di truyền và
ngoại cảnh thì quan hệ của kiểu hình (P), kiểu gen (G) và môi trường (E) của một
cá thể có biểu thị như sau:
P = A + D + I + Eg + Es

4


Trong đó:
- P; là giá trị kiểu hình (Phenotypic value)
- A; là giá cộng gộp (Additive value)
- D; là sai lệch trội (Dominance deviation)
- I; là giá trị sai lệch tương tác hay sai lệch át gen (Interaction deviation)
- Eg; là sai lệch môi trường chung (General enviromental deviation)
- Es; là sai lệch môi trường riêng (Special enviromental deviation)
Như vậy, năng suất giống vật nuôi phụ thuộc vào yếu tố di truyền và ngoại
cảnh. Vật nuôi nhận được khả năng di truyền từ bố mẹ, nhưng sự thể hiện khả

năng đó ở kiểu hình lại phụ thuộc vào ngoại cảnh môi trường sống như chế độ
chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý... Đây là cơ sở để tạo lập điều kiện ngoại cảnh
thích hợp nhằm củng cố và phát huy khả năng di truyền của các giống vật nuôi,
đặc biệt là gia cầm.
Khi quan sát các tính trạng số lượng (cân, đo, đếm…) người ta thường xác
định các tham số sau;
+ Số trung bình của các tính trạng (X)
+ Hệ số biến dị (Cv%)
+ Hệ số di truyền của các tính trạng (h2)
+ Hệ số lặp lại của các tính trạng (Rs)
+ Hệ số tương quan giữa các tính trạng (r)
2.2. KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA THỦY CẦM
2.2.1. Tỷ lệ nuôi sống
Tỷ lệ nuôi sống được xác định bằng phần trăm số cá thể còn sống ở cuối
kỳ so với số cá thể ở đầu kỳ.
Theo Mac Laury and Nordskog. (trích theo Khavecman, 1992) cho rằng
cận huyết làm giảm sức sống từ đó làm giảm tỷ lệ nuôi sống, còn phương pháp
lai thì ưu thế lai làm tăng sức sống từ đó làm tăng tỷ lệ nuôi sống.
Theo A.Brandsch and Biilchel.H. (1978), sự giảm sức sống sau khi gia
cầm con nở chủ yếu do tác động của môi trường. Do đó có thể nâng cao tỷ lệ
nuôi sống bằng các biện pháp vệ sinh chăm sóc nuôi dưỡng tốt, tiêm phòng kịp

5


thời, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho gia cầm phát triển.
Theo Đặng Thị Vui và cs. (2011) cho biết thì tỷ lệ nuôi sống của vịt T13
và T14 nuôi tại Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên giai đoạn 1 ngày tuổi đến 8
tuần tuổi trung bình là 96,36 - 98,80%, trung bình giai đoạn 1 ngày tuổi đến 26
tuần tuổi tỷ lệ nuôi sống là 95,73 - 97,20%.

Theo Nguyễn Đức Trọng và cs. (2008) thì tỷ lệ nuôi sống của vịt SM3SM
nhập nội từ Vương quốc Anh nuôi tại Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên giai
đoạn 0- 8 tuần tuổi đạt từ 96,01% - 97,37% tương đương với tỷ lệ nuôi sống khi
vịt được nuôi tại bản địa.
Cũng theo Nguyễn Đức Trọng và cs. (2009) thì tỷ lệ nuôi sống của vịt
M14 nhập nội từ Pháp giai đoạn 0 - 8 tuần tuổi ở thế hệ xuất phát đạt từ 98,14% 98,62% tương đương với vịt M14 khi được nuôi tại Pháp.
Theo Phùng Đức Tiến và cs. (2008) khi theo dõi vịt SM3SH nuôi tại trại
Cẩm Bình- Hải Dương cho biết tỷ lệ nuôi sống giai đoạn 0-8 tuần tuổi đạt từ
96,34%-99% tương đương với tỷ lệ nuôi sống của vịt này khi nuôi tại Trung tâm
nghiên cứu vịt Đại Xuyên, và tương đương với tỷ lệ nuôi sống tại Anh.
Điều kiện sống cũng ảnh hưởng một phần và trực tiếp đến sức sống và khả
năng kháng bệnh của vật nuôi
Theo Phạm Văn Trượng và cs. (1993) cho biết đối với vịt CV-Super M
nuôi theo các phương thức nuôi khác nhau cho thấy: với phương thức chăn thả cổ
truyền thì tỷ lệ nuôi sống đến 56 ngày tuổi đạt 91,97% còn đối với phương thức
nuôi chăn thả có bổ sung thức ăn hỗn hợp thì tỷ lệ nuôi sống đến 56 ngày tuổi đạt
trung bình 97,2%, cao hơn hẳn phương thức chăn thả truyền thống, điều này cho
thấy, đối với vịt CV-Super M khi bổ sung thức ăn cho đàn thủy cầm đầy đủ thì
sức sống của chúng cũng tăng lên.
2.2.2. Khả năng sinh trưởng và cho thịt của thủy cầm
2.2.2.1. Khả năng sinh trưởng
Xét theo quan điểm sinh học, sinh trưởng là quá trình sinh tổng hợp
protein của động vật, đó chính là quá trình tích lũy hữu cơ do đồng hóa và dị hóa,
là quá trình tăng về chiều cao, kích thước, cân nặng dựa trên cơ sở di truyền từ
thế hệ trước. Khối lượng cơ thể là tính trạng số lượng, chịu ảnh hưởng của yếu tố
di truyền và các yếu tố ngoại cảnh khác.

6



Khối lượng cơ thể gia cầm có hệ số di truyền cao, ở 6 tuần tuổi là 0,45 và
dao động trong khoảng từ 0,4 - 0,5. Đến 12 tuần tuổi là 0,4 và dao động trong
khoảng 0,3 - 0,55. Khối lượng cơ thể trưởng thành có hệ số di truyền là 0,6 và
dao động trong khoảng 0,55- 0,65.
a. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng
* Ảnh hưởng của giống, dòng đến khối lượng cơ thể của vịt
Giống, dòng là yếu tố về mặt di truyền quan trọng nhất ảnh hưởng đến tốc
độ tăng khối lượng cơ thể của vịt. Các giống thủy cầm khác nhau có tốc độ tăng
khối lượng cơ thể khác nhau. Các giống gia cầm hướng thịt có tốc độ tăng khối
lượng cơ thể nhanh hơn các giống gia cầm kiêm dụng và hướng trứng. Trong
cùng một giống, các dòng khác nhau có tốc độ tăng khối lượng cơ thể cũng khác
nhau, dòng ông có tốc độ tăng trọng nhanh hơn dòng bà.
Theo tài liệu của Nguyễn Mạnh Hùng và cs. (1994) thì sự khác nhau giữa
các giống gia cầm là rất lớn, thủy cầm có tốc độ tăng trọng nhanh trong những
tuần lễ đầu tiên, đối với vịt giết thịt ở 7 - 8 tuần tuổi; ngỗng là 9 tuần tuổi; ngan
là 10 - 11 tuần và chúng có thể đạt 70 - 80% khối lượng trưởng thành trong khi
đó ở gà chỉ đạt có 40% khối lượng trưởng thành. Nhưng nhìn chung các giống vịt
nội của nước ta có khả năng tăng trọng thấp, tầm vóc nhỏ, khối lượng cơ thể
không lớn, khả năng cho thịt không cao.
Theo Nguyễn Thiện và cs. (1993) khối lượng vịt cỏ là vịt chuyên trứng ở
75 ngày tuổi khi nuôi vỗ béo công nghiệp đạt 911,85 - 1216,65g
Theo Nguyễn Đức Trọng và cs. (2009) khối lượng vịt kiêm dụng Đốm
PL2 nuôi thương phẩm đến 10 tuần tuổi đạt 1790 g.
Nghiên cứu của Phùng Đức Tiến và cs. (2008) trên vịt chuyên thịt
SM3SH ông bà nhập nội, nuôi tại trại gia cầm Cẩm Bình, vịt nuôi thương phẩm
đến 56 ngày tuổi đạt 3206,3 g/con.
* Ảnh hưởng của tính biệt đến tốc độ tăng trọng của cơ thể vịt
Trong cùng một giống, dòng thì tốc độ tăng trọng của con trống nhanh
hơn con mái. Sự khác nhau của khối lượng cơ thể còn thể hiện qua sự phân biệt
giới tính. Theo Jull (1976) cho biết gà trống nặng cân hơn gà mái từ 24%-32%.

Sự khác nhau này đối với gia cầm càng rõ ràng hơn trong quá trình sinh trưởng
và trưởng thành. North (1990) đã rút ra kết luận: lúc mới nở, gà trống nặng hơn

7


gà mái 1%, tuổi càng tăng thì sự khác biệt này càng lớn, đến 2 tuần tuổi là hơn
5%, 3 tuần tuổi hơn 11%, 5 tuần tuổi hơn 17%, 6 tuần tuổi hơn 20%, 7 tuần tuổi
hơn 23 % và 8 tuần tuổi hơn 27%.
* Ảnh hưởng của tốc độ mọc lông đến tốc độ tăng trọng của vịt
Nhiều công trình nghiên cứu của nhiều nhà khoa học đã xác định được
rằng trong cùng một giống, dòng, cùng tính biệt, ở gia cầm có tốc độ mọc lông
nhanh hơn thì cũng có tốc độ sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Theo Brandsch
and Bilchel. (1978) tốc độ mọc lông là một tính trạng di truyền có liên quan đến
đặc điểm trao đổi chất, sinh trưởng và phát triển của gia cầm. Gia cầm có tốc độ
mọc lông nhanh hơn thì sự thành thục thể trọng cũng như đạt được khối lượng cơ
thể trưởng thành nhanh hơn do đó có chất lượng thịt tốt hơn gia cầm có tốc độ
mọc lông chậm.
* Các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến tốc độ tăng trọng của vịt
- Chế độ dinh dưỡng là yếu tố ngoại cảnh quan trọng nhất ảnh hưởng đến
khả năng sinh trưởng, phát triển của thủy cầm nói riêng và chăn nuôi nói chung.
Dinh dưỡng có liên quan chặt chẽ với sự duy trì sự sống, khả năng sản xuất của
gia súc, gia cầm. Cơ thể không những cần phải được cung cấp thức ăn đầy đủ để
sinh trưởng và phát triển mà còn cần cung cấp thức ăn để tạo ra sản phẩm. Do đó,
việc xác định nhu cầu các chất dinh dưỡng hay chế độ dinh dưỡng hợp lý cho vật
nuôi là hết sức cần thiết và có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ sinh trưởng cũng như
hiệu quả kinh tế. Theo Chambers (1990) thì chế độ dinh dưỡng không chỉ ảnh
hưởng tới các bộ phận khác nhau của cơ thể mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển
của từng mô này đối với mô khác, hơn thế nữa dinh dưỡng không những ảnh
hưởng tới sinh trưởng mà còn ảnh hưởng tới biến động di truyền sinh trưởng.

Bùi Đức Lũng và cs. (1995) chỉ ra rằng để phát huy được tốc độ sinh
trưởng tối đa cần cung cấp thức ăn tối ưu với đầy đủ dinh dưỡng được cân bằng
nghiêm ngặt giữa protein, các axit amin và năng lượng. Ngoài ra trong thức ăn
hỗn hợp còn được bổ sung hàng loạt các chế phẩm hóa sinh học không mang ý
nghĩa dinh dưỡng nhưng nó có tác dụng kích thích quá trình tiêu hóa thức ăn
cũng như tăng độ hấp dẫn của thức ăn từ đó kích thích quá trình sinh trưởng làm
tăng năng suất và chất lượng thịt.
Kết quả nghiên cứu của Abdelsamie and Farrell. (1985) cho biết về ảnh
hưởng của các mức protein trong khẩu phần tới khả năng tăng khối lượng tuyệt

8


đối của vịt Bắc Kinh: ở tuần tuổi thứ 2 với khẩu phần ăn có 24% protein thô thì
tăng khối lượng cơ thể tuyệt đối của vịt đạt 320 g, còn ở lô nuôi với khẩu phần
18% protein thô thì tăng khối lượng cơ thể tuyệt đối của vịt chỉ đạt 309 g.
Tuy vậy, không chỉ khẩu phần thức ăn có mức protein cao là vật nuôi có
khả năng tăng khối lượng cơ thể tuyệt đối hơn khẩu phần có mức protein thấp
hơn. Điều này còn phụ thuộc vào sự cân bằng các axit amin và mức năng lượng
trong khẩu phần. Trần Quốc Việt và cs. (2010) cho biết về ảnh hưởng của các
mức năng lượng, protein và axit amin khẩu phần đến hiệu quả sử dụng thức ăn
của vịt CV Super M: Sức ăn của vịt CV Super M tăng khi mức năng lượng và
protein của khẩu phần tăng. Lượng ăn vào hàng ngày của vịt ở các lô có mức
năng lượng và protein cao thấp hơn rất rõ rệt so vơi nhóm vịt được ăn khẩu phần
có mức năng lượng và protein thấp
- Các yếu tố môi trường khác như nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, độ thông
thoáng, mật độ nuôi cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tăng trọng của
thủy cầm. Nhiệt độ, ẩm độ của từng mùa vụ có ảnh hưởng đến khả năng thu
nhận thức ăn của thủy cầm. Gia cầm và thủy cầm không có tuyến mồ hôi do
đó sự điều hòa thân nhiệt của chúng chủ yếu thông qua quá trình thở, bốc hơi

nước, bức xạ nhiệt, dãn nhiệt, đẻ trứng và bài tiết cho nên mọi yếu tố tác động
đến quá trình điều hòa thân nhiệt đều ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và
sản xuất của chúng
Nghiên cứu của Knust et al. (1996) cho biết khi nhiệt độ cao ảnh hưởng
đến sinh trưởng của vịt, làm giảm lượng thức ăn ăn vào, làm khối lượng sống
giảm và tỷ lệ mỡ của thịt thấp. Nhiệt độ cao có tác dụng âm tính đến chất lượng
thịt (tỷ lệ ăn được giảm, chất lượng cơ thịt kém).
Nhiệt độ cao còn gây nên hiện tượng stress nhiệt đối với gia cầm, thủy
cầm không những ảnh hưởng đến khả năng tăng trọng của chúng mà còn ảnh
hưởng đến khả năng đẻ trứng và chất lượng trứng. Lewis et al. (1992) cho biết
các giống khác nhau thì bị tác động của thời gian chiếu sáng cũng khác nhau, đặc
biệt ở các tuần tuổi 9, 12, 15, từ 9 tuần tuổi nếu tăng thời gian chiếu sáng sẽ làm
tăng khả năng phát dục sớm.
Theo Bùi Hữu Đoàn và cs. (2009) cho biết khi chiếu tia cực tím từ 5 – 8
phút/ngày làm tăng khối lượng cở thể từ 115 g/con- 172 g/con, còn chiếu tia cực
tím trên 11 phút/ngày thì có tác dụng ngược lại làm giảm tốc độ sinh trưởng,

9


giảm chỉ số sản xuất.
Khi ẩm độ quá thấp hoặc quá cao cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh
trưởng của vịt. Ẩm độ quá thấp làm tăng lượng bụi trong chuồng nuôi làm cho
gia cầm dễ mắc một số bệnh về hô hấp và mắt ảnh hưởng đến khả năng thu nhận
thức ăn, không những thế gây da khô, khó chịu làm con vật gầy yếu.
Ngoài ra thì phương thức nuôi cũng ảnh hưởng hưởng đến tốc độ tăng
khối lượng của vịt. Nguyễn Đức Trọng và cs. (1997) nghiên cứu hai phương thức
nuôi khô và nuôi nước trên đàn vịt CV-Super M cho biết với phương thức nuôi
khô, khối lượng bình quân lúc vào đẻ của đàn vịt dòng ông là 3,3 kg; dòng bà là
2,9 kg còn với phương thức nuôi có nước bơi lội thì khối lượng bình quân lúc

vào đẻ của dòng ông là 2,9 kg; vịt dòng bà là 2,7 kg.
Như vậy trong chăn nuôi vịt thương phẩm, đặc biệt là các giống vịt chuyên
thịt, ngoài việc phải lựa chọn giống tốt, điều kiện dinh dưỡng hợp lý để khai thác tối
đa tiềm năng sinh học về khả năng tăng khối lượng cơ thể của vịt và qua đó xác định
được thời điểm giết thịt hợp lý thu được hiệu quả kinh tế cao nhất.
b. Cách đánh giá sức sinh trưởng
Sinh trưởng là một quá trình sinh học phức tạp, từ khi sinh ra đến khi
thành thục về thể vóc được chia làm 2 thời kỳ: thời kỳ gia cầm non và thời kỳ gia
cầm trưởng thành.
Khi còn non quá trình sinh trưởng của gia cầm rất mạnh, trong thời kỳ này
chúng rất nhạy cảm với các kích thích bên ngoài, nhất là nhiệt độ và ẩm độ,
những ngày đầu tiên thân nhiệt chưa ổn định nên phụ thuộc phần lớn vào nhiệt
độ môi trường bên ngoài. Do đó giai đoạn này cần phải tạo cho gia cầm một môi
trường có nhiệt độ và ẩm độ thích hợp để chúng sinh trưởng và phát triển tốt. Khi
trưởng thành chúng dần đã thích nghi tốt với các thay đổi của môi trường bên
ngoài nhưng quá trình sinh trưởng lại chậm lại. Quá trình tích lũy các chất dinh
dưỡng và năng lượng một phần để duy trì cơ thể, một phần để tích lũy mỡ do đó
tốc độ sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn kém hơn. Đây cũng chính là sơ
sở khoa học để xác định thời điểm giết thịt hợp lý để thu được hiệu quả kinh tế
cao nhất.
Theo Chambers (1990) cho biết: để xác định chính xác về sinh trưởng ở
từng thời kỳ không phải dễ dàng. Và người ta thường dùng các chỉ tiêu chính
như: sinh trưởng tích lũy (khối lượng cơ thể), sinh trưởng tuyệt đối, sinh trưởng

10


tương đối và đường cong sinh trưởng.
Sinh trưởng tích lũy (khối lượng cơ thể): khối lượng cơ thể ở một thời
điểm nào đó là chỉ số quen thuộc nhất để đánh giá khả năng sinh trưởng của con

vật. Tuy vậy chỉ số này không nói lên được mức độ khác nhau về tốc độ sinh
trưởng trong một thời gian nhưng nó phản ánh được khả năng sinh trưởng tối đa
của con vật. Khi xác định được khối lượng ở từng thời điểm thì chúng ta có thể
biểu diễn khối lượng này ở từng thời điểm đó trên đồ thị và gọi là đồ thị sinh
trưởng tích lũy. Đối với gia cầm nuôi thịt thì chỉ tiêu này là quan trọng nhất, từ
chỉ tiêu này chúng ta có thể so sánh và chọn lựa những tổ hợp lai nào là tốt nhất.
Sinh trưởng tuyệt đối: là sự tăng lên về khối lượng, kích thước, thể tích
của cơ thể qua các lần khảo sát. Xác định được các giá trị của sinh trưởng tuyệt
đối chúng ta có thể biểu diễn chúng trên đồ thị và gọi là đồ thị sinh trưởng tuyệt
đối. Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối của vật nuôi là một đồ thị hình parapol, đỉnh của
parapol của từng giống khác nhau. Giá trị của sinh trưởng tuyệt đối thường được
tính bằng gam/con/ngày.
Sinh trưởng tương đối: là tỷ lệ phần trăm (%) tăng lên của khối lượng, thể
tích, kích thước của cơ thể lúc kết thúc khảo sát so với lúc đầu khảo sát. Sinh
trưởng tương đối của con vật được biểu diễn bằng đồ thị có dạng Hypepol.
Lương Tất Nhợ (1994) nghiên cứu về sinh trưởng của vịt CV-Super M
trong các điều kiện chăn nuôi ở đồng bằng sông Hồng cho biết: tốc độ tăng khối
lượng của vịt CV-Super M bố mẹ ở giai đoạn vịt 4 tuần tuổi có tốc độ tăng khối
lượng tuyệt đối là 45 g/con/ngày, tăng trọng tương đối là 35,65%; ở 8 tuần tuổi là
25,57 g/con/ngày và 8,19%. Vịt CV-Super M dòng ông ở 4 tuần tuổi tương ứng
là 51,14 g/con/ngày và 40,86% đến 8 tuần tuổi tương ứng là 22,57 g/con/ngày và
7,12%; dòng bà ở 4 tuần tuổi là 37 g/con/ngày và 34,97% đến 8 tuần tuổi là 22
g/con/ngày và 8,01%
Theo Lê Viết Ly và cs. (1998) công bố kết quả nghiên cứu sinh trưởng của
nhóm vịt Cỏ màu cánh sẻ cho biết: tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của con đực ở 3
tuần tuổi là 8,31 g/con/ngày và ở 8 tuần tuổi là 18,05 g/con/ngày; của con mái ở
3 tuần tuổi là 6,9 g/con/ngày, ở 8 tuần tuổi là 16,55 g/con/ngày.
Đường cong sinh trưởng: để biểu thị tốc độ sinh trưởng của gia súc và gia
cầm. Đường cong sinh trưởng có 4 đặc điểm chính:
- Pha sinh trưởng tích lũy tăng nhanh sau khi nở


11


- Điểm uốn của đường cong tại điểm có tốc độ sinh trưởng cao nhất
- Pha sinh trưởng có tốc độ giảm dần sau điểm uốn
- Pha sinh trưởng tiệm cận với giá trị khi gia cẩm trưởng thành
Thông thường người ta sử dụng sinh trưởng tích lũy (khối lượng cơ thể)
để biểu thị quá trình sinh trưởng và đồ thị của sinh trưởng tích lũy cũng cho biết
đơn giản nhất về đường cong sinh trưởng.
2.2.2.2. Khả năng cho thịt của thủy cầm
Sức sản xuất thịt của thủy cầm là chỉ tiêu và yếu tố quan trọng nhất đối
với thủy cầm nuôi thịt. Khả năng cho thịt của thủy cầm là khả năng tạo nên khối
lượng cơ thể đến tuổi giết thịt. Khả năng này của từng giống, dòng là khác nhau.
Và phụ thuộc vào nhiều yếu tố đó là đặc điểm ngoại hình, khối lượng cơ thể, tốc
độ tăng khối lượng, chế độ dinh dưỡng, khả năng hấp thụ thức ăn,...Khả năng sản
xuất thịt được biểu hiện thông qua 2 chỉ tiêu đó là năng suất thịt và chất lượng
thân thịt.
* Năng suất thịt: năng suất thịt được biểu thị thông qua các chỉ tiêu
như khối lượng sống, khối lượng và tỷ lệ phần ăn được, khối lượng và tỷ lệ
thân thịt, khối lượng và tỷ lệ thịt đùi, khối lượng và tỷ lệ thịt ngực. Theo
Nguyễn Thị Thúy Mỵ (1977) cho biết mối tương quan giữa khối lượng sống
với khối lượng thịt xẻ là khá cao (0,9), còn giữa khối lượng sống với khối
lượng mỡ bụng thấp hơn (0,2 - 0,5).
Năng suất thịt phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà trước hết đó là giống, dòng,
tính biệt, chế độ dinh dưỡng, chăm sóc nuôi dưỡng,...
Theo Chambers (1990) các giống, các dòng khác nhau thì năng suất thịt cũng
khác nhau. Giữa các dòng luôn có sự khác nhau di truyền về năng suất thịt xẻ hay năng
suất các phần thịt như thịt ngực, thịt đùi...và từng phần thịt còn lại.
Peter (1959), Ristic and Shon (1977) (dẫn theo Trần Thị Mai Phương,

2004) đã tổng hợp trên nhiều loại gia cầm và đưa ra tỷ lệ các phần của thân
thịt như sau: khối lượng sống là 100%, trong đó khối lượng thân thịt chiếm
khoảng 64% (52% là thịt, 12% là xương), phủ tạng chiếm khoảng 6%; máu,
lông, đầu, chân, ruột chiếm khoảng 17% và tỷ lệ hao hụt sau giết mổ chiếm
khoảng 13%.
Nguyễn Đức Trọng và cs. (2009) khảo sát vịt Đốm-Pất lài (là vịt kiêm

12


dụng) ở 10 tuần tuổi (70 ngày) cho thấy tỷ lệ thân thịt của vịt Đốm-Pất lài là
65,9%, tỷ lệ thịt đùi là 12,4% và tỷ lệ thịt ức là 12,9%.
Dương Xuân Tuyển và cs. (2009) khảo sát vịt chuyên thịt V1, V2, V5, V7
ở 7 tuần tuổi cho biết khối lượng thịt xẻ của các dòng vịt tương ứng là 1991,9g,
2181,5g, 2120,1g và 1987,2g ( chiếm 67,22%, 70,07%, 70,09% và 67,43%), tỷ lệ
thịt đùi lần lượt là 14,72% ,16,32% ,15,72% và 14,66%, tỷ lệ thịt ức là 18,17%
,19,04% ,18,22% và 18,09%.
Vịt SM3SH thương phẩm nuôi đến 7 tuần tuổi có tỷ lệ thân thịt là 70,3%, tỷ
lệ thịt ức là 15,21% và tỷ lệ thịt đùi là 13,89%; nuôi đến 8 tuần tuổi tương ứng là
72,04%, 17,32% và 12,18% (Nguyễn Đức Trọng và cs. (2009)).
Sự khác nhau về mặt di truyền đối với mỗi giống, dòng ở khối lượng
sống và khối lượng thịt xẻ cũng được nhiều tác giả nghiên cứu. Theo Vereijken
(1992) (dẫn theo Vũ Đức Cảnh, 2009) cho biết mối quan hệ di truyền giữa cấu
trúc của cơ thể với khối lượng cơ thể là 0,5, với tổng số móc hàm là 0,45, tỷ lệ
thịt ngực là 0,6. Khả năng di truyền được ước tính cho cấu trúc cơ thể dao động
từ 0,3-0,45.
Kosba et al. (1995) cho biết hệ số di truyền tuyệt đối của thịt xẻ như sau:
hệ số di truyền theo bố là 0,19 - 0,22; theo mẹ là 1,02 - 1,09 và theo cả bố và mẹ
là 0,6 - 0,66.
Knust and Pingel (1996) cho biết thành phần của thịt xẻ bị ảnh hưởng của

môi trường khá lớn, khi nhiệt độ môi trường cao thì tỷ lệ mỡ của thịt xẻ thấp, tỷ
lệ phần thịt ăn được giảm, chất lượng cơ kém.
Theo Decraville et al. (1985) tỷ lệ thịt xẻ của vịt phụ thuộc vào tính biệt,
vịt đực Bắc Kinh có tỷ lệ thịt xẻ là 61% còn vịt mái có tỷ lệ thịt xẻ là 60,3%.
Theo Lewcsuk et al. (1984) khối lượng thịt xẻ vịt trống Cherry Valley cao
hơn khối lượng thịt xẻ của vịt mái là 72g.
Như vậy, năng suất thịt của thủy cầm nói chung và gia cầm nói riêng phụ
thuộc vào rất nhiều yếu tố và chúng ta có thể cải thiện năng suất thịt của chúng
bằng cách chọn lọc và lai tạo tạo ra con lai có năng suất chất lượng tốt hơn.
* Chất lượng thịt: Thịt gia cầm nói chung và thủy cầm nói riêng được mọi
người ưa thích vì chúng có giá trị dinh dưỡng cao. Tuy vậy không chỉ đánh giá
chất lượng thịt thông qua cảm quan mà chất lượng thịt phải được phản ánh thông

13


qua các thành phần hóa học, sinh học và một số chỉ tiêu sinh hóa, hóa học của
thịt. Các chỉ tiêu đánh giá thường là hàm lượng vật chất khô, hàm lượng protein,
tỷ lệ mỡ, tỷ lệ chất khoáng,... Tổng hợp các chỉ tiêu đó tạo nên chất lượng của
thịt: Vật chất khô thể hiện độ chắc của thịt, protein phản ánh giá trị dinh dưỡng,
mỡ thể hiện độ béo của thịt, khoáng tạo nên sự cân bằng các yếu tố trong thịt.
Ngoài các yêu tố trên thì chúng ta có thể nhận biết chất lượng thịt thông qua cảm
quan như mùi vị, màu sắc, độ đàn hồi, độ mịn, độ dai chắc của sợi cơ. Chúng ta
có thể cải thiện chất lượng thịt bằng nhiều biện pháp khác nhau từ việc chọn lọc,
lai tạo đến việc áp dụng các phương thức chăn nuôi khác nhau, chế độ dinh
dưỡng, chăm sóc và kể cả việc phương pháp giết mổ, bảo quản thịt.
2.2.3. Khả năng sinh sản của thủy cầm
Khả năng sinh sản của gia cầm được thể hiện thông qua các chỉ tiêu như
tuổi thành thục sinh dục, năng suất trứng, khối lượng trứng, hình dáng, chất
lượng trứng, khả năng thụ tinh, khả năng ấp nở.

Khả năng sinh sản của gia cầm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: yếu tố
di truyền, giống, dòng, thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng, chế độ chiếu sáng, phương
thức nuôi,...
2.2.3.1. Tuổi đẻ quả trứng đầu
Là một chỉ tiêu đánh giá sự thành thục sinh dục, cũng được coi là yếu tố
cấu thành năng suất trứng (Khavecman, 1972). Tuổi đẻ quả trứng đầu được xác
định bằng số ngày tuổi kể từ khi nở đến khi đẻ quả trứng đầu.
Gudeil, Lerner và một số tác giả khác cho rằng: có các gen trên nhiễm sắc
thể giới tính cùng tham gia hình thành tính trạng này (dẫn theo Khavecman, 1972).
Theo Trần Đình Miên và cs. (1992) có ít nhất hai cặp gen cùng quy định, cặp thứ
nhất gen E và e liên kết với giới tính, cặp thứ hai gen E' và e'. Có mối tương quan
nghịch giữa tuổi đẻ và năng suất trứng, tương quan thuận giữa tuổi đẻ và khối
lượng trứng. Tuổi đẻ quả trứng đầu phụ thuộc vào bản chất di truyền, chế độ nuôi
đưỡng, các yếu tố môi trường đặc biệt là thời gian chiếu sáng, thời gian chiếu sáng
dài sẽ thúc đẩy gia cầm `đẻ sớm (Khavecman, 1972).
Theo Trần Long, (1994) đã tính toán hệ số tương quan di truyền giữa khối
lượng có thể gà chưa trưởng thành với sản lượng trứng thường có giá trị âm (0,21 đến - 0,16).

14


×