Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

đánh giá một số chỉ tiêu sinh sản, bệnh sinh sản trên đàn bò lai hướng sữa tại huyện ba vì – hà nội và thử nghiệm phác đồ điều trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.67 MB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THÚY

ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH SẢN, BỆNH SINH SẢN
TRÊN ĐÀN BÒ LAI HƯỚNG SỮA TẠI HUYỆN BA VÌ – HÀ NỘI
VÀ THỬ NGHIỆM PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THÚY

ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH SẢN, BỆNH SINH SẢN
TRÊN ĐÀN BÒ LAI HƯỚNG SỮA TẠI HUYỆN BA VÌ – HÀ NỘI
VÀ THỬ NGHIỆM PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ

CHUYÊN NGÀNH: THÚ Y
Mã số: 60.64.01.01


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN VĂN THANH

HÀ NỘI, 2015


LỜI CAM ĐOAN
- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa từng sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả

Nguyễn Thị Phương Thúy

ii


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tơi cịn nhận
được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô giáo, gia đình, bạn bè và
đồng nghiệp.
Trước hết tơi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Văn
Thanh – Nguyên Trưởng bộ môn Ngoại - Sản, Khoa Thú y, Học viện Nông
Nghiệp Việt Nam - người thầy đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tơi trong suốt q
trình thực hiện đề tài.
Lời cảm ơn chân thành của tôi cũng xin gửi tới các thầy cô giáo trong bộ
môn Ngoại – Sản, Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ, tạo điều
kiện trong suốt thời gian học tập cũng như trong thời gian thực hiện đề tài.

Cho phép tôi được bày tỏ lời cảm ơn tới những cán bộ thú y, những hộ
chăn ni bị sữa tại các xã thuộc huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội đã tạo điều
kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình tơi thực hiện đề tài tại đây.
Tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình cùng bạn bè đồng
nghiệp đã giúp đỡ động viên tôi trong suốt thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng 11 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Thị Phương Thúy

iii


MỤC LỤC
Lời cam đoan...................................................................................................... ii
Lời cảm ơn ........................................................................................................ iii
Mục lục ............................................................................................................ iv
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................... vii
Danh mục bảng ............................................................................................... viii
Danh mục hình và biểu đồ ................................................................................. ix
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1
2. Mục tiêu của đề tài ......................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ......................................................... 2
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 3
1.1 Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu đề tài.................................................... 3
1.1.1. Đặc điểm sinh lý, sinh sản của bò cái .................................................. 3

1.1.2. Sự điều tiết thần kinh thể dịch đến hoạt động sinh dục ........................ 7
1.1.3. Một số nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bò cái ............. 13
1.2. Hiện tượng rối loạn sinh sản ở gia súc cái .................................................. 16
1.2.1. Khái niệm về hiện tượng rối loạn sinh sản ........................................ 16
1.2.2. Phân loại hiện tượng rối loạn sinh sản............................................... 16
1.2.3. Nguyên nhân gây ra hiện tượng rối loạn sinh sản .............................. 16
1.3. Các hormon hướng sinh dục và một số chế phẩm đặt âm đạo .................... 17
1.3.1. Các hormone hướng sinh dục ............................................................ 17
1.3.2. Một số chế phẩm đặt âm đạo............................................................. 19
1.4. Một số nghiên cứu ở trong và ngoài nước về bệnh sinh sản và điều tiết
sinh sản trên bị .......................................................................................... 20
1.4.1. Những nghiên cứu ở nước ngồi ....................................................... 20
1.4.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam ......................................................... 21

iv


Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........23
2.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu .............................................. 23
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 23
2.1.2. Nguyên liệu nghiên cứu .................................................................... 23
2.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ..................................................... 23
2.1.4. Thời gian nghiên cứu: ....................................................................... 23
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 23
2.2.1. Đánh giá khả năng sinh sản của đàn bị lai hướng sữa ni tại Ba
Vì - Hà Nội thơng qua các chỉ tiêu sinh sản: ..................................... 23
2.2.2. Thực trạng những bệnh sinh sản chính thường gặp trên đàn bị lai
hướng sữa ni tại Ba Vì. ................................................................. 24
2.2.3. Thử nghiệm phác đồ điều trị hiện tượng rối loạn sinh sản của đàn
bò lai hướng sữa ni tại khu vực Ba Vì. .......................................... 24

2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 24
2.3.1. Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu sinh sản ...................................... 24
2.3.2. Phương pháp đánh giá thực trạng một số bệnh sinh sản trên đàn
bò và phân loại bệnh buồng trứng của bò.......................................... 25
2.3.3. Phương pháp sử dụng một số chế phẩm hormone điều trị hiện
tượng rối loạn sinh sản của đàn bị lai hướng sữa ni tại khu vực
Ba Vì ................................................................................................ 26
2.3.4. Phương pháp phối giống cho bị trong thí nghiệm ............................. 27
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu................................................................. 27
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 28
3.1. Kết quả điều tra về tình hình chăn ni bị sữa trên địa bàn huyện Ba
Vì, thành phố Hà Nội ............................................................................... 28
3.2. Một số chỉ tiêu sinh sản trên đàn bị sữa huyện Ba Vì ................................ 31
3.2.1. Tuổi động dục lần đầu ...................................................................... 31
3.2.2. Tuổi phối giống lần đầu .................................................................... 31
3.2.3. Tuổi đẻ lứa đầu ................................................................................. 33
3.2.4. Khối lượng cơ thể bò cái khi đẻ lứa đầu ............................................ 34

v


3.2.5. Thời gian động dục lại sau khi đẻ ..................................................... 35
3.2.6. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ ............................................................. 36
3.2.7. Sản lượng sữa trên một chu kỳ .......................................................... 37
3.2.8. Hệ số phối giống và tỷ lệ thụ thai ...................................................... 38
3.3. Kết quả nghiên cứu về một số bệnh sinh sản trên bị lai hướng sữa ni
tại huyện Ba Vì - Hà Nội .......................................................................... 40
3.3.1 Bệnh sinh sản thường gặp trong giai đoạn mang thai ......................... 40
3.3.2. Bệnh sinh sản thường gặp trong quá trình đẻ .................................... 43
3.3.3 Bệnh sinh sản thường gặp ở bị sữa trong giai đoạn khơng mang thai.........43

3.3.4. Hiện tượng chậm sinh (rối loạn sinh sản) ở bò sữa ............................ 47
3.4. Thử nghiệm phác đồ điều trị hiện tượng rối loạn sinh sản của đàn bò lai
hướng sữa ni tại khu vực Ba Vì ............................................................ 49
3.4.1. Kết quả sử dụng prostaglandine F2α điều trị trên bò bị bệnh thể
vàng tồn lưu ..................................................................................... 50
3.4.2. Kết quả điều trị bệnh u nang buồng trứng ........................................ 51
3.4.3. Kết quả điều trị bệnh buồng trứng không hoạt động bằng phương
pháp đặt dụng cụ âm đạo CIDR kết hợp PGF2α và GnRH ................ 54
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 56
Kết luận ............................................................................................................ 56
Kiến nghị.......................................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 58

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BCS

Body Condition Scoring In Dairy Cattle

CIDR

Controlled internal drug release

DHPA

Dihydroxy progesterone acetophenide

FGA


Flurogesterone acetate

FRH

Folliculin Realising Hormone

FSH

Follicle Stimulating Hormone

GSH

Growth stimulating hormone

GnRH

Gonadotropin-releasing hormone

HF

Holstein Friesian

HTNC

Huyết thanh ngựa chửa

IU

International Unit


LH

Luteinizing Hormone

LTH

LuteinTrofic Hormone

MGA

Melengestrol acetate

PRH

Prolactin Realising Hormone

PRH

Prolactin Realising Hormone

PRID

Progesterone internal drug release

vii


DANH MỤC BẢNG
Số bảng


2.1.

Tên bảng

Trang

Phương pháp chẩn đoán lâm sàng bệnh buồng trứng sau khi khám qua
trực tràng hai lần liên tục cách nhau 7 đến 10 ngày ................................... 25

3.1.

Tình hình chăn ni bị sữa tại huyện Ba Vì – Hà Nội .............................. 29

3.2.

Chỉ tiêu sinh sản của đàn bò sữa ở huyện Ba Vì, Hà Nội.......................... 32

3.3.

Hệ số phối giống, tỷ lệ đậu thai................................................................. 39

3.4.

Bệnh sinh sản thường gặp trong giai đoạn bị sữa mang thai và trong
q trình đẻ ............................................................................................... 42

3.5.

Bệnh trong thời gian bị sữa khơng mang thai ........................................... 44


3.6.

Phân loại nguyên nhân rối loạn sinh sản ở bò cái lai hướng sữa do
bệnh lý buồng trứng .................................................................................. 48

3.7.

Kết quả điều trị bệnh thể vàng tồn lưu ...................................................... 50

3.8.

Kết quả điều trị bệnh u nang buồng trứng ................................................. 52

3.9.

Kết quả điều trị bệnh buồng trứng không hoạt động.................................. 54

viii


DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
STT

Tên hình và biểu đồ

Trang

Hình 1.1. Ảnh hưởng của năng lượng và hậu quả của mất cân bằng năng lượng
đến chức năng sinh sản ở bò sữa ....................................................... 15

Biểu đồ 3.1. Cơ cấu đàn bò sữa tại huyện Ba Vì – Hà Nội ................................. 30
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ bệnh buồng trứng ở bò sữa ................................................... 48
Biểu đồ 3.3. Kết quả điều trị bệnh thể vàng tồn lưu ........................................... 51
Biểu đồ 3.4. Kết quả điều trị bệnh u nang buồng trứng ...................................... 53
Biểu đồ 3.5. Kết quả điều trị bệnh buồng trứng không hoạt động....................... 55

ix


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Là một quốc gia đông dân và mức tăng dân số cao khoảng 1,2%/năm, tỷ lệ
tăng trưởng GDP đạt 6-8%/năm, thu nhập bình quân đầu người tăng 14,2%/năm
và nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm sữa của người Việt Nam luôn giữ mức tăng
trưởng cao. Năm 2010, trung bình mỗi người Việt Nam tiêu thụ khoảng 15 lít
sữa/năm/người. Dự báo đến năm 2020, con số này sẽ tăng gần gấp đôi, lên đến
28 lít sữa/năm/người. Các nhà chun mơn đánh giá rằng tiềm năng phát triển
của thị trường sữa tại Việt Nam vẫn cịn rất lớn.
Phát huy những lợi thế sẵn có, trong những năm gần đây, thành phố Hà
Nội đã triển khai nhiều chính sách nhằm phát triển chăn ni bị sữa. Đến nay,
Hà Nội là một trong những địa phương có đàn bò sữa đứng đầu trong cả nước. Đi
đầu trong phong trào phát triển chăn ni bị sữa tại Hà Nội phải kể đến huyện
Ba Vì.
Ba Vì là vùng bán sơn địa có nhiều điều kiện thuận lợi về đất đai và khí
hậu để phát triển chăn ni bị sữa. Những năm qua huyện Ba Vì có tốc độ phát
triển nhanh đàn bò sữa, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn ni. Tính
đến tháng 8 năm 2014, tổng đàn bị sữa tại Ba Vì đạt 8.045 con (tăng 90% so với
cùng kỳ năm 2010), chiếm 59% tổng đàn bò sữa trên địa bàn thành phố.
Tuy nhiên, huyện Ba Vì cũng như các địa phương khác thuộc miền bắc
nước ta có điều kiện khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều nên với giống bị Hostein

Friesian khả năng thích nghi chưa cao. Phương thức chăn ni bị sữa tại huyện
Ba Vì thường phân tán ở các nơng hộ và các trại nhỏ với điều kiện ni dưỡng
khác nhau, do đó thường dẫn đến các chỉ tiêu sinh sản không đồng đều. Ngoài ra
tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục cũng như mắc một số bệnh sản khoa lớn (đặc
biệt là hiện tượng chậm sinh).
Trước tình hình đó, đặt ra cho chúng ta nhiệm vụ cấp thiết là làm thế nào
để nâng cao khả năng sinh sản của đàn bò cũng như tăng hiệu quả về kinh tế,
phát huy tối đa tiềm năng sinh học của đàn bò sữa, tăng nhanh, tăng mạnh về cả
số lượng và chất lượng để đáp ứng nhu cầu về sản xuất và tiêu dùng.

1


Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về một số chỉ tiêu sinh sản, bệnh sinh
sản trên đàn bò lai hướng sữa tại huyện Ba Vì – Hà Nội và ứng dụng hormone để
điều trị bệnh chậm sinh trên đàn bị lai hướng sữa tại Ba Vì, song các tác giả
thường sử dụng cùng một phác đồ chung để điều trị các bệnh ở buồng trứng.
Những phác đồ này có giá thành khá đắt. Ngồi những phác đồ đó, việc tìm thêm
các phác đồ điều trị có giá thành thấp hơn mà vẫn đảm bảo hiệu quả cao đang là
mối quan tâm của các nhà nghiên cứu cũng như các cán bộ thú y.
Để góp phần giải quyết những vấn đề đặt ra như trên chúng tôi tiến hành
đề tài: "Đánh giá một số chỉ tiêu sinh sản, bệnh sinh sản trên đàn bị lai hướng
sữa tại huyện Ba Vì – Hà Nội và thử nghiệm phác đồ điều trị”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá được một số chỉ tiêu sinh sản, tỷ lệ mắc bệnh sinh sản trên đàn bị
lai hướng sữa ni tại Ba Vì - Hà Nội, từ đó giúp các cơ quan chun mơn, người
chăn ni có được thơng tin và hướng tác động đúng nhằm nâng cao hiệu quả
chăn nuôi.
- Ứng dụng một số chế phẩm hormone điều trị một số hiện tượng chậm
sinh cho đàn bị sữa tại huyện Ba Vì – Hà Nội để nâng cao khả năng sinh sản của

bò sữa.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài về một số chỉ tiêu sinh sản chính trên đàn bị
là tư liệu để cho các cấp quản lý về chuyên môn nắm được tình hình chăn ni và
khả năng sinh sản của đàn bị lai hướng sữa ni tại Ba Vì.
Kết quả ứng dụng một số chế phẩm hormone điều trị bệnh ở buồng trứng
của đàn bị sữa có thể áp dụng trong thực tiễn sản suất.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho việc đề ra những chính sách,
biện pháp cụ thể nhằm quản lý, bảo vệ và phát triển đàn bò sữa của địa phương
cả về số lượng và chất lượng, nâng cao thu nhập của người chăn nuôi.

2


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu đề tài
Một trong những thuộc tính đặc trưng nhất của cơ thể sống là khả năng sinh
sản để duy trì, phát triển và bảo tồn lồi. Các nhà chăn ni từ lâu đã quan tâm tìm
hiểu và nghiên cứu về cấu tạo và hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, trong đó
có cơ quan sinh dục của gia súc cái. Từ đó, có thể ứng dụng và phát huy đầu tư
mạnh vào sinh sản, góp phần nâng cao khả năng sinh sản của vật nuôi.
1.1.1. Đặc điểm sinh lý, sinh sản của bò cái
1.1.1.1. Sự thành thục về tính
Khi cơ quan sinh dục của gia súc cái phát triển đến mức độ hoàn thiện,
buồng trứng có nỗn bào chín, có trứng rụng và trứng có khả năng thụ thai, tử
cung cũng biến đổi theo và đủ điều kiện cho thai phát triển trong tử cung. Những
dấu hiệu động dục trên xuất hiện với gia súc ở tuổi như vậy gọi là thành thục về
tính. Trong thực tế, sự thành thục về tính thường sớm hơn sự thành thục về thể
vóc. Sự thành thục về tính và thể vóc phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, dinh

dưỡng, ngoại cảnh... Trong điều kiện nuôi dưỡng tốt thì sự sinh trưởng được thúc
đẩy và thành thục về tính sẽ đến sớm hơn. Bị sữa thành thục tính dục khi thể trọng
đạt từ 30 - 40% thể trọng lúc trưởng thành. Còn bò thịt với mức độ cao hơn 45 50% (Tăng Xn Lưu, 1999).
Bị cái nếu ni dưỡng tốt thì thành thục lúc 12 tháng tuổi, cịn tầm vóc để
đảm bảo cho sự phối giống phải từ 18 tháng tuổi trở lên (Theo Sipilop, 1976). Đối
với bò lang trắng đen Hà Lan cho ăn đầy đủ chăm sóc tốt thì thành thục lúc 10 - 12
tháng tuổi, chăm sóc kém có thể kéo dài tới 16 - 18 tháng tuổi. Tuổi phối giống lứa
đầu đối với bò sữa, độ tuổi 12 - 24 tháng tuổi, phối giống lần đầu tốt nhất vào lúc
15 - 18 tháng tuổi (Tăng Xuân Lưu, 1999).
Khi tuổi thành thục về tính cao do ảnh hưởng của khí hậu nóng ẩm của
nước ta và chế độ dinh dưỡng khơng thích hợp kéo theo tuổi đẻ lứa đầu thường là

3


cao: Bò vàng Việt nam đẻ lứa đầu từ 33 - 48 tháng tuổi. Bò sữa Hà - Ấn F2 (75%
máu bò Hà Lan) 46 – 48 ± 1,84 tháng (Nguyễn Kim Ninh, 1990).
Chức năng sinh sản của bò cái bị chi phối lớn bởi yếu tố do dinh dưỡng
trong đó có tuổi thành thục về tính, nếu dinh dưỡng kém thì kéo theo tuổi thành
thục về tính cao. Theo Nguyễn Xuân Trạch và Mai Thị Thơm (2004) thì tuổi phối
giống lần đầu của bò vàng Việt Nam khoảng 20 – 24 tháng tuổi. Nếu môi trường
chăn nuôi kém hơn thì tuổi thành thục về tính có thể lên tới 33 – 48 tháng (Lê
Xuân Cương, 1997).
Theo Nguyễn Trọng Thiện (2009) nhiệt độ môi trường cũng ảnh hưởng sự
thành thục về tính của bị cái, khi nhiệt độ mơi trường là 10oC thì bị cái 10 tháng
tuổi thành thục về tính nhưng khi nhiệt độ 27oC thì phải đến 13 tháng tuổi mới
thành thục về tính với cùng giống bị. Ngoài ra sức khoẻ cũng ảnh hưởng lớn đến
việc thành thục về tính.
1.1.1.2. Chu kỳ động dục
Khi đã thành thục về tính thì những biểu hiện tính dục của bị được diễn ra

liên tục và có tính chu kỳ. Các nỗn bào trên buồng trứng phát triển đến độ chín
nổi cộm lên trên bề mặt buồng trứng gọi là nang Graaf. Khi nang Graaf vỡ thì
trứng rụng gọi là sự rụng trứng. Mỗi lần rụng trứng con vật có những biểu hiện
tính dục ra bên ngồi gọi là chu kỳ động dục. Trứng rụng có tính chu kỳ nên
động dục cũng có chu kỳ, 1 chu kỳ động dục của bò thường là 21 ngày và dao
động 17-24 ngày. Quá trình trứng chín và rụng chịu sự điều hồ chặt chẽ của
hormone. Trên cơ sở đó có nhiều tác giả chia chu kỳ sinh dục ra làm 2 pha:
- Pha Folliculin: gồm toàn bộ biểu hiện trước khi rụng trứng.
- Pha Lutein: Gồm những biểu hiện sau khi rụng trứng và hình thành thể vàng.
Trong các chu kỳ động dục của bị có nhiều tác giả đã đề cập đến các đợt
sóng nang (Foliculas Ware).
Sóng nang là sự phát triển đồng loạt của một số bao noãn ở cùng một thời
gian. Các cơng trình nghiên cứu theo dõi sự phát triển buồng trứng Invivo bằng
phương pháp nội soi và siêu âm được nhiều tác giả công bố. Các tác giả cho thấy
ở bị trong một chu kỳ thường có 2-3 sóng nang phát triển (một số ít có 4 đợt).

4


Đặc điểm quan trọng trong các đợt phát triển nang là sự phát triển có
tính tự điều khiển và cạnh tranh giữa các nang. Mỗi đợt có 1-2 nang trội, vài
nang lớn phát triển và sự phát triển của các nang khác bị kìm hãm. Tuy vậy,
khi thể vàng cịn tồn tại thì nang bị khống chế và nang lớn sẽ bị thối hố, chỉ
có đợt cuối cùng khi thể vàng khơng cịn thì nang khống chế mới phát triển tới
chín và q trình rụng trứng mới được xảy ra. Do đặc điểm này các đợt phát
triển nang gọi là sóng phát triển. Trong mỗi đợt sóng như vậy sự tồn tại của
các nang không phải nang khống chế dao động 5-6 ngày. Riêng nang khống
chế có thể phát triển nhanh sau ngày 18 của chu kỳ, tốc độ phát triển của nang
khống chế ở thời điểm này có thể đạt 1,6 mm/ngày (Hoàng Kim Giao và
Nguyễn Thanh Dương, 1997).

Ở bị chu kì động dục thường kéo dài 21 ngày, thời gian động dục thường
kéo dài 25 - 36 giờ, chu kì động dục ở gia súc mang tính đặc trưng theo lồi.
Chu kì động dục của bị dược chia làm 4 giai đoạn :
- Giai đoạn trước động dục
- Giai đoạn động dục
- Giai đoạn sau động dục
- Giai đoạn cân bằng sinh học
1.1.1.3. Sự thụ tinh
Sự thụ tinh không phải là sự kết hợp đơn giản giữa tinh trùng và tế bào
trứng mà là một quá trình đồng hoá và dị hoá lẫn nhau một cách phức tạp giữa hai
tế bào sinh dục. Kết quả của sự thụ tinh là sinh ra một tế bào mới gọi là hợp tử, sau
này là phôi và phát triển thành một cơ thể mới khác với bố mẹ nhưng mang đặc
điểm di truyền của bố, mẹ cùng với đặc điểm di truyền của lồi.
Nguời ta thường phân chia q trình thụ tinh của động vật có vú ra 4 giai
đoạn nhỏ: Sự chuẩn bị của tế bào trứng; tinh trùng vào tế bào trứng; sự hình thành
tiền hạch đực và tiền hạch cái; sự kết hợp giữa hai tiền hạch.
1.1.1.4. Quá trình mang thai
Sự phát triển của thai là hiện tượng sinh lý đặc biệt của cơ thể, nó được
bắt đầu từ khi trứng được thụ tinh cho đến khi đẻ xong. Trong thực tế, sự có thai

5


của bị được tính ngay từ ngày phối giống cuối cùng cho đến ngày đẻ. Thời gian
mang thai phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi của mẹ, điều kiện nuôi dưỡng,
chế độ khai thác và sử dụng, số lượng thai, đơi khi cịn phụ thuộc vào lứa đẻ và
tính biệt của thai. Thời gian mang thai của bò dao động trong khoảng 278 - 290
ngày và được chia làm 3 thời kì cơ bản gồm thời kì phơi (ngày 1 - 34), thời kì
tiền thai (ngày 35 - 60), thời kì bào thai (ngày 61 - đẻ).
Theo Nguyễn Xuân Trạch và Phạm Ngọc Thiệp (2004), độ dài thời gian

mang thai của bị trung bình là 280 ngày. Mức dao động của thời gian này giữa các
cá thể rất nhỏ, chỉ có thể sớm hay muộn hơn so với trung bình là 5 ngày. Tuy
nhiên, một số bị đẻ non, bê tuy yếu nhưng vẫn ni được và bị sữa vẫn khai thác
sữa mặc dù không được cao như chu kì bình thường.
1.1.1.5. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ
Khoảng cách lứa đẻ là thước đo khả năng sinh sản một cách rõ rệt của gia
súc. Ở bò 1 năm 1 lứa là khoảng cách lý tưởng, khoảng cách lứa đẻ dài ảnh hưởng
đến toàn bộ thời gian cho sản phẩm, tới tổng sản lượng sữa và số bê con được sinh
ra trong 1 đời bò mẹ, dẫn đến hạn chế việc nâng cao tiến bộ di truyền. Khoảng
cách lứa đẻ phụ thuộc vào chế độ chăm sóc ni dưỡng, đặc điểm sinh vật của
giống, thời gian động dục lại sau khi đẻ, kỹ thuật phối giống, vắt sữa và cạn sữa ...,
gia súc càng mắn đẻ thì hệ số tái sản xuất (Kt) càng cao. Lauhiuna (Liên xô cũ) đã
đưa ra cơng thức tính hệ số tái sản xuất của bị (Kt):
Kt =

T
V-2

Trong đó:
T: số bê do bị cái đẻ ra, V: tuổi bò cái (năm).
Kt càng cao hiệu quả kinh tế càng lớn.
Sadal đưa ra chỉ tiêu đánh giá năng xuất bị cái bằng khoảng cách lứa đẻ.
Bị có khoảng cách lứa đẻ K = 410 ngày là bò rất tốt, K = 411 - 460 ngày là tốt, K
= 461 ngày trở lên là bị khơng tốt. (Nguyễn Kim Ninh, 1994).

6


Ở bò lai F1 (Holstein friz x Lai sind khoảng cách lứa đẻ là 540 ngày (Nguyễn
Kim Ninh và cs.,1995), 473 ngày (Trần Trọng Thêm, 1986).

1.1.1.6. Sự phục hồi các hoạt động sinh dục sau đẻ
Theo các tác giả Nguyễn Xuân Trạch và Mai Thị Thơm (2004): sau khi đẻ
thì tử cung cần phải được hồi phục cả về mặt thực thể và sinh lý, buồng trứng phải
trở lại hoạt động chu kỳ bình thường để bị cái lại có thể có thai tiếp. Các q trình
xảy ra trong giai đoạn sau khi đẻ chịu sự chi phối của một loạt yếu tố, chủ yếu là
quá trình tiết sữa và điều kiện dinh dưỡng, ngồi ra cịn ảnh hưởng của tuổi, giống,
lứa đẻ, mùa vụ và ảnh hưởng từ con đực.
1.1.2. Sự điều tiết thần kinh thể dịch đến hoạt động sinh dục
Hoạt động sinh sản chịu sự điều tiết chặt chẽ của hệ thần kinh và thể dịch.
Hệ thần kinh thông qua các cơ quan nhạy cảm là nơi tiếp nhận tất cả các xung
động của ngoại cảnh vào cơ thể, trước tiên là đại não và vỏ não mà trực tiếp là
vùng dưới đồi (Hypothalamus) tiết ra các chất kích thích (yếu tố giải phóng) kích
thích thuỳ trước tuyến yên tiết FSH và LH. Hai hormone này theo mạch máu tác
động vào buồng trứng làm nang trứng phát triển đến mức độ chín và tiết ra
oestrogen.
Trong q trình sinh lý bình thường khi gia súc đến tuổi trưởng thành, buồng
trứng đã có nang phát triển ở các giai đoạn khác nhau, trong cơ thể đã có sẵn một
lượng nhất định về oestrogen. Chính hormone này tác động lên trung khu vỏ đại não
và ảnh hưởng đến vỏ đại não tạo điều kiện cho sự xuất hiện và lan truyền các xung
động thần kinh gây tiết GnRH chu kỳ (là hormone giải phóng FRH và LRH).
FRH kích thích thuỳ trước tuyến yên tiết FSH. Kích tố này kích thích sự
phát triển của noãn nang buồng trứng, noãn nang phát triển trứng chín, lượng
oestrogen tiết ra nhiều hơn, Oestrogen tác động vào các bộ phận sinh dục thứ cấp
đồng thời tác động lên trung tâm Hypothalamus, vỏ đại não gây nên hiện tượng
động dục, LRH kích thích thuỳ trước tuyến n tiết ra hormone kích thích hồng
tố LH. LH tác động vào buồng trứng làm trứng chín muồi. Kết hợp với FSH làm

7



noãn bào vỡ ra và gây ra hiện tượng thải trứng, hình thành thể vàng và PRH kích
thích thuỳ trước tuyến yên phân tiết LTH, LTH tác động vào buồng trứng duy trì
sự tồn tại của thể vàng, kích thích thể vàng phân tiết Progesterone. Progesterone
tác động lên tuyến yên, ức chế tuyến yên phân tiết FSH và LH làm cho quá trình
động dục chấm dứt.
Progesterone tác động vào tử cung làm cho tử cung dày lên tạo cơ sở tốt
cho việc làm tổ hợp tử - phôi lúc ban đầu (tạo sữa tử cung), nên con vật có chửa
thể vàng tồn tại suốt thời gian mang thai, có nghĩa là lượng progesteron được duy
trì với nồng độ cao trong máu. Nếu khơng có chửa thì thể vàng tồn tại đến ngày
thứ 15-17 của chu kỳ sau sau đó teo dần, cũng có nghĩa là hàm lượng
Progesterone giảm dần, giảm đến mức nhất định nào đó rồi nó lại cùng với một
số nhân tố khác kích thích vở đại não, Hypothalamus, tuyến yên, lúc này tuyến
yên ngừng phân tiết LTH, tăng cường phân tiết FSH và LH, chu kỳ sinh dục mới
lại hình thành.
Sự liên hệ giữa Hypothalamus, tuyến yên và tuyến sinh dục để điều hoà
hoạt động sinh dục của gia súc cái không chỉ theo chiều thuận mà cịn theo cơ
chế điều hồ ngược. Cơ chế điều hồ ngược đóng vai trị quan trọng trong việc
giữ "cân bằng nội tiết".
Lợi dụng cơ chế điều hoà ngược này người ta sử dụng một lượng
Progesterone hay một lượng hormone khác đưa vào cơ thể để điều khiển chu kỳ
tính hay chu kỳ động dục ở gia súc cái.
Khi đưa một lượng Progesterone vào cơ thể làm cho hàm lượng
Progesterone trong máu tăng lên. Theo cơ chế điều hoà ngược, trung khu điều
khiển sinh dục ở Hypothalamus bị ức chế, kìm hãm sự tiết các kích tố của tuyến
yên, làm cho nỗn bao tạm ngừng phát triển, do đó làm cho chu kỳ động dục tạm
thời ngừng lại. Sau khi kết thúc sử dụng Progesterone, hàm lượng này trong máu
sẽ giảm xuống đột ngột, sự kìm hãm được giải toả, trung khu điều khển sinh dục
được kích thích, kích tố FSH lại được bài tiết đã kích thích sự phát triển của noãn

8



bao làm cho chu kỳ động dục của gia súc được trở lại hoạt động. Hiệu quả tác
động sẽ cao hơn nếu có sự kết hợp của một số loại hormone khác như HTNC,
Oestrogen, LH ...
Cơ chế điều hoà hoạt động sinh sản của bị cái
Khí hậu, ánh sáng

Thức ăn, nước uống

Sterol tự nhiên
Gia súc đực

Khí hậu
Vỏ đại não

Hạ khâu não
(Hypothalamus)

GnRH

PRH
Phần trước tuyến n

FSH

LTH

LH
Thể vàng


Progesteron

Trứng
rụng

Prostaglandine

Nỗn bào chín

Oestradiol

Tử cung

9


1.1.2.1. Vai trò cuả tuyến yên trong sinh sản của gia súc
Hai hormone từ tuyến n có tác dụng kích thích sinh dục: Một hormone
kích thích sự sinh trưởng và phát dục của nang trứng được gọi là kích nỗn tố
(FSH). Kích tố kia có tác dụng lutein hố nang trứng gọi là kích thể vàng tố (LH).
Tác dụng sinh lý của FSH gắn liền với chức năng kích thích trứng chín khơng gây
trứng rụng. Muốn gây được trứng rụng phải có LH. Hầu hết các nhà sinh học đều
thống nhất rằng để trứng rụng được thì lượng LH phải lớn hơn lượng FSH, tỷ lệ
LH/FSH = 3/1 (Lê Văn Thọ và Lê Xuân Cương, 1979).
Hiện nay cùng với việc thu được những chế phẩm FSH và LH tinh khiết,
quan niệm về kích dục tố của tuyến yên cũng thay đổi.
FSH gây ảnh hưởng lên các quá trình giảm phân trong tế bào biểu mô của
các nang trứng mà bề mặt màng của nó chịu ảnh hưởng của FSH sau khi đã qua
tác dụng của oestrogen.

Prolactin có tác dụng kích thích tuyến vú phát triển và tiết sữa. Ngồi ra, nó
cịn có tác dụng trong thời kỳ đầu có thai giúp cho thể vàng tồn tại trong buồng
trứng. Một số ý kiến khác cho rằng sự tiết ra prolactin của tuyến yên thực hiện
được nhờ kích thích thần kinh vùng dưới đồi thị và các phản xạ có điều kiện ở tử
cung đã có thai. Ngược lại, nếu tử cung khơng có thai thì tuyến n khơng tiết ra
prolactin.
Oxytoxin là loại hormone do thuỳ sau tuyến yên tiết ra, Oxytoxin có tác
dụng đặc biệt là kích thích sự co bóp của tử cung, tăng cường sự co bóp của
tuyến sữa.
1.1.2.2. Kích tố buồng trứng, nhau thai và prostaglandine
Buồng trứng của gia súc cái ngồi chức năng tạo trứng cịn tiết ra một số
loại hormone như: Estrogen, progesteron.
* Oestrogen
Oestrogen gồm 3 loại Oestradial, oestron và oestriol, trong đó oestradial có
tác dụng mạnh nhất, oestriol yếu nhất. Chúng có tính chất giống nhau đều là các
Steroid. Hoạt tính sinh lý mạnh nhất vẫn là oestradial, nó tồn tại dưới hai dạng

10


đồng phân α và β, trong đó oestradial 17β có hoạt tính sinh học mạnh hơn cả, lớn
hơn oestradial 17α tới 40 lần và hơn oesteron 10 lần.
Công dụng của oestrogen là kích thích cơ quan sinh dục cái phát triển, làm
cơ quan sinh dục tăng sinh và tiết dịch, giúp gia súc cái có những biểu hiện động
dục. Bằng thực nghiệm đã chứng minh rằng khi cho oestrogen vào cơ thể con cái
làm tăng khối lượng của dạ con và buồng trứng là do kết quả của sự tăng tổng hợp
protit và axit nucleic.
* Progesteron
Khi bao nỗn chín, trứng rụng khỏi nang trứng tại nơi đó mạch quản và tế
bào sắc tố vàng phát triển thành thể vàng. Khi còn tồn tại và hoạt động thể vàng

tiết ra progesteron, là một steroit có 21 cacbon. Nó cũng được tiết ra ở nhau thai và
một lượng nhỏ từ tuyến thượng thận.
Progesteron kích thích sự phát triển hơn nữa của niêm mạc tử cung, âm đạo
tích luỹ nhiều glucozen ở các niêm mạc đó, làm phát triển lưới mao mạch tử cung.
Progesteron làm giảm tính mẫn cảm co bóp của nội mạc tử cung, tham gia vào sự
chuẩn bị của nội mạc dạ con cho sự làm tổ của hợp tử, nó cũng làm tăng sinh và
phát triển các bao tuyến trong tuyến vú. Khi trứng đã được thụ tinh và làm tổ
hormone này có tác dụng dưỡng thai, làm nhau thai phát triển và duy trì sự phát
triển của thai. Làm giảm tính mẫn cảm của cơ trơn tử cung với oxtocin, ức chế sự
sản sinh GSH (FSH và LH) của tuyến n, do đó ức chế q trình phát triển của
bao nỗn.
Cơ chế tác động của nó là ức chế các enzim, mà những enzim này được
oestrogen kích thích bao gồm hệ thống enzim oxy hoá glucoronidaza, photphataza
và cácbonic anhydraza.
* Kích tố nhau thai
Ngay sau khi hợp tử bắt đầu làm tổ ở tử cung, túi phơi được hình thành và
phát triển. Khi túi phôi lớn lên tuyến nhau thai được hình thành. Hệ thống nhau
thai ở bị có cấu tạo dạng múi. Núm nhau thai con và mẹ kết hợp với nhau theo hệ
thống cài răng lược. Chúng chiếm gần hết tử cung. Nhau thai tiết ra hormone là
prolan A và prolan B.

11


- Prolan A: có tác dụng tương tự FSH và oestrogen
- Prolan B: có tác dụng tương tự LH và progesteron
* Prostaglandine:
Lần đầu tiên Prostaglandine được phát hiện trong tinh dịch người (1935),
lúc đó người ta giả thiết rằng nguồn gốc của nó xuất hiện từ tuyến tiền liệt
(Prostala glandula), do đó mà có thuật ngữ là Prostaglandin. Prostaglandin là một

axit béo khơng no, trong phân tử có chứa 20 nguyên tử hyđro nằm trong thành
phần photpholipit của màng tế bào. Tuỳ theo cách sắp đặt của các nguyên tử ở các
vị trí khác nhau, tùy cách kết hợp 2 nhóm hyđroxit và nhóm xeton mà chia thành 4
chất Prostaglandin. Tập hợp trong 4 nhóm chính được đặt tên là A, B, E, F, trong
đó 2 nhóm E và F có đặc tính sinh học mạnh nhất.
Từ năm 1966, Prostaglandin đã được bào chế tại các xí nghiệp lớn và được
sử dụng. Nguời ta đã tiến hành thử nghiệm dùng Estrumeta.
Prostaglandin để điều hồ chức năng sinh sản của bị cái và cừu cái (chất
này được tổng hợp tương tự như prostaglandin) giá trị của nó là hiệu lực mạnh gấp
100 lần (PGF2α) tự nhiên nhưng ảnh hưởng tới co rút cơ trơn tử cung chỉ bằng khi
dùng PGF2α tự nhiên (Lê Xuân Cương, 1993).
Tác dụng sinh học lớn nhất của Prostaglandin trong chăn nuôi là điều khiển
chức năng sinh sản. Người ta biết rằng thể vàng đóng một vai trò chủ chốt trong
việc điều khiển chu kỳ sinh dục của động vật.
Progesteron của thể vàng ức chế tiết kích dục tố của hệ thống
Hypothalamus và tuyến yên. Trong một thời gian dài người ta không rõ cơ chế nào
mà tới thời gian nhất định (thường là cuối chu kỳ sinh dục) thì thể vàng thối hố
và giảm lượng Progesteron. Tới năm 1966 (Baheoch) mới xác định được rằng chất
prostaglandin tăng lên trong dạ con vào cuối chu kỳ sinh dục đã gây ra sự tiêu biến
thể vàng. Ngày nay đã được nhiều nhà khoa học xác nhận trên nhiều loại vật nuôi
chung. Sự phát hiện này mở ra nhiều biến đổi cơ bản trong cơng nghiệp chăn ni
bởi vì khi tiêm prostaglandin (PGF2α) ngoại sinh cho phép kiểm tra chu kỳ sinh
dục, gây thoái hoá thể vàng vào bất kỳ giai đoạn nào của chu kỳ sinh dục và qua
cơ chế điều khiển ngược lại, tuyến yên sẽ thúc đẩy sự phát triển noãn bao ở buồng
trứng sẽ gây ra động dục và rụng trứng. Điều này tạo ra khả năng gây động dục

12


đồng loạt để tiến hành phối giống cho gia súc bằng thụ tinh nhân tạo trong cùng

một thời gian.
Tất cả những nghiên cứu trên đã đưa ra liều lượng và cách sử dụng PGF2α
phụ thuộc vào bản chất hoá học của nó, trạng thái sinh dục của con cái, giai đoạn
của chu kỳ động dục, giống gia súc và mục đích sử dụng của người kỹ thuật.
1.1.3. Một số nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bò cái
1.1.3.1. Nhân tố bên trong (nhân tố di truyền)
Các tính trạng sinh sản thường có hệ số di truyền (h2) rất thấp. Ở bò hệ số
di truyền về khoảng cách giữa hai lứa đẻ h2 = 0,05 - 0,10, khả năng đẻ sinh đôi h2
= 0,08 - 0,10 và độ dài sử dụng bị có h2 = 0,15 - 0,2.
Hầu hết các biến đổi quan trọng quan sát thấy về khả năng sinh sản đều do
ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh. Nhìn chung nhiều cơng trình nghiên cứu về
gen ảnh hưởng đến sinh sản chưa được đề cập đến nhiều, mặc dù gen ảnh hưởng
đến sinh sản bằng 3 con đường:
- Có thể những gen gây chết, nửa gây chết, làm trứng không thụ tinh rồi chết.
- Do rối loạn nội tiết di truyền làm ảnh hưởng đến các hormone hướng
sinh dục, từ đó gây ảnh hưởng đến sinh sản.
- Các gen hoạt động cho phối đến sinh sản có những chênh lệch khác nhau
(do tác động của mơi trường). Sự chênh lệch cộng gộp đó có thể làm kém sinh
sản hoặc gây chết (Hoàng Kim Giao và cs., 1996)
1.1.3.2. Nhân tố bên ngoài
*Dinh dưỡng
Đây là yếu tố rất quan trọng, nó ảnh hưởng rất kín đáo,chậm chạp và đa
dạng. Ở bị tơ, nếu được ni dưỡng tốt thì tốc độ sinh trưởng nhanh, tuổi thành
thục về tính sớm. Năm 1959, Soren Senhansen đã tiến hành thí nghiệm ở bò HF
với mức dinh dưỡng 140% và 60% so với tiêu chuẩn và thu được kết quả về tuổi
động dục lần đầu tương ứng là 8,5 và 16,6 tháng. Bò trưởng thành nếu ni với
mức dinh dưỡng thấp thì chức năng sinh sản bị kìm hãm. Cịn nếu ni với mức
dinh dưỡng cao thì có thể dẫn đến sự tích tụ mỡ trong cơ thể, khi đó mỡ sẽ bao
bọc lấy buồng trứng và cố định hormone cũng sẽ dẫn đến sinh sản thấp. Như vậy,
cần phải xác định mức dinh dưỡng phù hợp và điều chỉnh sao cho khẩu phần

được cân đối về protein, axit amin, khoáng, đường, vitamin....cho gia súc từng

13


giai đoạn cụ thể. Nếu khẩu phần thiếu khoáng đa lượng hay vi lượng cũng sẽ gây
rối loạn sinh sản. Đặc biệt, nếu cung cấp cho bò thiếu phốt pho thường xuyên thì
buồng trứng những con này sẽ nhỏ, sau khi đẻ thường chỉ động dục một lần, nếu
không phối kịp thời thì sau cai sữa mới động dục trở lại.
Còn khẩu phần cung cấp thiếu kẽm sẽ dẫn đến thiếu vitamin A. Nếu thiếu
vitamin A khi đó niêm mạc trong cơ thể sẽ khơ cứng và sừng hố, đặc biệt nếu
niêm mạc đường sinh dục bị sừng hoá làm cho hợp tử khó làm tổ, khó bám dính
vào niêm mạc tử cung dễ dẫn đến sảy thai. Do vậy, nếu cung cấp một lượng kẽm
đầy đủ và thường xuyên sẽ làm tăng độ mắn đẻ và làm giảm tỷ lệ chết của phơi
(Nguyễn Trọng Tiến và cs., 1991).
Ngồi P, Zn thì các nguyên tố Mg, Cu, Co, Mn, I cũng như Ca, Na, K và
một số nguyên tố khác cũng ảnh hưởng rất lớn đối với quá trình sinh sản ở động
vật nói chung và bị sữa nói riêng.
Thiếu Mg nội bào làm giảm hoạt tính bắp thịt từ đó làm kéo dài q trình
sinh đẻ của gia súc làm nhau thai ra chậm sinh ra viêm tử cung từ đó chậm sinh.
Đồng và sắt trong cơ thể nằm ở những liên kết chức năng. Đồng giúp hấp
thu sắt và tổng hợp Hemoglobin tham gia vào chuyển huyết sắc tố điều tiết chức
phận da, lông. Những hợp chất của đồng kích thích trung tâm sinh dục bằng cách
thay đổi hoạt lực oxytoxin vào đảm bảo một biểu hiện động dục hồn chỉnh.
Khi thiếu Mn, sự thành thục về tính ở bị chậm, có những chu kỳ khơng rụng
trứng. Ở động vật có chửa có thể gây chết thai trong bụng, đẻ con chết hoặc thai sinh
ra có sức sống kém (Nguyễn Trọng Tiến và cs., 1991).
* Tổ chức phối giống
Đây là khâu rất quan trọng trong sinh sản đặc biệt là cơng tác tổ chức phối
giống, nó ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ thai và đẻ của gia súc cái. Các nhà nghiên cứu

đã chứng minh được rằng sau khi giao phối hoặc thụ tinh nhân tạo từ 3 - 4h tinh
trùng trong đường sinh dục của bò cái đã di chuyển đến ống dẫn trứng và giữ khả
năng thụ tinh trong vòng 20-30h.
Còn theo Sipilop (1976) cho rằng thời gian di chuyển của trứng từ khi
rụng đến vị trí thụ tinh trong khoảng vài giờ. Thời điểm rụng trứng của bò cái
nằm trong khoảng 10-15h sau khi kết thúc động dục. Nên cần chọn thời gian phối
phù hợp để đạt tỷ lệ thụ thai cao.

14


* Thời tiết khí hậu
Thời gian chiếu sáng, nhiệt độ khơng khí, độ ẩm khơng khí ... là những
yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của động vật. Thí nghiệm
thời gian chiếu sáng trong ngày bằng phương pháp nhân tạo có tác dụng kích
thích rõ rệt chức năng sinh sản và làm thay đổi mùa sinh dục ở thú cho lông và
gia cầm đẻ trứng. Đối với bị, nếu được ni dưỡng phù hợp, đảm bảo thức ăn đủ
số lượng, chất lượng thì chu kỳ động dục xuất hiện bất cứ lúc nào trong năm.
Ngoài những yếu tố kể trên, các rối loạn chức năng sinh sản và bệnh sản khoa
của bò cái cũng dẫn đến năng suất sinh sản thấp.
* Ảnh hưởng của năng lượng và hậu quả của mất cân bằng năng lượng đến
chức năng sinh sản bị sữa
Nhu cầu
năng lượng
tăng

Buồng
trứng
khơng hoạt
động


Cân bằng
năng
lượng

Pha thể
vàng kéo
Năng suất sữa
cao

Vật chất
khô ăn vào
giảm

Động dục
ngầm

Chậm
động dục
sau đẻ

Tỷ lệ thụ
thai giảm

Sinh đơi

Bệnh tật trao
đổi chất tăng

Chất

lượng
trứng
giảm

Protein tăng

Chức năng
thể vàng
giảm

Hình 1.1. Ảnh hưởng của năng lượng và hậu quả của mất cân bằng năng
lượng đến chức năng sinh sản ở bò sữa

15


×