Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

đánh giá một số tổ hợp ngô nếp lai và giống ngô nếp tổng hợp mới chọn tạo trồng tại thái thụy thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.28 MB, 124 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
-------

-------

NGUYỄN THỊ NGUYỆT

ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ TỔ HỢP NGÔ NẾP LAI VÀ
GIỐNG NGÔ NẾP TỔNG HỢP MỚI CHỌN TẠO
TRỒNG TẠI THÁI THỤY - THÁI BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
-------

-------

NGUYỄN THỊ NGUYỆT


ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ TỔ HỢP NGÔ NẾP LAI VÀ
GIỐNG NGÔ NẾP TỔNG HỢP MỚI CHỌN TẠO
TRỒNG TẠI THÁI THỤY - THÁI BÌNH

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ: 60.62.01.10

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS. VŨ VĂN LIẾT

HÀ NỘI, NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài này là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự
hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của thầy giáo Vũ Văn Liết, Viện Nghiên cứu và
Phát triển Cây trồng – Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Các số liệu và kết quả
trong nghiên cứu đề tài là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng trong bất
kỳ một công trình nghiên cứu nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được
chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên

Nguyễn Thị Nguyệt

ii


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này, tôi nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, tạo

điều kiện của các cơ quan, quý thầy cô, bạn bè và gia đình.
Trước tiên, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới thầy GS.TS. Vũ Văn Liết,
người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và
hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các anh chị trong Bộ môn cây trồng cạn -Viện
Nghiên cứu và Phát triển Cây trồng đã hết lòng giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi
về vật chất và tinh thần cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa Nông học, Học Viện
Nông nghiệp Việt Nam, đã có những góp ý quý báu và kịp thời cho tôi trong quá
trình thực hiện đề tài này.
Tôi xin cảm ơn đến gia đình, người thân, các cán bộ đồng nghiệp và bạn
bè đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện về mọi mặt cho tôi trong quá trình thực
hiện đề tài này.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn !

Thái Bình, ngày 20 tháng 09 năm 2015
Học viên

Nguyễn Thị Nguyệt

iii


MỤC LỤC
Lời cam đoan

ii

Lời cảm ơn


iii

Mục lục

iv

Danh mục chữ viết tắt

vii

Danh mục bảng

viii

Danh mục các hình

ix

MỞ ĐẦU

1

1. Đặt vấn đề

1

2. Mục đích và yêu cầu

2


2.1. Mục đích

2

2.2. Yêu cầu

3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4

1.1. Vai trò của ngô nếp

4

1.2. Sản xuất ngô trên Thế giới và ở Việt Nam

5

1.2.1. Sản xuất ngô trên thế giới

5

1.2.2. Sản xuất ngô ở Việt Nam

6

1.3. Những nghiên cứu nguồn gốc, đa dạng di truyền của ngô nếp


7

1.3.1. Nguồn gốc ngô nếp

7

1.3.2. Đa dạng di truyền

8

1.4. Nghiên cứu chọn giống ngô nếp chất lượng

10

1.5. Chọn tạo giống ngô tổng hợp

13

1.6. Kết quả về chọn tạo ngô nếp lai ở Việt Nam

14

1.6.1. Kết quả nghiên cứu nguồn gen

14

1.6.2. Kết quả chọn tạo và sử dụng

15


1.7. Tình hình và định hướng sản xuất ngô tại Thái Bình

18

Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

20

2.1. Vật liệu và địa điểm thí nghiệm

20

2.1.1. Vật liệu thí nghiệm

20

iv


2.1.2. Địa điểm thực hiện thí nghiệm

20

2.1.3. Thời gian thực hiện thí nghiệm

20

2.2. Nội dung nghiên cứu

20


2.3. Phương pháp nghiên cứu

21

2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm

21

2.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi

21

2.4. Phân tích số liệu thí nghiệm

26

2.5. Quy trình kỹ thuật:

27

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

29

3.1. Đặc điểm các giai đoạn sinh trưởng của các giống tham gia thí nghiệm vụ
Thu Đông 2014 và vụ Xuân 2015

29


3.2. Đặc điểm hình thái cây của các giống tham gia thí nghiệm vụ Thu Đông
2014 và vụ Xuân 2015

34

3.3. Diện tích lá và chỉ số diện tích lá của các giống tham gia thí nghiệm vụ
Thu Đông 2014 và vụ Xuân 2015

38

3.3.1. Diện tích lá và chỉ số diện tích lá của các giống tham gia thí nghiệm
vụ Thu Đông 2014

39

3.3.2. Diện tích lá và chỉ số diện tích lá của các giống tham gia thí nghiệm
vụ Xuân 2015

41

3.4. Khả năng chống chịu đồng ruộng của các giống tham gia thí nghiệm vụ
Thu Đông 2014 và vụ Xuân 2015

43

3.5. Năng suất, các yếu tố cấu thành năng suất của các giống tham gia thí
nghiệm vụ Thu Đông 2014 và vụ Xuân 2015

46


3.5.1. Đặc điểm hình thái bắp của các giống thí nghiệm vụ Thu Đông 2014
và vụ Xuân 2015

46

3.5.2. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống tham gia
thí nghiệm vụ Thu Đông 2014 và vụ Xuân 2015

50

3.6. Đánh giá chất lượng của các giống tham gia thí nghiệm vụ Thu Đông
2014 và vụ Xuân 2015

56

v


3.7. Ưu thế lai chuẩn về một số tính trạng của các giống lai tham gia thí
nghiệm vụ Thu Đông 2014 và vụ Xuân 2015

59

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

64

1. Kết luận

64


2. Kiến nghị

65

TÀI LIỆU THAM KHẢO

66

PHỤ LỤC

70

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CCC

: Chiều cao cây

CIMMYT

: Trung tâm cải tạo ngô và lúa mỳ quốc tế
(Centro International de Mejoramiento de maizy Trigo)

CV

: Hệ số biến động (Coefficients of variation)


CS

: Cộng sự

DT

: Diện tích

Đ/C

: Đối chứng

Hs

: Ưu thế lai chuẩn

LAI

: Chỉ số diện tích lá (Leaf Area Index)

LSD0,05

: Sự sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức 0,05
(Least significant difference)

NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NS

: Năng suất


NSLT

: Năng suất lý thuyết

NSBT

: Năng suất bắp tươi

NSTT

: Năng suất thực thu

TGST

: Thời gian sinh trưởng

THL

: Tổ hợp lai

TP

: Tung phấn

TPTD

: Thụ phấn tự do

P1000 hạt


: Khối lượng 1000 hạt

PR

: Phun râu

vii


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

2.1.

Năng suất, diện tích và sản lượng ngô toàn cầu giai đoạn 1990 – 2013

5

2.2.

Diện tích, năng suất và sản lượng ngô của Việt Nam từ 1990 đến 2013

6

3.1a. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của giống thí nghiệm


30

3.1b. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống thí

30

3.2a. Đặc điểm hình thái cây của các giống vụ Thu Đông 2014

34

3.2b. Đặc điểm hình thái cây của các giống vụ Xuân 2015

35

3.3a. Diện tích lá và LAI qua các thời kỳ của các giống vụ Thu Đông 2014

39

3.3b. Diện tích lá và LAI qua các thời kỳ của các giống vụ Xuân

42

3.4.

44

Khả năng chống chịu của các giống tham gia thí nghiệm

3.5a. Đặc điểm hình thái bắp của các giống vụ Thu Đông 2014


47

3.5b. Đặc điểm hình thái bắp của các giống vụ Xuân 2015

47

3.6a. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống vụ

51

3.6b. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống vụ

52

3.7.

Đánh giá chất lượng của các giống tham gia thí nghiệm qua 2 vụ

56

3.8.

Độ dày vỏ của các giống tham gia thí nghiệm vụ Thu

58

3.9.

Ưu thế lai chuẩn về thời gian sinh trưởng của các giống lai


59

3.10. Ưu thế lai chuẩn về chiều cao cây của các giống lai trong thí

60

3.11. Ưu thế lai chuẩn về chiều dài bắp của các giống lai trong thí

61

3.12. Ưu thế lai chuẩn về năng suất của các giống lai trong thí

62

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
STT

Tên hình

Trang

3.1a. Diện tích lá của các giống vụ Thu Đông 2014

40

3.1b. Chỉ số diện tích lá của các giống vụ Thu Đông 2014


40

3.2a. Diện tích lá của các giống vụ Xuân 2015

42

3.2b. Chỉ số diện tích lá của các giống vụ Xuân 2015

43

3.3.

56

Năng suất thực thu của các giống tham gia thí nghiệm

ix


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Ngô (Zea mays L.), lúa mỳ và lúa nước là ba loại cây lương thực quan
trọng nhất. Ngô có thể chia thành ba dạng trên cơ sở thành phần tinh bột trong
nội nhũ của hạt là ngô thường (normal corn), ngô nếp (waxy corn) và ngô ngọt
(sweet corn). Nói chung khác nhau giữa ngô thường và ngô nếp là cấu trúc và
hàm lượng tinh bột (amylose và amylopectin) của hạt. Ngô thường trồng rộng rãi
cho sử dụng làm lương thực, thức ăn chăn nuôi và năng lượng sinh học, trong khi
các dạng ngô đặc thù như ngô nếp và ngô đường chỉ sản xuất làm lương thực,
ngô nếp đã trở thành phổ biến và có giá trị ở các nước Đông Nam Á, đặc biệt ở
Hàn Quốc. Nhu cầu ngô nếp ăn tươi, làm súp đều tăng lên những năm gần đây

(Sa et al., 2010).
Gần đây, vai trò của ngô nếp càng được nâng lên nhờ những thành tựu
trong việc nghiên cứu chọn tạo và mở rộng những giống lai cho năng suất khá
cao mà vẫn giữ được chất lượng đặc biệt của nó. Diện tích trồng ngô nếp ở Việt
Nam hiện chiếm từ 8 - 12% diện tích trồng ngô của cả nước. Một số giống ngô
nếp hiện đang được sử dụng nhiều trong sản xuất như giống ngô nếp thụ phấn tự
do như VN2, VN6, một số giống ngô nếp lai như MX2, MX4, MX10 chủ yếu có
nguồn gốc từ nước ngoài (Bộ NN&PTNT, 2014). Sự hạn chế này do, tập quán
canh tác truyền thống người dân chỉ quen trồng những giống ngô nếp địa
phương, nhóm giống ngô này có nhiều đặc điểm chất lượng tốt nhưng năng suất
thấp và thường bị lẫn tạp; mặt khác giá ngô nếp lai giống khá cao do bộ giống
ngô nếp lai còn hạn chế nên việc mở rộng diện tích trồng để đáp ứng nhu cầu thị
trường gặp nhiều khó khăn. Để chọn tạo ra giống ngô nếp tốt, có năng suất cao,
chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh và những điều kiện bất thuận, thích nghi
rộng là công việc không dễ dàng và rất tốn kém về trí lực, sức người, sức của và
thời gian. Công việc tạo giống phải qua các giai đoạn: rút dòng, chọn lọc dòng,
làm thuần dòng từ các nguồn nguyên liệu, các giống ngô lai thương phẩm.
Thường thường thời gian để tạo dòng cũng mất 4 - 5 năm (nếu mỗi năm làm 2
vụ). Đồng thời phải tiến hành nghiên cứu khả năng kết hợp của các dòng để tìm

1


kiếm các tổ hợp lai ưu tú, thử nghiệm các tổ hợp lai trên các vùng sinh thái, xây
dựng quy trình công nghệ sản xuất hạt giống cho từng giống.
Các giống ngô nếp địa phương thụ phấn tự do rất đa dạng về độ lớn bắp,
dạng bắp, màu sắc hạt và chất lượng ăn uống. Chính vì thế có thể phát triển giống
ưu thế lai với chất lượng tốt và thích nghi với điều kiện địa phương. Nguồn gen
ngô nếp địa phương của Việt Nam cũng có mức đa dạng cao, chất lượng phù hợp
với tiêu dùng của địa phương, thích ứng cao với điều kiện môi trường nghèo dinh

dưỡng và canh tác nhờ nước trời (Vũ Văn Liết và Đồng Huy Giới, 2006) cần
được khai thác phát triển giống ngô tổng hợp và giống nếp lai năng suất cao, chất
lượng tốt phục vụ tiêu dùng và nâng cao hiệu quả sản xuất.
Thái Bình là tỉnh ven biển thuộc khu vực Đồng bằng sông Hồng, đất đai
phì nhiêu màu mỡ, nổi tiếng “bờ xôi ruộng mật” do được bồi tụ bởi hệ thống
sông Hồng và sông Thái Bình. Hệ thống công trình thuỷ lợi tưới tiêu thuận lợi,
góp phần làm nên cánh đồng 14 – 15 tấn/ha và đang thực hiện chuyển đổi cơ cấu
nông nghiệp. Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 154.584 ha, trong đó diện
tích cây hàng năm có 92.075 ha. Hầu hết đất đai đã được cải tạo hàng năm có thể
cấy trồng được 3 – 4 vụ, diện tích có khả năng canh tác vào vụ đông khoảng
40.000 ha. Ngoài diện tích cấy lúa, đất đai Thái Bình rất thích hợp cho các loại
cây thực phẩm như ngô, đậu đỗ, khoai tây... (Cục thống kê Thái Bình, 2015). Cây
ngô nếp là cây trồng được nông dân Thái Bình nói chung và nông dân Thái Thụy
nói riêng chọn trồng ở nhiều địa phương đáp ứng nhu cầu chế biến thực phẩm, ăn
tươi... Tuy nhiên, năng suất ngô còn rất thấp, chất lượng chưa đảm bảo do nông
dân vẫn sử dụng giống cũ, giống địa phương. Do vậy, những giống cải tiến và
giống mới cần được đánh giá khả năng thích ứng ở một số môi trường khác nhau
để phục vụ công tác lai tạo giống và đáp ứng nhu cầu sản xuất hiện nay là rất cần
thiết. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá một số tổ hợp ngô nếp
lai và giống ngô nếp tổng hợp mới chọn tạo trồng tại Thái Thụy - Thái Bình”.
2. Mục đích và yêu cầu
2.1. Mục đích

2


Đánh giá một số tổ hợp ngô nếp lai và giống ngô nếp tổng hợp mới chọn
tạo trồng tại Thái Thụy, Thái Bình nhằm xác định những giống có triển vọng
phục vụ sản xuất của đồng bằng sông Hồng.
2.2. Yêu cầu

- Đánh giá sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp ngô nếp lai và giống
ngô nếp tổng hợp mới chọn tạo trồng tại Thái Thụy, Thái Bình.
- Đánh giá đặc tính chống chịu của của một số tổ hợp ngô nếp lai và giống
ngô nếp tổng hợp mới chọn tạo trồng tại Thái Thụy, Thái Bình.
- Đánh giá năng suất và chất lượng của một số tổ hợp ngô nếp lai và giống
ngô nếp tổng hợp mới chọn tạo trồng tại Thái Thụy, Thái Bình.
- Xác định giá trị ưu thế lai và lựa chọn giống triển vọng.

3


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Vai trò của ngô nếp
Ngô nếp (Zea mays L.subsp. Ceratina Kulesh) là một trong những loài
phụ chính của loài Zea mays L. Tinh bột của ngô nếp chứa gần như 100%
amylopectin trong khi ngô thường chỉ chứa 75% amylopectin và 25% amyloza.
Đặc tính của ngô nếp được quy định bởi đơn gen lặn, đó là gen wx. Gen wx là
gen lấn át gen khác để tạo tinh bột dạng nhỏ (Thompson, 2005). Theo Fergason,
Gawood, Creech và Hallauer, thì gen wx nằm ở locus 5S-56 có biểu hiện của gen
opaque, do vậy hạt ngô nếp cũng giàu lysin, triptophan và protein. Một số thực
nghiệm ở Mỹ đã chỉ ra rằng, sử dụng ngô nếp trong chăn nuôi bò sữa thì sản
lượng sữa và chất béo tăng gấp 2 lần (Donald, 1973). Nguyên nhân dẫn đến hiệu
quả trên là do trong ngô nếp có hàm lượng các axit amin không thay thế như
lysin và triptophan cao khi dùng ngô nếp chăn nuôi làm tăng lượng sữa tiết ra.
Đối với nuôi cừu vỗ béo tăng gấp 20% trọng lượng trung bình ngày (Donald,
1973). Ngô nếp được dùng vào các mục đích khác nhau như ăn tươi, đóng hộp,
chế biến tinh bột v.v... ở Mỹ và các nước đang phát triển, phần lớn sản lượng ngô
nếp được sử dụng để chế biến tinh bột. Người ta chế biến tinh bột bằng cách xay
xát để dùng trong công nghiệp chế biến thực phẩm, sữa ngô, keo dán, chất hồ

dính, công nghiệp dệt, công nghiệp giấy, chế siro v.v... Phạm vi sử dụng tinh bột
ngô nếp ngày một phát triển nhờ những tính chất đặc biệt của nó (Brewbaker,
1998). Tại Mỹ ngô nếp ưu thế lai được trồng khoảng 700.000 mẫu Anh (1 mẫu =
0,4 ha) chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tinh bột dạng amylopectin thay thế cho sản
phẩm này ở sắn, xuất khẩu, làm thuốc, chế biến nước hoa (Waston, 1988).
Ở Việt Nam cây ngô nếp đem lại hiệu quả cao cho sản xuất vừa có thể làm
lương thực, làm quà do vậy tại nhiều vùng sản xuất ngô nếp được ưu tiên phát
triển cùng với ngô ngọt, ngô rau. Thực tế cho thấy các loại ngô nếp, ngô thực
phẩm là loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, có thể trồng gối vụ, rải vụ
và không chịu áp lực bởi thời vụ, hiệu quả cao và nhu cầu tiêu dùng xã hội còn

4


nhiều. Diện tích trồng ngô nếp không ngừng tăng nhanh trong thời gian qua đặc
biệt là ở vùng đồng bằng ven đô thị. Nguyên nhân chính là do các giống ngô nếp
đáp ứng được nhu cầu luân canh tăng vụ trong cơ cấu nông nghiệp hiện nay,
nhưng quan trọng hơn là do nhu cầu của xã hội ngày một tăng đối với sản phẩm
này. Hiện nay, ngô nếp được trồng tại tất cả các vùng trồng ngô Việt Nam. Diện
tích trồng ngô nếp ở Việt Nam trong thời gian qua cũng tăng khá nhanh, hiện
chiếm từ 8 - 12% diện tích trồng ngô của cả nước. Một số giống ngô nếp hiện
đang được sử dụng nhiều trong sản xuất như giống ngô nếp thụ phấn tự do như
VN2, VN6, một số giống ngô nếp lai như MX2, MX4, MX10 chủ yếu có nguồn
gốc từ nước ngoài (Bộ NN&PTNT, 2014).
1.2. Sản xuất ngô trên Thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Sản xuất ngô trên thế giới
Bảng 2.1. Năng suất, diện tích và sản lượng ngô toàn cầu giai đoạn 1990 – 2013
Diện tích

Năng suất


Sản lượng

(triệu ha)

(tấn/ ha)

(triệu tấn)

1990

131,30

3,68

483,37

2000

137,00

4,32

592,47

2006

146,94

4,81


706,83

2007

158,22

4,99

789,52

2008

161,16

5,13

826,81

2009

158,81

5,16

819,21

2010

161,76


5,19

840,31

2011

172,2

5,15

887,54

2012

178,5

4,88

872,79

2013

184,2

5,51

1016,44

Năm


(Nguồn: FAOSAT, 2014)
Ngô (Zea mays L.) là một trong những cây ngũ cốc quan trọng trên thế
giới, nó vừa là cây lương thực vừa là cây thức ăn cho gia súc và nguyên liệu cho
công nghiệp, chính vì thế diện tích và sản lượng ngô trên thế giới tăng không
ngừng, nhất là trong hơn 40 năm gần đây, ngô là cây trồng có tốc độ tăng trưởng

5


về năng suất cao nhất trong các cây lương thực chủ yếu. Những năm 1990, năng
suất ngô trung bình của thế giới chỉ xấp xỉ 36,8 tạ/ha, đến năm 2013 tăng gấp hơn
1,5 lần (đạt 55,1 tạ/ha), sản lượng tăng từ 483 triệu tấn lên 1016,44 triệu tấn (gấp
2,1 lần) (FAOSTAT, 2014).
1.2.2. Sản xuất ngô ở Việt Nam
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất và sản lượng ngô của Việt Nam từ 1990 đến 2013
Năm

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(nghìn ha)

(tấn/ ha)

(nghìn tấn)


1990

431,8

1,55

671

2000

730,2

2,74

2005,9

2010

1126,4

4,09

4606,8

2011

1122,1

4,32


4835,7

2012

1182,1

4,29

4803,1

2013

1172,6

4,42

5193,5
(Nguồn: FAOSTAT, 2014)

Ngô được đưa vào trồng ở nước ta từ cuối thế kỷ 17 (Ngô Hữu Tình,
1997), đã trở thành cây lương thực quan trọng thứ hai sau lúa gạo, là cây trồng
chính để phát triển ngành chăn nuôi và được trồng trên những điều kiện sinh thái
khác nhau của cả nước. Năng suất ngô nước ta trước đây rất thấp so với năng
suất ngô thế giới, do sử dụng giống ngô địa phương và áp dụng kỹ thuật canh tác
lạc hậu, bên cạnh đó do truyền thống sản xuất lúa nước lâu đời nên những năm trước
cây ngô chưa được chú trọng phát triển mà mãi đến năm 1973 mới có những chính
sách phát triển ngô ở Việt Nam (Trần Hồng Uy, 2001). Từ giữa những năm 1980 trở
lại đây, nhờ hợp tác với Trung tâm Cải tạo Ngô và Lúa mỳ Quốc tế (CIMMYT),
nhiều giống ngô cải tiến đã được đưa vào trồng ở nước ta, góp phần đưa năng
suất lên gần 1,5 tấn/ha vào đầu những năm 1990. Tuy nhiên, ngành sản xuất ngô

ở nước ta thực sự đã có những bước tiến nhảy vọt là từ đầu những năm 1990 đến
nay, gắn liền với việc không ngừng mở rộng giống ngô lai ra sản xuất, đồng thời
cải thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác theo đòi hỏi của giống mới. Nhờ việc

6


sản xuất giống dễ dàng, giá giống rẻ, con lai có năng suất cao và thích ứng rộng,
các giống lai không quy ước đã được người trồng ngô chấp nhận và nhanh chóng
mở rộng diện tích. Năm 1991, diện tích trồng giống ngô lai chưa đến 1% hơn 400
nghìn hecta trồng ngô, năm 2004 diện tích trồng ngô cả nước là hơn 990 nghìn
ha, năng suất đạt 34,9 tạ/ha và sản lượng là 3,454 triệu tấn, tỷ lệ diện tích trồng
giống lai là 84% (Phạm Đồng Quảng và cs., 2005). Diện tích, năng suất và sản
lượng ngô tăng nhanh từ 1990 đến 2013. Diện tích từ 431,6 nghìn hecta lên
1172,6 nghìn hecta (tăng 2,7 lần), năng suất từ 1,55 lên 4,42 tấn/ha (tăng 2,8 lần)
và sản lượng từ 671 nghìn tấn lên 5193 nghìn tấn (tăng 7,7 lần) (FAOSTAT,
2014).
1.3. Những nghiên cứu nguồn gốc, đa dạng di truyền của ngô nếp
1.3.1. Nguồn gốc ngô nếp
Ngô nếp được phát hiện đầu tiên ở Trung Quốc, sau đó ngô nếp được phát
hiện ở các vùng khác của Châu Á. Mặc dù còn một số tác giả có quan điểm khác,
nhưng cơ bản đều thống nhất rằng ngô nếp có nguồn gốc từ Trung Quốc. Ngô
nếp là lần đầu tiên báo cáo ở Trung Quốc năm 1909 và chủ yếu sử dụng làm
lương thực ở Châu Á. Những chứng minh về chọn lọc thuần hóa sâu sắc ở locus
waxy ở lúa và chọn lọc sâu sắc xung quanh vùng genome của nó đã hướng các
tác giả suy luận nó tương tự như chọn lọc waxy ở ngô nếp. Trình tự DNA của
waxy có các gen và một gen không liên kết (Adh1) của 30 mẫu nguồn gen ngô
nếp Trung Quốc đại diện cho gióng bản địa, dòng tự phối đã được sử dụng trong
nghiên cứu. Sự giảm đa dạng các nucleotide rõ ràng và có ý nghĩa khi kiểm định
độc lập (neutrality tests - Tajima’s D; Fu và Li’s F*) đã nhận thấy ở locus Waxy

của ngô nếp Trung Quốc nhưng không thấy ở ngô thường; sự so sánh với gen
không liên kết khẳng định đây là phương thức khác biệt của Waxy. Phân tích
trình tự qua 143 kb phân đoạn genome trên locus Waxy chứng minh phương thức
phù hợp với chọn lọc tràn qua vùng ngược lại của Waxy. Chọn lọc tràn qua đã dò
tìm trên cơ sở trình tự genome giới hạn vượt qua 50 kb, chỉ ra rằng chọn lọc
cường độ cao ở vùng này hoặc một vùng rộng hơn. Mặc dù vậy chọn lọc tràn qua
không ảnh hưởng trong vùng xuôi theo Waxy. Phân tích phát sinh loài chỉ ra rằng

7


ngô nếp Trung Quốc được thuần hóa từ ngô trồng loài phụ ngô đá (Zea mays ssp.
mays) được giới thiệu từ thế giới mới (new World). Ít nhất 2 trong 7 exon dò tìm
thấy (30 bp) và 10 (15 bp) nhận biết trong mẫu nguồn gen Trung Quốc, những
phát hiện này cho thấy thuần hóa ngô nếp và lúa nếp tương tự nhau và phương
thức này giống như kiểu hình ở cây ngũ cốc khác (Fan et al., 2008).
Từ khoảng 1570, giống ngô đã giới thiệu vào Trung Quốc, một giống ngô
đặc thù với biểu hiện sáp (waxy) hình thành đầu tiên ở tỉnh Quảng Tây, Trung
Quốc sau đó được giới thiệu vào Mỹ đầu thế kỷ thứ 20. Báo cáo đầu tiên về đột
biến gen ở ngô làm thay đổi carbohydrates nội nhũ (gồm cả số lượng và dạng tinh
bột) và xác định ngô có nội nhũ sáp sau đó có tên là gen wx như là chỉ thỉ sáp. Do
đặc tính đặc thù nội nhũ sáp, các nhà tạo giống đề nghị ngô tìm thấy ở Trung Quốc
đầu tiên ở thế kỷ 20 gọi là ngô nếp Trung Quốc (Chinese waxy maize (wx-c)
(Xiao-yi et al., 2014).
Các tỉnh Yunnan, Guizhou, Sichuan và vùng núi Guangxi khu vực đầu
nguồn sông Yangtze River là nơi sinh ra ngô nếp của Trung Quốc và cũng là
những nơi tập trung phân bố các giống bản địa. Sau đó ngô nếp được mở rộng
dần đến các vùng thấp hơn của sông Yangtze và là nơi tập trung nhiều giống ngô
nếp địa phương, muộn hơn là các tỉnh Qidong, Haimen ở tỉnh Jiangshu,
Chongming ở Shanghai và đồng bằng Hangjiahu của tỉnh Zhejiang. Các giống

ngô nếp ở những vùng này trở thành nguồn gen hạt nhân và đại diện nguồn gen
ngô nếp Trung Quốc bởi vì chúng có những tiến bộ hơn như chất lượng cao, chín
sớm, rất đa dạng và thích ứng nhiệt độ cao, lượng mưa lớn, thời gian sinh trưởng
dài ở các vùng. Nghiên cứu nguồn gen ngô nếp ở những vùng thấp hơn của sông
Yangtze đã sử dụng 8 giống ngô nếp thụ phấn tự do gồm Qidong hạt phần răng
ngựa lớn, Qidong răng ngựa tím, Qidong đá chín sớm, Haimen răng ngựa lớn,
Haimen đá chín sớm, Haimenxuehua nuo, Chongming răng ngựa lớn và
Chongming đá chín sớm, sau khi quan sát, nhận biết thời gian dài và so sánh các
nhóm ngô tổng hợp đã tạo ra bằng lai diallel hai chu kỳ cách ly cho tự do thụ
phấn để áp dụng cải tiến quần thể (Xiao-yi et al., 2014).
1.3.2. Đa dạng di truyền

8


Gần đây sử dụng marker phân tử, cấu trúc của locus waxy (wx+) được xác
định bằng phân tích trình tự hai genome và tách cDNA, vùng mã hóa gồm 3,718
bp và tổ hợp của of 14 exons và 13 introns nhỏ. Vùng exons và vùng promoter là
giàu G/C (60 - 80%). Hiện nay tất cả ba phân tích sao mã waxy được phát hiện ở
các vị trí polyadenylation khác nhau và tương ứng với vết polyadenylation (bổ
sung phiên mã ARN). Phân tích nhỏ nhất của những mRNAs này có 2,263
nucleotides. Phân tích Northern blot cho thấy biểu hiện đặc thù của mô của locus
do điều khiển sao mã. Vị trí lồng tất cả các yếu tố sao mã tạo ra đột biến waxy đã
được phân tích chính xác trong locus. Giải trình tự N-terminal sequencing của
đột biến protein wx+ đã nhận biết peptide sao mã đặc thù amyloplast của 72
aminoacid (Klosgen et al., 1986).
Bao et al. (2012) đánh giá nhận biết 157 dòng thuần ngô và nhận biết
dòng thuần mang gen Wx, wx-D7 và wx-D10 phục vụ chương trình chọn giống
ngô nếp lai chất lượng ở Trung Quốc. Thông tin đa dạng di truyền và mối quan
hệ giữa các dòng thuần ưu tú rất cần thiết đối với một chương trình cải tiến giống

ngô. Sa et al. (2010) đã nghiên cứu đa dạng di truyền của của 84 dòng thuần ngô
nếp của Hàn Quốc sử dụng 50 chỉ thị phân tử SSR. Kết quả thu được tổng số 269
allele tại tất cả các locus và trung bình 5,38 allel/locus, giá trị đa dạng gen trong
phạm vi 0.383 đến 0.923 và 84 dòng thuần ngô nếp phân thành 2 nhóm di truyền,
nhóm 1 là 33 dòng và nhóm 2 là 51 dòng. Hầu hết các dòng này không có mối
liên hệ rõ ràng với nguồn, phả hệ và vùng địa lý. Phân tích các dòng thuần ngô
nếp thu thập ở Hàn Quốc và Trung Quốc tại 50 locus SSR biểu hiện đa dạng gen
cao (0.638). Thông tin thu được từ nghiên cứu rất hữu ích cho chương trình tạo
giống ngô nếp lai ở Hàn Quốc (Sa et al., 2012).
Bản đồ di truyền liên kết ở ngô sử dụng chỉ thị SSR và SNP xây dựng trên
Quần thể dòng thuần tái hợp F7:8 (RIL) bắt nguồn từ tổ hợp lai ngô nếp (KW7) và
ngô răng ngựa (Mo17). Tổng số chỉ thị là 465 bao gồm 459 SSR và 6 SNP, các
tác giả đã đưa vào 10 nhóm liên kết với mở rộng 2.656,5 cM với khoảng cách trung
bình giữa các chỉ thị 5.7 cM, và số locus trên nhóm từ 39 đến 55. Chỉ thị SSR
(85.4%) và SNP (83.3%) biểu hiện tỷ lệ phân ly trong quần thể RIL theo định luật

9


Mendel ở mức có ý nghĩa 5%. Phân tích liên kết 6 locus SNP liên kết với gen tổng
hợp tinh bột ở hạt (ae1, bt2, sh1, sh2, su1, và wx1). Tất cả 6 locus lập bản đồ di
truyền thành công và liên kết chặt với chỉ thị phân tử SSR trên NST số 3 (sh2), 4
(su1 and bt2), 5 (ae1), và 9 (sh1 và wx1). Chỉ thị SSR liên kết với các gen tổng hợp
tinh bột có thể sử dụng trong chương trình tạo giống nhờ chỉ thị phân tử. Kết quả
xây dựng bản đồ di truyền rất có lợi để dò tìm các tính trạng số lượng và nhận biết
các QTL cao của ngô nếp lai. Số liệu hỗ trợ phân tích di truyền tiếp theo và phát
triển chương trình tạo giống ngô (Sa et al., 2012).
1.4. Nghiên cứu chọn giống ngô nếp chất lượng
Để nhận biết các QTL điều khiển tính trạng chất lượng ở ngô nếp và ngô
đường, các nhà tạo giống ngô Hàn Quốc đã sử dụng quần thể F2 lai giữa dòng

thuần ngô nếp và dòng thuần ngô đường. 10 QTL về vỏ hạt mỏng (PER), hàm
lượng Amylose (AMY) hàm lượng đường Gluco (dextrose content (DEX) và
hàm lượng đường (SUC) đã tìm được trên quần thể 158 gia đình F2. Trong đó 4
QTLs, AMY4 (10.43%), qAMY9 (19.33%), qDEX4 (21.31%) và qSUC4
(30.71%), có thể xem là QTLs chính. Ba trong những QTL này, qAMY4, qDEX4
và qSUC4, tìm thấy trong vùng cặp 2 marker SSR trên NST số 4 (umc1088 và
bnlg1265), cặp chỉ thị này là công cụ rất có lợi cho sàng lọc nguồn vật liệu ngô
nếp có các tính trạng chất lượng ăn uống AMY, DEX và SUC. QTL điều khiển
tính trạng hàm lượng mylose đã tìm thấy nằm giữa 2 chỉ thị phi027 và umc1634,
tăng khả năng có thể nhận biết gen Wx1, mã hóa tổng hợp amylose mạch nhánh.
Những QTL mới nhận biết giúp các nhà tạo giống ngô nếp có chất lượng ăn uống
cao (Park et al., 2013).
Độ dày vỏ hạt và tính trạng bắp là chỉ tiêu chọn lọc quan trọng trong tạo
giống ngô nếp cho thị trường ăn tươi. Nghiên cứu của các tác giả thực hiện để
hiểu biết hơn về di truyền điều khiển tính trạng này của quần thể nguồn gen ngô
Hàn Quốc. Tính trạng của 5 vùng vỏ hạt và 10 tính trạng cấu trúc bắp được
nghiên cứu trên quần thể của 264 gia đình của tổ hợp lai BH20 và BH30. Kết quả
cho thấy tất cả các tính trạng vỏ hạt biểu hiện hệ số di truyền và tương quan cao.
Phân tích thành phần đa biến (Multivariate principal components analysis - PCA)

10


chứng minh rằng chỉ một thành phần nguyên lý (principal component (PC) giải
thích hầu hết các phương sai kiểu hình. Một số lớn locus tính trạng số lượng QTL
đã được nhận biết và hầu hết liên kết với nhiều hơn một vùng vỏ hạt. Bốn trong 7
PC-QTL nằm trên các vị trí trên NST nơi có 3 hoặc 4 QTL đơn điều khiển vỏ hạt
được tìm thấy. Ngược lại, ba PC-QTL được tìm thấy trong các vùng chỉ QTL
biến đơn một hoặc 2 QTL. Kết quả chỉ ra rằng những vùng QTL này có thể quan
trọng hơn cho toàn bộ tính trạng vỏ hạt, gợi ý qua phân tích đơn biến. Kết quả

phân tích PCA, QTL và PC-QTL chỉ ra rằng độ dày vỏ hạt trên các vùng khác
nhau có thể điều khiển bởi cùng một gen và các ảnh hưởng nhiều chiều. Ảnh
hưởng hiệu ứng cộng của QTL điều khiển vỏ hạt mỏng hơn đến từ 2 vật liệu
BH20 và BH30. Về các tính trạng hình thái bắp có hệ số di truyền rất biến động
từ 0.38 đến 0.72 và có một số tính trạng có tương quan. Phân tích thành phần
nguyên lý đa biến (PCA) giảm ở những tính trạng này trong ba PCs độc lập và tất
cả thành phần tính trạng lớn đáng kể khi phân tích PC. Một số QTL đơn biến đã
phân bố tập trung và một số dò tìm thấy trong vùng này. Một số PC-QTL được
tìm thấy trên các vùng NST nơi không tìm thấy QTL đơn biến, gợi ý thêm những
vùng này có thể ảnh hưởng rộng hơn đến tính trạng hình thái bắp. Sự thu thập và
nhận biết các QTL có thể hữu ích cho chuyển gen nhờ marker từ nguồn gen Hàn
Quốc vào nguồn gen ngô Mỹ để thích nghi hơn (Choe et al., 2012).
Simla et al. (2009) nghiên cứu ảnh hưởng của gen đến hàm lượng đường
(sucrose, glucose, fructose và đường tổng số) của hai tổ hợp lai ngô nếp
(101sux101bt và 101sux216sh2). Ba dòng tự phối (101su, 101bt và 216sh2) đồng
hợp gen waxy sử dụng làm bố mẹ tạo thành 6 quần thể cơ bản (P1, P2, F1, F2,
BC11 và BC12). 11 dòng trồng trong thí nghiệm khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, ba
lần nhắc lại. Hàm lượng đường được đánh giá khi hạt chưa chín (sau thụ phấn 21
ngày). Phân tích số liệu để làm rõ ảnh hưởng di truyền, ảnh hưởng trội là lấn át
giải thích hầu hết phương sai di truyền của hàm lượng đường sucrose và đường
tổng số ở cả 2 THL. Ảnh hưởng gen trội âm chỉ ra rằng hàm lượng đường ở con
lai F1 là không cao bằng bố mẹ của chúng. Ảnh hưởng gen hiệu ứng cộng có ý
nghĩa chỉ ra rằng ảnh hưởng phối hợp của gen ngọt. Trên cơ sở kết quả nghiên

11


cứu lai trở lại và lai 3 là lựa chọn phù hợp để nâng cao độ ngọt của ngô nếp và sử
dụng tổ hợp gen tốt hơn là đơn gen. Đây là những thống tín hữu ích cho chiến
lược tạo giống cải tiến độ ngọt của ngô nếp (Simla et al., 2009).

Tại Hội thảo làm vườn quốc tế lần thứ 27, các nhà khoa học K.Lertrat,
N.Thongnarin đã công bố một phương pháp tiếp cận mới cải thiện chất lượng ăn
uống của các giống ngô nếp địa phương. Theo các tác giả ngô nếp Waxy hoặc
glutinous corn (Zea mays L. var. ceratina) là một đột biến tự nhiên ở ngô rau đã
tìm thấy ở Trung Quốc năm 1909, nó được sản xuất thương mại ở Thái Lan và
nhiều nước khác ở Châu Á. Các giống ngô nếp địa phương thụ phấn tự do có rất
nhiều loại khác nhau về độ lớn bắp, dạng bắp, màu sắc hạt và chất lượng ăn
uống. Chính vì thế có thể phát triển giống ưu thế lai với chất lượng tốt. Một
chương trình chọn giống ngô nếp ưu thế lai đã được phát triển nhằm tạo ra giống
ngô nếp ưu thế lai có chất lượng tốt như chất lượng ăn uống, màu sắc hạt, kích thước
bắp tại Trung tâm tạo giống cây trồng cho phát triển nông nghiệp bền vững từ năm
2001. Các giống ngô nếp địa phương của Thái Lan và Trung Quốc cùng với các giống
ngô siêu ngọt của Thái Lan và Mỹ đã được sử dụng để phát triển quần thể. Đã tạo
dòng tự phối và thử khả năng kết hợp nhằm tạo giống ngô lai đơn. Hai tổ hợp ngô nếp
lai đơn hạt trắng và hạt hai màu (trắng và vàng) đã phát triển thành giống. Đây là
những giống ngô nếp lai đầu tiên của kiểu glutinous corn có 75% là ngô nếp và 25%
là ngô siêu ngọt có chất lượng ăn uống tuyệt vời. Cả hai giống khả năng kết hạt tốt 12
- 16 hàng hạt/bắp, thời gian sinh trưởng ngắn 60 ngày, chiều dài bắp là 17 cm, đường
kính 4,2 cm, khối lượng bắp từ 137 đến 139 gam/bắp. Các giống lai này được đưa vào
thương mại năm 2007 (Thongnarin et al., 2006).
Các tác giả nghiên cứu khả năng kết hợp về các tính trạng chất lượng của
ngô nếp, nghiên cứu thực hiện với 6 dòng tự phối ngô nếp (01 dòng mới giới
thiệu và 5 dòng của Thượng Hải) đưa vào sơ đồ lai dialle theo mô hình Griffing
4. Thí nghiệm đồng ruộng thực hiện 6 dòng và các tổ hợp lai của chúng. Đánh
giá khả năng kết hợp chung (GCA) và khả năng kết hợp riêng (SCA) và thông số
di truyền của một số tính trạng chất lượng. Sự sai khác có ý nghĩa cao về GCA và
SCA ở tất cả các tính trạng chất lượng trừ tính trạng độ dày vỏ và màu sắc hạt.

12



Tính trạng màu sắc được điều khiển bởi gen hiệu ứng cộng, trong khi các gen
cộng và không cộng điều khiển các tính trạng chất lượng khác. Các dòng tự phối
P3, P6, P5 và P2 có giá trị GCA cao ở hầu hết các tính trạng, trong khi các dòng
P36, P46, P13, P15, P24 và P25 có giá trị SCA cao ở hầu hết các tính trạng (Fang et
al., 2009).
Khả năng kết hợp chung (GCA) của các dòng ngô nếp, 6 dòng (Suwan 3 x
Philippine Glutinous Syn. no.20)-F4-S4(A) và 4 dòng (Suwan 3 x Tiendam)F4S4(B) đã được đánh giá. 24 tổ hợp lai đơn (A x B) được đánh giá tại Trung
tâm nghiên cứu Ngô, Cao lương quốc gia, Nakhon Ratchasima đầu mùa mưa
năm 1998. GCA của các tính trạng tính theo mô hình lai đỉnh (line x tester). Kết
quả dòng số A-i82-4-6 có GCA dương ở mức có ý nghĩa (P=0.01) về bắp cả lá
bi và bắp bóc lá bi, khối lượng bắp và bột. Tổ hợp lai A-182-4-6 x B-47-1-5 có
khối lượng bắp và bột cao nhất (10,669 và 10,475 tạ/ha) và có các đặc điểm nông
sinh học, chất lượng tốt cho tiêu dùng (Balla et al., 2001).
1.5. Chọn tạo giống ngô tổng hợp
Ngày nay xấp xỉ 58% diện tích trồng ngô ở các nước đang phát triển trồng
các giống cải tiến, 44% ngô lai và 14% giống thụ phấn tự do cải tiến (OPVs), và
42% giống thụ phấn tự do chưa cải tiến OPVs (Pandey and Gardner, 1992;
CIMMYT, 1994). Ngược lại gần 100% diện tích trồng ngô ở các nước phát triển
là giống ngô lai. Vì vậy ngô OPVs đóng vai trò quan trọng trong canh tác ngô ở
các nước đang phát triển. Các giống ngô thụ phấn tự do cải tiến dễ áp dụng hơn ở
các nước này, do hệ thống cung cấp hạt giống thuận tiện, nông dân có thể tự để
giống, giá thấp, canh tác thâm canh và quản lý sản xuất không yêu cầu cao
(Beck, 2002).
Nghiên cứu chọn lọc cải tiến ngô nếp bắt đầu từ nghiên cứu hình thái, sinh
lý trên cơ sở năng suất cao, xác định các tính trạng mục tiêu của chọn lọc như
sau: (a) kháng bệnh đốm lá lớn, đốm lá nhỏ; (b) đốt ngắn, thân dưới bắp khỏe; (c)
hệ thống rễ phát triển; (d) kiểu cây gọn (compact), chiều cao đóng bắp thấp hơn;
(e) xếp loại mức độ quan trọng. Nền di truyền kiểu gen (genotype) của chọn lọc
chỉ ra hiệu quả chọn lọc. Theo mục tiêu này, tác giả thiết kế sơ đồ chọn lọc duy


13


nhất để cải tiến hiệu quả chọn lọc và tái tổ hợp, phương pháp chọn lọc như sau.
(1) trong nhóm cùng nguồn gốc chọn lọc một số lớn những cây tốt nhất để lai
từng cặp phù hợp với 5 tính trạng mục tiêu, trong khi một phần tự phối và một
phần cho thụ phấn tự do, thu hoạch bắp lai, bắp tự phối và bắp thụ phấn tự do,
hỗn hợp số hạt bằng nhau của 3 nhóm sau đó chia thành 5 nhóm nhỏ. (2) Trồng 5
nhóm nhỏ cho phép nối nhân tạo bằng chọn các con cái liên tục qua hai thế hệ,
các bắp trên hàng con cái được chọn, cuối cùng hỗn hợp hạt nội phối thế hệ S2.
(3) Thế hệ đầu S2 hỗn hợp hạt có 5 tính trạng mục tiêu trồng sau đó lai a × b, a ×
c, a × d, a × e, b × c, b × d, b × e, c × d, c× e và d× e, thu hoạch các cặp lai tốt
nhất hỗ hợp hạt bằng nhau. (4) trồng hạt hỗn hợp của tái tổ hợp nhiều nhóm trong
khu cách ly cho tự do thụ phấn tạo quần thể cải tiến đồng thời cải tiến 5 tính
trạng mục tiêu (Xiao-yi et al., 2014).
1.6. Kết quả về chọn tạo ngô nếp lai ở Việt Nam
1.6.1. Kết quả nghiên cứu nguồn gen
Thu thập, đánh giá và bảo tồn giống ngô nếp địa phương tại các tỉnh miền
núi Tây Bắc đã được các nhà nghiên cứu Trường Đại học Nông Nghiệp I thực
hiện từ năm 2000 đến 2005. Kết quả điều tra thu thập các giống ngô ở một số
vùng tại khu vực Điện Biên do Vũ Văn Liết và cộng sự đã thu nhập được 20
giống ngô trong đó có 13 mẫu giống ngô nếp. Năm 2004, Bộ môn Cây lương
thực khoa Nông học đã thu thập được 10 mẫu ngô nếp tại Sơn La là 20 mẫu ngô
nếp tại Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Kết quả của hai đợt khảo sát cho thấy
nguồn gen (giống) cây ngô tại các vùng miền núi huyện Điện Biên nói riêng,
vùng miền núi phía Bắc và miền Trung Việt Nam còn nhiều, đa dạng và phong
phú. Vì vậy cần phải đẩy nhanh hoạt động thu thập, bảo tồn, phân loại, đánh giá
để phục vụ cho công tác chọn tạo giống mới, đặc biệt là chọn tạo các giống ngô
nếp lai cho các vùng trồng ngô hàng hoá, vùng đồng bằng và các giống ngô canh

tác nhờ nước trời tại các tỉnh miền núi phía Bắc và miền Trung Việt Nam
(Nguyễn Thị Yến, 2008).
Trần Văn Minh và các giảng viên Đại học Nông lâm Huế, đã tiến hành
phục tráng và bảo tồn thành công giống ngô nếp Cồn Hến của Thừa Thiên Huế.

14


Sau 5 năm nghiên cứu, nhóm tác giả đã phục tráng thành công giống ngô nếp
Cồn Hến, giữ được đặc điểm bản chất quý hiếm của giống và bảo vệ giống ngô
nếp quý hiếm trồng tại miền Trung Việt Nam. Ngoài ra còn thu thập, bảo tồn quỹ
gen của 24 giống ngô nếp của 14 tỉnh miền Trung, tách 15 dòng và dự định sẽ
hỗn các dòng này nhằm chọn ra quần thể giống bắp nếp Cồn Hến thuần chủng
(Nguyễn Thị Yến, 2008).
1.6.2. Kết quả chọn tạo và sử dụng
Cũng như tình trạng chung trên thế giới, các nghiên cứu ngô ở Việt Nam
tập chung chủ yếu vào ngô tẻ. Còn với ngô nếp thì đến nay chỉ có một số công
trình được công bố. Do nhu cầu giống ngô nếp cần nhiều, hiện nay tại các Viện
nghiên cứu, trường Đại học, nhiều nhà nghiên cứu đã tập trung vào việc tạo
dòng, lai tạo thử nghiệm các giống ngô nếp lai.
Các tác giả Nguyễn Thị Lâm và Trần Hồng Uy đã tiến hành phân loài phụ
cho 72 giống nếp địa phương. Trong số 72 giống mà các tác giả nghiên cứu thuộc
về 3 biến chủng: nếp trắng 48 mẫu, nếp vàng 8 mẫu, nếp tím 16 mẫu. Kết quả
cho thấy, biến chủng nếp tím có thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, chiều cao
đóng bắp và số lá lớn hơn cả (Nguyễn Thị Lâm và Trần Hồng Uy, 1997).
Tác giả Ngô Hữu Tình và Nguyễn Thị Lưu đã chọn tạo thành công giống
ngô nếp trắng tổng hợp, được công nhận quốc gia năm 1989. Từ vốn gen gồm
một tổng hợp các dòng thuần nếp trắng (làm nền) được bổ sung thêm 12 nguồn
gen của các giống nếp địa phương và chọn lọc bằng phương pháp bắp trên hàng
cải tiến. Kết quả việc đưa thêm nguyên liệu mới vào nguồn nếp nhằm làm tăng

độ thích ứng nhưng không làm giảm năng suất của vốn gen. Nếp tổng hợp là
giống nếp ngắn ngày, có thời gian sinh trưởng trong vụ Xuân 110 - 120 ngày, vụ
Hè Thu 95 - 100 ngày, vụ Đông 105 - 115 ngày, năng suất trung bình 25 - 30
tạ/ha, có khả năng thích ứng rộng, được trồng khá phổ biến ở miền Bắc (Ngô
Hữu Tình và Nguyễn Thị Lưu, 1990).
Viện Khoa học Nông Nghiệp Việt Nam dùng phương pháp chọn lọc chu
kỳ từ tổ hợp lai giữ giống nếp tổng hợp Glut-22 và Glut - 41 nhập nội từ Philipin
để tạo ra giống nếp trắng S-2. đây là giống nếp ngắn ngày, vụ Xuân 90 - 95 ngày,

15


×