Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

đánh giá thực trạng và khả năng khai thác sử dụng đất chưa sử dụng huyện tân kỳ tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.18 MB, 110 trang )

MỤC LỤC

Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục các chữ viết tắt

vi

Danh mục bảng

vii

Danh mục biểu đồ, hình ảnh

viii

PHẦN MỞ ĐẦU

1

1 Tính cấp thiết của đề tài



1

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài:

2

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

1.1 Khái quát về đất chưa sử dụng

3

1.1.1 Khái niệm về đất chưa sử dụng

3

1.1.2 Quá trình hình thành đất chưa sử dụng

4

1.1.3 Nguyên nhân hình thành đất chưa sử dụng

6

1.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng khai thác đất chưa sử dụng

10


1.2.1 Nhóm nhân tố tự nhiên

10

1.2.2 Nhóm nhân tố kinh tế

13

1.2.3 Nhóm nhân tố xã hội

14

1.3 Cơ sở khoa học về khai thác sử dụng hợp lý đất chưa sử dụng

15

1.3.1 Những đặc điểm cơ bản của vùng đất chưa sử dụng

15

1.3.2 Tiềm năng khai thác sử dụng và hướng cải tạo đất chưa sử dụng.

17

1.3.3 Cơ sở khoa học khai thác hợp lý đất chưa sử dụng

19

1.4 Những nghiên cứu về đất chưa sử dụng trên thế giới và Việt Nam


21

1.4.1 Tình hình sử dụng đất chưa sử dụng trên thế giới

21

1.4.2 Tình hình sử dụng đất chưa sử dụng ở Việt Nam

24

1.4.3 Những công trình nghiên cứu sử dụng đất chưa sử dụng ở Việt Nam

26

iii


Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

28

2.1 Đối tượng nghiên cứu

28

2.2 Phạm vi nghiên cứu

28


2.3 Nội dung nghiên cứu

28

2.3.1 Điều tra, đánh giá các yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của
huyện ảnh hưởng đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên đất.

28

2.3.2 Đánh giá hiện trạng đất chưa sử dụng và quá trình hình thành loại đất này.

28

2.3.3 Đánh giá khả năng khai thác sử dụng đất chưa sử dụng huyện Tân Kỳ.

28

2.3.4 Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất CSD đã thực hiện những
năm qua

29

2.3.5 Đề xuất sử dụng đất chưa sử dụng phục vụ phát triển sản xuất nông lâm
nghiệp của huyện.

29

2.4 Phương pháp nghiên cứu

29


2.4.1 Phương pháp kế thừa tài liệu đã nghiên cứu trước đây

29

2.4.2 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp

30

2.4.3 Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp

30

2.4.4 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và chọn mẫu

30

2.4.5 Phương pháp phân tích thống kê và xử lý số liệu

31

2.4.6 Phương pháp so sánh

31

2.4.7 Phương pháp xây dựng bản đồ

31

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


32

3.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng nghiên cứu

32

3.1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường

32

3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

41

3.1.3 Tình hình sử dụng đất huyện Tân Kỳ

47

3.2 Đánh giá thực trạng khai thác sử dụng đất chưa sử dụng.

53

3.2.1 Tình hình khai thác sử dụng đất chưa sử dụng huyện Tân Kỳ.

53

3.2.2 Đặc điểm, các trạng thái đất chưa sử dụng của huyện Tân Kỳ.

57


3.3 Đánh giá khả năng khai thác đất chưa sử dụng
3.3.1 Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng theo từng năm

iv

61
61


3.3.2 Khả năng về điều kiện tự nhiên

65

3.3.3 Khả năng về nguồn vốn

66

3.3.4 Khả năng đầu tư khai thác

68

3.4 Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất chưa sử dụng đã thực hiện
những năm qua

69

3.4.1 Các loại hình sử dụng đất được áp dụng.

69


3.4.2 Hiệu quả của các loại hình sử dụng đất trên đất chưa sử dụng trong
những năm qua.

71

3.5 Đề xuất hướng sử dụng đất chưa sử dụng đến năm 2020

77

3.5.1 Những căn cứ để đề xuất hướng sử dụng đất.

77

3.5.2 Quan điểm chung trong khai thác sử dụng đất chưa sử dụng

78

3.5.3 Đề xuất hướng khai thác sử dụng đất chưa sử dụng

78

3.5.4 Các giải pháp khai thác sử dụng hiệu quả đất chưa sử dụng

81

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

86


Kết luận

86

Đề nghị

88

TÀI LIỆU THAM KHẢO

90

PHỤ LỤC

92

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ NN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ TN&MT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

CPTG


Chi phí trung gian cùng tham gia

FAO

Tổ chức Nông lương thế giới

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

GTGT

Giá trị gia tăng

GTSX

Giá trị sản xuất

Ia

Đất trống trảng cỏ

Ib

Đất trống cây bụi

Ic

Đất trống có cây gỗ rải rác


ICRAF

Trung tâm Nông lâm Thế giới

NN

Nông nghiệp

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

PRA

Phương pháp điều tra đánh giá nhanh nông thôn

RRA

Phương pháp phỏng vấn nông hộ có người dân

SALT

Kỹ thuật canh tác trên đất dốc

UBND

Uỷ ban nhân dân

Viện QH&TKNN Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp


vi


DANH MỤC BẢNG

STT

Tên bảng

Trang

1.1

Một số chỉ tiêu đánh giá đất chưa sử dụng

1.2

Cơ cấu diện tích đất đai của vùng Bắc Trung Bộ năm 2013

10

1.3

Thống kê diện tích đất một số quốc gia trên thế giới

22

1.4

Biến động đất chưa sử dụng toàn quốc từ 2000 đến 2013


25

3.1

Thống kê nhóm đất trên địa bàn huyện Tân Kỳ năm 2014

35

3.2

Phân bố dân cư của huyện Tân Kỳ năm 2014

41

3.3

Hiện trạng sử dụng đất huyện Tân Kỳ năm 2014

48

3.4

Hiện trạng sử dụng đất theo các xã điều tra

50

3.5

Hiện trạng đất chưa sử dụng có khả năng khai thác phân theo đơn vị


6

hành chính năm 2014

53

3.6

Biến động diện tích đất chưa sử dụng huyện Tân Kỳ giai đoạn 2005 – 2014

55

3.7

Hiện trạng đất bằng chưa sử dụng huyện Tân Kỳ năm 2014

57

3.8

Hiện trạng đất đồi núi chưa sử dụng theo độ cao và cấp độ dốc huyện
Tân Kỳ năm 2014

59

3.9

Kế hoạch đưa đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng phân theo từng năm


62

3.10

Thống kê diện tích đất chưa sử dụng chuyển sang các loại đất khác giai
đoạn 2011-2014

63

3.11

Bảng chi phí trồng rừng sản xuất cho 03 năm đầu

67

3.12

Hiệu quả kinh tế của các cây trồng chính trên đất chưa sử dụng của xã
Phú Sơn năm 2015

3.13

72

Hiệu quả kinh tế của các cây trồng chính trên đất chưa sử dụng của xã
Đồng Văn năm 2015

3.14

73


Tổng hợp vay vốn trồng rừng và chăm sóc rừng xã Đồng Văn giai đoạn
2012-2013

74

3.15

Hướng khai thác đất chưa sử dụng

79

3.16

Kế hoạch đưa đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho 05 năm tiếp theo

80

vii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH
STT

Tên biểu đồ, hình ảnh

Trang

Hình 3.1


Sơ đồ vị trí huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An

32

Biểu đồ 4.1

Cơ cấu sử dụng đất huyện Tân Kỳ

49

Biểu đồ 4.2

Biến động đất chưa sử dụng giai đoạn 2005-2014

55

Ảnh 3.1

Đất đồi núi CSD trạng thái Ia

60

Ảnh 3.2

Đất đồi núi CSD trạng thái Ib

60

Ảnh 3.3


Đất đồi núi CSD trạng thái Ic

61

Ảnh 3.4

Loại hình trồng sắn trên đất CSD

70

Ảnh 3.5

Loại hình trồng chanh trên đất đồi núi CSD

70

Ảnh 3.6

Loại hình trồng rừng sản xuất trên đất đồi núi CSD

71

Ảnh 3.7

Loại hình trồng sắn xen canh rừng sản xuất trên đất đồi núi CSD

71

viii



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tài sản quan trọng nhất đối với mỗi
quốc gia, là một trong những thành phần quan trọng nhất của môi trường. Trong
những năm gần đây cùng với sự tăng trưởng kinh tế của nước ta, đó là sự gia tăng
về dân số, phát triển các khu dân cư, các khu đô thị, cơ sở hạ tầng và nhu cầu của xã
hội về các sản phẩm nông nghiệp cũng ngày một cao. Theo thông báo số 111/TBVPCP của Văn phòng Chính phủ : Kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực
Nguyễn Sinh Hùng tại Hội nghị trực tuyến Tổng kết Dự án trồng mới 5 triệu ha
rừng họp vào ngày 27 tháng 4 năm 2011 thì diện tích đất trống, đồi núi trọc còn lớn
(khoảng 2,7 triệu ha) chiếm 8,1% tổng diện tích đất tự nhiên của nước ta. Ở Việt
Nam, dân số đông nên tỷ lệ đất tự nhiên trên đầu người thấp, chỉ khoảng 0,54ha/
người.Trong đó diện tích đất trồng trọt chỉ chiếm 20% diện tích đất đai tự nhiên.Vì
vậy, việc mở rộng diện tích đất nông nghiệp, tăng sản lượng và nâng cao chất lượng
sản phẩm nông nghiệp phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, nguyên liệu cho
công nghiệp chế biến và xuất khẩu nhằm tạo đà cho phát triển nông nghiệp toàn
diện đang trở thành vấn đề cấp thiết.
Do vậy, việc phát triển đất sản xuất nông lâm nghiệp phải dựa vào quản lý sử
dụng đất đồi núi vốn giàu tiềm năng cũng bị thoái hoá, đó là loại đất chưa sử dụng
đặc thù.
Việc nghiên cứu sử dụng đất chưa sử dụng, không chỉ có ý nghĩa góp phần
mở rộng thêm quỹ đất sản xuất mà còn góp phần bảo vệ môi trường. Vì vậy, đất
chưa sử dụng đang được nhiều nhà khoa học trong nước và trên thế giới quan tâm,
nghiên cứu để có những giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý diện tích đất đã bị thoái
hoá do tác động của con người.
Tân Kỳ là huyện miền núi của tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh khoảng
90 km về phía Tây Bắc. Huyện có tổng diện tích tự nhiên 73.288,06 ha, phân bố ở
22 xã, thị trấn.Địa hình đồi núi chiếm khoảng 80% diện tích tự nhiên của huyện,

1



trong đó diện tích đất chưa sử dụng là 2.384,60 ha, chiếm 3,27% tổng diện tích tự
nhiên.Với đặc thù là một huyện miền núi, địa hình chia cắt mạnh nên hiện tượng
suy thoái đất do xói mòn, mất chất dinh dưỡng là không thể tránh khỏi. Trong
những năm trước đây rừng bị tàn phá do đốt nương làm rẫy trên đất dốc, biện pháp
canh tác chưa hợp lý cùng với điều kiện mưa lớn tập trung theo mùa đã làm cho đất
đai bị xói mòn rửa trôi, trơ sỏi đá.
Xuất phát từ thực trạng tài nguyên đất, việc nghiên cứu tìm ra giải pháp khai
thác sử dụng hiệu quả tài nguyên đất nói chung và đất chưa sử dụng nói riêng tại
huyện Tân Kỳ là rất cần thiết ; để đáp ứng nhu cầu về các loại sản phẩm nông
nghiệp ngày càng tăng bên cạnh việc đầu tư thâm canh tăng năng suất thì việc mở
rộng diện tích canh tác nông nghiệp ở những nơi còn đất chưa sử dụng cũng hết sức
cần thiết. Không chỉ phục vụ nhu cầu sản xuất trước mắt mà còn có ý nghĩa lâu dài
đối với việc bảo vệ tài nguyên đất và môi trường sinh thái. Vì vậy, trong phạm vi
của một luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý đất đai, tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Đánh giá thực trạng và khả năng khai thác sử dụng đất chưa sử dụng
huyện Tân Kỳ tỉnh Nghệ An” nhằm góp phần đáp ứng yêu cầu của thực tiễn trong
phát triển nông lâm nghiệp ở huyện Tân Kỳ nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
- Điều tra, đánh giá hiện trạng đất chưa sử dụng: số lượng, chất lượng, địa
bàn phân bố nhằm xác định những đặc tính cơ bản và khả năng khai thác sử dụng
trong sản xuất nông lâm nghiệp của huyện.
- Đề xuất sử dụng hợp lý đất chưa sử dụng vào mục tiêu phát triển sản xuất
nông, lâm nghiệp của huyện phù hợp với điều kiện sản xuất nông hộ hiện nay.

2


Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái quát về đất chưa sử dụng
1.1.1. Khái niệm về đất chưa sử dụng
Ở nước ta, các phạm trù đất trống, đồi núi trọc được sử dụng đã nhiều năm.
Đảng và nhà nước cũng đã có nhiều chỉ thị, chương trình liên quan đến phạm trù đất
trống, đất đồi núi chưa sử dụng. một số tài liệu nghiên cứu còn có những quan niệm
khác nhau. Đất trống, đất đồi núi chưa sử dụng là tên gọi chung của tất cả các loại
đất hoang (cả ở đồng bằng và ven biển), đồi núi trọc, và mặt nước có khả năng kinh
doanh vào hoạt động nông nghiệp (bao gồm lâm và ngư nghiệp) nhưng chưa được
sử dụng (Nguyễn Văn Thịnh, 1996).
- Theo quan điểm của ngành nông nghiệp: Đất chưa sử dụng: “Đất hoang
nông nghiệp là đất không có chủ nhân canh tác liên tục, canh tác thường gián đoạn,
manh mún, cơ cấu cây trồng không ổn định, hệ số sử dụng đất thấp” (Trần An
Phong, 1995).
- Theo quan điểm ngành lâm nghiệp: “Đất hoang lâm nghiệp là những đất
không còn rừng (có độ che phủ dưới 0,3%; trữ lượng gỗ dưới 25 m3/ha), không
thuộc phạm vi lâm nghiệp quản lý” (Trần An Phong, 1995).
- Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập
bản đồ hiện trạng sử dụng đất:
‘‘Đất chưa sử dụng’’ là đất chưa được đưa vào sử dụng cho các mục đích
theo quy định của Luật Đất đai, bao gồm đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử
dụng, núi đá không có rừng cây.
‘‘Đất bằng chưa sử dụng’’ là đất chưa sử dụng tại vùng bằng phẳng ở đồng
bằng, thung lũng, cao nguyên.
‘‘Đất đồi núi chưa sử dụng’’ là đất chưa sử dụng trên đất dốc thuộc vùng
đồi, núi.

3



‘‘Núi đá không có rừng cây’’ là đất chưa sử dụng ở dạng núi đá mà trên đó
không có rừng cây.
1.1.2. Quá trình hình thành đất chưa sử dụng
Đồi núi trọc nước ta được hình thành do nhiều nguyên nhân tự nhiên kinh tế
xã hội nhất định. Tại mỗi vùng đất trống, đồi núi trọc thì đều có những đặc điểm tự
nhiên, nguồn nước, hệ sinh thái…khác nhau. Do đó mà những giải pháp về khai
hoang, sử dụng đất đồi núi chưa sử dụng không thể giống đất đồng bằng, thậm chí
cũng không thể giống nhau giữa các vùng có đất đồi núi chưa sử dụng.
-

Đất đồi núi trọc tự nhiên:

Đó là những vùng đất có những điều kiện tự nhiên vốn có (địa hình, nông hóa, thổ
nhưỡng) không thể có một loại cây nào có thể tồn tại và phát triển ở đó được. đối
với các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc thì loại đất này chiếm khoảng từ 7-10%
tổng diện tích đất đồi núi chưa sử dụng (Nguyễn Văn Thịnh, 1996). Diễn biến của
đất đồi núi chưa sử dụng tự nhiên phát triển theo hai xu hướng cơ bản:
Diện tích tăng một cách tự nhiên được tác động hoàn toàn các tính chất tự
nhiên như điều kiện địa lý, địa chất…xu hướng này gia tăng hay hạn chế hoàn toàn
chịu sự tác động của hai yếu tố đó là tự nhiên và con người. Hoạt động tích cực của
con người sẽ có tác động tích cực làm tăng khả năng thu hẹp diện tích đất này.
Ngược lại, nếu để tự nhiên diễn ra các quá trình xói mòn, rửa trôi đất do mưa, gió
gây ra mà không có sự chế ngự của con người thì diện tích đất chưa sử dụng tăng
thêm là lẽ dĩ nhiên.
- Đất đồi núi chưa sử dụng do quá trình sử dụng, khai thác của con người tạo ra.
Loại đất này cũng diễn biến theo các xu hướng sau:
Diện tích đồi núi trọc ngày càng tăng nhanh nếu con người chỉ biết khai thác
một lần theo kiểu bọc lột tài nguyên thiên nhiên.
Diện tích có khả năng thu hẹp nếu biết kết hợp khai thác bảo vệ rừng và đất

đồi rừng.
-

Đất đồi núi chưa sử dụng do tác động của cả tự nhiên và con người:

Biểu hiện trực tiếp của sự xuất hiện loại đất này là việc phá hủy có tinh chất lan

4


truyền của tự nhiên (bão, lụt lội, xói mòn). Về hình thức là do các diều kiện tự nhiên
nhưng về thực chất thì gia tăng này lại do con người gây ra, đây là hoạt động gián tiếp
sự gia tăng này. Ở trường hợp này dù vô thức hay cố ý thì hành động của con người là
nguyên nhân trực tiếp dân tới sự gia tăng diện tích đất đồi núi chưa sử dụng.
Vậy quá trình hình thành đất đồi núi chưa sử dụng có tính chất tự nhiên vừa
là kết quả của quá trình mà con người khai thác sử dụng tự nhiên. Hành động của
con người vừa là tác nhân gây ra vừa là nhân tố hạn chế sự gia tăng đất đồi núi chưa
sử dụng.
Diện tích đất đồi núi nước ta chiếm 75% diện tích đất cả nước, vì vậy mà đời
sống của người dân chủ yếu là canh tác trên đất dốc.Từ thực tế đó, khi mà đa số mọi
người trong quá khứ cũng như hiện tại khai thác và canh tác chưa hợp lý thì đều dẫn
đến hiện tượng xói mòn và rửa trôi từ đó làm đất thoái hóa bạc màu, có độ phì nhiêu
thấp, hình thành nên đất chưa sử dụng.
Hai tác động chủ yếu hình thành nên đất chưa sử dụng là do tự nhiên và con
người. Tùy thuộc vào lịch sử, điều kiện của từng vùng miền mà nguyên nhận và
mức độ tác động có thể lớn hay nhỏ. Với rất nhiều nguyên nhân tác động trực
tiếp,có thể kể đến một số nguyên nhân tiêu biểu đóng vai trò chính trong việc góp
phần làm suy thoái tài nguyên rừng của Việt Nam như: Chuyển đổi mục đích sử
dụng đất, khai thác nguồn lâm sản quá mức cho phép, tập quán du canh du cư, hậu
quả của chiến tranh để lại, nghèo đói,sức ép dân số.

Hệ lụy của các nguyên nhân trên dẫn tới những hậu quả ảnh hưởng trực tiếp
tới đời sống của con người như lũ quét, sạt lở đất, sa mạc hóa.
Theo tổ chức lương thực thực phẩm thế giới (FAO) thì trong vòng 20 năm
tới, hơn 140 triệu ha đất (tương đương với diện tích của Alska sẽ bị mất đi giá trị
trồng trọt và chăn nuôi.Đất đai ở hơn 100 nước trên thế giới đang chuyển chậm sang
dạng hoang mạc. Trên phạm vi toàn cầu, khoảng 25 tỷ tấn đất đang bị cuốn trôi
hằng năm vào các sông ngòi và biển cả (Lê Văn Khoa, 2010).
Do đó đất chưa sử dụng là một trong những hiện tượng có tính tự nhiên và
chịu những tác động do con người tạo nên trong quá trình khai thác sử dụng. Đây là

5


nhân tố có ý thức, mục đích của con người gây ra và cũng có các biện pháp cải tạo
nhằm làm giảm diện tích đất chưa sử dụng.
Một số chỉ tiêu đánh giá đất chưa sử dụng và cải tạo sử dụng hợp lý đất chưa
sử dụng theo tiêu chuẩn ở bảng sau:
Một số chỉ tiêu đánh giá đất chưa sử dụng bảng 1.1
Bảng 1.1. Một số chỉ tiêu đánh giá đất chưa sử dụng
Chỉ tiêu

Tốt

Trung bình

Nghèo xấu

100 – 50

< 50


Không

không



Kết von (%) ở tầng 0- 50 cm

0–5

6 – 10

> 10

Độ sâu xuất hiện đá ong (cm)

> 50

50 – 30

< 30

Độ dốc (0)

<15

16 – 25

> 25


pHKCL

> 5,50

5,50 – 4

<4

Chất hữu cơ (%)

> 2,50

2,50 – 1

<1

N tổng số (%)

> 0,15

0,15 – 0,10

< 0,10

P2O5 tổng số (%)

> 0,10

0,10 – 0,05


< 0,05

K2O tổng số (%)

> 0,15

0,15 – 0,05

< 0,05

Dễ tiêu (mg/100g) P2O5

> 10

9–5

<5

Dễ tiêu (mg/100g) K2O

> 20

20 – 10

< 10

Mức độ xói mòn (mm/năm)

<5


5 – 10

> 10

Độ sâu tầng đất (cm)
Đá lộ đầu

> 100

Nguồn: Nguyễn Tử Siêm, Thái Phiên -1999
1.1.3. Nguyên nhân hình thành đất chưa sử dụng
Nguyên nhân chính hình thành đất chưa sử dụng có thể quy tụ thành hai
nhóm nguyên nhân sau:
- Nguyên nhân khách quan: Đó là những nguyên nhân nằm ngoài sự can
thiệp của con người. có liên quan đến cấu tạo tầng địa chất, nguồn gốc đá mẹ, độ
dày tầng đất quá mỏng, bị xói mòn rửa trôi qua một quá trình lâu dài làm cho thực
vật không thể mọc được, con người không thể khai thác đất đó cho các mục đích
sản xuất nông, lâm nghiệp.

6


- Nguyên nhân chủ quan do quản lý, sử dụng của con người: Chủ yếu là các
nguyên nhân sau đây:
- Sức ép gia tăng dân số và tình trạng đói nghèo liên miên.
- Đốt rừng làm rẫy, du canh du cư làm cho đất ngày càng nghèo kiệt đến phải
bỏ hoang. Tập quán sống du canh du cư cùng với phương thức canh tác lạc hậu của
dân cư cũng là nguyên nhân tạo nên đất đồi núi chưa sử dụng
Trên thực tế việc hình thành đất chưa sử dụng là chịu sự tác động của hai

nguyên nhân trên. Trong đó nguyên nhân chủ yếu là do việc quản lý và sử dụng của
con người không tôn trọng các quy luật tự nhiên, khai phá rừng bừa bãi và kinh
doanh nông nghiệp không hợp lý là nguyên nhân chủ yếu (Nguyễn Văn Thịnh,
1996). Chất lượng đất ở nhiều nơi, đặc biệt là ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc
Trung Bộ cho thấy: đất vốn có độ dốc lớn, lượng mưa tập trung theo mùa tạo khả
năng lớn làm xói mòn đất. Bên cạnh đó dưới sự tác động mạnh mẽ của con người
như khai thác gỗ củi, đặc biệt có dãy trường sơn nơi tập trung các loài gỗ quý như:
Pơ mu, đinh hương, lim xẹt, việc chặt phá rừng khai thác gỗ, đốt rừng làm nương
rẫy, cầy bừa thường xuyên, canh tác không có kỹ thuật làm cho độ giữ nước giảm,
cường độ dòng chảy tăng lên...và tất yếu làm tăng cường độ xói mòn. Tất cả những
hoạt động đó đã làm mất đi lớp đất mặt và các chất dinh dưỡng, trong đó nguyên
nhân xói mòn và rửa trôi làm cho thảm thực vật che phủ diễn ra qua nhiều năm xấu
đi và tạo thành đất chưa sử dụng
Rừng, đất rừng và đồng cỏ hiện vẫn đang bị suy thoái hoặc bị triệt phá mạnh
mẽ, đất hoạng bị biến thành sa mạc.sa mạc Sa-Ha-Ra có diện tích rộng 8 triệu km2,
mỗi năm bành trướng thêm từ 5-7km2 (Lê Văn Khoa, 2010).
Sự phá hủy rừng vẫn đang diễn ra ở mức độ cao. Trên thế giới diện tích rừng
có khoảng 40 triệu km2. Song cho đến nay diện tích này đã mất đi một nửa, trong số
đó rừng ôn đới chiếm khoảng 1/3 và rừng nhiệt đới chiếm 2/3. Sự phá hủy rừng xảy
ra mạnh đặc biệt ở các nước đang phát triển chủ yếu do nhu cầu khai thác gỗ củi và
nhu cầu lấy đất làm nông nghiệp và cho nhiều mục đích khác (Lê Văn Khoa, 2010).
Có nhiều nguyên nhân khiến diện tích rừng ở việt nam bị thu hẹp. Đó là do

7


chiến tranh, các chính sách phát triển không phù hợp, sự gia tăng dân số, cháy rừng
và sự dịch chuyển cơ cấu cây trồng (Trần Đức Viên và cs.., 2005).
Ở khu vực thượng nguồn sông Cả tỉnh Nghệ An, diện tích rừng được tái sinh
trong giai đoạn từ năm 1998-2003 cao hơn so với giai đoạn 2003-2007 khoảng

18.075 ha. Trong khi đó diện tích rừng vị mất giai đoạn 2003-2007 thì nhiều hơn
giai đoạn trước là khoảng 18.157 ha (Phạm Tiến Đạt và cs.., 2009).
Ở các nước phát triển, diện tích rừng tăng 9 triệu ha, con số này quá nhỏ so với
diện tích rừng đẫ mất đi chất lượng của những khu rừng còn lại đang bị đe dọa bởi
nhiều sức ép do tình trạng gia tăng dân số, nhu cầu khai thác gỗ củi và cháy rừng.
Nguyên nhân hình thành đất chưa sử dụng rất đa dạng và phong phú. Do tính
chất phức tạp về nguồn gốc, nên để thuận tiện trong phân tích và đánh giá ta nên
chia thành các nhóm nguyên nhân sau đây:
Nguyên nhân thứ nhất: Các yếu tố tự nhiên đó là khí hậu và địa hinh.có thêt
nói đây là hai yếu tố gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất nông nghiệp và
điều kiện sinh hoạt của con người.
Địa hình là yếu tố có quan hệ chặt chẽ tới xói mòn bề mặt vì với địa hình
dốc,dòng chảy sẽ dễ xảy ra. Cường độ xói mòn tỷ lệ thuận với độ dốc. Còn trong
điều kiện đất bằng phẳng thì xói mòn bề mặt do mưa hầu như không đáng kể. Địa
hình dốc là yếu tố “bảo thủ” khó khắc phục.
Nguyên nhân thứ hai: Tập quán du canh, du cư và tập tục di cư tự do của một
số đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu tập trung ở vùng Tây Bắc. Du canh du cư là
một phương thức sản xuất và sinh hoạt lạc hậu từ bao đời để lại. Bên cạnh đó, có
hơn 2 triệu người sống du canh du cư.số dân cư nay dang sống rải rác trên 90 huyện
vùng cao cới 80% dân số có thu nhập từ nương rẫy. Hàng năm họ đốt rừng trồng tỉa,
không hề làm đât, bón phân và thực hiện các biện pháp chống xói mòn Việc di cư
tự do không theo kế hoạch hàng năm đã kéo theo việc khai thác sử dụng đất bừa
bãi, chặt phá rừng làm nương rẫy đang là thực trạng đáng lo ngại nhất. Theo điều tra
của GS. Bùi Quang Toản, ở Tây Bắc nước ta trong vòng 20 năm dân số tăng lên 2,3
lần thì độ che phủ giảm đi một nửa. Cũng trong thời gian trên diện tích nương rẫy

8


tăng lên 1,7 lần, như vậy là diện tích rừng giảm, diện tích nương rẫy tăng và đương

nhiên diện tích đất đồi núi chưa sử dụng cũng tăng lên.
Các dân tộc thiểu số ít nhiều cũng canh tác nương rẫy theo kiểu du canh (7%
dân số người Tày, 16% người Nùng, 45% người Thái…), cả các hộ người Kinh sống ở
miền núi cũng canh tác du canh nhưng không nhiều (Nguyễn Văn Thịnh, 1996).
Nguyên nhân thứ ba: Việc bố trí cây trồng đối với từng địa phương chưa hợp
lý. Mỗi loài cây đòi hỏi mỗi cách trồng khác nhau, chọn và áp dụng các biện pháp
kỹ thuật không phù hợp có khi không thu hoạch được gì mà còn làm hỏng đất đai,
môi trường, nhiều nơi trở thành hoang hóa. Trồng thuần, trồng chay, trồng không có
biện pháp giữ đất giứ nước là những cách trồng không đúng kỹ thuật cản trở việc sử
dụng đất lâu bền ở nước ta hiện nay. Thiết kế các khu khai hoang, bố trí cây trồng
theo đường đồng mức để chống xói mòn, bón phân hữu cơ, trồng cây họ
đậu…phương thức canh tác chủ yếu của vùng cao là quảng canh. Ở nhiều vùng nếu
đốt rừng làm lúa nương năm đầu có thể cho năng suất 10-12 tạ/ha, năm 2 từ 7-8
tạ/ha, năm 3 từ 2-3 tạ/ha.để sinh tồn nông dân bỏ lại những rẫy này đót rừng làm
nương mới từ đó làm diện tích đồi núi tăng (Nguyễn Văn Thịnh, 1996).
Nguyên nhân thứ tư: Việc tuyên truyền cũng như ý thức bảo vệ môi trường
của nhân dân chưa cao. Các doanh nghiệp lâm, nông trường chỉ chú ý đến khai thác
tài nguyên rừng mà không chú ý đến bổ sung, trồng mới rừng Theo số liệu thống
kê, từ đầu năm đến cuối năm 2008, trên cả nước đã xảy ra hàng chục nghìn vụ vi
phạm các quy định của nhà nước về bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Chỉ trong
tháng 4/2008 đã có trên 1.509m gỗ tròn và 1536m gỗ xẻ bị thu giữ. Trong lúc rừng
trồng mới tập trung trong 4 tháng đầu năm 2008 chỉ đạt 19,2 nghìn ha, bằng 9,5%
kế hoạch năm (Lê Văn Khoa, 2010).
Về chủ quan có thể do nhận thức và hiểu biết còn hạn chế cho nên họ không
lường trước được hậu quả gây ra, hoặc do vì lợi ích trước mắt mà cố tình gây ra. Về
khách quan chúng ta chưa có một chiến lược đầy đủ, toàn diện để bảo vệ môi
trường, chậm hình thành quy định rõ ràng, chặt chẽ về pháp luật để bảo vệ môi
trường. Những nguyên nhân chủ quan, khách quan trên lại đặt trong tình hình kinh

9



tế xã hội đang còn nhiều khó khăn phức tạp làm cho bảo vệ môi trường sinh thái
càng khó thêm (Nguyễn Văn Thịnh, 1996).
Bảng 1.2. Cơ cấu diện tích đất đai của vùng Bắc Trung Bộ năm 2013
Đơn vị: ha
Đất nông nghiệp
Tỉnh

Diện tích

Đất sản
xuất nông
nghiệp

Đất lâm

Đất

nghiệp

NTTS

Đất
NN
khác

Đất phi

Đất


nông

chưa sử

nghiệp

dụng

Thanh Hóa

1.112.948

247.526

585.592

12.408

1.077

166.251

99.788

Nghệ An

1.648.997

276.047


963.691

7.984

616

129.172

270.649

Hà Tĩnh

599.782

130.117

351.891

4.661

259

84.453

27.963

Quảng Bình

806.527


82.831

630.872

2.793

222

55.181

34.544

Quảng Trị

473.982

95.320

286.930

2.676

54

40.911

48.082

Huế


503.321

60.816

325.209

6.027

411

91.396

19.461

5145.556

892.657

3144.185

36.551

2.639

567.383

500.488

100


17,35

61,1

0,71

0,05

11

9,73

Toàn vùng
Tỷ lệ (%)

Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Qua bảng trên, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của vùng là 892.657 ha,
chiếm 17,35 % diện tích cả vùng; đất lâm nghiệp 3.144.185 ha đạt 61,10 % diện
tích cả vùng; đất chưa sử dụng 500.488 ha, chiếm 9,73 % diện tích vùng.
1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng khai thác đất chưa sử dụng
Ba nhân tố ảnh hưởng trực tiếp, mạnh mẽ và sâu sắc nhất tới quá trình khai
thác và sử dụng đất chưa sử dụng đó là: Nhân tố tự nhiên, kinh tế và nhân tố xã hội.
1.2.1. Nhóm nhân tố tự nhiên
Các yếu tố khí hậu thời tiết, địa hình, nguồn nước, thảm thực vật và cả tình
trạng đất đai đều thuộc nhóm nhân tố tự nhiên. Vì là nhân tố của tự nhiên nên nó
mang quy luật của tự nhiên mà trong quá trình khai thác sử dụng con người theo dõi
nắm bắt phát hiện quy luật và có tác động hợp lý, hiểu và nắm bắt được nó từ đó
khai thác tốt các điều kiện thuận lợi mà nhóm nhân tố này mang lại cũng như giảm
thiểu tối đa mặt bất lợi, làm giảm thiệt hại do chúng gây ra trong điều kiện cụ thể


10


từng vùng, miền nhằm mục đích đạt được kết quả như mong muốn.
Các nhân tố tự nhiên tác động đến quá trình hình thành đất và đang có những
ảnh hưởng lâu dài trong quá trình sử dụng đất đai. Trong mọi trường hợp, tốc độ
phát triển sản xuất phần lớn phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên và trạng thái của
chúng. Những yếu tố tự nhiên thường có ảnh hưởng khá lớn đến các ngành, nhưng
đặc biệt nhất là ngành nông nghiệp. Sự ảnh hưởng đó mang ý nghĩa lớn không chỉ
trong phạm vi vùng, khu vực mà ngay cả những vùng nhỏ tuỳ điều kiện cụ thể của
từng nơi (Phùng Văn Hiếu, 2010).
- Khí hậu thời tiết: Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Theo vị
trí địa lý lãnh thổ Việt Nam nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới bắc bán cầu
nên thời tiết là nắng lắm mưa nhiều, là điều kiện khá thuận lợi cho việc sinh trưởng
của các loại thực vật nhiệt đới cũng như phát triển sản xuất nông nghiệp theo
phương thức tăng vụ trong năm.
- Nhiệt độ và ánh sáng: nhiệt độ cao đều, tổng tích ôn lớn, năng lượng dồi
dào làm tăng khả năng quang hợp và tích tụ các chất là yếu tố thuận lợi cho nhiều
loại cây trồng. Các vùng nóng (vùng có tổng tích ôn từ 8000 – 90000C, nhiệt độ
trung bình năm từ 21- 240C) rất thuận lợi để tăng vụ cây trồng hàng năm. Các vùng
nóng vừa (vùng có tổng tích ôn từ 7000 – 80000C, nhiệt độ trung bình năm từ 20210C) vẫn có khả năng tăng vụ nhưng không lớn. Vùng rất nóng (vùng có tổng tích
ôn trên 90000C, nhiệt độ trung bình năm từ 24- 250C) rất thích hợp để phát triển cây
dài ngày nhiệt đới, việc tăng vụ cũng khá dễ dàng.
-Lượng mưa trung bình năm cao 1800-2000mm, mùa mưa thường ngắn
nhưng cường độ mạnh là yếu tố thúc đẩy sự phân huỷ đá sâu sắc và tạo nên tầng đất
dày cho nhiều loại đất đồi núi. Xói mòn đất xảy ra nghiêm trọng trong mùa mưa
làm cho đất bị nghèo xấu, năng suất cây trồng càng bị giảm sút mạnh, dẫn đến tình
trạng nhiều vùng đất dốc không thể canh tác được nữa dẫn đến hiện tượng kết von
đá ong hoặc tạo ra những loại đất bạc màu, xói mòn trơ sỏi đá, là mối đe dọa trực

tiếp cho sự phát triển kinh tế sản xuất nông lâm nghiệp vùng đồi núi.
- Khả năng rửa trôi xói mòn của đất xảy ra cao nhất ở đất dốc. Từ đó, khả

11


năng canh tác cũng như đầu tư cho xây dựng các mô hình để cải tạo đất là cũng hạn
chế hơn. FAO đưa ra chỉ tiêu 4 cấp độ dày tầng đất:>90, 35-90, 20-35 và<20 cm.độ
dày <20 ở bất kỳ độ dốc nào cũng cần bảo về để rừng tái sinh tự nhiên.
- Nguồn nước: Nước là nguồn tài nguyên hữu hạn và vô cùng quý giá đối với
sự sống cũng như với sản xuất. Để khai thác tối đa nguồn tài nguyên nguyên này và
đưa ra phương hướng cải tạo thích hợp trong sản xuất nông lâm nghiệp thì chúng ta
phải xem xét cả về nguồn nước mặt cũng như nguồn nước ngầm.
- Thảm thực vật: Độ che phủ mặt đất tỉ lệ nghịch với xói mòn đất. Thực vật
có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với đất cũng như quá trình hình thành đất là yếu
tố cơ bản và có mối quan hệ trực tiếp đến đất đai và các vi sinh vật sống trong đất.
Lớp phủ thực vật sẽ ảnh hưởng đến xói mòn theo hai cách: Tán cây của lớp phủ làm
giảm động năng của hạt mưa rơi - một yếu tố trực tiếp gây nên xói mòn; rễ cây giúp
bảo vệ đất, chống lại sự rửa xói của mưa cũng như các dòng nước mặt tạm thời
(Trần Quốc Vinh và Đào Châu Thu, 2010) và sự che phủ của tầng cây làm tăng hàm
lượng chất hữu cơ và mùn trong đất (Đỗ Thị Lan, 2010).
- Tính chất đất đai:
Yếu tố đất đai ảnh hưởng đến xói mòn trên cơ sở 4 tính chất là: Thành phần cơ giới,
hàm lượng chất hữu cơ, kết cấu đất và độ dày tầng đất.
Thành phần cơ giới đất ảnh hưởng đến tốc độ thấm nước vào đất: Thành
phần cơ giới nhẹ, thô thấm nước nhanh hơn nặng. Ngoài ra, các phần tử mịn dễ bị
cuốn trôi hơn phần tử thô, nên bị xói mòn mạnh hơn.
Chất hữu cơ trong đất nhiều hay ít đều ảnh hưởng đến xói mòn: Khi nhiều
chất hữu cơ thì nước thấm nhanh hơn làm giảm xói mòn đất và ngược lại khi nghèo
hữu cơ thì thấm chậm gây dòng chảy dẫn đến xói mòn mạnh. Hàm lượng chất hữu

cơ và mùn nhiều sẽ cho đất có kết cấu tốt và hạn chế xói mòn .Ảnh hưởng rõ rệt
hơn cả là kết cấu đất. Đất có kết cấu viên bền, tơi xốp không những thấm nước
nhanh mà còn chống chịu sự bắn phá của động lực hạt mưa, hạn chế xói mòn và
ngược lại (Đỗ Thị Lan, 2010).
Đất càng dày mà có kết cấu tốt thì thấm nước nhiều, nhanh nên xói mòn ít

12


hơn đất mỏng và không có kết cấu.
Vì những đặc điểm của nhân tố tự nhiên là mang tính khu vực, vị trí địa lý
của vùng quyết định sự sai khác về tình trạng nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm không
khí…Vì vậy khi nghiên cứu đất chưa sử dụng không thể áp đặt một cách máy móc
các kỹ thuật canh tác cũng như cơ cấu cây trồng của vùng này cho vùng khác được
nếu chủ quan sẽ mang lại hậu quả xấu, mà trước hết phải nghiên cứu các yếu tố tự
nhiên, xác định các mặt lợi thế và hạn chế từ đó mà vạch ra phương hướng và mục
tiêu cụ thể khai thác đất chưa sử dụng cho từng vùng . Công việc trên không chỉ
thông qua kinh nghiệm của quần chúng nhân dân mà phải có sự giúp đỡ của nhà
nước- nhất lá các tổ chức nghiên cứu khoa học (Nguyễn Văn Thịnh, 1996).
1.2.2. Nhóm nhân tố kinh tế
Trước hết, vùng đất đồi núi chưa sử dụng tập trung ở các tỉnh trung du miền
núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ gắn liền với sinh sống của các dân tộc ít người còn
nhiều tập quán lạc hậu: đốt rừng làm rẫy, khai thác các sản phẩm có sẵn trong tự
nhiên, du canh du cư…mặt khác trình độ dân trí thấp ,tỉ lệ nghèo đói cao, ít kinh
nghiệm kinh doanh sản xuất hàng hóa.. là những nhân tố gây khó khăn cản trở cho
quá trình bảo vệ tài nguyên, khai thác và sử dụng đất chưa sử dụng. Sự điều chỉnh
khôn khéo các phương thức khai thác sẽ giúp cho họ khắc phục được tình trạng
thiếu lương thực và tồn tại bền vững.
Nếu như trong nền kinh tế hiện vật, mỗi gia đình nông dân đều tự túc được
nhu cầu tối thiểu cơ bản, thì chuyển sang nền kinh tế hàng hóa ,người kinh doanh

nông nghiệp có thể lựa chọn những cây trồng, vật nuôi phù hợp với thế mạnh để tạo
lợi thế so sánh.
Trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, vai trò của nhà nước có vị trí
quan trọng đặc biệt. Nhà nước là thông qua chính sách, các công cụ trực tiếp ảnh
hướng đến quá trình khai thác, sử dụng đất đồi núi chưa sử dụng ở nước ta. Có thể nói
trong mấy thập kỷ vừa qua, những thiếu sót của các chính sách, cách tổ chức của nhà
nước ta trong việc lựa chọn hình thức kinh doanh, tự túc lương thực bằng hiện vật trên
từng địa bàn, tổ chức xây dựng các vùng kinh tế mới.. là nguyên nhân chủ yếu làm cho

13


diện tích đất đồi núi chưa sử dụng ngày càng tăng lên. Trong những năm đổi mới việc
thừa nhận nông hộ là đơn vị tự chủ được giao đất, giao rừng cho dân, hỗ trợ vốn đầu tư,
được tự do giao lưu hàng hóa.. đa tạo nên những thay đổi bước đầu trong sản xuất khai
thác, sử dụng dất đồi núi trọc (Nguyễn Văn Thịnh, 1996).
Khả năng đầu tư của nhà nước, doanh nghiệp, người dân... nhằm khôi phục
và nâng cao độ phì đất, trên cơ sở đó nâng cao năng suất cây trồng, hạ giá thành sản
phẩm, nâng cao năng suất lao động, bảo vệ và cải tạo đất.
- Khả năng huy động nguồn vốn tự có trong nhân dân gồm: Tiền mặt, lao
động và tư liệu sản xuất vào phát triển kinh tế.
1.2.3. Nhóm nhân tố xã hội
Ở các nước nghèo hay kém phát triển, kinh tế chủ đạo là nông nghiệp.. Trong
những năm gần đây, do ảnh hưởng của dân số tăng nhanh và nhu cầu lương thực,thu
nhập vì thế các cộng đồng đã buộc phải thực hiện hàng loạt những việc làm để mưu
cầu cuộc sống như khai thác đất bừa bãi, đốt nương, làm rẫy, săn bắn, chặt phá
rừng, du canh du cư. Bên cạnh đó, việc đầu tư thâm canh ít được quan tâm và chú
trọng, sự quy hoạch trong sản xuất chưa cao, cùng với kỹ thuật canh tác sản xuất lạc
hậu....làm cho khả năng khai thác sử dụng đất không hợp lý, không hiệu quả.
Việc ban hành các văn bản và thực hiện các chính sách trong nông nghiệp của

mỗi quốc gia được thể hiện thông qua Hiến pháp, Luật đất đai, Nghị định, Thông tư
hướng dẫn…, chính sách nông nghiệp, bộ máy tổ chức và cán bộ, cơ sở vật chất kỹ
thuật, cấu trúc hạ tầng, vốn.... Chính những nhân tố đó là đòn bảy kinh tế thúc đẩy các
đối tượng khai thác sử dụng đất có hiệu quả. (Phùng Văn Hiếu, 2010).
Như vậy, những nhân tố về điều kiện tự nhiên, và điều kiện kinh tế - xã hội
tác động trực tiếp ảnh hưởng đến việc sử dụng đất đai. Muốn nghiên cứu và xử lý
mối quan hệ giữa các nhân tố chúng ta cần phải dựa vào quy luật tự nhiên và quy
luật kinh tế xã hội. Việc xác định mục đích sử dụng đất hợp lý và sử dụng ưu thế tài
nguyên đất đai sẽ làm cho diện tích đất hữu hạn cho hiệu quả kinh tế, xã hội ngày
càng cao và hiệu quả khai thác, sử dụng được bền vững.

14


1.3. Cơ sở khoa học về khai thác sử dụng hợp lý đất chưa sử dụng
1.3.1. Những đặc điểm cơ bản của vùng đất chưa sử dụng
Số liệu tổng hợp của Tổng cục Thống kê mới đây cho thấy, diện tích đất
chưa sử dụng toàn quốc tính đến 01/01/2014 là 2.476.908 ha. Diện tích đất chưa sử
dụng nước ta hiện nay tập trung chủ yếu ở nhiều vùng núi hẻo lánh của nước ta và
trung du thuộc các huyện dân cư thưa thớt, đất đai xấu, khó canh tác hoặc không thể
canh tác được, cơ sở hạ tầng kém phát triển, địa hình phức tạp, độ dốc cao (Phùng
Văn Hiếu, 2010). Một phần cũng do đặc điểm tự nhiên sẵn có của từng vùng, phần
nữa cũng là do quá trình canh tác chưa đúng kỹ thuật, chọn cây trồng chưa phù hợp
với từng loại đất. Tình trạng du canh, đốt rừng làm nương rẫy của một số đồng bào
dân tộc ít người dẫn đến diện tích đất chưa sử dụng nước ta ngày một tăng.
Trong tương lai, nếu chúng ta biết giảm thiểu những điểm bất lợi và phát huy
những điều kiện thuận lợi sẵn có như sử dụng kiến thức bản địa của địa phương trải
qua một thời gian canh tác lâu dài họ đã tích lũy nhiều kinh nghiệm quý báu (Trần
Sỹ Hải và cs.., 2007), biết đầu tư khai thác hợp lý hiệu quả nguồn tài nguyên đất
này cho phát triển nông, lâm nghiệp sẽ đem lại lợi ích lớn cho đất nước .

1.3.1.1 Những lợi thế trong khai thác đất chưa sử dụng
Do điều kiện tự nhiên, đất đai khí hậu của vùng thuận lợi cho việc phát triển
nhiều loại cây trồng đặc biệt là nhóm cây ăn quả, cây công nghiệp hàng năm và trồng
rừng kết hợp chăn nuôi.
Vùng đồi núi có đặc điểm điều kiện tự nhiên, đất đai khí hậu thuận lợi cho
việc phát triển nhiều loại cây trồng như cây công nghiệp hằng năm,các loại cây ăn
quả và các mô hình canh tác nông lâm kết hợp: Vườn-rừng, vườn ao chuồng rừng…
Do có những đặc tính khác nhau về quá trình hình thành, địa hình phân bố và
điều kiện sinh thái nên khả năng khai thác và đưa vào sử dụng của các loại hình
hiện trạng chủ yếu nhóm đất đỏ vàng chiếm 72,61% diện tích đất chưa sử dụng. Ở
Nghệ An đất feralit đồi núi chiếm hơn 85% diện tích tự nhiên của tỉnh, thành phần
đa dạng, phụ thuộc vào đặc điểm của đá mẹ (Đào Khang, 1999). Diện tích đất chưa
sử dụng còn rất lớn, đó là một lợi thế trong tương lai để phát triển :Nông nghiệp với

15


lâm nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, cây công nghiệp dài ngày, thúc đẩy nền sản xuất
hàng hoá. Độ dốc<80 nên khai thác mở rộng diện tích đất nông nghiệp. Với các khu
vực có độ dốc 80-250 thì phát triển các mô hình canh tác nông lâm kết hợp.
Vùng đồi núi Việt Nam chiếm ¾ diện tích tự nhiên của cả nước vì vậy mà
Đảng và Nhà nước ta đặc biệt chú trọng quan tâm phát triển vùng nông thôn miền
núi qua các chương trình, dự án trong và ngoài nước đang đầu tư nhằm xóa dần
khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, nâng cao đời sống nhân dân cho các vùng
núi cao, vùng sâu, vùng xa.
1.3.1.2 Những hạn chế trong khai thác đất chưa sử dụng.
Đặc điểm cơ bản nhất của vùng là có địa hình phức tạp, tầng đất thường có
độ dày mỏng, thực vật không phát triển được và rất dễ bị xói mòn.
Đất đồi núi ở Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Nắng gay gắt, mưa nhiều tập trung theo mùa, quá trình xói mòn và bốc hơi đều diễn

ra mãnh liệt, kết quả là đất bị rửa trôi chất dinh dưỡng, làm tích lũy secquioxit, kết
von đá ong ở nhiều nơi có độ ẩm thấp. Phần lớn đất feralit đỏ vàng ở Việt Nam chứa
Fe3+ và Al3+ cao, có nơi lên đến 50-60%. Đất thường có mực nước ngầm cao, gây kết
von trên diện rộng, có khi xuất hiện tầng đá ong chặt (Đào Khang, 1999).
Đối với các quốc gia có phần lớn lãnh thổ là đồi núi thì việc đầu tư cho công
tác chống xói mòn đất là tương đối cao và khó khăn. Một số giải pháp chống xói
mòn bảo vệ đất có thể kể đến như: giải pháp công trình, giải pháp sinh học. Vấn đề
đặt ra ở đây là các biện pháp công trình có tác dụng bảo về đất tốt nhất đạt tới 8090% nhưng đồng nghĩa với điều đó thì chi phí bỏ ra cho giải pháp đó tỷ lệ thuận
với hiệu quả mà nó đem lại. Đó là bài toán chưa có lời giải đối với các nước chậm
phát triển, có vốn đầu tư thấp.
Hậu quả của xói mòn là làm cho đất bị nghèo xấu, thoái hóa, năng suất cây
trồng bị giảm mạnh dẫn đến tình trạng nhiều vùng đất dốc không thể canh tác được
nữa. Vì vậy phòng chống xói mòn là một biện pháp cực kỳ quan trọng để sử dụng
đất dốc có hiệu quả, là một yêu cầu không thể thiếu được trong việc phát triển kinh
tế nông hộ ở miền núi. Nhiều tác giả ở Việt Nam đặc biệt quan tâm và đã có những

16


công trình nghiên cứu về vấn đề này ở một số vùng đồi núi khác nhau trên cả nước,
cụ thể là: Xói mòn đất hiện đại và các biện pháp chống xói mòn của Nguyễn Quang
Mỹ (2005). Nghiên cứu sự xói mòn rửa trôi do đất dốc gây lên đất chưa sử dụng
Tây Bắc của Bùi Quang Toản (1991).
Đối với các vùng đất chưa sử dụng cũng cần chú ý một số đặc điểm về kinh
tế và xã hội như: Việc cày bừa chăm bón và thu hái sản phẩm rất vất vả, nặng nhọc
do phải trèo đèo, lội suối, vượt dốc. Phần lớn những công việc đó phải dung sức
người, phải đổ mồ hôi, công sức và thời gian rất nhiều, về cơ bản chủ yếu là bị yếu
tố địa hình chi phối, thứ hai nữa là do bên cạnh điều kiện kinh tế khó khăn kéo theo
cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật cũng như trình độ người lao động còn hạn chế. Từ
đó việc tiếp thu, áp dụng kỹ thuật, biện pháp canh tác còn gặp nhiều khó khăn

(Nguyễn Viết Khoa và cs.., 2008).
1.3.2. Tiềm năng khai thác sử dụng và hướng cải tạo đất chưa sử dụng.
1.3.2.1 Tiềm năng khai thác sử dụng
Để xác định khả năng sử dụng của đất chưa sử dụng, từ đó đề ra mục tiêu
phát triển nông lâm nghiệp một cách bền vững, chúng ta cần nghiên cứu đất chưa sử
dụng. Một số tiềm năng có thể kể đến như: Tiềm năng mở rộng đất canh tác, tiềm
năng lâm nghiệp, tiềm năng sản xuất cây hàng hóa và đa dạng sản phẩm, tiềm năng
phát triển chăn nuôi, tiềm năng phát triển nguồn điện (Nguyễn Viết Khoa và cs..,
2008). Phương châm phát triển của nước ta trong những năm gần đây và định
hướng cho năm tiếp theo là vừa kết hợp thâm canh tăng vụ và mở rộng diện tích ở
những nơi có điều kiện như diện tích đất chưa sử dụng, đất nông nghiệp bỏ hoang…
Nhận thấy tầm quan trọng cũng như những lợi ích rất lớn của đất chưa sử
dụng. Hiện nay, Đảng, nhà nước ta đang có hàng loạt chương trình, dự án từ cấp
Nhà nước, cấp Bộ, cấp địa phương tập trung cho vùng với nguồn kinh phí lớn và
nguồn nhân lực kỹ thuật nhiều thành phần. Nhằm hướng cải tạo diện tích đất chưa
sử dụng theo các chương trình có thể giải quyết được như: Chương trình phát triển
nông nghiệp, chương trình xóa đói giảm nghèo đặc biệt ưu tiên các xã vùng sâu,
vùng xa. Dự án 5 triệu ha rừng phủ xanh đất trống đồi trọc nhằm tạo thêm nhiều

17


việc làm cho người lao động góp phần ổn định chính trị, an ninh biên giới. Chương
trình và hệ thống khuyến nông, khuyến lâm các cấp từ tỉnh đến huyện trên toàn và
có những chính sách hỗ trợ cho vùng đồi núi.
1.3.2.2 Hướng cải tạo đất chưa sử dụng của một số quốc gia trên thế giới
Nhiều nhà khoa học ở các nước như: Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan,
Indonêxia, Pháp, Mỹ.. đều có nhận xét tương đối giống nhau về nạn suy giảm đất
đồi núi như:
Rừng bị phá, đất bị thoái hóa, môi trường bị ôi nhiễm đó là những nguyên

nhân để diện tích đồi núi trọc ngày càng tăng.
Thiếu lương thực, thức ăn gia súc, thiếu chất đốt.
Thiếu vốn sản xuất, cơ sở hạ tầng thấp kém.
Thiếu trí tuệ.
Xây dựng các chương trình, dự án khai thác đất đồi núi, bao gồm các giải pháp:
Phát triển lâm nghiệp cồng đồng
Sử dụng lao động nông thôn.
Phát triển thủy lợi, trồng cây đặc sản sản xuất.
Ở Indonêxia chính phủ quan tâm đến nạn phá rừng nhất là rừng đầu nguồn,
đến kỹ thuật canh tác nông nghiệp và chế biến lâm sản, chủ trương làm ruộng bậc
thang và trồng cây theo vanh đai hợp tác với các nước Hà Lan, Đức, FAO, ICRAF
về nhiều lĩnh vực như: Xây dựng các chủ trương chính sách, chuyển giao kỹ thuật
và công nghệ, cung cấp thiết bị và thông tin hiện đại (Đào Khang, 1999).
Thành lập các tổ chức và văn phòng quốc gia quản lý đất đồi núi
Nhiều nước trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương chủ trương đa dạng hóa các
hình thức và tổ chức kinh doanh rừng, sử dụng đất chưa sử dụng với các mô hình:
Rừng làng, vườn làng, vườn rừng gia đình, vườn ươm cây, vườn rừng nhân dân,
trang trại nông - lâm nghiệp.
Ở Ấn Độ thành lập văn phòng quốc gia sản xuất đất hoang hóa và văn phòng
quốc gia bảo vệ và sử dụng đất đai (đặt tại Bộ Lâm nghiệp và Môi trường).
Ở Thái Lan: từ năm 1975 đã phát triển hình thức rừng làng, vườn làng được
chú trọng và thu nhiều kết quả tốt.

18


1.3.3. Cơ sở khoa học khai thác hợp lý đất chưa sử dụng
1.3.3.1 Đánh giá tiềm năng đất
Đề cương đánh giá đất của FAO:
Qua các hôi thảo quốc tế về đánh giá đất:

Năm 1972 tổ chức tại Wageningen có 44 chuyên gia từ 22 nước đã tham gia
soạn thảo đề cương đánh giá đất.
Năm 1973 công bố đề cương soạn thảo.
Năm 1976 công bố đề cương chính thức FAO-Rome 1976: sau một thời gian
áp dụng, phương pháp đánh giá đất của đề cương được thực tiễn bổ sung, làm
phong phú thêm (Đào Khang, 1999).
Năm 1984 FAO-Rome 1984: Chỉ dẫn đánh giá đất lâm nghiệp.
Năm 1985 FAO-Rome 1985:Chỉ dẫn đánh giá đất nông nghiệp được tưới
nước thủy lợi.
Năm 1991 FAO-Rome 1991:Chỉ dẫn đánh giá đất quảng canh
Năm 1994 FAO-Rome 1994: Chỉ dẫn đánh giá đất phân tích hệ thống canh
tác cho quy hoạch sử dụng đất (Đào Khang, 1999).
Nguyên tắc đánh giá của FAO là đánh giá đất đai phải gắn liền với loại hình
sử dụng đất xác định, có sự so sánh giữa lợi nhuận thu được và đầu tư cần thiết.
Đánh giá đất có liên quan chặt chẽ với các yếu tố môi trường tự nhiên của đất và
điều kiện kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu. Cơ sở của phương pháp này là sự
so sánh giữa yêu cầu sử dụng đất với chất lượng đất đai để lựa chọn phương pháp
sử dụng đất tối ưu.
Cơ sở khoa học quan trọng để khai thác đất chưa sử dụng là đánh giá mức độ
thích nghi dựa trên các đặc tính của đất và khả năng đầu tư khai thác của con người.
Trong điều kiện về sản xuất thực tế về sản xuất nông lâm nghiệp ở miền núi
Nghệ An hiện nay, việc đánh giá đất đai chỉ yêu cầu đánh giá ở mức độ đồng nhất
của một số chỉ tiêu bao gồm như: Địa hình, độ dốc và độ dày tầng đất mặt. khí hậu
và loại đất theo nhóm đá mẹ giúp người sử dụng đất xác định giống cây trồng và
biện pháp kỹ thuật chăm bón.

19



×