Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP GRAPH HƯỚNG DẪN HỌC SINH ÔN TẬP TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (396.58 KB, 15 trang )

(Đăng trong cuốn “Đổi mới nội dung, phƣơng pháp DHLS ở trƣờng PT. GS
Phan Ngọc Liên chủ biên – NXB ĐHSP - 2008, tr.492- 499)
SỬ DỤNG PHƢƠNG PHÁP GRAPH HƢỚNG DẪN HỌC SINH ÔN TẬP
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƢỜNG THPT
ThS. Hoàng Thanh Tú
Khoa Sư phạm, ĐHQG Hà Nội

Thuật ngữ Graph trong tiếng Anh có nghĩa là đồ thị, biểu đồ. Lý thuyết
Graph (Graph theory) là một trong những phân môn quan trọng của Toán học.
Việc vận dụng lý thuyết Graph vào dạy học đã sáng tạo ra một phƣơng pháp dạy
học mới - phƣơng pháp Graph. Đã có nhiều công trình nghiên cứu việc ứng
dụng phƣơng pháp Graph vào dạy học, song chủ yếu là đối với các môn học
thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên. Graph (hay sơ đồ) còn đƣợc đề cập đến nhƣ là
một loại đồ dùng trực quan đƣợc sử dụng trong dạy học lịch sử. Bài viết này đề
cập đến việc sử dụng phƣơng pháp Graph hƣớng dẫn học sinh (HS) ôn tập trong
dạy học lịch sử (LS) ở trƣờng THPT.
Phƣơng pháp Graph chỉ ra cách thiết kế và sử dụng những sơ đồ (Graph
định hƣớng) vào dạy học nhằm tái hiện, tổng kết và khái quát hóa kiến thức.
Cấu trúc của Graph bao gồm các đỉnh đƣợc mô hình hóa bằng những vòng tròn
hoặc hình vuông, hình chữ nhật để thể hiện những kiến thức cơ bản và cung là
những đƣờng định hƣớng nhƣ mũi tên thẳng, cong hoặc gấp khúc để thể hiện
mối quan hệ lôgic giữa các đỉnh (kiến thức cơ bản). Các bƣớc lập Graph đƣợc
tiến hành theo ba bƣớc cơ bản: xác định kiến thức cơ bản, tóm tắt theo các hình
quy ƣớc và xếp đỉnh, lập cung.
Chƣơng trình môn Lịch sử ở trƣờng THPT đƣợc chia ra thành các bài học
cụ thể song lại đƣợc kết cấu trong một hệ thống, có mối liên hệ lôgic với nhau.
Trong đó các sự kiện LS đƣợc sắp xếp theo tiến trình thời gian xảy ra. Do vậy
các sự kiện lịch sử chỉ đƣợc học một lần trong một bài nhất định, những bài sau
lại là những sự kiện mới với thời gian mới, không gian mới, nhân vật mới. Tổ
chức, hƣớng dẫn HS ôn tập sẽ giúp các em nhớ và hiểu sâu sắc các sự kiện LS.
Việc làm đó đƣợc thực hiện thƣờng xuyên trong từng bài học của chƣơng trình


và trong kiểu bài “ôn tập, sơ kết, tổng kết”. Sử dụng phƣơng pháp Graph hƣớng
dẫn HS ôn tập một cách hiệu quả, giúp các em không chỉ nhớ mà còn nhận biết
đƣợc mối liên hệ bản chất giữa các sự kiện lịch sử và rèn luyện cho các em tƣ
duy lôgic.
Có thể chia ra nhiều loại Graph khác nhau theo những tiêu chí nhất định.
Dựa vào cấu trúc Graph chúng ta có thể thiết kế: đường trục thời gian, chuỗi sự
kiện, sơ đồ mạng và sơ đồ hình cây vận dụng vào dạy học LS.
1. Đường trục thời gian (Timelines): là loại sơ đồ mà cung được thiết kế
bằng một mũi tên định hướng còn đỉnh là các hình quy ước thể hiện các sự kiện
1


và các mốc thời gian tương ứng. Hƣớng dẫn HS ôn tập qua đƣờng thời gian giúp
các em biết cách sắp xếp sự kiện theo niên đại. Đây là một cách ôn tập rất hiệu
quả về các sự kiện quan trọng của một giai đoạn lịch sử.
Ví dụ dƣới đây là một đƣờng trục thời gian tổng kết về diễn biến cuộc
chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ (Cuộc cách mạng tƣ
sản lần thứ nhất). Giáo viên (GV) có thể sử dụng để hƣớng dẫn HS sơ kết bài
học (Bài 30 – SGK lớp 10, Ban cơ bản):
1775
Chiến
tranh
bùng
nổ

1776
13
thuộc
địa
thông

qua
Tuyên
ngôn
độc
lập

1777
Quân
thuộc
địa
giành
chiến
thắng ở
Xaratôg
a

1781

1783

Quân
thuộc
địa
chiến
thắng ở
trận
I-oóctao

Anh
công

nhận
nền độc
lập của


1787
Hiến
pháp
nƣớc Mĩ
đƣợc
thông
qua

Khi dạy sang bài 33, GV có thể sử dụng đƣờng thời gian này để hƣớng
dẫn HS tổng kết tiếp về diễn biến Cuộc nội chiến ở Mĩ (1861 - 1865) - Cuộc
cách mạng tƣ sản lần hai. HS sẽ có một cái nhìn khái quát về nƣớc Mĩ từ cuối
thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX. Trên cơ sở liên kết kiến thức đã học với kiến
thức của bài mới, HS phân tích đƣợc nguyên nhân nƣớc Mĩ tiến hành 2 cuộc
cách mạng tƣ sản cũng nhƣ tác động của các sự kiện đó đến lịch sử nƣớc Mĩ.
2. Graph chuỗi (Chain of events): là loại sơ đồ đƣợc tạo thành bởi các
đỉnh mô hình hóa bằng hình vuông hoặc hình chữ nhật và các cung mô hình hóa
bằng những mũi tên thẳng định hướng. Loại Graph này dùng để tổng kết, ôn tập
một chuỗi các sự kiện quan trọng của một giai đoạn lịch sử hoặc các sự kiện lịch
sử có mối liên hệ nhân quả với nhau.
Trong Graph chuỗi tổng kết các sự kiện lịch sử của một giai đoạn nhất
định các mũi tên có thể đƣợc định hƣớng theo phƣơng thẳng đứng hoặc nằm
ngang.
Ví dụ: GV hƣớng dẫn cho HS ôn tập về Tây Âu thời trung đại (Chƣơng
VI – Phần I – SGK Lịch sử lớp 10, Ban cơ bản) bằng sơ đồ dƣới đây:
Năm 476

Kết thúc
chế
độ
chiếm nô

Thế kỉ IX
Lãnh
địa
phong kiến
hình thành

Thế kỉ XI
Thành
thị
trung đại ra
đời

2

Thế kỉ XV
Các
cuộc
phát kiến địa


Thế kỉ XVI
Sự nảy sinh của CNTB
Cuộc đấu tranh của giai
cấp tƣ sản chống phong
kiến



Hoặc khi kết thúc chƣơng I “Việt Nam từ thời nguyên thủy đến thế kỉ
X”(SGK Lịch sử lớp 10 - Ban cơ bản), GV đƣa ra một sơ đồ gợi ý nhƣ sau và
hƣớng dẫn HS tổng kết bằng cách điền các thông tin chính đƣợc diễn đạt một
cách ngắn gọn vào phần để trống:
Thời nguyên thủy
Ngƣời tối cổ xuất hiện ………………………………………………….
Ngƣời tinh khôn ………………………………………………………..
Thời kỳ hình thành nhà nước
Quốc gia Văn Lang – Âu Lạc…………………………………………..
Quốc gia cổ Chăm-pa…………………………………………………..
Quốc gia cổ Phù Nam………………………………………………….

Thời Bắc thuộc
Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phƣơng Bắc……………….
Các cuộc đấu tranh giành độc lập………………………………………

Các sự kiện LS luôn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau tạo nên tính lôgic,
tất yếu của lịch sử. Do vậy khi ôn tập GV không chỉ hƣớng dẫn cho HS ghi nhớ
sự kiện lịch sử mà còn tìm ra mối liên hệ giữa các sự kiện ấy. GV có thể hƣớng
dẫn HS thiết kế sơ đồ chuỗi để diễn tả mối liên hệ nhân quả giữa các sự kiện. Ví
dụ: Sơ kết bài 2 (Lịch sử lớp 10 – Ban cơ bản) bằng sơ đồ dƣới đây:
Công cụ
kim loại

Năng suất
cao

Sản phẩm

dƣ thừa

Tƣ hữu

Xã hội có
giai cấp
xuất hiện

Sơ đồ trên không chỉ tổng kết đƣợc kiến thức cơ bản của bài 2 mà còn là
cơ sở để liên kết với kiến thức mới HS sẽ đƣợc học ở chƣơng II. HS lý giải đƣợc
vì sao xã hội nguyên thủy tan rã, vì sao xã hội có giai cấp và nhà nƣớc lại ra đời
sớm hơn ở phƣơng Đông.
3. Graph mạng (Spider Maps): là loại sơ đồ đƣợc thiết kế với một đỉnh
ở trung tâm và các mũi tên định hướng nối với các đỉnh khác (tất cả các đỉnh có
thể mô hình hóa bằng hình tròn, hình vuông hoặc hình chữ nhật). Với cấu trúc
nhƣ vậy đỉnh trung tâm sẽ thể hiện một nội dung khái quát còn các đỉnh kết nối
sẽ diễn tả các nội dung chi tiết. Do vậy GV đƣa ra chủ đề ôn tập rồi hƣớng dẫn
HS vẽ sơ đồ mạng thiết lập mối liên hệ giữa các sự kiện LS (1). Sơ đồ mạng còn
có thể sử dụng trong việc hƣớng dẫn HS ôn tập các khái niệm (thƣờng đƣợc gọi
là Concept Maps):
- Cách thứ nhất, GV thiết kế một sơ đồ mạng trong đó đỉnh trung tâm thể
hiện chủ đề ôn tập, HS phải nhanh chóng tìm các khái niệm liên quan và điền
vào các đỉnh kết nối. Sau đó trên cơ sở giải thích ngắn gọn các khái niệm liên
3


quan HS có thể trình bày đƣợc các nội dung cơ bản của chủ đề ôn tập mà GV
nêu ra.
Ví dụ: Chủ đề ôn tập “Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ
hai” (Lịch sử lớp 12), các khái niệm liên quan: “Hội nghị Ianta”, “Hai cực”,

“Chiến tranh lạnh”, “Liên Hợp Quốc”.
Hội nghị Ianta

Hai cực

Trật tự thế giới mới
sau chiến tranh thế
giới thứ hai

Liên Hợp Quốc

Chiến tranh lạnh

- Cách thứ hai, GV thiết kế một sơ đồ mạng trong đó đỉnh trung tâm thể
hiện tên khái niệm còn HS sẽ điền các nội dung của khái niệm vào các đỉnh kết
nối.
Ví dụ: Sơ đồ giải thích khái niệm “Trật tự hai cực Ianta” đƣợc thiết kế
nhƣ sau:
Trật tự thế giới mới đƣợc thiết
lập sau chiến tranh thế giới thứ
hai

Theo sự thỏa thuận của ba nƣớc:
Liên Xô, Mĩ, Anh tại Hội nghị Ianta
tháng 2/1945

Trật tự hai cực Ianta

Phân chia thành hai cực đối lập
nhau: Liên Xô (đại diện cho các

nƣớc XHCN) và Mĩ (đại diện cho
các nƣớc TBCN)

Hai cực luôn đối đầu với nhau làm
cho tình hình thế giới luôn căng
thẳng

4. Graph hình cây: là loại sơ đồ đƣợc thiết kế có một đỉnh gốc và các
mũi tên định hƣớng kết nối với các đỉnh nhánh (tất cả các đỉnh cũng được mô
4


hình hóa). Do vậy đỉnh gốc sẽ diễn tả nội dung kiến thức mang tính khái quát và
các đỉnh nhánh sẽ diễn tả nội dung chi tiết.
Ví dụ: Sơ đồ cho bài 32 (SGK lớp 10 Ban cơ bản) tổng kết về hệ quả của
cách mạng công nghiệp:
Nhiều trung tâm công nghiệp và
thành thị đông dân xuất hiện
Kinh tế

Sản xuất lớn bằng máy móc đã
thay thế cho sản xuất nhỏ thủ công

Hệ quả
của cách mạng
công nghiệp

Nông nghiệp và giao thông vận tải
chuyển biến mạnh mẽ
Hình thành hai giai cấp mới: tƣ sản

công nghiệp và vô sản công nghiệp

Xã hội

Một ví dụ khác về sơ đồ hình cây cho bài 31 (SGK lớp 10 - Ban cơ bản)
nhằm hƣớng dẫn HS ôn tập về nguyên nhân bùng nổ cách mạng Pháp 1789:
- Kinh tế:
Quan hệ phong kiến
lỗi thời, lạc hậu kìm
hãm sự phát triển của
lực lƣợng sản xuất
TBCN

- Chính trị: duy trì chế
độ quân chủ chuyên
chế
- Xã hội: mâu thuẫn
gay gắt giữa đẳng cấp
thứ ba và tăng lữ, quý
tộc

Nguyên nhân sâu xa

- Tƣ tƣởng “Triết
học Ánh sáng” mở
đƣờng cho cách
mạng

Lu-I XVI triệu tập
Hội nghị 3 đẳng

cấp ngày 5/5/1789
để vay tiền và ban
hành thêm thuế
mới

Nguyên nhân trực tiếp

Nguyên nhân của Cách mạng Pháp 1789

Hƣớng dẫn HS ôn tập trong quá trình dạy học LS là một biện pháp hữu
hiệu giúp các em đạt đƣợc kiến thức bền vững, khắc phục tình trạng HS học
nhiều nhƣng không nhớ kiến thức nhƣ hiện nay. Vì vậy trong các giờ học trên
lớp GV cần dành một khoảng thời gian hợp lý để củng cố, ôn tập kiến thức cho
HS. Sử dụng phƣơng pháp Graph hƣớng dẫn HS ôn tập kiến thức lịch sử giúp
các em không chỉ nhớ, hiểu mà còn biết vận dụng kiến thức vào giải quyết các
5


vấn đề cụ thể. Đồng thời rèn luyện các kỹ năng tư duy phân tích, tổng hợp, kỹ
năng ghi nhớ và trình bày các vấn đề một cách lôgic cho HS. Tuy nhiên để đạt
đƣợc mục đích nhƣ trên GV cần chú ý:
- Căn cứ vào mục tiêu bài học, chƣơng để lựa chọn những kiến thức cơ
bản cần củng cố, ôn tập cho HS.
- Thiết kế một hệ thống các sơ đồ nhằm tổng kết, ôn tập kiến thức cho HS
trong các giờ học trên lớp.
- Hƣớng dẫn HS lập sơ đồ trong quá trình tự ôn tập kiến thức ở nhà.
- Đƣa ra các sơ đồ trống để HS điền các thông tin cần thiết.
Hết
Tài liệu tham khảo
1. Hoàng Thanh Tú, Tổ chức hoạt động ôn tập trong dạy học lịch sử ở

trƣờng THPT, Tạp chí Dạy và học ngày nay số tháng 2 năm 2007, tr.84 – 87.
2. Websites:
/> />Organizers/

6












×