MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan...................................................................................................... ii
Lời cảm ơn........... ............................................................................................. iii
Mục lục............................................................................................................... iv
Danh mục chữ viết tắt ......................................................................................... vi
Danh mục bảng .................................................................................................vii
Danh mục hình ................................................................................................ viii
MỞ ĐẦU............................................................................................................. 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................... 3
1.1. Giới thiệu về cây hoa hiên ............................................................................ 3
1.1.1. Nguồn gốc, phân loại ................................................................................ 3
1.1.2. Đặc điểm thực vật học .............................................................................. 3
1.1.3. Giá trị sử dụng ........................................................................................ 5
1.1.4. Đặc điểm sinh trưởng ............................................................................... 6
1.1.5. Yêu cầu ngoại cảnh .................................................................................. 7
1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới và Việt Nam ........................ 7
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới ........................................ 7
1.2.2. Tình hình sản xuất hoa và tiêu thụ hoa ở Việt Nam .................................. 9
1.3. Tình hình nghiên cứu hoa hiên trên thế giới và Việt Nam. .......................... 12
1.3.1. Các nghiên cứu về NST .......................................................................... 12
1.3.2. Các nghiên cứu nhân giống, lai tạo hoa hiên .......................................... 14
1.3.3. Các nghiên cứu về giá thể trồng một số loại hoa có củ và hoa hiên ........ 17
1.3.4. Một số ứng dụng phân bón lá trên cây nuôi cấy mô khi mới đưa ra đồng
ruộng.......................................................................................................... 18
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 19
2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ................................................................ 19
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 19
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu................................................................................. 20
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................... 20
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv
2.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 20
2.3.1. Nghiên cứu đăc điểm nông sinh học của một số tổ hợp lai hoa hiên ...... 20
2.3.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật ra ngôi cây hoa hiên vàng cam
(Hemerocallis fulva) in- vitro giai đoạn vườn ươm.................................... 20
2.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 21
2.4.1. Bố trí thí nghiệm ..................................................................................... 21
2.4.2. Xác định số lượng nhiễm sắc thế trong tế bào chóp rễ............................ 22
2.4.4. Các chỉ tiêu theo dõi ............................................................................... 23
2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................... 24
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................... 25
3.1. Đặc điểm nông sinh học của các tổ hợp lai hoa hiên ................................... 25
3.1.1. Số lượng nhiễm sắc thể của các tổ hợp lai hoa hiên................................ 25
3.1.2. Một số đặc điểm sinh trưởng của các tổ hợp lai hoa hiên ....................... 28
3.1.3. Đặc điểm hoa của các tổ hợp lai hoa hiên ............................................... 34
3.1.3. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của các THL hoa hiên ......................... 46
3.3. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây hoa hiên in-vitro ....... 49
3.3.1. Ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng và chất lượng cây hoa hiên vàng
cam in- vitro .............................................................................................. 49
3.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng và chất lượng cây
hoa hiên vàng cam in- vitro. ...................................................................... 50
3.3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến sinh trưởng và chất lượng cây
hoa hiên vàng cam in- vitro. ...................................................................... 51
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 55
PHỤ LỤC
...................................................................................................... 58
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CS
: Cộng sự
CT
: Công thức
NST
: Nhiễm sắc thể
THL
: Tổ hợp lai
TN
: Thí nghiệm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Tốc độ phát triển của ngành sản xuất hoa, cây cảnh giai đoạn
2000-2012 ............................................................................................... 10
Bảng 2.1. Ký hiệu các tổ hợp lai hoa hiên tạo ra năm 2013 và 2014 .................. 19
Bảng 3.1. Số lượng NST trong tế bào chóp rễ của các THL hoa hiên 2013
và 2014 ................................................................................................... 25
Bảng 3.2. Màu sắc, kích thước lá của một số tổ hợp lai hoa hiên năm 2013
và 2014 ................................................................................................... 28
Bảng 3.3a. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp lai hoa hiên
năm 2013 ................................................................................................ 30
Bảng 3.3b. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp lai hoa
hiên năm 2014 ........................................................................................ 31
Bảng 3.4. Tỷ lệ ra hoa và đường kính hoa của các THL hoa hiên năm 2013
và 2014 ................................................................................................... 34
Bảng 3.5a. Một số đặc điểm ngồng và cụm hoa của một số cây hoa hiên lai
2013 ........................................................................................................ 35
Bảng 3.5b. Một số đặc điểm ngồng và cụm hoa của một số cây hoa hiên lai 2014....... 36
Bảng 3.6. Tỷ lệ phân ly một số đặc điểm hoa của các THL hoa hiên năm 2013
và 2014................................................................................................................ 38
Bảng 3.7. Đặc điểm màu sắc hoa của các tổ hợp lai hoa hiên 2013 .................... 39
Bảng 3.8a. Đặc điểm về màu sắc, kích thước và dạng hoa của các THL hoa
hiên năm 2014 - Nhóm hoa đường kính nhỏ ........................................... 41
Bảng 3.8b. Đặc điểm về màu sắc, kích thước và dạng hoa của các THL
hoa hiên năm 2014 - Nhóm hoa có đường kính trung bình ...................... 42
Bảng 3.8c. Đặc điểm về màu sắc, kích thước và dạng hoa của các THL hoa
hiên năm 2014 - Nhóm hoa đường kính lớn ............................................ 43
Bảng 3.9a. Một số đặc điểm nhị nhụy của các THL hoa hiên năm 2013 ............ 45
Bảng 3.9b. Một số đặc điểm nhị nhụy của các THL hoa hiên năm 2014 ............ 45
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của giá thể trồng đến sự sinh trưởng của cây hoa
hiên in-vitro ............................................................................................ 49
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của phân bón đến sự sinh trưởng của cây hoa hiên
in-vitro ......................................................................................... 50
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của thời vụ đến sự sinh trưởng của cây hoa hiên
in-vitro .................................................................................................... 51
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Các bộ phận của cây hoa hiên (Gulia, S.K. et al., 2009) .......................4
Hình 3.1. Hình ảnh số lượng NST trong tế bào chóp rễ của các tổ hợp lai
hoa hiên năm 2013 và 2014 ...................................................................... 27
Hình 3.2a. Động thái tang trưởng chiều cao cây của các THL hoa hiên năm
2013 .......................................................................................................... 30
Hình 3.2b. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các THL hoa hiên
năm 2014 .................................................................................................. 32
Hình 3.3a. Hình ảnh hoa của một số cây lai đơn màu......................................... 40
Hình 3.3b. Hình ảnh hoa của một số cây lai có họng ......................................... 40
Hình 3.4. Thời gian sinh trưởng của một số THL hoa hiên 2013, 2014 .............. 46
Hình 3.5. Hoa của một số cây lai hoa hiên 2014 ................................................ 48
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoa hiên (Hemerocallis. sp) còn có tên gọi khác hoàng hoa, huyên
thảo, rau huyên, kim châm thái… thuộc chi Hemerrocallis, họ hành
(Liliaceaea). Hoa hiên là loại cây được biết đến với nhiều công dụng : Trang
trí cảnh quan công viên, công sở, trường học, sân vườn... Ngoài ra hoa hiên
còn được sử dụng làm dược liệu trị một số bệnh như trị tiểu buốt, chảy máu,
điều kinh, vàng da, an thai, bổ máu, mất ngủ... trong dân gian thường dùng lá
và hoa hiên như một loại rau cao cấp, giàu vitamin, có thể chế biến được rất
nhiều món ăn ngon như xào, hấp, lẩu.
Trên thế giới hoa hiên đã được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi từ rất lâu.
Hiện nay có khoảng hơn 60.000 giống hoa hiên lai tạo được đăng ký và xuất hiện
trên thị trường với đủ màu sắc rực rỡ đáp ứng nhu cầu thị hiếu thay đổi không
ngừng và việc thưởng ngoạn mỗi ngày một tinh tế hơn của con người. Ở Việt
Nam mới phổ biến hai loài hoa hiên với màu sắc cổ điển là vàng chanh
(Hemerocallis hyperion) và vàng cam (Hemerocallis fulva), hai loại này có
ngồng hoa cao, thời gian nở hoa ngắn thường tập trung từ tháng 5- 7 được trồng
làm cảnh ở vùng có khí hậu quanh năm ẩm mát như Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Sa Pa
(Lào Cai) và Đà Lạt (Lâm Đồng), …
Năm 2013, bộ môn Rau- hoa- quả, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã
tiến hành thu thập mẫu giống/ giống hoa hiên và bước đầu đã lai tạo thành công
một số THL hoa hiên. Tuy nhiên công tác đánh giá chưa được thực hiện, mặt
khác để có thể lựa chọn ra được các dòng lai hoa hiên có triển vọng thì việc
nghiên cứu đánh giá đặc điểm nông sinh học là vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó
do cây hoa hiên có hệ số nhân giống thấp (từ 1-7 thân/ năm) ( Nguyễn Thị Hoa,
2014). Phương pháp nuôi cấy mô tế bào là một phương pháp nhân nhanh tạo ra
số lượng lớn cây con, hiện nay khoa công nghệ sinh học – Học viện Nông
Nghiệp Việt Nam đã bước đầu thực hiện nuôi cấy mô tế bào cây hoa hiên và đã
đưa ra được quy trình nhân giống in- vitro cây hoa hiên, tuy nhiên việc đưa cây
con từ trong phòng nuôi cấy ra điều kiện tự nhiên vẫn chưa có công bố nào.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1
Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên
cứu đặc điểm nông sinh học của một số tổ hợp lai hoa hiên và biện pháp kỹ
thuật ra ngôi cây hoa hiên (Hemerocallis fulva) in- vitro tại Gia Lâm, Hà
Nội”
2. Mục đích và yêu cầu
2.1. Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu lựa chọn được dòng lai có triển vọng cho công tác
lai tạo giống hoa hiên và tìm ra các biện pháp kỹ thuật phù hợp góp phần xây
dựng quy trình ra ngôi in- vitro cây hoa hiên vàng cam tại Việt Nam.
2.2. Yêu cầu
- Đánh giá được đặc điểm nông sinh học của các tổ hợp lai hoa hiên tạo ra
năm 2013 và 2014.
- Lựa chọn một số dòng lai hoa hiên có màu sắc hoa đẹp, khác lạ so với
các giống trồng phổ biến hiện nay, có khả nưng sinh trưởng phát triển tốt.
- Xác định được giá thể phù hợp cho sinh trưởng và chất lượng của cây hoa
hiên vàng cam (Hemerocallis fulva) in- vitro.
- Xác định được thời vụ thích hợp cho sinh trưởng và chất lượng cây hoa
hiên vàng cam (Hemerocallis fulva) in- vitro.
- Xác định loại phân bón lá thích hợp cho sinh trưởng và chất lượng của
cây hoa hiên vàng cam (Hemerocallis fulva) in- vitro.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học có giá
trị về đặc điểm nông sinh học của các tổ hợp lai hoa hiên, cũng như ảnh hưởng
của một số biện pháp kỹ thuật đến sự sinh trưởng của cây hoa hiên in- vitro giai
đoạn vườn ươm.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Giới thiệu một số dòng lai hoa hiên có triển vọng cho sản xuất.
- Giới thiệu một số biện pháp kỹ thuật ra ngôi hoa hiên in-vitro tại Việt Nam.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu về cây hoa hiên
1.1.1. Nguồn gốc, phân loại
Hoa Hiên thuộc chi Hemerocallis, họ Hemerocallidacea là cây thân thảo,
rễ củ, sống lưu niên có nguồn gốc từ Trung Quốc, Bắc Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn
Quốc. Theo các tài liệu của người Trung Quốc, hoa Hiên được biết đến từ năm
2697 TCN với tên gọi là Huyên Thảo. Nhà nghiên cứu Hu đã tìm thấy các ghi
chép về Hemerocallis fulva trong các tư liệu từ thời nhà Chu có niên đại từ 112355 TCN. Chúng được người dân sử dụng làm thực phẩm và thuốc. Khoảng năm
300 TCN Chi hoa hiên được mang từ Viễn Đông đến châu Âu bởi các thương
nhân lụa và gia vị. Năm 25 TCN Chi Hoa Hiên được biết đến ở Hy Lạp, La Mã,
Ai Cập, và châu Phi. Năm 1620 Chi Hoa Hiên đã được trồng tại Anh. Hoa Hiên
có mặt ở Mỹ vào năm 1890. Năm 1985, Dahlgren và cộng sự đã tách chi
Hemerocallis từ Họ Loa kèn và đặt chúng trong họ hoa hiên Hemerocallidaceae.
Năm 1992, Erhard công nhận 20 loài hoa hiên, chia thành 5 nhóm bao gồm:
fulva, citrine, middendoffii, nana và multiflora (Gulia, S.K. et al., 2009).
Tại Việt Nam theo Phạm Hoàng Hộ (1993) và Nguyễn Thị Đỏ (2007) hoa
hiên được biết đến với hai loài là Hemerocallis fulva (L.) và Hemerocallis
lilioasphodelus (L.)
1.1.2. Đặc điểm thực vật học
Rễ: Rễ hoa hiên có dạng sợi, hình trụ, chóp rễ phình to lên thành dạng củ
hình thoi. Rễ có màu vàng xám hoặc xám nhạt. Rễ hoa hiên có khả năng giữ
nước tốt và sử dụng nước hiệu quả giúp cây có thể chịu hạn (Gulia, S.K. et al.,
2009).
Thân: Thân giả do các bẹ lá xếp tạo thành. Thân rễ ngắn chứa các mô
phân sinh đỉnh, rễ và lá phát sinh từ thân rễ ngắn này.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3
Hình 1.1. Các bộ phận của cây hoa hiên (Gulia, S.K. et al., 2009)
Lá: Lá hoa hiên không có cuống, dạng dải dài, thuôn nhọn ở đỉnh, gốc lá
dạng bẹ ôm lấy thân, lá có thể đứng thẳng, cong hướng ra ngoài, hoặc cúi xuống.
Mép lá nguyên hoặc lượn sóng, lá mọc tập trung ở gốc xếp thành hai hàng đối
nhau giống như rẻ quạt (Nguyễn Thị Đỏ, 2007).
Ngồng hoa: Hoa hiên thuộc dạng hoa tự hữu hạn (xim), ngồng hoa phân
nhánh mạnh, mỗi nhánh có thể mang một hoa hoặc nhiều hoa tùy từng giống.
Ngồng hoa hình trụ hoặc thẳng đứng, hơi cong cúi xuống mặt đất dưới sức nặng
của cụm hoa. Kích thước ngồng hoa nằm trong khoảng từ 4 cm (H. darrowiana)
đến 200 cm (H. altissima). Ngồng hoa xuất hiện từ nách lá hoặc đỉnh sinh
trưởng, một năm chi Hoa hiên thường cho từ 1-3 ngồng hoa (Gulia, S.K. et al.,
2009).
Hoa: lưỡng tính; có mùi thơm hoặc không; cuống hoa ngắn. Bao hoa 6
mảnh, phần dưới dính nhau thành hình phễu; phần trên có 6 thùy, xếp 2 lớp: lớp
bên trong cánh hoa to hơn lớp cánh đài bên ngoài, khi hoa nở cánh hoa cong ra
ngoài. Nhị 6, đính ở ống bao hoa, chỉ nhị dài không bằng nhau. Bao phấn đính ở
lưng hoặc ở gần gốc, 2 ô, mở bằng khe dọc. Nhụy hoa dạng sợi, mảnh, dài hơn
nhị; đầu nhụy dạng đầu. (Nguyễn Thị Đỏ, 2007). Thời gian nở hoa tùy thuộc các
giống/ loài có thể bắt đầu từ tháng tư đến tháng bảy, thậm chí có thể kéo dài đến
thnags mười hai (Gulia, S.K. et al., 2009).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4
Quả: Quả hoa hiên có dạng quả nang, hình tròn hoặc bầu dục; chia
làm 3 ô gồm 6 mảnh vỏ đóng mở theo cặp. Hạt nhỏ, bóng, màu đen, hình
tròn hoặc elip.
1.1.3. Giá trị sử dụng
1.1.3.1. Gía trị trong trang trí cảnh quan
Trên thế giới hoa hiên được ứng dụng trong trang trí cảnh quan từ rất
lâu (Dunwell, 2000). Do loài hoa này có sự đa dạng về hình dáng, màu sắc và
thời gian nở hoa (Garber, 2004) nên chúng thường được kết hợp các giống
khác với nhau để tạo thảm hoa dài. Hoa hiên có một số chức năng trong việc
nâng cao tác dụng cảnh quan tổng thể, có thể là sự lựa chọn để trồng thảm
dưới hàng rào hoặc những địa hình có cấu trúc bậc thang làm giảm cảm giác
thô cứng; kết hợp sáng tạo hoa hiên với những bức tượng làm cảnh quan trở
nên sinh động, không còn đơn điệu; có thể kết hợp nhiều giống hoa hiên xen
kẽ với nhau, hoặc kết hợp với các loại cây khác để tạo sự tương phản của các
dạng thực vật và màu màu sắc theo mùa. Ngoài việc là một cây trồng trang trí
cảnh quan thì hoa hiên còn được trồng trên các vùng đất dốc, ven các đường
cao tốc để giảm xói mòn, rửa trôi hoặc sử dụng làm hoa cắt (các giống có
ngồng hoa cao trên 0,9m). Các giống H. flava và H. fulva thích hợp để chống
xói mòn bởi chúng sinh trưởng và phát triển nhanh (Fosler and Kamp, J.R.,
1954).
1.1.3.2. Gía trị ẩm thực
Người Trung Quốc và Nhật Bản cổ đại đã sử dụng cả rễ, lá, và hoa của
cây hoa hiên như thực phẩm và dược liệu. Nụ hoa hiên chứa nhiều protein và
vitamin C hơn đậu xanh và măng tây, vitamin A tương đương với măng tây
(Erhardt, 1992). Hầu hết các bộ phận của cây đều có thể ăn được (ví dụ: chồi
non được sử dụng như một loại rau ở Trung Quốc trong khi hoa và nụ là món
ngon trong các món ăn của một số quốc gia Đông Nam Á). Hoa hiên có thể
được chế biến bằng nhiều cách- cùng nhiều loại nguyên liệu khác nhau tạo
nên các món ăn khác nhau, chẳng hạn như chế biến cùng thịt gà, súp từ hoa
hiên, hầm với thịt, chiên hoặc hấp (Gulia, Singh and Griesbach, 2009).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5
1.1.3.3. Gía trị y học
Năm 1964, Ngô Thế Phương (Bộ môn sinh lý) và Dương Hữu Lợi (Bộ
môn dược lý) trường Đại học Y khoa Hà Nội đã dựa vào kinh nghiệm nhân dân,
nghiên cứu cơ chế tác dụng của hoa hiên trên súc vật thì thấy rằng dùng nước sắc
hoa hiên thời gian Quick giảm rõ rệt, nghĩa là tăng tỷ lệ protrombin toàn phần,
cũng như vitamin K, nước sắc hoa hiên có tác dụng chống lại tác dụng của
dicumarin, làm tiểu cầu và hồng cầu tăng, nhưng số lượng bạch cầu và công thức
bạch cầu không thay đổi, tăng trương lực của tử cung và thành ruột cô lập, tác
dụng ngoại vi rõ rệt hơn là tác dụng trung ương (Đỗ Tất Lợi, 2000).
Theo các nhà nghiên cứu ấn Độ, hoa hiên tươi của Trung Quốc có 85,5%
nước; 1,66% protein; 0,4% chất béo; 10,44% nitơ tự do; 1,23% chất xơ; 0,78%
tro. Hoa hiên chứa nhiều vitamin A và vitamin C. Ngoài ra còn có cholin, adenin
và một số chất khác như asparagin, colchicin, azulen… và men cholinesteraza.
Lá hoa hiên chứa glucid 55%, protein 9.8 %, lipit 0.2 %, chất vô cơ 5.85
%, CaO 0.4 %, P2O5 0.47 %, Fe2O3 0.67%, các vitamin A, B, C; glucose,
flavonoid, coumarin, carotenoid. Rễ có chứa: Asparagin, colchicin, fricdelin.
Nước sắc lá cây hoa hiên có tác dụng rút ngắn thời gian chảy máu và đông máu,
tăng trương lực cơ trơn, tăng lượng tiểu cầu, hồng cầu nhưng bạch cầu và huyết
sắc tố không đổi. Lá thu hái vụ hè thu phơi khô để làm thuốc có vị ngọt tính lạnh
tác dụng an thần trị suy nhược thần kinh, mất ngủ, bứt rứt, mệt mỏi, phù thũng
(Bùi Trường, 2014).
1.1.4. Đặc điểm sinh trưởng
Dựa trên sự sinh trưởng của bộ lá, hoa hiên được phân thành các nhóm:
ngủ nghỉ hoàn toàn, thường xanh và bán thường xanh. Nhóm hoa hiên ngủ nghỉ
hoàn toàn có bộ lá chuyển vàng, cây ngừng sinh trưởng vào mùa thu khi thời
gian chiếu sáng trong ngày ngắn và nhiệt độ thấp. Vào mùa xuân, khi nhiệt độ
bắt đầu tăng cây tiếp tục tăng trưởng, ra lá mới. Nhóm hoa hiên thường xanh duy
trì được bộ lá màu xanh trong suốt mùa đông, khi nhiệt độ đóng băng lá có thể
chết cũng như toàn bộ cây ngừng sinh trưởng. Nhóm hoa hiên bán thường xanh
phụ thuộc nhiều vào khí hậu, chúng có thể thường xanh ở những nơi có khí hậu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6
ôn hòa và ngủ nghỉ ở những nơi có mùa đông khắc nghiệt. Trong một số trường
hợp, phần lá phía trên có thể bị chết do lạnh trong khi vẫn tiếp tục ra lá mới.
Nhiều con lai hiện đại thuộc lớp này, là kết quả của sự pha trộn giữa nhóm
thường xanh và nhóm ngủ nghỉ hoàn toàn (Gulia, S.K. et al., 2009).
1.1.5. Yêu cầu ngoại cảnh
Ánh sáng: Hoa hiên sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện 6-8 giờ
chiếu sáng một ngày, giống hoa màu tối (đỏ và tím) cần cường độ ánh sánh trung
bình(có che bóng), trong khi các giống hoa sáng màu (màu vàng, hồng hay trắng)
cần cường độ ánh sáng mạnh để có màu sắc đẹp nhất. Hoa hiên trồng trong nhà
kính ánh sáng yếu cây sẽ sinh trưởng kém, lá mỏng ,ít và ra hoa kém. Trong thời
gian ra hoa, cường độ ánh sáng mạnh sẽ làm hoa bị phai màu, nhanh héo và rụng.
Nước: Hoa hiên chịu được khô hạn do bộ rễ lan rộng, tuy nhiên kích
thước và số lượng hoa có thể bị ảnh hưởng nếu khô hạn kéo dài trong thời gian
ngồng hoa phát triển.
Đất: Đất trồng hoa hiên yêu cầu tơi xốp, không chứa mầm bệnh và thoát
nước tốt. PH đất nên duy trì trong khoảng 6.2-6.8.
1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới
Hiện nay việc sản xuất hoa cây cảnh trên thế giới đang phát triển mạnh và
mang tính thương mại cao. Ngành công nghiệp sản xuất hoa trên thế giới không
chỉ có các sản phẩm hoa cắt truyền thống mà bao gồm rất nhiều sản phẩm khác
như hoa chậu (potter flowers), các loại cây dùng bộ lá để trang trí và hoa trồng
thảm... mang lại giá trị kinh tế cao. Hoa và các sản phẩm từ hoa đã trở thành loại
hàng hóa có khối lượng lớn trong mậu dịch quốc tế nhưng do sự chênh lệch về
trình độ khoa học kỹ thuật, sự khác biệt về điều kiện môi trường sinh thái nên ở
mỗi nước có tốc độ phát triển ngành sản xuất hoa và các sản phẩm từ hoa khác
nhau. Số liệu thống kê của AIPH (International Association of Horticultural
Producers) /Union Fleurs (International Floricultural Trade Association) đến năm
2011 cho thấy giá trị sản xuất hoa và cây trồng chậu của EU có giá trị 11,699
triệu euro chiếm 44,1 %, Mỹ xếp thứ 2 với 3.115 triệu euro chiếm 11,8%, Trung
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7
Quốc và Nhật Bản lần lượt ở vị trí thứ 3 và thứ 4 với giá trị sản xuất là 3,406 và
2,512 triệu euro chiếm 12,9% và 9,5% điều này cho thấy sự phát triển mạnh mẽ
của ngành công nghiệp sản xuất hoa khu vực châu Á (Advisory Group Flowers
and Ornamental Plants, 2012).
Tại châu Á nghề trồng hoa đã có từ lâu đời với diện tích xấp xỉ 900.000
ha, chiếm khoảng 60% diện tích trồng hoa trên thế giới. Nhưng diện tích hoa cây
cảnh thương mại của châu Á nhỏ, tỷ lệ thị trường hoa của các nước đang phát
triển chỉ chiếm khoảng 20% thị trường hoa cây cảnh trên thế giới. Những nước
có xu hướng phát triển hoa trồng thảm và các loại lá dùng để trang trí bao gồm
Đài Loan, Thái Lan, Israel, Ấn Độ, Malaysia và Trung Quốc. Chủng loại hoa
thảm khá đa dạng nhưng chủ yếu là hoa xôn (Salvia), thu hải đường (Begonia),
hoa bướm (Panse), Viola, Primula, Cinneraria, tô liên (Torenia) với diện tích xấp
xỉ khoảng 50.000 ha. Diện tích sản xuất hoa cây cảnh ở một số nước năm 2006
là: Trung Quốc 722.000 ha, Ấn Độ 75.327 ha, Nhật Bản 51.000 ha, Việt Nam
13.000 ha, Thái Lan 7.655 ha, Malaysia 2.278 ha, Srilanka 1.012 ha (Nguyễn Thị
Kim Lý, 2009).
Trong các nước châu Á trên phải kể đến Thái Lan, Thái Lan đã xuất khẩu
hoa lan nhiệt đới trong khoảng bốn mươi năm qua, chiếm 32 %, đứng thứ hai sau
Hà Lan (48%) trong việc sản xuất và xuất khẩu hoa lan thương mại. Trong khi,
Hà Lan xuất khẩu hoa lan ôn đới (Cymbidium), sản phẩm chính của Thái Lan là
hoa lan nhiệt đới (Dendrobrium). Hoa lan là sản phẩm chính của nghề trồng hoa
ở Thái Lan và chiếm 99% tổng giá trị xuất khẩu hoa cắt cành. Nhật Bản và Hoa
Kỳ chiếm một nửa giá trị tổng nhập khẩu hoa lan của Thái Lan (FAO, 2010). Sau
gần hai thập kỷ phát triển ngành công nghệ hoa của Trung Quốc đã trở thành một
ngành công nghiệp có nhiều hứa hẹn bởi sản xuất hoa phát triển hàng năm. Trung
Quốc hiện có 775 500 ha (2008) dành cho ngành sản xuất hoa, với hơn một nửa
của diện tích sản xuất cây cảnh. Hoa cắt cành và lá, cây trồng chậu và hạt giống
có mức tăng trưởng đạt khoảng 500 %, các sản phẩm khác, như cây giống và cây
cảnh có tốc độ tăng trưởng thấp hơn khoảng 300 %. Trong các loại hoa cắt,hoa
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8
hồng chiếm sản lượng tối đa diện tích và chiếm khối lượng lớn nhất của hoa cắt
sản xuất (FAO, 2010).
Ngoài các hoa kể trên thì hoa hiên đã được sử dụng trong trang trí cảnh
quan từ lâu, do sự đa dạng về hình dáng, màu sắc và thời gian nở hoa (Dunwell,
2000). Hoa hiên chủ yếu được sử dụng trồng thảm, trồng bồn, trồng viền (Ted L.
Petit and Dorothy J. Callaway, 2008). Giá trị thương mại của hoa hiên năm 2002
trên thị trường Mỹ ước tính 571 triệu đô la (dẫn theo số liệu USDA, 2003). Đây
là một trong những lý do hoa hiên là một trong những loại hoa trồng thảm được
nghiên cứu nhiều nhất trên thế giới. Cho đến hôm nay đã có gần 75.000 giống
được đăng ký tại American Hemerocallis Society - đây là cơ quan đăng ký chính
thức của hoa hiên. Nhiều giống mới đã được phát triển và giới thiệu hàng năm.
Do sự khan hiếm nên một số giống mới đã được bán với giá 100$ hoặc cao hơn,
tuy nhiên vẫn có một số giống hiện đại có hoa đẹp lại có giá cả khá hợp lý. Phần
lớn các giống mới được phát triển ở khu vực phía Nam nước Mỹ (Mary, H.M..
2009).
Những con số thống kê cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của ngành trồng
hoa trên thế giới, đặc biệt là mảng hoa trồng thảm và hoa trồng chậu. Cùng với
sự phát triển về kinh tế thì các rào cản về thương mại cũng dần được dỡ bỏ tạo cơ
hội cho các nước xuất khẩu sản phẩm hoa của mình đi khắp thế giới, nhưng cũng
đồng thời mang lại thách thức cạnh tranh về giá cả, mẫu mã và chất lượng.
Những thuận lợi và khó khăn này thúc đẩy việc nghiên cứu các giống hoa mới,
nâng cao chất lượng song song với việc phát triển hệ thống phân phối và
marketing.
1.2.2. Tình hình sản xuất hoa và tiêu thụ hoa ở Việt Nam
Sản xuất hoa, cây cảnh ở Việt Nam có từ lâu đời, nhưng chỉ được coi là
một ngành kinh tế hàng hoá có giá trị hàng hóa từ những năm 1980 ngành kinh tế
này có tốc độ phát triển khá nhanh.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9
Bảng 1.1. Tốc độ phát triển của ngành sản xuất hoa, cây cảnh
giai đoạn 2000-2012
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2005
Năm 2008
Năm 2012
6.800
11.200
12.600
17.200
950.000
196.000
4.410.000
7.200.000
Giá trị thu nhập TB
(Tr.đ/ha/năm)
140
275
350
450
Mức tăng diện tích so với
2000 (lần)
1,0
2,1
1,9
2,5
Mức tăng giá trị sản lượng so
với 2000 (lần)
1,0
2,0
4,6
7,8
Tổng diện tích (ha)
Giá trị sản lượng (Tr.đ)
(Đặng Văn Đông, 2014)
So với năm 2000, diện tích hoa, cây cảnh năm 2012 đã tăng 2,5 lần, giá trị
sản lượng tăng 8,8 lần (đạt 7.200 tỷ đồng, trong đó xuất khẩu xấp xỉ 50 triệu
USD) Mức tăng giá trị thu nhập/ha là 3,2 lần. Tốc độ tăng trưởng này là rất cao
so với các ngành công nghiệp khác.
Năm 2013, cả nước có khoảng 18.700 ha hoa, cây cảnh; trong đó các tỉnh
miền Bắc có 9.500 ha, miền Nam khoảng 9.200 ha, thu nhập bình quân trồng
hoa, cây cảnh trên cả nước là 250 triệu đ/ha/năm.Nhiều mô hình đạt 700 - 800
triệu đ/ha/năm; có những cây thế giá hàng tỷ đồng, các vùng trồng hoa, cây cảnh
chủ yếu tập trung ở Hà Nội, Hải Phòng, Sa Pa (Lào Cai), Mộc Châu (Sơn La),
Nam Điền (Nam Định), Đà Lạt (Lâm Đồng), Thành phố Hồ Chí Minh, Sa Đéc
(Đồng Tháp), Chợ Lách, Cái Mơn (Bến Tre) (Trần Xuân Định, 2015).
Hoa xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu ở Đà Lạt. Diện tích trồng hoa Đà
Lạt trên 3.500ha, chiếm 40% diện tích và 50% sản lượng cả nước. Mỗi năm
thành phố này cung ứng khoảng 10 triệu cây hoa giống và hơn 2 tỷ cành hoa cắt
các loại cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu
hoa Đà Lạt đạt khoảng 16 triệu USD (theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10
Bên cạnh việc sản xuất hoa cắt cành thì việc trồng và nghiên cứu hoa
trồng chậu, trồng thảm đang ngày càng được quan tâm và phát triển ở nước ta.
Hiện nay, hoa nước ta tập trung ở vùng đồng bằng sông Hồng, thành phố Hồ Chí
Minh, Đà lạt, Sa Pa Ở thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 235 ha công viên tại
nội thành, trong đó có khoảng 11 ha (5%) là diện tích các bồn hoa. Hàng năm
thành phố Hồ Chí Minh cần khoảng 38,5 triệu cây hoa thời vụ các loại (khoảng
14 lần thay hoa/ năm) cho nhu cầu trang trí, chưa kể đến diện tích công viên sinh
thái (công viên du lịch suối Tiên, Lâm viên Thủ Đức) và vành đai xanh Thành
phố. Tại thành phố Hà Nội hiện có khoảng trên 20 chủng loại hoa trồng thảm
khác nhau đang được trồng phổ biến (Đỗ Thị Lai và cs., 2006).
Sản phẩm hoa của Việt Nam vẫn tiêu thụ trên thị trường bằng hình thức
bán buôn, bán lẻ, quy mô nhỏ, mạng lưới phân phối rộng khắp nhưng chưa minh
bạch, không có các hệ thống bảo quản lạnh. Hiện nay, ngoài các loại hoa cắt thì
hoa trồng thảm, trồng chậu hay còn gọi là hoa trang trí đóng một phần quan trọng
trong môi trường cảnh quan và là một phần không thể thiếu được trong trang trí
vườn cảnh, công viên, trên các trục đường giao thông , các biệt thự và các công
trình kiến trúc hiện đại. Tuy nhiên, sản xuất hoa chậu, hoa thảm chưa được phát
triển mạnh mà chủ yếu được sản xuất ở một số cơ sở có chức năng trang trí cảnh
quan như khu nhân giống hoa Phú Thượng (quận Tây Hồ) cung cấp hoa cho lăng
chủ tịch Hồ Chí Minh và quảng trường Ba Đình, công ty công viên cây xanh
chuyên cung cấp cây trang trí vườn hoa, công viên, dải phân cách, vườn thú Thủ
Lệ và một số vùng sản xuất hoa thảm và cây cảnh như Phụng Công - Văn Giang
(Hưng Yên), La Phù – An Khánh (Hà Tây).
Ở Việt Nam hoa hiên được biết đến chủ yếu với công dụng làm thuốc.
Dân gian hay dùng lá và hoa hiên nấu canh, dùng lá, rễ và nụ làm thuốc. Gần đây
việc sử dụng hoa hiên trong trang trí cảnh quan đang dần được quan tâm bởi hoa
hiên nở vào mùa hè mà trong thời gian này số lượng và chủng loại hoa trang trí trên
thị trường kém phong phú, hoa hiên có nhiều ưu điểm so với các loài hoa khác như:
thời gian nở hoa khá dài tập trung chủ yếu vào hè, số lượng hoa/ngồng từ 6-12 hoặc
hơn. (Nguyễn Thị Đỏ, 2007) (Phạm Hoàng Hộ, 2003)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11
Trong nhiều năm trở lại đây, hoa hiên được trồng làm cảnh ở những nơi
có khí hậu mát, ẩm như Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Sapa (Lào Cai), Đà Lạt (Lâm
Đồng). Người ta thường trồng hoa hiên bằng gốc sau khi đã lấy củ. Ở Hà Nội,
khu đô thị Ciputra - Nam Thăng Long và khu đô thị Đặng Xá - Gia Lâm trong 3
năm trở lại đây đã triển khai sử dụng hoa hiên trong trang trí cảnh quan. Hoa hiên
được trồng trên các dải phân cách lớn hoặc trồng thành thảm hoa trang trí, kết
hợp với các loại cây trồng tạo thành một cảnh quan hài hòa trong tổng thể. Chủ
yếu sử dụng giống hoa hiên màu vàng của Việt Nam. Tuy đã có sử dụng hoa hiên
trong trang trí, nhưng diện tích ở cả hai khu đô thị còn khá khiêm tốn. Tại khu đô
thị Đặng Xá diện tích này chỉ ở vào khoảng 13-15 m2, ở khu đô thị Ciputra diện
tích lớn hơn, khoảng 20-25 m2. Một trong những lý do làm cho việc sử dụng hoa
hiên trong trang trí còn hạn chế là vì nguồn giống hoa hiên ở nước ta còn ít, số loài
còn hạn hẹp. Mặt khác màu sắc hoa chưa đa dạng, giống phổ biến chỉ có loại màu
vàng cơ bản. Một vài năm gần đây hoa hiên cũng có mặt nhiều hơn trong các hộ
gia đình, nhất là các dịp gần tết. (Trần Thị Thơm, 2014)
Như vậy có thể thấy hoa trồng thảm cũng đang phát triển ở Việt Nam, cùng
với tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá ở Việt Nam yêu cầu phát triển các khu công
viên giải trí là rất lớn. Hoa hiên với ưu điểm ra hoa tập trung vào vụ hè, số lượng
hoa trên ngồng tương đối nhiều, thời gian sử dụng trang trí dài đang là đối tượng
đáng quan tâm và phát triển phục vụ sản xuất hoa trồng thảm và trồng chậu.
1.3. Tình hình nghiên cứu hoa hiên trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Các nghiên cứu về nhiễm sắc thể
Hầu hết hoa hiên có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội. Một số loài như loài H.
fulva (H. fulva 'Europa', H. fulva 'Kwanso', H. fulva var. paucijiora Hotta &
Matsuoka, và H. fulva var. maculate Baroni) có bộ nhiễm sắc thể là tam bội (2n =
33). Vì trong tự nhiên không tìm thấy hoa hiên có bộ NST tứ bội nên hoa hiên
tam bội không thể được tạo ra từ tổ hợp lai hoa hiên tứ bội và hoa hiên lưỡng bội.
Có giả thiết cho rằng hoa hiên tam bội có nguồn gốc từ một tế bào trứng trong
quá trình giảm phân NST không tách ra. Theo Arisumi (1970) ước tính rằng
khoảng tần số của các tế bào trứng không giảm là 1/ 15.000. Arisumi (1973) đã
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12
thu được 29 cây con tam bội trên 1,607 con lai trong tổng số được tạo ra giữa hoa
hiên lưỡng bội và tứ bội. Tỷ lệ tạo ra hoa hiên tam bội là rất thấp, chỉ chiếm 1,8%.
Trong thực tế, các nhà lai tạo quan tâm đến việc tạo ra cây tứ bội do cây có hoa to,
màu sắc đa dạng, số lượng hoa nhiều và thân cây to hơn các cây lưỡng bội và tam
bội. Biện pháp được sử dụng rộng rãi để tạo cây tứ bội là xử lý bằng hoa chất
colchicines (Gulia, S.K. et al., 2009).
Năm 1929, Takenaka đã xác định số lượng nhiễm sắc thể trong hạt phấn
và tế bào chóp rễ của mười loài trong chi hoa hiên, 7/10 loài có số lượng nhiễm
sắc thể trong hạt phấn là n=11 và trong tế bào chóp rễ là 2n=22. Kết quả nghiên
cứu của Stout (1932)và Chandlerm (1940) khẳng định, đa số các loài trong chi
hoa hiên có bộ nhiễm sắc thể 2n=22 (nhị bội) với 11 cặp nhiễm sắc thể. Loài H.
disticha var. Kwanso đa bội tự nhiên có nguồn gốc từ loài H. Disticha và H.
fulva. Một số loài lai tự nhiên H. fulva 'Europa', H. fulva 'Kwanso', H. fulva var.
paucijiora Hotta & Matsuoka, và H. Fulva var. maculate Baroni có bộ nhiễm sắc
thể tam bội (2n=33).
Năm 2003, Hiroyuki Saito và cộng sự đã tiến hành xác định số lượng
nhiễm sắc thể cho chín loài và 94 giống thuộc chi Hoa hiên (Hemerocallis ) bằng
phương pháp phân tích dòng chảy tế bào (Flow Cytometry- FCM) cho 103 mẫu
tế bào hoa Hiên. Kết quả đã được phân loại rõ ràng thành ba nhóm: nhị bội, tam
bội và tứ bội. Hai loài nhị bội là H. fulva var. littorea (2n=22) , loài tam bội H.
fulva var. kwanso (2n=33). Số lượng nhiễm sắc thể đếm được trong tế bào chóp
rễ cũng cho kết quả tương ứng. Đây là phương pháp nhanh và hiệu quả trong xác
định số lượng nhiễm sắc thể.
Ở Việt Nam, chưa có nghiên cứu được công bố về nhiễm sắc thể của hoa
hiên. Năm 2012, bộ môn Rau-hoa-Quả, Khoa Nông học, Học Viên Nông nghiệp
Việt Nam đã tiến hành thu thập các giống hoa hiên bản địa và nhập nội một số
giống của nước ngoài phục vụ công tác nghiên cứu, phát triển hoa hiên trong
điều kiện Hà Nội. Năm 2014, Hoàng Thị Quyên đã nghiên cứu đánh giá một số
đặc điểm sinh học của tập đoàn hoa hiên nhập nội và tổ hợp lai 2013. Kết quả có
12/19 giống nhập nội có bộ NST lưỡng bội (2n=22), 3/19 giống có bộ NST tam
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13
bội (2n=33), 4/19 giống có bộ NST tứ bội (2n=44). Tất cả 19 giống hoa hiên
nhập nội đều sinh trưởng tốt trong vụ hè thu tại Gia Lâm-Hà Nội. Dựa vào chiều
cao cây chia các giống hoa hiên nhập nội thành 3 nhóm: Giống thấp cây (gồm
các giống C2, C3, C4, C6, C9, C11, 3, NN01), giống có chiều cao trung bình
(gồm các giống C10, C12, C15, C19, C26, C27, CK0, NN02, NN03) và giống
cao cây (gồm giống C14 và NB). Trước đó Trần Thị Thơm (2014) và Nguyễn
Thị Hoa (2014) đã bước đầu đánh giá sinh trưởng phát triển của tập đoàn hoa
hiên tại Gia Lâm-Hà Nội. Kết quả cho thấy các giống, mẫu giống hoa hiên đều
sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện Gia Lâm- Hà Nội. Tập đoàn giống có
sự đa dạng về hình dáng và kích thước cây, màu sắc và kích thước hoa. Số hoa/
thân lớn, thời gian ra hoa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 6. Từ các kết quả trên các
tác giả đã lựa chọn một số giống hoa có đặc điểm nổi trội về màu sắc, thời gian
nở hoa như C14, C19, C15… sử dụng trong trang trí cảnh quan. Đây là cơ sở cho
công tác lai tạo các giống hoa hiên phù hợp với điều kiện và mục đích sử dụng ở
Việt Nam.
1.3.2. Các nghiên cứu nhân giống, lai tạo hoa hiên
1.3.2.1. Các nghiên cứu nhân giống hoa hiên
Hiện nay, trên thế giới đã có những nghiên cứu về các biện pháp nhân
giống cây hoa hiên, bao gồm cả phương pháp vô tính và hữu tính.
Phương pháp nhân giống hữu tính được biết đến nhiều nhất là phương
pháp gieo hạt. Hạt hoa hiên được nhân giống bằng hạt thu được từ quả trên các
ngồng hoa sau khi quả chín và nứt. Hạt của loại hoa hiên cần trải qua xử lý
nhiệt độ lạnh từ 0-7ºC trong 6-8 tuần để có khả năng nảy mầm, sau đó được sấy
khô và bảo quản ở nhiệt độ phòng cho đến khi gieo (Griesbach, 1956). Hạt của
loại hoa hiên thường xanh có thể được gieo trực tiếp hoặc xử lý theo các bước
xử lý cho hạt giống từ hoa hiên ngủ đông để dưa vào bảo quản (Benzinger,
1968; Munson, 1989; Dunwell, 1998). Cây hoa hiên gieo từ hạt có hoa sau khi
trồng từ 1-2 năm.
Đối với hoa hiên, biện pháp nhân giống vô tính thường được sử dụng
phổ biến do đơn giản, dễ thực hiện, rút ngắn thời gian ra ngôi. Trong tự nhiên,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14
tỷ lệ ra chồi mới trên một gốc cây hoa hiên cao nhất là 25/ 1, tuy nhiên tỷ lệ
trung bình là khoảng 8/ 1, với một tỷ lệ tối thiểu cho sản xuất thương mại là 3/
1 (Apps, 1995) do đó người sản xuất sẽ phải mất đến 10 năm để có đủ số lượng
cây con sản xuất thương mại. Các phương pháp nhân giống vô tính khác như
tách thân: Một gốc thân hoa hiên có thể được cắt thành nhiều mảnh, từ các
mảnh này sẽ phát triển thành cây mới (Erhardt, 1992). Ngoài ra, các chồi nhỏ
có thể phát triển trên ngồng hoa hay còn gọi là keiki, loại chồi này dễ dàng bắt
rễ vào đất để tạo thành cây mới. Cây phát triển từ keiki thường mất 10-30 ngày
để phát triển bộ rễ, và hoa trong vòng 12 đến 15 tháng sau đó. Dunwell (1998)
thu được đến 14 keyki trên một cây hoa hiên giống 'Lisa My Joy' có bốn cụm
hoa. Phương pháp sử dụng phổ biến hiện nay sử dụng chất điều hòa sinh trưởng
như benzyladenine (BA), benylarnino purine (BAP), acid indoleacetic (IAA),
và có cycocel được sử dụng vừa để tăng số lượng chồi và kích thích chồi ngủ
phát triển (Gulia, S.K. et al., 2009).
Mặc dù có hàng ngàn giống hoa hiên mới với các đặc tính được cải thiện
đã được sản xuất bằng cách sử dụng phương pháp lai hữu tính, rất nhiều giống
trong số đó vẫn chỉ được giữ trong phạm vi vườn nhân giống do sự hạn chế của
phương pháp nhân giống truyền thống (Apps and Heuser, 1975). Do đó phát triển
các phương pháp nhân giống vô tính (nuôi cấy mô) với số lượng lớn là rất cần
thiết.Nuôi cấy mô hoa hiên có thể sử dụng vật liệu khởi đầu là mầm hoa, cánh
hoa, bầu nhụy, và chỉ nhị. Các nghiên cứu ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế
bào nhân nhanh hoa hiên đã được tiến hành từ những năm 70 của thế kỷ 20.
Năm 1972, Chen và Holden đã thành công trong việc tạo cây hoa hiên
bằng phương pháp nuôi cấy cánh hoa loài Hemerocallis fulva L. Hoa hiên tứ bội
có thể tạo mô sẹo trong môi trường MS có 10 mg/l NAA và 0,1 mg/l Kinetin
trong điều kiện tối từ nguồn vật liệu khởi đầu là chồi hoa. Cây con sẽ được phát
triển trên môi trường bổ sung 0,5 mg/l NAA và 0,1 mg/l Kinetin. Năm 1976,
Charles W. Heuser và Darrel A. Apps đã tiến hành nuôi cấy mô sẹo thu được từ
cánh hoa Hemerocallis cv. Chipper Cherry. Môi trường nuôi cấy MS có bổ sung
2,4-D (1,0 mg / lít) + kinetin (1,0 mg / lít). Chồi và rễ phát triển khi mô sẹo được
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15
nuôi cấy trên môi trường thiếu 2,4-D (Charles W.H., 1976). Năm 2000, tác giả
Johnny Carter và Seema Dhir (Dhir, 2000) đã tiến hành nhân nhanh cây hoa hiên
từ nguồn vật liệu khởi đầu là nụ hoa. Chỉ nhị lấy từ nụ hoa có kích thước 5-10
mm là tốt nhất,được nuôi cấy trên môi trường MS + BAP (3,0 mg / L) + IAA
(0,5 mg / L), hình thành chồi sau 4 tuần nuôi cấy, tỷ lệ sống đạt 100% trong môi
trường nhà kính. Cây con đưa ra sản xuất sau 6-7 tháng. Zhao, et al., (2011) đã
nhân giống hoa hiên H. Ore oriole bằng phương pháp nuôi cấy thân và nụ hoa.
Kết quả cho thấy môi trường thích hợp đưa mẫu thân là MS+ 6-BA 1,5 mg/l+
IBA 0,2 mg/l, và môi trường nuôi nụ hoa là MS+6-BA 2,0-3,0 mg/l+IBA 0,2
mg/l và cho chồi khí (keiki) là MS+6-BA 0,3 mg/l + IBA 0,1 mg/l and MS+6BA 1,5 mg/l +IBA 0,2 mg/l. Môi trường cho ra rễ là 1/2MS+IBA 0,5 mg/l. Trên
giai đoạn vườn ươm, giá thể cát thích hợp để ra cây.
Tại Việt Nam, các nghiên cứ nhân giống cây hoa hiên đã bước đầu được
thực hiện. Về nhân giống vô tính, Nguyễn Thị Tố Giang (2014) đã tiến hành
nghiên cứu và bước đầu xây dựng được quy trình nhân giống vô tính hoa hiên
bằng phương pháp chẻ thân có 5 bước gồm: chuẩn bị giá thể và hom giâm, chẻ
và xử lý hom giâm, giâm hom, chăm sóc và ra ngôi cây con. Giá thể giâm mảnh
củ phù hợp gồm: Đất + Cát + Trấu hun + Xơ dừa (tỷ lệ 1:1:1:1 theo thể tích).
Phương pháp chẻ thân hoa hiên làm 4 mảnh khi nhân giống cho hệ số nhân giống
cao đạt 2,9. Xử lý hom giâm hoa hiên bằng chế phẩm kích thích ra rễ Atonik
20g/l trong 10-12 giây giúp rễ sớm xuất hiện (13,3 ngày), nâng cao chất lượng
hom giâm. Năm 2014, Nguyễn Thị Loan đã nghiên cứu nhân giống in-vitro cây
hoa hiên vàng cam (Hemerocallis fulva). Kết quả thu được cho thấy môi trường
nhân nhanh in- vitro chồi cây hoa hiên thích hợp nhất cho hệ số nhân cao, chồi
sinh trưởng phát triển tốt là MS + 1 mg/l BA + 1mg/l IAA + 30 g/l đường + 8g/l
agar. Môi trường ra rễ cho chồi cây hoa hiên in- vitro là MS + 0,5 mg/l α –NAA
+ 30 g/l đường + 8g/l agar.
1.3.2.2. Các nghiên cứu lai tạo hoa hiên
Từ đầu thế kỷ XX, lai tạo hoa hiên ngày càng trở nên phổ biến. Năm
1929, giống lai đầu tiên của Arlow Burdette Stout, “Mikado”, được công bố. Cho
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 16
đến nay đã có gần 75.000 giống được đăng ký tại American Hemerocallis
Society- đây là cơ quan đăng ký chính thức của hoa hiên. Colchicine được phát
hiện có khả năng gây đột biến đa bội vào năm 1937. Trong suốt những năm 1940 nó
được sử dụng rộng rãi trong đột biến tạo cây hoa hiên tứ bội. Năm 1947, "Brilliant
Glow" là giống tứ bội đầu tiên được sản xuất bởi Robert Schreiner, bằng cách xử
lý lưỡng bội 'Cressida’ với colchicine. Chương trình nhân giống tứ bội lớn đầu
tiên được bắt đầu vào năm 1955 bởi Robert A. Griesbach tại Đại học DePaul ở
Chicago, Illinois, và Orville Fay. Các tác giả thực hiện phương pháp mới, ngâm
hạt mới nảy mầm trong dung dịch coichicine trước khi trồng. Phương pháp này
thực hiện dễ hơn và hiệu quả hơn so với phương pháp xử lý toàn bộ cây con của
Schreiner, Buck, và Traub. Theo Griesbach et al. (1963) xử lý hạt giống thì tần
số xuất hiện thể tứ bội sẽ cao hơn. Năm 1961, Fay và Griesbach đưa ra thị trường
bốn giống tứ bội: Crestwood Ann, Crestwood Bicolor, Crestwod Evening và
Crestwood Lucy.
Ở Việt Nam các nghiên cứu về hoa hiên rất ít và chủ yếu là các nghiên
cứu về dược tính của cây hoa hiên sử dụng trong y học. Từ năm 2012, bộ môn
Rau Hoa Quả, Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tiến hành thu
thập và nghiên cứu tập đoàn hoa hiên trong điều kiện Hà Nội.
1.3.3. Các nghiên cứu về giá thể trồng một số loại hoa có củ và hoa hiên
Các tác giả J. Treder, A. Borkowska và E. Gabryszewska đã nghiên cứu
các tác nhân ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây hoa hiên nhân
giống vô tính nhằm nâng cao chất lượng cây giống của hai giống hoa hiên ‘Fire
Agate’ và ‘Polish Truffle’. Kết quả cho thấy cây con của cả hai giống trồng trên
giá thể gồm than bùn và perlite có hệ thống rễ phát triển tốt hơn và chiều dài rễ
lớn hơn trồng trên than bùn và xơ dừa (Treder, A.B., 2013).
Hà Thị Thúy (2005) đã tiến hành thí nghiệm trồng củ lily in- vitro trên các
giá loại giá thể khác nhau và đưa ra kết luận: giá thể bọt núi lửa + trấu hun phối
trộn theo tỷ lệ 2:1 có tác dụng tốt nhất. Tuy nhiên trên hoa đồng tiền tác giả Phan
Ngọc Diệp và cs. (2010) đã nghiên cứu về giá thể ra ngôi cây đồng tiền giai đoạn
sau in- vitro và kết luận giá thể ra ngôi tốt nhất là hỗn hợp (½ trấu hun + ¼ xơ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 17
dừa + ¼ đất phù sa) sau khi xử lý phun đều Ridomil (nồng độ 3g/lít) để xử lý
nấm bệnh trong giá thể. Tác giả Nguyễn Thị Lý Anh (2006) xác định được giá
thể mùn + trấu hun (1:1) là giá thể thích hợp để đưa cây Calla lily nuôi cấy mô ra
vườn ươm. Năm 2014, Nguyễn Thị Tố Giang đã nghiên cứu giá thể giâm hom
mảnh củ của cây hoa hiên, kết quả cho thấy giá thể giâm mảnh củ phù hợp gồm:
Đất + Cát + Trấu hun + Xơ dừa (tỷ lệ 1:1:1:1 theo thể tích). Nguyễn Thị Loan
(2015) khi tiến hành nghiên cứu nhân giống in- vitro cây hoa hiên vàng cam
(Hemerocallis fulva) đã sử dụng các loại giá thể ra ngôi khác nhau sau in- vitro
cho rằng giá thích hợp nhất là đất.
1.3.4. Một số ứng dụng phân bón lá trên cây nuôi cấy mô khi mới đưa ra đồng
ruộng
Tác giả Phan Ngọc Diệp và cs. (2010) trong nghiên cứu quy trình ra ngôi
cây đồng tiền giai đoạn sau in- vitro, để bổ sung dinh dưỡng cho cây, giúp cây
sinh trưởng phát triển tốt khi cây bén rễ hồi xanh (sau 2 tuần) sử dụng phân bón
lá Đầu trâu 502 (N:P:K = 30:12:10) cho cây với liều lượng 10ml/bình 8 lít nước,
7 ngày phun một lần. Tác giả Nguyễn Văn Tỉnh và cs. (2010) đã tiến hành nghiên
cứu quy trình kỹ thuật sản xuất lan hồ điệp theo quy mô công nghiệp tại các tỉnh
phía bắc Việt Nam và đưa ra kết luận giai đoạn cây con sau khi ra ngôi nên sử
dụng phân bón HT-Orchid (N-P205-K20+TE = 30-10-10+TE), pha với tỷ lệ 3
gam/10 lít nước, phun và tưới định kỳ 7 – 10 ngày 1 lần. Vậy để cây nuôi cấy mô
có thể sinh trưởng tốt sau khi ra ngôi việc sử dụng phân bón lá là rất cần thiết.
Như chúng ta đã biết để cây in-vitro sinh trưởng tốt cần rất nhiều yếu tố
như giá thể trồng, thời vụ, điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, phân bón, chế độ
chăm sóc… mỗi loại cây có thời vụ ra ngôi thích hợp khác nhau nên việc nghiên
cứu thời vụ ra ngôi cho cây in-vitro cũng rất cần thiết.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 18
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Thí nghiệm được thực hiện trên 4 tổ hợp lai năm 2013 và 16 tổ hợp lai
năm 2014. Được thể hiện ở bảng 2.1
Bảng 2.1. Ký hiệu các tổ hợp lai hoa hiên tạo ra năm 2013 và 2014
Thời gian lai
2013
2014
THL
Ký hiệu
Số cây
C24xC27
KC1
7
C26xC26
KC2
6
C24xC12
KC3
3
C27xC26
KC4
2
C24xC2
KC5
1
C24xC3
KC6
16
C24xC6
KC7
7
C24xC9
KC8
12
C2xC24
KC9
20
C2xC14
KC10
6
C20xC9
KC11
4
C20xC2
KC12
4
C30 x C3
KC13
1
C30 x C9
KC14
2
C6xC20
KC15
1
C3xC3
KC16
9
C9xC9
KC17
4
C14xC14
KC18
3
C20xC20
KC19
13
C24xC24
KC20
40
- Các THL tạo ra năm 2013 đều một năm tuổi trồng trên luống. Các THL
tạo ra năm 2014 đều 2 tháng tuổi, vừa ra ngôi từ vườn ươm. Cây được gieo từ
hạt trong môi trường tự nhiên.
- Cây hoa hiên vàng cam (Hemocarollis fulva) in- vitro: Đạt chiều cao 57cm và có 3- 4 lá.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 19
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu
- Giá thể: Đất, cát, trấu hun và sơ dừa.
- Phân bón lá:
+ Đầu trâu 005: Sản phẩm của công ty CỔ PHẦN PHÂN BÓN BÌNH
ĐIỀN. Thành phần: N 30%, P2O5 10%, K2O 10%, S, Mg, Ca, Zn, Fe, Cu, Mn,
B, Mo, gibberellins, aNAA…
+ Pomior P198: Sản phẩm của công ty CP GIỐNG - VẬT TƯ NÔNG
NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VIỆT NAM. Thành phần: N 5.5%, P2O5 10.5%,
K2O 4.8%, CaO 0.04% Mg, Cu, FeO, Mn, B, Ni…
- Phân bón: đầu trâu 13:13, phân NPK tổng hợp, pomior, thùng xốp đục
lỗ, nilong đen, thước thẳng. thước palme, kính hiển vi, máy ảnh canon A810, một
số hóa chất trong phòng thí nghiệm (colchicine 0.05%, Carnoy, HCL 1N,
Fuchsin 0.5%...), một số vật tư nông nghiệp khác…
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Nhà lưới số 1, khoa Nông học, trường Học viện
Nông nghiệp Việt Nam.
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 9/2014 đến tháng 9/2015.
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Nghiên cứu đăc điểm nông sinh học của một số tổ hợp lai hoa hiên
- Nghiên cứu đăc điểm nông sinh học của các tổ hợp lai hoa hiên tạo ra
năm 2013 và 2014.
+ Nghiên cứu số lượng NST.
+ Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng.
+ Nghiên cứu đặc điểm hoa.
2.3.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật ra ngôi cây hoa hiên vàng
cam (Hemerocallis fulva) in- vitro giai đoạn vườn ươm.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng và chất lượng cây
hoa hiên vàng cam (Hemerocallis fulva) in- vitro giai đoạn vườn ươm.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng và chất lượng
cây hoa hiên vàng cam (Hemerocallis fulva) in- vitro giai đoạn vườn ươm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 20