Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

TIỂU LUẬN MÔN HỌC QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (631.31 KB, 9 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
BỘ MÔN CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG CÔNG CHÍNH VÀ MÔI TRƯỜNG
----------  ----------

TIỂU LUẬN MÔN HỌC

QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC HỆ THỐNG
HẠ TẦNG KỸ THUẬT
Giáo viên hướng dẫn:

TS. TÔ NAM TOÀN

Học viên:

NGUYỄN QUANG HUY

Lớp Cao học:

KTHTĐT - K21.2

HÀ NỘI 5/2014


Tên tiểu luận: Trình bày một vấn đề tồn tại về quản lý Hạ tầng kỹ thuật đô
thị mà bạn biết . Nêu các hướng khắc phục
1. Thực trạng về thông tin hiện trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị và quản lý
thông tin hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị ở các đô thị Việt Nam.
Hiện trạng các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị đóng vai trò quan
trọng trong quy hoạch đô thị. Nếu quá trình quy hoạch xử lý thông tin này sơ sài,
phiến diện hay thiếu chính xác thì dẫn đến hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị
tương lai sẽ không hợp lý, thậm chí nhiều yếu tố sẽ tê liệt như: ùn tắc giao thông,


thiếu nước sạch, thừa nước thải…
1.1. Thực trạng về thông tin hiện trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị.
Nếu coi đô thị như một “cơ thể sống” thì hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô
thị như là “hệ tuần hoàn hay hệ hô hấp” vậy. Các ý đồ quy hoạch không gian kiến
trúc, cơ cấu, chức năng hay cảnh quan đô thị hon hệ, gắn kết với nhau qua hệ
thống hạ tầng kỹ thuật đô thị. Như vậy, việc thu thập, đánh giá hon tin về hiện
trạng các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị là một nhiệm vụ quan trọng trong
quá trình quy hoạch cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị. Mạng lưới các công trình cơ sở hạ
tầng kỹ thuật đô thị thường được biểu diễn trên bản đồ kèm theo một số chỉ tiêu,
bảng biểu.
- Mạng lưới giao hon
Bất cứ đô thị nào cũng có hiện trạng giao hon đối ngoại và đối nội. Các
tuyến giao hon về đường sắt, đường bộ, đường thủy, các bến bãi, sân bay đều
được khảo sát điều tra và được vẽ trên bản đồ cùng với các tài liệu thống kê khác. Từ
những kết quả điều tra người ta vẽ lên bản đồ để biểu diễn tra hiện trạng có thể tính
ra các chỉ tiêu kỹ thuật của mạng lưới giao hon như: mật độ lưới đường, tỷ lệ lấn
chiếm đất của hệ thống đường…
- Mạng lưới cấp nước
Hiện trạng về nguồn nước, mạng lưới đường ống, hệ thống tăng áp, đài nước
được biểu diễn trên bản đồ: vị trí, chiều dài đường kính ống. Đôi khi có tài liệu về áp
lực nước, lưu lượng ở một số điểm khảo sát. Hiện nay, còn thiếu rất nhiều hon
tin hiện trạng về hệ thống cấp nước, phần lớn tài liệu hiện trạng chỉ đánh giá sơ bộ
về khả năng cấp nước đô thị. Nhất là những khu vực cũ như Phố Cổ, hồ sơ trực trạng
do Pháp xây dựng và quản lý và chúng ta hoàn toàn không có lưu giữ.
- Hệ thống thoát nước
Hầu hết các đô thị Việt Nam có hệ thống thoát nước chung: thoát nước mưa
chung với thoát nước bẩn sinh hoạt, công nghiệp. Nước thải hầu hết không được xử
lý, gây ô nhiễm môi trường không khí, nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm. Các
tài liệu khảo sát hiện trạng đã thí nghiệm mẫu nước và đưa ra các chỉ số về độ ô
nhiễm vượt chỉ số cho phép.

Hệ thống thoát nước đô thị gồm: cống rãnh, trạm xử lý nước bẩn…được thể
hiện trên bản đồ hiện trạng. Các hon tin đó gồm có: vị trí, chiều dài, đường kính
và độ dốc đáy cống. Ngoài ra còn có các tài liệu hỗ trợ khác như: mẫu các kết quả thí
nghiệm nước thải, lưu lượng và tốc độ nước tại các vị trí đặt biệt: giếng thu, giếng
thăm, miệng xả…
Hệ thống thoát nước hiện tại ở Hà Nội nói riêng và các đô thị nói chung chưa
đáp ứng được nhu cầu đô thị hóa và dân số gia tăng cùng sự bê hon hóa bề mặt đất


thiên nhiên và lấn chiếm ao hồ, vùng trũng dẫn tới thảm họa về thoát nước đô thị
nhất là khi có mưa lớn:

Hiện nay, phần lớn các đô thị chưa khảo sát đầy đủ các hon tin về thoát
nước. Hệ thống thoát nước có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống đô thị.Công tác quy
hoạch cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị kể cả việc thiết kế thành phố mới cũng cần đặc
biệt chú trọng thông tin hiện trạng thoát nước.


- Hiện trạng về hệ thống cấp điện
Các thông tin về nguồn điện, lưới phân phối, lưới hạ thế, công suất phụ tải và
tiêu thụ được thể hiện trên bản đồ và các bảng thống kê.Hiện nay, phần lớn các
hon tin về hệ thống cung cấp điện đô thị là tương đối đầy đủ.
Tuy nhiên, hệ thống đường dây điện ở các đô thị lại là một vấn đề nan giải.
Trong số những dây điện đang lơ lửng hay buông hon trễ sệ xuống có không ít
những dây không có chủ. Hệ thống đường dây chưa được hạ ngầm làm giảm diện
mạo xanh sạch đẹp của thành phố cũng như an toàn cho người dân một cách nghiêm
trọng:

Vấn đề quản lý hệ thống đường dây điện này cũng như những đường dây, cáp
thông tin khác còn rất yếu kém. Một số đã được hạ ngầm nhưng lại không có tính



bền vững, vì thực tế chúng chỉ được hon ngầm chứ không phải được quy hoạch
vào một hệ thống hào đạt tiêu chuẩn và ổn định lâu dài.
- Hiện trạng môi trường đô thị:
Các vấn đề vệ sinh như: phân, chất thải, nghĩa địa cũng được đề cập ở tài liệu
hiện trạng. Về chất thải rắn có tài liệu về vị trí các điểm thu rác, nơi đổ rác nhưng
phần lớn các chất thải rắn cũng chưa được xử lý, nó là tác nhân gây ô nhiễm không
khí và nguồn nước.

Đại đa số các đô thị chưa có tài liệu khảo sát ô nhiễm không khí và tiếng ồn,
đây cũng là yếu tố cần báo động đối với các đô thị lớn. vấn đề quy hoạch cho nghĩa


địa còn chưa được chú ý nên nhiều đô thị có vị trí nghĩa địa sát ngay ven đô, chỉ
trong 10-20 năm lại phải chuyển (vì đô thị phát triển mở rộng). Tuy vấn đề nghĩa địa
còn liên quan nhiều đến yếu tố xã hội nhưng nhất thiết khi quy hoạch hệ thống cơ sở
hạ tầng kỹ thuật phải được nghiên cứu nó một cách thấu đáo.Các tài liệu hiện trạng
về vệ sinh này là các bảng thống kê, biểu đồ hoặc bản đồ thể hiện đường đồng ô
nhiễm.
Quy hoạch hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị chủ yếu quan tâm đến ô
nhiễm môi trường về khong khí, tiếng ồn, nước và chất thải rắn. Nội dung của thông
tin này cần nêu lên được phạm vi ô nhiễm theo từng mức độ. Từ đó các tổ chức quy
hoạch và quản lý cơ sở hạ tầng cơ kỹ thuật sẽ có biện pháp khắc phục và làm giảm
độ ô nhiễm đó. Các trung tâm gây ô nhiễm được biểu diễn dạng điểm, ví dụ điểm
phát ra tiếng ồn là nhà máy cơ khí, điểm phát ra bụi và khí độc là ống khí nhà máy
nhiệt điện…nếu số liệu thu thập cho phép vẽ được đường đẳng trị thì biểu diễn dưới
dạng đường nét liền mảnh trên bản đồ ô nhiễm môi trường đô thị.
1.2. Thực trạng về quản lý thông tin hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị :
Quá trình đô thị hóa đã và đang diễn ra nhanh chóng tại Việt Nam với tốc

độ tăng khoảng 8.9% / năm. Hiện nay, cả nước có 755 đô thị (từ loại V trở lên) và
được phân loại dựa vào số dân, hệ thống công trình hạ tầng và một số chỉ số đặc
điểm đô thị khác, cũng như tầm quan trọng là trung tâm phát triển vùng trong mạng
lưới đô thị của tỉnh và quốc gia (Nghị định 42/2009/NĐ-CP). Phát triển đô thị đạt
được nhiều thành quả quan trọng và khu vực đô thị đóng góp khoảng 65-70% tổng
GDP của cả nước. Tuy nhiên, cùng với sự tăng nhanh dân số đô thị, quá trình đô thị
hóa đang làm tăng thêm sức ép lên hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ đô thị và dẫn
đến tình trạng môi trường đô thị xuống cấp trầm trọng. Mặt khác, công tác quản lý
đô thị hiện nay còn rất nhiều hạn chế và một trong những vấn đề nổi cộm nhất là
chưa có được một hệ thống dữ liệu đô thị tổng hợp đầy đủ và cập nhật.
Việc quản lý nhà nước về đô thị cấp quốc gia được giao cho Bộ Xây dựng và
Bộ đã phân công quản lý theo từng lĩnh vực như: lĩnh vực phát triển đô thị được giao
cho Cục Phát triển đô thị, về hạ tầng kỹ thuật được giao cho Cục Hạ tầng kỹ thuật và
về quy hoạch đô thị được giao cho Vụ Kiến trúc Quy hoạch. Vụ Khoa học công nghệ
và Môi trường (KHCN&MT) có trách nhiệm quản lý các vấn đề khoa học công nghệ
và môi trường đô thị.
Tại địa phương, cơ quan quản lý ngành là Sở Xây dựng với sự hợp tác của
chính quyền đô thị (ví dụ, Phòng quản lý đô thị của UBND TP/TX) và các doanh
nghiệp dịch vụ công liên quan.Thể chế quản lý hạ tầng đô thị đã được xây dựng một
cách thống nhất, tuy nhiên với việc phân quyền, phân cấp vẫn còn nhiều thiếu sót
cũng như chồng chéo trong phối hợp giữa các cơ quan cùng cấp và giữa các cấp.Đặc
biệt trong việc xây dựng, quản lý và chia sẻ phối hợp thông tin dữ liệu đô thị.
Chính vì việc chồng chéo này dẫn tới sự khó khăn khi ra quyết định quy hoạch cũng
như khó khăn khi tiến hành thi công.
Ví dụ: Phần hè giao thông được bàn giao cho Sở Giao thông vận tải Hà Nội
quản lý, phần hè thuộc cảnh quan ô đất ngoài nhà được bàn giao cho đơn vị quản lý
nhà quản lý và cả hai hệ thống hè trên đều được bàn giao cả cho UBND Phường sở
tại để quản lý về mặt hành chính. Như vậy, sẽ dẫn đến tình trạng chồng chéo, thiếu
kiểm soát, các đơn vị sẽ đổ lỗi cho nhau hoặc trốn tránh trách nhiệm khi có sự cố xảy



ra. Ngoài ra các hệ thống khác như: cấp nước, thoát nước, cấp điện, mạng điện thoại,
truyền hình, hệ thống PCCC,...Đều được bàn giao cho các đơn vị chuyên ngành khai
thác và đồng quản lý với các tổ chức này là đơn vị quản lý nhà. Sự phối hợp cũng
như mô hình quản lý của các đơn vị này chưa thực sự mang lại hiệu quả, mỗi ngành,
mỗi cơ quan chỉ biết thực hiện xong nhiệm vụ của mình mà không suy xét đến lợi
ích chung, công tác quản lý phân tán, chưa tập trung vào một đầu mối, thiếu tính
đồng nhất.
Hệ thống đường ống, cáp điện, cấp nước, thoát nước lại do những cơ quan về
điện lực, cấp nước, thoát nước quản lý và mỗi cơ quan lại ôm riêng thông tin của
mình. Dẫn tới va chạm, xung đột khi tiến hành thi công thường xuyên xảy ra.
2. Giải pháp:
Trước những thiếu sót về thông tin thực trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị
cũng như chưa có một cơ quan quản lý thông tin tổng thể về hiện trạng hạ tầng kỹ
thuật đô thị đã dẫn tới rất nhiều khó khăn cho công tác lập quy hoạch, đưa ra quyết
định và sai phạm trong quy hoạch thiết kế, xung đột khi thi công, thực hiện dự án…
Trong bài viết này xin được đưa ra một số giải pháp sau đây:
Nhanh chóng kiện toàn hệ thống thông tin của từng đơn vị và quản lý thông tin
một cách khoa học sao cho dễ tiếp cận nhất.
Thực hiện những kế hoạch hay cần thiết phải lập những dự án để đưa ra đầy đủ
những thông tin về thực trạng cơ sở hạ tầng đang không kiểm soát.
Cần huy động các nguồn vốn tư nhân, nguồn vốn nhân dân đóng góp, nguồn vốn
hỗ trợ,… để thực hiện những dự án giải quyết những vấn đề nóng và cấp bách về hạ
ngầm đường dây diện; xử lý nước thải trên các con sông chết: Tô Lịch, Kim Ngưu,
sông Nhuệ
Cần chú trọng tới những hồ điều hòa trong đô thị; hạn chế bê tông hóa những nơi
không cần thiết vừa giúp thoát nước tốt hơn và có diện tích đất thẩm thấu nước, và
trồng cây xanh giúp điều hòa không khí và giảm ô nhiễm môi trường cũng như giảm
sự tăng nhiệt độ do bê tông hóa. Để thực hiện điều này cần thay đổi hệ tư duy và xây
dựng nếp suy nghĩ sống chung với thiên nhiên cho người dân, cho thế hệ trẻ.

Để có thể kiện toàn những thông tin hổng, cần sự tham gia hỗ trợ của các tổ chức
phi chính phủ, các đoàn thể và lực lượng tình nguyện trẻ bằng những chiến lược tình
nguyện nhằm thu hút lực lượng từ cộng đồng.
Về việc quản lý hệ thống thông tin cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nên giao cho một cơ
quan quản lý thông tin. Các cơ quan liên quan trong hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị
phải cung cấp đầy đủ thông tin hiện trạng, quy hoạch cho cơ quan quản lý chung
này.
Cơ quan quản lý chung này sẽ phải áp dụng những tiến bộ kỹ thuật, công nghệ để
có thể xây dựng một hệ thống thông tin dễ tiếp cận nhanh chóng, công khai.
Một trong những công nghệ mới có thể áp dụng đó là sử dụng cơ sở dữ liệu số
GIS, hay lập các bản đồ số trên Mapinfo; tạo ra một bản đồ số gồm nhiều lớp dữ liệu
bao trùm toàn bộ thông tin của đô thị: dân số; mạng lưới giao thông; bản đồ chức
năng; đường cấp nước, thoát nước; hố ga;….


Dưới đây là ví dụ ứng dụng hệ thống quản lý GIS ở Phủ Lý – Nam Hà:

Cấu trúc chi tiết của từng lớp dữ liệu nền hoặc hạ tầng đô thị được thiết kế
dựa trên cơ sở: (1) quy định quản lý hạ tầng đô thị hiện hành; (2) cấu trúc CSDL
chuẩn quốc gia về dữ liệu địa lý không gian, dữ liệu cơ sở hạ tầng, dữ liệu môi
trường và kinh tế xã hội; (3) quy trình quy phạm và quy chuẩn kỹ thuật đối với các
công trình hạ tầng đô thị; và (4) yêu cầu quản lý phối hợp giữa các ban ngành của TP
Phủ Lý. Với cách thiết kế CSDL GIS và thiết kế các lớp dữ liệu không gian và thuộc
tính tích hợp gồm các chi tiết về trường thông tin theo các quy trình quy phạm mới
nhất của ngành xây dựng sẽ đảm bảo tính phù hợp và khả năng ứng dụng vào thực tế
của sản phẩm.Với thể chế phân cấp quản lý hạ tầng đô thị hiện hành, bộ dữ liệu hạ
tầng đô thị TP Phủ Lý được quản lý tổng thể tập trung tại một đầu mối là Phòng
quản lý đô thị thuộc UBND TP Phủ Lý. Đơn vị đầu mối quản lý toàn bộ hệ thống, cơ
sở dữ liệu dùng chung và xây dựng tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật và quy chế phân
cấp cho việc quản lý và chia sẻ các lớp dữ liệu chuyên ngành. Như vậy, dữ liệu sẽ

gồm 2 phần: dữ liệu dùng chung (dữ liệu nền – khung tham chiếu không gian thống
nhất cho toàn bộ CSDL và các lớp dữ liệu chuyên ngành mang tính tham khảo dùng
chung trong cả hệ thống, ví dụ, lớp địa chính, lớp qui hoạch, giao thông...) và dữ
liệu chuyên ngành dùng riêng. Các cơ quan chuyên ngành (ví dụ, Công ty cấp nước,
Công ty thoát nước, URENCO và các công ty công ích khác tự xây dựng và quản lý
các hệ thống GIS chuyên ngành của mình và chịu trách nhiệm cập nhật, chia sẻ các
lớp dữ liệu chuyên ngành với đơn vị đầu mối và các cơ quan khác. Hệ thống GIS
như vậy sẽ được vận hành trên hệ thống mạng (LAN hoặc WAN) như được trình bày
ở hình trên.
Với khả năng phân tích của GIS, dữ liệu hạ tầng đô thị được tổ chức và quản
lý trong CSDL GIS có thể được tích hợp theo chiều ngang và theo chiều dọc nhằm


kết hợp dữ liệu giữa các ngành các chuyên đề hoặc tổng hợp theo đơn vị hành chính
phục vụ công tác vận hành bảo dưỡng, lập và theo dõi thực hiện kế hoạch và quá
trình lựa chọn và ra quyết định...
Người dùng có thể tra cứu thông tin, hiển thị và in ấn bản đồ hạ tầng đô thị
một cách dễ dàng và thông qua các công cụ xử lý không gian của GIS, các cơ quan
quản lý có thể lập báo cáo hiện trạng hạ tầng đô thị (đất đô thị, giao thông, cấp nước,
thoát nước, cây xanh…) theo các quy định ngành, đánh giá đất xây dựng và giới
thiệu địa điểm, quản lý quy hoạch, quản lý xây dựng và làm cơ sở để điều chỉnh quy
hoạch…
Với việc công nghệ GIS đã được áp dụng thành công cho quản lý hạ tầng đô
thị tại một số đô thị và khung cấu trúc được xây dựng và chuẩn hóa, việc nâng cấp áp
dụng công nghệ GIS phục vụ quản lý toàn bộ hệ thống hạ tầng đô thị cấp quốc gia là
việc làm cần thiết tiếp theo.
Kết quả nghiên cứu và áp dụng công nghệ GIS trong quản lý hạ tầng kỹ thuật
đô thị trong khuôn khổ Hợp phần SDU (do Đan Mạch tài trợ và Bộ Xây dựng chủ trì
thực hiện) đã cho thấy tính ưu việt của công nghệ (và phần mềm GIS) và khả năng
thực tế trong hỗ trợ công tác quản lý nhà nước. Đây cũng đã chứng tỏ là một cách

tiếp cận có hệ thống khi thiết kế và xây dựng hệ thống GIS đã được dựa trên việc
nghiên cứu kỹ càng các quy định pháp lý và thể chế cũng như quy trình quản lý hạ
tầng đô thị thực tế tại cấp ngành và địa phương. Với phương pháp luận quản lý hạ
tầng đô thị phải lồng ghép nhằm tăng thêm khả năng phối hợp giữa các ban ngành đã
được hiện thực hóa trên chuẩn công nghệ GIS sẽ góp phần giải quyết tìm kiếm
những giải pháp thích hợp cho những mâu thuẫn về lợi ích và lựa chọn ưu tiên trong
phát triển đô thị bền vững… Sản phẩm và quy trình rút ra được từ nghiên cứu này có
thể tiếp tục hoàn thiện và áp dụng nhân rộng ra toàn bộ hệ thống đô thị trên toàn
quốc.



×