Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

Mô tả hoạt động điều độ sản xuất tại công ty cổ phần kyvy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (840.39 KB, 48 trang )

ìBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM
KHOA KINH TẾ
----------

Báo cáo cuối kỳ
Môn: Quản trị sản xuất 2

Đề tài: Mô tả hoạt động điều độ sản xuất tại
công ty cổ phần KYVY.

MÃ SỐ LỚP HP: PRMA331506
GVHD: ThS Nguyễn Thị Mai Trâm
NHÓM SVTH: Nhóm 3
HỌC KỲ: 2 – NĂM HỌC: 2015 – 2016

TP. HỒ CHÍ MINH, 6/2016


GVHD: ThS. Nguyễn Thị Mai Trâm
ĐIỂM:

NHẬN XÉT CỦA GV:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................


.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
GV ký tên



Điều độ sản xuất

4

PHẦN MỞ ĐẦU
1.
Lý do chọn đề tài
Ngày nay, trong xu thế hội nhập mới, môi trường kinh doanh tại Việt Nam ngày
càng mở hơn, các hàng rào về thuế, chính sách được dở bỏ cùng với các hiệp định
thương mại lớn. Việt Nam chúng ta đã tham gia ký kết các hiệp định thương mại song
phương, đa phương với nhiều đối tác với các quy mô khác nhau như: Hiệp định thương
mại tự do (FTA) Việt Nam - Hàn Quốc (ký kết ngày 5-5-2015) , FTA Việt Nam - Liên
minh kinh tế Á - Âu (ký ngày 29-5-2015), FTA Việt Nam - Liên minh châu Âu
(EVFTA, công bố ngày 4-8-2015), Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP,
công bố ngày 5-10-2015),… Với việc môi trường kinh doanh ngày càng thông thoáng, số
lượng các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam tăng cao. Các doanh nghiệp

này với quy mô, vốn đầu tư, kinh nghiệm đã nhanh chóng chiếm lĩnh một số thị trường
các mặt hàng. Điều này đặt ra yêu cầu là các doanh nghiệp Việt Nam nếu muốn tồn tại
lâu dài trên chính thị trường Việt thì cần phải thay đổi về nhiều mặt: nhận thức, quan
điểm, phương pháp kinh doanh...
Trong sản xuất cũng thế, các doanh nghiệp cần phải đầu tư về các quy trình sản
xuất của mình để có thể làm tối thiểu các chi phí không cần thiết, như vậy mới có thể
giúp được các doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường về mặt giá cả mà ở đó các doanh
nghiệp nước ngoài đang chiếm ưu thế hơn. Trong quá trình sản xuất ta cần phải tiến hành
nhiều công việc khác nhau. Những công việc này cần được sắp xếp thành một lịch trình
chặt chẽ và khoa học, nhất là khi có nhiều công việc chồng chéo trong thời kỳ cao điểm.
Vì thế hoạt động điều độ sản xuất chiếm một vai trò hết sức quan trọng trong việc cải
thiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thực hiện hoạt động này tốt giúp các
doanh nghiệp phân bổ hợp lý các nguồn lực, giảm thiểu các chi phí không cần thết. Biết
được điều đó nên nhóm chúng em đã chọn đề tài “Điều độ sản xuất” để làm rõ hơn về
hoạt động điều độ. Cùng với đó nhóm có thực hiện việc mô tả về hoạt động điều độ sản
xuất thực tế tại chuyền khăn ướt của công ty cổ phần Kyvy.
2. Mục tiên nghiên cứu

Nghiên cứu và tìm hiểu rõ về các công việc của điều độ sản xuất.
Tìm hiểu ứng dụng điều độ sản xuất vào công ty thực tế, từ đó đánh giá và đưa ra các
đề xuất
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng: hoạt động điều độ sản xuất.
• Phạm vi nghiên cứu: quy trình lập kế hoạch điều độ sản xuất tại chuyền khăn ướt
công ty Kyvy.
4. Phương pháp nghiên cứu
• Phương pháp tìm kiếm, tổng hợp và phân tích .
5. Kết cấu đề tài
Chương 1. Cơ sở lý thuyết




Chương 2. Giới thiệu khái quát về công ty Kyvy
Chương 3. Hiện trạng tại chuyền khăn ướt
Chương 4. Quy trình lập kế hoạch điều độ


5

Điều độ sản xuất
PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý thuyết
1.1
Khái quát về điều độ sản xuất

Hình 1.1 Sơ đồ điều độ tác nghiệp
Công tác điều độ nằm ở kế hoạch trung hạn và ngắn hạn. Ở kế hoạch trung hạn,
công tác điều độ gồm lập kế hoạch MRP và chia nhỏ tiến độ sản xuất. Còn ở kế hoạch
ngắn hạn điều độ sản xuất chính là công việc đưa ra lịch trình và tiến độ sản xuất để sử
dụng lao động, nhân sự, máy móc thiết bị nhằm đảm bảo cho việc sản xuất đúng kế
hoạch đề ra (nếu trễ thì thời gian nhỏ nhất có thể). Ở phạm vi tiều luận này, nhóm sẽ
phân tích các quá trình hoạt động thực tiễn và lập kế hoạch điều độ mang tính chất ngắn
hạn, sắp xếp các nguồn lực nhằm phục vụ sản xuất một cách hợp lý.
Điều độ sản xuất là khâu tiếp tục ngay sau khi hoàn thành thiết kế hệ thống sản
xuất và xây dựng kế hoạch sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp.
Thực chất của quá trình điều độ sản xuất là toàn bộ các hoạt động xây dựng lịch
trình sản xuất, điều phối, phân giao các công việc cho từng người, nhóm người, từng
máy và sắp xếp thứ tự các công việc ở từng nơi làm việc nhằm đảm bảo hoàn thành
đúng tiến độ đã xác định trong lịch trình sản xuất trên cơ sở sử dụng có hiệu quả khả



6

Điều độ sản xuất
năng sản xuất hiện có của doanh nghiệp.
Điều độ sản xuất phải giải quyết được vấn đề: Giảm thiểu thời gian chờ đợi của
khách hàng, chi phí dự trữ, thời gian sản xuất, đồng thời sử dụng hiệu quả các nguồn
lực hiện có của doanh nghiệp và đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu về sản xuất và dịch
vụ với chi phí thấp.
Quá trình điều độ sản xuất bao gồm:
Xây dựng lịch trình sản xuất, bao gồm các công việc chủ yếu là xác định số
lượng và khối lượng các công việc, tổng thời gian phải hoàn thành các công việc, thời
điểm bắt đầu và kết thúc của công việc, cũng như thứ tự thực hiện các công việc.
Dự tính số lượng máy móc thiết bị, nguyên liệu và lao động cần thiết để hoàn
thành khối lượng sản phẩm hoặc các công việc đã đưa ra trong lịch trình sản xuất.
Điều phối phân giao công việc và thời gian phải hoàn thành trong những khoảng
thời gian nhất định cho từng bộ phận, từng người, từng máy…
Sắp xếp thứ tự các công việc trên các máy và nơi làm việc nhằm giảm thiểu thời
gian ngừng máy và chờ đợi trong quá trình sản xuất.
Theo dõi phát hiện những biến động ngoài dự kiến có nguy cơ dẫn đến không
hoàn thành lịch sản xuất, hoặc những hoạt động lãng phí làm tăng chi phí, đẩy giá thành
sản phẩm sản xuất lên cao, từ đó có những biện pháp điều chỉnh kịp thời.
Khi tổ chức triển khai điều độ sản xuất, cần phân tích đánh giá thận trọng các
yếu tố sau:
• Thiết kế sản phẩm theo quy trình công nghệ.
• Hoạt động bảo dưỡng và sửa chữa.
• Những vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng sản xuất.
• Tính tin cậy và đúng hạn của hệ thống cung ứng.
• Chi phí và khả năng sản xuất của dây chuyền.
1.2

Các hoạt động trong quá trình lập lịch trình sản xuất
Trong quá trình sản xuất, việc điều độ và lập lịch trình sản xuất là bước quan
trọng nhất, nó sẽ giúp nhà quản lý thực hiện sản xuất hợp lý hơn và theo dõi được tiến
trình sản xuất của các đơn hàng. Sau đây là các hoạt động chính trong việc lập lịch trình
sản xuất:


7

Điều độ sản xuất

Hình 1.2 Quá trình lập lịch trình sản xuất
1.3
Sơ đồ lý thuyết điều độ
Đặt lộ trình: Xác định công việc cần làm ở đâu.
Điều độ: Xác định công việc cần làm khi nào.
Phát lệnh: Ra lệnh để bắt đầu thực hiện công việc.
Kiểm tra: Giám sát các quá trình để biết các công việc có được tiến hành đúng kế
hoạch không.
Xúc tiến: Cải thiện thời gian thực hiện công việc.
1.4
Tổng quan về điều độ sản xuất trong công nghiệp
1.4.1 Vai trò và chức năng
Điều độ là một quá trình ra quyết định có vai trò rất quan trọng trong hầu hết các
ngành công nghiệp và dịch vụ. Nó được sử dụng trong mua bán và sản xuất, trong vận
chuyển và phân phối hàng hóa, trong xử lý thông tin và truyền thông.
Chức năng điều độ trong một công ty là sử dụng các kỹ thuật toán học hay một
số các phương pháp khác để phân phối các nguồn tài nguyên có hạn để xử lý các công
việc. Một sự phân phối tài nguyên thích hợp sẽ cho phép các công ty đưa ra các mục
tiêu tối ưu và đạt được mục tiêu này. Nguồn tài nguyên có thể là các máy móc, thiết bị

trong các phân xưởng cơ khí, các công nhân ở công trường xây dựng hay các đơn vị xử
lý trong môi trường tính toán. Các công việc có thể là các nguyên công trong phân
xưởng, các lần cất cánh hay đáp xuống tại một sân bay, các giai đoạn trong một dự án
xây dựng hay các chương trình máy tính được thi hành. Mỗi công việc có một mức độ
ưu tiên riêng, có thời điểm có thể bắt đầu sớm nhất và có thời điểm tới hạn.
Các đối tượng của điều độ sản xuất là các sản phẩm, các chi tiết riêng biệt. Một


8

Điều độ sản xuất
sản phẩm hay một chi tiết riêng biệt có thể đơn chiếc hay một loạt đơn hàng được xử lý
trên một hoặc nhiều máy.

Hình 1.3 Đồ thị dòng thông tin trong một hệ thống sản xuất
(Nguồn: Hồ Thanh Phong, 2003. Kỹ thuật điều độ trong sản xuất và dịch vụ. Thành
Phố Hồ Chí Minh, NXB ĐH Quốc Gia Tp. HCM, trang 15)
1.4.2
Tầm quan trọng của điều độ sản xuất
Sự cạnh tranh cao giữa các nhà sản xuất làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng là
rất quan trọng. Nếu một nhà sản xuất không thể giao hàng như đúng hợp đồng thì sẽ
làm mất lòng tin nơi khách hàng và có thể khách hàng sẽ đi tìm nhà cung cấp khác tin
cậy hơn. Vì vậy, công việc điều độ nhằm thực hiện đơn hàng đúng thời hạn là một yếu
tố rất quan trọng trong sản xuất. Để đạt được điều này, cần phải có một kế hoạch điều
độ phù hợp với mục tiêu đưa ra. Việc thực hiện sản xuất phải đảm bảo mọi nguồn lực
sẵn có, đúng lúc và đúng thời điểm sản xuất đã lên kế hoạch cụ thể. Thực hiện tốt điều
này sã đảm bảo thực hiện đúng tiến độ và mục tiêu đã đề ra. Do đó, vấn đề điều độ
trong sản xuất đóng một vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng đến sự phát triển của công
ty.
1.5

Một số khái niệm có liên quan đến điều độ sản xuất
Đơn hàng – Công việc (yêu cầu sản xuất): là những đặt hàng trong đó có yêu cầu
về số lượng, quy cách, chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ mà nhà sản xuất phải đáp ứng
cho khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định hay còn gọi là thời gian giao hàng.


9

Điều độ sản xuất
Một máy: nghĩa là một quá trình gia công, một máy có thể là một công nhân, một
máy, một chuyền, một phân xưởng…trong khái niệm này, chúng ta quan tâm tới thời
gian đưa nguyên vật liệu vào và thời gian bán thành phẩm ra khỏi trạm gia công.
Dòng thời gian: Khoảng thời gian từ khi công việc đưa vào phân xưởng đến khi
hoàn thành.
Dòng thời gian lớn nhất: Tổng thời gian cần thiết để hoàn thành tất cả các công
việc.
Dòng thời gian trung bình: Trung bình các dòng thời gian của mỗi công việc.
1.6

Một số thông số đặc trưng của đơn hàng
Thời gian gia công ( – processing time): là thời gian dự kiến thực hiện đơn hàng.

Thời điểm sẵn sàng ( – ready time): là thời điểm mà đơn hàng đã được chuẩn bị
xong, và sẵn sàng được gia công.
Thời hạn hoàn thành ( – completion time): là thời gian mà đơn hàng được thực hiện
(gia công) xong và sẵn sàng giao hàng.
Thời gian giao hàng (d – due date): là thời gian yêu cầu nhận hàng của khách hàng,
thường được xác định trên hợp đồng. Dựa trên thời gian này mà ta xác định được các
thông số: ngày sản xuất thành phẩm từ nhà máy (FO Day), ngày hàng ra tới cảng (nếu là
hàng xuất khẩu) (ETD Day) và ngày hàng tới cảng nước ngoài (ETA Day). Từ đó sắp

xếp việc thực hiện các đơn hàng một cách hợp lý nhất hạn chế tối đa việc giao hàng
chậm trễ (đơn hàng trễ).
Thời gian lưu ( – flow time): là thời gian từ khi đơn hàng sẵn sàng cho gia công đến
khi hoàn thành (thời gian đơn hàng nằm trong phân xưởng). Thời gian lưu trung bình của
tất cả các đơn hàng có thể cho biết mức độ (tốc độ) thực hiện đơn hàng.
Đơn hàng trễ ( – tardyness): là đơn hàng nào có thời gian hoàn thành muộn hơn
thời gian giao hàng. Đây là một trong những tiêu chuẩn quan trọng trong điều độ sản
xuất, giảm thiểu số lượng đơn hàng trễ và tổng thời gian trễ là việc làm cần thiết của các
nhà quản lý sản xuất.
1.7

Các nguyên tắc trong điều độ sản xuất
Trong thực tế ở một nơi làm việc hoặc một máy móc thiết bị hoặc một tổ sản xuất
có thể được giao thực hiện nhiều công việc khác nhau. Việc sắp xếp công việc nào trước,
công việc nào sau có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng hoàn thành đúng hạn và tận dụng
các nguồn lực của doanh nghiệp. Vì vậy tìm ra một phương án bố trí tốt nhất là rất cần
thiết. Tuy nhiên, có rất nhiều phương án sắp xếp khác nhau. Để tiết kiệm thời gian trong
quá trình ra quyết định người ta đưa ra các nguyên tắc ưu tiên. Những nguyên tắc ưu tiên
này cho những kết quả khả quan và được thực tế chấp nhận, sử dụng khá phổ biến.
Trong trường hợp cụ thể, doanh nghiệp sẽ quyết định lựa chọn áp dụng một nguyên tắc
ưu tiên thích hợp.
1.7.1 Phương pháp sắp xếp thứ tự các công việc trên một máy
a) Nguyên tắc FCFS (First Come, First Served)
+
+

Đến trước làm trước
Nguyên tắc này không làm thay đổi thứ tự các công việc (đơn hàng). Công việc



10

Điều độ sản xuất
(đơn hàng) nào chuẩn bị xong trước (đến máy trước) thì được gia công trước.
b) Nguyên tắc SPT (Short Processing Time)
Nguyên tắc theo thời gian gia công ngắn nhất.
Đối với nguyên tắc này, việc sắp xếp trật tự gia công theo tiêu chí ưu tiên cho
công việc nào có thời gian trên máy là ngắn nhất sẽ được gia công trước. Nếu hai
đơn hàng có cùng thời gian gia công trên máy thì đơn hàng nào có thời gian gia
công sớm hơn sẽ được ưu tiên.
c) Nguyên tắc EDD (Earliest Due Date)
+
+

Công việc nào có thời hạn hoàn thành (thời gian giao hàng) sớm nhất sẽ được
chọn làm trước.
+ Theo nguyên tắc này, việc bố trí các công việc sẽ được hạn chế nguy cơ trễ đơn
hàng. Tuy nhiên nếu những đơn hàng có thời gian giao hàng sớm mà thời gian gia
công trên máy lâu có thể sẽ làm cho các đơn hàng khác bị trễ, gia tăng số lượng
đơn hàng trễ. Vì thế chúng ta có thể kết hợp một cách linh động các nguyên tắc
này với nhau và chọn ra phương án tốt nhất.
d) Nguyên tắc LPT (Longest Processing Time)
+

+ Công việc có thời gian thực hiện dài nhất làm trước.
e) Nguyên tắc SMITH

Được áp dụng khi kết quả điều độ không có đơn hàng trễ  giảm thời gian lưu (

+


+

trung bình).
Điều kiện để đơn hàng thứ i được gia công sau cùng:
− Điều kiện 1: Trong tập đơn hàng thỏa điều kiện



Điều kiện 2: Xác định đơn hàng

Có nghĩa là: Nếu công việc i có thời hạn giao hàng lớn hơn hoặc bằng thời gian gia
công tích lũy của tất cả các công việc, đồng thời thời gian gia công của công việc i là lớn
nhất trong tất cả các công việc có thời hạn giao lớn hơn thời gian gia công tích lũy của
tất cả các công việc thì công việc i được thực hiện sau cùng mà không bị trễ hạn giao
hàng.
f) Giải thuật MOORE & HODGSON (Tiêu chuẩn về số công việc bị trễ)
Nếu EDD có nhiều hơn 1 đơn hàng trễ thì việc xác định kế hoạch điều độ sao cho
tổng số đơn hàng trễ là nhỏ nhất được thực hiện theo giải thuật MOORE & HODGSON:

Mỗi đơn hàng sẽ thuộc về tập

- E: Tập đơn hàng hoàn thànhsớm


11

Điều độ sản xuất
- L: Tập đơn hàng trễ
Bước 1: Cho tất cả các đơn hàng thuộc E, tập L là tập rỗng. Sắp xếp E theo EDD.

Bước 2: Nếu không có đơn hàng nào trong E là đơn hàng trễ, ngưng: kế hoặc điều
độ là tối ưu. Ngược lại, xác định công việc trễ đầu tiên: công việc k.
+ Bước 3: Trong k công việc đầu tiên, xác định đơn hàng có thời gian xử lý dài
nhất. Rút đơn hàng này ra khỏi tập E và đưa vào tập L. Thực hiện lại bước 2.
g) Mô tả mô hình điều độ:
+
+

Thời điểm sẵn sàng khác nhau:
− Trường hợp 1: Chuyền không để trống, không kết nối.
− Trường hợp 2: Chuyền có thể để trống, không kết nối.
− Trường hợp 3: Cho phép kết nối (đơn hàng có thể được cắt  A = A1 +
A2).
+ Điều độ song song
− Có m chuyền giống nhau (Cùng thực hiện được các đơn hàng với thời gian
tương đương) sẵn sàng nhận các đơn hàng tại thời điểm điều độ.
− Có n đơn hàng độc lập đang chờ được gia công.
− Trường hợp đơn hàng có tính kết nối, thời gian lớn nhất có thể trên 1 chuyền
bằng giá trị trung bình phân bố đối với các chuyền:
+

Áp dụng giải thuật Mc. Naughton xác định kế hoạch điều độ tối ưu:
Bước 1: Chọn 1 đơn hàng phân bố cho chuyền 1,
Bước 2: Chọn đơn hàng tiếp theo nếu tổng th/g chưa đạt M*. Tiếp tục cho đến khi
thời gian của chuyền bằng M*.
− Bước 3: Tiếp tục thực hiện trên các chuyền còn lại cho đến khi tất cả các đơn
hàng đã được phân bố hết.
Trường hợp không kết nối




 Giải thuật kinh nghiệm như sau:
Đối với tập đơn hàng chuẩn bị điều độ, sắp xếp theo thứ tự giảm dần thời gian gia
công của các đơn hàng (chuỗi thời gian gia công dài nhất - longest processing
time - LPT) (có thể sắp xếp thêo thứ tự tăng dần thời gian gia công, xây dựng
chuỗi thời gian gia công ngắn nhất - shortest processing time - SPT).
− Phân bổ đơn hàng đang xem xét vào chuyền có tổng thời gian gia công nhỏ nhất;
tương tự cho đến khi tất cả các đơn hàng đã được phân bổ.
1.7.2 Phương pháp sắp xếp thứ tự công việc trên hai máy.
Khi có n công việc thực hiện trên hai máy, trong đó mỗi công việc đều phải thực
hiện trên máy 1 trước rồi mới chuyển sang máy 2 thì việc bố trí thứ tự thực hiện các công
việc có ý nghĩa rất lớn đối với việc giảm thời gian ngừng máy trong quá trình sử dụng .


Mục tiêu của bố trí thứ tự thực hiện công việc trên hai máy là phải làm sao cho
tổng thời gian thực hiện các công vieecj đó là nhỏ nhất. Để xác định được phương án tối
ưu người ta dung phương pháp Johnson.


12

Điều độ sản xuất
Giải thuật Johnson
Bước 1: Xác định thời gian gia công nhỏ nhất của tập đơn hàng đang xét.
Bước 2: Nếu thời gian này xảy ra trên máy 1 thì đưa lên gia công trước. Nếu thời
gian này xảy ra trên hai máy thì được gia công sau.
+ Bước 3: Loại đơn hàng vừa phân bổ ra khỏi tập đơn hàng đang xét, lập lại bước 1
cho đến khi tất cả các đơn hàng đã được phân bổ xong.
1.7.3 Phương pháp sắp xếp thứ tự các công việc trên ba máy.
Có thể áp dụng PP Johnson nếu bài toán thỏa 1 trong 2 điều kiện sau:

+
+

Đk1: Min(t1) > Max(t2)
Đk2: Min(t3) > Max (t2)
Áp dụng PP Johson:
+
+
+
+

Đặt 2 máy ảo là N và M.
Thời gian gia công trên 2 máy:
• tN=t1 + t2
• tM=t2 + t3


13

Điều độ sản xuất

2.

Giới thiệu khái quát về công ty KyVy
2.1
Quá trình hình thành và phát triển
2.1.1 Giới thiệu doanh nghiệp
 Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần KYVY
 Tên giao dịch nước ngoài: KYVY COPORATION
 VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN (MIỀN NAM):

B16 Trường Sơn, Phường 15, Quận 10, Tp.Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (84-8) 3.868.3050 - Fax: (84-8) 3.868.3642

 NHÀ MÁY:

Lô II-7 Đường số 8, Nhóm CN 2, KCN Tân Bình, Q.Tân Phú, Tp.HCM, VN.
Điện thoại: (84-8) 3815 5041 - Fax: (84-8) 3815 5040
Email: - Website: www.kyvy.com.vn

 Chứng nhận của Tổng cục thuế và Tổng cục hải quan
 Giấy chứng nhận đăng ký Thuế số Q43491; Mã số thuế: 0302187883.
 Giấy chứng nhận đăng ký Mã số Doanh Nghiệp kinh doanh XNK số 08227.
 Thẻ ưu đãi Hải Quan số 2383.
 Ngành nghề kinh doanh:
 Sản xuất tã giấy trẻ em và người lớn.
 Sản xuất tấm lót trẻ em và người lớn.
 Sản xuất băng vệ sinh.
 Sản xuất khăn ướt.
 Phân phối các sản phấm khác như: Rau câu, bột ngũ cốc, túi vải, café.
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Từ ý tưởng giúp cho các bà mẹ Việt Nam có thêm thời gian chăm sóc gia đình
nhiều hơn, vào đầu năm 2001, Công ty TNHH KYVY với số đầu tư ban đầu 80 tỷ đồng
bao gồm các thiết bị, máy móc cũng như dây chuyền hiện đại của Ý và các nguyên liệu
nhập từ các nước Nhật, Mỹ… để sản xuất các sản phẩm chăm sóc bà mẹ và trẻ em.


14

Điều độ sản xuất
Cùng với văn phòng chính, công ty CP KYVY còn có nhà máy tại khu Công

Nghiệp Tân Bình TP. HCM và các văn phòng giao dịch tại các thành phố lớn: Hà Nội,
Đà Nẵng.
Sau quá trình chuẩn bị cho các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập hệ thống
phân phối và quảng bá thì đến tháng 7- 2001, công ty cho ra đời sản phẩm đầu tiên với
thương hiệu là BINO. BINO với chất lượng và giá cả phù hợp đã gặt hái được nhiều
thành công và khẳng định được vị trí thương hiệu và công ty trong lòng người tiêu dùng.
Liên tục trong năm tiếp theo công ty đã tiếp tục đầu tư đa dạng hóa các dòng sản
phẩm nhằm đáp ứng tốt nhu cầu thị trường. Năm 2005 công ty cho ra đời thêm dòng sản
phẩm băng vệ sinh và sản phẩm tã giấy dành cho người lớn, sự xuất hiện thêm sản phẩm
mới đã có mặt trên thị trường: tã giấy BINO, BINBIN; tã giấy dành cho người già
KYHOPE; khăn ướt 7 COOL, BABILON, KITY; tấm lót KYHAPPY; và dòng sản phẩm
băng vệ sinh KYLADY, KYLADY FRESH đã được người tiêu dùng trên toàn quốc chấp
nhận thể hiện với tốc độ tăng trưởng doanh thu liên tục trong các năm qua từ 27%- 28%.
Ngày 21 tháng 12 năm 2007 phòng đăng kí kinh doanh - sở kế hoạch và đầu tư
TP. HCM đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103008826 cho công ty
TNHH KYVY chuyển sang Công ty Cổ Phần.
Chuyển đổi hình thức, tăng vốn điều lệ cộng với việc quan tâm tới các hoạt động
marketing, nghiên cứu phát triển sản phẩm, phát triển thị trường,hiện nay công ty đã có
tiến bộ vượt bậc. Với một hệ thống nhà phân phối rộng khắp toàn quốc ở các trung tâm
lớn là miền Bắc, miền Trung, miền Nam, miền Tây, miền Đông và TP. HCM. Tổng số
nhà phân phối của công ty trong thời điểm này lên tới 78 nhà phân phối, sản phẩm được
người tiêu dùng ưa chuộng.
Bên cạnh phát triển các kênh phân phối trong nước công ty còn hướng xuất khẩu
ra các nước trong khu vực như Autralia, New Zealand, Malaysia, Cambodia, Papua New
Guinea, Pakistan, UAE, Bangladesh, Pacific islands.
2.2

Giới thiệu các sản phẩm chính.
Công ty cổ phần KYVY với sản phẩm chính là tã giấy dành cho trẻ em, với hai
dòng sản chính là: Dòng sản phẩm tã giấy trẻ em cao cấp mang nhãn hiệu BINO và dòng

sản phẩm tã giấy trẻ em bình dân mang nhãn hiệu BINBIN. Cùng với sự phát triển của
thị trường công ty ngày càng đa dạng hóa sản phẩm với 2 dạng sản phẩm là: sản phẩm
do công ty sản xuất và sản phẩm công ty phân phối. Nhận thấy thị trường khăn ướt của
nước ta đang bước vào thời kỳ sôi động, công ty đã tập trung xây dựng, đẩy mạnh
thương hiệu sản phẩm khăn ướt để thu hút khách hàng và cạnh tranh với các thương hiệu
cao cấp của nước ngoài.


15

Điều độ sản xuất

 Sản phẩm do công ty sản xuất

Gồm có 4 loại sản phẩm
Sản phẩm công ty sản xuất

Tã Giấy

Băng vệ sinh

Tấm Lót

Khăn ướt

Hình 2.1: các sản phẩm do công ty sản xuất

 Tã Giấy
Tã giấy BINO.
Tã giấy BINBIN.

Tã giấy KYHOPE.
Tã Quần.
 Băng vệ sinh
Băng vệ sinh KYLADY.
Băng vệ sinh KALADY FRESH.
 Tấm Lót
Tấm lót HAPPY.
Tấm lót BINBIN ANGEL.
 Khăn ướt
Khăn ướt dạng lon.
Khăn ướt dạng bao có nắp.
Khăn 1 miếng.
 Sản phẩm do công ty phân phối
Hình 2.3: Các sản phẩm do công ty phân phối.
Sản phẩm công ty phân phối

Rau câu
3.

Bột ngũ cốc

Cafe

Túi vải

Hiện trạng và điều độ sản xuất tại chuyền khăn giây ướt.


16


Điều độ sản xuất
3.1

Cơ cấu nhân sự
Chuyền khăn ướt có tổng cộng 22 người, 1 Phó Giám Đốc, 1 nhân viên Kỹ
Thuật, 1 nhân viên KCS, 1 nhân viên Điều Độ, 1 Tổ Trưởng và 17 công nhân được chia
làm 3 tổ. Tổ hoàn thành gồm có 7 người (trong đó có 2 công nhân Kéo Lụa), Tổ chuyền
khăn ướt 1 miếng gồm có 4 người, Tổ chuyền khăn ướt block gồm có 6 người.
9.10%

4.50% 0%
18.20%

40.90%

Đại học
Cao đẳng Trung cấp
Trung học phổ thông Trung học cơ sở
Tiểu học

27.30%

Hình 3.1 Trình độ văn hóa của lao động
Đa phần trong số đó có trình độ văn hóa tương đối thấp hầu hết công nhân đều
mới tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông. Những nhân viên giữ các chức
vụ như: kỹ thuật, KCS, điều độ… đều tốt nghiệp trung cấp, trình độ cao đẳng là không
có. Trong khi, chỉ có 1 người duy nhất có trình độ đại học là anh Phó Giám Đốc Nhà
Máy.

27.27%


13.64%

59.09%

6 tháng đến 1 năm
1 năm đến 5 năm
5 năm đến 10 năm

Hình 3.2 Thâm niên làm việc của lao động
Hầu hết công nhân đã làm việc và gắn bó với chuyền khăn ướt trong một thời
gian dài. Phần lớn là từ 1 năm đến 5 năm nên họ đã quen với công việc giúp cho các
thao tác trở nên nhanh nhẹn và chính xác hơn. Trong quá trình làm việc, nhờ kinh
nghiệm làm việc lâu năm mà công nhân hiểu rõ được công việc, sản phẩm, quy trình
sản xuất… mà mình đang làm giúp họ tự kiểm soát và khắc phục các lỗi, các sự cố gặp
phải trong quá trình thực hiện.
3.2
Công nghệ sản xuất
 Đối với sản phẩm khăn ướt một miếng.


17

Điều độ sản xuất
Công nghệ bán tự động, tất cả nguyên vật liệu thô mua về, qua chuyển sản xuất
khăn 1 miếng để thực hiện các công đoạn gấp dọc, tẩm hương, cắt khăn, gói khăn, sau
đó ép- cắt 2 đầu bao và lưng bao.
Thứ tự thực hiện
1. Vệ sinh và chuyển nguyên vật liệu vào sản xuất.
2. Vệ sinh chuyền máy, hệ thống đường ống, dao cắt.

3. Pha hương.
4. Nạp nguyên vật liệu.
5. Sản xuất khăn 1 miếng.
6. Vào decal quoai, decal lưng, bấm lỗ.
7. Vào Block, cột dây.
8. Đóng thùng.
9. Chất lên ballet.
 Đối với sản phẩm khăn ướt block
Công nghệ bán tự động, tất cả nguyên vật liệu thô được đưa về, qua chuyền sản
xuất khăn block để thực hiện các công đoạn xẻ cuộn, gấp khăn, cắt khăn, tẩm hương,
xếp block. Qua công đọan thủ công gồm 1 nhân viên sẽ lấy block đưa sang băng tải
chuyền máy đóng gói. Tại chuyền đóng gói, máy sẽ tự đục lỗ màng, dán decal bao,
đóng gói block khăn, sau đó hàn kín 2 đầu bao và lưng bao dính lại.
Thứ tự thực hiện:
1. Vệ sinh và chuyển nguyên vật liệu vào sản xuất.
2. Vệ sinh chuyền máy, hệ thống đường ống, dao cắt.
3. Pha hương.
4. Nạp nguyên vật liệu.
5. Sản xuất block khăn.
6. Lấy block khăn từ chuyền cắt gấp sang chuyền đóng gói.
7. Đục lỗ, dán decan bao, đóng gói, ép miệng.
8. Thử bao.
9. Dán nắp lên bao.
10. Đóng thùng.
11. Chất lên pallet.


3.3

Quy trình sản xuất

Chuyền khăn ướt có 3 dây chuyền sản xuất chính là chuyền khăn ướt block,
chuyền khăn ướt 1 miếng và chuyền khăn cuộn. Dòng di chuyển của sản phẩm trải qua
2 giai đoạn chính: giai đoạn thứ 1 chạy trên máy và giai đoạn thứ 2 gia công thủ công.

Hình 3.3: Quy trình sản xuất khăn ướt block


Hình 3.5: Quy trình sản xuất khăn một miếng

Hình 3.6 quy trình sản xuất khăn cuộn


3.4

Hoạt động điều độ sản xuất ở chuyền khăn giấy ướt.
3.4.1 Trước khi sản xuất
Phòng Marketing sau khi nhận đơn đặt hàng từ các khách hàng sẽ tổng hợp vào
cuối tháng và trình đơn đặt hàng lên cho Ban Giám Đốc vào ngày mồng một hàng
tháng để xét duyệt. Ban Giám Đốc sẽ họp lại để xem xét lại nguồn lực hiện tại và xây
dựng kế hoạch sản xuất sơ bộ để xem liệu công ty có đáp ứng được đơn đặt hàng hay
không?
Đến ngày mồng 3, Ban Giám Đốc Nhà Máy sẽ trả lời cho khách hàng và bộ
phận Marketing biết có chập nhận đơn hàng hay không? Sau đó, lên kế hoạch sản xuất
và triển khai. Công ty sẽ lên kế hoạch sản xuất trong 3 tháng, trong đó 1 tháng sản
xuất và kế hoạch cho 2 tháng tiếp theo. Kế hoạch sẽ được xây dựng dựa trên những cơ
sở sau:
 Đơn đặt hàng bao gồm: đơn đặt hàng nội địa, đơn đặt hàng xuất khẩu, đơn đặt
hàng gia công cho các nhà hàng, khách sạn.
 Cân đối nguồn lực, bao gồm:
 Máy móc, thiết bị: Cần xác định được công suất thực tế và công suất maximun

cho phép của máy móc, thiệt bị hiện tại.
 Nguyên vật liệu: Cần xác định được nguyện vật liệu còn tồn trong kho là bao
nhiêu? Nguyên vật liệu trên đường về là bao nhiêu? Nếu thiếu thì cần lập phiếu
yêu cầu mua nguyên vật liệu để bổ sung vào ngày mồng năm hằng tháng.
 Nhân công: Nắm bắt tình hình nhân sự hiện tại của công ty để biết được nguồn
nhân lực hiện tại có đủ đáp ứng được với đơn đặt hàng hay không, nếu thiếu thì
cần tuyển dụng thêm hoặc cho công nhân làm tăng ca.
 Lịch bảo trì, bảo dưỡng: Do trong thời gian bảo trì máy các dây chuyền sẽ không
sản xuất nên cần xem xét lịch bảo trì, bảo dưỡng của bộ phận kỹ thuật là thời gian
nào để điều chỉnh cho kế hoạch sản xuất phù hợp cho kịp tiến độ đơn đặt hàng.
 Test mẫu của bộ phận R&D: Để đáp ứng sự thay đổi của các đơn đặt hàng từ phía
khách hàng, bộ phận R&D sẽ đi nghiên cứu và phát triển các dòng sản phẩm mới
dựa trên cơ sở những sản phẩm cũ đã thay đổi về kích thước, chất liệu, hàm lượng
các thành phần cấu tạo nên sản phẩm. Trước khi đưa vào sản xuất, thì bộ phận
R&D cần phải test mẫu thử để xem dây chuyền nhà máy có đáp ứng được hay
không, chất lượng sản phẩm tốt không, sản phẩm mới có khả thi hay không.
Và cuối cùng, Nhân viên điều độ sẽ ra Lô sản xuất trước một ngày dây chuyền đi vào
sản xuất, sẽ ra Lô sản xuất bao gồm:
 Thời gian sản xuất, mã số lô, tên lô.


 Quy trình của lô sản xuất.
 Định mức cho lô sản xuất.
 Nguyên vật liệu sử dụng cho lô sản xuất.
 Phiếu yêu cầu vật tư để thủ kho xuất nguyên vật liệu.
3.4.2 Trong khi sản xuất
Trước khi cho công nhân sản xuất đơn đặt hàng, nhân viên điều độ sẽ cho công
nhân đứng máy chạy mẫu thử, nhân viên điều độ và bộ phận KCS sẽ kiểm tra xem sản
phẩm đạt chất lượng hay không, nếu không được cần khắc phục các lỗi sản phẩm, nếu
mẫu chạy thử đạt yêu cầu thì mới cho sản xuất đơn hàng.

Để đảm bảo việc sản xuất không bị chậm trễ, đối với mỗi chuyền sản xuất và
khu vực hoàn tất đều được giao chỉ tiêu hàng ngày dựa trên số nhân sự có mặt và thời
gian sản xuất.
Trong quá trình sản xuất, nhân viên điều độ cần kiểm tra, đối chiếu với kế hoạch
để đảm bảo việc sản xuất đúng với kế hoạch sản xuất hay không bằng cách sử dụng
quyển nhật ký sản xuất để cập nhật và theo dõi kết quả thực hiện cũng như chấm công
cho công nhân hằng ngày, nếu tiến độ chậm với kế hoạch, cần tìm ra nguyên nhân và
khắc phục để sản xuất đúng với tiến độ. Những thông tin cần cập nhật hằng ngày gồm:
 Thông tin đầu ca.
 Nhân sự trong ca.
 Tình hình pha hương và sử dụng.
 Nguyên vật liệu sử dụng trong ca.
 Số lượng phế phẩm trong ca.
 Lý do ngừng máy.
 Thông tin của ca trước chuyển cho ca sau.
 Thông tin chỉ đạo của quản lý khu vực.
3.4.3 Sau sản xuất
 Nhân viên điều độ cần xem xét, đánh giá lại Lô sản xuất để biết được lượng
hao hụt nguyên vật liệu cho đơn hàng là bao nhiêu? Để kế toán cân đối lại thu
chi, từ đó rút ra được đơn hàng gia công lời hay lỗ, nếu lỗ cần đánh giá lại để
biết được nguyên nhân khắc phục cho những đơn hàng sau này. Và giúp cho
thủ kho cân đối lại xem số nguyên vật liệu đã sử dụng và lượng tồn kho để
chuẩn bị cung ứng cho các đơn hàng tiếp theo.
 Nhân viên điều độ cần tổng hợp lại giờ công, sản lượng sản xuất của công nhân
để chấm công, và tiền kết quả công việc cho công nhân hoàn thành chỉ tiêu đã
đề ra theo kế hoạch.
 Nhân viên điều độ cần tổng hợp và báo cáo lại cho Ban Giám Đốc về kết quả
thực hiện đơn hàng.



3.5

Điều độ sản xuất về mảng nguyên vật liệu tại chuyền khăn ướt vào tháng
10/2010
3.5.1 Xác định số lượng cần sản xuất cho từng loại sản phẩm
Mô hình sản xuất của công là mô hình đáp ứng đơn hàng từ kho (Make to stock).
Trước hết cần xác định được số lượng đặt hàng trong tháng tới, tồn kho cuối tháng từ bộ
phận kho. Từ đó, xác định những loại sản phẩm nào còn thiếu sau khi bộ phận
Marketing lấy đủ số lượng đã đặt hàng để lên kế hoạch sản.
Bảng 3.1 Bảng tổng hợp nhu cầu và tồn kho đầu tháng
10
Tên hàng
Đơn vị Tồn đầu
Nhu cầu
Babilon 80
Lon
3,615
660
Family 80
Bao
20,119
2,794
Kity 50
Lon
6,944
1,722
Omely 10
Bao
287
13,283

Omely 30
Bao
11,158
1,563
Omely 50
Bao
8,276
11,386
Omely 80
Bao
43,265
28,637
Omely Refill 60
Bao
10,102
2,430
Omely 1 miếng 50 gram
Bao
404,160
344,710
Omely 1 miếng 70 gram
Bao
356,125
86,790
Căn cứ vào số lượng tồn kho đầu kỳ và số lượng đặt hàng, đối với một số dòng sản
phẩm như: Babilon 80, Family 80, Kity 50, Omely 30, Omely Refill 60; số lượng tồn
kho đầu kỳ vẫn đủ khả năng để cung cấp cho các đơn đặt hàng trong tháng 10 và duy trì
được mức tồn kho cho phép. Tuy nhiên, một số dòng sản phẩm khác như: Omely 10,
Omely 50; số lượng tồn kho không đủ để đáp ứng được số lượng của các đơn đặt hàng
trong tháng 10. Trong khi đó, một số dòng sản phẩm khác như: Omely 80, Omely 1

miếng 50g, Omely 1 miếng 70g; số lượng tồn kho đủ để đáp ứng các đơn đặt hàng trong
tháng 10 nhưng nếu không lên kế hoạch sản xuất thì sẽ nằm ngoài mức dữ trữ tồn kho
cho phép của công ty, dẫn đến khi có đơn đặt hàng thì không thể đáp ứng kịp thời. Do
đó, Sau khi đã xem xét tới mức dự trữ cho phép dưới đây, công ty cần lên kế hoạch sản
xuất cho một số loại sản phẩm trong tháng 10 gồm: Omely 10, Omely 50, Omely 80,
Omely 1 miếng 50g, Omely 1 miếng 70g.
Căn cứ vào kích thước của các đơn đặt hàng trong quá khứ, số lượng chủng loại
sản phẩm, tình hình kinh doanh và diện tích kho bãi. Ban Giám Đốc đã đưa ra mức dự
trữ cho phép đối với từng loại sản phẩm như sau:
Bảng 3.2 Mức dự trữ cho phép của kho thành phẩm
Tên sản phẩm

Đvt

Min

Max

Omely 10

Bao

7,000

12,000

Omely 30

Bao


3,000

8,000


Omely 50

Bao

7,000

12,000

Omely 80

Bao

55,000

70,000

Omely Refill 60

Bao

3,000

8,000

Babilon


Lon

2,000

10,000

Kity

Lon

4,000

9,000

Family

Bao

10,000

20,000

Omely 1 miếng 50

Bao

400,000

600,000


Omely 1 miếng 70

Bao

400,000

600,000

(Nguồn: Bộ phận kho thành phẩm)
Sau khi đã xem xét 3 yếu tố ở trên gồm: Số lượng đặt hàng trong tháng 10 của bộ
phận Marketing, số lượng tồn kho thành phẩm đầu tháng 10, mức dự trữ cho phép. Và
xác định lại năng suất của các tổ, số nhân sự hiện tại và tổng thời gian cho phép sản xuất
trong tháng 10, ta đi đến xác định số lượng cần sản xuất của các sản phẩm như sau:
Bảng 3.3 Số lượng sản xuất theo kế hoạch
Tên sản phẩm
Omely 10
Omely 50
Omely 80
Omely 1 miếng 50g
Omely 1 miếng 70g

Đơn vị
Bao
Bao
Bao
Bao
Bao

Số lượng

22,000
12,000
46,000
370,000
140,000

Đối với sản phẩm Omely 80, do tồn kho đầu kỳ chỉ còn lại 43,265 bao, trong khi
nhu cầu từ các đơn đặt hàng là 28,637 bao, do đó sau khi bộ phận Marketing lấy đủ số
lượng đơn đặt hàng thì trong kho còn lại 14,628 bao, số lượng này không đảm bảo
được mức dự trữ cho phép tối thiểu là 55,000 bao và tối đa là 70,000 bao. Vì vậy, cần
phải sản xuất thêm tối thiểu là 40,372 bao và tối đa là 55,372 bao.
Cũng trong thời gian này, các chuyên gia ở Châu Âu cảnh báo rằng hóa chất
Phenonip ma công ty đang sử dụng có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người
tiêu dùng. Do vậy, Ban Giám Đốc đã chỉ đạo không được sử dụng hóa chất này nữa và
thay thế hóa chất này bởi chất Vantocil. Tuy nhiên, trong thời gian chờ đợi hóa chất
này về đến kho ngày 11/10 thì vẫn tạm thời sử dụng hóa chất Phenonip để sản xuất.
Khối lượng Phenonip hiện đang còn tồn kho là 27.38 kg vừa đủ để sản xuất được hết
46,000 bao Omely 80. Nhằm tối thiểu hóa chi phí tồn kho, tận dụng hết lượng hóa chất
trên mà vẫn nằm trong giới hạn cho phép sản xuất như đã trình bày ở trên, lên kế hoạch
sản xuất Omely 80 với số lượng là 46,000 bao.
Đối với Omely 50 và Omely 10, do tồn kho đầu kỳ còn lại lần lượt là 8,276 bao


và 287 bao, trong khi nhu cầu từ các đơn đặt hàng của 2 loại sản phẩm này lần lượt là
11,386 bao và 13,283 bao, do đó sau khi bộ phận Marketing lấy đủ số lượng đơn đặt
hàng và dựa trên mức dự trữ cho phép của 2 loại sản phẩm này tối thiểu là 7,000 bao và
tối đa là 12,000 bao thì cần phải sản xuất thêm tối thiểu là 10,110 bao Omely 50 và
19,996 bao Omely 10, tối đa là 15,110 bao Omely 50 và 24,996 bao Omely 10. Nhằm
tối thiểu hóa chi phí tồn kho và vẫn duy trì trong giới hạn cho phép sản xuất, lên kế
hoạch sản xuất Omely 50 là 12,000 bao và Omely 10 là 22,000 bao. Cũng tương tự như

sản phẩm Omely 50 và Omely 10, đối với sản phẩm Omely 1 miếng 50g và Omely 1
miếng 70g số lượng sản xuất theo kế hoạch lần lượt là 370,000 bao và 140,000 bao.
Sau khi đã xác định được số lượng của từng loại sản phẩm cần sản xuất trong
tháng là bao nhiêu thì một vấn đề đặt ra là phải xác định được sẽ sản xuất sản phẩm nào
trước là hợp lý. Do đó, cần căn cứ vào tồn kho nguyên vật liệu và thời điểm nguyên vật
liệu về đến kho trong tháng là khi nào? Số lượng là bao nhiêu? Đối với sản phẩm nào
có đủ nguyên vật liệu trong kho tại thời điểm hiện tại thì cho sản xuất trước. Trong
trường hợp có 2 hoặc 3 loại sản phẩm đều đáp ứng được yêu cầu trên thì căn cứ vào
tình hình cụ thể, kế hoạch chung của nhà máy và dựa trên số lượng sản phẩm cần sản
xuất, thường là sản phẩm nào có số lượng sản xuất lớn hơn thì sản xuất trước nhằm sẵn
sàng đáp ứng tốt với những yêu cầu của khách hàng trong một số trường hợp không
lượng trước được như: Cần với số lượng nhiều hơn so với dự kiến, thời gian giao hàng
sớm hơn…
Chúng ta thấy rằng: ở chuyền khăn block, các nguyên vật liệu được sử dụng để
sản xuất Omely 80 tất cả đã sẵn sàng trong kho (xem bảng 4.4). Do vậy, Omely 80
được chọn để sản xuất trước. Còn riêng với Omely 50, Omely 10 phải chờ hàng trên
đường về mới đủ để sản xuất. Ví dụ: đối với Omely 50, phải chờ đến ngày 13/10 khi
mà 40,700 decal khăn ướt nắp về đến kho thì mới đủ để sản xuất và 500 carton về đến
kho ngày 14/10. Đối với Omely 10, phải chờ đến ngày 20/10 thì 14,000 bao block
Omely 10 mới về đến kho. Do đó, căn cứ vào số lượng sản xuất theo kế hoạch của từng
sản phẩm, nguyên vật liệu trong kho tại thời điểm hiện tại và để đề phòng việc nguyên
vật liệu về chậm hơn so với dự kiến nên sẽ cho sản xuất Omely 50 trước, sau đó mới
sản xuất Omely 10. Ở chuyền một miếng, vì nhu cầu đối với sản phẩm Omely 1 miếng
50g cao và các đơn hàng đối với loại sản phẩm này đang cần gấp hơn nên sẽ cho sản
xuất Omely 1 miếng 50g trước rồi mới sản xuất Omely 1 miếng 70g.
Hiện tại, trong kho còn 48 kg Tego Wipe PE, với tổng giá trị khoảng 15 triệu, là
hợp chất được pha chế sẵn của hỗn hợp propylence glycol và panthenol, hợp chất này
sẽ hết hạn sử dụng vào tháng 12/2010 tới đây. Do vậy, Ban Giám Đốc đã chỉ đạo phải
đưa hợp chất này vào sản xuất tránh gây lãng phí. Dựa vào định mức của Tego Wipe
PE đối với từng loại sản phẩm và số lượng sản xuất theo kế hoạch của từng loại, nên

quyết định sẽ sử dụng hợp chất này cho sản phẩm Omely 80 là thích hợp nhất nhằm tận
dụng triệt để số lượng còn tồn kho của hợp chất này. Nếu sử dụng hợp chất này cho các
loại sản phẩm khác thì sẽ không tận dụng được hết hóa chất này gây lãng phí cho công
ty.


Bảng 3.4 Tồn kho nguyên vật liệu khăn ướt tháng 10
Tên nguyên vật liệu

Đơn Tồn đầu
vị
kỳ
240, 305
NW – Spunlace – hydrophilic, dạng m2
trơn, W1000, BW40g
79,639
NW – Spunlace – hydrophilic, dạng m2
lưới, W1000, BW40g
NW – Spunlace – hydrophilic, dạng m2 211,203.20
lưới, W900, BW40g
41,306
NW – Spunlace – hydrophilic, dạng m2
lưới, W200, BW50g
NW – Spunlace – hydrophilic, dạng m2 36,757.08
chấm bi nhỏ, W240, BW70g
Perfume – Herball 077
kg
10.24
Perfume – UPP 1357
kg

5.55
Perfume – Nice 099R
kg
7.36
Propylence glycol
kg
347.95
Panthenol USP
kg
37.71
K100
kg
24.51
Tego wipe PE
kg
48
Phenonip
kg
27.38
CO 40
kg
0
Vantocil
kg
0
Màng PE Omely C
m2
3,882
Decal khăn ướt nắp Omely C
cái

52,532
Nắp Omely C
cái
94,904
Decal khăn ướt bao Omely C, B
cái
86,486
Carton Omely C
cái
2,122
Màng PE Omely đục lỗ B
cái
39,424
Decal khăn ướt nắp Omely B
cái
1,945
Nắp Omely B
cái
38,798
Carton Omely B
cái
290
Màng PE Omely 10 ( 185x160x700) m2
5,379.5
Decal khăn ướt bao Omely 10
cái
1,200
Carton Omely 10 (280x260x 165)
cái
242

Bao block Omely 10
cái
0
Màng PE khăn 1 miếng ( 164x160)
m2 16,115.84
Carton Omely 1 miếng
cái
2,431
Bao block Omely 1 miếng
cái
10,436
4,756
Màng PE khăn 1 miếng ( 164x160) m2
in Omely phủ bạc

(Nguồn: Bộ phận kho nguyên vật liệu)

NVL trên
đường về

Thời điểm
nhập kho

430
50
70

12/ 10
12/ 10
21/ 10


60
100

12/10
11/ 10

40,700

13/ 10

500; 980

14/10;23/10

27,000
181
14,000
31,488

1/ 10
12/ 10
20/10
22/ 10

6622.32;
15,735

4/10;
26/10



×