Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

bài dự thi cán bộ đoàn giỏi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (28.1 MB, 49 trang )

Bai dự thi Tìm hiểu 65 năm Ngay truyền thống Cảnh sát THAHS va HTTP

Lời nói đầu
Ngay sau Cách mạng tháng 8 thành công, chính quyền cách mạng được
thành lập, các tổ chức đầu tiên của lực lượng Công an trong đó có lực lượng quản
lý trại giam được ra đời ở cả 3 miền Bắc , Trung, Nam. Ở Bắc bộ có Phòng quản
trị trại giam, Trung bộ có bộ phận trại giam thuộc phòng trinh sát, Nam bộ có trại
giáo hóa thuộc Quốc gia tự vệ cuộc.Với nhiệm vụ giam giữ bọn Việt gian, tay sai
cho thực dân Pháp và phát xít Nhật, bọn cầm đầu Đảngphái phản động và các
loại tội phạm hình sự, góp phần bảo vệ Đảng và chính quyền cách mạng non trẻ.
Để có cơ sở pháp lý trong việc thực hiện các chính sách của chính phủ đối với
phạm nhân, ngày 7/11/1950 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kỹ sắc lệnh số 150-SL quy
định về Tổ chức trại giam. Đây là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất kể từ khi
thành lập nước cho đến khi Pháp lệnh thi hành án phạt tù được ban hành.
Trải qua 65 năm thực hiện sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “tổ chức
trại giam”, lực lượng Cảnh sát quản lý (CSQL) trại giam không ngừng trưởng
thành và lớn mạnh về mọi mặt, làm tốt nhiệm vụ quản lý giam giữ, cải tạo các
loại tội phạm trong các thời kỳ cách mạng, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ an
ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
Làm sao để tuyên truyền, giáo dục sâu rộng về chặng đường lịch sử vẻ vang
65 năm xây dựng , chiến đấu và trưởng thành của lực lượng Cảnh sát thi hành án
hình sự và hỗ trợ tư pháp anh hùng, giúp mọi người nâng cao ý thức tìm hiểu về
lịch sử, truyền thống từ đó khơi dậy lòng tự hào thế hệ trẻ phát huy truyền thống
cách mạng, giữ vững niềm tin, tinh thần dân tộc, ý chí tự cường và xung kích sáng
tạo đối với nhiệm vụ bảo vệ an ninh an toàn các cơ sở giam giữ, quản lý giáo dục
phạm nhân, trại viên, học sinh xây dựng lực lượng vững mạnh.

Trần Thị Bình – Chi đoan 3 - Trường Giáo dưỡng số 2

43



Bai dự thi Tìm hiểu 65 năm Ngay truyền thống Cảnh sát THAHS va HTTP

Ngày 31/8/2015 Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp
có kế hoạch số 1757/KH-C81- C90 về Tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu 65 năm ngày
truyền thống lực lượng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp", trong
Tổng cục VIII.
Thực hiện kế hoạch của Tổng cục VIII –Trường giáo dưỡng số 2 có kế
hoạch số 89/KH-T2 ngày 03/09/2015 -Tổ chức cuộc thi viết: “Tìm hiểu 65 năm
Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp ”, với
mục đích thông qua cuộc thi :
1. Tuyên truyền, giáo dục sâu rộng về chặng đường lịch sử vẻ vang 65 năm
xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của lực lượng cảnh sát thi hành án hình sự
và hỗ trợ tư pháp anh hùng; nâng cao ý thức tìm hiểu về lịch sử, truyền thống cán
bộ, đoàn viên thanh niên
2. Khơi dậy lòng tự hào, cổ vũ động viên thế hệ trẻ phát huy truyền thống
cách mạng, giữ vững niềm tin, tinh thần dân tộc, ý chí tự cường và xung kích,
sáng tạo, trách nhiệm của đoàn viên thanh niên đối với nhiệm vụ bảo vệ an ninh,
an toàn các cơ sở giam giữ, quản lý giáo dục phạm nhân, trại viên, học sinh , xây
dựng lực lượng trong sạch vững mạnh, góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội,
xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc thi, tôi xin viết bài tham
gia dự thi và sau đây là phần trả lời câu hỏi của tôi:

Phần trả lời câu hỏi
Trần Thị Bình – Chi đoan 3 - Trường Giáo dưỡng số 2

44



Bai dự thi Tìm hiểu 65 năm Ngay truyền thống Cảnh sát THAHS va HTTP

Câu 1: Nêu hoàn cảnh ra đời của Sắc lệnh số 150-SL ngày 7/11/1950 do
Chủ tịch Hồ Chí Minh ký quyết định về Tổ chức các trại giam? Ý nghĩa sự
ra đời của Sắc lệnh? Ngày truyền thống của lực lượng cảnh sát thi hành án
và hỗ trợ tư pháp do cấp nào quy định , tại văn bản nào, thời gian nào? Ý
nghĩa của ngày truyền thống?
Trả lời:

Ngay sau Cách mạng tháng 8 thành công, chính quyền cách mạng được
thành lập, các tổ chức đầu tiên của lực lượng Công an trong đó có lực lượng quản
lý trại giam được ra đời ở cả 3 miền Bắc , Trung, Nam. Ở Bắc bộ có Phòng quản
trị trại giam, Trung bộ có bộ phận trại giam thuộc phòng trinh sát, Nam bộ có trại
giáo hóa thuộc Quốc gia tự vệ cuộc.Với nhiệm vụ giam giữ bọn Việt gian, tay sai
cho thực dân Pháp và phát xít Nhật, bọn cầm đầu Đảngphái phản động và các
loại tội phạm hình sự, góp phần bảo vệ Đảng và chính quyền cách mạng non trẻ.
Việc tổ chức và kiểm soát các trại giam vẫn do Bộ Nội vụ phụ trách, chưa được
quy định bằng một sắc lệnh. Sự phân công về việc giam giữ và kiểm soát giữa Bộ
Nội vụ và Bộ Tư pháp cũng không được rõ ràng. Ngày 16/9/1950 Bộ trưởng Bộ
Nội vụ Phan Kế Toại và Bộ trưởng Bộ Tư pháp Vũ Đình Hoè cùng ký tờ trình lên
Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đề nghị cần phải quy định lại các điểm
trên bằng một sắc lệnh. Đề nghị được Hội đồng Chính phủ ra quyết định chuẩn y
và Ban thường trực Quốc hội thoả thuận
Ngày 7/11/1950 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kỹ sắc lệnh số 150-SL quy định
về Tổ chức trại giam.

Trần Thị Bình – Chi đoan 3 - Trường Giáo dưỡng số 2

45



Bai dự thi Tìm hiểu 65 năm Ngay truyền thống Cảnh sát THAHS va HTTP

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh 150 quy định về tổ chức trại giam

Sắc lệnh quy định:
-Phạm nhân phải giam giữ trong các trại giam để trừng trị và giáo hoá.

Trần Thị Bình – Chi đoan 3 - Trường Giáo dưỡng số 2

46


Bai dự thi Tìm hiểu 65 năm Ngay truyền thống Cảnh sát THAHS va HTTP

- Bộ Nội vụ có nhiệm vụ tổ chức và kiểm soát các trại giam trong toàn
quốc. Bộ Nội vụ có thể uỷ quyền cho UBKCHC liên khu quyền thiết lập và cho
UBKCHC liên khu hoặc tỉnh quyền quản trị.
-Bộ trưởng bộ Tư pháp có nhiệm vụ kiểm soát trại giam về phương diện
giam giữ.
Đây là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất kể từ khi thành lập nước Việt
Nam dân chủ cộng hoà cho đến khi Pháp lệnh thi hành án phạt tù được ban
hành.Trên cơ sở của sắc lệnh và các văn bản pháp quy tiếp theo đã hình thành một
hệ thống trai giam với những chính sách, chế độ phản ánh quan điểm mới vềquản
lý, đối xử với phạm nhân của Dảng và Nhà nước ta. Những vấn đề có tính nguyên
tắc của Sắc lệnh vẫn còn giữ nguyên gá trị đến ngày nay.
Từ đó, ngày 7/11 hàng năm là ngày truyền thống của lực lượng Cảnh sát
thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp.

Câu 2: Từ khi Sắc lệnh số 150-SL ra đời đến nay, lực lượng Cảnh sát

trại giam, nay là Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp có
bao nhiêu lần thay đổi tên gọi và phiên hiệu? Ý nghĩa của những lần thay đổi
đó?
Trả lời:
Cách đây 65 năm ngày 7/11/1950 Chủ yịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số
150-SL quy định về “Tổ chức Trại giam” với các nội dung:
-Phạm nhân phải giam giữ trong các trại giamđể trừng trị và giáo hoá.
-Bộ Nội vụ có nhiệm vụ tổ chức và kiểm soát các trại giam trên toàn quốc.
Bộ Nội vụ có thể uỷ quyền cho UBKCHC liên khu quyền thiết lập và cho
UBKCHC liên khu hoặc tỉnh quyền quản trị.

Trần Thị Bình – Chi đoan 3 - Trường Giáo dưỡng số 2

47


Bai dự thi Tìm hiểu 65 năm Ngay truyền thống Cảnh sát THAHS va HTTP

-Bộ trưởng Bộ Tư pháp có nhiệm vụ kiểm soát trại giam về phương diện
giam giũ.
Đây là văn bản pháp lý đầu tiên, cao nhất của Nhà nước ta về công tác trại
giam, tạo nền tảng pháp lý để lực lượng Cảnh sát Quản lý trại giam (nay là Tổng
cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp) thực hiện nhiệm vụ quản lý,
giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân.
Từ khi thành lập cho đến nay , Tổng cục đã trải qua các thời kì lịch sử của
đất nước với nhiều lần thay đổi về mô hình, tổ chức bộ máy cũng như các tên gọi
lần luợt như sau:
Vụ chấp pháp (1945-1953)
Lực lượng quản lý trại giam ra đời góp phần bảo vệ chính quyền cách mạng
mới được thành lập và tham gia tích cực vào cuộc kháng chiến chống thực dân

Pháp. Ngày 19/8/1945 cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân ta
dành thắng lợi chính quyền bù nhìn Bảo đại- Trần Trọng Kim sụp đổ, Nhà nước
Việt Nam dân chủ công hoà ra đời. Đảng, Nhà nước ta khẩn trương thành lập các
tổ chức đầu tiên của lực lượng CAND, trong đó có bộ phận quản lý trại giam .
Trước tình hình cuộc kháng chiến chống thực dân pháp liên tiếp dành thắng
lợi trên khắp các chiến trường vùng giải phóng liên tục được mở rộng số nguỵ
quân nguỵ quyền đảng phái phản động gián điệp bị bắt đưa vào trại giam ngày
càng nhiều, thành phần đa dạng và phức tạp . Trước tình hình dố tháng 10/1953
Hội nghị công tác trại giam làn thứ nhất được tổ chức ở Tuyên Quang do đồng chí
Trần Quốc Hoang- Bộ trưởng Bộ Công an và đồng chí Nguyễn tạo – Vụ trưởng
Vụ Chấp Pháp – trại giam chủ trì.

Trần Thị Bình – Chi đoan 3 - Trường Giáo dưỡng số 2

48


Bai dự thi Tìm hiểu 65 năm Ngay truyền thống Cảnh sát THAHS va HTTP

Đ/c Trần Quốc Hoang-Bộ trưởng Bộ Công an lam chủ trì hội nghị

Hội nghị đã đánh giá và biểu dương những thành tích của công tác trại giam
góp phần phục vụ cuộc kháng chiến chống Pháp
Cục Lao Cải (8/1953-9/1962)
Ngày 16/2/1953 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 141/SL thành lập
Thứ Bộ Công an. Ngày 18/7/1953 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 169/SL
bổ nhiệm một số chức vụ trong Thứ Bộ công an, đồng chí Nguyễn Tạo giữ chức
vụ phó giám đốc Vụ Chấp Pháp. Ngay sau đó, Vụ chấp pháp tách thành hai vụ và
đồng chí Nguyễn Tạo làm Vụ trưởng Vụ Lao Cải. Việc thành lập thứ Bộ Công an
đánh dấu một bước chuyển biến, thay đổi mới về tổ chức của Ngành Công an nói

chung và lực lượng quản lý Cảnh sát trại giam nói riêng. Trong giai đoạn này,
Đảng , Nhà nước, Bộ Nội vụ, Thứ Bộ Công ancũng đã tăng cường chỉ đạo ban
hành nhiều văn bản liên quanđến công tác trại giam, chế độ quản trị và cách đối
xử với hàng binh và tù binh nguỵ, về trừng trị các loại Việt gian và phản động.
Qua 9 năm kháng chiến trường kỳ đầy gian khổ, hy sinh; lực lượng Công an nhân
dân nói chung và lựuc lượng Cảnh sát làm công tác quản lý trại giam nói riêng đã
lập nhiều chiến công xuất sẳc trong cuộc khngs chiến, góp phần quan trọng cùng
toàn Đảng, toàn quân, toàn dânlàm nên chiến thắng Điện Biên Phủ, lừng lẫy năm
châu chấn động địa cầu.
Cục quản lý trại giam (9/1962-1972)

Trần Thị Bình – Chi đoan 3 - Trường Giáo dưỡng số 2

49


Bai dự thi Tìm hiểu 65 năm Ngay truyền thống Cảnh sát THAHS va HTTP

Ngày 20/7/1962 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 34/LCT công bố
pháp lệnh quy định nhiệm vụ quyền hạn của Cảnh sát nhân dân. Trong đó có
nhiệm vụ “Thi hành việc quản chế giáo dục cải tạo bọn phản cách mạng và những
kẻ phạm tội khác”. Do đó, từ năm 1962 Vụ Lao Cải được đổi tên thành Cục Quản
lý trại giam có nhiệm vụ chỉ đạo , hướng dẫn nghiệp vụ cho tất cả các trại giam do
lực lượng Công an nhân dân đảm nhiệm.
Sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ đế quốc Mỹ điên cuồng mở rộng chiến tranh phá
hoại miền Bác hòng ngăn chặn sự chi viện của hậu phương lớn miền Bắc cho
cách mạng miền Nam, trại giam, trại cải tạo được coi là một trong những mục tiêu
tấn công của chúng. Trước tình hình địch tăng cường chiến tranh phá hoại miền
Bắc, để đảm bảo an toàn cho 6000 cán bộ và 30000 phạm nhân luôn luôn phải di
chuyển địa điểm , phải sơ tán, phân tán. Chính phủ có Quyết định số 89/CP ngày

22/6/1966 phân cấp trại cải tao cho các uỷ ban hành chính khu tỉnh, thành phố,
giao trại cho Ty Công an địa phương quản lý.
Đối tượng quản lý giam giữ gồm có:
-

Bọn phản cách mạng và tội phạm hình sự có án tù và tập

chung cải tạo.
-

Bọn gián điệp, biệt kích bị quân, dân ta bắt.

-

Nguỵ quân, nguỵ quyền tay sai Mỹ.

-

Người nước ngoài

-

Số gái mại dâm chuyên nghiệp , hoạt động lang thang và bị tập

chung cải tạo.
Năm 1971 thực hiện nghị quyết Hội nghị công an toàn quốc lần thứ 25. Cục
quản lý trại giam đã chức hội nghị công tác trại giam để đánh giá kết quả công tác
trại giam về những thành tựu đã đạt được và những thiếu sót cần khắc phục trên
cơ sở đó đề ra nhiệm vụ giam giữ- quản chế; giáo dục cải tạo và đấu tranh khai
thác.

Cục Cảnh sát Quản lý trại giam (1972-1981)

Trần Thị Bình – Chi đoan 3 - Trường Giáo dưỡng số 2

41
0


Bai dự thi Tìm hiểu 65 năm Ngay truyền thống Cảnh sát THAHS va HTTP

Sau chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, miền Nam hoàn toàn giải phóng,
cả nước thống nhất cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội. Lực lượng Cảnh sát trại giam
cũng như các lực lượng khác trong ngành công an nhân dân cùng bwocs vào giai
đoạn mới của cách mạng với nhiệm vụ : tiếp tục củng cố các trại giam, trại cải
tạo, các trường phổ thông công nông nghiệp tiếp tục quản lý, giam giữ, giáo dục
số đối tượng hiện có.
Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng chế độ nguỵ quyền sụp đổ hàng
triệu nguỵ quyền nguỵ quân của chế độ cũ tan rã. Song cũng còn hàng chục vạn
tên trong nguỵ quân, nguỵ quyền có nhiều tội ác với nhân dân hàng ngàn tên trong
tổ chức phản cách mạng bọn gián điệp bọn đầu hàng phản bội vẫn tiếp tục chống
phá với mức độ nghiêm trọng đòi hỏi phải truy tố xét xử hoặc tập chung cải tạo để
ổn định tình hình an ninh trật tự. Thực hiện chủ chương của Bộ Nội vụ mỗi tỉnh ở
miền Nam được thành lập một hoặc hai trại giam do Công an tỉnh quản lý. Đây là
thời kỳ hệ thống trại giam lớn nhất từ trước tới nay với 60 trại và gần 2 vạn cán
bộ chiến sỹ. Quản lý giáo dục gần 10 vạn phạm nhân các loại chủ yếu là số nguỵ
quân , nguỵ quyền của chế độ cũ.
Cục Cảnh sát và quản lý và cải tạo phạm nhân (1981-1996)
Năm 1981 thực hiện nghị định 250/CP ngày 12/6/1981 của Hội đồng bộ
trưởng (nay là Chính phủ) Cục Cảnh sát quản lý trại giam được đổi tên thành Cuc
Cảnh sát quản lý và cải tạo phạm nhân (ký hiệu là C24) trực thuộc Tổng cục Cảnh

sát nhân dân. Đầu năm 1982 Bộ quyết định phân cấp 17 trại giam thuộc Bộ giao
cho Công an tỉnh, thành phố quản lý. Việc đổi tên có tác dụng tạo điều kiện cho
các trại giam thuộc Bộ có điều kiện quản lý, giáo dục số phạm nhân nguy hiểm có
mức án cao, có điều kiện để nuôi dưỡng phạm nhân và chăm lo cho đời sống
chiến sỹ tốt hơn.
Ngày 22/11/1989 Bộ trưởng Bộ nội vụ có quyết định số 156/QĐ.BNV về
việc chuyển giao Cục Cảnh sát quản lý và cải tạo phạm nhân từ tổng cục Cảnh sát

Trần Thị Bình – Chi đoan 3 - Trường Giáo dưỡng số 2

41
1


Bai dự thi Tìm hiểu 65 năm Ngay truyền thống Cảnh sát THAHS va HTTP

nhân dân sang trực thuộc Bộ trưởng đánh dấu bước phát triển mới của Cảnh sát
trại giam.
Từ năm 1990 sự nghiệp đổi mới do đảng lãnh đạo đã có những chuyển biến
rõ rệt, đưa đất nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội, chính trị, an ninh
quốc gia và trật tự an toàn xã hội được giữ vững, quốc phòng an ninh đwocj củng
cố, kinh tế phát triển. Đời sống nhân dân được cải thiện, quan hệ đối ngoại được
mở rộng . Đảng, Nhà nước, Bộ Công an có điều kiện tốt hơn trong chỉ đạo công
tác quản lý trại giam trên các mặt: củng cố kiện toàn tổ chức, từng bước hòan
chỉnh cơ sở páhp lý, tăng kinh phí xây dựng nhà giam, cải tạo điều kiện ăn ở cho
phạm nhân, chăm lo đời sống cho cán bộ chiến sỹ. Công tác quản lý trại giam
cũng chuyển sang giai đoạn mới với vai trò quản lý của Nhà nứơc nagỳ acngf
toàn diện hơn, hệ thống tổ chức ổn định và gon nhẹ hơn, đội ngũ cán bộ quản lý
có nghiệp vụ chuyên môn sâu sắc hơn.
Ngày 20/3/1993 Chủ tịch nước đã ký sắc lệnh công bố pháp lệnh thi hành

án phạt tù đã được uỷ ban thường vụ quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khoá Ĩ thông qua ngày 8/3/1993. Ngày 13/12/1993 Bộ trưởng Bộ Nội
Vụ ra quyết định 458/BNV về việc quảnlý nhà nước về công tác thi hành án phạt
tù trong lực lượng Công an nhân dân. Đi đôi với việc ban hành các văn bản pháp
luật để điều hành, quản lý công tác thi hành án phạt tù, Nhà nước đã quy định rõ:
Bộ Nội vụ - Bộ Quốc phòng giúp Chính phủ quản lý công tác thi hành án phạt tù
về tổ chức công tác thi hành an phạt tù. Bộ Nội vụ có trách nhiệm quản lý và tổ
chức thi hành án phạt tù các bản án do Toà án nhân dân ra quyết định. Bộ Quốc
phòng có trách nhiệm quản lý và tổ chức thi hành án phạt tù các bản án do Toà án
Quân sự quyết định.
Cục quản lý trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng (3/1996-2009)
Để thực hiện được chức năng nhiệm vụ được giao, ngày 18/3/1996 Bộ
trưởng Bộ Nội vụ đã ra quyết định số 105/BNV về việc sửa đổi nhiệm vụ và tổ
chức của Cục quản lý trại giam. Đổi tên “Cục quản lý trại giam” thành “Cục quản

Trần Thị Bình – Chi đoan 3 - Trường Giáo dưỡng số 2

41
2


Bai dự thi Tìm hiểu 65 năm Ngay truyền thống Cảnh sát THAHS va HTTP

lý trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng” (gọi tắt là Cục V26) trực thuộc
Bộ trưởng Bộ Nội vụ có nhiệm vụ “ Giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ thực hiện nhiệm
vụ quản lý nhà nước và thi hnàh án phạt tù do lực lượng Cảnh sát nhân đảm
nhiệm, quản lý và thi hành quyết định đối với người bị xử lý vi phạm hành hcính
đưa vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.
Ngày 26/3/1996 Bô trưởng Bộ Nội vụ ra quyết định 197/BNV về việc sắp
xếp , phân loại hệ thống trại giam, quyết định 198/BNV về việc thành lập các cơ

sở giáo dục để quản lý những người vi phạm hành chính, quyết định 199/BNV về
việc thành lập về việc thành lập trường giáo dưỡng. Ngày 26/3/1996 Bộ trưởng
Bộ Nội vụ ra quyết định 197/BNV về việc sắp xếp, phân loại hệ thống trại giam,
Quyết định 198/BNV về việc thành lập các cơ sở giáo duc đẻ quản lý những
người vi phạm hành chính, Quyết định 199/BNV về việc thành lập các trường
giáo dưỡng.
Ngày 2/1/1996 Bộ trưởng Bộ Nội vụ có Quýet định 159/BNV về việc thành
lập cơ sở chấp hành hình phạt của người bị kết án tù trong trại tạm giam. Đi đôi
với việc chấn chỉnh sắp sếp lại hệ thống trại giam cơ sở giáo dục trường giáo
dưỡng công tác xây dựng lực lượng cảnh sát trại giam ở giai đoạn này cũng có
bước chuyển biến mới. Đội ngũ cán bộ được tăng cường với trên một vạn cán bộ
chiến sỹ.
Từ những năm 1975 Bộ đã thành lập trường Cảnh sát trại giam ở Bác Thái
sau dó nâng cấp thành Trường Cao Đảng Cảnh sát trại giam. Trước những đoig
hỏi cấp bách về đội ngũ cán bộ trại giam đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời đổi
mới. Ngày 16/11/1994 trong quyết định số 1176/BNV quy định nhiệm vụ của
Trường Đại học Cảnh sát nhân dân đào tạo chuyên ngành Cảnh sát trại giam ở bậc
đại học. Ngày 24/2/2000 Cục V26 đã tổ chức lễ ký hợp tác với Học viện CSND.

Trần Thị Bình – Chi đoan 3 - Trường Giáo dưỡng số 2

41
3


Bai dự thi Tìm hiểu 65 năm Ngay truyền thống Cảnh sát THAHS va HTTP

Lễ ký hợp tác giữa học viện CSND với cục V26

Với những đổi mới khá toàn diện trên các mặt, công tác quản lý trại giam ở

thời kỳ này có những chuyển biến rõ rệt: chấm dứt tình trạng phạm nhân suy kiệt,
giảm hẳn dịch bệnh ở các trại giam, phạm nhân yên tâm chấp hành án, tích cực
học tập , lao động để cải tạo. Chỉ trong 4 năm 1996-2000 đã xét giảm thời hạn
chấp hành án phạt tù cho 76.545 luợt phạm nhân cải tạo tiến bộ, xét đề nghị Chủ
tịch nước đặc xá giảm hết thời hạn phạt tù cho trên ba vạn phạm nhân trong đó
năm 2000 cho 22.957 phạm nhân. Đây là năm đặc xá quy mô lớn nhất từ trước tới
nay được dư luận trong jước và quốc tế đánh giá cao.

Lễ công bố đặc xá cho phạm nhân

Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp (9/2009- nay)

Trần Thị Bình – Chi đoan 3 - Trường Giáo dưỡng số 2

41
4


Bai dự thi Tìm hiểu 65 năm Ngay truyền thống Cảnh sát THAHS va HTTP

Việc triển khai thực hiện mô hình tổ chức bộ máy mới của Tổng cuc VIII
được đánh giá là một bước đột phá trong công tác xây dựng lực lượng, sự thay đổi
đó là phù hợp với quy luật khách quan và xu thế phát triển của xã hội; thể hiện rõ
sự chỉ đạo tập chung, thống nhất trong lĩnh vực thi hnàh án hình sự và hỗ trợ tư
pháp theo hướng chuyên môn, chuyên sâu để đạt hiệu quả thiết thực.
Nhiều lĩnh vực công tác trước đây thuộc chức năng, nhiệm vụ của một số
đơn vị trực thuộc Bộ, nay chuyển giao về Tổng cục VIII như: Quản lý, chỉ đạo
công tác tạm giam, tạm giữ và hỗ trợ tư pháp, thực hiện công tác quản lý đối với
người bị kết án tù được tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ
sở giáo dục bắt buộc để chữa bệnh , những người bị áp dụng các hình phạt tù,

người được đặc xá, hết án, hết thời hạn đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, công tác
tái hoà nhập cộng đồng....đã được Tổng cục VIII chỉ đạo Công an các địa phương
thực hiện đạt hiệu quả tích cực phục vụ tốt công tác phòng ngừa, phát hiện và đấu
tranh với các loại tội phạm, góp phần giữ vững an ninh quốc gia và trật tự an toàn
xã hội.
Tổ chức bộ máy từ Tổng cục đến các đơn vị trực thuộc và công an các địa
phương đã được kiện toàn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác Thi hành án hình
sự và hỗ trợ tư phá. Đội ngũ cán bộ thường xuyên được củng cố từng bước nâng
cao chất lượng, được rèn luyện qua thực tiễn công tác, có phẩm chất đạo đức và
bản lĩnh chính trị vững vàng, trình độ năng lực công tác ngày càng cao, đáp ứng
yêu cầu, nhiệm vụ chính trị được giao.
Trải qua các thời kỳ lịch sử của đất nước, hệ thống các trại giam đã thực sự
là công cụ chuyên chính của Đảng, Nhà nước trong quản lý, giam giữ và giáo dục
cải tạo phạm nhân ,trại viên, học sinh trường giáo dưỡng thành người lương thiện
có ích cho xã hội góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
Trong quá trình phát triển của lực lượng Cảnh sát Thi hành án hình sự và
hỗ trợ tư pháp nhiều cán bộ, chiến sỹ, đơn vị đã lập được những thành tích xuất
sắc cũng có nhiều đồng chí đã anh dũng hi sinh.

Trần Thị Bình – Chi đoan 3 - Trường Giáo dưỡng số 2

41
5


Bai dự thi Tìm hiểu 65 năm Ngay truyền thống Cảnh sát THAHS va HTTP

Câu 3: Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp có
chức năng, nhiệm vụ như thế nào và được quy định trong văn bản nào?
Trả lời:


Ngay trong những ngày đầu non trẻ của Nhà nước dân chủ cộng hoà, ngày
13/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 33/B cho phép Ty Liêm phóng
bắt giữ những đối tượng nguy hiểm cho Nhà nước dân chủ đưa đi an trí và thành
lập các trại giam trực tiếp làm nhiệm vụ trừng trị, giáo dục phạm nhân để bảo vệ
chính quyền và đảm bảo trật tự trị an.
Lúc này tại Bắc bộ có phòng Quản lý trại giam, ở Trung bộ có bộ phận trại
giam thuộc phòng trinh sát, ở Nam bộ có trại giáo hoá thuộc quốc gia tự vệ. Cuối
năm 1946, hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến , các trại giam phân tán
và di chuyển đến vùng hậu phương tự do hoặc hcuyển vào vùng rừng núi để đối
phó với địch. Ngày 7/11/1950 Chủ Tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 150/SL về tổ
chức các trại giam làm nhiệm vụ trừng trị và giáo hoá phạm nhân.
Trước yêu cầu đảm bảo ANTT trong tình hình mới và để phù hợp với tiến
trình cải cách tư pháp. Bộ trưởng Bộ công an ban hành quyết định số 4051/QĐBCA ngày 11/12/2009 quy định chức năng nhiệm vụ của Tổng cục thi hành án
hình sự và hỗ trợ tư pháp Căn cứ Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15/9/2009
của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn của Bộ công an xét đề
nghị của đồng chí tổng cục trưởng tổng cục xây dựng lực lượng công an nhân
dân.
I.Vị trí chức năng:
Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hõ trợ tư pháp (Tổng cục VIII)
trực thuôc Bộ có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng chỉ đạo thực hiện công tác
quản lý nhà nước về thi hành án hình sự trong phạm vi cả nước; thống nhất quản
Trần Thị Bình – Chi đoan 3 - Trường Giáo dưỡng số 2

41
6


Bai dự thi Tìm hiểu 65 năm Ngay truyền thống Cảnh sát THAHS va HTTP


lý, chỉ đạo công tác thi hành án hình sự, thi hành biện pháp tư pháp, thi hành
quyết định đưa người vào cơ sở giáo dục, công tác tạm giam, tạm giữ và hỗ trợ tư
pháp theo quy định của pháp luật và của Bộ trưởng; tham gia đấu tranh phòng,
chống tội phạm.
II. Nhiệm vụ và quyền hạn
1.

Nghiên cứu đề xuất Bộ trưởng trình chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

xem xét quyết định:
a)

Dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban

Thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị quyết , nghị định của Chính phủ về thi hành án
hình sự, quản lý tạm giam, tạm giữ, hoạt động hỗ trợ tư pháp, quản lý kho vật
chứng, thi hành quyết định đưa người vào cơ sở giáo dục.
b)

Chiến lược, chương trình quốc gia, đề án, dự án, quy hoạch, kế hoạch

dài hạn, năm năm, hàng năm, dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính
phủ, dự thảo báo cáo Quốc hội, Chính phủ về thi hành án hình sự.
2.

Trình Bộ trưởng ban hành:

a)

Thông tư, quyết định, chỉ thị về thi hành án hình sự, hỗ trợ thi hành


án, quản lý tạm giam, tạm giữ, bảo vệ phiên toà, áp giải bị can, bị cáo, dẫn giải và
bảo vệ người làm chứng, quản lý kho vật chứng, xử lý vi phạm hành chính đưa
vào cơ sở giáo dục.
b)

Quy định về quy trình, thủ tục, biểu mẫu, hồ sơ nghiệp vụ về thi hành

án hình sự và hỗ trợ tư pháp, quản lý tạm giam, tạm giữ, bảo vệ phiên toà, áp giải
bị can, bị cáo, đẫn giải người làm chứng, quản lý kho vật chứng, nội dung, biện
pháp nghiệp vụ để giam giữ quản lý bị can, bị cáo, giam giữ quản lý giáo dục cải
tạo người bị kết án tù (phạm nhân); quản lý, giáo dục người có quyết định đưa
vào cơ sở giáo dục (trại viên); phối hợp nghiên cứu, đề xuất tiêu chuẩn, định mức

Trần Thị Bình – Chi đoan 3 - Trường Giáo dưỡng số 2

41
7


Bai dự thi Tìm hiểu 65 năm Ngay truyền thống Cảnh sát THAHS va HTTP

trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện khoa học công nghệ thông tin và cơ
yếu, hệ thống kiểm soát an ninh, nơi ở, sinh hoạt làm việc, phương tiện phục vụ
công tác, chiến đấu của các đơn vị thuộc lực lượng Cảnh sát thi hành án hình sự
và hỗ trợ tư pháp.
c)

Nội quy trại giam, cơ sở giáo dục, trại tạm giam, nhà tạm giữ, nội


dung, chương trình giáo dục cải tạo, hướng nghiệp dạy nghề đối với phạm nhân,
trại viên.
d)

Quy mô giam giữ, quản lý phạm nhân, trại viên; Phối hợp với Tổng

cục Xây dựng Lực lượng Công an nhân dân nghiên cứu, đề xuất tách, lập, sát
nhập, giải thể các cục trực thuộc, Phòng, Ban, các trại giam, cơ sở giáo dục các
phân trại giam, phân khu cơ sở giáo dục, ácc trung tâm dạy nghề ở các trại giam,
cơ sở giáo dục.
e)

Mẫu, màu quần áo, đồ dùng sinh hoạt của phạm nhân, trại viên; kế

hoạch trang thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện phục vụ yêu cầu công tác
chiến đấu.
f) Quy định về thống kê thi hành án hình sự.
3.

Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, chỉ thị, nghị quyết, chiến

lược, chương trình quốc gia, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án, quyết định về thi
hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp.
4.

Ban hành theo thẩm quyền các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn chuyên

môn, nghiệp vụ về thi hành án hình sự, quản lý tạm giam , tạm giữ, bảo về phiên
toà, áp giải bị can, bị cáo, dẫn giải người làm chứng, quản lý kho vật chứng, quyết
định đưa người vào cơ sở giáo dục, văn bản quy phạm nội bộ theo quy định của

pháp luật và của Bộ trưởng.
5.

Hướng dẫn, kiểm tra

Trần Thị Bình – Chi đoan 3 - Trường Giáo dưỡng số 2

41
8


Bai dự thi Tìm hiểu 65 năm Ngay truyền thống Cảnh sát THAHS va HTTP

a)

Việc chấp hành pháp luật, quy định của Bộ trưởng trong hoạt động

thi hành án hình sự, tạm giam, tạm giữ, thực hiện nội quy, quy chế trại giam, trại
tạm giam, cơ sở giáo dục, nàh tạm giữ.
b)

Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quy định của pháp luật về hoãn,

tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù đối với phạm nhân đang chấp hành án tại các
trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ theo quy định của pháp luật.
c)

Kiểm tra Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc theo

dõi công tác thi hành án hình phạt tù, thi hành quyết định đưa người vào cơ sở

giáo dục đã có hiệu lực pháp luật thao quy định.
d)

Việc quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện khoa học

kỹ thuật , công nghệ thông tin và cơ yếu đối với các trại giam, trại tạm giam, cơ
sở giáo dục theo quy định của pháp luật và của Bộ trưởng.
e)

Việc tiến hành thủ tục, hồ sơ ban đầu đối với phạm nhân trại viên vi

pạm pháp luật theo quy định của pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự. Kiểm tra
việc truy bắt phạm nhân trốn khỏi nơi giam giữ, truy tìm trại viên trốn khỏi cơ sở
giáo dục.
f)

Chế độ thống kê, báo cáo về thi hành án hình sự, hỗ trợ tư pháp, quản

lý kho vật chứng. Công tác đăng ký, quản lý khai thác các loại hồ sơ nghiệp vụ
hiện hành và lưu trữ hồ sơ của các trại tạm giam, trại giam, cơ sở giáo dục. Kế
hoạch tổ chức lao động, dạy nghề, quản lý sử dụng kết quả lao động của phạm
nhân, trại viên theo quy định của pháp luật và của Bộ trưởng.
g)

Việc thực hiện công tác quản lý đối với người bị kết án tù được hoãn,

tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, trại viên được tạm đình chỉ chấp hành quyết
định đưa vào cơ sở giáo dục để chũa bệnh, những người bị áp dụng các hình phạt
khác như: tù có thời hạn nhưng cho hưởng án treo; cải tạo không giam giữ, hình


Trần Thị Bình – Chi đoan 3 - Trường Giáo dưỡng số 2

41
9


Bai dự thi Tìm hiểu 65 năm Ngay truyền thống Cảnh sát THAHS va HTTP

phạt quản chế cấm cư trú, twocs một số quyền công dân, cấm đảm nhiệm một số
chức vụ hoặc cấm một số ngành nghề nhất định, người đựơc đặc xá, hết án, hết
thời hạn đưa vào cơ sở giáo dục hoà nhập cộng đồng.
h)

Các hoạt động khác có liên quan đến công tác thi hành ná hình sự và

hỗ trợ tư pháp.
6.

Phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan hướng dẫnCông an các địa

phương theo dõi, quản lý và giáo dục người bị kết án tù cho hưởng án treo, cải tạo
không giam giữ, quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, người bị kết án
tù đang tại ngoại, hoãn, tạm đình chỉ thi hành án, thi hành biện pháp tư pháp ở địa
bàn dân cư theo quy định của pháp luật và của Bộ trưởng.
7.

Quyết định đưa người có án phạt tù đã có hiệu lực pháp luật vào trại

giam, nhà tạm giữ, thi hành quyết định đưa người vào cơ sở giáo dục, điều
chuyển, trích xuất phạm nhân, trại viên khỏi trại giam, cơ sở giáo dục theo quy

định của pháp luật và của Bộ trưởng.
8.

Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác giáo dục phạm

nhân, trại viên; xét, đề nghị giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, tha tù, đặc xá,
xét giảm thời hạn tạm đình chỉ, miễn chấp hành phần thời gian còn lại cho trại
viên. Chỉ đạo, hướng dẫn công tác hoà nhập cộng đồng cho người chấp hành xong
hình phạt xong hình phạt tù, chấp hành xong quyết định đưa vào cơ sở giáo dục
theo quy định của pháp luật và của Bộ trưởng.
9.

Chỉ đạo, hướng dẫn công tác trinh sát nắm tình hình, xây dựng, xét

duyệt, sử dụng đặc tình, cơ sở bí mật, công tác phân loại và tổ chức giam giữ
phạm nhân, trại viên theo loại nhằm bảo đảm an ninh, trật tự an toàn các trại
giam, cơ sở giáo dục, quản lý, phân bổ, sử dụng kinh phí nghiệp vụ, chỉ đạo công
tác khai thác phạm nhân, trại viên phục vụ công tác giam giữ, quản lý, giáo dục và
phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác.

Trần Thị Bình – Chi đoan 3 - Trường Giáo dưỡng số 2

42
0


Bai dự thi Tìm hiểu 65 năm Ngay truyền thống Cảnh sát THAHS va HTTP

10.


Hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức công tác vũ trang canh gác bảo vệ

tuyệt đối an toàn trại giam, cơ sở giáo dục. Tổ chức chỉ đạo,hướng dẫn công an
các địa phương thực hiện công tác hỗ trợ tư pháp; bảo vệ phiên toà, áp giải bị can,
bị cáo, dẫn giải người làm chứng, quản lý kho vật chứng, hỗ trợ công tác thi hành
án, tham gia thi hành hình phạt tử hình và thi hành quyết định đưa người vào cơ
sở giáo dục theo quy định của pháp luật; hỗ trợ các chấp hành viên thi hành bản
án hình sự, dân sự, kinh tế có tính chất đặc biệt nghiêm trọng theo quy định. Trực
tiếp quản lý kho vật chứng của Bộ Công an theo quy định của pháp luật và của Bộ
trưởng.
11.

Quản lý, khai thác tàng thư, hệ thống cơ sở dữ liệu nghiệp vụ về can

phạm, phạm nhân, trại viên phục vụ công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội
phạm.
12.

Lập kế hoạch phân bổ và điều hành ngân sách cho các đơn vị dự toán

cấp 3; phối hợp với các đơn vị liên quan giao chỉ tiêu kế hoạch sản xuất cho các
đơn vị, chỉ đạo kiểm tra công tác thanh quyết toán về tài chính, về quản lý và sử
dụng tài sản, đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị phương tiện kỹ thuật theo quy
định của Nhà nước và của Bộ trưởng.
13.

Chủ trì phối hợp với các đơn vị chức năng liên quan lập kế hoạch

đầu tư, quy hoạch tổng thể, quy hoạch mặt bằng, thiết kế mẫu, ban hành danh mục
các công trình phục vụ quản lý giam giữ, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc lập và

trình duyệt các thủ tục đầu tư, thanh quyết toán các dự án xây dựng, mua sắm
bằng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước và nguồn kinh phí thu từ kết quả lao
động cải tạo của phạm nhân, trại viên; tổ chức thẩm định phê duyệt các thủ tục
đầu tư theo phân cấp của Bộ trưởng. Quản lý, hướng dẫn về công tác lao động dạy
nghề và kiểm tra đôn đốc tổ chức thực hiện của các đơn vị trực thuộc.

Trần Thị Bình – Chi đoan 3 - Trường Giáo dưỡng số 2

42
1


Bai dự thi Tìm hiểu 65 năm Ngay truyền thống Cảnh sát THAHS va HTTP

14.

Tổng kết kinh nghiệm và nghiên cứu khoa học về công tác thi hành

án hình sự và hỗ trợ tư pháp, thi hành quyết định đưa người vào cơ sở giáo dục,
xây dựng lịch sử trại giam, cơ sở giáo dục, Lực lượng Cảnh sát thi hành án hình
sự và hỗ trợ tư pháp và xuất bản Tạp chí Khoa học quản lý, giáo dục tội phạm.
15.

Tổ chức công tác tuyên truyền, công tác chính trị tư tưởng, công tác

đảng và công tác quần chúng, thông tin nghiệp vụ và hoạt động của lực lượng
Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp; kịp thời động viên, khen thưởng
các tập thể, cá nhân trong lực lượng Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư
pháp và tập thể, cá nhân lập công xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an
ninh Tổ quốc theo quy định của pháp luật và của Bộ trưởng.

16.

Quản lý, tổ chức, biên chế, cán bộ công tác đào tạo bồi dưỡng cho

cán bộ, chiến sỹ lực lượng cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp. Thực
hiện chính sách cán bộ, tổ chức thực hiện công tác tuyển, huấn luyện và bố trí sử
dụng công dân phục vụ có thời hạn theo quy định của Bộ trưởng.
17.

Thực hiện công tác đối ngoại hợp tác quốc tế của lực lượng Cảnh sát

thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, phối hợp với các cơ quan chức năng trong
việc chuyển giao người bị kết án tù theo quy định của pháp luật và của Bộ trưởng.
18.

Thực hiện những nhiệm vụ khác thuộc chức năng của Tổng cục Cảnh

sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp do Bộ trưởng giao.
Câu 4: Trải qua 65 năm xây dựng , chiến đấu và trưởng thành, lực
lượng Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp , đã được Dảng, Nhà
nước trao tặng những danh hiệu , phần thưởng cao quý nào? Có bao nhiêu
đơn vị và cá nhân đã được tặng thưởng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ
trang nhân dân?

Trần Thị Bình – Chi đoan 3 - Trường Giáo dưỡng số 2

42
2



Bai dự thi Tìm hiểu 65 năm Ngay truyền thống Cảnh sát THAHS va HTTP

Cảm tưởng của bản thân về những tập thể hoặc cá nhân Anh hùng của
Tổng cục?
Trả lời:

Trung tướng Cao Ngọc Oánh, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Thi hanh án hình sự va
Hỗ trợ tư pháp phát biểu tại buổi gặp mặt.

Ra đời trong bão táp cách mạng, dưới dự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ
Chí Minh, trải qua chặng đường lịch sử vẻ vang suố 65 năm xay dựng và trưởng
thành. Trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể, lực lượng Cảnh sát thi hành án hình sự
và hỗ trợ tư pháp đã vận dụng sáng tạo các quy định của đảng và Nhà Nước để
quản lý nghiêm ngặt các loại đối tượng, bảo đảm các cơ sở giam giữ an toàn tuyệt
đối trong mọi tình huống, hạn chế đến mức thấp nhất đối tượng trốn khỏi nơi
giam, chống phá, bạo loạn, làm reo, phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, các
đoàn thể nhân dân. Các thế hệ cán bộ, chiến sỹ trong toàn lực lượng nêu cao bản
lĩnh chính trị vững vàng, trung thành tuyệt đối với Đảng, Nhà nước, với Tổ quốc,
nhân dân, thường xuyên rèn luyện, nêu cao phẩm chất đạo đức cách mạng, năng

Trần Thị Bình – Chi đoan 3 - Trường Giáo dưỡng số 2

42
3


Bai dự thi Tìm hiểu 65 năm Ngay truyền thống Cảnh sát THAHS va HTTP

lực công tác; phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, các đoàn thể nhân dân
hoàn thành xuất sắc trọng trách của mình, góp phần bảo vệ vững chắc an ninh

chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ
chính trị của mình trong sự nghiệp bảo vệ an ninh trật tự, cảm hoá hàng trăm
nghìn người phạm tội trở thành người lương thiện, có ích cho xã hội, góp phần to
lớn vào sự nghiệp xây dựng và Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Ghi
nhận thành tích trong công tác bảo vệ tổ quốc đảng , Nhà nước và bộ công an đã
phong tặng cho lực lượng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp nhiều
phần thưởng , danh hiệu cao quý :
01 Huân chương Quân công hạng nhất (năm 1985)

01 Huân chương Độc lập hạng nhất (năm 2000)

Trần Thị Bình – Chi đoan 3 - Trường Giáo dưỡng số 2

42
4


Bai dự thi Tìm hiểu 65 năm Ngay truyền thống Cảnh sát THAHS va HTTP

01 Huân chương Hồ Chí Minh (2005).

Trần Thị Bình – Chi đoan 3 - Trường Giáo dưỡng số 2

42
5


Bai dự thi Tìm hiểu 65 năm Ngay truyền thống Cảnh sát THAHS va HTTP

24 lượt đơn vị cơ sở được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ

trang nhân dân
6 cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân
dân

Trần Thị Bình – Chi đoan 3 - Trường Giáo dưỡng số 2

42
6


Bai dự thi Tìm hiểu 65 năm Ngay truyền thống Cảnh sát THAHS va HTTP

Đặc biệt năm 2009 Cục v26 được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh
hùng lực lượng vũ trang nhân dân, năm 2012 được tặng thưởng Huân chương
Quân công hạng Nhất; hàng ngàn lượt tập thể, hàng vạn lượt cá nhân được tặng
thưởng Huân, Huy chương và Bằng khen các loại…
Quá trình 65 năm xây dựng , chiến đấu và trưởng thành với những chiến
công thầm lặng, những phần thưởng cao quý mà Đảng, Nhà nước trao tặng đã ghi
nhận công lao to lớn và khẳng định bản chất cách mạng , truyền thống vẻ vang
của lực lượng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư phấp anh hùng, đó là:
Tuyệt đối trung thành với Đảng cộng sản Việt Nam , với Nhà nước Cộng hoà xã
hội chủ nghiữa Việt nam và nhân dân Việt Nam; cần kiệm, liêm chính, trí công vô
tư. Mưu trí dũng cảm kiên quyết, khôn khéo, tận tuỵ, kiên trì chịu đựng gian khổ
hi sinh, chủ động khắc phục khó khăn, thi đua hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ
đựơc giao. Đoàn kết tốt, kỷ luật nghiêm, chủ động phòng ngừa, tấn công tội
phạm. Vì nước, vì dân quên thân phục vụ, dựa vào nhân dân để công tác, chiến
đấu. Bao dung độ lượng, nhân ái, nhân văn, tất cả vì sự nghiệp giáo dụccải tạo
những người lầm lỗi trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
Thành tích và truyền thống trên bắt nguồn từ đường lối chính sách đúng
đắn và sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, của đảng uỷ Công an trung ương và

lãnh đạo Bộ công an; sự quan tâm phối hợp hiệp đồng giúp đỡ to lớn, hiệu quả
của các ngành các cấp, các lực lượng trong Công an nhân dân và của cấp uỷ,
chính quyền, lực lượng vũ trang, nhân dân, và đoàn thể, tổ chức xã hội và của
nhân dân. Đặc biệt là sự thấm nhuần tư tưởng nhân văn củ Chủ Tịch Hồ Chí Minh
kính yêu; sự nỗ lực phấn đấu, hi sinh củ các thế hệ cán bộ, chiến sỹ trong lực
lượng Cảnh sát thu hánh án hình sự và hỗ trựo tư pháp kỷ cuơng, tình thương,
trách nhiệm, vì bình yên cuộc sống và hạnh phúc của nhân dân, vì mục tiêu giáo
dục người lầm lỗi trở thành người có ích cho xã hội và gia đình.

Trần Thị Bình – Chi đoan 3 - Trường Giáo dưỡng số 2

42
7


×