Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Báo cáo Thiết kế cảnh quan trụ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 24 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

-------------------------------------------

ĐỒ ÁN II
Chuyên ngành 2: Thiết kế và tạo dựng cảnh quan

BÁO CÁO KẾT QUẢ DỰ ÁN
Thiết kế cảnh quan trụ sở
Chi cục thuế thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ
Sinh viên thực hiện :

Nguyễn Thị Ngọc Anh

Lớp :

K58RHQCQ

MSV :

584793

Giáo viên hướng dẫn :

TS. Đoàn Văn Lư

Hà Nội – 2016
1



MỤC LỤC

2


DANH MỤC HÌNH ẢNH

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Thiết kế cảnh quan là công việc không thể thiếu khi hoàn thiện công trình.
Không phải chỉ những công trình công cộng và nhà riêng mới cần tạo cảnh quan
mà cảnh quan xuất hiện ở khắp mọi nơi. Nơi đâu có con người thì nơi ấy cần có
không gian sống thoải mái, dễ chịu. Mỗi ngày, thời gian nhiều nhất của con người
là làm việc, tâm trạng là yếu tố giúp con người trở nên hưng phấn, đem lại hiệu quả
công việc tốt hơn.
Cảnh quan là phần quan trọng góp phần tạo nên vẻ đẹp và phong thủy cho công
trình. Vì vậy, với một sân vườn có cảnh quan đẹp, phong thủy đúng luật sẽ giúp
bạn thoải mái và may mắn hơn trong cuộc sống. Sân vườn mang lại cảm giác thư
3


giãn, đưa con người gần gũi với thiên nhiên. Cây xanh làm giảm đi đáng kể các loại
bệnh tật, đặc biệt là đối với các bệnh tật do sức ép căng thẳng của đời sống xã hội
công nghiệp mang lại. Trong xã hội đô thị, con người luôn sống thường trực trong
tình trạng bị “căng kéo” và “dồn nén”. Vì thế, cần phải tìm ra cách thức để giải tỏa,
một trong những cách thức đó là đưa cây xanh vào không gian sống và làm việc.
Do đó việc thiết kế sân vườn trở nên phổ biến và tất yếu cần phải có.
Là một sinh viên chuyên ngành “Thiết kế và tạo dựng cảnh quan” em mong
muốn qua đồ án II có thể rèn luyện thêm kiến thức, kỹ năng thiết kế cảnh quan. Để
khi ra trường em sẽ thành thạo và tự tin hơn trong lĩnh vực thiết kế cảnh quan, đem

đến những cảnh quan xanh đẹp và hữu ích. Qua quá trình khảo sát và điều tra, em
đã chọn chủ đề “Thiết kế cảnh quan trụ sở Chi cục thuế thành phố Việt Trì - tỉnh
Phú Thọ”.

4


2 Mục tiêu của dự án
1.1.
-

Mục tiêu tổng quát

Thiết kế và dự toán công trình cảnh quan tại trụ sở Chi cục thuế Việt Trì.
Đưa ra được phương án thiết kế phù hợp với yêu cầu của chủ đầu tư và cảnh
quan chung toàn khu vực đồng thời đáp ứng được các tiêu chí về thiết kế
cảnh quan khuôn viên.

1.2.

Mục tiêu cụ thể

-

Rèn luyện kỹ năng lập và thực hiện một dự án thiết kế cảnh quan quy mô vừa.

-

Nâng cao kỹ năng làm việc độc lập.


-

Củng cố kiến thức cơ bản đã học và nâng cao hiểu biết về quy trình sản xuất,
phối hợp, thiết kế cây trong lĩnh vực cảnh quan nhằm đảm bảo những yếu tố
về thẩm mĩ, thân thiện với con người, môi trường và có hiệu quả kinh tế.

-

Thực hành kỹ năng mềm: giao tiếp nghề nghiệp, kỹ năng ra quyết định, giải
quyết vấn đề, kỹ năng lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh, hoạch toán kinh tế.

-

Tận dụng cơ hội trải nghiệm thực hiện một dự án cảnh quan, qua đó xác định
rõ ưu nhược điểm bản thân, gặt hái bài học kinh nghiệm thực tế từ đó có
những bước tiến vững chắc hơn trong những dự án tương lai.

-

Hoàn thiện bộ hồ sơ thiết kế gồm:
+ 01 bản vẽ hiện trạng
+ 01 bản vẽ mặt bằng tổng thể
+ 01 bản vẽ mặt đứng
+ 01 bản vẽ mặt cắt
+ 03 bản vẽ phối cảnh
+ 01 bản dự toán chi phí công trình

5



PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Thiết kế sân vườn là một công việc mang tính sáng tạo và nghệ thuật cao. Nó
đòi hỏi người thiết kế phải có hiểu biết về: kiến trúc cảnh quan, trường phái vườn
cảnh, nghệ thuật bố cục về vị trí cũng như màu sắc, các loại vật liệu trang trí sân
vườn, hiểu rõ đặc điểm sinh lý - sinh thái cây trồng để có được một sản phẩm thiết
kế ấn tượng, xanh tốt với thời gian và đưa con người sinh sống trong không gian đó
trở nên gần gũi với thiên nhiên nhiều hơn.
1 Phân loại phong cách sân vườn


Vườn hình học phương Tây:

Áp dụng phong cách hình học phương Tây hiện nay thường cho các công trình
mang tính chất trang nghiêm như các công sở hành chính, quảng trường, vườn hoa
trong đô thị, và một số nhà ở với các chủ nhà yêu thích nghệ thuật này.Một số đặc
trưng của khu vườn loại này là : bố cục đối xứng, tường cây xanh, tường điêu khắc
trang trí, cây cắt xén hình học, hành lang nước, hồ phun nước kết hợp tượng điêu
khắc, các mảng cây hoa cắt xén…


Vườn sơn thủy Trung Quốc:

Vườn Trung Quốc được thực hiên trên triết lý taọ dựng mô phỏng những cảnh
đẹp thiên nhiên và tái dựng khu vườn như những bức tranh sơn thủy trong hội họa
Trung Hoa. Khu vườn được hình thành với những đặc trưng tiêu biểu: mặt nước
làm trung tâm, sử dụng đá chặn bờ nước, cầu và nhà thủy tạ, cây và hoa có ý nghĩa
trong thơ ca và hội họa( thông, trúc, mai, sen, liễu, mẫu đơn…),nghệ thuật chơi đá
cảnh, sử dụng trường lang và các loại cửa sổ, lỗ tường đóng mở không gian.



Vườn Nhật Bản:

Vườn khô: Sử dụng các hình ảnh tượng trưng và chịu ảnh hưởng của đạo thiền
nên tạo ra các khu vườn mang tính biểu tượng cao phục vụ cho việc nhìn ngắm và
suy tưởng. Sử dụng chủ yếu là chất liệu sỏi, đá, rêu, và một số cụm cây hoa, bonsai
sắp xếp rất chắt lọc.
6


Vườn trà: Mang đậm tính chất “thiền” của người Nhật. Thể hiện thông qua hình
ảnh của thủy bồn, đèn đá, con đường hoặc lối đi tạo bởi các phiến đá rời rạc và các
hàng rào tre. Tất cả đều từ những vật liệu thô mộc lại mang đến được dáng vẻ tự nhiên.


Vườn phong thủy Việt Nam:

Với lịch sử từ lâu đời và gắn liền với triết lí văn hóa phương Đông. Vườn phong
thủy Việt Nam mang một số đặc điểm sau đây: nước tụ tiền đường, sử dụng mô
hình tiền áng, hậu chẫm, tả thanh long, hữu bạch hổ, sử dụng hình tròn hoặc vuông,
chơi bonsai, non bộ.


Vườn phong cảnh đồng quê Việt Nam:

Đây là một xu hướng đang thịnh hành hiện nay ở nước ta, đặ biệt là miền Nam
và miền Trung. Nghệ thuật cảnh quan sử dụng các hình ảnh trong thiên nhiên, các
chất liệu dân dã trong trang trí sân vườn, người thiết kế mong muốn tái hiện hình
ảnh hoặc gợi hồn về những cảnh vật thanh bình, yên ả của làng quê Việt nam.



Vườn cảnh hiện đại:

Loại vườn này thường dựa trên một số xu hướng: sử dụng nghệ thuật sắp
đặt( các thành phần đưa vào vườn được chắt lọc và hầu như không có chi tiết thừa,
kiểu vườn này thường được áp dụng trong các tiểu cảnh nhỏ trang trí trong nội thất
như ở sân trong, dưới gầm cầu thang hay ở phòng khách), hiện đại hóa kiểu vườn
khô hoặc vườn trà Nhật Bản( sử dụng đặc trưng của vườn khô và vườn trà Nhật
như sỏi, đá, bồn nước, đèn đa…theo cách thức, đường nét hình học hiện đại thêm
vào đó các vật liệu phụ trong không gian như: tre, trúc, bình gốm…), sử dụng
đường nét hình học và các vật liệu mới trong sân vườn như kính, thép, các loại
sơn…và sử dụng sự tương phản, tương đồng giữa các màu sắc mang đến cho khu
vườn một phong cách hiện đại, có tính đột phá).
7


3 Các nguyên tắc thiết kế trong cảnh quan
1.1.

Xác định chủ đề và thủ pháp trong vườn cảnh

Vườn cảnh là một quần thể cấu tạo gồm 5 yếu tố căn bản: Đất, cây hoa , nước, đá
và không gian. Nhà tạo cảnh kết hợp các yếu tố đó một cách hài hòa, có tính quy
luật, tạo thành một tác phẩm nghệ thuật mang nhân tố phong cảnh. Biểu hiện thế nào
là vấn đề thủ pháp và hình thức, thể hiện được ẩn ý bên trong của chủ đề. Một chủ đề
hay có thể làm cho cảnh quan rực rỡ . Các chủ đề trong vườn cảnh đều dựa vào đối
tượng ,không gian địa điểm và mục đích cụ thể.Nhờ thủ pháp hay đúng quy luật như
màu sắc, định luật xa gần, to nhỏ, rộng hẹp, tối sáng, làm bật lên tính thống nhất, tính
cách điệu, tỷ lệ hài hòa mà dẫn đến hiệu quả nghệ thuật cao.Một bản thiết kế cảnh
quan sân vườn đẹp thì có “cảnh đẹp như tranh, hàm ý lắng đọng”những tác phẩm
thành công như vậy sẽ làm người xem mãi không chán và rung động tâm hồn.

1.2.

Bố trí cân bằng đối xứng

Bố trí cân bằng đối xứng là trạng thái bố trí đồng cân, đồng lượng, đối xứng qua
một trục giả định ở giữa vật thể. Cách bố trí cân bằng đối xứng này là hướng vào sự
thống nhất, sự mạch lạc và trật tự trong đường nét. Trong vườn tiểu cảnh có thể
trục giả định nằm ở chính giữa mặt tiền của ngôi nhà sử dụng hình thức bố trí này
trong trường hợp đòi hỏi tính nghi thức cao hoặc nhằm nhấn mạnh trọng tâm. Cách
bố trí này rất ổn định và tĩnh tại nên được trang trí ở hầu hết dinh thự, các khách
sạn sang trọng mang lại cảm giác thư thái nghỉ ngơi. Nhược điểm của nó là đơn
điệu và thiếu biến hóa.
1.3.

Bố trí cân bằng không đối xứng

Lối bố trí này khó xác định được trục đối xứng vì cảnh vật, cây cỏ hai bên không
giống hệt nhau. Bố trí cây, hoa trong vườn kiểu này ở nơi không phải là khu chính
của vườn như nơi thư giản tinh thần, khu trồng cây cảnh mà không phải ở cổng ra
vào hay mặt tiền nhà khách . Việc bố trí không đối xứng tạo ra nhiều khoảng trống
thích hợp trong tiểu cảnh này gắn bó chặt chẽ với bố cục chung cả khu vườn.
8


1.4.

Bố trí cân bằng đối tâm

Một số khu vực riêng hay từng cụm cây, cụm hoa, khối đá đều là những phần tử
đối xứng với nhau, xung quanh một trung tâm, kiểu bố trí cân bằng này thể hiện rõ

khi xây dựng các đài phun nước, các bồn hoa lớn ở khu vực chính. Từ bất cứ góc
độ nào trong vườn đều thấy nổi bật khu vực chính (theo Thiết kế cảnh quan sân
vườn tiểu cảnh).
1.5.

Tiết điệu

Tiết điệu thể hiện trạng thái nhịp nhàng và uyển chuyển giữa các thành phần của
khu vườn. Các khu vực cuả vườn cảnh đều mang tính cách biệt nhau về nội dung
cũng như hình thức, song việc bố trí xen kẽ giữa chúng sao cho đem lại cảm giác hợp
lý, nhịp nhàng khi chuyển từ khu vục này sang khu vục khác . Tiết điệu thường được
chọn lựa theo sở thích và cá tính của chủ nhân, nhưng cần đảm bảo tính liên tục, tiếp
nối và thống nhất. Tiết điệu chi phối và ảnh hưởng rất nhiều đến cảm giác của người
thưởng ngoạn. Việc thiết kế tổng quan cả khu vườn rất coi trọng đến tính tiết điệu.
1.6.

Sự lặp lại

Tính căn bản sẽ được nhấn mạnh nếu nhiều khu vực bố trí lặp lại về màu sắc
hay hình thể. Tuy vậy thông thường ít khi lặp lại những gì quá thông thường hoặc
không lặp lại cái gì nhiều quá vì sẽ gây lộn xộn hoặc nhàm chán.
1.7.

Bố trí mang tính nhấn mạnh trọng điểm

Trong thiết kế cảnh quan sân vườn thì vườn cảnh gồm nhiều khu vục, có chính,
có phụ, có trung bình và có nơi cần đặc biệt nhấn mạnh. Tuỳ cá tính, sở thích của
từng gia chủ mà ta thiết kế làm nổi bật khu vực nào. Khi xác định được các khu vực
chính phụ, to,nhỏ, trong vườn thì cách trang trí, bố cục cần chú ý các nguyên tắc trong
thiết kế cảnh quan sân vườn tiểu cảnh như sau:

-

Phân định tầm quan trọng của mỗi phần để bố trí bày đặt, trang trí.
Giới hạn các trọng điểm. Một trọng điểm chính và hai hoặc ba trong điểm

-

phụ theo kích thước và khoảng cách cần thiết.
Bố trí và sắp đặt các phần tùy theo tỉ lệ quan trọng.
Loại bỏ những chi tiết rườm rà
9


-

Sử dụng các xảo thuật nhằm gây chú ý thị lực

Để nhấn mạnh hay gây chú ý, cần sử dụng những xảo thuật cần thiết làm tăng
kích thước của tiểu cảnh, vật thể thậm chí diện tích cả khu vườn, có thể dùng màu
sắc đậm nhạt, ánh sáng chói hoặc sự tương phản màu sắc mạnh mẽ. Sự kết hợp các
màu sắc tương phản sẽ gây sự chú ý mạnh mẽ của người thưởng ngoạn.
1.8.

Bố cục hài hòa

Bố cục hài hòa là một nguyên tắc hàng đầu khi tạo cảnh. Sự hài hòa bắt nguồn
từ thiên nhiên và chỉ có được khi đạt được sự hợp lý, logic trong việc phối hợp các
yếu tố đất, nước, cây hoa, đá và không gian. Đó là nguyên tắc cơ bản làm xuất hiện
yếu tố phong cảnh.
1.9.


Tỷ lệ hợp lý

Tỷ lệ biểu thị mối tương quan giữa các vật thể trong cảnh vật. Tỷ lệ hợp lý giữa
chiều dài, chiều rộng, và chiều cao giữa chúng làm cảnh quan có chiều sâu ,chân
thực. Hình thể mỗi cảnh vật cần phải rõ ràng. Hình thể của giải đất , dạng lá đều rõ
khi quan sát. Giải quyết thỏa đáng định luật tỷ lệ sẽ đem lại sự hài hòa, ưa nhìn.
1.10.

Kích thước trong thiết kế cảnh quan

Kích thước xác định độ lớn của vật thể. Độ lớn của vật thể trong vườn từ hòn
đá, cây cảnh, lối đi, giàn cây, cổng vào vườn, thác nước, núi đá, gò đất hay bồn hoa
đều có mối quan hệ đến độ rộng hẹp của khu vườn và ngôi nhà. Xác định độ lớn
hợp lý sẽ làm cho việc thưởng ngoạn dễ dàng, đầy đủ vẽ đẹp, cảnh vật gắn bó, ấm
cúng của chủ nhân.Tiểu phẩm non bộ trong bể nước có chính và phụ sẽ sống động
khi có kích thước hợp lý về độ cao và độ rộng của bể nước.
Bên cạnh kích thước thật của khu vườn còn có kích thước thật biểu kiến do cách
bố trí khéo léo về màu sắc, tầm nhìn, điểm quan sát mà khu vườn có vẽ to ra hoặc
hẹp lại. Việc sử dụng xảo thuật này cũng giống như khi ta trang trí một căn phòng
cũng diện tích đó, đồ đạc đó nhưng với cách bố trí khác, căn phòng sẽ trông như
rộng ra, trần nhà cao hơn hay đẹp và thấp hơn.
10


Thường thường các màu nóng, quang độ lớn hơn trung bình và cường độ mạnh
khiến vật thể trở nên to hơn, trong khi các màu lạnh, quang độ tối, có cường độ yếu
thấp sẽ gây tác dụng ngược lại. Các khoảng cách, khoảng trống của bãi cỏ sẽ lớn
hơn ; bờ rào sẽ bé đi và rộng hơn khi ánh sáng chiếu vào yếu và có màu lạnh. Các
vật màu tương phản cạnh nhau làm chúng trở nên to hơn và gần hơn so với vị

trí thực của chúng.
1.11.

Điểm quan sát

Tất cả các tiểu cảnh được tạo hình luôn luôn có mặt trước, mặt bên và mặt sau.
Biết khéo léo bố trí thì người thưởng ngoạn luôn luôn quan sát được mặt chính và
hưởng thụ được đầy đủ ở nhiều góc độ vẽ đẹp của tiểu cảnh trong từng khu vực
vườn. Thông thường điểm quan sát thuận tiện luôn luôn nằm trên đường nhỏ nối
tiếp giữa các khu vực trong vườn vì vậy ta luôn luôn bố trí mặt chính của các tiểu
cảnh quay về phía đường dạo.
Điểm quan sát trung tâm chính bao giờ cũng đặt ở ngôi nhà chính. Tại vị trí này
có thể bao quát được hầu hết các khu vực trong vườn, nếu biết bố trí khéo léo hàng
rào, khu đất cao thấp ta sẽ co cảm giác khu vườn rộng lớn, thoáng đãng hơn thực tế.
1.12.

Ánh sáng và phối hợp màu sắc

Nói đến màu sắc là phải kể đến ánh sáng. Không có ánh sáng thì sẽ không có
màu sắc và ánh sáng thì luôn luôn có màu sắc.Nhà kiến trúc thiết kế cảnh quan,
phong cảnh khi xây dựng sơ đồ cho một khu vườn phải lưu ý đến ánh sáng tự nhiên
của mặt trời. Ngược lại, nếu muốn quan sát khu vườn về ban đêm thì lại đặc biệt
cần chú trọng đến nguồn sáng nhân tao.
Màu sắc của một vật mà chúng ta nhìn thấy là kết quả của hai yếu tố: loại ánh
sáng chiếu vào và phương cách mà vật làm cho tiêu tan hay phản chiếu ánh sáng. Do
đó tính chất màu sắc thực sự của vật thể chỉ bộc lộ rõ rệt dưới ánh sáng trắng.Màu
sắc của ánh sáng tùy thuộc vào nguồn sáng. Ánh sáng vào buổi trưa gồm đầy đủ các
quang phổ : tím (Violet ), xanh dương (Blue ), xanh lục (Green ) vàng (Yellow) Cam
(Orange) và đỏ ( Red ) các sắc này cân bằng và hòa với nhau để cho kết quả vô sắc.
11



PHẦN III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
1. Thời gian và địa điểm thực hiện dự án
-

Thời gian: 8/2016 -12/2016
Địa điểm: Học viện Nông Nghiệp Việt Nam

2. Nội dung thực hiện
-

Tìm kiếm chủ đầu tư
Xác định nhu cầu của chủ đầu tư
Khảo sát hiện trạng khu đất
Vẽ bản vẽ hiện trạng khu đất
Tìm ý tưởng thiết kế
Vẽ bản vẽ tổng mặt bằng
Vẽ các bản vẽ mặt đứng, mặt cắt
Báo cáo tiến độ lần 1
Dựng các bản vẽ phối cảnh
Dự toán chi phí thi công
Báo cáo tiến độ lần 2
Xin nhận xét, xác nhận của chủ đầu tư
Viết báo cáo, chuẩn bị poster.

4 Phương pháp thực hiện các nội dung dự án
-

Sử dụng phương pháp điều tra, phỏng vấn để thu thập thông tin về đối tượng thiết

kế – Chi cục thuế. Khảo sát mặt bằng tổng khuôn viên trụ sở. Cùng với đó là thu

-

thập các thông tin bản vẽ kiến trúc cùng với yêu cầu của ban quản lý dự án.
Áp dụng phương pháp thiết kế và quản lý dự án theo khung logic trong xây

-

dựng và thực hiện dự án chủ đề.
Sử dụng phương pháp phân tích đánh giá hiện trạng mặt bằng cũng như các
yêu cầu tiện ích công năng để đưa ra các phương án thiết kế khả thi nhất.

12


PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1 Kêt quả điều tra hiện trạng và các vấn đề liên quan
1.3.
-

Hiện trạng chung

Trụ sở Chi cục thuế nằm trên địa bàn phường Thanh Miếu, thành phố Việt
Trì, tỉnh Phú Thọ. Công trình quay mặt hướng ra trục đường lớn Nguyễn Tất
Thành. Công trình đã được xây dựng và đang trong quá trình hoàn thiện để

-

đưa vào sử dụng.

Tòa nhà xây 4 tầng theo phong cách hiện đại với cửa kính dược sử dụng ở mặt
trước và hai bên tòa nhà. Tổng diện tích toàn bộ công trình là 2.048m 2. Trong

-

đó, diện tích xây dựng chiếm 1.598m2. Diện tích còn lại để thiết kế là 450m2.
Hướng nhà: hướng chính Nam
Hướng gió: công trình đón gió Nam, và gió Đông Bắc
Sân vườn bao gồm khu vực sân trước tòa nhà, hông phải, phía sau, và một
phần hông trái, tất cả vẫn còn là đất trống. Sân trước tòa nhà là sân đã lát gạch
bê tông và bồn hoa ở giữa.

13


Hình 1. Bản vẽ mặt bằng hiện trạng
1.4.

Kết quả thực hiện

Qua quá trình đánh giá sơ bộ hiện trạng để tổng hợp một số đặc điểm sau:

-

Ánh sáng:
Khu vực tương đối trống trải, thoáng mát, ánh sáng nhiều.
Ánh sáng chủ yếu là ánh sáng trực tiếp từ mặt trời. Buổi sáng thì đón nắng


-


hướng Đông, chiều nắng hướng Tây.
Độ ẩm:
Khu vực có diện tích rộng rãi,thoáng mát nên độ ẩm luôn cân bằng với độ


-

ẩm môi trường 75-90%.
Nhiệt độ:
Nhiệt độ chủ yếu từ 18-250C do có sự điều hòa gió từ bên ngoài, công trình



đón gió Nam và gió Đông Bắc.
Khí hậu:
14


-

Là vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh, ít mưa, mùa hè nóng,
mưa nhiều. Hàng năm chịu ảnh hưởng của 25 -30 đợt không khí lạnh. Mùa
mưa kéo dài từ tháng 5-10 và chiếm khoảng 80% lượng mưa toàn năm. Mùa
ít mưa, chủ yếu mưa nhỏ và mưa phùn kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm


-

sau, trong đó tháng 12 hoặc tháng 1 có lượng mưa ít nhất.

Đất đai:
Đất đai ở đây không mấy màu mỡ, chủ yếu là đá và sỏi nhưng có thể cải tạo


-

được hoặc bổ sung thêm.
Màu sắc:
Nên tạo màu sắc chủ yếu là màu xanh nhằm tạo sự thoải mái, nhẹ nhàng khi

-

nhìn vào.
Có nhiều cây khác nhau tạo sự mới mẻ.
Tổng thể thẩm mỹ đẹp nhưng thiếu sự vui tươi, sôi động.

5 Phương án thiết kế
-

Trồng cây ở các cơ quan công sở là rất cần thiết, cây xanh tạo bầu không khí
trong lành, yên tĩnh và tùy theo nghệ thuật bố trí, sẽ tạo được những khung
cảnh hấp dẫn giúp mọi người cảm thấy thư giãn, dễ chịu, không chịu áp lực
và làm việc một cách thoải mái hơn.

-

Như đa số các công trình khác, công trình nào cũng trồng các loại cây sau:
cây bóng mát, cây hoa và cây bụi, cỏ và đường viền.

-


Công trình có kiến trúc hiện đại tạo nên sự sang trọng vậy nên ý tưởng cảnh
quan sẽ làm cho công trình trở nên gần gũi tự nhiên hơn. Tuy nhiên vẫn giữ
bố cục thiết kế đối xứng, cân bằng để không làm mất đi sự khang trang, lịch
sự, đứng đắn của một công trình công sở cần phải có.

15


Hình 2. Mặt bằng thiết kế công trình
-

Khu vực sân trước tòa nhà là điểm đến đầu tiên khi đặt chân đến đây, có thể
nói đây là bộ mặt cho công trình nên cần sắp xếp bố trí khéo léo, tạo điểm
nhấn cho công trình, tạo ấn tượng cho mọi người. Khi thiết kế cần chú ý yếu
tố phong thủy để có được may mắn, thuận lợi trong công việc.

16


Hình 3. Phối cảnh sân trước công trình
-

Nước là một trong những yếu tố phong thủy quan trọng. Nước có thể động,
có thể tĩnh cũng giống như cuộc sống của con người. Đặt một tháp nước ở
chính giữa sân, phía trước tòa nhà nhằm thu hút sự chú ý, tạo điểm nhấn cho
công trình, điều hòa không khí, lưu thông dòng chảy.

-


Dưới chân tháp nước ta đặt 6 chậu hoa cúc đại đóa. Loài hoa này có nhiều
màu sắc rực rỡ, vẻ đẹp này làm con người ta muốn nhìn ngắm mãi không
thôi. Ý nghĩa của loài hoa này còn là sự trường thọ, lạc quan, yêu đời thể
hiện khi hoa nở vào tháng 10 hàng năm – thời gian các loài hoa hầu hết đã
tàn, chỉ còn một số ít vẫn chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt. Vậy nên
nó cũng thích hợp được đặt ở ngoài trời.

17


Hình 4. Đài phun nước
-

Hình 5. Khu tiểu cảnh phía trước

Lấy tháp nước làm trung tâm, ta sắp xếp các bồn hoa theo bố cục đối xứng.
Có bốn bồn hoa, mỗi bồn sẽ trồng một cây đơn đỏ được cắt tỉa thành dạng

-

hình cầu, với mỗi cây có chiều cao là 0.8 – 1.0m tạo màu sắc bắt mắt.
Bên cạnh đó, sẽ trồng các cây dừa vàng, hai loại cây này đều xanh tốt quanh
năm, có sức sống tốt, không ít công chăm sóc. Phần rìa ngoài mỗi bồn sẽ
trồng cây nguyệt quế tạo thành viền, hàng rào rộng 20cm, cao khoảng 30cm.
Đường viền sẽ giúp cho khuôn viên vuông vắn, ngay ngắn. Khu tiểu cảnh rải
sỏi sau đó trồng cọ Nhật và xếp những viên sỏi to vào dưới gốc cọ để giảm
bớt độ thô của cọ. Dưới chân đèn sẽ trồng 5 cây Agao cao từ 40 – 50 cm để
trang trí cho khu này.

Hình 6. Hàng cọ phía sân trước

-

Hình 7. Gốc cây cọ

Ở trên bồn cây khu sân trước sẽ trồng cọ.Cọ là loại cây hay được lựa chọn để
trồng ở những khuôn viên rông rãi, thoáng đãng như thế này.
18


-

Một hàng cọ thẳng hàng trải dài phía sân trước cùng với đó trang trí viền
thêm bằng cỏ lan chi dọc theo. Ở gốc cây cau sẽ trang trí thêm cây tía tô và
cây xác pháo tô điểm thêm cho hàng cau.

Hình 8. Sảnh chính
-

Hình 9. Khu vực đầu nhà

Khu vực sảnh chính cần chú ý đặt các loại cây sang trọng, mang ý nghĩa về
tài lộc, may mắn. Hai bên sẽ đặt hai chậu cây vạn tuế, vì cây có sức chống
chịu tốt nên thích hợp đặt ngoài trời, còn trên bục sẽ đặt hai chậu thiết mộc
lan ở hai bên cửa ra vào. Tiếp đó có thể đặt hai cây si được cắt tả đẹp đẽ
nhằm tạo sự vững chãi.

Hình 10. Khu vực sân sau trái

19


Hình 11. Khu vực sân sau phải


-

Khu vực sân sau có thể chọn cây ăn qủa trồng kết hợp thu lợi. Cũng nên
tránh trồng những cây có hoa quả hấp dẫn ruồi nhặng, cây khó trồng, đòi hỏi
chăm sóc qúa tỉ mỉ. Do vậy, chon 2 loại là cây xoài và cây đào tiên, hai cây
này cũng có tốc độ sinh trưởng khá là nhanh.

-

Dưới gốc xoài trồng thêm cây muống nhật thành hình vòm tròn khá đẹp mắt,
đồng thời đỡ trống trải.

-

Công trình có một sân bóng nhỏ nên cần bố trí một chỗ nghỉ ngơi và ngồi thư
giãn. Sân sau chính là vị trí lý tưởng nhất. Ở đây trồng hai cây đào tiên tạo
tán tương đối lớn nên đủ bóng râm cho cả khu. Sắp xếp một vài chiếc ghế đá
hoặc gỗ không cần quá tiện nghi là đủ. Để cho đẹp mắt ta đặt thêm một vài
cây trúc nhật trang trí, bên dưới có thể đặt những hòn đá vừa và nhỏ xen lẫn
trồng một vài cây hoa thủy tiên cho khung cảnh thêm thơ mộng, lấn át đi
cuộc sống bộn bề công việc.

-

Về công việc duy tu duy trì ở đây thì khá là dễ, các cây được trồng thường là
các cây đễ trồng, không đòi hỏi chăm sóc quá tỉ mỉ, chỉ cần định kỳ theo
tháng là đã có cảnh quan đẹp và phù hợp.


20


Hình 12. Bảng thống kê
21


PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
6 Kết luận
Dự án thiết kế cảnh quan Chi cục thuế là một dự án mang tính khả thi, do bản
thân em tự tìm hiểu và lên kế hoạch thực hiện. Dự án kết thúc đã đảm bảo hoàn
thành các mục tiêu ban đầu đặt ra. Đó là có đầy đủ các sản phẩm là các bản vẽ,
bảng dự toán chi phí thi công. Việc trực tiếp đi điểu tra hiện trạng, lập và thiết kế
một dự án thiết kế cảnh quan đã giúp em rất nhiều trong việc nâng cao các kỹ năng
mềm của bản thân, là cơ hội giúp em tiếp xúc với thực tế nghề nghiệp, học hỏi
được nhiều kiến thức hơn về thiết kế sân vườn biệt thự, kiến thức phong thủy, rèn
luyện được kỹ năng vẽ đồ họa. Ngoài ra em còn nâng cao được kỹ năng làm việc
độc lập, làm việc theo kế hoạch, thái độ làm việc nghiêm túc, có trách nhiệm trong
công việc, cũng như kỹ năng tự ra quyết định, kỹ năng phỏng vấn và thu thập thông
tin, kỹ năng trao đổi với khách hàng để bản thân rút ra được rất nhiều kinh nghiệm
và bài học riêng phục vụ cho công việc trong tương lai.
Đồ án lần này không chỉ giúp sinh viên rèn luyện các kỹ năng chuyên môn cần
thiết mà mặt khác sự trực tiếp thực hiện đồ án sẽ mang lại những kết quả cao hơn
sự mong đợi như cơ hội việc làm rộng mở hơn trong con đường của tương lai.
7 Đề nghị
Qua việc thực hiện đồ án, em nhận ra rằng mặc dù đã được học tại trường song
kiến thức và kỹ năng vẽ trên máy tính của sinh viên còn khá hạn chế. Em mong
rằng các thầy cô sẽ chia nhỏ môn học ”Ứng dụng CNTT trong thiết kế cảnh quan”
thành các môn vẽ theo các phần mềm chi tiết. Điều này sẽ giúp sinh viên nắm bắt

được rõ hơn việc vẽ trên máy. Mặt khác, em mong rằng các thầy cô dạy chuyên
ngành cảnh quan sẽ có những công trình cụ thể tạo điều kiện cho sinh viên quen
dần với công việc thực tế.

22


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

3.
4.

1.

Bài Giảng Nguyên lý thiết kế cảnh quan, Kts. Lê Đàm Ngọc Tú, 2008,

2.

đại học Nông Lâm Hồ Chí Minh
Bài giảng Thi công và tạo dựng cảnh quan, ThS Tôn Nữ Gia Ái, năm

2009, đại học Nông Lâm.
Kiến trúc cảnh quan,Hàn Tất Ngạn, 1999, NXB Xây dựng
Từ ý đến hình, Hà Nhật Tân dịch, 2003, NXB Văn Hóa Thông Tin
/> />
23


PHỤ LỤC
1. Bản vẽ mặt bằng hiện trạng công trình

2. Bản vẽ mặt bằng thiết kế
3. Bản vẽ mặt đứng thiết kế
4. Bản vẽ mặt cắt công trình
5. Bản vẽ phối cảnh công trình
6. Bảng dự toán công trình

24



×