Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Thiết kế yếu tố hình học đường ôtô - CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ CẢNH QUAN ĐƯỜNG Ô TÔ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (943.59 KB, 16 trang )

TS. LÊ VĂN BÁCH THIẾT KẾ YẾU TỐ HÌNH HỌC ĐƯỜNG Ô TÔ


V - 1

CHƯƠNG 5
THIẾT KẾ CẢNH QUAN VÀ PHỐI HỢP CÁC YẾU TỐ TUYẾN ĐƯỜNG Ô TÔ

5.1 MỤC ĐÍNH THIẾT KẾ CẢNH QUAN ĐƯỜNG Ô TÔ
Khi thiết kế bất kỳ một tuyến đường nào cũng phải tranh thủ tạo ra các điều
kiện đường thuận lợi nhất cho người lái xe có khả năng phát huy hết khả năng
động lực của ô tô.
Muốn vậy cần phải đảm bảo cho tuyến đường rõ ràng, minh bạch, tầm nhìn
đảm bảo, thoáng đãng để người lái xe yên tâm lái xe với tốc độ cao.
Tuyến đường là một đường không gian hài hoà, đều đặn phù hợp với cảnh
quan môi trường xung quanh đồng thời lợi dụng cảnh quan để tô điểm cho đường,
gây cho người lái xe những chú ý cần thiết và nhận rõ hướng tuyến.
Mục tiêu chủ yếu của việc thiết kế cảnh quan đường ôtô là đảm bảo cho
tuyến đường thiết kế được hài hoà, đều đặn về mặt thị giác, tránh những phối cảnh
không gian không tốt (bị bóp méo, bị gãy khúc) gây ra cho người lái xe phán đoán
sai về điều kiện xe chạy, đảm bảo xe chạy an toàn êm thuận với tốc độ cao và có
phối cảnh hấp dẫn trong hành lang của tuyến đường thiết kế, theo cách đó sẽ làm
giảm được mức đơn điệu và tăng cường an toàn giao thông.
Sự hài hoà của tuyến đường được thể hiện ở hai khía cạnh đó là sự hài hoà bên
trong và sự hài hoà bên ngoài:
- Sự hài hoà bên trong (internal harmony) mô tả sự hài hoà nội tại của bản
thân con đường khi nó lên dốc, xuống dốc hoặc chuyển hướng và mái dốc
taluy của đường lên xuống quan hệ như thế nào với tim đường. Có nghĩa là
người thiết kế phải hình dung, tưởng tượng để trong quá trình thiết kế phải
phối hợp các yếu tố Bình đồ, Trắc dọc và Trắc ngang như thế nào. Đây là
vấn đề trừu tượng, rất khó khăn nếu chỉ dùng giấy và bút mà người ta phải


nhờ đến sự trợ giúp của máy tính….
- Sự hài hoà bên ngoài (external hamorny) mô tả sự phối hợp giữa đường ôtô
và môi trường bên ngoài. Kết quả của sự hài hoà bên ngoài là con đường và
môi trường tạo nên một vẻ đẹp kiến trúc trên nguyên tắc tôn trọng môi
trường hơn là phá vỡ nó.
Nhiệm vụ thiết kế cảnh quan:
1. Kết hợp hài hoà giữa các yếu tố của tuyến đảm bảo cho xe chạy thuận lợi, an
toàn với tốc độ cao.
2. Đảm bảo hướng nhìn đúng của người lái.
3. Định tuyến và các yếu tố của tuyến sao cho không sinh ra các chỗ sai lệch về
quang học.
TS. LÊ VĂN BÁCH THIẾT KẾ YẾU TỐ HÌNH HỌC ĐƯỜNG Ô TÔ


V - 2
4. Đảm bảo tuyến kết hợp hài hoà với cảnh quan xung quanh không ảnh hưởng
nhiều đến môi trường sinh thái.
5 Bảo vệ các di tích lịch sử và văn hoá, các vùng đất nông nghiệp quý giá.

5.2 SỰ KẾT HỢP GIỮA ĐƯỜNG VÀ CẢNH QUAN MÔI TRƯỜNG
5.2.1 Nguyên tắc chung về thiết kế cảnh quan
Cảnh quan là tổng hợp các tác nhân điển hình về thiên nhiên xuất hiện nhiều
lần trong khu vực chọn tuyến như địa hình, địa vật, cây cỏ, ao hồ, có ảnh hưởng
đến việc chọn tuyến đường.
Các loại cảnh quan đặc trưng: Vùng đồng bằng-Thảo nguyên, vùng đồi và
vùng núi.
Nguyên tắc chung thiết kế cảnh quan:
- Đảm bảo cho tuyến đường trở thành một đường không gian đều đặn, êm thuận.
Trong không gian đường không bị bóp méo, không gây sai lạc về thị giác, hướng
tuyến phải rõ ràng

- Thiết kế quang học trên đường còn thông báo cho lái xe rõ các tình huống trên
đường với một lượng thông tin vừa phải. Khi thiếu thông tin phải tìm cách bổ sung
bằng các biển báo, gương phản chiếu hoặc trồng cây,
5.2.2 Nguyên tắc đi tuyến ở vùng đồng bằng và thảo nguyên
Đặc điểm của địa hình vùng này là điều hoà, không có chênh lệch lớn về cao
độ. Địa hình thoải, dốc nhẹ không gặp các chướng ngại vật lớn về địa hình.
Nguyên tắc đi tuyến là kết hợp với môi trường, không cắt nát địa hình,
không nên làm các đoạn thẳng dài quá mà bố trí xen kẽ bằng các đường cong có
bán kính lớn để giảm tai nạn do đường đơn điệu gây ra.
5.2.3 Nguyên tắc đi tuyến vùng đồi
Vùng đồi có đặc điểm là địa hình có nhiều thay đổi. Muốn giảm bớt khối
lượng công tác, tuyến nên đi theo các đường cong lớn gắn với địa hình. Những ta
luy đào đắp nên có dạng thoải cong để tạo nên sự uốn lượn từ từ giữa nền đường
và địa hình hai bên.
5.1.4 Nguyên tắc đi tuyến vùng núi
Vùng núi là nơi cắm tuyến khó khăn, để tuyến phù hợp tốt nhất với thiên
nhiên và tiết kiệm khối lượng đào đắp, khi cắm tuyến có thể sử dụng các tiêu
chuẩn kỹ thuật giới hạn.
Thiết kế các yếu tố của đường như nền, mặt đường, các đường cong, tường
chắn một cách hài hoà, phù hợp với cảnh quan để thu hút hành khách chú ý và để
lại dấu ấn của con người chinh phục thiên nhiên.
TS. LÊ VĂN BÁCH THIẾT KẾ YẾU TỐ HÌNH HỌC ĐƯỜNG Ô TÔ


V - 3
Có thể thay nền đường đắp cao bằng 2 nền đường đắp độc lập để tăng ổn
định và tiết kiệm khối lượng.
Các ta luy đào, đắp cao nên chia bậc để trồng cây che.

5.3 ĐI TUYẾN THEO ĐƯỜNG TANG VÀ TUYẾN CLOTHOIDE

Đối với những đường cấp thấp (V≤ 40km/h) thường đi tuyến theo đường
tang. Việc đi tuyến này sẽ tạo ra một tuyến đường cứng, gây không hài hoà êm
thuận nhưng việc cắm tuyến, thi công dễ dàng hơn.
Phương pháp đi tuyến theo clothoide: Tuyến gồm nhiều đường cong
clothoide nối với nhau, đường cong này là một yếu tố cơ bản của tuyến.
Thông số đường cong rất lớn để đảm bảo cho tuyến uốn lượn điều hòa. Để
đảm bảo yêu cầu này thì:
- Chiều dài ĐCCT không nhỏ hơn ¼ chiều dài đường cong tròn (hoặc nối trực tiếp
các ĐCCT với nhau, không cần đường cong tròn)
- Thông số A : 0,4R < A < 1,4R . Với các đường có tốc độ 60-80Km/h thì A>100m
còn với đường có tốc độ 100-120Km/h thì A>200m
Tổng chiều dài ĐCCT có thể chiếm trên 60% chiều dài của tuyến, tuyến đường sẽ
trở nên hài hoà, mềm mại, bám sát địa hình và giảm bớt khối lượng công tác.
Trình tự thiết kế tuyến đường theo đường cong clothoide
1. Trên bản đồ với tỷ lệ lớn nghiên cứu địa hình và cảnh quan thiên nhiên của vùng
cắm tuyến, đặc biệt là đường chim bay để xác định các điểm khống chế. Trên bản
đồ cũng phân biệt các vùng địa chất thuỷ văn bất lợi, các khu di tích lịch sử văn
hoá, bảo tồn, Sau đó phải phác thảo tuyến đường nhằm thoả mãn các yêu cầu phối
hợp cảnh quan.
Có thể dùng thước nhựa dẻo uốn luợn qua các điểm khống chế.
Khi có dạng tuyến sơ bộ, chọn các bán kính đường cong tròn phù hợp sau đó nối
các đường cong tròn này bằng các đường cong clothoide.
2. Nghiên cứu phối hợp các yếu tố của tuyến.
3. Định vị lần cuối tuyến đường: Điểm đầu, điểm cuối, các cọc trên tuyến, thể hiện
tuyến bằng các yếu tố bình đồ, trắc dọc, trắc ngang,

5.4 SỰ PHỐI HỢP CÁC YẾU TỐ CỦA TUYẾN.
5.4.1 Mục đích phối hợp các yếu tố của tuyến
Sự phối hợp các yếu tố của tuyến nhằm:
- Tạo một tầm nhìn tốt, cung cấp đầy đủ thông tin cho người lái xe để kịp thời xử

trí các tình huống.
TS. LÊ VĂN BÁCH THIẾT KẾ YẾU TỐ HÌNH HỌC ĐƯỜNG Ô TÔ


V - 4
- Tạo tâm lý tin cậy, thoải mái để người lái có một môi trường lao động tốt, ít
mệt nhọc và có hiệu suất cao.
- Tránh các chỗ khuất, các nơi gây ảo giác làm người lái phân tâm, xử lý không
đúng đắn.
- Tạo một công trình phù hợp cảnh quan, góp phần nâng cao vẻ đẹp của khu vực
đặt tuyến.
Các quy định này buộc phải thực hiện trên các đường có tốc độ thiết kế trên
80km/h, khuyến khích thực hiện với đường có tốc độ thiết kế trên 60km/h và là
định hướng cho đường các cấp khác.
Sự phối hợp này phải là ý thức thường trực của người thiết kế và trên thực tế là
không đội giá xây dựng lên nhiều. Khi phí tổn gia tăng, phải xét hiệu quả của đồng
vốn.
5.4.2 Phối hợp các yếu tố trên bình đồ.
1. Trên bình đồ, tuyến đi nhiều đường cong bán kính lớn tốt hơn là đi đoạn thẳng
dài chêm bằng các đường cong ngắn, tuyến đi lợi dụng địa hình (men bìa rừng, ven
đồi, đi theo sông) tốt hơn là đi cắt, phải làm các công trình đặc biệt (tường chắn,
cầu cạn )
2. Góc chuyển hướng nhỏ phải bố trí bán kính cong nằm lớn.
Bảng5.1 Bán kính cong nằm tối thiểu phụ thuộc vào góc chuyển hướng
Góc chuy
ển h
ư
ớng, độ

1


2

3

4

5

6

8

Bán kính
đường cong
nằm tối
thi
ểu, m

Cấp I và cấp II
Vtt


100km/h

20 000

14 000

8000 6000 4000 2000 1500

Các c
ấp khác

10 000

6000

4000

3000

2000

1000

800

3. Tránh các thay đổi đột ngột:
- Các bán kính cong nằm kề nhau có trị số không lớn hơn nhau 2 lần.
- Cuối các đoạn thẳng dài không được bố trí bán kính cong tối thiểu.
- Nên có chiều dài đoạn cong xấp xỉ bằng hoặc lớn hơn chiều dài đoạn
thẳng chêm trước nó.
4. Khi đường có 2 phần xe chạy chiều đi và chiều về tách biệt, nên thiết kế thành 2
tuyến có nền đường độc lập, dải phân cách mở rộng để hoà hợp địa hình, có thể
biến thành hai nền đường riêng biệt, tiết kiệm khối lượng, công trình đẹp và ổn
định hơn.
Để tạo sự thu hút trong sự biến đổi cảnh quan, người thiết kế phải cố gắng
thiết kế cắm đường cong chuyển tiếp để nối tiếp giữa đoạn thẳng và đoạn cong tròn
trên bình đồ.
Trên các đường cấp cao, khuyến khích nối tiếp các đường cong nằm bằng

các đường clothoide liên tục.
TS. LÊ VĂN BÁCH THIẾT KẾ YẾU TỐ HÌNH HỌC ĐƯỜNG Ô TÔ


V - 5
5. Bán kính đường cong R> (4-8)R
min
, tốt nhất là cắm tuyến bằng các đường cong
clotoide.
6. Nên dùng tỷ lệ các đường cong trong đường cong tổng hợp 1:1:1
7. Hai đường cong ngược chiều có 2 ĐCCT nối trực tiếp thì thông số A của chúng
nên bằng nhau hoặc
5,1
2
1

A
A
.
Nếu địa hình bắt buộc phải bố trí đoạn chêm m thì
40
21
AA
m


8. Giữa 2 đường cong cùng chiều không nên bố trí đoạn thẳng chêm quá ngắn, nếu
đoạn chêm quá ngắn thì nên bố trí nối trực tiếp bằng một đoạn clothoide có thông
số
3

nho
R
A 
, với R
nhỏ
bán kính đường cong nhỏ hơn.
5.4.3 Phối hợp các yếu tố trên trắc dọc
1. Tránh thay đổi dốc lồi lõm lắt nhắt trên một đoạn đường ngắn hoặc sau một
đoạn đường thẳng dài
2. Bán kính đường cong đứng nên dùng trị số lớn (2-4)R
min
để đảm bảo yêu cầu thu
nhận thị giác
3. Nếu tuyến nằm trong một đoạn thẳng trên bình đồ thì giữa 2 đường cong đứng
liên tiếp cùng chiều (nhất là với đường cong đứng lõm) không nên bố trí đoạn dốc
đều ngắn mà thay bằng một đường cong có bán kính lớn.
4. Thiết kế đường cong đứng có chiều dài lớn hơn chiều dài hãm xe.
5.4.4 Phối hợp bình đồ và mặt cắt dọc.
Trong quá trình thiết kế các yếu tố hình học của đường ôtô, chúng ta sử
dụng các đoạn thẳng, đường cong đứng, đường cong bằng, và các độ dốc để thiết
kế. Tuy nhiên, các yếu tố tuyến trên bình đồ và trắc dọc không thể thiết kế độc lập
mà chúng phải được phối hợp với nhau. Việc phối hợp tốt giữa các yếu tố bình đồ
và trắc dọc sẽ làm tăng mức độ hài hoà, êm thuận, tăng cường cảnh quan mà không
mất mát chi phí. Ngược lại sự phối hợp này không tốt sẽ sinh ra ảo giác, nhiều vị
trí trên tuyến đường có cảm giác bị gãy khúc, xoắn và đổi hướng bất ngờ.
Đối với đường cao tốc hoặc đường có giải phân cách cố định, để định vị
tuyến đường trên thực địa thì việc thiết kế tuyến đảm bảo được cảnh quan là yếu tố
quyết định.
Như vậy để phối hợp tốt giữa các yếu tố tuyến trên bình đồ và trắc dọc thì
người kỹ sư thiết kế có thể tham khảo một số nội dung mang tính chất hướng dẫn

sau đây:
1. Các đường cong và đoạn dốc phải được cân nhắc kỹ lưỡng. Đoạn dốc dài, đoạn
thẳng và đoạn cong lớn tại vị trí dốc đứng hoặc đường cong có bán kính châm
trước với độ dốc siêu cao nhỏ đều không hợp lý. Một bản thiết kế hợp lý là bản
thiết kế cố gắng không sử dụng những tiêu chuẩn giới hạn…
TS. LÊ VĂN BÁCH THIẾT KẾ YẾU TỐ HÌNH HỌC ĐƯỜNG Ô TÔ


V - 6
2. Tránh bố trí nhiều đường cong đứng trên một đoạn thẳng dài (hoặc đường cong
nằm có bán kính lớn). Sự đổi dốc liên tục trên trắc dọc nếu không phối hợp tốt
với đường cong nằm sẽ gây ra cho người lái xe ảo giác tuyến đường bị lồi lõm
bất thường và tạo nên tuyến có nhiều chỗ khuất.
3. Tránh bố trí nhiều đường cong nằm trên một đoạn tuyến phẳng tạo nên tuyến
quanh co.
4. Không đặt đường cong nằm có bán kính nhỏ sau đỉnh đường cong đứng lồi.
Tình huống này có thể gây nguy hiểm cho người lái xe bởi vì người lái xe có
thể không nhận thấy được sự đổi hướng tuyến đặc biệt là vào ban đêm.
5. Cố gắng để số đường cong nằm bằng số đường cong đứng và nên bố trí trùng
đỉnh. Khi phải bố trí lệch, độ lệch giữa hai đỉnh đường cong (nằm và đứng)
không lớn hơn 1/4 chiều dài đường cong nằm. Khi đường cong đứng không thể
bố trí trùng đỉnh với đường cong nằm thì đỉnh đường cong nằm nên bố trí trước
đỉnh đường cong đứng nếu theo hướng đi là rẽ trái, còn nếu theo hướng đi là rẽ
phải thì đỉnh này bố trí sau.
6. Đường cong nằm nên dài và trùm ra phía ngoài đường cong đứng (mỗi bên từ
20-100m).
7. Không bố trí đường cong đứng có bán kính nhỏ nằm trong đường cong nằm (sẽ
tạo ra các u lồi hay các hố lõm). Nên đảm bảo R lõm >R nằm.
8. Cả đường cong đứng và đường cong nằm cần phải được tăng bán kính nếu có
thể khi tiếp cận các nút giao thông, nơi mà việc đảm bảo tầm nhìn là rất quan

trọng
Mặc dù tính thẩm mỹ của tuyến sẽ tăng lên khi phối hợp giữa đường cong đứng
và đường cong bằng, tuy nhiên người thiết kế phải chú ý vì sự phối hợp này có khả
năng sinh ra ảo giác. Đường cong đứng lồi sẽ làm cho đường cong bằng xuất hiện
với bán kính lớn hơn so với thực tế trong khi đó đường cong đứng lõm lại làm cho
đường cong bằng bị nhỏ hơn. Chiều dài đường cong đứng càng nhỏ thì ảnh hưởng
của nó càng rõ nét. Nếu đường cong nằm có bán kính nhỏ nhất thì đường cong
đứng lồi có thể làm cho người lái xe duy trì một tốc độ cao hơn mức an toàn cho
phép. Trong khi đó, đường cong đứng lõm có thể làm cho người lái xe có định
hướng không đúng và thậm chí phanh đột ngột không cần thiết. Để phối hợp tốt
hơn giữa đường cong đứng và đường cong nằm, cần sử dụng đường cong nằm có
trị số bán kính lớn hơn trị số tối thiểu tuỳ theo tốc độ thiết kế.
Một vài nội dung khác cũng mang tính chất hướng dẫn như là: Việc thiết kế
đường cong nằm có bán kính tối thiểu ở cuối dốc gắt hoặc gần điểm thấp nhất
đường cong đứng lõm có bán kính nhỏ là không hợp lý. Như đã nói ở trên khi đó
tuyến đường sẽ có cảm giác bị ngắn lại, hơn nữa khi xuống cuối dốc tốc độ xe chạy
thường lớn hơn gây cho người lái xe các phản ứng điều khiển xe chạy không hợp
lý, nhất là vào ban đêm.

TS. LÊ VĂN BÁCH THIẾT KẾ YẾU TỐ HÌNH HỌC ĐƯỜNG Ô TÔ


V - 7
5.4.5 Phối hợp giữa bình đồ, trắc dọc và trắc ngang
1. Việc phối hợp giữa các yếu tố tuyến như bình đồ, trắc dọc và trắc ngang trước
hết là các yếu tố này được sử dụng các chỉ tiêu tốt hơn các chỉ tiêu giới hạn sau đó
là phối hợp các yếu tố tuyến với nhau để tạo ra một tuyến đường đảm bảo các yêu
cầu kỹ thuật và kinh tế.
2. Sự phối hợp giữa bình đồ, trắc ngang và trắc dọc còn được thể hiện ở chỗ bình
đồ và trắc ngang sẽ quyết định đến cao độ thiết kế trên trắc dọc tránh các trường

hợp đắp lớn trên sườn dốc, đào nhiều ở đồng bằng, không đảm bảo các yêu cầu
kinh tế-kỹ thuật và tính khả thi.
5.4.6 Phối hợp giữa tuyến đường và công trình.
1. Bố trí tuyến đường thẳng trên cầu và hầm, tuyến vuông góc với dòng chảy. Với
các đường cấp cao (V≥80km/h) có thể thiết kế đường cong nằm và đứng trên cầu
và hầm để đảm bảo tính liên tục của công trình
2. Không nên thay đổi độ dốc, thay đổi hướng tuyến trong phạm vi cầu, hầm và
phạm vi 10m ở 2 đầu công trình.
5.4.7 Sự kết hợp với cảnh quan.
1. Phải nghiên cứu kỹ các yếu tố địa hình và thiên nhiên của khu vực để kết hợp
một cách hợp lý, không phá vỡ quy luật tự nhiên, tránh các công trình đào sâu đắp
cao, tránh dùng các công trình đặc biệt.
2. Quy định về dốc mái taluy xuất phát trên các nguyên lý cơ học của đất đá. Ta
luy có thể:
- Thay đổi phù hợp với dốc ngang thường gặp trên địa hình.
- Có gọt tròn ở đỉnh taluy và mở rộng ở 2 đầu taluy
- Các taluy thấp dưới 1m, do không tốn nhiều khối lượng nên làm dốc 1: 4
~1:6 và có gọt tròn đỉnh và chân taluy.
- Taluy cao nên làm bậc thềm. Bậc thềm tạo ổn định cho taluy, làm chỗ chắn
nước xói taluy và nên trồng cây bụi.
5.4.9 Thiết kế trồng cây phối hợp với tuyến đường
Trồng cây dọc đường để tăng thẩm mỹ, cải thiện môi trường, hấp thu
Cácbonđioxit và tăng lượng ôxi cho không khí. Cây cối làm giảm bớt sự loá mắt và
giảm bớt nhiệt độ ở vùng khí hậu nhiệt đới nước ta. Trồng cây cũng quan trọng cho
việc làm giảm tổn thất nguồn nước và làm giảm tiếng ồn.
Việc chọn loại cây trồng và sắp xếp chúng dọc theo mỗi con đường phải tương
đối phù hợp để tạo một không gian tốt và nhịp nhàng. Như vậy công tác trông cây
gồm các nội dung sau:
- Chọn loại cây trồng, sự phong phú của các loại cây trồng.
- Vị trí trồng cây ( ở giữa hoặc dọc theo bên cạnh đường).

TS. LÊ VĂN BÁCH THIẾT KẾ YẾU TỐ HÌNH HỌC ĐƯỜNG Ô TÔ


V - 8
- Khoảng cách trồng cây ( khoảng cách giữa các cây và khoảng cách đến
đường ôtô)
- Sự sắp xếp các loại cây ( khoảng cách giữa các hàng cây, khoảng cách tự
nhiên giữa các bó, loại cây nhỏ ở trước cây to và tương tự như vậy).
DƯỚI ĐÂY LÀ MỘT SỐ HÌNH MINH HOẠ NÓI LÊN SỰ PHỐI HỢP GIỮA CÁC YẾU TỐ
HÌNH HỌC TRÊN BÌNH ĐỒ VÀ TRẮC DỌC ĐƯỜNG ÔTÔ:

A. Chỗ lõm trên một đoạn dốc dài

B. Chỗ lõm đã được khắc phục

Hình 1: Đường cong đứng lõm ngắn trên đoạn dốc dài
Cánh tuyến th
ẳng
Bình đồ tuyế
n
C
ắt

d
ọc

tuy
ế
n


Phương án đề nghị

TS. LÊ VĂN BÁCH THIẾT KẾ YẾU TỐ HÌNH HỌC ĐƯỜNG Ô TÔ


V - 9


A. Những điểm lồi ngắn trên đường cong nằm dài

A. Các điểm lồi đã được khắc phục

Hình 2. Đường cong đứng lõm có chiều dài ngắn trên đường cong nằm dài
Bình đồ tuyến

Cắt dọc tuyến

Phương án đề nghị

TS. LÊ VĂN BÁCH THIẾT KẾ YẾU TỐ HÌNH HỌC ĐƯỜNG Ô TÔ


V - 10


A.Các điểm lồi lõm xuất hiện trước đường cong nằm

B. Đường cong đững lõm có chiều dài lớn nối tiếp vào đường cong bằng

Hình 3. Đường cong đứng lõm có bán kính nhỏ ngay trước đường cong nằm.

Phương án đề nghị
Bình đồ tuyến

C
ắt

d
ọc

tuy
ến

TS. LÊ VĂN BÁCH THIẾT KẾ YẾU TỐ HÌNH HỌC ĐƯỜNG Ô TÔ


V - 11


A. Nắn tuyến khi cắt qua dòng sông

A. Kéo dài cánh tuyến tại đoạn cắt qua dòng sông.

Hình 4. Kéo dài cánh tuyến tại đoạn đường vào cầu.
Bình đồ tuyến
Cắt dọc tuyến
Các phương án đề nghị
Dòng sông
TS. LÊ VĂN BÁCH THIẾT KẾ YẾU TỐ HÌNH HỌC ĐƯỜNG Ô TÔ



V - 12



A. Hai đường cong nằm cùng chiều có đoạn chêm ngắn.

B. Thay thế hai đường cong bằng cùng chiều có đoạn chêm ngắn bằng một đường cong lớn

Hình 5. Hai đường cong cùng chiều với đoạn chêm ngắn (broken-back curve)
Bình
đ


tuy
ến

Ph
ươ
ng
án

đ


ngh

Cắt dọc tuyến
TS. LÊ VĂN BÁCH THIẾT KẾ YẾU TỐ HÌNH HỌC ĐƯỜNG Ô TÔ



V - 13


Hình 6. Sự phối hợp không tốt giữa đường cong đứng và đường cong nằm.












Hình 8. Tuyến đường trông như bị gãy khúc
Bình đồ tuyến

C
ắt dọc tuyến

Hướng mắt nhìn
TS. LÊ VĂN BÁCH THIẾT KẾ YẾU TỐ HÌNH HỌC ĐƯỜNG Ô TÔ


V - 14




A. Sự đổi dốc liên tục để bám sát địa hình sẽ gây mất cảnh quan

B. Khắc phục địa hình để tạo nên cảnh quan tốt

Hình 7. Khắc phục địa hình để đem lại sự hài hoà về mặt cảnh quan cho tuyến đường
Bình đồ tuyến

Cắt dọc tuyến

Phương án đề nghị

TS. LÊ VĂN BÁCH THIẾT KẾ YẾU TỐ HÌNH HỌC ĐƯỜNG Ô TÔ


V - 15



Hình 9. Sự phối hợp tốt giữa đường cong đứng lồi và đường cong nằm

Hình 10. sự phối hợp tốt giữa đường cong đứng lõm và đường cong bằng
TS. LÊ VĂN BÁCH THIẾT KẾ YẾU TỐ HÌNH HỌC ĐƯỜNG Ô TÔ


V - 16




Hình 11. Một số đoạn đường phối hợp rất tốt các yếu tố hình học,

đem lại vẻ đẹp về mặt cảnh quan.
o0o

×