Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Nghiên cứu biến tính than hoạt tính làm vật liệu hấp phụ xử lý amoni và kim loại nặng trong nước.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.01 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

NGUYỄN NGỌC THIỆN

NGHIÊN CỨU BIẾN TÍNH THAN HOẠT TÍNH LÀM VẬT LIỆU HẤP PHỤ
XỬ LÝ AMONI VÀ KIM LOẠI NẶNG TRONG NƯỚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

NGUYỄN NGỌC THIỆN

NGHIÊN CỨU BIẾN TÍNH THAN HOẠT TÍNH LÀM VẬT LIỆU HẤP PHỤ
XỬ LÝ AMONI VÀ KIM LOẠI NẶNG TRONG NƯỚC

Chuyên ngành: Hóa Môi Trƣờng
Mã số:60440120

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC :
PGS.TS. TRẦN HỒNG CÔN


Hà Nội -2016


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................ Error! Bookmark not defined.
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 5
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ...................................................................................... 6
1.1. Than hoạt tính và cấu trúc bề mặt .................................................................... 6
1.1.1. Than hoạt tính ............................................................................................ 6
1.1.2. Cấu trúc xốp của bề mặt than hoạt tính ..................................................... 7
1.2. Nhóm cacbon-oxi trên bề mặt than hoạt tính ................................................... 9
1.3. Ảnh hƣởng của nhóm bề mặt cacbon-oxi lên tính chất hấp phụError! Bookmark not

1.4. Biến tính bề mặt than hoạt tính ...................... Error! Bookmark not defined.
1.5. Tình trạng ô nhiễm amoni,asen và xanh metylen ở nƣớc taError! Bookmark not defi
1.5.1. Tình trạng ô nhiễm amoni ở nƣớc ta ....... Error! Bookmark not defined.
1.5.2. Tình trạng ô nhiễm asen ở nƣớc ta .......... Error! Bookmark not defined.
1.5.3. Tình trạng ô nhiễm xanh
metylen.......................................................................16

CHƢƠNG 2 : THỰC NGHIỆM ............................. Error! Bookmark not defined.
2.1. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu của luận vănError! Bookmark not defined.
2.1.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................ Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Nội dung nghiên cứu ............................... Error! Bookmark not defined.
2.2. Dụng cụ và hóa chất ....................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Dụng cụ ................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Hóa chất ...................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.2.1. Chuẩn bị hóa chất để tạo vật liệu mới .. Error! Bookmark not defined.
2.2.2.2. Chuẩn bị hóa chất để phân tích amoni . Error! Bookmark not defined.


2.2.2.3. Chuẩn bị hóa chất để phân tích asen .... Error! Bookmark not defined.
2.2.2.4. Chuẩn bị hóa chất để phân tích xanh metylenError! Bookmark not defined.
2.3. Các phƣơng pháp phân tích ion trong dung dịchError! Bookmark not defined.
2.3.1. Phân tích amoni bằng phƣơng pháp NesslerError! Bookmark not defined.
2.3.2. Phân tích asen bằng phƣơng pháp so màu thủy ngân brômuaError! Bookmark no
2.3.3. Phân tích xanh metylen ........................... Error! Bookmark not defined.
2.4. Phƣơng pháp tính tải trọng hấp phụ ............... Error! Bookmark not defined.
2.4.1. Phƣơng trình hấp phụ đẳng nhiệt LangmuirError! Bookmark not defined.
2.4.2.Phƣơng trình hấp phụ đẳng nhiệt FreundlichError! Bookmark not defined.
2.5. Biến tính than hoạt tính .................................. Error! Bookmark not defined.

3


2.5.1. Chuẩn bị vật liệu hấp phụ từ than hoạt tính nguyên khaiError! Bookmark not de
2.5.2. Biến tính than hoạt tính .......................... Error! Bookmark not defined.

2.5.2.1. Than xử lý thông thƣờng (dạng than thƣờng : AC-1)Error! Bookmark not defi
2.5.2.2. Than xử lý bằng NaOH (dạng muối Na : AC-2)Error! Bookmark not defined.
2.5.2.3. Than xử lý bằng HCl (dạng axit : AC-3)Error! Bookmark not defined.
2.5.2.4. Than biến tính bằng HNO3 sau đó trung hòa bằng NaOH (dạng muối
Na : AC-4) ......................................................... Error! Bookmark not defined.
2.5.2.5. Than biến tính bằng HNO3 (dạng axit : AC-5)Error! Bookmark not defined.

2.6. Khảo sát khả năng hấp phụ amoni, asen và xanh metylen của các vật liệuError! Book

2.6.1. Khảo sát khả năng hấp phụ của các vật liệu với amoniError! Bookmark not defi
2.6.1.1. Khảo sát thời gian hấp phụ cân bằng amoniError! Bookmark not defined.

2.6.2. Khảo sát khả năng hấp phụ của các vật liệu với asenError! Bookmark not define

2.6.2.1. Khảo sát thời gian hấp phụ cân bằng asenError! Bookmark not defined.
2.6.3.Khảo sát khả năng hấp phụ của than biến tính với xanh metylenError! Bookmark
2.6.3.1.Khảo sát thời gian hấp phụ cân bằng xanh metylenError! Bookmark not defi
CHƢƠNG 3 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......... Error! Bookmark not defined.

3.1. Cấu trúc bề mặt của than oxi hóa ................... Error! Bookmark not defined.
3.2. Khảo sát khả năng hấp phụ của các vật liệu với amoniError! Bookmark not defined.
3.2.1. Xác định thời gian cân bằng hấp phụ của các vật liệu với amoniError! Bookmark
3.2.2. Khảo sát tải trọng hấp phụ cực đại của các vật liệu đối với amoniError! Bookmar
3.3. Khảo sát khả năng hấp phụ asen của các vật liệuError! Bookmark not defined.
3.3.1. Xác định thời gian cân bằng hấp phụ của vật liệu với asenError! Bookmark not d
3.3.2. Khảo sát tải trọng hấp phụ cực đại của các vật liệu đối với asenError! Bookmark
3.4. So sánh khả năng hấp phụ xanh metylen với amoni và asen........................

Error! Bookmark not defined.
3.4.1. Xác định thời gian cân bằng hấp phụ của vật liệu với xanh metylenError! Bookm
3.4.2. Khảo sát tải trọng hấp phụ cực đại của các vật liệu đối với xanh
metylen .............................................................. Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ................................................ Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 11

4


MỞ ĐẦU
Hiện nay, tình hình ô nhiễm nguồn nƣớc nói chung và nguồn nƣớc sinh
hoạt nói riêng bởi asen và amoni là vấn đề mà toàn xã hội quan tâm khi nhu cầu
về chất lƣợng cuộc sống ngày càng cao.
Theo các nghiên cứu gần đây hàm lƣợng asen cũng nhƣ amoni xác định
đƣợc trong các nguồn nƣớc vƣợt chỉ tiêu cho phép đến 6 lần hoặc cao hơn. Điều

này ảnh hƣởng nghiêm trọng đến trực tiếp sức khoẻ của con ngƣời. Chúng gây ra
rất nhiều loại bệnh nguy hiểm nhƣ ung thƣ da, ung thƣ bàng quang, ung thƣ gan
và các bệnh về hô hấp... Đây là vấn đề đáng báo động đang đƣợc quan tâm đặc
biệt. Vì vậy việc loại bỏ amoni và asen ra khỏi các nguồn nƣớc ăn uống và sinh
hoạt xuống dƣới ngƣỡng cho phép đã đƣợc nghiên cứu và đạt đƣợc nhiều thành
công đáng kể. Nhiều loại vật liệu cũng đã đƣợc phát hiện để ứng dụng trong lĩnh
vực này. Trong đó than hoạt tính cũng đƣợc đề cập nhƣ một loại vật liệu tiềm
năng để ứng dụng và xử lý các loại chất độc hại này.
Than hoạt tính từ lâu đã đƣợc sử dụng để làm sạch nƣớc. Tuy nhiên ứng
dụng của nó trong xử lý nƣớc mới chỉ dừng lại ở việc loại bỏ các hợp chất hữu cơ
và một số các thành phần không phân cực có hàm lƣợng nhỏ trong nƣớc.
Với mục đích khai thác tiềm năng ứng dụng của than hoạt tính trong việc
xử lý nƣớc sinh hoạt. Đặc biệt một lĩnh vực còn rất mới đó là dùng than hoạt
tính loại bỏ các cation và anion trong nƣớc. Đồng thời trên cơ sở đó có thể so
sánh đƣợc khả năng hấp phụ với các chất hữu cơ ít phân cực đại diện là xanh
metylen. Vì vậy chúng tôi đã chọn và thực hiện đề tài “ Nghiên cứu biến tính
than hoạt tính làm vật liệu hấp phụ xử lý amoni và kim loại nặng trong
nước”.

5


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Than hoạt tính và cấu trúc bề mặt
1.1.1. Than hoạt tính
Than hoạt tính là chất hấp phụ quí và linh hoạt. Chúng đƣợc sử dụng rộng
rãi cho nhiều mục đích nhƣ loại bỏ màu, mùi, vị không mong muốn. Chúng dùng để
loại bỏ các tạp chất vô cơ, hữu cơ trong nƣớc thải công nghiệp, sinh hoạt hoặc trong
việc thu hồi dung môi, làm sạch không khí... ngoài ra chúng đƣợc sử dụng ngày
càng nhiều trong lĩnh vực luyện kim để thu hồi vàng, bạc và các kim loại khác. Đôi

khi sử dụng chúng nhƣ những chất mang xúc tác. Chúng cũng đƣợc biết đến trong
nhiều ứng dụng trong y học : sử dụng để loại bỏ các độc tố và vi khuẩn của một số
bệnh nhất định.
Nhƣ vậy than hoạt tính có rất nhiều ứng dụng trong thực tiễn. Nó đƣợc sử
dụng rộng rãi trong sản xuất cũng nhƣ trong các lĩnh vực đời sống thƣờng ngày
để nhằm nâng cao sức khỏe cho con ngƣời cũng nhƣ nhằm phát triển nền kinh tế
quốc
dân.

Hình 1.1. Ứng dụng của than hoạt tính trong đời sống

6


Cacbon là thành phần chủ yếu của than hoạt tính với hàm lƣợng khoảng
85 – 95%. Bên cạnh đó than hoạt tính còn chứa các nguyên tố khác nhƣ hiđro,
nitơ, lƣu huỳnh và oxi. Các nguyên tử khác loại này đƣợc tạo ra từ nguồn nguyên
liệu ban đầu hoặc liên kết với cacbon trong suốt quá trình hoạt hóa và các quá
trình khác. Thành phần các nguyên tố trong than hoạt tính thƣờng là: 88% C;
0,5% H, 0,5% N, 1% S, 6 – 7% O. Tuy nhiên hàm lƣợng oxi trong than hoạt tính
có thể thay đổi từ 1 - 20% phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu ban đầu và cách điều
chế. Than hoạt tính thƣờng có diện tích bề mặt nằm trong khoảng 800 đến 1500
m2/g và thể tích lỗ xốp từ 0,2 đến 0,6 cm3/g. Diện tích bề mặt than hoạt tính chủ
yếu là do lỗ nhỏ có bán kính nhỏ hơn 2 nm tạo thành.
1.1.2. Cấu trúc xốp của bề mặt than hoạt tính
Than hoạt tính với sự sắp xếp ngẫu nhiên của các vi tinh thể làm cho than
hoạt tính có một cấu trúc lỗ xốp tƣơng đối lớn. Chúng có tỷ trọng tƣơng đối thấp
(nhỏ hơn 2 g/cm3) và mức độ graphit hóa thấp. Cấu trúc bề mặt này đƣợc tạo ra
trong quá trình than hóa và phát triển hơn trong quá trình hoạt hóa. Quá trình
hoạt hóa làm tăng thể tích và làm rộng đƣờng kính lỗ của than. Cấu trúc lỗ và sự

phân bố cấu trúc lỗ của chúng đƣợc quyết định chủ yếu từ bản chất nguyên liệu
ban đầu và phƣơng pháp than hóa. Sự hoạt hóa cũng loại bỏ cacbon không phải
trong cấu trúc và làm lộ ra các tinh thể dƣới sự hoạt động của các tác nhân hoạt
hóa làm cho số lƣợng cấu trúc vi lỗ xốp tăng lên. Trong pha sau cùng của phản
ứng, sự mở rộng đƣờng kính của các lỗ và sự tạo thành các lỗ lớn bằng sự đốt
cháy các vách ngăn giữa các lỗ cạnh nhau đƣợc diễn ra. Điều này làm cho đƣờng
kính các lỗ tăng lên giúp khả năng hấp phụ các chất đƣợc tốt hơn.
Theo Dubinin và Zaveria, 2005, [16] than hoạt tính vi lỗ xốp đƣợc tạo ra
khi mức độ đốt cháy (burn-off) nhỏ hơn 50% và than hoạt tính lỗ macro khi mức
độ đốt cháy là lớn hơn 75%. Khi mức độ đốt cháy trong khoảng 50 – 75% sản
phẩm có hỗn hợp cấu trúc lỗ xốp chứa tất cả các loại lỗ.
Nói chung than hoạt tính có bề mặt riêng phát triển và thƣờng đƣợc đặc
trƣng bằng cấu trúc nhiều đƣờng mao dẫn phân tán. Chúng tạo nên từ các lỗ với

7


kích thƣớc và hình dạng khác nhau. Ngƣời ta khó có thể đƣa ra thông tin chính
xác về hình dạng của lỗ xốp. Tuy nhiên có vài phƣơng pháp đƣợc sử dụng để xác
định hình dạng của lỗ : phƣơng pháp BET... các phƣơng pháp này đã xác định
cấu trúc của than thƣờng thƣờng có dạng mao dẫn mở cả hai đầu hoặc có một
đầu kín hoặc than có dạng rãnh, dạng chữ V và nhiều dạng khác.
Than hoạt tính có đƣờng kính lỗ xốp từ 1 nm đến vài nghìn nm. Theo tác
giả Dubinin, ngƣời đã đề xuất một cách phân loại lỗ xốp và đã đƣợc IUPAC chấp
nhận.
Nguyên tắc phân loại của ông dựa trên chiều rộng của chúng. Thể hiện khoảng
cách giữa các thành của một lỗ xốp hình rãnh hoặc bán kính của lỗ dạng hình
ống. Trong đó các lỗ đƣợc chia thành 3 nhóm : lỗ nhỏ, lỗ trung và lỗ lớn.
Do đó cấu trúc lỗ xốp của than hoạt tính có 3 loại bao gồm lỗ nhỏ, lỗ trung
và lỗ lớn. Mỗi nhóm này thể hiện một vai trò nhất định trong quá trình hấp phụ.

Lỗ nhỏ chiếm 1 diện tích bề mặt và thể tích lớn do đó đóng góp phần lớn vào khả
năng hấp phụ của than hoạt tính. Miễn là kích thƣớc phân tử của chất bị hấp phụ
không quá lớn. Lỗ nhỏ đƣợc lấp đầy ở áp suất hơi tƣơng đối thấp trƣớc khi bắt
đầu ngƣng tụ mao quản. Trong khi đó lỗ trung đƣợc lấp đầy ở áp suất hơi tƣơng
đối cao với sự xảy ra ngƣng tụ mao quản. Lỗ lớn có thể cho phân tử chất bị hấp
phụ di chuyển nhanh tới lỗ nhỏ hơn.

8


Hình 1.2. Hình ảnh SEM chụp cấu trúc than cacbon hóa từ tre [15]
1.2. Nhóm cacbon-oxi trên bề mặt than hoạt tính
Nhóm cacbon–oxi bề mặt là những nhóm quan trọng nhất. Nhóm này ảnh
hƣởng đến đặc trƣng bề mặt nhƣ tính ƣa nƣớc, độ phân cực, tính axit và đặc điểm
hóa lý nhƣ : khả năng xúc tác, dẫn điện và khả năng phản ứng của các vật liệu
này. Thực tế oxi thƣờng đƣợc biết là yếu tố làm cho than trở nên hữu ích và hiệu
quả trong một số lĩnh vực ứng dụng nhất định. Ví dụ nhƣ oxi có tác động quan
trọng đến khả năng hấp phụ nƣớc, các khí... làm ảnh hƣởng đến sự hấp phụ các
chất điện phân, ảnh hƣởng lên độ nhớt của graphit cũng nhƣ lên tính chất của
than. Trong trƣờng hợp của sợi cacbon, nhóm bề mặt quyết định khả năng bám
dính của nó vào chất nền là nhựa và sau đó là đặc điểm vật liệu composite. Theo
Kipling thì các nguyên tử oxi và hiđro là những thành phần cần thiết của than
hoạt tính với đặc điểm hấp phụ tốt. Bề mặt của vật liệu này đƣợc nghiên cứu nhƣ
một bề mặt hiđrocacbon biến đổi ở một số tính chất của nguyên tử oxi.
Mặc dù việc xác định số lƣợng và bản chất của các nhóm chức hóa học
trên bề mặt của than đã bắt đầu từ hơn 50 năm trƣớc. Nhƣng bản chất chính xác
của nhóm chức vẫn còn chƣa đƣợc chứng minh đầy đủ. Tuy nhiên cũng có những
chứng cứ đã đƣợc đƣa ra từ các phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau. Vì vậy có
thể thấy rằng bề mặt cacbon là rất phức tạp và khó mô phỏng. Các nhóm chức bề
mặt không thể đƣợc xử lý nhƣ các chất hữu cơ thông thƣờng vì chúng tƣơng tác

khác nhau trong môi trƣờng khác nhau. Phổ electron cho phân tích hóa học cho
thấy sự chuyển đổi bất thuận nghịch của nhóm chức bề mặt xảy ra khi các
phƣơng pháp hóa học hữu cơ cổ điển đƣợc sử dụng để xác định và chứng minh
chúng. Do đó ngƣời ta mong rằng việc áp dụng của nhiều công nghệ tinh vi hơn
nhƣ phổ FTIR, XPS, NMR và nghiên cứu lƣợng vết phóng xạ sẽ góp phần quan
trọng để hiểu biết chính xác hơn về các nhóm hóa học bề mặt này.
Than hoạt tính có nhiều xu hƣớng mở rộng lớp oxi đã đƣợc hấp thụ hóa
học này và có nhiều các phản ứng của chúng xảy ra do xu hƣớng này. Ví dụ :
than hoạt tính có thể phân hủy các khí có tính oxi hóa nhƣ ozon và oxit của nitơ.

9


Chúng cũng phân hủy dung dịch muối bạc, halogen, sắt (III) clorua, KMnO4, axit
nitric…Trong mỗi trƣờng hợp, có sự hấp phụ hóa học oxi và sự tạo thành hợp
chất cacbon–oxi bề mặt. Than hoạt tính cũng có thể đƣợc oxi hóa bằng nhiệt
trong không khí, CO2 hoặc oxi. Bản chất và lƣợng nhóm cacbon-oxi bề mặt tạo
thành từ các sự oxi hóa khác nhau phụ thuộc vào bản chất bề mặt than và cách
tạo ra nó. Ngoài ra còn phụ thuộc vào diện tích bề mặt của nó, bản chất của chất
oxi hóa và nhiệt độ quá trình oxi hóa.
Phản ứng của than hoạt tính với oxi ở nhiệt độ dƣới 4000C chủ yếu tạo ra
sự hấp phụ hóa học oxi và sự tạo thành hợp chất cacbon–oxi bề mặt. Khi ở nhiệt
độ trên 4000C thì sự phân hủy hợp chất bề mặt và khí hóa cacbon là các phản ứng
trội hơn hẳn.
C

+

O2


C

+

O2

(<4000C) sự tạo thành hợp chất bề

C(O)

mặt

C(O)

CO + CO2 (>4000C) sự khí hóa
CO + C

(>4000C) sự phân hủy hợp chất bề

mặt
Trong trƣờng hợp sự oxi hóa xảy ra trong dung dịch thì phản ứng chính là
sự tạo thành hợp chất bề mặt. Mặc dù một vài quá trình khí hóa cũng có thể xảy
ra phụ thuộc vào độ mạnh của chất oxi hóa và sự khắc nghiệt của điều kiện thí
nghiệm. Sự tạo thành hợp chất cacbon–oxi bề mặt sử dụng than khác nhau. Vì
vậy than hoạt tính và muội than sử dụng nhiều cách oxi hóa trong pha khí và pha
lỏng đã đƣợc nghiên cứu nhiều hơn.
Dạng nhóm cacbon–oxi bề mặt (axit, bazơ, trung hòa) đã đƣợc xác định.
Các nhóm axit bề mặt là rất đặc trƣng và đƣợc tạo thành khi than đƣợc xử lý với
oxi ở nhiệt độ trên 4000C hoặc bằng phản ứng với dung dịch oxi hóa ở nhiệt độ
phòng. Các nhóm chức này ít bền nhiệt và phân hủy khi xử lý nhiệt trong chân

không hoặc trong môi trƣờng khí trơ ở nhiệt độ từ 3500C đến 7500C và giải
phóng CO2. Các nhóm chức axit bề mặt này làm cho bề mặt than ƣa nƣớc và
phân cực hơn. Các nhóm chức bề mặt này chủ yếu là cacboxylic, lacton, phenol.

10


Nhóm oxi có bản chất là bazơ trên bề mặt ít đặc trƣng hơn và đƣợc tạo ra
khi bề mặt than không còn bất kỳ nhóm oxi bề mặt nào khi xử lý nhiệt trong chân
không hoặc trong môi trƣờng trơ ở nhiệt độ 10000C. Sau đó chúng đƣợc làm
nguội ở nhiệt độ phòng, đƣợc tiếp xúc với khí oxi. Garten và Weiss, đề xuất cấu
trúc dạng pyron cho nhóm chức bazơ. Cấu trúc này có vòng chứa oxi với nhóm
hoạt hóa - CH2 , - CHR. Theo Voll và Boehm, các nguyên tử oxi trong cấu trúc
kiểu pyron đƣợc định vị trong hai vòng khác nhau của lớp graphit.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng việt
1. Đoàn Thị Thúy Ái (2013), Khảo sát khả năng hấp phụ chất màu xanh metylen
trong môi trường nước của vật liệu CoFe2O4/bentonit, Tạp chí Khoa học
và phát triển, 11(2), tr. 236-238.
2. Đỗ Văn Ái, Mai Trọng Nhuận, Nguyễn Khắc Vinh (2000), Một số đặc điểm
phân bố asen trong tự nhiên và vấn đề ô nhiễm As trong môi trường ở
Việt Nam, Hội thảo quốc tế - Ô nhiễm asen, hiện trạng tác động đến sức
khoẻ con ngƣời và các giải pháp phòng ngừa, Hà Nội.
3. Nguyễn Việt Anh (2005), nghiên cứu xử lý amoni trong nước ngầm bằng
phương pháp sinh học, NXB Giáo Dục, Hà Nội.
4. Vũ Ngọc Ban (2007), Giáo trình thực tập Hóa lí, NXB Đại học Quốc Gia
Hà Nội, Hà Nội.
5. Lê Văn Cát (2002), Hấp phụ và trao đổi ion trong kỹ thuật xử lý nước và nước
thải, NXB Thống Kê, Hà Nội.
6. Phạm Nguyên Chƣơng (chủ biên) (2002), “Hóa Kỹ Thuật”, Nhà xuất bản khoa

học kỹ thuật.
7. Cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam (2001), Hiện trạng ô nhiễm asen ở Việt
Nam, Hà Nội.
8. Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (2005), Kết quả quan trắc động thái
nước dưới đất vùng Đồng bằng Bắc Bộ, Hà Nội.

11


9. Vũ Đăng Độ (1999), Hóa học và sự ô nhiễm môi trường, NXB Giáo Dục, Hà
Nội.
10. Trịnh Lê Hùng (2006), Kỹ thuật xử lý nước thải, NXB Giáo Dục, Hà Nội
11. Phạm Thị Huyền (2015), Nghiên cứu biến tính than hoạt tính bằng HNO3 và
KMnO4 làm vật liệu xử lý một số chất ô nhiễm trong nước sinh hoạt,
Luận văn thạc sĩ khoa học, Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học
Quốc Gia Hà Nội.
12. Trần Văn Nhân, Nguyễn Thạc Sửu, Nguyễn Văn Tuế (2004), Hóa lí. Tập hai,
NXB giáo dục, Hà Nội.
13. Vũ Xuân Thiều (2012), Hiện trạng ô nhiễm asen trong nước ngầm tại Hà
Nội, Trung tâm quy hoạch và điều tra tài nguyên quốc gia, Bộ Môi trƣờng
và tài nguyên.
14. Lê Thu Thủy (2005), nghiên cứu cố định MnO2 vô định hình kích thước cỡ
nano làm vật liệu hấp phụ xử lý Asen trong môi trường nước, Luận văn
thạc sĩ khoa học, Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc Gia
Hà Nội.
15. Trịnh Văn Tuyên (2012), Nghiên cứu xử lý nước thải dệt nhuộm bằng
phương pháp lọc sinh học sử dụng than cacbon hoá, Dự án hợp tác giữa
Viện Công nghệ môi trƣờng, Viện Công nghệ hoá học và Viện Nghiên
cứu quản lý môi trƣờng Nhật Bản.
Tài liệu tiếng Anh

16. Bansal R.C., Goyal M. (2005), “Activated Carbon Adsorption”, Taylor &
Francis Group, USA.
17. Biniak S. (1997), “The characterization of activated carbons with oxygen and
nitrogen surface groups”, Carbon, Vol. 35 (12), pp. 1799-1810.
18. Cerovic Lj.S. et al (2007), “Point of zero charge of different carbides”,
Colloids and surfaces A, 297, pp.1 – 6.

12


19. Chen J. P. et al (2003), “Surface modification of a granular activated carbon
by citric acid for enhancement of copper adsorption”, Carbon, 41, pp.
1979–1986.
20. Chingombe P., Saha B., Wakeman R.J. (2005), “Surface modification and
characterisation of a coal-based activated carbon”, Carbon, 43, pp. 3132–
3143.
21. Figueiredo J.L., Pereira M.F.R., Freitas M.M.A., Orfao J.J.M. (1999),
“Modification of the surface chemistry of activated carbons”, Carbon, 37,
pp. 1379–1389.
22. Li Y.H., Lee C.W., Gullett B.K. (2003), “Importance of activated carbon’s
oxygen surface functional groups on elemental mercury adsorption”,
Fuel, 82, pp. 451–457.
23. Liu S.X., Chen X., Chen X.Y., Liu Z.F., Wang H.L. (2007), “Activated
carbon with excellent chromium (VI) adsorption performance prepared
by acid–base surface modification”, Journal of Hazardous Materials,
141, pp. 315–319.
24. Marsh Harry, Rodriguez-Reinoso Francisco (2006), “Activated Carbon”,
Elsevier, Spain.
25. Matsumoto Masafumi et al (l994), “Surface modification of carbon whiskers
by oxidation treatment”, Carbon, Vol. 32 (I), pp. 111-118.

26. Mei S.X., et al (2008), “Effect of surface modification of activated carbon on
its adsorption capacity for NH3”, J China Univ Mining & Technol, 18,
pp. 0261–0265.
27. Moreno C. (2000), “Changes in surface chemistry of activated carbons by
wet oxidation”, Carbon, 38, pp. 1995–2001.
28. Smedley, P. L., Kinniburgh, D. G. (2002), “A review of the source, behaviour
and distribution of arsenic in natural waters”, Appl Geochem, 17, pp. 517568.

13


29. Tanabe, S., Hori, K., Saito, Y., Haruyama, S., Vu, V. P., Kitamura, A.
(2003), “Song Hong (Red River) delta evolution related to millenniumscale Holocene sea-level changes”, quaternary Science. , 22, pp. 23452361.

14



×