Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Nghiên cứu đặc tính nước thải từ khai thác chế biến quặng phóng xạ và khả năng sử dụng vật liệu khoáng để xử lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.52 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

NGUYỄN TIẾN DẦN

NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH NƯỚC THẢI TỪ KHAI THÁC CHẾ BIẾN
QUẶNG PHÓNG XẠ VÀ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG VẬT LIỆU
KHOÁNG ĐỂ XỬ LÝ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

NGUYỄN TIẾN DẦN

NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH NƯỚC THẢI TỪ KHAI THÁC CHẾ BIẾN
QUẶNG PHÓNG XẠ VÀ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG VẬT LIỆU
KHOÁNG ĐỂ XỬ LÝ

Chuyên ngành:
Mã số:

Khoa học Môi trường
60 44 03 01


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TSKH. Nguyễn Xuân Hải
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG HN
TS. Nguyễn Thúy Lan
Trung tâm Môi trường Công nghiệp

Hà Nội - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Các số liệu sử
dụng, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách
trung thực, khách quan, phù hợp với thực tiễn của địa bàn nghiên cứu và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Học viên

Nguyễn Tiến Dần


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị và các bạn.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lới cảm ơn chân
thành tới:
PGS.TSKH Nguyễn Xuân Hải đã hết lòng giúp đỡ, dạy bảo và tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành

luận văn tốt nghiệp.
Tiến sĩ Nguyễn Thúy Lan và tập thể cán bộ Trung tâm Môi trường
Công nghiệp - Viện Khoa học công nghệ Mỏ luyện kim - Bộ Công thương, các
bạn bè đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo, cán bộ của Bộ Môn
Khoa học Đất đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong quá trình học tập tại Bộ
môn, cũng như gia đình, bạn bè đã khuyến khích, động viên tạo mọi điều kiện
thuận lợi giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 16 tháng 3 năm 2016
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Tiến Dần


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. iv
MỞ ĐẦU

......................................................................................................... 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
1.1.

Thực trạng khai thác và chế biến quặng phóng xạ tại Việt Nam ........................... 3

1.2.


Tổng quan một số vật liệu khoáng trong xử lý nước thải chứa phóng xạ .............. 7

1.3. Tổng quan công nghệ xử lý nước thải phóng xạ sử dụng vật liệu khoáng tự nhiên
trên thế giới và trong nước ........................................................................................... 15

CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ...................................................................................................... 34
2.1. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................. 34
2.2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................ 34
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................. 34
2.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 35

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 39
3.1. Đặc tính nước thải từ khai thác và chế biến quặng phóng xạ .................................. 39
3.2. Đánh giá khả năng sử dụng một số vật liệu khoáng trong xử lý nước thải từ quá trình
khai thác và chế biến quặng phóng xạ .......................................................................... 47
3.3. Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải chứa phóng xạ trên khoáng Bentonit ........... 61

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................ 68
1. Kết luận ................................................................................................................... 68
2. Khuyến nghị ............................................................................................................ 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 70

i


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Quy mô công suất và sản phẩm của nhà máy dự kiến .............................. 6

Bảng 1.2. Ảnh hưởng của các dạng khoáng Zeolit cation đến khả năng hấp phụ ... 17
Bảng 1.3. So sánh hiệu quả xử lý các hạt phân phóng xạ ....................................... 24
Bảng 3.1. Hàm lượng Radi trong mẫu nước khu mỏ Kỳ Khang và Cẩm Xuyên Hà
Tĩnh ....................................................................................................................... 40
Bảng 3.2. Hàm lượng các nguyên tố phóng xạ và KLN trong phần thải lỏng ......... 44
Bảng 3.3. Kết quả phân tích thành phần hóa học trong mẫu nước thải của mẫu
nghiên cứu công nghệ chế biến quặng Urani mỏ Pà Lừa, Quảng Nam .................. 45
Bảng 3.4. Thành phần các nguyên tố hóa học trong một số mẫu nước thải của quá
trình chế biến U sử dụng H2SO4 ............................................................................ 46
Bảng 3.5. Xác định dung lượng hấp phụ của Zeolit đối với Urani và Thori ........... 47
Bảng 3.6. Thời gian đạt cân bằng hấp phụ của Zeolit với Urani và Thori.............. 48
Bảng 3.7. Nồng độ U và Th trong dung dịch sau khi hấp phụ ................................ 51
Bảng 3.8. Khả năng hấp phụ Urani và Thori của Zeolit NaA – CN93 .................... 52
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của thời gian đến độ hấp phụ của Laterit với U và Th ........ 53
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của pH tới khả năng hấp phụ của vật liệu. ......................... 55
Bảng 3.11. Khả năng hấp phụ Urani của vật liệu .................................................. 57
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của thời gian tới khả năng hấp phụ các ion kim loại trên
Bentonit ................................................................................................................. 58
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của pH dung dịch tới khả năng hấp phụ các ion kim loại trên
Bentonit ................................................................................................................. 59
Bảng 3.14. Dung lượng hấp phụ trên Bentonit, Laterit và Zeolit............................ 61
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của pH đến hiệu suất hấp phụ ion UO22+ , Th4+, trên VLHP
.............................................................................................................................. 63
Bảng 3.16. Các số liệu thực nghiệm xác định dung lượng hấp phụ ........................ 64
Bảng 3.17. Kết quả xử lý nước thải của quá trình chế biến quặng Urani ............... 66

ii


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. So sánh khả năng hấp phụ của các vật liệu khác nhau đối với U............. 21
Hình 1.2. Sự hấp phụ các chất phóng xạ Sr2+ (▲), Am3+(×) và Eu3+ (•) lên Apatite II
trong dung dịch NaNO3 0,01 mol/dm–3 với các giá trị pH tương đương[31] ......... 22
Hình 3.1. Sơ đồ thủy luyện quặng U bằng phương pháp hòa tách đống ................. 43
Hình 3.2. Đặc tính hấp phụ U và Th của Zeolit NaA-CN93 theo thời gian............. 49
Hình 3.3. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của độ pH dung dịch đến khả năng hấp phụ
Urani và Thori của Zeolit NaA-CN93.................................................................... 50
Hình 3.4. Đặc tính hấp phụ đồng thời của Zeolit NaA – CN93 đối với Urani và
Thori ..................................................................................................................... 51
Hình 3.5. Đồ thị thể hiện sự ảnh hưởng của thời gian đến khả năng hấp phụ của vật
liệu Laterit ............................................................................................................. 54
Hình 3.6. Đồ thị thể hiện sự ảnh hưởng của độ pH đến khả năng hấp phụ của vật
liệu Laterit ............................................................................................................. 56
Hình 3.7. Ảnh hưởng của thời gian tới khả năng hấp phụ các ion kim loại trên
Bentonit ................................................................................................................. 59
Hình 3.8. Ảnh hưởng của pH dung dịch tới khả năng hấp phụ các ion kim loại trên
Bentonit ................................................................................................................. 60
Hình 3.9. Ảnh hưởng của pH đến quá trình hấp phụ ion UO2+2 , Th4+ trên VLHP .. 64
Hình 3.10. Đường cong hấp phụ của UO2+2 , Th4+ trên VLHP ............................... 65

iii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Bq

Becơren

BKHVCN


Bộ Khoa học và Công nghệ

CP

Cổ phần

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

EDTA

Ethylendiamin Tetraacetic Acid

KCN

Khu công nghiệp

KTCB

Khai thác chế biến

KVN

Khoáng vật nặng

HSPL

Hệ số pha loãng


MTV

Một thành viên

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

REE

Rare Earth Elements (Các nguyên đất hiếm)

REO

Ôxit đất hiếm (Rare Earth Oxides)

TREO

Tổng lượng ô xit đất hiếm (Total Rare Earth Oxides)

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

Th


Thori

U

Urani

UBND

Ủy ban nhân dân

VLHP

Vật liệu hấp phụ

iv


MỞ ĐẦU
Quặng phóng xạ được hiểu là các quặng Urani, Thori, Titan, đất hiếm
mà trước hết là Urani và các loại khoáng sản cộng sinh đồng hành với các
chất phóng xạ. Trong các loại khoáng sản cộng sinh đồng hành với các chất
phóng xạ ở nước ta, có hai loại khoáng sản có trữ lượng lớn nhất, đã, đang và
sẽ được đầu tư khai thác, chế biến với quy mô lớn nhất là quặng sa khoáng
Titan ven biển và quặng đất hiếm. Đối với quặng Urani, hiện nay nước ta mới
chỉ nghiên cứu trên quy mô pilot.
Theo ngân hàng dữ liệu các mỏ Titan toàn quốc - Tài liệu địa chất
2005, trên địa bàn 13 tỉnh ven biển nước ta có 26 mỏ Titan chứa phóng xạ đã
và đang được khai thác, chế biến với quy mô và mức độ khác nhau.
Trên cơ sở các nghiên cứu và điều tra khảo sát của luận văn, tác giả tập

trung trình bày nguồn gốc phát sinh, đặc tính và nghiên cứu khả năng xử lý
nước thải phóng xạ trong khai thác, chế biến quặng sa khoáng Titan ven biển,
quặng đất hiếm và quặng Urani.
Theo quy định tại Dự thảo Thông tư liên tịch giữa Bộ Khoa học và
Công nghệ và Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về bảo đảm an toàn
bức xạ trong thăm dò, khai thác, chế biến quặng phóng xạ, quặng phóng xạ
bao gồm: quặng Urani và Thori; các loại quặng khác làm phát sinh các sản
phẩm thứ cấp hoặc chất thải có hàm lượng các nhân phóng xạ có nguồn gốc
tự nhiên lớn hơn mức miễn trừ khai báo, cấp giấy phép theo quy định tại Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 05:2010/BKHCN về an toàn bức xạ - miễn
trừ khai báo, cấp giấy phép.
Trong các nguồn phát thải ra môi trường thì nước thải chứa phóng xạ
có nguy cơ gây ô nhiễm và lan rộng hơn cả. Nước thải từ quá trình khai thác
và chế biến quặng Titan, quặng đất hiếm, quặng Urani chứa nhiều thành phần
phóng xạ như Urani, Thori vượt ngưỡng cho phép nhiều lần. Các nghiên cứu
để xử lý các thành phần phóng xạ trong nước đang được các nhà khoa học

1


trên thế giới và trong nước tiến hành với nhiều hướng khác nhau. Trên cơ sở
hiện trạng khai thác chế quặng phóng xạ trên lãnh thổ nước Việt Nam, cũng
như sự có sẵn các vật liệu tự nhiên có khả năng xử lý nước thải phóng xạ, tác
giả tiến hành đề tài: “Nghiên cứu đặc tính nước thải từ khai thác chế biến
quặng phóng xạ và khả năng sử dụng vật liệu khoáng để xử lý”. Đề tài tiến
hành nhằm một số mục tiêu như sau:
Nghiên cứu thực trạng phát sinh, đặc điểm của nước thải từ quá trình
khai thác và chế biến quặng phóng xạ ở Việt Nam.
Nghiên cứu, đánh giá khả năng sử dụng một số vật liệu khoáng (Zeolit,
Laterit, Bentonit) trong xử lý mẫu chuẩn chứa phóng xạ trong phòng thí

nghiệm.
Nghiên cứu, đánh giá khả năng xử lý của vật liệu khoáng có khả năng
xử lý nước thải chứa phóng xạ từ thực nghiệm.

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Thực trạng khai thác và chế biến quặng phóng xạ tại Việt Nam

1.1.1. Khai thác và chế biến quặng Titan
Ngành khai thác và chế biến Titan ở Việt Nam đã có bề dày hàng chục
năm phát triển, từ quy mô tự phát với công nghệ lạc hậu và hiện nay ngành
Titan đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về kỹ thuật và quy mô sản
xuất. Ngành Titan nước ta đã có những vị trí nhất định trong ngành Titan thế
giới với tư cách là nhà cung cấp nguyên liệu cho các tập đoàn và công ty lớn
như Công ty Dupont, Sumitomo, Sakai, Tayca (Nhật); Cosmo (Hàn Quốc).
Trong vài năm qua, ngành đã đóng góp một phần không nhỏ về mặt kinh tế xã hội như tạo công ăn việc làm cho hàng vạn nguời lao động, dịch chuyển cơ
cấu sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm, phát triển cơ sở hạ tầng khu vực như
điện, trường học, đường giao thông, đưa nền công nghiệp địa phương nơi có
ngành khai thác Titan và các khu vực lân cận phát triển, cải thiện đời sống
nhân dân các tỉnh nghèo ven biển, đặc biệt là đối với các tỉnh ven biển miền
Trung và Nam Trung Bộ như Hà Tĩnh, Quảng Nam và Bình Định.
a) Về khai thác và tuyển quặng:
Theo báo cáo của Vụ Công nghiệp nặng, Bộ Công Thương tại Hội nghị
thường niên Hiệp hội Titan Việt Nam 2014 thì đến thời điểm hiện tại trên địa
bàn cả nước còn khoảng 30 giấy phép khai thác khoáng sản Titan còn hiệu
lực, trữ lượng theo giấy phép khoảng 15 triệu tấn khoáng vật nặng (KVN),

công suất khoảng 1,2 triệu tấn /năm.
Theo thống kê sản lượng khai thác Titan từ năm 2006-2013 khoảng 5,2
triệu tấn KVN. Công nghệ khai thác, tuyển Titan được các doanh nghiệp sử
dụng theo hình thức cuốn chiếu, sử dụng máy bơm hút kết hợp hệ thống tuyển
thô bằng vít đặt trên bè di động theo khai trường, thải trong (hồ thải liên thông
với hồ khai thác, thu hồi nước tuần hoàn ngay trong hồ).
Đối với tuyển quặng tinh, sử dụng vít có rãnh, gờ để tận thu cỡ hạt mịn,
3


tăng thực thu trong khâu tuyển thô cũng như tuyển vét trong tuyển tinh và sử
dụng công nghệ tuyển từ ướt có cường độ cũng như hạn chế ô nhiễm môi
trường do nóng, bụi, khí độc phát sinh trong quá trình sấy. Đây là hình thức
khai thác-tuyển được sử dụng rộng rãi ở các nước trong khu vực và trên thế
giới (chủ yếu đối với quặng sa khoáng).
Công nghệ thiết bị sử dụng cho khai thác-tuyển quặng Titan chủ yếu
nhập khẩu từ Trung Quốc, đầu tư chủ yếu tự phát. Nhà nước chưa có tiêu
chuẩn, quy chuẩn nào cho công nghệ, thiết bị sử dụng, cũng như chưa định
hướng cho doanh nghiệp phải xây dựng công nghệ khai thác-tuyển hiện đại,
thân thiện với môi trường.
Các mỏ Titan thường nằm phân tán, việc phát triển nóng ở một số địa
phương dẫn tới cấp phép cho nhiều doanh nghiệp, ý thức hợp tác, liên kết để
đầu tư cho các tổ hợp khai thác, tuyển quặng Titan quy mô lớn giữa các doanh
nghiệp trong nước còn hạn chế. Do vậy còn tồn tại nhiều cơ sở khai thác, chế
biến quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường.
b) Về chế biến sâu quặng Titan:
Tính đến nay trên địa bàn cả nước mới có 2 nhà máy sản xuất ilmenit
hoàn nguyên công suất 20.000 tấn/năm và 5 nhà máy luyện xỉ đã sản xuất giai
đoạn 1 với công suất 84.000 tấn/năm (Thái Nguyên có 1 nhà máy; Bình Định
có 3 nhà máy và Huế có 1 nhà máy) và có khoảng 11 dây chuyền/xưởng

nghiền bột zircon mịn, siêu mịn, rutil mịn.
Các dự án rutil nhân tạo và Titan pigment đến nay vẫn chưa thực hiện
được.
Việc đầu tư các dự án này chậm theo tiến độ, có nhiều nguyên nhân dẫn
tới sự chậm trễ này. Song nguyên nhân chủ yếu do một số doanh nghiệp được
cấp phép tận thu ngắn hạn, thiếu khả năng tài chính để đầu tư. Ngoài một số
sản phẩm như Pigment, Titan xốp, Titan kim loại chưa tìm được đối tác
chuyển giao công nghệ.

4


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt
1. Bộ Công Thương (2011), “Quy hoạch chi tiết thăm dò, khai thác, chế
biến và sử dụng quặng phóng xạ giai đoạn đến năm 2020, có xét đến
năm 2030”, lưu trữ Bộ Công Thương;
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), “Báo cáo tổng hợp về thẩm định
và phê duyệt báo cáo ĐTM dự án khai thác Titan”;
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2013), Báo cáo tổng kết nhiệm vụ cấp
Bộ “Xử lý mẫu công nghệ thu nhận Urani” thuộc Đề án “Thăm dò
quặng Urani khu Pà Lừa-Pà Rồng, Huyện Nam Giang, tỉnh Quảng
Nam”;
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2013), “Hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo
ĐTM cho Dự án chế biến đất hiếm”;
5. Lê Văn Cát (1999), “Cơ sở hóa học và kỹ thuật xử lý nước”, Nxb
Thanh niên.
6.


Công ty cổ phần đất hiếm Lai Châu – Vimico (2012), “Dự án đầu tư
xây dựng công trình khai thác và chế biến quặng đất hiếm mỏ Đông
Pao, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu”, Lưu trữ Bộ Tài nguyên và
Môi trường;

7. Công ty TNHH sản xuất và thương mại Chiến Thắng – Ninh Thuận
(2012), “Dự án nhà máy tuyển tinh quặng và chế biến xỉ Titan”;
8. Công ty Cổ phần Rạng Đông (2013) “Dự án khu công nghiệp tập
trung khoáng sản Titan Sông Bình”;

70


9. Công ty cổ phần đất hiếm Lai Châu – Vimico (2013) “Dự án đầu tư
xây dựng nhà máy thủy luyện đất hiếm Đông Pao Lai Châu”; Lưu trữ
Bộ Tài nguyên và Môi trường;
10. Công ty Cổ phần tập đoàn Thái Dương (2011), “Dự án xây dựng nhà
máy thủy luyện – chế biến oxit đất hiếm tại xã Yên Phú, huyện Văn Yên,
tỉnh Yên Bái”, Lưu trữ Bộ Tài nguyên và Môi trường;
11. Đặng Văn Đường và nnk (2003), “Quá trình trao đổi hai loại cation
Na+, Cs+ trên Zeolit NaA và ứng dụng thử nghiệm xử lý mẫu nước
nhiễm phóng xạ 137Cs”, Hội nghị Hóa học toàn quốc lần thứ IV.
12. Lò Văn Huynh, Lê Văn Cát, Mai Xuân Kỳ (2001), “Động học hấp phụ
p- nitroanilin trên than hoạt tính”, Tạp chí hóa học T34, số 3, Tr. 5-9;
13. Hiệp hội Titan Việt Nam (2014), “Báo cáo tham luận họp thường niên
Hiệp hội Titan Việt Nam”;
14. Hội Khoa học kỹ thuật Đúc – Luyện kim Việt nam (2013), “Báo cáo
tham luận Hội thảo Khoa học tư vấn phát triển công nghiệp đất hiếm
Việt Nam”;
15. Trần Hồng Hà (2001), “Nghiên cứu khả năng sử dụng silicagen để xử

lý một số ion kim loại trong nước thải. Luận án tiến sĩ kỹ thuật”;
16. Nguyễn Văn Phất (1997), “Một số thông tin về cấu trúc rây phân tử
Co APO- 5 nhận được từ phép đo TG- DTA”, Tuyển tập báo cáo toàn
văn hội nghị toàn quốc các đề tài nghiên cứu khoa học cơ bản trong
lĩnh vực hóa lý và hóa lý thuyết;
17. Lê Khánh Phồn (2011), “Phân tích đánh giá tình hình tuân thủ các quy
định về bảo vệ môi trường trong khai thác Titan tại Hà Tĩnh”;
18. Lê Khánh Phồn (2011), “Phân tích đánh giá tình hình tuân thủ về bảo
vệ môi trường trong khai thác Titan tại Quảng Bình”;
71


19. Lê Khánh Phồn (2011), “Phân tích đánh giá tình hình tuân thủ về bảo
vệ môi trường trong khai thác Titan tại Quảng Trị”;
20. Lê Khánh Phồn (2011), “Phân tích đánh giá tình hình tuân thủ về bảo
vệ môi trường trong khai thác Titan tại Ninh Thuận”;
21. Lê Khánh Phồn (2011), “Phân tích đánh giá tình hình tuân thủ về bảo
vệ môi trường trong khai thác Titan tại Bình Thuận”;
22. Lê Khánh Phồn (1999), Báo cáo tổng kết đề tài khoa học “Điều tra
đánh giá phóng xạ ven biển Bình Định”;
23. Lê Khánh Phồn (2014), Báo cáo tổng kết đề tài khoa học “Điều tra
khảo sát dịch tễ học dân cư sống trong khu vực mỏ đất hiếm của huyện
Phong Thổ, Tam Đường, tỉnh Lai Châu” Mã số 09.10-ĐTLC-KY, Lưu
trữ trường Đại học Mỏ Địa chất;
24. Nguyễn Hữu Phú, Vũ Tuấn Nghiêm (1999), “Zeolit HZSM- 22 và
HZSM- 23. Tổng hợp, tính chất bề mặt và xúc tác”;
25. Viện Công nghệ Xạ hiếm, Bộ Khoa học và Công nghệ (2008) “Báo
cáo tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ năm 2006-2007”, Mã số: BO/06/0302;
26. Viện Công nghệ Xạ hiếm, Bộ Khoa học và Công nghệ (2013), “Báo
cáo kết quả xử lý, chôn cất chất thải phóng xạ và tẩy xạ tại Khu xưởng

nghiên cứu mẫu công nghệ chế biến quặng Urani tại Pà Lừa-Nam
Giang-Quảng Nam”;
27. Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam, Sở KH CNMT Hà Tĩnh
(1994), “Báo cáo kết quả khảo sát môi trường phóng xạ tại các vùng
khai thác chế biến sa khoáng Titan tỉnh Hà Tĩnh”;

72


28. Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ-Luyện kim, Bộ Công Thương
(2014), “Kết quả điều tra khảo sát hiện trạng nước thải từ khai thác và
chế biến quặng sa khoáng Titan”;
29. Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ-Luyện kim, Bộ Công Thương, Báo
cáo tổng kết nhiệm vụ cấp Bộ (2011), “Điều tra, thống kê nguồn thải;
đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường của các nguồn
thải trong khai thác và chế biến khoáng sản”;
30. Sở Tài nguyên và Môi trường Ninh Thuận (2011), “Báo cáo tình hình
thăm dò, khai thác, chế biến Titan trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận”;
31. Trung tâm Quan trắc và Điều tra Môi trường phóng xạ, Liên đoàn Địa
chất Xạ hiếm (2012), Báo cáo kỳ I kết quả giám sát môi trường phóng
xạ thuộc Nhiệm vụ KHCN cấp Bộ “Xử lý mẫu công nghệ thu nhận
Urani’ thuộc Đề án “Thăm dò quặng Urani khu Pà Lừa-Pà Rồng,
Huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam”;
32. Nguyễn Bá Tiến và nnk (2006), “Nghiên cứu sử dụng chất hấp phụ
sinh khối để tách Urani và Thori ra khỏi chất thải phóng xạ dạng
lỏng”. Tạp chí Phân tích Hóa, Lý và Sinh Học;
Tiếng Anh
33. Atsushi Osame (2008), Mine Pollution Control for Abandoned mine in
Japan;
34. Best Practice Environmental Management, (1998), “Landform Design

for Rehabilitation” Environment Australia;
35. Bogdanovich,

N.G.;

Grushicheva,

E.A.;

Mishevets,

T.O.;

Skomorokhova, S.N.; Trifanova, E.M.; Emel’Yanov, V.P.; Petrukhina,
G.N.; Starkov, O.V.Recovery of

73

137

Cs and

90

Sr from wastewater by


sorption on finely dispersed minerals under static conditions.
Radiochemistry 2008, 50, 395-401;
36. B.Velde, (1992), “Introduction to clay minerals, Chapman and Hall,

London”;
37. China Non-ferrous Metals Industry Association (2007), Metals
Recycling Branch;
38. C.F.Lin, H.Ch. Hsi. Resource recovery of waste fly ash. Synthesis of
Zeolit- like materials. Environ. Sci. Technol. Vol. 29, 1109- 1117,
1995;
39. David R. Mulligan (1996), Environmental Management in the
Australian Minerals and Energy Industries. Principles and Practices.
University of New South Wales press;
40. Dodbiba, G.; Wu, I.C.; Kikuchi, T.; Fujita, T. Adsorption of
molybdenum in nitric acid solution by using Pb-Fe based adsorbents. In
Proceedings of the 2008 Global Symposium on Recycling, Waste
Treatment and Clean Technology (REWAS 2008), Cancun, Mexico,
12–15 October 2008; P. 63-68;
41. D.W. Breck. Zeolit molecular sieves. Structure, chemistry and use.
Wiley, New York 1974;
42. Environment

Protection

Agency

(1995),

Rehabilitation

and

Revegetation. Commonwealth of Australia;
43. Environment Protection Agency (1995), Overview of Best Practice

Environmental Management in Mining. Commonwealth of Australia;
44. E.C. Beagle. Rice husk conversion to energy. FAO agricultural service
bulletin, Rom 1978;

74


45. E.H. Cook, R.P.Mc Donnell. Removal and recovery of phenol from
industrial waste effluents with Amberlite XAD polymeric adsorbents.
Ind. Eng. Chem. Prod. Re`qs. Dev. Vol.14, 113- 118 (1975);
46. El-Kamash, A.M. Evaluation of Zeolite a for the sorptive removal of
Cs+ and Sr2+ ions from aqueous solutions using batch and fixed bed
column operations. J. Hazard. Mater. 2008, 151, 432-445;

75



×