Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Nghiên cứu tổng hợp, tính chất và khả năng ứng dụng vật liệu xúc tác bạc kim loại trên chất mang nhôm oxit - phần II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.6 KB, 2 trang )

CONFERENCE INTERPRETING IN THE VIETNAMESE CONTEXT
FROM A PRAGMATIC PERSPECTIVE
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: ĐỖ MINH HOÀNG
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 22/07/1968
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 196/SĐH, ngày 3 tháng 8 năm 2004
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn đến 30/12/2009 theo Quyết định số 689/QĐ-SĐH
ngày 13/8/2008 của Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN
7. Tên đề tài luận án: Conference Interpreting in the Vietnamese Context from a Pragmatic Perspective
(Nghiên cứu phiên dịch hội nghị trong bối cảnh Việt Nam từ quan điểm dụng học)
8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ Anh 9. Mã số: 62 22 15 01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1). PGS TS Lê Hùng Tiến 2). GS.TS Nguyễn Quang
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
1) Tính toán độ trễ trung bình về từ lúc nghe thấy (một đơn vị dịch) ở bản nguồn tới khi phát
ngôn bản đích khi dịch đồng thời Anh-Việt (3 giây), làm cơ sở để phát hiện các phỏng đoán thành công
trong quá trình dịch đồng thời.
2) Tính toán tốc độ nói trung bình của phiên dịch đồng thời Anh-Việt (khoảng 3 âm tiết mỗi giây
hay 180 âm tiết mỗi phút), chứng minh rằng tốc độ này phần nào bị chi phối bởi tốc độ nói của diễn giả
và xu hướng nén câu chữ cuối mỗi câu của người phiên dịch.
3) Phân tích các thao tác và cơ chế hay được sử dụng để thực hiện phiên dịch đồng thời Anh-
Việt. Đó là các thao tác suy đoán và phỏng đoán trong quá trình xác lập nghĩa, nhờ tận dụng các yếu tố
tạo nên dư thừa khách quan (trong bản thân văn bản) và dư thừa chủ quan (nhận thức và kiến thức
nền). Các phỏng đoán thành công thể hiện ở độ trễ ngắn hơn mức trung bình (dưới 3 giây). Ngoài ra
người phiên dịch còn sử dụng thao tác phán xét (hiệu đính), bù trừ và cô đọng câu chữ. Các yếu tố dư
thừa càng cao thì việc cô đọng này càng hay xảy ra.
4) Xác định các yếu tố hay dẫn đến các khiếm khuyết (dịch sai, bỏ sót) khi dịch đồng thời Anh-
Việt như cấu trúc phức trong ngôn ngữ nguồn, dồn nén thông tin đột ngột ở phần thuyết, văn bản gốc
được đọc trực tiếp, hoặc các tên riêng, con số, ngày tháng không được dịch ngay trong vòng 3-4 giây.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
- Làm cơ sở cho việc xây dựng chương trình đào tạo phiên dịch đồng thời tại Việt Nam, phát triển các


kỹ năng và thao tác phiên dịch đặc thù của dịch đồng thời Anh-Việt.
- Làm cơ sở đối chiếu cho việc nghiên cứu phiên dịch đồng thời từ các ngoại ngữ khác sang tiếng Việt
và ngược lại
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Mở rộng nghiên cứu với quy mô lớn hơn, phong phú hơn
về tình huống dịch, chủ đề dịch, văn phong diễn ngôn, số lượng phiên dịch tham gia, mức độ hỗ trợ đối
với phiên dịch để kết luận có tính khái quát cao hơn.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
1) Đỗ Minh Hoàng (2001), “Một số lưu ý khi dịch thuật ngữ kinh doanh”, Tạp chí Ngôn ngữ 14 (145),
2001, tr.40-46.
2) Đỗ Minh Hoàng (2005), “Mô hình đào tạo phiên dịch chất lượng cao”, Đề tài khoa học cấp Đại học
Quốc gia Hà Nội, Mã số QN. 01.21 (Đánh giá và nghiệm thu nghiệm bởi Hội đồng cấp DHQG ngày 28
tháng 11 năm 2005).
3) Đỗ Minh Hoàng (2008), “Đào tạo biên phiên dịch theo định hướng chuyên nghiệp”, Tạp chí Ngôn
ngữ và đời sống, số 3 (149), 2008, tr.34-39.

×