Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số tổ hợp ngô lai tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.63 MB, 100 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

TRƯƠNG QUÝ VIỆT

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ
PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP NGÔ LAI
TẠI THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Thái Nguyên, 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

TRƯƠNG QUÝ VIỆT

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ
PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP NGÔ LAI
TẠI THÁI NGUYÊN
NGHÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ NGHÀNH: 60.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Minh Quân



2016
ĐẠIThái
HỌCNguyên,
THÁI NGUYÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

TRƯƠNG QUÝ VIỆT

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ
PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP NGÔ LAI
TẠI THÁI NGUYÊN
NGHÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ NGHÀNH: 60.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Minh Quân

Thái Nguyên, 2016


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày
trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu khoa học nào.

Các thông tin trích dẫn, tài liệu tham khảo sử dụng để hoàn thành luận
văn được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2016
Tác giả luận văn

Trương Quý Việt


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và tiến hành nghiên cứu hoàn thành luận
văn, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình của Thầy giáo hướng dẫn và sự
hợp tác của cơ quan, đoàn thể.
Tôi xin trân trọng cảm ơn:
Thầy giáo hướng dẫn: TS. Trần Minh Quân, Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên, người đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện
đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Bộ phận quản lý đào
tạo sau đại học - Phòng đào tạo, Khoa Nông học Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô giáo
Khoa Nông học, các thầy cô giảng da ̣y chuyên ngành đã giúp đỡ tôi trong hai
năm qua.
Các em sinh viên Khoa Nông học K44, 45TT - Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện
đề tài.
Xin bày tỏ lòng biết ơn đối với Bố, Mẹ, Vợ và các Anh chị em trong
gia đình đã động viên, tạo mọi điều kiện về thời gian, công sức và kinh phí để
tôi hoàn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn !

Thái Nguyên, tháng 12 năm 2016
Tác giả luận văn

Trương Quý Việt


iii
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới giai đoạn 2003 - 2014 ..................... 6
Bảng 1.2. Sản xuất ngô của một số nước trên thế giới năm 2014 ............................. 7
Bảng 1.3. Dự báo nhu cầu ngô thế giới đến năm 2020 .............................................. 9
Bảng 1.4. Sản xuấ t ngô Việt Nam giai đoạn năm 2003 - 2014 ...............................10
Bảng 1.5. Diện tích, năng suất và sản lượng ngô ở các vùng trồng ngô chính
của Việt Nam năm 2014 ..............................................................................................11
Bảng 1.6 Sản lượng ngô Việt Nam niên vụ 2014/2015
và dự báo cho năm 2016..............................................................................................13
Bảng 1.7. Tình hình sản xuất ngô tại Thái Nguyên năm 2009 - 2014 ....................15
Bảng 2.1. Nguồn gốc của các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm
và đối chứng .................................................................................................................25
Bảng 3.1. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các tổ hợp ngô lai vụ
Thu Đông 2015 và vụ Xuân 2016 tại tỉnh Thái Nguyên ..........................................35
Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu về hình thái và sinh lý của các tổ hợp ngô lai tham gia
thí nghiệm trong vụ Thu Đông 2015 và vụ Xuân 2016 tại Thái Nguyên...............40
Bảng 3.3. Số lá và chỉ số diện tích lá của các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm
trong vụ Thu Đông 2015 và vụ Xuân 2016. ..............................................................42
Bảng 3.4. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp lai vụ Thu Đông 2015
tại Thái Nguyên ............................................................................................................44
Bảng 3.5. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp lai vụ Xuân 2016
tại Thái Nguyên ............................................................................................... 44

Bảng 3.6. Mức độ nhiễm sâu bệnh của các tổ hợp ngô lai trong thí nghiệm
vụ Thu Đông 2015 và vụ Xuân 2016 tại Thái Nguyên ............................................47
Bảng 3.7. Tỷ lệ gẫy thân, đổ rễ của các tổ hợp ngô lai trong thí nghiệm
vụ Thu Đông 2015 và vụ Xuân 2016 .........................................................................51


iv
Bảng 3.8. Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp của các tổ hợp ngô lai
trong thí nghiệm vụ Thu Đông 2015 và vụ Xuân 2016 tại Thái Nguyên...............52
Bảng 3.9. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp ngô lai
trong thí nghiệm vụ Thu Đông 2015 tại Thái Nguyên .............................................54
Bảng 3.10. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp ngô lai
trong thí nghiệm vụ Xuân 2016 tại Thái Nguyên .....................................................55
Bảng 3.11. Năng suất lí thuyết và năng suất thực thu của các tổ hợp lai tham gia
thí nghiệm vụ Thu Đông 2015 và vụ Xuân 2016 tại Thái Nguyên .........................59


v
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình.1.1 Sản lượng ngô Việt Nam giai đoạn 2012-2016 ............................... 14


vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CIMMYT

:Trung tâm cải tạo giống ngô và lúa mì thế giới
(International Maize and Wheat Improvement Center)


CSDTL

: Chỉ số diện tích lá

CV

: Hệ số biến động

đ/c

: Đối chứng

FAO

: Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hợp Quốc
(Food and Agriculture Organization)

LSD

: Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa

M1000 hạt

: Khối lượng nghìn hạt

NSLT

: Năng suất lý thuyết


NSTT

: Năng suất thực thu

P

: Xác suất

THL

: Tổ hợp lai

TPTD

: Thụ phấn tự do

USDA

: Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (United States Department of
Agriculture)



: Thu Đông

X

: Xuân



vii
MỤC LỤC

1. Tính cấp thiết của đề tài. ............................................................................... 1
2. Mu ̣c tiêu nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 3
3. Yêu cầ u của đề tài ......................................................................................... 3
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài .......................................................................... 4
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài........................................................................... 4
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ................................. 5
1.1. Cơ sở khoa ho ̣c của đề tài .......................................................................... 5
1.2. Tình hình sản xuấ t ngô trên thế giới và Việt Nam ..................................... 6
1.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới ....................................................... 6
1.2.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam ........................................................ 9
1.2.3. Tình hình sản xuất ngô ở Thái Nguyên................................................. 14
1.3. Tình hình nghiên cứu về giố ng ngô lai trên thế giới và trong nước ........ 17
1.3.1. Nghiên cứu ngô lai trên thế giới ........................................................... 17
1.3.2. Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống ngô ở Việt Nam ........................... 21
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 25
2.1. Đố i tươ ̣ng và pha ̣m vi nghiên cứu............................................................ 25
2.1.1. Đố i tươ ̣ng nghiên cứu............................................................................ 25
2.1.2. Pha ̣m vi nghiên cứu ............................................................................... 25
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 26
2.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 26
2.3.1. Cách bố trí thí nghiệm ........................................................................... 26
2.3.2. Quy trình kỹ thuật ................................................................................. 27
2.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi .............................................................................. 28
2.3.4. Chỉ tiêu sinh trưởng............................................................................... 28
2.3.5. Các chỉ tiêu về chống chịu .................................................................... 30



viii
2.3.6. Các chỉ tiêu về năng suất ....................................................................... 31
2.3.7. Phân tích và xử lý số liệu ...................................................................... 34
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 35
3.1. Kế t quả nghiên cứu các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các
tổ hợp ngô lai vụ Thu Đông 2015 và vụ Xuân 2016 tại tỉnh Thái Nguyên .... 35
3.1.1. Giai đoạn từ gieo đến trỗ cờ .................................................................. 36
3.1.2. Giai đoạn từ gieo đến tung phấn ........................................................... 37
3.1.3. Giai đoạn từ gieo đến phun râu ............................................................. 37
3.1.4. Giai đoạn từ gieo đến chín sinh lý ........................................................ 38
3.2. Mô ̣t số chỉ tiêu hình thái, sinh lý của các tổ hợp lai tham gia
thí nghiê ̣m vu ̣ Thu Đông 2015 và vu ̣ Xuân 2016............................................ 39
3.2.1. Chiều cao cây ........................................................................................ 39
3.2.2. Chiều cao đóng bắp ............................................................................... 40
3.2.3. Số lá trên cây ......................................................................................... 41
3.2.4. Chỉ số diện tích lá (LAI) ....................................................................... 42
3.2.5. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây .......................................................... 43
3.3. Khả năng chố ng chiụ của các tổ hợp ngô lai trong thí nghiêm
̣ vu ̣
Thu Đông 2015 và vu ̣ Xuân 2016 tại Thái Nguyên ........................................ 46
3.3.1. Khả năng chống chịu sâu bệnh của các tổ hợp lai thí nghiệm .............. 47
3.3.2. Khả năng chố ng đổ của các tổ hợp ngô tham gia thí nghiêm
̣ ............... 50
3.4. Tra ̣ng thái cây, trạng thái bắp, đô ̣ bao bắ p của các tổ hợp ngô tham gia
thí nghiê ̣m vụ Thu Đông 2015 và vụ Xuân 2016 tại Thái Nguyên ................ 52
3.4.1. Trạng thái cây ........................................................................................ 52
3.4.2. Trạng thái bắp ....................................................................................... 53
3.4.3. Độ bao bắp ............................................................................................ 53
3.5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các THL thí

nghiệm vụ Thu Đông 2015 và vụ Xuân 2016 tại Thái Nguyên ...................... 54
3.5.1. Số bắp trên cây ...................................................................................... 55


ix
3.5.2. Chiều dài bắp......................................................................................... 56
3.5.3. Đường kính bắp ..................................................................................... 56
3.5.4. Số hàng trên bắp .................................................................................... 57
3.5.5. Số hạt trên hàng ..................................................................................... 57
3.5.6. Khối lượng nghìn hạt ............................................................................ 58
3.5.7. Năng suất lý thuyết................................................................................ 59
3.5.8. Năng suất thực thu................................................................................. 60
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 61
1. Kết luận ....................................................................................................... 61
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 62


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Cây ngô là cây lương thực quan tro ̣ng trong nền kinh tế toàn cầu.
Không chỉ cung cấp lương thực cho con người, ngô còn là nguồn thức ăn
quan trọng cho chăn nuôi, 66% sản lượng ngô của thế giới được sử dụng vào
mục đích này. (Bùi Mạnh Cường, 2007) [4]. Khoảng 70% chất tinh trong thức
ăn tổng hợp dùng trong chăn nuôi là ngô. Ngoài ra ngô còn được sử dụng làm
nguyên liệu cho các ngành công nghiệp thực phẩm chế biến, có khoảng 670
mặt hàng được chế biến từ ngô. Trong những năm gần đây, ngô còn được sử
dụng để sản xuất ethanol - nguồn nhiên liệu sinh học được sử dụng để từng
bước thay thế nhiên liệu hóa thạch, góp phẩm làm giảm ô nhiễm môi trường.

Hàng năm ở Mỹ sử dụng 18% tổng lượng ngô để sản xuất tinh bột, 37% sản
xuất cồn, 5,8% sản xuất bánh kẹo (Nguyễn Thế Hùng, 2006) [11].
Đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp với khả năng thích
ứng rộng với các vùng sinh thái, chống chịu tốt với điều kiện bất thuận của
ngoại cảnh và sâu bệnh, có tiềm năng năng suất cao nên cây ngô đã được phát
triển rất mạnh ở nhiều nước trên thế giới. Đến năm 2014, diện tích trồng ngô
toàn thế giới đã đạt 183,32 triệu ha với sản lượng 1021,62 triệu tấn
(FAOSTAT, 2016) [37].
Ở Việt Nam, ngô là cây lương thực quan trọng thứ 2 sau cây lúa đây là
nguồn thức ăn chính sử dụng trong chăn nuôi. Cây ngô có khả năng thích ứng
rộng, có thể trồng được nhiều vụ trong năm và trồng được hầu hết các vùng
sinh thái khác nhau trong cả nước, đặc biệt là vùng đất cao không có khả năng
tưới nước. Trong hơn 20 năm trở lại đây tình hình sản xuất ngô ở nước ta đã
đạt được những thành công nhất định, trong đó mức độ tăng trưởng cao về
năng suất cao hơn tăng trưởng về diện tích là 1,5%/năm. Tuy nhiên, sản xuất
ngô trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường tiêu thụ, dẫn đến


2
mất cân đối giữ cung và cầu. Năm 2015, Việt Nam phải nhập khẩu đến 7,6
triệu tấn ngô với tổng giá trị nhập khẩu là 1,6 tỉ USD tăng 58,5% so với năm
2014 (Tổ ng cu ̣c Hải quan, 2015)[27]. Nhập khẩu ngô với số lượng ngày càng
tăng thực sự là một thách thức không nhỏ đối với chiến lược phát triển của
ngành chăn nuôi trong nước vì đồng nghĩa với việc phải nhập khẩu số lượng
lớn kéo theo giá thành của các sản phẩm chăn nuôi sẽ tăng theo. Do đó một
yêu cầu lớn đặt ra cho ngành sản xuất ngô nước ta, đó là phải nghiên cứu và xác
định đúng những giống ngô lai mới thích nghi tốt với điều kiện sinh thái của từng
vùng và có năng suất cao.
Để đáp ứng nhu cầu ngô trong sản xuất, chế biến thực phẩm, xăng sinh
học và đặc biệt là để đáp ứng nhu cầu ngô cho chăn nuôi phải có giải pháp

phát triển sản xuất ngô, mở rộng diện tích và tăng năng suất ngô. Việc mở
rộng diện tích trồng ngô rất khó khăn do diện tích sản xuất nông nghiệp ngày
càng bị thu hẹp và phải cạnh tranh với nhiều loại cây trồng khác nên tăng
năng suất là giải pháp chủ yếu. Để tăng năng suất cây ngô thì giống được coi
là hướng đột phá có ý nghĩa quyết định để nâng cao sản lượng và chất lượng
nông sản. Giống tốt sẽ cho sản lượng cao hơn giống bình thường từ 20 - 25%.
Nhu cầu ngô ở nước ta trong thời gian tới là rất lớn. Theo chiến lược của Bộ
Nông nghiệp & PTNT đến năm 2020 sản lượng ngô của Việt Nam cần đạt 8 9 triệu tấn/năm để đảm bảo cung cấp đầy đủ cho nhu cầu sử dụng trong nước
và từng bước tham gia xuất khẩu. Một trong những nguyên nhân dẫn đến
năng suất ngô nước ta còn thấp là do ngô được trồng chủ yếu ở các vùng khó
khăn. Các tỉnh miền núi diện tích ngô tương đối lớn chiếm khoảng 34,8%
diện tích ngô của cả nước, nhưng lại gặp điều kiện bất thuận của yếu tố ngoại
cảnh như khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, hạn hán, rét kéo dài, không có hệ
thống thuỷ lợi, còn sử dụng các giống cũ, lẫn tạp, thoái hoá… Vì vậy, để sản
xuất ngô của Việt Nam theo kịp các nước trong khu vực và đạt năng suất
trung bình của thế giới cần phải thay đổi cơ cấu giống và tăng cường đầu tư


3
thâm canh. Giống là yếu tố hàng đầu trong các yếu tố để tạo nên năng suất,
chất lượng của cây trồng. Hiện nay hàng năm, hàng vụ có rất nhiều giống mới
được tạo chọn tạo ra có nhiều ưu điểm như: năng suất cao, chất lượng tốt,
chống chịu với điều kiện bất thuận tốt. Tuy nhiên việc xác định tiềm năng
năng suất, tính ổn định, khả năng thích ứng của các giống đặc biệt là những
giống ngô mới với điều kiện sinh thái, tập quán canh tác của từng vùng, từng
địa phương là vô cùng cần thiết.
Vì vậy, chọn tạo các giống ngô mới có năng suất cao, chống chịu tốt là
nhiệm vụ cấp bách, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay điều kiện khí hậu có
nhiều biến đổi, các hiện tượng thời tiết cực đoan đã ảnh hưởng không nhỏ đến
sản xuất ngô của Việt Nam.

Xuất phát từ yêu cầu thực tế hiện nay, chúng tôi đã tiến hành thực hiện
đề tài: “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số tổ hợp
ngô lai tại Thái Nguyên”.
2. Mu ̣c tiêu nghiên cứu của đề tài
Xác định tổ hợp ngô lai có năng suất cao, khả năng chống chịu tốt thích
nghi với điều kiện sinh thái tại Thái Nguyên.
3. Yêu cầ u của đề tài
- Đánh giá các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các tổ hợp ngô lai
thí nghiệm.
- Đánh giá các đặc điểm hình thái và sinh lý của các tổ hợp ngô lai
thí nghiệm.
- Đánh giá khả năng chống chịu (chống chịu sâu bệnh, chống đổ) của
các tổ hợp ngô lai thí nghiệm.
- Xác định các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các tổ hợp
ngô lai thí nghiệm.


4
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để xác định được tổ
hợp ngô lai có năng suấ t cao, chấ t lươ ̣ng tố t, phù hợp với điều kiện sinh thái
từng vùng của tỉnh Thái Nguyên.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học cho nhà nghiên cứu,
sinh viên, cán bô ̣ nông nghiệp tại tin̉ h Thái Nguyên truy cứu và tham khảo.
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Qua hai vụ thí nghiệm có thể lựa chọn được tổ hợp ngô lai có năng suất
cao, khả năng chống chịu tốt với điều kiện sinh thái của tỉnh Thái Nguyên,
tiếp tục khảo nghiệm để làm cơ sở cho việc chọn giống ngô lai mới và góp
phần làm phong phú cơ cấu giống trong sản xuất ngô của tỉnh Thái Nguyên.



5
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa ho ̣c của đề tài
Trong sản xuất nông nghiệp để cải thiện năng suất ngô, giống là một
nhân tố quyết định, các biện pháp kỹ thuật canh tác chỉ có thể đạt được hiệu
quả cao trên cơ sở các giống tốt. Ước tính của các nhà khoa học thì có khoảng
35 đến 50% mức tăng năng suất hạt của các cây lương thực trên thế giới là
nhờ việc đưa vào sản xuất những giống tốt. Ở nước ta, từ năm 1981 đến 1996
giống đã đóng góp cho sự tăng sản lượng cây trồng lên 43,68%, trong khi đó
yếu tố phân bón hóa học - thuốc bảo vệ thực vật và yếu tố thủy lợi đóng góp
với các tỷ lệ tương ứng là 32,57% và 31,97%, thấp hơn khoảng 10% so với
giống (Phan Huy Thông, 2007) [25]. Đối với sản xuất ngô, muốn phát triển
theo hướng hàng hoá với sản lượng cao, quy mô lớn nhằm phục vụ nhu cầu
thị trường, cần phải có các biện pháp hữu hiệu như thay thế các giống ngô cũ
năng suất thấp bằng các giống ngô mới năng suất cao, chống chịu tốt.
Hiện nay, trong lĩnh vực nghiên cứu chọn tạo những giống ngô lai mới
Việt Nam đã có những thành công bước đầu, đã tạo ra nhiều giống ngô lai
năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với nhiều vùng sinh thái. Các giống ngô
lai của Việt Nam chọn tạo có khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh
bất thuận tốt hơn và giá thành rẻ hơn so với các giống được sản xuất bởi các
công ty nước ngoài. Tuy nhiên, trong quá trình chọn tạo các giống ngô mới
thì công tác đánh giá các tổ hợp lại là bước rất quan trọng qua đó loại bỏ được
những tổ hợp lai có những yếu điểm như: Thời gian sinh trưởng dài, cây quá
cao, chống đổ kém, dễ nhiễm sâu bệnh hại, năng suất thấp… Các tổ hợp lai
ưu tú sẽ tiếp tục được đánh giá đầy đủ, khách quan về khả năng sinh trưởng,
phát triển, khả năng thích nghi, tính ổn định, độ đồng đều, ... trước khi được
phát triển thành giống để phục vụ sản xuất.



6
1.2. Tình hình sản xuấ t ngô trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới
Ngô là cây lương thực quan tro ̣ng trong nề n kinh tế toàn cầ u và được
phân bố rộng rãi nhất trên thế giới. Mă ̣c dù chỉ đứng thứ 3 về diê ̣n tić h sau lúa
nước và lúa mì, nhưng về năng suất và sản lươ ̣ng ngô la ̣i dẫn đầ u, ngô còn là
cây trồng có nền di truyền rộng nên có khả năng thích ứng với nhiều vùng sinh
thái khác nhau từ 550 bắc bán cầu đến 420 nam bán cầu, chính vì vậy ngô được
trồng ở 140 nước trên thế giới, trong đó có 38 nước là các nước phát triển còn
lại là các nước đang phát triển (Báo cáo tổng kết Số 29 của ISAAA)
Do nhận thức được vị trí và tầm quan trọng của cây ngô trong nền kinh
tế nên từ đầu thế kỷ 20 đến nay sản xuất ngô trên thế giới phát triển liên tục cả
về diện tích, năng suất và sản lượng với tổng diện tích 183,32 triệu ha, năng
suất 55,70 tạ/ha và sản lượng đạt 1.021,62 triệu tấn (FAO, 2016)[37].
Bảng 1.1 Tình hình sản xuất ngô trên thế giới giai đoạn 2003 - 2014
Chỉ tiêu
Năm

Diện tích
(triệu ha)

Năng suất
(tạ/ha)

Sản lượng
(triệu tấn)

2003


114,67

44,60

645,23

2004

147,47

49,45

729,21

2005

147,44

48,42

713,91

2006

148,61

47,53

706,31


2007

158,60

49,63

788,11

2008

161,01

51,09

822,71

2009

156,93

50,04

790,18

2010

162,32

51,55


820,62

2011

170,39

51,84

883,46

2012

177,39

49,16

872,06

2013

184,19

55,20

1.016,74

2014

183,32


55,70

1.021,62

(Nguồn: FAOSTAT, 2016) [37].


7
Số liệu thống kê của FAO (2016) [37] cho thấy sản xuất ngô trên thế
giới giai đoạn 2003-2014 có sự tăng trưởng đáng kể về diện tích, năng suất,
sản lượng.
Năm 2003 diện tích ngô của thế giới mới chỉ đạt 114,67 triệu ha năng
suất ngô trung bình thế giới mới chỉ đạt 44,60 tạ/ha, sản lượng đạt 645,23
triệu tấn, đến năm 2014 diện tích trồng ngô của thế giới đạt 183,32 triệu ha
tăng 62,6%, năng suất đạt 55,70 triệu tấn tăng 8,8%, Sản lượng đạt 1.021,62
triệu tấn tăng 63,2%. Có được kết quả này là nhờ có cuộc cách mạng về chọn
tạo giống ngô, đặc biệt là giống ngô lai và các biện pháp kỹ thuật canh tác
mới được đưa vào áp dụng trong sản xuất ngô.
Bảng 1.2 Sản xuất ngô của một số nước trên thế giới năm 2014
Nước

Diện tích
(triệu ha)

Mỹ
Trung Quốc
Braxin
Mexicô
Ấn Độ
Ixaren


33,64
35,98
15,43
7,06
8,60
0,005

Năng suất
(tạ/ha)

Sản lượng
(Triệu tấn)

107,32
361,09
59,98
215,81
51,76
79,88
32,96
23,27
27,52
23,67
304,98
163,60
Nguồn: FAOSTAT, 2016[37]

Theo FAO, Mỹ được coi là cường quốc số một trên thế giới và Trung
Quố c đươ ̣c xem là cường quố c đứng thứ hai trên thế giới. Năm 2014, Mỹ có

diện tích trồng ngô là 33,64 triệu ha, năng suất bình quân đạt 107,32 tạ/ha và
tổng sản lượng đạt 361,09 triệu tấn chiếm khoảng 35,34% sản lượng ngô toàn
thế giới.
Các giống ngô lai được đưa vào sản xuất tại Mỹ bắt đầu từ năm 1930.
Cho đến ngày nay 100% diện tích ngô của Mỹ là trồng các giống ngô lai trong
đó hơn 90% là giống ngô lai đơn (Ngô Hữu Tình và cs, 2009) [31]. Ở Mỹ
trong thí nghiệm, các giống ngô lai đơn đã cho năng suất đạt 25 tấn/ha/vụ.
Năng suất ngô ở hầu hết các nước phát triển trong những năm gần đây tăng


8
không đáng kể, nhưng năng suất ngô ở Mỹ lại tăng đột biến. Đó chính là nhờ
ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất. Ming Tang Chang và cs (2005)
cho biết: Ở Mỹ chỉ còn 48% giống ngô được sử dụng được chọn tạo theo
công nghệ truyền thống, 52% là bằng công nghệ sinh học. Năm 2007, diện
tích trồng ngô chuyển gen ở Mỹ đạt 27,4 triệu ha chiếm 73% diện tích trồng
ngô (Phan Xuân Hào, 2008) [8]. Mỹ cũng là nước xuất khẩu ngô lớn nhất thế
giới. Theo USDA, lượng ngô nhập khẩu trong niên vụ 2014/2015 ước tính
khoảng 2 triệu tấn, giảm 400 nghìn tấn so với niên vụ 2013/2014 do sản lượng
ngô nội địa tăng. Lượng ngô nhập khẩu trong niên vụ 2015/2016 dự đoán sẽ
chỉ còn 1,8 triệu tấn, giảm thêm 200 nghìn tấn so với niên vụ 2014/2015 do
ngô nội địa được kì vọng sẽ dần chiếm lĩnh thị trường từ niên vụ 2013/2014.
Ngô Mỹ xuất khẩu sang Việt Nam đạt mức kỷ lục trong niên vụ
2013/2014 với 511 nghìn tấn do có mức giá rất cạnh tranh. Tuy nhiên, lượng
nhập khẩu này lại giảm mạnh xuống 10 nghìn tấn trong niên vụ 2014/2015 do
các nhà nhập khẩu Việt Nam nhận thấy độ ẩm của giống ngô Mỹ không phù
hợp với điều kiện thời tiết nhiệt đới khiến cho việc lưu giữ kho gặp khó khăn.
Theo dự đoán của USDA thì lượng ngô Mỹ nhập khẩu vào Việt Nam sẽ chỉ ở
mức tối thiểu là khoảng 10 nghìn tấn trong niên vụ 2015/2016 giống như niên
vụ 2014/2015.

Trung Quốc là nước đứng thứ 2 trên thế giới về sản xuất ngô. Năm
2014, diện tích trồng ngô của Trung Quốc là 35,98 triệu ha, chiếm 19,15%
diện tích trồng ngô thế giới, sản lượng đạt 215,81 nghìn tấn, chiếm khoảng
20,0% sản lượng ngô toàn thế giới.
Sản xuất ngô trên thế giới có sự khác biệt rất lớn về năng suất giữa các
nước phát triển và các nước đang phát triển. Năng suất ngô trung bình của các
nước phát triển là 7,8 tấn/ha, cao hơn năng suất ngô trung bình của thế giới,
còn các nước đang phát triển năng suất là 2,7 tấn/ha. Nguyên nhân chính là do
sự khác biệt về khoa học kỹ thuật. Ở các nước phát triển 90-100% diện tích


9
ngô được trồng bằng các giống lai có ưu thế lai cao, trong khi đó các nước
đang phát triển chủ yếu là trồng các giống thụ phấn tự do, diện tích trồng
giống ngô lai chỉ chiếm 37% diện tích. Ngoài ra ở các nước đang phát triển do
điều kiện kinh tế khó khăn, khả năng đầu tư thâm canh thấp nên không khai
thác hết tiềm năng năng suất của giống.
Bảng 1.3 Dự báo nhu cầu ngô thế giới đến năm 2020
Vùng
Thế giới
Các nước đang phát triển
Đông Á
Mỹ Latinh
Cận Saha – Châu Phi
Tây và Bắc Phi
Nam Á

1997
(triệu tấn)
586

295
136
75
29
18
14

2020
(triệu tấn)
852
508
252
118
52
28
19

Tỷ lệ tăng
trưởng (%)
45
72
85
57
79
56
36

USDA .2014.[35]
Theo dự báo của Viện nghiên cứu lương thực Thế giới, vào năm 2020
tổng nhu cầu ngô thế giới là 852 triệu tấn, trong đó 15% dùng làm lương thực,

69% dùng làm thức ăn chăn nuôi, 16% dùng làm nguyên liệu cho công
nghiệp. Ở các nước phát triển chỉ dùng 5% ngô làm lương thực nhưng ở các
nước đang phát triển tỷ lệ này là 22%. So với năm 1997, năm 2020 nhu cầu
ngô thế giới tăng 45%, nhu cầu ngô tăng chủ yếu ở các nước đang phát triển
(72%), riêng Đông Á nhu cầu tăng 85%.
1.2.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam
Ở Việt Nam, ngô là cây trồ ng nhâ ̣p nô ̣i được đưa vào nước ta khoảng
300 năm trước và đã trở thành mô ̣t trong những cây trồ ng quan tro ̣ng trong hê ̣
thống cây lương thực quố c gia (Ngô Hữu Tình, 1997) [29]. Do có nhiều đặc
điểm tốt như: thích ứng rộng, chịu thâm canh, năng suất cao dễ sử dụng nên
cây ngô sớm được người Việt chấp nhận và mở rộng sản xuất, đặc biệt trên
những vùng đất cao, không chủ động nước. Tình hình sản xuất ngô ở Việt
Nam được trình bày qua bảng 1.4.


10
Bảng 1.4 Sản xuấ t ngô Việt Nam giai đoạn năm 2003 - 2014
Chỉ tiêu
Năm

2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012

2013
2014

Diện tích
(nghìn ha)

912,7
991,1
1.052,6
1.033,1
1.096,1
1.140,2
1.086,8
1.126,9
1.081,0
1.118,2
1.170,3
1.178,6

Năng suất
(tạ/ha)

Sản lượng
(nghìn tấn)

34,4
3.136,3
34,6
3.430,9
36,2

3.787,1
37,3
3.854,5
39,3
4.303,2
40,2
4.573,1
40,8
4.431,8
40,9
4.606,3
46,8
4.684,3
42,9
4.803,2
44,4
5.190,9
44,1
5.202,5
(Nguồn: FAOSTAT, 2016) [37].

Năm 2003, diện tích trồng ngô của nước ta chỉ có 912,7 nghìn ha năng
suất bình quân đạt 34,4 tạ/ha, sản lượng đạt 3.136,3 nghìn tấn, giai đoạn này
việc trồng ngô đạt năng suất rất thấp vì người nông dân trồng hầu hết là giống
ngô địa phương và kỹ thuật canh tác thấp kém.
Năm 2005, diện tích trồng ngô của nước ta đạt 1.052,6 nghìn ha năng
suất bình quân đạt 36,2 tạ/ha, sản lượng đạt 3.787,1 nghìn tấn có được kết quả
này nhờ có sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ đặc biệt việc chọn
tạo các giống ngô lai mới có năng suất cao được đưa vào sản suất.
Năm 2014, diện tích trồng ngô của nước ta đạt 1.178,6 nghìn ha tăng so

với năm 2005, năng suất bình quân đạt 44,1 tạ/ha, sản lượng đạt 5.202,5
nghìn tấn tăng 21,6% so với năm 2005.
Có được kết quả trên là nhờ việc nghiên cứu và đưa vào sản suất những
giống ngô mới chọn tạo trong nước và nước ngoài, việc phát triển và sử dụng


11
các giống ngô lai trong sản xuất ở Việt Nam là thành tựu to lớn trong sản xuất
nông nghiệp, là động lực thúc đẩy sản xuất ngô phát triển.
Hiện nay nhu cầu ngô làm thức ăn cho chăn nuôi rất lớn, theo báo cáo
của Bộ NN&PTNT, trong 6 tháng đầu năm 2015, Việt Nam nhập khẩu khoảng
7,6 triệu tấn ngô làm thức ăn cho chăn nuôi. Đây chính là cơ hội và cũng là thách
thức đối với ngành sản xuất ngô. Chính vì vậy trong thời gian tới sản xuất ngô sẽ
tiếp tục phát triển để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Bảng 1.5 Diện tích, năng suất và sản lượng ngô ở các vùng trồng ngô
chính của Việt Nam năm 2014
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(nghìn ha)

(tạ/ha)

(nghìn tấn)

Đồng bằng sông Hồng


88,7

47,2

418,9

Trung du và miền núi phía Bắc

514,7

36,7

1891,0

207,9

41,1

861,0

Tây Nguyên

248,2

53,1

1318,5

Đông Nam Bộ


80,0

59,5

475,7

Đồng Bằng sông Cửu Long

38,0

59,6

226,6

Vùng

Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam
Trung Bộ

(Nguồn Tổng cục thống kê, 2016[37])
Qua số liệu bảng 1.5 cho thấy:
Năm 2014, khu vực Trung du và miền núi phía Bắc là khu vực có diện
tích trồng ngô lớn nhất cả nước là 514,7 nghìn ha, chiếm 43,7% diện tích
trồng ngô cả nước. Diện tích trồng ngô ở đây lớn nhưng lại phân bố rải rác,
địa hình phức tạp, khí hậu khắc nghiệt, hạn và rét thường kéo dài, lượng mưa
không phân bố đều trong năm nên năng suất không cao. Năm 2014, năng suất
ngô là 36,7 tạ/ha thấp nhất trong cả nước. Nhưng đây vẫn là vùng có sản
lượng ngô lớn nhất nước ta, với sản lượng là 1891,0 nghìn tấn (2014), chiếm
36,4% sản lượng toàn quốc.



12
Vùng Trung du và miền núi phía Bắc tuy có diện tích trồng ngô lớn
nhất cả nước, song chủ yếu tập trung ở các vùng miền núi, diện tích rải rác
nhỏ lẻ thuộc các vùng dân tộc ít người. Họ không có đủ điều kiện đầu tư về
vốn cũng như các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp mà chủ yếu canh tác
theo lối truyền thống lạc hậu. Cộng thêm vào đó là các điều kiện đất đai
nghèo dinh dưỡng, khí hậu khắc nghiệt với hạn hán và rét kéo dài vào mùa
đông, lượng mưa phân bố không đều trong năm dẫn tới năng suất thấp. Tuy
nhiên, với ưu thế về diện tích (chiếm 38,3% diện tích của cả nước) nên sản
lượng chung của vùng vẫn cao hơn các vùng khác, đạt 1696,2 nghìn tấn
chiếm 35,3% sản lượng của cả nước và trở thành một trong những vùng sản
xuất ngô trọng điểm cung cấp lượng ngô lớn nhất cả nước.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng Đông Nam Bộ có năng suất
cao nhất đạt khoảng 59,6 tạ/ha bằng 135,15% năng suất ngô cả nước. Do
vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi, phù hợp với yêu cầu sinh trưởng, phát
triển của cây ngô như: nhiệt độ bình quân cao 25 - 30oC, nguồn ánh sáng dồi
dào, hệ thống thủy lợi đảm bảo nhu cầu tưới tiêu, nền đất có độ phì nhiêu cao.
Tất cả các điều kiện tự nhiên kết hợp với các biện pháp kỹ thuật canh tác phù
hợp đã dẫn tới sự tăng vọt năng suất trung bình của vùng.
Tây Nguyên cũng được xem là trọng điểm sản xuất ngô của cả nước
với diện tích 248,2 nghìn ha đứng thứ 2 sau vùng trung du và miền núi phía
Bắc. Năng suất trung bình đạt 53,1 tạ/ha.
Các giống ngô lai có tiềm năng năng suất cao đã và đang được phát
triển ở những vùng ngô trọng điểm, vùng thâm canh, có thuỷ lợi, những vùng
đất tốt như: Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam
Bộ, Tây Nguyên. Tuy nhiên, ở các tỉnh miền núi, những vùng khó khăn, canh
tác chủ yếu nhờ nước trời, đất xấu, đầu tư thấp thì giống ngô thụ phấn tự do
chiếm ưu thế và chiếm một diện tích khá lớn.
Tuy có sự phát triển không đồng đều giữa các vùng sản xuất ngô ở Việt

Nam nhưng với những kết quả đã đạt được thì chúng ta vẫn có thể khẳng định
sản xuất ngô của Việt Nam đang trong giai đoạn đổi mới và phát triển vượt


13
bậc. Sở dĩ chúng ta có được kết quả đó là do Đảng, Nhà nước và Bộ Nông
Nghiệp và Phát triển nông thôn thấy được vai trò to lớn của cây ngô trong nền
kinh tế đã kịp thời đưa ra những chính sách, biện pháp phù hợp nhằm khuyến
khích sản xuất. Sự nhạy bén của các nhà khoa học đã đưa những tiến bộ khoa
học kỹ thuật, đặc biệt về giống mới vào sản xuất. Qua từng giai đoạn lịch sử
từng thế hệ giống tốt thay đã thế nhau: giống thụ phấn tự do tốt thay thế cho
các giống địa phương năng suất thấp, giống lai quy ước thay cho các giống lai
không quy ước, lai đơn thay dần cho lai kép, lai ba và không thể không kể đến
vai trò của những người nông dân có trình độ về kỹ thuật đã tiếp thu và ứng
dụng nhanh chóng những tiến bộ KHKT mới với những cải tiến rất hiệu quả, phù
hợp với điiều kiện địa phương và làm tăng thêm sự ưu việt của tiến bộ KHKT.
Theo Bộ NN&PTNT, sản lượng ngô của Việt Nam năm 2014 đạt 5,19
triệu tấn, thấp hơn 105 nghìn tấn so với dự báo do sự thay đổi thời tiết tại
miền Bắc Việt Nam đã dẫn đến việc vùng thu hoạch ngô bị thu hẹp.
Theo ước tính, trong năm 2015, vùng thu hoạch ngô sẽ tăng lên từ 1,2
triệu héc ta lên 1,25 triệu héc ta do chính sách mới của Chính phủ trong việc
tăng diện tích trồng ngô từ việc chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả.
Năng suất ngô trung bình dự kiến tăng nhẹ do việc sử dụng các giống ngô lại
tạo mới. Trong năm 2015, sản lượng ngô tăng khoảng 300 nghìn tấn so với dự
báo trước đó của USDA.
Bảng 1.6 Sản lượng ngô Việt Nam niên vụ 2014/2015
và dự báo cho năm 2016
2014
Đơn vị




Mới

2015
Ước Chỉnh
tính
sửa
1.2
1.25

2016
Dự
báo
1.3

Diện tích thu hoạch

nghìn ha

1.195

1.179

Năng suất

tấn/ha

4,43


4,4

4,45

4,5

4,6

Sản lượng

nghìn
tấn

5.293

5.188

5.34

5.625

5.98

Nguồn: Bộ NN&PTNT, số liệu ước tính của USDA


×