Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

đáp án chi tiết de thi thu mon hoa truong thpt chuyen KHTN lan 1 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.64 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

ĐỀ THI THỬ LẦN 1 THPT QUỐC GIA NĂM 2017

THPT CHUYÊN KHTN

Môn: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

(Đề thi có 40 câu / 6 trang)
Mã đề: 357
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố :
H =1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S =32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52;
Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba=137.

Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn este no, đơn chức, mạch hở (X) thấy thể tích khí O2 cần đốt gấp 1,25 lần thể
tích CO2 tạo ra. Số lượng công thức cấu tạo của X là:
A. 4

B. 3

C. 5

D. 6

Câu 2: Lấy 7,8 gam kali tác dụng hoàn toàn với nước thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là:
A. 2,24 lít

B. 1,12 lít

C. 0,56 lít



D. 4,48 lít

Câu 3: Chất nào sau đây không có phản ứng thủy phân?
A. Gly-Ala

B. Sacarozơ

C. Tristearin

D. Fructozơ

Câu 4: Cho m gam fructozơ tác dụng với H2 (xúc tác Ni, t0, hiệu suất 80%) thu được 36,4 gam sobitol.
Giá trị của m là:
A. 45,0

B. 36,0

C. 45,5

D. 40,5

Câu 5: Hòa tan hết a mol Al vào dung dịch chứa 2a mol NaOH thu được dung dịch X. Kết luận nào sau
đây đúng?
A. Sục CO2 dư vào dung dịch X thu được a mol kết tủa.
B. Dung dịch X không phản ứng với dung dịch CuSO4
C. Thêm 2a mol HCl vào dung dịch X thu được 2a/3 mol kết tủa
D. Dung dịch X làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ
Câu 6: Nước thải công nghiệp thường chưa các ion kim loại nặng như Hg2+,Pb2+ ,Fe3+,… Để xử lí sơ bộ
nước thải trên, làm giảm nồng độ các ion kim loại nặng với chi phí thấp, người ta sử dụng chất nào sau

đây?
A. Ca(OH)2

B. NaCl

C. HCl

D. KOH

Trang 1


Câu 7: Một chén sứ có khối lượng m1 gam. Cho vào chén một hợp chất X, cân lại thấy có khối lượng
m2 gam. Nung chén đó trong không khí đến khối lượng không đổi, rồi để nguội chén, cân lại thấy nặng
m3 gam, biết m1 < m3 < m2 . Có bao nhiêu chất trong các chất cho sau đây thỏa mãn thí nghiệm trên :
NaHCO3, NaNO3, NH4Cl, I2, K2CO3, Fe, Fe(OH)2, FeS2.
A. 5

B. 6

C. 4

D. 3

Câu 8: Thành phần chính của quặng Manhetit là:
A. FeCO3.

B. FeCO3

C. FeS2


D. Fe3O4

Câu 9: Chất nào sau đây phản ứng được với Cu(OH)2/ NaOH tạo dung dịch màu tím?
A. Albumin

B. Glucozơ

C. Glyxyl alanin

D. Axit axetic

Câu 10: Cho dung dịch muối X đến dư vào dung dịch muối Y, thu được kết tủa Z. Cho Z vào dung dịch
HNO3 (loãng, dư) thu được chất rắn T và khí không màu hóa nâu trong không khí. X và Y lần lượt là:
A. AgNO3 và Fe(NO3)2

B. AgNO3 và FeCl2

C. AgNO3 và FeCl3

D. Na2CO3 và BaCl2

Câu 11: Polime X là chất rắn trong suốt, cho ánh sáng truyền qua tốt nên được dùng để chế tạo thủy tinh
hữu cơ plexiglas. Monome tạo thành X là:
A. CH2= C(CH3)COOCH3

B. CH2= CH-CN

C. CH2= CH-Cl


D. H2N-[CH2 ]-COOH

Câu 12: Amin nào sau đây tồn tại ở trạng thái khí ở điều kiện thường?
A. anilin

B. iso propyl amin

C. butyl amin

D. trimetyl amin

Câu 13: Phát biểu không đúng là:
A. Các kim loại Na, K, Ba có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm khối.
B. Phương pháp cơ bản điều chế kim loại kiềm thổ là điện phân nóng chảy muối clorua của chúng.
C. Nhiệt độ nóng chảy của các kim loại kiềm giảm dần từ Li đến Cs.
D. Tất cả các nguyên tố kim loại kiềm thổ đều tác dụng với nước giải phóng H2.
Câu 14: Phi kim X tác dụng với kim loại M thu được chất rắn Y. Hòa tan Y vào nước được dung dịch
Z. Thêm AgNO3 dư vào dung dịch Z được chất rắn G. Cho G vào dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu
được khí màu nâu đỏ và chất rắn F. Kim loại M và chất rắn F lần lượt là
A. Al và AgCl

B. Fe và AgCl

C. Cu và AgBr

D. Fe và AgF

Câu 15: Cho các phản ứng sau:
(1) Cu + H2SO4 đặc, nguội →
(2) Cu(OH)2 + glucozơ →

Trang 2


(3) Gly-Gly-Gly + CuOH)2/NaOH →
(4) Cu(NO3)2 + FeCl2 + HCl →
(5) Cu + HNO3 đặc, nguội →
(6) Axit axetic + NaOH →
(7) AgNO3 + FeCl3 →
(8) Al + Cr2(SO4)3 →
Số phản ứng xảy ra ở điều kiện thường là:
A. 5

B. 7

C. 8

D. 6

Câu 16: Cho a mol sắt tác dụng với a mol khí Clo thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho X vào nước, thu
được dung dịch Y. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, hỏi dung dịch Y không tác dụng với chất nào sau
đây.
A. AgNO3

B. Cu

C. NaOH

D. Cl2

Câu 17: Cho hỗn hợp M gồm Fe2O3, ZnO và Fe tác dụng với dung dịch HX (loãng) thu được dung dịch

Y, phần kim loại không tan Z và khí T. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 được chất rắn
Q. Cho Q vào dung dịch HNO3 dư thấy thoát khí NO và chất rắn G màu trắng. Axit HX và chất rắn
trong Q là:
A. HCl và Ag

B. HCl và AgCl; Ag

C. HCl và AgCl

D. HBr và AgBr; Ag

Câu 18: Phản ứng nào sau đây sai
A. Cu + 4HNO3 đặc,nguội  Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
B. 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O  4Fe(OH)3
C. 3Zn + 2CrCl3  2Cr + 3ZnCl2
D. CuO + 2HCl  CuCl2 + H2O
Câu 19: Cho các kim loại Al, Cu, Au, Ag. Kim loại dẫn điện tốt nhất trong các kim loại này là
A. Ag

B. Cu

C. Al

D. Au

Câu 20: Chất nào sau đây ở trạng thái rắn ở điều kiện thường.
A. Glyxin

B. Triolein


C. Etyl aminoaxetat

D. Anilin

Câu 21: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X (gồm x mol Fe, y mol Cu, z mol Fe2O3 và t mol Fe3O4) trong
dung dịch HCl không thấy có khí bay ra khỏi bình, dung dịch thu được chỉ chứa 2 muối. Mối quan hệ
giữa số mol các chất có trong hỗn hợp X là
A. x + y = 2z + 2t

B. x + y = z + t

C. x + y = 2z + 2t

D. x + y = 2z + 3t

Trang 3


Câu 22: Cho từ từ từng giọt của dung dịch chứa b mol HCl vào dung dịch chứa a mol Na2CO3 thu được
V lít khí CO2. Ngược lại, cho từ từ từng giọt của dung dịch chứa a mol Na2CO3 vào dung dịch chứa
b mol HCl thu được 2V lít khí CO2. (các thể tích khí đo cùng điều kiện). Mối quan hệ giữa a và b là.
A. a = 0,75b

B. a = 0,8b

C. a = 0,35b

D. a = 0,5b

Câu 23: Dung dịch CuSO4 loãng được dùng làm thuốc diệt nấm cho các loài hoa. Để điều chế 800 gam

dung dịch CuSO4 5% người ta hòa tan CuSO4.5H2O vào nước. Lượng CuSO4.5H2O cần dùng là?
A. 32 gam

B. 40 gam

C. 62,5 gam

D. 25,6 gam

Câu 24: Thủy phân 14,6 gam Gly – Ala trong dung dịch NaOH dư thu được m gam muối. Giá trị của m

A. 20,8

B. 18,6

C. 22,6

D. 20,6

Câu 25: Người hút thuốc lá nhiều thường mắc các bệnh nguy hiểm về đường hô hấp. Chất gây hại chủ
yếu có trong thuốc lá là
A. Mophin

B. Heroin

C. Cafein

D. Nicotin

Câu 26: Nhận xét nào sau đây không đúng

A. Trong phản ứng este hóa từ ancol và axit, phân tử nước có nguồn gốc từ nhóm –OH của axit
cacboxylic
B. Không thể điều chế được phenyl axetat từ phenol và axit axetic.
C. Phản ứng este hóa giữa axit cacboxylic và ancol là phản ứng thuận nghịch.
D. Thủy phân este đơn chức trong môi trường bazơ luôn cho sản phẩm là muối và ancol.
Câu 27: Cho 17,6 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu phản ứng với dung dịch HCl loãng (dư). Đến khi phản
ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4,48 lít khí H2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là?
A. 25,4 gam

B. 31,8 gam

C. 24,7 gam

D. 21,7 gam

Câu 28: Chất X ( có M = 60 và chứa C, H, O). Chất X phản ứng được với Na, NaOH và NaHCO3. Tên
gọi của X là :
A. Axit axetic

B. axit fomic

C. metyl fomiat

D. metyl axetat

Câu 29: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm xenlulozơ , tinh bột, glucôzơ và saccarozơ cần 2,52 lít
khí O2 (đktc), thu được 1,8 gam nước. Giá trị của m là?
A. 6,2

B. 5,25


C. 3,6

D. 3,15

Câu 30: Benzyl axetat là một este có mùi thơm của loài hoa nhài. Công thức cấu tạo của benzyl axetat
là:
A. CH3COOC6H5

B. CH3COOCH2C6H5
Trang 4


C. C6H5CH2COOCH3

D. C6H5COOCH3

Câu 31: Điện phân một lượng dư dung dịch MgCl2 (điện cực trơ, có màng ngăn xốp bao điện cực) với
cường độ dòng điện 2,68A trong 2 giờ. Sau khi dừng điện phân khối lượng dung dịch giảm m gam, giả
thiết nước không bay hơi, các chất tách ra đều khan. Giá trị của m là.
A. 8,7

B. 18,9

C. 7,3

D. 13,1

Câu 32: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Na và Ba vào nước thu được dung dịch X. Sục khí CO2 vào
dung dịch X. Kết quả thí nghiệm thu được biểu diễn trên đồ thị sau.


Giá trị của m và x lần lượt là
A. 228,75 và 3,0

B. 228,75 và 3,25

C. 200 và 2,75

D. 200,0 và 3,25

Câu 33: Hỗn hợp X gồm Al, Ca, Al4C3 và CaC2 . Cho 15,15 gam X vào nước dư, chỉ thu được dung
dịch Y và hỗn hợp khí Z (C2H2, CH4, H2). Đốt cháy hết Z, thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 9,45 gam
H2O. Nhỏ từ từ 200 ml dung dịch HCl 2M vào Y, được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 15,6

B. 19,5

C. 27,3

D. 16,9

Câu 34: Cho m gam hỗn hợp M (có tổng số mol 0,03 mol) gồm đipeptit X, tripeptit Y, tetrapeptit Z và
pentapeptit T (đều mạch hở) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Q gồm muối Gly,
Ala và Val. Đốt cháy hoàn toàn Q bằng một lượng oxi vừa đủ, thu lấy toàn bộ khí và hơi, đem hấp thụ
vào bình đựng nước vôi trong dư thì thấy khối lượng bình tăng 13,23 gam và có 0,84 lít khí (đktc) thoát
ra. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây.
A. 6,0

B. 6,9


C. 7,0

D. 6,08

Trang 5


Câu 35: Hợp chất hữu cơ X mạch hở có công thức phân tử C4H6O4. Biết rằng khi đun X với dung dịch
bazơ tạo ra 2 muối và 1 ancol no đơn chức mạch hở. Cho 17,7 gam X tác dụng với 400ml dung dịch
NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng chất rắn khan là:
A. 28,9 gam

B. 24,1 gam

C. 24,4 gam

D. 2499 gam

Câu 36: Lên men 45 gam glucozo để điều chế ancol etylic, hiệu suất phản ứng 80%, thu được V lít khí
CO2 (đktc). Giá trị của V là:
A. 11,20

B. 5,60

C. 8,96

D. 4,48

Câu 37: X gồm hai a - aminoaxit no, hở ( chứa một nhóm - NH2, một nhóm - COOH) là Y và Z ( Biết
MZ = 1,56MY). Cho a gam X tác dụng 40,15 gam dung dịch HCl 20% thu được dung dịch A. Để tác

dụng hết các chất trong dung dịch A cần 140 ml dung dịch KOH 3M. Mặt khác , đốt cháy hoàn toàn
a gam X thu được sản phẩm cháy gồm CO2, H2O, N2 được dẫn qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư
thấy khối lượng bình tăng 32,8 gam. Phân tử khối của Z là:
A. 117

B. 139

C. 147

D. 123

Câu 38: Cho 8,28 gam chất hữu cơ A chứa C, H, O (có CTPT trùng CTĐGN) tác dụng với dung dịch
NaOH vừa đủ, sau đó chưng khô, phần hơi thu được chỉ có nước, phần chất rắn khan khối lượng
13,32 gam. Nung lượng chất rắn này trong oxy dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được 9,54 gam Na2CO3,
14,52 gam CO2 và 2,7 gam nước. Cho phần chất rắn trên vào dung dịch H2SO4 loãng thu được hai chất
hữu cơ X, Y ( biết MX < MY). Số nguyên tử hiđro có trong Y là
A. 6

B. 8

C. 10

D. 2

Câu 39: Đề hòa tan hết 38,36 gam hỗn hợp R gồm Mg, Fe3O4, Fe(NO3)2 cần 0,87 mol dung dịch H2SO4
loãng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 111,46 gam muối sunfat trung hòa và 5,6 lít
(đktc) hỗn hợp khí X gồm hai khí không màu, tỉ khối hơi của X so với H2 là 3,8 (biết có một khí không
màu hóa nâu ngoài không khí ). Phần trăm khối lượng Mg trong R gần nhất với giá trị nào sau đây:
A. 31,28


B. 10,8

C. 28,15

D. 25,51

Câu 40: Cho 26 gam hỗn hợp rắn A gồm Ca, MgO, Na2O tác dụng hết với V lít dung dịch HCl 1M (vừa
đủ) thu được dung dịch A trong đó có 23,4 gam NaCl. Giá trị của V là:
A. 0,90

B. 1,20

C. 0,72

D. 1,08

Trang 6


LỜI GIẢI CHI TIẾT MÃ ĐỀ 357
Câu 1: Đáp án : A
Phương pháp:

Điện thoại: 0903269191

Công thức tổng quát của este no, đơn chức, mạch hở: CnH2nO2
Công thức tính nhanh số đồng phân CnH2nO2 = 2(n- 2) ( 1 < n < 5 )
Este no đơn chức có công thức tổng quát CnH2nO2
CnH2nO2 + (1,5n - 1)O2 → nCO2+ nH2O
Ta có 1,5n – 1 = 1,25n => 0,25n = 1 => n = 4

=> công thức phân tử C4H8O2
Số đồng phân este no đơn chức mạch hở: 2(n- 2) ( 1 < n < 5 )
C4H8O2 = 2(4-2) = 4
Đáp án A
Câu 2: Đáp án : A
Phương pháp:
Ta luôn có nKL =

2
nH2
n

nH2O = nOH- = 2nH2
Với n là hóa trị của kim loại
2K + H2O  2KOH + H2
nH2 =

1
1
nK = (7,8:39) = 0,1 mol  V = 2,24 lít
2
2

Câu 3:Đáp án : D
Câu 4:Đáp án : A
C6H12O6

+

H2


→ C6H14O6

(sobitol)
n C6H14O6 = 36,4 : 182 = 0,2 mol => mC6H12O6 = 0,2.180.(100 : 80) = 45g
Đáp án A

Câu 5:Đáp án : A
2Al + 2H2O + 2NaOH → 3H2 + 2NaAlO2
a

a

a (mol)

Trang 1


A. 2H2O + NaAlO2 + CO2 → Al(OH)3 + NaHCO3
a

a

a (mol)

NaOH + CO2 → Na2CO3
B. CuSO4 + NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4
C. HCl + NaOH → NaCl + H2O
a


a

H2O + HCl + NaAlO2 → Al(OH)3 + NaCl
a

a

a

D. dd X chứa NaOH dư do đó làm quỳ hóa xanh
Đáp án A

Câu 6:Đáp án : A
Câu 7:Đáp án : C
Ta có m1 < m3 < m2 => X bị nhiệt phân hoặc bị thăng hoa
Nhận xét:
Tất cả các muối nitrat, muối hiđrocacbonat đều kém bền nhiệt và bị phân huỷ khi đun nóng
Các muối cacbonat không tan (trừ muối amoni) đều bị phân huỷ bởi nhiệt.
Các bazơ không tan đều bị phân huỷ ở nhiệt độ cao
=> các chất K2CO3, Fe không bị nhiệt phân
I2 (thăng hoa) và NH4Cl (giả thăng hoa)
Các chất thỏa mãn : NaHCO3 ; NaNO3 ; Fe(OH)2 ; FeS2.
Câu 8:Đáp án : D
Câu 9:Đáp án : A
Phản ứng màu biure của protein và các peptit (trừ đipeptit)
Đáp án A

Câu 10:Đáp án : B
Phương pháp: chú ý phản ứng Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag
2AgNO3 + FeCl2 → 2AgCl + Fe(NO3)2

AgNO3 + Fe(NO3)2 → Ag + Fe(NO3)3
Trang 2


3Ag + 4HNO3 → 3AgNO3 + 2H2O + NO
Đáp án B

Câu 11:Đáp án : A
Câu 12:Đáp án : D
Câu 13:Đáp án : D
- Ca, Sr, Ba tác dụng với nước ở nhiệt độ thường tạo dung dịch bazơ:
- Mg không tan trong nước lạnh, tan chậm trong nước nóng tạo thành MgO.
- Be không tan trong nước dù ở nhiệt độ cao vì có lớp oxit bền bảo vệ. Nhưng Be có thể tan trong dung
dịch kiềm mạnh hoặc kiềm nóng chảy tạo berilat:
Đáp án D

Câu 14:Đáp án : B
Phương pháp: chú ý phản ứng Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag
Cl2 + Fe → FeCl2
2AgNO3 + FeCl2 → 2AgCl + Fe(NO3)2
AgNO3 + Fe(NO3)2 → Ag + Fe(NO3)3
3Ag + 4HNO3 → 3AgNO3 + 2H2O + NO
Đáp án B

Câu 15:Đáp án : C
Câu 16:Đáp án : B
2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
2/3a

a


2/3a (mol)

Chất rắn bao gồm FeCl3 và Fe dư
Khi hòa tan trong nước
2FeCl3 + Fe → 3FeCl2
2/3a

1/3a

Dd bao gồm FeCl2
Câu 17:Đáp án : B
Trang 3


M + HX thu được dd Y, kim loại không tan và khí T
=> kim loại không tan Z là Fe, khí T là H2
=> muối trong Y là muối sắt 2
Y tác dụng tác dụng với AgNO3 thu được chất rắn Q, Q tác dụng với HNO3 thu được kết tủa trắng
=> G là AgCl
=> Chất rắn trong Q là AgCl và Ag
Axit là HCl

Câu 18:Đáp án : C
Zn + 2CrCl3 → ZnCl2 + 2CrCl2
Câu 19:Đáp án : A
Câu 20:Đáp án : A
Câu 21:Đáp án : B
Do phản ứng không có khí thoát ra do đó không xảy ra phản ứng của Fe với HCl
Mặt khác sau phản ứng dung dịch thu được chỉ chứa 2 muối => 2 muối là FeCl2 và CuCl2

Cu và Fe phản ứng hết
Fe2O3 + 6HCl → 3H2O + 2FeCl3
z

2z

8HCl+ Fe3O4 → FeCl2 + 4H2O + 2FeCl3
t

2t

Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2
x

2x

Cu + 2FeCl3 → 2FeCl2 + CuCl2
y

2y

ta có 2x + 2y = 2z + 2t hay x + y = z + t

Câu 22:Đáp án : A
*Nếu b ≥ 2a thì 2 TN sẽ sinh ra lượng CO2 như nhau. Vì vậy chắc chắn b < 2a => H+ thiếu

Trang 4


TH1: Cho H+ vào dd CO32-


TH2: Cho dd CO32- vào H+

H+ + CO32-  HCO3-

2H+ + CO32-  H2O + CO2↑

a

b

a

a

mol

0,5b mol

H+ + HCO3-  H2O + CO2↑
(b-a)

(b-a) mol

Vậy : 0,5b = 2(b-a)  2a = 1,5b => a = 0,75b . Đáp án A
Câu 23:Đáp án : C
m chất tan CuSO4 = 800 . 5% = 40g
nCuSO4 = 0,25 mol
Câu 24:Đáp án : A
n Gly – Ala = 14,6 : 146 = 0,1 mol

Gly – Ala + 2NaOH → muối + H2O
0,1

0,2

0,1

m muối = m Gly – Ala + mNaOH – mH2O = 14,6 + 0,2 . 40 – 0,1 . 18 = 20,8g
Câu 25:Đáp án : D
Câu 26:Đáp án : D
Thủy phân trong môi trường bazo ta có thể thu được muối và ancol hoặc xeton hoặc andehit

Câu 27:Đáp án : A
nH2 = 0,2 mol
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
0,2

0,2

m = 0,2 . 127 = 25,4g

Câu 28:Đáp án : A
X phản ứng được với Na, NaOH, NaHCO3 => X là axit
Mặt khác X có M = 60 => CH3COOH

Trang 5


Câu 29:Đáp án : D
Công thức tổng quát của cacbohidrat Cn(H2O)m hay CnH2mOm

CnH2mOm + nO2 → nCO2 + mH2O
nO2 = 0,1125 mol
có nCO2 = nO2 = 0,1125 mol
bảo toàn khối lượng ta có
m = mCO2 + mH2O – mO2 = 0,1125 . 44 + 1,8 – 0,1125.32 = 3,15g
Câu 30:Đáp án : B
Câu 31:Đáp án : D
Phương pháp :
- Tại Catot luôn xảy ra quá trình khử : Mn+ + ne -> M
và tại Anot luôn xảy ra quá trình oxi hóa : Mn- -> M + ne
- Chú ý : Mg2+ không bị điện phân. Vì vậy tại Catot sẽ có sự điện phân nước.
Catot : 2H2O + 2e -> H2 + 2OH( Mg2+ không bị điện phân)
Anot : 2Cl- -> Cl2 + 2e
Có : ne = It/F = 0,2 mol = 2nH2 = 2nCl2 => nH2 = nCl2 = 0,1 mol
Mg2+ + 2OH- -> Mg(OH)2
=> nMg(OH)2 = ½ nOH- = 0,1 mol
=> m = mMg(OH)2 + mH2 + mCl2 = 13,1g
Câu 32:Đáp án : D
Phương pháp :
- Với bài tập Kiềm + CO2 có hình vẽ như đề bài :
+) Đồ thị đi lên : Lượng kết tủa tăng dần => Chứng tỏ CO2 phải thiếu
+) Đồ thị nằm ngang : Lượng kết tủa không đổi => Chứng tỏ CO2 chưa phản ứng với BaCO3 mà phản
ứng với chất khác trong dung dịch ( VD : NaOH, Na2CO3..)
+) Đồ thị đi xuống : Lượng kết tủa giảm dần => Chứng tỏ BaCO3 đang bị hòa tan bởi CO2.
- Công thức giải nhanh : Với trường hợp kết tủa tan 1 phần thì : nBaCO3 = nOH- - nCO2

Trang 6


Tại nCO2 = 0,4a thì kết tủa vẫn tăng => OH- và Ba2+ dư

=> nBaCO3 = nCO2 = 0,5 mol => a = 1,25 mol
Tại nCO2 = a thì kết tủa đạt tối đa lần đầu tiên => Lúc này có BaCO3(max) và NaOH
=> nBaCO3(max) = nBa = a = 1,25 mol
Tại nCO2 = 2a thì kết tủa đạt max lần cuối cùng => Lúc này có BaCO3(max) và NaHCO3
=> nCO2 = nBaCO3(max) + nNaHCO3 => nNaHCO3 = 1,25 mol = nNa
=> m = mBa + mNa = 200g
Tại nCO2 = x mol thì kết tủa tan 1 phần
=> nCO2 = nNaHCO3 + nBaCO3 + 2nBa(HCO3)2
Bảo toàn Ba : nBa = nBaCO3 + nBa(HCO3)2 => nBa(HCO3)2 = 0,75 mol
=> nCO2 = x = 3,25 mol
Câu 33:Đáp án : D
Phương pháp :
- Qui đổi hỗn hợp về dạng các nguyên tố.
Vì trong trường hợp đề bài , nếu để 4 chất phản ứng thì rất phức tạp. Thay vào đó, Ta chuyển về
dạng nguyên tố => chỉ còn 3 nguyên tố => phản ứng đơn giản hơn và tính toàn đơn giản hơn.
- Công thức giải nhanh : Với bài toán (AlO2-,OH-) + H+ tạo kết tủa nhưng kết tủa tan 1 phần thì :
3nAl(OH)3 = 4nAlO2 – (nH+ - nOH-)
B1 : Qui đổi hỗn hợp thành hỗn hợp các nguyên tố và tính số mol các nguyên tố trong X. Từ đó xác định
các chất có trong Y.
X + H2O chỉ thu được dung dịch Y và khí => chứng tỏ Al và Al(OH)3 bị hòa tan hết.
Dung dịch sau phản ứng gồm Ca(AlO2)2 và Ca(OH)2 (Nếu có)
Khi đốt cháy Z : nCO2 = 0,2 mol ; nH2O = 0,525 mol
Qui hỗn hợp ban đầu về : a mol Al ; b mol Ca ; 0,2 mol C
=> Khi đó hỗn hợp khí sẽ qui về H2 và C => đốt cháy tạo H2O và CO2
=> mX = 27a + 40b + 0,2.12 = 15,15
Và : 3a + 2b = 2nH2O = 1,05 mol
=> a = 0,25 ; b = 0,15 mol
=> Dung dịch Y gồm : 0,125 mol Ca(AlO2)2 và 0,025 mol Ca(OH)2
B2 : Tính lượng kết tủa khi cho Y phản ứng với HCl
Trang 7



Khi phản ứng với 0,4 mol HCl
Ca(OH)2 + 2HCl -> CaCl2 + 2H2O
Ca(AlO2)2 + 2HCl + 3H2O -> 2Al(OH)3 + CaCl2
Al(OH)3 + 3HCl -> AlCl3 + 3H2O
=> nAl(OH)3 = 0,217 mol
=> m = 16,9g

Câu 34:Đáp án : D
Phương pháp :
- Khi đề bài cho Các peptit thủy phân tạo muối của amino axit Gly,Ala,Val thì qui về dạng chung là
amino axit no mạch hở có 1 nhóm COOH và 1 nhóm NH2
- Khi đốt cháy Muối của amino axit :
CnH2nO2NNa + (1,5n – 0,75)O2 -> 0,5Na2CO3 + (n – 0,5)CO2 + nH2O + 0,5N2
Ta có : nCO2 – nH2O = nN2 = ½ nMuối
- Khi peptit + NaOH thì : nNaOH = nPeptit.(số mắt xích) ; nH2O = nPeptit
B1 : Xác định số mol các sản phẩm đốt cháy muối Q
Xét : Sản phẩm khí sau khi đốt cháy hoàn toàn Q cho vào bình Ca(OH)2 dư :
Có : mbình tăng = mCO2 + mH2O = 13,23g (1) ; nKhí = nN2 = 0,0375 mol
Q gồm toàn muối của amino axit no mạch hở có 1 nhóm COOH và 1 nhóm NH2 nên có dạng :
CnH2nO2NNa + (1,5n – 0,75)O2 -> 0,5Na2CO3 + (n – 0,5)CO2 + nH2O + 0,5N2
=> nH2O – nCO2 = nN2 = 0,0375 mol(2)
Từ (1) và (2) => nCO2 = 0,2025 ; nH2O = 0,24 mol
Lại có : nNa2CO3 = nN2 = 0,0375 mol = 0,5nmuối => nmuối = 0,075 mol
=> Bảo toàn O : 2nmuối + 2nO2 = 3nNa2CO3 + 2nCO2 + nH2O => nO2 = 0,30375 mol
B2 : Tính khối lượng muối Q và sau đó tính khối lượng M.
Bảo toàn khối lượng : mmuối + mO2 = mNa2CO3 + mCO2 + mH2O + mN2
=> mmuối = 8,535g
Ban đầu : M + NaOH -> Muối Q + H2O

Thì : nNaOH = nmắt xích amino axit = nCOONa = 0,075 mol ; nH2O = nM = 0,03 mol
Bảo toàn khối lượng : mM + mNaOH = mQ + mH2O
Trang 8


=> mM = 6,075g
Câu 35:Đáp án : A
X + Bazo => 2 muối và 1 ancol no đơn chức mạch hở
=> X chỉ có thể là : HCOO-CH2-COOCH3
=> nX = 0,15 mol ; nNaOH = 0,4 mol
HCOO-CH2-COOCH3 + 2NaOH -> HCOONa + HO-CH2-COONa + CH3OH
=> Sau phản ứng chất rắn gồm :
0,15 mol HCOONa ; 0,15 mol HO-CH2-COONa ; 0,1 mol NaOH dư
=> mrắn = 28,9g
Câu 36:Đáp án : C
Phương pháp :
- Tính lượng chất theo hiệu suất phản ứng :
Có : nLý thuyết.H% = nthực tế
C6H12O6 -> 2C2H5OH + 2CO2
=> nCO2(thực) = 2nGlucozo . H% = 0,4 mol
=> VCO2 = 8,96 lit
Câu 37:Đáp án : A
Phương pháp :
- Khi đốt cháy amino axit :
CnH2n+1O2N +(1,5n – 0,75) O2 -> nCO2 + (n + 0,5)H2O + 0,5N2
Ta có : nCO2 – nH2O = nN2 = ½ namino axit
B1: Xác định số mol các sản phẩm của phản ứng cháy amino axit
Khi X + HCl rồi phản ứng tiếp với KOH thì khi xét cả quá trình :
Có : nKOH = nHCl + nCOOH(X) => nCOOH(X) = 0,2 mol = nNH2(X) = nX
(Vì Y và Z đều có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH)

Khi đốt cháy A : mbình tăng = mCO2 + mH2O = 32,8g(1)
Trang 9


Và : nN2 = ½ nNH2(X) = 0,1 mol
Y và Z đều no đơn chức và có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH
=> Dạng chung : CnH2n+1O2N + O2 -> nCO2 + (n + 0,5)H2O + 0,5N2
=> nH2O – nCO2 = 0,5nX = 0,1 mol(2)
Từ (1) và (2) => nCO2 = 0,5 ; nH2O = 0,6 mol
B2 : Xác định số mol O2 và tính ra khối lượng X bằng phương pháp bảo toàn khối lượng.
Bảo toàn O : 2nX + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O
=> nO2 = 0,6 mol
Bảo toàn khối lượng : mX + mO2 = mCO2 + mH2O + mN2
=> mX = 16,4g
B3 : Tính M trung bình của 2 amino axit để tìm amino axit có M nhỏ hơn
=> Mtb X = 82g => Chắc chắn Y là H2N-CH2-COOH (M = 75g)
=> MZ = 1,56MY = 117g
Câu 38:Đáp án : A
Phương pháp : Khi 1 este phản ứng với Kiềm nhưng chỉ tạo chất rắn và nước mà không tạo ancol thì
este đó là este của phenol.

B1 : Xác định số mol các nguyên tố có trong chất rắn.
Khi nung chất rắn trong oxi dư :
Bảo toàn khối lượng : mrắn + mO2 = mNa2CO3 + mCO2 + mH2O
=> nO2 = 0,42 mol. Và : nNa2CO3 = 0,09 mol ; nCO2 = 0,33 mol ; nH2O = 0,15 mol.
Bảo toàn O : nO(rắn) = 3nNa2CO3 + 2nCO2 + nH2O – 2nO2 = 0,24 mol
=> Trong chất rắn có : nC : nH : nO : nNa = 0,42 : 0,3 : 0,24 : 0,18 = 7 : 5 : 4 : 3
Chất rắn là C7H5O4Na3.
B2 : Xác định CTPT của A dựa vào tỉ lệ mol các nguyên tố trong A.
Bảo toàn Na : nNa(rắn) = nNaOH = 0,18 mol

Bảo toàn khối lượng : mA + mNaOH = mrắn + mH2O => nH2O = 0,12 mol < nNaOH (pứ)
Bảo toàn nguyên tố : nO(A) = nO(rắn) + nH2O – nNaOH = 0,18 mol
, nH(A) = nH(rắn) + 2nH2O – nNaOH = 0,36 mol
=> Trong A có nC : nH : nO = 0,42 : 0,36 : 0,18 = 7 : 6 : 3
Trang 10


A có CTPT trùng với CTĐG nhất : C7H6O3
B3 : Biện luận để tìm CTCT của A => Từ đó tìm được CTCT của X và Y
Vì A + NaOH chỉ tạo ra 1 chất rắn và nước => A là este của phenol
A là : HCOOC6H5
A + H2SO4 loãng dư thì bị thủy phân thành : HCOOH(X) và C6H5OH(Y)
Vậy số H trong Y là 6

Câu 39:Đáp án : C
Phương pháp :
- Dựa vào Mkhí = 7,6 thì chỉ có khí H2 (MH2 = 2) là có M < 7,6.
- Khi phản ứng NO3- và H+ thì cần kiểm tra xem có tạo ra NH4+ hay không.
B1 : Xác định số mol các khí trong X
Có : nX = 0,25 mol ; MX = 7,6g => Có khí H2.
Mặt khác, có 1 khí không màu hóa nâu ngoài không khí => NO
=> nH2 + nNO = 0,25 và mH2 + mNO = 0,25.7,6 = 1,9g
=> nH2 = 0,2 ; nNO = 0,05 mol
B2 : Tìm số mol NH4+ dựa vào bảo toàn nguyên tố Hidro
Tổng quát ta có : R + H2SO4 -> Muối Sunfat + (H2,NO) + H2O
Bảo toàn khối lượng : mR + mH2SO4 = mmuối + mX + mH2O tạo ra
=> nH2O tạo ra = 0,57 mol
Giả sử có x mol NH4+ trong dung dịch sau phản ứng.
Bảo toàn H : 2nH2SO4 = 4nNH4 + 2nH2 + 2nH2O => nNH4 = 0,05 mol
B3 : Xác định lượng các chất trong hỗn hợp đầu.

Vì dung dịch sau phản ứng chỉ có muối sunfat trung hòa nên :
=> nNO + nNH4 = 2nFe(NO3)2
=> nFe(NO3)2 = 0,05 mol (Bảo toàn N)
Bảo toàn Oxi : 4nFe3O4 + 6nFe(NO3)2 + 4nH2SO4 = 4nSO4(muối) + nNO + nH2O
( nH2SO4 = nSO4(muối) )
=> nFe3O4 = 0,08 mol
=> %mMg(R) = 28,15%
Trang 11


Câu 40:Đáp án : D
Phương pháp : Bảo toàn nguyên tố
- Chú ý : 2 chất MgO và Ca có M bằng nhau => có thể tính tổng số mol 2 chất.
Bảo toàn Na : nNa2O = ½ nNaCl = 0,2 mol
=> mCa + mMgO = 26 – 0,2.62 = 13,6g
Vì MCa = MMgO = 40g => nCa + nMgO = 0,34 mol
Phản ứng :
Ca + 2HCl -> CaCl2 + H2
MgO + 2HCl -> MgCl2 + H2O
Na2O + 2HCl -> 2NaCl + H2O
=> nHCl = 2(nCa + nMgO + nNa2O) = 1,08 mol
=> Vdd HCl = 1,08 lit

Trang 12



×