Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Hợp tác phát triển du lịch bền vững tiểu vùng sông mekong giai đoạn 1990 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 119 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

TRẦN NGỌC MINH

HỢP TÁC PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
TIỂU VÙNG SÔNG MEKONG GIAI ĐOẠN 1990-2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: CHÂU Á HỌC

Hà Nội - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

TRẦN NGỌC MINH

HỢP TÁC PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
TIỂU VÙNG SÔNG MEKONG GIAI ĐOẠN 1990-2020

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Châu Á học
Mã số: 60 31 06 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS Lê Đình Chỉnh

Hà Nội - 2016




Lời cảm ơn
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Lê Đình Chỉnh,
Nguyên Chủ nhiệm Khoa Đông Phương học, Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, người đã tận tình, chu đáo
hướng dẫn, và có sự chỉ đạo sát sao trong suốt thời gian tôi thực hiện luận
văn tốt nghiệp này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới những người bạn đồng hành, những người giúp đỡ
tôi tìm hiểu - thu thập tư liệu về vấn đề tôi đang quan tâm và nghiên cứu.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các quý thầy cô giáo,
cùng các cán bộ của Khoa Đông phương học, Trung tâm thư viện Đại học
Quốc gia Hà Nội đã cung cấp cho tôi những tư liệu quý báu và giúp đỡ tôi
hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè, đồng
nghiệp, những người luôn động viên, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian
thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Do nguồn tài liệu và thời gian nghiên cứu còn hạn chế, nên luận văn
không sao tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được đóng
góp của các quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp để tôi có thể có những bước
nghiên cứu tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả

Trần Ngọc Minh


Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu độc

lập của bản thân, không sao chép từ bất kỳ công trình nghiên cứu nào.
Các tài liệu tham khảo, trích dẫn nội dung được sử dụng trong luận văn đã
được chú thích rõ nguồn trích dẫn.
Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về nội dung luận văn tốt nghiệp và
lời cam đoan này.

Tác giả
Trần Ngọc Minh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 3
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 6
4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài ............................................................... 6
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 7
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 7
7. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 8
PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 9
Chƣơng 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ CÁC
VÙNG LÃNH THỔ TRONG KHU VỰC TIỂU VÙNG SÔNG MEKONG
........................................................................................................................... 9
1.1. Khái quát về tiểu vùng sông Mekong .................................................... 9
1.1.1. Về điều kiện tự nhiên, xã hội .................................................................. 9
1.1.2 Nguồn lực của các nước trong tiểu vùng sông Mekong ........................ 21
1.1.3. Sự hình thành và phát triển hợp tác tiểu vùng Mekong ........................ 23
1.2. Hợp tác du lịch tiểu vùng sông Mekong và hợp tác du lịch đa phƣơng ... 29
1.2.1. Hợp tác du lịch tiểu vùng sông Mekong ............................................... 29
1.2.2. Hợp tác du lịch đa phương- chìa khóa thúc đẩy kinh tế, xóa đói giảm

nghèo ............................................................................................................... 33
Chƣơng 2 CÁC CHƢƠNG TRÌNH HỢP TÁC DU LỊCH TIỂU VÙNG
SÔNG MEKONG .......................................................................................... 37
2.1. Các tổ chức hợp tác du lịch tiểu vùng Mekong .................................. 37
2.1.1. Tổ chức du lịch thế giới ........................................................................ 37
2.1.2. Hiệp hội du lịch châu Á-Thái Bình Dương........................................... 38
2.1.3. Diễn đàn du lịch ASEAN ...................................................................... 38


2.1.4. Văn phòng điều phối du lịch Mekong................................................... 39
2.1.5. Diễn đàn du lịch Mekong ...................................................................... 40
2.2. Các nội dung hợp tác du lịch ở tiểu vùng Mekong ............................. 41
2.2.1. Phát triển nguồn nhân lực du lịch ......................................................... 41
2.2.2. Phát triển cơ sở vật chất phục vụ du lịch .............................................. 42
2.2.3. Phát triển sản phẩm du lịch, nối tour, trao đổi đoàn khách................... 45
2.2.4. Xúc tiến quảng bá du lịch ..................................................................... 47
2.2.5. Nâng cao chất lượng quản lý nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn . 50
2.3. Các hoạt động nổi bật trong hợp tác du lịch ở tiểu vùng Mekong .... 51
2.3.1. Chương trình “Ba quốc gia - một điểm đến” ........................................ 51
2.3.2. Hợp tác du lịch Việt Nam - Thái Lan ................................................... 53
2.3.3. Dự án “Phát triển du lịch bền vững tiểu vùng sông Mekong” .............. 54
2.3.4. Hợp tác du lịch giữa Việt Nam, Thái Lan với Trung Quốc .................. 56
Chƣơng 3. THÀNH TỰU, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA HỢP TÁC
VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TIỂU VÙNG SÔNG MEKONG ............... 61
3.1. Một số thành tựu chủ yếu của hợp tác du lịch tiểu vùng sông Mekong 61
3.2. Một số định hƣớng phát triển ............................................................... 70
3.3. Triển vọng hợp tác phát triển du lịch tiểu vùng ................................. 78
3.4. Cơ hội cho ngành du lịch tiểu vùng sông Mekong .............................. 85
3.5. Khó khăn, thách thức cho du lịch tiểu vùng Mekong và hàm ý cho du lịch
Việt Nam. ........................................................................................................ 88

3.6. Biện pháp khắc phục khó khăn, thách thức ....................................... 95
KẾT LUẬN .................................................................................................. 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 106


BẢNG DANH MỤC CÁC TỪ TIẾNG ANH VIẾT TẮT
TT

Tên viết tắt

Tên tiếng Anh

Tên tiếng Việt

1

ASEAN

Association of Southeast

Hiệp hội các Quốc gia

Asian Nations.

Đông Nam Á.

ASEAN Free Trade Area.

Khu vực mậu dịch tự do


2

AFTA

ASEAN.
3

4

ACFTA

APEC

ASEAN– Chine Free

Khu vực mậu dịch tự do

Trade Area.

ASEAN- Trung Quốc.

Asia- Pacific Economic

Diễn đàn hợp tác kinh tế

Cooperation.

khu vực châu Á- Thái Bình
Dương.


5

6
7
8

ADB

AINS
CASP
CEP

The Asian Development

Ngân hang phát triển châu

Bank.

Á.

Agriculture Information

Dịch vụ mạng viễn thông

Network Services.

Nông nghiệp.

Core Agriculture Support


Chương trình hỗ trợ nông

Program.

nghiệp chủ chốt.

Core Environment

Chương trình môi trường

Program.

chủ chốt tiểu vùng
sôngMekong mở rộng.

9

EU

European Union.

Liên minh châu Âu.

10

EWEC

East West Economic

Hành lang kinh tế Đông –


Corridoc.

Tây.

11

GDP

Gross Domestic Product.

Tổng sản phẩm nội địa.

12

GMS

Greater Mekong

Tiểu vùng sông Mekong mở

Subregion.

rộng.

International Monetery

Quỹ tiền tệ quốc tế.

13


IMF

System.
14

MTDP

Mekong Tourism

Dự án phát triển du lịch


15
16
17
18
19

MRC
NAFTA
NSEC
SEC
UNESCO

Development Project.

Mekong.

Mekong River


Ủy hội sông Mekong quốc

Commission.

tế .

North America Free

Hiệp định thương mại tự do

Trade Agreenment.

Bắc Mĩ.

North – South- Economic

Hành lang kinh tế Bắc –

Corridor.

Nam.

South- Economic

Hành lang kinh tế phía

Corridor.

Nam.


United Nations

Tổ chức giáo dục, khoa học

Educational, Scientfic and

và văn hóa thế giới.

Cultural Orgnization.
20

USD

The United States Dolla.

Đồng Đô la Mĩ.

21

TAD

Transboundary Animal

Bệnh dịch động vật xuyên

Disease.

Quốc gia.


Tuvalu Trust Fund.

Hỗ trợ thương mại và giao

22

TFF

thông.
23
24
25

WGA
WTO
FDI

Working Group on

Tổ công tác về Nông

Agriculture.

nghiệp.

World Trade

Tổ chức thương mại thế

Organization.


giới.

Foreign direct investment

Vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài

26

SEZ

Special Economic Zone

Khu kiểm dịch đặc biệt

27

SPS

Sanitary and phyto-

Vệ sinh và kiểm dịch

sanitary
28

SME

Small and medium-sized

enterprise

Doanh nghiệp vừa và nhỏ


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, hội nhập khu vực và quốc tế là xu thế chung diễn ra trên
toàn thế giới, trong đó sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia đang ngày
càng gia tăng, nhất là những quốc gia trong cùng một khu vực địa lý, đã và
đang chia sẻ nhiều mục tiêu và lợi ích trong phát triển. Trong xu thế đó, các tổ
chức khu vực phát triển theo hướng không chỉ hướng nội mà còn hướng
ngoại. Chẳng hạn, như ở khu vực Đông Nam Á việc hợp tác phát triển đã có:
TTP, AEC, ASEAN+ 1, ASEAN + 3.... Kết quả là nhiều lĩnh vực của đời
sống kinh tế - xã hội đang được quan tâm phát triển trong nhiều tổ chức hợp
tác đa phương. Trong các lĩnh vực ấy, du lịch là lĩnh vực kinh tế mang tính
chất mở và khá năng động. Vì vậy, hợp tác phát triển du lịch là một trong
những xu hướng và nhu cầu tất yếu giữa các quốc gia hiện nay, bởi đây cũng
là một ngành kinh tế mũi nhọn có tầm quan trọng đối với nhiều nước.
Sông Mekong là dòng sông có vai trò quan trọng, chảy qua địa phận
của sáu quốc gia: Trung Quốc, Myanma, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt
Nam, đây là con sông Mẹ huyết mạch nuôi sống cư dân các nước dọc bờ sông
này. Dòng sông mang lại rất nhiều nguồn lợi về kinh tế, lợi ích từ dòng sông
không chỉ là lợi ích của một quốc gia mà còn là lợi ích của tất cả các nước
trong khu vực. Chính vì tầm quan trọng của dòng sông và sự tương đồng về
địa chính trị, địa kinh tế, địa văn hóa nên đã hình thành nên tiểu vùng sông
Mekong có quan hệ mật thiết với nhau về nhiều mặt. Việc phát triển kinh tế
tiểu vùng có liên quan đến quyền lợi kinh tế mỗi nước thành viên nên cần
xem xét, điều chỉnh lợi ích của mỗi quốc gia, dân tộc sao cho phù hợp với lợi
ích và xu thế phát triển chung của cả tiểu vùng, chính điều này đặt ra vấn đề

hợp tác phát triển bền vững ngay trong bản thân mỗi nước trong tiểu vùng.
Nhận thức rõ điều đó, năm 1992, sáu quốc gia thuộc khu vực sông
Mekong đã tham gia vào chương trình hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng
1


(Greater Mekong Subregion - GMS). Mục tiêu của chương trình này là góp
phần phát triển cơ sở hạ tầng, tận dụng nguồn tài nguyên chung, xúc tiến đẩy
mạnh việc trao đổi hàng hoá cũng như nguồn lao động giữa các nước trong
Tiểu vùng, tiến tới xây dựng tiểu vùng sông Mekong trở thành một trong
những khu vực phát triển thịnh vượng trên thế giới. Hoạt động của GMS rất
phong phú, đa dạng, có nhiều sáng kiến bao gồm nhiều chương trình, nhưng
tập trung chủ yếu vào 9 lĩnh vực khác nhau, trong đó du lịch được xem là lĩnh
vực có lợi thế và nằm trong số 11 chương trình ưu tiên của tiểu vùng Mekong.
Hợp tác về du lịch đang được triển khai có hiệu quả ở các nước thành viên.
Nhiều chương trình liên kết ra đời là minh chứng cho xu thế hội nhập và hợp
tác giữa các nước láng giềng trong tiểu vùng, tạo điều kiện cho xu thế hợp tác
ngày càng sâu sắc và đạt hiệu quả hơn.
Việc hợp tác phát triển du lịch trong các nước tiểu vùng sông Mekong
đang được đặt ra một cách cấp bách trong xu thế khu vực hóa và toàn cầu
hóa : vừa khai thác, hợp tác phát triển lại vừa bảo vệ môi trường. Với việc
dòng sông trải dài trên 06 nước nên việc khai thác nguồn lợi tài nguyên
Mekong phục vụ du lịch không chỉ liên quan đến lợi ích của từng quốc gia mà
là của cả khu vực. Từ đó đòi hỏi các nước trong tiểu vùng phải tham gia
thương lượng và điều chỉnh lợi ích quốc gia, đảm bảo sự phát triển bền vững
và an sinh xã hội, từ vấn đề một dòng sông tiếp sau đó là vấn đề hợp tác
chung của cả tiểu vùng.
Tình hình thế giới: Năm 1990, tình hình thế giới có nhiều biến động,
với sự tan rã của Liên Xô và Đông Âu, chiến tranh lạnh kết thúc tạo điều kiện
cho hợp tác các nước trong khu vực với nhau. Trong giai đoạn này, ngân hàng

phát triển châu Á- ADB đã có những bước thu thập điều tra các nước liên
quan đến tiểu vùng Sông Mekong, số liệu ghi lại từ những năm 1990, tạo tiền
đề cho sáng kiến hợp tác tiểu vùng Sông Mekong năm 1992.

2


Từ những nội dung đề cập trên, tôi cho rằng đây là một đề tài chứa
đựng nhiều nội dung khoa học quan trọng, cần được nghiên cứu hệ thống và
toàn diện hơn. Từ nhận thức đó, tôi chọn đề tài „„ Hợp tác phát triển du lịch
tiểu vùng sông Mekong giai đoạn 1990-2020 ‟‟ làm đề tài luận văn tốt nghiệp
của mình.
Luận văn này trước hết đề cập đến hoạt động hợp tác du lịch của các
quốc gia trong tiểu vùng song Mekong, những thành tựu đã đạt được cũng
như các chương trình, hoạt động mà Hiệp hội này đang xúc tiến để quảng bá
cho du lịch của cả tiểu vùng. Thêm vào đó, luận văn cũng tập trung nêu và
phân tích cụ thể những cơ hội và thách thức đối với du lịch Việt Nam trong
quá trình hội nhập khu vực. Việt Nam có cơ hội gì và phải đối mặt với những
khó khăn thách thức nào trong hợp tác du lịch song phương và đa phương với
các quốc gia trong Tiểu vùng Mekong mở rộng, nhất là khi tuyến đường
xuyên Á và Hành lang kinh tế Đông Tây đã trở thành hiện thực, mở ra nhiều
cơ hội để hợp tác và phát triển với các quốc gia trong Tiểu vùng. Xác định rõ
vị trí của du lịch Việt Nam trong khu vực sẽ góp phần xây dựng chiến lược và
chính sách đúng đắn trong tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế nhằm phát
triển tài nguyên du lịch Việt Nam trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, có
tầm cỡ và thương hiệu ghi đậm dấu ấn trên bản đồ du lịch thế giới.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Chủ đề nghiên cứu về tiểu vùng sông Mekong là một lĩnh vực khoa học
được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Hiện nay có nhiều nước trên thế giới có
sự quan tâm đặc biệt đến tiểu vùng sông Mekong, có thể kể đến là Nhật Bản,

Mỹ. Đây là 2 nước lớn đã đề ra những chiến lược, kế hoạch hoạch định tương
lai hợp tác và phát triển ở đây.
Hiện nay, các nước trong tiểu vùng cũng đã xây dựng cho mình những trung
tâm nghiên cứu về tiểu vùng sông Mekong: Bắc Kinh (Trung Quốc), Viên Chăn
(Lào), Băng Cốc (Thái Lan), Hà Nội (Việt Nam), Phnom Penh (Campuchia)….
3


hình thành nên những Học viện Mekong hay Ủy ban Mekong có tác dụng thiết thực
trong việc đào tạo cán bộ và nghiên cứu khá toàn diện về Mekong trên tất cả các
mặt. Trong số đó phải kể đến Thái Lan là quốc gia đi đầu về nghiên cứu Tiểu vùng
sông Mekong với trung tâm nghiên cứu Mekong của đại học Khon Kaen (Thái
Lan) cùng bộ sách về các nước tiểu vùng thông qua “Journal of Mekong Societies”.
Đặc biệt là tiến sĩ Thanyathip Sripana – một chuyên gia nghiên cứu của Viện
nghiên cứu châu Á, Trường Đại học Chulalongkorn (Thái Lan) cũng có khá nhiều
công trình nghiên cứu về tiểu vùng này.
Nghiên cứu về GMS đã có diễn đàn " Cơ hội đầu tư vào các dự án ưu
tiên Tiểu vùng Mekong mở rộng" đã được tổ chức ở nhiều nước châu Á và
châu Âu như Bangkok (Thái Lan); Tokyo (Nhật Bản); Seoul (Hàn Quốc),
Born (Đức), Bruxen (Bỉ), Paris (Pháp), London (Anh), v.v... Năm 1998, khi
Đông Nam Á bị tàn phá vì ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính - kinh tế khu
vực, hoạt động hợp tác Tiểu vùng sông Mekong bị chững lại. Trong khi đó, ở
châu Âu vẫn diễn ra các hội thảo lớn về GMS, thu hút cả khu vực tư nhân,
chứng tỏ việc quan tâm nghiên cứu GMS ở nước ngoài phát triển khá liên tục
và chiếm vị trí chiến lược.
Tại Việt Nam một số nhà nghiên cứu về tiểu vùng có thể kể đến là G.S
Phạm Đức Dương với công trình :“ Có một vùng văn hóa Mekong- Does a
Mekong cultural area exist?”. Tương tự, nhà nghiên cứu Nguyễn Trần Quế Kiều Văn Trung với công trình“ Sông và tiểu vùng sông Mekong – tiềm năng và
hợp tác phát triển quốc tế”. Các nhà nghiên cứu khác như Đào Việt Hưng,
Nguyễn Quốc Nga, Trần Khánh, Phạm Đức Thành, Trương Duy Hòa … đã cho

đăng tải nhiều bài viết trên các tạp chí nghiên cứu, các chuyên khảo về tiểu vùng
sông Mekong như : Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, Tạp chí kinh tế thế giới….
Các nghiên cứu chuyển biến dần từ văn hóa, xã hội song hành cùng nghiên cứu
về kinh tế, đặc biệt là sự hợp tác kinh tế, trong đó du lịch là một trong những
ngành được chú trọng quan tâm.
4


Hợp tác giữa các nước tiểu vùng Mekong mở rộng là sự kiện to lớn
trong khuôn khổ hợp tác đa phương của khu vực. Vì vậy, mối quan hệ hợp tác
này luôn nhận được sự hoan nghênh và kỳ vọng không những từ những nhà
lãnh đạo, từ các nhóm lợi ích mà cả sự quan tâm của báo chí, sự nghiên cứu
của các nhà khoa học, giới chuyên môn.
Rất nhiều kênh thông tin như truyền thanh, truyền hình, báo chí và
website thường đưa tin về các chương trình, dự án hợp tác song phương và đa
phương ở tiểu vùng Mekong, nhất là vấn đề hợp tác năng lượng, lương thực
và nguồn nước sông Mekong đang là vấn đề quan trọng thu hút được sự quan
tâm ở khu vực và trên thế giới. Gần đây, tháng 12/2011, Hội nghị thượng
đỉnh GMS lần thứ 4 diễn ra tại thủ đô của Mianma và đưa ra Tuyên bố chung
“ Sau năm 2012: Hướng tới một thập kỷ mới về quan hệ đối tác chiến lược
GMS” càng thu hút hơn sự quan tâm và bàn bạc về sự hợp tác trong GMS.
Năm 2005, tại đô thị cổ Hội An đã diễn ra hội thảo quốc tế “Hợp tác tiểu
vùng Mekong mở rộng: “ Các vấn đề nghiên cứu và mạng lưới hợp tác”. Trong
Hội thảo này, các tác giả đã tập trung thảo luận về các vấn đề như: cơ sở hợp
tác kinh tế của tiểu vùng Mekong, hợp tác về an ninh môi trường và khai thác
tài nguyên, cơ hội và thách thức của hợp tác tiểu vùng, tác động của hợp tác
đến kinh tế Việt Nam… Tuy nhiên, hợp tác về du lịch hầu như ít được nghiên
cứu chuyên sâu mà chỉ được đề cập đến như là một trong các nội dung của hợp
tác kinh tế.
Một trong những công trình có liên quan đến chủ đề nghiên cứu là luận

văn thạc sĩ có tiêu đề “Hợp tác du lịch tiểu vùng Mekong, nhưng cơ hội và
thách thức cho du lịch Việt Nam, Luâ ̣n văn tha ̣c si,̃ ĐHKTQD, Hà Nội (2015).
Luận văn đã bước đầu đi vào khai thác những hoạt động du lịch tiểu vùng và
đặt ra những cơ hội và thách thức cho Việt Nam. Tiếp nối những thành tựu
nghiên cứu đó, luận văn này tiếp tục đi sâu vào những hoạt động hợp tác
trong hiện tại, những vấn đề chung của tiểu vùng dưới lợi ích chung trong
5


hoạt động du lịch các nước tiểu vùng. Ngoài ra, luận văn còn cập nhật thêm
những thành tựu mới trong hoạt động du lịch tiểu vùng Mekong.
Có thể thấy rằng ngoài sự hợp tác ASEAN thì các nước trong tiểu vùng
sông Mekong còn có sự hợp tác song phương, đa phương. Vì thế việc nghiên
cứu ngày càng quan trọng, tuy nhiên điều này lại chưa đáp ứng đủ những yêu
cầu về nghiên cứu toàn diện vì số lượng và chất lượng nghiên cứu chỉ dừng
lại ở mức hạn chế.
3. Mục đích nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu về hợp tác phát triển du lịch tiểu vùng
sông Mekong được xem như là một bộ phận quan trọng trong hợp tác kinh tế,
có ý nghĩa to lớn trong mục tiêu phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng
cao mức sống cho người dân trong tiểu vùng.
Tham gia hợp tác du lịch tiểu vùng, du lịch Việt Nam sẽ có nhiều điều
kiện thuận lợi nhưng cũng phải đối mặt với những khó khăn thách thức. Vì
vậy, luận văn thực hiện với mong muốn đánh giá những thuận lợi và khó khăn
trong hợp tác và phát triển, từ đó sẽ đưa ra biện pháp tháo gỡ những khó khăn
thách thức, tận dụng tốt những thuận lợi, giảm bớt khó khăn, đưa ngành du
lịch nước ta hội nhập khu vực và thế giới.
Luận văn còn giúp cho người đọc những nét đặc trưng về tiểu vùng
sông Mekong, phân tích những cơ sở để phát triển kinh tế du lịch, tìm hiểu rõ
hơn về GMS những tiềm năng và thực trạng, nêu ra phương hướng hợp tác

phát triển kinh tế du lịch bền vững.
4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
Về mặt khoa học, luận văn trình bày các luận điểm khoa học về hợp tác
du lịch tiểu vùng, một bộ phận quan trọng trong nội dung của hợp tác kinh tế.
Xét trên lĩnh vực du lịch, luận văn đưa ra những phân tích về các nội dung,
chương trình hợp tác, những tác động của nó đến các nước thành viên, trong
đó Việt Nam là một thành viên tích cực trong nhiều dự án hợp tác. Đây chính
6


là sự đóng góp trong nghiên cứu về hợp tác du lịch ở tiểu vùng Mekong và
cũng là đóng góp trong nghiên cứu về các mối quan hệ khu vực và quốc tế.
Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo hữu ích trong
học tập đối với sinh viên và cũng là tài liệu tham khảo bổ ích cho các quý
công ty, tổ chức du lịch nhằm hướng đến sự tăng cường hợp tác trong du lịch
giữa các quốc gia tiểu vùng Mekong.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu hợp tác phát triển du lịch bền vững tiểu vùng sông Mekong giai
đoạn 1990-2020 .
5.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Gồm 6 nước trong tiểu vùng sông Mekong
- Về thời gian: Nghiên cứu hợp tác phát triển du lịch bền vững tiểu vùng sông
Mekong giai đoạn 1990-2020
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu khu vực học: Đây là phương pháp chủ đạo mà
luận văn sử dụng, theo đó luận văn tập trung nêu và phân tích về các điều kiện
tự nhiên và xã hội, văn hóa của khu vực tiểu vùng sông Mekong và coi đó là
tiền đề điều kiện quan trọng để nghiên cứu sự hợp tác và phát triển bền vững
về du lịch trong tiểu vùng.

Phương pháp nghiên cứu lịch sử, logic: Vận dụng quan điểm lịch sử cụ
thể để nêu rõ thời đoạn phát triển của khu vực tiểu vùng Mekong, những
thành tựu, khó khăn, thuận lợi trong hợp tác và phát triển và những vấn đề dự
báo của tiểu vùng trong tương lai.
Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu: trong đó chú trọng việc thu
thập, thống kê và hệ thống hóa thông tin về hợp tác du lịch tiểu vùng sông
Mekong, đưa ra những đánh giá về kết quả đã đạt được của các chương trình
hợp tác này.
7


Phương pháp phân tích và tổng hợp, thống kê: nhằm lựa chọn, sắp
xếp các dữ liệu,thông tin từ các nguồn, tổng hợp thành các nhận định, báo
cáo hoàn chỉnh nhằm đưa ra cái nhìn tổng thể về đối tượng nghiên cứu.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, Luận văn được chia
làm ba chương như sau:
Chƣơng 1: Hợp tác du lịch đa phương - một bộ phận quan trọng của hợp
tác kinh tế tiểu vùng sông Mekong;
Chƣơng 2: Các chương trình hợp tác xúc tiến du lịch tiểu vùng sông Mekong;
Chƣơng 3: Thành tựu, cơ hội và thách thức của hợp tác và phát triển du lịch tiểu
vùng sông Mekong.

8


PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1
MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ CÁC VÙNG LÃNH
THỔ TRONG KHU VỰC TIỂU VÙNG SÔNG MEKONG

1.1. Khái quát về tiểu vùng sông Mekong
1.1.1. Về điều kiện tự nhiên, xã hội
Sông Mekong là con sông dài thứ 12 trên thế giới, bắt nguồn từ độ cao
5000m trên cao nguyên Tây Tạng chảy qua lãnh thổ 6 quốc gia gồm Trung
Quốc, Myanma, Thái Lan, Lào, Campuchia và đổ ra biển trên lãnh thổ của
Việt Nam, với chiều dài trên 4800 km, với tổng lượng nước hàng năm khoảng
475 tỉ m3 nước. Từ bao đời nay, dòng sông mang trong mình trữ lượng tài
nguyên nước lớn trong khu vực phục vụ phát triển kinh tế trong các lĩnh vực
như tưới tiêu trong phát triển nông nghiệp, thủy điện, giao thông, và các mục
đích phi nông nghiệp và du lịch.
Sáng kiến Hợp tác kinh tế tiểu vùng Mê Công mở rộng được khởi
xướng năm 1992 bởi Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). “Tiểu vùng sông
Mekong” (Greater Mekong Subregion) viết tắt là GMS bao gồm các nước
thành viên Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc (với
2 tỉnh đại diện là Vân Nam và Quảng Tây), vốn là khu vực kinh tế tự nhiên
gắn kết với nhau bởi sông Mekong. Dòng sông Mekong vừa là biên giới tự
nhiên vừa là huyết mạch giao thông quan trọng nối các nước trong vùng với
nhau. GMS có diện tích 2,6 triệu km2 và có dân số hơn 325 triệu người.

9


Bản đồ tiều vùng sông Mekong mở rộng
Nguồn:

/>
dinh-GMS/20465029/159/
Nguồn thủy sinh sông Mekong là kho tài nguyên vô cùng phong phú,
chỉ đứng sau sông Amazon, với nhiều loài cá nước ngọt quý hiếm. Sông


10


Mekong còn là tuyến đường giao thông tự nhiên của Đông Nam Á, kết nối
sáu quốc gia trong vùng trên một mạch chảy liên hoàn từ thượng nguồn Tây
Tạng ra đến Biển Đông. Dọc theo dòng chảy sông Mekong, nhiều cảnh quan
núi đá, cao nguyên, trung du, đồng bằng, cửa biển…với sự đa dạng về văn
hóa, lịch sử, phong tục tập quán, tôn giáo của cư dân sống ven sông sẽ là nội
lực thúc đẩy du lịch-lĩnh vực tiềm năng của tiểu vùng. Có thể nói, nguồn tài
nguyên mà sông Mekong mang lại vô cùng to lớn, có ý nghĩa sống còn đối
với người dân trong khu vực, ở cả sáu quốc gia có chung một dòng sông.
Về mặt địa lí, địa chất và địa hình: Tài nguyên phân bố không đồng đều
giữa tả ngạn và hữu ngạn ở vùng thượng lưu sông Mekong, vùng Đông Bắc
Thái Lan đất rộng nhưng ít nước, trong khi đó ở Lào có nguồn nước phong
phú thì diện tích đất canh tác lại hạn chế. Có 5 vùng hình thái đất đai riêng
biệt gồm vùng núi phía Bắc, Cao nguyên Korat, vùng núi phía Đông, vùng
đồng bằng và vùng cao phía Nam.
Về khí hậu, là vùng khí hậu chịu sự chi phối của gió mùa, những đợt
gió có cường độ thấp đến trung bình, luôn phiên theo mùa.
Chế độ mưa, lượng mưa toàn khu vực nhiều nhưng phân bố không đều
khiến cho các vùng trong năm đều bị hạn hán theo mức độ và thời gian khác
nhau.
Về nhiệt độ, nhiệt độ không khí đồng đều là điều nổi bật trên toàn khu
vực, nhiệt độ có thể thay đổi do ảnh hưởng của độ cao, theo mùa hoặc tác
động của biển song nhiệt độ trung bình ít chịu ảnh hưởng của biển. Độ ẩm
trung bình không khí cao nhất vào tháng 9 trên 80% và thấp nhất vào tháng 3
xấp xỉ trên 60%. [2, tr. 45]
Thủy văn, tổng diện tích lưu vực sông Mekong là 795.00km2, hàng
năm sông Mekong đổ ra biển khoảng 475 tỉ m3 nước, trong đó sự phân bố các
vùng khá chênh lệch [2, tr. 59]


11


Đất và thảm thực vật cũng phong phú đa dạng. Vùng hạ lưu sông
Mekong chủ yếu là vùng nông nghiệp với 80% dân số làm nghề nông, phạm
vi và địa bàn thay đổi do thói quen đốt nương làm rẫy của đồng bào miền núi.
Đất bao gồm nhiều nhóm như đất ở vùng đất thấp, đất phức hợp ven biển, đất
châu thổ, đồng bằng ngập lũ và các loại đất phức hợp có nước ngầm.
Thảm thực vật gồm 2 loại rừng chính là rừng thường xanh và rừng rụng
lá, trong đó nhóm rừng thường xanh gồm rừng mưa nhiệt đới, rừng đồi thường
xanh, rừng lá kim, rừng đầm lầy nước ngọt và rừng ngập mặn. Bên cạnh đó, các
loại rừng ngập lá là rừng rụng lá gió mưa hỗn giao và rừng khô dipterocap.
Ngoài ra có các rừng ngày nay trở thành xavan hoặc vùng mọc cỏ. [1, tr. 16]
Sông Mekong như một chiếc cầu nối gắn kết các quốc gia mà nó chảy
qua, tạo thành một khu vực kinh tế tự nhiên ở châu Á. Tiểu vùng Mekong
rộng 2,32 triệu km2, là khu vực rộng lớn với nguồn tài nguyên thiên nhiên
phong phú, đa dạng bao gồm cả tài nguyên đất, nước, khí hậu, khoáng sản,
thủy sản… trong đó nguồn nước cho nông nghiệp, nguồn thủy sản cho ngư
nghiệp, phục vụ cho một bộ phận lớn cư dân trong khu vực, nhất là dân cư ở
hạ lưu.
Về mặt xã hội, đây là khu vực đông dân, mật độ dân cư thấp, và mức
tăng dân số còn cao. Đặc điểm này sẽ là nhân tố quan trọng tạo tăng trưởng
kinh tế cao và liên tục của các nền kinh tế ở tiểu vùng, đồng thời cũng là yếu
tố quan trọng thu hút đầu tư nước ngoài và xuất khẩu lao động ở các nước tiểu
vùng Mekong.
Tiểu vùng Mekong là khu vực đa dạng, phong phú về các tộc người và
phong tục tập quán, đồng thời còn là một khu vực địa lý in đậm dấu ấn văn
hóa tôn giáo đạo Phật. Có thể thấy, hầu hết các quốc gia trong Tiểu vùng
sông Mekong mang đậm nét dấu ấn của đạo Phật [2, tr. 17].Về phương diện

nào đó, dòng Mekong chính là huyết mạch, sự nối kết của tư tưởng Phật giáo
trong quá khứ và hiện tại.
12


Bảng 1. Tổng hợp diện tích dân số, bình quân GDP đầu ngƣời các
nƣớc tiểu vùng sông Mekong
Nƣớc

Diện

Dân số

GDP bình quân đầu

tích(km2)

(Triệu ngƣời)

ngƣời (USD)

Campuchia

181.000

14,1

510

Lào


237.000

5,7

601

Mianma

677.000

54,8

255

Thái Lan

513.000

65,8

3533

Việt Nam

332.000

88,78

1024


Trung Quốc

633.000

97,3

1135

2.600.000

323,0

1453

GMS

Bảng 1: Số liệu về các nước trong khu vực Sông Mekong (năm 2011)
(Nguồn: Tổ chức lương thực của Liên Hiệp Quốc, AQUASTAT 2011, lưu vực
sông Mekong)
Theo bảng thống kê trên, có thể thấy bức tranh tổng quát về các nước
trong tiểu vùng sông Mekong rất đa dạng và phong phú về các yếu tố tự nhiên
và xã hội. Nhìn tổng quát, sự đa dạng và phong phú của các nước trong tiểu
vùng được thể hiện qua một số đặc trưng chủ yếu sau:
1. Nằm trong lưu vực sông Mekong, Campuchia là nước có sản phẩm
nông nghiệp chính là lúa gạo, chiếm tới 39% diện tích canh tác và đóng góp
tới 40% tổng sản phẩm nông nghiệp quốc gia [2, tr. 25]. Theo cơ cấu sản
phẩm năm 2013 nông nghiệp chiếm 44%, dịch vụ 43% và công nghiệp chiếm
13% tổng sản phẩm quốc gia [3, tr. 46] .Campuchia sản xuất và xuất khẩu lúa
gạo, cá, cao su, gỗ, đậu rau và thuốc lá. Với diện tích canh tác lớn và dân số

tương đối ít nên tiềm năng phát triển nông nghiệp ở đây khá tốt. Tuy vậy do
đất đai kém màu mỡ, thiếu đầu tư trong sản xuất nông nghiệp và quản lí tài
nguyên nước nên chỉ các diện tích nằm cạnh các vùng đất ngập nước là tương

13


đối màu mỡ do hàng năm sông Mekong cung cấp phù sa lớn. Các khu vực sản
xuất lúa gạo chính chạy dọc theo con sông Tonle Sap và các tỉnh Battambang,
Kampong Thum, Kompong Chàm, Prey Vieng và Sray Vieng.
Thủy sản đóng góp một phần quan trọng vào nền kinh tế Campuchia,
cá và các sản phẩm từ cá chiếm 40- 80% lượng tiêu thụ và có số lượng
khoảng 13kg cá/ người (2005), ngành thủy sản chủ yếu là khai thác tự nhiên
thong qua các hoạt động đánh bắt. Biển Hồ, Sông Tonlesap và Sông Mekong
là một trong những nguồn cá nước ngọt lớn nhất, sản lượng hàng năm đạt tới
80. 000 tấn. [6, tr. 39]
Bên cạnh lúa gạo và cá, sông Mekong và các vùng ngập nước của nó còn
cung cấp các vật dụng cần thiết cho Campuchia như giao thông đường thủy cho
các tour du lịch lên quần thể Ankor Wat- di sản thế giới ở tỉnh Siem Reap.
Campuchia có khoảng 14 triệu người (2008), với khoảng hơn 90%
người Khmer[2, tr. 46] Sự phát triển của nền kinh tế Campuchia bị chậm lại
một cách đáng kể trong thời kỳ 1997-1998, vì khủng hoảng kinh tế trong khu
vực, bạo lực và xung đột chính trị. Đầu tư nước ngoài vào du lịch giảm mạnh.
Trong năm 1999 năm đầu tiên có được hòa bình thực sự trong vòng 30 năm,
đã có những biến đổi trong cải cách kinh tế và tăng trưởng đạt được ở mức
5% [3, tr. 25] Mặc dù bị ngập lụt tràn lan, nhưng GDP vẫn tăng trưởng ở mức
5.0% trong năm 2000, 6.3% trong năm 2001 và 5.2% trong năm 2002 [1, tr.
16]. Du lịch là ngành công nghiệp tăng trưởng mạnh nhất của Campuchia, với
số du khách tăng 34% trong năm 2000 và 40% trong năm 2001 trước sự kiện
khủng bố 11/09 tại Mỹ [3, tr. 45]. Tuy đạt được những sự tăng trưởng như

vậy, nhưng sự phát triển dài hạn của nền kinh tế sau hàng chục năm chiến
tranh vẫn là một thách thức to lớn. Dân cư thất học và thiếu các kỹ năng nghề
nghiệp, đặc biệt là ở vùng nông thôn nghèo đói gần như chưa có các điều kiện
cần thiết của cơ sở hạ tầng. Sự lo ngại về không ổn định chính trị và tệ nạn
tham nhũng trong một bộ phận chính quyền làm chán nản các nhà đầu tư
14


nước ngoài và làm chậm trễ các khoản trợ giúp quốc tế. Chính quyền đang
phải giải quyết các vấn đề này với sự hỗ trợ của các tổ chức song phương và
đa phương. Campuchia đã gia nhập WTO ngày 13/10/2004.
2. Lào là nước có 88% diện tích nằm trong khu vực sông Mekong và
hơn 80% diện tích là đồi núi.[2, tr 14].Nền kinh tế Lào phiến diện và chủ yếu
phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên sẵn có. Các ngành nông nghiệp, lâm
nghiệp và thủy sản chiếm 60% tổng sản phẩm quốc gia và chiếm khoảng 85%
lực lượng lao động [2, tr. 16] Lào có một tiềm năng thủy điện khổng lồ, cho tới
nay Lào mới chỉ khai thác được 2% tiềm năng và tiềm năng này vượt quá yêu
cầu năng lượng quốc gia trong một thời gian dài. Lào có diện tích rừng được
che phủ lớn nhất châu Á và lượng tài nguyên nước tái tạo trên đầu người cao
nhất Châu Á, cũng như các nước khác trong tiểu vùng nước ngọt chiếm 82%
trong nông nghiệp [12, tr. 16] .Sông Mekong là nguồn sống của Lào: cung cấp
nước cho hầu hết lãnh thổ, là đường giao thông quan trọng và là nguồn lợi thủy
sản phong phú.
Lào thực hiện chính sách đổi mới, dỡ bỏ việc kiểm soát tập trung hóa
và tăng cường phát triển doanh nghiệp tư nhân vào năm 1986. Kết quả từ một
xuất phát điểm thấp đã đạt được những thành quả đáng kinh ngạc. Tỷ lệ tăng
trưởng trung bình hàng năm đạt 7% trong các năm 1988 - 2001 ngoại trừ một
khoảng thời gian tụt xuống do cuộc khủng hoảng tài chính châu Á bắt đầu
năm 1997 [4, tr. 14]. Mặc dù tốc độ tăng trưởng cao nhưng Lào vẫn còn là
một đất nước với cơ sở hạ tầng lạc hậu. Tại đây đã có tuyến đường sắt nối

thủ đô Vientiane (Lào) đến khu vực Noong Khai (Thái Lan), hệ thống
đường bộ tuy đã được cải tạo nhưng vẫn đi lại khó khăn, hệ thống liên lạc
viễn thông trong nước và quốc tế còn giới hạn, điện sinh hoạt chỉ mới có ở
một số khu vực đô thị.
Sản phẩm nông nghiệp chiếm khoảng hơn một nửa tổng sản phẩm quốc
nội (GDP) và sử dụng 85% lực lượng lao động. Nền kinh tế vẫn tiếp tục nhận
15


được sự trợ giúp của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và các nguồn quốc tế khác
cũng như từ đầu tư nước ngoài trong chế biến sản phẩm nông nghiệp và khai
khoáng.
3. Lưu vực sông Mekong ở Thái Lan bao trùm toàn bộ vùng Đông Bắc
(170.00km2) và một phần vùng phía Bắc chủ yếu là tỉnh Chiang Rai
(11.678km2 [12, tr. 13]. Phát triển kinh tế trong vùng chủ yếu là nông nghiệp và
thủy sản. Cây trồng quan trọng nhất là lúa gạo và cây trồng khác như thuốc lá,
rau và đậu. Tuy sản xuất nông nghiệp bao trùm nhưng công nghiệp chế biến
nông – lâm sản vẫn còn yếu kém. Sản lượng thủy sản hàng năm đạt 50.000300.000 tấn.[5, tr. 17]
Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống. Bắt đầu từ năm
1960 Thái Lan thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội lần thứ nhất và
đến nay là kế hoạch thứ 9 [6, tr. 27].Trong thập niên 1970 Thái Lan thực hiện
chính sách "hướng xuất khẩu". ASEAN, Mỹ, Nhật Bản, châu Âu là những thị
trường xuất khẩu chính của Thái Lan. Ngành công nghiệp và dịch vụ đã dần
dần đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và vai trò của nông nghiệp cũng
theo đó mà giảm dần.
Hiện nay, Thái Lan là một nước công nghiệp mới. Sau khi đạt tốc độ
tăng trưởng thuộc loại cao nhất thế giới từ 1985 đến 1995, với tốc độ tăng
trưởng trung bình 9% mỗi năm [15, tr. 29],sức ép lên việc duy trì đồng baht
tại Thái Lan tăng lên, dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, lan rộng
ra toàn khu vực Đông Á, bắt buộc chính phủ phải thả nổi tiền tệ. Sau sự ổn

định lâu dài ở mức giá 25 baht đổi 1 đô la Mỹ, đồng baht chạm tới mức thấp
nhất với 56 baht đổi 1 đô la vào tháng 1 năm 1998, các hợp đồng kinh tế được
ký kết bằng 10,2% năm trước [7, tr. 16].
Năm 1998, Thái Lan bắt đầu có dấu hiệu phục hồi với tốc độ tăng
trưởng kinh tế là 4,2%, năm 2000 là 4,4%, phần lớn từ những mặt hàng xuất
khẩu chính (tăng 20%). Sự tăng trưởng bị rơi vào tình trạng trì trệ (tăng
16


trưởng 1,8%) do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2001, nhưng
phục hồi lại vào năm sau. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2002 đạt 5,2% ,
đến năm 2003 và 2004 đã cao hơn mức 6%. Dự trữ ngoại tệ ở mức cao 37-38
tỉ USD (tháng 8/1997 ở mức 800 triệu USD) [13, tr. 28].
Thái Lan xuất khẩu nhiều hơn 105 tỷ đô la hàng năm [6, tr. 51]. Các
sản phẩm xuất khẩu chính bao gồm gạo, hàng dệt may, giầy dép, hải sản, cao
su, nữ trang, ô tô, máy tính và thiết bị điện. Thái Lan đứng đầu thế giới về
xuất khẩu gạo, mỗi năm xuất khẩu 6,5 triệu tấn gạo tinh chế. Lúa là loại cây
lương thực chính được trồng tại Thái Lan, với 55% đất đai trồng trọt được
được sử dụng để trồng lúa. Đất có thể canh tác được của Thái Lan cũng chiếm
tỷ lệ lớn, 27,25% của toàn bộ khu vực sông Mekong [37].
Các ngành công nghiệp chủ yếu gồm có điện dân dụng, linh kiện điện
tử, linh kiện máy tính và ô tô, trong đó, cũng có đóng góp đáng kể từ du lịch
(khoảng 5% GDP Thái Lan). Những người nước ngoài ở lại đầu tư lâu dài
cũng góp phần đáng kể vào tổng thu nhập quốc dân.
Các tài nguyên thiên nhiên chủ yếu của Thái Lan là thiếc, cao su, ga tự
nhiên, vonfram, tantalium, gỗ, chì, cá, thạch cao, than non, fluorite và đất
trồng.[2, tr. 18]
Thái Lan sử dụng hệ đo lường chuẩn quốc tế, nhưng các hệ đo truyền thống
của Anh (feet, inches) vẫn còn được sử dụng, đặc biệt là trong nông nghiệp và vật
liệu xây dựng. Vì dân số chiếm 95% là đạo Phật nên năm được đánh số B.E.

(Buddhist Era - Kỷ Phật giáo) trong giáo dục, dịch vụ dân dụng, chính quyền và
báo chí; tuy vậy lịch Gregory được sử dụng trong ngành ngân hàng và dần trở nên
thông dụng trong trong công nghiệp và thương mại.[6, tr. 19]
4. Vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam là phần hạ lưu cuối
cùng của sông Mekong với diện tích 39.00km2 và dân số khoảng 15 triệu
người, mật độ dân số ở Đồng bắng sông Cửu Long khoảng 400 người/
km2,[20] dân cư chủ yếu là người Kinh, ngoài ra còn có ít tỉ lệ dân tộc Hoa,
17


×