Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Công tác xã hội nhóm đối với trẻ em bị nhiễm chất độc da cam tại làng hữu nghị việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 119 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
===========

NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG

CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỐI VỚI TRẺ EM
BỊ NHIỄM CHẤT ĐỘC DA CAM
TẠI LÀNG HỮU NGHỊ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Công tác xã hội

Hà Nội, 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG

CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỐI VỚI TRẺ EM
BỊ NHIỄM CHẤT ĐỘC DA CAM
TẠI LÀNG HỮU NGHỊ VIỆT NAM

Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 60 90 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI


Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Lan

Hà Nội – 2016


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................1
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu. ............................................................................3
3. Ý nghĩa của nghiên cứu. .....................................................................................8
4. Câu hỏi nghiên cứu. ............................................................................................8
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. .....................................................................9
6. Giả thuyết nghiên cứu. ........................................................................................9
7. Đối tượng, khách thể nghiên cứu. .......................................................................9
8. Phương pháp nghiên cứu. .................................................................................10
9. Phạm vi nghiên cứu. .........................................................................................11
10. Cấu trúc luận văn. ...........................................................................................12
NỘI DUNG ..............................................................................................................13
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU ............13
1.1. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu............................................................13
1.1.1. Lý thuyết hệ thống sinh thái ..................................................................13
1.1.2. Lý thuyết nhu cầu của Maslow ..............................................................15
1.2. Các khái niệm liên quan .................................................................................17
1.2.1. Trẻ em khuyết tật ...................................................................................17
1.2.2. Trẻ em bị nhiễm chất độc da cam ..........................................................17
1.2.3. Hòa nhập cộng đồng ..............................................................................17
1.2.4. Công tác xã hội ......................................................................................18
1.2.5. Phương pháp CTXH nhóm ....................................................................18
1.2.6. Khái niệm nâng cao năng lực nhóm ......................................................24
1.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................24

1.3.1. Khát quát lịch sử hình thành Làng Hữu Nghị Việt Nam .......................24
1.3.2. Mục tiêu và chức năng của cơ sở ...........................................................25
1.3.3. Các chính sách CTXH tại Làng .............................................................26


1.4. Đặc điểm trẻ bị khuyết tật do nhiễm chất độc da cam tại Làng Hữu Nghị ........30
1.5. Quan điểm của Đảng và nhà nước ta về các chính sách đối với trẻ em khuyết
tật nói chung và trẻ em bị nhiễm chất độc da cam nói riêng .................................31
1.5.1. Đối với trẻ em khuyết tật nói chung ......................................................31
1.5.2. Đối với trẻ em bị nhiễm chất độc da cam ..............................................33
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG CTXH NHÓM ĐỐI VỚI TE BNCĐDC TẠI
LÀNG HỮU NGHỊ VÀ NHỮNG KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐƢỢC..........................35
2.1. Thực trạng CTXH nhóm đối với TE BNCĐDC tại làng Hữu Nghị ..............35
2.1.1. Cơ cấu đội ngũ cán bộ Làng Hữu Nghị ..................................................35
2.1.2. Mức độ hiểu biết về CTXH nhóm của cán bộ, nhân viên Làng Hữu Nghị ..36
2.2. Thực trạng ứng dụng CTXH nhóm đối với TE BNCĐDC tại Làng Hữu Nghị ...44
2.2.1. Khảo sát nhu cầu của TE BNCĐDC tại Làng Hữu Nghị .......................44
2.2.2. Hoạt động mang định hướng CTXH nhóm trong việc chăm sóc nuôi
dưỡng ................................................................................................................46
2.2.3. Hoạt động mang định hướng CTXH nhóm trong việc chữa trị, phục hồi
chức năng tại Làng Hữu Nghị ...........................................................................47
2.2.4. Hoạt động mang định hướng CTXH nhóm trong việc giáo dục, hướng
nghiệp và học nghề ..........................................................................................50
2.3. Những kết quả đã đạt được ............................................................................57
2.3.1. Trong hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng .................................................57
2.3.2. Trong hoạt động chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng .....................58
2.3.3. Trong hoạt động giáo dục, hướng nghiệp và dạy nghề. .........................59
2.4. Những mặt còn hạn chế .................................................................................60
2.5. Nguyên nhân của những mặt đã đạt được và mặt còn hạn chế......................61
2.5.1. Nguyên nhân của những mặt đã đạt được ..............................................61

2.5.2. Nguyên nhân của những mặt còn hạn chế ..............................................62
Tiểu kết chương 2 .....................................................................................................65
Chƣơng 3. THỰC HÀNH CTXH NHÓM ĐỐI VỚI TRẺ EM BỊ NHIỄM
CHẤT ĐỘC DA CAM TẠI LÀNG HỮU NGHỊ VIỆT NAM ............................67


3.1. Ý nghĩa của thực hành công tác xã hội nhóm đối với trẻ em bị nhiễm chất
độc da cam tại làng Hữu Nghị ...............................................................................67
3.2. Thực hành CTXH nhóm nhằm nâng cao khả năng hòa nhập cộng đồng cho
TEBNCĐDC tại Làng Hữu Nghị Việt Nam ..........................................................68
3.2.1. Giai đoạn chuẩn bị và thành lập nhóm ...................................................68
3.2.2. Giai đoạn 2: Giai đoạn khởi động và tiến hành hoạt động .....................73
3.2.3. Giai đoạn 3: Tập trung hoạt động – giai đoạn tập trung (từ 22/8/2014 –
19/09/2014) .......................................................................................................76
3.2.4. Giai đoạn 4: Giai đoạn lượng giá và kết thúc hoạt động ........................81
3.3. Bài học kinh nghiệm ......................................................................................84
3.3.1. Những thuận lợi khi áp dụng tiến trình CTXH nhóm đối với
TEBNCĐDC tại Làng Hữu Nghị Việt Nam .....................................................84
3.3.2. Những khó khăn khi áp dụng tiến trình CTXH nhóm đối với
TEBNCĐDC tại Làng Hữu Nghị Việt Nam ......................................................85
Tiể u kế t chương 3 .....................................................................................................86
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .........................................................................88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................95
PHỤ LỤC .................................................................................................................99


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
1. Những nội dung trong luận văn tốt nghiệp “Công tác xã hội nhóm đối
với trẻ em bị nhiễm chất độc da cam tại Làng Hữu Nghị Việt Nam” là công trình

nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TS. Nguyễn Thị Lan.
2. Các nội dung tham khảo dùng trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng
tên tác giả, tên công trình, thời gian và địa điểm công bố.
3. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày 02 tháng 07 năm 2015
Ngƣời thực hiện

Nguyễn Thị Huyền Trang


LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ “Công tác xã hội nhóm đối với trẻ em bị nhiễm chất độc
da cam tại Làng Hữu Nghị Việt Nam” được hoàn thành sau hai năm học tập,
nghiên cứu sau đại học của tôi.
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của TS.
Nguyễn Thị Lan – người hướng dẫn khoa học, đã chỉ bảo và đóng góp ý kiến giúp
tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong và ngoài khoa Xã
hội học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã giảng dạy, giúp đỡ tôi
trong những năm học, cho tôi có được kiến thức để hoàn thành luận văn này.
Bên cạnh đó, tôi cũng xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, tập thể cán bộ
nhân viên Làng Hữu Nghị, các bác cựu chiến binh, nhóm sinh viên thực tập và các
em sống tại Làng đã giúp tôi trong quá trình khảo sát, thu thập số liệu để thực hiện
luận văn.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, bạn bè những người luôn
giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập cũng như hoàn thiện luận văn.
Hà Nội, ngày 02 tháng 07 năm 2015
Ngƣời thực hiện

Nguyễn Thị Huyền Trang



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CTXH

Công tác xã hội

NVCTXH

Nhân viên công tác xã hội

TEBNCĐDC

Trẻ em bị nhiễm chất độc da cam

PVS

Phỏng vấn sâu

TE

Trẻ em

NKT

Người khuyết tật


DANH MỤC HÌ NH, BẢNG BIỂU
Số hình, bảng


Nội dung

Hình 1.1.

Hê ̣ thố ng hoa ̣t đô ̣ng của Làng Hữu Nghị Việt Nam

Hình 1.2.

Bâ ̣c thang nhu cầ u củ a A.Maslow

Hình 2

Biể u đồ thể hiê ̣n cơ cấu cán bộ nhân viên Làng Hữu Nghị

Bảng 2.1.

Mức độ biết về CTXH nhóm

Bảng 2.2.

Mức độ hiểu về CTXH nhóm

Bảng 2.3.

Mục tiêu của CTXH nhóm

Bảng 2.4.

Các loại hình CTXH nhóm


Bảng 2.5.

Mức độ hiểu về các loại hình CTXH nhóm

Bảng 2.6.

Ứng dụng phương pháp CTXH nhóm để làm việc với trẻ

Bảng 2.7.

Các kỹ năng được vận dụng để tiến hành CTXH nhóm

Bảng 2.8.

Tuân thủ các bước trong tiến trình CTXH nhóm

Bảng 2.9.

Thuận lợi hay khó khăn khi tiến hành CTXH nhóm


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Một trong số những đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc chiến tranh
tàn khốc là trẻ em bị nhiễm chất độc da cam. Theo con số thống kê của Trung ương
Hội chữ thập đỏ Việt Nam, hiện nay nước ta có khoảng 4,8 triêu người bị nhiễm
chất độc màu da cam. Trong đó, có hơn 3 triệu người trực tiếp ảnh hưởng và có
khoảng hơn 1 triệu trẻ em bị nhiễm chất độc màu da cam. [51]. Một phần ít ỏi các
em có thể thực hiện được các chức năng xã hội. Số đông còn lại các em phải sống

phụ thuộc vào những người thân của mình.
Để trẻ em có thể phát triển được một cách đầy đủ cả về mặt th ể chấ t lẫn tinh
thầ n thì trẻ cầ n nhâ ̣n đươ ̣c sự quan tâm, yêu thương, chăm sóc và sự giúp đỡ thường
xuyên của toàn xã hô ̣i . Điề u đó càng quan trọng hơn với nhóm trẻ có hoàn cảnh đă ̣c
biê ̣t khó khăn như: trẻ em lang thang, trẻ em mồ côi, trẻ em bị lạm dụng sức lao
đô ̣ng, trẻ bị xâm hại tình dục và tr ẻ em khuyế t tâ ̣t… Giải quyế t những vấ n đề liên
quan đến trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn sẽ góp phần đảm bảo an sinh xã
hội, tạo nên sự phát triển bền vững của q uố c gia. CTXH là một ngành khoa học và
một nghề đã được hình thành và phát triển từ lâu ở rất nhiều quốc gia trên thế giới.
Nó không chỉ được nhà nước công nhận về mặt pháp lý mà nó còn được xã hội thừa
nhận bởi vì nó góp phần quan trọng vào việc giải quyết các vấn đề khó khăn mà con
người gặp phải trong cuộc sống, cải thiện mối quan hệ giữa con người với con
người, đem lại sự ổn định cho xã hội và góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển ở
nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, CTXH đang bước vào giai đoạn đổi mới và
từng bước phát triển.
Nhâ ̣n thức đươ ̣c tầ m quan tro ̣ng của vấ n đề này

, trong những năm qua Viê ̣t

Nam đã có rấ t nhiề u mô hiǹ h , đề án và chương trình hành động nhằ m giúp đỡ nhóm
trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với nhiề u hin
̀ h thức khác nhau . Trong đó, trẻ em
bị nhiễm chất độc da cam trên cả nước nhận được sự quan tâm đặc biệt.
Làng Hữu Nghị Việt Nam là nơi tiếp nhận cựu chiến binh, thanh niên xung
phong đã từng tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước và con cháu của họ bị
nhiếm chất độc da cam về chăm sóc, nuôi dạy. Trong đó, số trẻ em bị nhiễm chất
độc da cam chiếm ưu thế hơn cả. Các em được đón nhận vào Làng với nhiều khuyết

1



tật như: câm điếc, khuyết tật vận động, khuyết tật giác quan, thiểu năng trí tuệ, đa
khuyết tật…
Chương triǹ h chăm sóc , hỗ trơ ,̣ nuôi dạy TEBNCĐDC làng Hữu Nghị Việt
Nam đã đáp ứng được phầ n nào một số nhu cầ u của trẻ song vẫn cò n gă ̣p nhiề u khó
khăn. Đặc biệt là công tác hỗ trợ , tham vấ n tâm lý cho trẻ còn thiế u tin
́ h chuyên
nghiê ̣p, viê ̣c tổ chức các hoa ̣t đô ̣ng n hóm giúp trẻ xóa b ỏ những tự ti, mặc cảm về
bản thân, hòa nhâ ̣p và gắ n kế t với nhau , với cộng đồng còn nhiều hạn chế do sự
thiế u vắ ng đô ̣i ngũ công tác xã hô ̣i (CTXH) chuyên nghiê ̣p. Đây chính là rào cản rất
lớn để các em tiến tới hòa nhập cộng đồng.
CTXH là mô ̣t ng ành khoa học , mô ̣t nghề chuyên môn mang tin
́ h ứng du ̣ng
cao, nó đã và đang bước đầu tạo dựng những nền tảng và khẳng định vị thế trong
giải quyết các vấ n đề xã hô ̣i ở nư ớc ta hiê ̣n nay. CTXH nhóm là một trong những
phương pháp can thiệp của ngành CTXH giúp các đối tượng yếu thế vượt qua thử
thách, khó khăn trong cuộc sống. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có thật nhiều nghiên
cứu vận dụng phương pháp này để can thiệp cho thân chủ một cách hiệu quả. Đối
với Làng Hữu Nghị cũng vậy, CTXH nhóm đối với TEBNCĐDC hiện nay vẫn còn
tồn tại rất nhiều khó khăn. Nơi đây mới chỉ đơn thuần là sự hỗ trợ về mặt vật chất
trong khoảng thời gian nhất định mà chưa có sự tham gia nhiều của nhân viên
CTXH chuyên nghiệp. Chính vì vậy, CTXH nhóm đối với TEBNCĐDC chưa thực
sự hiệu quả. Nhất là công tác giáo dục hòa nhập cộng đồng. Mô hình CTXH với
TEBNCĐDC cần có sự chuyên môn hóa với đội ngũ CTXH thực sự chuyên nghiệp.
Với tầm quan trọng về lý luận và thực tiễn của vấn đề nêu trên, tôi đã chọn
hướng nghiên cứu “ Công tác xã hội nhóm đối với trẻ em bị nhiễm chất độc da
cam tại làng Hữu Nghị Việt Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên
ngành Công tác xã hội.
Thực hiện nghiên cứu này, bản thân tôi mong muốn được tìm hiểu sâu hơn về
thực trạng hiểu biết về CTXH nhóm của cán bộ nhân viên Làng Hữu Nghị, những

hoạt động CTXH nhóm đã được tiến hành tại Làng Hữu Nghị, nguyên nhân của
những kết quả đã đạt được hay chưa đạt được. Thông qua phương pháp CTXH
nhóm, tạo môi trường sinh hoạt cho nhóm thân chủ là nhóm trẻ em bị nhiễm chất
độc da cam, trao những kiến thức, kỹ năng, giúp đỡ nạn nhân có khả năng tốt nhất

2


để hoà nhập cộng đồng. Qua đó, tôi mạnh dạn đưa ra một số đề xuất với các cấp,
ban ngành, đoàn thể, các tổ chức trong nỗ lực chung để hoạt động CTXH nhóm
mang lại hiệu quả tốt nhất không chỉ cho trẻ em trong địa bàn Làng Hữu Nghị mà
còn nhân rộng ra đối với các đối tượng yếu thế khác trong xã hội.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
2.1. Nghiên cứu nước ngoài.
Từ nhiều năm qua, các quốc gia trên thế giới đã tìm kiếm các giải pháp đảm
bảo chất lượng giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật. Tùy theo đặc điểm của hệ
thống giáo dục, đặc biệt là nguồn lực và điều kiện kinh tế xã hội, các quốc gia đã
xây dựng hệ thống riêng của mình.
Ở Vương quốc Anh, Italy, Tây Ban Nha việc hỗ trợ cho học sinh khuyết tật,
giáo viên dạy học hòa nhập và phụ huynh do Trung tâm nguồn giáo viên cấp vùng
(Teacher Regional Resource Center) đảm nhận. Tại các trung tâm này, các giáo viên
có trình độ chuyên môn đã được đào tạo được phân công hỗ trợ một số trẻ khuyết
tật có nhu cầu cao học hòa nhập. Nhiệm vụ của giáo viên này là cùng với phụ
huynh, giáo viên đứng lớp và các cán bộ xã hội, y tế và tâm lý, xã hội xây dựng kế
hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ khuyết tật, hỗ trợ giáo viên điều chỉnh chương trình,
thiết kế và thực hiện các bài học hòa nhập; trực tiếp rèn luyện các kỹ năng đặc thù
cho trẻ khuyết tât như: dạy ngôn ngữ ký hiệu, dạy đọc và viết chữ nổi, dạy các kỹ
năng sống,…; hướng dẫn phụ huynh hỗ trợ con em ở nhà, tư vấn về hướng nghiệp
dạy nghề và các vấn đề tâm lý, xã hội đối với trẻ và thanh, thiếu niên khuyết tật.
Những công việc này được thực hiện tại trường, tại trung tâm và tại gia đình trẻ.

Đặc biệt, cho đến nay, ở Italy, song song với việc thành lập các trung tâm nguồn,
hầu hết các trường chuyên biệt dành cho trẻ khuyết tật đã chuyển sang mô hình
Trung tâm trên; các trường có trẻ khuyết tật học hòa nhập đều có các phòng chức
năng hỗ trợ cho trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt.[53].
Tại Vương quốc Thái Lan từ năm 2003 đến nay đã có 76 trung tâm hỗ trợ
giáo dục trẻ khuyết tật cấp quốc gia, vùng được thành lập trong toàn quốc, trong khi
đó chỉ có 43 trường chuyên biệt dành cho trẻ khuyết tật. Các trung tâm này có
nhiệm vụ: xác định khả năng và nhu cầu của trẻ từ đó có xác định hỗ trợ cần thiết;
xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ khuyết tật; bồi dưỡng đội ngũ cán bộ

3


quản lý giáo dục, giáo viên các cấp từ mầm non đến trung học; bồi dưỡng chuyên
môn cho phụ huynh; trực tiếp tiến hành can thiệp sớm theo cách trẻ khuyết tật cùng
phụ huynh đến trung tâm trong thời gian ngắn khoảng một tuần, sau đó trẻ về gia
đình, tiếp tục học tập, tùy theo nhu cầu mà trẻ có thể đến thường xuyên hoặc theo
định kỳ tại trung tâm; tư vấn về các vấn đề có liên quan đến trẻ và thanh thiếu niên
khuyết tật; biên soạn các công cụ xác định mức độ phát triển của trẻ và các mẫu cho
công tác quản lý; xây dựng các tài liệu dạy các kỹ năng đặc thù,… Một điểm đặc
biệt là trung tâm xác định nhu cầu của trẻ khuyết tật và đưa ra các tư vấn hỗ trợ cần
thiết và có trách nhiệm cung cấp và giám sát việc sử dụng thẻ “Couple” có trị giá
tương đương 50 Đô la Mỹ/năm cho mỗi trẻ khuyết tật.[53].
Ở Úc, năm 2009 cam kết lần thứ tư giữa liên bang và tiểu bang được ký kết và
được hình thành với tên gọi khác Cam kết quốc gia về khuyết tật với 5 nội dung
chính về tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ chung của xã hội, tăng cường sự gắn
kết giữa các bộ máy của chính quyền, tăng cường sức mạnh của cá nhân, gia đình
và nhân viên xã hội, cảm thiện các chương trình dài hạn nhằm đáp ứng và quản lý
các nhu cầu ở các dịch vụ khuyết tật cụ thể và cản thiện khả năng lượng giá, đánh
giá và quản lý mô hình dịch vụ cho người khuyết tật.

Thông qua các mô hình công tác xã hội với trẻ khuyết tật ở Úc, một trong
những điểm nổi bật mà các hoạt động đó định hướng đến chính là cách tiếp cận hòa
nhập xã hội. Hòa nhập xã hội được xem như một giá trị và một định hướng mới của
thực hành công tác xã hội, điều này đã được thể hiện trong hàng loạt các nghiên cứu
gần đây về đổi mới thực hành công tác xã hội trong thế kỷ 21 (một bộ sách gồm 36
ấn phẩm về đổi mới thực hành công tác xã hội do Nhà xuất bản Learning Matters
thực hiện từ năm 2001 đến nay). Đồng thời, ở Úc hòa nhập xã hội đã trở thành một
định hướng cho các chương trình và dịch vụ xã hội nói chung cho các đối tượng yếu
thế, và là mô hình vận hành của hệ thống phúc lợi xã hội ở các tiểu bang và ở liên
bang.[48].
Tại Úc, thông qua các mô hình công tác xã hội với trẻ khuyết tật, một trong
những điểm nổi bật mà các hoạt động đó định hướng đến chính là cách tiếp cận hòa
nhập xã hội. Hòa nhập xã hội được xem như một giá trị và một định hướng mới của
thực hành công tác xã hội, điều này đã được thể hiện trong hàng loạt các nghiên cứu

4


gần đây về đổi mới thực hành công tác xã hội trong thế kỷ 21 (một bộ sách gồm 36
ấn phẩm về đổi mới thực hành công tác xã hội do Nhà xuất bản Learning Matters
thực hiện từ năm 2001 đến nay). Đồng thời, ở Úc hòa nhập xã hội đã trở thành một
định hướng cho các chương trình và dịch vụ xã hội nói chung cho các đối tượng yếu
thế, và là mô hình vận hành của hệ thống phúc lợi xã hội ở các tiểu bang và ở liên
bang..[48].
2.2. Nghiên cứu trong nước.
Mô hình phục hồi chức năng lao động (PHCNLĐ) cho người khuyết tật
(NKT) là dự án thí điểm hợp tác giữa Hội trợ giúp NKT Việt Nam (VNAH) và
Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội (HEIC). Dự án này được thực hiện trong 3
năm (2012 - 2014) do Tổ chức phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ. Trước
đó, mô hình đã rất thành công tại Hoa Kỳ và các nước châu Âu. Mô hình này được

thực hiện trong một mạng lưới liên kết giữa các trung tâm phục hồi chức năng thể
chất, các đơn vị đào tạo nghề và các doanh nghiệp sử dụng lao động thông qua Trung
tâm giới thiệu việc làm Hà Nội (HEIC) – trung tâm kết nối giữa các thành viên của
mạng lưới này. Theo mô hình này, NKT có đủ điều kiện muốn có việc làm ổn định sẽ
được tạo điều kiện xóa bỏ rào cản thông qua phục hồi chức năng sức khỏe, đào tạo
giỏi nghề và được giúp đỡ có việc làm. Các doanh nghiệp sử dụng lao động sẽ hài
lòng nhận NKT không phải vì họ là NKT mà họ có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu của
doanh nghiệp. Qua đó, người khuyết tật có việc làm ổn định sẽ giúp khắc phục khó
khăn về kinh tế cho gia đình, góp phần giảm bớt khó khăn cho nền kinh tế nước nhà,
nhờ đó vị thế của họ được nâng cao, giúp dần xóa bỏ kỳ thị với NKT.[51].
Một nghiên cứu khác tại trung tâm phục hồi chức năng Hương Sen, thành phố
Tuyên Quang thực hiện mô hình nuôi dưỡng, phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật
và thu được những thành quả đáng kể. Nhiều em phục hồi chức năng và được giới
thiệu đi học nghề tại trường Kỹ Nghệ Sơn Tây. Tuy nhiên ở mô hình này chỉ nặng
nề về hỗ trợ phục hồi chức năng mà ít quan tâm đến hoạt động vui chơi giải trí, nhu
cầu về tinh thần của trẻ để các em tự tin hòa nhập.
Chương trình Hệ thống Chăm sóc Hy vọng tại Đà Nẵng tập trung vào đứa trẻ
với một phương pháp quản lý ca tổng hợp. Mỗi đứa trẻ trong chương trình đều nhận
được một kế hoạch chăm sóc cá nhân, được xây dựng bởi một người Quản lý Ca

5


dựa trên những nhu cầu của trẻ. Tiếp theo, một đội ngũ các chuyên viên từ nhiều
lĩnh vực khác nhau sẽ xem xét bản kế hoạch này và đưa ra những góp ý để phát
triển thành kế hoạch chăm sóc cá nhân tổng hợp. Quản lý Ca sau đó sẽ làm việc với
gia đình để thực hiên kế hoạch và đội ngũ chuyên viên sẽ giám sát tiến triển của đứa
trẻ. Mấu chốt của chương trình này là sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả giữa nhiều
đối tác khác nhau để tạo ra một hệ thống lưới bảo hộ cho tất cả trẻ khuyết tật. Hệ
thống Chăm sóc Hy vọng cho thấy rằng các chuyên viên từ những lĩnh vực khác

nhau hoàn toàn có thể hợp tác có hiệu quả trong bối cảnh ở Việt Nam để giải quyết
những nhu cầu của trẻ khuyết tật, bởi vì khuyết tật là một vấn đề có rất nhiều mặt.
Điều này đảm bảo là mỗi em khuyết tật có thể được phục vụ một cách tổng hợp và
cân bằng, không chỉ tập trung vào mặt này hay mặt kia. Nhu cầu cho sự hợp tác có
hiệu quả giữa các bộ ngành và tổ chức để bảo vệ quyền lợi của trẻ khuyết tật vẫn
luôn hiện rõ và mô hình Hệ thống Chăm sóc Hy vọng cho thấy một cách xuất sắc để
tối đa hóa năng suất và khả năng thành công. Sự tiếp tục thể chế hóa phương pháp
tiếp cận quản lý theo ca này có vẻ rất khả quan đối với vấn đề khuyết tật. [51].
Gần đây vào năm 2010 Th.s Nguyễn Bá Đạt có đề tài nghiên cứu “Tư vấn
hướng nghiệp trong công tác dạy nghề cho thanh niên, thiếu niên khuyết tật nạn
nhân chất độc hóa học”. Nghiên cứu này đã tìm hiểu và đánh giá được thực trạng và
nhu cầu của thanh thiếu niên khuyết tật là nạn nhân chất độc hóa học. Những khó
khăn của các thanh thiếu niên khuyết tật do nhiễm chất độc da cam khi tham gia
học nghề. Mặt khác nghiên cứu cũng chỉ ra vai trò của công tác tư vấn hướng
nghiệp dạy nghề cho nhóm đối tượng này. Với những kết quả nghiên cứu được, tác
giả còn đề xuất biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động hướng nghiệp trong
dạy nghề cho nhóm đối tượng này [20].
Năm 2014, nhóm các tác giả trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn – Đại
học Quốc gia Hà Nội do PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Hoa làm chủ biên đã xuất bản cuốn
sách Công tác xã hội với người khuyết tật. Trong đó có đưa ra mô hình giáo dục tâm lý
nhóm đối với nhóm người khuyết tật. Mô hình này bao gốm những lợi ích cơ bản như
tạo ra hy vọng, chỉnh sửa hành vi sai lệch, phát triển các kỹ năng xã hội, khám phá các
trải nghiệm cảm xúc, nâng cao sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm. Mô hình
này cũng giúp giảm đi sự cô lập và giúp các thành viên trong nhóm có được cảm giác

6


tự tin và hy vọng tích cực về tương lai. Các bài tập sẽ giúp các thành viên nhóm hỗ trợ
lẫn nhau nâng cao khả năng hòa nhập xã hội, tạo ra những hành vi tích cực thông qua

sự tương tác chủ động của các thành viên nhóm[23, trang 363-365].
Tuy nhiên, chưa có đề tài tài nào hướng tới việc nghiên cứu và tìm hiểu về
thực trạng hiểu biết về CTXH nhóm, chưa có sự ứng dụng tiến trình CTXH nhóm
để hỗ trợ cho trẻ em khuyết tật. Đây chính là lý do tôi lựa chọn và tiến hành nghiên
cứu đề tài này tại Làng Hữu Nghị Việt Nam.
Từ khi thành lập đến nay, hằng năm Làng Hữu Nghị có đón nhiều đoàn sinh
viên từ các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài nước đến tìm hiểu về cuộc sống
của nạn nhân da cam, chăm sóc, hỗ trợ cho các đối tượng. Đã có nhiều bài khoá
luận của các bạn sinh viên nghiên cứu về trẻ em bị nhiễm chất độc hoá học tại làng.
Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc thống kê số liệu các em bị
nhiễm chất độc da cam, mức độ nhận biết, tìm hiểu cuộc sống, đánh giá nhu cầu của
các em. Làng Hữu Nghị nhận được sự quan tâm của các cấp ngành, các cá nhân. Ở
đây đã đưa ra mô hình chăm sóc, nuôi dưỡng; chăm sóc y tế, vui chơi giải trí; giáo
dục đặc biệt, hướng nghiệp, dạy nghề; nhưng những mô hình này vẫn mang tính tự
phát mà chưa có những phương pháp công tác xã hội nhóm chuyên nghiệp để trợ
giúp cho nhóm đối tượng đặc biệt này.
Luận văn tốt nghiệp: “ Công tác xã hội nhóm đối với trẻ em bị nhiễm chất
độc da cam tại làng Hữu Nghị Việt Nam” không phải là một đề tài mới trong hoạt
động thực tiễn cũng như khoa học nghiên cứu. Thế nhưng, cái mới của luận văn là
cùng một lúc lột tả được thực trạng đời sống của trẻ em bị nhiễm chất độc da cam
tại làng Hữu Nghị, tìm hiểu về mức độ hiểu biết về CTXH nhóm của cán bộ nhân
viên làng Hữu Nghị, đánh giá hiệu quả của các hoạt động mang tính chất CTXH
trong việc hỗ trợ cho trẻ. Đặc biệt, việc đưa ra tiến trình công tác xã hội nhóm nhằm
trợ giúp cho đối tượng các kiến thức, kỹ năng nâng cao khả năng hoà nhập cộng
đồng, để các em có thể tự tin hơn, có cuộc sống tốt đẹp hơn, bù đắp lại những mất
mát các em gặp phải là điều hết sức cần thiết.

7



3. Ý nghĩa của nghiên cứu.
3.1. Ý nghĩa khoa học.
Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần phân tích một số lý thuyết về Công tác xã hội
nhóm và thực hành CTXH nhóm.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn.
Đối với các em bị nhiễm chất độc da cam: Kết quả nghiên cứu sẽ giúp các em
có thêm những kiến thức, kỹ năng để các em tự tin về bản thân để hòa nhập cuộc
sống, hòa nhập cộng đồng
Đối với cán bộ xã hội làng Hữu Nghị: Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần phần
bổ sung một số kiế n th ức, kỹ năng và mô hình CTXH nhóm để thấy được sự cần
thiết để đổi mới phương pháp làm việc nhóm cho hiệu quả hơn, cải thiện chất
lượng dịch vụ đem lại quyền tốt hơn cho các em.
Đối với cộng đồng và xã hội: Nghiên cứu giúp cho cộng đồng và xã hội có cái
nhìn cụ thể về trẻ em bị nhiễm chất độc da cam, khả năng mà các em có thể làm được.
Đối với bản thân: Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thực tế bản thân tôi đã áp
dụng một số lý thuyết cũng như phương pháp đã học vào thực tiễn cuộc sống. Đặc
biệt là những kỹ năng thực hành CTXH nói chung và CTXH nhóm nói riêng. Từ đó
nắm vững kiến thức, rèn luyện kỹ năng và có thêm kinh nghiệm trong nghiên cứu
và công tác trong lĩnh vực của mình.
4. Câu hỏi nghiên cứu.
Thực trạng Công tác xã hội nhóm với trẻ em hiện nay đang được tiến hành tại
Làng như thế nào?
Những ưu điểm, nhược điểm của phương pháp Công tác xã hội nhóm đã làm
với trẻ em tại Làng và nguyên nhân của những ưu, nhược điểm đó?
Kết quả của các biện pháp Công tác xã hội nhóm đã làm mang lại hiệu quả
cho trẻ là gì?
Để thực hiện Công tác xã hội nhóm hiệu quả thì cần những giải pháp gì?

8



5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
5.1. Mục đích.
Nghiên cứu và đề xuất cũng như đưa ra các khuyến nghị để CTXH nhóm
với trẻ em tại Làng Hữu Nghị nói chung được hoàn thiện hơn và có khả năng
được nhân rộng.
5.2. Nhiệm vụ.
Tìm hiểu CTXH nhóm đang được thực hiện như thế nào tại Làng Hữu Nghị.
Tìm hiểu ưu và nhược điểm trong thực hiện CTXH nhóm tại Làng Hữu Nghị.
Thực hành CTXH nhóm với trẻ em bị nhiễm chất độc da cam tại Làng Hữu
Nghị Việt Nam.
Đưa ra mốt số đề xuất, khuyến nghị.
6. Giả thuyết nghiên cứu.
Công tác xã hội nhóm đã được triển khai tại Làng để trợ giúp cho các nhóm
trẻ. Tuy nhiên, việc vận dụng CTXH nhóm trong việc trợ giúp các đối tượng còn
nhiều khó khăn.
Có nhiều yếu tố tác động tới việc áp dụng CTXH nhóm vào trợ giúp cho nhóm
đối tượng như: nhận thức của cán bộ Làng trẻ về CTXH nhóm, nguồn nhân lực,
nguồn kinh phí hỗ trợ.
Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ nhân viên Làng Hữu Nghị về công tác
xã hội nhóm là cách tốt nhất để nâng cao hiệu quả Công tác xã hội đối với trẻ em bị
nhiễm chất độc da cam.
7. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu.
7.1. Đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp Công tác xã hội nhóm và dịch vụ cho CTXH nhóm với trẻ em bị
nhiễm chất độc da cam tại làng Hữu Nghị.
7.2. Khách thể nghiên cứu.
Nhóm đối tượng là trẻ em bị nhiễm chất độc da cam tại Làng Hữu Nghị: 120
em
Cán bộ quản lý, chăm sóc, nuôi dạy trẻ: 62 người

Cựu chiến binh là cha mẹ của trẻ đang sống tại làng: 60 người

9


Sinh viên thực tập tại làng: 20 em
8. Phƣơng pháp nghiên cứu.
8.1. Phương pháp thu thập thông tin
8.1.1. Phương pháp phân tích tài liệu.
Để có số liệu chính xác, cụ thể bản tác giả đã tìm hiểu dưới nhiều kênh thông
tin khác nhau: các nghiên cứu về ảnh hưởng của chất độc da cam tới cuộc sống của
trẻ, các nghiên cứu về mô hình Công tác xã hội nhằm nâng cao khả năng hòa nhập
cộng đồng cho trẻ em khuyết tật trong và ngoài nước, tài liệu về cách chăm sóc,
nuôi dưỡng cho trẻ. Ngoài ra, thông tin còn được tìm hiểu qua báo cáo tổng kết
hằng năm của làng trẻ Hữu Nghị.
8.1.2. Phương pháp phỏng vấn bảng hỏi.
Để điều tra về thực trạng hiểu biết về CTXH nhóm, tác giả đã tiến hành phỏng
vấn theo bảng hỏi với quy trình như sau: Phỏng vấn dựa trên bảng hỏi đã được thiết kế
sẵn gồm các câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Sau đó, tập hợp kết quả thu được, xử lý tính
theo tỷ lệ phần trăm và lập bảng thống kê mức độ nhận thức về các vấn đề liên quan.
Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn trên mẫu đại diện cho lãnh đạo trong Làng,
cán bộ phụ trách quản lý, bảo mẫu, nhân viên y tế, giáo viên chủ nhiệm lớp. Số
lượng phỏng vấn là 62 người.
8.1.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Trong quá trình thực hiện đề tài đã tiến hành phỏng vấn sâu cá nhân 18 người,
trong đó:
5 người là cán bộ, nhân viên trong làng để tìm hiểu về thực trạng CTXH nhóm
tại Làng.
04 người là sinh viên thực tập tại của các trường tại Làng, về nhu cầu cần hỗ
trợ, khả năng của các em khác nhau, các dịch vụ xã hội đã đáp ứng nhu cầu của các

em như thế nào.
02 người là bảo mẫu về chế độ ăn nghỉ, kinh nghiệm nuôi dưỡng, chăm sóc
các em.
02 người là giáo viên chủ nhiêm lớp về mức độ học tập, mức độ hoà nhập xã hội

10


02 người là cựu chiến binh về khả năng tự phục vụ, dịch vụ được hỗ trợ và khả
năng hoà nhập xã hội của các con em mình
02 người nhân viên y tế về vấn đề về sức khoẻ và khả năng phục hồi chức
năng ở các em.
4 em là nạn nhân chất độc da cam, các em có khả năng đi học được và được
Làng cho theo học ở lớp học bên ngoài.
Các kết quả phỏng vấn sâu giúp cho người đọc hiểu rõ hơn, chi tiết hơn về
các vấn đề liên quan và là minh chứng cụ thể, sinh động cho các số liệu nghiên
cứu định lượng.
8.1 .4. Phương pháp quan sát.
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, nhà nghiên cứu đã tiến hành quan sát
thực trạng đời sống của các em bị nhiễm chất độc da cam, tham dự những buổi học
của các em trên lớp, mức độ vui chơi giải trí, tình hình sức khoẻ và mức độ ăn uống,
sinh hoạt hằng ngày của các em. Ngoài ra, nhà nghiên cứu quan sát thực tế thái độ,
hành vi ứng xử của mọi người trong làng dành cho các em, chi tiết về sự chăm lo,
giáo dục của cán bộ, y tế, giáo viên chủ nhiệm lớp đối với các em.
Những quan sát này góp phần làm sáng tỏ thêm những kết quả nghiên cứu
định lượng đã thu thập được.
9. Phạm vi nghiên cứu.
Phạm vi không gian: làng Hữu Nghị.
Phạm vi thời gian: Từ tháng 01 năm 2013 đến tháng 09 năm 2014.
Phạm vi nội dung:

Nghiên cứu một số lý thuyết và khái niệm liên quan đến đề tài.
Nghiên cứu khảo sát thực trạng hiểu biết về CTXH nhóm của cán bộ nhân
viên Làng Hữu Nghị
Nghiên cứu tìm hiểu mô hình CTXH nhóm mà Làng Hữu Nghị đã áp dụng để
trợ giúp cho trẻ. Những hiệu quả mà các mô hình này mang lại.
Nghiên cứu cũng tiến hành khảo sát nhu cầu của trẻ trong Làng.
Vận dụng tiến trình CTXH nhóm nhằm nâng cao khả năng hoà nhập cộng
đồng cho nhóm cho nhóm trẻ em từ 13 đến 16 tuổi có khả năng nhận biết tại Làng,

11


giúp cho các em phát triển một số kỹ năng sống và hòa nhập cộng đồng tốt hơn, đáp
ứng nhu cầu của các em.
10. Cấu trúc luận văn.
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của nghiên cứu.
Trong chương này tác giả trình bày và giới thiệu về các lí thuyết được áp
dụng vào trong nghiên cứu, các khái niệm chủ chốt có liên quan tới đề tài, các
phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài, đồng thời khái quát về lịch
sử thành lập, chức năng nhiệm vụ và quá trình hoạt động của địa bàn khảo sát
tiến hành nghiên cứu.
Chƣơng 2: Thực trạng CTXH nhóm đối với TE BNCĐDC tại làng Hữu
Nghị và những kết quả đã đạt đƣợc.
Tìm hiểu về thực trạng hiểu biết về CTXH nhóm của cán bộ, nhân viên Làng
Hữu Nghị; hoạt động ứng dụng phương pháp CTXH nhóm và các dịch vụ đươc
cung cấp đối với trẻ em bị nhiễm chất độc da cam tại Làng đã được tiến hành như
thế nào. Hiệu quả của việc ứng dụng CTXH nhóm đối với trẻ em bị nhiễm chất độc
da cam Làng Hữu Nghị và những nhân tố tác động tới hiệu quả đó. Sau khi phân
tích những nhân tố tác động tới hiệu quả của các phương pháp CTXH nhóm đã áp
dụng tại Làng, tác giả xác định nhu cầu cần thiết nhất của trẻ mà hoạt động CTXH

nhóm tại Làng chưa có sự ứng dụng hiệu quả.
Chƣơng 3: Tiến trình CTXH nhóm đối với trẻ em tại làng Hữu Nghị
Việt Nam
Tiến hành thực nghiệm biện pháp CTXH nhóm và phân tích những thuận lợi,
khó khăn để CTXH nhóm có thể thực hiện được đối với trẻ em bị nhiễm chất độc da
cam tại Làng Hữu Nghị Việt Nam nhằm nâng cao khả năng hòa nhập cộng đồng
cho trẻ.

12


NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU
1.1. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu
1.1.1. Lý thuyết hệ thống sinh thái
Thuyết hệ thống CTXH bắt nguồn từ lý thuyết hệ thống tổng quát của Bertalaffy.
Lý thuyết này dựa trên quan điểm sinh học cho rằng mọi tổ chức hữu cơ đều là những
hệ thống, được tạo nên từ các tiểu hệ thống và đồng thời bản thân các tiểu hệ thống
cũng là một phần của hệ thống lớn hơn. Người có công đưa lý thuyết hệ thống áp dụng
vào thực tiễn CTXH phải kể đến công lao của Pincus và Minahan cùng các đồng sự
khác. Tiếp đến là Germain và Giterman. Những nhà khoa học trên đã góp phần phát
triển và hoàn thiện thuyết hệ thống trong thực hành CTXH trên toàn thế giới.
Lý thuyết hệ thống sinh thái - một lý thuyết được vận dụng nhiều trong CTXH
nhóm. Đại diện của lý thuyết này là Hearn, Siporin, Germain & Gitterman. Thuyết
hệ thống sinh thái nhấn mạnh vào sự tương tác của con người với môi trường sinh
thái của mình. Sự can thiệp tại bất cứ điểm nào trong hệ thống cũng sẽ ảnh hưởng
hoặc tạo ra sự thay đổi trong toàn bộ hệ thống. Vì thế, NVCTXH cần sáng tạo khi
lập kế hoạch với thân chủ, tạo ra những ảnh hưởng cho những hệ thống liên quan,
hướng đến việc hỗ trợ một cách hiệu quả nhất.

“Hệ thống là một tập hợp các thành tố được sắp xếp có trật tự và liên hệ với
nhau để hoạt động thống nhất”. Một hệ thống có thể gồm nhiều tiểu hệ thống (Tiểu
hệ thống là hệ thống thứ cấp hoặc hệ thống hỗ trợ), các tiểu hệ thống được phân
biệt với nhau bởi các ranh giới) đồng thời hệ thống đó cũng là một bộ phận của hệ
thống lớn hơn.[22].
Bản thân mỗi cá nhân cũng là một hệ thống và hệ thống (cá nhân) đó bao gồm
nhiều tiểu hệ thống như: hệ thống sinh lý, hệ thống nhận thức, hệ thống tình cảm, hê ̣
thố ng hành đ ộng và các hệ thống phản ứng… Nghiên cứu này sẽ tìm hiểu các đặc
điểm về sinh lý, nhận thức, tình cảm cũng như như tâm tư nguyện vọng của các cá
nhân trong nhóm như một hệ thống. Từ đó tìm hiểu về Nhóm - hệ thống lớn hơn bao

13


gồm các hệ thống cá nhân.
Các hệ thống luôn có sự tác động lên các cá nhân. Có thể đó là sự tác động
tiêu cực hoặc tích cực. Bên cạnh đó không phải tất cả mọi người đều có khả năng
tiếp cận sự hỗ trợ như nhau về nguồn lực có từ các hệ thống tồn tại xung quanh.
Như vậy, mỗi cá nhân chịu sự tác động khác nhau từ các hệ thống mà họ tồn tại.
Thuyết hệ thống được sử dụng rộng rãi trong CTXH nhóm vì thuyết này
giúp cho NVCTXH hiểu được nhóm như một hệ thống của các yếu tố tương tác
với nhau.
Bên cạnh đó, khi coi nhóm là mô ̣t hê ̣ thố ng thì đ ể hoạt động được, nhóm cầ n
có những tương tác với những hệ thống khác ở bên ngoài

. Đối với nhóm

TEBNCĐDC Làng Hữu Nghị, để có thể hoạt động tốt và hòa nhập được với xã hội
thì cần có sự liên kết với các hệ thống bên ngoài xã hội như


: hê ̣ thố ng kinh tế,

trường ho ̣c, trung tâm giới thiê ụ việc làm, các tổ chức doanh nghiệp trên địa bàn và
ngoài địa bàn.... Những nhu cầu theo từng giai đoạn là khác nhau. Vì vậy, sự huy
động nguồn lực theo các nhu cầu là điều hết sức cần thiết cho việc hỗ trợ.
NVCTXH cũng là một trong những nhân tố trong hệ thống các dich
̣ vu ̣ xã hô ̣i
thường xuyên tương tác với nhóm, đặc biệt trong giai đoạn đầu của tiến trình nhóm.
Hệ thống này không chỉ đóng vai trò chia sẻ, thấu cảm những khó khăn… mà còn
tìm hiểu để kết nối các hệ thống dịch vụ cung cấp cho các thành viên trong nhóm và
nhóm. Parsons, Bales và Shils (1953) đã chỉ ra 4 nhiệm vụ có ảnh hưởng đến CTXH
nhóm như sau:
Hoà nhập (đảm bảo sự hoà hợp giữa các thành viên trong nhóm).
Điều chỉnh (đảm bảo các thành viên trong nhóm thay đổi thích ứng với những
yêu cầu của môi trường).
Duy trì mô hình (nhóm phải xác định và duy trì những mục đích và luôn tuân
thủ tiến trình cơ bản).
Tiến trình đạt mục tiêu (đảm bảo nhóm duy trì và hoàn thành nhiệm vụ).
Việc tuân thủ các nhiệm vụ giúp cho nhóm duy trì cân bằng và ổn định.
Thuyết hệ thống giúp NVCTXH hiểu được các thể chế, sự tương tác của các hệ
thống này với nhau và với các đối tượng trong nhóm, cách thức mà các cá nhân
tương tác với nhau. Trong nghiên cứu, nhiệm vụ quan trọng mà NVCTXH cần đánh

14


giá là sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm, đồng thời xác định liên hệ của
nhóm với các hệ thống hỗ trợ bên ngoài. Xác định mối liên hệ nào chặt chẽ, mật
thiết và liên h ệ nào lỏng lẻo… để từ đó có giải pháp phát huy hay cải thiện, kết nối
các hệ thống với nhau.

Như vậy, nghiên cứu sử dụng thuyết hệ thống để xem xét mối tương tác giữa
các thành viên trong nhóm và giữa nhóm với các hệ thống hỗ trợ khác. Từ đó có
những định hướng cho việc can thiệp nhóm. Nghiên cứu lý thuyết hệ thống cho ta
cái nhìn tổng quát hơn trong khi thực hiện các hoạt động tại Làng, có sự kết hợp
giữa các nhóm hệ thống khác nhau như: Nhóm thân chủ, nhóm cán bộ nuôi dưỡng,
nhóm giáo viên, nhóm y tế, cộng đồng dân cư xung quanh Làng trẻ để có cái nhìn
tổng quát, khách quan hơn về thực trạng CTXH nhóm đồng thời đề ra những giải
pháp hữu hiệu có tính khả thi đối với hoạt độngCTXH nhóm của Làng.
1.1.2. Lý thuyết nhu cầu của Maslow
Abraham Maslow (1908 – 1970). Nhà Tâm lý học người Mỹ , ông đươ ̣c thế
giới biế t đế n như là nhà tiên phong t

rong trường phái Tâm lý ho ̣c nhân văn

(Humanistic psychology ) bởi hê ̣ thố ng lý thuyế t về bâ ̣c thang nhu cầ u của con
người. Ngay từ khi ra đời lý thuyế t này có tầ m ảnh hưởng rô ̣ng raĩ và đã đươ ̣c ứng
dụng ở rất nhiều lĩnh vực khoa ho ̣c.
Vào thời điểm đầu tiên của lý thuyết , Maslow đã sắ p xế p các nhu cầ u của con
người theo 5 cấ p bâ ̣c. Theo ông, khi con người thoả mãn các nhu cầu bậc thấp đến
một mức độ nhất định sẽ nảy sinh các nhu cầu bậc cao hơn.
Nhu cầ u thể chất (Basic needs): Ăn, uố ng, hít thở không khí…
Nhu cầ u an toàn (Safety needs): Tình yêu thương, nhà ở….
Nhu cầ u tình cảm – xã hội (Social neesds): Nhu cầ u đươ ̣c hòa nhâ ̣p
Nhu cầ u được tôn trọng (esteem needs): Được chấp nhận có một vị trí trong
mô ̣t nhóm người, cô ̣ng đồ ng và xã hô ̣i…
Nhu cầ u được thể hiê ̣n mình

(Self-actualizing needs): Nhu cầ u đươ ̣c hoàn

thiê ̣n, phát triển trí tuệ, đươ ̣c thể hiê ̣n kỹ năng và tiề m lực của min

̀ h
Maslow đã chia các nhu cầu thành hai cấp: cấp cao và cấp thấp. Nhu cầu cấp
thấp là các nhu cầu sinh học và nhu cầu an ninh/an toàn. Nhu cầu cấp cao bao gồm
các nhu cầu xã hội, tôn trọng, và tự thể hiện. Sự khác biệt giữa hai loại này là các

15


nhu cầu cấp thấp được thỏa mãn chủ yếu từ bên ngoài trong khi đó các nhu cầu cấp
cao lại được thỏa mãn chủ yếu là từ nội tại của con người. [21].
Hình 1.1: Bậc thang nhu cầu của A.Maslow

Nhu cầu hoàn thiện

Nhu cầ u đươ ̣c
tôn tro ̣ng

Nhu cầu tình cảm:
Tình yêu thương, hòa nhập...

Nhu cầu an toàn:
Được gắn bó, được bảo vệ…

Nhu cầu vật chất: Nhu cầu được sống, được ăn, uố ng,
giải tỏa căng thẳng...

Thông qua viê ̣c vận dụng lý thuyết nhu cầu của Maslow trong nghiên cứu giúp
chúng ta tìm hiểu nhu cầu của TEBNCĐDC tại làng Hữu Nghị Việt Nam. Những
nhu cầu là những nhu cầu đã được đáp ứng, nhu cầu nào chưa được đáp ứng và cần
có sự ưu tiên cho nhu cầu nào là nhiều nhất. Lý thuyết nhu cầu của Maslow không

chỉ cho ta xác định được nhu cầu của nhóm trẻ mà còn cho ta biết nhu cầu của cán
bộ, nhân viên trong Làng trong việc nâng cao hiệu quả nuôi dạy các em. Xác định

16


×