Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Những câu chuyện ngắn ý nghĩa dành cho học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.65 KB, 17 trang )

NHỮNG CÂU CHUYỆN NGẮN Ý NGHĨA DÀNH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
1. Người bạn nhỏ, tác động lớn
Vào một ngày nóng nực, sư tử mệt mỏi sau một ngày kiếm ăn, nó nằm ngủ dưới
một tán cây. Một chú chuột nhắt đi ngang qua, thấy sư tử ngủ say liền nhảy múa đùa
nghịch trên lưng sư tử.
Sư tử thức giấc, giận dữ vì bị đánh thức, nó túm lấy chuột nhắt mắng.
"Con vật bé nhỏ kia, sao ngươi dám đánh thức chúa tế rừng xanh? Ta sẽ nghiền nát ngươi
bằng móng vuốt của ta".
Chuột nhắt sợ hãi van xin "xin ngài tha cho tôi, tôi sẽ không bao giờ quên ơn và tôi sẽ tra
ơn ngài vào một ngày nào đó".
Sư tử thấy rất buồn cười với lời nói của chuột nhắt, nhưng nó cũng thấy tội nghiệp
và thả cho chuột nhắt đi.
Chuột nhắt mừng quá vội vã chạy đi.
Vài tháng sau, khi đang săn mồi trong rừng, sư tử vướng vào lưới của thợ săn và nó
không thể nào thoát được. Sư tử gầm lên kêu cứu "Cứu với, cứu với", vang động khắp
khu rừng.
Chuột nhắt được sư tử tha mạng lần trước, nghe thấy tiếng sư tử gầm, nó vội chạy
đến xem sao. Thấy sư tử mắc trong lưới, nó bảo "ông đừng lo, tôi sẽ giúp". Chuột lấy hết
sức gặm đứt các dây lưới để sư tử chạy thoát. Sư tử mới thấy rằng làm điều tốt cho người
khác sẽ luôn được nhớ công ơn.
2. NGƯỜI TIỀU PHU VÀ HỌC GIẢ
Tiều phu cùng học giả đi chung một chiếc thuyền ở giữa sông. Học giả tự nhận
mình hiểu biết sâu rộng nên đề nghị chơi trò đoán chữ cho đỡ nhàm chán, đồng thời giao
kèo, nếu mình thua sẽ mất cho tiều phu mười đồng. Ngược lại, tiều phu thua sẽ chỉ mất
năm đồng thôi. Học giả coi như mình nhường tiều phu để thể hiện trí tuệ hơn người.
Đầu tiên, tiều phu ra câu đố:
"Vật gì ở dưới sông nặng một ngàn cân, nhưng khi lên bờ chỉ còn có mười cân?".


Học giả vắt óc suy nghĩ vẫn tìm không ra câu trả lời, đành đưa cho tiều phu mười
đồng. Sau đó, ông hỏi tiều phu câu trả lời là gì.


"Tôi cũng không biết!", tiều phu đưa lại cho học giả năm đồng và nói thêm:
"Thật ngại quá, tôi kiếm được năm đồng rồi." Học giả vô cùng sửng sốt.
Bài học rút ra:
Trong cuộc sống, nhiều người hay tỏ vẻ là mình trí tuệ, thông minh hơn người và tỏ
vẻ coi thường những người ít học, học thấp hơn họ. Tuy nhiên đôi lúc, sự tự phụ quá tự tin
của họ sẽ khiến họ bị lâm vào những tình huống "dở khóc dở cười". Họ không biết một
điều rằng "thông minh sẽ hại thông minh", người quá thông minh và tinh tướng nhiều
khi sẽ tự hại lấy mình vì quá tự cao. Lẽ vậy ở đời, đừng sợ kẻ thông minh, hãy sợ kẻ ngốc
mà tưởng mình thông minh. Và hãy làm một người khiêm tốn đáng được tôn trọng.
Truyện cực ngắn về người tiều phu khiến chúng ta phải suy nghĩ về đức tính khiêm tốn.
3. MIẾNG BÁNH MÌ CHÁY
Khi tôi lên 8 hay 9 tuổi gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nướng bánh mì cháy
khét. Một tối nọ, mẹ tôi về nhà sau một ngày làm việc dài và bà làm bữa tối cho cha con
tôi. Bà dọn ra bàn vài lát bánh mì nướng cháy, không phải cháy xém bình thường mà cháy
đen như than. Tôi ngồi nhìn những lát bánh mì và đợi xem có ai nhận ra điều bất thường
của chúng và lên tiếng hay không.
Nhưng cha tôi chỉ ăn miếng bánh của ông và hỏi tôi về bài tập cũng như những việc
ở trường học như mọi hôm. Tôi không còn nhớ tôi đã nói gì với ông hôm đó, nhưng tôi
nhớ đã nghe mẹ tôi xin lỗi ông vì đã làm cháy bánh mì.
Và tôi không bao giờ quên được những gì cha tôi nói với mẹ tôi: "Em à, anh thích
bánh mì cháy mà."
Đêm đó, tôi đến bên chúc cha tôi ngủ ngon và hỏi có phải thực sự ông thích bánh mì
cháy. Cha tôi khoác tay qua vai tôi và nói:


"Mẹ con đã làm việc rất vất va ca ngày và mẹ rất mệt. Một lát bánh mì cháy chẳng thể
làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không?
Những lời chê bai trách móc cay nghiệt đấy."
Rồi ông nói tiếp: "Con biết đó, cuộc đời đầy rẫy những thứ không hoàn hảo và
những con người không toàn vẹn. Cha cũng khá tệ trong rất nhiều việc, chẳng hạn như cha

chẳng thể nhớ được sinh nhật hay ngày kỷ niệm như một số người khác.
Điều mà cha học được qua nhiều năm tháng, đó là học cách chấp nhận sai sót của
người khác và chọn cách ủng hộ những khác biệt của họ. Đó là chìa khoá quan trọng nhất
để tạo nên một mối quan hệ lành mạnh, trưởng thành và bền vững con ạ.
Cuộc đời rất ngắn ngủ để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu. Hãy yêu quý những
người cư xử tốt với con, và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó."
Bài học rút ra:
Trong cuộc sống, bạn cần phải biết học cách cảm thông đối với điểm yếu, điểm hạn
chế của người khác. Cảm thông với cuộc sống, tính cách của mọi người trong gia đình,
bạn bè, vợ chồng... sẽ giúp bạn có một cuộc sống dung hòa xung quanh. Sự cảm thông - bí
quyết nuôi dưỡng hạnh phúc gia đình. Truyện cực ngắn Miếng bánh mì cháy là bài học về
sự cảm thông giữa con người với con người.
4. BỆNH LẢI NHẢI
Chị vợ đang nấu nướng trong nhà bếp, anh chồng cứ đứng bên lải nhải không
ngừng:
- Chậm thôi! Cẩn thận! Lửa lớn quá! Mau lên! Lật cá đi! Ôi cho nhiều dầu quá!
Chị vợ nói: Em biết phải nấu nướng thế nào mà!
Anh chồng: Em đương nhiên là biết, bà xã. Anh bình tĩnh nói tiếp:
- Anh chỉ là muốn em biết, khi anh lái xe, em ở bên lai nhai không ngừng và em sẽ hiểu
cam giác của anh thế nào thôi!
Bài học rút ra:


Học cách thông cảm cho người khác không khó, chỉ cần bạn nghiêm túc đứng ở góc
độ và lập trường của đối phương để nhìn nhận vấn đề. Bởi khi bạn là họ, bạn mới hiểu tất
cả những hành động của họ ở mọi góc độ. Đừng vội suy xét và kết luận sự việc khi chưa
rõ mọi vấn đề. Thấu hiểu người khác thay vì phàn nàn họ là bài học rút ra từ truyện cực
ngắn này.
5. NHÀ VUA VÀ ĐÔI CHÂN ĐAU
Ngày xưa, có ông vua cai trị ở một đất nước phồn vinh nọ. Một ngày kia, vị vua đi

ngao du sơn thủy. Khi quay trở lại hoàng cung, vị vua phàn nàn chân mình rất đau, bởi vì
đây là lần đầu tiên vua phải trải qua một cuộc hành trình dài như thế và chặng đường ông
đi lại rất gồ ghề, đá lởm chởm.
Sau đó, vị vua hạ lệnh:
"Cho bọc tất ca con đường trong đất nước lại bằng da. Điều này sẽ dẫn đến việc phai cần
hàng ngàn bộ da bò và một số lượng khổng lồ tiền bạc."
Bỗng có một hôm, người vợ của tên hầu nhà vua đã dũng cảm hỏi nhà vua:
"Tại sao ngài lại tốn một số lượng tiền không cần thiết như thế? Tại sao ngài không dùng
một miếng da nhỏ để bọc lại chân của ngài?".
Nhà vua ngạc nhiên, nhưng rồi ông cũng đồng ý làm một đôi giày.
Bài học rút ra:
Chuyện cực ngắn trên đây sẽ giúp cho bạn hiểu: Để có một cuộc sống, một nơi chốn
hạnh phúc để sống, tốt hơn là bạn nên thay đổi chính mình, suy nghĩ của bạn, trái tim bạn
– chứ không phải bắt thế giới thay đổi bởi "Nếu bạn thay đổi, cả thế giới sẽ thay đổi".
Hãy thay đổi chính bạn, bạn sẽ thấy thế giới này đẹp hơn rất nhiều.
6. BÀI HỌC THÀNH BẠI TỪ HƯƠU CAO CỔ
Mỗi lần một chú hươu con ra đời đều là một bài học. Khi sinh con, hươu mẹ không
nằm mà lại đứng, như vậy hươu con chào đời bằng một cú rơi hơn 3m xuống đất và nằm
ngay dưới đó. Sau vài phút, hươu mẹ làm một việc hết sức kỳ lạ, đó là đá vào người con


mình cho đến khi nào nó chịu đứng dậy mới thôi. Khi hươu con mỏi chân và nằm, hươu
mẹ lại thúc chú đứng lên.
Cho đến khi thực sự đúng được, hươu mẹ lại đẩy chú ngã xuống để hươu con phải
nỗ lực tự mình đứng dậy trên đôi chân còn non nớt.
Bài học rút ra:
Chuyện cực ngắn về chú hươu cao cổ mới sinh và phương pháp dạy con từ thuở nhỏ
của hươu mẹ. Điều này nghe có vẻ lạ với chúng ta, nhưng lại thực sự cần thiết cho hươu
con bởi chúng phải tự đứng được để có thể tồn tại với bầy đàn, nếu không sẽ bị trơ trọi với
cuộc đời và trở thành miếng mồi ngon cho thú dữ.

Con người chúng ta cũng vậy, thật dễ nản chí khi mọi việc đều trở nên tồi tệ. Nhưng
cho dù đang phải đối mặt với nhiều gian khổ thì ta vẫn phải giữ vững niềm tin. Người ta
không thua khi bị đánh bại mà chỉ thua khi đầu hàng. Hãy ghi nhớ rằng mỗi khi ta phải đối
mặt với nghịch cảnh, trong ta luôn có một sức mạnh tiềm ẩn.
7. Hai con hổ số phận khác nhau
Có hai con hổ, một con ở trong chuồng, một con nơi hoang dã.
Hai con hổ đều cho rằng hoàn cảnh của bản thân mình không tốt, đôi bên đều ngưỡng mộ
đối phương, thế là chúng quyết định thay đổi thân phận với nhau. Lúc mới bắt đầu, cả hai
đều vô cùng vui vẻ, nhưng không lâu sau đó, hai con hổ đều chết cả: Một con vì đói mà
chết, một con u sầu mà chết.
Bài học rút ra:
Có những lúc, mọi người nhắm mắt làm ngơ đối với hạnh phúc của chính bản thân
mình, để rồi luôn để mắt đến hạnh phúc của những người khác. Thật ra, những gì mà bạn
đang có chính là những điều mà người khác phải ngưỡng vọng.
Cuộc đời là thế, nhiều chuyện xảy ra theo cách không thể ngờ tới, hy vọng sau khi đọc
những câu chuyện này, mọi lúc mọi nơi ai cũng có thể tự nhắc nhở bạn thân mình vậy.


8. Ông lão vứt bỏ đôi giày
Chuyến xe lửa đang chạy trên đường cao tốc, Gandhi không cẩn thận làm rơi một
chiếc dép mới mua ra ngoài cửa sổ, mọi người chung quanh đều cảm thấy tiếc cho ông.
Bất ngờ, ông liền ném ngay chiếc giày thứ hai ra ngoài cửa sổ đó. Hành động này
của Gandhi khiến mọi người sửng sốt, thế là ông bèn từ tốn giải thích: "Chiếc giày này
bất luận đắt đỏ như thế nào, đối với tôi mà nói nó đã không còn có ích gì nữa, nếu như có
ai có thể nhặt được đôi giày, nói không chừng họ còn có thể mang vừa nó thì sao!".
Bài học:
Đối với nỗi thống khổ đã định sẵn là không thể vãn hồi, chi bằng hãy buông bỏ từ sớm.
9. Hoa khôi lớp xấu xí
Các sinh viên nữ công khai bỏ phiếu bầu chọn hoa khôi của lớp, Tiểu Mai là người
có dung mạo bình thường nhưng cô đa đứng ra nói mọi người rằng: "Nếu như tôi được

chọn, qua vài năm sau, các chị em ngồi ở đây có thể tự hào mà nói với chồng của mình
rằng, 'hồi em học đại học, em còn xinh đẹp hơn ca hoa khôi trong lớp cơ đấy!'.
Kết quả là cô ấy đã được bầu chọn với số phiếu gần như tuyệt đối.

Bài học:
Thuyết phục người khác ủng hộ bạn, không nhất định là phải chứng minh rằng bạn
xuất sắc hơn người khác như thế nào, mà là cần để cho người ta biết được rằng nhờ có bạn
mà họ mới trở nên ưu tú hơn và có nhiều thành tựu hơn.
10. Bệnh nhân ung thư "tưởng rằng" cuộc phẫu thuật đã thành công
Tôi có một người bạn là bác sĩ. Một lần anh làm phẫu thuật cho bệnh nhân ung thư,
sau khi mổ ra mới phát hiện chỗ bị viêm cắt bỏ không được, anh đành phải may lại, rồi đi
giải thích tình huống với bệnh nhân. Bệnh nhân đó đến từ vùng quê, nghe không hiểu


thuật ngữ y khoa, thế nên nghe xong thì vững tin rằng phẫu thuật xong rồi thì bệnh sẽ
khỏi.
Bác sĩ không còn cách nào khác, đành phải để ông xuất viện. Một năm sau tái
khám, bệnh quả nhiên đã khỏi hẳn, các tế bào ung thư đã hoàn toàn biến mất.
Bài học: Tâm thái vui vẻ lạc quan chính là phương thức phẫu thuật tốt nhất vậy.
11. AI MỚI LÀ KẺ NGU?
Một ông thầy giáo mới dạy nhận ra rằng trong lớp có một cậu bé luôn luôn bị chửi là
ngu. Trong giờ ra chơi ông hỏi nhóm bạn lý do.
- Thì nó là thằng ngu thật mà thầy. Nếu mà đưa cho nó đồng xu to 5 rúp và đồng xu nhỏ
10 rúp, thì nó sẽ chọn đồng 5 rúp, vì nó nghĩ đồng 5 rúp có kích thước to hơn thì là tốt
hơn.
Đây, thầy nhìn nhé. Một bạn trong nhóm giơ 2 đồng xu và cho cậu kia chọn. Và cậu
vẫn chọn đồng 5 rúp như trước.
Thầy giáo ngạc nhiên hỏi:
- Sao em lại chọn 5 rúp mà không chọn 10 rúp?
- Thầy nhìn này, đồng 5 rúp to hơn mà.

Tan trường, thầy đến chỗ cậu bé hỏi lại:
- Chẳng nhẽ em không thể hiểu được đồng 5 rúp chỉ to hơn về mặt kích thước, nhưng
đồng 10 rúp thì em có thể mua được nhiều thứ hơn?
- Nếu em lấy 10 rúp thì lần sau bọn nó sẽ không cho em nữa... Cậu bé tra lời.
Bài học rút ra:
Chắc chắn khi đọc đến đây bạn sẽ thấy cậu bé kia tỏ ra ngờ nghệch mà không hẳn là vậy.
Người ta thường nói: "Ngu mà tỏ ra nguy hiểm thì không có gì phai sợ, đáng sợ là người
nguy hiểm mà tỏ ra ngu". Vì vậy, đừng xem thường người đối diện với bạn. Bởi người đối
diện với bạn chưa chắc đã ngu như bạn nghĩ... Truyện cực ngắn về đồng xu khiến bạn xem
xét lại cách nhìn đối với người đối diện...


12. Chuột sa hũ gạo
Một con chuột rơi vào trong lu gạo, số gạo trong lu vẫn còn một nửa, sự cố ngoài ý
muốn này khiến nó vui mừng không sao tả được.
Sau khi xác định là không có nguy hiểm gì, nó liền bắt đầu cuộc sống ăn rồi lại ngủ,
ngủ rồi lại ăn trong cái lu gạo.
Rất mau, lu gạo sắp cạn kiệt, nhưng nó rốt cuộc vẫn không thoát khỏi sự cám dỗ của
những hạt gạo, nên tiếp tục ở lại trong lu. Cuối cùng, gạo đã ăn hết, chuột ta mới phát hiện
rằng mình không thể nhảy ra ngoài được nữa, lực bất tòng tâm.
Bài học:
Cuộc đời của chúng ta xem như rất yên bình nhưng thật ra khắp nơi đều đầy rẫy
nguy cơ, cần phải giữ cho mình quan niệm sống ổn định, từ đó mà biết cân nhắc đến an
nguy.
13. Con thỏ câu cá bằng cà rốt
Ngày đầu tiên, chú thỏ con đi câu cá, không thu hoạch được gì cả.
Ngày thứ hai, nó lại đi câu cá, kết quả vẫn không đổi.
Ngày thứ ba, nó vừa đến nơi, một con cá lớn từ trong hồ nhảy lên, lớn tiếng
quát: "Nếu như ngươi còn dám dùng cà rốt để làm đồ ăn cho cá, ta sẽ làm thịt ngươi".
Bài học:

Những gì bạn cho đi đều là những gì bạn muốn cho, chứ nó không nhất định là
những gì mà đối phương muốn; thế nên điều bạn cho đi ấy trong con mắt người ta căn bản
vốn không có giá trị gì cả. Hãy biết cân nhắc đến người khác để giá trị cuộc sống của bạn
thêm ý nghĩa.
14. Mark Twain và người phụ nữ kiêu ngạo
Trong một bữa tiệc, Mark Twain ngồi đối diện với một người phụ nữ. Theo lẽ lịch
sự, ông đã nói với người này: "Cô thật là xinh đẹp!".


Người phụ nữ đó lại không hề cảm kích, mà còn cao ngạo nói: "Rất tiếc là tôi
không có cách nào để nói lời khen tương tự như thế với ông!".
Mark Twain rất bình thản, nói: "Không sao ca, cô có thể giống như tôi vậy, nói một
lời nói dối là được rồi".
Người phụ nữ nghe xong, xấu hổ quá, phải cúi gầm mặt xuống mà không nói được
lời nào.
Bài học:
Tảng đá mà bạn ném ra, người bị nó làm cho vấp té sẽ luôn luôn là chính bản thân
bạn. Bạn nói lời cay nghiệt, sau cùng cũng sẽ tự mình rước lấy nhục nhã mà thôi.
Những chuyện cực ngắn trên đây dù rất ngắn nhưng để lại cho chúng ta những bài học sâu
sắc về làm người, và sống ý chí, thành công trong cuộc sống.
Hãy đừng bao giờ ngừng tin tưởng, ngừng phấn đấu và sống chan hòa với mọi người. Bởi
niềm tin và tình cảm sẽ giúp bạn có một cuộc sống ý nghĩa trong cuộc đời này.
15.Cát và đá
Có hai người bạn đang bước đi trên sa mạc trong một chuyến đi dài ngày. Hai người
nói chuyện với nhau, rồi xảy ra cuộc tranh cãi gay gắt về một vấn đề gì đó. Không giữ
được bình tĩnh, một người kia đã tát vào mặt người bạn mình. Cảm thấy rất đau nhưng
người bạn không nói gì.
Anh ta chỉ lặng lẽ viết lên trên cát một dòng chữ rất to: "HÔM NAY, NGƯỜI
BẠN TỐT NHẤT CỦA TÔI ĐÃ TÁT VÀO MẶT TÔI".
Họ tiếp tục bước đi cho tới khi nhìn thấy một ốc đảo, nơi họ quyết định sẽ dừng

chân và nghỉ mát. Người bạn vừa bị tát do sơ ý đã trượt chân rơi xuống một vũng lầy và
dần dần lún sâu xuống. Nhưng người kia đã kịp thời cứu được anh.
Ngay sau khi được cứu, anh đã khắc ngay lên một tảng đá gần đó dòng chữ: "HÔM
NAY, NGƯỜI BẠN TỐT NHẤT CỦA TÔI ĐÃ CỨU SỐNG TÔI".
Người bạn kia thấy vậy liền hỏi: "Tại sao khi tôi tát cậu, cậu lại viết chữ lên trên cát
còn bây giờ cậu lại khắc chữ lên một tảng đá?".


Và câu trả lời anh ta nhận được là:
Khi ai đó làm chúng ta đau đớn thì chúng ta nên viết điều đó lên trên cát, nơi những
cơn gió của sự thứ tha sẽ xóa tan đi những nỗi trách hờn. Còn khi chúng ta nhận được điều
tốt đẹp từ người khác, chúng ta phải ghi khắc điều ấy lên đá, nơi không cơn gió nào có thể
cuốn bay đi.
16. Người bạn nhỏ, tác động lớn
Vào một ngày nóng nực, sư tử mệt mỏi sau một ngày kiếm ăn, nó nằm ngủ dưới
một tán cây. Một chú chuột nhắt đi ngang qua, thấy sư tử ngủ say liền nhảy múa đùa
nghịch trên lưng sư tử.
Sư tử thức giấc, giận dữ vì bị đánh thức, nó túm lấy chuột nhắt mắng.
"Con vật bé nhỏ kia, sao ngươi dám đánh thức chúa tế rừng xanh? Ta sẽ nghiền nát ngươi
bằng móng vuốt của ta".
Chuột nhắt sợ hãi van xin "xin ngài tha cho tôi, tôi sẽ không bao giờ quên ơn và tôi sẽ tra
ơn ngài vào một ngày nào đó".
Sư tử thấy rất buồn cười với lời nói của chuột nhắt, nhưng nó cũng thấy tội nghiệp
và thả cho chuột nhắt đi.
Chuột nhắt mừng quá vội vã chạy đi.
Vài tháng sau, khi đang săn mồi trong rừng, sư tử vướng vào lưới của thợ săn và nó
không thể nào thoát được. Sư tử gầm lên kêu cứu "Cứu với, cứu với", vang động khắp
khu rừng.
Chuột nhắt được sư tử tha mạng lần trước, nghe thấy tiếng sư tử gầm, nó vội chạy
đến xem sao. Thấy sư tử mắc trong lưới, nó bảo "ông đừng lo, tôi sẽ giúp". Chuột lấy hết

sức gặm đứt các dây lưới để sư tử chạy thoát. Sư tử mới thấy rằng làm điều tốt cho người
khác sẽ luôn được nhớ công ơn.
17. Con gấu đã nói gì với anh
Một hôm, hai người bạn đang đi trong rừng, thì họ thấy có một con gấu to đi ngang
qua.


Một người liền chạy trốn ngay, anh ta trèo lên cây nấp.
Người còn lại không chạy kịp, anh ta phải đối mặt với con gấu đang đến gần. Anh
ta đành nằm xuống, nín thở giả vờ chết.
Con gấu lại gần và ngửi vào mặt anh ta, nhưng anh ta cố nín thở giả vờ chết. Con
gấu ngửi mãi nhưng thấy anh ta như chết rồi nên nó bỏ đi, không làm hại anh ta.
Khi con gấu đã bỏ đi xa, người bạn ở trên cây tụt xuống. Anh ta hỏi bạn "con gấu
nói thầm gì vào tai bạn đấy"?
Gấu bảo tớ là "không bao giờ nên tin tưởng vào người đã bỏ bạn lại một mình
trong lúc nguy cấp".
Người kia xấu hổ quá, xin lỗi bạn vì mình đã bỏ bạn lại chạy trốn. Bạn anh có thể
đã gặp nguy hiểm trong khi anh ta trốn trên cây an toàn. Bạn bè thì phải giúp đỡ nhau
trong những lúc hoạn nạn như vậy.
18. Bữa sáng ấm lòng
Con hẻm đối diện một trường đại học, sáng nào cũng khá ồn ào. Trong hẻm người
ta bán đồ ăn sáng, có đủ loại: cơm tấm, hủ tiếu, phở, xôi, bánh mì,... Tùy nghề nghiệp, sở
thích, túi tiền mà mỗi người có sự lựa chọn khác nhau,...
Sáng nào tôi cũng thấy có hai sinh viên, chắc là bạn cùng phòng trọ, ra đầu hẻm
mua bánh mì. Họ học trường đại học bên kia đường. Áo đồng phục, một tay xách cặp, tay
kia cầm ổ bánh mì, họ cùng qua đường, khuất trong làn xe ngược xuôi tất bật.
"Bữa sáng là bữa của vua,...". Tivi cũng tuyên truyền rằng mọi người nên ăn sáng để lấy
sức lực cho một ngày làm việc, lao động, học tập vất vả. Tôi vốn quen dậy trễ, ăn sáng vội
vàng, qua loa, cốt để xế trưa mắt không hoa, bụng không đói. Bữa sáng chỉ có thế, thành
một thói quen, một nhu cầu hay đơn giản chỉ vì sợ không ăn sáng sẽ bị mẹ mắng.

Một sáng nọ tôi dậy sớm, thủng thẳng ra đầu hẻm mua bánh mì. Thành phố buổi sáng
không khí còn thoáng mát, nắng chỉ mới khẽ chạm chân lên những tán lá, nhẹ nhàng như
vỗ về ai.
Lại thấy hai sinh viên từ trong hẻm đi ra. Họ dừng lại bên xe bánh mì. Nhưng một
cậu hơi lúng túng: "Cậu mua đi. Tớ không ăn đâu". Cậu kia ngạc nhiên: "Sao lại thế?".


Rồi như chợt nhớ ra, cậu "à" lên một tiếng. Nhận thấy ổ bánh của mình, cậu nhanh nhẹn
bẻ ra làm đôi và đưa một nửa cho bạn: "Chia đôi nhé! Hạt muối bé tí khi cần còn xẻ đôi
được, huống chi ổ bánh to đùng này". Cậu nháy mắt, cười hồn nhiên.
Hai người, vẫn áo đồng phục, tay xách cặp, mỗi người cầm nửa ổ bánh, sánh vai
nhau qua đường. Tôi bồi hồi trông theo. Nếu như lúc nãy cậu sinh viên kia không bẻ đôi ổ
bánh mì cho bạn mà bỏ tiền mua thêm một ổ khác, có lẽ tôi đã không ngơ ngẩn đến vậy.
Ánh mắt ấm áp, nụ cười gần gũi ấy đã gửi lại một điều gì đó khiến bữa sáng tưởng quen
bỗng hóa lạ lùng, tôi như vừa khám phá một điều gì bấy lâu nay mình chưa từng nghĩ đến.
Cũng một bữa ăn sáng, có người chỉ no bụng, có kẻ lại ấm lòng.
19. Một việc tốt dù nhỏ cũng có ý nghĩa rất lớn
Một ngày kia, Mark đang trên đường từ trường trở về nhà sau buổi học. Dọc đường
cậu thấy một cậu bé cũng trạc tuổi như cậu đang đi phía trước làm rớt bọc đồ mang trên
vai, trong đó rơi ra rất nhiều sách vở, còn có cả hai cái áo len, một đôi găng tay, một cây
gậy chơi bóng chày và một máy thu băng.
Mark giúp cậu ta nhặt các thứ vung vãi trên đường. Và do cả hai cùng đi về một
hướng nên Mark mang giúp cậu ta một ít đồ đạc. Vừa đi vừa nói chuyện, Mark được biết
cậu ta tên Bill, rất mê các trò chơi điện tử, đang gặp phải rất nhiều rắc rối (học dở tệ) với
các môn học ở trường, và vừa chia tay với bạn gái.
Theo con đường họ đến nhà Bill trước, Mark được cậu ta mời vào nhà uống nước
và xem một số bộ phim truyền hình. Buổi trưa hôm đó trôi qua tương đối dễ chịu với
những trận cười đùa nho nhỏ và những cuộc nói chuyện tâm tình.
Sau đó Mark trở về nhà. Từ đó cả hai tiếp tục gặp nhau, thỉnh thoảng ở trường hoặc
cùng đi ăn trưa,... Rồi cả hai cùng đậu tốt nghiệp cấp II, cùng vào một trường cấp III và

vẫn giữ mối quan hệ bạn bè trong suốt thời gian nhiều năm sau đó.
Khi những năm dài đằng đẵng ở trường trung học kết thúc, ba tuần lễ trước ngày tốt
nghiệp, Bill bảo rằng cậu có chuyện cần nói với Mark. Bill nhắc lại cái ngày cách đây
nhiều năm khi họ lần đầu tiên gặp nhau trên đường đi học về.


"Có bao giờ cậu tự hỏi vì sao tớ mang vác quá nhiều thứ về nhà vào ngày hôm
đó không?", Bill hỏi và rồi tự giải đáp: "Bữa đó tớ dọn dẹp sạch sẽ ngăn tủ cá nhân tại
trường vì tớ không muốn để lại một đống hỗn độn cho người sử dụng sau tớ. Tớ đã đánh
cắp một số thuốc ngủ của mẹ và hôm đó là lúc tớ đang trên đường về nhà để tự tử.
Nhưng sau khi gặp cậu, nói chuyện cười đùa với cậu, tớ đã nhận ra rằng nếu tớ tự giết
chết mình, tớ sẽ mất cơ hội vui đùa như đã có với cậu và có thể sẽ còn mất rất nhiều cơ
hội sau đó nữa. Cậu thấy đấy Mark, khi cậu giúp tớ nhặt những đồ vật rơi vãi trên đường
ngày hôm đó, cậu thật ra đã giúp tớ còn nhiều hơn thế nữa. Cậu đã cứu sống cuộc đời tớ".
20. Câu chuyện Cây táo thần
Ngày xửa, ngày xưa đã lâu lắm rồi, có một cây táo thần mọc ở ngoại ô thành phố.
Hàng ngày bọn trẻ thường đến chơi ở đó, nô đùa xung quanh cây táo và bứt những quả táo
ngon trên cành để chia nhau ăn.
Một hôm có một cậu bé không biết từ đâu đến, cậu bé cau mày nói với bọn trẻ:
- Này chúng mày, vườn này là của tao, tao đã mua từ trước. Cây táo này là của tao, chúng
mày đi chỗ khác chơi, cấm không được đến đây nữa.
Nghe vậy, bọn trẻ rất buồn, tất cả cúi đầu lặng lẽ ra về, chỉ còn cậu bé hống hách ở
lại.
Cây táo biết tất cả mọi chuyện, bằng phép lạ nó làm cho cậu bé ngủ thiếp đi dưới
gốc cây và cũng bằng phép lạ nó làm cho cậu bé nằm mơ. Cậu bé mơ thấy trên thân cây
táo có một cái hốc rất lớn. Cậu cảm thấy bụng đói cồn cào. Cậu bé trèo lên cây và định bứt
táo để ăn. Nhưng mỗi khi tay cậu bé chạm vào một quả táo thì cành táo laị quay đi chỗ
khác và quả táo lại rơi vào cái hốc to tướng ở thân cây. Cứ như vậy cho đến khi tất cả trên
cành rơi vào hết cái hốc, chỉ còn trơ lại một quả trên cành.
Cậu bé ngồi dưới gốc cây và khóc. Đến lúc đó cây táo mới cất tiếng hỏi:

- Tại sao cháu khóc?
Cậu bé mếu máo trả lời:


- Ông ích kỉ quá. Ông ăn hết cả táo, ông không cho cháu một quả nào. Cháu đói lắm rồi
ông ạ.
Cây táo cười và nói:
- Cháu có nhớ là cháu đã đuổi hết tất cả các bạn không? Các bạn cũng muốn ăn táo của
ông nhưng cháu không cho các bạn một quả nào, như vậy cháu có ích kỉ không?
Cậu bé nhớ lại lúc các bạn buồn rầu ra về, cậu bé thấy ân hận vô cùng, cậu bé
ngước nhìn cây táo và nói:
- Vâng cháu biết lỗi rồi!
Cây táo cất tiếng cười vang, rung cả cây, làm cho quả táo còn lại cũng rơi trúng đầu
cậu bé, cậu bé giật mình tỉnh giấc. Cậu bé ngơ ngác nhìn xung quanh, cậu bé thấy mình
đang nằm dưới gốc cây. Cái hố to tướng trên cây táo biến mất. Cây táo vẫn đứng yên lặng
và trên cây vẫn sai trĩu quả.
Cậu bé chồm dậy, nhớ đến giấc mơ, cậu vội chạy đi gọi các bạn:
- Này các bạn ơi! Quay lại đây chơi đi. Mình xin lỗi các bạn vì đã đuổi các bạn đi.
Thế là tất cả cùng nhau chạy ra vườn. Cậu tự mình trèo lên bứt những quả chín ném
xuống cho các bạn. Các bạn lại cười đùa vui vẻ. Cậu bé chợt hiểu rằng điều hạnh phúc
nhất trên trái đất này là cùng chia sẻ niềm vui với mọi người.
Ý nghĩa giáo dục:
Chỉ khi biết chia sẻ những thứ mình có với mọi người chúng ta mới có được niềm vui và
hạnh phúc thực sự.
21. Câu chuyện Củ cải trắng
Mùa đông đã đến rồi trời lạnh buốt, Thỏ con không có gì để ăn cả. Thỏ con mặc áo
vào rồi ra ngoài kiếm thức ăn. Nó đi mãi đi mãi cuối cùng cũng tìm được 2 củ cải trắng.
Thỏ con reo lên:
- Ôi, ở đây có hai củ cải trắng liền, mình thật là may mắn!
Thỏ con đói bụng, muốn ăn lắm rồi. Nhưng Thỏ lại nghĩ:



- Ừm... trời lạnh thế này, chắc Dê con cũng không có cái gì để ăn đâu. Mình phải mang
cho Dê con một củ mới được.
Thế là Thỏ con đi sang nhà bạn Dê nhưng Dê con không có nhà nên Thỏ đặt củ cải
lên bàn rồi đi về.
Tình cờ, Dê con đi chơi cũng tìm được một củ cải trắng nhưng nó chỉ ăn trước một
nửa.
Về đến nhà, lại thấy có một củ cải trắng ở trên bàn Dê thèm ăn lắm, nhưng lại nghĩ:
- Ôi trời lạnh thế này chắc Hươu con không có cái gì để ăn rồi, mình phải mang cho Hươu
con mới được.
Dê con đến nhà Hươu nhưng Hươu lại đi vắng, Dê con bèn đặt củ cải ở trên bàn rồi
về.
Khi Hươu về nhà, thấy củ cải ở trên bàn, Hươu ngạc nhiên lắm.
- Ồ, củ cải trắng ở đâu mà ngon vậy nhỉ. Xuỵt... thích quá. Nhưng chắc trời lạnh thế này,
Thỏ con cũng không có gì ăn đâu.
Mình phải mang sang cho Thỏ mới được.
Khi Hươu đến thì Thỏ con đang ngủ rất say. Khi tỉnh dậy Thỏ lại thấy trên bàn
mình xuất hiện một củ cải trắng.
Thỏ vui lắm nó chạy đi gọi các bạn:
- Bạn Hươu ơi, bạn Dê ơi hãy đến nhà tôi, chúng ta cùng ăn củ cải trắng thơm ngon này.
Thế là cuối cùng, củ cải trắng ấy được chia sẻ cho cả ba người bạn tốt bụng của
chúng ta. Các bạn thấy đấy tấm lòng thơm
thảo, sẵn sàng sẻ chia của các bạn ấy thật là đáng học tập phải không nào?
Ý nghĩa giáo dục:
Khi cho đi bạn sẽ nhận lại được nhiều hơn những thứ mình có.
22. Câu chuyện Dê đen và Dê trắng
Dê đen và Dê trắng cùng sống trong một khu rừng. Hàng ngày, cả hai thường đến
uống nước và tìm cái ăn ở trong khu rừng quen thuộc.



Một hôm, Dê trắng đi tìm cái ăn và uống nước suối như mọi khi. Dê đang mải mê
ngặm cỏ, bất chợt một con Sói ở đâu nhảy xổ ra.
Sói quát hỏi:- Dê kia! mi đi đâu?
Dê trắng sợ rúm cả người, lắp bắp:
- Dạ, dạ, tôi đi tìm... tìm cỏ non và...và uống nước suối ạ!
Sói lại quát hỏi:
- Mi có gì ở chân?
- Dạ, dạ, chân của tôi có móng ạ...ạ!
- Trên đầu mi có gì?
- Dạ, dạ, trên đầu tôi có đôi sừng mới nhú...
Sói càng quát to hơn:
- Trái tim mi thế nào?
- Ôi, ôi, trái...trái tim tôi đang run sợ...sợ...
- Hahaha...
Sói cười vang rồi ăn thịt chú Dê trắng tội nghiệp
Dê đen cũng đi tới khu rừng để ăn cỏ non và uống nước suối. Đang tha thẩn ngặm
cỏ, chợt Sói xuất hiện, nó quát hỏi:
- Dê kia, mi đi đâu?
Dê đen nhìn con Sói từ đầu tới chân rồi ngước cổ trả lời:
- Ta đi tìm kẻ nào thích gây sự đây! Sói bị bất ngờ, nó hỏi tiếp:
- Thế dưới chân mi có gì?
- Chân thép của ta có móng bằng đồng.
- Thế...thế...trên đầu mi có gì?
- Trên đầu của ta có đôi sừng bằng kim cương!
Sói sợ lắm rồi, nhưng vẫn cố hỏi:
- Mi...mi...trái tim mi thế nào?
Dê đen dõng dạc trả lời:
- Trái tim thép của ta bảo ta rằng: hãy cắm đôi sừng kim cương vào đầu Sói. Nào, Sói hãy
lại đây.



Ôi trời, sợ quá, con Sói ba chân bốn cẳng chạy biến vào rừng, từ đó không ai trông
thấy nó lởn vởn ở khu rừng đó nữa.
Ý nghĩa giáo dục:
Qua câu chuyện ngụ ngôn trên, bạn có thể truyền tải nhiều thông điệp khác nhau
cho bé hiểu. Chẳng hạn như biết cách ứng xử trước các tình huống khó, nguy hiểm, lạc
quan và bản lĩnh để xử lý vấn đề.



×