Tải bản đầy đủ (.doc) (456 trang)

Tuyển Chọn Bộ Đề Ôn Luyện Khối C Văn – Sử – Địa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 456 trang )

TUYỂN CHỌN BỘ ĐỀ ÔN LUYỆN KHỐI C VĂN – SỬ
– ĐỊA
TUYỂN CHỌN BỘ ĐỀ ÔN LUYỆN KHỐI C
VĂN – SỬ – ĐỊA
(Theo chương trình 12 hiện hành và cấu trúc đề thi
tốt nghiệp THPT, tuyển sinh Đại học, Cao đẳng)
Biên soạn, tuyển chọn và giới thiệu:
NGUYỄN HOÀNG ANH - NGUYỄN THỊ THANH HẰNG

LỜI NÓI ĐẦU
Cùng các em học sinh!
Cuốn sách TUYỂN CHỌN BỘ ĐỀ ÔN LUYỆN KHỐI C (Văn - Sử - Địa)
được biên soạn và tuyển chọn dựa trên nội dung chương trình lớp 12 hiện
hành; cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh Đại học, Cao đẳng của Bộ
Giáo dục và Đào tạo năm 2010; tham khảo các dạng đề thi tuyển sinh vào các
trường Đại học, Cao đẳng khối C (Văn - Sử - Địa) trong nhiều năm qua. Sách
giúp các em học sinh có điều kiện làm quen với các dạng đề thi, biết được
các yêu cầu và cách làm bài của một đề thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh Đại
học - Cao đẳng.
TUYỂN CHỌN BỘ ĐỀ ÔN LUYỆN KHỐI C (Văn - Sử - Địa) gồm ba
phần:
- Phần thứ nhất: Giới thiệu cấu trúc đề thi và bộ đề ôn luyện thi tốt
nghiệp THPT các môn khối C: Văn, Sử, Địa.
+ Giới thiệu 10 đề ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn.
+ Giới thiệu 10 đề ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử.
+ Giới thiệu 10 đề ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Địa lí.


- Phần thứ hai: Giới thiệu cấu trúc đề thi và bộ đề ôn luyện thi Đại
học và Cao đẳng các môn khối C: Văn, Sử, Địa.
+ Giới thiệu 10 đề ôn luyện thi tuyển sinh vào các trường Đại học, Cao


đẳng môn Ngữ văn.
+ Giới thiệu 10 đề ôn luyện thi tuyển sinh vào các trường Đại học, Cao
đẳng môn Lịch sử.
+ Giới thiệu 10 đề ôn luyện thi tuyển sinh vào các trường Đại học, Cao
đẳng môn Địa lí.
Hi vọng cuốn sách sẽ góp phần nhỏ trong kết quả lớn của các em học
sinh qua kì thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh Đại học, Cao đẳng.
Rất mong được sự tiếp nhận của các em học sinh và góp ý của quí
đồng nghiệp.
Các tác giả

Phần 1. GIỚI THIỆU CẤU TRÚC ĐỀ THI VÀ BỘ ĐỀ ÔN
LUYỆN THI TỐT NGHIỆP THPT - CÁC MÔN KHỐI C
A. BỘ ĐỀ ÔN LUYỆN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN NGỮ
VĂN
* CẤU TRÚC ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN NGỮ VĂN
(Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo)
I. PHẦN CHUNG DÀNH CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5,0 ĐIỂM)
Câu I. (2,0 điểm):
Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học Việt
Nam và tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài.
1. Văn học Việt Nam
- Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến
hết thế kỉ XX


- Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh
- Nguyễn Đình Chiêu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc Phạm Văn Đồng
- Tây Tiến - Quang Dũng
- Việt Bắc (trích) – Tố Hữu

- Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) - Nguyễn Khoa Điềm
- Sóng - Xuân Quỳnh
- Đàn ghi ta của Lor-ca - Thanh Thảo
- Người lái đò Sông Đà (trích) - Nguyễn Tuân
- Ai đã đặt tên cho dòng sông (trích) - Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Vợ nhặt - Kim Lân
- Vợ chồng A Phủ (trích) - Tô Hoài
- Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành
- Những đứa con trong gia đình (trích) - Nguyễn Thi
- Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu
- Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) - Lưu Quang Vũ
2. Văn học nước ngoài
- Thuốc - Lỗ Tấn
- Số phận con người (trích) - Sô-lô-khôp
- Ông già và biển cả (trích) - Hê-minh-uê
Câu II. (3,0 điểm):
Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội ngắn
(không quá 400 từ).
- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống.


II. PHẦN RIÊNG (5,0 ĐIỂM)
Vận dụng khả năng đọc hiểu và kiến thức văn học để viết bài nghị luận
văn học. Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho
chương trình đó (câu III.a hoặc III.b).
Câu IIIa. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
- Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh
- Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
- Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc Phạm Văn Đồng

- Tây Tiến - Quang Dũng
- Viêt Bắc (trích) - Tố Hữu
- Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) - Nguyễn Khoa Điềm
- Sóng - Xuân Quỳnh
- Đàn ghi ta của Lor-ca - Thanh Thảo
- Người lái đò Sông Đà (trích) - Nguyễn Tuân
- Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Vợ nhặt - Kim Lân
- Vợ chồng A Phủ (trích) - Tô Hoài
- Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành
- Những đứa con trong gia đình (trích) - Nguyễn Thi
- Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu
- Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) - Lưu Quang Vũ.
Câu IIIb. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
- Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh
- Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh


- Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc Phạm Văn Đồng
- Tây Tiến - Quang Dũng
- Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên
- Việt Bắc (trích) - Tố Hữu
- Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) - Nguyễn Khoa Điềm
- Sóng - Xuân Quỳnh
- Đàn ghi ta của Lor-ca - Thanh Thảo
- Người lái đò Sông Đà (trích) - Nguyễn Tuân
- Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) - Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Vợ nhặt - Kim Lân
- Vợ chồng A Phủ (trích) - Tô Hoài
- Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành

- Những đứa con trong gia đình (trích) - Nguyễn Thi
- Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu
- Một người Hà Nội - Nguyễn Khải
- Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) - Lưu Quang Vũ.

10 ĐỀ ÔN LUYỆN THI TỐT NGHIỆP THPT
(Biên soạn dựa theo chương trình Ngữ văn lớp 12 hiện hành và
cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn của Bộ Giáo dục và Đào
tạo năm 2010)

ĐỀ SỐ 01
I. PHẦN BẮT BUỘC (5,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):


Những hiểu biết của anh chị về hoàn cảnh ra đời bài thơ Việt Bắc của
Tố Hữu.
Câu 2 (3,0 điểm):
Anh (chị) hãy viết một đoạn văn với độ dài khoảng 1 trang giấy thi bàn
về “Lời ăn tiếng nói của học sinh văn minh, thanh lịch”.
II. PHẦN TỰ CHỌN (5,0 điểm)
Câu 3a (5,0 điểm):
Một nét độc đáo của truyện Chiếc thuyền ngoài xa là dựng lên một tình
huống có nhiều yếu tố bất ngờ, mang ý nghĩa khám phá về cuộc sống với
những triết lí sâu sắc.
Câu 3b (5,0 điểm):
Các nhân vật (người lao động) trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân
đáng được người đọc yêu mến, trân trọng bởi vì ngay trong hoàn cảnh tối tăm
bi thảm nhất, ở họ vẫn toát lên một vẻ đẹp của tình người và của niềm hy
vọng vào cuộc sống.

Anh (chị) hãy phân tích các nhân vật Tràng, bà cụ Tứ và người Vợ nhặt
trong tác phẩm nói trên để làm sáng tỏ điều đó.
GỢI Ý LÀM BÀI
I. PHẦN BẮT BUỘC (5,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hòa bình lập lại, miền Bắc được giải
phóng và bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới. (1 điểm)
- Tháng 10 năm 1954, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu
Việt Bắc về lại thủ đô, những người kháng chiến từ căn cứ miền núi về lại
miền xuôi. Cuộc chia tay lịch sử ấy đem lại cảm hứng cho Tố Hữu viết bài
Việt Bắc. (1 điểm)
Câu 2 (3,0 điểm)


* Yêu cầu
- Đoạn văn phải đảm bảo về hình thức: Viết hoa chữ cái đầu, thụt đầu
dòng và chấm câu khi kết thúc đoạn.
- Đoạn văn sử dụng chủ yếu thao tác lập luận bình luận và phối hợp
một số thao tác khác để giải quyết vấn đề.
- Đoạn văn có thể viết tất cả các mặt của vấn đề như: lời nói, hành vi,
quan hệ, ứng xử,… hoặc cũng có thể chỉ viết về một khía cạnh là cách nói
năng
- Đoạn văn phải nêu bật hai nội dung cơ bản sau:
+ Thực trạng về cách nói năng của học sinh hiện nay.
+ Đề xuất cách nói năng văn minh, thanh lịch (có thể nêu ý nghĩa và
hướng tu dưỡng, rèn luyện).
II. PHẦN TỰ CHỌN (5,0 điểm)
Câu 3a (5,0 điểm)
1. Về kiến thức
Thể hiện được những kiến thức chính xác, cụ thể về tác phẩm Chiếc

thuyền ngoài xa.
2. Về kĩ năng
Vận dụng thích hợp kiến thức đọc - hiểu về tác phẩm Chiếc thuyền
ngoài xa và các thao tác lập luận cần thiết để xây dựng một bài nghị luận có
kết cấu chặt chẽ về luận điểm, luận cứ, có tính minh xác về hành văn.
3. Về nội dung
Bài làm cần trình bày một số ý cơ bản sau
a) Một nghệ sĩ nhiếp ảnh đi săn tìm cái đẹp lại phát hiện ra cái không
đẹp đằng sau cái vẻ bề ngoài tưởng là đẹp.
* Ý nghĩa:


- Cái đẹp có sẵn trong cuộc sống, nhưng phải biết kiên trì tìm kiếm mới
có được.
- Có những cái chỉ đẹp khi được chiêm ngưỡng từ xa.
- Giữa hình thức bên ngoài và nội dung bên trong không phải bao giờ
cũng thống nhất. Đừng nhầm lẫn hiện tượng với bản chất.
- Cái đẹp có thể đem đến cho người nghệ sĩ nhiều xúc cảm tích cực,
nhưng không thể vì nó mà làm ngơ trước những sự thật tàn nhẫn của cuộc
đời.
b) Những người đàn ông tốt bụng nhiệt tình giúp đỡ người đàn bà giải
thoát nỗi bất hạnh nhưng lại bị từ chối.
* Ý nghĩa:
- Phải biết đặt đối tượng vào hoàn cảnh cụ thể mới hiểu đúng được nó.
- Không nên nhìn cuộc sống hời hợt, một chiều.
- Giải quyết những đau khổ và bất công đâu thể chỉ dựa trên lòng tốt và
luật pháp.
Câu 3b (5,0 điểm)
1. Yêu cầu cần đạt
- Đề bài đã nêu rõ yêu cầu và định hướng trong khi làm bài: Không chỉ

phân tích một nhân vật mà ba nhân vật: Tràng, người Vợ nhặt, bà cụ Tứ (yêu
cầu phân tích một “nhóm” nhân vật); cũng không dừng lại ở phân tích một
“nhóm” nhân vật, mà quan trọng hớn, còn phải chỉ ra được “vẻ đẹp của tình
người và hi vọng vào cuộc sống” qua cả “nhóm” nhân vật ấy. (Đây thực chất
là kiểu bài phân tích một “vấn đề” thuộc nội dung cảm hứng của tác phẩm văn
học thông qua một “nhóm” nhân vật).
- Thí sinh phải biết cách tổ chức, sắp xếp các ý (bố cục) trong bài văn
sao cho hợp lí nhất mới tránh được tình trạng nói chung chung, trùng lặp,
nhạt nhẽo, lan man;


- Có kĩ năng phân tích vấn đề; dẫn chứng xác đáng, diễn đạt gãy gọn,
mạch lạc.
2. Những ý chính cần có
1. Giới thiệu chung về tác phẩm (hoàn cảnh sáng tác, phạm vi hiện
thực được nói đến trong Vợ nhặt,…), tác giả (Kim Lân) và “vấn đề” cần phân
tích qua “nhóm” nhân vật (vẻ đẹp của tình người và niềm hi vọng vào cuộc
sống ở ba nhân vật Tràng, người Vợ nhặt, bà cụ Tứ).
2. Phân tích “vấn đề”: TS có thể bố cục bài làm theo lối lần lượt phân
tích “vấn đề” qua từng nhân vật, hoặc nêu ra các khía cạnh của “vấn đề” rồi
phân tích biểu hiện của chúng qua cả “nhóm” nhân vật (ba nhân vật). (Tất
nhiên cách bố cục thứ hai tốt hơn cách bô" cục thứ nhất). Sau đây là một số
gợi ý cụ thể theo cách bố cục thứ hai.
2.1. Vẻ đẹp của tình người toát ra từ ba nhân vật
Có thể phân tích “vẻ đẹp của tình người” qua những biểu hiện cụ thể
sau đây: a) Ở nhân vật Tràng và người Vợ nhặt là cái tình “vợ chồng” giản dị,
chân chất mà hồn nhiên cảm động ngay trong hoàn cảnh đói khát, cùng khốn,
ngặt nghèo (lưu ý phân tích những lời đối thoại mộc mạc giữa hai người khi đi
qua xóm ngụ cư; tình cảm thân mật, ngỡ ngàng khi hai người đi cạnh nhau,
tình thương mộc mạc hồn nhiên khi họ mới về đến nhà Tràng, trong buổi

sáng đầu tiên, trong bữa cơm thân mật,…).
Chính cái tình người ấy đã khơi dậy trong Tràng và người Vợ nhặt
những phẩm chất tốt đẹp, vốn có, nhưng hình như chưa bao giờ biết đến ở
mỗi người. Tất cả những điều này toát ra đầy đủ nhất khi nhà văn đặt các
nhân vật vào tình huống đặc biệt của tác phẩm: tình huống “nhặt” vợ.
b) Ở bà cụ Tứ là cái tình cưu mang độ lượng đối với người lâm vào
cảnh “đói khát, cùng cực”; là tình mẫu tử bình dị mà cảm động thiêng liêng:
lòng thương con của một bà mẹ nghèo, hiểu và cảm thông thấm thía cái thua
thiệt của con mình trong cảnh đói khát, cùng cực (“chúng mày lấy nhau lúc
này, u thương quá!).


Với bà, niềm mong muốn cho con được hạnh phúc là trên hết, mạnh
hơn cả cái đói, cái chết. Chính tình cảm này đã làm cho bà cụ như có thêm
sức sống mới, trở nên hoạt bát, lạc quan khác thường.
c) Ở cả ba nhân vật, vẻ đẹp của tình người biểu hiện qua những mối
quan hệ tình cảm tốt đẹp được nhen nhóm và mỗi lúc một thêm gắn bó sâu
nặng giữa họ, gắn kết họ lại thành một “gia đình” đơn sơ, nho nhỏ, đầm ấm,
có thể tiếp thêm sức mạnh cho mỗi người trong cuộc vật lộn để bước qua nạn
đói.
2.2. Vẻ đẹp của niềm hi vọng vào cuộc sống toát ra từ ba nhân vật
Có thể phân tích các biểu hiện cụ thể của vẻ đẹp này qua từng nhân
vật và qua cả nhóm nhân vật:
a) Ở bà cụ Tứ là sự mong mỏi và niềm tin “sống qua được cái tao đoạn
đói khát", là cái triết lí dân gian đơn sơ mà mãnh liệt: “ai giàu ba họ, ai khó ba
đời…”
b) Ở nhân vật người Vợ nhặt là câu nói vẻ như bâng quơ nhưng có ý
nghĩa thức tỉnh niềm hi vọng của tất cả mọi thành viên trong gia đình: “Trên
mạn Thái Nguyên người ta không chịu đóng thuế nữa đâu. Người ta còn phá
cả kho thóc của Nhật chia cho người đói nữa đấy”.

c) Ở nhân vật Tràng là cái vẻ bần thần, ngẩn ngơ (Tràng thần mặt ra
nghĩ ngợi… về “Việt Minh”.): “Trong ý nghĩ của hắn vụt hiện ra cảnh những
người nghèo đói ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sộp. Đằng trước có lá cờ đỏ to
lắm.”. Hình ảnh lá cờ đỏ bay phấp phới trở đi trở lại như một dự báo, một sự
thôi thúc.
d) Cả ba nhân vật mỗi người một ý nghĩ, một niềm tin, nhưng tất cả đều
“hi vọng vào cuộc sống”. Toàn bộ tác phẩm toát ra một niềm tin sâu sắc vào
cuộc sống và con người của Kim Lân. Đó là một niềm hy vọng thắp lên ngay
trong cảnh cơ cực, khốn cùng từ chính những con người cơ cực khốn cùng.
3. Nhận xét đánh giá chung: Những vẻ đẹp trên đây được nhà văn
khám phá miêu tả thể hiện qua các hình tượng nhân vật chân thực, sinh


động, được đặt trong một cảnh ngộ, tình huống độc đáo. Những vẻ đẹp ấy,
suy cho cùng, cũng chính là biểu hiện vẻ đẹp của nghệ thuật và của tấm lòng
nhân đạo cảm động, sâu sắc của Kim Lân.

ĐỀ SỐ 02
I. PHẦN BẮT BUỘC (5,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Anh (Chị) hãy nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học
của nhà văn Lỗ Tấn.
Câu 2 (3,0 điểm):
Viết một bài văn ngắn (từ 10 - 15 câu) trình bày suy nghĩ của anh (chị)
về hiện tượng: Đâu đó trong giờ học, vẫn có những bạn học sinh nói chuyện
riêng, không chú ý nghe thầy cô giảng bài.
II. PHẦN TỰ CHỌN (5,0 điểm)
Câu 3a (5,0 điểm):
Phân tích tâm trạng nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim
Lân.

Câu 3b (5,0 điểm):
Phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính trong đoạn thơ: “Tây Tiến đoàn
binh… khúc độc hành" (Tây Tiến - Quang Dũng).
GỢI Ý LÀM BÀI
I. PHẦN BẮT BUỘC (5,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Yêu cầu và kiến thức
Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, song cần nêu
được các ý chính sau đây:


- Lỗ Tấn (1881 - 1936) tên khai sinh là Chu Thụ Nhân quê ở Chiết
Giang, Trung Quốc.
- Ông ôm ấp nguyện vọng học thuốc từ khi còn nhỏ và được sang Nhật
học, nhưng Lỗ Tấn đã nhận thấy chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng
chữa bệnh tinh thần nên ông đã chuyển sang viết văn.
- Ông là nhà văn cách mạng có ảnh hưởng lớn trên văn đàn Trung
Quốc thế kỉ XX.
- Các tác phẩm của Lỗ Tấn thường tập trung vào chủ đề: Phê phán
bệnh tinh thần kìm hãm sự phát triển của đất nước Trung Hoa lúc bấy giờ, từ
đó kêu gọi đồng bào tìm kiếm phương thuốc để cứu dân tộc.
- Tác phẩm tiêu biểu: Các tập truyện ngắn: Gào thét, Bàng hoàng,
Chuyện cũ viết theo lối mới…; Tạp văn: Nấm mồ, Cỏ dại, Gió nóng.
Câu 2 (3,0 điểm)
a) Yêu cầu về kĩ năng
Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận, xã hội; bài làm có kết cấu chặt
chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
b) Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách
khác nhau nhưng cần nêu bật được các ý chính sau:

- Nội dung có thể xoay quanh ý kiến về tác hại của nói chuyện riêng
trong giờ học; ý thức chưa tốt, không nghe giảng, không hiểu bài, ảnh hưởng
đến người khác.
- Rút ra bài học cho bản thân.
II. PHẦN TỰ CHỌN (5,0 điểm)
Câu 3a (5,0 điểm)
a) Yêu cầu về kĩ năng


Thí sinh biết vận dụng khả năng đọc - hiểu để làm bài văn nghị luận văn
học phân tích nhân vật trong tác phẩm văn xuôi; kết cấu bài viết chặt chẽ,
diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
b) Yêu cầu về kiến thức
Trên cơ sở nắm vững tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân, nghệ thuật xây
dựng nhân vật, thí sinh có thể triển khai theo nhiều hướng khác nhau nhưng
cần nêu được các nội dung cơ bản sau:
- Sự kiện bất ngờ “nhặt” được vợ đã làm thay đổi cuộc đời, số phận của
Tràng. Có được vợ, Tràng như đã thành một con người khác với những biểu
hiện tâm trạng như: Lo lắng, vui mừng, hạnh phúc và ý thức về bổn phận
trách nhiệm đối với gia đình trong Tràng trỗi dậy.
- Nghệ thuật diễn tả tâm trạng nhân vật chân thực, sinh động, tinh tế.
- Qua sự biến đổi tâm trạng của nhân vật Tràng, thấy được vẻ đẹp tâm
hồn, tính cách nhân vật (tình thương, niềm khao khát hạnh phúc, niềm lạc
quan tin tưởng vào tương lai), tình cảm nhân đạo của nhà văn dành cho
người lao động nghèo khổ.
Câu 3b (5,0 điểm)
1. Phân tích vẻ đẹp của hình tượng người lính trong đoạn thơ: "Tây
Tiến đoàn binh… khúc độc hành" (Tây Tiến - Quang Dũng).
Đây là một bài văn nghị luận văn học phân tích vẻ đẹp của hình tượng
nhân vật trữ tình - hình tượng người lính thời chống Pháp được thể hiện qua

một đoạn thơ trong bài Tây Tiến của Quang Dũng.
Bài viết phải có bố cục hợp lý; dùng từ, đặt câu, diễn đạt đúng và hay;
lời văn giàu cảm xúc; chữ viết rõ ràng, sạch sẽ.
- Về kiến thức:
Giới thiệu tác giả, bài thơ và vị trí của đoạn thơ:


- Quang Dũng là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp,
rất đa tài, giỏi cả thơ văn, hội họa nhưng trước hết ông là một thi sĩ có hồn
thơ vừa tràn đầy tâm huyết vừa lãng mạn, tinh tế.
- Tây Tiến là bài thơ đặc sắc của Quang Dũng. Bài thơ sáng tác năm
1948 khi đại đội trưởng Quang Dũng rời đơn vị Tây Tiến thân yêu đi làm
nhiệm vụ khác. Bài thơ được viết với cảm hứng nhớ thương da diết… Trong
đó nổi bật vẻ đẹp của hình tượng người lính Tây Tiến, người lính Cụ Hồ thời
chống Pháp: anh hùng, lãng mạn, hy sinh bi tráng vì Tổ quốc, vẻ đẹp này
được thể hiện tập trung ở đoạn thơ trích.
* Phân tích đoạn thơ:
Nội dung:
Khí phách anh hùng: Phải đương đầu với sốt rét rừng, diện mạo người
lính thay đổi, sinh lực của họ bị tiêu hao nhưng họ vẫn có khí phách hiên
ngang hùng dũng (đoàn binh, không mọc tóc, quân xanh màu lá, dữ oai hùm);
vẫn nung nấu ý chí chiến đấu và khát vọng lập công (mắt trừng… gửi mộng).
Tâm hồn lãng mạn: ở chiến trường ác liệt vẫn giữ trọn nét lãng mạn
riêng tư trong tâm hồn vì họ vốn là những thanh niên thành thị (Hà Nội), ra đi
chiên đấu: (đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm).
+ Hy sinh bi tráng vì Tổ quốc: Phải đối đầu với những cái chết đau
thương: "Rải rác biên cương mồ viễn xứ" - những nấm mồ hoang lạnh nơi
biên cương; "Áo bào thay chiếu anh về đất" - cái chết trong hoàn cảnh chiến
trường khốc liệt, thiếu thốn, họ đã vượt lên bằng lòng yêu nước, yêu lý tưởng,
bằng quyết tâm sắt đá của tuổi trẻ anh hùng, sẵn sàng hy sinh cho đất nước

"Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh". Họ hy sinh trong tư thế ngạo nghễ, coi
thường cái chết "Áo bào… về đất - khiến cái chết thành nhẹ nhàng, tấm áo tử
sĩ thành trang trọng, gợi nhớ hình ảnh những chinh phu tráng sĩ một thời.
- Nghệ thuật:


+ Từ ngữ sáng tạo giàu ý nghĩa, cách nói giảm diễn tả được cái chết bi
hùng: về đất; từ Hán Việt trang trọng giảm nhẹ cảm giác đau thương, vĩnh
viễn hóa sự hy sinh cao đẹp: viễn xứ, biên cương…
+ Hình ảnh thơ tô đậm chất sử thi, cái chết của người lính bất tử với
non sông trong âm hưởng dữ dội, hào hùng của thiên nhiên "Sông Mã… khúc
độc hành".
+ Bút pháp hiện thực (không né tránh mà miêu tả đúng sự khốc liệt của
chiến trường) kết hợp với cảm hứng lãng mạn… Tạo âm điệu bi tráng đặc
biệt.
* Ý nghĩa của hình tượng:
- Đoạn thơ đã góp phần cùng với toàn bài dựng nên tượng đài người
chiến sĩ Tây Tiến vừa mang vẻ đẹp riêng của người lính Tây Tiến - những
người lính trẻ thủ đô: kiêu dũng, lãng mạn, đa số xuất thân lừ tầng lớp thanh
niên tiểu tư sản dấn thân hy sinh vì nước, vừa mang vẻ đẹp chung của người
lính Cụ Hồ yêu nước, anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Pháp vĩ đại.
- Bên cạnh những bài thơ hay viết về hình tượng người lính trong
những ngày đầu chống Pháp như Đồng chí (Chính Hữu), Cá nước (Tố Hữu),
Nhớ (Hồng Nguyên)… Tây Tiến của Quang Dũng là một đóng góp đặc sắc
làm phong phú thêm cho mảng đề tài này và làm đẹp thêm cho tâm hồn
người Việt Nam. Hoặc: Hình tượng anh Vệ quốc quân - Người lính Cụ Hồ được khắc họa đậm nét trong nhiều bài thơ của nhiều tác giả. Ở giai đoạn
đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, hình tượng người lính trong mỗi bài
thơ có sức hấp dẫn, cổ vũ và với vẻ đẹp riêng, nét riêng nổi bật thể hiện trong
cảm hứng. Đồng chí của Chính Hữu, chủ yếu là cảm hứng hiện thực giữa
cảnh và người; Tây Tiến của Quang Dũng phát triển cảm hứng lãng mạn

nhằm khắc họa nét phi thường, kỳ vĩ, hùng tráng của người lính.
Tây Tiến quan niệm người anh hùng theo lý tưởng thẩm mỹ cổ điển,
truyền thống; còn Đồng chí tô đậm nét hiện thực, bình dị, sự lam lũ, chất phác
của người nông dân chân chất hiền lành, không có ý định làm anh hùng hoặc


để được tôn vinh là anh hùng. Họ tìm thấy sức mạnh ở đồng chí, đồng đội, ở
một tình cảm thiêng liêng, cao cả và mới mẻ trong những người nông dân
được giác ngộ trở thành người lính.
Trong thơ Quang Dũng và thơ Chính Hữu nói riêng, có sự "đổi ngôi"
của cái "Tôi" trữ tình. Cái "Tôi" trong thơ ca là một khái niệm "kép", bao gồm
hai bình diện: một là cái "Tôi" với tư cách là chủ thể nhận thức, hoạt động tư
duy, và hai là cái "Tôi" đối tượng cảm thụ với vai trò khách thể. Trong thơ
kháng chiến nói chung, cái "Tôi" cơ bản ở bình diện quan sát, nhận thức, rung
cảm với cuộc sống lớn. Điều đó tạo ra nét mới trong thơ, thơ rộng mở trong
hơi thở cuộc sống, tắm mình trong không khí thời đại, sự giao hòa này tạo
cho thơ thêm đa dạng, phong phú.
Người lính trong Tây Tiến mang nét hoành tráng, kỳ vĩ, bí hiểm nổi bật
trong bối cảnh hoang sơ, dữ dội, nghiệt ngã và cũng vô cùng mơ mộng trong
không gian cụ thể của vùng núi Tây Bắc:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Bằng bốn câu thơ nhưng hiện lên một bức tranh toàn cảnh với đầy đủ
nét hoang vu, heo hút, dữ dằn và vô cùng hiểm trở trên chặng đường hành
quân của người lính Tây Tiến. Một loạt những từ giàu giá trị tạo hình mang
tính hội họa, với những mảng hình khối, đường nét, màu sắc "Dốc lên khúc
khuỷu" rồi lại "Dốc thăm thẳm"; các từ láy "heo hút", "thăm thẳm", "khúc
khuỷu" như những nét chạm khắc đặc sắc tạo nên những ấn tượng về dốc

cao, vực sâu. Cả những thanh trắc tả chiều cao khi leo lên và những thanh
bằng gợi khoảng không gian khi leo xuống: "Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi".
Trong gian nan thử thách không đè bẹp nổi ý chí, nghị lực, sức sống
của người lính Tây Tiến, nét đẹp của họ một phần cũng chính là chỗ đó, vẫn


sống mãi với thời gian ấn tượng mãnh liệt không phai bạc, mờ nhòa theo năm
tháng:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Quang Dũng khéo chọn cách nói, có tóc rụng, có da xanh của anh lính
ốm (ốm nhưng không yếu) nhưng không mất đi dáng vẻ kiêu bạc, anh hùng,
vẫn phong thái "dữ oai hùm" giữa chốn sơn cùng thủy tận. Ngay cả sự "ra đi"
cũng rất nhẹ nhàng của những anh hùng hào hoa, mã thượng: "Áo bào thay
chiếu anh về đất". Ba lần nói về sự hy sinh trong những hoàn cảnh khác nhau
của người lính "Tây Tiến" nhưng không một lần như nhiều nhà thơ vẫn dùng
từ "hy sinh" hoặc "chết". Quang Dũng bằng ngòi bút tài hoa sử dụng những
cụm từ "hồn về", "bỏ quên đời", "về đất" giản dị hơn, nhằm tự nhiên hóa, bình
thường hóa cái chết, đúng theo quan niệm lý tưởng của học sinh, sinh viên
cầm súng thời kỳ đầu kháng chiến, còn hừng hực hào khí.
Với bút pháp lãng mạn, cốt cách tài hoa và phong độ hào hùng của
chiến sĩ - thi sĩ trên cả hai bình diện tác giả và tác phẩm, Quang Dũng đã tạc
bằng ngôn ngữ thi ca vào lịch sử, hình tượng người lính Vệ quốc anh hùng…

ĐỀ SỐ 03
I. PHẦN BẮT BUỘC (5,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Nêu ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn
Minh Châu.
Câu 2 (3,0 điểm):

Bác Hồ từng nói “Dân ta phải biết sử ta” nhưng theo thống kê gần đây
của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì thí sinh thi môn Lịch sử trong các kì thi Tốt
nghiệp cũng như Đại học có điểm kém rất cao.


Thử viết một bài viết ngắn (không quá 300 từ) trình bày một số nguyên
nhân của thực trạng trên.
II. PHẦN TỰ CHỌN (5,0 điểm)
Câu 3a (5,0 điểm):
Cảm nhận của anh, chị về đoạn thơ sau đây trong bài thơ Việt Bắc của
nhà thơ Tố Hữu:
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung
(Theo Ngữ văn 12, tập một, sách giáo khoa chương trình chuẩn, NXB
Giáo dục, trang 111)
Câu 3b (5,0 điểm):
Phân tích tâm trạng của tác giả khi nhớ về miền tây Bắc Bộ và những
người đồng đội trong đoạn "Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!… Mai Châu mùa em
thơm nếp xôi". (Tây Tiến, Quang Dũng)
GỢI Ý LÀM BÀI
I. PHẦN BẮT BUỘC (5,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):



Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải nêu được những
ý cơ bản sau đây:
- Chiếc thuyền ngoài xa: Là chiếc thuyền có thật trong cuộc đời, là
không gian sinh sống của gia đình làng chài, ở đó, họ có một lũ con và cuộc
sống khó khăn đói kém đã làm con người thay đổi tâm tính. Tất cả những
điều đó, nếu nhìn từ xa, ở ngoài xa thì sẽ không thấy được (1 điểm).
- Chiếc thuyền ngoài xa còn là sự đơn độc của con thuyền nghệ thuật
trên đại dương cuộc sống, sự đơn độc của con người trong cuộc đời, chính
sự đơn độc, thiếu chia sẻ là nguyên nhân của sự bế tắc và lầm lạc (1 điểm).
Câu 2 (3,0 điểm):
Thí sinh viết một bài văn (có hạn định số từ) theo kiểu văn bản nghị
luận (bàn) và chỉ bàn về nguyên nhân của thực trạng HS thi vào các trường
Đại học hoặc thi Tốt nghiệp bộ môn Lịch sử có điểm kém rất cao. Sau đây là
một số gợi ý của người ra đề (mang tính tham khảo):
- Thực trạng của việc dạy và học môn Lịch sử hiện nay ở trường phổ
thông (0,5 điểm).
- Nêu một số nguyên nhân chính: (2 điểm)
+ Do quan niệm chạy theo một số ngành “hàng hiệu” của đại bộ phận
phụ huynh và học sinh khi quyết định thi vào các trường ĐH & CĐ.
+ Do không có đủ kinh phí để tổ chức những buổi học Lịch sử mang
tính thực tế hằng cách đi tham quan, dã ngoại… nên tiết học Lịch sử thiếu
sinh động, gây chán nản ở học sinh.
+ Thời lượng dành cho môn Lịch sử ở trường PT không nhiều mà khối
lượng kiến thức thì đồ xộ (bao gồm Lịch sử Việt Nam và Lịch sử thế giới) nên
GV Lịch sử chỉ truyền đạt cho HS theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa”…
(Mỗi ý HS có thể đưa vài ví dụ cụ thể)
- Đưa ra một số nhận xét, đánh giá về thực trạng trên (0,5 điểm)
II. PHẦN TỰ CHỌN (5,0 điểm)



Câu 3a (5,0 điểm)
* Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận và vận dụng khả năng đọc hiểu để phát
biểu cảm nhận về đoạn thơ trữ tình. Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn
đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
* Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở những hiểu biết về bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu, thí
sinh trình bày những cảm nhận của mình về đoạn thơ mà đề ra.
- Về nội dung:
+ Cảnh sắc thiên nhiên Việt Bắc với vẻ đẹp đa dạng trong thời gian,
không gian khác nhau.
+ Con người Việt Bắc gắn bó hài hòa với thiên nhiên thơ mộng.
- Về nghệ thuật:
+ Hình ảnh đối xứng, đan cài, hòa hợp.
+ Giọng điệu ngọt ngào, sâu lắng, thiết tha,…
Câu 3b (5,0 điểm)
Phân tích tâm trạng của tác giả khi nhớ về miền tây Bắc Bộ và những
người đồng đội trong đoạn “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!… Mai Châu mùa em
thơm nếp xôi”. (Tây Tiến, Quang Dũng)
Giữa cái bộn bề của thị trường thơ hôm nay, lật trang sách cũ, gặp Tây
Tiến của Quang Dũng, chợt xôn xao cõi lòng theo những vần thơ đượm màu
kiêu bạc, hào hoa: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi…
Thơ hay có sức rung động mãnh liệt là vậy. Không cần tỉ mẩn bóc từng
câu từng chữ mà thấm vào lòng người sự rung cảm chân thật đến run rẩy
từng làn da thớ thịt. Tây Tiến đã thực sự chinh phục người đọc bằng tâm
trạng của người trai ra đi cứu nước trong buổi đầu kháng chiến - với tâm tư in
bóng trong dáng hình sông núi:



“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi.
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm tham
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi…"
Cảnh ấy cũng là tình. Tình cũng là sương, là hoa, là mây, là mưa những chi tiết thường gặp trong thơ cổ - nhưng còn đượm thêm không khí
trầm hùng của thời đại được diễn tả bằng những từ ngữ, thanh điệu khi đọc
lên ta cảm thấy ngang tàng. Hình ảnh của một đoàn quân mỏi đi trong cái
khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút, giữa cái bồng bềnh sương khói chơi vơi
được tác giả phác họa bằng những nét chấm phá tài tình. Con mắt thơ không
dừng lại ở trong không gian rừng núi mà còn mở ra một không gian - tâm
trạng của một hồn thơ chiến sĩ. Phảng phất một chút Lý Bạch trước Hoàng
Hà - ngút ngát chí tang bồng của người trai thời loạn. Trong gian nan của
người chiến sĩ Tây Tiến, ta vẫn gặp chút hóm hỉnh ở hình súng ngửi trời.
Chạm mặt với thực tế khắc nghiệt - song chất hào hoa lãng tử không mất đi
mà lại càng được tô đậm thêm, chân thật sống động trong những câu thơ
đượm tình quê, tình đồng đội, tình quân dân. Một hiện thực về người lính Tây
Tiến - anh bộ đội Cụ Hồ trong những năm đầu chiến đấu gian khổ. Đó là cơn
mưa gợi nỗi nhớ nhà sâu thắm, là sợi khói cơm quyện chặt tình người, một
bóng hình đong đưa làm xao xuyến những trái tim trai trẻ…
Bài thơ nói đến hy sinh, mất mát, gian khổ nhưng cảm xúc hào hùng
của lớp người “ra đi bảo tồn sông núi” đã lấn át cái bi lụy buồn thương. Đoàn
binh Tây Tiến trong thơ QuangDũng như một sự kết tụ của tráng khí muôn
đời, pha chút lãng mạn kiểu Kinh Kha « một đi không trở lại”. Phải chăng tinh



thần “coi cái chết nhẹ tựa lông hồng” mà toàn bài thơ mặc dù có nói đến chết
chóc nhưng giọng điệu rất bình thản: anh về đất? Phải chăng khi xác định
chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh, người chiến sĩ đã nhận ra mục đích của
cuộc chiến đấu còn lớn hơn gấp vạn lần những gian khổ, hi sinh?
Bài thơ không cường điệu hóa cảm xúc dẫu trong âm điệu gân guốc,
khỏe khoắn của toàn bài có những từ ngữ mang hơi hướng cổ điển như xiêm
áo, dữ oai hùm, mồ viễn xứ, áo bào, khúc độc hành và cách diễn đạt tưởng
chừng lạ lẫm tràn ngập không khí lãng mạn. Nếu chỉ chăm chăm đi tìm chất
thép trong bài thơ theo quan điểm xã hội học thiển cận thì chẳng khác nào
cầm dao đâm vào cái đẹp. Cái đẹp của bài thơ viết ra từ lửa máu đã làm rung
lên những cảm xúc đồng điệu của bao thế hệ.
Nhà thơ Trần Lê Văn, người bạn thân, đã từng sống nhiều năm, từng in
thơ chung với Quang Dũng viết về hoàn cảnh Quang Dũng sáng tác bài thơ
Tây Tiến như sau:
"Đoàn quân Tây Tiến, sau một thời gian hoạt động ở Lào trở về thành
lập trung đoàn 52. Đại đội trưởng Quang Dũng ở đó đến cuối năm 1948 rồi
được chuyển sang đơn vị khác. Rời xa đơn vị cũ chưa bao lâu, ngồi ở Phù
Lưu Chanh (một làng thuộc tỉnh Hà Đông cũ), anh viết bài thơ Tây Tiến".
Muốn hiểu được bài thơ Tây Tiến, trước hết cần phải có những hiểu biết về
đoàn quân Tây Tiến cùng với địa bàn hoạt động của nó. Khoảng cuối mùa
xuân năm 1947, Quang Dũng gia nhập đoàn quân Tây Tiến. Đó là một đơn vị
thành lập vào đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào để bảo vệ
biên giới Lào - Việt, đánh tiêu hao địch ở Thượng Lào để hỗ trợ cho cuộc
kháng chiến ở những vùng khác trên đất Lào. Địa bàn hoạt động của đoàn
quân Tây Tiến khá rộng, bao gồm vùng rừng núi Tây Bắc Việt Nam và
Thượng Lào: từ Châu Mai, Châu Mộc sang tận Sầm Nứa rồi vòng về qua
miền tây Thanh Hóa. Những nơi này, lúc đó còn rất hoang vu và hiểm trở, núi
cao, rừng sâu, rừng dày, có nhiều thú dữ. Những người lính Tây Tiến phần
đông là thanh niên Hà Nội, thuộc nhiều tầng lớp khác nhau, trong đó có cả
những học sinh, sinh viên. Sinh hoạt của những người lính Tây Tiến hết sức



gian khổ, ốm đau không có thuốc men, tử vong vì sốt rét nhiều hơn vì đánh
trận, tuy vậy, họ vẫn sống rất lạc quan và chiến đấu rất dũng cảm. Vượt lên
trên mọi thử thách khắc nghiệt của chiến tranh và hoàn cảnh sống cực kì gian
khổ, họ vẫn giữ được cái cốt cách hào hoa, thanh lịch, rất yêu đời và cũng rất
lãng mạn.
Bài thơ Tây Tiến có hai đặc điểm nổi bật: cảm hứng lãng mạn và tinh
thần bi tráng. Cảm hứng lãng mạn thể hiện ở cái tôi đầy tình cảm, cảm xúc
của nhà thơ. Nó phát huy cao độ trí tưởng tượng, sử dụng rộng rãi những yếu
tố cường điệu và phóng đại, những thủ pháp đối lập để tô đậm cái phi
thường, tạo nên ấn tượng mạnh mẽ về cái hùng vĩ và cái tuyệt mĩ.
Thiên nhiên Tây Bắc, qua ngòi bút lãng mạn của Quang Dũng, được
cảm nhận với vẻ đẹp vừa đa dạng vừa độc đáo, vừa hùng vĩ vừa thơ mộng,
hoang sơ mà ấm áp. Hình ảnh những cô gái, những con người Tây Bắc càng
tô đậm thêm chất huyền bí, thơ mộng của núi rừng. Chất lãng mạn được thể
hiện chủ yếu ở cảm hứng hướng tới cái cao cả, sẵn sàng xả thân, hy sinh tất
cả cho lý tưởng chung của cộng đồng, của toàn dân tộc.
Tây Tiến không hề che giấu cái bi. Nhưng bi mà không lụy. Cái bi được
thể hiện bằng một giọng điệu, âm hưởng, màu sắc tráng lệ, hào hùng. Chất
lãng mạn hòa hợp với chất bi tráng tạo nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ. Cảm
xúc chủ đạo xuyên suốt bài thơ là một nỗi nhớ da diết, bao trùm lên cả không
gian và thời gian:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi.
Nỗi nhớ đơn vị cũ trào dâng, không kìm nén nổi, nhà thơ đã thốt lên
thành tiếng gọi. Hai chữ “chơi vơi” như vẽ ra trạng thái cụ thể của nỗi nhớ,
hình tượng hóa nỗi nhớ, khơi nguồn cho cảnh núi cao, dốc sâu, vực thẳm,

rừng dày,… liên tiếp xuất hiện ở những câu thơ sau:


Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút Cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luân mưa xa khơi.
Khổ thơ này là một bằng chứng “thi trung hữu họa”. Chỉ bằng bốn câu
thơ, Quang Dũng đã vẽ ra một bức tranh hoành tráng diễn tả sự hiểm trở và
dữ dội, hoang vu và heo hút của núi rừng Tây Bắc, địa bàn hoạt động của
đoàn quân Tây Tiến. Hai câu thơ đầu, những từ đầy giá trị tạo hình khúc
khuỷu, thăm thẳm, cồn mây, súng ngửi trời đã diễn tả thật chính xác sự hiểm
trở, trùng điệp và độ cao ngất trời của núi đồi Tây Bắc. Hai chữ “ngửi trời”
được dùng rất hồn nhiên và cũng rất táo bạo, vừa ngộ nghĩnh, vừa có chất
tinh nghịch của người lính. Núi cao tưởng chừng chạm mây, mây nổi thành
cồn “heo hút”. Người lính trèo lên những ngọn núi cao tưởng chừng như đang
đi trên mây, mũi súng chạm tới đỉnh trời. Câu thứ ba như bẻ đôi, diễn tả dốc
núi vút lên, đổ xuống gần như thẳng đứng, nhìn lên cao chót vót, nhìn xuống
sâu thăm thẳm. Nếu như câu thứ ba là nhìn lên và nhìn xuống thì câu thứ tư
là nhìn ngang. Có thể hình dung cảnh những người lính tạm dừng chân bên
một dốc núi, phóng tầm mắt ngang ra xa qua một không gian mịt mùng sương
rừng mây núi thấy thấp thoáng những ngôi nhà như đang bồng bềnh trôi giữa
biển khơi.
Bốn câu thơ này phối hợp với nhau tạo nên một âm hưởng đặc biệt.
Sau ba câu thơ được vẽ bằng những nét gân guốc, câu thứ tư được vẽ bằng
một nét rất mềm mại. Quy luật này cũng giống như cách sử dụng những gam
màu trong hội hoạ: giữa những gam màu nóng, tác giả sử dụng một gam màu
lạnh làm dịu lại, như xoa mát cả khổ thơ.
Cái vẻ hoang dại dữ dội, chứa đầy bí mật ghê gớm của núi rừng Tây
Bắc được nhà thơ tiếp tục khai thác. Nó không chỉ được mở ra theo chiều

không gian mà còn được khám phá ở cái chiều thời gian, luôn luôn là mối đe
doạ khủng khiếp đối với con người:


Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.
Vậy là, cảnh núi rừng Tây Bắc hoang sơ và hiểm trở qua ngòi bút
Quang Dũng, hiện lên với đủ cả núi cao, vực sâu, dốc thẳm, mưa rừng,
sương núi, thác gầm, cọp dữ,… Những tên đất lạ Sài Khao, Mường Lát, Pha
Luông, Mường Hịch, những hình ảnh giàu trí tạo hình, những câu thơ nhiều
vần trắc đọc lên nghe vất vả nhọc nhằn được xoa dịu bằng những câu có
nhiều vần bằng ở cuối mỗi khổ thơ, đã phối hợp với nhau thật ăn ý, làm hiện
hình lên thế giới khác thường vừa đa dạng, vừa độc đáo của núi rừng Tây
Bắc.
Đoạn thơ được kết thúc đột ngột bằng hai câu thơ:
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.
Cảnh tượng thật đầm ấm. Sau bao nhiêu gian khổ băng rừng, vượt núi,
lội suối, trèo đèo, những người lính tạm dừng chân, được nghỉ ngơi ở một
bản làng nào đó, quây quần bên những nồi cơm đang bốc khói. Khói cơm
nghi ngút và hương thơm lúa nếp ngày mùa xua tan vẻ mệt mỏi trên khuôn
mặt những người lính, khiến họ tươi tỉnh hẳn lại. Hai câu thơ này tạo nên một
cảm giác êm dịu, ấm áp, chuẩn bị tư thế cho người đọc bước sang đoạn thơ
thứ hai.

ĐỀ SỐ 04
I. PHẦN BẮT BUỘC (5,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm Vợ nhặt (Kim Lân).
Câu 2 (3,0 điểm):



×