Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Giải pháp nâng cao năng suất lao động của công nhân thi công lưới điện tại công ty điện lực duyên hải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 123 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

NGUYỄN TUẤN ANH
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO
ĐỘNG CỦA CÔNG NHÂN THI CÔNG LƯỚI
ĐIỆN TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC DUYÊN HẢI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số ngành: 60340102

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 6 năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

NGUYỄN TUẤN ANH
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO
ĐỘNG CỦA CÔNG NHÂN THI CÔNG LƯỚI
ĐIỆN TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC DUYÊN HẢI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số ngành: 60340102
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRƯƠNG QUANG DŨNG

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 7 năm 2016



CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. TRƯƠNG QUANG DŨNG

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 17 tháng 9 năm 2016.
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)
Họ và tên

TT

Chức danh Hội đồng

1

PGS. Nguyễn Phú Tụ

Chủ tịch

2

TS. Nguyễn Đình Luận

Phản biện 1

3

TS. Võ Tấn Phong


Phản biện 2

4

TS. Lê Quang Hùng

Ủy viên

5

TS. Phạm Thi Minh Châu

Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV

PGS. Nguyễn Phú Tụ


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày..… tháng….. năm 2016


NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: NGUYỄN TUẤN ANH

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: ngày 08 tháng 11 năm 1975

Nơi sinh: Tây Ninh

Chuyên ngành: uản trị kinh doanh

MSHV: 1441820122

I. Tên đề tài:
Giải pháp nâng cao năng suất lao động của công nhân thi công lưới điện tại Công
ty Điện lực Duyên Hải.
II. Nhiệm vụ và nội dung:
Nhiệm vụ: Sử dụng những kiến thức đã học và thông qua thực tiễn thu thập
thông tin, số liệu, tài liệu để phân tích thực trạng và tìm ra giải pháp nâng cao năng suất
lao động của công nhân thi công lưới điện tại Công ty Điện lực Duyên Hải.
Nội dung luận văn:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về năng suất lao động
Chương 2: Thực trạng năng suất lao động của công nhân thi công lưới điện tại
Công ty Điện lực Duyên Hải.
Chương 3: Một số giải pháp thực hiện để nâng cao năng suất lao động của công
nhân thi công lưới điện tại Công ty Điện lực Duyên Hải.
III. Ngày giao nhiệm vụ

: ngày 23 tháng 01 năm 2016.


IV. Ngày hoàn thành nhiệm vụ : ngày
V. Cán bộ hướng dẫn
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

TS. Trương Quang Dũng

tháng

năm 2016.

: TS. TRƯƠNG UANG DŨNG.
KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Học viên thực hiện Luận văn

Nguyễn Tuấn Anh



ii

LỜI CÁM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi đã luôn nhận được
sự hướng dẫn, giảng dạy chân tình của quý thầy cô giáo, các giảng viên, lãnh đạo
các ph ng khoa, Ban giám hiệu trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh.
uý thầy cô giảng viên đã nhiệt tình truyền đạt, trao đổi hướng dẫn cho tôi những
kiến thức về lý luận và thực tiễn một cách tận tình và đầy trách nhiệm.

ua đó đã

giúp cho bản thân tôi có thêm được nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu để ứng
dụng trong công việc thực tế cũng như nâng cao được chuyên môn nghiệp vụ của
mình. Những tình cảm này tôi luôn trân trọng và ghi nhớ mãi.
Tôi xin chân thành biết ơn sự quan tâm sâu sắc của lãnh đạo Công ty Điện
lực Duyên Hải đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để bản thân tôi học tập và hoàn thành
khóa học. Trong quá trình khảo sát nghiên cứu thực tế và viết luận văn thạc sỹ, tôi
đã nhận được sự quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo Công ty Điện lực
Duyên Hải, các ph ng ban chuyên môn thuộc Công ty Điện lực Duyên Hải, các anh
chị trong nhóm thảo luận, các công nhân thi công trực tiếp, các đối tác trong lãnh
vực thi công, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát …. đã tham gia trả lời phiếu khảo sát
và đặc biệt là sự hướng dẫn trực tiếp, tận tình của TS. Trương Quang Dũng.
Sự thành công trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn thạc sỹ là sự
gắn kết với đồng nghiệp và các anh chị học viên lớp cao học 14SQT21. Các anh chị
đã cùng bản thân tôi trao đổi kinh nghiệm, thảo luận, chia sẻ thông tin, tạo sự đoàn
kết gắn bó trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu các môn học cũng như hoàn
thành luận văn. Một lần nữa tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn trân trọng đến Ban
giám hiệu, khoa sau đại học, TS. Trương Quang Dũng và quý thầy cô giảng viên
trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình, chỉ bảo, hướng dẫn
giúp đỡ tôi thực hiện thành công bản luận văn này.

Tác giả luận văn


iii

TÓM TẮT
Nâng cao năng suất có một ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của xã hội loài
người, là động cơ thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của mọi quốc gia. Đối với các
doanh nghiệp tăng năng suất càng có ý nghĩa quan trọng, nó góp phần nâng cao khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, đặc biệt đối với nền kinh tế thị
trường hiện nay.
Đề tài nghiên cứu GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA
CÔNG NHÂN THI CÔNG LƯỚI ĐIỆN TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC DUYÊN
HẢI được thực hiện nhằm tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của
công nhân thi công lưới điện tại Công ty Điện lực Duyên Hải.
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu sơ cấp được thu thập từ kết quả khảo sát bằng phiếu
thăm d ý kiến của công nhân thi công lưới điện tại Công ty Điện lực Duyên Hải. Đề
tài chỉ khảo sát công nhân tại Công ty Điện lực Duyên Hải.
Trên cơ sở nghiên cứu về năng suất lao động, các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất
lao động; phân tích hiện trạng về năng suất lao động, các kết quả thực hiện giai đoạn từ
năm 2013 đến 2015; đánh giá những ưu điểm hạn chế của tình hình hoạt động sản xuất
kinh doanh tại Công ty Điện lực Duyên Hải, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm nâng
cao năng suất lao động của công nhân thi công lưới điện tại Công ty Điện lực Duyên
Hải.
Kết quả nghiên cứu giúp cho các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực năng suất lao
động thi công lưới điện có thể sử dụng và hiệu chỉnh phù hợp với nghiên cứu của
mình trong lĩnh vực tương tự...
Ngoài ra, luận văn c n là tài liệu tham khảo thiết thực cho các Công ty Điện
lực tỉnh khác để tham khảo.



iv

ABSTRACT
Improving productivity has great significance to the development of human
society, to motivate social and economic development of all countries in the world.
For businesses, increasing productivity is significantly important. It contributes to
improve the competitiveness of all businesses in the market, especially with the
market economy nowadays.
Research project "LABOR PRODUCTIVITY ENHANCEMENT OF
WORKERS IN DUYEN HAI POWER COMPANY" was conducted to find out the
factors affecting labor productivity of workers in the Duyen Hai Power Company.
The study used primary data collected from the survey results by
questionnaires on workers at Duyen Hai Power Company. The Survey was only for
workers at Duyen Hai Power Company.
Based on the study of labor productivity, factors affecting labor productivity;
current analysis of labor productivity; the results of the period from 2013 to 2015;
evaluation of the advantages of limiting the operations of production and business at
Duyen Hai Power Company, the author proposes solutions to improve labor
productivity of workers in the Duyen Hai Power Company.
The research results help researchers who are involved in the field of labor
productivity can use and adjust to match their studies in the same fields...
In addition, the thesis is also practical reference for other provincial
electricity companies.


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... i

LỜI CÁM ƠN ........................................................................................................ ii
TÓM TẮT ............................................................................................................. iii
ABSTRACT .......................................................................................................... iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................... v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ .............................................................. ix
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... x
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 2
5. Kết cấu của luận văn ....................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG ..................... 4
1.1. Khái niệm, vai tr , phương pháp tính năng suất lao động ............................. 4
1.1.1. Khái niệm chung về năng suất lao động ................................................ 4
1.1.2. Vai tr năng suất lao động..................................................................... 6
1.1.3. Phương pháp tính năng suất lao động .................................................... 7
1.1.3.1. Chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng hiện vật (theo bài giảng của
PGS TS Trần Xuân Cầu) ............................................................................. 7
1.1.3.2. Chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng giá trị (theo bài giảng của
PGS TS Trần Xuân Cầu) ............................................................................. 8
1.1.3.3. Chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng thời gian (theo bài giảng của
PGS TS Trần Xuân Cầu) ............................................................................. 9
1.1.3.4. Phương pháp tính năng suất lao động theo hướng dẫn của Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội được hướng dẫn tại Thông tư số 09/2005/TTBLĐTBXH ngày 05/01/2005 ...................... Error! Bookmark not defined.
1.2. Công nhân thi công lưới điện ..................................................................... 10
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của công nhân thi công lưới
điện


.............................................................................................................. 12


vi
1.3.1. Tổng quan các nghiên cứu về năng suất lao động ................................ 12
1.3.2. Đề xuất mô hình nghiên cứu ................................................................ 19
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ......................................................................................... 24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA CÔNG NHÂN
THI CÔNG LƯỚI ĐIỆN CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC DUYÊN HẢI ................. 25
2.1. Giới thiệu về Công ty Điện lực Duyên Hải ................................................. 25
2.1.1. Giới thiệu Tổng công ty Điện lực TP.HCM ......................................... 25
2.1.1.1. Tổng quan: ................................................................................... 25
2.1.1.2.

uá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Điện lực thành

phố Hồ Chí Minh ...................................................................................... 25
2.1.1.3. Các đơn vị trực thuộc ................................................................... 26
2.1.2. Giới thiệu Công ty Điện lực Duyên Hải .............................................. 26
2.1.2.1.Tổng quan ..................................................................................... 26
2.1.2.2. uá trình hình thành và phát triển của Công ty Điện lực Duyên Hải 26
2.1.2.3. Lĩnh vực hoạt động ...................................................................... 26
2.1.2.4. uy mô lưới điện ......................................................................... 27
2.1.2.5. uy mô tổ chức ............................................................................ 28
2.2. Thực trạng Năng suất lao động của công nhân thi công lưới điện tại Công ty
Điện lực Duyên Hải .......................................................................................... 31
2.2.1. Tổng hợp kết quả khảo sát ................................................................... 31
2.2.2. Đánh giá thực trạng năng suất lao động thi công lưới điện tại Công ty
Điện lực Duyên Hải ...................................................................................... 32
2.2.2.1. Tổng quan tình hình hoạt động của Công ty Điện lực Duyên Hải và

các đặc điểm của ngành điện ..................................................................... 32
2.2.2.2. Đánh giá thực trạng năng suất thi công lưới điện .......................... 37
2.3. Đánh giá chung .......................................................................................... 73
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ......................................................................................... 74
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO
ĐỘNG CỦA CÔNG NHÂN THI CÔNG LƯỚI ĐIỆN TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC
DUYÊN HẢI ........................................................................................................ 75
3.1. Định hướng phát triển của Tổng công ty .................................................... 75
3.2. Định hướng phát triển của Công ty Điện lực Duyên Hải trong thời gian tới 76


vii
3.3. Một số giải pháp nâng cao năng suất lao động của công nhân thi công lưới
điện của Công ty Điện lực Duyên Hải ............................................................... 76
3.3.1. Giải pháp cho các yếu tố gắn liền với sự phát triển và sử dụng tư liệu sản
xuất ............................................................................................................... 77
3.3.1.1. Cơ sở đề xuất ................................................................................. 77
3.3.1.2 . Mục tiêu ........................................................................................ 77
3.3.1.3. Nội dung thực hiện ........................................................................ 77
3.3.2. Giải pháp cho các yếu tố gắn liền với con người vàquản lý con người..... 81
3.3.2.1. Cơ sở đề xuất ................................................................................. 81
3.3.2.2. Mục tiêu ........................................................................................ 82
3.3.2.3. Nội dung thực hiện ......................................................................... 82
3.3.2.4. Lợi ích đạt được ........................................................................... 83
3.3.3. Giải pháp cho các yếu tố gắn với tổ chức lao động ................................... 84
3.3.3.1. Cơ sở đề xuất ................................................................................. 84
3.3.3.2. Mục tiêu ........................................................................................ 84
3.3.3.3. Nội dung thực hiện ......................................................................... 84
3.3.3.4. Lợi ích đạt được ........................................................................... 87
3.3.4. Giải pháp cho các yếu tố thuộc về môi trường lao động ............................ 87

3.3.4.1. Cơ sở đề xuất ................................................................................. 87
3.3.4.2. Mục tiêu ........................................................................................ 87
3.3.4.3. Nội dung thực hiện: ........................................................................ 88
3.3.4.4. Lợi ích đạt được ........................................................................... 91
3.4. Một số kiến nghị ........................................................................................ 91
3.4.1. Kiến nghị với Tổng công ty Điện lực TPHCM .................................... 91
3.4.2. Kiến nghị với chính quyền địa phương ................................................ 91
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 94


viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. EVNHCMPC

: Tổng công ty Điện lực TPHCM

2. SXKD

: Sản xuất kinh doanh

3. VTTB

: Vật tư thiết bị

4. ĐTXD

: Đầu tư xây dựng


5. SCL

: Sửa chữa lớn

6. MBT

: Máy biến thế

7. GIS

: Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System)

8. CNTT

: Công nghệ thông tin

9. CNVC-LĐ

: Công nhân viên chức - lao động

10. CBCNV

: Cán bộ công nhân viên

11. DCĐN

: Dụng cụ đồ nghề


ix


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................... 23
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức ........................................................................................ 28
Hình 2.2 Biểu đồ phân loại độ tuổi theo tổng số lao động ..................................... 29
Hình 2.3 Biểu đồ phân loại độ tuổi theo công nhân trực tiếp ................................. 30
Hình 2.3 Bảng phân loại theo trình độ học vấn ..................................................... 30
Hình 2.4 Biểu đồ phân loại theo trình độ học vấn ................................................. 31
Hình 2.5 Các biểu đồ kết quả sản xuất kinh doanh từ năm 2013-2015 .................. 36
Hình 2.6 Biểu đồ chi phí mua sắm VTTB ............................................................. 40
Hình 2.7 Biểu đồ chi phí xử lý khắc phục sực cố trong 03 năm gần đây ............... 41
Hình2.8 Biểu đồ thực hiện chỉ tiêu sự cố lưới điện trong 03 năm gần đây ............. 42
Hình 2.9 Biểu đồ chi phí chăm lo sức khỏe người lao động .................................. 50
Hình 2.10 Biểu đồ độ tuổi trung bình của công nhân ............................................ 51
Hình 2.11 Biểu đồ thống kê số lượng CBCNV bị kỷ luật lao động và hạ mức năng
suất ....................................................................................................................... 52
Hình 2.12 Biểu đồ thu nhập bình quân của CBCNV ............................................. 54
Hình 2.13 Biểu đồ thống kê tiền thưởng 03 năm gần đây ...................................... 55
Hình 2.14 Hình ảnh thi công xuyên rừng tại khu vực Cần Giờ .............................. 61
Hình 2.15 Biểu đồ thống kê số lượng khách hàng sử dụng điện sản xuất và kinh
doanh .................................................................................................................... 63
Hình 2.16 Biểu đồ thống kê biến động công tác của nhóm 1 trong năm 2015 ....... 67
Hình 2.17 Biểu đồ số Km hoạt động của xe cơ giới .............................................. 69


x

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng phân loại độ tuổi theo tổng số lao động ........................................ 29
Bảng 2.2. Bảng phân loại độ tuổi theo số công nhân trực tiếp ............................... 29

Bảng 2.4. Kế hoạch giao thực hiện năm 2016 và mục tiêu năm 2020 .................... 33
Bảng 2.5. Bảng thống kê kết quả sản xuất kinh doanh .......................................... 35
Bảng 2.6. Bảng thống kê thực trạng xe cơ giới hiện có ................................................. 37
Bảng 2.7. Bảng chi phí mua sắm dụng cụ đồ nghề trong 3 năm gần đây ............... 39
Bảng 2.8. Bảng chi phí mua sắm VTTB trong 3 năm gần đây ............................... 40
Bảng 2.9. Bảng chi phí xử lý khắc phục sự cố trong 3 năm gần đây ...................... 41
Bảng 2.10. Bảng số liệu thực hiện chỉ tiêu sự cố lưới điện trong 3 năm gần đây ... 42
Bảng 2.11. Bảng chi phí và thời gian mua sắm VTTB trong 3 năm gần đây ......... 43
Bảng 2.12. Bảng số liệu dự ph ng MBT tại đơn vị trong 3 năm gần đây .............. 45
Bảng 2.13. Bảng thống kê thiết bị kiểm tra ngăn ngừa sự cố hiện có .................... 45
Bảng 2.14. Bảng thống kê số lượng khóa đào tạo 03 năm gần đây ........................ 48
Bảng 2.15. Bảng thống kê trình độ chuyên môn 03 năm gần đây .......................... 48
Bảng 2.16. Bảng thống kê số lượng công nhân tham gia đào tạo đại học trong 03
năm gần đây ......................................................................................................... 49
Bảng 2.17. Bảng thống kê chi phí chăm lo sức khỏe người lao động .................... 49
Bảng 2.18. Bảng thống kê độ tuổi trung bình ........................................................ 50
Bảng 2.19. Bảng thống số lượng CBCNV kỷ luật lao động và hạ mức năng suất .. 52
Bảng 2.20. Bảng thống kê thu nhập bình quân của CBCNV ................................. 54
Bảng 2.21. Bảng thống kê tiền thưởng 03 năm gần đây ........................................ 55
Bảng 2.22. Bảng thống kê tiền phúc lợi mỗi CBCNV được thưởng ít nhất ........... 56
Bảng 2.23. Bảng thống kê số đoàn viên tham gia mượn quỹ tương trợ 3 năm gần
đây ....................................................................................................................... 57
Bảng 2.24. Bảng thống kê số công trình thanh niên trong 3 năm gần đây ............. 58
Bảng 2.25. Bảng thống kê số lượng khách hàng sử dụng điện sản xuất và kinh doanh . 62
Bảng 2.27. Bảng thống kê số Km hoạt động của xe cơ giới .................................. 69
Bảng 2.28. Bảng thống kê chi phí mua sắm thiết bị văn ph ng 03 năm gần đây .... 72


1


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn
Điện đã len lỏi đến hầu khắp mọi nơi như không khí, nước sạch, như cơm, gạo
hằng ngày, điện đã đi vào cuộc sống và trở nên quen thuộc đến nỗi dường như
không mấy ai nhận ra sự tồn tại của điện hằng ngày, nhưng chỉ một giờ thiếu ánh
sáng, một ngày không có điện là mọi hoạt động bị tê liệt. 365 ngày d ng điện thầm
lặng quay theo nhịp sống nhưng chỉ bị ngưng lại một phút đã gây bao nỗi bức xúc,
âu lo...
Đối với người dân, họ càng ngày càng ý thức được quyền lợi của mình khi thụ
hưởng dịch vụ xã hội nói chung dịch vụ về điện nói riêng, cảm giác khó chịu sẽ ập
đến ngay khi mất điện, họ cảm thấy không vui khi họ được nghỉ làm việc một cách
cưỡng bức khi nơi làm việc của họ bị mất điện, họ cũng không chấp nhận khi các
ngày nghỉ cuối tuần nhưng họ không có được những phút giây nghỉ ngơi thoải mái
đề tái tạo sức lao động vì mất điện. Dù đã có nhiều nỗ lực để giảm thiểu thời gian
mất điện nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu và nguyên vọng
chính đáng của người dân, c n để lại cho người dân nhiều bức xúc, âu lo,…
Với vị trí và vai trò của một Công ty Điện lực khu vực, Công ty Điện lực
Duyên Hải luôn đi đầu trong công tác cải tiến cách thức thi công lưới điện. Qua quá
trình thực hiện, công tác thi công lưới điện trên địa bàn đã có nhiều tiến bộ, tạo
chuyển biến tích cực trong trong đơn vị.
Tuy nhiên, xét một cách nghiêm túc, người dân và Công ty Điện lực Duyên
Hải vẫn chưa thực sự hài lòng với công tác thi công lưới điện hiện tại. Người dân,
doanh nghiệp vẫn còn than phiền và số lần mất điện, thời gian mất điện…
Chính vì vậy, việc nâng cao nâng suất lao động của công nhân thi công lưới
điện là hết sức quan trọng nhằm giảm thiều số lần mất điện, thời gian mất điện để
đáp ứng nguyện vọng của người dân. Vì vậy, việc nâng cao năng suất của bộ phận
thi công lưới điện như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất vẫn là câu hỏi đặt ra.
Đó là lý do tác giả chọn đề tài nghiên cứu cho mình “Giải pháp nâng cao năng suất
lao động của bộ phận thi công lưới điện tại Công ty Điện lực Duyên Hải” với hy
vọng tìm ra được những giải pháp thiết thực nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của

người dân.


2
2. M c

nghiên c

Luận văn có các mục tiêu nghiên cứu sau đây:
 Hệ thống cở sở lý luận về năng suất lao động và xác định các yếu tố tác
động đến năng suất lao động của công nhân thi công lưới điện tại Công ty
Điện lực Duyên Hải
 Đánh giá thực trạng và các yếu tố tác động đến năng suất lao động của
công nhân thi công lưới điện tại Công ty Điện lực Duyên Hải.
 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao nâng suất lao động của công nhân
thi công lưới điện của Công ty Điện lực Duyên Hải.
3. Đố ượng v ph

v ngh n c

 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu về năng suất lao động của công nhân thi công
lưới điện của công nhân thi công lưới điện tại Công ty Điện lực Duyên Hải.
 Phạm vi nghiên cứu
- Về kh ng gian: Phạm vi nghiên cứu đề tài này chỉ giới hạn tại Công ty Điện
lực Duyên Hải.
- Về thời gian: Số liệu thu thập từ các báo cáo của Công ty Điện lực Duyên
Hải giai đoạn 2013-2015. Tác giả đi khảo sát thực tế từ các công nhân thi công lưới
điện để thu thập dữ liệu sơ cấp là tháng 3 và tháng 4 năm 2016.


4.

hư ng ph p ngh n c
Nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn: nghiên cứu định tính (nghiên

cứu sơ bộ) và nghiên cứu định lượng (nghiên cứu chính thức).
- Phương pháp định t nh:
Được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn lãnh đạo Công ty Điện lực
Duyên Hải, cán bộ quản lý phòng, các đối tác trong lãnh vực thi công, tư vấn thiết
và giám sát, là những người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công lưới
điện.
Nghiên cứu này nhằm mục đích bổ sung những tiêu chí đánh giá, điều chỉnh
thang đo và bổ sung bảng câu hỏi phục vụ cho quá trình nghiên cứu định lượng.
Sau khi kết thúc quá trình phỏng vấn, tất cả các ý kiến đóng góp từ cá chuyên
gia sẽ được tổng hợp lại và tiến hành điều chỉnh bảng câu hỏi. Sau đó bảng câu hỏi


3
khảo sát sẽ được phỏng vấn thử 10 người để kiểm tra mức độ rõ ràng của câu từ và
điều chỉnh lần nữa trước khi gởi đi khảo sát chính thức.
- Phương pháp định lượng:
Sử dụng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp và nghiên cứu này cũng nhằm mục đích
kiểm định thang đo, mô hình lý thuyết và các giả thuyết thông qua khảo sát thực tế.
Mẫu được lựa chọn là toàn bộ công nhân thi công lưới điện tại Công ty Điện
lực Duyên Hải.
Sử sụng thang đo likert với 5 mức độ (từ mức 1 là hoàn toàn không đồng ý,
đến mức 5 là hoàn toàn đồng ý).
5. Kế cấ của l ận văn
Luận văn được chia thành các chương và nội dung cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về năng suất lao động

Chương 2: Thực trạng năng suất lao động của công nhân thi công lưới điện tại
Công ty Điện lực Duyên Hải.
Chương 3: Một số giải pháp thực hiện để nâng cao năng suất lao động của
công nhân thi công lưới điện tại Công ty Điện lực Duyên Hải.


4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG
1.1 Khái niệm, vai trò, phương pháp t nh năng suất lao động
1.1.1 Khái niệm chung về năng suất lao động
Theo quan niệm truyền thống: năng suất được hiểu khá đơn giản là mối tương
quan giữa đầu ra và đầu vào. Nếu đầu ra lớn hơn đạt được từ một lượng đầu vào
giống nhau hoặc với đầu ra giống nhau từ một đầu vào nhỏ hơn thì có thể nói rằng
năng suất cao hơn. Những năm gần đây khái niệm năng suất được hoàn thiện bổ
sung thêm những nội dung mới cho thích ứng với tình hình kinh tế xã hội và những
thay đổi của môi trường kinh doanh hiện nay.
Theo Từ điển Oxford “năng suất là tính hiệu quả của hoạt động sản xuất được
đo bằng việc so sánh giữa khối lượng sản xuất trong những thời gian hoặc nguồn
lực được sử dụng để tạo ra nó”.
Theo từ điển kinh tế học hiện đại của MIT (Mỹ) “năng suất là đầu ra trên một
đơn vị đầu vào được sử dụng. Tăng năng suất xuất phát từ tăng tính hiệu quả của
các bộ phận vốn, lao động. Cần thiết phải đo năng suất bằng đầu ra thực tế, nhưng
rất ít khi tách riêng biệt được năng suất của nguồn vốn và lao động”.
Như vậy, tuy có nhiều quan niệm khác nhau về năng suất nhưng tất cả các
quan niệm đó điều đó dựa trên một cách chung nhất: “Năng suất là tỷ số giữa đầu ra
và những đầu vào được sử dụng để tạo ra đầu ra đó”. Về mặt toán học năng suất
được phản ánh bằng: P = tổng đầu ra / tổng đầu vào.
Đầu ra được phản ánh dưới nhiều tên gọi khác nhau như “tập hợp các kết quả”;
“thực hiện ở các mức độ cao nhất”; tổng đầu ra hữu hình”; “toàn bộ đầu ra có thể đo

được”. Cụ thể trong các doanh nghiệp đầu ra được tính bằng tổng giá trị sản xuất
hay giá trị gia tăng, hoặc khối lượng hàng hoá tính bằng đơn vị hiện vật. Ở cấp độ vĩ
mô người ta thường sử dụng GDP như đầu ra chủ yếu để tính năng suất.
Đầu vào được tính theo các yếu tố tham gia để sản xuất ra đầu ra. Đó là lao
động, nguyên liệu, vốn, thiết bị, năng lượng, kỹ thuật, kỹ năng quản lý.
Việc chọn đầu vào và đầu ra khác nhau sẽ tạo ra các mô hình đánh giá năng
suất khác nhau. Đặc điểm của quan niệm truyền thống là tập trung nhấn mạnh đến
yếu tố đầu vào như lao động, vốn (năng lượng, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị,
công nghệ) trong đó yếu tố lao động là trung tâm.


5
Theo cách tiếp cận mới năng suất: “Năng suất là một trạng thái tư duy. Nó là
một thái độ nhằm tìm kiếm để cải thiện những gì đang tồn tại. Có một sự chắc chắn
rằng ngày hôm nay con người có thể làm việc tốt hơn ngày hôm qua và ngày mai tốt
hơn ngày hôm nay. Hơn nữa nó đ i hỏi những cố gắng không ngừng để thích ứng
với các hoạt động kinh tế trong những điều kiện luôn thay đổi. Đó là sự tin tưởng
chắc chắn trong quá trình tiến triển của loài người”.
Năng suất trở thành một khái niệm tổng hợp nhiều yếu tố, cần phải được xem
xét trong mối quan hệ chặt chẽ với bản chất và môi trường kinh tế cụ thể mà trong
đó các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tính
tổng hợp c n thể hiện trong chất lượng, đặc điểm của đầu ra và hiệu quả của các
yếu tố đầu vào được xem xét ở mọi cấp độ khác nhau như quốc tế, quốc gia doanh
nghiệp và từng cá nhân.
Theo cách tiếp cận mới năng suất trở thành một khái niệm động, tổng hợp
nhiều yếu tố, cần phải được xem xét trong mối quan hệ chặt chẽ với bản chất.
Và môi trường kinh tế xã hội mà trong đó các doanh nghiệp tiến hành các hoạt
động sản xuất kinh doanh. Tính chất tổng hợp c n thể hiện trong chất lượng, đặc
điểm của đầu ra và hiệu quả của các yếu tố đầu vào được xem xét ở mọi cấp độ
khác nhau như quốc tế, quốc gia, doanh nghiệp và từng cá nhân.

Khái niệm năng suất phản ánh tính lợi nhuận, tính hiệu quả, giá trị chất lượng,
sự đối mới chất lượng cuộc sống. Đó là một chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả
kinh tế xã hội được lượng hoá bằng mức tăng giá trị gia tăng của tất cả các nguồn
lực và yếu tố tham gia vào một qúa trình hay một loạt các hoạt động kinh tế trong
một thời gian nhất định. Năng suất là một trạng thái tổng hợp cách thức hoạt động
của con người và các doanh nghiệp.
Năng suất được hình thành với sự đóng góp của tất cả các hoạt động trong các
hoạt động trong các chuỗi giai đoạn có liên quan từ nghiên cứu, thiết kế, sản xuất
sản phẩm hoàn chỉnh, cung ứng cho nhà tiêu dùng, bảo dưỡng. Năng suất phải tính
đến tác động tổng hợp của hàng loạt các yếu tố và tập trung vào sự thực hiện của
doanh nghiệp.
Điểm căn bản nhất của cách tiếp cận mới về năng suất là tăng số lượng đồng
thời tăng chất lượng. Điều này có nghĩa là sử dụng cùng một khối lượng nguyên


6
liệu, lao động, vốn, năng lượng … để sản xuất một khối lượng lớn hơn các đầu ra có
cùng chất lượng hoặc chất lượng cao hơn. Với quan niệm như vậy, năng suất có thể
hiểu là trả ít hơn và nhận nhiều hơn mà không tổn hại đến chất lượng. Ngày nay
năng suất và chất lượng đã trở thành đồng hướng, thống nhất. Chất lượng của đội
ngũ lao động, chất lượng của sản phẩm và dịch vụ, chất lượng của môi trường kinh
tế xã hội và chất lượng của năng lực quản lý điều hành sản xuất kinh doanh.
1.1.2 Vai trò năng suất lao động
Năng suất lao động là nhân tố đảm bảo sản xuất phát triển và đời sống con
người được nâng cao. Nhờ năng suất lao động mà khối lượng sản phẩm vật chất,
dịch vụ, doanh thu và lợi nhuận tăng lên. Năng suất lao động xã hội hay năng suất
lao động của doanh nghiệp là yếu tố quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh của
uốc gia hay của doanh nghiệp.
Tăng năng suất lao động cho phép giảm số người làm việc, do đó tiết kiệm
được quĩ tiền lương. Năng suất lao động cao và tăng nhanh sẽ tạo điều kiện tăng qui

mô và tốc độ của tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân, cho phép giải quyết
các vấn đề tích lũy tiêu dùng.
Theo C.Mác: tăng năng suất lao động là sự tăng lên của sức sản xuất hay năng
suất lao động, có thể hiểu là sự thay đổi trong cách thức lao động, thay đổi làm rút
ngắn thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một hàng hoá, sao cho số
lượng lao động ít hơn mà lại có được sức sản xuất ra nhiều giá trị sử dụng hơn.
Tăng năng suất lao động có nghĩa là giảm chi phí lao động cho một đơn vị sản
phẩm. Trong một thời gian như nhau, nếu năng suất lao động càng cao thì số lượng
giá trị sử dụng sản xuất ra càng nhiều nhưng giá trị sáng tạo ra không vì thế mà tăng
lên. Khi năng suất lao động tăng thì thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản
phẩm càng ít, dẫn đến giá trị của đơn vị hàng hoá đó giảm, giá thành của sản phẩm
đó giảm, nhưng không làm giảm giá trị sử dụng của sản phẩm đó. C.Mác viết: “ Nói
chung, sức sản xuất của lao động càng lớn thì thời gian lao động tất yếu để sản xuất
ra một vật phẩm sẽ càng ngắn và khối lượng lao động kết tinh trong sản phẩm đó
càng nhỏ, thì giá trị của vật phẩm đó càng ít. Ngược lại, sức sản xuất của lao động
càng ít thì thời gian lao động tất yếu để sản xuất ra một sản phẩm sẽ càng dài và giá
trị của nó cũng càng lớn”. Như vậy là, số lượng của đơn vị hàng hoá thay đổi tỷ lệ


7
thuận với số lượng của lao động thể hiện trong hàng hoá đó, và thay đổi tỷ lệ nghịch
với sức sản xuất của lao động đó.
Tăng năng suất lao động là một quy luật kinh tế chung cho mọi hình thái xã
hội. Nhưng sự vận động và biểu hiện của quy luật tăng năng suất lao động trong các
hình thái xã hội khác nhau cũng khác nhau, do trình độ lực lượng sản xuất khác
nhau. Dưới chế độ nô lệ, mức năng suất lao động rất thấp, nguyên nhân chủ yếu là
sản xuất chỉ dựa vào sức người, sức động vật và công cụ lao động c n thô sơ. Dưới
chế độ phong kiến, năng suất lao động xã hội tăng lên chậm chạp, do hệ thống lao
động vẫn chủ yếu là thủ công. Đến khi xuất hiện máy móc, năng suất lao động tăng
lên gấp nhiều lần. Ngày nay, nhờ thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến con người đã

có cả một hệ thống công cụ lao động hiện đaị đưa năng suất lao động xã hội lên rất
cao, song khả năng này không dừng lại mà ngày càng tiến xa hơn nữa.
Từ các nội dung trên, nhận thấy việc tăng năng suất lao động hiện nay là một
nhiệm vụ cực kỳ quan trọng đối với bất cứ doanh nghiệp nào và có tính sống c n
của doanh nghiệp.
1.1.3 Phương pháp t nh năng suất lao động
Năng suất lao động phản ánh năng lực tạo ra của cải, hay hiệu suất của lao
động trong quá trình sản xuất, đo bằng số sản phẩm hay lượng giá trị được tạo ra
trong một đơn vị thời gian, hay số lao động hao để sản xuất ra một đơn vị thành
phẩm. Năng suất lao động là chỉ tiêu quan trọng nhất thể hiện tính chất và trình độ
tiến bộ của một đơn vị sản xuất, hay của một phương thức sản xuất. Vì vậy, năng
suất lao động là một trong những yếu tố quan trọng tác động tới sức cạnh tranh của
doanh nghiệp và của nền kinh tế.
Tính năng suất lao động có rất nhiều cách tính khác nhau, trong phạm vi của
đề tài, người thực hiện trình bày phương pháp tính như sau:
1.1.3.1 Chỉ tiêu năng suất lao động t nh bằng hiện vật
Chỉ tiêu này dùng sản lượng bằng hiện vật của từng loại sản phẩm để biểu thị
năng suất lao động của một công nhân.
Công thức: W= Q/T
Trong đó: W: Mức năng suất lao động của một công nhân
: Tổng sản lượng tính bằng hiện vật


8
T: Tổng số công nhân
Sản lượng hiện vật tức là đo khối lượng hàng hoá bằng đơn vị vốn có của nó.
Ví dụ như quạt đo bằng chiếc; xi măng đo bằng tấn, kg, bao … tuỳ theo từng loại
sản phẩm.
- Ưu điểm: Chỉ tiêu này biểu hiện mức năng suất lao động một cách cụ thể,
chính xác, không chịu ảnh hưởng của giá cả - có thể so sánh mức năng suất lao

động các doanh nghiệp hoặc các nước khác nhau theo một loại sản phẩm được sản
xuất ra.
- Nhược điểm: Chỉ dùng để tính cho một loại sản phẩm nhất định nào đó,
không thể tính chung cho tất cả nhiều loại sản phẩm. Trong thực tế hiện nay ít có
những doanh nghiệp chỉ sản xuất một loại sản phẩm có một quy cách, mà các doanh
nghiệp thường sản xuất nhiều loại sản phẩm.
: thành phẩm nên chỉ tính được thành phẩm, không tính được phế phẩm, sản
phẩm dở dang đang trong quá trình sản xuất nên không phản ánh đầy đủ sản lượng
của công nhân.
- Phạm vi áp dụng:
+ Phạm vi áp dụng hạn hẹp chỉ áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất ra sản
phẩm đồng nhất (ngành than, dệt, may, dầu khí, nông nghiệp…)
+ Trong doanh nghiệp thì chỉ áp dụng cho một bộ phận.
- Khắc phục nhược điểm: sử dụng chỉ tiêu hiện vật – quy ước, quy đổi tức là
quy đổi tất cả các sản phẩm tương đối đồng nhất về một loại sản phẩm được chọn
làm sản phẩm quy ước.
1.1.3.2 Chỉ tiêu năng suất lao động t nh bằng giá trị
Chỉ tiêu này quy tất cả sản lượng về tiền của tất cả các loại sản phẩm thuộc
doanh nghiệp hoặc ngành sản xuất ra, để biểu thị mức năng suất lao động.
Công thức: W=Q/T
W: Mức năng suất lao động
- Trong phạm vi cả nước
: tính bằng GDP đơn vị tiền tệ là VND
T: Tổng số công lao động làm việc trong nền kinh tế quốc dân
- Trong phạm vi doanh nghiệp


9
: là giá trị tổng sản lượng, giá trị gia tăng hay doanh thu
+ Giá trị tổng sản lượng là giá trị toàn bộ sản phẩm sản xuất ra được bao gồm

cả chi phí và lợi nhuận
+ Giá trị gia tăng: là giá trị mới sáng tạo ra
+ Doanh thu là giá trị sau khi bán sản phẩm
T: người lao động trong doanh nghiệp, ngày, giờ, phút, ngày - người, giờ
người.
Ưu điểm: Chỉ tiêu này có thể dùng nó tính cho các loại sản phẩm khác nhau kể
cả sản phẩm dở dang. Khắc phục được nhược điểm của chỉ tiêu năng suất lao động
tính bằng hiện vật
Nhược điểm:
+ Không khuyến khích tiết kiệm vật tư và dùng vật tư rẻ. Nơi nào dùng nhiều
vật tư hoặc vật tư đắt tiền sẽ đạt mức năng suất lao động cao hơn.
+ Chịu ảnh hưởng của cách tính tổng sản lượng theo phương pháp công xuởng.
Nếu lượng sản phẩm hợp tác với bên ngoài nhiều, cơ cấu sản phẩm thay đổi sẽ làm
sai lệch mức năng suất lao động của bản thân doanh nghiệp.
+ Chỉ dùng trong trường hợp cấu thành sản phẩm sản xuất không thay đổi hoặc
ít thay đổi vì cấu thành sản phẩm thay đổi sẽ làm sai lệch mức và tốc độ tăng năng
suất lao động. Khi thay đổi từ sản phẩm hao phí sức lao động ít mà giá trị cao sang
sản xuất sản phẩm hao phí sức lao động cao mà giá trị thấp thì năng suất lao động
giảm và ngược lại năng suất lao động tăng.
- Phạm vi áp dụng: chỉ tiêu này có phạm vi sử dụng rộng rãi, từ các doanh
nghiệp đến ngành và nền kinh tế quốc dân. Có thể dùng để so sánh mức năng suất
lao động giữa các doanh nghiệp sản xuất các ngành với nhau.
- Khắc phục:
+ Để khăc phục sự sai lệch do sự biến động của giá cả mang lại thì ta dùng giá
cố định. Có thể dùng giá thời kỳ trước hoặc giá hiện hành để tính năng suất lao
động.
+ Để khắc phục trường hợp có sự thay đổi kết cấu các mặt hàng thì ta dùng hệ
số lao động để loại bỏ các yếu tố khách quan.
1.1.3.3 Chỉ tiêu năng suất lao động t nh bằng thời gian



10
Chỉ tiêu này dùng thời gian hao phí cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản
phẩm để biểu hiện năng suất lao động.
Công thức: t = T/
Trong đó:
t: lượng lao động hao phí của sản phẩm (tính bằng đơn vị thời gian)
T: thời gian lao động đã hao phí.
: Số lượng sản phẩm theo hiện vật.
Lượng lao động này tính được bằng cách tổng hợp chi phí thời gian lao động
của các bước công việc, các chi tiết sản phẩm (đơn vị tính bằng giờ, phút), và được
chia thành:
+ Lượng lao động công nghệ (Lcn): bao gồm chi phí thời gian của công nhân
chính, hoàn thành các quá trình công nghệ chủ yếu.
+ Lượng lao động chung (Lch): chi phí thời gian của công nhân hoàn thành
quá trình công nghệ cũng như phục vụ quá trình công nghệ. Công thức tính:
L = Lcn + Lpvq (Lpvq là lượng lao động phục vụ quá trình công nghệ)
+ Lượng lao động sản xuất (Lsx): chi phí thời gian lao động của công nhân
chính và công nhân phụ trong toàn doanh nghiệp, công thức tính:
Lsx = Lcn + Lpvq + Lpvs (Lpvs là lượng lao động phục vụ sản xuất)
+ Lượng lao động đầy đủ (Lđđ): bao gồm hao phí lao động trong việc chế tạo
sản phẩm của các loại công nhân viên sản xuất công nghiệp trong doanh nghiệp.
Ưu điểm:
+ Phản ánh được cụ thể mức tiết kiệm về thời gian lao động để sản xuất ra một
sản phẩm.
Nhược điểm: tính toán khá phức tạp, không dùng để tính tổng hợp được năng
suất lao động bình quân của một ngành hay một doannh nghiệp có nhiều loại sản
phẩm khác nhau.
1.2 . Công nhân thi c ng lưới điện
Đối với ngành điện, thi công lưới điện có thể chia ra các nhóm công việc như

sau:
-

Nhóm công việc thi công hạ áp (dưới 01kV): thường là các công việc thi
công để nhằm phục vụ bán lẻ điện năng đến cho khách hàng sử dụng điện


11
mục đích thắp sáng sinh hoạt, ngoài sinh hoạt (như: sản xuất, kinh doanh, cơ
quan ….), gồm các nội dung thi công như:
o Trồng trụ điện: loại trụ điện có chiều dài dưới 10 m,
o Kéo dây đấu nối vào lưới điện công cộng đến nhà khách hàng,
o Lắp điện kế đo đếm điện năng sử dụng của khách hàng…
o Biện pháp thi công bằng cơ giới, thủ công hoặc thủ công kết hợp cơ
giới.
o Thời gian thi công thường hoàn tất trong ngày hoặc kéo dài từ 1 đến 2
ngày.
-

Nhóm công việc thi công lưới điện trung áp (từ 01kV đến 35kV): thường là
các công việc nhằm phục vụ công trình phân phối điện năng hoặc cấp điện
cho khách hàng sử dụng điện mục đích ngoài sinh hoạt có công suất sử dụng
lớn từ 100kW trở lên (như: sản xuất, kinh doanh, cơ quan…) với cấp điện áp
sử dụng 22kV, gồm các nội dung thi công như:
o Trồng trụ điện loại trụ điện có chiều dài dưới 25 m,
o Kéo dây lưới điện trung áp, xây dựng trạm biến áp (loại trạm có quy
mô nhỏ, diện tích xây dựng thường khoảng dưới 20m2),…
o Biện pháp thi công bằng cơ giới, thủ công hoặc thủ công kết hợp cơ
giới.
o Thời gian thi công thường kéo dài dưới 6 tháng để hoàn thành công

trình.

-

Nhóm công việc thi công lưới điện cao áp (từ 35kV đến 220kV): thường là
các công việc nhằm phục vụ công trình truyền tải điện năng đi xa, gồm các
nội dung thi công như:
o Lắp dựng trụ điện cao từ 25 m trở lên,
o Kéo dây, xây dựng trạm biến áp (loại trạm có quy mô lớn, diện tích
xây dựng thường từ 500m2 trở lên),…
o Biện pháp thi công bằng cơ giới, thủ công hoặc thủ công kết hợp cơ
giới.
o Thời gian thi công thường kéo dài từ 6 tháng trở lên mới hoàn thành
công trình.


×