Tải bản đầy đủ (.pdf) (193 trang)

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý thực hiện đầu tư xây dựng các công trình của ngành điện tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.87 MB, 193 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn và thông tin trích trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện luận văn

NGUYỄN MINH KHÔI


ii

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô Trường Đại Học
Công Nghệ TP.HCM, đặc biệt các thầy cô trong khoa Xây Dựng và Phòng Quản lý
Khoa học – Đào tạo sau Đại học đã tận tình giúp đỡ hướng dẫn tôi trong suốt quá
trình học tập tại trường, đã truyền đạt những kiến thức chuyên môn, những kinh
nghiệm hết sức quý giá.
Tôi xin chân thành cảm ơn đặc biệt thầy PGS.TS. Phạm Văn Vạng, người đã
hướng dẫn một cách rất nhiệt tình cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Xin được cảm ơn các bạn học viên cao học lớp 12SXD21, các đồng nghiệp đã
giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình làm luận văn và nhiệt tình dành chút thời gian
quý báu để tham gia vào cuộc khảo sát.
Sau cùng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình, những người đã tạo điều
kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học cũng như thực hiện luận văn.
Học viên thực hiện luận văn

NGUYỄN MINH KHÔI




iii

TÓM TẮT
Năng lượng nói chung và Điện nói riêng thì đây là loại hàng hoá đặc biệt, có
vai trò quan trọng và không thế thiếu trong mọi quá trình đầu tư phát triển kinh tế
và đời sống sinh hoạt của người dân. Trong giai đoạn hiện nay, nước ta đang tiến
lên thành một nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa, do đó năng lượng điện lại càng
quan trọng hơn. Vì vậy, Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam phải có những chiến lược,
chính sách để đầu tư phát triển nguồn cung cấp điện nhằm có thế đảm bảo được nhu
cầu của người dân cũng như nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước.
Các dự án đầu tư xây dựng công trình (công trình xây dựng trạm biến áp,
đường dây truyền tải và cung cấp điện) của ngành Điện thường có yêu cầu cấp bách
về tiến độ để nhằm đáp ứng được yêu cầu phát triển phụ tải của từng khu vực. Việc
đáp ứng được yêu cầu về tiến độ thực hiện của các dự án đầu tư xây dựng Điện
không những ảnh hưởng trực tiếp đến Ngành Điện mà còn ảnh hưởng đến sự phát
triển kinh tế của vùng, địa phương có khu công nghiệp cần những phụ tải lớn và là
của toàn bộ sự phát triển về kinh tế xã hội cho toàn đất nước. Vì vậy việc nâng cao
hiệu quả trong công tác quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng của Ngành Điện là
rất quan trọng.
Để hạn chế việc chậm trễ và lãng phí, việc tìm ra các yếu tố rủi ro làm ảnh
hưởng đến công tác đầu tư xây dựng Điện tại TP.HCM là một công việc rất phức
tạp nhưng rất cần thiết.
Nghiên cứu được thực hiện thông qua khảo sát dữ liệu về tình hình thực hiện
các dự án xây dựng điện thực tế tại TP.HCM, thông qua tiến độ thực tế của các dự
án xây dựng điện đã thực hiện để xác định các yếu tố xảy ra làm ảnh hưởng đến tiến
độ và hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình Điện lại TP.HCM.
Từ các yếu tố làm ảnh hưởng đã xảy ra theo khảo sát thống kê từ tình hình
thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình Điện do Tổng công ty Điện lực TP. Hồ

Chí Minh thực hiện, để tổng quát và mở rộng hơn nhằm xác định các yếu tố có thể
sẽ xảy khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình điện, thông qua khảo sát


iv

bảng câu hỏi để nhận dạng 6 nhóm với 35 yếu tố rủi ro sẽ làm ảnh hưởng đến việc
quản lý thực hiện đầu tư xây dựng các công trình của ngành Điện tại Thành phố Hồ
Chí Minh.
Từ số liệu thực hiện khảo sát bằng bảng câu hỏi, sẽ xác định được các yếu tố
rủi ro với khả năng xảy ra và mức độ ảnh hưởng, từ đó đưa ra được các nhóm nhân
tố rủi ro tác động đến hoạt động đầu tư dự án xây dựng công trình điện. Thông qua
phân tích khám phá các thành phần chính, để loại bỏ các nhân tố không hoặc ít ảnh
hưởng để đánh giá và xếp hạng nhóm được 4 nhóm nhân tố gồm 11 yếu tố có ảnh
hưởng đến việc thực hiện đầu tư xây dựng công trình điện và đưa vào mô hình phân
tích hồi quy.
Kết quả nghiên cứu tác giả đánh giá nhận dạng ra 11 yếu tố rủi ro hàng đầu và
so với các yếu tố đã xảy ra làm ảnh hưởng đến công tác quản lý thực hiện đầu tư
xây dựng các công trình của ngành Điện tại Thành phố Hồ Chí Minh, đề xuất biện
giải pháp. Qua đó có kế hoạch phòng ngừa, hạn chế và kiểm soát rủi ro trong suốt
quá trình thực hiện dự án, nhằm nâng cao hiệu quả dự án khi thực hiện đầu tư.


v

ABSTRACT
Electrical energy in general and in particular, this is a special commodity,
there is an important role and is indispensable in any investment process of
economic development and daily life of the people. In the current period, our
country is moving into an industrialized country, modernizing, thus electrical

energy is even more important than. Therefore, EVN must have strategies, policies
for investment and development in order to have power supplies that ensure the
needs of people as well as the economic development needs of the country.
The investment project construction (construction of substations, transmission
lines and power supply) of the electricity industry often require urgent progress in
order to meet the requirements of load growth in each region. Meet the
requirements of the progress of construction projects Electrical no direct impact to
the Power Branch, but also affects the economic development of the region, local
industrial needs load is large and the entire development of social economy
throughout the country. Thus improving efficiency in the management of project
construction investment of Power Branch is very important.
To limit the delay and waste, finding the risk factors affecting the construction
work Electrical work in Ho Chi Minh City is a very complex but very necessary.
The research was conducted through survey data on the implementation of real
power construction projects in Ho Chi Minh City, real progress through
implementation of power projects were undertaken to determine the magnitude
factors occur which affect the progress of implementation of investment projects
construction Electricity in Ho Chi Minh City.
Since the factors affecting happened according to statistics from the survey on
the implementation of investment projects construction by Electric Power
Corporation Ho Chi Minh City, to generalize and extend than to identify factors that
might occur when implementing investment projects on construction of the power,


vi

through a questionnaire survey to identify 6 groups with 35 risk factors affecting
investment construction of the power project in Ho Chi Minh City City .
Data from a survey by questionnaire, to determine the risk factors for the
likelihood and extent of impact, thereby giving the group of risk factors that impact

investing activities construction project power. Through analysis to principal
component, to eliminate the factors that little or no impact to evaluate and 4 groups
with 11 risk factors that affect the performance of investment construction and
electricity included in the regression analysis model.
Results of the study authors evaluated 11 risk factors identify risk factors and
compared with the leading factors happened to affect the management of the
investment in the construction of Electric Power Corporation Ho Chi Minh City,
proposed solutions. Thereby plans to prevent, limit and control risks during project
implementation, in order to improve project efficiency when making investments.


vii

MỤC LỤC
Lời cam đoan ……………………………………………………………………….i
Lời cám ơn …………………………………………………………………………ii
Tóm tắt …………………………………………………………………………….iii
Asbtract ……………………………………………………………………………iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT……………………………………………….viii
DANH MỤC HÌNH ẢNH……………………………………………………….. x
DANH MỤC BẢNG, BIỂU……………………………………………………… xi
CHƯƠNG 1.

MỞ ĐẦU ..................................................................................... 16

1.1

Giới thiệu .....................................................................................................16

1.2


Xác định vấn đề nghiên cứu ........................................................................17

1.3

Lý do hình thành đề tài nghiên cứu .............................................................19

1.4

Các mục tiêu nghiên cứu .............................................................................21

1.5

Phạm vi nghiên cứu. ....................................................................................22

1.6

Kết quả mong đợi ........................................................................................24

CHƯƠNG 2.
2.1

TỔNG QUAN .............................................................................. 25

Khái niệm và lý thuyết.................................................................................25

2.1.1

Các khái niệm về đầu tư ................................................................................... 25


2.1.2

Các khái niệm về dự án .................................................................................... 25

2.1.3

Dự án đầu tư xây dựng ..................................................................................... 29

2.2

Quản lý dự án xây dựng...............................................................................33

2.2.1

Định nghĩa quản lý dự án ................................................................................. 33

2.2.2

Bản chất quản lý dự án ..................................................................................... 34


viii

2.2.3

Nguyên tắc cơ bản của quản lý dự án xây dựng ............................................ 35

2.2.4

Các mục tiêu của quản lý dự án xây dựng...................................................... 36


2.3

Nội dung quản lý dự án xây dựng ...............................................................40

2.3.1

Các giai đoạn trong quản lý dự án xây dựng.................................................. 40

2.3.2

Các nội dung quản lý dự án ............................................................................. 41

2.4

Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình điện: .........................................44

2.5

Các khái niệm về rủi ro................................................................................45

2.5.1

Rủi ro và vòng đời của dự án ........................................................................... 47

2.5.2

Phân tích rủi ro .................................................................................................. 51

2.5.3


Quản lý rủi ro .................................................................................................... 55

2.6

Các nghiên cứu về quản lý rủi ro trước đây ................................................62

2.6.1

Các nghiên cứu trong nước .............................................................................. 62

2.6.2

Các nghiên cứu nước ngoài ............................................................................. 62

CHƯƠNG 3.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

CÔNG TRÌNH ĐIỆN TẠI KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .................. 65
3.1

Khái quát và đặc điểm của ngành điện tại Thành phố Hồ Chí Minh ..........65

3.1.1

Quá trình hình thành và phát triển ................................................................... 66

3.1.2


Tình hình quản lý, vận hành hệ thống điện tại Thành phố Hồ Chí Minh: .. 68

3.2

Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh ........................................70

3.2.1

Công tác thực hiện đầu tư xây dựng tại Tổng công ty Điện lực TP.HCM . 74

3.2.2

Nguyên tắc tổ chức hoạt động của Ban QLDA Lưới điện TP.HCM .......... 76

3.3

Thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình điện của Tổng công ty

Điện lực TP.HCM .................................................................................................80
3.3.1

Tổng hợp và thống kê các số liệu thực hiện ................................................... 80


ix

3.3.2

Thực trạng của công tác đầu tư xây dựng công trình điện ............................ 80


3.3.3

Công tác quản lý thực hiện ĐTXD công trình điện của Ban QLDA .......... 82

3.3.4

Các nguyên nhân làm ảnh hưởng đến công tác đầu tư xây dựng công trình

điện của Ban QLDA....................................................................................................... 85
3.4

Tổng kết và đánh giá ...................................................................................97

CHƯƠNG 4.
4.1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 98

Cơ sở lý thuyết .............................................................................................98

4.1.1

Lý thuyết thống kê ............................................................................................ 98

4.1.2

Biến .................................................................................................................... 98

4.1.3


Mẫu..................................................................................................................... 98

4.1.4

Thang đo .......................................................................................................... 102

4.1.5

Phương pháp phân tích thành phần chính .................................................... 107

4.1.6

Phân tích phương sai (ANOVA) ................................................................... 110

4.2

Phương pháp luận. .....................................................................................110

4.2.1
4.3

Thu thập dữ liệu .............................................................................................. 110

Phương pháp thực hiện trong luận văn ......................................................112

4.3.1

Phương pháp nghiên cứu định tính ............................................................... 112

4.3.2


Phương pháp nghiên cứu định lượng ............................................................ 113

4.4

Quy trình thực hiện nghiên cứu .................................................................115

4.5

Thiết kế bảng câu hỏi và thu thập số liệu ..................................................116

4.5.1

Giới thiệu cách lập bảng câu hỏi ................................................................... 116

4.5.2

Các bước tiến hành xây dựng bảng câu hỏi ................................................. 116


x

CHƯƠNG 5.

THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU ...........................................120

5.1

Xây dựng thang đo ....................................................................................120


5.2

Thông tin mẫu khảo sát .............................................................................122

5.3

Khảo sát mức độ ảnh hưởng ......................................................................124

5.4

Khảo sát khả năng xảy ra ...........................................................................127

5.5

Xếp hạng nhân tố .......................................................................................130

5.6

Phân tích thành phần chính........................................................................133

5.7

Mô hình hồi quy ........................................................................................142

CHƯƠNG 6.

KẾT LUẬN, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ............................. 149

6.1


Kết luận: ....................................................................................................149

6.2

Đóng góp của nghiên cứu ..........................................................................149

6.3

Các giải pháp .............................................................................................150

6.3.1

Hiệu quả khai thác vận hành - Nhóm 3 ........................................................ 150

6.3.2

Thực trạng của dự án - Nhóm 1: ................................................................... 153

6.3.3

Các thủ tục pháp lý - Nhóm 2:....................................................................... 156

6.3.4

Khảo sát, dự báo nhu cầu - Nhóm 4.............................................................. 160

6.4

Đóng góp của nghiên cứu ..........................................................................162


6.5

Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ...........................169

6.6

Kiến nghị ...................................................................................................169

TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………...171
PHỤ LỤC…………………………………………………………………………177


xi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
- Ban QLDA

Ban Quản lý dự án;

- CĐT

Chủ đầu tư

- CT

Công trình

- ĐTXDCT

Đầu tư xây dựng công trình


- ĐTXDCTĐ

Đầu tư xây dựng công trình điện;

- ĐTXD

Đầu tư xây dựng

- DAĐT

Dự án đầu tư

- NSNN

Ngân sách Nhà nước

- Tổng công ty

Tổng công ty Điện lực TP.HCM

- TVGS

Tư vấn giám sát

- TKKT

Thiết kế k thuật

- TKBVTC


Thiết kế bản vẽ thi công

- GPMB

Giải phóng mặt bằng;

- BBNs

Là mô hình xác suất dạng đồ thị
(Bayesian Belief Networks);

- PCA

Các thành phần chính chuẩn hóa
(Principal Component Analysis);

- IMF

Qu tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund );

- ISO

Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế
(International Organization for Standardization);

- ODA

Là một hình thức đầu tư nước ngoài
(Official Development Assistance);


- ROE

Là lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (Return On Equity).

- SPSS

Phần mềm thống kê cho khoa học xã hội (Stasistical
Package for the Social Sciences);

- WB

Ngân hàng thế giới (World Bank);

- TP.HCM

Thành Phố Hồ Chí Minh.


xii

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1. Mục tiêu của dự án [29]. ...........................................................................28
Hình 2.2. Các mục tiêu và chủ thể dự án xây dựng [39]..........................................28
Hình 2.3. Ba thành tố của dự án xây dựng [2]. .........................................................30
Hình 2.4. Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng công trình ......................................31
Hình 2.5. Giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình .............................32
Hình 2.6. Mô hình nguồn lực theo giai đoạn của một dự án.....................................33
Hình 2. . Ba thành phần chính của quản lý dự án ....................................................34
Hình 2. . Quan hệ giữa các quá trình quản lý trong một dự án [PMBOK] ..............35

Hình 2. . Các thành phần cơ bản tạo nên quản lý dự án...........................................36
Hình 2.1 . Tam giác mục tiêu cơ bản của quản lý dự án xây dựng ..........................36
Hình 2.11. Ngũ giác mục tiêu của quản lý dự án xây dựng ở Việt Nam ..................37
Hình 2.12. Tối ưu đa mục tiêu trong quản lý dự án xây dựng ..................................38
Hình 2.13. Các giai đoạn trong quản lý dự án xây dựng ..........................................41
Hình 2.14. Các nội dung trong quản lý dự án xây dựng ...........................................44
Hình 2.15. Các rủi ro điển hình [36] .........................................................................46
Hình 2.16. Mối quan hệ giữa rủi ro và vòng đời dự án. ............................................47
Hình 2.1 . Rủi ro phân theo tính chất hệ thống. .......................................................48
Hình 2.1 . Rủi ro phân theo môi trường tác động. ...................................................49
Hình 2.1 . rủi ro phân theo đối tượng. ......................................................................49
Hình 2.2 . Rủi ro phân theo giai đoạn đầu tư [33]. ..................................................50
Hình 2.21. Trình tự phân tích rủi ro [37]. .................................................................51
Hình 2.22. Các phương pháp phân tích rủi ro dự án [37]. ........................................52


xiii

Hình 2.23. Quy trình quản lý rủi ro...........................................................................56
Hình 2.24. Quản lý rủi ro dự án [38]........................................................................56
Hình 3.1. Diện tích quản lý của 05 Tổng công ty Điện lực. .....................................65
Hình 3.2. Phân cấp quản lý dự án của Tổng công ty Điện lực TP.HCM....................74
Hình 3.3. Chức năng quản lý dự án của Ban QLDA Lưới điện TP.HCM. ................76
Hình 3.4. Phân cấp quản lý dự á ...............................................................................80
Hình 3.5. Bộ máy của Ban QLDA Lưới điện TP.HCM. ...........................................80
Hình 3.6. Trình tự thực hiện dự án của Ban QLDA Lưới điện TP.HCM. .................82
Hình 4.1. Phương pháp phân tích định lượng .......................................................113
Hình 5.1. Scree Plot. ...............................................................................................140



xiv

DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.2 Các tình huống đánh đổi ...........................................................................39
Bảng 2.3 Tính chất của các phương pháp phân tích rủi ro [37]. ..............................54
Bảng 2.4 Quản lý rủi ro theo vòng đời dự án [37]. ..................................................57
Bảng 3.1 Bảng tổng hợp tình hình tiêu thụ điện tại Thành phố Hồ Chí Minh (từ
năm 2 1 – 2015) ....................................................................................................184
Bảng 3.2 Bảng tổng hợp tỷ lệ tình hình thực hiện dự án .........................................81
Bảng 3.3 Các bước thực hiện dự án của Ban QLDA Lưới điện TP.HCM. ...........833
Bảng 3.4 Các nguyên nhân ảnh hưởng đến dự án ....................................................86
Bảng 4.1. Thang đo đánh giá xác suất xảy ra .........................................................104
Bảng 4.2. Bảng thang đo đánh giá mức độ tác động ..............................................104
Bảng 4.3. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha .............................................................106
Bảng 4.4. Bảng mã hóa các yếu tố rủi ro làm ảnh hưởng .......................................117
Bảng 5.1. Bảng xây dựng thang đo. ........................................................................121
Bảng 5.2. Vị trí công tác .........................................................................................122
Bảng 5.3. Đơn vị công tác .......................................................................................122
Bảng 5.4. Thời gian công tác ..................................................................................123
Bảng 5.5. Quy mô dự án .........................................................................................123
Bảng 5.6. Hiểu biết về rủi ro ...................................................................................123
Bảng 5. . Quan tâm về rủi ro ..................................................................................124
Bảng 5. . Reliability Statistics ................................................................................124
Bảng 5. . Bảng mức độ ảnh hưởng .........................................................................125
Bảng 5.1 . Reliability Statistics ..............................................................................127


xv

Bảng 5.11. Bảng khả năng xảy ra ...........................................................................128

Bảng 5.12. Xếp hạng nhân tố ..................................................................................130
Bảng 5.13. Phân tích nhân tố khám phá ..................................................................133
Bảng 5.14. Communalities ......................................................................................135
Bảng 5.15. Communalities ......................................................................................136
Bảng 5.16. Communalities ......................................................................................137
Bảng 5.1 . KMO and Bartlett's Test .......................................................................138
Bảng 5.1 Acceptance level of KMO Value..........................................................139
Bảng 5.1 . ...............................................................................................................139
Bảng 5.2 . Rotated Component Matrixa .................................................................141


16

CHƯƠNG 1.

MỞ ĐẦU

1.1 Giới thiệu
Nền kinh tế Việt Nam phát triển theo hướng kinh tế thị trường có sự điều tiết
của Nhà nước với nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại và phát triển trong một
không gian kinh tế mở. Với sự phát triển đa dạng của các thành phần kinh tế đã dẫn
đến sự phát triển mạnh mẽ của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Năng lượng nói chung và Điện nói riêng thì đây là loại hàng hoá đặc biệt, có
vai trò quan trọng và không thế thiếu trong mọi quá trình đầu tư phát triển kinh tế
và đời sống sinh hoạt của người dân. Trong giai đoạn hiện nay, nước ta đang tiến
lên thành một nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì năng lượng điện lại càng có vị
trí quan trọng. Như vậy Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam phải có những chiến lược,
chính sách đế đầu tư nhằm có thế đảm bảo được nhu cầu của người dân cũng như
nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước.
Theo Chiến lược phát triển Kinh tế - Xã hội của đất nước giai đoạn 2011 –

2020, Việt Nam phấn đấu đến năm 2 2 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo
hướng hiện đại. Đồng hành cùng với cả nước, ngành điện Việt Nam nói chung,
ngành điện Thành phố nói riêng, cũng cần có những chiến lược cụ thể để hiện đại
hóa lưới điện, hiện đại hóa công tác quản lý nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện
của toàn xã hội ngày càng tăng, và để góp phần đưa mục tiêu trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại sớm thành hiện thực.
Do đó các dự án đầu tư xây dựng công trình (các công trình xây dựng trạm
biến áp, đường dây truyền tải và cung cấp điện) của ngành Điện thường có yêu cầu
cấp bách về tiến độ, hạn chế những rủi ro trong quá trình thực hiện công tác đầu tư
xây dựng công trình điện để nhằm đáp ứng được yêu cầu phát triển phụ tải của từng
khu vực. Việc đáp ứng được yêu cầu về tiến độ thực hiện và hiệu quả của các dự án
đầu tư xây dựng Điện không những ảnh hưởng trực tiếp đến Ngành Điện mà còn
ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của vùng, địa phương có khu công nghiệp cần
những phụ tải lớn và là của toàn bộ sự phát triển về kinh tế xã hội cho toàn đất


17

nước. Vì vậy việc nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý thực hiện dự án đầu tư
xây dựng của Ngành Điện là rất quan trọng.
Trong quá trình quản lý thực hiện dự án có nhiều chủ thể tham gia ở các góc
độ khác nhau, nhưng với chức năng, nhiệm vụ của mình, công tác quản lý dự án của
Chủ đầu tư thực sự đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả đầu tư và
xây dựng cả về quản lý chất lượng, tiến độ và chi phí.
Việc thực hiện đầu tư xây dựng công trình điện tại khu vực TP.HCM có rất
nhiều rủi ro có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả của dự án. Chính
các tác động không ổn định từ môi trường xung quanh và điều chỉnh từ nội tại của
dự án dẫn tới phải thay đổi nhiều tiêu chí cơ bản được dự tính ban đầu và làm thay
đổi hiệu quả đầu tư của dự án.
Đứng trước những vấn đề như vậy, để đạt được hiệu quả trong công tác đánh

giá và quản lý các tác động bên ngoài đến dự án ĐTXD đòi hỏi phải có những sự
nghiên cứu, cập nhật, đổi mới các phương thức cho phù hợp.
Nhận thức rõ được tầm quan trọng của dự án ĐTXD hệ thống truyền tải và
cung cấp điện nên tác giả chọn đề tài: “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao
hiệu quả công tác quản lý thực hiện đầu tư xây dựng các công trình của ngành Điện
tại Thành phố Hồ Chí Minh” với mong muốn đóng góp cho công tác đầu tư xây
dựng của ngành Điện tại Thành phố Hồ Chí Mınh đạt hiệu quả hơn.
1.2 Xác định vấn đề nghiên cứu
Trên cơ sở định hướng của các quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt gồm quy hoạch phát triển Điện lực TP.HCM giai đoạn 2002-2010 và quy
hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006 - 2015 (quy hoạch điện VI), quy
hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2011 – 2 2 có xét đến 2030 (quy
hoạch điện VII) và quy hoạch phát triển lưới điện quận huyện trên địa bàn Thành
phố được UBND Thành phố HCM thông qua; với khối lượng đầu tư xây dựng của
Tổng công ty Điện lực TP.HCM được giao hàng năm tăng mạnh: năm 2



215,7 tỷ đồng, đến năm 2 5 là 6 2,5 tỷ đồng (tăng hơn gấp 3 lần), năm 2 1 là


18

1.172,6 tỷ đồng (tiếp tục tăng gần gấp đôi), cuối năm 2 13 là 2.105 tỷ đồng (đã tăng
10 lần so với năm 2

), năm 2 14 là 2.

tỷ đồng, Tổng công ty đã phải vượt qua


rất nhiều khó khăn triển khai các công trình lưới điện qua các giải pháp như: tích
cực huy động từ nhiều nguồn khác nhau, qua việc tăng cường huy động các qu hỗ
trợ, ngân hàng thương mại kể được vay với lãi suất phù hợp để đáp ứng trên 80%
tổng vốn đầu tư hàng năm (bình quân từ 800 - 1000 tỷ đồng/năm) đẩy mạnh việc
phối hợp chặt chẽ với địa phương và các sở, ngành liên quan để cùng tháo gỡ các
vướng mắc trong công tác bồi thường - giải phóng mặt bằng, bảo đảm được tiến độ
xây dựng của dự án trọng điểm điều hành cũng luôn phải hết sức linh hoạt, hợp lý
để kịp thời điều chỉnh, bổ sung các biến động thực tế mà qui hoạch dài hạn không
thể dự trù chính xác,…
Tại Quyết định số 64 3/QĐ-BCT của Bộ Công Thương ngày

/12/2 1 về

việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển điện lực Thành phố Hồ Chí Mınh giai đoạn
2 15 có xét đến 2 2 ”, quy định rõ phụ tải điện phải đáp ứng nhu cầu điện với mức
tăng trưởng trong giai đoạn 2011-2 15 là 12% và giai đoạn 2016-2020 là 11%.
Với yêu cầu cấp bách về phụ tải điện, việc thực hiện đầu tư xây dựng công
trình điện tại TP.HCM với yêu cầu quan trọng nhất là phải đúng tiến độ, nhưng môi
trường thực hiện của các dự án ĐTXD điện đang tiềm ẩn rất nhiều rủi ro do tình
trạng không đồng bộ của hệ thống cơ sở hạ tầng, sự khó khăn trong việc giải phóng
đền bù, không xác định được quyền sử dụng đất, sự phát triển chưa đồng bộ về nhu
cầu phụ tải (sự phát triển của các dự án chung cư, cao ốc văn phòng, khu công
nghiệp tại TP.HCM mang tính đột phá, không có định hướng trước để chuẩn bị). Sự
gia tăng giá vật tư thiết bị chuyên ngành điện và nhân công do tính chất đặc thù là
tăng giá gói thầu. Chủ đầu tư không thể bồi thường, giải phóng mặt bằng thuận lợi,
khả thi, để thực hiện nhanh dự án theo quy hoạch điện, rút ngắn thời gian thực hiện,
tính toán chi tiết được khả năng thu hồi vốn, tránh được những rủi ro ngoài mong
muốn và đáp ứng kịp thời nhu cầu phụ tải điện của TP.HCM.



19

Hạn chế cơ bản trong công tác ĐTXD các công trình điện là thực hiện các dự án
còn chậm trễ tiến độ do các vướng mắc do đền bù giải tỏa, an ninh xã hội, hành lang
pháp lý và chưa đảm bảo chất lượng, nhất là lưới điện 220-110kV chưa đáp ứng được
yêu cầu kế hoạch và mục tiêu đề ra. Các yếu tố làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự
án ĐTXD công trình điện từ rất nhiều nguyên nhân chủ quan hay khách quan, các rủi
ro khi xảy ra làm ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ và hiệu quả của dự án. Để dự án
đạt được mục tiêu phải xác định được các yếu tố rủi ro nào có thể xảy ra để có giải
pháp quản lý phòng ngừa.
1.3 Lý do hình thành đề tài nghiên cứu
Đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản
lý thực hiện đầu tư xây dựng các công trình của ngành Điện tại Thành phố Hồ
Chí Minh” để nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý thực hiện
dự án đầu tư xây dựng của ngành Điện và đưa ra các giải pháp cho các công tác:
đánh giá và quản lý được các rủi ro có thể xảy ra để hoạch định và kiểm soát tiến
độ, chất lượng thi công; hoạch định và kiểm soát các chi phí đầu tư qua dự toán
được duyệt; kiểm soát và sử dụng tối ưu chi phí QLDA và hiệu quả đầu tư dự án
khi đưa vào khai khác vận hành so với quyết định đầu tư ban đầu. …
Do các dự án đầu tư xây dựng công trình điện mang đặc thù của ngành năng
lượng, ngoài yêu cầu quan trọng nhất là bảo đảm an ninh năng lượng nhưng phải
tuân thủ các yêu cầu về đầu tư xây dựng, vì vậy trong quá trình thực hiện đầu tư xây
dựng sẽ có rất nhiều các yếu tố xảy ra làm ảnh hưởng tiến độ, chi phí và chất lượng
của dự án.
Xác định được các yếu tố rủi ro có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến công tác đầu
tư xây dựng các công trình điện để công tác hoạch định được chính xác nhằm nâng
cao hiệu quả công tác quản lý thực hiện đầu tư xây dựng của các công trình điện.
Việc nâng cao hiệu quả đầu tư sẽ mang lại hiệu quả sử dụng vốn, đây là yếu tố
quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả của một dự án đầu tư xây dựng công trình
trong ngành Điện trong điều kiện ngành Điện sử dụng nguồn vốn tự có (khấu hao

cơ bản, đầu tư phát triển, qu khoa học công nghệ) và nguồn vốn vay (vay nước
ngoài, vay trong nước, các nhà tài trợ).


20

Việc quản lý nguồn vốn, tiến độ cũng như chất lượng trong xây dựng ở nước
ta trong những năm qua vẫn còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết về năng lực và k năng
quản lý thể hiện tính chuyên nghiệp chưa cao. Đặc biệt đối với các dự án ĐTXD
công trình điện ở nước ta tuy đã đạt được nhiều kết quả tốt, đáp ứng được yêu cầu
phát triển của xã hội, nhưng chúng ta phải nhìn nhận rằng vẫn nổi lên vấn đề thực
hiện dự án chậm, khả năng giải ngân thấp so với yêu cầu, công tác thanh quyết toán
kéo dài, công trình chậm được đưa vào sử dụng dẫn đến Hiệu quả đầu tư hạn chế.
Theo báo cáo của các Tổng công ty Điện lực, các dự án ĐTXD công trình điện
vẫn còn vướng mắc phải một số vấn đề do các nguyên nhân chính như sau:
- Ban quản lý dự án đại diện cho Chủ đầu tư do phải quản lý rất nhiều dự án,
còn hạn chế về nhân sự, chưa thể hiện được tính chuyên nghiệp trong công tác quản
lý do phải thực hiện các yêu cầu khác.
- Chưa kiểm soát được chặt chẽ tiến độ thực hiện của dự án trong từng giai
đoạn, việc hoạch định tiến độ của dự án chưa xem xét các yếu tố rủi ro có thể xảy ra
có thể làm ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng và hiệu quả của dự án.
- Do các yêu cầu, thủ tục pháp lý để thực hiện dự án có nhiều thay đổi trong
suốt quá trình thực hiện dự án.
- Các dự án đã gặp nhiều vấn đề về chất lượng như các sai sót của nhà thầu tư
vấn, giám sát, thi công xây lắp, cung cấp vật tư thiết bị,…nhưng vẫn phải đưa vào
sử dụng do yêu cầu cấp bách về phụ tải.
- Việc kiểm soát hồ sơ thiết kế k thuật thi công – Tổng dự toán còn một số
hạn chế nên dẫn đến phát sinh chi phí trong giai đoạn thi công và làm ảnh hưởng
đến tiến độ hoàn thành công trình.v.v..
- Quá trình thi công gặp nhiều trở ngại do công tác giải phóng mặt bằng, công

trình trải dài trên nhiều quận khác nhau,….làm kéo dài thời gian thực hiện công tác
thi công xây lắp.


21

Với việc phân bổ địa bàn quản lý của 05 Tổng công ty phân phối điện trực
thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) theo địa hình của nước Việt Nam. Trong
đó, Tổng công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC) và Tổng công ty Điện lực Hà
Nội (EVN Hà Nội) là các đơn vị quản lý các thành phố lớn địa bàn tập trung nên có
mức độ điện khí hóa và yêu cầu gia tăng công suất cao nhất, do đó cần phải thực
hiện đầu tư xây dựng rất nhiều công trình điện để đáp ứng được yêu cầu phát triển
của kinh tế khu vực. Sau đây là một vài số liệu của 05 Tổng công ty Điện lực.

Hình 2.2: Diện tích quản lý của 05 Tổng công ty Điện lực

Tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, tiến độ thực hiện của các dự án xây
dựng điện tại TP.HCM phải tuân theo quy hoạch phát triển điện của TP.HCM đã
được Bộ Công Thương phê duyệt, sự quản lý đạt hiệu quả hay không hiệu quả của
việc thực hiện các dự án loại này sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển cho toàn xã hội
về mọi mặt, cùng với một trình tự thủ tục tương đối phức tạp và liên đới tới nhiều
cơ quan, sở ban ngành quản lý về xây dựng.
1.4 Các mục tiêu nghiên cứu
Quá trình thực hiện đầu tư xây dựng các dự án luôn có phát sinh nhiều vấn đề
làm ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư xây dựng của dự án như: tăng chi phí xây dựng,
thời gian thi công xây dựng kéo dài, công trình không đưa vào sử dụng kịp thời,


22


tăng lãi vay,... tất cả những rủi ro này xảy ra chủ yếu là do công tác quản lý dự án
chưa được hoạch định tốt.
Thời gian thực hiện đầu tư xây dựng công trình là yếu tố vô cùng quan trọng
trong hoạch định tiến độ dự án xây dựng của nhà đầu tư, do đó để đảm bảo dự án
đạt hiệu quả thì nhất thiết quá trình thực hiện các công trình phải đúng thời gian
theo kế hoạch hay nói khác đi là phải hoàn thành công trình đúng tiến độ thi công
và kế hoạch đã đề ra. Như vậy việc lập kế hoạch, đánh giá được các rủi ro có thể
xảy ra và tối ưu được tiến độ thực hiện vô cùng quan trọng, giúp các nhà quản lý
nắm rõ từng công đoạn thi công, thời gian thực hiện từng giai đoạn trong dự án, vì
vậy các nhà quản lý sẽ chủ động và điều phối tốt hơn trong quá trình thực hiện
ĐTXD các công trình điện, đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả công trình,
do đó hạn chế các phát sinh gây lãng phí.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng
các công trình của ngành Điện tại TP.HCM. Sử dụng phương pháp thống kê, phân
tích và tổng hợp những tồn tại, vướng mắc, khó khăn của các dự án đã thực hiện và
khảo sát ý kiến thực tế từ các chuyên gia để từ đó xác định được những yếu tố rủi ro
có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến công tác ĐTXD. Các mục tiêu của nghiên cứu gồm:
- Nghiên cứu, khảo sát để xác định những nguyên nhân và các yếu tố rủi ro
ảnh hưởng đến ĐTXD công trình điện tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Phân tích xếp hạng những rủi ro đã tìm được.
- Xây dựng mô hình đánh giá rủi ro khi thực hiện ĐTXD công trình điện tại
TP.HCM.
- Đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác thực hiện dự án đầu tư xây dựng
công trình điện tại TP.HCM.
1.5 Phạm vi nghiên cứu.
- Nghiên cứu được thực hiện thông qua khảo sát dữ liệu về tình hình thực hiện
các dự án xây dựng điện thực tế tại TP.HCM để xác định các yếu tố xảy ra làm ảnh


23


hưởng đến tiến độ thực hiện của dự án đầu tư xây dựng công trình Điện lại
TP.HCM.
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Công tác quản lý thực hiện ĐTXD các
công trình điện của Chủ đầu tư tại TP.HCM (Tổng công ty Điện lực TP.HCM).
- Từ các yếu tố làm ảnh hưởng đã xảy ra theo khảo sát thống kê từ tình hình
thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình Điện do Tổng công ty Điện lực TP. Hồ
Chí Minh thực hiện, để tổng quát và mở rộng hơn nhằm xác định các yếu tố có thể
sẽ xảy khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình điện, thông qua khảo sát
bảng câu hỏi để nhận dạng các nhóm với số lượng các yếu tố rủi ro sẽ làm ảnh
hưởng đến việc quản lý thực hiện đầu tư xây dựng các công trình của ngành Điện
tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Từ số liệu thực hiện khảo sát bằng bảng câu hỏi, sẽ xác định được các yếu tố
rủi ro với khả năng xảy ra và mức độ ảnh hưởng, từ đó đưa ra được các nhóm nhân
tố rủi ro tác động đến hoạt động đầu tư dự án xây dựng công trình điện. Thông qua
phân tích khám phá các thành phần chính, để loại bỏ các nhân tố không hoặc ít ảnh
hưởng để đánh giá và xếp hạng nhóm được các nhóm nhân tố gồm những yếu tố có
ảnh hưởng đến việc thực hiện đầu tư xây dựng công trình điện và đưa vào mô hình
phân tích hồi quy.
- Kết quả nghiên cứu tác giả đánh giá nhận dạng ra các yếu tố rủi ro hàng đầu
và so với các yếu tố đã xảy ra làm ảnh hưởng đến công tác quản lý thực hiện đầu tư
xây dựng các công trình của ngành Điện tại Thành phố Hồ Chí Minh, đề xuất biện
pháp ứng phó. Qua đó có kế hoạch phòng ngừa, hạn chế và kiểm soát rủi ro trong
suốt quá trình thực hiện dự án, nhằm nâng cao hiệu quả dự án khi thực hiện đầu tư.
- Bên cạnh đó, mỗi thực trạng tồn tại sẽ đề xuất biện pháp nâng cao khắc phục
và nâng cao hiệu quả công tác quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình
của ngành Điện tại Thành phố Hồ Chí Mınh.


24


1.6 Kết quả mong đợi
- Nhận dạng, phân tích, đánh giá và xếp hạng các yếu tố có ảnh hưởng đến
công tác quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình của ngành Điện tại
Thành phố Hồ Chí Minh để giúp các bên tham gia dự án có cái nhìn tổng quát
những rủi ro có thể gặp phải khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình Điện
tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đề xuất, kiến nghị các biện pháp để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý
thực hiện dự án đều tư xây dựng công trình Điện tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Về mặt lý luận: Từ phân tích thực trạng, đề tài góp phần trong việc tổng hợp
và phân tích các đánh giá của các chuyên gia về các rủi ro ảnh hưởng đến công tác
ĐTXD các công trình điện tại TP.HCM.
- Về mặt thực tiễn: Đề tài này giúp đưa ra một quy trình nhận dạng và đánh
giá các rủi ro ảnh hưởng đến công tác ĐTXD các công trình điện tại TP.HCM. Qua
đó giúp cho các chủ đầu tư nhận ra dự án có nhiều rủi ro nhất trong tương lai và từ
đó đưa ra các quyết định lựa chọn giải pháp phù hợp để ứng phó các.


25

CHƯƠNG 2.

TỔNG QUAN

2.1 Khái niệm và lý thuyết
2.1.1 Các khái niệm về đầu tư
Có nhiều khái niệm về đầu tư, tùy thuộc vào quan điểm:
Theo quan điểm kinh tế: Đầu tư là sự bỏ ra một lượng vốn để tạo ra một tài
sản dưới một hình thức nào đó (có thể là hình thức vật chất cụ thể như nhà cửa, cơ
sở hạ tầng, máy móc thiết bị, hoặc là hình thức tài chính như mua cổ phần, cổ phiếu,

cho vay…) nhằm khai thác và sử dụng nó, để tài sản này có khả năng sinh lời hay
thỏa mãn một nhu cầu nhất định nào đó của người bỏ vốn trong một khoảng thời
gian nhất định trong tương lai.
Theo quan điểm tài chính: Đầu tư là làm bất động một số vốn, để sau đó rút
ra với một khoản tiền lãi ở thời kỳ tiếp theo. Nói một cách chi tiết hơn, đó là một
chuỗi hoạt động chi tiền của chủ đầu tư, từ đó chủ đầu tư sẽ nhận được một chuỗi
tiền tệ để đảm bảo hoàn trả vốn và trang trải mọi chi phí liên quan và có lãi.
Theo quan điểm kế toán: Đầu tư là gắn liền với một số khoản chi vào động
sản hoặc bất động sản để tạo nên các khoản thu lớn hơn.
Từ nhận xét trên, chúng ta có thể đi đến kết luận:
Đầu tư là hoạt động bỏ vốn (vốn có thể bằng tiền, tài sản hoặc thời gian lao
động) để đạt được mục đích sinh lợi của chủ đầu tư thông qua hoạt động đầu tư.
2.1.2 Các khái niệm về dự án
Có nhiều khái niệm về dự án như sau:
- Dự án là một nhóm công việc được thực hiện theo một quy trình nhất định để
đạt được mục tiêu đề ra, có thời điểm bắt đầu và kết thúc được ấn định trước, và sử
dụng tài nguyên có giới hạn [2].


×