BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
Õ
ĐỀ TÀI NCKH CẤP BỘ
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI CÁC TỈNH TRUNG DU
MIỀN NÚI PHÍA BẮC PHỤC VỤ ĐA MỤC TIÊU
Chủ nhiệm đề tài: GS.TS. Bùi Hiếu
8657
Hà Nội, 10 – 2010
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
Õ
ĐỀ TÀI NCKH CẤP BỘ
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI CÁC TỈNH TRUNG DU
MIỀN NÚI PHÍA BẮC PHỤC VỤ ĐA MỤC TIÊU
Chủ nhiệm đề tài: GS.TS. Bùi Hiếu
Hà Nội, 10 – 2010
1
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NCKH CẤP BỘ
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QỦA CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TẠI
CÁC TỈNH TRUNG DU, MIỀN NÚI PHÍA BẮC PHỤC VỤ ĐA MỤC TIÊU
Chương 1
TỔNG QUÁT
1.1.
Tính cấp thiết, mục tiêu, ý nghĩa và nội dung của đề tài.
1.1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Tại nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam trong những năm trước đây các
công trình thủy lợi (CTTL) được xây dựng chủ yếu phục vụ tưới, tiêu cho các loại cây
trồng. Tuy nhiên trong thực tế quản lý khai thác, ngoài cấp thoát nước cho cây trồng,
trước yêu cầu tự nhiên, cấp bách của đời sống và phát triển kinh tế
xã hội, các hệ
thống thủy lợi còn kết hợp cấp, thoát nước cho các ngành kinh tế - xã hội khác. Nhưng
hiệu quả còn kém so với yêu cầu, với tiềm năng sẵn có của các CTTL.
Các tỉnh vùng Trung du, miền núi phía Bắc (TDMNPB) có vị trí rất quan trọng
về an ninh biên giới lãnh thổ, có tiềm năng rất to lớn để phát triển kinh tế nông - lâm
nghiệp, tiêu thụ hàng hóa qua các cửa khẩu và du lịch sang nước bạn. Do vậy sự phát
tri
ển kinh tế, xã hội vùng này có tầm quan trọng đặc biệt.
Do gặp nhiều khó khăn về điều kiện tự nhiên, xã hội và kinh tế nên các công
trình thuỷ lợi (hầu hết là loại nhỏ và vừa) tại vùng TDMNPB đã phát huy hiệu quả rất
kém, chỉ đạt 60 – 70% năng lực thiết kế phục vụ tưới, tiêu, còn hiệu quả kết hợp phục
vụ đa mục tiêu cho các ngành khác cũng càng yếu và thi
ếu. Do đó biện pháp nâng cao
hiệu quả tổng hợp của các công trình thuỷ lợi (CTTL), luôn là vấn đề quan trọng và
cấp bách.
Để có cơ sở đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả tổng hợp phục vụ đa mục
tiêu của các CTTL, cần thiết có sự nghiên cứu, khảo sát đánh giá toàn diện, đầy đủ,
định tính, định lượng về tác dụng, hiệu quả, và phương thức các công trình thuỷ
lợi
phục vụ tổng hợp đa mục tiêu cho phát triển kinh tế – xã hội, tìm ra nguyên nhân của
các tồn tại, thiếu sót rồi đề xuất phương hướng, giải pháp khắc phục - phát triển làm
cơ sở khoa học - thực tiễn vững chắc cho quy hoạch, xây dựng và quản lý các công
trình thuỷ lợi đạt hiệu quả cao, phục vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, vùng trên
quan đ
iểm sử dụng tổng hợp, bền vững tài nguyên nước.
Mặt khác giúp nâng cao nhận thức về hiệu quả các CTTL. Kết quả nghiên cứu
của Đề tài làm cho mọi người, mọi ngành thấy được rõ hơn, đầy đủ hơn về hiệu quả to
lớn của các CTTL không chỉ tưới, tiêu nước cho cây trồng mà còn phục vụ đa mục
tiêu cho phát triển các ngành kinh tế, xã hội khác, phòng chống thiên tai và bảo vệ môi
trường, từ đó xã hội sẽ quan tâm hơn đến công tác thủy lợi.
Do việc đánh giá chính xác được hiệu quả tổng hợp đa mục tiêu của CTTL là
khó khăn, phức tạp vì phụ thuộc nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, nên cho đến
nay chưa có được phương pháp đánh giá hoàn chỉnh, chưa thiết lập được các chỉ tiêu,
tiêu chí đánh giá xác thực và cho phù hợp điều kiện Việt Nam, do vậy cầ
n thiết phải
nghiên xây dựng được phương pháp luận, cơ sở khoa học đánh giá hiệu quả CTTL
phục vụ đa mục tiêu cho phát triển kinh tế, xã hội, trên cơ sở đó cần xây dựng các hệ
chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đa mục tiêu của CTTL, để rồi đề xuất các giải pháp nâng
cao hiệu quả tổng hợp của các CTTL phục vụ đa mục tiêu.
1.1.2. Mục tiêu nghiên cứ
u (đã được quy định tại bản Tổng đề cương NCKH)
9 Đánh giá được thực trạng các công trình thủy lợi vùng Trung du, miền núi
phía Bắc đáp ứng nhiệm vụ thiết kế và phục vụ đa mục tiêu so với yêu cầu mới.
2
9 Xây dựng phương pháp luận và cơ sở khoa học đánh giá hiệu quả tổng hợp
CTTL phục vụ đa mục tiêu cho phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.
9 Xây dựng được hệ thống các chỉ tiêu đánh giá và phần mềm tính toán hiệu
quả tổng hợp phục vụ đa mục tiêu của các công trình thủy lợi.
9 Đề xuất được giải pháp nâng cao hiệu quả công trình thủ
y lợi phục vụ đa
mục tiêu cho phát triển kinh tế - xã hội và môi trường tại các tỉnh Trung du, miền núi
phía Bắc.
9 Dựa trên các nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổng hợp, đa mục tiêu của
CTTL đã được thiết lập và tiến hành thử nghiệm áp dụng tại một số hệ thống thủy lợi
đại diện để kiến nghị bổ xung vào tài liệu 14 TCN 112-2006 hướng dẫn tính toán
đánh
giá hiệu quả kinh tế dự án thuỷ lợi tưới, tiêu.
1.1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Đây là vấn đề mới, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn trong việc đánh giá hiệu
quả, nâng cao hiệu quả phục vụ của các CTTL.
1. Mặc dù sẽ là một thử thách lớn để phát triển, tìm ra một phương pháp đánh
giá phù hợp với các thể loại, quy mô CTTL khác nhau với đối tượ
ng sử dụng nước đa
dạng, ở các miền vùng khác nhau và giải quyết mâu thuẫn giữa các hộ dùng nước với
nhau.Tuy nhiên tập thể Đề tài đã nghiên cứu đề xuất được. Phương pháp tiếp cận
đánh giá hiệu quả phục vụ đa mục tiêu của các CTTL tại Việt Nam và sơ đồ khối Bộ
khung tổng thể các bước đánh giá hiệu quả HTTL có giá trị tham khảo áp d
ụng tốt.
2. Đề tài đã đề xuất xây dựng được chín nhóm chỉ tiêu làm cơ sở đánh giá hiệu
quả CTTLphục vụ đa mục tiêu đã thể hiện được đầy đủ các mặt hiệu quả của CTTL
như: hiệu quả phân phới sử dụng nước, hiệu quả phục vụ các ngành, hiệu quả kinh tế
tổng hợp, hiệu quả môi trường, hiệu qu
ả xã hội, đã tiếp cận được với trình độ KHCN
tiên tiến trên thế giới.
3. Đề tài đã đề xuất, kiến nghị bổ xung nhiều chỉ tiêu đánh giá hiệu quả HTTL
vào 14 TCN 112 - 2006, tuy nhiên là bước đầu cần phải được tiếp tục thử nghiệm
trong điều kiện thực tế để hoàn chỉnh thêm.
4. Đã xây dựng phần mềm cơ sở dữ liệ
u và tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu
quả công trình thủy lợi phục vụ đa mục tiêu trên cơ sở các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
của các CTTL đã được thiết lập và thử nghiệm.
Qua thử nghiệm áp dụng tại một số HTTL đại diện thấy được phần mềm này có
các ưu điểm, có tính khả thi rõ rệt.
5. Đề tài đã nêu được khá đầy đủ các nguyên nhân làm giảm hiệu qu
ả phục vụ
của các công trình thuỷ lợi, gồm: Nguyên nhân về đặc điểm điều kiện, kinh tế, xã hội,
về quy hoạch, thiết kế, nguyên nhân và bất cập trong qủan lý khai thác CTTL, trong đó
nổi lên các nguyên nhân đặc thù cho vùng đồi núi, trung du phía Bắc.
6. Đề tài đã xuất khá toàn diện các giải pháp quy hoạch, thiết kế nâng cao hiệu
quả phục vụ đa mục tiêu của các công trình thuỷ lợi, trong đó nhấn mạnh các v
ấn đề:
a) Cần nghiên cứu bổ sung, hoàn chỉnh các chỉ tiêu kỹ thuật, kinh tế cho quy
hoạch, thiết kế xây dựng công trình thuỷ lợi phục vụ đa mục tiêu trong điều kiện đa
dạng hoá và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
b) Chỉ dẫn cách tính toán cân bằng nước và xác định các quy mô, kích thước
cơ bản của công trình đầu mối ở hồ chứa,
đập dâng đã và sẽ xây dựng thực hiện nhiệm
vụ tưới theo thiết kế cũ, thực hiên nhiệm vụ phục vụ đa mục tiêu. và giải pháp sử lý
tình huống do các nhu cầu dùng nước ngày càng gia tăng trong khi nguồn nước đến có
chiều hướng giảm đi.
3
c) Để nâng cao hiệu quả phục vụ của CTTL ,Đề tài đề xuất cần sớm xây dựng
chiến lược quy hoạch thủy lợi phục vụ đa mục tiêu ở các quy mô khác nhau, vùng khác
nhau, và thể loại công trình khác nhau
7. Các giải pháp quản lý khai thác đã được Đề tài đã đề xuất khá đầy đủ, gồm:
Gải pháp quản lý nước, giải pháp quản lý công trình, giải pháp quản lý kinh tế,
tài chính, giải pháp về t
ổ chức quản lý công trình thủy lợi, giải pháp về chính sách
quản lý công trình thủy lợi. Trong đó nhấn mạnh một số giải pháp đặc trưng.
8. Các kết quả nghiên cứu cử Đề tài có thể tham khảo áp dụng vào thực tiễn cho
các thể loại CTTL khác, ở các miền, vùng khác .
1.1.4. Nhiệm vụ, nội dung nghiên cứu.
1. Khảo sát, đánh giá được thực trạng các công trình thủy lợi vùng Trung du,
miền núi phía Bắc đáp ứ
ng nhiệm vụ thiết kế và phục vụ đa mục tiêu so với yêu cầu.
2. Xây dựng phương pháp luận và cơ sở khoa học đánh giá hiệu quả tổng hợp
CTTL phục vụ đa mục tiêu cho phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.
3. Xây dựng được hệ thống các chỉ tiêu đánh giá và phần mềm tính toán hiệu
quả tổng hợp phục vụ đa mục tiêu của các công trình th
ủy lợi.
4. Dựa trên các nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổng hợp, đa mục tiêu của
CTTL đã được thiết lập và tiến hành thử nghiệm áp dụng tại một số hệ thống thủy lợi
đại diện để kiến nghị bổ xung vào tài liệu 14 TCN 112-2006 hướng dẫn tính toán
đánh giá hiệu quả kinh tế dự án thuỷ lợi tưới, tiêu.
5. Xây dựng phần mề
m cơ sở dữ liệu và tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
công trình thủy lợi phục vụ đa mục tiêu trên cơ sở các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của
các HTTL đã được thiết lập và thử nghiệm.
6. Khảo sát, phân tích đánh giá các nguyên nhân làm giảm hiệu quả phục vụ
của các công trình thuỷ lợi, gồm: Nguyên nhân về đặc điểm điều kiện, kinh tế, xã hội
,về quy hoạch, thiết kế, nguyên nhân và bất cập trong qủan lý khai thác CTTL , trong
đó nổi lên các nguyên nhân đặc thù.
7. Áp dụng tính toán kiểm tra cân bằng nước và xác định các chỉ tiêu cơ bản về
quy mô, kích thước công trình đầu mối ở hồ chứa Xạ Hương và Ngòi Là, đập dâng 19
tháng 5 đã xây dựng, đang được khai thác trong trường hợp thực hiện nhiệm vụ thiết
kế cũ, thực hiên nhiệm vụ phục vụ đ
a mục tiêu và giải pháp sử lý tình huống.
8. Đề xuất được giải pháp nâng cao hiệu quả công trình thủy lợi phục vụ đa
mục tiêu cho phát triển kinh tế - xã hội và môi trường tại các tỉnh Trung du, miền núi
phía Bắc. (giải pháp quy hoạch, thiết kế và quản lý khai thác, các giải pháp công trình
và phi công trình).
1.2. Phương pháp khảo sát, nghiên cứu.
1.2.1. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu
− Tiếp cận các tài liệu, kinh nghiệm thể giới, chủ yếu c
ủa các nước châu Á,
Đông Nam Á, các tổ chức quốc tế như FAO, ICID, IWMI và tài liệu trong nước.
− Tiếp cận và thực hiện phương pháp kế thừa, tận dụng, sử lý các kết quả
nghiên cứu đã có tham khảo được…
− Tiếp cận một cách hệ thống: Bản thân hệ thống thủy lợi là một thể thống
nhất.
− Tiếp cận sự tham gia của cộng
đồng của những người, đơn vị hưởng lợi từ
CTTL, xem xét đánh giá dưới nhiều quan điểm, góc độ và mức độ khác nhau.
− Tiếp cận và thực hiện phương pháp chuyên gia thông qua các hội thảo
4
chuyên đề tại Hà Nội và một số tỉnh TDMNPB, xin các ý kiến đóng góp của các
chuyên gia, các cán bộ chuyên môn ở địa phương.
− Tiếp cận nghiên cứu các sử dụng các Phần mềm máy tính đánh giá hiệu quả
CYYL như: Phương pháp đánh giá nhanh (Rapid Appraisal Process - RAP), Đánh giá
tiêu chuẩn hoạt động của hệ thống (Benchmarking process) các tổ chức
IPTRID, ICID,
FAO phối hợp với IWMI và phần mềm IMSOP của Australia.
− Tiếp cận, khảo sát các hệ thống công trình thủy lợi đã và đang hoạt động tại
các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc.
− Tiếp cận nghiên cứu, khảo sát chi tiết tại một số CTTL đại diện trong vùng
tại các tỉnh Tuyên Quang, Yên Bái, Hoàn Bình, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc…
− Tiếp cận nguyên tắc sử dụng tổng hợp nguồn nước theo Bốn nguyên tắc
Dublin.
−
Tiếp cận mục tiêu và chiến lược phát triển thủy lợi giai đoạn đến năm 2020
và tầm nhìn đến năm 2030.
− Tiếp cận đáp ứng các nhu cầu, tiếp cận định mức sử dụng nước hiệu quả cho
các ngành.
− Kết hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm trên thế giới và
trong nước về hiệu quả và đánh giá hiệu qu
ả các CTTL.
1.2.2. Điều tra, khảo sát, đánh giá tài liệu.
1. Thu thập, điều tra các tài liệu, phân tích đánh giá và tổng hợp tài liệu về
phương pháp, kết quả đánh giá hiệu quả tổng hợp các CTTL hiện tại đã phục vụ đa
mục tiêu (cấp thoát nước nông nghiệp, cấp thoát nước công nghiệp, cấp thoát nước
sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản, phục vụ du lịch, giao thông; phòng chống và giảm nh
ẹ
thiên tai, bảo vệ môi trường ) chủ yếu tại các nước châu Á, Đông Nam Á do có các
điều kiện gần gũi với Việt Nam, các tổ chức quốc tế như FAO, ICID, IWMI.
2. Đoàn cán bộ thực hiện đề tài đi học tập, khảo sát tại Viện Quản lý nước
Quốc tế IWMI và Trung tâm Quản lý tưới Quốc tế IIMI tại nước Srilanca và các công
trình thủy lợi phục vụ đa mục tiêu t
ại Srilanka.
3. Khảo sát, điều tra và thu thập, nghiên cứu các tài liệu của Việt Nam về
phương pháp, kết quả đánh giá hiệu quả tổng hợp các CTTL phục vụ đa mục tiêu tại
Việt Nam, chủ yếu tại các tỉnh vùng Trung du, miền núi phía Bắc.
4. Nơi thu thập tài liệu: Tổng cục Thủy lợi, các chi cục Thủy lợi tỉnh, các Công
ty, Xí nghiệp Khai thác CTTL, các đối tượng - hộ sử d
ụng nước, các Phòng Nông
nghiệp và PTNT, Phòng kinh tế ở các địa phương, các hệ thống thuỷ lợi thuộc các tỉnh
Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Yên Bái, Phú Thọ
5. Điều tra, khảo sát chi tiết thực tế về hiệu quả, đánh giá hiệu quả HTTL hồ
chứa Xạ Hương, Vĩnh Phúc, hồ Ngòi Là, Tuyên Quang, đập dâng 19 thang 5 Nghĩa lộ,
Yên Bái. Các công trình được lựa chọn đảm bảo tính đại diện về vùng địa lý, loạ
i công
trình, cấp công trình và quy mô đầu tư, chủ đầu tư.
6. Thực hiện điều tra, khảo sát theo các phiếu điều tra CTTL phục vụ đa mục
tiêu: 16 bộ phiếu cho 8 nhóm chỉ tiêu (bao gồm CTTL phục vụ tưới tiêu nước cho cây
trồng, cấp nước cho chăn nuôi, cấp thoát nước công nghiệp, cấp thoát nước sinh hoạt,
cho nuôi trồng thủy sản, cho phát triển xã hội, phát triển du lịch và dịch vụ, bảo vệ
môi
trường, ) với CTTL đầu mối là hồ chứa, đập dâng tại 5 tỉnh đại diện: Vĩnh Phúc, Yên
Bái, Tuyên Quang, Quảng Ninh và Hoà Bình. với các bảng liệt kê chỉ dẫn điều tra tài
liệu rồi phân tích, đánh giá và lựa chọn tài liệu sử dụng.
5
Hình 1.1 Ban chủ nhiệm đề tài học tập, khảo sát tại Viện Quản lý nước quốc tế IWMI
và Trung tâm Quản lý tưới Quốc tế IIMI tại Srilanca
1.2.3. Xử lý, phân tích, tổng hợp tài liệu cho nội dung nghiên cứu.
1. Phân tích đánh giá vai trò, hiệu quả đạt được của công trình thuỷ lợi phục vụ
tưới, tiêu nước nông nghiệp so nhiệm vụ thiết kế ban đầu.
a. Phân tích, đánh giá về hiệu quả
tổng hợp các hệ thống thuỷ lợi phục vụ đa
mục tiêu cho phát triển kinh tế - xã hội và môi trường nông thôn: thuỷ sản, công
nghiệp, phát triển du lịch và dịch vụ, cấp nước sinh hoạt, phòng chống thiên tại vệ môi
trường.
2. Phân tích những tồn tại, khó khăn, nêu rõ những nguyên nhân làm cho CTTL
chưa phát huy được hiệu quả phục vụ đa mục tiêu.
3. Nghiên cứu đề xuất Ph
ương pháp đánh giá hiệu quả công trình thủy lợi phục
vụ đa mục tiêu cho điều kiện Việt Nam.
4. Xây dựng hệ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổng hợp, đa mục tiêu của công trình
thủy lợi và thử nghiệm áp dụng tại vùng Trung du, miền núi phía Bắc và áp dụng thử
nghiệm.
5. Xây dựng phần mềm máy tính cơ sở dữ liệu, chương trình tính toán các chỉ
tiêu đ
ánh giá hiệu quả tổng hợp, đa mục tiêu của công trình thủy lợi.
6. Đề xuất phương hướng, giải pháp về quy hoạch, thiết kế và quản lý khai thác
để Nâng cao hiệu quả tổng hợp CTTL phục vụ đa mục tiêu trên vùng trung du, miền
núi phía Bắc và áp dụng thử nghiệm tại các HTTL hồ chứa, đập dâng đại diện.
7. Tổ chức tập huấn, chuyển giao công nghệ cho một số công ty, xí nghi
ệp khai
thác CTTL trên vùng trung du, miền núi phía Bắc.
8. Báo cáo tổng hợp tổng kết các kết quả NCKH của đề tài.
6
Chương 2
KHẢO SÁT THỰC TIỄN CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI PHỤC VỤ ĐA MỤC TIÊU
2.1. Trên thế giới.
Nghiên cứu nhận biết vai trò phục vụ đa mục tiêu của các hệ thống thủy lợi:
Các kết quả nghiên cứu do Viện quản lý nước quốc tế IWMI thực hiện tại nước
Srilanca và tài liệu quốc tế khác của Ủy ban tưới tiêu quốc gia Thái Lan, của Cục thủy
nông Thái Lan của tổ chức Liên hợp quốc FAO của Mạng lưới châu Á về quản lý
nước, Uỷ
ban Tưới tiêu quốc tế ICID của Đại học HR Wallingford and DFID, Anh
quốc, và các kết quả của các nhà nghiên cứu tại các nước Trung Quốc, Ấn Độ,
Malaysia, Philippin, Mexico, Nam Phi, Australia cho thấy rõ hiệu quả CTTL phục vụ
đa mục tiêu.
- Các hệ thống thuỷ lợi đã cung cấp nước và tiêu thoát nước cho nhiểu đối
tượng khác bên cạnh việc nhiệm vụ chính là tưới, tiêu nước cho cây trồng.
- Cụ thể vai trò phục vụ đa mục tiêu củ
a các HTTL gồm các lĩnh vức sau:
1. Các hệ thống thuỷ lợi đã cung cấp nước tưới và tiêu thoát nước cho các cây
trồng nông nghiệp là chủ yếu và cây trồng lâm nghiệp.
Nhiều nước trên thế giới đã đảm bảo được An ninh lương thực (ANLT) quốc
gia và góp phần đảm bảo ANLT thế giới là nhờ phát triển nền nông nghiệp có tưới với
diện tích cây trồng được tưới, tiêu nước ngày càng tăng, nhất là tạ
i các nước sản xuất
lương thực, nông sản lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Thái Lan, Việt nam, Nhật Bản,
Mexico, Brazinlia, Philipin, Indonesia…ở đó, đã từ lâu thuỷ lợi - tưới tiêu nước đã
được coi là giải pháp hàng đầu trong phát triển nông nghiêp, có tác dụng quyết định
đến tăng vụ, tăng năng xuất, sản lượng các cây trồng…
2. Hệ thống thủy lợi kết hợp cung cấp nước sinh ho
ạt (Domestic water supply).
- Phần lớn dân cư nông thôn sống gần cạnh các kênh mương dẫn nước của
HTTL nên họ có điều kiện thuận lợi sử dụng nước miễn phí nguồn nước từ HTTL cho
sinh hoạt gia đình, thông qua sử dụng trực tiếp nước chảy trên kênh mương, hoặc gián
tiếp thông qua các giếng nước được nguồn cung cấp nước từ các kênh mương ngấm
vào tầng đất chứa nước, nh
ất là trong mùa khô hạn, đặc biệt các vùng khan hiếm nước.
- Các hệ thống thủy lợi quy mô vừa và nhỏ thường cung cấp nước cho các nhu
cầu sinh hoạt nông thôn, các hệ thống cở lớn và trung bình còn thêm cả cấp nước cho
các khu đô thị, thị trấn, khu công nghiệp, thậm trí còn cấp nước cho các thành phố. Tại
Trung Quốc, các hệ thống thủy lợi lớn đã cung cấp 26 tỷ m
3
nước/năm cho các nhu
cầu sinh hoạt và công nghiệp (chiếm tới 15% tổng các nhu cầu nước sinh hoạt, công
nghiệp của Quốc gia này, cho hơn 200 triệu dân cư).
- Dân cư nông thôn, chủ yếu là nông dân mà nhà cửa của họ phần lớn nằm gần
cạnh các kênh mương dẫn nước của hệ thống thủy loi nên họ có điều kiện thuận lợi sử
dụng nước từ kênh mương thủy lợ
i để cho sinh hoạt gia đình, họ đã sử dụng trực tiếp
nước chẩy trên kênh mương, hoạc sử dụng gián tiếp thông qua các giếng nước được
nguồn nước cấp từ các kênh mương ngấm vào đất - tầng chứa nước, nhất là trong mùa
khô.
- HTTL Cung cấp nước cho các hộ nông dân đặc biệt tại các vùng sâu, vùng xa
thuộc miền đồi núi, ở đó chưa có được hệ thống cấp nước sạ
ch công nghiệp cho sinh
hoạt thì các gia đình nông dân thường tận sử dụng nguồn nước từ các hệ thống thủy lợi
(hồ chứa nước, nước trên kênh mương) để cho sinh hoạt gia đình (nấu ăn, giặt, tắm, vệ
sinh, chăn nuôi, tưới vườn…).
7
3. Nuôi trồng thuỷ sản và thủy cầm được CTTL cấp, thoát nước (Water suplly
for Aquaculture).
- Hầu hết mặt nước các hồ chứa thủy lợi đã được tận dụng kết hợp nuôi trồng
thủy sản tại các nước trên thế giới, kênh mương của các HTTL còn là nguồn cung cấp
nước cho nhiều ao, hồ nhỏ nuôi trồng thủy sản của dân cư, các kênh mương còn thực
hiện chuyển dẫ
n nước, hòa chộn nước mưa và nước ngọt cho nuôi trồng thủy sản nước
mặn vùng ven biển.
- Tại các nước trồng lúa khu vực Đông Nam Á, nhiều cánh đồng trồng lúa thấp
trũng được tưới ngập, người ta đã tận dụng kết hợp nuôi trồng thủy sản cho lợi nhuận
khá cao. hơn nữa còn diệt trừ được sâu bọ phá lúa nhờ cá, tôm ăn chúng, còn làm tăng
lượng phân bón cho lúa nhờ cá, tôm thả
i tiêu hóa ra.
- Còn chăn thả vịt, ngan, ngỗng trên các cánh đồng lúa trũng, trên các ao được
kênh mương thủy lợi cấp nước. Mô hình cơ cấu canh tác Lúa - Cá - Vịt, ngan ngỗng đã
cho hiệu quả kinh tế trên cánh đồng lúa cao hơn 30-35% so với trồng thuần chỉ có lúa.
4. Hệ thống thủy lợi kết hợp cấp nước cho chăn nuôi (Integrated Irrigated
Crop–Livestock Systems).
- Tại các nước châu Á, vùng khô hạn và bán khô hạn chủ yếu tại các vùng phía
Nam, Hệ thông hỗn hợp cây trồng - vậ
t nuôi đã đóng vai trò quan trọng để tiết kiệm
nước tưới, tăng hiệu quả sử dụng nước, tăng hiệu quả sản xuất chung do tận dụng các
sản phẩm từ chăn nuôi (phân, nước thải…) phục vụ cây trồng, góp phần cải tạo đất.
Nguồn phân thải ra từ chăn nuôi còn được sử dụng làm năng lượng đun nấu phục vụ
ăn uố
ng.
- Hệ thống thủy nông còn là môi trường, là nguồn cung cấp nước và tiêu thoát
nước cho ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy cầm, thông qua việc lấy nước trực
tiếp từ các hồ chứa, dùng nước kênh mương, từ các giếng nước được kênh mương thủy
lợi làm tăng mực nước ngầm. Hệ thống thủy lợi còn cấp nước tưới cho các đồng cỏ
chăn nuôi, cho các cơ sở giết mổ gia súc, gia c
ầm…
- Tại vùng Bình cao nguyên Texas, nước Mỹ, các nhu cầu nước nông nghiệp đã
khai thác tới 95% tổng lượng nước ngầm. Do vậy sự thay đổi cơ cấu cây trồng, vật
nuôi với sự gia tăng ngành chăn nuôi (bao gồm vật nuôi và các cây thức ăn chăn nuôi)
đã làm giảm lượng nước cung cấp cho nông nghiệp tới 25 %,nhưng lại góp phần
chống xói mòn đất, tăng độ phì nhiêu của đất, lại tăng hiệu qu
ả kinh tế chung sản xuất.
5. Hệ thống thủy lợi kết hợp cung cấp nước cho công nghiệp và dịch vụ ở nông
thôn (Water suplly for Rural enterprises).
- Nhiều vùng ở nông thôn chưa được xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch,
nên nguồn nước từ hệ thống kênh tưới đã cấp nước cho các hoạt động tiểu công
nghiệp, dịch vụ ở nông thôn như chế biến nông sản, sản xuất g
ạch ngói và vật liệu xây
dựng, chế biến thực phẩm, các nhà hàng ăn uống,…
6. Hệ thống thủy lợi kết hợp cung cấp nước cho thủy điện và giao thông thủy
(Hydropower generation and navigation).
Những năm trước đây, một số hồ đấp thủy lợi và nhiều bậc nước trên kênh
mương được tận dụng để phát triển thủy điện, nhưng giảm dần cùng với s
ự phát triển
của mạng lưới điện quốc gia (bao gồm nhiệt điện và các trạm thủy điện lớn). Về giao
thông thủy trên các HTTL hiện nay cũng giảm dần do sự phát triển mạnh mẽ của mạng
lưới giao thông đường bộ. Tuy nhiên tại nhiều vùng ở Campuchia, Philippin, Thái Lan,
Malaysia và vùng đồng bằng sông Mê Kông của Việt Nam, các hệ thống kênh
mương thủy lợi đã được tận dụng nhi
ều cho giao thông đường thủy.
8
7. Hệ thống thủy lợi tác động tích cực đến môi trường và chu trình thủy văn
(Ecosystem functions and Hydrological cycle) và cải thiện tiểu khí hậu (Climate
adjustment).
- Các hệ thống thủy lợi cấp, thoát nước có tác dụng phòng chống khô
hạn,phòng chống úng ngập,lũ lụt .và cải tạo đất, chống xói mòn, lầy thụt, mặn hóa đất
canh tác…
Lượng nước gây úng ngập, lũ lụt đã được tiêu thoát bởi các hệ th
ống tiêu thoát
nước có công trình đầu mối là các trạm bơm, cống tiêu nước… hơn nữa lượng nước
gây úng ngập còn được chứa trữ tại các khu ruộng trũng trồng lúa có khả năng chịu
ngập nước để rồi tiêu sau đó. Kết quả khảo sát cho thấy 20% lượng nước gây ngập úng
ở vùng hạ lưu sông Mê Kông trong thời gian 1999 - 2000 đã được tạm thời giữ chứa
tại các cánh đồng lúa trũng, để
rồi được kênh mương thủy lợi tiêu thoát sau đó.
- Nhiều hệ thống tưới nông nghiệp có vai trò tích cực đến chu trình thủy văn và
hệ sinh thái như các tác dụng điều hòa dòng chảy, làm tăng mực nước ngầm, phòng
chống khô hạn, chống úng ngập.,
- HTTL bổ sung nguồn nước ngầm (Groundwater recharge). Các hệ thống kênh
mương tưới đã làm tăng mực nước ngầm do nước ngấm xuống từ
lòng kênh mương,
thêm nữa lượng nước ngấm xuống từ các cánh đồng trồng lúa nước cũng làm tăng mực
nược ngầm của các giếng lân cận.
Tại hệ thống tưới cho lúa Kumamoto của Nhật Bản, 85% nguồn nước nhập vào
nước ngầm là do lượng nước ngấm xuống từ các cánh đồng lúa, tại các vùng đất cao
nguyên ở Đài Loan 21 - 23% lượng nước ngấm xuống từ cánh đồng lúa đã nhậ
p vào
nguồn nước ngầm.
- Cải thiện tiểu khí hậu (Climate adjustment).
Sự bốc thoát hơi nước từ các cánh đồng lúa rộng lớn có tác dụng làm giảm nhiệt
độ nóng bức trong mùa hè và làm tăng nhiệt độ, gây ấm áp vào mùa đông lạnh giá.
Đặc biệt ở các vùng lân cận các hồ chứa thủy lợi có khí hậu luôn mát mẻ trong mùa hè
và ấm áp trong mùa đông, chính vì vậy mà nhiều khu vực có hồ chứa và hồ chứa nước
th
ủy lợi được kết hợp xây dựng các khu du lịch.
- Tác dụng làm sạch nước của các hệ thống thủy lợi (Water purification)
Khối lượng nước trên các cánh đồng lúa có tác dụng làm tăng tính hấp phụ của
đất đối với các kim loại nặng và làm tăng khả năng vận chuyển chất hữu cơ của nó,
Các cánh đồng lúa như là các vùng đất ướt nhân tạo có tác dụng chuyển hóa các
nguyên tố Nitogen và Photpho có lợi cho đất và cây trồ
ng. Tỷ lệ khử Nitogen này là từ
0.02 đến 0.8 g/m2/d.
Các lượng bùn cát lắng đọng trên kênh mương trong quá trình chuyển nước và
bùn cát lắng đọng trên các cánh đồng lúa tưới ngập đã có tác dụng làm sạch nước
(trong hơn) và còn cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cây trồng phát triển, cải tạo đất
thoái hóa.
8 - Bảo tồn đa dạng sinh học nhờ các HTTL (Conservation of Biodiversity)
Các HTTL cấp, thoát nước và điều hoà dòng chẩy, cải tạo đất đã có tác dụng rõ
rệ
t để giữ gìn, phát triển các loại cây trồng, quần thể cây tự nhiên, các động vật, sinh
vật trên khu vực để bảo tồn đa dạng sinh học.
9. Giá trị du lịch sinh thái và giải trí của các hệ thống thủy lợi.
Nhiều hệ thống thủy lợi, nhất là các hồ chứa nước đã là nơi du lịch sinh thái,
giải trí rất tốt do cảnh quan thiên nhiên đẹp đẽ, nguyên sơ, do khí hậu ôn hòa, do bản
thân các công trình c
ủa hồ chứa được thiết kế xây dựng đẹp.
9
Nhiều CTTL đập dâng, các cống lớn cũng có cảnh quan đẹp và đươc thiết kể
đẹp phục vụ tốt cho du lịch
10. Hệ thống thủy lợi tác động tích cực đến phát triển văn hóa, xã hội.
Các cánh đồng trồng lúa, các hệ thống tưới lúa có vai trò quan trọng trong phát
triển xá hội, làm tăng tính cộng đồng cho những người dân sử dụng nước, làm tăng
trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật cho ng
ười dân, nhất là tại các nước sản xuất nhiều
lúa gạo ở vùg Đông Nam Á và châu á, từ hàng nghìn năm trước dây đã hình thành nền
văn minh, văn hóa lúa nước trong đó có Việt Nam.
- Nhờ hệ thống điện năng cung cấp cho các trạm bơm, hoặc cấp cho sinh hoạt
và làm việc của các cơ quan quản lý CTTL mà những người dân ở gần đó được hưởng
theo, làm tăng đời sống văn hóa, tinh thần c
ủa họ.
- Để thực hiện quản lý khai thác các CTTL, đã có nhiều người được cung cấp
việc làm mới, nhiều người được đào tạo chuyên môn để nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần.
- Việc thành lập và hoạt động của các Hội dùng nước (WUA), của mạng lưới
PIM đã làm tăng tính cộng đồng, giáo dục ý thức tập thể cho người dân, thực hiện bình
đẳng và công bằng xã hội.
- Các ngành nghề mới phát triển nhờ đước cấp nước từ HTTL sẽ tuyển dụng
nhân công, tạo thêm việc làm cho người lao động.
Tuy nhiên, sự xây dựng và hoạt động của các HTTL cũng có thể ở nơi này, nơi
khác đã gây ra một số tác động tiêu cực như: Phải thực hiện di dân và tái định cư để
có diện tích xây dựng công trình và làm mất đi một số phần trăm diện tích canh tác, đa
dạng sinh học bị thay đổi, tập quán canh tác thay đổi Các tác động tiêu cực là nhỏ, có
thể giảm thiểu đến mức tối đa nhờ công tác quy hoạch, thiết kế, xây dựng và quản lý
khai thác hợp lý và tối ưu, do vậy nó hầu như không đáng kể so với các lợi ích to lớn
thu được từ hiệu quả phục vụ của các HTTL.
2.2. Công trình thủy lợi phục vụ đa mục tiêu tại Vi
ệt Nam
2.2.1. Các thành tựu chung.
Những thành tựu do thủy lợi đạt được như sau:
Năm 1945 cả nước mới có 13 hệ thống thủy nông vừa và lớn tập trung ở các
tỉnh Trung du, đồng bằng Bắc bộ, khu 4 cũ, Duyên Hải miền Trung cùng với một số
kênh lạch tạo nguồn ở đồng bằng sông Cửu Long với tổng năng lực tưới mới đạt
324.900 ha, tiêu mới đạt 77.000 ha. Tính đế
n nay cả nước đã xây dựng được gần 100
hệ thống thủy nông vừa - lớn và hàng nghìn công trình thủy lợi nhỏ, trong đó có:
- Trên 500 hồ đập lớn có dung tích trên 1 triệu m
3
nước hoặc có đập cao trên 10
m hoặc công trình xả lũ trên 2000 m
3
/s (phân loại theo tiêu chuẩn của IOCLD). Với số
lượng này Việt Nam đứng thứ 15 trên thế giới sau Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản,
Tây Ban Nha, Canada, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil, Pháp, Nam Phi, Mêxico, Italia,
Anh. Trong số hồ đập lớn trên có: 72 hồ đập có dung tích trên 10 triệu m
3
, 41 hồ đập
có dung tích trên 20 triệu m
3
.
- Trên 2000 trạm bơm lớn và vừa với tổng công suất lắp máy về tưới là 250
MW, tiêu là 300 MW để tiêu úng vụ mùa cho 1,5 triệu ha ruộng và 0,5 triệu ha đất tự
nhiên (làng mạc, đường sá, thành thị )
- Trên 5000 cống tưới tiêu lớn và vừa được xây dựng trên các sông lạch, kênh
trục cũng như dưới các đê sông, đê biển.
2.2.2. Các công trình thủy lợi ở nước ta đã mang lại hiệu quả to lớn,nổi bật.
10
1. Về tưới, tiêu nươc phục vụ sản xuất nông nghiệp.
- Góp phần ổn định tăng năng suất sản lượng cây trồng, đặc biệt là cây trồng
lúa, tính đến năm 2008, trên phạm vi cả nước, các hệ thống thủy lợi lớn, vừa và nhỏ đã
đảm bảo tưới trực tiếp cho hơn 3,45 triệu héc-ta đất nông nghiệp, tiêu úng vụ mùa cho
khoảng 1,7 triệu héc-ta, ngăn mặn cho gầ
n một triệu héc-ta, cải tạo 1,6 triệu ha đất
chua phèn ở đồng bằng sông Cửu Long. Góp phần đưa sản lượng lương thực đạt 36
triệu tấn.
Các công trình thuỷ lợi còn tưới trên 1 triệu ha rau màu, cây công nghiệp và cây
ăn quả. Nhờ các biện pháp thuỷ lợi và các biện pháp nông nghiệp khác trong vòng 10
năm qua sản lượng lương thực tăng bình quân 1,1 triệu tấn/năm. Đưa Việt Nam từ chỗ
thiếu lương thự
c đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới với mức 4
triệu tấn/năm.
2. CTTL Góp phần phát triển du lịch sinh thái
Các CTTL, nhất là các hồ chứa nước đã được tận dụng để phát triển du lịch
(như các hồ Núi Cốc, Tuyền Lâm, Cửa Đạt, Kẻ Gõ, Đồng Mô, Suối Hai, Đại Lải, Xạ
Hương, Làng Hà, Đầm Vạc, Lạc Ý ), một số sân đ
ánh gôn, các nhà nghỉ cũng được
xây dựng quanh các hồ thuỷ lợi Đại Lải, Xạ Hương, Đồng Mô Một số khu cụm công
trình đầu mối nhủ đập dâng Liễn Sơn, Cống Liên Mạc, Đập Đáy, đập Thác Huống, Bái
Thượng, Thạch Nham, Đồng Cam, Tường kè sông Đáy ở thành phố Phủ Lý cũng được
kết hợp thành điểm thuỷ lợi - giao thông - du lịch.
Các công trình thuỷ lợi còn cấp, thoát nướ
c cho các làng nghề du lịch (một phần
làng nghề gốm sứ Bát Tràng, làng nghề đúc đồng ý Yên Nam Định, làng nghề Đông Hồ ở
Bắc Ninh, cho du lịch ẩm thực, du lịch văn hoá (cấp, thoát nước cho chế biến thức ăn đặc
sản, cho các khu vực chùa chiền, khu di tích văn hoá như khu vực Đền vua Hùng, thành
Cổ Loa, Chùa Tây Phương, Chùa Trầm, làng Phù Đổng, Bà chúa Kho, khu di tích Phố
Hiến, Hàm Tử, Bãi Sậy ).
3. Công trình thuỷ lợi phục vụ phát tri
ển công nghiệp, thủy điện và dịch vụ.
Vùng ĐBSH có nhiều tiềm năng, điều kiện phát triển công nghiệp nên đã phát
triển trở thành vùng công nghiệp chủ yếu của đất nước với các khu công nghiệp quy
mô tại Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên với các
ngành sản xuất đa dạng và phong phú như:
Các công trình thuỷ lợi (CTTL) đã trực tiếp hoặc gián tiếp cung c
ấp nước cho
phát triển công nghiệp, tiểu công nghiệp, các làng nghề như: kênh mương thuỷ lợi
cung cấp một phần nước sản xuất cho các xí nghiệp, cung cấp nước cho công nhân
sinh hoạt (trực tiếp hay gián tiếp làm tăng nước ngầm trong các giếng), phần lớn các
làng nghề ở nông thôn đều nhờ hệ thống thuỷ lợi cấp và thoát nước. Các làng nghề,
khu công nghiệp nhỏ tại các tỉnh Phú thọ, Thái Nguyên, Lạng Sơn, B
ắc Ninh, Thái
Bình, Hà Nam, Nam Định, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hải Phòng Cũng được hệ thống thuỷ
lợi cấp, thoát nước toàn bộ hoặc một phần (trực tiếp hay gián tiếp).
Nhiều công trình hồ chứa thuỷ lợi đã kết hợp cấp nước cho thuỷ điện như các
hồ: Cúa Đạt, Núi Cốc, Cấm Sơn, Khuôn Thần, Tà Keo, Yazun hạ,
4. Công trình thuỷ lợi phục vụ phát triển sản xuất mu
ối.
Các hệ thống thuỷ lợi đã đòng vai trò rất quan trọng cho việc sản xuất muối:
Như kênh mương dẫn lấy nước biển vào các cánh đồng sản xuất muối Hệ thống đê và
kênh mương thuỷ lợi đã phóng nước ngọt, ngăn ngừa nước lũ tràn vào đồng muối phá
hoại các công trình nội đồng, còn tiêu thoát nước mưa và nhanh chóng tháo tách nước
ót ra khỏi đồng muối.
11
Thực tế đã chứng minh công tác cải tạo lại các hệ thống thuỷ lợi đồng muối là
điều kiện để tăng năng xuất, sản lượng muối.
5. Các CTTL còn cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho phần lớn nhân dân nông
thôn nhất là trong mùa khô Với 80% dân số sống ở nông thôn, hầu hết các hệ thống
thuỷ lợi đều tạo nguồn nước sinh hoạt cho dân cư bằ
ng cách hoặc trực tiếp lấy nước từ
các hồ chứa, kênh mương hoặc gián tiếp như nâng cao mực nước ngầm ở các giếng
đào, những nơi đảm bảo nguồn nước sinh hoạt vững chắc là những nơi có kênh mương
thuỷ lợi đi qua.
Hiện nay ở nông thôn trên 70% số hộ đã được cấp nước hợp vệ sinh. Đối với
các đô thị, khu công nghiệp các HTTL,
đã tham gia tạo nguồn cấp nước và tiêu thoát
nước vòng ngoài cho nhiều đô thị, khu công nghiệp lớn có hiệu quả rõ rệt.
6. CTTL Kết hợp cấp, thoát nước cho nuôi trồng thủy sản và cho chăn nuôi.
Các công trình Thủy lợi đã phục vụ tích cực, có hiệu quả cấp thoát nước cho
nuôi trồng thuỷ sản, đảm bảo nguồn nước cho nuôi trồng thủy sản nội địa và tạo điều
kiện m
ở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản vùng nước ngọt, nước lợ lên lớn hơn
650.000 héc-ta. Các công trình thuỷ lợi còn tiêu thoát nước từ các khu nuôi trồng thủy
sản ra hệ thống tiêu hoặc dùng nước thải thủy sản để tưới ruộng.
Hầu hết các hồ chứa đều được kết hợp nuôi trồng thủy sản ở mức độ khác nhau.
Hệ thống kênh mương còn cung cấp nướ
c cho nhiều ao nuôi trồng thủy sản, thủy cầm
được xây dựng ven gần kênh mương.
Hệ thống thủy nông còn là môi trường, là nguồn cung cấp nước và tiêu thoát
nước cho ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy cầm, thông qua việc lấy nước trực
tiếp từ các hồ chứa, dùng nước kênh mương, từ các giếng nước được kênh mương thủy
lợi làm tăng mực nước ngầm. Hệ thống thủy lợi còn cấp n
ước tưới cho các đồng cỏ
chăn nuôi, cấp, thoát nước cho các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm…
7. CTTL kết hợp phục vụ phát triển lâm nghiệp, giao thông
Các công trình thuỷ lợi tại các tỉnh Miền núi, Trung du phía Bắc, Tây nguyên
và đông Nam bộ, khu Bốn cũ còn cấp nước, giữ ẩm cho các vườn ươm cây, cho việc
trồng rừng nhất là các hồ chứa ở trên vùng cao: dùng làm nước tưới cho cây vườn ươm
lâm nghiệp và cung cấp nướ
c bảo vệ rừng như để dập lửa khi xảy ra cháy rừng. Hệ
thống thuỷ lợi phục vụ phát triển rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn.
8. Hệ thống thuỷ lợi phục vụ giao thông.
Các bờ kênh mương, nhiều mặt đập dâng, đập hồ chứa, cầu máng được tận
dụng kết hợp giao thông đường bộ. Giao thông thủy tận dụng kênh mương
được phát
triển mạnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
9. Các CTTL có vai trò quan trọng phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường
a. CTTL phòng chống úng ngập
Cùng với bão lụt, mưa lớn cũng thường gây ra úng ngập nghiêm trọng cho
nhiều diện tích đất canh tác và làng mạc ở đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ - những
vùng trũng ở đồng bằng Bắc bộ như Nam Định - Hà Nam trước đây khi chưa có 6 trạm
b
ơm lớn Cổ Đam, Cốc Thành, Vĩnh Trị, Hữu Bị, Nhâm Tràng, Như Trác, thì cả
vùng này là vùng “chiêm khê, mùa thối” vụ mùa chỉ cấy được 4% diện tích đất canh
tác. Nhưng sau khi xây dựng được 6 trạm bơm trên đã tiêu cho 8 vạn ha, tưới cho 6,1
vạn ha lúa 2 vụ, là yếu tố quan trọng hàng đầu để cải tạo và phát triển môi trường sinh
thái, cải thiện đời sống nhân dân và bộ mặt xã hội của vùng.
12
Ở vàng Đồng bằng sông Cửu Long, các công trình thủy lợi thoát lũ ra biển Tây
đã góp phần tránh lũ sớm cho hàng trăm nghìn ha gieo giống và cho khu vực dân cư
khu vực Tứ giác Long Xuyên
Các công trình thủy lợi đặc biệt là hồ chứa ngoài các nhiệm vụ ở trên còn có
nhiệm vụ phòng chống lũ cho hạ lưu. Điều tiết nước, tích nước trong mùa lũ để bổ
sung cho mùa kiệt, chống lại hạn hán đảm bảo
đủ nước phục vụ sản xuất nông nghiệp
b. Tác động đến môi trường nước.
CTTL đã tác động tích cực đến môi trường nước, vì công trình thủy lợi điều tiết
nước giữa mùa lũ và mùa kiệt, làm tăng lượng dòng chảy kiệt. Bổ sung cho nước
ngầm, tác dụng này được thể hiện rõ ràng hơn ở những vùng cao. Nước từ cá kênh
mưong và nước tưới từ ruộng lúa ngấ
m xuống làm tăng nước ngầm.
c. Tác dụng đến môi trường đất.
Tất cả các CTTL không gây xói mòn đất, giúp cải tạo đất, giúp đất có độ ẩm
cần thiết để không bị bạc màu, đá ong hoá, chống cát bay, cát nhảy và thoái hóa đất,
còn cải tạo đất, mở rộng diện tích canh tác.
d. Tác dụng đến tiểu khí hậu khu vực.
Các hồ chứa đều có tác động tích cực cải tạo điệ
u kiện vi khí hậu của một vùng.
Làm tăng độ ẩm không khí, độ ẩm đất, tạo nên các thảm phủ thực vật chống xói mòn,
rửa trôi đất đai. Mùa hè không khí mát mẻ, dễ chịu có tiềm năng phát triển du lịch.
2.3. Công trình thủy lợi phục vụ đa mục tiêu tại miền núi, trung du phía Bắc
2.3.1. Khái quát đặc điểm về tự nhiên các tỉnh Miền núi phía Bắc
Vùng Miền núi, Trung du phía Bắc gồm 15 tỉnh là: Lai Châu, Đ
iện Biên, Sơn
La, Hoà Bình, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái
Nguyên, Bắc Cạn, Quảng Ninh, Phú Thọ và Bắc Giang. Toàn vùng có 11,349 triệu dân
và tổng diện tích 10.045.850 ha, đất nông nghiệp 1.305.050 ha, lâm nghiệp 3.711.060
ha.
a. Địa hình:
Miền núi phía Bắc có địa hình cao, độ dốc lớn chênh lệch địa hình lớn lại bị
chia cắt bởi sông suối và các dãy núi cao, phân chia làm 3 vùng rõ rệt: Vùng thung
lũng nằm ở độ cao 300m ÷ 500m dọc theo sông suối. Vùng cao nguyên Mộc Châu, Nà
Sản (Sơn La), Đồng Văn (Hà Giang), Chà Na, Chà Cang, Chà T
ơi (Lai Châu) có độ
cao từ 600m đến 1600m. Vùng núi cao có độ cao từ 1600m trở lên.
b. Khí hậu:
Nhìn chung khí hậu vùng núi phía Bắc rất khắc nghiệt và thay đổi phức tạp,
giữa mùa nóng và mùa lạnh, giữa ngày và đêm có sự chênh lệch ảnh hưởng rất lớn đến
môi trường sinh thái và sản xuất nông nghiệp.
+ Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất là 16
0
C ở vùng cao 10
0
C ÷
12
0
C, mùa hè tháng nóng trên 26
0
C, vùng núi cao 20
0
C ÷ 22
0
C.
+ Bốc hơi: Lượng bốc hơi trung bình ở các tỉnh miền núi phía Bắc từ 650 ÷
1000 mm/năm Tháng có lượng bốc hơi lớn nhất là tháng 3: 250 mm/tháng so với
100mm /tháng của Lai Châu, Sơn La vào tháng 2 và tháng 3.
+ Độ ẩm: Độ ẩm trung bình năm là 82% ÷ 85 %, độ ẩm lớn nhất 85% ÷ 90% và
thấp nhất 70% ÷ 75%.
+ Chế độ mưa: Lượng mưa năm bình quân 2000 ÷ 2500(mm/năm), thấp nhất
1200
÷1600mm, cao nhất 2500 ÷ 3000(mm/năm). Mưa ở Tây Nguyên tăng dần từ
13
vùng thấp lên vùng cao. Các sườn núi có hướng đón gió tăng rõ rệt từ 2600 ÷ 2800
(mm/năm), vùng khuất gió lượng mưa đạt 1200 mm/năm. Lượng mưa phân bố không
đồng đều trong năm. Về mùa mưa tập trung từ 80% ÷ 85% với nhiều trận mưa lớn kéo
dài nhiều ngày, mùa khô chỉ còn 15 ÷ 20%.
c. Thuỷ văn, đặc điểm chủ yếu của các nguồn nước.
- Nguồn nước ở các sông, hồ ch
ứa lớn đầu nguồn như các.Sông Cầu, sông
Thương, sông Lục Nam, sông Chảy, sông Gâm, sông Lô, sông Đà, sông Hồng có xu
hướng nghiêng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, Nhờ có hệ thống sông ngòi
tạo nguồn nước tưới tiêu và thuỷ điện có giá trị song phần lớn các sông ngòi trên có
biên độ dao động, về lượng nước mùa khô và mùa mưa rất lớn, nên thường mùa hanh
khô hạn hán và mùa mưa lũ lụt.
- Nguồn nước ở các khe suối ho
ặc ở các hồ chứa loại vừa, loại nhỏ trên các khe
suối đó.
- Nguồn nước được trữ lại ở các ao núi trong vùng.
- Ngoài ra, có thể lợi dụng được lượng nước ngầm rỉ ra từ các chân núi, hoặc ở
các giếng, các mạch nước.
- Nguồn nước phân tán, lại phân bố không đều cả về không gian lẫn thời gian.
- Mực nước ở các sông suối về mùa khô cần tưới tự chả
y lại thường thấp hơn
mặt ruộng. Lưu lượng về mùa lũ và mùa kiệt chênh lệch nhau rất lớn. Các tỉnh miền
núi phía Bắc và miền Trung dao động dòng chảy năm lớn từ 30 l/s km
2
đến 60 l/s
km
2
).
- Do điều kiện địa hình phức tạp nên việc dẫn nước tưới gặp nhiều khó khăn.
- Việc tiêu tự chảy ở miền núi có những thuận lợi, nhưng nếu không có quy
hoạch công trình tiêu nước một cách hoàn chỉnh sẽ dẫn đến việc xói mòn đất nghiêm
trọng.
- Tính chất đất đai thổ nhưỡng:
Địa hình miền núi rất phức tạp, chênh lệch về cao độ rất l
ớn, sông suối, đồi núi
cắt vùng núi ra thành từng khu nhỏ độc lập. Diện tích canh tác phân tán, đất trồng trọt
đã bị thoái hoá nhiều. Tình trạng bạc mầu, chua, lầy thụt khá phổ biến.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy đất đai vùng đồi núi phía Bắc rất đa dạng và
phức tạp thể hiện rõ nhất là quá trình tích luỹ mùn và quá trình Gralit, ngoài ra còn có
các quá trình Macgalit và Sialit.
2.3.2. Đặc điểm các công trình thuỷ lợi vùng miền núi, trung du phía Bắc
Các hệ
thống thủy lợi ở miền núi lại có tầm quan trọng đặc biệt vì nó góp phần
quyết định vào việc khai thác tiềm năng và phát triển kinh tế ở miền núi, bảo vệ rừng
đầu nguồn, chống xói mòn đất, phòng chống lũ lụt cho hạ lưu.
Ngoài ra, các hệ thống thủy lợi vùng đồi núi có ý nghĩa rất lớn trong việc giải
quyết nạn du canh du cư, phá rừng, đồng thời cũ
ng đóng góp rất lớn trong chiến lược
phân bố dân cư trên lãnh thổ của Nhà nước.
Đặc điểm hệ thống: Trên cơ sở các đặc điểm địa hình và nguồn nước đã trình
bày ở trên, các hệ thống thuỷ lợi vùng đồi núi sẽ có nhữngđặc biệt riêng của nó so với
các vùng khác như vùng trung du, vùng đồng bằng, vùng ven biển.
1) Hệ thống thủy lợi miền đồi núi hầu hế
t là hệ thống quy mô nhỏ nhỏ có công
trình đầu mối (CTĐM) là hồ chứa, đập dâng hoặc cống lấy nước tự chảy, có nhiều
trạm thủy điện loại vừa, loại nhỏ và trạm thủy luân phụ trách diện tích tưới từ vài chục
14
hecta đến vài trăm hecta, hầu hết là các công trình tạm, năng lực phục vụ kém, thời
gian phục vụ của công trình ngắn, chẳng hạn đến năm 2008:
- Tỉnh Tuyên Quang có tới trên 2500 công trình hồ chứa, đập, phai nhỏ và rất
nhỏ đảm bảo diện tích từ và ha đến hai, ba, bốn chục ha.
- Toàn tỉnh Lạng Sơn có 235 hồ chứa có diện tích tưới nhỏ hơn 50 ha.
- Tỉnh Lai Châu có Trên 1000 công trình thuỷ
lợi nhỏ tưới 6406 ha.
- Tỉnh Phú Thọ: Loại CTTL tưới từ 20ha đến 99ha có 203 công trình. Loại
CTTL tưới < 20ha có 376 công trình.Các công trình tạm: tưới được 2918ha…
2) Vì địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh, diện tích canh tác phân tán không tập
trung (rất ít vùng có diện tích tập trung từ 300 đến 500) dẫn tới hệ thống thủy lợi ở
miền đồi núi thường nhỏ, phân tán, xa khu dân cư vì vậy công tác quản lý, bảo dưỡng
gặ
p nhiều khó khăn, tốn kém.
3) Các hệ thống thuỷ lợi được xây dựng ở các tỉnh miền núi còn rất ít so với yêu
cầu của sản xuất. Hầu hết mới chỉ phục vụ tưới tiêu cho lúa và một ít cho cây trồng
cạn và hoa màu. Tưới cho cây ăn quả, cây công nghiệp chưa được đề cập. Năng lực
tưới mới chỉ đáp ứng 30%
÷
40% đất nông nghiệp hiện có, mới đạt 50
÷
70% công
suất thiết kế của các công trình thuỷ lợi.
4) Đất canh tác phần lớn là ruộng bậc thang nên hệ thông kênh tưới phải đi ven
đồi và địa hình phức tạp, khu tưới nhỏ lại phân tán làm cho việc đầu tư xây dựng tốn
kém do suất đầu tư cao (chi phí gấp 2 ÷ 3 lần ở đồng bằng) nên công tác thuỷ lợi phát
triển chậm Trong hệ thống có nhiều vùng cao cục bộ chưa đượ
c giải quyết tưới, diện
tích bị hạn xen kẽ trong các hệ thống còn lớn.
5) Việc đầu tư những công trình hồ chứa thủy lợi có quy mô lớn gặp nhiều khó
khăn và hiệu quả kém. Đặc biệt ở những vùng địa hình phức tạp, khu tưới nhỏ lẻ, độ
dốc sông suối lớn không thích hợp với việc xây dựng các công trình lớn.
6) Kênh mương nhỏ và dài nên tổn thất n
ước rất lớn đã góp phần làm giảm
hiệu quả sử dụng CTTL, mặt khác kênh mương thường chạy men theo sườn núi, xa nơi
dân cư không được bảo vệ, sửa chữa thường xuyên nên lòng kênh bị đất đá bồi lấp,
mái kênh bị sạt lở do lũ quét từ trên sườn dốc vì vậy năng lực phục vụ của hệ thống
kênh rất thấp.
7) Hệ thống th
ủy lợi hồ chứa, đập dâng ngoài nhiệm vụ cấp nước tưới, phòng
chống lũ còn phải phục vụ nhiều mục đích khác nhau, cấp nước sinh hoạt, cấp nước
cho trạm thủy điện, cho thủy điện nhỏ gia đình hoặc cối giã gạo. Vì vậy kênh mương
bị xẻ bờ lấy nước một cách tự phát, không theo qui hoạch. Do vậy Năng lực công trình
đầ
u mối và hệ thống kênh mương thường bị nhỏ so với yêu cầu cấp nước hiện tại.
8) Hầu hết các hệ thống thủy lợi ở miền đồi núi chỉ giải quyết vấn đề cấp nước
cho tưới cây trồng là chủ yếu vì vậy chưa có hệ thống tiêu thoát nước hoàn chỉnh,
chưa có những công trình ngăn lũ để bảo vệ kênh mương và công trình trên hệ
thống.
9) Chưa có qui hoạch hợp lý và thực hiện các giải pháp phòng chống lũ lụt, lũ
quét, hệ thống chống xói mòn, rửa trôi đất để bảo vệ CTTL hồ chứa và vùng hưởng
lợi. Gây ra lượng bùn cát bồi lắg lòng hồ lớn trên tỷ lệ cho phép làm giảm dung tích
nước sử dụng hữu ích.
10) Hệ thống còn thiếu nhiều các công trình bảo đảm an toàn như công trình
tràn sự cố hồ chứa n
ước đường tràn bên của kênh, công trình chống bồi lấp và xói
mòn trên kênh…
11) Hầu hết các công trình thủy nông đều đã đạt được xây dựng trên 20 năm,
chưa có điều kiện tu bổ nâng cấp do thiếu vốn, các hạng mục sửa chữa chắp vá và chịu
15
tác động mạnh của thiên nhiên và con người nên xuống cấp rất nhanh, năng lực giảm
sút, thường chỉ đạt từ 50 ÷ 70% năng lực thiết kế.
12) Các công trình tạm rất phổ biến ở miền núi, với số lượng lớn, chủ yếu.
Ngoài các công trình kiên cố được ngành thủy lợi đầu tư xây dựng, nhân dân tự
làm các công trình tạm để tận dụng nguồn nước tưới theo th
ời vụ. Quy mô các công
trình thường nhỏ tới từ 0,5 ÷ 10 ha. Công trình chủ yếu sử dụng vật liệu tại chỗ để làm
tạm như: phai đập, mương dẫn nước từ các khe mạch, guồng cọn,
- Tỉnh Lạng Sơn tổng số công trình tạm có khoảng 2.334 công trình tưới cho
khoảng 5.318 ha lúa, màu vụ xuân và 12.314 ha vụ mùa.
- Tỉnh Cao bằng có 1.038 công trình Phai đập tạm.
- Tuyên Quang có 2.221 công trình thủy lợi có diệ
n tích tưới từ 1 ha trở lên.
Trong đó số công trình bán kiên cố và kiên cố 1.247 chiếm 56%, còn lại là công trình
tạm thời (đã xếp, phai, gỗ tre) 974 công trình chiếm 44%.
- Tỉnh Bắc Kạn có 1.440 công trình phai, đập dâng, kênh mương tưới thực tế vụ
chiêm 9.471 ha đạt 84,4% và vụ mùa tưới 11.156 ha đạt 90,1% so với thiết kế.
- Tỉnh Sơn La vẫn còn 80% là công trình tạm, đang xuống cấp nghiêm trọng, lũ
lụt hàng năm tàn phá rất nặng nề.
13) Về nguồn nước: Trừ một số khu vực nằm ven các sông, suối có nguồn nước
tưới bảo đảm, còn đa phần là khó khăn về nguồn nước phải phụ thuộc vào nước trời.
Nguồn nước của các hệ thống thủy lợi có thể là nguồn nước của hồ chứa loại nhỏ, của
các khe suối được đưa lên cao bằng máy bơm tuốc bin, máy bơ
m nhỏ, nguồn nước lấy
từ các phai đập ngăn suối, hoặc là nguồn nước ngầm rỉ ra từ các chân núi.
14) Ở vùng núi, thường dùng hệ thống thuỷ lợi liên hoàn, bằng cách đào kênh
mương nối liền tất cả các nguồn nước lớn nhỏ trong vùng núi lại để điều tiết bổ sung
hỗ trợ cho nhau.
2.3.3. Hiệu quả công trình thủy lợi các tỉnh vùng miền núi, Trung du phía Bắc
Các công trình thuỷ l
ợi tại các tỉnh vùng miền núi, Trung du phía Bắc đã và
đang thực hiện được nhiệm vụ chủ yếu là tưới, tiêu nước cho cây trồng, còn kết hợp
phục vụ đa mục tiêu để cấp nước, thoát nước cho các ngành chăn nuôi, sinh hoạt,
công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, du lịch, lâm nghiệp và phát điện như:
1. Công trình thuỷ lợi phục vụ phát triển trồng trọt
Hệ thống công trình thủy lợi có tác động rất lớn, thực hiện được vai trò biện
pháp hàng đầu phát triển ngành trồng trọt, nhờ có công trình thuỷ lợi đã làm tăng đáng
kể năng suất, tăng vụ, góp phần phát triển đa dạng hóa sản xuất và tăng sản lượng
cây trồng, vật nuôi. Nhìn chung nhờ các công trình thủy lợi mà hệ số quay vòng ruộng
đất nâng từ 2 lên 2,5 lần, năng suấ
t lúa được tăng lên: Vụ chiêm xuân đạt 5,03
÷
6
tấn/ha, vụ mùa đạt 4
÷
5 tấn/ha và ngô đông đạt 5
÷
6 tấn/ha, khoai tây 11
÷
14 tấn/ha,
đậu tương từ 5,4
÷
13 tạ/ha, chè tăng từ 29
÷
41 tạ/ha.
Bắc Kạn là tỉnh miền núi rất nghèo nhất miền Bắc, nhưng nhờ có các công trình thủy
lợi nên diện tích tưới được mở rộng, đạt tưới chắc 85% đất canh tác canh tác được hai vụ
lúa, sản lượng lúa tăng từ 5 tấn lên 8 tấn/ha/năm.
Yên Bái là tỉnh miền núi khó khăn, do có CTTL được đảm bảo nước tưới chắc
cho gần 80% đất canh tác nên trồng cấy được c
ả 2 vụ ổn định, các cây trồng đều tăng
cả về diện tích, năng suất sản lượng (NX lúa tăng từ 6 lên 9 tấn/ha/năm, NX ngô vụ
đông tăng 70 %).
16
Tỉnh Phú Thọ gần 82% đất canh tác được tưới nhờ có hệ thống công trình thuỷ
lợi, làm tăng hệ số quay vòng đất từ 1,6 lên 2,1 lần, NX lúa Vụ chiêm xuân tăng lên
5,03 tấn/ha, vụ mùa đạt 4,48 tấn/ha và NX ngô đông đạt 3,41tấn/ha.
Tỉnh Vĩnh Phúc 80% đất canh tác được tưới nhờ CTTL đảm bảo gieo trồng cả
năm 3 vụ, NX lúa vụ chiêm gần 5.5 tấn/ha, lúa vụ mùa 4.5 tấn/ha, vụ đông 3.5t/ha, cây
v
ụ đông 2.8 t/ha.
Thái Nguyên nhờ có CTTL mà NX ngô là 3.5 tấn/ha (tăng 70%), NX chè là
0.85 tấn/ha. (tăng 60%), NX rau các loại 11tấn/ha. (tăng 75%).
Tinh Lào Cai tưới chắc 86,2% DTCT, NX lúa đông xuân là 4.5 tấn/ha (tăng
50%), NX lúa mùa là 3.8 tấn/ha (tăng 60%) NX ngô là 2.6 (tăng 40%).
Điện Biên, nhờ có hệ thống CTTL Nậm Rốm mà cả cánh đồng Mường Thanh
trước đây chỉ trồng cấy được 1.500 ha lúa mùa đến nay diện tích lúa, màu 2 vụ tăng
lên 3.734 ha
Tỉnh Lạng Sơn: Nhờ có tưới nướ
c mà năng xuất cây trồng tăng cao: Lúa Xuân
5.5-6.0 t/ha,lúa mùa 4.5 T/ha, Ngô 5.0- 6.0 T/ha, Khoai tây 11- 14 t/ha.
Tỉnh Tuyên Quang: Trong những năm gần đây, các công trình thủy lợi trong
tỉnh đã dần dần đảm bảo tưới chắc cho các diện tích yêu cầu, trong 5 năm từ 2002 ÷
2006 tỷ lệ tưới chắc chỉ là 60,4% đã nâng lên 75,5% và dự kiến sang năm 2008 sẽ là
78,2%.
Tỉnh Quảng Ninh Trước đây chỉ có 1 vụ sản lượng bấp bênh, hiện nay ngoài 2
v
ụ lúa chính còn thêm vụ màu. Tổng sản lương thực quy ra thóc và bình quân đầu
người ngày càng tăng, từ 188.976 năm 2000 lên hơn 230.619 năm 2008, Thủy lợi đã
tạo điều kiện nâng hệ số quay vòng đất từ 1,5 lên gần 3 lần.
Tuy nhiên hiệu quả cấp nước tưới tiêu nước chưa cao, còn thấp hơn nhiệm vụ –
năng lực thiết kế đặt ra như ở tỉnh Lào Cai, vụ mùa đảm bả
o từ 70 - 73% diện tích, vụ
Đông – Xuân 80 - 85% so với năng lực thiết kế; tỉnh Hà Giang, tổng diện tích lúa được
tưới cả năm đạt 69,1%; tỉnh Tuyên Quang diện tích CTTL đảm bảo tưới 75% DTTK;
tại Vĩnh Phúc đạt 80 - 85%; Lạng Sơn đạt 75%; Cao Bằng đạt 70%; Bắc Giang đạt
70% và Thái Nguyên đạt 65 - 70% DTTK. Trung bình toàn vùng các CTTL mới đảm
bảo 70% - 75% năng lực thiết kế theo nhiệm vụ.
2. Hiệu quả CTTL phục vụ chăn nuôi gia súc, gia c
ầm, thuỷ cầm.
Hệ thống thủy nông còn là môi trường, là nguồn cung cấp nước và tiêu thoát
nước cho ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy cầm, thông qua việc lấy nước trực
tiếp từ các hồ chứa, dùng nước kênh mương, từ các giếng nước được kênh mương thủy
lợi làm tăng mực nước ngầm. Hệ thống thủy lợi còn cấp nước tưới cho các đồng cỏ
chăn nuôi, cho các cơ sở giết mổ
gia súc, gia cầm,…
Tỉnh Tuyên Quang: Hệ thống thủy lợi cấp nước cho trại chăn nuôi Bò Phú Lâm
với quy mô trên 3.000 con, cho trại Bò Hoàng Khai, (khoảng 300 ÷ 400 con).
Hệ thống kênh mương còn là nơi cho trâu, bò ra uống nước và tắm rửa trực tiếp,
do vậy một số hệ thổng thuỷ lợi ở Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Lạng Sơn còn
được xây dựng bến xuống tắm cho gia súc.
Với gia cầm được chăn nuôi chủ
yếu ở quy mô nhỏ, hộ gia đình, hầu như tận dụng
nước mặt từ kênh mương chẩy vào các ao, đầm (được đào mới hay có sẵn), hoặc nước từ
hệ thống kênh mương làm tăng mực nước ngầm để rồi được lấy phục vụ chăn nươi.
Lợi dụng mặt nước kênh mương để chăn thả vịt,ngan, ngỗng hay tháo nước từ
kênh mương vào các ao chăn nuôi thủy cầm.
17
Nước từ các hệ thống thủy lợi còn được dùng để tưới cho các đồng cỏ, cây thức ăn
chăn nuôi như ở đồng cỏ lớn của Công ty nuôi bò Phú Lâm, Tuyên Quang, của công ty
nuôi bò Mộc Châu, Sơn La, trại nuôi dê ở cạnh kênh chính hồ núi cốc Thái Nguyên
Tại Yên Bái, HTTL đập dâng19 tháng 5, Nghĩa lộ đã cấp nước cho chăn nuôi
Đàn trâu là 2527 con, đàn bò là 393 con, đàn lợn của thị xã là 13.337. Cấp nước cho
gia cầm (gà, ngan, v
ịt, ngỗng, ) trên 30.000 con. Số lượng ao chăn thả thủy cầm được
lấy nước từ kênh mương trên 100 ao.
Tại các nơi chăn nuôi vấn đề nước thải chưa được quan tâm, nên ảnh hưởng
nghiêm trọng đến môi trường của gia súc và con người. Nước thải từ các khu chăn nuôi
thường được đổ trực tiếp ra ao, đầm hoặc hệ thống kênh mương
Hình 2.1. Trại Bò Phú Lâm –Tuyên
Quang được CTTL cấp nước
Hình 2.2. Trại Vịt gia đình trên hệ thống
Ngòi Là – Tuyên Quang
3. Công trình thủy lợi phục vụ cho ngành nuôi trồng thuỷ sản
a) Đánh giá chung
Nhìn chung các hệ thống công trình thuỷ lợi đã và đang tham gia tích cực vào cấp
và thoát nước cho nuôi trồng thuỷ sản: Các Hệ thống thuỷ lợi hồ chứa đã cấp nước cho
các ao, hồ trại thuỷ sản của vùng đồng thời diện tích mặt hồ còn trực tiếp dùng để
nuôi cá, nguồn nước từ hồ được người dân lấy vào các ao thông qua các kênh dẫn để
nuôi trồng thuỷ sả
n, hầu hết các loại hồ chứa nước trong các tỉnh không những được sử
dụng trực tiếp nuôi trồng thủy sản mà còn trực tiếp cấp nước cho các ao, hồ, các vùng
trũng của người dân để nuôi trồng thủy sản, .Các công trình thuỷ lợi có đầu mối là các
đập dâng, trạm bơm đều qua hệ thống kênh mương còn trực tiếp cấp nước cho các ao
hồ, các vùng trũng để nuôi thủy sản.
Nhiều nơi tận dụng các chân ruộng thấp được cấp nước từ kênh mương thuỷ lợi để
chuyển sang nuôi cá.
b) Tình hình thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh:
Tỉnh Bắc Giang: có khoảng 70 hồ chứa có mặt nước lớn với tổng diện tích
4.973ha, hiện nay có 3.614ha đã được đưa vào thả cá. Hồ Cấm Sơn Bắc Giang thực
hiện nuôi cá ngay tạ
i mặt hồ đạt sản lượng 400-500 (tấn/năm).
Các hệ thông thủy lợi còn cung cấp nước cho ruộng trũng một vụ chuyển sang
nuôi thuỷ sản là 1.503, ha. Quy hoạch nuôi cá ruộng trũng được cấp nước từ các CTTL
của tỉnh trên 5.000ha.
Tỉnh Lạng Sơn có khoảng 251 hồ chứa với tổng diện tích mặt nước 1200 ha,
hiện nay hầu hết các hồ chứa này đều được đư
a vào thả cá.
Tỉnh Thái Nguyên: Hồ Núi Cốc có khoảng 330,6 ha diện tích nuôi trồng thuỷ
sản với sản lượng 800 (tấn/năm)
Tỉnh Tuyên Quang: Toàn tỉnh có 2.050 ha mặt nước hồ, ao để nuôi thả cá. Tổng
số 472 hồ chứa và các ao gia đình khoảng 934 ha chủ yếu lấy nước từ kênh mương
18
thủy lợi. Hệ thống hồ Ngòi Là có diện tích mặt nước trên 50 ha đã được nuôi trồng
thuỷ sản, hệ thống kênh mương của hồ Ngòi Là còn cung cấp nước vào gần 200 ao, hồ
gia đình được đào cạnh kênh mương để lấy nước, năng suất bình quân đạt 5tấn/ha
Tỉnh Vĩnh Phúc: Đang hoàn thành dự án quy hoạch thủy lợi gần 6.000ha vùng
ruộng lúa trũng kết hợp nuôi trồ
ng thuỷ sản. Hệ thống Liễn Sơn cung cấp nước cho trại
thủy sản của tỉnh và nhiều ao, hồ nhỏ nằm rải rác trên hệ thống.
Hồ chứa Xạ Hương cung cấp nước cho liên doanh nuôi cá Trình để xuất khẩu.
Hồ Đầm Bài - huyện Kỳ Sơn tỉnh Hòa Bình: có khoảng 50 ao dọc trên kênh
tưới lấy nước để nuôi cá. .Tại các tỉnh nêu trên các kênh mương thủy lợi còn làm
nhiệm vụ
tiêu thoát nước cho các khu nuôi trồng thủy sản, hoặc dùng nước thải từ thủy
sản, từ chăn nuôi để tiếp tục tưới ruộng.
4. Thuỷ lợi phục vụ công nghiệp các tỉnh Miền núi, Trung du phía Bắc
Nền công nghiệp của các tỉnh Trung du, miền núi phía Bắc đang trong thời kỳ
đầu phát triển do đó vai trò của công trình thuỷ lợi đến cấp, thoát nước cho công
nghiệp chưa mạnh, chỉ ở một số tỉnh có ngành công nghiệp phát triển hơn như Thái
nguyên, Bắc Giang, Lào Cai… đã được CTTL cung cấp nước cho một số xí nghiệp,
nhà máy còn lại chủ yếu cấp nước cho các dịch vụ, sản xuất tiểu th
ủ công nghiệp nhỏ
lẻ như sản xuất gạch ngói và vật liệu xây dựng, chế biến thức ăn gia súc Bên cạnh
đó các hệ thống thuỷ lợi còn phục vụ cho việc tiêu thoát nước cho các nhà máy, xí
nghiệp và cơ sở hạ tầng của địa phương.
Tỉnh Lạng Sơn: Hệ thống thuỷ lợi hồ Tà Keo - Nà Cáy, huyện Lộc Bình đã cấp
cho khu mỏ than Na Dương, khoả
ng 300.000m
3
/năm, hồ Bò Luồng cấp 100.000m
3
nước cho nhà máy xi măng.
Tỉnh Phú Thọ: Nhà máy Supe phốt phát Lâm Thao mỗi năm lấy từ 5 đến 6 triệu
m
3
nước từ trạm bơm Diên Hồng, Trạm Việt Trì: Cấp 1.392.000 m
3
nước cho các nhu
cầu công nghiệp.
Tỉnh Vĩnh Phúc: Có hồ Xạ Hương ở Tam Đảo cấp nước cho nhà máy quốc phòng
Z195, từ 3 ÷ 4 triệu (m
3
/ năm).
Tại tỉnh Thái Nguyên: Hồ chứa Núi cốc cung cấp nước cho Khu Gang Thép với
lưu lượng 6 m
3
/s, cho nhà máy Cán thép Gia Sàng 0,7 (m
3
/s), cơ khí Phổ Yên, Gò
Đầm với lưu lượng 0,4 m
3
/s, cấp nước sinh hoạt cho một phần TP. Thái Nguyên với
lưu lượng 0,1 m
3
/s.
Tại Bắc Giang: thuỷ lợi cung cấp nước cho một phần của nhà máy phân đạm,
Hà Bắc là 36.974 triệu m
3
/năm với tần suất bảo đảm 95%. Cấp nước cho nhà máy
Parium: 109.500m
3
/năm. Cấp cho xí nghiệp gạch Tân Xuyên: 200.000m
3
/năm
19
Hình 2.3. Khu nuôi trồng thủy sản tại
Vĩnh Phúc được HTTL cấp nước
Hình 2.4. Trại giống thủy sản Lào Cai lấy
nước từ kênh mương thuỷ lợi
Hình 2.5. Trại giống thuỷ sản lấy nước
từ kênh đập dâng 19/5 Yên Bái
Hình 2.6. Hồ Tà Keo - Lạng Sơn phục vụ
cho phát triển thuỷ sản
5. Công trình thuỷ lợi phục vụ phát triển du lịch
Tại các tỉnh trên thuộc miền núi dân cư thưa thớt, kinh tế – xã hội chưa phát
triển, giao thông chưa phát triển, lại do phần lớn các hệ thống CTTL còn nhỏ, lẻ lại
phân tán và nằm xa khu dân cư tập trung nên các ngành như du lịch, dịch vụ chưa có
điều kiện phát triển. Các công trình thuỷ lợi có nhiều tiềm năng nên ngày càng được
tận sử dụng nhiều cho phát triển du lịch, rất nhiều hồ
chứa nước đã được lợi dụng làm
khu du lịch sinh thái như các hồ Núi Cốc–Thái Nguyên, hồ Thác Bà-Yên Bái, hồ Đại
Lải - Vĩnh Phúc, Khuôn Thần và Cấm Sơn - Bắc Giang, Tà Keo – Lạng Sơn, Lửa Việt
– Phú Thọ một số đập dâng cũng được sử dụng cho du lịch như Thác Huống – Thái
Nguyên, Cầu Sơn - Bắc Giang, Liễn Sơn – Vĩnh Phúc, đập dâng 19 tháng 5 - Nghĩa
Lộ.
Tỉnh Thái Nguyên: Điểm du l
ịch hấp dẫn nhất và nổi tiếng nhất khu vực là hồ
Núi Cốc, các hồ chứa khác như hồ Bảo Linh, hồ Suối Lạnh, hồ Gò Miếu…có nhiều
tiềm năng phát triển du lịch.
Tỉnh Vinh Phúc: hồ Đại Lải đã là nơi du lịch nổi tiếng từ nhiều chục năm qua, đã
xây dựng thêm sân đánh gôn, và khu nghỉ dưỡng .
Tỉnh Bắc Giang: các hệ th
ống hồ chứa lớn nhỏ như hồ Cấm Sơn kết hợp du
lịch, thủy sản, hồ Khuôn Thần, hồ Đá Mài, hồ Đồng Cốc, cụm đầu mối đập Cầu Sơn,
đập Thác Huống có tiềm năng du lịch sinh thái.
Tỉnh Quảng Ninh: Cụm di tích Hồ Yên Lập - chùa Lôi Âm đã được Bộ Văn hoá
Thông tin cấp bằng công nhận là di tích thắng cảnh, hồ Yên Lập tr
ở thành điểm du lịch
phong phú, hấp dẫn cho du khách.
20
Hình 2.7. Hồ chứa Khuôn Thần, Bắc
Giang kết hợp với du lịch sinh thái
Hình 2.8. Lòng hồ Quang Minh, Hà
Giang kết hợp du lịch sinh thái
Hình 2.9. Hồ Núi Cốc – Thái Nguyên Hình 2.10. Hồ Ngọc – Hoà Bình
Hình 2.11. Sân Golf và hồ Xạ Hương – Vĩnh Phúc
6. Công trình thuỷ lợi phục vụ thủy điện của tỉnh Miền núi, trung du phía Bắc
Hệ thống thuỷ lợi phục vụ phát triển ngành thủy điện: Do hệ thống lưới điện
quốc gia đã và đang phát triển mạnh nên toàn bộ người dân tại các thị trấn, thị xã và
thị tứ đều được sử dụng lưới điện quốc gia. Chỉ có một số nơi mạng lưới điện quốc gia
chưa kéo đến
được thì người dân các thôn bản mới sử dụng các dốc nước trong kênh
để đặt các trạm thuỷ điện nhỏ. Tuy nhiên một số hồ chứa đã kết hợp phát triển thủy
điện, như các hồ Thác Bà, Cấm Sơn, Núi Cốc, Khuôn Thần, Khuẩy Lái… Kênh chính
của hệ thống đập dâng 19 tháng 5 - Nghĩa Lộ cấp nước cho trạm thủy điện nhỏ với
công xuất 84 kw.
Tỉnh L
ạng Sơn không có công trình thuỷ điện riêng biệt mà ở dạng công trình thuỷ
lợi kết hợp phát điện. Tính đến nay toàn tỉnh đã có 21 trạm thuỷ điện nhỏ công suất trạm
từ 5 đến 200 KW. Tổng công suất lắp đặt là 672KW.
21
Tỉnh Cao Bằng có trạm thủy điện nhỏ lấy nước từ kênh tại huyện Hòa An.
Tại Sơn La có 1 trạm thuỷ điện Nà Bó công suất 100KW kết hợp với tưới cho
40ha. Ngoài ra, còn khoảng 1300 thiết bị thuỷ điện nhỏ Mini của các gia đình, phần
lớn được lắp đặt trên các dốc nước của kênh mương.
Các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Yên Bái, Tuyên Quang. Tại mộ
t số
vùng vẫn sử dụng điện từ các trạm thuỷ điện mini đặt trên các dốc nước ở kênh để
phát điện. Như tại xã Đạo Đức – Hoà An – Cao Bằng.
Hình 2.12. Trạm thuỷ điện lấy nước từ
kênh hệ thống 19/05 - Nghĩa Lộ
Hình 2.13. Thuỷ điện nhỏ lấy nước từ kênh
tại huyện Hoà An – tỉnh Cao Bằng
Hình 2.14. Thủy điện hồ Cấm Sơn - Bắc Giang và Thủy điện hồ Núi Cốc -Thái Nguyên
7. Công trình thuỷ lợi phục vụ cấp nước sinh hoạt tại các tỉnh.
Chỉ những khu vực thành phố, thị xã, thị trấn mới có hệ thống cấp nước
sạch,còn lại những vùng cao và vùng khác, người dân vẫn chủ yếu sử dụng nguồn
nước mưa, nước tại các hồ chứa, nước từ kênh mương thủy lợi, từ ruộng lúa ngấm
xuống tầng chứa nước ngầm để được lấy lên từ các giếng cấp n
ước cho sinh hoạt.
Người dân cũng đã sử dụng trực tiếp nguồn nước của hồ phục vụ cho sinh hoạt
và chăn nuôi (Đại đa số dân cư sinh sống xung quanh gần các hồ chứa thuỷ lợi như hồ
Núi Cốc, Cấm Sơn, Tà Keo, Nà Cáy, Bắc Sơn, Ngòi là ). Ven kênh mương người dân
trong các thôn vẫn ra tắm giặt, lấy nước trực tiếp từ kênh để cho sinh hoạt gia đình.
Tại tỉnh Thái Nguyên: Nguồn nước chủ yếu cho nhà máy nước Tích Lương là
từ hồ Núi Cốc, Nhà máy nước thị trấn Uc Sơn (huyện Phú Bình) có nguồn cấp nước là
kênh dẫn của hệ thống Thác Huống, cấp nước sinh hoạt cho nhân dân trong huyện.
Tại tỉnh Lạng Sơn: Hồ Tà Keo cấp nước sinh hoạt cho khu mỏ than Na Dương.
Tỉnh Quảng Ninh: Hệ thống Hồ Yên Lập còn kết hợ
p cấp nước sinh hoạt cho
khoảng 30 vạn dân của Hoành Bồ, hồ cấp gần 5.000 (m
3
/ngày – đêm) cho nhà máy
nước Quảng Yên.
Các CTTL ở Sơn La Cấp nước sinh hoạt cho gần 6,3 vạn đồng bào vùng cao,
nước sạch cho 1,8 vạn dân vùng nông thôn.
22
Hình 2.15. Hệ thống thuỷ lợi cấp nước
sinh hoạt cho người dân
Hình 2.16. Nước trên kênh 19/5 Nghĩa Lộ –
Yên Bái để sinh hoạt
8.Công trình thuỷ lợi phục vụ giao thông
a. Giao thông đường bộ
Tình hình chung: Tại các tỉnh miền núi hệ thống kênh mương thường có mặt cắt
ngang nhỏ, lại qua địa hình phức tạp, độ dốc lớn nên các bờ kênh mương thường nhỏ
chỉ có thể phục vụ giao thông bộ cho các phương tiện vận chuyển nhỏ và thô sơ .
Việc kết hợp công trình thuỷ lợi để giao thông (như cầu máng, cầu trên đập, )
vẫn được thực hi
ện nhưng ngành thuỷ lợi không thu được lệ phí.
Hình 2.17. Cầu máng kết hợp giao thông
Hình 2.18. Bờ kênh kết hợp giao thông
Hình 2.19. Đập dâng 19 tháng 5 -
Yên Bái kết hợp giao thông, cấp nước sinh
hoạt
b. Về giao thông đường thủy
Do đặc điểm địa hình, thủy thế ở miền núi, kênh mương lại nhỏ, dốc lớn nên
giao thông đường thuỷ lợi dụng kênh mương không phát triển, trước đây được tận
dụng kênh cấp trên để giao thông thuỷ như hệ thống Sông Cầu, Liễn Sơn nhưng đến
23
nay giao thông thuỷ trên kênh mương không phát triển và ngày càng được thay thế
nhiều bởi giao thông bộ.
9. Hệ thống CT thuỷ lợi phục vụ cho việc tiêu thoát nước, phòng chống lũ.
Các HTTL có tác dụng lớn trong việc phòng chống thiên tai hạn, úng ngập, lũ
bão và cải tạo đất, chống xói mòn,bạc màu,đá ong hóa đất canh tác…
Ngoài việc phục vụ việc tiêu thoát nước cho nông nghiệp còn kết hợp tiêu thoát
nước, phòng chống lũ, lụt cho các cơ sở hạ tầng như khu dân cư, đường xá, các khu
công nghiệp, dịch vụ
Các công trình thủy lợi đặc biệt là hồ chứa ngoài các nhiệm vụ ở trên còn có
nhiệm vụ
phòng chống lũ cho hạ lưu. Điều tiết nước, tích nước trong mùa lũ để bổ
sung cho mùa kiệt, chống lại hạn hán đảm bảo đủ nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Kênh mương thủy lợi ở miền núi còn kết hợp tiêu thoát nước mưa, lũ.
- Tại tỉnh Phú Thọ thì trạm bơm tiêu nông nghiệp Lê Tính còn kết hợp tiêu
thoát nước cho thị trấn Lâm Thao.
- Tại t
ỉnh Bắc Giang có trạm bơm tiêu Lò Lợn vừa có nhiệm vụ tiêu nước ruộng
vừa tiêu nước cho một phần thành phố Bắc Giang.
- Tỉnh Thái Nguyên,lượng nước mặt tiêu thoát từ các khu công nghiệp và đô thị
đều tập trung vào các cống tiêu của công trình thuỷ lợi.
- Tại tỉnh Lào Cai các công trình thuỷ lợi chủ yếu tiêu nước mặt cho công
nghiệp Lào Cai – Cam Đường, khu công nghiệp Nà Toỏng…
10. Công trình thuỷ lợi phục vụ phát triển lâm nghiệp
Các công trình thuỷ lợi tại các tỉnh Miền núi, Trung du phía Bắc nêu trên còn
cấp nước, giữ ẩm cho các vườn ươm cây, cho việc trồng rừng nhất là các hồ chứa ở
trên vùng cao: dùng làm nước tưới cho cây vườn ươm lâm nghiệp và cung cấp nứơc
bảo vệ rừng như để dập lửa khi xảy ra cháy rừng.
Hệ thống thuỷ lợi phục vụ phát triển rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn
11. Công trình th
ủy lợi có tác động tích cực đến môi trường
Nhìn chung các CTTL đã tác động tích cực đến môi trường sinh thái, đặc biệt
là tại các khu vực có tưới hoặc gần các hồ chứa
Các HTTN còn có tác dụng phòng chống thiên tai, lũ lụt như cắt lũ, tiêu thoát
nước cho cho các tỉnh vùng đồi núi, trung du phía Bắc.
a) Tác động đến môi trường nước
CTTL đã tác động tích cực đến môi trường nước, vì công trình thủy lợi điều tiết
nước giữa mùa lũ và mùa kiệt, làm tăng lượng dòng chả
y kiệt. Bổ sung cho nước
ngầm, tác dụng này được thể hiện rõ ràng hơn ở những vùng cao. Nước từ cá kênh
mưong và nước tưới từ ruộng lúa ngấm xuống làm tăng nước ngầm
b) Tác dụng đến môi trường đất
Tất cả các CTTL không gây xói mòn đất, giúp cải tạo đất, giúp đất có độ ẩm
cần thiết để không bị bạc màu, đá ong hoá, còn cải tạo đất,mở rộng di
ện tích canh tác.
c. Tác dụng đến tiểu khí hậu khu vực
Sự bốc thoát hơi nước từ các cánh đồng lúa rộng lớn có tác dụng làm giảm nhiệt
độ nóng bức trong mùa hè và làm tăng nhiệt độ, gây ấm áp vào mùa đông lạnh giá.
Các hồ chứa đều có tác động tích cực cải tạo điệu kiện vi khí hậu của một vùng. Làm
tăng độ ẩm không khí, độ ẩm đất, tạo nên các thảm phủ thực vậ
t chống xói mòn, rửa
trôi đất đai. Mùa hè không khí mát mẻ, dễ chịu có tiềm năng phát triển du lịch.