Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Thực trạng chính sách công nợ tác động đến hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH phúc hùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 81 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng luận văn “Thực trạng chính sách công nợ tác động
đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Phúc Hùng ” là bài
nghiên cứu của chính tôi.
Ngoài trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này,
tôi cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng
được công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong
luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại
các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 07 năm 2016

HUỲNH CÔNG DƯƠNG


ii

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận văn này, tác giả đã nhận được sự
ủng hộ và giúp đỡ của Trường đại học Công nghệ Tp.Hồ Chí Minh, giáo viên
hướng dẫn cùng các anh chị đồng nghiệp và bạn bè.
Qua đó, tác giả xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giáo viên
hướng dẫn Cô PGS.TS.

. Vì trong suốt thời gian thực hiện đề tài, giáo viên hướng



dẫn đã rất nhiệt tình hướng dẫn; hỗ trợ; động viên để tác giả có thể hoàn thành đề tài
này.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các anh chị là cán bộ quản lý, nhân viên
công ty TNHH Phúc Hùng đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tác giả thực hiện
đề tài luận văn này.
Cuối cùng, tác giả kính mong giáo viên hướng dẫn và Hội đồng bảo vệ luận
văn góp ý cho những thiếu sót không thể tránh khỏi trong đề tài này.


iii

TÓM TẮT
Nghiên cứu này thực hiện việc nghiên cứu tác động của chính sách quản lý
công nợ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty Trách nhiệm hữu hạn
(TNHH) Phúc Hùng, một doanh nghiệp kinh doanh hàng tiêu dùng, thực phẩm tại
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Từ đó có thể đưa ra một số khuyến nghị đối với nhà quản
trị công ty về các vấn đề liên quan đến chính sách công nợ.
Bài nghiên cứu tiến sử dụng các phương pháp phân tích kế toán và phân
tích tài chính phù hợp gồm: phương pháp chỉ số, phương pháp so sánh tương đối,
so sánh tuyệt đối, phương pháp phân tích tương quan để chứng minh tác động của
chính sách công nợ hiện tại đến hiệu quả hoạt động của công ty trong giai đoạn
nghiên cứu. Dữ liệu nghiên cứu là báo cáo tài chính và số liệu kế toán của tất cả
các các khách hàng có liên quan trực tiếp đến khoản phải thu hoặc phải trả của
công ty Phúc Hùng trong năm 2012 và giai đoạn 2013 – 2015.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, có sự khác biệt của doanh thu vào các thời
điểm tương tự trong năm năm 2012 (năm chưa áp dụng chính sách công nợ) với
năm 2013 (năm bắt đầu áp dụng đầy đủ và nhất quán chính sách công nợ) theo
hướng doanh thu gia tăng đáng kể. Hơn nữa, ngoài tác động làm tăng doanh thu, các
khoản chậm trả của khách hàng phải chịu lãi phạt cũng mang lại lợi nhuận tài chính

lớn cho công ty. Các rủi ro mất nợ chưa xuất hiện do các khách hàng của công ty
vẫn đảm bảo nghĩa vụ thanh toán tốt.
Cuối cùng, nghiên cứu này chỉ ra hàm ý rằng một số vấn đề có thể tạo ra rủi
ro cho chính sách này cũng đã được nhìn thấy và để phòng ngừa các rủi ro này được
đề xuất (1) Cân nhắc việc sử dụng nợ phải trả nhà cung cấp, (2) Cân nhắc việc xây
dựng quy trình đánh giá rủi ro bán chịu, (3) Nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý
công nợ, đặc biệt là vai trò của kế toán trực tiếp xử lý các vấn đề công nợ, (4) Cân
nhắc việc tiếp tục thay đổi chính sách công nợ.


iv

SUMMARY
This study carried out to study the impact of the receivable and payable debt
management policies to business performance in Phuc Hung limited liability
company (Ltd), a business enterprise in Ba Ria - Vung Tau province, distributing
food, milk. It makes some recommendations for company executives on issues
related to policy liabilities.
This study using the analytical methods of accounting and financial analysis
appropriate including index method, the method of comparing the relative, absolute
comparisons, correlation analysis method to demonstrate the impact of the
receivable and payable debt management to the performance of the company during
the period studied. Data research is financial statements and accounting data of all
customers are directly related to the receivable and payable by the Phuc Hung Ltd
in 2012 and period 2013-2015.
The study results showed that the difference of revenue in the same time in
the year 2012 (the year the policy was not applied) to 2013 (the year beginning full
application and consistent policy) in the direction of significantly increasing
revenue. Moreover, in addition to increased revenue impact, the unpaid amounts
bear interest of customers and bring itself the big financial profit for the company.

The risk of loss due to appear outstanding corporate clients while maintaining good
payment obligations.
Finally, this study indicates implies that some issues may create risks for this
policy has also been seen and to prevent these risks are proposed (1) Consider the
use of payable from suppliers, (2) Consider the construction process credit risk
assessment, (3) Improve the quality of the debt management team, especially the
role of the accounting directly handle debt issues, (4) Consider further policy
changes liabilities.


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii
TÓM TẮT.................................................................................................................. iii
SUMMARY............................................................................................................... iv
MỤC LỤC .................................................................................................................. v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. ix
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu ..................................................................................... 1
1.2. Lý do nghiên cứu ............................................................................................. 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2
1.4. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 3
1.5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 3
1.6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 4
1.7. Dữ liệu nghiên cứu .......................................................................................... 4
1.8. Các nghiên cứu có liên quan............................................................................ 4
1.8.1. Các nghiên cứu nước ngoài ...................................................................... 4

1.8.2. Các nghiên cứu trong nước....................................................................... 6
1.9. Kết cấu đề tài nghiên cứu ................................................................................ 9
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHÍNH SÁCH CÔNG NỢ ....................... 10
2.1. LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ CÔNG CỤ CÔNG NỢ .................................... 10
2.1.1. Khái niệm về công nợ, công cụ công nợ ................................................ 10
2.1.2. Kết cấu công nợ ...................................................................................... 13
2.1.3. Quản lý công nợ ..................................................................................... 14


vi

2.2. VAI TRÒ CHỦ YẾU CỦA CÔNG NỢ ĐỐI VỚI HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH ........................................................................................ 20
2.2.1. Tăng cường năng lực tài chính của doanh nghiệp .................................. 20
2.2.2. Doanh thu và lợi nhuận .......................................................................... 21
2.2.3. Mở rộng thị trường ................................................................................. 22
2.3. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CÔNG NỢ CỦA DOANH
NGHIỆP................................................................................................................ 22
2.3.1. Mục tiêu .................................................................................................. 22
2.3.2. Nội dung ................................................................................................. 23
2.3.3. Phương pháp phân tích ........................................................................... 24
2.3.4. Các chỉ tiêu ............................................................................................. 24
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY PHÚC HÙNG
.................................................................................................................................. 29
3.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY PHÚC HÙNG .............................................. 29
3.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY PHÚC HÙNG GIAI
ĐOẠN 2013 – 2015.............................................................................................. 30
3.2.1. Chính sách công nợ ................................................................................ 30
3.2.2. Hệ thống quản lý công nợ....................................................................... 32
3.2.3. Phân tích và xử lý công nợ ..................................................................... 36

3.2.4. Bảng số liệu thống kê công nợ của công ty Phúc Hùng giai đoạn 2013 –
2015 và tác động đến lợi nhuận hoạt động của doanh nghiệp ......................... 50
3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY PHÚC
HÙNG GIAI ĐOẠN 2013 – 2015........................................................................ 61
3.3.1. Ưu điểm .................................................................................................. 61
3.3.2. Hạn chế ................................................................................................... 62
3.3.3. Nguyên nhân ........................................................................................... 63
CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ CÔNG CỤ CÔNG NỢ
TẠI CÔNG TY PHÚC HÙNG................................................................................. 64


vii

4.1. Kết luận.......................................................................................................... 64
4.2. Các giải pháp sử dụng hiệu quả công cụ công nợ tại công ty Phúc Hùng .... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 67
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 70
PHỤ LỤC 1. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CÔNG TY TNHH PHÚC HÙNG
GIAI ĐOẠN 2012 – 2015 .................................................................................... 70
PHỤ LỤC 2 – BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY
TNHH PHÚC HÙNG GIAI ĐOẠN 2012 - 2015 ................................................ 71


viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Tóm tắt các nghiên cứu trước………………………………………….....6
Bảng 2.1: Danh mục nhà cung cấp của công ty TNHH Phúc Hùng……………….28
Bảng 2.2: Mối quan hệ giữa Nợ phải thu khác hàng và Doanh thu ……………….31
Bảng 2.3: Cơ cấu nợ phải thu của công ty Phúc Hùng giai đoạn 2013 – 2015…….36

Bảng 2.4: Cơ cấu nợ phải thu ngắn hạn của công ty Phúc Hùng giai đoạn 2013 –
2015……………................…………………………………………………...……37
Bảng 2.5: Cơ cấu nợ phải trả của công ty Phúc Hùng giai đoạn 2013 – 2015……..37
Bảng 2.6: Cơ cấu nợ phải trả ngắn hạn của công ty Phúc Hùng giai đoạn 2013 –
2015………………………………………………………………………………...38
Bảng 2.7: Các chỉ tiêu thể hiện năng lực tài chính của công ty Phúc Hùng giai đoạn
2013 – 2015………………………………………………………………………...40
Bảng 2.8: Theo dõi doanh thu năm 2012 và năm 2013 của công ty Phúc Hùng…..42
Bảng 2.9: Theo dõi doanh thu theo sự thay đổi chính sách công nợ của công ty Phúc
Hùng trong giai đoạn 2013 – 2015…………………………………………………45
Bảng 2.10 Bảng theo dõi tiền lãi thu được từ việc khách hàng chậm thanh toán tiền
hàng năm 2013 của công ty Phúc Hùng……………………………………………49
Bảng 2.11: Bảng theo dõi tiền lãi thu được từ việc khách hàng chậm thanh toán tiền
hàng năm 2014 của công ty Phúc Hùng……………………………………………51
Bảng 2.12 Bảng theo dõi tiền lãi thu được từ việc khách hàng chậm thanh toán tiền
hàng năm 2015 của công ty Phúc Hùng……………………………………………53
Bảng 2.13: Theo dõi tiền lãi thu được do phạt chậm thanh toán trong giai đoạn 2013
– 2015………………………………………………………………………………56
Bảng 2.14: Theo dõi lợi nhuận công ty Phúc Hùng từ năm 2012 đến năm 2015….57


ix

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Quy trình quyết định chính sách công nợ………………………………..19
Hình 2.1: Hệ thống quản lý nợ phải thu của công ty Phúc Hùng………………….32
Hình 2.2 Hệ thống quản lý nợ phải trả của công ty Phúc Hùng…………………....33
Hình 2.3: Quy trình phân tích ra quyết định bán chịu cho khách hàng của công ty
Phúc Hùng………………………………………………………………………….35

Hình 2.4 Quy trình phân tích ra quyết định thanh toán tiền hàng cho nhà cung
cấp……………………………………………………………………………….…46


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu về tác động của quản trị vốn lưu động (xét đến yếu tố cần quan
tâm là nợ phải thu) và tỉ lệ nợ phải trả trong cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp là những nghiên cứu được thực hiện khá nhiều trong lĩnh vực tài
chính, kế toán. Điều này thể hiện ở số lượng các nghiên cứu mang tính lý thuyết
cũng như các nghiên cứu thực nghiệm ở nhiều quốc gia để giúp nhà quản trị có thể
ra các quyết định tối ưu liên quan đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, xét về cả lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm, một nghiên cứu
cụ thể đánh giá tác động của việc thiết lập và quản lý các khoản nợ phải thu và nợ
phải trả (gọi chung là chính sách công nợ) của một doanh nghiệp tác động đến hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp là chưa được thực hiện. Điều này có thể được lý
giải là do khả năng tiếp cận được nguồn dữ liệu kế toán cụ thể của một doanh
nghiệp về các mặt như: công nợ của từng khách hàng; thời hạn nợ; lịch sử trả
nợ...là rất khó. Cũng như nhà nghiên cứu không thể nắm bắt được hàm ý quản trị
của người quản lý doanh nghiệp thông qua chính sách công nợ đối với từng khách
hàng cụ thể.
Từ các lý do nêu trên, có thể thấy chính sách công nợ của một doanh nghiệp
đối với hiệu quả hoạt động của chính nó là một vấn đề nghiên cứu có tính mới về
mặt dữ liệu và ứng dụng. Bài nghiên cứu này thực hiện việc nghiên cứu tác động
của chính sách quản lý công nợ tại công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Phúc
Hùng nhằm đáp ứng yêu cầu nghiên cứu nêu trên. Vì vậy, có hai vấn đề được đặt
ra để tiến hành nghiên cứu:
Thứ nhất, nghiên cứu thực trạng chính sách công nợ của công ty TNHH

Phúc Hùng trong giai đoạn 2013 – 2015.


2

Thứ hai, nghiên cứu mối liên hệ giữa chính sách công nợ này và hiệu quả
hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Phúc Hùng trong giai đoạn 2013 – 2015.

2. Lý do nghiên cứu
Trong kế toán doanh nghiệp, các yếu tố gồm tiền, nợ, hàng tồn kho được
quan tâm hàng đầu (Ngô Kim Phượng, 2010). Vì các yếu tố này liên quan đến hầu
hết các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó, các khoản nợ phải thu
và nợ phải trả đối với khách hàng (gọi chung là công nợ) tác động rất lớn đến
doanh thu cũng như năng lực tài chính của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp
thương mại. Bài nghiên cứu này phân tích thực trạng công nợ tại một doanh nghiệp
cụ thể và tác động của chính sách công nợ này đến hiệu quả hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp.
Như đã trình bày trong phần 1, chính sách công nợ của một doanh nghiệp là
một loại dữ liệu kế toán khó tiếp cận, trong khi nghiên cứu, đánh giá tác động của
chính sách này đến hiệu quả hoạt động kinh doanh lại mang tính ứng dụng thực
tiễn rất cao cho nhà quản trị doanh nghiệp. Đây chính là yêu cầu thực tiễn của hoạt
động kế toán cũng như quản trị tài chính doanh nghiệp cũng như là một khe hở
trong nghiên cứu thực nghiệm đặt ra để giải quyết. Vì vậy có thể khẳng định đề tài
nghiên cứu “Thực trạng chính sách công nợ tác động đến hiệu quả hoạt động
kinh doanh tại công ty TNHH Phúc Hùng” là cần thiết và khả thi.

3. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm bốn mục tiêu:
1)


Hệ thống hóa lý luận về tác động của chính sách công nợ đến hiệu quả

hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
2)

Phân tích thực trạng chính sách công nợ đối với khách hàng của công

ty TNHH Phúc Hùng trong giai đoạn 2013 - 2015.


3

3)

Xác định mối quan hệ giữa chính sách công nợ và hiệu quả hoạt động

của công ty TNHH Phúc Hùng.
4)

Đưa ra một số khuyến nghị đối với nhà quản trị công ty về các vấn đề

liên quan đến chính sách công nợ.

4. Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi:
- Có những lý luận nào về tác động của chính sách công nợ đến hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp?
- Thực trạng chính sách công nợ tại công ty TNHH Phúc Hùng đối với
khách hàng trong giai đoạn 2013 – 2015 như thế nào?
- Chính sách công nợ của công ty TNHH Phúc Hùng có tác động đến hiệu

quả hoạt động của công ty hay không?
Việc đặt ra các câu hỏi nghiên cứu này là cơ sở để xác định các lý thuyết
cần quan tâm, xây dựng các phương pháp phân tích phù hợp.

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu này chỉ tập trung phân tích hai vấn đề: thực trạng chính sách
công nợ; tác động của chính sách công nợ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Về phạm vi thời gian, nghiên cứu sử dụng dữ liệu kế toán của công ty
TNHH Phúc Hùng 3 năm từ năm 2013 đến năm 2015. Về phạm vi không gian,
nghiên cứu này chỉ giới hạn đối với một doanh nghiệp cụ thể là công ty TNHH
Phúc Hùng, xét trong mối quan hệ giữa chính sách công nợ và hiệu quả hoạt động
của công ty.


4

6. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài tiến hành tổng kết các cơ sở lý thuyết về kế toán và tài chính có liên
quan trực tiếp đến chính sách công nợ của công ty Phúc Hùng. Từ đó sử dụng các
kiến thức kế toán và tài chính phù hợp để phân tích gồm: phương pháp chỉ số,
phương pháp so sánh tương đối, so sánh tuyệt đối để chứng minh tác động của
chính sách công nợ hiện tại đến hiệu quả hoạt động của công ty trong giai đoạn
nghiên cứu. Kết quả phân tích thực nghiệm được sử dụng để kết luận các vấn đề
nghiên cứu đặt ra.

7. Dữ liệu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu gồm tất cả các các khách hàng có liên quan trực tiếp đến
khoản phải thu hoặc phải trả của công ty Phúc Hùng trong giai đoạn 2013 – 2015.
Dữ liệu được sử dụng là số liệu tổng hợp từ các báo cáo kế toán về tình hình công
nợ của khách hàng và nhà cung cấp (sổ cái tài khoản phải thu khách hàng 131, sổ

cái tài khoản phải trả khách hàng 331) trong giai đoạn 2013 - 2015. Dữ liệu này
đảm bảo giá trị tin cậy về mặt phân tích chỉ số theo thời gian và áp dụng thống kê
tương quan vào nghiên cứu.
Số liệu kế toán tài chính công nợ của công ty chi tiết đối với các khách hàng
và nhà cung cấp cũng được quan tâm để đối chiếu, so sánh các yếu tố cơ bản của
chính sách công nợ như: số ngày nợ, mức nợ, mức chiết khấu, mức lãi phạt do
chậm thanh toán.

8. Các nghiên cứu có liên quan
8.1. Các nghiên cứu nước ngoài
Bagchi & Khamrui (2012) [6] nghiên cứu về mối quan hệ giữa quản trị công
nợ và hàng tồn kho (gọi chung là vốn lưu động) với lợi nhuận của các công ty trong
ngành hàng tiêu dùng nhanh tại thị trường Ấn Độ. Đây là một nghiên cứu về sự tác
động của quản trị vốn lưu động (gồm các yếu tố chủ yếu là số ngày thu tiền các


5

khoản nợ phải thu, số ngày tồn kho, số ngày thanh toán các khoản nợ phải trả) tới
lợi nhuận cho một ngành cụ thể. Trong nghiên cứu này, hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp được đo lường bằng chỉ số ROA và ROE. Nghiên cứu đã tìm ra ảnh
hưởng âm (tác động ngược chiều) của quản trị vốn lưu động đến lợi nhuận, cụ thể là
yếu tố quản lý công nợ tạo ra chu kỳ luân chuyển tiền tăng lên sẽ khiến cho lợi
nhuận giảm xuống. Vì vậy các nhà quản trị có thể tạo ra các giá trị cho cổ đông
bằng cách giảm yếu tố này tới mức tối thiểu có thể, nghĩa là giảm số ngày thu tiền
bình quân của các khoản nợ phải thu, giảm số ngày tồn kho hàng hóa, tăng số ngày
trả tiền bình quân đối với các khoản nợ phải trả sẽ làm gia tăng lợi nhuận của doanh
nghiệp và ngược lại.
Afeef (2011) [2] nghiên cứu sự ảnh hưởng của quản lý công nợ đến lợi
nhuận của doanh nghiệp ở những công ty vừa và nhỏ ở Pakistan với dữ liệu của 40

công ty trên sàn chứng khoán Pakistan từ năm 2003 – 2008. Nghiên cứu sử dụng đại
lượng lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và lợi nhuận trên doanh thu để đo lường
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy lợi nhuận trên
tổng tài sản không có tác động bởi kỳ thu tiền, kỳ trả tiền, chu kỳ luân chuyển tiền,
tỷ số thanh toán hiện thời, tỷ số nợ hay tốc độ tăng trưởng doanh thu. Nhưng lợi
nhuận trên doanh thu có mối quan hệ ngược chiều với kỳ thu tiền bình quân, còn
các đại lượng khác không có tác động đến lợi nhuận trên doanh thu. Vậy, giảm kì
thu tiền bình quân đối với các khoản nợ phải thu có tác động làm gia tăng lợi nhuận
của doanh nghiệp.
Mohamad & Saad (2010) [13] nghiên cứu xem xét sự ảnh hưởng của các yếu
tố thuộc về chính sách công nợ và hàng tồn kho đến giá trị thị trường và lợi nhuận
công ty, nghiên cứu sử dụng dữ liệu của 172 công ty ở Malaysia từ năm 2003 –
2007, sử dụng tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản và lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI)
đại diện cho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy chu
kỳ luân chuyển tiền (gồm kỳ thu tiền bình quân, thời gian tồn kho, số ngày trả tiền
bình quân) có quan hệ nghịch biến với lợi nhuận doanh ngihệp. Nhà quản trị cần


6

giảm chu kỳ luân chuyển tiền, đưa tiền vào sản xuất kinh doanh, đồng nghĩa với
việc giảm số ngày tồn kho, giảm số ngày phải thu hay tăng số ngày phải trả để tăng
lợi nhuận doanh nghiệp. Đồng thời nghiên cứu còn chỉ ra rằng tỷ số thanh toán hiện
thời có quan hệ nghịch biến với lợi nhuận doanh nghiệp, nghĩa là đầu tư tài sản
ngắn hạn thấp thì có lợi nhuận cao hơn.
Tương tự, các tác giả Arbidance & Igantjeva (2012) [3]; Ahraf (2012) [4]
cho rằng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sẽ tăng nếu số ngày thu tiền bình
quân giảm và ngược lại. Nghiên cứu của Azam & Haizer (2011) [5] chỉ ra rằng số
ngày phải thu tăng sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng tài sản. Từ đó, làm giảm hiệu quả
quản trị vốn lưu động, đồng thời làm giảm hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.


8.2. Các nghiên cứu trong nước
Dương và Ngo (2013) [9] nghiên cứu tác động của yếu tố thuộc về chính
sách công nợ và hàng tồn kho đến lợi nhuận doanh nghiệp của 50 công ty cổ phần
sản xuất vật liệu xây dựng niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
(HOSE) và sàn chứng khoán Hà Nội (HNX) trong ba năm từ 2009 – 2011. Theo
nghiên cứu cho thấy tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bị tác động tiêu cực bởi số
ngày tồn kho và số ngày phải trả, còn số ngày phải thu lại tác động cùng chiều.
Theo đó, đề cải thiện lợi nhuận nhà quản trị phải giảm số ngày tồn kho, số ngày
phải trả và tăng tín dụng thương mại (tích cực sử dụng nợ phải trả nhà cung cấp).
Nghiên cứu cho thấy chu kỳ luân chuyển tiền mặt (gồm số ngày thu tiền bình quân,
số ngày tồn kho, số ngày thanh toán bình quân) lại không có tác động đến ROA.
Huynh và Su (2010) [11] tìm hiểu về mối liên hệ giữa quản trị công nợ và
hàng tồn kho đến lợi nhuận của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam trong thời kì 2006 – 2008 với lượng mẫu là 130 công ty (tương ứng 390
quan sát). Các tác giả tìm thấy chu kì luân chuyển tiền tác động âm tới lợi nhuận.
Tức là số ngày luân chuyển tiền từ lúc đưa tiền vào sản xuất, mua hàng hóa, nhập
kho, đến lúc thu được tiền từ khách hàng càng giảm thì lợi nhuận của doanh nghiệp
càng tăng. Nghĩa là việc giảm số ngày thu tiền bình quân đối với các khoản phải trả,


7

tăng số ngày trả tiền bình quân và giảm số ngày tồn kho sẽ làm tăng lợi nhuận của
doanh nghiệp và ngược lại. Từ đó các tác giả đề nghị rằng các nhà quản trị công ty
có thể tạo ra giá trị cho cổ đông bằng cách xử lý tính cân bằng của chu kỳ luân
chuyển tiền và giữ cho nhân tố khác cấu thành nên quản trị công nợ và hàng tồn kho
ở mức tối ưu.
Bảng 1: Tóm tắt các nghiên cứu trước
Mối quan hệ với hiệu quả

Yếu tố

hoạt động của doanh

Nghiên cứu

nghiệp (ROA, ROE)

+
Số ngày thu tiền
bình quân
-

+
Số ngày trả tiền
bình quân
-

Abuzayed (2011); Arrbidance &
Ignatjeva (2011)
Dong & Su (2010); Ashraf
(2012); Manoori (2012)
Dong & Su (2010); Aridance &
Ignatjeva (2012); Usama (2012);
Ashraf (2012)/ Abuzayed (2011)
; Manoori và Muhammad (2012)

Tóm lại, các nghiên cứu trước cho thấy:
- Có sự tác động của hiệu quả quản lý công nợ của doanh nghiệp đến hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp đó.

- Phân tích hiệu quả quản lý công nợ (số ngày thu tiền bình quân, số ngày trả
tiền bình quân) dựa trên báo cáo thời điểm là bảng cân đối kế toán. Đặc điểm này


8

giúp người phân tích có được cái nhìn tổng quát về tình hình quản lý công nợ của
doanh nghiệp, nhưng không thể phải ánh đúng thực tế hoạt động kinh doanh trong
năm của doanh nghiệp do tính thời điểm của bảng cân đối kế toán. Mặt khác, để
theo dõi chính xác và đầy đủ số ngày trả nợ của các khách hàng phải xem xét sổ chi
tiết theo dõi công nợ, sổ chi tiết và sổ cái các tài khoản 131, 331. Các tài liệu này
không được công bố như các báo cáo tài chính.
- Các nghiên cứu trước tập trung phân tích số ngày thu tiền bình quân và số
ngày trả tiền bình quân dựa trên báo cáo tài chính công bố cuối năm tài chính của
doanh nghiệp. Đây chỉ là một thành phần trong chính sách công nợ của doanh
nghiệp. Các yếu tố khác thuộc về chính sách công nợ như mức chiết khấu, mức nợ
tối đa, thời hạn bán chịu, mức phạt chậm trả...không được quan tâm do khả năng
tiếp cận các dữ liệu này bị hạn chế. Các doanh nghiệp thường dữ các thông tin này
một cách bí mật để đảm bảo lợi thế cạnh tranh, cũng như việc theo dõi chính sách
công nợ một cách đầy đủ và chi tiết cần phải có các tài liệu kế toán như đã phân tích
trên đây.
Do đó, so với nghiên cứu trước, nghiên cứu này có những điểm khác biệt
như sau:
- Nghiên cứu này tập trung phân tích chính sách công nợ của một doanh
nghiệp cụ thể (công ty TNHH Phúc Hùng) ở đầy đủ các khía cạnh: các loại nợ phải
thu khách hàng, phải trả nhà cung cấp, thời hạn bán chịu, mức nợ cung cấp cho
khách hàng, mức chiết khấu, mức lãi phạt chậm trả, dựa trên các thông tin kế toán
của chính doanh nghiệp.
- Các báo cáo thời điểm (bảng cân đối kế toán) được sử dụng để phân tích
tổng quát. Hiệu quả của chính sách công nợ như một công cụ gia tăng doanh thu và

lợi nhuận cho doanh nghiệp sẽ được phân tích cụ thể, chi tiết và chính xác hơn dựa
vào thông tin kế toán từ sổ chi tiết công nợ, sổ chi tiết và sổ cái các tài khoản 131,
331 được giám đốc công ty Phúc Hùng đồng ý cho phép tiếp cận và sử dụng.


9

- Các phương pháp thống kê, tổng hợp theo dõi tình hình công nợ và phân
tích chỉ số, so sánh sẽ được sử dụng hơn là phương pháp hồi quy như trong các
nghiên cứu trước.

9. Kết cấu đề tài nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được trình bày theo ba chương. Các chương được bố cục
như sau:
Phần mở đầu: Phần này trình bày tổng quan về đề tài nghiên cứu. Nội dung
của chương nêu lên lý do cần phải nghiên cứu đề tài, các câu hỏi nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu cũng như mô tả dữ liệu, phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về chính sách công nợ. Đây là chương cơ sở lý
thuyết trình bày các lý thuyết, quy định kế toán liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Căn cứ theo chuẩn mực kế toán Việt Nam cũng như các chuẩn mực phân tích kế
toán, tài chính được thừa nhận, cách xác định các khoản phải thu, phải trả trong kế
toán, các kết luận khoa học về sự thay đổi các khoản phải thu, phải trả đối với hiệu
quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được trình bày cụ thể và đầy đủ.
Chương 2: Thực trạng vấn đề công nợ tại công ty Phúc Hùng. Nội dung
chương phân tích thực trạng vấn đề công nợ tại công ty TNHH Phúc Hùng. Tiếp
theo là so sánh sự khác biệt giữa chính sách công nợ trong giai đoạn nghiên cứu
với thời điểm trước đó để thấy rõ sự khác biệt trong chính sách công nợ của công
ty. Sau đó, trình bày kết quả so sánh, phân tích tương quan để đánh giá tác động
của chính sách công nợ đến hiệu quả hoạt động của công ty.
Chương 3: Các giải pháp để sử dụng hiệu quả công cụ công nợ tại công ty

Phúc Hùng. Chương này tóm tắt các kết quả nghiên cứu đạt được và trả lời các câu
hỏi nghiên cứu. Trên cơ sở đó, đưa ra các khuyến nghị giúp nhà quản trị có những
nhận định tốt hơn về chính sách công nợ hiện tại của công ty, cũng như đưa ra một
số khuyến nghị cụ thể nhằm giữ vững tính hiệu quả của chính sách công nợ trong
thời gian tới.


10

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHÍNH SÁCH CÔNG NỢ
1.1. LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ CÔNG CỤ CÔNG NỢ
1.1.1. Khái niệm về công nợ, công cụ công nợ
Công nợ là một khái niệm mang tính chất nghề nghiệp kế toán. Công nợ
được hiểu bao gồm các khoản nợ phải trả và nợ phải thu trên sổ sách kế toán của
doanh nghiệp1. Ngô Kim Phượng (2010) [14] dựa trên quy định của chuẩn mực kế
toán Việt Nam và quyết định 15/QĐ – BTC, thông tư 20/TT – BTC, thông tư 21/TT
– BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính xem các khoản phải thu gồm phải thu
ngắn hạn và phải thu dài hạn. Phải thu ngắn hạn là những khoản mà khách hàng và
các bên liên quan đang nợ doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo có thời hạn trả dưới
một năm hoặc trong một chu kì kinh doanh. Do vậy, đây cũng là loại tài sản có tính
thanh khoản cao chỉ sau tiền và các khoản đầu tư ngắn hạn. Các khoản phải thu bao
gồm:
- Phải thu của khách hàng
- Trả trước cho người bán
- Phải thu nội bộ
- Phải thu theo tiến độ hợp đồng xây dựng
- Các khoản phải thu khác
- Dự phòng các khoản phải thu khó đòi.
Phải thu dài hạn bao gồm các khoản phải thu có thời hạn trên một năm hoặc

trên một chu kì kinh doanh bao gồm:
1

Chế độ kế toán Việt Nam, Nhà xuất bản Lao động xã hội, năm 2009; Chế độ Kế toán Doanh nghiệp, Nhà
xuất bản Tài chính, năm 2015.


11

- Phải thu dài hạn khách hàng
- Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc
- Phải thu dài hạn nội bộ
- Phải thu dài hạn khác
- Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi.
Trong khi đó, nợ phải trả là các nguồn vốn hình thành do vay mượn, mua
chịu hàng hóa của nhà cung cấp, các khoản nợ tích lũy, nợ thuế với Nhà nước,
lương và bảo hiểm xã hội chưa thanh toán cho người lao động.
Nợ ngắn hạn là các khoản nợ mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải trả trong
thời hạn dưới một năm, bao gồm: vay ngắn hạn, nợ dài hạn đến hạn trả, các khoản
phải trả cho người bán (nhà cung cấp), phải trả cho nhà nước và cho công nhân
viên. Các khoản nợ này thường được thanh toán bằng các khoản tiền thu được do
quá trình luân chuyển tài sản tạo ra.
Khi quy mô hoạt động của doanh nghiệp tăng, một số khoản nợ sẽ tự động
tăng theo, doanh nghiệp sẽ được mua chịu nhiều hơn, mức chiếm dụng tiền lương
và thuế phải nộp cũng cao hơn. Các khoản phải trả ngắn hạn bao gồm:
- Vay và nợ ngắn hạn
- Phải trả cho người bán
- Người mua trả tiền trước
- Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
- Phải trả người lao động

- Chi phí phải trả
- Phải trả nội bộ


12

- Phải trả theo tiến độ hợp đồng xây dựng
- Các khoản phải trả, phải nộp khác
- Dự phòng phải trả ngắn hạn
- Qũy khen thưởng phúc lợi, quỹ thưởng ban điều hành.
Nợ dài hạn là các khoản nợ có thời hạn thanh toán dài hơn một năm. Nghĩa
là trong vòng một năm tới doanh nghiệp chưa có nghĩa vụ phải thanh toán các
khoản nợ này. Do vậy, nợ dài hạn là nguồn vốn ổn định. Sự tăng lên của nguồn vốn
này giúp cho tình trạng tài chính của doanh nghiệp ổn định hơn, nhưng lãi suất các
khoản vay dài hạn thường cao hơn các khoản vay ngắn hạn nên chi phí sử dụng nợ
dài hạn cao hơn. Nợ dài hạn gồm:
- Phải trả dài hạn người bán
- Phải trả dài hạn nội bộ
- Phải trả dài hạn khác
- Vay và nợ dài hạn
- Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả
- Dự phòng phải trả dài hạn
- Doanh thu chưa thực hiện
- Qũy phát triển khoa học và công nghệ
Tuy nhiên theo thông tư 200/2014/TT/BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài
chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, các tài khoản phải thu và phải trả
không còn phân biệt ngắn hạn hay dài hạn. Theo đó chỉ còn các loại tài khoản phải
thu và tài khoản phải trả. Trong giai đoạn nghiên cứu 2013 – 2015, công ty TNHH
Phúc Hùng thực hiện chế độ kế toán và báo cáo kế toán theo quy định cũ do đó bài



13

nghiên cứu này vẫn áp dụng cách phân loại các khoản nợ theo kì hạn: nợ ngắn hạn
và nợ dài hạn như phân tích nêu trên.

1.1.2. Kết cấu công nợ
Căn cứ vào tình hình kế toán, tài chính tại công ty Phúc Hùng và đối tượng
nghiên cứu của đề tài, nghiên cứu này chỉ tập trung vào phân tích vào các khoản nợ
phải thu của doanh nghiệp đối với khách hàng mua hàng hóa, dịch vụ tại công ty và
các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp đối với khách hàng khi doanh nghiệp mua
hàng hóa, dịch vụ của họ. Các khoản nợ này tác động trực tiếp đến chính sách công
nợ và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, trong khi các khoản mục khác thuộc tài
khoản nợ phải trả, nợ phải thu hầu như không có, hoặc không tác động đến chính
sách công nợ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, kết cấu
công nợ trong nghiên cứu này gồm số dư của các tài khoản 131 Phải thu khách hàng
và số dư tài khoản 331 Phải trả cho người bán. Cụ thể:
- Tài khoản 131 Phải thu của khách hàng: Tài khoản này dùng để phản ánh
các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của doanh
nghiệp với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư, tài sản
cố định, các khoản đầu tư tài chính, cung cấp dịch vụ. Tài khoản này còn dùng để
phản ánh các khoản phải thu của người nhận thầu xây dựng cơ bản với người giao
thầu về khối lượng công tác xây dựng cơ bản đã hoàn thành. Không phản ánh vào
tài khoản này các nghiệp vụ thu tiền ngay2.
Khoản phải thu khách hàng cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng,
từng nội dung phải thu, theo dõi chi tiết kỳ hạn thu hồi (trên 12 tháng hay không
quá 12 tháng kể từ thời điểm báo cáo) và ghi chép theo từng lần thanh toán. Đối
tượng phải thu là các khách hàng có quan hệ kinh tế với doanh nghiệp về mua bán
sản phẩm, hàng hóa, nhận cung cấp dịch vụ.


2

Chế độ kế toán Việt Nam, Nhà xuất bản lao động xã hội, năm 2009


14

Trong hạch toán chi tiết tài khoản này, kế toán phải tiến hành phân loại các
khoản nợ, loại nợ có thế trả đúng hạn, khoản nợ khó đòi hoặc có khả năng không
thu hồi được, để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng phải thu khó đòi hoặc có
biện pháp xử lý đối với khoản nợ phải thu không đòi được.
- Tài khoản 331 Phải trả cho người bán: Tài khoản này dùng để phản ánh
tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp cho người bán vật
tư, hàng hóa, người cung cấp dịch vụ, người bán tài sản cố định, bất động sản đầu
tư, các khoản đầu tư tài chính theo hợp đồng kinh tế đã kí kết. Không phản ánh vào
tài khoản này các nghiệp vụ mua trả tiền ngay3.
Nợ phải trả cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp cần
được hạch toán chi tiết theo từng đối tượng phải trả. Trong chi tiết từng đối tượng
phải trả, tài khoản này phản ánh cả số tiền đã ứng trước cho người bán, người cung
cấp, người nhận thầu xây lắp nhưng chưa nhận được sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ,
khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao.

1.1.3. Quản lý công nợ
1.1.3.1. Chính sách công nợ
Đối với các khoản phải thu, quyết định chính sách bán chịu gắn liền với việc
đánh đổi giữa chi phí liên quan đến khoản phải thu và doanh thu tăng thêm do bán
chịu hàng hóa. Khoản phải thu (accounts receivables) là khoản tiền mà khách hàng
nợ công ty do mua chịu hàng hóa và dịch vụ. Có thể nói hầu hết các công ty đều
phát sinh các khoản chi phí phải thu nhưng với mức độ khác nhau, từ mức không
đáng kể cho đến mức không kiểm soát nổi. Kiểm soát khoản phải thu liên quan đến

việc đánh đổi giữa lợi nhuận, chi phí và rủi ro. Nếu không bán chịu hàng hóa thì sẽ
mất đi cơ hội bán hàng, do đó, mất đi lợi nhuận. Nếu bán chịu hàng hóa quá nhiều
thì chi phí cho khoản phải thu tăng và nguy cơ phát sinh các khoản nợ khó đòi, do

3

Chế độ kế toán Việt Nam, Nhà xuất bản lao động xã hội, năm 2009


15

đó, rủi ro không thu hồi nợ cũng gia tăng. Vì vậy, công ty cần có chính sách bán
hàng phù hợp (Nguyễn Minh Kiều, 2010) [15].
Khoản phải thu của công ty phát sinh nhiều hay ít phụ thuộc vào các yếu tố
như tình hình nền kinh tế, giá cả sản phẩm, chất lượng sản phẩm, và chính sách bán
chịu của công ty. Trong các yếu tố này, chính sách bán chịu ảnh hưởng mạnh nhất
đến khoản phải thu và sự kiểm soát của giám đốc công ty. Giám đốc tài chính có thể
thay đổi mức độ bán chịu để kiểm soát khoản phải thu sao cho phù hợp với sự đánh
đổi giữa lợi nhuận, chi phí và rủi ro. Hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu có thể kích thích
được nhu cầu dẫn tới gia tăng doanh thu và lợi nhuận, nhưng vì bán chịu sẽ làm
phát sinh khoản phải thu , và do đó bao giờ cũng phát sinh các khoản chi phí đi kèm
nên giám đốc công ty cần xem xét cẩn thận sự đánh đổi này.
Nợ phải thu khách hàng tăng có thể do khách hàng trì hoãn việc trả nợ,
doanh nghiệp không có biện pháp hữu hiệu để thu hồi nợ, cũng có thể doanh nghiệp
kéo dài thời gian bán chịu và gia tăng tỉ lệ doanh thu bán chịu cho khách hàng nhằm
mục tiêu gia tăng doanh thu. Nợ phải thu tăng cũng có thể do công ty gặp rủi ro
không thu được nợ, làm gia tăng các khoản nợ tồn đọng khó đòi. Cũng như hàng tồn
kho, khi tỷ lệ gia tăng các khoản phải thu khách hàng lớn hơn tỷ lệ tăng doanh thu
sẽ làm giảm hiệu quả tiết kiệm vốn, đồng thời tiềm ẩn rủi ro do nợ khó đòi gia tăng.
Nợ phải trả người bán tăng có thể do doanh nghiệp thành công trong đàm

phán và được nhà cung cấp bán chịu với thời hạn dài hơn, cũng có thể do thiếu khả
năng thanh toán, doanh nghiệp không thể thanh toán đúng hạn các khoản nợ cho
nhà cung cấp làm nợ quá hạn gia tăng. Vì vậy sự gia tăng các khoản nợ phải trả có
thể được đánh giá tốt nếu còn trong thời hạn trả nợ, và sẽ được đánh giá không tốt
khi doanh nghiệp gia tăng các khoản nợ vượt quá thời hạn phải thanh toán (Ngô
Kim Phượng, 2010). Việc chậm trễ thanh toán các món nợ là dấu hiệu cho thấy tình
trạng của doanh nghiệp rất đáng ngại. Mặt khác việc trì hoãn thanh toán còn làm
giảm vị thế tín dụng của doanh nghiệp, trong những trường hợp như vậy, nhà cung
cấp thường siết chặt các điều khoản tín dụng, họ sẽ rút ngắn thời gian bán chịu,


16

thậm chí không bán chịu hoặc ngưng bán hàng cho doanh nghiệp, khi đó nhu cầu
vốn lưu động sẽ tăng, tình hình tài chính doanh nghiệp càng thêm trầm trọng.
Do đó, chính sách công nợ là được xem là tổng thể các quyết định về thiết
lập, kiểm soát các khoản nợ phải thu, phải trả của công ty phù hợp với ý muốn của
chủ sở hữu và khả năng của nhà quản trị công ty.
1.1.3.2. Quản lý công nợ
Đối với việc quản lý các khoản nợ phải thu khách hàng, nghiên cứu này xem
xét các quyết định như tiêu chuẩn bán chịu (credti standards), điều khoản bán chịu
(credit terms), rủi ro bán chịu (credit risk), và chính sách và quy trình thu nợ
(Collection policy and procedures)4.
- Quyết định tiêu chuẩn bán chịu:
Tiêu chuẩn bán chịu là tiêu chuẩn tối thiểu về mặt uy tín tín dụng của khách
hàng để được công ty chấp nhận bán chịu hàng hóa hoặc dịch vụ. Tiêu chuẩn bán
chịu là một bộ phận cấu thành chính sách bán chịu của công ty và mỗi công ty đều
thiết lập tiêu chuẩn bán chịu của mình chính thức hoặc không chính thức (Nguyễn
Minh Kiều, 2010).
Tiêu chuẩn bán chịu nói riêng và chính sách công nợ nói chung có ảnh

hưởng đáng kể đến doanh thu công ty. Nếu đối thủ cạnh tranh mở rộng chính sách
bán chịu, trong khi chúng ta không phản ứng lại điều này, thì nỗ lực tiếp thị sẽ bị
ảnh hưởng nghiêm trọng, bởi vì bán chịu là yếu tố ảnh hưởng rất lớn và có tác động
kích thích nhu cầu. Về mặt lý thuyết, công ty nên hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu đến
mức có thể chấp nhận được, sao cho lợi nhuận tạo ra do gia tăng doanh thu , như là
kết quả của chính sách bán chịu, vượt quá mức chi phí phát sinh do bán chịu. Ở đây
có sự đánh đổi giữa lợi nhuận tăng thêm và chi phí liên quan đến khoản phải thu

4

Ross, (2005), Corporate Finance, 7th Edition, McGraw-Hill and Irwin


×