Tải bản đầy đủ (.pdf) (158 trang)

Nghiên cứu và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công trình xây dựng dân dụng sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.33 MB, 158 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
-----------------------------------

TRẦN VĂN BÌNH

NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG

SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH LONG AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Kỹ thuật XDCT Dân dụng và Công nghiệp
Mã số ngành : 60580208

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
-----------------------------------

TRẦN VĂN BÌNH

NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT



GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG

SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH LONG AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Kỹ thuật XDCT Dân dụng và Công nghiệp
Mã số ngành : 60580208

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGÔ QUANG TƯỜNG
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2016


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGÔ QUANG TƯỜNG
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
vào ngày 27 tháng 08 năm 2016.
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:

sĩ)

(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc


TT

Họ và tên

1

PGS.TS Phạm Hồng Luân

3

PGS.TS. Nguyễn Thống

5

TS. Nguyễn Anh Thư

2

TS. Chu Việt Cường

4

TS. Đinh Công Tịnh

Chức danh Hội đồng
Chủ Tịch

Phản biện 1
Phản biện 2

Ủy viên

Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã
được sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP.HCM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP.HCM, ngày…… tháng…….năm 2016

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên: Trần Văn Bình

Ngày, tháng, năm sinh: 10 – 03 – 1982

Giới tính: Nam

Nơi sinh: Tân Trụ, Long An.

Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình Dân dụng và Công nghiệp.
MSHV:1441870002
I. Tên đề tài:

Nghiên cứu và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công trình xây dựng


dân dụng sử dụng nguồn vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Long An.
II. Nhiệm vụ và nội dung:

Tổng kết công tác đánh giá chất lượng công trình xây dựng dân dụng của

một số nước trên thế giới và Việt Nam cũng như trên địa bàn tỉnh Long An.

Phân tích đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng

công trình xây dựng dân dụng sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Long An.

Đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng công trình xây dựng dân

dụng sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Long An
Kết luận và kiến nghị.

III. Ngày giao nhiệm vụ: (Ngày bắt đầu thực hiện Luận văn ghi trong

Quyết định giao đề tài): ………………………………………………………..
IV. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: ...........................................................
V. Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Ngô Quang Tường
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết

quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này

đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.

Tác giả luận văn

Trần Văn Bình


ii

LỜI CẢM ƠN

Luận văn tốt nghiệp là thành quả cuối cùng thể hiện những nổ lực và cố gắng

của học viên cao học trong suốt quá trình 2 năm học tập. Để có được ngày hôm nay,

Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến toàn thể các thầy cô giáo trường Đại học
Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là các thầy cô Khoa xây dựng đã tận
tình giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức quý báu, thực tế cũng như phương pháp


nghiên cứu khoa học để chúng em nắm bắt kịp với xu thế phát triển chung của đất
nước.

Xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Ngô Quang Tường, người thầy hướng dẫn

đã tận tâm chỉ bảo, hướng dẫn Tôi trong suốt quá trình làm luận văn để tôi có thể
hoàn thành luận văn này. Những ý kiến đóng góp, hướng dẫn của thầy là rất quan
trọng đối với luận văn.

Xin chân thành cảm ơn những người bạn cùng lớp 14SXD11 đã cùng tôi trải

qua những ngày tháng học tập, rèn luyện, trao đổi và thảo luận về học tập trên lớp,
giúp tôi học hỏi được nhiều điều.

Và cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người thân trong gia đình,

những bạn bè đã luôn bên cạnh quan tâm, động viên, giúp đỡ tôi về tinh thần, giúp
tôi vượt qua những khó khăn để hoàn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn./.


iii

TÓM TẮT

Từ sau ngày Miền nam hoàn toàn giải phóng đến nay tỉnh Long An đã xây

dựng nhiều công trình dân dụng (hầu hết là các công trình thuộc nhóm B và nhóm
C) trong đó có nhiều công trình đạt chất lượng cao và phần lớn các công trình đến
nay vẫn trong quá trình sử dụng tốt. Nhưng bên cạnh đó cũng có một số công trình

đã gặp sự cố về chất lượng do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có cả yếu tố
chủ quan và khách quan, theo đánh giá của các cơ quan quản lý nhà nước trên địa

bàn tỉnh Long An thì các sự cố công trình có nguyên nhân từ các khâu chuẩn bị đầu

tư, và cả trong quá trình thi công. Vì thế việc “Nghiên cứu và đề xuất giải pháp
nâng cao chất lượng công trình xây dựng dân dụng sử dụng nguồn vốn ngân
sách trên địa bàn tỉnh Long An ” mang tính thực tế và hết sức cần thiết.

Mục tiêu của nghiên cứu là tổng kết công tác đánh giá chất lượng công trình

xây dựng dân dụng của một số nước trên thế giới và Việt Nam, công tác đánh giá

chất lượng công trình xây dựng dân dụng chung và riêng trên địa bàn tỉnh Long An.

Nghiên cứu lựa chọn, ứng dụng các giải pháp nâng cao chất lượng công trình xây

dựng dân dụng một cách thích hợp trên cơ sở phân tích tầm quan trọng của các nhân
tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến chất lượng công trình xây dựng dân dụng sử
dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Long An. Đề ra các giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng công trình xây dựng dân dụng sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh
Long An.

Nghiên cứu đã nhận dạng được 45 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp

đến chất lượng công trình xây dựng dân dụng sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn
tỉnh Long An. Qua thu thập, phân tích dữ liệu khảo sát và ứng dụng phương pháp

phân tích nhân tố chính (PCA) với phép xoay Varimax tác giả đã xác định được 19
yếu tố và chia thành 5 nhóm có tổng phương sai giải thích 85.373%.


Tác giả cũng đã phân tích, xây dựng một phương trình hàm hồi quy đa biến

thể hiện mối quan hệ giữa 5 nhóm yếu tố vừa nhận dạng và chất lượng công trình
xây dựng dân dụng sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Long An. Phương trình
có dạng:


iv

Y = 3.452+0.951R1+0.256R2+0.081R3+ 0.126R4+ 0.125R5
với R2 = 78,6%.

Cuối cùng, tác giả thực hiện phân tích khái quát ý nghĩa sự ảnh hưởng của

các nhóm nhân tố đến chất lượng công trình xây dựng dân dụng sử dụng vốn ngân
sách trên địa bàn tỉnh Long An, từ đó đề xuất các giải pháp ứng phó để nâng cao
chất lượng công trình xây dựng dân dụng. Luận văn cũng góp phần làm sáng tỏ

thêm các hạn chế yếu kém của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng giúp cho

họ tự soi rọi lại bản thân của cá nhân và tổ chức mình công tác để có kế hoạch cụ
thể nhằm ngăn ngừa những sai sót thường hay xảy ra, hướng tới tính hiệu quả dự án
đầu tư và chất lượng công trình.


v

ABSTRACT


Since the Southern has completely liberated up to now, Long An Province

has built many civil works (most works are in group B and group C), in which there

are many high-quality works and the majority of works are still in good used
situation so far. However, there are also some works having problems in terms of
quality due to many different reasons, including subjective and objective factors.

According to the assessment of the State management agencies in the area of Long
An Province, the work incidents derived from the preparation of investment, and the
construction process. Therefore, "The study and proposal of solutions to improve

the quality of civil construction works using budget funds in the area of Long An
Province" are realistic and extremely necessary.

Target of the study is to totalize the quality assessment of civil constructions

in a number of countries around the world and in Vietnam, and the quality

assessment of public and private civil constructions in the area of Long An

Province. The study selects and applies the solutions to enhance the quality of civil

constructions suitably on the basis of analyzing the importance of factors, which
affect directly and indirectly the quality of civil constructions using budget funds in

the area of Long An Province. It also offers the solutions to improve the quality of
civil constructions using budget funds in the area of Long An Province.

The study identifies 45 factors affecting directly and indirectly the quality of


civil constructions using budget funds in the area of Long An Province. Through

data collection and analysis, survey and application of Methods of Principal
Component Analysis (PCA) with Varimax rotation, the author identifies 19 factors
and divided them into 5 groups with the explained total variance of 85,373%.

The author also analyzes, build an equation of multivariate regression

showing the relationship between 5 groups of identified factors and the quality of
civil constructions using budget funds in the area of Long An Province. The
equation is as follows:

Y = 3.452+0.951R1+0.256R2+0.081R3+ 0.126R4+ 0.125R5


vi

with R2 = 78,6%.

Finally, the author conducts a general analysis of the effect of factor groups

affecting the quality of civil constructions using budget funds in the area of Long

An Province; whereby proposes the solutions to enhance the quality of civil

constructions. The thesis also contribute to elucidate the weakness of the objects

participating in construction activities, to help them assess themselves and the
organization where they work for. Hence, they will have specific plans to minimize

common errors, towards the efficiency of investment projects and quality of works.


vii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................ii
TÓM TẮT ...................................................................................................... iii

ABSTRACT...................................................................................................... v
MỤC LỤC ...................................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. xi

DANH MỤC CÁC BẢNG..............................................................................xii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH ẢNH .................................. xiv

CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU..................................................................................... 1

1.1. Giới thiệu chung ..................................................................................... 1
1.2. Xác định vấn đề nghiên cứu ................................................................... 9

1.3. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................. 9
1.4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 10

CHƯƠNG II.TỔNG QUAN VỀ QLCL CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG ........ 12
2.1. Những khái niệm về chất lượng và QLCL công trình xây dựng .......... 12

2.1.1. Khái niệm chất lượng sản phẩm ...................................................... 12

2.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến QLCL công trình .............................. 13

2.2. Giới thiệu một số mô hình quản lý đầu tư xây dựng và QLCL xây dựng

trên thế giới [9] ................................................................................................. 15
2.2.1. Mô hình quản lý đầu tư xây dựng ở Nga [9].................................... 16
2.2.2. Mô hình quản lý đầu tư xây dựng ở Mỹ [9]..................................... 17

2.2.3. Mô hình quản lý đầu tư xây dựng ở Pháp [9] .................................. 17
2.2.4. Mô hình quản lý đầu tư xây dựng ở Singapore [9] .......................... 18

2.2.5. Mô hình quản lý đầu tư và QLCL xây dựng ở Nhật Bản [4]............ 19

2.3. Công tác QLCL công trình xây dựng ở Việt Nam ................................ 20
2.4. Công tác QLCL công trình xây dựng ở tỉnh Long An .......................... 33

2.4.1. Tình hình chung .............................................................................. 33


viii

2.4.2. Tình hình cụ thể .............................................................................. 37

2.5. Thực trạng hoạt động của các chủ thể tham gia công tác QLCL công

trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Long An: ...................................................... 45
2.5.1. Chủ đầu tư (đại diện là các Ban quản lý dự án) ............................... 45
2.5.2. Việc chọn lựa các đơn vị tư vấn xây dựng ...................................... 46

2.5.3. Việc chọn lựa đơn vị khảo sát địa chất ............................................ 51

2.5.4. Việc chọn lựa nhà thầu thi công xây lắp.......................................... 52

2.5.5. Việc cân đối và phân bổ vốn chưa hợp lý của cơ quan có thẩm quyền

...................................................................................................................... 53

2.5.6. Hồ sơ thủ tục của dự án cũng ảnh hưởng đến chất lượng xây dựng và

hiệu quả của dự án ......................................................................................... 55

CHƯƠNG III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 56

3.1. Qui trình nghiên cứu: .......................................................................... 56
3.2. Thiết kế bảng câu hỏi ........................................................................... 57

3.2.1. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng

dân dụng: ....................................................................................................... 57
3.2.2. Quy trình thiết kế bảng câu hỏi ....................................................... 68

3.3. Thu thập dữ liệu: .................................................................................. 69

3.3.1. Quy trình thu thập dữ liệu ............................................................... 69
3.3.2. Cách thức lấy mẫu .......................................................................... 70

3.4. Các công cụ nghiên cứu:...................................................................... 71

3.5. Phân tích dữ liệu: ................................................................................. 71

3.5.1. Phân tích thống kê mô tả:................................................................ 71

3.5.2. Phân tích sâu dữ liệu: ...................................................................... 72
3.5.3. Phân tích PCA: ............................................................................... 72

3.5.4. Phân tích hồi quy ............................................................................ 78

CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 81

4.1. Kết quả của quá trình thu thập dữ liệu khảo sát .................................. 81
4.2. Thống kê mô tả mẫu ............................................................................. 82


ix

4.2.1. Về lĩnh vực công tác trong ngành xây dựng của các đối tượng khảo

sát .................................................................................................................. 82

4.2.2. Về thời gian công tác trong ngành xây dựng của các đối tượng khảo

sát .................................................................................................................. 83
4.2.3. Về vị trí công việc của các đối tượng khảo sát ................................ 84
4.2.4. Nguồn vốn thực hiện dự án mà các đối tượng khảo sát tham gia ..... 85

4.2.5. Tổng mức đầu tư dự án mà các đối tượng khảo sát tham gia ........... 86

4.3. Thống kê mô tả và xếp hạng các biến định lượng: .............................. 87
4.4. Kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha: ................................................ 89
4.4.1. Kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha lần 1: .................................. 90
4.4.2. Kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha lần 2: .................................. 92


4.5. Phân tích nhân tố PCA......................................................................... 93

4.5.1. Kết quả phân tích PCA lần 1 ........................................................... 95
4.5.2. Kết quả phân tích PCA lần 2 ........................................................... 97
4.5.3. Kết quả phân tích PCA lần 3 ........................................................... 98
4.5.4. Kết quả phân tích PCA lần 4 ......................................................... 100

4.6. Phân tích hồi quy................................................................................ 103

CHƯƠNG V. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN .................................................................. 110

5.1. Cần nghiên cứu kỹ nội dung hồ sơ dự án và hồ sơ năng lực của các

đơn vị tư vấn lập dự án, đồng thời cần có kiểm tra thực tiễn để xem xét trước
khi quyết định lựa chọn (Giải pháp cho nhóm yếu tố R1 và R3): .................. 110

5.2. Cần thúc đẩy và quản lý sự minh bạch trong các dự án (Giải pháp cho

nhóm yếu tố R2): ............................................................................................ 112

5.3. Phát huy vai trò giám sát của đầu tư cộng đồng ( giải pháp cho nhóm

yếu tố R4):....................................................................................................... 114

5.4. Giải pháp cho nhóm yếu tố R5: .......................................................... 114



x

5.4.1. Hàng năm, cần tổ chức tập huấn ngắn hạn về quản lý dự án đầu tư

xây dựng và QLCL cũng như việc bảo trì công trình xây dựng;Thường xuyên

tổ chức họp trực tuyến để triển khai các qui định mới. Trang Web của Bộ Xây

Dựng cần thường xuyên đưa tin về giải đáp các khó khăn vướng mắc của các
địa phương trong việc áp dụng các qui định về lĩnh vực xây dựng. .............. 114

5.4.2. Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành và tăng

cường công tác kiểm tra để kịp thời phát hiện xử lý các đơn vị không đủ năng

lực so với qui mô dự án mà họ thực hiện và xử lý nghiêm việc không tuân thủ
đầy đủ các quy định của pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng của các chủ thể
tham gia hoạt động xây dựng tại các địa phương góp phần ngăn chặn tình trạng
tiêu cực, tham nhũng .................................................................................... 116

CHƯƠNG VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................. 118
6.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu ................................................................ 118

6.2. Một số kiến nghị ................................................................................. 119
6.3. Đóng góp của đề tài ............................................................................ 120

6.4. Hạn chế của đề tài .............................................................................. 121

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 122



xi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh.
KCN: Khu công nghiệp.
QLDA: quản lý dự án.
QLCL: QLCL.

UBND: Ủy ban nhân dân.

QH&KĐXD: Quy hoạch & kiểm định xây dựng.
XDDD: Xây dựng dân dụng.

AHGT: Ảnh hưởng gián tiếp.

AHTTCB: Ảnh hưởng trực tiếp chuẩn bị.
AHTTTC: Ảnh hưởng trực tiếp thi công.
AHTTK: Ảnh hưởng trực tiếp khác.
SXD: SXD .


xii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Dân số trung bình phân theo huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc
tỉnh - Average population by district ............................................................ 6
Bảng 1.2. Vốn đầu tư trên địa bàn theo giá hiện hành –................................ 7
Bảng 2.1. Bảng tiêu chí đánh giá chất lượng công trình ............................. 35


Bảng 3.1. Các biến kỳ vọng ảnh hưởng đến vấn đề nghiên cứu ................... 66

Bảng 4.1. Lĩnh vực công tác của người được khảo sát ................................ 82

Bảng 4.2. Thời gian công tác trong ngành xây dựng của người được khảo sát
................................................................................................................... 83

Bảng 4.3. Vị trí công việc của người được khảo sát .................................... 84
Bảng 4.4. Nguồn vốn thực hiện dự án mà các đối tượng khảo sát tham gia. 85

Bảng 4.5. Tổng mức đầu tư dự án mà các đối tượng khảo sát tham gia ...... 86

Bảng 4.6. Thống kê mô tả và xếp hạng các biến định lượng ........................ 87
Bảng 4.7. Hệ số Cronbach's Alpha của dữ liệu lần 1 .................................. 90

Bảng 4.8. Kiểm định độ tin cậy dữ liệu lần 1............................................... 90
Bảng 4.9. Hệ số Cronbach's Alpha của dữ liệu lần 2 .................................. 92

Bảng 4.10. Kiểm định độ tin cậy dữ liệu lần 2............................................. 92

Bảng 4.11. Tóm tắt các thông tin trong phân tích nhân tố PCA................... 94
Bảng 4.12. Kiểm định KMO & Bartlett’s Test-Lần 1................................... 95

Bảng 4.13. Phương sai giải thích-Lần 1 ...................................................... 95
Bảng 4.14. Ma trận xoay nhân tố - Lần 1 .................................................... 96
Bảng 4.15. Kiểm định KMO & Bartlett’s Test-Lần 2................................... 97

Bảng 4.16. Phương sai giải thích-Lần 2 ...................................................... 97



xiii

Bảng 4.17. Ma trận xoay nhân tố - Lần 2 .................................................... 98
Bảng 4.18. Kiểm định KMO & Bartlett’s Test-Lần 3................................... 98

Bảng 4.19. Phương sai giải thích-Lần 3 ...................................................... 99
Bảng 4.20. Ma trận xoay nhân tố - Lần 3 .................................................... 99
Bảng 4.21. Kiểm định KMO & Bartlett’s Test-Lần 4................................. 100

Bảng 4.22. Phương sai giải thích-Lần 4 .................................................... 100
Bảng 4.23. Ma trận xoay nhân tố - Lần 4 .................................................. 101
Bảng 4.24. Kết quả phân tích nhân tố PCA và đặt tên nhân tố .................. 102
Bảng 4.25. Các biến nhập vào trong phân tích hồi quy ............................. 103

Bảng 4.26. Mô hình tóm tắt sử dụng phương pháp Enter .......................... 104
Bảng 4.27. Hồi quy tuyến tính theo phương pháp Enter ............................ 105

Bảng 4.28. Kết quả phân tích ANOVA ...................................................... 106


xiv

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Long An ................................................... 5

Hình 1.2. Giá trị xây dựng và tốc độ tăng trưởng của tỉnh Long An. ............. 8

Hình 2.1. Sơ đồ mô hình tổ chức quản lý hàng dọc ..................................... 16
Hình 2.2. Sơ đồ mô hình tổ chứcquản lý hàng ngang .................................. 16

Hình 2.3. Sơ đồ mô hình tổ chức quản lý tổng hợp ...................................... 16

Hình 2.4. Sơ đồ cơ cấu mô hình quản lý đầu tư xây dựng công trình của Bộ
MLIT [4]..................................................................................................... 20

Hình 2.5. Ảnh Trung tâm Hội nghị Quốc gia, tổ hợp công trình đa năng lớn
nhất tại Thủ đô Hà Nội ............................................................................... 25
Hình 2.6. Ảnh Bệnh viện đa khoa Long An (Qui mô 500 giường) ............... 26
Hình 2.7. Ảnh Đài phát thanh truyền hình Long An .................................... 27
Hình 2.8. Ảnh Nhà thi đấu thể dục thể thao Long An .................................. 28

Hình 2.9. Công trình Nhà ở gia đình 4 tầng tại Phường 5 - TP Tân An –
Long An ...................................................................................................... 30

Hình 2.10. Công trình nhà ở cho các hộ nghèo chương trình cụm tuyến dân
cư vượt lũ - Xã Bình Hiệp - Huyện Mộc Hóa - Long An .............................. 31

Hình 2.11. Công trình trường THCS Thuận Nghĩa Hòa - Huyện Thạnh Hóa –
Tỉnh Long An .............................................................................................. 32
Hình 2.12. Công trình Cầu Vĩnh Bình – Huyện Vĩnh Hưng – Tỉnh Long An 33

Hình 2.13. Sơ đồ Mô hình QLCL công trình xây dựng ở Long An ............... 42
Hình 2.14. Quy trình trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư................................. 43
Hình 2.15. Quy trình trong giai đoạn thi công ............................................ 44
Hình 2.16. Phối cảnh Nhà thiếu nhi Long An theo thiết kế ban đầu ........... 54

Hình 2.17. Thực tế xây dựng công trình Nhà thiếu nhi Long An đã thi công
hoàn hoàn thành tháng 2/2015 (cắt giảm 1 tầng do hạn chế về vốn) ........... 54

Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................... 56


Hình 3.2. Quy trình thiết kế bảng câu hỏi ................................................... 68


xv

Hình 4.1. Biểu đồ thể hiện lĩnh vực công tác của người được khảo sát....... 83

Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện thời gian công tác trong ngành xây dựng của
người được khảo sát ................................................................................... 84

Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện vị trí công tác của người được khảo sát ............. 85

Hình 4.4. Biểu đồ thể hiện dự án sử dụng nguồn vốn mà các đối tượng khảo
sát tham gia ................................................................................................ 86

Hình 4.5. Biểu đồ thể hiện tổng giá trị dự án mà các đối tượng khảo sát tham
gia .............................................................................................................. 87
Hình 4.6. Biểu đồ Scatterplot .................................................................... 107

Hình 4.7. Biểu đồ Histogram .................................................................... 108
Hình 4.8. Biểu đồ P_P Plot của phần dư................................................... 108


1

CHƯƠNG I.
1.1. Giới thiệu chung

MỞ ĐẦU


Những năm gần đây, mặc dù bị ảnh hưởng bởi sự suy thoái kinh tế toàn cầu,

nhưng vốn đầu tư dành cho lĩnh vực xây dựng công trình vẫn chiếm một tỷ trọng

lớn trong tổng số vốn đầu tư của Nhà nước. Vì vậy, vai trò quản lý nhà nước về đầu

tư xây dựng mà đặc biệt là chất lượng công trình xây dựng là vấn đề cần được quan
tâm đúng mức, bởi vì công trình hoàn thành sẽ có tác động trực tiếp đến sự an toàn
sử dụng, phát triển bền vững, phục vụ nhu cầu sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế và
chất lượng cuộc sống của con người.

Thời gian qua, cùng với việc phát triển kinh tế của đất nước, công nghệ xây

dựng đã có những tiến bộ đáng kể, công tác quản lý chất lượng (QLCL) công trình
xây dựng ngày càng được nâng cao. Chúng ta đã xây dựng được nhiều công trình

đạt chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu về mỹ quan, góp phần quan trọng trong tăng

trưởng của nền kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn không ít các công trình

chưa đáp ứng được yêu cầu, gây mất an toàn cho người sử dụng, tốn kém cả về kinh

phí lẫn thời gian cho việc sửa chữa, khắc phục, mà quan trọng hơn là gây mất niềm
tin cho nhân dân đối với hệ thống các đơn vị trực tiếp và gián tiếp tham gia xây

dựng và quản lý xây dựng công trình, tạo nên nhiều nghi ngờ trong cộng đồng về
vấn đề tham nhũng, rút ruột công trình... Trong những năm gầy đây Nhà nước đã

ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến QLCL công trình xây

dựng, đưa ra nhiều giải pháp nâng cao chất lượng công trình trong quá trình thực

hiện. Cụ thể là nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính Phủ về
QLCL công trình xây dựng, nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính

Phủ về QLCL công trình xây dựng (thay thế Nghị định 209/2004/NĐ-CP), thông tư

10/2013/TT-BXD ngày 25/07/2013 của Bộ Xây Dựng về qui định chi tiết một số

nội dung về QLCL công trình xây dựng, thông tư 13/2013/TT-BXD ngày
15/08/2013 của Bộ Xây Dựng về qui định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế

xây dựng công trình… và hiện nay là Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015


2

của Chính Phủ về QLCL và bảo trì công trình xây dựng; Nghị định 59/2015/NĐ-CP
ngày 18/06/2015 của Chính phủ về quản lý dự án ( QLDA ) đầu tư công (thay thế
Nghị định 15/2013/NĐ-CP và Nghị định 114/2010/NĐ-CP ngày 06/12/2010 của
Chính Phủ ).

Hiện nay Nhà nước đưa ra nhiều quy định, hướng dẫn về công tác QLCL

công trình xây dựng thông qua hệ thống văn bản pháp luật, qua việc đào tạo nâng
cao năng lực và trách nhiệm đơn vị tham gia, tăng cường phân cấp trong quản lý…

Tuy nhiên hiện nay các công cụ và biện pháp đánh giá chất lượng công trình nhất là
các công trình xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách chưa có, các tiêu chí đánh giá


chất lượng công trình công do Bộ Xây dựng ban hành như Thông tư số 12/2013/TT-

BXD Ban hành Quy định Tổ chức giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng
của Bộ Xây dựng; Công văn số 2814/BXD-GĐ ngày 30/12/2013 của Bộ Xây dựng
về kiểm tra công tác nghiệm thu công trình, báo cáo về tình hình chất lượng và công

tác QLCL công trình xây dựng chỉ mang tính tham khảo, chưa thể hiện được hết
chất lượng của công trình và hiện chỉ áp dụng đối với các công trình chất lượng cao.
Vì vậy việc đánh giá chất lượng công trình nhất là các công trình xây dựng sử dụng

nguồn vốn ngân sách nhằm đảm bảo hiệu quả nguồn vốn công theo Luật đầu tư
công, nhất là trong giai đoạn hiện nay Việt Nam chúng ta đang hội nhập chung vào
nền kinh tế toàn khu vực ASEAN. Tuy vậy, cách thức tổ chức thực hiện, mô hình

quản lý công tác này ở một số Bộ, Ngành và địa phương cũng chưa được thống
nhất.

Tỉnh Long An về vị trí địa lý nằm ở tọa độ 10°21'-12°19' Bắc và 105°30'-

6°59' Đông.

- Phía Đông giáp Thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM).
- Phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp.

- Phía Nam giáp tỉnh Tiền Giang.

- Phía Bắc giáp tỉnh Tây Ninh và tỉnh Svay Rieng của Vương quốc

Campuchia trên chiều dài biên giới 137,5 km.



3

Tỉnh Long An có vị trí địa lý khá đặc biệt là tuy nằm ở vùng Đồng bằng sông

Cửu Long song lại thuộc Vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, được xác

định là vùng kinh tế động lực có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát
triển kinh tế Việt Nam. Long An có đường ranh giới quốc gia với Campuchia dài:

137,5 km, với hai cửa khẩu Bình Hiệp (huyện Mộc Hóa) và Tho Mo (huyện Đức

Huệ). Long An là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long,
nhất là có chung đường ranh giới với TP. HCM, bằng hệ thống giao thông đường bộ

như: Tuyến đường N1, cao tốc Sài Gòn – Trung Lương; Quốc lộ 1A, quốc lộ 50,
quốc lộ 62 các đường tỉnh lộ: ĐT.823, ĐT.824, ĐT.825 v.v . . . Đường thủy liên

vùng và quốc gia đã có và đang được nâng cấp, mở rộng xây dựng mới, tạo động
lực và cơ hội mới cho phát triển.
huyện:

Về Hành chính tỉnh Long An có 15 đơn vị gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 13
1.

Thành phố Tân An gồm 9 phường và 5 xã.

3.

Huyện Bến Lức gồm 1 thị trấn và 14 xã.


2.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

10.
11.
12.
13.
14.
15.

Thị xã Kiến Tường gồm 3 phường 5 xã.

Huyện Cần Đước gồm 1 thị trấn và 16 xã.

Huyện Cần Giuộc gồm 1 thị trấn và 16 xã.

Huyện Châu Thành gồm 1 thị trấn và 12 xã.
Huyện Đức Hòa gồm 3 thị trấn và 17 xã.
Huyện Đức Huệ gồm 1 thị trấn và 10 xã.
Huyện Mộc Hóa gồm 7 xã.

Huyện Tân Hưng gồm 1 thị trấn và 10 xã.

Huyện Tân Thạnh gồm 1 thị trấn và 12 xã.

Huyện Tân Trụ gồm 1 thị trấn và 10 xã.

Huyện Thạnh Hóa gồm 1 thị trấn và 10 xã.
Huyện Thủ Thừa gồm 1 thị trấn và 12 xã.

Huyện Vĩnh Hưng gồm 1 thị trấn và 9 xã.


4

đó:

Về địa hình tỉnh Long An có diện tích tự nhiên khoảng 4.491,87 km². Trong
- Đất ở: 99.000,7 ha

- Đất nông nghiệp: 331.286 ha
- Đất lâm nghiệp: 1000 ha

- Đất chuyên dùng: 28.574 ha

- Đất chưa sử dụng: 32.985 ha

Về Địa hình tỉnh Long an thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng là

phần đất chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, nên địa hình có xu hướng

thấp dần từ đông bắc xuống tây nam. Phía Bắc và đông bắc tỉnh (huyện Đức Hòa,
Đức Huệ) có một số gò đồi thấp; giữa tỉnh là vùng đồng bằng và phía tây nam tỉnh

là vùng trũng Đồng Tháp Mười như Mộc Hóa, Tân Hưng, Vĩnh Hưng. Địa hình

Long An bị chia cắt nhiều bởi hệ thống sôngvà kênh rạch chằng chịt với tổng chiều
dài lên tới 8.912 km. Tỉnh Long an có 6 nhóm đất chính, nhưng phần lớn là dạng

phù sa bồi lắng lẫn nhiều tạp chất hữu cơ, cấu tạo bở rời, tính chất cơ lý kém, nhiều
vùng bị chua phèn và tích tụ độc tố.

Hiện nay, do đặc điểm vị trí địa lý - địa hình và ảnh hưởng mực nước lũ hàng

năm nên hầu hết các công trình xây dựng trong Tỉnh Long An điều được xây dựng
trên lớp đất (cát) tôn nền khá cao, tại các khu cụm công nghiệp ở Đức Hòa, Bến

Lức, Cần Giuộc…chiều cao san lắp trung bình từ 1,5 ÷ 1,8 (m) so với mặt đất tự
nhiên; Tại các công trình dân dụng cụm tuyến dân cư vùng ngập lũ như Mộc Hóa,
Tân Thạnh, Vĩnh Hưng ... thậm chí lớp tôn nền đến 3,0 (m).

Khí hậu Long An nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt là

mùa mưa và mùa nắng:

- Lượng mưa trung bình: 1.620 mm
- Nhiệt độ trung bình 27,4 °C.

Dân số trung bình theo thống kê hiện nay là 1.477.330 người.

Về thành phần kinh tế Long An là một tỉnh nông nghiệp, tuy nhiên trong

khoảng từ năm 2000 đến nay Tỉnh có chủ trương quy hoạch phát triển công nghiệp


5


nổi bật trong vài năm gần đây. Công nghiệp chiếm hơn 40% giá trị trong nền kinh tế

Long An. Công nghiệp tập trung chủ yếu ở: Đức Hòa, Bến Lức, Tân An, Cần Đước,
Cần Giuộc. Riêng 5 huyện, Thành phố này đã chiếm hơn 70% sản lượng công
nghiệp của tỉnh.

Với lợi thế tiếp giáp TP.HCM, các năm qua Long An tập trung phát triển

Công nghiệp, mạng lưới cơ sở hạ tầng phát triển nhanh và đồng bộ cũng là một thế
mạnh của nền Công nghiệp Long An. Một vài khu công nghiệp (KCN) lớn ở Long

An: Đức Hòa 1, Xuyên Á, Tân Đức (huyện Đức Hòa), các KCN Thuận Đạo, Vĩnh
Lộc 2, Thạnh Đức, Nhựt Chánh (huyện Bến Lức), các KCN Tân Kim, Long Hậu

(huyện Cần Giuộc), các KCN Cầu Tràm (huyện Cần Đước). Do đó việc tăng cường

đầu tư cơ sở hạ tầng và đẩy mạnh xây dựng các cơ sở vật chất là vấn đề tất yếu.

Việc này đòi hỏi các cơ quan chức năng phải nghiên cứu tìm giải pháp nâng cao vai
trò trách nhiệm trong QLCL công trình và hiệu quả của các dự án đầu tư xây dựng
công trình trên địa bàn tỉnh.

Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Long An


6

Bảng 1.1. Dân số trung bình phân theo huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh Average population by district (Nguồn: Cục Thống kê Long An 2014)


ĐV: người
Unit: pers.

TỔNG SỐ - TOTAL

Thành phố Tân An - Tan An city
Thị xã Kiến Tường - Kien Tuong
town
Huyện Tân Hưng - Tan Hung
district
Huyện Vĩnh Hưng - Vinh Hung
district
Huyện Mộc Hóa - Moc Hoa district
Huyện Tân Thạnh - Tan Thanh
district
Huyện Thạnh Hóa - Thanh Hoa
district
Huyện Đức Huệ - Duc Hue district
Huyện Đức Hòa - Duc Hoa district
Huyện Bến Lức - Ben Luc district
Huyện Thủ Thừa - Thu Thua
district
Huyện Tân Trụ - Tan Tru district
Huyện Cần Đước - Can Duoc
district
Huyện Cần Giuộc - Can Giuoc
district
Huyện Châu Thành - Chau Thanh
district


Sơ bộ
2014
Prel.2014
1,412,834 1,442,828 1,460,321 1,469,873 1,477,330
2005

2010

2012

2013

121,538

133,194

134,810

135,493

136,233

43,136

47,969

48,551

48,797


49,044

44,908

49,604

50,206

50,461

50,717

81,225

75,906

76,826

77,216

77,568

69,017
54,096

67,974

203,485

69,489

53,849

59,312

216,732

70,332
54,501

60,031

219,360

42,952

28,743
54,778

60,335

221,609

43,212

28,847
55,006

60,581

222,669


130,726

149,320

151,129

151,896

152,829

63,601

60,562

61,295

61,606

61,919

90,197

89,655

90,741

91,202

91,614


173,284

169,524

171,581

172,452

173,427

165,497

169,835

171,895

172,767

173,693

104,150

97,877

99,063

99,566

99,971



×