Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Quy luật luong chất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.97 KB, 25 trang )

Giáo án

: 02

Người hướng dẫn : Th.s Lê Văn Hùng
Người soạn

: Bùi Như Quỳnh

Lớp dạy

: K59TYH – P 203 - GĐNĐ

CHƯƠNG II: PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
IV. CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
1. Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay
đổi về chất và ngược lại
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
- Giúp học sinh hiểu được khái niệm quy luật và phân loại được các quy
luật.
- Hiểu được các khái niệm cơ bản như chất, lượng, độ, điểm nút, bước
nhảy trong triết học.
- Nắm được quan hệ biện chứng giữa chất và lượng, ý nghĩa phương
pháp luận rút ra từ quy luật.
- Biết được vị trí, vai trò của quy luật đối với sự phát triển của sự vật,
hiện tượng trong tự nhiên.


2. Về kỹ năng
- Học sinh có được kỹ năng phân tích, đánh giá đúng đắn và toàn diện sự


vật, hiện tượng trong giới tự nhiên.
- Phân tích được rõ ràng 2 mặt lượng, chất của sự vật trong thực tiễn.
3. Về thái độ
- Tôn trọng quy luật khách quan về cách thức vận động của sự vật, hiện
tượng.
- Nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, trung thực.
- Xem xét, đánh giá khách quan sự vật, hiện tượng, không vội vàng, chủ
quan dẫn đến sai lầm; không bảo thủ, trì trệ.
II. Tài liệu dạy và học
- Giáo trình: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, NXB
Chính trị quốc gia, 2014.
- Tài liệu tham khảo: Triết học Mác - Lênin, NXB Chính trị quốc gia,
2013.
III. Phương tiện dạy học
- Bảng, phấn
IV. Phương pháp dạy học
Sử dụng phương pháp thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề.


V. Tổ chức hoạt động lên lớp
GV giới thiệu bài mới
Ở bài trước các em đã học và hiểu được các nguyên lý cơ bản của phép
biện chứng duy vật đó là nguyên lý về mối quan hệ phổ biến và nguyên lý về sự
phát triển. Bài học hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu những nội dung tiếp
theo trong chương II: Phép biện chứng duy vật đó là phần IV. Các quy luật cơ
bản của phép biện chứng duy vật. Quy luật đầu tiên đó là quy luật từ những
thay đổi về lượng thành những biến đổi về chất và ngược lại hay còn gọi là
quy luật lượng chất.
Gv nghi bảng:
Chương II (tiếp)

I.
II.
IV. Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
Gv đặt vấn đề: Trong đời sống, chúng ta thường bắt gặp các hiện tượng
như: Mặt trời mọc đằng Đông lặn đằng Tây, một năm có bốn mùa Xuân, Hạ, Thu,
Đông là quy luật của tự nhiên hay Sinh, Lão, Bệnh, Tử là quy luật của cuộc đời
con người. Vậy quy luật là gì?
SV trả lời
GV nhận xét và kết luận
-

Khái niệm: Quy luật là những mối liên hệ khách quan,
bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp lại giữa các mặt, các


yếu tố, các thuộc tính bên trong mỗi một sự vật, hay giữa
các sự vật, hiện tượng với nhau.
Gv thuyết trình: Trong thế giới tồn tại nhiều loại quy luật; chúng khác
nhau về mức độ phổ biến, về phạm vi bao quát, về tính chất, về vai trò của
chúng đối với quá trình vận động và phát triển của sự vật trong giới tự nhiên, xã
hội và tư duy.
-

Người ta có thể phân loại quy luật theo nhiều cách khác
nhau.

+ Căn cứ vào mức độ tính phổ biến chia thành : quy luật riêng, quy luật
chung và quy luật phổ biến
+ Căn cứ vào lĩnh vực tác động chia thành : quy luật tự nhiên, quy luật xã hội
và quy luật của tư duy


1. Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những biến
đổi về chất và ngược lại
Gv giảng giải: Với tư cách là khoa học về mối liên hệ phổ biến và sự
phát triển, phép biện chứng duy vật nghiên cứu những quy luật chung nhất, tác
động trong toàn bộ các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy con người, đó là: Quy
luật lượng - chất, quy luật mâu thuẫn, quy luật phủ định của phủ định.
Vị trí quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những
thay đổi về chất và ngược lại là quy luật cơ bản, phổ biến về phương thức
chung của các quá trình vận động, phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
Đó là mối liên hệ tất yếu, khách quan phổ biến, lặp đi lặp lại trong mọi quá trình


vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng thuộc mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội
và tư duy. Hay nói cách khác quy luật lượng – chất cho chúng ta thấy được cách
thức của sự vận động và phát triển diễn ra như thế nào, từ đó có thể rút ra được
ý nghĩa phương pháp luận ra sao?
GV thuyết trình: Trước khi đi vào tìm hiểu những nội dung cơ bản của
quy luật lượng chất chúng ta phải hiểu được chất là gì? Lượng là gì?
a)

Khái niệm chất, lượng

GV thuyết trình: Trong cuộc sống chúng ta thường nhắc tới chất và lượng
như chiếc áo này có chất rất tốt hay chất lượng hàng hóa ở siêu thị này tốt lắm
nhưng không phải ai cũng có cách hiểu đúng đắn về chất và lượng.
-

Khái niệm chất


GV: Hằng ngày ta thường bắt gặp sự đồng nhất chất với chất liệu làm nên
sự vật. Ví dụ như: chất của cây bút là nhựa, hay chất của viên phấn là đá vôi… Đó
là cách hiểu đời thường về chất của sự vật, hiện tượng.
Chúng ta thấy rằng, đường là một nguyên liệu, một gia vị rất quen thuộc với
chúng ta. Vậy theo các em đường có những đặc điểm nào? Và trong những đặc
điểm đó thì đâu là những thuộc tính cơ bản để phân biệt đường với các chất khác
như muối chẳng hạn (màu sắc, trạng thái, vị…)?
SV suy nghĩ trả lời
GV nhận xét và giảng giải: Như vậy chúng ta thấy rằng, bằng thị giác quan
sát thì ta thấy đường có màu trắng hoặc màu vàng tùy theo loại, khi chúng ta lấy
một thìa đường khuấy vào nước thì thấy đường là một chất tan trong nước, trong


trạng thái bình thường thì đường ở thể rắn. Trong quan hệ với vị giác con người,
nếm đường chúng ta thấy có vị ngọt.
Trong những đặc điểm trên chúng ta thấy rằng những đặc điểm về màu
sắc, trạng thái là những thuộc tính không cơ bản vì có nhiều chất khác cũng có
những đặc điểm như vậy như muối ăn: màu trắng, tan trong nước, tồn tại thể
rắn... Còn đặc điểm có vị ngọt của đường là thuộc tính cơ bản của đường. Và
tổng hợp những thuộc tính cơ bản và không cơ bản trên của đường tạo nên chất
của đường.
GV đàm thoại: Qua những phân tích trên về đặc điểm của đường và tìm
hiểu giáo trình các em hãy cho cô biết chất là gì?
SV suy nghĩ trả lời.
GV nhận xét và kết luận: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện
chứng cho rằng:
Khái niệm chất: dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự
vật và hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ giữa các thuộc tính cấu thành nó,
phân biệt nó với sự vật, hiện tượng khác.
GV đàm thoại: Đó là cách hiểu đơn giản vầ đầy đủ nhất về khái niệm chất.

Trong khi tìm hiểu khái niệm này chúng ta phải chú ý những điểm sau:
+ Thứ nhất: chất của sự vật là khách quan phổ biến
GV giải thích: Điều này có thể hiểu là chất của sự vật tồn tại khách quan
phổ biến, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người, con người không
thể bắt nó là như vậy, nó tồn tại ở rất nhiều sự vật và hiện tượng. Nếu chúng ta làm
mất đi những thuộc tính của nó thì nó không còn là nó nữa.


Ví dụ: Vị ngọt, tính tan trong nước là những thuộc tính cơ bản của đường,
nếu mất đi vị ngọt thì đường không còn là đường nữa mà nó sẽ là một chất khác.
Con người cũng không có thể bắt đường có vị ngọt được, càng không thể lấy ý
muốn chủ quan cho đường là một vị khác được.
Hay chúng ta có thể thấy rằng: Muối ăn có vị mặn và tan trong nước là
những thuộc tính quy định nó là muối, mất đi vị mặn thì nó không còn là muối nữa,
con người không thể bắt nó có vị mặn được, cũng không thể vì thiếu muối hay cần
muốn mà con người quy một vị mặn của một chất khác thành muối được. Bởi vị
mặn, tính tan trong nước, thể rắn là những thuộc tính cơ bản của muối ăn.
+ Thứ hai, chất của các sự vật bao gồm các thuộc tính: thuộc tính cơ
bản và không cơ bản


Thuộc tính: là biểu hiện một khía cạnh nào đó về chất của sự vật
được bộc lộ ra khi tác động qua lại các sự vật khác. Đó có thể



hiểu là chất, trạng thái, yếu tố…của sự vật.
Tổng hợp những thuộc tính cơ bản tạo nên chất của sự vật, khi
những thuộc tính cơ bản của sự vật thay đổi thì chất của sự vật
cũng thay đổi.


GV đàm thoại: Như đã phân tích ở trên về những thuộc tính cơ bản và
không cơ bản của một chất, một em hãy lấy ví dụ về chất của sự vật và chỉ ra
thuộc tính cơ bản và không cơ bản?
SV suy nghĩ trả lời
GV nhận xét và giảng giải ví dụ
GV dẫn dắt: Ngoài hai đặc tính trên chất của sự vật còn được xác định
bởi:


+ Thứ ba, chất của sự vật còn được xác định bởi cấu trúc và phương
thức liên kết giữa các yếu tố cấu thành sự vật đó. Do đó chất của sụ vật
không chỉ thay đổi khi những yếu tố cấu thành chúng thay đổi mà còn phụ
thuộc vào phương thức liên kết giữa các yếu tố đó.
GV đàm thoại: Một em hãy so sánh cấu trúc và phương thức liên kết của
các nguyên tử Cacbon giữa than chì và kim cương để thấy được sự khác nhau
giữa chúng?
SV suy nghĩ trả lời
GV nhận xét và phân tích: Qua ý kiến của bạn, chúng ta thấy rằng kim
cương và than chì đều là những sự vật do Cacbon tạo thành. Nhưng do phương
thức liên kết giữa các nguyên tử cacbon trong mỗi chất có sự khác nhau nên
giữa kim cương và than chì có sự khác nhau cơ bản. Kim cương có đặc điểm rất
cứng có thể cắt được hầu hết các kim loại, đẹp và có giá trị kinh tế rất cao.Còn
than chì cũng có cấu trúc từ các nguyên tử cacbon nhưng phương thức liên kết
khác với kim cương nên than chì có đặc điểm là mềm, không đẹp, giá trị kinh tế
thì không cao bằng kim cương được.
꞊> Như vậy có thể thấy rằng những sự vật có yếu tố cấu thành giống
nhau nhưng phương thức liên kết khác nhau thì chất của sự vật cũng khác
nhau.
Hay trong cuộc sống có rất nhiều sự vật có đặc tính này như giữa hai lớp

trong cùng một khoa, chúng ta thấy rằng tất cả các lớp đểu được cấu thành từ
những sinh viên. Nhưng giữa hai lớp có sự khác nhau. Ví dụ như tập thể lớp A
học rất tốt và phong trào đoàn trường rất mạnh. Còn tập thể lớp B khác học tập
không tốt, phòng trào hoạt động còn non yếu. Ở đây chúng ta thấy rằng sự liên


kết giữa các thành viên trong hai lớp có sự khác nhau nên vì vậy mà chất của
mỗi lớp có những đặc điểm khác nhau.
+ Thứ tư, Chất của sự vật tương đối ổn định (ít thay đổi).
Nước ở các thể rắn, lỏng, khí (là chất của nước). Nó tương đối ổn định
khi tang nhiệt độ từ 40 độ C lên 50 độ C thì vẫn chưa làm thay đổi chất của
nước, nó vẫn giữ ở thể lỏng.
Hay tương tự như Fe: với nhiệt độ từ 100 đến 1000 độ C thì chưa làm
thay đổi trạng thái của sắt mà phải >1536 độ C thì Fe mới nóng chảy.
Một điều quan trong không thể thiếu khi tìm hiểu về chất của sự vật đó
là:
+ Thứ năm, mỗi sự vật có nhều chất, nếu chúng ta đặt trong quan hệ
này thì nó là chất này, còn nếu đặt trong quan hệ khác thì nó lại là chất
khác.
GV giảng giải: Điều này có nghĩa là, cùng một sự vật đó, nếu chúng ta
đặt chúng trong quan hệ này thì nó là chất này, còn chúng ta đặt trong quan hệ
khác nó lại thay đổi là một chất khác. Điều này thể hiện cách nhìn nhận biện
chứng về chất của sự vật.
GV đàm thoại: Theo các em chất của một con người biểu hiện ra là
những thuộc tính gì?
SV suy nghĩ trả lời
GV nhận xét và phân tích: Có thể thấy rằng chất của một con người đó
là: con người là một động vật bậc cao, biết lao động, giao tiếp với nhau thông
qua ngôn ngữ và biết tư duy…



Đó là những chất cơ bản của một con người. Trong mối quan hệ so sánh
giữa con người với các loài động vật khác thì chất của con người được thể hiện
đó là (con người biết lao động và chế tạo công cụ lao động, giao tiếp với nhau
bằng ngôn ngữ và biết tư duy). Còn trong mối quan hệ giữa con người với con
người thì những đặc điểm mà chúng ta vừa nêu trên là những thuộc tính chung.
Vậy trong mối quan hệ con người với con người thì chất của con người là
gì?
SV suy nghĩ trả lời
GV nhận xét và phân tích: Trong những mối quan hệ khác nhau thì chất
cũng biểu hiện khác nhau, xét trong mối quan hệ giữa con người với con người
thì chất được biểu hiện ra đó là hình dáng của mối người có sự khác nhau, có
thể phân biệt một người béo với một người gầy, một người cao với một người
thấp hay giọng nói của mỗi người cũng có sự khác nhau cơ bản…
=> Như vậy qua ví dụ này chúng ta thấy rằng, mỗi sự vật đều có nhiều
chất khác nhau xét trong từng mối quan hệ cụ thể để thấy nhiều chất của sự vật.
Ngoài ra chúng ta thấy rằng, chất của sự vật theo quan niệm của chủ
nghĩa duy vật biện chứng rộng hơn đầy đủ hơn so với chất thông thường trong
đời sống. Chất ở đây có nghĩa là tổng hợp các thuộc tính của sụ vật để phân biệt
sự vật này với sự vật khác.
GV chuyển ý: Thông qua sự phân tích trên chúng ta đã biết được chất là
gì và những đặc trưng cơ bản về chất của sự vật. Ngoài ra, mỗi sự vật ngoài tính
quy định về chất còn có những tính quy định về lượng.
-

Khái niệm lượng


GV đàm thoại: Trong cuộc sống khi đi kiểm tra sức khỏe chúng ta thường
có những tiêu chí gì?

SV suy nghĩa trả lời
Gv nhận xét: Khi đi khám sức khỏe chúng ta thường có các số liệu như:
chiều cao, cân nặng, huyết áp, thị lực…Trong cuộc sống khi nói về lượng người ta
thường nghĩ tới số lượng, khối lượng, trọng lượng…v…v nhưng trong triết học khi
nhắc tới lượng của một sự vật người ta phải nói tới các yếu tố cấu thành từ những
gì? Quy mô, tốc độ, nhịp điệu ra sao? Trình độ như thế nào?...
GV đàm thoại: Khi nói tới lượng sinh viên của một trường đại học các em
thường nghĩ tới những yếu tố nào?
SV suy nghĩ trả lời
GV nhận xét và phân tích: Khi nhắc tới lượng sinh viên của một trường
đại học nào đó người ta thường phải biết những yếu tố: số lượng sinh viên, quy mô
lớn hay nhỏ, kết quả học của sinh viên trong mỗi năm học.
GV đàm thoại: Từ việc phân tích ví dụ trên, các em hãy trình bày cách
hiểu của mình về lượng?
SV suy nghĩ trả lời
GV nhận xét và kết luận:
Khái niệm Lượng: dùng để chỉ tính khách quan vốn có của sự vật
hiện tượng về các phương diện: số lượng các yếu tố cấu thành, quy mô của
sự tồn tại, tốc độ nhịp điệu của các quá trình vận động, phát triển của sự vật
hiện tượng.


Qua khái niệm này chúng thấy rằng lượng trong triết học khái quát và rộng
hơn khái niệm lượng trong đời thường.
Trong khái niệm lượng cần chú ý một số điểm sau:
+ Thứ nhất, lượng của sự vật mang tính chất khách quan phổ biến.
GV thuyết trình: Lượng của sự vật luôn mang tính khách quan, nó không
phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người, con người không thể bắt sự vật
hiện tượng tuân theo một lượng nào đó mà con người muốn mà con người chỉ có
thể tác động vào nó theo những hướng nhất định chứ không thể làm phá vỡ cấu

trúc bên trong về lượng của sự vật. Đó là một trong những đặc trưng để phân biệt
sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác.
GV đàm thoại: Trên cơ sở tính khách quan phổ biến về lượng của sự vật,
một em hãy nêu ví dụ làm sáng tỏ nội dung này?
SV suy nghĩ trả lời
GV nhận xét và phân tích: Lượng của một người được thể hiện đó là chiều
cao, cân nặng, tốc độ phát triển nhanh hay chậm…Một đứa trẻ mới sinh ra chúng
ta không thể quy định lượng của bé đó là 3kg hay 4kg, chiều cao là 50cm hay 60m,
quá trình phát triển phải thật là nhanh…Mà lượng đó là khách quan vốn có của mỗi
con người. Trong quá trình mang thai mỗi bà mẹ có chế độ ăn uống, chăm sóc khác
nhau nên lượng của đứa trẻ khi sinh ra không giống nhau.
+ Thứ hai, lượng của sự vật không chỉ được xác định bằng những
định lượng chính xác mà còn biểu thị dưới dạng trừu tượng, khái quát, định
tính.


GV giảng giải: Lượng của sự vật không chỉ biểu hiện bằng những con số
cụ thể như chiều cao, cân nặng, tốc độ tăng trưởng bao nhiêu %...Đó là những con
số mang tính định lượng cụ thể. Nhưng thế giới các sự vật hiện tượng vô cùng đa
dạng và phong phú chính vì vậy mà không phải lúc nào chúng ta cũng có thể dùng
những con số cụ thể về mặt số lượng để diễn tả mà cần phải trừu tượng hóa chúng
về mặt đình tính của sự vật.
GV hỏi SV: Các em hãy lấy ví dụ thể hiện lượng của sự vật hiện tượng
được thể hiện dưới những dạng trừu tượng và khái quát?
SV suy nghĩ trả lời
GV nhận xét và phân tích: Trong lớp học của chúng ta các bạn cố gắng
chăm chỉ học tập, tham gia nhiệt tình các phong trào của đoàn trường và đạt được
thành tích cao thì lúc này thường được khen là phong trào của lớp là đang lên cao
hay có nhiều tiến bộ chứ không thể nói phong trào của lớp này tăng lên 1 tạ, 2 tạ
hay tăng cao lên 5m hay 10m được.

+ Thứ ba, lượng là mặt thường xuyên biến đổi của sự vật.
GV thuyết trình: Khi tìm hiểu vầ chất chúng ta thấy rằng chất của sự vật là
mặt tương đối ổn định, nhưng lượng của sụ vật thì không giống vậy nó là yếu tố
thường xuyên biến đổi. Trong từng điều kiện và hoàn cảnh cụ thể thì sụ biến đổi về
lượng của sự vật cũng không giống nhau. Ví dụ như: Trường Đại học Nông nghiệp
Hà Nội chất đó là một trường đại học, bao gồm những sinh viên thi trúng tuyển
vào trường…đó là những yếu tố ổn định. Còn xét về mặt lượng thì nó thường
xuyên biến đổi điều này được thể hiện ở chỗ về số lượng tuyển sinh đầu vào và
quy mô ngành nghề có sự thay đổi nhanh chóng và rõ rệt, kết quả học tập của các
khóa luôn thay đổi có thể cao hoặc thấp…


GV đàm thoại: Một em hãy lấy ví dụ thể hiện lượng là mặt thường xuyên
biến đổi?
SV suy nghĩ trả lời
GV nhận xét
Gv đưa thêm ví dụ: khi con người chúng ta được sinh ra có một lượng nhất
định. Như cô khi sinh ra được 3kg, nhưng qua 23 năm cô được 45kg. Cũng như khi
bé tri thức của cô còn rất đơn giản, giờ đây kiến thức cử cô đã nâng cao hơn, ngày
càng phong phú và hoàn thiện hơn. Như vậy lượng là mặt thường xuyên biến đổi.
+ Sự phân biệt giữa chất và lượng cũng chỉ là tương đối, cái trong mối
quan hệ này được coi là chất thì trong mối quan hệ khác nó lại được coi là
lượng.
GV giảng giải: Mỗi sự vật hiện tượng đều tồn tại mặt chất và mặt lượng, mà
sự phân biệt giữa chất và lượng thì không cứng nhắc, trong những trường hợp khác
nhau, những mối quan hệ khác nhau thì chất và lượng của sự vật cũng có sự thay
đổi.
GV đàm thoại: Từ cách hiểu trên, các em hãy lấy ví dụ thể hiện sự phân biệt
tương đối giữa chất và lượng?
SV suy nghĩ trả lời câu hỏi

GV nhận xét và phân tích: Ví dụ như khi nói tới trình độ học vấn của một
con người có những bằng như: cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ (phó giáo sư tiến sĩ, giáo sư)
– điều này thể hiện về mặt lượng các bằng cấp của một con người. Nhưng để phân
biệt trình độ học vấn của người này so với người khác thì bằng cử nhân sẽ là chất


so với bằng tốt nghiệp cấp 3, bằng Thạc sĩ sẽ là chất so với bằng cử nhân, bằng
tiến sĩ là chất so với bằng thạc sĩ…
Chất của sinh viên có sự thay đổi theo từng mối quan hệ. Trong mối quan hệ
với các sinh viên khác thì bạn là một sinh viên giỏi, trong quan hệ với gia đình chất
của sinh viên lại là một người con ngoan…Như vậy chất chất khác nhau trong
những mối quan hệ khác nhau càng có nhiều mối quan hệ thì càng có nhiều chất.
Chính vì vậy mà trong cuộc sống chúng ta phải biết linh hoạt biết mình là ai trong
cuộc sống.
GV chuyển ý: Phần vừa rồi các em đã hiểu được những khái niệm cơ bản
chất là gì, lượng là gì và những đặc trưng cơ bản của chúng. Để đi sâu tìm hiểu nội
dung quy luật lượng chất Cô và các em cùng tìm hiểu nội dung tiếp theo quan hệ
biện chứng giữa chất và lượng.

b. Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng
Chất và lượng là hai mặt không thể tách dời trong một sự vật. Trong quá
trình phát triển thì chất và lượng của sự vật luôn không đứng im, chúng luôn vận
động nhưng không phải biệt lập với nhau mà luôn tác động qua lại theo những quy
luật nhất định đó là mối quan hệ biện chứng. Điều này được thể hiện đó là những
thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại sự thay đổi về chất dẫn
đến sự thay đổi về lượng.
- Những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất
+ Mỗi sự vật hiện tượng đều thống nhất giữa hai mặt chất và lượng
(chất nào lượng ấy, lượng nào chất ấy)



Điều này thể hiện tính thống nhất vật chất của các sự vật hiện tượng trong
thế giới. Bất kì sự vật hiện tượng nào khi mới hình thành cũng đã tồn tại hai mặt
chất và lượng. Ví dụ như sự thống nhất giữa chất và lượng trong phân tử NaCl chất là sự thống nhất các thuộc tính khách quan vốn có của phân tử NaCl: màu
trắng, vị mặn, tan trong nước. Còn lượng của phân tử NaCl được cấu tạo từ hai
nguyên tử Natri và Clorua.
GV hỏi: Các em hãy nêu ví dụ thể hiện sự thống nhất giữa chất và lượng
trong cùng một sự vật?
SV trả lời câu hỏi
GV nhận xét và phân tích: Chất của cái bảng đó là một phương tiện hỗ trợ
trong quá trình dạy học, làm bằng gỗ trơn có thể viết phấn lên…còn lượng của cái
bảng đó là chiều dài và chiều rộng của cái bảng, chu vi, diện tích của cái bảng.
GV chuyển ý: trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng
thì trong bản thân chúng đều có những thay đổi nhất định, sự thay đổi đó thể hiện
quá trình phát triển của sự vật từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém
hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Nhưng không phải sự biến đổi nào cũng tạo nên sự
biến đổi về chất. Cụ thể đó là: sự biến đổi trạng thái của nước dưới sự biến thiên
của nhiệt độ.
GV giảng giải:
Trong khoảng nhiệt độ từ 0 độ C đến dưới 100 độ xét về cấu tạo chất thì
chất của nước vẫn không thay đổi. Tương tự như vậy trong khoảng nhiệt độ nhỏ
hơn 0 độ C nước vẫn ở trạng thái rắn và trên 100 độ C nước vẫn ở trạng thái hơi.
Những sự thay đổi này chưa làm biến đổi về chất của sự vật đó được gọi là độ. Vậy
theo các em độ là gì?


SV trả lời câu hỏi
GV nhận xét và kết luận:
+ Độ là một phạm trù triết học dùng để chỉ khoảng giới hạn mà trong
đó những thay đổi về chất chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật.


GV đàm thoại: Từ khái niệm về độ trên các em hãy lấy một ví dụ thể hiện
sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật?
SV suy nghĩ trả lời
GV nhận xét và phân tích: Các giai đoạn biến đổi trong tình yêu. Đó là
quá trình trải qua các giai đoạn từ tình bạn -> tình yêu -> hôn nhân. Thời điểm từ
khi là bạn đến trước khi hai bạn nhận lời yêu nhau được coi là độ bởi trong thời
điểm này tình bạn có sự biến đổi thân thiết hơn nhưng chưa trở thành tình yêu.
Giai đoạn từ khi hai bạn nhận lời yêu nhau đến trước khi đăng kí kết hôn cũng
được coi là một độ bởi lúc này mặc dù tình yêu đã mặn nồng, thắm thiết hơn nhưng
chưa thể làm thay đổi vầ chất của sự vật giữa hai người.


GV yêu cầu sinh viên quan sát sơ đồ sự biến đổi trạng thái của nước
dưới tác động biến thiên của nhiệt độ môi trường:

SV chú ý quan sát
GV giảng giải: Qua sơ đồ trên chúng ta thấy rằng: Khi nhiệt độ đạt tới mốc
0 độ C thì làm thay đổi chất của nước đó là từ thể lỏng sang thể rắn và khi nhiệt độ
đạt mốc 100 độ C thì đây là điểm làm thay đổi trạng thái của nước từ thể lỏng sang
thể khí. Và sự thay đổi nhiệt độ đến mốc 0 độ C và 100 độ C dẫn đến sự thay đổi
căn bản về chất của nước như trên thì những mốc trên của nhiệt độ được gọi là
điểm nút.
Vậy điểm nút là gì?
SV suy nghĩ trả lời
GV nhận xét và kết luận:
+ Khi lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định sẽ dẫn đến sự thay
đổi về chất, giới hạn đó chính là điểm nút. Điểm nút dùng để chỉ thời điểm
mà tại đó sự thay đổi về lượng đẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật.



GV hỏi: Từ khái niệm điểm nút trên, các em hãy lấy ví dụ về điểm nút
của sự vât?
SV suy nghĩ trả lời câu hỏi
GV nhận xét và phân tích: Tương tự ví dụ ở trên chúng ta thấy rằng thời
điểm sự biến đổi về tình cảm của hai người dẫn đến tình yêu, và thời điểm khi hai
người đăng kí kết hôn được coi là điểm nút. Bởi ở hai giai đoạn này sự thay đổi về
lượng đã tạo nên sự biến đổi cơ bản về chất.
GV chuyển ý: Một khái niệm quan trọng trong khi nghiên cứu mối quan hệ
sự thay đổi về lượng dẫn đên sự biến đổi về chất đó là khái niệm bước nhảy.

+ Sự thay đổi về chất do những thay đổi về lượng trước đó gây ra gọi
là bước nhảy. Nói cách khác bước nhảy là kết thúc một giai đoạn phát triển
của sự vật là điểm khởi đầu của một giai đoạn phát triển mới.
GV đàm thoại: Một em hãy phân tích những bước nhảy trong quá trình
học tập của con người nói chung?
SV suy nghĩ trả lời


GV nhận xét và phân tích: Trong quá trình học tập của mỗi con người đều
phải trải qua những biến đổi về chất nhất định. Trải qua mười hai năm học phổ
thông chất ở đây là học sinh, trong giai đoạn này mối học sinh được tích lũy đủ
lượng kiến thức và vượt qua những điểm nút khác nhau, nhưng điểm nút quan
trọng nhất đánh dấu bước nhảy vọt về chất và lượng mà học sinh nào cũng muốn
vượt qua đó là kì thì đại học. Vượt qua kì thi tốt nghiệp cấp 3 đã là một điểm nút
quan trọng nhưng vượt qua được kì thi đại học còn làm một điểm nút quan trọng
hơn, việc vượt qua kì thi này chứng tỏ học sinh đã có sự tích lũy đầy đủ về lượng
để tiến hành bước nhảy vọt về chất, mở ra một thời kì phát triển mới cho cả chất
và lượng từ chất học sinh trở thành chất sinh viên.
Cũng giống như những năm học ở phổ thông, khi học đại học sinh viên

muốn nhận được tấm bằng đại học cũng phải tích lũy đầy đủ số lượng các học
phần đã quy định theo quy định của nhà trường. Các học phần mà sinh viên tích
lũy chính là độ, còn các kì thi chính là điểm nút, việc vượt qua các kì thi chính
là bước nhảy và bước nhảy quan trọng nhất của sinh viên đó là kì thi tốt nghiệp,
hay khóa luận. Vượt qua được kì thi tốt nghiệp đại học và nhận được bằng cử nhân
đưa sinh viên vượt sang một thời kì mới khác về chất so với giai đoạn trước.
Tiếp tục quá trình học tập trên khi muốn học lên cao học mỗi sinh viên phải
vượt qua kì thi lên cao học vượt qua kì thi này thì sinh viên sẽ chuyển sang một
chất mới đó là học viên cao học. Ba năm học viên cao học sẽ tích lũy những kiến
thức cơ bản về chuyên ngành vượt qua các kì thi chuyên đề chính là độ, và hoàn
thành luận văn cao học chính là điểm nút.
GV chuyển ý: mối quan hệ giữa chất là lượng là mối quan hệ biện chứng.
Khi chất mới ra đời sẽ dẫn tới sự thay đổi về lượng.


- Những thay đổi về chất dẫn đến sự thay đổi về lượng
GV thuyết trình: Chất mới ra đời sẽ tác động trở lại tới sự thay đổi về
lượng mới (làm thay đổi quy mô, nhịp điệu, tốc độ phát triển của sự vật). Như vậy,
không chỉ sự thay đổi về lượng gây nên những thay đổi về chất mà cả sự thay đổi
về chất cũng gây nên những thay đổi về lượng.
Ví dụ: nhịp điệu vận động của xã hội dưới cơ chế thị trường nhanh hơn
nhịp điệu vận động của xã hội dưới cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp; hay quy
mô làm ăn và hợp đồng kinh tế của công ty lớn sẽ nhiều hơn quy mô của một xí
nghiệp nhỏ; hay khi trở thành cử nhân thì tốc độ đọc hiểu sẽ tốt hơn khi là sinh
viên.
Áp dụng quy luật lượng chất vào thực tiễn nền giáo dụng của nước ta còn
có nhiều bất cập, có trường hợp cho học sinh lớp 7 mà chưa đánh vần viết thạo;
bác sĩ thú y không biết cầm kim tiêm như thế nào, mổ sẻ ra sao? Việc chạy theo
bệnh thành tích là vấn đề đáng báo động của nền giáo dục nước ta mặc dù sự tích
lũy về lượng của học sinh, sinh viên chưa đủ nhưng vẫn tạo điều kiện cho học sinh,

sinh viên thực hiện “bước nhảy”. Không học mà vẫn đỗ, học không được mà vẫn
có bằng. Dẫn đến việc đạo tạo nhân lực “không đủ lượng mà cũng chẳng có chất”.
- Các hình thức của bươc nhảy: Bước nhảy toàn bộ, bước nhảy cục
bộ…
Tóm lại, sự thống nhất giữa chất và lượng trong sự vật tạo thành độ của sự
vật. Những thay đổi về lượng dần dẫn đến giới hạn nhất định thì xảy ra bước nhảy,
chất cũ bị phá vỡ chất mới lại ra đời cùng với độ mới. Đó chính là cách thức phát
triển của sự vật. Quá trình này diễn ra liên tục làm cho sự vật không ngừng vận
động, biến đổi.
GV chuyển ý: Nhận thức đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa thay đổi
về lượng và thay đổi về chất chúng ta sẽ rút ra được những ý nghĩa phương pháp
luận quan trọng cho hoạt động nhận thức và thực tiễn.


c. Ý nghĩa phương pháp luận
- Vì bất kỳ sự vật, hiện tượng nào đó cũng có phương diện chất và
lượng tồn tại trong tính quy định lẫn nhau, tác động và làm chuyển hóa lẫn
nhau, do đó, trong nhận thức và thực tiễn cần phải coi trọng cả hai loại chỉ
tiêu về phương diện chất và lượng, tạo nên sự nhận thức toàn diện về sự vật,
hiện tượng.
Ví dụ: Trong nền giáo dục nói chung và đại học nói riêng nước ta có thể
thấy rằng việc, chất lượng nguồn nhân lực không cao, ra trường sinh viên đứng
trước nguy cơ thất nghiệp, không thì cũng đi vào làm trái ngành nghề ở những
công ty sản xuất, trong khi đó thì các trường đại học không ngừng mở rộng quy mô
tuyển sinh. Ở đây chúng ta thấy rằng nền giáo dục nước chưa có sự cân bằng hài
hòa nhất định giữa hai mặt chất và lượng nên còn nhiều bất cập.
- Vì những thay đổi về lượng của sự vật, hiện tượng có khả năng tất
yếu chuyển hóa thành những thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng và
ngược lại, do đó, trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, tùy theo mục đích
cụ thể, cần từng bước tích lũy về lượng để có thể làm thay đổi về chất; đồng

thời, có thể phát huy tác động của chất mới theo hướng làm thay đổi về
lượng của sự vật, hiện tượng.
Ví dụ: Khi vượt qua kì thi tuyển sinh đại học, chuyển một chất mới là sinh
viên. Mục đích của chúng ta là có một tấm bằng đẹp để sau này ra trường có một
công việc tốt, chính vì vậy khi chất mới ra đời chúng ta phải biết cách làm thay đổi
về lượng bằng cách có phương pháp học tập và ôn thi đúng đắn, tích lũy khối
lượng kiến thức cơ bản để có thể lập nghiệp về sau.
- Trong hoạt động thực tiễn cần tránh rơi vào “tả khuynh” – nhấn
mạnh bước nhảy khi chưa đủ sự tích luỹ về lượng; bởi lẽ, khi ấy rất dễ rơi


vào phiêu lưu, mạo hiểm. Đồng thời, phải tránh “hữu khuynh” – tuyệt đối
hoá sự tích luỹ về lượng, không dám thực hiện bước nhảy khi đã tích lũy đủ
về lượng, khi ấy dễ rơi vào bảo thủ, trì trệ, ngại khó. Khi tích luỹ về lượng đã
đủ thì phải thực hiện bước nhảy.
Ví dụ: Quen nhau mấy ngày, chưa tìm hiểu gì về nhau mà đã nhận lời yêu
nhau là quá vội vã rơi vào khuynh hướng tả khuynh. Ngược lại đã có sự tìm hiểu kĩ
lưỡng về đối tượng trong suốt 4 năm đại học, mặc dù bạn gái đã rất nhiều lần bật
đèn xanh cho chàng trai, nhưng chàng trai luôn lo sợ, tự ti về bản thân nên không
dám ngỏ lời dẫn đến việc mất cơ hội, tích lũy đầy đủ về lượng nhưng chưa dám
thực hiện bước nhảy về chất.
-> Một số vấn đề thực tiễn: lúa xanh đã gặt hoặc táo để rụng liệu có ăn
được không? Vừa học đại học năm thứ nhất muốn tốt nghiệp có được không
(lượng chưa đủ)?…
Sv trả lời, gv kết luận
- Vì bước nhảy của sự vật đa dạng, phong phú cho nên trong hoạt
động nhận thức và thực tiễn phải vận dụng linh hoạt các hình thức bước
nhảy cho phù hợp với từng điều kiện, lĩnh vực cụ thể.
Ví dụ: Trong quá trình học tập của học sinh lên sinh viên đại học đó là một
bước nhảy làm thay đổi về chất của mỗi người học. Ở một môi trường học tập mới

quá trình học tập diễn ra từ những thay đổi cục bộ đến toàn bộ. Cụ thể đó là khi lên
là một sinh viên đại học chúng ta phải có sự thay đổi một số mặt như phải xác định
được một phương pháp học tập mới để có thể tích lũy vốn kiến thức, thay đổi cách
tư duy phải nhạy bén hơn…để từ đó thực hiện những bước nhảy toàn bộ về sau.


VI. CỦNG CỐ BÀI HỌC
Giáo viên hướng học sinh tập trung vào quan điểm của Chủ nghĩa mác –
Lênin về khái niệm lượng – chất, nội dung quy luật chuyển hóa từ những sự thay
đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại, ý nghĩa phương pháp
luận rút ra từ quy luật.
VII. NHIỆM VỤ CỦA HỌC SINH
- Các em nghiên cứu tài liệu ở nhà
- Các em đọc bài mới



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×