Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Phân tích môi trường kinh doanh quốc tế hồng kông trên cơ sở đó lựa chọn ngành sản phẩm và phương thức kinh doanh tại đây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473.84 KB, 30 trang )

TRƯỜNG ĐẠI
HỌC KINH TẾ
TP HỒ CHÍ
MINH
Contents
KHOA
THƯƠNG KINH

Môn học:
QUẢN
TRỊ KINH
Đề DOANH
tài:

Phân tích môi trường kinh doanh quốc tế Hồng
Kông trên cơ sở đó lựa chọn ngành sản phẩm và
phương thức kinh doanh tại đây

Giảng viên hướng dẫn:
Quách Thị Bửu Châu

1


LỜI MỞ ĐẦU
Song hành cùng quá trình phát triển vượt bậc của loài người trên mọi lĩnh vực, sự chuyển mình của nền
kinh tế-xã hội theo xu hướng toàn cầu hóa là một điều không thể tránh khỏi. Đứng trước tình hình đó,
các quốc gia đã đặt nặng vai trò hội nhập Thế giới hơn, tất bật giao lưu, hợp tác quốc tế nhằm bắt kịp xu
hướng, đồng thời củng cố, phát triển nền kinh tế nước nhà. Điều đó đã được thể hiện qua sự đa dạng
hóa các hoạt động kinh doanh quốc tế ngày càng mạnh mẽ, sự hợp tác thương mại, đầu tư giữa các nền
kinh tế khác nhau và sự xuất hiện của các tập đoàn đa quốc gia, để có thể tạo ra một môi trường kinh


doanh hiệu quả, cùng nhau phát triển một cách bền vững và toàn diện. Câu hỏi đặt ra cho những nhà
đầu tư nước ngoài ở đây là, làm thế nào chúng ta có thể khai thác mảnh đất màu mỡ ấy, tiến hành đầu
tư một cách hiệu quả và an toàn nhất? Muốn trả lời câu hỏi ấy, chúng ta phải tiến hành nghiên cứu,
phân tích những yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh quốc tế, để từ đó có cái nhìn
thực tiễn, khách quan và đưa ra cách phương thức kinh doanh phù hợp.
Sự thành bại của các hoạt động kinh doanh quốc tế phụ thuộc rất nhiều vào việc đánh giá chính xác tiềm
năng của doanh nghiệp đầu tư trong một môi trường kinh doanh hoàn toàn mới lạ. Không những phải
có cái nhìn tổng quan về môi trường vĩ mô, các nhà đầu tư còn phải nắm rõ cơ chế hoạt động của các
ngành nội địa, sự ảnh hưởng của các yêu tố vi mô trong cơ cấu ngành. Đó chính là lời giải cho bài toán
đầu tư, nhằm tìm ra phương thức kinh doanh hiệu quả và hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp khi thâm
nhập vào môi trường quốc tế.
Để hiểu hơn về việc phân tích tác động của môi trường đến các hoạt động kinh doanh quốc tế, nhóm sẽ
đưa mọi người đến với đất nước Hồng Kông, một trong những con rồng kinh tế của khu vực châu Á.
Dưới đây là bài nghiên cứu của nhóm về môi trường kinh doanh quốc tế ở Hồng Kông, qua đó đánh giá
cơ hội, thách thức các ngành đầu tư tại đây. Trong quá trình nghiên cứu nhóm có thể sẽ mắc những sai
sót về mặt nội dung và phân tích. Chính vì vậy mong cô và các bạn quan tâm và góp ý để nhóm khắc
phục và sửa chữa. Chân thành cảm ơn.

2


A. Môi trường vĩ mô Hồng Kông
I.

Tổng quan về môi trường
vĩ mô Hồng Kông

I.1. Điều kiện tự nhiên:
a.


Địa lý:

-

Hồng Kông chủ yếu bao gồm Đảo Hồng
Kông, Đại Nhĩ Sơn, Bán đảo Cửu Long và Tân
Giới. Bán đảo Cửu Long gắn liền với Tân Giới về
phía Bắc và Tân Giới nối về phía Bắc và cuối
cùng nối với Trung Hoa Đại Lục qua con sông
Thâm Quyến. Tổng cộng, Hồng Kông bao gồm
một tập hợp 262 hòn đảo ở biển Đông, trong đó Đại Nhĩ Sơn là đảo lớn nhất. Đảo Hồng
Kông là đảo lớn thứ hai và đông dân nhất. Áp Lợi Châu là một trong các đảo có mật độ
dân số cao nhất thế giới.

-

Tên gọi "Hồng Kông" (xuất phát từ "Hương Cảng", tiếng Quảng Đông đọc là Hương
Cảng, có nghĩa là "cảng thơm", lấy từ khu vực ngày nay là Aberdeen nằm trên đảo Hồng
Kông, nơi các sản phẩm từ gỗ hương và hương một thời được buôn bán. Vùng nước hẹp
tách đảo Hồng Kông và bán đảo Cửu Long là bến cảng Victoria, một trong những hải
cảng tự nhiên sâu nhất thế giới.

-

Dù Hồng Kông nổi tiếng là đô thị hóa cao, lãnh thổ này cũng đã có những nỗ lực tăng
cường môi trường cây xanh. Phần lớn lãnh thổ vẫn giữ nguyên không phát triển do các
khu vực này phần lớn là đồi núi với các sườn dốc. Trong 1104 km² của lãnh thổ, chỉ ít
hơn 25% là phát triển. Phần diện tích đất còn lại chủ yếu là không gian cây xanh với
khoảng 40% đất được dành cho công viên thôn quê và các khu dự trữ thiên nhiên. Phần
lớn sự phát triển đô thị của lãnh thổ hiện hữu ở bán đảo Cửu Long, dọc theo các bờ biển

phía Bắc của đảo Hồng Kông và ở khu định cư rải rác khắp Tân Giới.

-

Bờ biển dài của Hồng Kông đã tạo cho lãnh thổ này nhiều vịnh, sông và bãi biển. Dù
lãnh thổ này có mật độ cây xanh cao và nằm ven biển, ý thức môi trường vẫn không được
cải thiện khi bầu không khí của Hồng Kông được xếp vào hàng một trong những nơi ô
3


nhiễm nhất. Khoảng 80% khói của thành phố xuất phát từ các vùng khác của đồng bằng
Châu Giang.
-

Hồng Kông cách Ma Cao 60 km về phía Đông, về phía đối diện của Đồng bằng châu thổ
Châu Giang và giáp với thành phố đặc khu Thâm Quyến thuộc tỉnh Quảng Đông về phía
Bắc. Đỉnh cao nhất của lãnh thổ này là Đại Mạo Sơn, với độ cao 958 m trên mực nước
biển. Các vùng đất thấp nằm ở phần Tây Bắc của Tân Giới.

b.

Khí hậu:

-

Khí hậu Hồng Kông thuộc kiểu cận nhiệt đới và chịu ảnh hưởng của gió mùa. Vào mùa
đông khí hậu lạnh hơn và khô từ tháng 12 đến đầu tháng 3 dương lịch và nóng, ẩm
và mưa vào mùa xuân đến mùa hè. Vào mùa thu trời nắng và khô. Hồng Kông thường
có khí xoáy tụ nhiệt đới vào mùa hè và mùa thu. Hệ sinh thái của Hồng Kông chịu ảnh
hưởng của sự thay đổi khí hậu này. Khí hậu của Hồng Kông theo mùa là do các hướng

gió thay đổi giữa mùa đông và mùa hè. Về mặt địa chất, Hồng Kông đã ổn định hàng
triệu năm nay, dù các vụ lở đất vẫn thường xảy ra, đặc biệt là sau các cơn mưa dông lớn.
Hệ động thực vật ở Hồng Kông thay đổi theo sự thay đổi của khí hậu, mực nước biển và
ảnh hưởng của con người. Nhiệt độ cao nhất ghi nhận được ở Hồng Kông là
38°C (98,0°F) còn nhiệt độ thấp nhất ghi nhận được là -4 °C (25,0 °F). Nhiệt độ trung
bình trong tháng lạnh nhất là tháng một là 16,1 °C (61,0 °F) còn nhiệt độ trung bình trong
tháng nóng nhất là tháng 7 là 28,7 °C (83.7 °F).

-

Lãnh thổ tọa lạc về phía Nam của hạ chí tuyến tương đương với vĩ độ của Hawaii. Về
mùa Đông, các cơn gió mạnh và lạnh thổi từ phía Bắc làm thành phố trở nên lạnh; về
mùa hè, hướng gió thay đổi mang theo không khí ẩm và ấm từ phía Tây Nam. Khí hậu
lúc này phù hợp với rừng mưa nhiệt đới.

I.2. Chính trị và pháp luật:
a.

Chính trị:

-

Thể chế chính trị: Theo Tuyên bố chung Trung Quốc – Anh và chính sách “một nước, hai
chế độ”, chính quyền Trung ương Trung Quốc chịu trách nhiệm về quốc phòng và ngoại
giao, chính quyền Đặc khu hành chính Hồng Kông chịu trách nhiệm về hệ thống luật
pháp, cảnh sát, tiền tệ, thuế quan, nhập cư và cử người tham gia vào các tổ chức quốc tế
và các sự kiện quốc tế. Tuyên bố chung này cũng quy định rằng Hồng Kông sẽ duy trì
chế độ kinh tế tư bản chủ nghĩa ít nhất 50 năm nữa trong thời kỳ chuyển giao chế độ.
Theo Luật Cơ bản và văn bản hiến pháp của Hồng Kông, chính quyền địa phương Hồng
Kông nắm giữ chủ quyền lãnh thổ ngoại trừ lĩnh vực quốc phòng và ngoại giao. Chỉ có

Trưởng Đặc khu, người đứng đầu lãnh thổ và là người đứng đầu chính quyền là được bầu
chọn bởi Ủy ban Bầu cử Trưởng Đặc khu bao gồm 800 thành viên. Tất cả các viên chức
khác của chính quyền, bao gồm các thành viên của các cơ quan hành pháp và lập pháp
đều hoặc là được Trưởng Đặc khu bổ nhiệm (trực tiếp hay ủy nhiệm) hoặc được cử tri

-

4


-

-

-

-

bầu ra. Trên lý thuyết, việc quy định này đảm bảo Hồng Kông được quản lý hầu như độc
lập khỏi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và có thể gìn giữ được hạ tầng cơ sở kinh tế,
pháp luật, văn hoá độc nhất của mình.
Các luật của Hồng Kông chỉ có hiệu lực khi được Trưởng Đặc khu Hành chính phê chuẩn
và sự đồng thuận đa số của 60 đại biểu của Hội đồng Lập pháp Hồng Kông, hay LegCo.
Bất chấp đặc điểm thường được được cho là không dân chủ của chính quyền Hồng Kông,
một nửa số ghế của LegCo' được bầu cử thông qua phổ thông đầu phiếu với nửa kia được
chọn thông qua công năng giới biệt (tiếng Anh: functional constituencies) bao gồm các
nghiệp đoàn và các nhóm lợi ích đặc biệt. Luật Cơ bản đảm bảo rằng tất cả các ghế cuối
cùng sẽ được bầu thông qua phổ thông đầu phiếu.
Lương Chấn Anh hiện đang giữ chức Trưởng Đặc khu sau khi ông được bầu cử ngày 25
tháng 3 năm 2012, sau khi có được 689 phiếu từ ủy ban tuyển cử gồm 1.200 thành viên.

Khi ông được bầu chọn, phiên bản điện tử của Nhân Dân nhật Báo đã gọi ông là “đồng
chí Lương Chấn Anh”.
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã lập nên một Hội đồng Lập pháp Lâm thời (PLC) năm
1996 ngay trước ngày chuyển giao, khi Hội đồng này đã chuyển đến Hồng Kông và họp
sau cuộc chuyển giao. Hội đồng này đã xem xét lại một số luật được Hội đồng Lập pháp
thông qua bằng phổ thông đầu phiếu từ năm 1995. PLC đã thông qua một số luật mới như
Sắc lệnh Trật tự công cộng, yêu cầu sự cho phép của cảnh sát khi tổ chức một cuộc biểu
tình có số người tham gia vượt quá 30 người. Cuộc bầu cửHội đồng Lập pháp được tổ
chức vào ngày 24 tháng 5 năm 1998, ngày 10 tháng 9 năm 2000 và tiếp theo là ngày 12
tháng 9 năm 2004, với cuộc bầu cử tiếp theo diễn ra vào năm 2008. Theo Luật Cơ bản,
"hiến pháp-mini" của Hồng kông, nhiệm kỳ thứ ba hiện tại của Hội đồng Lập pháp có 25
ghế được bầu cử theo đơn vị bầu cử địa phương (geographical constituencies) và 30 ghế
từ công năng giới biệt. Các cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp năm 1998, 2000 và 2004 đã
diễn ra tự do, mở và tranh luận rộng rãi dù có một số bất mãn của một số nhà chính trị
chủ yếu là 'ủng hộ dân chủ', những người tranh luận rằng các cuộc bầu cử công năng giới
biệt năm 1998 và 2000 là không dân chủ vì họ cho rằng khu vực cử tri cho những ghế
này là quá hẹp.
Ngành dân chính của Hồng Kông vẫn duy trì chất lượng và tính trung lập như truyền
thống trong thời thuộc địa, hoạt động mà không có chỉ đạo rõ rệt từ Bắc Kinh. Nhiều hoạt
động của chính quyền và hành chính thực hiện ở khu vực trung tâm của Đảo Hồng Kông
gần địa điểm lịch sử của Thành phố Victoria, khu vực của những khu định cư Anh đầu
tiên.

b.

Hệ thống pháp luật:

-

Trái với hệ thống luật dân sự của Trung Hoa đại lục, Hồng Kông tiếp tục theo truyền

thống thông luật được chính quyền thuộc địa Anh thiết lập. Điều 84 của Luật Cơ bản
Hồng Kông cho phép các tòa án Hồng Kông được tham chiếu đến các quyết định tiền lệ
án được đưa ra bởi các tòa có quyền hạn pháp lý thông luật khác. Điều 82 và 92 cho phép
các thẩm phán từ các từ các khu vực xét xử thông luật khác được tham gia vào quá trình
xét xử trong Tòa chung thẩm của Hồng Kông và nhóm họp như các thẩm phán Hồng
Kông.

5


-

Về mặt cơ cấu, hệ thống tòa án Hồng Kông bao gồm Tòa chung thẩm và Ủy ban Tòa án
Hội đồng Cơ mật, Tòa án Tối cao, được cấu thành từ Tòa Thượng thẩm,Tòa Sơ
thẩm và Tòa án Quận, bao gồm Tòa án Gia đình. Các cơ quan xét xử khác bao gồm: Tòa
án Đất đai, Tòa Trị an, Tòa Thanh thiếu niên, Tòa Khiếu nại Nhỏ,Tòa Những vụ chết bất
thường, Tòa Lao động, Tòa Các điều khoản Khiêu dâm chịu trách nhiệm phân loại văn
hóa phẩm khiêu dâm không phải video được lưu hành ở Hồng Kông. Thẩm phán của Tòa
Chung thẩm được Trưởng Đặc khu Hành chính Hồng Kông bổ nhiệm. Luật Cơ bản Hồng
Kông thì được hiểu theo cách giải thích của Ủy ban Thường vụ Hội nghị Hiệp thương
Chính trị Nhân dân Trung Quốc (Quốc hội) và quyền hạn này đã từng được viện dẫn 3
lần: Vấn đề quyền cư trú tại Hồng Kông (right of abode issue), một sự diễn giải liên quan
đến các thủ tục bầu cử sau năm 2008, và một lần giải thích liên quan đến độ dài nhiệm kỳ
của Trưởng Đặc khu hành chính.

-

Như ở Anh, luật gia ở Hồng Kông được phân ra thành luật sư hoặc cố vấn pháp lý, và
người ta có thể chọn hành nghề dưới danh nghĩa một trong hai chức danh này nhưng
không được cả hai (nhưng có thể chuyển từ chức danh này sang chức danh kia). Phần lớn

luật gia là cố vấn pháp lý và được cấp giấy phép hành nghề và được điều chỉnh bởi Hội
Pháp luật Hồng Kông. Các luật sư, mặt khác được cấp giấy phép và được điều chỉnh
bởi Hội Luật sư Hồng Kông. Chỉ có các luật sư mới được có mặt để bào chữa tại Tòa
Chung tẩm và Tòa án Tối cao. Cũng giống như hệ thống thông luật được duy trì, như
thông lệ các phòng xử án nước Anh, các thẩm phán và luật sư phải đội tóc giả và áo
choàng trong quá trình xét xử.

-

Theo Điều 63 của Luật Cơ bản Hồng Kông, Cục Tư pháp kiểm soát việc truy tố hình sự
và không chịu bất kỳ sự can thiệp nào. Đây là thể chế pháp lý lớn nhất Hồng Kông và có
trách nhiệm liên quan đến pháp chế, quản lý xét xử, truy tố, đại diện dân sự, soạn thảo và
cải cách pháp lý và nghề pháp lý. Ngoài việc khởi tố các vụ án hình sự tại Hồng Kông,
các quan chức của Cục Tư pháp cũng có mặt tại tòa với tư cách đại diện cho chính quyền
trong tất cả vụ kiện dân sự kiện chính quyền. Là một cơ quan bảo vệ quyền lợi công
chúng, cơ quan này có thể áp dụng và ấn định đại diện pháp lý thay mặt cho quyền lợi
công chúng để tham gia vào việc xét xử các vụ án liên quan đến lợi ích công chúng về vật
chất



Luật cư trú:

-

Chính phủ Hồng Kông cho phép công dân của các nước hoặc vùng lãnh thổ cụ thể để đi
du lịch đến Hồng Kông để du lịch hoặc các hoạt động kinh doanh liên quan trong thời
gian từ 7 đến 180 ngày mà không cần phải có thị thực. Công dân của tất cả các nước cần
thị thực để thực hiện các hoạt động khác, chẳng hạn như nghiên cứu, việc làm, hoặc hoạt
động của một doanh nghiệp, trừ khi họ có quyền với đất hoặc quyền cư trú tại Hồng

Kông. Theo chính sách một quốc gia hai chế độ, Hồng Kông vẫn duy trì chính sách nhập
cư và thị thực độc lập với phần còn lại của Trung Quốc. Do đó, vào Hồng Kông từ Trung
6


Quốc đại lục hoặc Macao đòi hỏi phải đi qua một trạm kiểm soát nhập cư. Trong khi
người dân Macao có quyền truy cập miễn thị thực cho chuyến đi ngắn đến Hồng Kông,
các cư dân đại lục phải có giấy phép hai chiều với chứng thực xuất cảnh thích hợp từ Bộ
Công an Trung Quốc trước đến thăm Hồng Kông.

-

Chính sách đầu tư:


-

Chính sách thương mại:

Chính quyền Hồng Kông khuyến khích đầu tư nước ngoài , trong đó đóng một vai trò
quan trọng trong việc xây dựng Hồng Kông như là một trung tâm tài chính quốc tế . Nó
hỗ trợ một nền kinh tế thị trường tự do và thông qua một chính sách can thiệp thấp .
Không có thủ tục chấp thuận đầu tư chỉ đạo cụ thể đối với các nhà đầu tư nước ngoài .
Theo chỉ số tự do kinh tế năm 2012, nền kinh tế Hồng Kông ghi được 89,9 điểm, khiến
nó trở thành nền kinh tế tự do nhất trên thế giới. Với ngoại lệ của ngành công nghiệp phát
thanh truyền hình (được thảo luận dưới đây) , không có hạn chế về đầu tư nước ngoài .
Các yếu tố đó đã được xác định là quan trọng nhất trong việc thu hút đầu tư nước ngoài
đến Hồng Kông bao gồm :
• Nguyên tắc của pháp luật và bảo vệ quyền sở hữu
• Tự do thông tin

• Thuế thấp và hệ thống thuế đơng giản
• Chính phủ không tham nhũng
• Không có công cụ kiểm soát trao đổi
• Giao thông và cơ sở hạ tầng tốt

-

-

Hồng Kông theo đuổi một chính sách thương mại tự do và do đó duy trì chính sách cơ
bản không có rào cản về thương mại. Không có thuế hải quan đối với hàng hoá nhập
khẩu hoặc xuất khẩu từ Hồng Kông. Cấp phép nhập khẩu và xuất khẩu được giữ ở mức
tối thiểu. Hầu hết các sản phẩm không cần giấy phép để vào hoặc rời khỏi Hồng Kông ,
và nơi nào yêu cầu giấy phép hoặc khai báo, họ chỉ nhằm mục đích thực hiện nghĩa vụ
theo cam kết quốc tế khác nhau, hoặc để áp dụng cho y tế công cộng, an toàn, lí do an
ninh.
Vụ Thương mại và Công nghiệp Chính phủ (HKSAR) là cơ quan chịu trách nhiệm thực
hiện các quan hệ thương mại bên ngoài của Hồng Kông, cấp giấy chứng nhận xuất xứ, và
cấp phép nhập khẩu/xuất khẩu cho hàng dệt may, mặt hàng chiến lược và các mặt hàng
reserved.
Hồng Kông còn là thành viên của các tổ chức sau:


World Trade Organization (WTO)



Asia-Pacific Economic Cooperation (APEC)




Organization for Economic Cooperation and Development (OECD)



Pacific Economic Cooperation Council (PECC)

I.3. Văn hóa:
a. Chào hỏi
- Tiếng Anh và tiếng Quảng là hai ngôn ngữ phổ biến của Hồng Kông.
7


-

Khi gặp nhau, có thể chỉ cần bắt tay, hoặc cúi chào nhẹ. Không nên bắt tay quá mạnh.
Khi chào một nhóm hay một đoàn, cần chào thành viên cấp cao nhất trước.
Đa số nên được gọi bằng chức danh và tên họ. Tuy nhiên việc gọi tên sẽ không quá khó
khăn vì đa số người Hồng Kông đều làm việc với một tên gọi “phương Tây” dùng trong
giao dịch để dễ nhớ và dễ gọi tên.

b. Trang phục
- Tại Hồng Kông, dân kinh doanh thường ăn mặc rất lịch sự và truyền thống, thường là

-

quần áo veston đen, áo sơ mi và cà vạt (trang phục formal). Trang phục trang trọng cũng
thường được sử dụng kể cả khi dùng bữa tối có tính chất giao dịch kinh doanh. Trang
phục màu tối, nhã nhặn thường là những lựa chọn tốt nhất.
Màu đỏ thường được xem là màu may mắn, nên có thể chọn một sắc đỏ cho trang phục,

ví dụ cà vạt đỏ, một vài điểm nhấn trên áo có màu đỏ… sẽ tạo cảm giác lạc quan và tin
tưởng vào thành công của buổi giao dịch. Một chiếc đồng hồ sang trọng hay vòng cổ nhã
nhặn cũng có thể giúp gây ấn tượng với đối tác.

c. Tặng quà
- Tặng quà là một phần của môi trường kinh doanh tại Hồng Kông, giúp xây dựng và duy

-

trì mối quan hệ. Các món quà tặng thường được trao đổi trong những dịp lễ như Giáng
sinh hay Tết cổ truyền. Một món quà cũng có thể được biết đến như một “hong boa” khi
quà hay tiền được cho vào phong bì đỏ cho trẻ em và những người không làm trong chính
phủ.
Món quà tặng được khuyên dùng thường là đồng hồ, sách, chăn. Quà tặng thường không
được mở trước mặt người tặng quà và nên được trao/nhận bằng cả hai tay. Đây là một
hành động có qua có lại, nên khi được tặng quà hãy tìm một món quà để tặng lại cho
người đã tặng mình.

d. Họp và đàm phán
- Các cuộc hẹn tại Hồng Kông nên được hẹn trước. Thời gian tránh đặt cuộc hẹn là dịp

-

-

-

e.

Giáng sinh, lễ Phục sinh và Tết cổ truyền. Các chuyến thăm viếng kinh doanh nên được

lên kế hoạch vào tháng Mười, Mười một hay tháng Ba đến tháng Sáu. Đa số văn phòng
thường làm việc từ 09:00 đến 17:00, thứ Hai đến thứ Sáu.
Khi gặp mặt một nhóm thương nhân nên đảm bảo vị có chức vụ cao nhất được chào
trước, kế đến là các vị có chức vị thấp hơn theo thứ tự. Nên đem theo nhiều danh thiếp để
trình khi gặp mặt. Danh thiếp nếu có một mặt dịch sang tiếng Trung sẽ gây được ấn tượng
tốt. Sử dụng màu đỏ và màu vàng được xem là điềm lành. Trình và nhận danh thiếp với
hai tay và việc xem xét và hỏi về nội dung trên danh thiếp được thực hiện ngay khi nhận
danh thiếp.
Khi trình bày một vấn đề, dữ liệu và số liệu thực tế rất quan trọng. Khi đàm phán, nên
luôn giữ bình tĩnh, kiên nhẫn và nhún nhường trong cách xử sự. Tránh thái độ khiêu
khích, hiếu chiến, vì điều này sẽ dẫn đến đánh mất thể diện trước đối tác. Dùng ngôn từ
lịch sự mọi lúc. Tương tự, tránh trực tiếp nói không với ai, chỉ nên dùng những câu trung
tính như “tôi sẽ xem xét”, “tôi sẽ thử” hay “điều này có thể sẽ khó khăn”.
Các cuộc đàm phán sẽ có thể kéo dài, với chi tiết mỗi ngày mỗi được đem ra xem xét và
phần tích. Lưu ý càng nhiều chi tiết càng hữu dụng. Cấp thực hiện đàm phán nên là cấp
quản lý trung gian hoặc thấp hơn cấp cao nhất trong một công ty, để có thể để tâm vào vụ
việc và tham gia những cuộc họp kéo dài.

Người dân
8


-

Hồng Kông là một khu vực rất phức tạp và có tính quốc tế, pha trộn các nền văn hóa châu
Á và châu Âu. Con người có học vấn cao, rất năng động và có lối sống theo người
phương tây. Hồng Kông có 98% dân số là người Trung Quốc (Quảng Đông), nhưng
người dân tại đây xem mình khác với những người Trung Quốc ở các vùng khác. Phong
tục và tập quán của người Quảng Đông có ảnh hưởng lớn tại đây. Hành động của một cá
nhân, uy tín, giáo dục, sự giàu có và danh tiếng phản ánh những điều tích cực hay tiêu

cực về toàn bộ gia đình.

f.
-

Ngôn ngữ cơ thể

-

Người Hồng Kông có thể đứng gần khi nói chuyện , tuy nhiên, họ khá dè dặt và cảm thấy
không thoải mái khi bạn chạm vào cơ thể họ . Đừng ôm , hôn hoặc vỗ vào lưng họ .
Nháy mắt với một người nào đó được coi là một cử chỉ rất thô lỗ .
Không bao giờ chỉ bằng ngón trỏ . Điều này chỉ được sử dụng cho động vật.

g. Văn hóa doanh nghiệp
- Nhiều doanh nhân Hồng Kông đã được giáo dục tại các trường học phương Tây và cũng

-

-

-

rất giàu có,Họ đã đi nhiều nơi và hiểu được thị trường thế giới. Môi trường kinh doanh tại
Hồng Kông được xem là "rộng mở", với một thị trường tự do và sự tham gia của chính
phủ hạn chế. hoạt động kinh doanh Hồng Kông là cạnh tranh, trung thực và nhanh chóng.
Kiếm tiền là mục tiêu chính. Các phong cách của doanh nghiệp là tương tự như của Hoa
Kỳ.
Đúng giờ dự kiến và tôn trọng; về thời gian cho tất cả các cuộc hẹn. Cho phép "thời gian
lịch sự" (30 phút) nếu một người nào đó đến trễ cuộc hẹn với bạn.

Trà được phục vụ tại các cuộc họp. Không uống rượu cho đến khi người chủ trì cuộc họp
của bạn uống ngụm đầu tiên.
Mang theo danh thiếp in bằng tiếng Anh ở một bên và Trung Quốc ở phía bên kia. Hãy
chắc chắn rằng phía Trung Quốc sử dụng ký tự "cổ điển", hình thức bằng văn bản của
Trung Quốc sử dụng tại Hồng Kông. Sau khi giới thiệu, trình thẻ kinh doanh của bạn
bằng cả hai tay và với phía Trung Quốc lên.
Hãy chắc chắn để xem xét một thẻ kinh doanh khi nhận được nó. Đừng viết trên một thẻ
kinh doanh trước mặt người đưa nó cho bạn.
Luật sư không được tham gia trong các cuộc đàm phán cho đến khi hợp đồng được lập và
ký kết.
Các cuộc đàm phán có thể được làm chậm và chi tiết, nhưng rất hiệu quả. Giao dịch kinh
doanh có thể thông qua một cái bắt tay mình. Hãy chuẩn bị sẵn sàng để thỏa hiệp.
Địa chỉ liên lạc ngân hàng là rất quan trọng. Sử dụng một ngân hàng để thiết lập các cuộc
họp của bạn.
Hãy dành thời gian để xây dựng mối quan hệ. Nó có thể mất một số cuộc họp để hoàn
thành mục tiêu.
"Có" có nghĩa là thỏa thuận; nó thường có nghĩa là "Tôi nghe bạn." "Không" thường
không được nói. Thay vào đó, bạn có thể nghe thấy: "Tôi sẽ phải chờ đợi", hoặc "Điều
này có thể rất khó khăn."
Đừng cố gắng để mở một văn phòng tại Hồng Kông mà không cần thuê tư vấn hoặc một
thầy phong thủy chuyên nghiệp. Một chuyên gia phong thủy tư vấn về cơ sở, ngày di
chuyển, ngày, lối vào, vv và đồ nội thất văn phòng vị trí mở để hòa hợp với các yếu tố vũ
trụ. Đừng bỏ qua phong tục này. Nhiều người Trung Quốc sẽ không làm kinh doanh mà

9


-

không có sự đồng ý của thầy phong thủy vì sợ rắc rối từ những linh hồn. Hãy hỏi một

doanh nhân Hồng Kông cho biết tên và số của một chuyên gia phong thủy đáng tin cậy.
Hãy hẹn cho các cuộc họp kinh doanh một tháng trước khi đến.

h. Ăn uống và giải trí
- Trà là thức uống thông thường cho tất cả các dịp. Tách trà của bạn sẽ được đổ đầy liên

-

i.
-

-

-

-

tục. Để lại ly trà đầy nếu bạn đã uống xong. Người Trung Quốc thêm đường và kem vào
tách trà, một thói quen Tây rất lạ. Đặt ấm trà nắp lộn ngược (hoặc mở nếu kèm theo) để
báo hiệu người phục vụ pha thêm trà.
Các món nướng là một phần quan trọng của một bữa ăn tối của Trung Quốc.
Một bánh mì nướng thường được thực hiện ở giữa một bữa tiệc khi súp vây cá mập được
phục vụ.
Hãy chắc chắn để ăn và thể hiện sự đánh giá cao cho súp vây cá mập nếu nó được cung
cấp. món này chỉ được cung cấp cho khách đặc biệt, và rất tốn kém.
Hãy chắc chắn để đền đáp lại với một bữa tiệc chất lượng tương đương. khách sạn của
bạn có thể hỗ trợ bạn trong việc chuẩn bị.
Gạo được phục vụ như một món ăn phụ. Không ăn với số lượng lớn, trong đó hàm ý tổ
chức chưa phục vụ đủ thức ăn.
Đừng sợ bẩn khăn trải bàn. Xương, vỏ sò, vv được đặt trên bàn; không đặt chúng trong

bát cơm. Một tấm có thể được cung cấp cho mục đích này.
Người Trung Quốc cho rằng ợ hơi, nuốt vào bụng, làm cho tiếng ồn lớn ở bàn ăn chấp
nhận được.
Cam hoặc trái cây khác được phục vụ để báo hiệu kết thúc bữa ăn. Về sớm ngay sau khi bữa ăn kết thúc.
Không bao giờ từ chối một lời mời đi ăn trưa hoặc ăn tối. Nếu bạn không thể rãnh vào
ngày đó, đề nghị một ngày khác.
Vợ chồng thường không được bao gồm trong bữa ăn bàn kinh doanh. Đừng mang theo
người bạn đời của bạn trừ khi được mời để làm như vậy. Nếu vợ chồng có mặt, doanh
nghiệp thường không được thảo luận.

Những món quà
Tặng quà là một truyền thống ở Hồng Kông tượng trưng cho sự tôn trọng và tình bạn.
Hãy chuẩn bị một món quà nhỏ tại cuộc họp đầu tiên, chẳng hạn như rượu cognac có chất
lượng cao, rượu, kẹo hoặc bút. Không giống như các nước châu Á khác, Scotch whisky
không phải là đặc biệt ở Hồng Kông.
Không bao giờ đi đến một ngôi nhà Trung Quốc mà không có một món quà.
Tăng quà và nhận quà bằng cả hai tay. Không mở món quà khi nhận được nó.
Từ số "3" trong tiếng Trung Quốc như từ cho "cuộc sống", và chữ số "8" âm thanh như từ
cho "sự thịnh vượng." Từ Trung Quốc cho số "9" là một đồng âm với từ "cõi đời đời."
Tặng quà trong những con số này, nếu có thể. Đừng tặng quà trong một nhóm bốn; từ
Trung Quốc cho "4" âm thanh tương tự như chữ cho "cái chết".
Tránh cho hoa màu trắng hoặc màu đỏ (màu trắng là một biểu tượng của sự tang tóc, màu
đỏ là một biểu tượng của máu); đồng hồ được gắn liền với cái chết, nhưng đồng hồ là
những món quà phù hợp.
Mỗi sản phẩm bạn có thể tưởng tượng có thể được mua tại Hong Kong. Hãy cố gắng
mang lại một cái gì đó từ quê hương hoặc tiểu bang.
Nếu bạn tặng quà cho một công chức, điều đó được coi là bất hợp pháp.
10



I.4. Kinh tế - xã hội
I.4.1.
Kinh tế:
a. Tổng quan kinh tế:
- Hồng Kông là một quốc gia có nền kinh tế hàng đầu Thế giới. Năm 2015, Hồng Kông

đứng thứ 8 trên Bảng xếp hạng các nền kinh tế giàu có nhất Thế giới do Global Finance
Magazine bầu chọn. Tổng GDP Hồng Kông năm 2015 là 309.93 tỉ USD. Theo Tổ chức
WB và Qũy tiền tệ quốc tế IMF, thu nhập bình quân đầu người ở Hồng Kông đạt mức gần
58000USD trong năm 2016. Xét về tỉ trọng GDP theo cơ cấu ngành, dịch vụ chiếm áp
đảo 93%, công nghiệp chiếm 7% và nông nghiệp ở Hồng Kông hoàn toàn không đóng
góp vào GDP. Điều này cũng thể hiện chính phủ Hồng Kông rất quan tâm đầu tư vào các
ngành thuộc lĩnh vực dịch vụ, vốn là lĩnh vực then chốt quyết định sự tăng trưởng mạnh
mẽ của nền kinh tế quốc nội. Những ngành dịch vụ chủ lực của Hồng Kông bao gồm du
lịch-khách sạn, viễn thông, tài chính ngân hàng…Về công nghiệp, Hồng Kông tập trung
phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao như thiết bị điện tử, y sinh học, y tế…
Ngành công nghiệp điện ở Hồng Kông sở hữu mạng lưới cung cấp điện hàng đầu Thế
giới, với năng suất lên tới 10000 MW.Lĩnh vực tư ở Hồng Kông được quan tâm và phát
triển, đa số là các tập đoàn tư nhân và các công ty nước ngoài đầu tư vào Hồng Kông.
Hồng Kông được bầu chọn là nền kinh tế tự do và cạnh tranh nhất Thế giới, mở cửa
thương mại với hầu hết tất cả quốc gia và khu vực kinh tế quốc tế. Các yếu tố hấp dẫn
mời gọi các nhà đầu tư nước ngoài vào Hồng Kông bao gồm lực lượng lao động trình độ
cao, cơ sở hạ tầng hàng đầu Thế giới, công nghệ kĩ thuật hiện đại, các chính sách ưu đãi,
hỗ trợ của chính phủ như không hạn chế luồng vốn đầu tư, hỗ trợ vốn và bảo hộ nhà đầu
tư nước ngoài...Nền kinh tế Hồng Kông có mối liên hệ chặt chẽ với Trung Quốc, khi quốc
gia này là một trong hai đặc khu hành chính tự trị của Trung Quốc. Hiệp định CEPA về
thương mại giữa 2 nước cũng đã phần nào củng cố quạn hệ thương mại song phương,
biến Hồng Kông thành trung gian cho các nhà đầu tư nước ngoài muốn thâm nhập vào thị
trường Trung Quốc. Tuy vậy, sự ảnh hưởng do mâu thuẫn chính trị giữa hai quốc gia là
một vấn đề đáng quan ngại, gây ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế Hồng Kông do những bất

ổn, biểu tình trong xã hội.
b. Liên kết kinh tế:
• WTO:
- Hồng Kông gia nhập Tổ chức WTO vào ngày 1/1/1995. WTO, tên đầy đủ là Tổ chức

-

Thương mại Thế giới(World Trade Organization), được thành lập vào ngày 1/1/1995 với
mục tiêu thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch.
Tính đến ngày 30/11/2015, WTO có 162 thành viên, bao gồm các quốc gia hoặc các vùng
lãnh thổ tự trị về vấn đề ngoại giao. Ngôn ngữ chính của tổ chức này là tiếng Anh, tiếng
Pháp và tiếng Tây Ban Nha. Mọi văn kiện quan trọng của tổ chức này đều được dịch ra
ba thứ này. Ngoài ra, các tài liệu và website của WTO cũng có thể được dịch ra thứ tiếng
nói trên.
11


Nhiệm vụ chủ yếu của WTO là thúc đẩy việc thực hiện các hiệp định và cam kết thực
hiện trong khuôn khổ WTO; tạo ra một diễn đàn để các thành viên tham gia đàm phán, kí
kết các hiệp định thương mại; giải quyết tranh chấp thương mại giữa các thành viên và rà
soát định kì các chính sách thương mại. Tổ chức này hoạt động theo nguyên tắc tự do
thương mại giữa các nước thành viên, tôn trọng sự bình đẳng giữa các nước và hỗ trợ
những nước thành viên đang phát triển.
• APEC:
- Hồng Kông gia nhập APEC vào tháng 11/1991. APEC(Asian-Pacific Economic
Cooperation), hay còn gọi là Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương, được
thành lập vào tháng 11/1989, là một tổ chức quốc tế của các quốc gia thuộc khu vực châu
Á-Thái Bình Dương với mục tiêu tăng cường và củng cố mối quan hệ kinh tế và chính trị
trong khu vực.
- Mục tiêu của APEC : xúc tiến các biện pháp kinh tế, thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa

các nến kinh tế thành viên trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện trong khi thực sự mở cửa đối
với tất cả các nước và khu vực khác.
- Hiện nay, APEC có 21 thành viên chiếm khoảng 52% diện tích lãnh thổ, 59% dân số,
70% nguồn tài nguyên thiên nhiên trên thế giới và đóng góp khoảng 57% GDP toàn cầu
và hơn 50 % thương mại thế giới.
- Một số hiệp định thương mại-kinh tế mà Hồng Kông đã kí kết:
• Hiệp định về tự do thương mại(FTA):
- Cho đến nay, Hồng Kông đã kí kết bốn FTA với đại lục Trung Quốc năm 2003, New
Zealand năm 2010, các thành viên của Hiệp hội Tự do Thương mại CHâu Âu EFTA
NĂM 2011 và Chile năm 2012. Bên cạnh đó, Hong Kông cũng đang cân nhắc đàm phán
để kí kết FTA với ASEAN và Macao trong tương lai. Mục tiêu của việc kí kết những
hiệp định này đó chính là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hóa dịch
vụ từ Hong Kông sang thị trường Đại lục Trung Quốc cũng như thị trường quốc tế.
- CEPA: còn gọi là Hiệp định Đàm phán Đối tác Kinh tế (Closer Economic Partnership
Arrangement), chính là Hiệp định Tự do Thương mại đầu tiên giữa Đại lục Trung Quốc
và Hồng Kông bao gồm ba lĩnh vực thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, thương
mại và tạo điều kiện thuận lợi đầu tư,kí kết vào ngày 29/6/2003.
• Hiệp định Xúc tiến và Bảo vệ đầu tư(IPPA):
- IPPA là một thỏa thuận giữa các chính phủ nhằm thúc đẩy và bảo vệ các khoản đầu tư
của các nhà đầu tư quốc tế . Những kí kết này nhằm cam kết với các nhà đầu tư nước
ngoài rằng các khoản đầu tư của họ ở Hồng Kông được bảo vệ, đồng thời cho phép các
nhà đầu tư Hồng Kông nhận được sự bảo hộ tương tự những khoản đầu tư quốc tế của họ.
c. Lạm phát:
- Tỉ lệ lạm phát trung bình của Hồng Kông tính từ 1981 đến 2016 là 4.5%, đạt mức cao
nhất là 16% vào tháng 10/1981. Tính đến tháng 7/2016, tỉ lệ lạm phát Hồng Kông đạt
mức 2.3%.
d. Tỉ giá:
- Tính tới tháng 7/2016, tỉ giá đồng Hồng Kông dollar so với đồng USD là 7.757. Tỉ giá
hối đoái HKD/USD khá ổn định trong giai đoạn 2013-2016.
-


12


I.4.2.

Xã hội:

a. Đặc điểm chung về dân số:
Đặc điểm dân số
Tổng dân số
Cấu trúc dân số theo độ tuổi
0-14 tuổi
15-24 tuổi
25-54 tuổi
55-64 tuổi
Trên 65 tuổi
Độ tuổi trung bình
Tốc độ tăng trưởng dân số
Tỉ lệ sinh
Tỉ lệ tử
Số trẻ được sinh/phụ nữ
Tuổi thọ trung bình
Tỉ lệ biết chữ

Gía trị
7180000
11.3%
10.7%
48.4%

15.2%
14.4%
43.2 tuổi
0.83%
9.38 phần nghìn
6.93 phần nghìn
1.28
83.48 tuổi
93.5%

b. Thu nhập:
- Thu nhập bình quân đầu người của Hồng Kông đạt gần 58000$ trong năm 2016( Nguồn: Ngân
hàng Thế giới WB và Qũy tiền tệ Quốc tế IMF).
c. Dân tộc:
- Khoảng 95% dân Hồng Kông là người gốc Hoa, đa số dân Hồng Kông là người Quảng
-

Đông hoặc từ các nhóm dân tộc như Khách Gia và Triều Châu.
Phần 5% còn lại dân số bao gồm các dân tộc không phải người Hoa là một nhóm dân cư
có thể thấy rất rõ dù một số lượng nhỏ: Cộng đồng người Nam Á gồm người Ấn Độ,
Nepal; dân tị nạn người Việt; người Phillipines và Indonesia cùng cộng đồng người đến
từ các nước châu Âu, châu Mỹ, châu Đại Dương sống và làm việc tại Hồng Kông.

d. Ngôn ngữ:
- Ngôn ngữ chính thức tại Hồng Kông là tiếng Anh và tiếng Hoa. Tại đây, chính quyền,
-

cảnh sát và hầu hết các nơi làm việc đều sử dụng cả 2 thứ tiếng.
Ngoài ra, tiếng Quan Thoại cũng khá phổ biến ở Hồng Kông do ngày càng có nhiều
người từ Đại lục nhập cư đến Hồng Kông.


e. Tôn giáo:

- Tự do tôn giáo là một trong những lý do giải thích vì sao Hồng Kông lại có nhiều giáo
phái đến như vậy: Thiên chúa giáo, Hồi giáo, Do thái giáo, Hindu giáo… nhưng trên hết vẫn là
13


Phật giáo. Ở Hồng Kông có khoảng 6 triệu Phật tử chiếm khoảng 90% dân số. Một trong những
điểm thu hút khách du lịch của Hồng Kông chính là hệ thống những chùa chiến cổ kính với
những kiến trúc độc đáo. Ở Hồng Kông Phật giáo được phép tham gia vào rất nhiều hoạt động xã
hội như trường học, bệnh viên, thành lập các quỹ từ thiện… Nhìn chung Hồng Kông là một trong
những khu vực mà phật giáo phát triển và có những hoạt động sôi nổi nhất nhì khu vực châu Á.
f. Chênh lệch giàu nghèo:
- Hồng Kông xếp thứ 8 trong danh sách 10 nước có thu nhập bình quân đầu người cao
nhất năm 2016( theo thống kê của Ngân hàng Thế Giới WB và Qũy tiền tệ Quốc tế IMF). Đây là
một trong những kinh đô thương mại lớn nhất thế giới, với 8.5% dân số sở hữu tài sản ít nhất 1
triệu USD và có tỉ lệ triệu phú đứng thứ 4 toàn cầu.Tuy vậy, ở Hồng Kông vẫn tồn tại sự chênh
lệch giàu nghèo rất lớn so với mặt bằng chung thế giới. Theo thống kê của Báo cáo nghèo đói
Hồng Kông 2012, khoảng 1.3 triệu người Hồng Kông, tương đương với 19.6% dân số bị liệt vào
hàng ngũ người nghèo, và sau 4 năm con số đó đã tăng lên đáng kể. Đây là một vấn đề đáng báo
động về chất lượng cuộc sống ở Hồng Kông, đồng thời phản ánh sự bất bình đẳng kinh tế và
phúc lợi xã hội của đất nước, là mảng tối của một quốc gia hào nhoáng và phát triển bậc nhất thế
giới.
- Sự nghèo khó ở Hồng Kông thể hiện ở việc thiếu chỗ ở và mức thu nhập quá ít ỏi để tầng
lớp dân nghèo có thể trang trải ở một đất nước đắt đỏ. Có tới 7.2 triệu dân Hồng Kông không đủ
khả năng tài chính để có thể tiếp cận thị trường nhà đất. Dân nghèo phải sinh sống ở những khu ổ
chuột, trong những căn nhà chưa đầy 10m2 với tình trạng thiếu thốn vật chất. Nhiều người phải
thuê những “nơi ở” chẳng khác gì một cái chuồng chiều dài 1.8m và rộng chưa đầy 1m, với giá
khoảng 2 triệu đồng 1 tháng. Mức thu nhập ít ỏi của tầng lớp nghèo khó không đủ khả năng trang

trải cuộc sống ở Hồng Kông, vốn là một trong những nơi có mức sống đắt đỏ bậc nhất thế giới.
- Chính quyền Hồng Kông đã công bố một loạt biện pháp kiểm soát đối với thị trường bất động
sản bao gồm áp dụng mức thuế mua nhà 15% đối với người nước ngoài, nhưng thị trường bất
động sản vẫn không có dấu hiệu hạ nhiệt. Trong thông điệp chính sách hàng năm mới đây,
Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông, ông Lương Chấn Anh cam kết sẽ nỗ lực thúc đẩy quỹ
đất dành cho xây nhà, vốn chỉ khoảng 30% vào năm 2015. Tuy vậy, những chính sách của chính
quyền Hồng Kông bị chỉ trích dường như chỉ mang lại lợi ich cho những doanh nghiệp bất động
sản của đặc khu này, đại diện cho tầng lớp giàu có tại Hồng Kông.
1.4.3. Các vấn đề kinh tế-xã hội khác:
a. Cơ sở hạ tầng:


Hệ thống cảng biển:

- Cùng với Singapore, hệ thống cảng biển ở Hồng Kông đã và đang thống trị trên bảng xếp hạng
các cảng container nhộn nhịp nhất Thế giới. Cảng biển Hồng Kông nắm vị trí số một toàn cầu từ
14


năm 1987 đến 2004, sở hữu dây chuyền kĩ thuật và công nghệ hiện đại và hiệu quả nhất như hệ
thống 9 rada giám sát, hệ thống kinh doanh điện tử EPS, hệ thống quản lí cảng nGen…
- Cảng Hồng Kông: nằm trên bán đảo Cửu Long cạnh biển Nam Trung Quốc. Đây là trung tâm
cảng biển của khu vực Đông Nam Á và Nam Á.Cảng Hồng Kông gồm 9 cảng container nằm ở
Kwai Chung, đảo Stonecutters và Tsing Yi; các cảng này cung cấp trung bình 400 container trong
một tuần và đi đến 500 địa điểm trên toàn Thế giới. Năm 2015, cảng đã xử lí 20.1 triệu TEU
container. Ngoài ra, bến cảng Victoria cũng chính là một địa điểm du lịch nổi tiếng ở Hồng
Kông, là một trong những thương cảng đẹp nhất châu Á và cả trên toàn Thế giới.


Hệ thống sân bay:


- Sân bay quôc tế Hồng Kông: hay còn gọi là sân bay Chek Lap Pok, là sân bay dân dụng chính
của Hồng Kông. Sân bay này tọa lạc trên đảo Xích Lạp Giác, được hoàn thành vào năm 1998 với
tổng chi phí lên tới 20 tỷ USD. Đây là sân bay lớn nhất châu Á và được hành khách khắp nơi bầu
chọn là “Sân bay tốt nhất Thế giới:. Hiện có hơn 90 hãng hàng không hoạt động với hơn 150
thành phố khắp thế giới. Năm 2013, sân bay xếp thứ 11 Danh sách các sân bay bận rộn nhất thế
giới, với 59,9 triệu lượt khách thông qua, xếp thứ nhất thế giới về lượng hàng hóa với hơn 4 triệu
tấn, vượt sân bay quốc tế Memphis. HKIA cũng là một đóng góp quan trọng cho nền kinh tế
Hong Kong, với 60.000 người làm việc tại sân bay.


Thiết bị viễn thông:

- Hồng Kông là một trung tâm thương mại diện tử hàng đầu châu Á trong lĩnh vực thiết bị viễn
thông tiên tiến. Viễn thông đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với khả năng cạnh tranh của
Hồng Kông trong lĩnh vực thương mại điện tử. Chính quyền Hồng Kông còn đề ra hàng loạt
sáng kiến với chủ đề “Smarter Hồng Kông, smarter life” nhằm ứng dụng các công nghệ viễn
thông hiện đại như điện toán đám mây, phân tích dữ liệu lớn và Internet of Things…, đồng thời
thực thi chính sách không hạn chế đầu tư nước ngoài, mở cửa cạnh tranh để thu hút các tập đoàn
viễn thông đa quốc gia như AT&T, Verizon…Theo một số thống kê vào năm 2016 mới đây, đã có
25 nhà mạng cố định địa phương tại Hồng Kông; có 4 nhà mạng di động; số lượng thuê bao lên
tới16,7 triệu, đạt tỉ lệ siêu tăng trưởng 228%; 14,7 triệu khách hàng sử dụng dịch vụ 3G 4G; có
đến 217 nhà mạng Internet cung cấp dịch vụ băng thông rộng với 2350000 khách hàng sử dụng,
đạt tỉ lệ siêu tăng trưởng hàng đầu thế giới trong lĩnh vực này. Không những vậy, hệ thống cáp
ngầm của Hồng Kông rất dày đặc và liên kết với hệ thống cáp ngầm của các khu vực quốc tế
khác. Lĩnh vực vệ tinh viễn thông cũng phát triển bậc nhất Thế giới, tính đến 2016 đã có 42 giấy
phép hoạt động đường cáp quốc tế hoặc cáp không dây, với 220 trạm anten vệ tinh mặt đất; cung
cấp hệ thống truyền hình vệ tinh, hệ thống chuyển tiếp dành riêng cho các tập đoàn đa quốc gia
và các cơ quan báo chí quốc tế phục vụ cho việc liên kết tính hiệu vệ tinh trong khu vực Thái
Bình Dương.



Điện và năng lượng:
15


- Hồng Kông sở hữu mạng lưới cung cấp điện hàng đầu Thế giới. Hai nhà cung cấp điện chính ở
Hồng Kông là CPL Power Hồng Kông Limited và Công ty trách nhiệm hữu hạn Điện lực Hồng
Kông. Các nhà máy của CPL có công suất lên tới 6908MW, trong khi đó của Công ty Điện
Hồng Kông vào khoảng 3736MW. Nguồn nhiên liệu sản xuất bao gồm than đá(53%), hạt
nhân(23%), khí TN(22%) và các nguồn năng lượng tự tái tạo(2%). Dự kiến năm 2017 ngành
điện Hồng Kông sẽ không còn sử dụng than đá, chính phủ có kế hoạch tăng cổ phần khí đốt lên
50% vào năm 2020 và duy trì năng lượng hạt nhân ở mức hiện tại.


Đầu tư nước ngoài:

- Theo Báo cáo đầu tư Thế giới năm 2016 được công bố bởi UNCTAD, Hồng Kông là nơi tiếp
nhận luồng FDI lớn thứ hai Thế giới chỉ sau Mỹ với 175 tỉ USD vào năm 2015. Hồng Kông cũng
được xem là một quốc gia “công nghiệp mới”, với nền kinh tế được xếp vào top 20 trên Thế giới,
đồng thời đứng thứ 5 Thế giới về môi trường kinh doanh theo tiêu chuẩn phân loại Doing
Business 2016 của World Bank. Nguồn FDI đầu tư vào Hồng Kông có xu hướng tăng kể từ năm
2010. Vào năm 2014, nó đã tăng đáng kể 39% so với năm 2013, từ 74 tỉ USD lên đến 103 tỉ
USD và tiếp tục tăng vào năm 2015. Nguồn đầu tư vào Hồng Kông chủ yếu đến từ các khu vực
như quần đảo British Virgin, Trung Quốc, Hà Lan, Mỹ, Singapore, Nhật Bản… trong các lĩnh
vực đầu tư cổ phần, bất động sản, bảo hiểm, xây dựng, khoa học công nghệ, viễn thông…Đặc
biệt trong lĩnh vực công nghệ, các công ty công nghệ nước ngoài tại Hồng Kông bao
gồm Nvidia (Mỹ), Texas Instruments (Mỹ), IBM (Mỹ), Sierra Wireless (Canada), Samsung (Hàn
Quốc), Hitachi(Nhật Bản), Siemens (Đức), Philips ( Hà Lan), Huawei (Trung Quốc đại lục),
và Macronix (Đài Loan).



Khoa học và công nghệ:

- Hồng Kông là quốc gia có nền khoa học- công nghệ được xếp vào hàng đầu Thế giới. Theo các
chỉ số phát triển toàn cầu ICT thường niên của ITU vào tháng 5/2015, quốc gia này đứng thứ 2 ở
châu Á và thứ 9 trên Thế giới trong lĩnh vực công nghệ thông tin- truyền thông. Ở Hồng Kông.
Viện Khoa học-Công nghệ Hồng Kông trở thành một trong những khu vực công nghệ cao toàn
cầu, tập trung nghiên cứu về các lĩnh vực công nghệ điện tử, kĩ thuật y sinh, công nghệ xanh,
công nghệ thông tin-truyền thông, vật liệu cơ khí.


Giáo dục-y tế:

- Từng là một thuộc địa của Anh, hệ thống giáo dục ở Hồng Kông chịu nhiều ảnh hưởng từ hệ
thống giáo dục của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Tại các cấp giáo dục chuyên
nghiệp bậc Đại học, cả hai hệ thống giáo dục Anh và Mỹ đều tồn tại.
- Phần lớn các trường phổ thông ở Hồng Kông thuộc vào 3 dạng sau: Trường công, trường trợ
cấp và trường tư. Ngoài hệ thống này là các trường dưới dạng chương trình trực tiếp tài trợ và
trường tư thục quốc tế.

16


- Có thể thấy nền giáo dục Hồng Kông rất đa dạng và tiên tiến, kế thừa tinh hoa từ các hệ thống
giáo dục danh tiếng trên thế giới là Anh và Mỹ.
- Chính phủ Hồng Kông rất quan tâm và đầu tư vào các bệnh viện công. Hệ thống y tế tư nhân
cũng phát triển tốt. Chất lượng dịch vụ và trình độ y tế ở Hồng Kông rất tốt và hiện đại, đạt được
tiêu chuẩn quốc tế.


Nhận xét về cơ hội và thách thức thị trường Hồng Kông thông qua bốn yếu tố môi trường vĩ mô
-

-

Cơ hội:
- Nói về vị trí chiến lược, Hồng Kông là trung tâm của châu Á, kết nối với hầu hết các
thị trường các nước châu Á-Thái Bình Dương, đồng thời tọa lạc trên bờ biển phía
Nam Trung Quốc, thích hợp cho việc giao thương với các thành phố lớn khác của
Trung Quốc. Cơ sở hạ tầng ở Hồng Kông thuộc hàng đầu Thế giới: các cảng và sân
bay trang bị công nghệ hiện đại, tần suất hoạt động cao và hiệu quả. Hồng Kông sở
hữu hệ thống công nghệ-kĩ thuật hiện đại, đặc biệt là lĩnh vực viễn thông. Thị trường
Hồng Kông là một trong những thị trường kinh tế năng động nhất Thế giới, với
nguyên tắc tự do thương mại, tự do kinh doanh và mở cửa với hầu hết quốc gia trên
Thế giới. Hệ thống pháp lý và hệ thống tài chính rất chặt chẽ, minh bạch; các thủ tục
kinh doanh dễ dàng và nhanh chóng. Hệ thống thuế quan ở Hồng Kông là thấp nhất
Thế giới, chính phủ có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong việc kinh doanh.
Lực lượng lao động trình độ cao, được đào tạo bài bản và làm việc hiệu quả. Lĩnh vực
tư nhân là nền mống cho sự phát triển của nền kinh tế, dẫn đầu là các ngành dịch
vụ(du lịch, viễn thông, thương mại, vận tải…) và các ngành công nghiệp công nghệ
cao(công nghệ thông tin, thiết bị thông tin, hàng không vũ trụ…)
Thách thức:
- Ở Hồng Kông thường diễn ra các cuộc biểu tình, bạo động do mâu thuẫn chính trị với
Trung Quốc Đại lục. Năm 2016, Hồng Kông trở thành thành phố có chi phí đắt đỏ
nhất Thế giới, đặc biệt là chi phí bất động sản. Đất đai khan hiếm là thách thức cho
ngành công nghiệp xây dựng và kinh doanh bất động sản. Mức độ ô nhiễm môi
trường đáng báo động gây lo ngại cho các nhà đầu tư nước ngoài.

II. Tác động của môi trường vĩ mô đến các ngành sản
phẩm và cơ hội đầu tư tại đây:

1.1. Logistics:
a. Cơ hội:

Kinh tế:
17


-

-

Đầu tư đại chúng của Chính phủ trong các dự án cơ sở hạ tầng tạo ra nhu cầu lớn về
các dự án hậu cần
Hồng Kông đã trở thành trung tâm rượu vang của châu Á kể từ khi bãi bỏ thuế nhập
khẩu và thuế đánh vào rượu vang trong năm 2008, làm phát sinh nhu cầu chưa từng
có cho lưu trữ rượu vang và dịch vụ phân phối.
Các bến tàu du lịch mới ở Đông Cửu Long, bắt đầu hoạt động vào tháng Sáu năm
2013 và mở rộng tiến hành, sẽ tạo ra nhu cầu nhiều hơn cho thực phẩm và hậu cần
hàng hóa mau hỏng

Một trung tâm hàng đầu đối với sự di chuyển của hàng hóa - Hồng Kông là đơn vị giao
dịch hàng hóa lớn thứ chín trên thế giới trong năm 2012 , theo Báo cáo Thương mại
Thế giới năm 2013, và một điểm hội tụ lý tưởng cho hàng hóa giao nhận và hậu cần
của các doanh nghiệp
- Là một trong những nơi có cơ sở hạ tầng, giao thông,hậu cần tốt nhất thế giới, hàng hóa
nhộn nhịp nhất thế giới
Chính trị pháp luật
- Chính sách của Trung Quốc đại lục để nắm lấy sản xuất công nghệ cao là mở rộng cửa
sổ để xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao qua Hồng Kông để thị trường toàn cầu
- Sự hỗ trợ ở cấp quốc gia và cấp tỉnh thông qua lần thứ 12 Kế hoạch năm năm quốc gia

và Hiệp định khung về Hồng Kông / Quảng Đông Hợp tác có hiệu quả sẽ mở rông
nguồn ranh giới của Hồng Kông với nhiều hàng hoá từ khu vực Đồng bằng Châu
Giang
Tự nhiên
- Tình trạng cảng tự do của Hồng Kông và lợi thế địa lý của nó làm cho nó một vị trí lý
tưởng cho sự phát triển của nó thành một giá trị cao quản lý kho hàng và trung tâm
phân phối khu vực.
- Vị trí địa lý chiến lược , là một trong những trung tâm kinh tế sôi động nhất của Quảng
Đông
Kinh tế
- Việc kí kết Hiệp định CEPA và hiệp định Chống đánh thuế 2 lần thúc đẩy một môi
trường thuận lợi cho việc nhập cảnh thành và phát triển của các công ty hậu cần Hồng
Kông có trụ sở tại Trung hoa đại lục.
b. Thách thức:
Xã hội:
- Chi phí lao động tăng cao do thiếu lao động có tay nghề thấp để gia nhập ngành công
nghiệp Logistics cũng như nhận mức lương tối thiểu tại Hồng Kông . Trong năm
2015 , chính phủ Hồng Kông sửa đổi mức lương tối thiểu trở lên từ HK $ 30 cho mỗi
giờ để HK $ 32,5 mỗi giờ sau khi điều chỉnh từ HK $ 28 đến HK $ 30 vào năm 2013.
Việc điều chỉnh có tác động ngay lập tức trên các ngành công nghiệp Logistics .
- Sự gia tăng của chi phí thuê là nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng chi phí hoạt
động kinh doanh , đặc biệt là trong giai đoạn tăng nóng của thị trường bất động sản từ
năm 2010 đến năm 2013, do nhu cầu cao hơn nhưng với nguồn cung hạn chế.
-

Biểu đồ sau đây cho thấy chỉ số giá thuê nhà máy tư nhân từ năm 2010 đến 10/2015:

18



c. Phương thức kinh doanh:
• Công ty con sở hữu toàn bộ:

- Lợi thế:Nắm hoàn toàn quyền kiểm soát các hoạt động kinh doanh của công ty
- Bất lợi:Logistics là một trong những ngành có chi phí đầu tư ban đầu rất lơn, chi phí

thuê kho bãi tại Hồng Kông liên tục tăng trong những năm gần đây

1.2. Ngành khách sạn:
a.Cơ hội
Kinh tế
- Du lịch là một trong những ngành công nhiệp trọng điểm của Hồng Kông , Hồng Kông
rất giàu kinh nghiệm trong việc cung cấp khách sạn tiêu chuẩn quốc tế
- Dự báo đến năm 2017 số lượng người dụ lịch đến Hồng Kông tăng lên đến 70 triệu
người
- Sự tăng trưởng liên tục của khách du lịch từ đại lục , dẫn đến nhu cầu ngày càng tăng
cho ngành công nghiệp khách sạn
Cơ sở hạ tầng
- Cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc quản lý và bán hàng khu vực hoạt động của văn phòng
hiệu quả
- Luật lao kinh doanh lao động chuyên nghiệp và cung cấp ổn định lực lượng lao động
đa ngôn ngữ và tài năng
- Miễn thị thực cho du khách từ khắp 170 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đẩy mạnh các
hoạt động du lịch
b. Thách thức:
Chính trí pháp luật
19


- Phải đáp ứng đủ các điều kiền của chính quyền nơi đây để được nhận giấy phép kinh


doanh khách sạn
Kinh tế
- Hồng Kông là một trong những nơi có giá nhà đất cao nhất trên thế giới, nên các nhà
đầu tư khi muốn đầu tư vào đây sẽ phải bỏ ra chi phí lớn để đầu tư
c. Phương thức kinh doanh
• Công ty con thuộc sỡ hữu toàn bộ:
- Lợi thế:Kiểm soát được chặt chẽ hoạt đồng kinh doanh của khách sạn
- Bất lợi: Giá bất động sản ổ Hồng Kông thuộc hàng cao nhất thế giới do diện tích đất
hẹp, dân số đông. Khi đầu tư vào Hồng Kông các nhà đâu tư sẽ tốn nhiều chi phí hơn
nơi khác

1.3. Ngành du lịch:
a.Cơ hội:
- Một điểm đến năng động với sự pha trộn độc đáo của phương Đông và ảnh hưởng phương Tây
kết hợp bởi các điểm tham quan đa dạng và dịch vụ ẩm thực tuyệt vời.
Công nghệ
- Một trong những sân bay tốt nhất châu Á - có khả năng điều tiết hơn 1.000 chuyến bay mỗi
ngày tới 180 địa điểm trên toàn thế giới trong đó có 48 thành phố ở Trung Quốc đại lục
Chính trị pháp luật
- Miễn thị thực cho du khách từ khắp 170 quốc gia và người giữ hộ chiếu Hồng Kông có thể đi
đến hơn 150 quốc gia trên thế giới
Kinh tế
- Cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc và vận tải rất tốt cho việc quản lí khu vực
- Các dự án du lịch lớn để thu hút nhiều khách du lịch như
tái phát triển của Ocean Park, mở rộng Disney Land của Hồng Kông, thành lập các bến tàu du
lịch Kai Tak và vòng đu quay ở HK.
- Hơn 3.000 doanh nghiệp nước ngoài có trụ sở hoặc văn phòng tại Hồng Kông , thúc đẩy hoạt
động kinh doanh du lịch
b. Thách thức:

- Nguy cơ bùng nổ những cuộc biểu tình đòi quyền dân chủ của nhân dân Hồng Kông gây bất ổn
chính trị, có thể ảnh hưởng lớn đến lượng khách du lịch đến Hồng Kông chủ yếu từ Trung Quốc
đại lục
c.Phương thức kinh doanh:
• Công ty liên doanh:
- Lợi thế: Có thể tận dụng được nguồn nhân lực tại địa phương hiểu rõ về văn hóa, lịch
sử địa phương
- Bất lợi:
- Không thể kiểm soát hoàn toàn hoạt động kinh doanh tại địa phương, phải chịu sự chi
phối của đối tác địa phương

1.4. Ngành trang sức:
Cơ hội:
20


Chính trị pháp luật:
- Hông Kông là một thương cảng miễn thuế. Chính sách thuế quan và rào cản phi thuế
quan không được áp dụng với sản phẩm trang sức xuất khầu sang Hổng Kông và
nhập khẩu từ Hồng Kông. Ngoài ra tại đây, các nhà kinh doanh không phải đóng thuế
kinh doanh và không có giới hạn số lượng
Xã hội:
- Trang sức là sản phẩm biểu tượng cho sự giàu có ở Hồng Kông
- Sự gia tăng của khách du lịch giàu co từ Trung Quốc Đại Lục

Thách thức:
Xã hội:
- Yêu cầu của khách hàng giàu có ở Hồng Kông về sản phầm trang sức rất cao.
Công nghệ:
- Sản phẩm phải đáp ứng được các tiêu chuẩn kĩ thuật khắt khe.

• Thành lập công ty liên doanh:
- Lợi thế:công ty địa phương đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại thị trượng Hồng
Kông, phần nào thị thị hiếu, nhu cầu khách nơi đây
- Bật lợi:không thể kiểm soát chặt chẽ nguồn lợi nhuận từ các hoạt kinh doanh của công
ty địa phương
• Xuất khẩu:
- Lợi thế: Nhu cầu các sản phẩm trang sức ở đây rất lớn
- Bất lợi: Các tiêu chuẩn kĩ thuật khắt khe, người tiêu dùng Hồng Kông khó tính, việc
vận chuyển có thể gây biến chất và hao hụt về lượng.

1.5. Ngành rượu vang:
Cơ hội:
Pháp luật:
-

Năm 2008, việc chính phủ Hồng Kông quyết định bãi bỏ thuế nhập khẩu rượu vang đã biến quốc
gia này thành trung tâm thương mại rượu vang của châu Á.

Kinh tế:
-

Có hơn 850 công ty rượu vang mới đã thành lập tại Hồng Kông. Năm 2010, Hồng Kông trở thành
trung tâm đấu giá rượu vang hàng đầu Thế giới. Trong năm 2014, Hồng Kông đã nhập khẩu
52.400.000 lít rượu vang, tăng 4.5% so với năm 2013, với kim ngạch nhập khẩu lên tới 8.4 tỉ
HKD. Trong 9 tháng đầu năm 2015, thị trường nhập khẩu rượu vang đã chứng kiến một sự tăng
trưởng mạnh mẽ, lên tới 22.3% so với năm trước. Chính phủ Hồng Kông đã kí kết tạo thuận lợi
cho việc thương mại rượu vang, chính phủ Hồng Kông đã kí kết các thỏa thuận với các quốc gia
chuyên xuất khẩu rượu như Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Đức…để tăng cường xúc tiến các lĩnh vực
liên quan như thương mại rượu vang, đầu tư và du lịch. Bên cạnh đó, ở Hồng Kông thường diễn
ra các hội chợ thương mại, các cuộc triển lãm rượu vang nhằm phục vụ cho mục đích kinh doanh

rượu, điển hình là hội chợ rượu lớn nhất châu Á Vinexpo Asia-Pacific được tổ chức thường niên
và Hội chợ rượu vang quốc tế ở Hồng Kông vào tháng 11.

Thách thức:
21


Tự nhiên:
-

Khí hậu Hồng Kông không phù hợp để trồng nho.

-

Quy trình kiểm tra tiêu chuẩn và chất lượng rượu rất chặt chẽ và nghiêm ngặt. Khách
hàng Hồng Kông rất khó tính và kén chọn trong việc chon rượu.

Về kinh tế:

Về pháp luật:
-

Theo hiệp định CEPA, Trung Quốc chỉ chấp nhận miễn thuế cho những sản phẩm xuất
xứ tại Hồng Kông, bao gồm cả rượu vang.

Phương thức kinh doanh:
Xuất khẩu:
Cơ hội:
-


Nhu cầu tiêu thụ rượu vang ở Hồng Kông rất lớn, nhiều phân khúc thị trường khác nhau
nên dễ dàng lựa chọn để tiếp cận. Không bị đánh thuế nhập khẩu rượu ở Hồng Kông.
Thách thức: Tiêu chuẩn kiểm định nghiêm ngặt, người tiêu dùng khó tính, việc vận
chuyển hàng hóa và thời gian trì hoãn do kiểm định có thể làm giảm chất lượng sản
phẩm.

1.6. Ngành công nghiệp bảo vệ môi trường:

Cơ hội
Về tự nhiên:
- Hồng Kông có mức độ ô nhiễm môi trường báo động nên ngành công nghiệp môi trường
rất cần thiết.
Về công nghệ:
- Hồng Kông sở hữu hệ thống công nghệ hiện đại, tiên tiến trong lĩnh vực môi trường.
- Thành lập các cơ sở xử lí chất thải Ecopark để tái chế chất thải, kim loại, plastic…
- Các nhà máy ASB Biodiesel chuyên xử lí và tái chế dầu thải thành nhiên liệu.
Về liên kết kinh tế:
- Theo Hiệp định CEPA, Trung Quốc cho phép các doanh nghiệp Hồng Kông thiết lập các
doanh nghiệp sở hữu hoàn toàn ở đại lục để cung cấp các dịch vụ môi trường.
- 6/2012, Hồng Kông kí kết bản Kế hoạch hợp tác xây dụng khu vực sống chất lượng với
Macao và Quảng Đông, nhằm xây dựng một khu vực sống xanh và không ô nhiễm.
 Là cơ hội cho các nhà đầu tư tiến hành đấu thầu quyền cung cấp các thiết bị, công nghệ
bảo vệ môi trường.
Thách thức:
Về tự nhiên: Mức độ ô nhiễm báo động ở Hồng Kông cũng là yếu tố gây khó khăn cho việc cung
cấp và xử lí ô nhiễm của các doanh nghiệp.
Phương thức kinh doanh:
22



Thành lập công ty liên doanh:
- Cơ hội:Có thể tận dụng công nghệ kĩ thuật hiện đại của Hồng Kông trong ngành môi
trường. Có đối tác hiểu rõ môi trường kinh doanh.
- Thách thức: Không thể kiểm soát hoàn toàn tình hình kinh doanh, xảy ra mâu thuẫn
tranh chấp với đối tác nội địa.

B. Môi trường vi mô ngành trang sức ở
Hồng Kông
Ngành trang sức là một trong những ngành công nghiệp chủ lực ở Hồng Kông. Năm 2015, kim ngạch
xuất khẩu ngành công nghiệp trang sức của Hồng Kông gần 24000 triệu HKD, trở thành một trong
những quốc gia xuất khẩu trang sức hàng đầu Thế giới. Mỹ và EU chính là hai thị trường tiêu thụ
trang sức lớn của Hồng Kông, chiếm gần 50% tỉ lệ sản lượng trang sức xuất khẩu của Hồng Kông,
theo số liệu thống kê vào năm 2015.
Dưới đây là bài phân tích môi trường vi mô của ngành trang sức Hồng Kông, dựa theo mô hình 5 áp
lực cạnh tranh của Micheal Porter. Nhóm hi vọng bài phân tích này sẽ giúp người đọc hiểu hơn về
các khía cạnh trong nội bộ ngành trang sức của Hong Kông, qua đó xác định được những thế mạnh
và hạn chế ngành vẫn còn gặp phải.

I.

Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành

I.1. Các đối thủ cạnh tranh:

a.Đối thủ trong nước:
-

Các tập đoàn danh tiếng về trang sức đang hoạt động trong nước: Cartier, Louis
Vuiton, Chanel và Mont Blanc của Pháp; Bvlgati, Gucci của Ý, Piaget, Georg Jensen
của Thụy Sỹ; Tiffany của Anh; Folli Follie CỦA Mỹ là những thương hiệu mà khách

hàng Hồng Kông ưa chuộng. Ngoài ra còn có các trang sức bản quyền các nhân vật
nổi tiếng như chuột Mickey của Walt Disney, Thỏ Bunny, Tweety and Sylvester của
Warner Bros, Hello Kitty cũng rất được ưa thích.

b. Các đối thủ nước ngoài:
Theo số liệu năm 2015, Hồng Kông đứng thứ 5 Thế giới về kim ngạch xuất khẩu
trang sức, lên tới 6.7 tỉ USD. Tuy nhiên con số này so với 4 nước đầu bảng xếp hạng
là Trung Quốc(18.6 tỉ USD), Thụy Sĩ(11.1 tỉ USD), Ấn Độ(10 tỉ USD) và Mỹ( 9.7 tỉ
USD) thì vẫn chênh lệch khá lớn.
Một ví dụ về các quốc gia đối thủ của Hồng Kông:
-



23


1.
-

Lợi thế của Mỹ:
Lao động có tay nghề kĩ thuật cao, có trình độ thẩm mĩ.
Công nghệ hiện đại.
Khoáng sản kim loại quý và đá quý nhiều.

II. Sự gia nhập của các đối thủ tiềm năng:
II.1.

Các chính sách nội địa:


* Sự bảo hộ đầu tư:
- Hồng Kông là nền kinh tế năng động nhất Thế giới, là thị trường đầu tư tiềm năng và màu mỡ cho các
doanh nghiệp nước ngoài. Một trong những lí do cơ bản đó chính là chế độ bảo hộ đầu tư ở Hồng Kông
an toàn và đáng tin cậy hàng đầu Thế giới. Luật pháp Hồng Kông đảm bảo các khoản đầu tư của các nhà
đầu tư nước ngoài được bảo vệ thông qua các chính sách bảo lãnh và hỗ trợ trực tiếp. Tính tới hiện tại,
Hồng Kông đã kí kết 18 bản Hiệp định Xúc tiến và bảo vệ đầu tư IPPA với 18 quốc gia. Chính phủ Hồng
Kông cũng đã kí Hiệp định chống đánh thuế 2 lần với 38 quốc gia. Hồng Kông cũng chính là một trong
những thành viên đầu tiên của WTO, cam kết chấp hành theo những quy định của Hiệp định thương mại
về đầu tư TRIMS.
* Tiêu chuẩn bắt buộc trong ngành(rào cản):
- Ngành trang sức đòi hỏi nguồn lao động kĩ thuật cao, có trình độ thẩm mĩ, kết hơp với công nghệ hiện
đại. Do Hồng Kông không hạn chế luồng vốn đầu tư nên các rào cản tài chính là không nhiều.Xét về yêu
cầu kĩ thuật, chính phủ ban hành một số quy định cơ bản như sau:
- Hàm lượng cadmium và chì trong sản phẩm phải ở mức tối thiểu theo quy định cho từng loại vật liệu,
nhất là trang sức dành cho trẻ em.
- Độ tinh khiết của kim loại, đá quý làm trang sức phải được đăng kí và đóng tem tránh trường hợp gian
lận.
- Hàm lượng niken trong trang sức bạc có thể không có hoặc ở mức tối thiểu tránh gây dị ứng.

- Các mẫu mã, thiết kế phải mới lạ, không được sao chép ý tưởng đã có.

2.2.

Các chính sách nước ngoài:

- Hồng Kông tham gia kí kết hiệp định thương mại với các nước trên Thế giới như Hiệp định tự do
thương mại FTA với Trung Quốc, với New Zealand và các thành viên Hiệp hội Mậu dịch tự do Châu Âu,
với Chile.

* Hồng Kông-đại lục Trung Quốc(CEPA):

- Nội dung hiệp định này liên quan đến ba lĩnh vực là thương mại hàng hóa, thương mại dịch
vụ, thương mại và tạo điều kiện đầu tư thuận lợi. Trung Quốc cam kết sẽ loại bỏ thuế nhập
khẩu đối với các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ Hồng Kông; các doanh nghiệp cung cấp dịch
24


vụ ở Hồng Kông cũng sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi và tiếp cận dễ dàng khi đầu tư vào
các lĩnh vực dịch vụ ở Trung Quốc; thừa nhận lẫn nhau về các lĩnh vực chuyên môn đồng thời
hợp tác để đẩy mạnh thương mại- đầu tư song phương.
* Hồng Kông-New Zealand:
- Đây là Hiệp định tự do thương mại đầu tiên mà Hồng Kông kí kết với một quốc gia nước
ngoài. Mục đích của Hiệp định này nhằm đẩy mối quan hệ kinh tế song phương giữa Hồng Kông
và New Zealand lên tầm cao mới, tạo điều kiện phát triển thương mại hàng hóa-dịch vụ giữa
hai nước, mở ra những cơ hội mới trong lĩnh vực đầu tư-thương mại giữa hai nền kinh tế thông
qua các biện pháp tự do hóa thương mại-đầu tư giữa hai nước và đàm phán nhằm đẩy mạnh
luồng vốn đầu tư giữa hai nền kinh tế.
* Hồng Kông-EFTA:
- Đây là thỏa thuận tự do thương mại đầu tiên giữa Hồng Kông và các nền kinh tế Châu Âu.
Hiệp định này nhằm đẩy mạnh mối quan hệ thương mại-đầu tư giữa hai khu vực kinh tế, thông
qua các chính sách miễn giảm thuế quan; áp dụng các biện pháp chống bán phá giá và hạn chế
các biện pháp đối kháng trong quan hệ song phương; các biện pháp thúc đẩy thương mại và
cam kết tuân thủ các Hiệp định chung do WTO đề ra…
* Hồng Kông-Chile:
- Đây là sự hợp tác thương mại-đầu tư đầu tiên giữa Hồng Kông với một nền kinh tế Nam Mỹ.
Hiệp định này nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện về thương mại-đầu tư giữa 2 quốc gia,
đồng thời là bước đệm để Hồng Kông thâm nhập vào thị trường Nam Mỹ. Hiệp định này bao
gồm các chính sách miễn giảm thuế quan; yêu cầu về quy tắc xuất xứ của sản phẩm; thống nhất
và chấp nhận các thủ tục hải quan hai bên đồng thơi cam kết tuân thủ các quy định chung của
WTO. Bên cạnh đó, Hồng Kông và Chile cũng đã kí kết Biên bản Hợp tác lao động để giải quyết
vấn đề liên quan đến lao động song phương.


III. Quyền thương lượng với khách hàng
3.1. Thị trường trong nước:
- Hồng Kông là một đặc khu kinh tế giàu có với hơn 90% là người Trung Quốc. Thu nhập trên
đầu người ở Hồng Kông rất cao khoảng 54,000 USD mỗi năm.

25


×