Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Quá trình nhập cư của người nhật bản vào mỹ từ cuối thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 114 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
********

NGUYỄN THỊ HẠNH

QUÁ TRÌNH NHẬP CƢ CỦA NGƢỜI NHẬT BẢNVÀO MỸ
TỪ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XX

Hà Nội, năm 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
********

NGUYỄN THỊ HẠNH

QUÁ TRÌNH NHẬP CƢ CỦA NGƢỜI NHẬT BẢNVÀO MỸ
TỪ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XX

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lịch sử Thế giới
Mã số: 60 22 03 11

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thiện Thanh

Hà Nội, năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn “Quá trình nhập cư của người Nhật Bản vào


Mỹ từ cuối thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX” là công trình nghiên cứu của cá
nhân tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS.Trần Thiện Thanh. Những trích dẫn
là chính xác, đúng nguồn; những luận điểm, luận cứ mà luận văn kế thừa của
những tác giả đi trước đều ghi rõ xuất xứ. Tôi không sao chép luận văn của
người khác.
Ngƣời viết

Nguyễn Thị Hạnh


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới PGS.Tiến sĩ Trần Thiện Thanh là người
đã nhiệt tình hướng dẫn, đôn đốc và động viên tinh thần trong suốt quá trình
tôi thực hiện luận văn này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô trong tổ Bộ môn Lịch
sử Thế giới, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
(Đại học Quốc gia Hà Nội) với tất cả sự giúp đỡ và chỉ dẫn quý báu. Nhân
đây, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám đốc, Phòng Tổ chức cán bộ của Sở
Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, cùng Ban giám hiệu trường THPT Đại Mỗ đã
tạo điều kiện về thời gian để tôi có thể hoàn thành khóa học.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp
đã động viên, chia sẻ khó khăn và tạo điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn
thành nhiệm vụ.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Nguyễn Thị Hạnh


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 6
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 6

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 8
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 12
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................ 12
5. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................. 13
6. Đóng góp của đề tài..................................................................................... 13
7. Bố cục của luận văn .................................................................................... 14
PHẦN NỘI DUNG ...................................................................................... 16
Chƣơng 1: NHỮNG NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU THÚC ĐẨY NGƢỜI
NHẬT BẢN DI CƢ ĐẾN MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẾN GIỮA
THẾ KỈ XX ................................................................................................... 16
1.1 Nguyên nhân thúc đẩy người Nhật Bản di cư ........................................... 16
1.2. Nguyên nhân thu hút người Nhật Bản nhập cư vào Mỹ .......................... 27
Chƣơng 2. NHỮNG THĂNG TRẦM TRONG QUÁ TRÌNHNHẬP CƢ
CỦA NGƢỜI NHẬT BẢN VÀO MỸTỪ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẾN GIỮA
THẾ KỈ XX .................................................................................................... 37
2.1. Giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1907 ........................................... 37
2.2. Giai đoạn từ năm 1908 đến năm 1941 ..................................................... 44
2.3. Giai đoạn từ năm 1942 đến năm 1945 ..................................................... 52
Chƣơng 3: CUỘC SỐNG VÀ VAI TRÒ CỦA NGƢỜI NHẬT BẢN
NHẬP CƢ TẠI MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XX . 66
3.1. Cuộc sống của người Nhật Bản tại Mỹ từ cuối thế kỷ XIX đến giữa thế
kỷ XX. ............................................................................................................. 66
3.2. Một số nhận xét về vai trò người nhập cư Nhật Bản tại Mỹ.................... 81
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 93
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 102

1



DANH MỤC VIẾT TẮT
CNTB: Chủ nghĩa tư bản
JACL: Japanese Amerian Citizens League (Liên đoàn người Mỹ gốc
Nhật)
WRA: War Relocation Authority( Chính quyền tái định cư thời chiến)
WDC: West Defense Command (Tổng tư lệnh quân đội phía Tây)
Issei: Thế hệ người Nhật di cư đầu tiên.
Nisei: Người Mỹ gốc Nhậtthế hệ thứ hai(sinh ra tại Mỹ).

2


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang

Bảng biểu
Bảng 1.1- Dân số Nhật Bản từ năm 1870 đến năm 1920

22

Bảng 1.2- Sự thay đổi dân số bản địa tại Hawaii trong những

29

năm 1832 – 1920.
Bảng 1.3 - Diện tích và dân số nước Mỹ trong những năm 1790

33

-1900.

Bảng 2.1 Cộng đồng người Mỹ gốc Nhật ở Mỹ trong những năm

45

1900 – 1940. (bao gồm cả quần đảo Hawaii)
Bảng 2.2- Người Mỹ gốc Nhật trong những năm 1900 – 1940 tại

47

lục địa nước Mỹ.
Bảng 2.3 - Tỉ lệ sinh của người Mỹ gốc Nhật và tỉ lệ sinh trung

48

bình của dân số toàn bang năm 1940
Biểu đồ 2.4 - Nhập cư và rời khỏi nước Mỹ của người Nhật từ

49

năm 1886 đến năm 1942 (bao gồm người Nhật nhập cư vào lục
địa Mỹ từ Hawaii, trừ những năm 1900 và 1901)
Lược đồ 2.5 - Hai khu vực quân sự ở bờ tây nước Mỹ

55

Lược đồ 2.6 - Trung tâm tái định cư cho người Mỹ gốc Nhật

61

trong Chiến tranh thế giới thứ Hai

Bảng 3.1- Số lượng người Mỹ gốc Nhật và người Trung Quốc tại

67

lục địa nước Mỹ từ năm 1910 đến năm 1930
Bảng 3.2 - Số người Nhật ở bờ Tây nước Mỹ từ năm 1900 đến

67

năm 1930
Bảng 3.3 - Mức lương trung bình của lao động trong ngành nông
nghiệp ở Hawaii tháng 1 năm 1890

3

69


Bảng 3.4 - Mức lương của lao động phổ thông củangười Nhật

70

Bản và người da trắng trongngành nông nghiệp tại California
năm 1919
Bảng 3.5 - Số lao động Nhật Bản trong các ngành kinh tế chủ

71

yếu năm 1940 tại Mỹ (trên 14 tuổi, tại các bang: California,
Oregon, Washington

Bảng 3.6 - Thống kê nghề nghiệp của người Nhật nhập cưtrong

72

những năm 19201940
Bảng 3.7 - Tỉ lệ người Nhật (trong cộng đồng người Nhật) tại các

74

trường học ởMỹ (không bao gồm các bang Alaska và Hawaii) từ
năm 1910 đến năm 1930
Bảng 3.8 - Số người Nhật theo đạo Phật và Kito giáo tại
California năm 1930 và 1943

4

75


BẢN ĐỒ MỸ, NHẬT BẢN

Nguồn: www. owassops.org

Nguồn: transpacificproject.com
5


PHẦNMỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế toàn cầu hóa với sự phát triển như vũ bão của cuộc cách

mạng khoa học - công nghệ hiện nay, di dân diễn ra với quy mô lớn chưa từng
có.Vấn đề di dân đặt ra nhiều thách thức đối với sự phát triển của các quốc gia.
Di dân là một hình thức di chuyển trong không gian của con người từ
một đơn vị địa lý hành chính này đến một đơn vị địa lý hành chính khác, kèm
theo sự thay đổi chỗ ở thường xuyên trong khoảng thời gian di dân xác định.
Di dân quốc tế là hình thức di dân ra khỏi biên giới của một quốc gia tức là di
dân từ nước này sang nước khác. Trong đó, có thể bao gồm dòng di chuyển
của dân tị nạn, hợp tác và xuất khẩu lao động, di dân thuộc địa. Quá trình này
diễn ra thường xuyên giữa các quốc gia dưới tác động của nguyên nhân kinh
tế, chính trị, xã hội.Di dân với trình độ khác nhau về văn hóa, truyền thống,
kinh nghiệm… là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến quá trình biến
đổi cơ cấu kinh tế - xã hội, đồng thời ảnh hưởng lớn đến cơ cấu dân số.Ảnh
hưởng này tác động đến mỗi vùng, mỗi quốc gia, khu vực ở những mức độ,
hiệu quả khác nhau.
Trong tiến trình lịch sử, Mỹ là một trong những quốc gia có số lượng
dân nhập cư lớn của thế giới, được coi là “một quốc gia của dân nhập cư”.
Ngay từ khi thành lập, Liên bang Mỹ được xây dựng và phát triển bởi các thế
hệ người nhập cư. Sau gần ba thế kỷ, dân tộc Mỹ vốn đa sắc tộc lại càng trở
nên đa dạng hơn nữa.Việc mở rộng lãnh thổ thông qua xâm chiếm, mua bán
và sáp nhập làm gia tăng sự đa dạng đó, tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu là
dòng người nhập cư khổng lồ tới từ khắp mọi nơi.
Từ sau cuộc Nội chiến 1861-1865, kinh tế Mỹ phát triển mạnh mẽ, số
lượng người nhập cư ngày càng tăng. Trong khi đó, tại Nhật Bản, cuộc Duy
tân Minh Trị cuối thế kỷ XIX đã đánh dấu quá trình “mở cửa”, phát triển của
6


quốc gia châu Á này. Người Nhật di cư với số lượng đông đảo tới các nước,
trong đó có vùng đất Hawaii.Năm 1885, trước áp lực của sự gia tăng dân
số,Chính phủ Nhật Bản đề ra chính sách khuyến khích người thất nghiệp hoặc

nông dân nghèo di cư. Vì vậy, từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1924 là thời kì
người Nhật nhập cư mạnh vào Mỹ. Tuy nhiên năm 1924, Chính phủ Mỹ đã
ban hành Đạo luật 1924 cấm nhập cư, trong đó có cấm người Nhật Bản. Khi
cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, nhất là sau sự kiện quân đội Nhật
Bản tấn công Trân Châu cảng(12-1941), Mỹ đã thi hành chính sách sơ tán và
giam giữ người Nhật (từ 1942 đến 1945).
Trong quá trình lịch sử nhiều thăng trầm đó, những dòng người nhập cư
Nhật Bản đến Mỹ đã tác động tới lịch sử phát triển, làm phong phú hơn nền
văn hóa, cơ cấu xã hội của nước Mỹ. Hiện nay, nước Mỹ vẫn tiếp tục nhận
dân nhập cư nhiều hơn bất cứ quốc gia nào trên thế giới với nhiều truyền
thống văn hóa, nguồn gốc chủng tộc và các tôn giáo khác nhau. Vì vậy, để
hiểu rõ hơn về lịch sử nước Mỹ, nghiên cứu vấn đề nhập cư của các dân tộc
vào Mỹ là điều không thể thiếu, trong đó có nhóm người nhập cư từ Nhật
Bản.Vậy, nguyên nhân nào thúc đẩy người Nhật di cư tới Mỹ? Quá trình nhập
cư và vai trò của người nhập cư Nhật Bản vào Mỹ như thế nào?
Việc trả lời những câu hỏi nghiên cứu trên vừa có ý nghĩa khoa học vừa
có ý nghĩa thực tiễn.Về mặt khoa học, việc tìm hiểu về quá trình di cư, nhất
là vấn đề di cư từ Nhật Bản sang Mỹ là một chủ đề nghiên cứu tương đối mới
mẻ và ít được đề cập ở Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề này sẽ góp phần
làm rõ những biểu hiện và ảnh hưởng của hiện tượng di dân trong lịch sử nói
chung, quá trình di cư từ Nhật Bản sang Mỹ và sự tác động của quá trình di
cư đó đối với hai chủ thể có liên quan nói riêng.Về mặt thực tiễn, nghiên cứu
đề tài góp phần bổ sung kiến thức cho bản thân tôi trong công tác giảng dạy
về lịch sử Mỹ, Nhật Bản và quan hệ hai nước. Đây chính là lý do giải thích tại
7


sao tôi lựa chọn đề tài: “Quá trình nhập cư của người Nhật Bản vào Mỹ từ
cuối thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Quá trình nhập cư của người Nhật vàoMỹ bắt đầu cuối thế kỷ XIX và
cho đến hiện nay vẫn còn đang tiếp diễn.Quá trình nhập cư này diễn ra tương
đối phức tạp, trải qua nhiều thời kì với những thăng trầm khác nhau, lúc thuận
lợi, lúc căng thẳng. Cho đến thời điểm hiện tại, đã có nhiều cuốn sách, bài viết
về Mỹ, Nhật Bản và quan hệ Mỹ - Nhật ở nhiều khía cạnh khác nhau như về
kinh tế, chính trị, ngoại giao, quân sự….Tuy nhiên, trong phạm vi những công
trình nghiên cứu mà tôi tiếp cận được chưa có công trình tiếng Việt nào nghiên
cứu một cách hoàn chỉnh quá trình nhập cư của người Nhật BảnvàoMỹ và cuộc
sống định cư của người Mỹ gốc Nhật giai đoạn cuối thế kỷ XIX đến giữa thế
kỷ XX.
Tài liệu tiếng Việt:
Một số công trình nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, kinh tế, chính trị, xã
hội Mỹ và Nhật Bản:Lịch sử Nhật Bản (G Sonsom, người dịch Lê Năng An,
Nxb Khoa học xã hội, 1989);Lịch sử thế giới cận đại (Vũ Dương Ninh, Nxb
Giáo dục, 1995); Bốn mươi hai đời tổng thống Hoa Kì (William A.Degregorio,
Nxb Văn hóa thông tin, 1995);Chính sách đóng cửa của Nhật Bản thời kì
Tokugawa - Nguyên nhân và hệ quả (Nguyễn Văn Kim, Nxb Thế Giới, 2000);
Thế giới những sự kiện lịch sử thế kỷ XX (1901-1945), Lê Trung Dũng, Nxb
Giáo dục, 2002); Lịch sử Nhật Bản (R.H.P Mason & J.G.Caiger, người dịch
Nguyễn Văn Sỹ, Nxb Lao động, 2003);Lịch sử thế giới cận đại (Phan Ngọc
Liên, Nxb Đại học sư phạm, 2008); “Văn hóa Bắc Mỹ trong toàn cầu hóa”
(Lương Văn Kế,Nxb Giáo dục Việt Nam, 2011),…Đây là những công trình đề
cập tổng quan đến các vấn đề trong lịch sử Mỹ và Nhật Bản.

8


Các bài viết đề cập những khía cạnh khác nhau trong lịch sử Mỹ, Nhật
và quan hệ Mỹ- Nhật: Cuốn“Đông Nam Á truyền thống và hội nhập” do tác
giả Vũ Dương Ninh chủ biên, xuất bản năm 2002 có công trình nghiên cứu

của Thạc sĩ Trần Thiện Thanh “Nhật Bản với Trung Quốc, Đông Nam Á và
sự chuyển hướng chính sách đối ngoại của Mỹ từ trung lập sang“không tham
chiến” giai đoạn 1937 - 1941”. Ngoài ra còn rất nhiều bài đăng trên tạp chí
như: Chính sách đối ngoại của Mỹ giai đoạn 1865-1904 của tác giả Trần
Thiện Thanh, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 4 - 2007. Di cư châu Mỹ trong
những năm 1900 do Nguyễn Khánh Vân tổng hợp (Tạp chí châu Mỹ ngày
nay, số 4 - 2007);Hoạt động của Nhật Bản ở Mãn Châu và nguyên nhân dẫn
đến mâu thuẫn Mỹ -Nhật Bản (1905-1930) (Trần Thiện Thanh, Tạp chí
Nghiên cứu lịch sử, số 4 - 2008).Nhật Bản trong chính sách đối ngoại của Mỹ
trước 1905 (Trần Thiện Thanh, Tạp chí châu Mỹ ngày nay, số 10 - 2009);
Quan hệ kinh tế Mỹ- Nhật Bản 1931-1941 (Trần Thiện Thanh, Tạp chí nghiên
cứu lịch sử, số 5- 2010); Luận văn thạc sỹ các năm trước cũng nghiên cứu
một số vấn đề có liên quan đến Mỹ và Nhật như: Lịch sử di dân từ Anh sang
Bắc Mỹ thế kỷ XVII- XVIII (Trần Thiện Thanh). Tìm hiểu một số đặc điểm về
chính sách xâm lược của đế quốc Mỹ cuối XIX đầu XX(Phạm Công Phin) ….
Tài liệu tiếng Anh:
Các công trình nghiên cứu về lịch sử Mỹ và Nhật Bản nói chung rất
phong phú và đa dạng. Trong đó, nghiên cứu lịch sử di dân quốc tế và sự di
dân của các dân tộc vào Mỹ được đề cập trong các công trình như:
Công trình “Japanese Immigration - Its status in California” (1915),
tác giả Ichihashi Yamato đã đề cập đến quá trình nhập cư của người Nhật tới
Mỹ. Tác giả đã cung cấp hệ thống số liệu người Nhật di cư trong giai đoạn
trước Chiến tranh thế giới thứ Nhất, đặc biệt là nghiên cứu trường hợp tại
California.
9


Trong “Japanese in the United States” (1932), Ichihashi Yamato đã
nghiên cứu và phân chia nước Mỹ thành chín khu vực địa lý dựa trên sự phân
bố của người Nhật Bản với các bản đồ và số liệu thống kê của năm 1930.

Trong “Tradition and Change across generation of Japanese American
women” (1996), Mary Sanabe-Mao nghiên cứu sự thay đổi trong các thế hệ
người Mỹ gốc Nhật tại vùng Tây bắc, chủ yếu là ở Oregon. Công trình nghiên
cứu đã chỉ ra sự thay đổi trong giá trị, nguyên tắc của cộng đồng người Mỹ
gốc Nhật. Tuy nhiên, tác giả tập trung tìm hiểu sự thay đổi trong các thế hệ
gia đình “Issei”,“Nisei”,“Sansei”, “Yonsei”, đặc biệt là qua các thế hệ phụ nữ.
Ủy ban di dời và giam giữ dân thường thời chiếncủa Mỹ (The
Commission on Wartime Relocation and Internment of Civilians)với công
trình “Personal Justice Denied: Report of the Commission on Wartime
Relocation and Internment of Civilians” (1997). Đây là công trình nghiên cứu
công phu về người Nhật tại Mỹ. Phần trọng tâm của công trình nghiên cứu là
giai đoạn từ sau khi xảy ra sự kiện Trân Châu cảng ngày 7 tháng 12 năm
1941. Tác phẩm đã cung cấp một khối lượng đồ sộ nguồn tư liệu, tài liệu về
vấn đề nhập cư của người Nhật và cuộc sống của cộng đồng người Mỹ gốc
Nhật trong và sau Chiến tranh thế giới thứ Hai.
Công trình “Selective Immigration and Ethnic Economic Achievement:
Japanese Americans before World War II” (2002)củatác giả Masao Suzuki.
Tác giả đã nghiên cứu về vấn đề nhập cư của người Nhật Bản sang Mỹ, sự
thay đổi về trình độ của dân nhập cư Nhật qua các thế hệ và sự thay đổi về
nghề nghiệp của người Mỹ gốc Nhật Bản thời kì trước Chiến tranh thế giới
thứ hai.
Công trình “Coming to America: A history of Immigration and
Ethnicity in America life” (2002), tác giả Daniels Roger đã nghiên cứu các
dân tộc di cư tới Mỹ qua các giai đoạn lịch sử: thời kì thuộc địa; thế kỉ di cư
10


(1820 - 1924) và thời kì hiện đại. Không chỉ nghiên cứu các chính sách của
chính phủ Mỹ, tác giả còn cung cấp khối lượng tư liệu lớn về họat động nhập
cư của các dân tộc đến từ các khu vực trên thế giới và đời sống văn hóa, kinh

tế của họ tại Mỹ. Trong phần II, tác giả đã chỉ ra sự khác nhau giữa cộng đồng
người Nhật và cộng đồng người Trung Quốc tại Mỹ về giới tính, độ tuổi.
Trong “Immigration from Japan to the U.S.A Historical Trends and
Background”(2003), Nitaya Onozawa đã nghiên cứu về quá trình di cư và
nhập cư của người Nhật tới Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến những năm 70 của thế
kỉ XX. Trong đó, Onozawa nhấn mạnh bối cảnh và xu hướng của cuộc di cư
lịch sử, đặc điểm của giai đoạn từ năm 1890 đến năm 1924 về: thành phần,
nghề nghiệp, độ tuổi, giới tính, phân bố.
Tác giả Carignan Maggie E. đã nghiên cứu về nguyên nhân sự ra đời,
hoạt động củaLiên đoàn người Mỹ gốc Nhật JACL trong công trình
“Japanese American Citizens League The Effect of World War II Relocation
Camps” (2009).Qua đó, tác giả cho thấy vai trò của thế hệ người Nhật thứ hai
tại Mỹ thông qua hoạt động của tổ chức này, đặc biệt là trong Chiến tranh thế
giới thứ Hai.Trong công trình nghiên cứu, tác giả đã đề cập đến lịch sử di cư
của người Nhật nhưng chưa chỉ ra các đặc điểm trong mỗi giai đoạn.
Có thể nói, quá trình di dân từ Nhật sang Mỹ là một vấn đề thu hút sự
quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, ở Việt
Nam chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống và chi tiết về quá
trình nhập cư của người Nhật tới Mỹ từ giữa thế kỉ XIX đến giữa thế kỉ XX.
Trên cơ sở của những thành tựu nghiên cứu trên, tác giả đi sâu tìm hiểu
về quá trình nhập cư của người Nhật Bản vào Mỹ trong giai đoạn cuối thế kỷ
XIX giữa thế kỷ XX trên các phương diện: nguyên nhân di cư, quá trình nhập
cư, cuộc sống và một số đóng góp của người nhập cư Nhật Bản ởMỹ.

11


3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là quá trình nhập cư của người Nhật Bản vào Mỹ

từ cuối thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX.Đó là những nguyên nhân thúc đẩy
người Nhật Bản di cư đến Mỹ, quá trình nhập cư và đóng góp của người nhập
cư Nhật Bản ở Mỹ từ cuối thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX.
3.2Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: Từ cuối thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX. Mốc mở
đầu là năm 1885 đánh dấu bởi sự kiện chính phủ Nhật Bản thay đổi chính
sách di cư để khuyến khích người thất nghiệp hoặc nông dân nghèo di cư.
Trong khi đó, ở Mỹ sau Nội chiến, chế độ nô lệ bị xóa bỏ, con đường phát
triển tư bản kiểu Mỹ trong nông nghiệp được mở rộng tạo cơ sở cho sự phát
triển mạnh mẽ của công nghiệp. Nhờ vậy, cuối thế kỷ XIX, cuộc cách mạng
công nghiệp nhanh chóng đưa nước Mỹ lên vị trí hàng đầu trong hệ thống tư
bản chủ nghĩa trên thế giới, tạo công ăn việc làm cho dân nhập cư. Mốc kết
thúc là năm 1945.Đây là thời điểm Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, mở ra
thời kỳ mới trongchính sách ngoại giao của cả Mỹ và Nhật.
Phạm vikhông gian: trên cơ sở đối tượng nghiên cứu là quá trình nhập
cư của người Nhật Bản vào Mỹ nên không gian nghiên cứu là Nhật Bản và
Mỹ.
4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1 Nguồn tài liệu
Để thực hiện đề tài này, tôi dựa vào những nguồn tài liệu tiếng Việt và
tiếng Anh sau:
1. Tài liệu gốc: các văn bản đạo luật, Lệnh, Công lệnh của Chính phủ
và các cơ quan chức năng; phát biểu các nhà lãnh đạo Mỹ, Nhật có liên quan
đến chủ đề.
12


2. Các sách chuyên khảo, tham khảo, bài nghiên cứu về lịch sử Mỹ, lịch
sử Nhật Bản, lịch sử thế giới trong thời kỳ cận, hiện đại.
3. Các công trình nghiên cứu đề cập trực tiếp về vấn đề di dân quốc tế

nói chung, di dân và cuộc sống của người Nhật Bản tại Mỹ nói riêng.
4.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
Đây là đề tài thuộc phạm trù lịch sử nên phương pháp nghiên cứu chủ
yếu mà tôi sử dụng trong luận văn này là phương pháp lịch sử.Bên cạnh đó để
giải quyết các nhiệm vụ đặt ra cho việc nghiên cứu một hiện tượng xã hội, tôi
kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu xã hôi học.
Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các phương pháp khác phương pháp
logic, phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp, sưu tầm hệ thống
hóa tư liệu, xử lý số liệu và thống kê tài liệu.
5. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: làm rõ quá trình nhập cư của người Nhật Bản
vào Mỹ từ cuối thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX.
- Nhiệm vụ:
Tập hợp, xử lý và hệ thống hóa tư liệu nhằm tái hiện quá trình di dân
và đời sống của người Nhật Bản nhập cư vàoMỹ từ cuối thế kỷ XIX đến giữa
thế kỷ XX.
Tìm hiểu nguyên nhânthúc đẩy người Nhật di cư, nguyên nhân thu hút
người Nhật Bản nhập cư vào Mỹ, thực trạng nhập cư của người Nhật
BảnvàoMỹ. Vai trò của người Nhật nhập cư vào Mỹ.
Rút ra một số nhận xét vềvai trò của người nhập cư Nhật Bản tạiMỹ.
6. Đóng góp của đề tài
Đề tài đi sâu tìm hiểu và làm rõ quá trình dicư của người Nhật Bản
sang Mỹ,so sánh với các cộng đồng nhập cư từ các quốc gia khác, cuộc sống
cũng như đóng góp của người nhập cư Nhật Bản tại Mỹ,qua đó cung cấp một
13


cái nhìn toàn diện hơn về quan hệ Nhật–Mỹ, đồng thời đóng góp một
nguồntài liệu tham khảo quan trọng cho công tác nghiên cứu về lịch sử Mỹ,
Nhật vàbổ sungkiến thức cho tác giảluận văn về lịch sử thế giới nói chung,

lịch sử của Mỹ và Nhật Bản nói riêng trong công tác giảng dạy bộ môn Lịch
sử tại trường THPT Đại Mỗ nơi tác giả công tác.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận văn
gồm 3 chương.
Chương 1: Tiền đề thúc đẩy người Nhật Bản di cư đến Mỹtừ cuối thế kỷ
XIX đến giữa thế kỷ XX
Nội dung chương này đề cập đến nguyên nhân thúc đẩy người Nhật
Bản di cư và chỉ ra những nguyên nhân thu hút người Nhật Bản nhập cư vào
Mỹgiai đoạn cuối thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX.
Chương 2: Những thăng trầm trong quá trình nhập cư của người Nhật
Bản vào Mỹgiai đoạncuối thế Kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX
Chương này đề cập tới quá trình nhập cư của người Nhật Bản vào
Mỹgiai đoạn cuối thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX. Quá trình nhập cư của người
Nhật Bản vào Mỹ chia thành ba giai đoạn: 1/ Giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến
năm 1907 với Hiệp ước Quý ông được ký kết, người Nhật nhập cư chủ yếu là
lao động chân tay với số lượng người nhập cư chủ yếu là nam giới. 2/ Giai
đoạn 1908 đến 1941, giai đoạn Mỹ hạn chế người nhập cư châu Á trong đó có
Nhật, lượng người nhập cư chủ yếu là “cô dâu qua ảnh” và thế hệ thứ hai được
sinh ra tại Mỹ. 3/ Giai đoạn 1942 đến 1945, giai đoạn Mỹ ra đạo luật giam giữ
người Mỹ gốc Nhật sau sự kiện Nhật Bản tấn công Trân Châu cảng 1941.

14


Chương 3: Cuộc sống và vai trò của người Nhật Bản nhập cư ở Mỹ
Nội dung chương này phản ánh cuộc sống của người nhập cư Nhật Bản
tại Mỹ và một số đóng góp của họ vào sự phát triển của lịch sử Mỹ và Nhật
Bản trên các lĩnh vực chính trị- xã hội, kinh tế, văn hóa giáo dục…


15


PHẦNNỘIDUNG
Chƣơng 1: NHỮNG NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU THÚC ĐẨY NGƢỜI
NHẬT BẢN DI CƢĐẾN MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẾN GIỮA THẾ
KỈ XX
1.1 Nguyên nhân thúc đẩy ngƣời Nhật Bản di cƣ
Những vấn đề chính trị, kinh tế- xã hội và chính sách khuyến khích
người lao động xuất cư của Chính phủ Nhật Bản
Đến giữa thế kỷ XIX về đối ngoại, Nhật Bản vẫn thực hiện chính sách
đóng cửa với các nước (trừ một số trường hợp đặc biệt như Hà Lan có thương
điếm tại Dejim và Nagasaki hay Trung Quốc, Triều Tiên). Trong khi đó, sự
phát triển của chủ nghĩa tư bản với nhu cầu ngày càng cao về thị trường,
nguyên nhiên liệu và nhân công đã đặt ra yêu cầu mở cửa giao thương đối với
Nhật Bản.
Trong các nước đế quốc, Mỹ là nước đặc biệt chú ý đến Nhật Bản vì
Nhật có thể trở thành “trạm” dừng chân cho các tàu của Mỹ để tỏa sang Trung
Quốc và toàn bộ khu vực Thái Bình Dương. Năm 1853, đoàn thuyền do Đô
đốc Perry chỉ huy đến vịnh Edo (vịnh Tokyo ngày nay) và yêu cầu sự cứu trợ,
bảo vệ thủy thủ, mở cửa thông thương, tiếp nhiên liệu cho tàu Mỹ. Bị khuất
phục bởi sức mạnh của hải quân Mỹ, Tokugawa đã buộc phải ký Hiệp ước
Kanagawa vào ngày 31 tháng 3 năm 1854. Hiệp ước này đánh dấu sự chấm
dứt của chính sách “bế quan tỏa cảng”. Năm 1858, Mỹ kí kết Hiệp ước buôn
bán với Nhật. Những điểm quan trọng theo hiệp ước này là: trao đổi đại diện
ngoại giao; mở của các cảng Kanagawa (Yokohama ngàynay), Nagasaki,
Niigata, Hyogo (Kobe ngày nay); cho phép người Mỹ được sinh sống và buôn
bán ở Edo (Tokyo ngày nay) và Osaka; áp mức thuế xuất nhập khẩu thấp, và
công dân Mỹđược hưởng quyền tối huệ quốc [37, tr. 947 - 973].


16


Sau đó, các nước Anh, Pháp, Nga cũng đạt được các hiệp ước tương tự
với Nhật. Các Hiệp ước đều bất công vì theo hiệp ước, Nhật Bản không được
đánh thuế vào các hàng nhập cảng của nước ngoài trên mức hải quan chiếu lệ
và người nước ngoài không bị xét xử bởi toàn án Nhật mà được xử theo luật
của lãnh sự quán nước họ. Những hiệp ước này đe dọa chủ quyền và nền kinh
tế của Nhật Bản. Việc kí kết các hiệp ước này đã làm thay đổi chế độ phong
kiến Nhật Bản theo nhiều cách khác nhau. Nó cũng cho thấy sự bất lực của
chính quyền Mạc phủ trong việc giải quyết các vấn đề quốc gia và đặt Nhật
đứng trước nguy cơ bị biến thành thuộc địa của thực dân phương Tây như
trường hợp Ấn Độ, Trung Quốc,…
Trong khi đó, đời sống xã hội và chính trị trong nước căng thẳng và
phức tạp. Cuộc đấu tranh giữa triều đình và các thế lực ủng hộ Mạc phủ diễn
ra gay gắt.
Từ những năm cuối thế kỷ XIX, quá trình công nghiệp hóa, thương mại
hóa nông nghiệp, phát triển của thương mại nội địa đã dẫn đến những biến đổi
quan trọng trong xã hội Nhật. Xã hội Nhật được phân chia theo một hệ thống
được gọi là shinokosho với samurai ở tầng lớp cao nhất. Mặc dầu vậy, nền
kinh tế thương mại đã tạo ra một tầng lớp những người giàu có xuất thân từ
thường dân. “Lối sống giàu có và tham vọng về văn hóa” của lớp người này
đã “thách thức địa vị thống trị về xã hội và chính trị của tầng lớp samurai”
[45,tr.58].Tầng lớp samurai cấp thấp phải đối mặt với sự nghèo đói nghiêm
trọng. Để duy trì cuộc sống, samurai buộc phải chấp nhận việc bị cắt giảm thu
nhập và tịch biên tài sản, một số phải làm các công việc thủ công khác để tồn
tại, như: sửa chữa đồ gỗ, làm đèn lồng,...
Thêm vào đó, việc xảy ra nạn đói do thời tiết xấu kéo dài đã khiến cho
các cuộc nổi dậy của nông dân nổ ra trên khắp nước Nhật. Năm 1866, có 106
cuộc nổi dậy của dân nghèo diễn ra ở các vùng nông thôn, và 35 vụ bạo động

17


ở các đô thị [60,tr. 99].Tuy nhiên, các yêu cầu đòi giảm thuế, giảm giá gạo, và
đòi lại các tài sản thế chấp của họ bị từ chối.
Đến nửa cuối thế kỷ XIX, sự suy giảm uy lực của Mạc phủ Edo và sự
kế vị của Thiên hoàng Mutsuhito đã tạo áp lực buộc Tokugawa Yoshinobu
phải chấp nhận trao trả quyền lực chính trị cho triều đình. Sự kiện này chấm
dứt 267 năm cầm quyền của chính quyền Tokugawa.
Với quyết tâm thực hiện khẩu hiệu “Học tập phương Tây,đuổi kịp
phương Tây, vượt phương Tây” giới lãnh đạo Nhật Bản đã nhận thức được sự
phát triển trong công nghiệp của các nước châu Âu –Mỹ trong khi Nhật vẫn là
nước nông nghiệp lạc hậu. Đây là một cú “shock” lớn đối với Nhật.
Từ năm 1868 Thiên Hoàng Mutsuhito đã thực hiện cuộc cải cách toàn
diện theo mô hình của các nước phương Tây. Khẩu hiệu của quốc gia thời kì
Minh Trị là “nước giàu, quân đội mạnh”. Để thực hiện công cuộc hiện đại hóa
đất nước, chính phủ đã đưa ra ba mục tiêu: Công nghiệp hóa (hiện đại hóa
kinh tế); Xây dựng Hiến pháp mới (hiện đại hóa trong chính trị); Mở rộng
quan hệ ngoại giao (hiện đại hóa quân sự).Sau khi Thiên hoàng Mutsuhito
xuống lệnh tiến hành cải cách, năm 1871, một phái đoàn ngoại giao cấp cao
do Iwakura Mission dẫn đầu đã được cử đến thăm mười hai quốc gia phương
Tây để nghiên cứu thể chế chính trị, hiến pháp, tổ chức quân đội, giáo dục,…
Trên lĩnh vực chính trị - hành chính, cuộc cải cách bắt đầu từ tháng 6
năm 1869. Thiên hoàng nắm quyền lực tối cao. Năm 1889, Hiến pháp được
ban hành dựa theo mô hình của nước Đức. Hiến pháp xác định thể chế chính
trị của Nhật Bản là quân chủ lập hiến, làm thỏa mãn mong muốn quyền lực
của giai cấp tư sản đồng thời mở rộng các quyền tự do dân chủ cho người dân.
Về mặt ngoại giao, mục tiêu quan trọng nhất của chính phủ Minh Trị là
giành lại quyền bình đẳng, xóa bỏ các hiệp ước thua thiệt đã kí kết với các
nước tư bản phương Tây. Sau chiến tranh Nhật- Trung (1894-1895) và đặc

18


biệt sau chiến tranh với Nga (1904-1905), Nhật Bản mới được coi là một
cường quốc có vị thế ngang tầm các nước tư bản khác. Trong quan hệ với các
cường quốc, chính quyền Minh Trị đã đạt được bước tiến quan trọng khi
chính quyền Anh thỏa thuận ký với Nhật hiệp ước mới bình đẳng vào năm
1894. Những hiệp định tương tự ký với các cường quốc khác đã chấm dứt hơn
bốn mươi năm quan hệ bất bình đẳng giữa Nhật Bản với những cường quốc này.
Bên cạnh đó, Nhật cũng đẩy mạnh quá trình mở rộng khu vực ảnh
hưởng thông qua các cuộc chiến tranh với Trung Quốc, Triều Tiên, Nga.
Về kinh tế, sau khi xác định mục tiêu xây dựng một nền kinh tế hiện
đại, chính phủ đã nhập khẩu những công nghệ, phương pháp mới thay cho
những công nghệ cũ trong nông nghiệp và công nghiệp.
Trong nông nghiệp, nhằm giải phóng sức sản xuất và ổn định cuộc
sống, chính phủ cho phép tự do mua bán ruộng đất. Đất ruộng được định giá
và căn cứ vào giá để đánh thuế. Việc cho phép tự do mua bán ruộng đất và
giải phóng sức lao động khỏi ruộng đất đã tạo khả năng bổ sung nguồn nhân
lực cho thành thị và đưa kinh doanh nông nghiệp vào quỹ đạo của kinh tế thị
trường, tạo yếu tố kích thích kinh tế phát triển.
Trong công nghiệp, một số ngành phát triển nhanh, mở rộng về quy
mô, hình thành các công ty độc quyền lớn như Mitsui, Mitsubishi. Thời kỳ
đầu, do thiếu vốn, kỹ thuật phải vay mượn từ các nước tư bản và dựa vào
nguồn thu từ nông nghiệp nên sức mạnh kinh tế của Nhật Bản chưa cao. Sau
cuộc chiến tranh Nhật - Trung, tận dụng được nhiều thời cơ phát triển thuận
lợi, đặc biệt là từ số tiền bồi thường chiến tranh, chính phủ đã ưu tiên đầu tư
phát triển công nghiệp quân sự.
Công nghiệp và nông nghiệp phát triển đã kéo theo sự phát triển của
thương nghiệp và ngân hàng. Các tập đoàn tư bản đã tăng cường xuất vốn ra
nước ngoài tiến hành khai thác tài nguyên, nhân lực với những điều kiện tốt

19


nhằm tạo nên lợi nhuận tối đa, Nhật Bản lập ra các nhà máy đường, dệt
vải….ở Đài Loan, Thượng Hải. Nhật Bản cũng đặc biệt quan tâm đến việc
kinh doanh đường sắt ở Trung Quốc, Triều Tiên, lập ngân hàng ở nước ngoài
để điều vốn kinh doanh khai thác.
Những thay đổi của đất nước từ khi thực hiệncuộc cải cách toàn diện
của Minh Trị đã dầnđưa Nhật Bản trở thành một cường quốc ở châu Á.
Tuy nhiên, nhiều vấn đề đặt ra trong xã hội Nhật lúc đó. Cả một xã hội
được thay đổi tận gốc. Những hình thức phân biệt giàu – nghèo, quyền tư hữu
gắn liền với hệ thống sản xuất tư bản trở thành trụ cột của nhà nước mới và là
yếu tố chủ yếu trong việc chia sẻ quyền lực giữa quan chức công quyền và
những thành phần ưu tú khác. Việc phân chia tầng lớp theo kiểu cha truyền
con nối bị xóa bỏ vĩnh viễn.
Cải cách Minh Trị có ảnh hưởng lớn đến địa vị của tầng lớp samurai.
Luật nghĩa vụ quân sự năm 1873 đã khiến cho sự tồn tại của tầng lớp này
không có tác dụng như trước. Địa vị chính trị - xã hội họ có được trong thời
gian dài đã không được duy trì trong hệ thống xã hội mới.Năm 1876, chính
phủ thực hiện chương trình Chitsukoro Shobun cắt các khoản trợ cấp của
samurai. Chương trình này đã giúp tiết kiệm tài chính lớn cho chính phủ. Một
bộ phận lớn samurai rơi vào tình trạng thất nghiệp hàng loạt. Đây là một trong
những lí do khuyến khích bộ phận xã hội này di cư ra bên ngoài. Luật nghĩa
vụ quân sự không chỉ ảnh hưởng đến samurai mà còn ảnh hưởng đến đại bộ
phận thanh niên Nhật lúc đó. Theo luật, nam thanh niên trên 20 tuổi với các
điều kiện được quy định phải thực hiện nghĩa vụ quân sự thường trực trong ba
năm và bốn năm nằm trong đội ngũ dự phòng để xây dựng lực lượng quân
đội mạnh [45; 100]. Trong quan niệm của nhiều người Nhật lúc đó, tham gia
quân đội như một loại “thuế máu”, phục vụ cho đất nước. Họ cho rằng: khi
tham gia quân đội, họ sẽ không còn sống để trở về, hàng loạt các cuộc bạo

20


loạn chống lại luật này đã diễn ra trên khắp nước Nhật [45, 101]. Vì vậy, một
số gia đình giàu có đã đóng một khoản tiền lớn để không phải thực hiện
nghĩavụ này. Một bộ phận khác đã lựa chọn việc xuất cư như một cách để
không thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Quá trình hiện đại hóa và thương mại hóa nhanh chóng đã phá vỡ các
phương thức sản xuất truyền thống của nông dân. Sự tập trung ruộng đất do
nhu cầu kinh tế tạo nên mất cân bằng trong quan hệ sở hữu ruộng đất ở nông
thôn. Năm 1873, chính phủ thực hiện cải cách thuế đất. Theo luật thuế mới,
nông dân phải nộp một số tiền dựa trên diện tích đất mà họ sở hữu, mức cố
định là 3% giá trị đất họ sở hữu [65, tr. 236]. Chính sách thuế đã tạo ra các
gánh nặng lên nông dân. Kèm theo đó là lạm pháp tiền tệ cao làm cho giá
gạo tăng lên. Trước tình hình đó, năm 1881, Bộ trưởng Tài chính Matsukata
Masayoshi đã đề xuất chính sách tài chính thực hiện từ năm 1881 đến năm
1884thông qua việc phát hành tiền giấy. Chính sách này đã làm giá gạo giảm
đáng kể song 40% nông dân bị mất đất do buộc phải bán đất để đóng thuế
[87,tr. 45]. Trong thời gian từ 1883 đến 1890, khoảng 367 000 nông dân mất
đất [61, 7].
Nông dân không thể duy trì cuộc sống bình thường phải bán đất và ra
thành phố làm thuê. Hiện tượng này diễn ra mạnh ở các tỉnh phía tây nam như
Hiroshima, Yamaguchi… Đây là các tỉnh có diện tích trồng bông lớn song khi
chính phủ cho phép nhập khẩu nguồn bông từ bên ngoài, diện tích này thu hẹp
lại. Hiện tượng người nông dân tự do trở thành công nhân ngày càng tăng.
Tuy nhiên, trong suốt thời kỳ Minh Trị, việc làm không đủ cung cấp cho
người lao động. Tình trạng đói nghèo phổ biến đã gây ra sự bất ổn trong chính
trị.Suy thoái kinh tế ở nông thôn đã cản trở nghiêm trọng khả năng huy động
tài chính, đặc biệt là trong bối cảnh thuế đất là nguồn thu lớn nhất của chính
phủ. Như vậy, để theo đuổi chính sách phát triển đất nước, tăng cường sức

21


×