Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

So sánh pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động của Việt Nam và Nhật Bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.35 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TRỊNH PHƢƠNG LINH

SO SÁNH PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TRỊNH PHƢƠNG LINH

SO SÁNH PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN

Chuyên ngành : Luật kinh tế
Mã số

: 60 38 01 07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Đào Thị Hằng

Hà Nội – 2016




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các
số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung
thực.
NGƢỜI CAM ĐOAN


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU

1

Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRANH CHẤP LAO

6

ĐỘNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO
ĐỘNG
1.1 Khái niệm tranh chấp lao động

6

1.1.1 Định nghĩa, đặc điểm của tranh chấp lao động


6

1.1.2 Phân loại tranh chấp lao động

12

1.2 Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động

16

1.2.1 Khái niệm, vai trò của pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động

16

1.2.2 Nội dung của pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động

18

Chƣơng 2: SO SÁNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ GIẢI QUYẾT

23

TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN
2.1 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động

23

2.2. Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo pháp luật Việt Nam và


25

Nhật Bản
2.2.1 Chủ thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

25

2.2.2. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp tranh chấp lao động cá nhân

37

2.3. Giải quyết tranh chấp lao động tập thể theo pháp luật Việt Nam và

54

Nhật Bản
2.3.1 Chủ thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể

54

2.3.2 Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể

57

Chƣơng 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GIẢI

71

QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TRÊN CƠ SỞ KINH
NGHIỆM CỦA PHÁP LUẬT NHẬT BẢN



3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh

71

chấp lao động
3.2. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động tại

74

Việt Nam
3.3. Một số giải pháp cụ thể

77

3.3.1 Về các quy định pháp luật

77

3.3.2 Về tổ chức thực hiện

60

KẾT LUẬN

85

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


86


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống của con người [26]. Nhờ
việc tham gia vào quan hệ lao động, con người tạo ra nguồn thu nhập nuôi sống bản thân,
gia đình và phục vụ các mục đích khác. Trong quan hệ lao động, vì lợi ích hướng tới của
người sử dụng lao động và người lao động trái ngược nhau nên giữa họ rất dễ nảy sinh
những mâu thuẫn, xung đột từ đó trở thành tranh chấp lao động. Tranh chấp lao động gây
ảnh hưởng đến hai bên trong quan hệ lao động nói riêng và sự ổn định phát triển của nền
kinh tế xã hội quốc gia nói chung nên đòi hỏi phải có khung pháp luật điều chỉnh vấn đề
này.
Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội, truyền thống ở mỗi nước mà pháp luật của
các nước trên thế giới về giải quyết tranh chấp lao động có sự tương đồng và khác biệt
nhất định. Ở Việt Nam, vấn đề tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động là
vấn đề được các nhà làm luật quan tâm, nghiên cứu nhằm sửa đổi, bổ sung quy định cho
phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế và quan hệ lao động. Lần sửa đổi
đồng bộ, gần đây nhất là việc ban hành Bộ luật lao động vào năm 2012 cùng với các văn
bản có liên quan điều chỉnh về tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động
nhưng qua hơn 3 năm thi hành đã bộc lộ những bất cập.Thực trạng trên đã làm phát sinh
nhu cầu khách quan cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các qui định của pháp luật về giải
quyết tranh chấp lao động hiện hành nhằm tạo khung pháp lý cho việc ngăn ngừa, hạn
chế và giải quyết một cách nhanh chóng, hiệu quả các tranh chấp lao động, góp phần đảm
bảo sự phát triển ổn định, hài hòa của các quan hệ lao động trong bối cảnh kinh tế thị
trường và hội nhập quốc tế hiện nay.
Việc nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc các quy định của pháp luật về giải quyết tranh
chấp lao động của các quốc gia có nền lập pháp phát triển là một trong những xu thế hiện
nay khi nghiên cứu sửa đổi pháp luật. Nhật Bản là quốc gia có kinh nghiệm đi trước Việt
Nam trong việc xây dựng hệ thống pháp luật lao động điều chỉnh giải quyết tranh chấp

lao động. Việc thực hiện đề tài “So sánh pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động
của Việt Nam và Nhật Bản” là cơ hội để nghiên cứu sâu hơn về chế định giải quyết


tranh chấp lao động của Việt Nam trên cơ sở đối chiếu, so sánh với pháp luật Nhật Bản
về những quy định tương ứng và các quy định khác biệt.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay, có nhiều công trình nghiên cứu pháp luật Việt Nam về tranh chấp lao
động và giải quyết tranh chấp lao động như sau:
Luận văn thạc sĩ “Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo pháp luật Việt Nam”
của tác giả Nguyễn Thị Kim Anh, Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2014.
Luận văn thạc sĩ “Giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài theo pháp luật lao
động Việt Nam” của tác giả Trần Thị Nguyệt, Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013.
Luận văn thạc sĩ “Những điểm mới về tranh chấp lao động và đình công trong Bộ
luật Lao động năm 2012” của tác giả Chử Thị Xuyên, Đại học Luật Hà Nội năm 2013.
Luận văn thạc sĩ “Giải quyết tranh chấp lao động bằng hòa giải trong pháp luật lao
động Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” của tác giả Nguyễn Thị Hồng Hoa, Khoa luật
Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014.
Luận văn thạc sĩ“Giải quyết tranh chấp lao động tập thể theo pháp luật lao động
Việt Nam” của tác giả Bùi Danh Việt, Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014.
Luận án tiến sĩ “Cơ chế ba bên trong việc giải quyết tranh chấp lao động ở Việt
Nam” của tác giả Nguyễn Xuân Thu, đại học Luật Hà Nội năm 2008.
Luận án tiến sĩ “Pháp luật giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích ở Việt
Nam” của tác giả Vũ Thị Thu Hiền, Đại học Luật Hà Nội năm 2016.
Luận văn thạc sĩ “Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bằng tòa án
và thực tiễn áp dụng tại Tòa án nhân dân quận 2, thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả
Phan Thị Ngọc Phú, Đại học Luật Hà Nội năm 2016....
Một số nghiên cứu so sánh pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động của Việt
Nam và các nước khác như luận văn thạc sĩ “So sánh pháp luật Việt Nam và Trung Quốc
về giải quyết tranh chấp lao động” của tác giả Trịnh Thị Thu Hà, Khoa luật Đại học Quốc

gia Hà Nội năm 2010, luận văn thạc sĩ “Giải quyết tranh chấp lao động theo pháp luật
Singapore và Malaysia – Bài học kinh nghiệm và khả năng vận dụng vào điều kiện thực


tiễn ở Việt Nam” của tác giả Trần Ngọc Thích, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh
năm 2008...
Bài viết nghiên cứu về pháp luật Nhật Bản như “Một số kinh nghiệm về thủ tục giải
quyết tranh chấp lao động cá nhân ở Nhật Bản” của tác giả Trần Thị Thu Hiền - Phó
Chánh tòa Tòa Lao động TAND tối cao, Ths. Vũ Vân Anh – Thẩm tra viên Tòa Lao động
Tòa án nhân dân tối cao đề cập đến vấn đề trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động
cá nhân của Nhật Bản; bài viết “Vấn đề tranh chấp lao động và đình công ở Nhật Bản”
của tác giả PGS.TS. Nguyễn Duy Dũng, TS. Nguyễn Thị Hiền, Trần Thùy Dương năm
2011 phân tích thực trạng và nguyên nhân, giải pháp của chính phủ Nhật Bản đối với
tranh chấp lao động và đình công.
Mặc dù có nhiều nghiên cứu hết sức chuyên sâu về giải quyết tranh chấp lao động
theo quy định của pháp luật Việt Nam nhưng chưa có nhiều công trình nghiên cứu so
sánh với pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động của Nhật Bản. Một số công trình
nghiên cứu về pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động Nhật Bản chưa đề cập đầy đủ
đến những nội dung pháp luật về giải quyết tranh cháp lao động của nước này nên việc
thực hiện đề tài này nhằm có cái nhìn tổng quan, so sánh tìm ra những điểm tương đồng
và khác biệt về giải quyết tranh chấp lao động của Việt Nam và Nhật Bản.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài nhằm có cái nhìn tổng quan và cụ thể về pháp luật Việt Nam
về giải quyết tranh chấp lao động của trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề lý luận và so
sánh với pháp luật Nhật Bản về giải quyết tranh chấp lao động. Bên cạnh đó, nghiên cứu
nhằm đưa ra những kiến nghị, đề xuất những điểm mới tiến bộ trong pháp luật Nhật Bản
có thể vận dụng phù hợp với điều kiện pháp luật Việt Nam hiện nay.
Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận
về tranh chấp lao động và pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động; so sánh pháp luật
hiện hành về giải quyết tranh chấp lao động của Việt Nam và Nhật Bản để tìm ra những

điểm tương đồng và khác biệt khi giải quyết tranh chấp lao động trong thực tiễn; nghiên
cứu những kinh nghiệm của Nhật Bản trong việc ban hành và thực thi pháp luật về giải


quyết tranh chấp lao động để xem xét khả năng vận dụng kinh nghiệm của nước này
trong điều kiện thực tiễn ở Việt Nam.
4. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề về tranh chấp lao động và giải quyết
tranh chấp lao động, chưa đặt vấn đề nghiên cứu về đình công và giải quyết đình công
(dù giữa tranh chấp lao động và đình công có mối quan hệ biện chứng với nhau). Luận
văn cũng chỉ tập trung nghiên cứu pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động của Việt
Nam và Nhật Bản hiện hành vì đây là đề tài có tính chất so sánh và tìm hiểu pháp luật
của 2 quốc gia nói trên.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chung của khoa học xã hội và
phương pháp nghiên cứu đặc thù của luật học để nghiên cứu đề tài. Các phương pháp
chủ yếu bao gồm: phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê,
phân tích.
6. Đóng góp mới về khoa học và ý nghĩa của luận văn
Trên cơ sở kế thừa các thành tựu của các công trình nghiên cứu đã công bố ở trong
nước và quốc tế, việc thực hiện đề tài này có đóng góp mới như sau:
Thứ nhất, việc thực hiện đề tài góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản
về tranh chấp lao động và pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động
Thứ hai, luận văn đã phân tích, nhận xét về thực trạng pháp luật Việt Nam về giải
quyết tranh chấp lao động, nêu ra những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung của pháp luật Việt
Nam trên cơ sở tham khảo những điểm tiến bộ của pháp luật Nhật Bản.
Thứ ba, luận văn đã đề xuất một số giải pháp có luận giải cụ thể nhằm hoàn thiện
pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp lao động.
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho
công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu những vấn đề về tranh chấp lao động và pháp

luật về giải quyết tranh chấp lao động, đặc biệt là pháp luật lao động Nhật Bản.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của


luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về tranh chấp lao động và pháp luật về giải
quyết tranh chấp lao động
Chương 2: So sánh pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp lao động của Việt
Nam và Nhật Bản
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp lao động trên
cơ sở kinh nghiệm của pháp luật Nhật Bản


Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ PHÁP LUẬT
VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG
1.1 Khái niệm tranh chấp lao động
1.1.1 Định nghĩa, đặc điểm của tranh chấp lao động
a) Định nghĩa tranh chấp lao động
Xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ là mục tiêu chung của các
doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Có thể thấy
rằng doanh nghiệp, tổ chức có quan hệ lao động ổn định, không phát sinh mâu thuẫn, bất
đồng giữa người sử dụng lao động và người lao động thì tại đó người lao động được ổn
định đời sống, việc làm; người sử dụng lao động giảm chi phí quản lý, đảm bảo sự hoạt
động bình thường trong sản xuất và kinh doanh, doanh nghiệp phát triển đóng góp cho
nền kinh tế đất nước. Điều này cũng dẫn đến việc hạn chế những bất lợi đe dọa trực tiếp
đến an ninh công cộng cũng như đời sống kinh tế - chính trị của toàn xã hội (trường hợp
đối với những vụ tranh chấp lao động không được giải quyết kịp thời chuyển thành đình
công gây ngừng trệ, thậm chí tê liệt sản xuất của doanh nghiệp, ngành, vùng; gây bất ổn

đối với đời sống xã hội) [10].
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động là mối quan hệ
vừa gắn bó về quyền và lợi ích vừa tồn tại những sự mâu thuẫn, bất đồng, có thể có
những hành vi xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên này đối với bên kia. Điều
này có thể được lí giải bởi nhiều nguyên nhân, trước hết xuất phát từ vị thế của người lao
động luôn thấp hơn so với người sử dụng lao động, người lao động là người đem hàng
hóa “sức lao động” bán cho người sử dụng lao động. Bên cạnh đó, với mục tiêu đạt được
lợi ích tối đa luôn là động lực trực tiếp của hai bên nên giữa người sử dụng lao động khó
có thể thống nhất được các quyền và nghĩa vụ trong quá trình thực hiện quan hệ lao động
[11]. Người sử dụng lao động và người lao động có những hành vi xâm hại đến lợi ích
của bên kia nên có thể dẫn đến mâu thuẫn, xung đột trong quan hệ lao động. Những mâu
thuẫn, bất đồng này tất yếu dẫn


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng Việt
1. Bộ Lao động thương binh và xã hội (2013), Thông tư 08/2013/TT-BLĐTBXH
hướng dẫn việc tuy ển chọn, bổ nhiệm,cử, miễn nhiệm đối với hòa gi ải viên lao động, Hà
Nội.
2. Bộ Lao động thương binh và xã hội (2015), Thông tư số 29/2015 hướng dẫn thực
hiện một số điều về thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể và giải quyết tranh
chấp lao động quy định tại Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015
của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao
động ngày 31/07/2015, Hà Nội.
3. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Nghị định số
46/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động về tranh chấp lao động ngày 10/05/2013,
Hà Nội.
4. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Nghị định
05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của bộ luật lao
động quy định ngày 12/01/2015, Hà Nội.

5. Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2012), Bộ Luật Lao
động số 10/2012/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2012, Hà Nội.
6. Quốc hội nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Bộ Luật tố tụng
dân sự số 92/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015, Hà Nội.
7. Bùi Thị Hoàn (2013), Vai trò và chức năng của thiết chế ba bên trong quan hệ
lao động ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học quốc gia
Hà Nội, Hà Nội.
8. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2011), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 20112020, Hà Nội.
9. PGS.TS. Đào Thị Hằng (2003), “Tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp
lao động theo luật lao động và luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Bộ luật Lao động”,
Tạp chí Luật học số 1/2003, Hà Nội.


10. PGS.TS. Lê Thị Hoài Thu (2015), “Hoàn thiện các quy định của pháp luật về tố
tụng lao động”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 23/2015, trang 51-57, Hà Nội.
11. PGS.TS. Lê Thị Hoài Thu (2009), “Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại
toà án - Một số bất cập và hướng hoàn thiện”, />vi/Pages/chitiettin.aspx?IDNews=14854, ngày 12/8.
12. PGS.TS. Lê Thị Hoài Thu (2015), “Bất cập trong áp dụng các quy định pháp
luật về giải quyết tranh chấp lao động tập thể ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Nhà nước và
pháp luật số 11/2015, trang 74-78, Hà Nội.
13. TS Lưu Bình Nhưỡng (2012), “Bàn thêm về Dự thảo Bộ luật Lao động sửa
đổi”,

/>
detail.aspx?

ItemID=94, ngày 20/08.
14. TS. Lưu Bình Nhưỡng, “Mấy ý kiến về tố tụng lao động trong Bộ luật tố tụng
dân sự (sửa đổi)”, 12/8, ngày 12/8.
15. TS. Lưu Bình Nhưỡng (2003), “Bàn thêm về tranh chấp lao động”, Tạp chí

Luật học số 3/2003, Hà Nội.
16. PGS.TS. Nguyễn Duy Dũng, TS. Nguyễn Thị Hiền, Trần Thùy Dương (2011),
“Vấn đề tranh chấp lao động và đình công ở Nhật Bản”, Tạp chí Tâm lý học số 4/2011,
Viện Tâm lý học, tr. 38 - 53, Hà Nội.
17. TS. Nguyễn Xuân Thu (2008), “Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động
theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam - nhìn từ góc độ sử dụng cơ chế ba bên
trong việc giải quyết tranh chấp lao động”, .vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuutrao-doi.aspx?ItemID=1567, ngày 12/8.
18. PGS. TS. Trần Thị Thúy Lâm (1996), “Một số vấn đề về tranh chấp lao động
cá nhân và tranh chấp lao động tập thể”, Tạp chí Luật học số 5/1996, trang 14-16, Hà
Nội.
19. Trần Ngọc Thích (2008), Giải quyết tranh chấp lao động theo pháp luật
Singapore và Malaysia - Bài học kinh nghiệm và khả năng vận dụng vào điều kiện thực


tiễn ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Hồ Chí
Minh.
20. Khoa Luật Trường Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình Lý luận chung về Nhà
nước và pháp luật, NXb. Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2000.
21. Tổ chức Lao động Quốc tế (1981), Công ước số 154 về Xúc tiến thương lượng
tập thể năm 1981.
22. Trường đại học Luật Hà Nội (2014), Giáo trình Luật lao động Việt Nam, NXb.
Công An nhân dân, Hà Nội.
23. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2015), Một số bài học kinh nghiệm và giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm sát giải quyết các vụ án hành chính, vụ
việc kinh doanh thương mại và lao động, Hà Nội.
24. Viện kiểm sát nhân dân Hà Nội (2015), Báo cáo công tác kiểm sát giải quyết
các vụ án Hành chính, vụ việc kinh doanh thương mại, lao động và các việc khác theo
quy định của pháp luật năm 2015, Hà Nội.
25. Viện kiểm sát nhân dân Hà Nội (2016), Báo cáo Sơ kết công tác 6 tháng đầu
năm 2016, Hà Nội.

26. Website: />
ngày

20/07/2016.
27. Website: />18111106/ns140708192556, ngày 20/07/2016.
28. Website:

/>
+&cd=3&hl=vi&ct=clnk&gl=vn, ngày 20/07/2016.
29. Website:

/>
dong-trong-2-thang-dau-nam/c/18792719.epi, ngày 20/07/2016.
30. Website:

/>
nghiep-20130911082320600.htm, ngày 20/07/2016.
II. Tiếng Anh
31. Brunei (1961), Trade Dispute Act of Brunei No. 6 of 1961, . org.


32. Japan (2001), Act on Promoting the Resolution of Individual Labor-Related
Disputes No. 112 of July 11, 2001, aneselawtranslation. go.jp, Japan.
33. Japan (1946), Labor Relations Adjustment Act No. 25 of September 27, 1946,
.
34. Japan (2004), Labor Tribunal Act No. 45 of May 12, 2004), http://www.
japaneselawtranslation.go.jp, Japan.
35. Japan (1949, 2004), Labor Union Act No. 140 of 2004, http://www.
japaneselawtranslation.go.jp, Japan.
36. Japan (1996), The code of civil procedure No. 109 of June 26, 1996,

, Japan.
37. Malaysia

(1967),

Industrial

Relations

Act

1967,

.

Relation

Act

1960,

/>
my/en/links/acts?task=weblink.go&id=3.
38. Singapore

(1960),

Industrial

dyn/travail/docs/1254/Industrial%20Relations%20Act.pdf

39. Thailand (1975), Labour Relations Act B.E.2518 (1975) of Thailand,

40. The People's Republic of China (2007), Law on Mediation and Arbitration of
Labor

Disputes

No.

08,

December

29

2007,

/>
docs/488/Law%20of%20the%20People's%20Republic%20of%20China%20on%20Labor
-dispute%20Mediation %20and%2 0Arbitration.doc.
41. The Ministry of Health, Labour and Welfare of Japan (1946), Oder for the
enforcement of the Labor Relation Adjustment Act, Imperial Order No. 478 of October
12, 1946, .
42. The Ministry of Health, Labour and Welfare of Japan (2004), Ordinance
No.374 of 2004 of the Ministry of Health, Labour and Welfare Specifying the Number of
the Committee Members in accordance with the Law on Promoting the Resolution of
Individual Labour Disputes, .


43. The Ministry of Health, Labour and Welfare of Japan (2001), Ordinance No.

191 of 19 September 2001 Enforcement Regulations for the Law on promoting the
resolution of individual labour disputes, .
44. Hiroya Nakakubo (2015), “Industrial Action and Liability in Japan: A Legal
Overview*”, Industrial Action and Liability in Japan, pp.86-105.
45. Isamu Sugino, Masayuki Murayama (2006), “Employment Problems and
Disputing Behavior in Japan”, Japan Labor Review, pp.51-67.
46. Kazuo Sugeno (2015), “The Significance of Labour Relations Commissions in
Japan’s Labour Dispute Resolution System”, Japan Labour Review, vol.12, No.4
47. RLDU Ukrainian - Swedish Expert Group (2013), The new model of labour
dispute

resolution

for

Ukraine,

/>
nationellt/Ukraina/new_model.pdf, ngày 20/08/2016.
48. The Japan Institute for Labour Policy and Training (2013/2014), Labor
Situation in Japan and Its Analysic: General Overview, Japan, pp.121-144.
49. The Japan Institute for Labour Policy and Training (2015/2016), Labor
Situation in Japan and Its Analysic: General Overview, Japan, pp.122-144.

50. Yasuo Suwa (2015), “The Present Situation and Issues of the Labour Relations
Commission System”, www.jil.go.jp/english/JLR/documents/2015/JLR48 _suwa.pdf.
51. Website: />m=04&re=01, ngày 20/07/2016.
52. Website: />_of_Japan/index.html, ngày 20/07/2016.

17&v




×