Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Báo Cáo Đề Án Tính Giá Trị Sản Xuất, Giá Trị Tăng Thêm Cấp Tỉnh Và Cấp Huyện Tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (464.86 KB, 51 trang )

TỔNG CỤC THỐNG KÊ
CỤC THỐNG KÊ NGHỆ AN

BÁO CÁO
ĐỀ ÁN TÍNH GIÁ TRỊ SẢN XUẤT, GIÁ TRỊ TĂNG THÊM
CẤP TỈNH VÀ CẤP HUYỆN
TỈNH NGHỆ AN


NGHỆ AN, THÁNG 7 NĂM 2011
NỘI DUNG

PHẦN I: PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ TRỊ SẢN XUẤT, GIÁ TRỊ TĂNG THÊM
I. THEO GIÁ HIỆN HÀNH

1. Ngành Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản
2. Ngành khai khoáng, công nghiệp chế biến, chế tạo; sản xuất và phân phối
điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí; cung cấp nước, hoạt
động quản lý và xử lý rác thải, nước thải và ngành xây dựng
3. Ngành bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ
khác; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống
4. Ngành vận tải kho bãi và thông tin truyền thông
5. Ngành dịch vụ kinh doanh bất động sản; hoạt động hành chính và dịch vụ
hỗ trợ; hoạt động dịch vụ khác; hoạt động làm thuê các công việc trong hộ
gia đình
6. Hoạt động tài chính ngân hàng và bảo hiểm
7. Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ
8. Hoạt động của Đảng cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội, Quản lý nhà
nước, An ninh quốc phòng, bảo đảm xã hội bắt buộc
9. Ngành giáo dục và đào tạo
10. Ngành y tế và trợ giúp xã hội


11. Ngành nghệ thuật, vui chơi và giải trí
II. THEO GIÁ SO SÁNH
1. Những qui định chung
2. Giá trị sản xuất tính theo phương pháp chỉ số giá
3. Giá trị tăng thêm theo giá so sánh
4. Thuế nhập khẩu
2


5. Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
PHẦN II: SỰ CẦN THIẾT, THỰC TRẠNG, GIÁI PHÁP TÍNH GIÁ TRỊ SẢN
XUẤT, GIÁ TRỊ TĂNG THÊM TỈNH NGHỆ AN PHÂN THEO CẤP HUYỆN
I. NHU CẦU TÍNH GIÁ TRỊ SẢN XUẤT, GIÁ TRỊ TĂNG THÊM CHO CẤP
HUYỆN VÀ SỰ CẦN THIẾT TÍNH GIÁ TRỊ SẢN XUẤT, GIÁ TRỊ TĂNG
THÊM CHO CẤP HUYỆN
II. THỰC TRẠNG TÍNH TOÁN MỘT SỐ CHỈ TIÊU GO, VA TRÊN PHẠM VI
CẢ TỈNH VÀ THEO HUYỆN, THÀNH PHỐ, THỊ XÃ

1. Những kết quả chủ yếu đạt được
2. Những tồn tại và thiếu sót
III. CÁC NGUYÊN NHÂN DẪN TỚI CHÊNH LỆCH SỐ LIỆU GO, VA GIỮA
CẤP TỈNH VÀ CẤP HUYỆN

1. Những nguyên nhân thống kê
2. Nguyên nhân phi thống kê
IV. MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP TÍNH CHỈ TIÊU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT, GIÁ TRỊ
TĂNG THÊM Ở CẤP TỈNH VÀ CẤP HUYỆN

1. Mục tiêu
2. Phạm vi của đề án

3. Các giải pháp
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

3


PHẦN I:
PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ TRỊ SẢN XUẤT,
GIÁ TRỊ TĂNG THÊM
I. THEO GIÁ HIỆN HÀNH
1. Ngành Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản
Phương pháp chung tính giá trị sản xuất cho cả 3 ngành nông nghiệp, lâm
nghiệp và thủy sản:
Tổng giá trị sản xuất = Giá trị sản xuất của hoạt động tạo ra sản phẩm vật
chất cộng (+ ) giá trị sản xuất của hoạt động dịch vụ
- Giá trị sản xuất của hoạt động tạo ra sản phẩm vật chất được tính theo
công thức:
GTSXi = ∑Qi x Pi
Trong đó
GTSXi : giá trị sản xuất sản phẩm i
Qi : Sản lượng thu hoạch trong kỳ của sản phẩm i
Pi : Đơn giá sản xuất bình quân của sản phẩm i (giá thực tế/ giá cố định)
- Giá trị hoạt động dịch vụ:
+ Đối với đơn vị thực hiện chế độ hạch toán kế toán như doanh nghiệp,
hợp tác xã: giá trị hoạt động dịch vụ của đơn vị bằng doanh thu trong năm của
từng nhóm hoạt động tương ứng.
+ Đối với đơn vị không thực hiện chế độ hạch toán kế toán như doanh
nghiệp, tổ hợp tác và các hộ hoạt động dịch vụ chuyên: Giá trị hoạt động dịch vụ
bằng khối lượng dịch vụ thực hiện nhân (X) với đơn giá bình quân năm tương
ứng của hoạt động đó.

Trong trường hợp nguồn thông tin khai thác từ báo cáo quyết toán tài chính
năm của doanh nghiệp hoặc từ điều tra doanh nghiệp hàng năm thì giá trị sản
4


xuất có thể được tính theo phương pháp doanh thu (Giá trị sản xuất bằng doanh
thu thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh + Thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt,
thuế xuất khẩu phát sinh phải nộp + doanh thu tiêu thụ sản phẩm phụ)
Do đặc thù của ngành, ngoài một số ít đơn vị dịch vụ tính giá trị sản xuất từ
doanh thu còn đại đa số các đơn vị thuộc các thành phần kinh tế tính giá trị sản
xuất từ sản lượng sản xuất và đơn giá, tính chi tiết cho từng cây trồng, vật nuôi.
Như vậy, để khắc phục tình trạng chênh lệch số liệu giữa cấp tỉnh và cấp huyện
việc thống nhất số liệu về sản lượng sản xuất và đơn giá tính cho mỗi sản phẩm
giữa các huyện, thành phố, thị xã và cả tỉnh là đặc biệt quan trọng.
Trong thực tế tính toán hiện nay, thống kê nông, lâm nghiệp và thủy sản ở
các Chi cục thống kê huyện, thành phố, thị xã thống kê sản lượng sản phẩm sản
xuất chi tiết theo từng cây trồng vật nuôi và gửi báo cáo về Phòng Nông, lâm
nghiệp và thuỷ sản, theo chế độ báo cáo thống kê định kỳ. Phòng Nông, lâm
nghiệp và thuỷ sản thống kê sản lượng sản phẩm sản xuất của cả tỉnh, như vậy
yêu cầu đặt ra là sản lượng sản phẩm sản xuất của cả tỉnh phải bằng tổng sản
lượng của 20 huyện, thành phố, thị xã.
Đối với việc sử dụng đơn giá thực tế của sản phẩm, các Chi cục Thống kê
huyện, thành phố, thị xã phải sử dụng đúng đơn giá của tỉnh cung cấp để tính.
2. Ngành khai khoáng, công nghiệp chế biến, chế tạo; sản xuất và phân
phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí; cung cấp
nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải và ngành xây dựng
Cũng như các hoạt động sản xuất khác, hoạt động sản xuất công nghiệp và
xây dựng trên địa bàn tỉnh (huyện, thành phố, thị xã) được tính toán dựa vào
nguyên tắc “đơn vị thường trú trên địa bàn”. Theo nguyên tắc này, đơn vị là
thường trú trên địa bàn tỉnh (huyện, thành phố, thị xã) nào thì sản lượng mà nó đã

sản xuất, kinh doanh được tính cho tỉnh (huyện, thành phố, thị xã) đó. Đối với
các đơn vị đóng trọn trên địa bàn một tỉnh (huyện, thành phố, thị xã), việc thu
thập thông tin và tính toán giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm không gặp khó khăn.
Toàn bộ giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm của các đơn vị này được tính cho tỉnh
(huyện, thành phố, thị xã) mà nó đóng trên đó. Vấn đề đặt ra ở đây là việc tính
toán giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm của các đơn vị thường trú trên địa bàn tỉnh
(huyện, thành phố, thị xã) là chi nhánh của các đơn vị có địa điểm đóng trên địa
5


bàn tỉnh (huyện, thành phố, thị xã) khác hoặc ngược lại. Do thông tin của đơn vị
chỉ được cung cấp tại trụ sở chính nên các chi nhánh đóng trên địa bàn tỉnh thành
phố khác sẽ gặp khó khăn trong việc thu thập thông tin để tính toán giá trị sản
xuất cũng như giá trị tăng thêm. Vì vậy, cần tính toán và phân bổ giá trị sản xuất
của các đơn vị đóng trên nhiều địa bàn tỉnh (huyện, thành phố, thị xã).
Giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp được tính theo phương pháp
sản xuất tức dựa vào doanh thu hoặc chi phí sản xuất theo công thức sau:
* Giá trị sản xuất theo giá sản xuất của các đơn vị hoạt động công nghiệp
khai thác, công nghiệp chế biến được tính như sau:
Giá trị sản xuất bằng (= ) Doanh thu thuần từ hoạt động sản xuất, kinh
doanh Cộng (+) Thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phát sinh phải
nộp;
Cộng (+) Doanh thu tiêu thụ sản phẩm phụ;
Cộng (+) Doanh thu cho thuê máy móc có người điều khiển và các tài sản
khác (không kể đất);
Cộng (+) Doanh thu bán phế liệu thu hồi, sản phẩm kèm theo tận thu được
trong quá trình sản xuất;
Cộng (+) Giá trị các mô hình, công cụ tự chế ... là tài sản cố định tự trang
bị cho đơn vị (gọi tắt là tài sản tự trang, tự chế);
Cộng (+) Chênh lệch cuối kỳ trừ đầu kỳ hàng tồn kho, hàng gửi bán chưa

thu được tiền, sản phẩm dở dang và các chi phí dở dang khác.
* Giá trị sản xuất theo giá sản xuất của các hoạt động sản xuất và phân
phối điện, nước, khí đốt được tính theo công thức sau:
Giá trị sản xuất = Doanh thu thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh, cộng
(+) Thuế VAT, cộng (+) Thuế tiêu thụ đặc biệt, cộng (+) Thuế xuất khẩu phát
sinh phải nộp, trừ (-) Trị giá điện, nước, khí đốt khi mua vào.
Hoặc Giá trị sản xuất bằng (=) Tổng chi phí sản xuất trong năm, cộng (+)
Thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phát sinh phải nộp, cộng (+)
Lợi tức thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
* Giá trị sản xuất hoạt động xây dựng được tính theo công thức sau:
6


Giá trị sản xuất bằng
(= ) Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ;
Cộng (+) Thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phát sinh phải
nộp;
Cộng (+) Trợ cấp sản phẩm nếu có;
Cộng (+) Số dư cuối kỳ về sản phẩm dở dang, chi phí xây lắp và sửa chữa
lớn dở dang;
Trừ (-) Số dư đầu kỳ về sản phẩm dở dang, chi phí xây lắp và sửa chữa lớn
dở dang
Cộng (+) Giá trị vật kiến trúc, công cụ là tài sản cố định tự chế tạo dùng
trong đơn vị;
Cộng (+) Doanh thu thuần về cho thuê máy móc thiết bị dùng cho xây
dựng cơ bản có người điều khiển đi kèm;
Cộng (+) Doanh thu thuần về bán phế liệu thu hồi được trong quá trình xây
dựng;
Cộng (+) Doanh thu thuần các hoạt động sản xuất phụ khác (không tách
riêng doanh thu dưới 10% so với hoạt động chính;

Hoặc Giá trị sản xuất (theo giá sản xuất)= Tổng chi phí sản xuất trong
năm, cộng (+) thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phát sinh phải
nộp, cộng (+) lợi tức thuần từ hoạt động SXKD.
* Phương pháp phân bổ
Từ thực trạng nguồn thông tin và phương pháp tính cho thấy phương pháp
tính giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp và xây dựng là phương pháp sản
xuất, do đó phương pháp phân bổ giá trị sản xuất công nghiệp của cả tỉnh cho
từng huyện, thành phố, thị xã được thực hiện đồng thời theo cả hai phương pháp
phân bổ từ trên xuống và tổng hợp từ dưới lên. Tức là, các cơ quan thống kê địa
phương trực tiếp tính giá trị sản xuất công nghiệp của các đơn vị thường trú chỉ
đóng trên địa bàn mà địa phương quản lý (đơn vị đó không có chi nhánh hoặc
không là chi nhánh của đơn vị khác), cơ quan thống kê tỉnh sẽ tính toán và phân
bổ giá trị sản xuất công nghiệp của các đơn vị thường trú có chi nhánh là các đơn
7


vị thường trú đóng trên nhiều địa bàn khác nhau. Muốn thực hiện được phương
pháp này trước hết cần phân loại được các đơn vị thường trú thành hai loại:
+ Thứ nhất: là đơn vị thường trú chỉ đóng trên địa bàn một tỉnh (huyện,
thành phố, thị xã) do cơ quan thống kê của tỉnh (huyện, thành phố, thị xã) đó trực
tiếp tính giá trị sản xuất;
+ Thứ hai: là đơn vị thường trú có chi nhánh hoặc là chi nhánh của đơn vị
thường trú trên địa bàn tỉnh (huyện, thành phố, thị xã) khác do cơ quan thống kê
trung ương (tỉnh) tính và phân bổ giá trị sản xuất.
Việc tính và phân bổ giá trị sản xuất của các đơn vị do cơ quan thống kê
trung ương (tỉnh) thực hiện hoàn toàn thống nhất về phương pháp tính và nguồn
thông tin với các đơn vị do cơ quan thống kê địa phương thực hiện cả về giá thực
tế và giá so sánh.
* Một số điểm lưu ý khi phân bổ
+ Chỉ phân bổ giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm của các đơn vị có chi

nhánh là đơn vị thường trú đóng trên hai tỉnh (huyện, thành phố, thị xã) trở lên.
(Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã chỉ phân bổ giá trị sản xuất, chi phí
trung gian, giá trị tăng thêm của các doanh nghiệp trên 10 lao động.)
+ Dựa vào cơ cấu doanh thu hoặc chi phí, hoặc lao động của các đơn vị cơ
sở đóng trên các tỉnh (huyện, thành phố, thị xã) khác nhau làm quyền số phân bổ;
+ Phân bổ giá trị sản xuất trước, sau đó sử dụng hệ số chi phí trung gian của
các vùng để tính giá trị tăng thêm sau.
Riêng đối với ngành xây dựng:
+ Nếu đơn vị thu thập thông tin là bên nhận thầu (bên B) thì giá trị sản xuất
phân bổ theo tỷ trọng khối lượng vốn đầu tư thực hiện của từng hạng mục công
trình, theo độ dài (đối với công trình giao thông), theo diện tích xây dựng (đối với
nhà xưởng), ...;
+ Nếu đơn vị thu thập thông tin là bên chủ đầu tư, ban quản lý công trình,
dự án thì phân bổ theo vốn đầu tư thực hiện của từng hạng mục công trình (riêng
đối với công trình giao thông vẫn phân bổ theo độ dài của đường sá, cầu cống).

8


+ Nếu chủ đầu tư là cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phân bổ theo vốn đầu
tư nơi địa bàn có xây dựng;
+ Nếu là xây dựng nhà ở của dân cư, quy ước tính theo nơi hộ gia đình cư trú.
3. Ngành bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có
động cơ khác; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống.
3.1. Ngành thương nghiệp
Giá trị sản xuất theo giá
thực tế chính thức năm

=


Doanh
Thuế VAT,
thu
+ TTĐB, XK phát
thuần
sinh phải nộp

-

Trị giá vốn
hàng mua
vào

Hoặc:
Giá trị sản xuất theo giá
thực tế chính thức năm

=

Giá trị tăng thêm theo
giá thực tế

=

Chi phí
+
sản xuất

Thuế sản
phẩm phát

+
sinh phải nộp

Giá trị sản xuất

-

Lợi nhuận từ
sản xuất KD

Chi phí trung gian

3.2. Ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống
Giá trị sản xuất theo giá
thực tế chính thức năm
Giá trị tăng thêm

=
=

Doanh
Thuế VAT,
thu
+ TTĐB, XK phát
thuần
sinh phải nộp
Giá trị sản xuất

-


-

Trị giá vốn
hàng
chuyển bán

Chi phí trung gian

4. Ngành vận tải kho bãi và thông tin truyền thông
Giá trị sản xuất (bằng) = Doanh thu thuần (cộng) + Thu từ cho thuê văn
phòng, nhà xưởng, máy móc, thiết bị có người điều khiển; giá trị tài sản cố định
tự sản xuất và dùng trong hoạt động của đơn vị (cộng) + Thuế VAT, TTĐB, XK
phát sinh phải nộp.
Hoặc: Giá trị sản xuất (bằng) = Chi phí sản xuất kinh doanh (cộng) + thuế
(cộng) + lợi tức thuần.

9


Đối với cá thể: Giá trị sản xuất = Tổng số lao động x Giá trị sản xuất bình
quân một lao động.
Nguồn thông tin: Điều tra doanh nghiệp, điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh
cá thể phi nông, lâm nghiệp, thủy sản; Chế độ báo cáo định kỳ áp dụng với các
doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp và dự án có vốn đầu tư nước ngoài, chế độ
báo cáo định kỳ vận tải, kho bãi, dịch vụ đại lý vận tải và bưu chính viễn thông.
Do tính chất đặc thù của hoạt động vận tải đường sắt và vận tải hàng
không, để đảm bảo tính thống nhất của số liệu giữa các cấp, Tổng cục sẽ tính toán
và phân bổ giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm của 2 hoạt động vận tải này cho
các tỉnh, thành phố có các ga đường sắt hay cảng hàng không (sân bay).
5. Ngành dịch vụ kinh doanh bất động sản; hoạt động hành chính và

dịch vụ hỗ trợ; hoạt động dịch vụ khác; hoạt động làm thuê các công việc
trong hộ gia đình
Phương pháp tính giá trị sản xuất theo phương pháp sản xuất của các
ngành dịch vụ kinh doanh bất động sản; hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ;
hoạt động dịch vụ khác có thể tóm tắt như sau:
1. Đối với các đơn vị sự nghiệp: Giá trị sản xuất, bằng (=) Tổng chi phí
cho hoạt động thường xuyên của đơn vị (không bao gồm các khoản chi chuyển
nhượng hoặc chi đầu tư), cộng (+) Thuế sản phẩm phát sinh phải nộp (nếu có);
2. Đối với các doanh nghiệp và loại hình kinh tế khác: Giá trị sản xuất,
bằng (=) Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, cộng (+) Thuế sản
phẩm phát sinh phải nộp;
Hoặc Giá trị sản xuất, bằng (=) Tổng chi phí cho hoạt động sản xuất, cộng
(+) Lợi nhuận thuần, cộng (+) Thuế sản phẩm phát sinh phải nộp.
3. Giá trị sản xuất của hoạt động làm thuê các công việc trong hộ gia đình,
bằng (=) Tổng chi phí của hộ gia đình thuê người nội trợ, giúp việc... chi cho
người lao động làm thuê các công việc trong hộ gia đình (bao gồm cả các khoản
chi khác bằng tiền hoặc hiện vật). Hoặc Giá trị sản xuất của hoạt động làm thuê
các công việc trong hộ gia đình được ước tính dựa vào thông tin từ điều tra mức
sống hộ gia đình như sau:

10


Chi phí bình quân
Chi phí bình quân của
của hộ điều tra mẫu
hộ điều tra mẫu cho
cho người lao động
Giá
Số

người lao động làm
Số hộ
làm thuê các công
trị
hộ
thuê các công việc
= thành x
việc trong hộ GĐ
+
x
sản
nông
trong hộ GĐ (bao gồm
thị
(bao gồm cả các
xuất
thôn
cả các khoản chi khác
khoản chi khác bằng
bằng tiền hoặc hiện vật
tiền hoặc hiện vật ở
ở khu vực nông thôn)
khu vực thành thị)

Nguồn thông tin để tính giá trị sản xuất của các ngành hoạt động nói trên
dựa vào báo cáo tổng mức lưu chuyển hàng hóa, điều tra doanh nghiệp, điều tra
cơ sở SXKD cá thể, báo cáo quyết toán tài chính năm của các doanh nghiệp, các
đơn vị sự nghiệp và thông tin từ điều tra mức sống hộ gia đình.
6. Hoạt động tài chính ngân hàng và bảo hiểm
6.1. Phương pháp tính chính thức năm theo giá thực tế hoạt động ngân

hàng.
a. Giá trị sản xuất
Giá trị sản xuất hoạt động ngân hàng là giá trị của toàn bộ các sản phẩm
dịch vụ tài chính được tạo ra bởi hoạt động này thông qua các đơn vị hoạt động
ngân hàng trong một thời kỳ nhất định. Nó bao gồm phí dịch vụ ngầm (hay còn
gọi là giá trị dịch vụ trung gian tài chính đo lường gián tiếp – FISIM) và phí dịch
vụ thẳng. Vì giá trị sản xuất tính theo giá sản xuất nên thuế sản phẩm trừ đi trợ
cấp sản phẩm (nếu có) phải được cộng thêm vào.
a.1. Phí dịch vụ ngầm
Phí dịch vụ ngầm bằng chênh lệch giữa thu nhập sở hữu phải thu và tổng
tiền lãi phải trả. Không bao gồm thu nhập sở hữu do đầu tư từ nguồn vốn tự có.
Phí dịch vụ ngầm

Thu nhập sở hữu phải thu - Tiền lãi phải trả

Thu nhập sở hữu phải thu gồm:
11


- Thu lãi cho vay: gồm các khoản thu lãi từ cho vay đối với các tổ chức, cá
nhân trong nước và nước ngoài.
- Thu lãi tiền gửi: gồm các khoản thu lãi từ tiền gửi tại các tổ chức, cá nhân
trong nước và nước ngoài.
- Thu lãi từ đầu tư chứng khoán: gồm tiền lãi từ các chứng khoán đầu tư và
chứng khoán kinh doanh.
- Thu lãi góp vốn, mua cổ phần: gồm cổ tức nhận được trong kỳ từ góp
vốn, mua cổ phần; lãi của các khoản đầu tư vào các công ty liên doanh, liên kết.
- Thu lãi cho thuê tài chính: gồm các khoản thu lãi từ nghiệp vụ cho thuê
tài chính.
Tiền lãi phải trả gồm:

- Trả lãi tiền gửi: gồm các khoản trả lãi tiền gửi cho các tổ chức, cá nhân
trong nước và nước ngoài.
- Trả lãi tiền vay: gồm các khoản trả lãi tiền vay cho các tổ chức, cá nhân
trong nước và nước ngoài.
- Trả lãi phát hành giấy tờ có giá: gồm các khoản trả lãi cho các giấy tờ có giá
đã phát hành.
- Trả lãi tiền thuê tài chính.
* Chú ý: Trong qúa trình xác định thu nhập sở hữu phải thu và lãi phải trả ở
đơn vị cơ sở, thu lãi điều chuyển vốn nội bộ và trả lãi điều chuyển vốn nội bộ cần
được tính vào.
a.2. Phí dịch vụ thẳng
Phí dịch vụ thẳng gồm các khoản phí và hoa hồng từ các dịch vụ tài chính
tính giá trực tiếp đối với khách hàng. Các khoản thu này gồm thu từ dịch vụ
thanh toán, thu từ nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng, thu từ dịch vụ ngân quỹ, thu từ
kinh doanh ngoại hối, thu từ kinh doanh chứng khoán .v.v….
* Chú ý: Thu từ kinh doanh chứng khoán và thu từ kinh doanh ngoại hối là
chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá mua thực tế. Thu bất thường và chi bất
thường không tính vào giá trị sản xuất.
12


b. Chi phí trung gian
Chi phí trung gian là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được sử
dụng trong quá trình sản xuất của các đơn vị hoạt động ngân hàng trong một thời
kỳ. Chi phí vật chất (hay giá trị sản phẩm vật chất sử dụng) gồm các khoản như
chi về điện, nước, vật liệu, giấy tờ in, sách, báo .v.v…. trong khi đó chi phí dịch
vụ (hay giá trị sản phẩm dịch vụ sử dụng) gồm các khoản như chi về dịch vụ bưu
điện, điện thoại, quảng cáo, tiếp thị, tuyên truyền, an ninh .v.v…
CPTG theo giá người mua = Chi phí vật chất + Chi phí dịch vụ
c. Giá trị tăng thêm

Giá trị tăng thêm là giá trị mới được tạo ra từ quá trình sản xuất kinh doanh
và là một bộ phận cấu thành giá trị sản xuất. Xét từ góc độ cấu thành theo giá
người sản xuất, nó bao gồm 4 yếu tố: thu nhập của người lao động, tiêu dùng tài
sản cố định (khấu hao tài sản cố định), thuế sản xuất trừ đi trợ cấp về sản xuất
(nếu có), giá trị thặng dư.
GTTT

GTSX

=

theo giá sản xuất

-

theo giá sản xuất

CPTG
theo giá người mua

6.2. Hoạt động bảo hiểm và chứng khoán
a/Hoạt động bảo hiểm:
* Giá trị sản xuất :
Giá trị sản xuất toàn ngành bảo hiểm (GOttBH) được tính như sau:
GOttBH

GOttBV

=


Thị phần của Bảo Việt
* Chi phí trung gian (ICttBH).
ICttB
H

=

GOttBH x Tỷ lệ IC/GO trong IO 2000

* Giá trị tăng thêm (VAttBH).
VAttBH

= GOttBH
13



ICttB


H

+ Giá trị sản xuất (GO): Tính từ chi phí

GOtt

Chi phí
Chi khác
quản lý
hoạt động

=
+
+
kinh doanh
(MS
BH (MS 25)
44)

Lợi tức
thuần hoạt
động kinh
doanh BH
(MS 45)

+

Lợi tức hoạt
động tài
chính (MS
51)

+Chi phí trung gian: Hầu hết thông tin từ biểu “Chi phí quản lý doanh
nghiệp” được tính vào chi phí trung gian (trừ một số khoản được tính trực tiếp
cho giá trị tăng thêm và một số khoản như chi phí dịch vụ mua ngoài; chi phí
dịch vụ mua ngoài khác; chi phí bằng tiền khác; chi phí tiếp khách, hội nghị, giao
dịch; chi đoàn ra; chi khác chưa phân định rõ bao nhiêu phần được tính cho giá trị
tăng thêm và bao nhiêu phần được tính cho chi phí trung gian). Để bóc tách được
cần sử dụng thông tin từ điều tra doanh nghiệp.
+Giá trị tăng thêm: VAtt = GOtt - ICtt
b/Hoạt động chứng khoán:

- Giá trị sản xuất tính theo chi phí
Giá trị sản xuất = Chi phí hoạt động kinh doanh + chi phí quản lý doanh
nghiệp + Lợi nhuận thuận từ hoạt động kinh doanh chứng khoán.
* Chi phí trung gian: bao gồm các khoản chi phí vật chất và chi phí dịch
vụ được tính vào chi phí trung gian trong chi phí trực tiếp kinh doanh chứng
khoán và chi phí quản lý doanh nghiệp.
* Giá trị tăng thêm:
- Theo phương pháp sản xuất
Giá trị tăng thêm

= Giá trị sản xuất

- Chi phí trung gian

7. Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ.
- Đối với các hoạt động liên quan đến ngân sách :
Giá trị sản xuất bằng (=)
14


Tổng chi phí thường xuyên trong năm.
Trừ (-) các khoản chi sửa chữa lớn tài sản cố định và các công trình cơ sở
hạ tầng.
Trừ (-) các khoản chi chuyển nhượng thường xuyên.
Cộng (+) số trích hao mòn tài sản cố định trong năm (nếu có).
- Đốí với các hoạt động ngoài ngân sách nhà nước:

Giá trị
sản xuất


=

Doanh thu tiêu thụ thuần hoặc doanh
+
thu tiêu thụ sản phẩm dịch vụ

Doanh thu tiêu thụ thuần
hoặc Doanh thu tiêu thụ
sản phẩm dịch vụ

=

Thuế sản phẩm phát
sinh phải nộp

Doanh thu thuần hoặc Doanh
thu bình quân cho 1 lao động
của đơn vị điều tra chọn mẫu

x

Tổng số
lao động

Giá trị sản xuất của hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ bằng
tổng giá trị của hoạt động liên quan đến ngân sách nhà nước và hoạt động ngoài
ngân sách nhà nước.
Nguồn thông tin: báo cáo chi ngân sách năm do cơ quan tài chính cung cấp
để tính phần hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ của nhà nước, phần
Doanh nghiệp sử dụng kết quả điều tra Doanh nghiệp năm để tính hoạt động

chuyên môn, khoa học và công nghệ của các doanh nghiệp. Phần thu từ các hoạt
động khác được thu thập từ quyết toán từ các đơn vị hành chính sự nghiệp trên
địa bàn.
Trên cơ sở giá trị sản xuất theo giá thực tế xác định được, căn cứ vào tỷ lệ
chi phí trung gian của các cuộc điều tra để xác định chi phí trung gian theo giá
thực tế, về GDP được xác định theo phương pháp sản xuất ;
Giá trị tăng thêm = Giá trị sản xuất – Chi phí trung gian.
8. Hoạt động của Đảng cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội, Quản lý
nhà nước, An ninh quốc phòng, bảo đảm xã hội bắt buộc
Giá trị sản xuất bằng (=)
Tiền lương
15


Cộng (+) Tiền công
Cộng (+) Phụ cấp lương
Cộng (+) Sinh hoạt phí cán bộ đi học
Cộng (+) Tiền thưởng
Cộng (+) Các khoản đóng góp
Cộng (+) Chi cho cán bộ xã, thôn, bản đương chức
Cộng (+) Các khoản thanh toán khác cho cá nhân
Cộng (+) Chi về hàng hóa và dịch vụ khác
Cộng (+) Khấu hao tài sản cố định
Do có khó khăn trong khai thác thông tin hàng năm từ cơ quan quản lý tài
sản nhà nước nên chỉ tiêu khấu hao TSCĐ có thể ước lượng qua hệ số điều năm
2007.
Khi tính toán ngành này, các tỉnh (huyện, thành phố, thị xã) thường gặp khó
khăn trong thu thập thông tin, nhất là đối với hai ngành An ninh và Quốc phòng.
Các tỉnh (huyện, thành phố, thị xã) nếu khai thác số liệu từ ngành Tài chính
thường bị thiếu phần chi ngân sách của các cơ quanTW đóng trên tỉnh (huyện,

thành phố, thị xã), của các ngành quản lý theo ngành dọc như Thống kê. Vì vậy
cần phải khai thác thêm số liệu từ Kho Bạc Nhà nước tỉnh (huyện, thành phố, thị
xã) song số chi cho quốc phòng có thể bao gồm cả số chi cho các tỉnh lân cận. Ví
dụ số liệu về quốc phòng tại tỉnh Nghệ An, phần chi cho quân khu bốn gồm 6
tỉnh có liên quan, từ thực tế sẽ áp dụng cách phân bổ như sau:
Về An ninh, quốc phòng: Số liệu tính toán cho toàn quốc sẽ được phân bổ
cho tỉnh (huyện, thành phố, thị xã). Phương pháp phân bổ dựa vào tỷ lệ dân số
của từng tỉnh (huyện, thành phố, thị xã). Vì tỷ lệ này thường được bố trí theo quy
mô dân số của tỉnh, (huyện, thành phố, thị xã). Số liệu tổng hợp của tỉnh là số
phân bổ và phần ngân sách do tỉnh (huyện, thành phố, thị xã) chi cho lực lượng
an ninh quốc phòng.
Về ngoại giao: Dự kiến phân bổ như an ninh, quốc phòng.
9. Ngành giáo dục và đào tạo
16


-Hoạt động giáo dục và đào tạo Nhà nước:
Giá trị sản xuất từ nguồn kinh phí thường xuyên của NSNN bằng (=)
Tổng chi phí thường xuyên trong năm
Trừ (-) các khoản chi sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ chuyên môn và
các công trình cơ sở hạ tầng
Trừ (-) các khoản chi chuyển nhượng thường xuyên: phúc lợi tập thể; chi
hỗ trợ kinh tế tập thể và dân cư; chi công tác xã hội; chi trả các khoản thu năm
trước;
Trừ (-) một phần của mục chi khác;
Cộng (+) số trích khấu hao TSCĐ trong năm.
Cộng (+) thuế sản xuất (nếu có)
- Đối với giáo dục và đào tạo ngoài nhà nước:
Giá trị
sản xuất


=

Doanh thu tiêu thụ thuần hoặc doanh
thu tiêu thụ sản phẩm dịch vụ giáo dục
và đào tạo

Doanh thu tiêu thụ thuần
Doanh thu thuần hoặc
hoặc Doanh thu tiêu thụ sản
Doanh thu bình quân
=
phẩm dịch vụ giáo dục và
cho 1 lao động của đơn
đào tạo trong năm
vị điều tra chọn mẫu

+

x

Thuế sản phẩm
phát sinh phải
nộp
Tổng số lao
động

Giá trị sản xuất của hoạt động giáo dục và đào tạo bằng tổng giá trị sản
xuất của hoạt động này do khu vực kinh tế nhà nước và ngoài nhà nước.
Giá trị tăng thêm = Giá trị sản xuất – Chi phí trung gian.

10. Ngành y tế và trợ giúp xã hội
- Đối với y tế và trợ giúp xã hội nhà nước:
Giá trị sản xuất bằng (=)
Tổng chi phí thường xuyên trong năm của y tế và các hoạt động trợ giúp xã
hội;

17


Trừ(-) các khoản chi sửa chữa lớn TSCĐ phục vụ chuyên môn và các công
trình cơ sở hạ tầng
Trừ (-) các khoản chi chuyển nhượng thường xuyên: phúc lợi tập thể, chi
hỗ trợ kinh tế tập thể và dân cư; chi công tác xã hội; chi trả các khoản thu năm
trước;
Trừ (-) một phần của mục chi khác;
Cộng (+) số trích hao mòn TSCĐ trong năm;
Cộng(+) thuế sản xuất ( nếu có).
- Đối với y tế và hoạt động trợ giúp xã hội ngoài nhà nước:
Giá trị
sản xuất

=

Doanh thu tiêu thụ thuần hoặc doanh
thu tiêu thụ sản phẩm dịch vụ y tế và
hoạt động trợ giúp xã hội

Doanh thu thuần hoặc doanh
thu tiêu thụ sản phẩm dịch vụ y =
tế và hoạt động trợ giúp xã hội


+

Thuế sản phẩm
phát sinh phải
nộp

Doanh thu thuần hoặc doanh
thu bình quân cho 1 lao động
của đơn vị điều tra chọn mẫu

Tổng
x số lao
động

Giá trị sản xuất của ngành y tế và trợ giúp xã hội bằng hoạt động y tế và
trợ giúp xã hội nhà nước cộng với y tế và trợ giúp xã hội ngoài nhà nước.
Giá trị tăng thêm = Giá trị sản xuất – Chi phí trung gian.
11. Ngành nghệ thuật, vui chơi và giải trí
- Đối với hoạt động nghệ thuật, vui chơi và giải trí do kinh phí ngân sách
Nhà nước cấp:
Giá trị sản xuất bằng (=) Tổng chi phí thường xuyên trong năm;
Trừ(-) các khoản chi sửa chữa lớn TSCĐ phục vụ chuyên môn và các công
trình cơ sở hạ tầng;
Trừ (-) các khoản chi chuyển nhượng thường xuyên: phúc lợi tập thể; chi hỗ
trợ kinh tế tập thể và dân cư; chi công tác xã hội; chi trả các khoản thu năm trước;
Trừ (-) một phần của mục chi khác;
Cộng (+) số trích hao mòn TSCĐ trong năm;
18



Cộng(+) thuế sản xuất (nếu có).
- Đối với hoạt động nghệ thuật, vui chơi và giải trí ngoài nhà nước:
Giá trị
sản xuất

=

Doanh thu thuần hoặc doanh thu tiêu
thụ sản phẩm dịch vụ nghệ thuật vui
chơi và giải trí

Doanh thu thuần hoặc
Doanh thu tiêu thụ sản
phẩm dịch vụ nghệ thuật,
vui chơi và giải trí

=

+

Thuế sản phẩm
phát sinh phải nộp

Doanh thu thuần hoặc
Doanh thu bình quân cho 1
lao động của đơn vị điều
tra chọn mẫu

x


Tổng số
lao động

- Hoạt động xổ số
Giá trị
sản xuất

=

Doanh thu thuần
bán vé sổ xố

-

Chi phí trả
Thuế giá trị gia tăng
+
thưởng
phát sinh phải nộp

Báo cáo chính thức căn cứ vào chi thường xuyên năm báo cáo, kết quả các
cuộc điều tra khác và báo cáo quyết toán tài chính năm của công ty sổ xố hoắc
điều tra doanh nghiệp hàng năm.

II. THEO GIÁ SO SÁNH
1. Những qui định chung
Theo qui định hiện hành của Tổng cục thống kê:
1. Giá trị sản xuất theo giá so sánh được tính đồng thời theo năm gốc, đó là
năm gốc 1994 và năm gốc 2005 ( thực hiện thí điểm)

2. Giá trị sản xuất tính theo năm gốc 1994, theo ngành kinh tế cấp I của
VSIC 1993 (riêng đối với các ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản; Công nghiệp
khai thác mỏ; Công nghiệp chế biến; Sản xuất, phân phối điện, khí đốt và nước.
Chỉ tiêu giá trị sản xuất còn được phân chi tiết theo nghành kinh tế cấp II hoặc
cấp III của VSIC 1993). Giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm tính theo năm gốc
2005, phân theo ngành kinh tế cấp I và cấp II của VSIC 2007.
3. Theo năm gốc 1994, giá trị sản xuất theo giá so sánh được tính đồng thời
theo 2 phương pháp:
19


a. Phương pháp đánh giá trực tiếp tức là giá trị sản xuất của năm hiện hành
theo giá năm gốc bằng khối (sản) lượng của năm hiện hành nhân với đơn giá của
năm 1994, trên cơ sở sử dụng “Bảng giá cố định 1994” ban hành theo quyết định
số 56/TCTK-TH ngày 02/7/1994 của Tổng cục trưởng Tổng cục thống kê. Các
ngành tính theo phương pháp này là Nông, lâm nghiệp và thủy sản; Công nghiệp
khai thác mỏ; công nghiệp chế biến, Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước.
Theo kế hoạch của Tổng cục thống kê từ năm 2011 trở đi sẽ không dùng “ Bảng
giá cố định 1994” để tính chuyển giá thực tế về năm gốc.
b. Các ngành kinh tế còn lại dùng phương pháp chỉ số giá (phương pháp
giảm phát) để tính giá trị sản xuất theo giá so sánh, tức là giá trị sản xuất của năm
hiện hành theo giá năm gốc 1994 bằng giá trị sản xuất của năm hiện hành theo
giá thực tế chia cho chỉ số giá của người sản xuất (PPI) hoặc chỉ số giá tiêu dùng
(CPI) phù hợp.
4. Theo giá năm gốc 2005, giá trị sản xuất theo giá so sánh năm 2005 được
tính theo phương pháp chỉ số giá, tức là giá trị sản xuất theo giá so sánh năm
2005 bằng giá trị sản xuất theo giá thực tế của năm hiện hành chia cho chỉ số giá
bán của người sản xuất (PPI) hoặc chỉ số giá (CPI) năm hiện hành so với năm gốc
2005. Năm gốc 2005 hiện đang được tính thí điểm để hoàn thiện phương pháp
tính theo chỉ số giá, theo kế hoạch của Tổng cục Thống kê từ năm 2011 trở đi sẽ

đổi năm gốc là 2010. Giá trị sản xuất theo giá so sánh 2010 được tính theo
phương pháp chỉ số giá.
2. Giá trị sản xuất tính theo phương pháp chỉ số giá, qui ước dùng chỉ
số giá vùng, tức là tỉnh (huyện, thành phố, thị xã) thuộc vùng nào sử dụng cùng
một chỉ số giá của vùng đó, công thức tính như sau:
Giá trị sản xuất
năm báo cáo

Giá trị sản xuất năm báo cáo theo giá thực tế
=
Chỉ số giá bán của người sản xuất (PPI) hoặc chỉ số giá
tiêu dùng (CPI) năm báo cáo so với năm gốc

Phương pháp tính cụ thể đối với từng ngành kinh tế như sau:
2.1 Ngành nông, Lâm nghiệp và thủy sản

20


Giá trị sản xuất
nông, lâm nghiệp,
thủy sản theo giá so

=

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản
theo giá thực tế
Chỉ số giá bán của người sản xuất nông, lâm nghiệp,
thủy sản năm báo cáo so với năm gốc


2.2 Nhóm các ngành công nghiệp
Giá trị sản xuất của
từng ngành công

Giá trị sản xuất năm báo cáo theo giá thực tế
Chỉ số giá bán của người sản xuất công nghiệp của
từng ngành tương ứng năm báo cáo theo giá năm gốc

2.3 Ngành xây dựng
Giá trị sản xuất

=

Giá trị sản xuất năm báo cáo theo giá thực tế

năm báo cáo theo
Chỉ số giá sản xuất của nhóm vật liệu xây dựng, thép xây
dựng, gỗ xây dựng năm báo cáo so với năm gốc
2.4 Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô xe máy và xe có động
cơ khác
a. Bán buôn
Giá trị sản xuất
năm báo cáo theo
giá so sánh

Doanh số bán buôn
Trị giá vốn hàng bán ra năm
= năm báo cáo theo giá báo cáo theo giá so sánh
so sánh


Trong đó:
Doanh số bán buôn
năm báo cáo theo giá

=

Doanh số bán buôn năm báo cáo theo giá thực tế
Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất năm
báo cáo so với năm gốc
Trị giá vốn hàng bán ra năm báo cáo

Trị giá vốn
hàng bán ra năm báo
cáo so với năm gốc

theo giá thực tế

=
21


Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất năm
báo cáo so với năm gốc
b. Bán lẻ

Giá trị sản xuất năm báo
cáo theo giá so sánh

Tổng mức bán lẻ
hàng hóa và doanh

thu dịch vụ năm báo
cáo theo giá so sánh

=

Trị giá vốn hàng
hóa và dịch vụ bán
ra năm báo cáo
theo giá so sánh

Trong đó:
Tổng mức bán lẻ hàng
hóa và doanh thu dịch
vụ năm báo cáo theo
giá so sánh

Tổng mức bán lẻ hàng hóa
và doanh thu dịch vụ theo giá thực tế

=

Chỉ số giá tiêu dùng năm báo cáo
so với năm gốc
Trị giá vốn hàng hóa và dịch vụ bán ra

Trị giá vốn hàng hóa và
dịch vụ bán ra năm báo =
cáo theo giá so sánh

năm báo cáo theo giá thực tế

Chỉ số giá bán sản phẩm tương ứng của người sản
xuất năm báo cáo so với năm gốc

c. Sửa chữa ô tô, mô tô xe máy và xe có động cơ khác
Giá trị sản xuất năm báo
cáo theo giá so sánh

=

Giá trị sản xuất năm báo cáo theo giá thực tế
Chỉ số giá tiêu dùng của các nhóm dịch vụ
tương ứng năm báo cáo so với năm gốc

2.5 Vận tải, kho bãi
a. Vận tải hàng hóa
Giá trị sản xuất năm báo cáo theo giá thực tế,
Giá trị sản xuất năm báo
=
theo từng ngành đường
cáo theo giá so sánh
Chỉ số giá cước vận tải hàng hóa của từng
22


ngành tương ứng của năm báo cáo so với
năm gốc
b. Vận tải hành khách
Giá trị sản xuất năm báo
=
cáo theo giá so sánh


Giá trị sản xuất năm báo cáo theo giá thực tế,
theo từng ngành đường
Chỉ số giá của nhóm giao thông công cộng theo
ngành đường năm báo cáo so với năm gốc

2.6 Dịch vụ lưu trú và ăn uống
a. Dịch vụ lưu trú
Giá trị sản xuất năm báo =
cáo theo giá so sánh

Giá trị sản xuất năm báo cáo theo giá thực tế
Chỉ số giá tiêu dùng của nhóm dịch vụ nhà
trọ năm báo cáo so với năm gốc

b. Ăn uống
Giá trị sản xuất năm báo =
cáo theo giá so sánh

Giá trị sản xuất năm báo cáo theo giá thực tế
Chỉ số giá tiêu dùng của nhóm dịch vụ ăn
uống ngoài gia đình năm báo cáo so với năm
gốc

2.7 Thông tin và truyền thông
Giá trị sản xuất năm báo =
cáo theo giá so sánh

Giá trị sản xuất năm báo cáo theo giá thực tế
Chỉ số giá cước VT năm b/c so với năm gốc


2.8 Hoạt động kinh doanh bất động sản
a. Kinh doanh bất động sản không kể giá trị nhà tự có tự ở
Giá trị sản xuất năm báo =
cáo theo giá so sánh

Giá trị sản xuất năm báo cáo theo giá thực tế
23


Chỉ số giá xây dựng năm báo cáo so với năm gốc
b. Nhà ở tự có tự ở
Giá trị sản xuất năm báo =
cáo theo giá so sánh

Giá trị sản xuất năm báo cáo theo giá thực tế
Chỉ số giá tiêu dùng của nhóm cho thuê nhà ở
năm báo cáo so với năm gốc

2.9 Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ
Giá trị sản xuất năm báo
=
cáo theo giá so sánh

Giá trị sản xuất năm báo cáo theo giá thực tế
Chỉ số giá tiêu dùng của nhóm các dịch vụ
khác năm báo cáo so với năm gốc

2.10 Giáo dục và đào tạo
Giá trị sản xuất năm báo =

cáo theo giá so sánh

Giá trị sản xuất năm báo cáo theo giá thực tế
Chỉ số giá tiêu dùng của nhóm dịch vụ giáo
dục năm báo cáo so với năm gốc

2.11 Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội
Giá trị sản xuất năm báo =
cáo theo giá so sánh

Giá trị sản xuất năm báo cáo theo giá thực tế
Chỉ số giá tiêu dùng của nhóm dịch vụ y tế
năm báo cáo so với năm gốc

2.12 Nghệ thuật, vui chơi và giải trí
Giá trị sản xuất năm báo =
cáo theo giá so sánh

Giá trị sản xuất năm báo cáo theo giá thực tế
Chỉ số giá tiêu của nhóm dịch vụ văn hoá, thể
thao và giải trí dùng năm báo cáo so với năm
24


gốc
2.13 Các hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; hoạt động của
Đảng cộng sản tổ chức chính trị - xã hội, quản lý Nhà nước, an ninh quốc
phòng, bảo đảm xã hội bắt buộc; chuyên môn khoa học và công nghệ; làm
thuê các công việc trong hộ gia đình; các tổ chức và các cơ quan quốc tế và
hoạt động dịch vụ khác.

Giá trị sản xuất năm báo
=
cáo theo giá so sánh

Giá trị sản xuất năm báo cáo theo giá thực tế
Chỉ số giá tiêu dùng (chỉ số giá chung – CPI)
bình quân năm báo cáo so với năm gốc

3. Giá trị tăng thêm theo giá so sánh
Giá trị tăng thêm theo giá so sánh được tính như sau:
Giá trị tăng thêm năm
báo cáo theo giá so sánh

Giá trị sản xuất
năm báo cáo
theo giá so sánh

=

x

Tỷ lệ giá trị tăng thêm
so với giá trị sản xuất
theo giá thực tế

4. Thuế nhập khẩu
Tính thuế nhập khẩu năm báo cáo theo giá so sánh tính theo 3 bước
Bước 1: Tính chuyển giá trị nhập khẩu từ USD sang VNĐ
Trị giá nhập khẩu hàng
hoá năm báo cáo theo giá

thực tế tính bằng VNĐ

=

Trị giá nhập khẩu
hàng hoá năm báo
cáo theo USD

Tỷ giá hối đoái giữa
x VNĐ và USD của năm
gốc

Bước 2: Dùng chỉ số giá nhập khẩu tính chuyển trị giá nhập khẩu hàng hoá từ
giá thực tế về giá so sánh:
Trị giá nhập khẩu
hàng hoá năm báo cáo

=

Trị giá nhập khẩu hàng hoá năm báo cáo theo
giá thực tế tính bằng VNĐ
Chỉ số giá hàng nhập khẩu bình quân báo cáo
so với năm gốc
25


×