Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Dự Án Trình Diễn Mô Hình Quản Lý Và Giữ Gìn Vệ Sinh Môi Trường Dựa Vào Cộng Đồng Tại Xã Nhị Mỹ Và Thị Trấn Mỹ Thọ Tỉnh Đồng Tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (459.15 KB, 54 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
---------- oOo ---------

TÓM TẮT DỰ ÁN
TRÌNH DIỄN MÔ HÌNH QUẢN LÝ VÀ GIỮ GÌN VỆ
SINH MÔI TRƯỜNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ
NHỊ MỸ VÀ THỊ TRẤN MỸ THỌ, HUYỆN CAO LÃNH,
TỈNH ĐỒNG THÁP – GIAI ĐOẠN 2

ĐƠN VỊ QUẢN LÝ DỰ ÁN

ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ THỰC HIỆN

***********************************************

*****************************************************

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

TỈNH ĐỒNG THÁP

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

***************************************************

***************************************************

Cao Lãnh, tháng 12 năm 2010




Dự án “TRÌNH DIỄN MÔ HÌNH QUẢN LÝ VÀ GIỮ GÌN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ NHỊ MỸ
VÀ THỊ TRẤN MỸ THỌ, HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP – GIAI ĐOẠN 2”

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1- GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN................................................................1
1.1. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN...........................................................1
1.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ THỰC HIỆN DỰ ÁN...........................................2
1.3. TÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN..............................................................3
1.4. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN..........................................................................4
1.5. NỘI DUNG THỰC HIỆN DỰ ÁN............................................................4
1.6. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN.................................................................4
1.7. SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN..........................................................................5
1.8. THỜI GIAN VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN DỰ ÁN.................................5
CHƯƠNG 2- CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN PHỤC VỤ CHO VIỆC
ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG. 6
2.1. KHÁI NIỆM, MỤC TIÊU, NGUYÊN TẮC VÀ TIẾN TRÌNH QUẢN
LÝ MÔI TRƯỜNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG..............................................6
2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ÁP DỤNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ
MÔI TRƯỜNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT
NAM...................................................................................................................9
CHƯƠNG 3- ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT CỘNG ĐỒNG VỀ CÁC VẤN ĐỀ VỆ
SINH MÔI TRƯỜNG TẠI ĐỊA BÀN THÍ ĐIỂM.............................................13
3.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI THỰC HIỆN ĐIỀU TRA CỘNG ĐỒNG.......13
3.2. MỤC TIÊU CỦA ĐIỀU TRA CỘNG ĐỒNG........................................13
3.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ĐIỀU TRA CỘNG ĐỒNG......................13
3.4. NỘI DUNG ĐIỀU TRA CỘNG ĐỒNG..................................................13
3.5. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH ĐIỀU TRA CỘNG ĐỒNG.........................14
3.6. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT CỘNG ĐỒNG........15

-i-


Dự án “TRÌNH DIỄN MÔ HÌNH QUẢN LÝ VÀ GIỮ GÌN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ NHỊ MỸ
VÀ THỊ TRẤN MỸ THỌ, HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP – GIAI ĐOẠN 2”

CHƯƠNG 4- MÔ HÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG DỰA VÀO CỘNG
ĐỒNG TẠI XÃ NHỊ MỸ VÀ THỊ TRẤN MỸ THỌ.........................................17
4.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG MÔ HÌNH...................................17
4.2. MỤC TIÊU CỦA VIỆC XÂY DỰNG MÔ HÌNH..................................17
4.3. NỘI DUNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG DỰA VÀO CỘNG
ĐỒNG TẠI XÃ NHỊ MỸ VÀ THỊ TRẤN MỸ THỌ....................................17
4.4. THÀNH LẬP TỔ TỰ QUẢN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI 02
ĐỊA BÀN TRIỂN KHAI THÍ ĐIỂM.............................................................19
4.5. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ TỰ QUẢN TRONG KHUÔN KHỔ
DỰ ÁN.............................................................................................................. 20
4.6. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ TỰ QUẢN................20
4.7. BÀI HỌC KINH NGHIỆM.....................................................................21
CHƯƠNG 5- CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG
TẠI XÃ NHỊ MỸ VÀ THỊ TRẤN MỸ THỌ......................................................23
5.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO NHẬN THỨC
CỘNG ĐỒNG..................................................................................................23
5.2. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO NHẬN THỨC
CỘNG ĐỒNG..................................................................................................23
5.3. NỘI DUNG THỰC HIỆN........................................................................24
5.4. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN.....................................................24
CHƯƠNG 6- TRIỂN KHAI MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM VỀ CẤP NƯỚC SẠCH
TẠI XÃ NHỊ MỸ..................................................................................................26
6.1. HIỆN TRẠNG MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC TẠI XÃ NHỊ MỸ.............26
6.2. ĐÁNH GIÁ MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC TẠI XÃ NHỊ MỸ..................26

6.3. TRIỂN KHAI CẢI TẠO VÀ MỞ RỘNG MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC
CHO XÃ NHỊ MỸ...........................................................................................27

- ii -


Dự án “TRÌNH DIỄN MÔ HÌNH QUẢN LÝ VÀ GIỮ GÌN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ NHỊ MỸ
VÀ THỊ TRẤN MỸ THỌ, HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP – GIAI ĐOẠN 2”

CHƯƠNG 7- TRIỂN KHAI XÂY DỰNG MÔ HÌNH TÍCH HỢP GIẢM
THIỂU Ô NHIỄM DO CHĂN NUÔI VÀ HỐ XÍ HỢP VỆ SINH TẠI XÃ NHỊ
MỸ.........................................................................................................................29
7.1. HIỆN TRẠNG VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TẠI ĐỊA BÀN LIÊN QUAN
ĐẾN CHĂN NUÔI VÀ SỬ DỤNG NHÀ TIÊU............................................29
7.2. TRIỂN KHAI XÂY DỰNG MÔ HÌNH TÍCH HỢP GIẢM THIỂU Ô
NHIỄM DO CHĂN NUÔI VÀ HỐ XÍ HỢP VỆ SINH................................29
CHƯƠNG 8- TRIỂN KHAI MÔ HÌNH THU GOM RÁC THẢI TẠI XÃ NHỊ
MỸ VÀ THỊ TRẤN MỸ THỌ.............................................................................34
8.1. HIỆN TRẠNG THU GOM RÁC THẢI TẠI XÃ NHỊ MỸ VÀ THỊ
TRẤN MỸ THỌ..............................................................................................34
8.2. HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THU GOM RÁC THẢI TRÊN ĐỊA BÀN
THÍ ĐIỂM........................................................................................................36
8.3. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG........................................................................37
CHƯƠNG 9- ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHÂN RỘNG MÔ HÌNH QUẢN
LÝ MÔI TRƯỜNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG.................................................38
9.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN........................38
9.2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP DUY TRÌ VÀ NHÂN RỘNG MÔ HÌNH
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG...............................38
9.3. ĐỊNH HƯỚNG KẾ HOẠCH DÀI HẠN CHO CÁC CHƯƠNG TRÌNH
THỰC HIỆN....................................................................................................44

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ.................................................................................47
KẾT LUẬN.....................................................................................................47
KIẾN NGHỊ....................................................................................................48

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1 - Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sau khi ra khỏi túi biogas.....31

- iii -


Dự án “TRÌNH DIỄN MÔ HÌNH QUẢN LÝ VÀ GIỮ GÌN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ NHỊ MỸ
VÀ THỊ TRẤN MỸ THỌ, HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP – GIAI ĐOẠN 2”

Bảng 2 - Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sau khi ra khỏi hồ thực vật...32

DANH MỤC HÌNH
Hình 1 – Tiến trình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng...............................8
Hình 2 – Mô hình khử trùng nước cấp tại xã Nhị Mỹ........................................27
Hình 3 – Mô hình tích hợp giảm thiểu ô nhiễm do chăn nuôi và hố xí hợp vệ
sinh......................................................................................................................... 30

- iv -


Dự án “TRÌNH DIỄN MÔ HÌNH QUẢN LÝ VÀ GIỮ GÌN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ NHỊ MỸ VÀ
THỊ TRẤN MỸ THỌ, HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP – GIAI ĐOẠN 2”

CHƯƠNG 1-....................................GIỚI

THIỆU VỀ DỰ ÁN


1.1. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN
1.1.1.

Tên dự án

TRÌNH DIỄN MÔ HÌNH QUẢN LÝ VÀ GIỮ GÌN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ NHỊ MỸ VÀ THỊ TRẤN MỸ THỌ, HUYỆN
CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP – GIAI ĐOẠN 2
1.1.2.

Tên cá nhân đăng ký làm chủ nhiệm dự án

PGS.TS. LÊ THANH HẢI
Phó Viện trưởng - Viện Môi trường và Tài nguyên - ĐHQG TPHCM
1.1.3.

Cơ quan chủ trì thực hiện dự án

Viện Môi trường và Tài nguyên - ĐHQG TPHCM
142 Tô Hiến Thành, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
ĐT: 08.38651132
1.1.4.

Fax: 08.38655670

Cơ quan quản lý dự án

Sở Tài nguyên và Môi trường Tỉnh Đồng Tháp
Quốc lộ 30, Xã An Bình, Huyện Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp

ĐT: 067.3852096
1.1.5.

Fax: 067.3853478

Cơ quan phối hợp chính

-

Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Tháp

-

Phòng Tài nguyên và Môi trường, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

-

UBND thị trấn Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

-

UBND xã Nhị Mỹ, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

1.1.6.

Các đơn vị có khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu

-1-



Dự án “TRÌNH DIỄN MÔ HÌNH QUẢN LÝ VÀ GIỮ GÌN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ NHỊ MỸ VÀ
THỊ TRẤN MỸ THỌ, HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP – GIAI ĐOẠN 2”

− Viện Môi trường và Tài nguyên (ĐHQG TPHCM) – sử dụng cho công tác giảng
dạy và nghiên cứu khoa học về quản lý vệ sinh môi trường cộng đồng của ngành
Quản lý Môi trường.
− Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Tháp – sử
dụng cho công tác quản lý môi trường tại các cụm dân cư tập trung.
− Chính quyền địa phương và các cụm dân cư các vùng trên địa bàn Đồng Tháp,
nhất là tại huyện Cao Lãnh và các thị trấn Mỹ Thọ, xã Nhị Mỹ thuộc huyện: tham
khảo để triển khai các giải pháp cụ thể tại địa phương của mình.
− Các Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện của tỉnh Đồng Tháp, cụ thể là
Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cao Lãnh: sử dụng cho công tác quản lý
môi trường cộng đồng và vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện.
1.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ THỰC HIỆN DỰ ÁN
− Thuyết minh đề cương dự án được duyệt;
− Biên bản số 04/BB-STNMT ngày 20/04/2009 về việc thẩm định đề cương dự án
“Trình diễn mô hình quản lý và giữ gìn vệ sinh môi trường dựa vào cộng đồng tại
xã Nhị Mỹ và thị trấn Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp”;
− Hợp đồng kinh tế số 20/2010/HĐKT ngày 08/02/2010 giữa Sở Tài nguyên và Môi
trường tỉnh Đồng Tháp và Viện Môi trường và Tài nguyên – ĐHQG TPHCM;
− Công văn số 26/UBND-NN.PTNT ngày 05/03/2009 của UBND tỉnh Đồng Tháp
về việc triển khai thực hiện nội dung dự án cải thiện vệ sinh môi trường;
− Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính Phủ về Quản lý chất
thải rắn;
− Quyết định số 277/QĐ-TTg ngày 11/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt Chương trình Mục tiêu Quốc gia về nước sạch và vệ sinh nông thôn giai
đoạn II (2006 - 2010);
− Quyết định số 212/2004/QĐ-TTg ngày 16/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ về
phê duyệt Chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng


-2-


Dự án “TRÌNH DIỄN MÔ HÌNH QUẢN LÝ VÀ GIỮ GÌN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ NHỊ MỸ VÀ
THỊ TRẤN MỸ THỌ, HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP – GIAI ĐOẠN 2”

cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm
2005 đến năm 2010;
− Quyết định số 219/2005/QĐ-TTg ngày 09/09/2005 của Thủ tướng Chính phủ về
phê duyệt Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010;
− Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg ngày 12/03/2008 của Thủ tướng Chính phủ về phê
duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012;
− Quyết định 1960/QĐ-UBND.HC ngày 7/11/2005 của UBND tỉnh Đồng Tháp về
đẩy mạnh công tác BVMT thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
− Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 của
UBND tỉnh Đồng Tháp;
− Quy hoạch môi trường tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020;
− Chiến lược bảo vệ môi trường tỉnh Đồng Tháp đến năm 2010 và định hướng đến
năm 2020;
− Một số văn bản của UBND tỉnh Đồng Tháp trong công tác quản lý và bảo vệ môi
trường tỉnh Đồng Tháp.
1.3. TÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN


Vấn đề Bảo vệ môi trường đối với khu vực đô thị và nông thôn nhằm đảm bảo
sức khỏe cho người dân là vô cùng cần thiết




Hoạt động BVMT muốn đạt hiệu quả cao cần phải tạo điều kiện cho mọi tầng
lớp nhân dân tham gia công sức, đầu tư vốn,… vì lực lượng cán bộ quản lý và
nguồn ngân sách luôn bị giới hạn.



Trách nhiệm BVMT trong cộng đồng.

-3-


Dự án “TRÌNH DIỄN MÔ HÌNH QUẢN LÝ VÀ GIỮ GÌN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ NHỊ MỸ VÀ
THỊ TRẤN MỸ THỌ, HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP – GIAI ĐOẠN 2”

1.4. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN
 Xã hội hóa công tác BVMT: vận động cộng đồng tham gia tích cực công tác
BVMT tại địa phương, từng bước nâng cao nhận thức BVMT cho cộng đồng,
phát huy quyền hạn và nghĩa vụ của mọi đối tượng trong công tác BVMT.
 Cải thiện vệ sinh môi trường tại địa phương và duy trì hoạt động BVMT thông
qua cộng đồng, thành lập và đưa các tổ tự quản về BVMT vào hoạt động.
 Triển khai trình diễn các mô hình, giải pháp quản lý và cải thiện vệ sinh môi
trường dựa vào cộng đồng nhằm nhân rộng cho các địa bàn khác trong tỉnh.
1.5. NỘI DUNG THỰC HIỆN DỰ ÁN
− Điều tra, khảo sát thu thập thông tin về tình hình giữ gìn vệ sinh môi trường tại xã
Nhị Mỹ và thị trấn Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp;
− Thành lập tổ tự quản về bảo vệ môi trường cho 02 địa bàn;
− Triển khai trình diễn một số mô hình thí điểm về vệ sinh môi trường tại 02 địa bàn;
− Tổ chức tập huấn cho các cán bộ tổ tự quản và người dân tại 02 địa bàn về các vấn
đề vệ sinh môi trường;
− Tổ chức Ngày Chủ nhật xanh trên 02 địa bàn;

− Tổ chức Hội thảo góp ý hoàn thiện quy chế và xây dựng chương trình hoạt động
cho tổ tự quản về bảo vệ môi trường.
1.6. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Với mục tiêu đã đề ra và tính chất đặc trưng của dự án, các phương pháp nghiên cứu
sau đây sẽ được áp dụng trong quá trình thực hiện dự án:
− Phương pháp thu thập, kế thừa, tổng hợp thông tin, số liệu, tài liệu
− Phương pháp điều tra, phỏng vấn
− Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu
− Phương pháp khảo sát và triển khai thực địa
-4-


Dự án “TRÌNH DIỄN MÔ HÌNH QUẢN LÝ VÀ GIỮ GÌN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ NHỊ MỸ VÀ
THỊ TRẤN MỸ THỌ, HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP – GIAI ĐOẠN 2”

− Phương pháp chuyên gia
− Phương pháp tổ chức hội thảo, hội nghị
1.7. SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN
Ngoài báo cáo tổng kết và các báo cáo chuyên đề, dự án còn có các sản phẩm chính
như sau:


SP1: Điều tra cộng đồng



SP2: Tổ tự quản về bảo vệ môi trường




SP3: Chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng



SP4: Mô hình cải tạo và mở rộng mạng lưới cấp nước cho xã Nhị Mỹ



SP5: Mô hình tích hợp giảm thiểu ô nhiễm do chăn nuôi và hố xí hợp vệ sinh
tại xã Nhị Mỹ



SP6: Mô hình thu gom rác thải tại 02 địa bàn

1.8. THỜI GIAN VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN DỰ ÁN
1. Thời gian thực hiện
Dự án được thực hiện trong 09 tháng, từ tháng 02 đến tháng 11 năm 2010.
2. Kinh phí thực hiện
Tổng kinh phí thực hiện dự án là 479.700.000 đồng (Bốn trăm bảy mươi chín triệu
bảy trăm nghìn đồng). Kinh phí được lấy từ kinh phí sự nghiệp môi trường của Tỉnh.

-5-


Dự án “TRÌNH DIỄN MÔ HÌNH QUẢN LÝ VÀ GIỮ GÌN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ NHỊ MỸ VÀ
THỊ TRẤN MỸ THỌ, HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP – GIAI ĐOẠN 2”

CHƯƠNG 2-


CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN PHỤC VỤ

CHO VIỆC ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
2.1. KHÁI NIỆM, MỤC TIÊU, NGUYÊN TẮC VÀ TIẾN TRÌNH QUẢN

LÝ MÔI TRƯỜNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
2.1.1.

Khái niệm quản lý môi trường dựa vào cộng đồng (Community - Based
Environment Management - CBEM)

Quản lý môi trường dựa vào cộng đồng là phương thức bảo vệ môi trường trên cơ sở
một vấn đề môi trường cụ thể ở địa phương, thông qua việc tập hợp các cá nhân và tổ
chức cần thiết để giải quyết vấn đề đó.
Mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng là một phương tiện cho người dân
trong cộng đồng tham gia vào quá trình ra quyết định về các vấn đề môi trường tại địa
phương.
2.1.2.

Các nguyên tắc chính trong quản lý môi trường dựa vào cộng đồng

− Tập trung vào một vùng địa lý cụ thể
− Làm việc một cách hợp tác với các bên có liên quan
− Bảo vệ và phục hồi chất lượng môi trường khí, nước, đất và nguồn tài nguyên sinh
vật trong vùng
− Hợp nhất các mục tiêu về môi trường và kinh tế - xã hội
− Hành động bằng cách sử dụng công cụ thích hợp nhất trong bộ công cụ CBEM
− Sử dụng việc quản lý thích hợp bằng cách không ngừng trau dồi học hỏi và linh
động


-6-


Dự án “TRÌNH DIỄN MÔ HÌNH QUẢN LÝ VÀ GIỮ GÌN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ NHỊ MỸ VÀ
THỊ TRẤN MỸ THỌ, HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP – GIAI ĐOẠN 2”

2.1.3.

Tiến trình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng

2.1.3.1. Xác định các thách thức của cộng đồng

Quá trình xác định các thách thức của cộng đồng là sự tham gia của nhiều bên liên
quan, các bên cùng thảo luận để đưa ra vấn đề môi trường cụ thể của khu vực như các
vấn đề về ô nhiễm nước, không khí, cải tạo cơ sở hạ tầng,… Từ đó xác định các vấn đề
ưu tiên, tìm kiếm các giải pháp để xây dựng sự đồng thuận rộng rãi trong cộng đồng.
2.1.3.2. Chỉ định người triệu tập

Việc bổ nhiệm người triệu tập có thể thông qua việc sử dụng bảng câu hỏi như là một
hướng dẫn để lựa chọn được người triệu tập cho dự án.
2.1.3.3. Xây dựng nhóm cộng đồng (nhóm CBEM)

Nhóm cộng đồng bao gồm các thành phần sau:
-

Nhà tài trợ

-


Người triệu tập/nhà lãnh đạo

-

Nhóm trung lập

Các nhóm trên chính là nhóm làm việc cộng đồng, trong quá trình thực hiện dự án cần
phải có sự phối hợp đồng bộ và có sự phân chia trách nhiệm rõ ràng cho các nhóm.
2.1.3.4. Xây dựng sự nhất trí

Sự nhất trí được duy trì trên nguyên tắc hoạt động là công bằng, cởi mở và tin tưởng
lẫn nhau. Tiến hành bằng cách tổ chức các cuộc họp, hội thảo để xác định các thách
thức và mục tiêu, xác định thông tin và các yếu tố cần thiết, đề ra hướng giải quyết có
thể. Sự nhất trí không phải thông qua hình thức biểu quyết trong các cuộc hội thảo mà
bằng các hình thức tìm hiểu, giải thích, cùng bàn bạc đi đến quyết định cuối cùng.
2.1.3.5. Đề ra các mục tiêu

Việc đề ra các mục tiêu kinh tế - xã hội và môi trường nhằm giúp dự án xác định rõ kết
quả đạt được về từng lĩnh vực cụ thể là như thế nào, từ đó càng thấy rõ tầm quan trọng
của dự án cũng như của cộng đồng trong việc phối hợp giải quyết các vấn đề môi
trường. Có thể đề ra các mục tiêu trên thông qua việc xác định các chỉ tiêu chính.

-7-


Dự án “TRÌNH DIỄN MÔ HÌNH QUẢN LÝ VÀ GIỮ GÌN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ NHỊ MỸ VÀ
THỊ TRẤN MỸ THỌ, HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP – GIAI ĐOẠN 2”

Xác định các thách thức
của cộng đồng


Ô nhiễm không khí, nước, đất, cải
tạo cơ sở hạ tầng, tái định cư,…

Chỉ định người triệu tập
(Người đầu tàu)

Cán bộ địa phương được lựa chọn,
lãnh đạo cộng đồng có uy tín khác
Chính quyền

Xây dựng nhóm cộng
đồng (nhóm CBEM)

Doanh
nghiệp

Tổ chức phi
chính phủ

Tổ chức các cuộc họp để xác định
các thách thức và mục tiêu, xác
định thông tin và các yếu tố cần
thiết, đề ra hướng giải quyết có thể
thực hiện được

Xây dựng sự nhất
trí

Môi trường

Xã hội

Đề ra các mục tiêu

Kinh tế

Triển khai kế hoạch hành động

Triển khai các giải pháp
tích hợp

Các đối tác cam kết về:
Hành động
Nguồn lực
Lịch trình
Biện pháp thực hiện

Ký kết thỏa thuận

Phục hồi lưu vực
Cải thiện việc quản lý chất thải
Sản xuất sạch hơn
Các mối liên quan đến giáo
dục, kinh tế…

Thực hiện dự án

Hình 1 – Tiến trình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng1

1


Nguồn: Chương trình phối hợp Quản lý môi trường giữa Đại học Portland – OREGON và Việt Nam

-8-


Dự án “TRÌNH DIỄN MÔ HÌNH QUẢN LÝ VÀ GIỮ GÌN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ NHỊ MỸ VÀ
THỊ TRẤN MỸ THỌ, HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP – GIAI ĐOẠN 2”

2.1.3.6. Triển khai các giải pháp tích hợp

Việc xây dựng các giải pháp tích hợp được thực hiện thông qua việc lập kế hoạch, bao
gồm các bước chính sau:


Xác định các hoạt động của dự án



Trình tự các hoạt động



Lên khung thời gian



Phân công trách nhiệm

2.1.3.7. Ký kết thỏa thuận


Việc ký kết thỏa thuận áp dụng sau hội thảo lập kế hoạch hành động nhằm mục đích
dẫn chứng bằng văn bản các vai trò và sự giao phó cho mỗi đối tác chủ yếu có liên
quan tới quy trình CBEM.
2.1.3.8. Thực hiện dự án

Thực hiện dự án là quá trình triển khai các kế hoạch đã lập ra trong các hội thảo trước
đó dựa trên sự đóng góp của các bên theo thỏa thuận, bao gồm các hoạt động phối hợp
của nhiều bên nhằm đảm bảo sự tham gia của các lực lượng vào quá trình triển khai
mô hình.
2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ÁP DỤNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ

MÔI TRƯỜNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ
VIỆT NAM
2.2.1.

Tình hình nghiên cứu và áp dụng mô hình quản lý môi trường dựa vào
cộng đồng trên thế giới

− Tại Hoa Kỳ: Mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng được xây dựng và
triển khai thực hiện ở nhiều địa phương, tiểu bang của Hoa Kỳ. Từ năm 1995, tổ
chức bảo vệ môi trường Hoa Kỳ đã tiến hành xây dựng các nguyên tắc và đề xuất
các cách tiếp cận hợp lý để đạt tới mục tiêu bảo vệ môi trường dựa vào sự tham gia
của cộng đồng.

-9-


Dự án “TRÌNH DIỄN MÔ HÌNH QUẢN LÝ VÀ GIỮ GÌN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ NHỊ MỸ VÀ
THỊ TRẤN MỸ THỌ, HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP – GIAI ĐOẠN 2”


− Tại Thụy Điển: Vai trò của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường được thể hiện
thông qua việc chính phủ tạo điều kiện cho cộng đồng cùng tham gia vào đánh giá
tác động môi trường. Quá trình đánh giá tác động môi trường mang lại hiệu quả
cao khi hướng đến mục tiêu trở thành một quá trình dân chủ.
− Tại Nhật Bản: Để vận động cộng đồng tham gia vào việc thu gom chất thải và xây
dựng xã hội tái chế, Chính phủ Nhật Bản đã ban hành những chủ trương, chính
sách thúc đẩy và khuyến khích việc quản lý chất thải rắn dựa trên cơ sở của sự
tham gia tích cực và tự nguyện của các cộng đồng dân cư khác nhau.
− Tại Ấn Độ: Chính quyền địa phương trao cho cộng đồng quyền được kiểm soát
những đối tượng gây ô nhiễm môi trường, bất kể đối tượng đó là cơ quan, doanh
nghiệp thuộc nhà nước hay tư nhân.
− Tại Brazil: Cộng đồng tham gia vào việc đổi mới, thay đổi cơ bản hệ thống cống
rãnh bằng cách lựa chọn mức dịch vụ vận hành và bảo dưỡng cơ sở hạ tầng hệ
thống cống. Các gia đình có thể tự do lựa chọn phương án cải thiện hệ thống vệ
sinh hiện có của mình hoặc là đấu nối vào hệ thống thoát nước thông thường (một
cống lộ thiên ở đường phố) hoặc đấu nối vào hệ thống thoát nước chung.
− Tại Philippines: Cộng đồng tham gia vào việc xây dựng kế hoạch và tìm kiếm các
giải pháp làm thông thoáng các dòng chảy đã mang lại các kết quả khả quan trong
việc giải quyết các vấn đề về thủy lợi.
− Dự án Cộng đồng địa phương tham gia ngăn ngừa và kiểm soát cháy rừng do Tổ
chức Lương Nông thế giới (FAO) tài trợ.
2.2.2.

Tình hình nghiên cứu và áp dụng mô hình quản lý môi trường dựa vào
cộng đồng tại Việt Nam

• Mô hình cam kết bảo vệ môi trường: Hương ước do nhân dân địa phương tự
nguyện quy định và thi hành, nhằm bảo vệ rừng, khai thác tài nguyên rừng một
cách hợp lý, giữ gìn đa dạng sinh học cho thế hệ đang sống và các thế hệ tương

lai. Những quy định về môi trường trong các hương ước đã góp phần quan trọng
vào công tác bảo vệ môi trường ở các địa phương, tăng cường ý thức bảo vệ môi
trường của mỗi người dân trong cộng đồng làng xã.
- 10 -


Dự án “TRÌNH DIỄN MÔ HÌNH QUẢN LÝ VÀ GIỮ GÌN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ NHỊ MỸ VÀ
THỊ TRẤN MỸ THỌ, HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP – GIAI ĐOẠN 2”

• Mô hình tổ chức tự quản tự xử lý vần đề môi trường: Những tổ tự quản được
xây dựng và hoạt động để giữ gìn vệ sinh môi trường và tạo nên công ăn việc làm
cho dân cư địa phương. Hiệu quả của các hoạt động này phụ thuộc vào chính
quyền địa phương và cộng đồng dân cư.
• Mô hình lồng ghép xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế gắn với công tác bảo
vệ môi trường: Các mô hình lồng ghép xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế
cộng đồng dân cư với công tác bảo vệ môi trường có ý nghĩa thiết thực, mang lại
lợi ích kinh tế rõ rệt, đồng thời bảo vệ môi trường, hướng tới sự phát triển bền
vững.
• Mô hình bảo vệ môi trường trong sản xuất công nghiệp: Ở nước ta hình thành
những mô hình tốt gắn sản xuất với bảo vệ môi trường như các mô hình sản xuất
sạch hơn; tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu; bảo vệ môi trường của các công
ty: Công ty thuốc sát trùng Việt Nam, Công ty phân lân Văn Điển, Công ty trách
nhiệm hữu hạn Sam Yang Việt Nam…
• Mô hình huy động các nguồn lực phục vụ công tác bảo vệ môi trường: Các
cộng đồng rất linh hoạt trong giữ gìn truyền thống của địa phương, từ việc giáo
duc cộng đồng, gia đình, tư vấn nội bộ, trao đổi sách, báo về các nội dung liên
quan đến bảo vệ rừng, đến việc tham gia các buổi tập luyện chống cháy rừng, tôn
trọng những người thi hành công vụ về bảo vệ rừng ở cộng đong.
• Mô hình huy động vốn phục vụ công tác bảo vệ môi trường: Các cộng đồng địa
phương rất linh hoạt trong việc khai thác, sử dụng nguồn vốn để bảo vệ môi

trường. Một số mô hình như: mô hình doanh nghiệp hoạt động công ích chuyên
trách thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải.
• Mô hình huy động vốn cho cộng đồng phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi
trường: Huy động vốn cho cộng đồng phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi
trường thông qua hình thức quỹ là một mô hình tiên tiến và hiệu quả được nhiều
nơi sử dụng. Phương thức cho vay vốn để đầu tư cho phát triển kinh tế của cộng
đồng dân cư là một hướng đi rất quan trọng trong việc nâng cao đời sống người
dân, góp phần bảo vệ môi trường địa phương.

- 11 -


Dự án “TRÌNH DIỄN MÔ HÌNH QUẢN LÝ VÀ GIỮ GÌN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ NHỊ MỸ VÀ
THỊ TRẤN MỸ THỌ, HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP – GIAI ĐOẠN 2”

• Các phong trào tình nguyện: Các hoạt động bảo vệ môi trường của cộng đồng
đang diễn ra ở khắp nơi do nhận thức của công chúng về môi trường ngày càng
được nâng cao. Quy mô hoạt động của các phong trào tình nguyện rất đa dạng và
phong phú.
Bên cạnh đó, còn có một số dự án áp dụng mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng
đồng đã được thực hiện ở Việt Nam trong những năm qua.
− Dự án Asia Foundation “Cải thiện môi trường kênh Tân Hóa – Lò Gốm với sự
tham gia của cộng đồng”
− Đề tài “Nghiên cứu trình diễn mô hình quản lý môi trường với sự tham gia của
cộng đồng – trường hợp cụ thể phường 3 quận 11 thành phố Hồ Chí Minh”
− Dự án Môi trường và Cộng đồng do Đan Mạch tài trợ, do Tổ chức Năng lượng tái
tạo Đan Mạch và Trung tâm Nghiên cứu vi khí hậu trường Đại học Kiến trúc Hà
Nội thực hiện thí điểm tại Phường Thanh Xuân Bắc – Hà Nội từ tháng 8/2000 đến
tháng 1/2003.
− Dự án Quản lý môi trường vùng biển và ven biển ở khu vực biển Đông do Công ty

Tư vấn môi trường toàn cầu phối hợp với Quỹ Quốc tế vì thiên nhiên thực hiện đối
với chính quyền và các cộng đồng tại 150 xã thuộc 58 huyện vùng duyên hải của
29 tỉnh ven biển Việt Nam.
− Dự án Khu bảo tồn Rạn Trào áp dụng theo mô hình dựa vào cộng đồng được Ủy
ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa phê duyệt và thành lập ngày 7/11/2001 trên cơ sở có
sự tham gia của chính quyền địa phương.
− Gần đây nhất, năm 2008, tại tỉnh Đồng Nai, Sở Tài nguyên và Môi trường phối
hợp với Viện Môi trường và Tài nguyên đã thực hiện thành công dự án “Xây dựng
mô hình tổ tự quản về môi trường tại địa bàn ấp Tân Thành - xã Thanh Bình và
khu phố 5 - thị trấn Trảng Bom, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai”.

- 12 -


Dự án “TRÌNH DIỄN MÔ HÌNH QUẢN LÝ VÀ GIỮ GÌN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ NHỊ MỸ VÀ
THỊ TRẤN MỸ THỌ, HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP – GIAI ĐOẠN 2”

CHƯƠNG 3-

ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT CỘNG ĐỒNG VỀ CÁC

VẤN ĐỀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TẠI ĐỊA BÀN THÍ ĐIỂM
3.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI THỰC HIỆN ĐIỀU TRA CỘNG ĐỒNG
Dự án “Trình diễn mô hình quản lý và giữ gìn vệ sinh môi trường dựa vào cộng đồng
tại xã Nhị Mỹ và thị trấn Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp” gồm các nội
dung chính là triển khai một số mô hình thí điểm (như xử lý nước thải chăn nuôi, xây
dựng hố xí hợp vệ sinh, cải tạo mạng lưới cấp nước hiện hữu tại xã Nhị Mỹ, triển khai
thu gom rác trên một số tuyến đường) và tổ chức các buổi tập huấn nhằm phổ biến,
tuyên truyền các kiến thức cơ bản về vệ sinh môi trường cho người dân để họ thay đổi
nhận thức và các thói quen có hại cho môi trường và sức khỏe. Do đó, giai đoạn này

của dự án có liên quan trực tiếp đến cộng đồng dân cư. Để dự án được thành công, cần
thiết phải tiến hành điều tra cộng đồng nhằm nắm rõ tình hình thực tế của người dân
địa phương, bao gồm mức sống, nghề nghiệp, trình độ học vấn và nhận thức của họ về
các vấn đề vệ sinh môi trường; đồng thời nắm bắt được mong muốn của họ về một
môi trường sống sạch đẹp với các điều kiện vệ sinh đầy đủ cũng như sự ủng hộ và sẵn
sàng tham gia vào việc xây dựng các công trình vệ sinh, các hoạt động bảo vệ môi
trường tại địa phương và sự sẵn lòng chi trả cho các chi phí về bảo vệ môi trường.
3.2. MỤC TIÊU CỦA ĐIỀU TRA CỘNG ĐỒNG
Điều tra cộng đồng nhằm hiểu rõ tình hình thực tế của người dân địa phương, đồng
thời nắm bắt được nhận thức và nguyện vọng của họ về các vấn đề vệ sinh môi trường
tại địa bàn, làm cơ sở cho việc đề xuất các nội dung hoạt động của mô hình quản lý
môi trường dựa vào cộng đồng.
3.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ĐIỀU TRA CỘNG ĐỒNG
Đối tượng điều tra là các cán bộ đang công tác trên địa bàn xã Nhị Mỹ và thị trấn Mỹ
Thọ; và người dân trên hai địa bàn này, chủ yếu là dân cư sống tập trung tại khu chợ
Nhị Mỹ, cụm dân cư xã Nhị Mỹ và cụm dân cư khóm Mỹ Tây (thị trấn Mỹ Thọ).
3.4. NỘI DUNG ĐIỀU TRA CỘNG ĐỒNG
- 13 -


Dự án “TRÌNH DIỄN MÔ HÌNH QUẢN LÝ VÀ GIỮ GÌN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ NHỊ MỸ VÀ
THỊ TRẤN MỸ THỌ, HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP – GIAI ĐOẠN 2”

Để đạt được các mục tiêu nêu trên, quá trình điều tra cộng đồng sẽ tập trung vào các
nội dung sau:


Tình hình kinh tế - xã hội




Vệ sinh môi trường



Nước sạch



Hố xí hợp vệ sinh



Rác thải



Chăn nuôi

3.5. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH ĐIỀU TRA CỘNG ĐỒNG
Để triển khai thực hiện điều tra cộng đồng, các cán bộ của Viện Môi trường và Tài
nguyên (IER) đã phối hợp với UBND xã Nhị Mỹ, UBND thị trấn Mỹ Thọ và các
thành viên tổ tự quản của 2 địa bàn này. Kế hoạch và trình tự công việc cụ thể như sau:
− Thu thập và phân tích các thông tin sẵn có
− Xây dựng bảng câu hỏi điều tra
− Tổ chức họp với UBND xã Nhị Mỹ, UBND thị trấn Mỹ Thọ và các cán bộ tổ tự
quản
− Tổ chức điều tra cộng đồng
− Xử lý và phân tích thông tin


- 14 -


Dự án “TRÌNH DIỄN MÔ HÌNH QUẢN LÝ VÀ GIỮ GÌN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ NHỊ MỸ VÀ
THỊ TRẤN MỸ THỌ, HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP – GIAI ĐOẠN 2”

3.6. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT CỘNG ĐỒNG
3.6.1.

Kết quả khảo sát về trình độ và nhận thức của người dân về các vấn đề vệ
sinh môi trường tại 02 địa bàn

Về trình độ học vấn của người dân trong các hộ được phỏng vấn, nhìn chung, người
dân ở khu vực thành thị (thị trấn Mỹ Thọ) có trình độ học vấn cao hơn người dân ở
khu vực nông thôn (xã Nhị Mỹ).
Về nghề nghiệp của người dân địa phương, ở Nhị Mỹ, người dân chủ yếu là làm nông,
nhóm người này chiếm đến 90,2%. Còn tại thị trấn Mỹ Thọ, người dân chủ yếu là
công chức và buôn bán (78, 3%) và số còn lại là làm nông hay làm nghề tự do.
Tại xã Nhị Mỹ, có 90,1% người dân được tiếp cận các thông tin về bảo vệ môi trường
trong khi tại thị trấn Mỹ Thọ, tỷ lệ này là 99%. Các hình thức thông tin thông thường
là tờ bướm, băng rôn, sách báo, internet, ti vi, đài phát thanh, họp dân để phổ biến.
Khảo sát về sự sẵn lòng tham gia lớp tập huấn nâng cao nhận thức cộng đồng và các
phong trào về bảo vệ môi trường và giữ gìn vệ sinh môi trường tại địa phương, đa số
người dân được khảo sát đồng ý tham gia, chỉ một số rất ít người không đồng ý tham
gia. Lý do không đồng ý tham gia được người dân đưa ra là không có thời gian hay
không quan tâm.
3.6.2.

Kết quả khảo sát về tình hình sử dụng nước sạch tại 02 địa bàn


3.6.2.1. Nguồn và mục đích sử dụng nước

Tại thị trấn Mỹ Thọ, người dân sử dụng nguồn nước từ trạm cấp nước của thị trấn,
nước giếng và nước mưa, chỉ một số ít hộ ở xa trung tâm thì sử dụng nước sông. Còn
tại xã Nhị Mỹ, đa số người dân sử dụng nước sông, nước giếng và nước mưa, một số
hộ ở trong cụm dân cư thì sử dụng nước cấp từ trạm cấp nước của xã.
3.6.2.2. Mong muốn sử dụng nước sạch

Khảo sát về mong muốn sử dụng nước sạch của người dân tại xã Nhị Mỹ cho thấy, đa
số các hộ điều tra đều mong muốn sử dụng nước sạch. Điều đó có nghĩa là trình độ
nhận thức và mong muốn được sử dụng nước sạch của người dân địa phương ngày
càng được nâng cao rõ rệt.
- 15 -


Dự án “TRÌNH DIỄN MÔ HÌNH QUẢN LÝ VÀ GIỮ GÌN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ NHỊ MỸ VÀ
THỊ TRẤN MỸ THỌ, HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP – GIAI ĐOẠN 2”

3.6.3.

Kết quả khảo sát về tình hình sử dụng hố xí hợp vệ sinh tại xã Nhị Mỹ

Theo kết quả khảo sát, tỷ lệ số hộ có hố xí là 85%, trong đó 22% là hố xí hợp vệ sinh.
Những hộ không có hố xí thì sử dụng cầu tiêu ao cá hoặc chỉ là góc vườn che đậy tạm.
Vấn đề này không chỉ gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt mà còn ảnh hưởng đến sức
khỏe của người dân địa phương.
3.6.4.

Kết quả khảo sát về tình hình rác thải tại 02 địa bàn


3.6.4.1. Phương thức thu gom và xử lý rác thải

Kết quả điều tra cho thấy, ở khu vực nông thôn, rác thải hầu như không được thu gom,
còn tại vùng đô thị, rác thải của các hộ gia đình được thu gom nhưng chưa triệt để, rác
vẫn còn trôi nổi rất nhiều ven kênh, rạch. Nhận thức về lợi ích của dịch vụ thu gom rác
thải và sự sẵn lòng tham gia vào hệ thống thu gom rác thải
Tất cả 100% người dân được phỏng vấn tại 02 địa bàn đều có nhận thức tốt về lợi ích
của dịch vụ thu gom rác thải, họ cho rằng nếu việc thu gom đạt tỷ lệ cao và triệt để
hơn thì sẽ cải thiện đáng kể chất lượng môi trường không khí, môi trường nước quanh
khu vực họ đang sống. Đồng thời giảm được các bệnh liên quan đến điều kiện vệ sinh
môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống.
3.6.5.

Kết quả khảo sát về tình hình chăn nuôi và sử dụng biogas tại xã Nhị Mỹ

Trong số các hộ được khảo sát, có 65,7% số hộ có chăn nuôi gia súc, gia cầm. Phương
thức xử lý chất thải chăn nuôi của các hộ này chủ yếu là thu gom phân vào hố ủ phân,
sau đó thải trực tiếp ra môi trường, thậm chí không qua một hình thức xử lý nào mà
thải thẳng ra môi trường tiếp nhận. Chỉ có 0,4% hộ là sử dụng biogas. Tuy nhiên, có
đến 89% số hộ chăn nuôi cho rằng sử dụng biogas là cần thiết. Lý do họ chưa lắp đặt
hệ thống biogas là vì họ chưa hiểu hết được các lợi ích do biogas đem lại, chưa biết kỹ
thuật lắp đặt cũng như chưa có kinh phí để lắp đặt.

- 16 -


Dự án “TRÌNH DIỄN MÔ HÌNH QUẢN LÝ VÀ GIỮ GÌN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ NHỊ MỸ VÀ
THỊ TRẤN MỸ THỌ, HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP – GIAI ĐOẠN 2”

CHƯƠNG 4-


MÔ HÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG DỰA VÀO

CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ NHỊ MỸ VÀ THỊ TRẤN MỸ THỌ
4.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG MÔ HÌNH
Song song với sự phát triển kinh tế tại địa phương, những vấn đề môi trường nảy sinh
cũng ngày càng gia tăng. Do đó, hướng đi phù hợp và mang lại hiệu quả cho công tác
bảo vệ môi trường là thực sự cần thiết. Vì vậy, việc lựa chọn mô hình quản lý môi
trường dựa vào cộng đồng là một lời giải phù hợp, đem lại hiệu quả cao trong công tác
bảo vệ môi trường tại địa phương. Như chúng ta đã biết, sự tham gia của cộng đồng là
yếu tố quyết định mọi thành công trong công tác bảo vệ môi trường. Tuyên truyền,
giáo dục để nâng cao nhận thức và sự hiểu biết của người dân, từ đó nâng cao ý thức
chấp hành thực thi luật pháp, chính sách và triển khai các biện pháp bảo vệ môi
trường,… là nền tảng cơ bản cho thành công của hầu hết các chính sách về bảo vệ môi
trường.
4.2. MỤC TIÊU CỦA VIỆC XÂY DỰNG MÔ HÌNH
Mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng được xây dựng nhằm huy động cộng
đồng cùng tham gia giải quyết các vấn đề môi trường phát sinh, ngăn ngừa, giảm thiểu
các tác động xấu đến môi trường trong quá trình phát triển kinh tế, nâng cao hiệu quả
cải thiện và quản lý môi trường địa phương trong giai đoạn sắp tới theo hướng phát
triển bền vững.
4.3. NỘI DUNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG DỰA VÀO CỘNG

ĐỒNG TẠI XÃ NHỊ MỸ VÀ THỊ TRẤN MỸ THỌ
4.3.1.

Cơ cấu, tổ chức

4.3.1.1. Các thành phần liên quan




Người dân địa phương



Tổ tự quản



Chính quyền địa phương (cấp huyện, xã – thị trấn)
- 17 -


Dự án “TRÌNH DIỄN MÔ HÌNH QUẢN LÝ VÀ GIỮ GÌN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ NHỊ MỸ VÀ
THỊ TRẤN MỸ THỌ, HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP – GIAI ĐOẠN 2”



Các tổ chức đoàn thể



Các tổ chức phối hợp, hỗ trợ

4.3.1.2. Cơ cấu, tổ chức

1. Xã Nhị Mỹ (khu vực nông thôn)
Trong mô hình này cán bộ phụ trách môi trường của xã đóng vai trò quan trọng vì là
người có trình độ, am hiểu địa bàn và là người tiếp cận các kiến thức về vệ sinh môi

trường đầu tiên của xã, do đó người này sẽ được chọn làm Tổ trưởng tổ tự quản về bảo
vệ môi trường của xã. Các thành viên của tổ tự quản bao gồm các trưởng ấp và các cán
bộ thuộc các tổ chức đoàn thể như Hội phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh,….
Các tổ viên đồng thời là trưởng ấp sẽ là người phụ trách chính vấn đề môi trường tại
ấp mình quản lý. Khi có vấn đề về môi trường, tổ viên sẽ liên hệ tổ phó, tổ trưởng và
sau đó tổ trưởng sẽ xin ý kiến chỉ đạo của UBND.
1.1.1.1.1 Thị trấn Mỹ Thọ (khu vực thành thị)
Trong mô hình này, cán bộ phụ trách môi trường của thị trấn cũng được chọn làm hạt
nhân của tổ tự quản. Thị trấn được chia thành nhiều khóm, mỗi khóm sẽ hình thành 1
nhóm tổ tự quản về bảo vệ môi trường của khóm. Trong đó Trưởng khóm sẽ đóng vai
trò là tổ trưởng. Các tổ tự quản sẽ phối hợp chặt chẽ với Cán bộ phụ trách môi trường
của thị trấn. Các thành viên của tổ là cán bộ trong các tổ chức đoàn thể và chính quyền
của địa phương.
4.3.2.

Quy chế hoạt động

Mô hình hoạt động dựa trên quy chế hoạt động của tổ tự quản. Trong giai đoạn 1 của
dự án, quy chế hoạt động của tổ tự quản đã được xây dựng. Nhằm hoàn thiện quy chế,
trong giai đoạn 2 này, nhóm thực hiện dự án đã tổ chức một buổi hội thảo góp ý hoàn
thiện quy chế hoạt động cho tổ tự quản vào ngày 25/05/2010 với sự tham gia của đại
diện Chi cục Bảo vệ môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, đại diện địa
phương và các thành viên tổ tự quản. Chính điều này đã giúp cho việc hoàn thiện quy
chế thuận lợi hơn, bám sát với tình hình thực tế của địa phương hơn.

- 18 -


Dự án “TRÌNH DIỄN MÔ HÌNH QUẢN LÝ VÀ GIỮ GÌN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ NHỊ MỸ VÀ
THỊ TRẤN MỸ THỌ, HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP – GIAI ĐOẠN 2”


4.3.3.


Các phương tiện, công cụ phục vụ cho các hoạt động của mô hình
Các công cụ phục vụ cho chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng: tài liệu
tập huấn, pa nô, băng rôn, cuốc xẻng, chổi (phục vụ cho các ngày tình nguyện,
Chủ nhật xanh).



Công cụ phục vụ cho chương trình xử lý nước thải chăn nuôi, hố xí hợp vệ sinh
tại hộ gia đình: hệ thống tích hợp giảm thiểu ô nhiễm do chất thải chăn nuôi và
hố xí hợp vệ sinh.



Các loại phương tiện, công cụ phục vụ cho chương trình thu gom rác thải:
thùng đựng rác hộ gia đình (20 lít), thùng rác công cộng (120 lít, 240 lít), xe thu
gom rác đẩy tay.

4.3.4.

Tài chính



Kinh phí từ nguồn kinh phí bảo vệ môi trường của tỉnh, huyện.




Kinh phí từ việc vận động người dân đóng góp.



Kinh phí từ các nguồn quỹ của địa phương.

4.4. THÀNH LẬP TỔ TỰ QUẢN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI 02

ĐỊA BÀN TRIỂN KHAI THÍ ĐIỂM
4.4.1.

Tổ tự quản về bảo vệ môi trường xã Nhị Mỹ

Tổ tự quản xã Nhị Mỹ được thành lập theo Quyết định số 40/QĐ-UBND ngày
21/05/2010 của Chủ tịch UBND xã Nhị Mỹ, gồm 09 thành viên.
4.4.2.

Tổ tự quản về bảo vệ môi trường khóm Mỹ Tây, thị trấn Mỹ Thọ

Tổ tự quản khóm Mỹ Tây được thành lập theo Quyết định số 38/QĐ-UBND ngày
24/05/2010 của Chủ tịch UBND thị trấn Mỹ Thọ, gồm 07 thành viên.

- 19 -


Dự án “TRÌNH DIỄN MÔ HÌNH QUẢN LÝ VÀ GIỮ GÌN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ NHỊ MỸ VÀ
THỊ TRẤN MỸ THỌ, HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP – GIAI ĐOẠN 2”

4.5. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ TỰ QUẢN TRONG KHUÔN KHỔ


DỰ ÁN
Sau khi được thành lập, tổ tự quản đã tích cực tham gia một số hoạt động như sau:


Tham gia công tác điều tra thu thập ý kiến cộng đồng về các vấn đề vệ sinh môi
trường trên 02 địa bàn;



Tham gia Hội thảo góp ý hoàn thiện quy chế hoạt động;



Tham gia lớp tập huấn về các vấn đề môi trường cơ bản và kỹ năng truyền
thông môi trường dành cho các cán bộ tổ tự quản;



Tham gia lớp tập huấn nâng cao nhận thức cộng đồng;



Tham gia triển khai các mô hình thí điểm: hố xí hợp vệ sinh, mô hình biogas,
mô hình thu gom rác thải sinh hoạt;



Tổ chức Ngày Chủ nhật xanh.


4.6. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ TỰ QUẢN
− Tuy tổ tự quản mới bước đầu được thành lập nhưng đã chứng tỏ được tổ là nhân tố
tích cực, tiên phong trong các vấn đề bảo vệ môi trường tại địa phương.
− Các thành viên tổ tự quản được phân bố đều trên từng địa bàn nghiên cứu, đây là
yếu tố rất thuận lợi trong việc nắm bắt tình hình và vận động người dân tham gia.
− Đối với tổ tự quản tại xã Nhị Mỹ: Tổ gồm có 09 thành viên và đã chủ động kết
hợp với các đoàn thể, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên tổ chức nhiều hoạt động thiết
thực về môi trường. Về phương hướng sắp tới, tổ sẽ phối hợp chặt chẽ với các
ngành, đoàn thể xã, ban nhân dân ấp, ban tư pháp xã, lồng ghép vào các buổi sinh
hoạt, chi, tổ hội của các đoàn thể, sinh hoạt tổ văn phòng liên kết, sinh hoạt của các
câu lạc bộ, triển khai các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường, vận động các hộ
chăn nuôi heo thực hiện mô hình biogas theo mô hình trình diễn của dự án vì mô
hình này xử lý nguồn nước thải trong quá trình chăn nuôi mang lại hiệu quả thiết
thực và tiết kiệm cho chi phí cho hộ gia đình.

- 20 -


×