Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Quản Trị Rủi Ro Trong Đài Truyền Hình HTV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (501.55 KB, 32 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP

TIỂU LUẬN MÔN HỌC
QUẢN TRỊ RỦI RO
PHÂN TÍCH VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TẠI ĐÀI TRUYỀN
HÌNH TP. HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2015 2020

Lớp:
Giảng Viên hướng dẫn: Thạc sỹ. Trần Quang Trung

Tp.Hồ Chí Minh, Tháng 03 năm 2015


Tiểu luận Quản Trị Rủi Ro

MỤC LỤC
I.

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
I.1. Giới thiệu Đài Truyền Hình TP. Hồ Chí Minh
I.2. Chiến lược phát triển của Đài Truyền Hình TP. HCM giai đoạn 2015 – 2020
I.3. Giới hạn phạm vi
II. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

III. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
III. 1. Nhận dạng hiểm họa
III.1.1. Sự phụ thuộc bên ngoài
III.1.2. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh
III.1.3. PEST


III.1.4. HAZOP
III.2. Đánh giá rủi ro
III.2.1. Giới thiệu hệ thống server phát sóng chương trình
III.2.2. Xây dựng cặp thang đo
III.2.3. Phân tích các công cụ kiểm soát rủi ro

3
3
3
4
4
5
5
5
6
7
8
11
11
11
14

IV. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH

16

IV.I. Kết quả nhận dạng các rủi ro của tổ chức

16


IV.2. Kết quả đánh giá các rủi ro bằng phương pháp định tính

18

V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

20

V.1. Kết luận

20

V.2. Kiến nghị

22

V.2.1. Các biện pháp kiểm soát các rủi ro quan trọng
V.2.2. Sử dụng công cụ FMFA để đưa ra các biện pháp kiểm soát rủi ro
“Hệ thống server phát sóng tự động chương trình bị lỗi”:
V.2.3. Tài liệu hướng dẫn xử lý nhanh rủi ro khi hệ thống server
phát sóng tự động chương trình bị nhiễm virus.

22
27
31

I. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
I.1. GIỚI THIỆU ĐÀI TRUYỀN HÌNH TP. HỒ CHÍ MINH
2



Tiểu luận Quản Trị Rủi Ro

Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (HTV) là Đài truyền hình do nhà nước quản
lý, trực thuộc UBND TP. Hồ Chí Minh. HTV hiện có 2 kênh phát trên sóng tương tự
(analog) là HTV7, HTV9. Bên cạnh đó còn có một số kênh truyền hình kỹ thuật số và
truyền hình cáp như: HTV1, HTV2, HTV3, HTV4, HTV Thể Thao, HTVC Thuần Việt,
HTVC Gia Đình… Đối tượng phục vụ chính của HTV là nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
và các tỉnh lân cận.
I.2. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH TP. HỒ CHÍ MINH
GIAI ĐOẠN 2015 - 2020
Hỗ trợ nâng cao năng lực phát sóng các Đài vùng sâu vùng xa, biên giới và hải đảo.
Duy trì phát sóng 24/24 và giữ vững chất lượng nội dung các kênh của đài.
Nâng cấp nội dung phát sóng để đáp ứng yêu cầu ngày cao hơn của khán giả.
Quan tâm thực hiện theo lộ trình, thời gian của kế họach phát triển Dự án Trung tâm
dữ liệu số và Trung tâm kỹ thuật truyền thông HTV.
Tăng cường vùng phủ sóng của HTV trong phạm vi toàn quốc & quốc tế.
Đảm bảo an ninh sóng truyền hình HTV trong trường hợp có những biến cố về an
ninh, quân sự tại địa bàn TP.HCM.
Dời cột ăngten (cũ) 122m vào trong Quân Khu 7; lắp đặt thêm trạm phát sóng tại Bộ
Tư Lệnh Quân sự TP.HCM (tận dụng cột ăng ten đã có); 02 trạm phát sóng lên vệ tinh:
Trạm ở Bến Cát – Bình Dương (dự án Trung tâm truyền thông và lưu trữ dữ liệu) và trạm
Núi Bà Đen – Tây Ninh.
Quy họach và xây dựng phim trường Hòa Phú – Củ Chi, 50 ha thành một trung tâm
phức hợp: phim trường, du lịch, giải trí.
Hợp tác với các Đài bạn thực hiện kế hoạch dự án dịch vụ truyền hình quảng bá qua
vệ tinh Việt Nam (VINASAT 1&2).
Tiếp tục lộ trình số hóa với dự án truyền hình cáp giai đoạn II.
Quy họach và xây dựng phim trường Hòa Phú – Củ Chi, 50 ha thành một trung tâm
phức hợp: phim trường, du lịch, giải trí.

Xây dựng Tòa nhà Media Tower (tòa nhà cao tầng truyền thông): 25 tầng tại khu vực
số 9 Nguyễn thị Minh Khai, với diện tích xây dựng khoảng 2000m 2 trong khuôn viên Đài
Truyền Hình TP.HCM.
Hoàn tất quá trình phát sóng số vào tháng sáu năm 2015 theo lộ trình Quy hoạch phát
sóng số của Chính phủ.
Ngoài việc phục vụ nhu cầu thông tin giải trí của người dân, HTV còn có vị trí và
vai trò quan trọng trong việc định hướng thông tin, là cơ quan tuyên truyền tin cậy của
Nhà Nước. Vì vậy cần phải làm tốt công tác quản trị rủi ro để đảm bảo thực hiện thành
công chiến lược phát triển của HTV trong giai đoạn 2015 – 2020.
I.3. GIỚI HẠN PHẠM VI:
3


Tiểu luận Quản Trị Rủi Ro

Đề tài phân tích rủi ro trong chiến lược phát triển của Đài Truyền Hình TP. Hồ Chí
Minh giai đọan 2015 – 2020, tập trung vào phần kỹ thuật, chương trình phát sóng.

II. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
Rủi ro là gì?
Rủi ro là khả năng một điều nào đó xảy ra sẽ đưa đến kết quả không mong đợi.
Quản trị rủi ro là gì?
Quản trị rủi ro là việc sử dụng các công cụ như phân tích an toàn lao động, quy trình
kiểm soát, sự thay đổi sản phẩm/ chiến lược, nghiên cứu/ tài sản trí tuệ để kiểm soát, loại bỏ
hay giảm rủi ro.
Vì sao cần phải quản trị rủi ro?
Người ta không thể ngăn được các điều tồi tệ xảy ra, nhưng nếu biết quản trị rủi ro
tốt thì sẽ dự báo được và giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực của nó.
Ai là người chịu trách nhiệm quản trị rủi ro?
Mọi người trong tổ chức đều phải chịu trách nhiệm.

Quy trình quản trị rủi ro:
Quy trình quản trị rủi ro bao gồm 5 bước như hình vẽ. Chi tiết thực hiện từng bước sẽ
được mô tả cụ thể ở những phần sau của đề tài.

III. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
III. 1. NHẬN DẠNG HIỂM HỌA
4


Tiểu luận Quản Trị Rủi Ro






Để quản trị rủi ro trước hết phải nhận dạng được các hiểm họa, không chỉ những rủi
ro đã và đang xảy ra mà còn dự báo được những dạng rủi ro mới có thể xuất hiện đối với tổ
chức, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp kiểm soát rủi ro phù hợp.
Mục đích của bước này là nhận ra các hiểm họa càng nhiều càng tốt.
Phương pháp thực hiện:
Nhận dạng hiểm họa theo 4 phương pháp:
Sự phụ thuộc bên ngoài.
Mô hình 5 áp lực của Michael E. Porter.
PEST.
HAZOP.
Loại bỏ những rủi ro trùng lắp.
Tổng kết các rủi ro nhận dạng được.
III.1.1. Sự phụ thuộc bên ngoài:
a) Phụ thuộc hạ tầng kỹ thuật

Rủi ro do bị mất lợi thế phủ sóng toàn quốc trước đây (khi còn dùng hình thức phát
sóng Analog).
b) Phụ thuộc về mặt nhà cung cấp

Bản quyền các chương trình nước ngoài (Tuyệt đỉnh tranh tài, The Winner is, Thử
thách cùng bước nhảy, Ơn giời Cậu đây rồi, …) phải mua bản quyền các chương trình thực
tế từ các nước khác. Nếu các nhà cung cấp này cắt hợp đồng thì các chương trình sẽ ngừng
phát sóng.
Do đó lợi thế về phạm vi phủ sóng của Đài bị thu hẹp nên các nhà cung cấp chương
trình chuyển sang hợp tác với các Đài tỉnh lân cận ngày càng nhiều như: Đài Vĩnh Long,
Cần Thơ, Bình Dương, …với nhiều ưu đãi hơn và chi phí thấp hơn.
MobileTV - hợp tác với Viettel, Mobilephone, Vinaphone, có thể dẫn đấn tình trạng
không đồng nhất về mặt chất lượng đường truyền.
c) Phụ thuộc về mặt khách hàng

Thời gian khán giả dành cho nhu cầu xem TV giảm.
Chi phí dành cho truyền hình ngày càng cao (phải có tivi kỹ thuật số, phí thuê bao
truyền hình cáp...) làm khán giả chuyển sang hình thức truyền hình khác.
Khán giả chọn các hình thức giải trí khác thay vì xem truyền hình.
Đòi hỏi chất lượng về nội dung và thẩm mỹ của khán giả ngày càng cao dẫn đến việc
các chương trình không đáp ứng được nhu cầu khán giả.

III.1.2. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh

5


Tiểu luận Quản Trị Rủi Ro

a) Rủi ro về mặt đối thủ cạnh tranh trong ngành


Cạnh tranh giữa các Đài ngày càng gay gắt. Hiện nay các trang thiết bị trong lĩnh vực
truyền hình đã được tiêu chuẩn hóa nên không chỉ có đài truyền hình TP. HCM mà rất nhiều
các đài khác trang bị về mặt kỹ thuật khá tốt. Cạnh tranh trong ngành ngày càng tăng.
Cạnh tranh về vấn đề bản quyền chương trình truyền hình giữa các Đài và nhà sản
xuất.
Các nhà cung cấp dịch vụ ngày càng mở rộng thêm các kênh truyền hình của riêng họ
và được ưu tiên ở các kênh thuận lợi, các tần số có chất lượng tốt cạnh tranh trực tiếp với
các kênh của Đài.
b) Rủi ro về mặt đối thủ tiềm năng
Sự gia nhập ngành của các đại gia khổng lồ trong nước như: Viettel, VNPT, FPT với
các lợi thế về nguồn lực, hạ tầng dịch vụ dẫn đến sự phụ thuộc của Đài trong việc chuyển tải
các chương trình đến khán giả.
c) Rủi ro về mặt khách hàng
Thời gian khán giả dành cho nhu cầu xem TV giảm.
Chi phí dành cho truyền hình ngày càng cao (phải có tivi kỹ thuật số, phí thuê bao
truyền hình cáp...) làm khán giả chuyển sang hình thức truyền hình khác.
Khán giả chọn các hình thức giải trí khác thay vì xem truyền hình.
Đòi hỏi chất lượng về nội dung và thẩm mỹ của khán giả ngày càng cao dẫn đến việc
các chương trình không đáp ứng được nhu cầu khán giả.
d) Rủi ro về mặt sản phẩm thay thế
Truyền hình truyền thống (dùng tivi) giảm dần do bị cạnh tranh bằng các phương
thức truyền thông khác như trên truyền hình trên internet (online), mobile, IPTV, VOD,
OTT...
Sự bùng nổ các sản phẩm smartphone, tablet cùng với sự tiện lợi của nó dẫn đến
lượng người xem trên truyền hình truyền thống ngày càng giảm.

6



Tiểu luận Quản Trị Rủi Ro

Những nguyên nhân trên sẽ dẫn đến việc khách hàng lựa chọn hình thức truyền thông
khác thay cho TV.
e) Rủi ro về mặt nhà cung ứng
Bản quyền các chương trình nước ngoài (Tuyệt đỉnh tranh tài, The Winner is, Thử
thách cùng bước nhảy, Ơn giời Cậu đây rồi, …) phải mua bản quyền các chương trình thực
tế từ các nước khác. Nếu các nhà cung cấp này cắt hợp đồng thì các chương trình sẽ ngừng
phát sóng.
Do đó lợi thế về phạm vi phủ sóng của Đài bị thu hẹp nên các nhà cung cấp chương
trình chuyển sang hợp tác với các Đài tỉnh lân cận ngày càng nhiều như: Đài Vĩnh Long,
Cần Thơ, Bình Dương, …với nhiều ưu đãi hơn và chi phí thấp hơn.
MobileTV - hợp tác với Viettel, Mobilephone, Vinaphone, có thể dẫn đấn tình trạng
không đồng nhất về mặt chất lượng đường truyền.
P

-

III.1.3. PEST
Political

Môi

trường

chính

trị

E - Economic – Nền kinh tế

S - Social – Xu hướng xã hội
T - Technological – Phát triển công nghệ
a) Chính trị

Rủi ro về môi trường chính sách: Theo quy hoạch của chính phủ tháng 6/2015 các
Đài truyền hình lớn trong đó có HTV phải chuyển đổi sang truyền hình kỹ thuật số. HTV là
người đi đầu mang tính thử nghiệm. Rủi ro do tư thế người dẫn đầu ngành chi phí vượt
ngoài dự kiến.
b) Kinh tế
Nền kinh tế đang có giấu hiệu giảm phát, suy thoái kinh tế, người dân sẽ hạn chế chi
tiêu dẫn đến thời gian và chi phí dành để xem truyền hình giảm.
c) Xã hội
Xu hướng giải trí đa phương tiên đang dịch chuyển dần sang internet thay vì giải trí
trên các kênh truyền hình truyền thống, khán giả chọn các hình thức giải trí khác thay vì sử
dụng truyền hình truyền thống.
Trình độ xã hội ngày càng tăng nên yêu về chất lượng cũng như nội dung trên các
kênh truyền hình cũng phải tăng. Dẫn đến chất lượng chương trình truyền hình không đáp
ứng được nhu cầu khán giả.
Nhu cầu về tín ngưỡng tôn giáo của đại đa số khách hàng là rất lớn. HTV chưa sản
xuất được các kênh truyền hình về tín ngưỡng tôn giáo trong khi các kênh truyền thì tư nhân
lại sản xuất được nên có thể làm cho khán giả chọn kênh khác thay vì HTV.

7


Tiểu luận Quản Trị Rủi Ro

d) Công nghệ

Khả năng nghiên cứu và phát triển công nghệ: HTV nói riêng và các đài truyền hình

tại Việt Nam nói chung đa phần đều học hỏi và ứng dụng các công nghệ có sẵn trên thế giới
nên sẽ khó có thể đột phát về công nghệ truyền hình.
Khả năng ứng dụng công nghệ mới so với các đài truyền hình thuộc các nước phát
triển: nguồn nhân lực công nghệ cao của HTV chưa đủ khả năng để ứng dụng các công nghệ
cũng như thiết bị truyền hình mà các đài truyền hình nổi tiếng thế giới đã và đang áp dụng
Các nguyên nhân trên dẫn đến lạc hậu công nghệ không cải thiện được chất lượng và
chi phí sản xuất dẫn đến sản phẩm mất tính cạnh tranh.
III.1.4. HAZOP
a) Định nghĩa Hazop
Phân tích HAZOP là một phương pháp có tính hệ thống để xem xét thiết kế công
nghệ, sản phẩm của một công trình trên các khía cạnh vận hành, khảo sát và bảo dưỡng.
Phân tích HAZOP tập trung vào việc xem xét một cách hệ thống thiết kế để xác định những
nguy hiểm tiềm ẩn và trục trặc vận hành có thể xảy ra cũng như các nguyên nhân, đưa ra
những nhận xét, đánh giá xem việc thiết kế hoặc các biện pháp an toàn đã phù hợp hay chưa
hoặc khuyến cáo áp dụng thêm các biện pháp ngăn ngừa.
b) Vai trò của phân tích Hazop

Xem xét để đưa ra các sai lệch có thể xảy ra đối với hệ thống công nghệ. Trên cơ sở
đó xác định những hậu quả tiềm tàng của những sai lệch đó trong quá trình hoạt động của hệ
thống công nghệ hoặc với những điều kiện hoạt động của hệ thống công nghệ một cách hệ
thống;
Đánh giá sự phù hợp của thiết kế và thiết bị điều khiển trên khía cạnh an toàn và
vận hành nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu hậu quả của sự cố;
Đề xuất các biện pháp ngăn ngừa và giảm thiểu hậu quả khi cần thiết giúp doanh
nghiệp kiểm soát rủi ro và quản lý an toàn cũng như đề ra chiến lược vận hành công trình an
toàn và hiệu quả nhất.
Để bảo đảm an toàn vận hành của hệ thống công nghệ thì ngay từ khâu thiết kế đã
phải thực hiện phân tích HAZOP, hay nói cách khác, hiện phân tích HAZOP chính là một
công đoạn trong thiết kế, kết quả của việc phân tích này chính là cơ sở để hoàn thiện thiết
kế.

Trong quá trình hoạt động, khi có hoán cải, thay đổi các chi tiết thiết bị so với thiết
kế trong hệ thống công nghệ cũng cần phải thực hiện phân tích HAZOP trước.

8


Tiểu luận Quản Trị Rủi Ro

c)

Phân tích Hazop đối với hệ thống truyền hình
Phân rã các thành phần cấu tạo:

Hệ thống truyền hình

9


Tiểu luận Quản Trị Rủi Ro

Đối với hệ thống truyền hình thì đầu vào gồm 2 thành phần chính là hạ tầng kỹ thuật
và công nghệ. Với sự phát triển bùng nổ hiện nay của công nghệ thì HTV sẽ gặp phải nhiều
rủi ro như:
− Những lỗ hỏng về công nghệ mà Đài chưa thể khắc phục.
− Sự tấn công của Hacker làm tê liệt hệ thống truyền hình.
− Hệ thống server phát sóng tự động chương trình bị lỗi

Với Trung tâm dữ liệu số và Trung tâm kỹ thuật truyền thông HTV.
− Kho tư liệu không đủ giờ
− Tín hiệu từ vệ tinh bị mất

− Thiết bị phát lại cho địa phương hoạt động không tốt.
Với an ninh sóng truyền hình
− Dời cột ăng ten khó khăn
− Hợp tác với nước ngoài về kỹ thuật không thành công.
− Các dịch vụ truyền hình không đáp ứng đủ.
Các chương trình:
Để làm nên các chương trình thì đài truyền hình nói chung cũng như HTV nói riêng
sẽ trực tiếp sản xuất hoặc thuê các công ty bên ngoài sản xuất theo yêu cầu của nhà đài. Do
chương trình có rất nhiều chuyên mục nên việc sản xuất và kiểm duyệt chương trình sẽ có
rất nhiều rủi ro khi phát ra công chúng gây sai lệch thông tin làm ảnh hưởng đến nhà đài.
Hiện nay do xu thế các Đài mở thêm nhiều kênh truyền hình và tăng thời lượng phát
sóng 24/24. Đài Truyền hình TP.HCM cũng không ngoài xu thế đó dẫn đến vấn đề kiểm
soát chất lượng nghệ thuật và kỹ thuật còn nhiều lỗ hổng.
Các nhà quảng cáo dựa trên sự đánh giá của Công ty đo lường tỷ lệ khán giả xem
kênh truyền hình (dựa vào rating), nhưng thật sự thì sự đánh giá này có khi chưa phản ánh
đúng dẫn đến nhiều chương trình có lượng khán giả xem nhiều tại sân khấu nhưng vẫn bị
đánh giá rating thấp.
Thông tin trong chương trình gây phản cảm,sai lệch, thiếu chính xác, không đúng với
thực tế gây ảnh hưởng đến uy tín chương trình, HTV và sự phản ảnh của công chúng.
Chương trình thiếu logic, nội dung sơ sài.
Quá trình kiểm duyệt chương trình sai xót .
Các quy định về hợp tác, liên kết sản xuất với các đối tác còn thiếu, chưa rõ ràng, khi
có sự cố sẽ không đảm bảo lợi ích của đài.
Nhân viên vận hành:
Do truyền hình cũng là một ngành cũng tương đối đặc thù so với những ngành khác
nên đòi hỏi nhân viên phải làm việc khác so với những ngành còn lại. Do đó quá trình đào
tạo nhân viên, cũng như tuyển dụng nhân viên ,cũng như quá trình làm việc của nhân viên
cần khắc khe hơn đặc biệt là với bộ phận sản xuất chương trình.
10



Tiểu luận Quản Trị Rủi Ro

Do hiện nay chưa có Trường đào tạo chuyên môn về truyền hình ở cấp độ Đại học,
nên nguồn nhân lực của Đài chủ yếu tuyển dụng từ nhiều nguồn khác nhau và chưa được
đào tạo bài bản về lĩnh vực truyền hình nên Đài cần phải có thời gian đào tạo, bổ sung cho
phù hợp với yêu cầu.
Nhân viên vận hành gây ra sai lệch thông tin, làm hệ thống bị gián đoạn
Việc sản xuất chương trình không tốt do sai sót của người làm chương trình.
Đưa thông tin sai lệch do cập nhật chưa đầy đủ.
III.2. ĐÁNH GIÁ RỦI RO
Trong phần này, nhóm thực hiện đề tài chọn rủi ro “Sự cố server phát sóng tự động
chương trình” để xây dựng cặp thang đo, đánh giá rủi ro dựa trên phương pháp dùng ma
trận rủi ro. Các rủi ro còn lại thực hiện tương tự để có bảng đánh giá và xếp loại rủi ro.
III.2.1. Giới thiệu hệ thống server phát sóng chương trình:
Hệ thống bao gồm: một bộ lưu trữ NAS có dung lượng 1000 TB, hai Server MAX
360 System, máy tính điều khiển, LAN Switch Gigabit Ethernet, Router SDI, kết hợp với
các thiết bị sẳn có như VTR Betacam, card convert A/D, D/A…, hê thống máy tính nạp dữ
liệu (file vivdeo) vào hê thống lưu trữ và hệ thống máy tính điều khiển sử dụng các phần
mềm chuyên dụng thực hiện các công việc lập lịch phát sóng (playlist), ingest, playout…
Ngoài ra, còn hệ thống lưu trữ dùng để backup dữ liệu chạy song song và chuyển đổi tức thì
(gần thời gian chuyển đổi bằng không) khi hê thống lưu trữ dữ liệu chính gặp sự cố.
Hai Server có ổ đĩa lưu trữ 500 TB – RAID5 chạy dự phòng song song dùng để
Ingest chương trình phát sóng hàng ngày theo List lập sẵn. Chương trình phát sóng được
Ingest từ VTR Betacam và ghi Live từ nguồn ngoài. Mỗi chương trình được ghi thành Clip
video định dạng MPEG2 - 7Mbit/s, file được đóng gói dạng MXF. Mỗi server lưu trữ được
khoảng hơn 10.000 giờ video. Các clip phát lại nhiều lần được lưu lên bộ lưu trữ NAS.
Phần mềm quản lý hệ thống – HD Clip Manager cho phép thực hiện các công việc:
- Quản lý Metadata Clip lưu trữ trên NAS và trên hai SERVER. Hiển thị thông tin
của NAS và Server.

- Cập nhật thông tin của Clip để xác định hướng lưu trữ trên NAS hay trên Server:
Các Clip lưu trữ dài hạn sẽ được copy từ Server sang NAS; Các Clip trong NAS có trong
Playlist sẽ copy lên SERVER để phát sóng; Xóa các Clip khi hết hạn sử dụng… (người khai
thác có thể thay đỗi thông tin về Clip để thực hiện việc quản lý lưu trữ Clip theo yêu cầu của
bien tập chương trình).
III.2.2. Xây dựng cặp thang đo
a) Thang đo khả năng xảy ra:
STT Các mức độ xảy ra
Định nghĩa
1
Rất khó xảy ra
Đảm bảo chỉ xảy ra 1-2 lần lỗi kỹ thuật, hỏng

Điểm số
1 (E)
11


Tiểu luận Quản Trị Rủi Ro

2

Hiếm khi xảy ra

3

Thỉnh thoảng xảy
ra

4


Có thể xảy ra

5

Thường xuyên xảy
ra

hóc này trong vòng 1 năm.
Cơ hội xảy ra từ 3 đến 5 lần các lỗi kỹ thuật,
hỏng hóc này trong vòng 1 năm.
Cơ hội xảy ra từ 5 đến 10 lần các lỗi kỹ thuật,
hỏng hóc này trong vòng 1 năm.
Cơ hội xảy ra từ 10 đến 15 lần các lỗi kỹ thuật,
hỏng hóc này trong vòng 1 năm.
Cơ hội xảy ra > 15 lần các lỗi kỹ thuật, hỏng
hóc này trong vòng 1 năm.

2 (D)
3 (C)
4 (B)
5 (A)

b) Thang đo mức độ nghiêm trọng:

STT

Các mức độ xảy ra

Định nghĩa


Điểm số

Không ảnh hưởng đến quá trình phát sóng
chương trình;

1

Không đáng kể

Một vài cảnh báo lỗi thông thường của hệ thống
điều khiển xuất hiện, các đèn cảnh báo và âm
thanh báo lỗi về nhiệt độ, độ ẩm.

1 (V)

Tuy nhiên hệ thống vẫn hoạt động ổn định và
các lỗi có thể khắc phục dễ dàng trong thời gian
ngắn.
Hệ thống các ổ cứng đột nhiên phát ra các tiếng
kêu to.

2

Mức độ ít

Tốc độ truy xuất dữ liệu bị chậm lại, một số tín
hiệu cảnh báo lỗi xuất hiện, thỉnh thoảng một số
tín hiệu hình ảnh bị đứng, chất lượng âm thanh
có chỗ bị méo hay mất một vài tiếng.


2 (IV)

Các sự cố có khả năng kiểm soát và khắc phục
phục được mà không gây ra bất kỳ sự gián đoạn
nào trên sóng truyền hình.
3

Mức độ nhiều

Các lỗi liên quan đến hê thống điều khiển, hệ
thống nạp dữ liệu.

3 (III)

Các báo lỗi không tìm được dữ liệu trong hệ
thống, phải nạp lại dữ liệu và kiểm tra thường
xuyên.
Hê thống hoạt động không còn ổn định hay báo
lỗi.
Thời gian truy xuất dữ liệu chậm, các thao tác
12


Tiểu luận Quản Trị Rủi Ro

trong việc lập lịch phát sóng bị lỗi, nhiều thao
tác không thực hiện được gây nguy hiểm đến
khung các chương trình phát sóng.
Thời gian chuyển đổi giữa các file chương trình

không đồng nhất, chất lượng hình ảnh bị rung,
…ảnh hưởng đến các chất lượng chương trình,
kênh phát sóng.
Các vấn đề trên xảy ra hiện tượng gián đoạn
chương trình trên sóng truyền hình trong vòng
< 1 phút.

4

Nghiêm trọng

Có ít nhất một thành phần chính trong hệ thống
server phát sóng bị tê liệt không thể hoạt động
được, làm ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống
server phát sóng, cần thời gian để khắc phục
sửa chữa.

4 (II)

Thời gian phát sóng bị gián đoạn tối đa khoảng
30 phút trở xuống. Sau đó hệ thống hoạt động
ổn định trở lại.
Hệ thống server phát sóng bị tê liệt hoàn toàn.

5

Thảm khốc

Các hệ thống dự phòng, backup không kích
hoạt được, dữ liệu chương trình không truyền

đến hệ thống truyền dẫn dẫn đến các chương
trình phát sóng bị gián đoạn.

5 (I)

Cần nhiều thời gian khắc phục, thời gian phát
sóng bị gián đoạn từ 60 phút trở lên.
c) Dùng Ma trận đánh giá rủi ro để đo lường rủi ro của Hệ thống server phát sóng

tự động chương trình của Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh (HTV):
HTV là một trong các Đài tiên phong trong ứng dụng công nghệ truyền hình hiện đại.
Năm 1999, Đài là đơn vị đầu tiên sử dụng hệ thống phát sóng tự động dùng băng Betacam
với hệ thống robot tự động được lập trình để gắp băng lên các khay phát sóng tự động.
Từ năm 2004, Đài đã nghiên cứu và đầu tư hệ thống server phát sóng tự động đồng
bộ với việc xây dựng Phòng Tổng khống chế để tiếp nhận, kiểm soát và phân phối đến
Trung tâm Truyền dẫn phát sóng. Hệ thống phát sóng server tự động được đầu tư và khai
thác bắt đầu từ năm 2006, chuyển đổi và nâng cấp nhiều lần và hoạt động ổn định đảm bảo
an toàn tín hiệu phát sóng đến nay. Hệ thống được đầu tư là hệ thống hiện đại nhất trên thế
13


Tiểu luận Quản Trị Rủi Ro

giới với giá trị rất lớn và hiện đại nhất tại thời điểm đầu tư. Sau đó, được nâng cấp thường
xuyên để luôn đảm bảo mức độ hiện đại của hệ thống, nhằm đảm bảo an toàn và giảm thiểu
rủi ro đến mức thấp nhất, khu vực đặt hệ thống lưu trữ được bảo mật và cách ly với hệ thống
điều khiển, hệ thống nạp dữ liệu, hệ thống kiểm soát theo dõi và báo cáo tình trạng 24/24.
Trên cơ sở nghiên cứu các nhật ký lỗi kỹ thuật từ năm 2006 đến nay của hệ thống
server, cùng với các cuộc họp giao ban kỹ thuật hàng tuần trong Đài, nên rủi ro về hệ thống
server phát sóng tự động chương trình của Đài được đánh giá như sau:

Yếu tố rủi ro
Sự cố server phát sóng tự động
chương trình

Khả năng xảy
ra
Khó xảy ra
E

Mức độ nghiêm
trọng
Thảm khốc
I

Dùng Ma trận đánh giá rủi ro để đo lường rủi ro về Hệ thống server phát sóng tự động
chương trình của Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh (HTV)
Khả năng xảy
ra

Thường
xuyên

Dễ
xảy ra

Thỉnh
thoảng

Hiếm
khi


Khó
xảy ra

A

B

C

D

E

Độ nghiêm trọng
Thảm khốc

I

5

5

4

3

3

Nghiêm trọng


II

5

5

4

3

2

Nhiều

III

5

4

3

2

2

Ít

IV


4

3

2

2

1

Không đáng kể

V

4

3

2

2

1

Xếp loại rủi ro: Rủi ro loại 3.
III.2.3. Phân tích các công cụ kiểm soát rủi ro.
a) Phân loại các phương pháp kiểm soát rủi ro:
− Né tránh hay từ bỏ: Dùng “đường đi khác” để né tránh rủi ro, đường đi mới có thể


không có rủi ro, có rủi ro nhẹ hơn, hoặc chi phí đối phó rủi ro thấp hơn. Ví dụ như
thay đổi phương pháp, công cụ thực hiện, thay đổi con người, thương lượng với
khách hàng (hoặc nội bộ) để thay đổi mục tiêu.
− Ngăn ngừa: Thực thi các biện pháp để giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro.
− Giảm thiểu: Giảm thiểu tác động và chi phí khắc phục rủi ro nếu nó xảy ra.
− Chuyển giao: Giảm thiểu rủi ro bằng cách chia sẻ tác hại khi chúng xảy ra. Ví dụ
như đề nghị với khách hàng chấp nhận và chia sẻ rủi ro (tăng thời gian, chi phí...),
báo cáo ban lãnh đạo để chấp nhận tác động và chi phí đối phó rủi ro, mua bảo hiểm
để
chia
sẻ
chi
phí
khi
rủi
ro
xảy
ra.
14


Tiểu luận Quản Trị Rủi Ro

b) Dùng công cụ FMEA (Falure modes and effects analysis – Phân tích tác động và

hình thức sai lỗi) đưa ra các biện pháp kiểm soát rủi ro:
Các định nghĩa:
− Dạng sai hỏng: là cách mà sản phẩm hay quá trình không đáp ứng được các yêu

cầu. Thường được hiểu như là các khuyết tật.

− Tác động sai hỏng (Ảnh hưởng): là ảnh hưởng của các sai lỗi đến khách hàng nếu
như nó không được ngăn ngừa hay khắc phục. Khách hàng có thể là khách hàng nội
bộ hay người sử dụng cuối cùng.
− Nguyên nhân: là nguồn gốc gây ra sai lỗi, thường là do các biến động tác động vào
quá trình
Các bước thực hiện:
Xác định dạng sai hỏng có thể xảy ra: Liệt kê các vấn đề có thể nảy sinh nếu rủi ro
xảy ra. Cần liệt kê ra các loại sai lỗi, sự cố có thể xảy ra trong quá khứ hoặc trong tương lai.
Mô tả các tác động của sai hỏng.
Xác định các nguyên nhân dẫn đến sai hỏng.
Đánh giá vấn đề theo tính nghiêm trọng, khả năng xảy ra và khả năng có thể xác
định. Sử dụng thang đo điểm từ 1 đến 5 (Đã xây dựng ở phần II.2.2)
Tính toán “hệ số rủi ro theo thứ tự ưu tiên” hay còn được gọi là RPN ( Rick Priority
Number).
• Mức độ nghiêm trọng (Severity – viết tắt là SEV): chỉ ra mức độ ảnh hưởng hay
tác động của các sai lỗi đến khách hàng.
• Khả năng xuất hiện (Occurence – viết tắt là OCC): chỉ ra khả năng xuất hiện các
nguyên nhân gây ra sai lỗi.
• Khả năng phát hiện (Detection - viết tắt là DET): chỉ ra khả năng hệ thống phát
hiện ra nguyên nhân của sai lỗi nếu nó xảy ra
• Hệ số RPN = SEV*OCC*DET
• Hệ số này được dùng làm cơ sở tính toán để ưu tiên hoá các chỉ tiêu chất lượng cần bảo đảm
Các bước trên được thực hiện tuần tự và điền vào bảng biểu sau
Yêu Dạng sai Ảnh
Nguyên
Kiểm soát
Giải pháp
Trách
SEV
OCC

DET RPN
SEV OCC DET RPN
cầu hỏng hưởng
nhân
quá trình
đề nghị
nhiệm

Xác định giải pháp kiểm soát rủi ro. Tập trung ưu khắc phục những sai hỏng nghiêm
trọng (sai hỏng có RPN ban đầu cao, RPN giảm sau khi thực hiện biện pháp đề nghị.
Kế hoạch phân bổ nguồn lực và phân công trách nhiệm thực hiện.

IV. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
IV.I. KẾT QUẢ NHẬN DẠNG CÁC RỦI RO CỦA TỔ CHỨC
15


Tiểu luận Quản Trị Rủi Ro

STT
1
2
3

Rủi ro
Rủi ro do bị mất lợi thế phủ sóng toàn quốc
Rủi ro do các nhà cung cấp cắt hợp đồng mua
bản quyền
MobileTV - hợp tác với Viettel, Mobilephone,
Vinaphone, có thể dẫn đấn tình trạng không

đồng nhất về mặt chất lượng đường truyền.

4

Các quy định về hợp tác, liên kết sản xuất với
các đối tác còn thiếu, chưa rõ ràng, khi có sự cố
sẽ không đảm bảo lợi ích của Đài

5

Thời gian khán giả dành cho nhu cầu xem TV
giảm

6
7
8
9
10

11

12
13

14

15

Phương pháp
nhận dạng hiểm

Yếu tố
họa
Sự phụ thuộc
Phụ thuộc hạ
bên ngoài
tầng kỹ thuật
Sự phụ thuộc
Nhà cung cấp
bên ngoài
Sự phụ thuộc
bên ngoài

Nhà cung cấp

Sự phụ thuộc
bên ngoài

Nhà cung cấp

Sự phụ thuộc
bên ngoài, Mô
hình 5 áp lực
cạnh tranh
Thiếu nhà tài trợ do cạnh tranh giữa các đài
Mô hình 5 áp lực
truyền hình
cạnh tranh
Rủi ro về sự gia nhập của các nhà cung cấp dịch Mô hình 5 áp lực
vụ truyền hình mới trong ngành
cạnh tranh

Nhiều đối thủ cạnh tranh gây ra tình trạng nhà
Mô hình 5 áp lực
cung cấp ngưng cung cấp dịch vụ, chuyển sang
cạnh tranh
hợp tác với những đài truyền hình khác
Nhà cung cấp ngưng cung cấp dịch vụ, chuyển
Mô hình 5 áp lực
sang hợp tác với những đài truyền hình khác
cạnh tranh
Rủi ro về bản quyền chương trình chuyển sang
Mô hình 5 áp lực
đối thủ
cạnh tranh
Khán giả chọn phương thức truyền thông khác
như trên truyền hình trên internet (online),
mobile, IPTV, VOD, OTT… thay cho truyền
hình truyền hình.
Khán giả chọn các hình thức giải trí khác thay
vì xem truyền hình.
Chi phí dành cho truyền hình cao (phải có tivi
kỹ thuật số, phí thuê bao truyền hình cáp...) so
với các hình thức giải trí khác.
Rủi ro do tư thế người dẫn đầu ngành dẫn đến
chi phí vươt ngoài dự kiến (Theo quy hoạch của
chính phủ tháng 6/2015 các Đài truyền hình lớn
phải chuyển đổi sang truyền hình kỹ thuật số,
HTV là người đi đầu)
Suy thoái kinh tế làm người dân giảm chi phí
cho truyền hình


Khách hàng
Đối thủ cạnh
tranh.
Đối thủ tiềm
năng
Đối thủ cạnh
tranh
Đối thủ tiềm
năng
Đối thủ tiềm
năng

Mô hình 5 áp lực Sản phẩm thay
cạnh tranh
thế
Mô hình 5 áp lực Sản phẩm thay
cạnh tranh
thế
Mô hình 5 áp lực Sản phẩm thay
cạnh tranh
thế

PEST

Chính trị

PEST

Kinh tế


16


Tiểu luận Quản Trị Rủi Ro

16

17
18
19

Rủi ro về chất lượng chương trình truyền hình
không đáp ứng nhu cầu của khán giả do trình độ
văn hóa ngày càng nâng cao
Mất khán giả do khán giả chọn các đài truyền
hình tư nhân do có các kênh truyền hình đặc thù
về tín ngưỡng tôn giáo. (do nhu cầu về tôn giáo
tăng)
Chất lượng dịch vụ và chi phí mất tính cạnh
tranh do công nghệ lạc hậu
Hệ thống server phát sóng tự động chương trình
bị lỗi

PEST

Xã hội

PEST

Xã hội


PEST

Công nghệ

HAZOP

Hệ thống
truyền hình
Hệ thống
truyền hình
Hệ thống
truyền hình
Hệ thống
truyền hình
Hệ thống
truyền hình
Hệ thống
truyền hình
Hệ thống
truyền hình
Hệ thống
truyền hình
Hệ thống
truyền hình
Chương trình

HAZOP

Chương trình


HAZOP
HAZOP

Chương trình
Chương trình

HAZOP

Nhân viên

HAZOP

Nhân viên

HAZOP

20

Hacker tấn công vào làm tệ liệt hệ thống Đài

HAZOP

21

Kho tư liệu không đủ giờ

HAZOP

22


Tín hiệu từ vệ tinh bị mất

HAZOP

23

Thiết bị phát lại cho địa phương hoạt động
không tốt

HAZOP

24

Dời cột ăng ten khó khăn

HAZOP

25

Hợp tác với nước ngoài không thành công

HAZOP

26

Rủi ro về chất lượng đường truyền

HAZOP


27
28
29
30
31
32
33

Những lỗ hổng về công nghệ chưa kịp khắc
phục
Sản xuất và kiểm duyệt chương trình sai sót
Đo lường tỷ lệ khán giả xem chương trình
truyền hình không đúng dẫn đến sai chiến lược
phát triển
Chương trình gây phản cảm, sai lệch thông tin
Chương trình sơ sài, thiếu logic
Việc sản xuất chương trình không tốt do sai sót
của người làm chương trình.
Người làm chương trình đưa thông tin sai lệch

HAZOP

IV.2. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CÁC RỦI RO BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH TÍNH

STT
1

Rủi ro
Rủi ro do bị mất lợi thế phủ sóng toàn quốc


Khả năng
xảy ra

Mức độ
nghiêm
trọng

Điểm

A

II

5
17


Tiểu luận Quản Trị Rủi Ro

2
3
4

5
6
7
8
9
10
11

12

Khán giả chọn phương thức truyền thông khác
như trên truyền hình trên internet (online),
mobile, IPTV, VOD, OTT… thay cho truyền
hình truyền hình.
Chất lượng dịch vụ và chi phí mất tính cạnh
tranh do công nghệ lạc hậu
Các quy định về hợp tác, liên kết sản xuất với
các đối tác còn thiếu, chưa rõ ràng, khi có sự cố
sẽ không đảm bảo lợi ích của Đài
MobileTV - hợp tác với Viettel, Mobilephone,
Vinaphone, có thể dẫn đấn tình trạng không
đồng nhất về mặt chất lượng đường truyền.
Thiếu nhà tài trợ do cạnh tranh giữa các đài
truyền hình
Rủi ro về sự gia nhập của các nhà cung cấp dịch
vụ truyền hình mới trong ngành
Rủi ro về chất lượng chương trình truyền hình
không đáp ứng nhu cầu của khán giả
Việc sản xuất chương trình không tốt do sai sót
của người làm chương trình.
Rủi ro về chất lượng đường truyền
Chi phí dành cho truyền hình cao (phải có tivi
kỹ thuật số, phí thuê bao truyền hình cáp...).
Những lỗ hổng về công nghệ chưa kịp khắc
phục

B


III

4

B

III

4

B

III

4

B

III

4

C

II

3

A


III

3

B

III

3

C

III

3

C

III

3

C

III

3

C


III

3

13

Sản xuất và kiểm duyệt chương trình sai sót

C

III

3

14
15
16
17

Hacker tấn công vào làm tệ liệt hệ thống đài
Chương trình gây phản cảm, sai lệch thông tin
Chương trình sơ sài, thiếu logic
Người làm chương trình đưa thông tin sai lệch
Hệ thống server phát sóng tự động chương trình
bị lỗi
Kho tư liệu không đủ giờ
Đo lường tỷ lệ khán giả xem chương trình
truyền hình không đúng dẫn đến sai chiến lược
phát triển
Rủi ro do tư thế người dẫn đầu ngành dẫn đến

chi phí vươt ngoài dự kiến (Theo quy hoạch của
chính phủ tháng 6/2015 các Đài truyền hình lớn
phải chuyển đổi sang truyền hình kỹ thuật số,
HTV là người đi đầu)
Mất khán giả do khán giả chọn các đài truyền
hình tư nhân do có các kênh truyền hình đặc thù
về tín ngưỡng tôn giáo.

D
D
B
D

II
II
IV
II

3
3
3
3

E

I

3

B


V

3

C

III

3

D

III

2

D

III

2

18
19
20

21

22


18


Tiểu luận Quản Trị Rủi Ro

23

Dời cột ăng ten khó khăn
Nhà cung cấp ngưng cung cấp dịch vụ, chuyển
sang hợp tác với những đài truyền hình khác
Thời gian khán giả dành cho nhu cầu xem TV
giảm
Tín hiệu từ vệ tinh bị mất
Thiết bị phát lại cho địa phương hoạt động
không tốt
Rủi ro do các nhà cung cấp cắt hợp đồng mua
bản quyền
Rủi ro về bản quyền chương trình chuyển sang
đối thủ
Suy thoái kinh tế làm người dân giảm chi phí
cho truyền hình
Nhân viên vận hành sai quy trình làm hệ thống
bị gián đoạn
Khán giả chọn các hình thức giải trí khác thay
vì xem truyền hình.
Hợp tác với nước ngoài không thành công

24
25

26
27
28
29
30
31
32
33

Loại rủi ro
5
4
3
2
1

D

III

2

D

IV

2

D


III

2

D

III

2

D

III

2

D

III

2

C

III

2

D


III

2

D

III

2

C

III

2

E

IV

1

Hành động
Không được bắt đầu hoặc tiếp tục công việc cho tới khi nguy cơ đã được
giảm.
Không tiến hành các công việc mới cho đến khi nguy cơ giảm.
Nếu công việc đang trong tiến trình thì hành động khẩn cấp phải được tiến
hành.
Có thể yêu cầu các nguồn lực đáng kể.
Yêu cầu hành động để giảm rủi ro.

Không cần hành động.
Yêu cầu theo dõi để đảm bảo các biện pháp kiểm soát được duy trì.
Không cần hành động.

V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
V.1. KẾT LUẬN
Bảng tóm tắt các rủi ro quan trọng (số điểm từ 3 trở lên)
STT
1

Rủi ro
Rủi ro do bị mất lợi thế phủ sóng toàn quốc

19


Tiểu luận Quản Trị Rủi Ro

2

Khán giả chọn phương thức truyền thông khác như trên truyền hình trên internet
(online), mobile, IPTV, VOD, OTT… thay cho truyền hình truyền hình.

3

Chất lượng dịch vụ và chi phí mất tính cạnh tranh do công nghệ lạc hậu

4

Các quy định về hợp tác, liên kết sản xuất với các đối tác còn thiếu, chưa rõ ràng, khi

có sự cố sẽ không đảm bảo lợi ích của Đài

5

MobileTV - hợp tác với Viettel, Mobilephone, Vinaphone, có thể dẫn đấn tình trạng
không đồng nhất về mặt chất lượng đường truyền.

6

Thiếu nhà tài trợ do cạnh tranh giữa các đài truyền hình

7

Rủi ro về sự gia nhập của các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình mới trong ngành

8

Rủi ro về chất lượng chương trình truyền hình không đáp ứng nhu cầu của khán giả

9
10

12
13

Việc sản xuất chương trình không tốt do sai sót của người làm chương trình.
Rủi ro về chất lượng đường truyền
Chi phí dành cho truyền hình cao (phải có tivi kỹ thuật số, phí thuê bao truyền hình
cáp...).
Những lỗ hổng về công nghệ chưa kịp khắc phục

Sản xuất và kiểm duyệt chương trình sai sót

14

Hacker tấn công vào làm tệ liệt hệ thống đài

15
16
17

Chương trình gây phản cảm, sai lệch thông tin
Chương trình sơ sài, thiếu logic
Người làm chương trình đưa thông tin sai lệch

18

Hệ thống server phát sóng tự động chương trình bị lỗi

19

Kho tư liệu không đủ giờ
Đo lường tỷ lệ khán giả xem chương trình truyền hình không đúng dẫn đến sai chiến
lược phát triển

11

20

V.2. KIẾN NGHỊ
V.2.1. Các biện pháp kiểm soát các rủi ro quan trọng:

STT

Rủi ro

Biện pháp kiểm soát rủi ro

Phân loại

20


Tiểu luận Quản Trị Rủi Ro

1

2

3

- Nâng cao chất lượng nội dung truyền hình.
- Nghiên cứu, đánh giá các hệ tiêu chuẩn truyền hình
số mặt đất khác để có những lựa chọn phù hợp đối
với hệ thống phát sóng truyền hình số của Việt Nam
trong tương lai.
- Khi được cấp phép thiết lập và khai thác hệ thống
truyền dẫn, phát sóng truyền hình phải đảm bảo hệ
Rủi ro do bị mất
thống của mình được thiết kế, lắp đặt phù hợp các
lợi thế phủ sóng
Ngăn ngừa

quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để bảo đảm
toàn quốc
chất lượng dịch vụ và không gây can nhiễu cho các
hệ thống thông tin khác.
- Đào tạo lại đội ngũ kỹ thuật viên, thợ lành nghề để
đáp ứng cho yêu cầu ứng dụng công nghệ cao trong
lĩnh vực truyền dẫn, phát sóng truyền hình.
- Hợp tác với các kênh truyền dẫn địa phương một
cách hiệu quả.
- Nâng cao chất lượng cũng như nội dung chương
trình nhằm thu hút lượng khán giả trẻ tuổi.
- Khuyến khích việc chuyển giao công nghệ truyền
dẫn, phát sóng truyền hình, mua bản quyền để tạo
Khán giả chọn
điều kiện cho việc nhập khẩu và triển khai các công
phương thức
nghệ truyền dẫn, phát sóng truyền hình tiên tiến, hiện
truyền thông
đại.
khác như trên
- Phát triển công nghệ sản xuất thiết bị truyền dẫn,
truyền hình trên
phát sóng truyền hình, đặc biệt là các thiết bị nghe Ngăn ngừa
internet (online),
xem đầu cuối số thông qua việc nhanh chóng xây
mobile, IPTV,
dựng và ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho
VOD, OTT…
các loại công nghệ truyền dẫn, phát sóng mới.
thay cho truyền

- Đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức quốc tế trong
hình.
lĩnh vực truyền hình, phối hợp trao đổi, đào tạo
chuyên gia trong lĩnh vực kỹ thuật và quản lý phát
thanh, truyền hình nhằm đáp ứng thị hiếu của khán
giả trong giai đoạn cộng nghệ phát triển.
Chất lượng dịch - Cải tiến các công nghệ chưa quá lỗi thời nếu chi phí Giảm thiểu
vụ và chi phí
vẫn chấp nhận được.
mất tính cạnh
- Thường xuyên cập nhật và ứng dụng các công nghệ
tranh do công
mới.
nghệ lạc hậu
- Đào tạo nguồn nhân lực để tiếp nhận và ứng dụng
21


Tiểu luận Quản Trị Rủi Ro

các công nghệ cao trên thế giới.

4

5

Các quy định về
hợp tác, liên kết
sản xuất với các
đối tác còn

thiếu, chưa đầy
đủ, chưa rõ ràng,
khi có sự cố sẽ
không đảm bảo
lợi ích của Đài.
MobileTV - sự
liên kết, hợp tác
với các doanh
nghiệp viễn
thông như:
Viettel,
Mobilephone,
Vinaphone, có
thể dẫn đến tình
trạng không
đồng nhất về
mặt chất lượng
đường truyền
cung cấp dịch vụ
truyền hình trả
tiền.

- Xây dựng các hợp đồng, các quy chế để hợp tác với
các đối tác một cách chặt chẽ để đảm bảo lợi ích khi
có sự cố.
- Thuê các văn phòng luật sư để tư vấn.
- Kiểm soát chặt quy trình hợp tác với các đối tác.
- Thường xuyên cập nhật các nghị định, luật sửa đổi
của chính phủ.
- HTV xây dựng bộ tiêu chuẩn kỹ thuật, thống nhất

áp dụng với tất cả các đối tác trong quá trình liên kết,
hợp tác cung cấp dịch vụ truyền hình.
- Áp dụng công nghệ xử lý kỹ thuật số tiên tiến,
công nghệ truyền dẫn hiện đại, kết hợp với các thiết
bị đầu cuối đồng bộ để đảm bảo kiểm soát chất lượng
dich vụ cung cấp trên tất cả các hạ tầng của các đối
tác được đồng nhất và đảm bảo các thông số kỹ thuật
quy định.
- Kiểm soát chặt chẽ chất lượng tại các trung tâm
phân phối của các đối tác cung cấp dịch vụ truyền
hình trả tiền.
- Tổ chức thường xuyên các khóa huấn luyện đạo tạo
cho đội ngũ kỹ thuật của các đối tác cung cấp dịch vụ
để đảm bảo giảm thiểu các vấn đề về kỹ thuật.
- Ngưng hợp tác với các đối tác không đáp ứng được
các yêu cầu kỹ thuật đề ra nhằm đảm bảo chất lượng
các chương trình của HTV đến khán giả đảm bảo tiêu
chuẩnchất lượng phát sóng.
- Xây dựng đội ngũ kỹ thuật bảo trì, sửa chữa dịch vụ
phục vụ 24/24, mọi lúc mọi nơi, nhanh chóng, có
trình độ tay nghề cao, có thái độ thân thiện, nhiệt
tình, hợp tác, phục vụ với phương châm "khách hàng
là thượng đế".

Giảm thiểu

Giảm thiểu

22



Tiểu luận Quản Trị Rủi Ro

- Chủ động cung cấp các giải pháp kỹ thuật hiện đại,
các công nghệ truyền dẫn mới cho các đối tác để luôn
luôn đảm bảo chất lượng dịch vụ và giảm thiểu các
sự cố ở mức thấp nhất.

6

7

8

- Nâng cao chất lượng nội dung truyền hình.
Thiếu nhà tài trợ - Tìm kiếm và thực hiện chương trình truyền hình
do cạnh tranh
trực tiếp để thu hút sự đầu tư.
giữa các đài
- Làm cho chương trình phủ sóng toàn quốc.
truyền hình
- Đưa ra chính sách đơn giản để các nhà sản xuất
thuận lợi trong việc thực hiện.
- Để chiếm lĩnh được thị phần truyền hình truyền
thống phải phát triển nội dung chất lượng cao.
- Còn trong sự phối hợp, liên kết sản xuất, nếu các
đối tác cần phải thay đổi thế nào cho tốt hơn ở tất cả
Rủi ro về sự gia các khâu, từ đơn vị phối hợp sản xuất đến cơ chế,
nhập của các nhà thái độ hợp tác thì cũng cần thay đổi.
cung cấp dịch vụ - Thay đổi tư duy điều hành, quản trị và sản xuất

truyền hình mới chương trình trên nền tảng số.
trong ngành
- Dứt khoát đoạn tuyệt với những chương trình chất
lượng trung bình, tiến tới dần dần loại bỏ các chương
trình chất lượng trung bình khá theo những tiêu
chuẩn cao hơn.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ.
Rủi ro về chất
Tiến hành nghiên cứu thị trường khảo sát nhu cầu
lượng chương
khán giả. Từ đó xây dựng những chương trình đáp
trình truyền hình ứng nhu cầu của khán giả.

Giảm thiểu

Ngăn ngừa

Ngăn ngừa

23


Tiểu luận Quản Trị Rủi Ro

không đáp ứng
nhu cầu của
khán giả

9


Việc sản xuất
chương trình
không tốt do sai
sót của người
làm chương
trình.

10

Rủi ro về chất
lượng đường
truyền

11

12

Chi phí dành cho
truyền hình cao
(phải có tivi kỹ
thuật số, phí
thuê bao truyền
hình cáp...).
Những lỗ hỏng
về công nghệ
chưa kịp khắc
phục

-Mở rộng hệ thống phát sóng vệ tinh, để có mặt ở
mọi nơi đem lại thức chất lượng rõ nét cho các

chương trình.
-Đảm bảo chất lượng âm thanh, hình ảnh vượt trội để
đáp ứng nhu cầu khách hàng.
-Thực hiện các biện pháp để các chương trình không
gián đoạn khi xem.
-Xây dựng nội dung chương trình phong phú hấp
dẫn.
-Tăng thêm nhiều dịch vụ cho khách hàng.
-Thanh toán linh hoạt tiện lợi.
- Xây dựng quy trình sản xuất chương trình nhằm
kiểm soát tất cả các bước trong quá trình sản xuất
chương trình.
- Xây dựng quy trình kiểm duyệt chương trình. Tiến
hành kiểm duyệt chương trình theo quy trình đã đề ra
- Thường xuyên thanh tra các hoạt động sản xuất
chương trình của từng cá nhân
-Bù suy hao do tầng đối lưu, tầng điện ly, thời tiết và
không gian tự do.
-Bù hiệu ứng phân cực.
-Thay đổi các tham số truyền hình như sử dụng băng
tần phù hợp, sử dụng EIRP cao hơn ở tuyến lên.
-Thực hiện tính toán đường truyền, sử dụng công
suất phát theo khuyến nghị.
-Nâng cao chất lượng các chương trình nhằm đảm
bảo khách hàng cảm thấy hài lòng với số tiền chi phí
cao mà mình bỏ ra.
-Hỗ trợ chi phí ban đầu cho khách hàng, như miễn
cước vài tháng đầu,hay miễn phí chi phí lắp đặt...
- Tăng cường các khóa đào tạo, chuyển giao kỹ năng
nghiệp vụ cho cán bộ phụ trách chính.

- Thường xuyên theo dõi cập nhật các bản vá lỗi về
bảo mật, cảnh báo nguy cơ sự cố từ các chuyên gia
nước ngoài.
- Thường xuyên cập nhật xu hướng công nghệ mới.
- Chuẩn bị kinh phí dự phòng để có thể nâng cấp

Giảm thiểu

Ngăn ngừa

Ngăn ngừa

Giảm thiểu

Ngăn ngừa

24


Tiểu luận Quản Trị Rủi Ro

hoặc thay thế công nghệ mới khi cần thiết.

13

Sản xuất và
kiểm duyệt
chương trình sai
sót


14

Hacker tấn công
vào làm tệ liệt
hệ thống đài

15

Chương trình sơ
sài, thiếu logic

16

Người làm
chương trình
đưa thông tin sai
lệch

- Xây dựng các hệ thống IPS,IDS nhằm giảm thiểu
rủi ro trong trường hợp chưa kịp khắc phục lỗ hỏng
Giảm thiểu
và bị hacker lợi dụng tấn công thì rủi ro sẽ giảm thiểu
nhất có thể.
-Ứng dụng các công nghệ sản xuất chương trình mới.
-Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn để kiểm duyệt.
Ngăn ngừa
-Tổ chức các khóa đào tạo nâng cao kỹ năng cho
nhân viên
-Cập nhật thường xuyên các hệ thống ngăn chặn và
tường lửa.

-Thường xuyên cập nhật và khắc phục các lỗ hổng
Ngăn ngừa
bảo mật.
-Thuê các công ty bảo mât tư vấn.
-Thường xuyên cập nhật thị hiếu khán giả.
-Kiểm duyệt kỹ trước khi phát sóng.
Ngăn ngừa
-Mua bản quyền các chương trình hấp dẫn của nước
ngoài
-Biên tập, đạo diễn kiểm duyệt thông tin trước khi
xây dựng chương trình truyền hình.
-Kiểm tra nội dung chương trình có phù hợp hay
không để tránh lãng phí. Xác nhận lại thông tin một
Ngăn ngừa
cách cụ thể chính xác trước khi điều động sản xuất.
-Hội đồng nghiệm thu lần cuối phải xác nhận lại 1
cách chính xác, cần thiết phải làm lại từ đầu.

25


×