Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Bai giang quản lý tài nguyên và môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.65 MB, 47 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

BÀI GIẢNG
QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Giảng viên: ThS. Bùi Thị Thu Trang

HÀ NỘI, NĂM 2014

 

 


 

0


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG .........................................................................3
VỀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ..........................................................3
1.1. Các khái niệm cơ bản về quản lý tài nguyên và môi trường .....................................3
1.1.1. Khái niệm về quản lý tài nguyên và môi trường .................................................3
1.1.2. Các nguyên tắc QLTN&MT ...............................................................................3
1.1.3. Các công cụ quản lý tài nguyên và môi trường ..................................................4
1.2. Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường ........................................................5
1.2.2 Nội dung quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường ...................................8
2.1. Khái quát chung về công cụ pháp lý .......................................................................10
2.1.1. Luật pháp và công ước quốc tế về môi trường .................................................10


2.1.2. Luật bảo vệ môi trường Việt Nam .....................................................................12
2.2. Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật môi trường .......................................................13
2.3. Thanh tra tài nguyên và môi trường ........................................................................15
CHƯƠNG 3. CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI
TRƯỜNG ..........................................................................................................................18
3.1. Khái quát chung về công cụ kinh tế ........................................................................18
3.2. Thuế, phí và lệ phí môi trường ................................................................................18
3.2.1. Thuế tài nguyên .................................................................................................18
3.2.3. Lệ phí môi trường .............................................................................................24
3.3. Các công cụ tạo ra thị trường ..................................................................................24
3.3.1.Cô ta ô nhiễm .....................................................................................................24
3.3.2. Cơ chế phát triển sạch (CDM)..........................................................................25
.... ................................................................................................................................26
3.4. Các định chế tài chính và tín dụng môi trường ....................................................26
3.4.1. Công cụ ký quỹ hoàn trả ...................................................................................26
3.4.2. Quỹ môi trường .................................................................................................27
3.5. Nhãn sinh thái..........................................................................................................28
3.6. Bồi thường thiệt hại môi trường ..............................................................................29
CHƯƠNG 4. CÁC CÔNG CỤ KỸ THUẬT TRONG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG..................................................................................................................31
4.1. Quan trắc tài nguyên và môi trường ........................................................................31
4.2. Đánh giá môi trường ...............................................................................................32
4.2.1. Đánh giá hiện trạng môi trường .......................................................................32
4.2.2. Đánh giá tác động môi trường ..........................................................................33
4.2.3. Đánh giá chiến lược môi trường .......................................................................34
4.3. Đánh giá vòng đời sản phẩm ...................................................................................36
4.4. Sản xuất sạch hơn.................................................................................................39
4.5. Kiểm toán chất thải ..............................................................................................40
CHƯƠNG 5. CÁC CÔNG CỤ PHỤ TRỢ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ...........41
5.1. Truyền thông môi trường ........................................................................................41

1

 


5.2. Mô hình hóa môi trường .........................................................................................43
5.3. Ứng dụng của GIS trong quản lý môi trường .........................................................44
CHƯƠNG 6. QUẢN LÝ CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG ....................................46
6.1.Quản lý tài nguyên khoáng sản và các vấn đề môi trường liên quan ..........................46
6.2. Quản lý tài nguyên và môi trường nước .....................................................................46
6.3. Quản lý tài nguyên và môi trường đất ........................................................................46
6.4. Quản lý tài nguyên và môi trường không khí .............................................................46
6.5. Quản lý tài nguyên rừng .............................................................................................46

2

 


CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
VỀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
1.1. Các khái niệm cơ bản về quản lý tài nguyên và môi trường
1.1.1. Khái niệm về quản lý tài nguyên và môi trường
- Khái niệm quản lý: Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên đối
tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra trong điều kiện biến động của môi trường
ngoài.
Quản lý tài nguyên và môi trường là một dạng của quản lý. Đó là sự tác động liên
tục có tổ chức và hướng đích của chủ thể quản lý tài nguyên và môi trường lên cá nhân
hoặc cộng đồng người tiến hành các hoạt động phát triển trong hệ thống môi trường, sử
dụng một cách tốt nhất mọi tiềm năng và cơ hội nhằm đạt được mục tiêu quản lý tài

nguyên và môi trường đã đề ra, phù hợp với luật pháp và thông lệ hiện hành.
Hiện chưa có một định nghĩa thống nhất về quản lý môi trường, theo Lưu Đức
Hải, Cẩm nang Quản lý môi trường, “Quản lý môi trường là một lĩnh vực quản lý xã hội,
có tác động điều chỉnh hành vi của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và kỹ
năng điều phối thông tin đối với các vấn đề môi trường có liên quan đến con người
hướng tới sự PTBV và sử dụng hợp lý tài nguyên”
Quản lý môi trường bao gồm ba khía cạnh: tổng hợp các biện pháp tiếp cận hệ
thống thích hợp, tác động và điều chỉnh các hoạt động của con người, với mục đích chính
là giữ cân bằng quan hệ giữa môi trường và phát triển, giữa nhu cầu của con người với
chất lượng môi trường giữa hiện tại và khả năng chịu đựng của trái đất - "phát triển bền
vững".
Quản lý tài nguyên và môi trường được thực hiện bằng tổng hợp các biện pháp
luật pháp, chính sách, kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, xã hội, văn hoá, giáo dục, v.v… các
biện pháp có thể đan xen, phối hợp, tích hợp với nhau tuỳ theo điều kiện cụ thể của vấn
đề đặt ra. việc quản lý môi trường được thực hiện ở mọi quy mô, toàn cầu, khu vực, quốc
gia, tỉnh, huyện, cơ sở sản xuất, hộ gia đình, v.v
Câu hỏi: Vì sao cần quản lý tài nguyên và môi trường?
1.1.2. Các nguyên tắc QLTN&MT
1. Hướng tới sự phát triển bền vững
Nguyên tắc này quyết định mục đích của việc quản lý môi trường. nguyên tắc này
cần được thể hiện trong quá trình xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, luật pháp
và chính sách nhà nước, ngành và địa phương.
2. Kết hợp các mục tiêu quốc tế - quốc gia - vùng lãnh thổ và cộng đồng dân cư trong
việc quản lý môi trường.
Môi trường không có ranh giới không gian, do vậy, sự ô nhiễm hay suy thoái
thành phần môi trường ở quốc gia, vùng lãnh thổ này sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới quốc
gia khác và các vùng lãnh thổ khác. việc kết hợp các mục tiêu này được thực hiện thông
qua các quy định luật pháp, các chương trình hành động, các đề tài hợp tác quốc tế và
khu vực.
3. Quản lý môi trường xuất phát từ quan điểm tiếp cận hệ thống và cần được thực hiện

bằng nhiều biện pháp và công cụ tổng hợp đa dạng và thích hợp.
Các biện pháp và công cụ liên quan môi trường rất đa dạng: luật pháp, chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch, chính sách, khoa học, kinh tế, công nghệ, v.v… mỗi một loại biện
pháp và công cụ trên có phạm vi và hiệu quả khác nhau trong từng trường hợp cụ thể. ví
3

 


dụ để bảo vệ môi trường trong nền kinh tế thị trường, thì công cụ kinh tế có hiệu quả tốt
hơn. trong khi đó, trong nền kinh tế kế hoạch hoá thì công cụ luật pháp và chính sách lại
có các thế mạnh riêng.
4. Phòng ngừa tai biến, suy thoái môi trường cần được ưu tiên hơn việc phải xử lý hồi
phục môi trường nếu để xảy ra ô nhiễm.
Phòng ngừa là biện pháp ít tốn kém hơn xử lý, nếu để xảy ra ô nhiễm. VD: phòng
ngừa bướu cổ bằng biện pháp sử dụng muối iốt ít tốn kém hơn giải pháp chữa bệnh biếu
cổ khi nó xảy ra với cư dân.
5. Người gây ô nhiễm phải trả tiền - ppp (Polluter pays principle) .
Nguyên tắc PPP được dùng làm cơ sở để xây dựng các quy định về thuế, phí, lệ
phí môi trường và các quy định xử phạt hành chính đối với các vi phạm về quản lý môi
trường. dựa trên nguyên tắc này, các nước đưa ra các loại thuế suất như thuế năng lượng,
thuế cacbon, thuế SO2, v.v
Câu hỏi: Liên hệ thực tế việc áp dụng 5 nguyên tắc trên ở Việt Nam?
1.1.3. Các công cụ quản lý tài nguyên và môi trường
- Khái niệm: Công cụ quản lý tài nguyên và môi trường là tổng hợp các biện pháp
hoạt động về pháp luật, chính sách, kinh tế, kỹ thuật và xã hội nhằm bảo vệ môi trường
và phát triển bền vững kinh tế xã hội.
Công cụ quản lý là vũ khí hoạt động của nhà nước trong việc thực hiện công tác
quản lý tài nguyên và môi trường quốc gia. Công cụ quản lý tài nguyên và môi trường rất
đa dạng, không có một công cụ nào có giá trị tuyệt đối trong việc quản lý môi trường.

Mỗi một công cụ có chức năng và phạm vi tác động nhất định, chúng tạo ra một tập hợp
các biện pháp hỗ trợ nhau. Tùy thuộc vào điều kiện cho phép (về thông tin, kỹ thuật,
nhân lực, tính hiệu qủa của chính công cụ…) mà mỗi quốc gia, địa phương lựa chọn công
cụ quản lý thích hợp.
Trong công tác quản lý môi trường việc nghiên cứu và hoàn thiện các công cụ
quản lý là điều bắt buộc và phải làm thường xuyên ở các cơ quản quản lý nhà nước về
môi trường và là công tác trọng tâm của ngành tài nguyên và môi trường.
-Phân loại công cụ quản lý môi trường: Có 2 cách phân loại công cụ quản lý môi
trường, phân loại theo chức năng và phân loại theo bản chất.
+ Công cụ quản lý môi trường phân loại theo chức năng gồm: Công cụ điều chỉnh vĩ mô,
công cụ hành động và công cụ phụ trợ.
Công cụ điều chỉnh vĩ mô là luật pháp và chính sách.
Công cụ hành động là các công cụ có tác động trực tiếp tới hoạt động kinh tế - xã
hội, như các quy định hành chính, quy định xử phạt v.v... và công cụ kinh tế.
Công cụ phụ trợ là nhóm công cụ không có tác động điều chỉnh hoặc không tác
động trực tiếp đến hoạt động sản xuất, mà hỗ trợ trong quan sát, giám sát các hoat gây ô
nhiễm, giáo dục con người trong xã hội. Thuộc loại này có các công cụ kỹ thuật như GIS,
mô hình hoá, đánh giá môi trường, kiểm toán môi trường, quan trắc môi trường; Giáo
dục, truyền thông môi trường
+ Công cụ quản lý môi trường có thể phân loại theo bản chất thành 3 loại cơ bản sau:
Công cụ luật pháp chính sách bao gồm các văn bản về luật quốc tế, luật quốc gia,
các văn bản khác dưới luật, các kế hoạch và chính sách môi trường quốc gia, các ngành
kinh tế, các địa phương.

4

 


Các công cụ kinh tế gồm các loại thuế, phí đánh vào thu nhập bằng tiền của hoạt

động sản xuất kinh doanh. Các công cụ này chỉ áp dụng có hiệu quả trong nền kinh tế thị
trường.
Công cụ kỹ thuật quản lý thực hiện vai trò kiểm soát và giám sát về chất lượng và
thành phần môi trường, về sự hình thành và phân bố chất ô nhiễm trong môi trường. Các
công cụ kỹ thuật quản lý có thể gồm các đánh giá môi trường, minitoring môi trường, xử
lý chất thải, tái chế và tái sử dụng chất thải. Các công cụ kỹ thuật quản lý có thể được
thực hiện thành công trong bất kỳ nền kinh tế phát triển như thế nào.
Công cụ phụ trợ: GIS, mô hình hóa, giáo dục, truyền thông
Công cụ luật pháp, chính sách được sự ủng hộ nhiều nhất từ các nhà quản lý môi
trường. Các công cụ quản lý môi trường trực tiếp bao gồm các công cụ chủ yếu sau:
Chính sách và chiến lược quản lý tài nguyên và môi trường; hệ thống luật pháp, quy định
và tiêu chuẩn/ quy chuẩn về môi trường. Chính sách bảo vệ môi trường phải được thực
hiện đồng thời với chính sách phát triển kinh tế xã hội, tạo điều kiện gắn kết các mục tiêu
PTBV vào các hoạt động phát triển của từng ngành, từng vùng, tạo sự liên kết giữa các
ngành và các cấp trong thực hiện các mục tiêu phát triển và bảo vệ môi trường. Chính
sách môi trường giải quyết các vấn đề chung nhất về quan điểm quản lý môi trường, các
vấn đề môi trường chung nhất cần giải quyết trong thời gian từ 10-15 năm và các định
hướng lớn để đạt được mục tiêu.
Chiến lược bảo vệ môi trường cụ thể hoá chính sách ở một mức độ nhất định.
Chiến lược xem xét chi tiết hơn mối quan hệ giữa các mục tiêu và xác định các nguồn lực
sử dụng để thực hiện chúng. Từ đó, lựa chọn các mục tiêu khả thi, xác định các phương
pháp để thực hiện mục tiêu
1.2. Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường
1.2.1. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường ở Việt Nam
Hệ thống cơ quan lý nhà nước được tổ chức từ trung ương đến địa phương như
sau: Chính phủ; bộ và các cơ quan ngang bộ; Ủy ban nhân dân các cấp; sở phòng, ban.
Đứng đầu hệ thống quản lý nhà nước về môi trường là chính phủ, tạo thành một
chỉnh thể thống nhất, được tổ chức theo hệ thống thứ bậc, có mối quan hệ mật thiết phụ
thuộc nhau về tổ chức và hoạt động nhằm thực thi quyền quản lý nhà nước về môi
trường.

Hệ thống tổ chức quản lý môi trường Việt Nam gồm cơ quan nhà nước có thẩm
quyền chung và cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyên môn
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chung:

Chính phủ

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Ủy ban nhân dân cấp huyện

Ủy ban nhân dân cấp xã ( cán bộ địa chính – xây dựng – đô thị và
môi trường; cán bộ địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường)
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyên môn

Bộ tài nguyên và môi trường

Cơ quan quản lý môi trường các Bộ

Sở tài nguyên và môi trường

Chi cục bảo vệ môi trường

Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện

5

 


Cơ cấu Bộ TN&MT được tổ chức theo Nghị định 21/2013/NĐ-CP, ngày 04/3/2013,

gồm các cơ quan sau:
1. Vụ Hợp tác quốc tế.
2. Vụ Kế hoạch.
3. Vụ Khoa học và Công nghệ.
4. Vụ Pháp chế.
5. Vụ Tài chính.
6. Vụ Thi đua, Khen thưởng và Tuyên truyền.
7. Vụ Tổ chức cán bộ.
8. Thanh tra Bộ.
9. Văn phòng Bộ (có đại diện của Văn phòng Bộ tại thành phố Hồ Chí Minh).
10. Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam.
11. Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.
12. Tổng cục Quản lý đất đai.
13. Tổng cục Môi trường.
14. Cục Công nghệ thông tin.
15. Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam.
16. Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu.
17. Cục Quản lý tài nguyên nước.
18. Cục Viễn thám quốc gia.
19. Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường.
20. Báo Tài nguyên và Môi trường.
21. Tạp chí Tài nguyên và Môi trường.
22. Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia.
23. Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia.
Trong đó, đơn vị quy định từ Khoản 1 đến Khoản 18 là các đơn vị hành chính giúp
Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các đơn vị quy định từ Khoản 19 đến
Khoản 23 là các đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của tổng cục môi trường được
quy định tại QĐ số: 25/2014/QĐ-TTg. Cơ cấu tổ chức thể hiện trên sơ đồ sau:


6

 


Hình 1.4. Sơ đồ tổ chức Tổng cục Môi trường
Sở TN&MT: Chi cục BVMT, chi cục/phòng quản lý đất đai, chi cục biển và hải
đảo, phòng quản lý (TNN, khoáng sản, khí tượng thủyvăn,…), trung tâm quan trắc phân
tích môi trường, quỹ bảo vệ môi trường…
Chi cục BVMT: Phòng kiểm soát ô nhiễm, phòng thẩm định và ĐTM
VD về Cơ cấu tổ chức tài nguyên và môi trường sở TN&MT Hà Nội: Chi cục
BVMT (phòng kiểm soát ô nhiễm, phòng thẩm định và ĐTM, phòng quản lý dự án và
truyền thông), quỹ bảo vệ môi trường, phòng quản lý đất đai, phòng tài nguyên khoáng
sản, phòng tài nguyên nước và khí tượng thủy văn, phòng thanh tra, trung tâm Quan trắc
và phân tích tài nguyên môi trường Hà Nội, trung tâm kỹ thuật tài nguyên và môi trường
Hà nội
VD về Cơ cấu tổ chức tài nguyên và môi trường sở TN&MT TP.HCM: Chi cục
BVMT (Phòng kiểm soát ô nhiễm, phòng thẩm định, ĐTM; Trung tâm quan trắc và phân
tích môi trường, Phòng thu phí BVMT); Quỹ BVMT, trung tâm kiểm định bản đồ - tư vấn
về tài nguyên – môi trường và nhà đất
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài nguyên và Môi trường hiện được quy
định tại NĐ Số: 21 /2013/NĐ-CP
Vị trí và chức năng
Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về các lĩnh vực: đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa
chất; môi trường; khí tượng thủy văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ; quản lý tổng
hợp và thống nhất về biển và hải đảo; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các
ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
Nhiệm vụ và quyền hạn:
7


 


1. Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh,
dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị quyết, nghị định của
Chính phủ và quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng
pháp luật hàng năm của Bộ đã được phê duyệt và các dự án, đề án theo phân công của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
2. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, năm năm, hàng năm và các chương trình, dự án,
công trình quan trọng quốc gia thuộc ngành tài nguyên và môi trường.
3. Phê duyệt chiến lược, quy hoạch, chương trình phát triển các ngành, lĩnh vực
thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, các dự án đầu tư theo phân cấp và ủy quyền của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện sau khi được phê
duyệt.
4. Ban hành quyết định, chỉ thị, thông tư và các văn bản khác về quản lý nhà nước
đối với ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ
chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Bộ; thông tin,
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên và môi trường; xây dựng tiêu
chuẩn quốc gia, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật trong
các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
1.2.2 Nội dung quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường
Nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường được quy định tại chương điều
139, chương XIV – Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về BVMT, Luật BVMT
2014, cụ thể như sau:
1. Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản quy
phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
môi trường.
2. Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách, chương trình, đề án, quy

hoạch, kế hoạch bảo vệ môi trường.
3. Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc; định kỳ đánh giá hiện trạng
môi trường, dự báo diễn biến môi trường.
4. Xây dựng, thẩm định và phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường; thẩm định
báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác
động môi trường và kiểm tra, xác nhận các công trình bảo vệ môi trường; tổ chức xác
nhận kế hoạch bảo vệ môi trường.
5. Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh
học; quản lý chất thải; kiểm soát ô nhiễm; cải thiện và phục hồi môi trường.
6. Cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về môi trường.
7. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường; thanh tra
trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo vệ
môi trường; xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
8. Đào tạo nhân lực khoa học và quản lý môi trường; giáo dục, tuyên truyền,
phổ biến kiến thức, pháp luật về bảo vệ môi trường.
9. Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường.
10. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện ngân sách nhà
nước cho các hoạt động bảo vệ môi trường.
11. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
8

 


Nội dung cụ thể của công tác quản lý nhà nước về môi trường luôn được kiện toàn
phù hợp với sự phát triển của đất nước trong từng giai đoạn cụ thể.

9


 


CHƯƠNG 2. CÁC CÔNG CỤ PHÁP LÝ TRONG QUẢN LÝ
TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
2.1. Khái quát chung về công cụ pháp lý
Luật pháp là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước
đặt ra nhằm điểu chỉnh mối quan hệ giữa người với người trong xã hội. Luật pháp là
nhóm công cụ mang tính ”mệnh lệnh-kiểm soát”, được sự ủng hộ nhiều nhất bởi các nhà
quản lý. Hệ thống văn bản pháp luật ở Việt Nam bao gồm: Hiến pháp, luật, pháp lệnh,
nghị định, thông tư, quyết định, chỉ thị,..
Pháp luật về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường là một công cụ hữu hiệu để
quản lý và bảo vệ môi trường, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp tới
lĩnh vực môi trường. Thực tiễn đã cho thấy vị trí, vai trò của pháp luật đối với sự nghiệp
bảo vệ môi trường là công cụ đảm bảo thực hiện cho các biện pháp bảo vệ môi trường
khác.
Văn bản pháp lý có hiệu lực cao nhất là Hiến pháp. Hiến pháp là luật cơ bản của
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với
Hiến pháp. Quy định về BVMT đã được quy định tại điều 63 trong Hiến pháp 2013
(hiệu lực từ 1/1/2014).
Điều 63 (Hiến pháp)
1. Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường; quản lý, sử dụng hiệu quả, bền
vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; chủ động
phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.
2. Nhà nước khuyến khích mọi hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển, sử dụng
năng lượng mới, năng lượng tái tạo.
3. Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên
và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi
thường thiệt hại.
Hệ thống luật bảo vệ tài nguyên và môi trường của Việt Nam bao gồm luật chung

(Luật bảo vệ môi trường) và các luật cụ thể về sử dụng hợp lý các thành phần môi trường.
Ở Việt Nam, hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường tương đối đầy đủ và
đồng bộ, có những quy định cụ thể, chi tiết đối với từng ngành, từng lĩnh vực, địa bàn,
khu vực, tạo ra hành lang pháp lý cần thiết cho công tác quản lý của nhà nước về bảo vệ
môi trường trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và thúc đẩy
hội nhập kinh tế quốc tế.
Tuy nhiên, qua triển khai trong thực tế, một số văn bản có quy định bất cập, chưa
phù hợp với yêu cầu thực tiễn, khó áp dụng vào thực tế, dẫn đến sự thực thi pháp luật
chưa nghiêm.
2.1.1. Luật pháp và công ước quốc tế về môi trường
-Khái niệm: Luật quốc tế về môi trường là tổng thể các nguyên tắc, quy phạm
quốc tế điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia, giữa các quốc gia với tổ chức quốc tế
trong việc loại trừ thiệt hại do các nguồn khác nhau gây ra cho môi trường ngoài phạm
vi tài phán quốc gia
Hiểu theo khái niệm trên, luật quốc tế về môi trường mới chỉ chú ý đến khía cạnh
bảo vệ môi môi trường có hiệu quả mà chưa quan tâm đến hợp tác PTBV.
- Thực trạng luật quốc tế về môi trường hiện nay: Là một lĩnh vực tương đối mới
so với lịch sử phát triển của ngành luật; Được xây dựng bởi sự tham gia của nhiều quốc
10

 


gia, tổ chức quốc tế, do đó, quá trình luật xây dựng phát triển nhanh nhưng tản mạn và
trùng lặp; Quy định pháp lý thường mang tính chất giải pháp tình huống; Các quy định,
tiêu chuẩn trên phạm vi toàn cầu thường không cụ thể và chặt chẽ như các quy định, tiêu
chuẩn khu vực.
Một số văn bản luật quốc tế: Điều ước, công ước, hiệp ước, hiệp định; Điều ước
là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết giữa các quốc gia. Tùy vào nội dung của công
ước mà có các tên gọi: công ước, hiệp ước, nghị định thư, hiệp định....

Công ước quốc tế là văn bản ghi rõ những việc cần tuân theo và những điều bị
cấm thi hành, liên quan đến một lĩnh vực nào đó, do một nhóm nước thoả thuận và cùng
cam kết thực hiện, nhằm tạo ra tiếng nói chung, sự thống nhất về hành động và sự hợp tác
trong các nước thành viên.
Công ước quốc tế có hiệu lực trọn vẹn với các nước thành viên, nhưng cũng có tác
động rất lớn đối với các nước trong khu vực chưa tham gia công ước.
Hiện nay, có khoảng 300 công ước quốc tế về bảo vệ môi trường. Việt Nam đã
tham gia các Ví dụ một số công ước quốc tế về môi trường sau đây (ngày tham gia ở
trong ngoặc):
1. Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt như là nơi cư
trú của các loài chim nước (RAMSAR), 1971 (20/9/1988); Nghị định thư bổ sung công
ước về các vùng ngập nước có tầm quan trọng, đặc biệt như là nơi cư trú của các loài
chim nước, Paris, 1982.
Ký kết tại thành phố Ramsar, Iran
Mục đích: Mục tiêu ban đầu của Công ước nhằm bảo tồn và sử dụng khôn khéo
các vùng đất ngập nước là nơi sinh sống của các loài chim nước.Tuy nhiên, sau nhiều
năm Công ước đã mở rộng ra đối với tất cả các lĩnh vực bảo tồn và sử dụng khôn khéo
các vùng đất ngập nước nhằm góp phần đạt được mục tiêu phát triển bền vững trên quy
mô toàn cầu.
Thông điệp: cần thiết phải sử dụng bền vững đất ngập nước, đưa danh sách những
vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế cần đặc biệt bảo vệ
2. Công ước liên quan đến Bảo vệ các di sản văn hoá và tự nhiên (19/10/1982).
3. Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (Convention
on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora – CITES) (Cites),
1973 (20/1/1994 là bản hiệp ước giữa các quốc gia thành viên về việc kiểm soát việc
buôn bán, trao đổi các loài động thực vật hoang dã để tránh tình trạng khai thác quá mức
dẫn đến tình trạng tuyệt chủng.
Mục đích: Nhằm đảm bảo rằng việc thương mại quốc tế các tiêu bản của các loài
động vật và thực vật hoang dã mà không đe dọa sự sống còn của các loài này trong tự
nhiên, và nó cũng đưa ra nhiều cấp độ khác nhau để bảo vệ các loài động và thực vật.

4. Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu biển MARPOL (29/8/1991).
Mục tiêu: Ngăn ngừa ô nhiễm biển do tàu, đưa ra các quy định về chống ô nhiễm do dầu,
chất lỏng độc hại khác, nước thải từ tàu, rác thải và không khí
5. Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển (25/7/1994).
6. Công ước Viên về bảo vệ tầng ô-zôn, 1985 (26/4/1994).
Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-zôn, 1987 (26/1/1984).
7. Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại và việc
tiêu hủy chúng (13/3/1995).

11

 


Mục đích: Giám sát hoạt động vận chuyển chất thải nguy hại, giảm khối lượng, độ độc
hại của các chất thải nguy hại phát sinh, khuyến khích huỷ bỏ chất thải càng gần nơi sản
sinh càng tốt, bảo đảm cho chất thải được quản lý một cách tốt nhất để bảo vệ môi trường
8. Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, 1992 (16/11/1994).
9. Công ước về Đa dạng sinh học, 1992 (16/11/1994).
10. Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) Persistant
Organic Pollmants
Mục tiêu: Bảo vệ sức khỏe con người và môi trường trước các chất ô nhiễm hữu cơ khó
phân hủy bằng việc áp dụng các biện pháp để giảm thiểu, hoặc phòng ngừa phát thải
POP là các hóa chất độc hại bền vững trong môi trường, có khả năng phát tán rộng, tích
lũy sinh học trong các hệ sinh thái ở gần và cả những nơi rất xa nguồn phát thải chúng.
Công ước hướng tới việc quản lý an toàn, giảm thiểu và loại bỏ 12 nhóm chất bao gồm
9 loại thuốc BVTV và diệt côn trùng; Dioxin và furan ( hóa chất phát sinh không chủ
định, thường do hoạt động sx sinh hoạt, công nghiệp, xử lý chất thải gây ra), PCB (dầu
cách điện, truyền nhiệt).
2.1.2. Luật bảo vệ môi trường Việt Nam

Luật Bảo vệ môi trường được ban hành đầu tiên năm 1993, gồm 7 chương và 55
điều, đặt nền móng cho việc hình thành hệ thống pháp luật BVMT ở Việt Nam. Sau hơn
10 năm thực hiện, luật đã có những bất cập không phù hợp cần sửa đổi. Năm 2005, Luật
BVMT sửa đổi ra đời thay thế luật BVMT 1993, luật mới quy định chi tiết và cụ thể hơn
với 15 chương và 136 điều (hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006). Mặc dù việc ban hành
Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 và các văn bản hướng dẫn là một bước tiến lớn trong
quá trình hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường ở nước ta, đáp ứng các yêu cầu mới
của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tích cực, chủ động hội nhập kinh tế
quốc tế nhưng bản thân nó, do những nguyên nhân khác nhau, cũng còn chứa đựng
những quy định bất cập, không phù hợp với thực tiễn. Do đó, luật BVMT 2005 đã được
tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung và luật BVMT 2014 đã ra đời thay thế luật BVMT
2005 (hiệu lực từ ngày 1/1/2015).
Luật BVMT 2014 quy định về hoạt động bảo vệ môi trường; chính sách, biện
pháp và nguồn lực để bảo vệ môi trường; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ
chức, hộ gia đình và cá nhân trong bảo vệ môi trường. Luật gồm 20 chương và 170 điều.
Một số điểm mới của luật:
Quy định thêm những hành vi bị nghiêm cấm như: hành vi vận chuyển chất độc,
chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác không đúng quy trình kỹ thuật về bảo vệ
môi trường (BVMT); thải chất thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào không khí; đưa vào nguồn nước
hóa chất độc hại, chất thải, vi sinh vật chưa được kiểm định và tác nhân độc hại khác đối
với con người và sinh vật; phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên, khu bảo tồn
thiên nhiên; lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vượt quá quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm của
người có thẩm quyền để làm trái quy định về quản lý môi trường.
Quy định cụ thể hơn về nội dung, nguyên tắc và trách nhiệm thực hiện quy hoạch
BVMT:
Về nguyên tắc, cấp độ, kỳ quy hoạch BVMT, Luật bảo vệ môi trường 2014 quy
định: quy hoạch BVMT phải bảo đảm các nguyên tắc phù hợp với điều kiện tự nhiên,
kinh tế - xã hội; chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an
ninh; chiến lược BVMT quốc gia bảo đảm phát triển bền vững; bảo đảm thống nhất với

quy hoạch sử dụng đất; thống nhất giữa các nội dung cơ bản của quy hoạch BVMT; bảo
12

 


đảm nguyên tắc BVMT. Quy hoạch BVMT gồm 02 cấp độ là quy hoạch BVMT cấp quốc
gia và quy hoạch BVMT cấp tỉnh. Kỳ quy hoạch BVMT là 10 năm, tầm nhìn đến 20
năm.
Về nội dung cơ bản của quy hoạch BVMT: đối với quy hoạch BVMT cấp quốc gia
gồm các nội dung cơ bản sau: đánh giá hiện trạng môi trường, quản lý môi trường, dự
báo xu thế diễn biến môi trường và biến đổi khí hậu; phân vùng môi trường; bảo tồn đa
dạng sinh học và môi trường rừng; quản lý môi trường biển, hải đảo và lưu vực sông;
quản lý chất thải; hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường; hệ thống quan trắc môi trường; các
bản đồ quy hoạch; nguồn lực thực hiện quy hoạch; tổ chức thực hiện quy hoạch. Nội
dung quy hoạch BVMT cấp tỉnh được thực hiện phù hợp với điều kiện cụ thể của địa
phương bằng một quy hoạch riêng hoặc lồng ghép vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội.
Quy định thêm đối tượng, nội dung, trình tự lập kế hoạch BVMT, cụ thể như:
Về đối tượng phải lập kế hoạch BVMT: Dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực
hiện đánh giá tác động môi trường; phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc
đối tượng phải lập dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Về nội dung kế hoạch BVMT: Luật Bảo vệ môi trường 2014 đã quy định rõ kế hoạch
BVMT phải thể hiện được các nội dung như: địa điểm thực hiện; loại hình, công nghệ và
quy mô sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; nguyên liệu, nhiên liệu sử dụng; dự báo các loại
chất thải phát sinh, tác động khác đến môi trường; biện pháp xử lý chất thải và giảm thiểu
tác động xấu đến môi trường; tổ chức thực hiện các biện pháp BVMT.
Về việc lập kế hoạch BVMT: Luật đã có quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan
xác nhận BVMT cũng như trách nhiệm tổ chức thực hiện của chủ dự án, chủ cơ sở sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ sau khi kế hoạch BVMT được xác nhận.

Quy định cụ thể việc BVMT trong khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên như
trong điều tra, đánh giá, lập quy hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh
học; trong điều tra cơ bản, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên; trong hoạt
động thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản.
Ngoài ra, Luật bảo vệ môi trường 2014 còn bỏ một số quy định cụ thể trong Luật
về đối tượng phải lập Đánh giá tác động môi trường và giao cho Chính phủ quy định chi
tiết danh mục các dự án thuộc diện này.
Luật BVMT hiện hành được coi là hạt nhân của hệ thống pháp luật môi trường, là
nguồn cơ bản của pháp luật bảo vệ môi trường Việt Nam, quy định những nguyên tắc
chung, biện pháp và cách thức bảo vệ môi trường. Các văn bản pháp luật chuyên ngành
dựa trên các nguyên tắc pháp lý và những quy tắc chung đó để cụ thể hoá việc bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên như: đất, nước, rừng, biển, tài nguyên rừng, khoáng sản, động vật,
thực vật, bầu khí quyển...
2.2. Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật môi trường
- Khái niệm tiêu chuẩn/quy chuẩn:
Theo luật tiêu chuẩn, quy chuẩn 2006:
Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để
phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng
khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối
tượng này. Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng.
Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu
quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác
trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con
13

 


người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền
lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác. Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan

nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng.
Theo luật BVMT 2014, khái niệm tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuật
môi trường được hiểu như sau:
- Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi
trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu
kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự
nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường.
- Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là giới hạn của các thông số về chất lượng môi
trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thả, các yêu cầu
kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dạng văn bản bắt
buộc áp dụng để bảo vệ môi trường.
Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật môi trường ( quy định tại điều 113, chương X, luật
BVMT 2014)
Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật môi trường bao gồm quy chuẩn kỹ thuật về chất
lượng môi trường xung quanh, quy chuẩn kỹ thuật về chất thải và nhóm quy chuẩn kỹ thuật
môi trường khác
1. Quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường xung quanh bao gồm:
a) Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với đất;
b) Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với nước mặt và nước dưới đất;
c) Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với nước biển
d) Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với không khí;
đ) Nhóm quy chuẩn kỹ thuật MT đối với âm thanh, ánh sáng, bức xạ;
e) Nhóm quy chuẩn kỹ thuật MT đối với về tiếng ồn, độ rung.
2. Quy chuẩn kỹ thuật về chất thải bao gồm:
a) Nhóm quy chuẩn kỹ thuật về nước thải công nghiệp, dịch vụ, nước thải từ chăn nuôi,
nuôi trồng thủy sản, nước thải sinh hoạt, phương tiện giao thông và hoạt động khác;
b) Nhóm quy chuẩn kỹ thuật về khí thải của các nguồn di động và cố định
c) Nhóm quy chuẩn kỹ thuật về chất thải nguy hại;
Nguyên tắc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật môi trường
- Đáp ứng mục tiêu bảo vệ môi trường; phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm, suy thoái và sự cố

môi trường.
- Có tính khả thi, phù hợp với mức độ phát triển kinh tế - xã hội, trình độ công nghệ của
đất nước và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
- Phù hợp với đặc điểm của khu vực, vùng, ngành sản xuất.
- Quy chuẩn kỹ thuật môi trường của địa phương phải nghiêm ngặt hơn so với quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia hoặc đáp ứng yêu cầu quản lý môi trường có tính đặc thù
Tiêu chuẩn môi trường bao gồm tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh, tiêu
chuẩn về chất thải và các tiêu chuẩn môi trường khác
VD các tiêu chuẩn môi trường khác:
1. Tiêu chuẩn cơ bản quy định những đặc tính, yêu cầu bảo vệ môi trường.
2. Tiêu chuẩn thuật ngữ quy định tên gọi, định nghĩa đối với các đối tượng trong hoạt
động bảo vệ môi trường.

14

 


3. Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu đối với đối tượng của hoạt
động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
4. Tiêu chuẩn phương pháp thử quy định phương pháp lấy mẫu, phương pháp đo,
phương pháp xác định, phương pháp phân tích, phương pháp kiểm tra, phương pháp
khảo nghiệm, phương pháp giám định các mức, chỉ tiêu, yêu cầu đối với đối tượng của
hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
5. Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản quy định các yêu cầu về ghi
nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản sản phẩm, hàng hóa liên quan đến bảo vệ môi
trường.
Toàn bộ hoặc một phần tiêu chuẩn môi trường trở thành bắt buộc áp dụng khi
được viện dẫn trong văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật môi trường
2.3. Thanh tra tài nguyên và môi trường

- Thanh tra tài nguyên và môi trường: Là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
nhằm xác định đúng, sai việc thực hiện các quy định quản lý nhà nước. Chủ thể tiến hành
thanh tra chỉ duy nhất cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Kiểm tra: Là việc xem xét, đánh giá của cấp trên, đối với cấp dưới về các hoạt động của
tổ chức, cá nhân, từ đó khuyến khích phát huy mặt tích cực, chấn chỉnh những mặt tồn
tại, hạn chế. Chủ thể tiến hành kiểm tra có thể là nhà nước hoặc có thể là chủ thể phi nhà
nước
- Vị trí: Là một trong 2 nhiệm vụ không thể thiếu của QLNN
- Vai trò:
+Là công cụ cưỡng chế thi hành luật
+Đánh giá thực hiện chính sách pháp luật, phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm
+Phản hồi những bất cập, những khoảng chống về mặt pháp luật để hoàn thiện,
sửa đổi, bổ sung nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN
- Hoạt động thanh tra:
Thanh tra định kỳ: Theo kế hoạch đã được phê duyệt; việc ban hành quyết định
thanh tra do thủ trưởng cơ quan thanh tra thực hiện
Thanh tra đột xuất: Không có trong chương trình kế hoạch đã được phê duyệt; có
dấu hiệu vi phạm; Theo chỉ đạo của thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền
-Đối tượng thanh, kiểm tra: Cơ quan quản lý: UBND, sở TNMT, phòng TNMT…;Các cơ
sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tổ chức, cá nhân
- Chủ thể của hoạt động thanh tra, kiểm tra:
Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường các cấp; Cơ quan thanh tra chuyên
ngành; hoạt động phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm về môi trường của lực lượng
CSMT
- Hành lang pháp lý cho hoạt động thanh tra tài nguyên và môi trường: Pháp luật về tài
nguyên và môi trường (Luật BVMT, luật ĐDSH, luật tài nguyên nước, luật đất đai,…
quy chuẩn môi trường…..); Pháp luật về thanh tra, giải quyết tranh chấp môi trường
(Luật thanh tra 2010, luật khiếu nại tố cáo 2004); Pháp luật về xử phạt VPHC (NĐ
179/2013/NĐ-CP).
- Quy trình thanh tra tài nguyên và môi trường

1. Chuẩn bị thanh tra
a. Chọn đối tượng thanh tra
- Xác định mục đích và nội dung của cuộc thanh tra
15

 


- Xác định đối tượng thanh tra
- Lựa chọn trưởng đoàn thanh tra và đoàn viên đoàn thanh tra;
- Xác định đơn vị lấy mẫu và phân tích mẫu.
- Dự kiến thời gian thanh tra;
- Xác định thẩm quyền ban hành quyết định thanh tra;
- Văn bản yêu cầu chuẩn bị báo cáo nội dung thanh tra.
b. Ra quyết định thanh tra:
- Dự thảo quyết định thanh tra
- Ban hành Quyết định thanh tra
-Dự thảo và ban hành Quyết định trưng cầu giám định
c. Xây dựng chương trình kế hoạch thanh tra.
- Nhiệm vụ xây dựng kế hoạch thanh tra;
- Góp ý kiến xây dựng kế hoạch;
- Phát hành Chương trình kế hoạch thanh tra.
d. Chuẩn bị trang thiết bị, tài liệu liên quan đến cuộc thanh tra
- Tập hợp các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến cuộc thanh tra;
- Thu thập hồ sơ liên quan đến đối tượng thanh tra;
- Chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ;
- Chuẩn bị các biểu bảng tác nghiệp;
- Họp đoàn, phổ biến chương trình, thống nhất kế hoạch làm việc.
- Kiểm tra thông tin, văn bản đã gửi cho đối tượng thanh tra.
- Tập hợp văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến nội dung thanh tra

2. Thanh tra tại cơ sở
a. Công bố quyết định thanh tra:
- Giới thiệu thanh phần (của đối tượng thanh tra) tham dự buổi làm việc;
- Phổ biến quyết định thanh tra: Thành phần đoàn thanh tra, nội dung, thời hạn
thanh tra.
- Phổ biến chương trình làm việc đối với đơn vị;
- Phổ biến nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn thanh tra (trưởng đoàn, thanh tra viên,
đoàn viên đoàn thanh tra); phổ biến quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra.
b.Kiểm tra hồ sơ, chứng từ
- Nghe đại diện đơn vị báo cáo nội dung thanh tra;
- Trao đổi một số nội dung chưa rõ, nội dung có mâu thuẫn và bổ sung các nội
dung còn thiếu.
- Yêu cầu cung cấp hồ sơ, chứng từ và tài liệu có liên quan;
- Kiểm tra hồ sơ, chứng từ, tài liệu có liên quan;
Kiểm tra giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, kiểm tra
ngành nghề đăng ký kinh doanh phù hợp với Dự án ngành sản xuất kinh doanh được phê
duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hay không? Yêu cầu phô tô giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh mới nhất để lưu hồ sơ và sử dụng khi lập biên bản VPHC.
- Kiểm tra ĐTM, đây là loại hồ sơ pháp lý về mặt môi trường, đối với một dự án
đầu tư dù quy mô lớn hay nhỏ bắt buộc phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
hoặc cam kết bảo vệ môi trường, việc kiểm tra hồ sơ này phải theo trình tự:

16

 


+ Kiểm tra Quyết định phê duyệt ĐTM hoặc phiếu xác nhận bản Cam kết bảo vệ
môi trường được cơ quan có thẩm quyền ban hành.
C .Kiểm tra hiện trường

- Kiểm tra khu vực phát sinh chất thải: Nước thải, khí thải, chất thải rắn.
- Kiểm tra hệ thống (khu vực) thu lưu giữ, xử lý chất thải;
- Kiểm tra các vị trí xả thải ra môi trường.
d.Lấy mẫu
- Xác định vị trí lấy mẫu;
- Tiến hành lấy mẫu.
- Ghi biên bản lấy mẫu
e.Lập biên bản thanh tra
- Ghi biên bản;
- Thông qua nội dung biên bản;
- Ký và nhân bản biên bản thanh tra.
- Hội ý đoàn thanh tra:
f. Thông báo kết quả trưng cầu giám định
- Thông báo kết quả phân tích;
- Thông báo sơ bộ kết quả kiểm tra;
- Lập biên bản VPHC (nếu có).
3 Kết thúc thanh tra
- Báo cáo kết quả thanh tra
- Kết luận thanh tra;
- Lưu trữ Hồ sơ thanh tra.

17

 


CHƯƠNG 3. CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN
VÀ MÔI TRƯỜNG
3.1. Khái quát chung về công cụ kinh tế
CCKT là công cụ dựa vào thị trường được các nhà kinh tế ủng hộ hơn. EI nhằm

tác động tới chi phí và lợi ích trong hoạt động của tổ chức kinh tế để tạo ra các tác động
tới hành vi ứng của nhà sản xuất có lợi cho môi trường. Theo Cục Bảo vệ môi trường
Hoa Kỳ, CCKT là công cụ tạo ra động lực tài chính nhằm khuyến khích các bên tham gia
có trách nhiệm nhằm giảm lượng phát thải hay tạo ra các sản phẩm ít ô nhiễm.
CCKT có thể hiểu là nhóm công cụ nhằm điều chỉnh hành vi của các cá nhân và tổ
chức theo hướng có lợi cho môi trường thông qua việc tác động đến nguồn lực tài chính
của họ. CCKT đem lại sự mềm dẻo, kinh hoạt,hiệu quả cho các biện pháp kiểm soát ô
nhiễm. EI được xây dựng trên nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền và người sử
dụng phải trả tiền.
Các CCKT thường được sử dụng với hai mục đích chính:
- Điều chỉnh hành vi của người tiêu dùng và các nhà sản xuất. Các công cụ được
áp dụng trong trường hợp này được gọi là các công cụ khuyến khích. Mục đích này
thường đạt được thông qua việc thay đổi giá cả do người tiêu dùng và người sản xuất
giao dịch trên thị trường thông qua hệ thống thuế và phí môi trường
- Tìm các nguồn tài chính cho sản xuất hàng hóa công cộng. Mục đích này còn gọi
là mục đích bồi hoàn chi phí. Các CCKT áp dụng để đạt được mục đích này là thuế hay
phí đánh vào người sử dụng dịch vụ. Đây là loại phí mà các hộ gia đình hay các doanh
nghiệp phải chi trả khi sử dụng một loại hàng hóa hay một lại dịch vụ cụ thể.
Ở Việt Nam, phương thức quản lý môi trường bằng các công cụ kinh tế đang ở
giai đoạn khởi đầu nghiên cứu áp dụng đối với một số vấn đề môi trường, chưa có nhiều
kinh nghiệm thực tế
3.2. Thuế, phí và lệ phí môi trường
3.2.1. Thuế tài nguyên
- Khái niệm thuế: Thuế là một khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân và pháp nhân có
nghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà nước, phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do
Nhà nước ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng
nộp thuế
Thuế tài nguyên là thuế đánh vào người khai thác, thu mua tài nguyên thiên nhiện
theo quy định.
Trước đây, thuế tài nguyên là loại thuế điều tiết thu nhập trong hoạt động khai thác

tài nguyên. Ngày nay, vì mục tiêu bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên phải được xác định
nhằm hướng tới sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên. Đối với các loại tài nguyên cạn
kiệt, thuế phải được xác định căn cứ vào mức độ suy giảm tài nguyên.
Ở Việt Nam, thuế tài nguyên được áp dụng sau khi pháp lệnh thuế tài nguyên số
05/1998/PL-UBTVQH10 có hiệu lực; Năm 2009, luật thuế tài nguyên số 45/2009/QH12
được ban hành và có hiệu lực từ 1/7/2010.
Luật và văn bản hướng dẫn thi hành quy định đối tượng chịu thuế là các tài
nguyên thuộc đất liền hải đảo, nội thuỷ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, gồm: Khoáng sản kim loại, không kim
loại; Dầu thô, khí thiên nhiên, khí than; Sản phẩm của rừng (trừ động vật), hải sản tự
nhiên, nước thiên nhiên, yến sào thiên nhiên
18

 


Vai trò
- Tạo nguồn thu cho NSNN, điều hòa quyền lợi giữa các tầng lớp dân cư về sử dụng tài
nguyên
- Hạn chế các nhu cầu không cấp thiết trong sử dụng tài nguyên, hạn chế khai thác ồ ạt
- Hạn chế tổn thất tài nguyên trong quá trình khai thác và sử dụng, góp phần bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên
Đối tượng nộp thuế, chịu thuế
- Đối tượng nộp thuế: Các tổ chức, cá nhân có khai thác, thu mua tài nguyên thiên nhiên
theo quy định.
- Đối tượng chịu thuế:Đối tượng chịu thuế tài nguyên theo quy định là các tài nguyên
thiên nhiên trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội thuỷ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và
thềm lục địa thuộc chủ quyền và quyền tài phán của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa
Việt Nam. Cụ thể bao gồm:
1. Khoáng sản kim loại.

2. Khoáng sản không kim loại.
3. Dầu thô.
4. Khí thiên nhiên, khí than.
5. Sản phẩm của rừng tự nhiên, trừ động vật.
6. Hải sản tự nhiên, bao gồm động vật và thực vật biển.
7. Nước thiên nhiên, bao gồm nước mặt và nước dưới đất.
8. Yến sào thiên nhiên.
9. Tài nguyên khác do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định.
Căn cứ và công thức tính thuế
Căn cứ tính thuế tài nguyên là sản lượng tài nguyên tính thuế, giá tính thuế đơn vị
tài nguyên, thuế suất thuế tài nguyên, trong đó giá tính thuế đơn vị tài nguyên được áp
dụng tương ứng với loại tài nguyên chịu thuế của kỳ tính thuế.
Số thuế tài nguyên phải nộp được tính như sau:
Thuế tài
nguyên
phải
=
nộp
trong
kỳ

Sản lượng tài
nguyên tính thuế

Giá tính
thuế đơn vị
tài nguyên

x


x

Thuế suất thuế
tài nguyên

Trường hợp được cơ quan nhà nước ấn định mức thuế tài nguyên phải nộp trên
một đơn vị tài nguyên khai thác thì số thuế tài nguyên phải nộp được xác định như sau:
Mức thuế tài
Thuế tài
Sản lượng tài
nguyên ấn định
nguyên phải
=
x
nguyên tính thuế
trên một đơn vị tài
nộp trong kỳ
nguyên khai thác
Giá tính thuế
1. Giá tính thuế tài nguyên là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên của tổ chức, cá
nhân khai thác chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
2. Trường hợp tài nguyên chưa xác định được giá bán thì giá tính thuế tài nguyên
được xác định theo một trong những căn cứ sau:
19

 


a) Giá bán thực tế trên thị trường khu vực của đơn vị sản phẩm tài nguyên cùng
loại nhưng không thấp hơn giá tính thuế do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc

Trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) quy định;
b) Trường hợp tài nguyên khai thác có chứa nhiều chất khác nhau thì giá tính thuế
xác định theo giá bán đơn vị của từng chất và hàm lượng của từng chất trong tài nguyên
khai thác nhưng không thấp hơn giá tính thuế do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
BT1: Để sản xuất ra 1.000 viên gạch mộc (chưa nung) thì phải sử dụng 1 m3
đất sét. Trong tháng, cơ sở khai thác đất sét sản xuất được 100.000 viên gạch thì thuế
tài nguyên cơ sở phải nộp là bao nhiêu? Biết giá tính thuế tài nguyên do UBND tỉnh
quy định là 30.000/ m3. Thuế suất quy định là 7%
BT2: Một đơn vị khai thác quặng tại mỏ đồng. Sản lượng khai thác trong kỳ là
1000 tấn. Tỷ lệ tài nguyên đã được kiểm định đối với từng chất trong quặng đồng khai
thác như sau: đồng: 60%; bạc: 0,2%; thiếc: 0,5%. Giá tính thuế đơn vị tài nguyên
nguyên chất do UBND cấp tỉnh quy định như sau: Đồng 8.000.000 đồng/tấn; bạc:
600.000.000 đồng/ tấn; thiếc 40.000.000 đồng/ tấn. Thuế tài nguyên doanh nghiệp phải
nộp trong kỳ là bao nhiêu? Biết thuế suất quy định với đồng, bạc, thiếc là 10%;
BT3. Một DN sản xuất giấy trong tháng tính thuế có tài liệu sau: Khai thác
1.000m3 gỗ; bán cho một cty đồ gỗ 500m3 gỗ, giá bán chưa thuế GTGT tại bãi 2 là
400.000 đ/m3; số gỗ còn lại DN sử dụng trực tiếp vào sản xuất giấy. Thuế suất thuế tài
nguyên đối với gỗ 10%. Giá tính thuế tài nguyên đối với gỗ do UBND tỉnh quy định là
350.000đ/m3. Thuế tài nguyên mà DN này phải nộp có liên quan đến tình hình trên là
bao nhiêu triệu đồng?
3.2.2. Thuế môi trường
Là khoản thu của ngân sách nhà nước từ các cá nhân, tổ chức có hoạt động gây
ảnh hưởng xấu đến môi trường theo quy định. Thuế môi trường là nguồn thu của ngân
sách nhà nước, nhằm bù đắp các chí phí mà xã hội bỏ ra để giải quyết các vấn đề như:
chí phí y tế, chí phí mất ngày công lao động, chí phí phục hồi môi trường, chí phí phục
hồi tài nguyên, chí phí xử lý và ngăn ngừa ô nhiễm, v.v…
Thuế môi trường dùng để khuyến khích, bảo vệ và nâng cao hiệu suất sử dụng các
yếu tố môi trường, hạn chế các tác nhân gây ra ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn quy định.
Nguyên tắc tính thuế: thuế phải lớn hơn chi phí để giải quyết phế thải và khắc phục ô
nhiễm. biện pháp đánh thuế sẽ gây sức ép, buộc nhà sản xuất phải cải tiến kỹ thuật, nâng

cao hiệu suất sử dụng nguyên, nhiên liệu hoặc thay thế nguyên liệu ít gây ô nhiễm hơn,
áp dụng kỹ thuật chống ô nhiễm. Các loại thuế môi trường chủ yếu:
Thuế môi trường có thể phân loại thành thuế trực thu và thuế gián thu. Thuế trực
thu là loại thuế mà người nộp thuế và người chịu thuế là một, VD: thuế ô nhiễm; Thuế
gián thu là thuế mà người nộp thuế và người chịu thuế không phải là một. VD: thuế sản
phẩm
Ở Việt Nam, thuế BVMT là loại thuế môi trường đánh vào một số sản phẩm gây
hại cho môi trường trong quá trình sản xuất, sử dụng. Luật thuế BVMT số 57/2010/QH12
được áp dụng từ ngay 1/1/2012.
Đối tượng chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật thuế Bảo vệ môi trường và Điều
2 Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08/08/2011 của Chính phủ được hướng dẫn cụ thể
như sau:
1. Xăng, dầu, mỡ nhờn, bao gồm:
1.1. Xăng, trừ etanol;
1.2. Nhiên liệu bay;
20

 


1.3. Dầu diezel;
1.4. Dầu hỏa;
1.5. Dầu mazut;
1.6. Dầu nhờn;
1.7. Mỡ nhờn.
Xăng, dầu, mỡ nhờn quy định tại khoản này là các loại xăng, dầu, mỡ nhờn (sau
đây gọi chung là xăng dầu) gốc hoá thạch xuất bán tại Việt Nam, không bao gồm chế
phẩm sinh học (như etanol, dầu thực phẩm, mỡ động vật...).
Đối với nhiên liệu hỗn hợp chứa nhiên liệu sinh học và xăng dầu gốc hoá thạch thì
chỉ tính thu thuế bảo vệ môi trường đối với phần xăng dầu gốc hoá thạch.

2. Than đá bao gồm:
2.1. Than nâu;
2.2. Than an-tra-xít (antraxit);
2.3. Than mỡ;
2.4. Than đá khác.
3. Dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC) là nhóm chất gây suy giảm
tầng ô dôn dùng làm môi chất lạnh sử dụng trong thiết bị làm lạnh và trong công nghiệp
bán dẫn, được sản xuất trong nước, nhập khẩu riêng hoặc chứa trong các thiết bị điện
lạnh nhập khẩu.
4. Túi ni lông thuộc diện chịu thuế (túi nhựa xốp) là loại túi, bao bì nhựa mỏng
làm từ màng nhựa đơn HDPE (high density polyethylene resin), LDPE (Low density
polyethylen) hoặc LLDPE (Linear low density polyethylen resin), trừ bao bì đóng gói sẵn
hàng hoá và túi ni lông đáp ứng tiêu chí thân thiện với môi trường theo quy định của
pháp luật về bảo vệ môi trường và hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
5. Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng.
6. Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng.
7. Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng.
8. Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng.
Chi tiết các loại thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng, thuốc trừ mối thuộc loại
hạn chế sử dụng, thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng, thuốc khử trùng
kho thuộc loại hạn chế sử dụng được xác định theo quy định tại Nghị quyết số
1269/2011/NQ-UBTVQH12 ngày 14 tháng 7 năm 2011 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội
về biểu thuế bảo vệ môi trường.
Mức thuế tuyệt đối
Thuế bảo vệ môi
Số lượng đơn vị hàng
=
x trên một đơn vị hàng
trường phải nộp
hoá tính thuế

hoá
3.2.3 Phí môi trường
Theo pháp lệnh phí và lệ phí Số: 38/2001/PL-UBTVQH10, Phí là khoản tiền mà
tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ được quy
định trong Danh mục phí ban hành kèm theo Pháp lệnh này.
Phí môi trường có thể hiểu là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được
hưởng dịch vụ về môi trường do một tổ chức, cá nhân khác cung cấp, hoặc khi có hoạt
động gây tác động xấu đến môi trường; Phí BVMT được sử dụng để bù đắp chi phí cho
hoạt động BVMT
Các loại phí môi trường:
21

 


- Phí ô nhiễm (phí đánh vào nguồn phát thải) nhằm khuyến khích giảm thiểu ô
nhiễm, VD: phí nước thải, phí chất thải rắn…;
- Phí sản phẩm (Phí đánh vào các sản phẩm gây hại đến môi trường, VD: Phí bột
giặt, thuốc trừ sâu….;
- Phí sử dụng (Phí phải nộp khi được hưởng dịch vụ về môi trường do cơ quan, tổ
chức khác cung cấp, VD: Phí sử dụng hệ thống thoát nước, phí sử dụng dịch vụ thu gom
rác..)
Câu hỏi: Phân tích ý nghĩa của việc áp dụng phí trong BVMT?
Phí môi trường được áp dụng ở Việt Nam:
- Phí vệ sinh: áp dụng từ năm 2002 theo PL số 38/2001/PL-UBTVQH10
- Phí BVMT: Phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt và công; phí BVMT đối với
chất thải rắn; Phí BVMT đối với hoạt động khai thác khoáng sản; Phí sử dụng dịch vụ
môi trường rừng
- Phí thẩm định: Phí thẩm định báo cáo ĐTM, phí thẩm định điều kiện hoạt động
dịch vụ QTMT

* Cách tính phí BVMT đối với nước thải theo nghị định 25/2013/NĐ-CP (có hiệu lực
từ ngày 1/7/2013) và thông tư hướng dẫn 63/2013/TTLT-BTC-BTNMT
- Phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt được tính trên tỷ lệ % của giá bán 1 mét khối
nước sạch:

-Phí BVMT đối với nước thải công nghiệp bao gồm có phí cố định và phí biến đổi. Cách
xác định phí được chia làm 2 nhóm: nhóm lưu lượng thải và nhóm ngành nghề (nước thải
có hoặc không có chứa kim loại nặng, được ban hành tại TT 63/2013/TT-BTNMT)
a. Tinh Phí BVMT đối với nước thải của các cơ sở không thuộc danh mục có phát sinh
nước thải chứa kim loại nặng do Bộ TN&MT quy định
F=f+C
f: Phí cố định 1.500.000 đồng/năm
C: Phí biến đổi, tính theo: Tổng lượng nước thải ra, giá trị 2 chất gây ô nhiễm
COD và TSS (Mức thu đối với COD là 1.000 đồng/kg; TSS là 1.200 đồng/kg)
- Trường hợp 1: Lượng nước thải trung bình trong năm tính phí dưới 30 m3/ngày đêm
C=0; Fnăm = f
-Trường hợp 2: Lượng nước thải trung bình trong năm tính phí >=30 m3/ ngày đêm
Fnăm = f + C
C = Cq1+Cq2+Cq3+Cq4
22

 


Tổng
Hàm
lượng
Giá
trị
lượng

Mức thu
Mức thu
nước
COD
TSS
đối với x
Cq =
đối với
= thải ra x trong
x
+ trong
x
TSS
(đồng)
COD
10-3
trong
nước thải
nước
(đồng/kg)
(đồng/kg)
quý
thải
(mg/l)
(m3)
(mg/l)
b. Tính phí BVMT đối với nước thải của cơ sở thuộc danh mục phát sinh nước thải có
chứa kim loại nặng
F = K*f +C
K: Hệ số tính phí theo lượng nước thải của cơ sở sản xuất

C: Phí biến đổi
- Trường hợp 1: Lượng nước thải trung bình trong năm tính phí < 30 m3/ngày đêm
C = 0; Fnăm = K*f = 2*1.500.000 = 3.000.000 đồng
- Trường hợp 2: Lượng nước thải trung bình trong năm tính phí >=30 m3/ngày đêm
Fq = Kq*f/4 + Cq
Fnăm = Fq1+Fq2+Fq3+Fq4
Kq được xác định theo lượng nước thải trung bình ngày đêm trong quý tính
phí
TT

S
Lượng nước thải (m3/ngày
đêm)

Hệ số K

1

Dưới 30 m3

2

2

Từ 30 m3 đến 100 m3

6

3


Từ trên 100 m3 đến 150 m3

9

4

Từ trên 150 m3 đến 200 m3

12

5

Từ trên 200 m3 đến 250 m3

15

6

Từ trên 250 m3 đến 300 m3

18

7

Trên 300 m3

21

- Đối với cơ sở có đồng hồ đo lượng nước thải, lượng nước thải xác định trên số đo đồng
hồ

- Đối với cơ sở không có đồng hồ đo lượng thải, lượng thải được tính bằng 80% lượng
nước sử dụng
- Trường hợp kim loại nặng trong nước thải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về chất lượng nước mặt phù hợp với mục đích sử dụng của nguồn tiếp nhận thì được áp
dụng hệ số K bằng 1.
Bài tập
B1. Một doanh nghiệp A nằm trong danh mục có phát sinh nước thải chứa kim loại nặng
do Bộ TN&MT quy định. Lưu lượng thải trung bình trong năm 2013 của doanh nghiệp là
50 m3/ngày đêm trong 6 tháng đầu năm 2013, Doanh nghiệp có lượng nước thải mỗi
tháng như sau:
Tháng
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6

23

 


(31 ngày) (28 ngày) (31 ngày) (30 ngày) (31 ngày) (30 ngày)
Lượng 500
750
1200
850
700
1000

nước
thải
(m3)
Tính phí BVMT đối với nước thải mà doanh nghiệp phải nộp trong quý 1 và quý 2 của
năm 2013, biết hàm lượng TSS trong nước thải là 50 mg/l; Giá trị COD của nước thải là
80 mg/l. Mức thu đối với TSS là 1200 đ/kg; mức thu đối với COD là 1000 đ/kg
B2. Một nhà máy A nằm trong danh mục có phát sinh nước thải chứa kim loại nặng do
Bộ TN&MT quy định. Lượng nước thải trung bình trong 4 quý năm 2013 như sau:
Quý
1
2
3
4
Số ngày trong 90
91
93
91
quý
Lượng nước thải 50
120
150
25
trung bình
( m3/ngày đêm)
Tính phí BVMT doanh nghiệp phải nộp trong quý 1 và trong năm 2013. Biết hàm lượng
TSS trong nước thải là 60 mg/l; Giá trị COD của nước thải là 100 mg/l. Mức thu đối với
TSS là 1200 đ/kg; mức thu đối với COD là 1000 đ/kg
B3. Một nhà máy C không nằm trong danh mục có phát sinh nước thải chứa kim
loại nặng do Bộ TN&MT quy định. Lượng nước thải trung bình trong năm 2013 của nhà
máy là 100 m3/ngày đêm. Vậy trong năm 2013, trung bình mỗi tháng nhà máy phải nộp

phí BVMT đối với nước thải là bao nhiêu? Biết hàm lượng SS trong nước thải là 80 mg/l;
Giá trị COD của nước thải là 120 mg/l. Mức thu đối với SS là 1200 đ/kg; mức thu đối với
COD là 1000 đ/kg
3.2.3. Lệ phí môi trường
- Khái niệm: Lệ phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được hưởng
dịch vụ mang tính quản lý hành chính nhà nước về môi trường
VD: Lệ phí cấp giấy phép hành nghề quản lý chất thải; Lệ phí cấp giấy phép xả
nước thải vào nguồn nước,…..
3.3. Các công cụ tạo ra thị trường
3.3.1.Cô ta ô nhiễm
- Khái niệm:
"Côta ô nhiễm là một loại giấy phép xả thải chất thải có thể chuyển nhượng mà
thông qua đó, nhà nước công nhận quyền các nhà máy, xí nghiệp, v.v... được phép thải
các chất gây ô nhiễm vào môi trường".
- Cơ sở hình thành công cụ cô ta ô nhiễm: Nhà nước xác định khả năng đồng hóa của môi
trường, từ đó xác định tổng lượng chất gây ô nhiễm tối đa có thể cho phép thải vào môi
trường, sau đó phân bổ cho các nguồn thải bằng cách phát hành những giấy phép thải gọi
là côta gây ô nhiễm và chính thức công nhận quyền được thải một lượng chất gây ô
nhiễm nhất định vào môi trường trong một giai đoạn xác định cho các nguồn thải.
- Ưu điểm: Khi có mức phân bổ côta gây ô nhiễm ban đầu, người gây ô nhiễm có quyền
mua và bán côta gây ô nhiễm. Họ có thể linh hoạt chọn lựa giải pháp giảm thiểu mức
phát thải chất gây ô nhiễm với chi phí thấp nhất: Mua côta gây ô nhiễm để được phép thải
chất gây ô nhiễm vào môi trường hoặc đầu tư xử lý ô nhiễm để đạt tiêu chuẩn/quy chuẩn
24

 


×