Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

Nghiên cứu kết cấu, quy trình chẩn đoán sửa chữachữa hệ thống phanh ABS xe SONATA G2.0

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.81 MB, 86 trang )

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

Hưng Yên, ngày..... tháng..... năm 2013.


Giáo viên hướng dẫn

4


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Hưng Yên, ngày..... tháng..... năm 2013.
Giáo viên phản biện

5


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU................................................................................................................11
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................12
1.Lý do chọn đề tài..........................................................................................................12
Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................................12
Ý nghĩa của đề tài............................................................................................................13
Mục tiêu của đề tài.........................................................................................................13
Đối tượng và khách thể nghiên cứu...............................................................................13
Giả thiết khoa học..........................................................................................................13
Nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................................................................14
2.Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................14
2.1Phương pháp nghiên cứu thực tiễn............................................................................14
2.2. Phương pháp nghiên cứu tài liệu.............................................................................14
2.3. Phương pháp thống kê mô tả...................................................................................15
PHẦN II: NỘI DUNG....................................................................................................16
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG HỆ THỐNG PHANH ABS XE SONATA G2.0
16
1.1 CÔNG DỤNG, PHÂN LOẠI, YÊU CẦU...............................................................16
1.1.1. Công dụng.............................................................................................................16

1.1.2. Yêu cầu đối với hệ thống phanh...........................................................................16
1.1.3. Phân loại................................................................................................................16
1.2. THÔNG SỐ KỸ THUẬT XE HYUNDAI SONATA 2.0G...................................17
1.2.1. Bảng thông số của xe............................................................................................18
1.2.2. Thông số kỹ thuật xe SONATA G2.0..................................................................19
1.3. CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG PHANH ABS XE...................21
SONATA G2.0................................................................................................................21
1.3.1 Cấu tạo của hệ thống phanh ABS xe Sonata G2.0................................................21
1.3.2.Sơ đồ khối của hệ thống phanh xe Sonata G2.0....................................................22
1.3.3. Các cụm chi tiết trong hệ thống dẫn động phanh.................................................22
1.3.3.2. Xilanh phanh chính............................................................................................25
1.3.3.3.Bộ chấp hành thủy lực........................................................................................28
1.3.4. Điều khiển phanh..................................................................................................31
1.3.5. Nguyên lý hoạt động của ABS.............................................................................35
CHƯƠNG II: NHỮNG TRIỆU CHỨNG HƯ HỎNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC,
KIỂM TRA HỆ THỐNG PHANH ABS XE SONATA G2.0.......................................40
2.1. BẢNG TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC..............................................40
2.2. KIỂM TRA TRỢ LỰC PHANH.............................................................................40
6


2.3. KIỂM TRA ỐNG PHANH VÀ ỐNG CHÂN KHÔNG.........................................41
2.3.1. Kiểm tra ống chân không......................................................................................41
2.3.2. Kiểm tra các ống phanh........................................................................................41
2.4. KIỂM TRA ĐIỀU CHỈNH BÀN ĐẠP PHANH....................................................42
2.5. KIỂM TRA ĐĨA PHANH.......................................................................................42
2.5.1.Kiểm tra đĩa phanh trước.......................................................................................42
2.5.2. Kiểm tra đĩa phanh sau.........................................................................................43
2.6. KIỂM TRA HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN PHANH.................................................45
2.6.1. Kiểm tra giao diện đèn báo trên xe.......................................................................45

2.6.2 Bảng triệu trứng và cách kiểm tra ABS.................................................................45
2.6.3. Kiểm tra hệ thống ABS.........................................................................................46
a. Tình trạng phát hiện....................................................................................................49
2.6.4. Kiểm tra đèn cảnh báo khi động cơ tắt đèn cảnh báo vẫn sáng...........................49
2.6.5. Kiểm tra rò rỉ hệ thống phanh...............................................................................49
2.6.6. Kiểm tra cảm biến ABS........................................................................................50
CHƯƠNG III: QUY TRÌNH THÁO LẮP HỆ THỐNG PHANH XE..........................51
HYUNDAI SONATA 2.0G............................................................................................51
3.1.1 Quy trình tháo trợ lực phanh trước và sau.............................................................51
3.1.2 Quy trình tháo bình chứa dầu và xylanh phanh....................................................57
3.1.3 Quy trình tháo các ống phanh................................................................................57
3.1.4 Quy trình tháo bàn đạp phanh................................................................................57
3.1.5 Tháo bánh xe phía trước và lốp xe........................................................................58
3.1.6 Quy trình tháo bánh xe sau và lốp xe....................................................................59
3.1.7. Quy trình tháo cơ cấu phanh.................................................................................60
3.1.8. Quy trình tháo cơ cấu điều khiển ABS.................................................................64
3.2.QUY TRÌNH LẮP HỆ THỐNG PHANH...............................................................68
3.2.1.Quy trình lắp cơ cấu phanh....................................................................................68
3.2.2. Quy trình lắp bánh xe sau và lốp xe.....................................................................73
3.2.3. Quy trình lắp bánh xe và lốp xe phía trước..........................................................74
3.2.4. Quy trình lắp bàn đạp phanh.................................................................................75
3.2.5. Quy trình lắp các ông phanh.................................................................................76
3.2.6. Quy trình lắp bình chứa dầu và xi lanh chính......................................................77
3.2.7. Quy trình lắp trợ lực phanh trước và sau..............................................................79
KẾT LUẬN.....................................................................................................................83
Em xin chân thành cảm ơn !...........................................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................85
- Tài liệu đào tạo kỹ thuật viên chẩn đoán của Huyndai................................................85
7



- Tài liệu hệ thống gầm ôtô – Đại học SPKT Hưng Yên...............................................85
PHỤ LỤC........................................................................................................................86
1. Các chân kết nối tới ECU của ABS............................................................................86

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1.Bảng thông số của xe.......................................................................................19
Bảng 1.2.Thông số kỹ thuật ABS...................................................................................20
Bảng 1.3.Thông số tiêu chuẩn........................................................................................20
Bảng 1.4.Lực siết mômen...............................................................................................21
Bảng 2.1. Bảng triệu chứng và cách khắc phục.............................................................40
Bảng phụ luc 1. Các chân rắc kết nối ECU của ABS.....................................................87

8


DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1.Hình ảnh xe Sonata G2.0................................................................................18
Hình 1.2. Sơ đồ bố trí chung của hệ thống phanh.........................................................21
Hình 1.3. Sơ đồ khối điều khiển.....................................................................................22
Hình 1.4. Sơ đồ cấu tạo bộ trợ lực chân không..............................................................23
Hình 1.5. Hoạt động của bộ trợ lực chân không( trạng thái không phanh)...................23
Hình 1.6. Hoạt động của bộ trợ lực chân không (trạng thái đạp phanh).......................24
Hình 1.7. Hoạt động của bộ trợ lực chân không (trạng thái giữ phanh)........................25
Hình 1.8.Sơ đồ cấu tạo xilanh phanh chính...................................................................25
Hình 1.12.Vị trí lắp đặt bộ chấp hành............................................................................28
Hình 1.13. Cấu tạo bộ chấp hành thuỷ lực....................................................................29
Hình 1.17: Cơ cấu phanh đĩa.........................................................................................31
Hình 1.18. Sơ đồ lực và mô men tác dụng lên bánh xe khi phanh...............................31
Hình 1.19. Sự thay đổi hệ số bám dọc và hệ số bám ngang theo...................................32

độ trượt tương đối khi phanh..........................................................................................32
Hình 1.20. Biểu đồ lực phanh và hệ số trượt..................................................................34
Hình 1.21.Sơ đồ điều khiển của hệ thống phanh ABS...................................................35
Hình 1.22. Sơ đồ hoạt động bình thường khi không phanh của ABS...........................36
Hình 1.23. Sơ đồ hoạt động của ABS khi tăng áp..........................................................37
Hình 1.25. Sơ đồ hoạt động ABS khi giảm áp...............................................................39
Hình 2.1 Kiểm tra độ dày đĩa phanh trước.....................................................................42
Hình 2.2 Kiểm tra đĩa phanh trước.................................................................................43
Hình 2.3. Kiểm tra độ dày đĩa phanh sau.......................................................................44
Hình 2.4 Kiểm tra mặt ngoài phanh sau.........................................................................44
Hình 2.5. Đèn cảnh báo...................................................................................................45
Hình 2.6 Kiểm tra mạch điện nguồn...............................................................................47
48
Hình 2.7 Kiểm tra mạch điện cung cấp.........................................................................48
Hình 2.8. Kiểm tra mạch cơ bản.....................................................................................48
Hình 2.9. Kiểm tra cảm biến tốc độ bánh xe..................................................................50
Hình 2.10. So sánh sự thay đổi điện áp của bộ cảm biến..............................................51
Hình phụ lục 1. Sơ đồ chân rắc cắm của bộ chấp hành thủy lực...................................86

9


KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ABS: Anti-lock brake system
EBD: Electronic brake force distribution
BA: Brake assist
TCS: Traction control system
ESC: Electronic stability control
ESP: Electronic stability program
ECU: Engineer control unit

HECU:
CAN:
DTC:
GDS:
IV:input valve
OV:out valve
TCV:
HSV:
FL: Front left
FR:Front right
RL:Rear left
RR:Rear right

10


LỜI NÓI ĐẦU
Trong chương trình đào tạo kỹ sư ngành công nghệ ôtô thì đồ án tốt nghiệp là
không thể thiếu, là điều kiện tất yếu rất quan trọng mà mọi sinh viên cần phải hoàn
thành, để hiểu biết một cách chặt chẽ và nắm vững sâu về ô tô. Trong quá trình học
tập, tích lũy kiến thức, việc bắt tay vào khảo sát một hệ thống trên xe hay tổng thể xe
là việc quan trọng. Điều này củng cố kiến thức đã được học, thể hiện sự am hiểu về
kiến thức cơ bản và cũng là sự vận dụng lý thuyết vào thực tế sao cho hợp lý, nghĩa là
lúc này sinh viên đã được làm việc như một cán bộ kỹ thuật.
Hệ thống phanh trên ô tô là một hệ thống rất quan trọng trên xe, nó có tác dụng
đảm bảo an toàn trong quá trình ôtô chuyển động .
Trong tập đồ án tốt nghiệp này em được nhận đề tài ” Nghiên cứu kết cấu, quy
trình chẩn đoán sửa chữa chữa hệ thống phanh ABS xe SONATA G2.0”. Nội
dung của đề tài này giúp em hệ thống được những kiến thức đã học, nâng cao khả
năng tìm hiểu các hệ thống của ôtô nói chung và hệ thống phanh của ôtô Hyundai

Sonata G2.0 nói riêng; từ đây có thể đi sâu nghiên cứu về chuyên môn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn Trần Văn Thoan đã chỉ bảo tận
tình và các thầy giáo bộ môn, đã hết sức tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành
tốt nội dung đề tài đồ án của mình.

Hưng Yên, ngày tháng năm 2013.
Sinh viên thực hiện

11


Nguyễn Bá Tài

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Tính cấp thiết của đề tài
Thương hiệu ôtô Hyundai đã không còn xa lạ với thị trường ôtô thế giới và với
thị trường Việt Nam đặc biệt những năm gần đây ngoài những dòng xe tải, xe du lịch,
xe khách truyền thống, Hyundai đã đầu tư mạnh vào phát triển các dòng xe du lịch gia
đình 7 chỗ và dòng sedan 4 cửa 5 chỗ ngồi như Hyundai I30, ACCENT, ELANTRA,
GENESIS, TUCSON, VERACRUZ, GET đặc biệt là mẫu xe sedan tầm trung 4 cửa 5
chỗ ngồi SONATA đang là mẫu xe bán chạy nhất Châu Âu và nước Mỹ vượt qua
TOYOTA Camry và HONDA.
Trong các ngành công nghiệp thì công nghiệp ô tô là một trong những ngành
công nghiệp có tiềm năng ở nước ta. Hiện tại do điều kiện công nghệ kỹ thuật và vốn
đầu tư ngành công nghiệp ô tô chưa cao đặc biệt là nguồn nhân lực kỹ thuật cao trong
ngành còn thiếu nên việc nội địa hóa phụ tùng ô tô và sản xuất ô tô mang thương hiệu
“Made in Viet Nam” vẫn chỉ là dự án trong tương lai. Việc học hỏi chuyển giao công
nghệ từ các hãng nổi tiếng trên thế giới là việc cần thiết và là con đường ngắn nhất để
ngành công nghiệp ôtô nước ta có thể sản xuất những chiếc ôtô của riêng mình. Chúng

em là những sinh viên đại học được đào tạo chuyên ngành ôtô với mong ước có thể
góp một phần nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng và phát triển ngành ôtô nước
nhà.
Lý do em chọn đề tài “Nghiên cứu kết cấu, quy trình chẩn đoán sửa chữa
chữa hệ thống phanh ABS xe SONATA G2.0” vì hãng ôtô Hyundai là một thương
hiệu lớn với trình độ công nghệ kỹ thuật tiên tiến được sử dụng rộng rãi trên thế giới
và Việt Nam cả về xe tải và xe du lịch. Đặc biệt là mẫu xe SONATA một mẫu xe tiêu
biểu bán chạy nhất của hãng với thiết kế sang trọng tính năng kỹ thuật hiện đại đang là
tâm điểm nghiên cứu của thị trường ôtô. Hiện nay tài liệu của hãng Hyundai hoàn toàn
bằng tiếng anh vì vậy em đã chọn đề tài này để có thể có thể hiểu rõ tài liệu của hãng
từ đó nâng cao trình độ chuyên môn của mình đặc biệt nội dung đồ án đáp ứng rất
nhiều về công việc thực tế của người kỹ sư ô tô hiện nay.
Để đảm bảo an toàn khi ôtô chuyển động trên đường, người vận hành phải có
kinh nghiệm xử lí và thành thạo các thao tác điều khiển. Mặt khác, để thuận tiện cho
người vận hành thực hiện các thao tác đó, đòi hỏi ôtô phải đảm bảo tính năng an toàn
cao. Mà hệ thống phanh là một bộ phận quan trọng đảm bảo tính năng đó. Việc quay

12


vòng hay chuyển hướng của ôtô khi gặp các chướng ngại vật trên đường đòi hỏi hệ
thống phanh làm việc thật chuẩn xác.
Chất lượng của hệ thống phanh phụ thuộc rất nhiều vào công tác bảo dưỡng sửa
chữa. Muốn làm tốt việc đó thì người cán bộ kỹ thuật cần phải nắm vững kết cấu và
nguyên lí làm việc của các bộ phận của hệ thống phanh.
Đề tài “Nghiên cứu kết cấu, quy trình chẩn đoán sửa chữa hệ thống phanh
ABS xe Sonata G2.0”mong muốn đáp ứng một phần nào mục đích đó. Nội dung của
đề tài đề cập đến các vấn đề khảo sát và bảo dưỡng hệ thống phanh.
Các nội dung trên được trình bày theo các mục, nhằm mục đích nghiên cứu kết
cấu và nguyên lí làm việc cũng như công dụng, phân loại, yêu cầu chung của các chi

tiết cũng như từng cụm chi tiết. Sự ảnh hưởng của các chi tiết hay từng cụm chi tiết
đến quá trình làm việc cũng như các thông số kỹ thuật, để đảm bảo cho ôtô vận hành
an toàn trên đường. Ngoài ra đề tài còn đề cập đến vấn đề bảo dưỡng sửa chữa một số
hiện tượng hư hỏng thường xuyên xảy ra của hệ thống phanh.
Với những chức năng như vậy thì công việc sửa chữa bảo dưỡng vô cùng phức
tạp và khó khăn vì vậy đòi hỏi người kĩ thuật viên phải có trình độ hiểu biết, học hỏi
sáng tạo để bắt kịp với khoa học tiên tiến hiện đại, nắm bắt được những thay đổi về
đặc tính kĩ thuật của từng loại xe, dòng xe, đời xe … để có thể chẩn đoán hư hỏng và
đưa ra phương án sửa chữa tối ưu để đạt hiệu quả cao nhất.

Ý nghĩa của đề tài
- Là tài liệu tham khảo phục vụ cho quá trình học tập của sinh viên

Mục tiêu của đề tài
- Khai thác kết cấu, tính năng kỹ thuật, hệ thống phanh xe ABS xe Sonata G2.0.
- Nghiên cứu quy trình kiểm tra sửa chữa hệ thống phanh ABS xe Sonata G2.0

Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng: Hệ thống phanh: khai thác kết cấu, tính năng kỹ thuật, nghiên cứu
quy trình chẩn đoán sửa chữa, hệ thống phanh xe ABS xe Sonata G2.0
- Khách thể nghiên cứu: Hệ thống phanh.

Giả thiết khoa học
- Hệ thống phanh vẫn còn là một nội dung cần phải nghiên cứu, tìm hiểu nhiều
đối với học sinh, sinh viên. Kết cấu, nguyên lý hoạt động của từng bộ phận trong hệ
thống phanh cũng như kết cấu, nguyên lý hoạt động của toàn bộ hệ thống phanh ít
được chú trọng, quan tâm và đưa vào làm nội dung giảng dạy, nghiên cứu, học tập.

13



- Hệ thống tài liệu tham khảo về hệ thống phanh phục vụ cho học tập và nghiên
cứu cũng như ứng dụng trong thực tế vẫn còn hạn chế.

Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích đặc điểm, kết cấu, nguyên lý làm việc của hệ thống phanh.
- Tổng hợp tài liệu trong và ngoài nước để hoàn thành đề tài nghiên cứu của
mình: ‘‘Nghiên cứu kết cấu, quy trình chẩn đoán sửa chữa hệ thống phanh ABS
xe Sonata G2.0”.

2. Phương pháp nghiên cứu
2.1 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
* Trong phương pháp này chúng ta phải làm các bước sau :
- Bước 1: Quan sát, tìm hiểu các thông số kết cấu (thông số bên ngoài ), tính năng
kỹ thuật của hệ thống phanh ABS
- Bước 2: Nghiên cứu quy trình chẩn đoán sửa chữa hệ thống phanh ABS

2.2. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp được thực hiện khi chúng ta đã thu thập một số lượng tài liệu
tham khảo cũng như những đề tài có liên quan và được thực hiện trước đó.
* Mục đích : Nghiên cứu, tham khảo, tìm hiểu các thông tin khoa học trên cơ sở
nghiên cứu các văn bản, tài liệu, sách báo đã có sẵn bằng tư duy logic để rút ra kết
luận cần thiết.
* Phân loại tài liệu nghiên cứu:
- Tài liệu sơ cấp : Là tài liệu mà người nghiên cứu thu thập, phỏng vấn trực tiếp,
thu thập số liệu và tài liệu nghiên cứu chưa qua phân tích, thảo luận.
- Tài liệu thứ cấp : Là tài liệu có nguồn gốc từ tài liệu sơ cấp đã được phân tích,
thảo luận và diễn giải như : Sách giáo khoa, báo chí và các giáo trình … Các tài liệu
này đã được giải thích và phân tích dựa trên thực tiễn và lý thuyết một cách chính xác.
* Các bước thực hiện:

- Bước 1: Thu thập tìm tòi các tài liệu viết về hệ thống phanh trên ô tô.
- Bước 2: Sắp xếp các tài liệu khoa học thành một hệ thống logic, chặt chẽ theo
từng bước, từng đơn vị kiến thức, từng vấn đề khoa học có cơ sở và bản chất nhất
định.
- Bước 3: Đọc, nghiên cứu và phân tích các tài liệu nói về hệ thống phanh dựa
trên các kiến thức đã được học trong trường và kiến thức từ thực tế. Phân tích kết cấu,
nguyên lý làm việc một cách khoa học.
- Bước 4: Tổng hợp kết quả đã phân tích và nghiên cứu được, hệ thống hóa lại
những kiến thức đã nắm được tạo ra một hệ thống lý thuyết đầy đủ và sâu sắc.
14


2.3. Phương pháp thống kê mô tả
Là phương pháp tổng hợp kết quả nghiên cứu thực tiễn và nghiên cứu để đưa ra
kết quả chính xác và khoa học.
* Các bước thực hiện:
- Bước 1: Thống kê ra các bộ phận cấu tạo nên hệ thống phanh ABS một cách
chi tiết sau đó mô tả kết cấu của từng bộ phận đó và nguyên lý hoạt động của từng bộ
phận.
- Bước 2: Phân tích và giải thích kết cấu từng bộ phận trong hệ thống phanh ABS
từ đó rút ra nguyên lý làm việc của hệ thống.

15


PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG HỆ THỐNG PHANH ABS XE
SONATA G2.0
1.1 CÔNG DỤNG, PHÂN LOẠI, YÊU CẦU
1.1.1. Công dụng.

Hệ thống phanh giữ vai trò quan trong nhất trong đảm bảo an toàn chuyển động
của ô tô, nó cho phép người lái giảm tốc độ của xe cho đến khi dừng hẳn hoặc giảm
đến một tốc độ nào đó, giữ cho xe cố định khi dừng đỗ. Qua đó, nâng cao được vận tốc
trung bình và năng suất vận chuyển của ô tô. Đề tài sẽ đi sâu tìm hiểu hệ thống phanh
ABS được sử dụng phổ biến trên xe du lịch, quan điểm thiết kế và xu hướng phát triển,
từ đó rút ra được phương pháp khai thác, bảo dưỡng sửa chữa phù hợp.
1.1.2. Yêu cầu đối với hệ thống phanh.
Hệ thống phanh trên ô tô cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Đảm bảo hiệu quả phanh cao nhất ở bất kỳ chế độ chuyển động nào, ngay cả khi
dừng xe tại chỗ, đảm bảo thoát nhiệt tốt.
- Có độ tin cậy làm việc cao để ôtô chuyển động an toàn.
- Thời gian chậm tác dụng của hệ thống phanh phải nhỏ và đảm bảo phanh xe êm
dịu trong mọi trường hợp.
- Điều khiển nhẹ nhàng thuận tiện và có tính tuỳ động.
- Đảm bảo sự phân bố mômen phanh trên các bánh xe theo quan hệ sử dụng hoàn
toàn trọng lượng bám khi phanh với bất kỳ cường độ nào.
- Các chi tiết phải có trọng lượng nhỏ, tuổi thọ cao, dễ sử dụng và chăm sóc, bảo
dưỡng bảo quản, thời gian bảo dưỡng sửa chữa ngắn.
- Đối với phanh dừng phải đảm bảo giữ xe đứng yên ngay cả khi trên dốc có độ
dốc 16% trong thời gian dài.
Trên đây là các yêu cầu cơ bản, tuy nhiên với mỗi loại xe cụ thể, hệ thống phanh
lại có các đặc điểm riêng về mặt kết cấu nhằm đáp ứng các yêu cầu khác nhau mà loại
xe đó đặt ra.
1.1.3. Phân loại.
Với những công dụng và yêu cầu của hệ thống phanh như trên thì trên ô tô
thường dùng những loại hệ thống phanh sau:
a. Theo công dụng.
- Hệ thống phanh chính (phanh chân).
- Hệ thống phanh dừng (phanh tay).
- Hệ thống phanh chậm dần (phanh bằng động cơ, thuỷ lực hoặc điện từ).

16


b. Theo kết cấu của cơ cấu phanh.
- Hệ thống phanh với cơ cấu phanh guốc.
- Hệ thống phanh với cơ cấu phanh đĩa.
- Hệ thống phanh kết hợp cả hai loại cơ cấu phanh trên.
c. Theo dẫn động phanh.
- Hệ thống phanh dẫn động cơ khí.
- Hệ thống phanh dẫn động thuỷ lực.
- Hệ thống phanh dẫn động khí nén.
- Hệ thống phanh dẫn động kết hợp khí nén - thuỷ lực.
d. Theo các cơ cấu bổ trợ cho hệ thống phanh.
- Hệ thống phanh có cường hóa.
- Hệ thống phanh có điều hòa lực phanh.
- Hệ thống phanh có chống bó cứng phanh ABS
- Hệ thống phanh có phân bố lực phanh điện tử EBD
- Hệ thống phanh có hỗ trợ phanh khẩn cấp BA

1.2. THÔNG SỐ KỸ THUẬT XE HYUNDAI SONATA 2.0G

17


Hình 1.1.Hình ảnh xe Sonata G2.0

1.2.1. Bảng thông số của xe.
Kích thước tổng thể (D×R×C)-(mm)
Chiều dài cơ sở (mm)
Khoảng cách hai vệt bánh xe(mm)

Bán kính quay vòng tối thiểu(mm)
Hệ thống treo trước
Hệ thống treo sau
Dung tích bình nhiên liệu (lít)
Trọng lượng không tải (kg)
Trọng lượng toàn tải (kg)

4.820×1.835×1.470
2.795
1.591/1.591(trước /sau)
5.460
Kiểu Macpherson
Liên kết đa điểm với thanh cân
bằng
70
1.404
1.980

Khả năng tăng tốc từ 0-100km/h (giây)

10,9

Khả năng tăng tốc từ 60-100km/h (giây)

6,2

Tốc độ tối đa (km/h)

209


Động cơ hộp
số

Trang thiết bị
Động cơ xăng 2.0G kiểu 4
xy lanh 16 van DOHC 6 số



18


Thiết bị an
toàn

Lốp La-zăng

Hệ thống lái

Ngoại thất

Nội thất

Tiện nghi

tự động
Túi khí bên lái
Túi khí hai bên phụ
Hệ thống chống bó phanh
ABS

Phanh đĩa sau
La-zăng đúc 5 chấu kép

EAB
EAC
DAB
DIS
FMQ

Cỡ lốp 255/50R17
Lốp và vành thép dự phòng
cùng cỡ
Vô Lăng gật gù điều chỉnh

Lái trợ lực thủy lực
Cửa sổ nóc
Gạt mưa sau
Đèn sương mù trước
Chắn bùn (trước sau)
Cửa sổ điện (trước sau)
Gương chiếu hậu
Táp lô kim loại
Ghế da+nội thất bọc da

MSR
GRS
PFL
MMD
MPW
MOM

MGF
JSL

Vô lăng và cần số bọc da

JSS

Ghế nỉ
Thảm khoang hành lý
Đèn trần trong xe
Đồng hồ hiển thị thông số
hành trình
Khóa điều khiển và cảnh báo

SMM
Tel

LUM
MAP
TRC
MAT

Hệ thống chiếu sáng tự động

ALC

Hệ thống khóa cửa trung tâm

LPD


H446C(Radio+CD+MP3)

PL1

Loa Tweeter
Điều hòa điều khiển cơ
Lọc khí điều hòa

TWE
QAD
FIL

Sedan 4 cửa 5 ghế
Bảng 1.1.Bảng thông số của xe
1.2.2. Thông số kỹ thuật xe SONATA G2.0
1.2.2.1. Đặc điểm kỹ thuật (ABS).

19


Phần

HECU

Cảm biến tốc độ
bánh xe

Mục

Giá trị tiêu chuẩn


Hệ thống

4 kênh,4 bộ cảm biến

Loại
Điện áp hoạt động
Nhiệt độ vận hành
Công suất động cơ
Dòng điện thấp

Động cơ, van chuyển tiếp
10 ~ 16 V
-40 ~ 120°C
195W
5.9 ~ 8.4 mA

Dòng điện cao

11.8~ 16.8 mA

Phạm vi đầu ra

1 ~ 2500 Hz

Chu kỳ bánh xe

47 Răng
Trước


Khe hở không khí

Sau

Ghi chú
(ABS,
EBD,TCS,
ESC)

0.4 ~ 1.2 mm
0.4 ~ 1.0 mm

Bảng 1.2.Thông số kỹ thuật ABS

1.2.2.2. Thông số tiêu chuẩn.
Hành trình bàn đạp phanh
135 mm
Công tắc đèn đường
1.0 ~ 2.0 mm
Hành trình tự do của bàn đạp
3 ~ 8 mm
Độ dầy đĩa phanh trước
Australia only : 2.0L : 26mm ,2.4L : 28mm
Độ dầy phanh đĩa trước có đệm
11 mm
Độ dầy đĩa phanh sau
10 mm
Độ dầy phanh đĩa sau co đệm
10 mm
Bảng 1.3.Thông số tiêu chuẩn

1.2.2.3. Lực siết mômen .
Mục
Đai ốc.
Xy lanh phanh chính.
Lắp thêm đai ốc hãm.
Vít sả e.
Đai ốc hãm.
Chốt dẫn hướng phía trước.
Chốt dẫn hướng phía sau.
Chốt định vị phía trước.
Chốt định vị phía sau.

N.m
88.3 ~ 107.9
9.8 ~ 15.6
9.8 ~ 14.7
6.9 ~ 12.7
12.7 ~ 16.7
21.6 ~ 31.4
21.6 ~ 31.4
78.5 ~ 98.1
78.5 ~ 98.1

Thước hãm ống mềm.
Chốt giá đỡ bàn đạp phanh.
Đai ốc hãm bàn đạp.

24.5 ~ 29.4
9.8 ~ 14.7
24.5 ~ 34.3

20


Hình 1.2. Sơ đồ bố trí chung của hệ thống phanh.
Đai ốc chuyển đổi đèn dừng
11.8 ~ 14.7
Bulông lắpcảm biến bánh xe
6.9 ~ 10.8
trước.
Bulông lắp cảm biến bánh
19.6 ~ 29.4
xe sau.
Bảng 1.4.Lực siết mômen

1.3. CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG PHANH ABS XE
SONATA G2.0
1.3.1 Cấu tạo của hệ thống phanh ABS xe Sonata G2.0

Theo sơ đồ bố trí, hệ thống phanh xe Sonata G2.0 gồm có:
- ECU điều khiển trượt: Bộ phận này xác định mức trượt giữa bánh xe và mặt
đường dựa vào các tín hiệu từ các cảm biến, và điều khiển bộ chấp hành của phanh.
Gần đây, một số kiểu xe có ECU điều khiển trượt lắp trong bộ chấp hành của phanh.
- Bộ chấp hành của phanh: Bộ chấp hành của phanh điều khiển áp suất thuỷ lực
của các xilanh ở bánh xe bằng tín hiệu ra của ECU điều khiển trượt.
- .Cảm biến tốc độ: Cảm biến tốc độ phát hiện tốc độ của từng bánh xe và truyền
tín hiệu đến ECU điều khiển trượt.
* Ngoài ra, trên táp lô điều khiển còn có:
21



Hình 1.3. Sơ đồ khối điều khiển.
- Đèn báo táp-lô: Đèn báo của ABS, khi ECU phát hiện thấy sự trục trặc ở ABS
hoặc hệ thống hỗ trợ phanh, đèn này bật sáng để báo cho người lái. Đèn báo hệ thống
phanh, khi đèn này sáng lên đồng thời với đèn báo của ABS, nó báo cho người lái biết
rằng có trục trặc ở hệ thống ABS và EBD.
- Công tắc đèn phanh: Công tắc này phát hiện bàn đạp phanh đã được đạp xuống
và truyền tín hiệu đến ECU điều khiển trượt. ABS sử dụng tín hiệu của công tắc đèn
phanh. Tuy nhiên dù không có tín hiệu công tắc đèn phanh vì công tắc đèn phanh bị
hỏng, việc điều khiển ABS vẫn được thực hiện khi các lốp bị bó cứng. Trong trường
hợp này, việc điều khiển bắt đầu khi hệ số trượt đã trở nên cao hơn (các bánh xe có xu
hướng khoá cứng) so với khi công tắc đèn phanh hoạt động bình thường.
1.3.2.Sơ đồ khối của hệ thống phanh xe Sonata G2.0

1.3.3. Các cụm chi tiết trong hệ thống dẫn động phanh.
1.3.3.1.Bộ trợ lực chân không.

22


Hình 1.4. Sơ đồ cấu tạo bộ trợ lực chân không

* Hoạt động
Hầu hết bộ trợ lực chân không có ba trạng thái hoạt động là: nhả phanh, đạp
phanh và duy trì phanh. Những trạng thái này được xác định bởi độ lớn của áp suất
trên thanh đẩy.
+ Khi không phanh:

Hình 1.5. Hoạt động của bộ trợ lực chân không( trạng thái không phanh)

23



Khi không đạp phanh, cửa chân không mở và cửa không khí đóng. Áp suất giữa
hai buông A và B cân bằng nhau, lò xo hồi vị đẩy piston về bên phải, không có áp suất
trên thanh đẩy.
+ Đạp phanh:

Hình 1.6. Hoạt động của bộ trợ lực chân không (trạng thái đạp phanh)
Khi phanh, cần đẩy dịch sang trái làm cửa chân không đóng, cửa khí quyển mở. Buồng
A thông với buồng khí nạp động cơ, buồng B có áp suất bằng áp suất khí quyển.
Buồng A thông với buồng khí nạp động cơ, buồng B có áp suất bằng áp suất khí
quyển.
+ Giữ phanh.

24


Hình 1.8.Sơ đồ cấu tạo xilanh phanh chính
Hình 1.7. Hoạt động của bộ trợ lực chân không (trạng thái giữ phanh)
Ở trạng thái giữ phanh, cả hai cửa đều đóng, do đó áp suất ở phía phải của màng
không đổi, áp suất trong hệ thống được duy trì.
Khi nhả phanh lò xo hồi vị đẩy piston và màng ngăn về vị trí ban đầu. Trong
trường hợp bộ trợ lực bị hỏng, lúc này cần đẩy sẽ làm việc như một trục liền. Do đó
khi phanh người lái cần phải tác động một lực lớn hơn để thắng lực đẩy của lò xo và
lực ma sát của cơ cấu.
1.3.3.2. Xilanh phanh chính.

1.Thanh đẩy; 2.Piston số 1; 3.Lò xo hồi vị; 4.Buồng áp suất số 1; 5.Piston số 2
6.Lò xo hồi vị; 7.Buồng áp suất số 2; 8,9Cửa bù số 1,2; 10.Bình dầu phanh
Xilanh chính là một cơ cấu chuyển đổi lực tác động của bàn đạp phanh thành áp

suất thuỷ lực sau đó áp suất thuỷ lực này tác động lên các càng phanh đĩa hoặc xilanh
phanh của kiểu phanh tang trống thực hiện quá trình phanh.
Xilanh phanh chính kép có hai piston số 1 và số 2, hoạt động ở cùng một nòng
xilanh. Thân xilanh được chế tạo bằng gang hoặc bằng nhôm, piston số 1 hoạt động do
tác động trực tiếp từ thanh đẩy, piston số 2 hoạt động bằng áp suất thủy lực do piston
số 1 tạo ra. Thông thường áp suất ở phía trước và sau piston số 2 là như nhau. Ở mỗi
đầu ra của piston có van hai chiều để đưa dầu phanh tới các xilanh bánh xe, thông qua
các ống dẫn dầu bằng kim loại.
* Hoạt động

25


Hình.1.9. Nguyên lý hoạt động
xilanh phanh chính
Khi đạp bàn đạp phanh, thanh đẩy của bàn đạp sẽ tác dụng trực tiếp vào piston số
1. Do áp suất dầu ở hai buồng áp suất cân bằng nên áp lực dầu ở phía trước piston số 1
sẽ tạo áp lực đẩy piston số 2 cùng chuyển động. Khi cuppen của piston số 1và số 2 bắt
đầu đóng các cửa bù thì áp suất phía trước chúng tăng dần và áp suất phía sau chúng
giảm dần. Phía trước dầu được nén còn phía sau chúng dầu được điền vào theo cửa
nạp. Khi tới một áp suất nhất định thì áp suất dầu sẽ thắng được sức căng của lò xo
van hai chiều bố trí ở hai đầu ra của hai van và đi đến các xilanh phanh bánh xe thông
qua các đường ống dẫn bằng kim loại để thực hiện quá trình phanh.
Khi nhả phanh, do tác dụng của lò xo hồi vị piston sẽ đẩy chúng ngược trở lại,
lúc đó áp suất dầu ở phía trước hai piston giảm nhanh, cuppen của hai piston lúc này
cụp xuống, dầu từ phía sau hai cuppen sẽ đi tới phía trước của hai piston. Khi hai
cuppen của piston bắt đầu mở cửa bù thì dầu từ trên bình chứa đi qua cửa bù điền đầy
vào hai khoang phía trước hai piston cấp để cân bằng áp suất giữa các buồng trong
xilanh. Lúc này quá trình phanh trở về trạng thái ban đầu.
* Trường hợp xảy ra sự cố

+ Rò rỉ dầu phanh ở phía sau: Trong trường hợp này piston số 1 có một thanh
nối ở phía trước, khi áp lực dầu bị mất ở buồng số 1. Thanh nối này sẽ được đẩy vào
tác động lên piston số 2. Lúc này piston số 2 sẽ được vận hành bằng cơ khí và thực
hiện quá trình phanh hai bánh trước.

26


Hình 1.10. Rò dầu phanh ở đường ống phía sau
+ Rò rỉ dầu phanh ở phía trước: Tương tự như piston số 1, piston số 2 cũng có
một thanh nối ở phía trước. Khi buông áp suất số 2 bị mất áp lực piston số 2 sẽ dịch
chuyển cho tới khi thanh nối đi tới chạm vào đầu nòng xilanh, lúc này piston số 1 hoạt
động bình thường và thực hiện quá trình phanh hai bánh sau.

27


Hình 1.12.Vị trí lắp đặt bộ chấp hành

Hình 1.11. Rò dầu phanh ở đường ống phía trước
1.3.3.3.Bộ chấp hành thủy lực
Bộ chấp hành của phanh gồm có van điện từ giữ áp suất, van điện từ giảm áp
suất, bơm, môtơ và bình chứa. Khi bộ chấp hành nhận được tín hiệu từ ECU điều
khiển trượt, van điện từ đóng hoặc ngắt và áp suất thuỷ lực của xilanh ở bánh xe tăng
lên, giảm xuống hoặc được giữ để tối ưu hoá mức trượt cho mỗi bánh xe.

28



×