Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Quy trình công nghệ sữa chữa hệ thống phanh trên xe Mitsubishi Zinger

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 27 trang )

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN





























Giáo viên hướng dẫn


Ths. Trần Đứt Kết
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
gành công nghiệp ô tô hiện nay đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển
của một đất nước. Nó ra đời nhằm mục đích phục vụ nhu cầu vận chuyển
hàng hóa và hành khách, phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Từ lúc ra đời
cho đến nay ô tô đã được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực như giao thông
vận tải, quốc phòng an ninh, nông nghiệp, công nghiệp, du lịch…
N
Đất nước ta hiện nay đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các ngành
công nghiệp nặng luôn từng bước phát triển. Trong đó, ngành công nghiệp ô tô luôn được
chú trọng và trở thành một ngành mũi nhọn của nền kinh tế và tỷ lệ nội địa hóa cũng
ngày càng cao. Tuy nhiên, công nghiệp ô tô Việt Nam đang trong những bước đầu hình
thành và phát triển nên mới chỉ dừng lại ở việc nhập khẩu tổng thành, lắp ráp các mẫu xe
sẵn có, chế tạo một số chi tiết đơn giản và sửa chữa. Do đó, một vấn đề lớn đặt ra trong
giai đoạn này là tìm hiểu và nắm vững kết cấu của từng cụm hệ thống trên các xe hiện
đại, phục vụ quá trình khai thác và sử dụng đạt hiệu quả cao nhất, từ đó có thể từng bước
làm chủ công nghệ.
An toàn chuyển động của xe là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng của
xe, nó được đánh giá bằng nhiều tiêu chí, trong đó có hệ thống phanh. Hệ thống phanh là
một trong những cụm quan trọng nhất của xe ô tô, bởi vì nó đảm bảo an toàn khi chạy ở
tốc độ cao, do đó có thể nâng cao được năng suất vận chuyển. Xuất phát từ những yêu
cầu và đặc điểm đó, em đã chọn đề tài: “Lập Quy trình công nghệ bảo dưỡng, sửa chữa
hệ thống phanh trên xe Mitshubishi Zinger”.
Đồ án “Công Nghệ Sửa Chữa và bảo trì ô tô” là một môn rất quan trọng trong
công việc và học tập. Qua môn học này chúng ta có thể rút ra được những bước để sửa
chữa một hệ thống nào đó và lập quy trình để làm những công việc đó. Và đối với hệ
thống phanh cũng vậy, chúng ta phải biết từng quy trình để bảo dưỡng và sửa chữa thì hệ
thống phanh trên xe mới làm việc đúng mục đích và hiệu quả.
Trong quá trình thực hiện làm đồ án, do trình độ hiểu biết của em còn hạn chế.

Nhưng dưới sự chỉ bảo và hướng dẫn tận tình của Thầy hướng dẫn “Trần Đức Kết”, và
các bạn cùng lớp nên đề tài của em đã được hoàn thành. Tuy đề tài hoàn thành nhưng vẫn
không tránh khỏi những thiếu sót. Mong các thầy trong khoa hướng dẫn và chỉ bảo thêm
cho em để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE DU LỊCH
I. CÔNG DỤNG, PHÂN LOẠI, YÊU CẦU
1. Công dụng
Hệ thống phanh dùng để giảm tốc độ của ô tô cho đến khi dừng hẳn hoặc đến một
tốc độ cần thiết nào đó. Ngoài ra, hệ thống phanh còn giữ cho ô tô đứng yên tại chổ trên
các mặt đường dốc nghiêng hay trên mặt đường ngang.
Với công dụng như vậy hệ thống phanh là hệ thống đặc biệt quan trọng. Nó đảm
bảo cho ô tô chuyển động an toàn ở mọi chế độ làm việc. Nhờ đó mới có khả năng phát
huy hết khả năng động lực, nâng cao tốc độ và khả năng vận chuyển của ô tô.
2. Yêu cầu hệ thống phanh.
Hệ thống phanh trên ô tô cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Đảm bảo hiệu quả phanh cao nhất ở bất kỳ chế độ chuyển động nào, ngay
cả khi dừng xe tại chỗ, đảm bảo thoát nhiệt tốt.
- Có độ tin cậy làm việc cao để ôtô chuyển động an toàn.
- Thời gian chậm tác dụng của hệ thống phanh phải nhỏ và đảm bảo phanh
xe êm dịu trong mọi trường hợp.
- Điều khiển nhẹ nhàng thuận tiện và có tính tuỳ động.
- Đảm bảo sự phân bố mômen phanh trên các bánh xe theo quan hệ sử dụng
hoàn toàn trọng lượng bám khi phanh với bất kỳ cường độ nào.
- Các chi tiết phải có trọng lượng nhỏ, tuổi thọ cao, dễ sử dụng và chăm sóc,
bảo dưỡng bảo quản, thời gian bảo dưỡng sửa chữa ngắn.
- Đối với phanh dừng phải đảm bảo giữ xe đứng yên ngay cả khi trên dốc có
độ dốc 16% trong thời gian dài.
3. Phân loại

Với những công dụng và yêu cầu của hệ thống phanh như trên thì trên ô tô thường
dùng những loại hệ thống phanh sau:
a. Theo công dụng
- Hệ thống phanh chính (phanh chân).
- Hệ thống phanh dừng (phanh tay).
- Hệ thống phanh chậm dần (phanh bằng động cơ, thủy lực bằng điện từ).
b. Theo kết cấu của cơ cấu phanh
- Hệ thống phanh với cơ cấu phanh guốc.
- Hệ thống phanh với cơ cấu phanh đĩa.
- Hệ thống phanh kết hợp với cả hai loại cơ cấu phanh trên.
c. Theo dẫn động phanh
- Hệ thống phanh dẫn động cơ khí
- Hệ thống phanh dẫn động thủy lực
- Hệ thống phanh dẫn động khí nén
- Hệ thống phanh dẫn động khí nén kết hợp với thủy lực.
d. Theo các cơ cấu bổ trợ cho hệ thống phanh
- Hệ thống phanh có cường hóa.
- Hệ thống phanh có điều hòa lực phanh.
- Hệ thống phanh có chống bó cứng phanh ABS (Anti-lock brake system).
- Hệ thống phanh có phân bố trợ lực phanh điện tử EBD (Electronic brake-
force distribution).
- Hệ thống phanh có hỗ trợ phanh khẩn cấp BA (Brake assist).
II. KẾT CẤU HỆ THỐNG PHANH TRÊN Ô TÔ
1. Cơ cấu phanh
Cơ cấu phanh là bộ phận trực tiếp tạo ra lực cản và làm việc theo nguyên lý ma sát.
Trong quá trình phanh động năng của ô tô được biến thành nhiệt năng ở cơ cấu phanh rồi
tiêu tán ra môi trường bên ngoài.
Kết cấu của cơ cấu phanh bao giờ cũng có 2 phần chính là: Các phần tử ma sát và
cơ cấu ép.
Ngoài ra cơ cấu phanh còn có một số bộ phận khác như: Bộ phận điều chỉnh khe hở

giữa các bề mặt ma sát, bộ phận xả khí đối với dẫn động thủy lực,
Phần tử ma sát của cơ cấu phanh có thể có dạng: Trống, guốc, đĩa hay dải.
2. Dẫn động phanh
Dẫn động phanh là một hệ thống dùng để điều khiển cơ cấu phanh.
Dẫn động phanh thường dùng hiện nay có ba loại chính: cơ khí, thủy lực và khí nén.
Nhưng dẫn động cơ khí thường chỉ dùng cho phanh dừng vì hiệu suất thấp và khó đảm
bảo phanh đồng thời các bánh xe. Nên đối với hệ thống phanh làm việc của ô tô được sử
dụng chủ yếu hai loại dẫn động là: thủy lực và khí nén.
Lực tác động lên bàn đạp phanh hoặc đòn điều khiển phanh cũng như hành trình
bàn đạp phụ thuộc ở momen phanh cần sinh ra và các thông số dẫn động phanh.
CHƯƠNG II
GIỚI THIỆU CHUNG HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE MITSHUBISHI
ZINGER
I. THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA XE
1. Sơ đồ tổng thể

Hình 1: Sơ đồ tổng thể xe Mitshubishi Zinger
2. Bảng thông số kỹ thuật
Bảng 1: Các thông số kỹ thuật cơ bản của xe MITSHUBISHI ZINGER GLS AT
Thông số Kí hiệu Giá trị Đơn vị
Chiều dài toàn thể L
a
4600 mm
Chiều ngang toàn thể B
a
1775 mm
Chiều cao toàn thể H
a
1800 mm
Khoảng cách hai cầu xe 2720 mm

Khoảng cách hai bánh xe trước 1505 mm
Khoảng cách hai bánh xe sau 1500 mm
Khoảng sáng gầm xe 180 mm
Trọng lượng không tải G
kt
1705 kg
Số chỗ ngồi 8 Người
Động cơ
Loại động cơ SOHC 16-valve (4G64)
Hệ thống nhiên liệu Phun xăng đa điểm – MPI
Dung tích xi lanh 2.351 cc
Công suất cực đại 139/5.250 hp/rpm
Mô men xoắn cực đại 21,1/4.000 kg.m/rpm
Dung tích thùng nhiên liệu 65 L
Hộp số 4 số tự động
Vỏ xe 225/60 R16
Bán kính quay vòng 5.6 m
II. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG PHANH
Hệ thống phanh xe Mitshubishi Zinger gồm:
Hệ thống phanh chính (phanh chân): phanh trước là phanh đĩa và phanh sau là
phanh tang trống điều khiển bằng thủy lực có trợ lực chân không, phân phối lực phanh
bằng điện tử EBD, có sử dụng hệ thống chống bó cứng ABS.
Phanh dừng (phanh tay): phanh cơ khí tác dụng lên bánh sau.
Xy lanh chính: Loại kép, đường kính xy lanh: 23,8 (mm).
Bầu trợ lực loại kép, chân không, đường kính có ích của xy lanh: 205+230 (mm).
Phanh trước: loại má kẹp tùy động, 1 pittông.
- Đường kính có ích * độ dày đĩa [mm]: 271*26.
- Đường kính trong xy lanh con [mm]: 50.3.
- Độ dày má phanh [mm]: 9.5
- Điều chỉnh khe hở: tự động.

Phanh sau:
- Đường kính trong của tang trống [mm]: 254
- Độ dày guốc phanh [mm]: 4.7
- Điều chỉnh khe hở: vít điều khiển.
- Đường kính xy lanh [mm]: 25.4
Lưu chất công tác: dầu thắng DOT3 hoặc DOT4 (DOT = Deparment of
Transportation)
III. SƠ ĐỒ VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG
1. Sơ đồ.
Hình 2: Sơ đồ hệ thống phanh trên xe Mitshubishi Zinger
1. Phanh đĩa cầu trước; 2. Vòng răng; 3. Xy lanh chính; 4. Bầu trợ lực chân
không; 5. Bình chứa dầu; 6. Đường ống dẫn dầu ra cầu trước; 7. Phanh tang trống cầu
sau; 8. Đường ống dẫn dầu ra cầu sau; 9. Bộ thủy lực và máy tính; 10. Cảm biến; 11.
Đường dây điện; 12. Đèn báo ABS; 13. Đèn báo phanh; 14. Công tắt; 15. Bàn đạp
phanh.
2. Nguyên lý hoạt động
Khi phanh: người lái tác dụng lên bàn đạp đẩy cần dịch chuyển sang trái tác dụng
vào bầu trợ lực chân không 4, trợ lực cho người lái thêm 1 lực tác dụng vào xi lanh chính
3. Xilanh chính trên xe là xi lanh chính loại kép, dầu phanh trong xilanh chính được ép
theo các đường ống đến các xilanh công tác thực hiện quá trình phanh
Khi nhả phanh: van chân không mở, cùng tác động của các lò xo hồi vị áp lực dầu
trong các đường dẫn động giảm thực hiện quá trình nhả phanh
ABS đảm bảo được tính ổn định phương hướng và tính năng điều khiển trong quá
trình phanh ngặt
Trong quá trình điều khiển ABS, những bánh xe liên quan được kiểm soát bởi tổng
cộng 4 van dẫn nạp và 4 van xả ABS đặt trong bộ phận kiểm soát thuỷ lực.
Kiểm soát ABS được tác động riêng biệt lên từng bánh xe và bao gồm pha tạo áp
lực, giảm áp lực và được tạo ra với sự trợ giúp của cặp van dẫn nạp và một cặp van xả.
Thêm vào đó là bộ phận điều khiển thuỷ lực bao gồm một bơm hai pit-tông, hai bộ
phận tích áp áp lực thấp, hai van tiết lưu và 2 khoang giảm tiếng ồn.

CHƯƠNG III
CÁC DẠNG HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP TRÊN XE MITSHUBISHI
ZINGER VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
Bảng 2: Các dạng hư hỏng và cách khắc phục những hư hỏng.
ST
T
HIỆN TƯỢNG NGUYÊN NHÂN CÁCH KHẮC PHỤC
1 Hiệu quả phanh không đạt
ST
T
HIỆN TƯỢNG NGUYÊN NHÂN CÁCH KHẮC PHỤC
1.1
Hành trình có ích
của bàn đạp
phanh dài.
- Khe hở má phanh tang trống
lớn do điều chỉnh sai.
- Hỏng kết cấu tự động điều
chỉnh khe hở má phanh (nếu
có).
- Má phanh quá mòn, guốc
phanh bị cà sát vào tang trống
(đĩa phanh).
- Dầu phanh bị rò rỉ và hao hụt
dần dần.
- Có khí trong hệ thống
- Điều chỉnh lại cơ cấu phanh
tang trống, thay thế má phanh
nếu cần.
- Sửa chữa phục hồi hoặc thay

thế.
- Thay má phanh, rà lại tang
phanh.
- Thay các phớt làm kín và khắc
phục vị trí rò rỉ, bổ sung dầu.
- Xả khí khỏi hệ thống.
1.2
Bị ‘‘hẫng’’ bàn
đạp phanh.
(mất cảm giác khi
đạp phanh)
- Rách các cupen làm mất hoàn
toàn khả năng dẫn động.
- Đường ống bị rò rỉ lớn.
- Dầu phanh bị lẫn bọt khí do
thiếu dầu trong bình chứa.
- Dầu phanh lẫn nước, khi làm
việc liên tục, nhiệt độ hệ thống
tăng, nước bốc hơi tạo bọt khí
trong đường ống.
- Xác định vị trí và thay thế.
- Xác định vị trí hư hỏng và thay
thế.
- Bổ xung dầu, tiến hành xả khí
và xác định nguyên nhân gây
hao hụt dầu trong bình chứa.
- Sử dụng phanh bằng động cơ
để tránh cho hệ thống bị quá
nhiệt.
- Thay dầu phanh đúng định kỳ,

tránh để dầu tiếp xúc với không
khí.
1.3
Lực bàn đạp
phanh lớn nhưng
hiệu quả phanh
xe rất ít hoặc
không có.
- Bề mặt má phanh dính dầu
mỡ, bụi bẩn làm giảm hệ số ma
sát.
- Lớp vật liệu trên bề mặt má
phanh bị cháy do quá nhiệt làm
giảm hệ số ma sát.
- Tắc đướng ống dẫn do bẹp
hoặc do dầu phanh lẫn tạp chất.
- Kẹt các pittông của cơ cấu
phanh, bó kẹt guốc phanh.
- Làm sạch má phanh.
- Thay má phanh.
- Kiểm tra xác định nguyên nhân
và khắc phục.
- Tiến hành sửa chữa.
ST
T
HIỆN TƯỢNG NGUYÊN NHÂN CÁCH KHẮC PHỤC
1.4
Hành trình tự do
của bàn đạp quá
nhỏ

- Đường dầu bị bẹp
- Piston trong xy lanh chính bị
bó cứng.
- Xy lanh phanh bánh xe
bị kẹt.
- Thay đường ống
- Rà lại piston
- Tiến hành mở và sửa chữa.
1.5
Nhả bàn đạp
phanh bàn đạp di
chuyển nhanh về
vị trí ban đầu
- Rò rỉ chân không trong hệ
thống trợ lực
- Sửa van một chiều.
- Thay đường ống hút chân không.
2 Bó phanh
2.1
Hiện tượng xuất
hiện sau khi điều
chỉnh, sửa chữa.
- Điều chỉnh sai hành trình tự
do bàn đạp phanh.
- Điều chỉnh sai phanh dừng
- Điều chỉnh sai khe hở má
phanh.
- Điều chỉnh lại.
2.2
Hiện tượng xuất

hiện trong quá
trình sử dụng.
- Gãy, tuột lò xo hồi vị bàn đạp
phanh.
- Gãy, tuột lò xo hồi vị cơ cấu
phanh.
- Kẹt guốc phanh.
- Tắc lỗ hồi dầu xy lanh chính
hoặc hỏng van 1 chiều hồi dầu.
- Bơm đều các lốp xe theo tiêu
chuẩn.
- Kiểm tra xác định nguyên nhân
và khắc phục.
3 Xe bị lệch hướng chuyển động khi phanh
3.1
Hiện tượng xuất
hiện sau khi điều
chỉnh, sửa chữa.
- Khe hở má phanh tang trống
ở hai bên bánh xe không bằng
nhau.
- Còn lẫn bọt khí trong đoạn
cuối đường ống của một bên cơ
cấu phanh.
- Điều chỉnh lại cơ cấu phanh
tang trống.
- Tiến hành xả khí đúng quy
trình.
3.2 Hiện tượng xuất
hiện trong quá

- Áp suất lốp xe hai bên không
đều nhau.
- Bơm đều các lốp xe theo tiêu
chuẩn.
ST
T
HIỆN TƯỢNG NGUYÊN NHÂN CÁCH KHẮC PHỤC
trình sử dụng.
- Xảy ra các hư hỏng đã nêu
đối với một bên cơ cấu phanh
hoặc phần dẫn động.
- Lò xo hồi vị một bên cơ cấu
phanh quá yếu.
- Kiểm tra xác định nguyên nhân
và khắc phục.
- Thay thế.
4 Có tiếng kêu phát ra từ cơ cấu phanh
4.1
Tiếng kêu phát ra
khi không phanh
- Có bụi bẩn kẹt giữa má phanh
và đĩa phanh.
- Má phanh và tang phanh (đĩa
phanh) bị sát, có thể xảy ra bó
kẹt.
- Đĩa phanh bị méo, lệch, cà sát
vào các phần cố định.
- Tang phanh bị sát với mâm
phanh.
- Làm sạch cơ cấu phanh.

- Điều chỉnh lại.
- Tiến hành sửa chữa.
- Điều chỉnh lại.
4.2
Tiếng kêu phát ra
khi phanh.
- Hết má phanh.
- Guốc phanh bị rơ lỏng, xô
lệch.
- Phía trong tang trống không
tròn đều.
- Thay má phanh.
- Tiến hành sửa chữa.
5
Phanh ăn đột
ngột.
- Hành trình tự do của bàn đạp
ngắn, bàn đạp phanh để quá
cao.
- Má phanh bị ướt
- Phía trong tang trống không
tròn đều.
- Xylanh công tác lắp không
chặt.
- Hỏng lò xo hồi vị cơ cấu
phanh.
- Hỏng trợ lực phanh.
- Điều chỉnh lại.
- Rà nhẹ phanh.
- Sửa chữa tang trống.

- Siết chặt các vị trí cố định.
- Thay lò xo hồi vị.
- Sửa chữa hoặc thay thế.
6
Xe nhào về phía
trước khi phanh.
- Hiệu quả phanh của cầu sau
kém.
- Hỏng bộ điều hoàn lực phanh.
- Kiểm tra xác định nguyên nhân
và khắc phục.
- Sửa chữa hoặc thay thế.
7
Xe hay bị trượt
lết khi phanh.
- Bánh xe quá mòn.
- Hiệu quả phanh của cầu trước
kém.
- Hỏng bộ điều hòa lực phanh.
- Thay thế.
- Kiểm tra xác định nguyên nhân
và khắc phục.
- Sửa chữa hoặc thay thế.
ST
T
HIỆN TƯỢNG NGUYÊN NHÂN CÁCH KHẮC PHỤC
8
Trên bảng điều
khiển xuất hiện
biểu tượng ( ! ) .

- Thiếu dầu phanh.
- Hết má phanh.
- Bổ sung và tìm nguyên nhân
hao hụt dầu.
- Thay thế.
CHƯƠNG IV
LẬP QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA HỆ
THỐNG PHANH TRÊN XE MITSHUBISHI ZINGER
I. LẬP QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ BẢO DƯỠNG KỸ THUẬT
1. Các thông số bảo dưỡng
Bảng 3: Các thông số bảo dưỡng
Mục Giá trị tiêu chuẩn Giới hạn
Chiều cao bàn đạp phanh (mm) 201.4 – 204.4 -
Độ dịch chuyển tự do của bàn đạp phanh (mm) 3 - 8 -
Khe hở từ bàn đạp phanh đến tấm sàn (mm) 90 hoặc nhiều hơn -
Độ dài lò xo (mm) 204.4 – 208.4 -
Độ dày má phanh (mm) 9.5 1.5
Độ dày đĩa phanh (mm) 28 26.4
Độ đảo đĩa phanh (mm) - 0.06
Lực kéo rê đĩa phanh (N) 69 hoặc ít hơn -
Độ dày guốc phanh (mm) 4.7 1.0
Đường kính trong của tang trống (mm) 254 256
Độ dịch chuyển trục (mm) - 0
2. Quy trình kiểm tra hệ thống phanh
Bước 1. Nhấn và nhả bàn đạp phanh liên tục, bàn đạp phanh phải có hành trình tự
do khoảng 2 – 3 mm trước khi ăn khớp vào piston của xi lanh chính. Sau đó bàn đạp
phanh phải chuyển động êm dịu và dịch chuyển qua lại không đáng kể.
Bước 2. Nhấn bàn đạp phanh, lực cản trên bàn đạp phanh không quá nhẹ và bàn đạp
phanh phải dừng lại ít nhất khoảng một phần hai quá trình có thể.
Bước 3. Nhấn bàn đạp phanh với áp lực vừa phải trong vòng 15 giây và đảm bảo

rằng bàn đạp phanh không bị chìm xuống sát sàn xe.
Bước 4. Nhấn và nhả bàn đạp phanh và quan sát đèn cảnh báo trên bảng đồng hồ.
Nhờ một người quan sát đèn STOP. Đèn cảnh báo phanh không sáng nhưng đèn STOP
phải sáng mỗi khi nhấn bàn đạp phanh và đèn STOP phải tắt khi nhả bàn đạp phanh.
Bước 5. Tác động phanh tay, hành trình của cần gạt không được vượt quá 2/3 toàn
bộ hành trình và phải giữ xe đứng yên.
Bước 6. Kiểm tra trợ lực chân không bằng cách giữ bàn đạp phanh với áp lực nhẹ
và khởi động động cơ. Khi động cơ khởi động, bàn đạp phanh trở về vị trí ban đầu một
cách nhẹ nhàng,
Bước 7. Kiểm tra sự rò rỉ dầu bên ngoài xy lanh chính, tại các vị trí lắp ống. Sự rò rỉ
của bộ trợ lực tại nơi lắp xy lanh chính là dấu hiệu của sự hư hỏng bên trong xy lanh
chính.
Bước 8. Tháo nắp bình chứa, chú ý tình trạng của màng và đảm bảo rằng lỗ thông
hơi trên nắp bình chứa không bị bịt kín.
Bước 9. Kiểm tra mức dầu phanh phải đúng mức đã quy định trên bình.
Bước 10. Kiểm tra đường ống hút chân không, đường ống thủy lực và các đầu nối
điện và đảm bảo rằng chúng trong tình trạng tốt.
Bước 11. Cho xe vào bệ kích nâng để nâng xe lên, đảm bảo không làm biến dạng
các chi tiết của xe.
Bước 12. Tháo các bánh xe trước và sau.
Bước 13. Kiểm tra độ dày của má phanh trước.
Bước 14. Kiểm tra độ dày của đĩa phanh trước
Bước 15. Kiểm tra sự mài mòn của guốc phanh sau.
Bước 16. Kiểm tra đường kính trong của tang trống.
Bước 17. Kiểm tra các lò xo ở phanh tang trống cầu sau.
Bước 18. Kiểm tra sự rò rỉ của xi lanh phanh bánh xe ở cả phanh đĩa cầu trước và
phanh tang trống cầu sau.
Bước 19. Kiểm tra bề mặt ma sát của đĩa phanh và tang trống.
Bước 20. Kiểm tra sự rò rỉ dầu chỗ nối vào xi lanh phanh bánh xe.
Bước 21. Kiểm tra đầu nối dây điện vào cảm biến ABS.

Bước 22. Kiểm tra các đường ống thép có bị xoắn, vẹo, bẹp, gãy, rỏ rỉ,
Bước 23. Kiểm tra các đường ống dẫn mềm có bị xướt, đứt, phồng,…
Bước 24. Kiểm tra các bộ phận cân bằng và cơ cấu dẫn động phanh tay. Cáp phải
chuyển động tự do trong ống dẫn hướng và vỏ cáp.
Bước 25. Lắp các bánh xe vào.
Bước 26. Hạ xe, đạp và nhả phanh chầm chậm vài lần, với bàn đạp phanh đi hết
hành trình của nó cho đến khi nhận thấy bàn đạp phanh chắc chắn.
Bước 27. Chạy kiểm tra.
3. Quy trình bảo dưỡng.
Bảng 4. Bảo dưỡng hệ thống phanh theo định kỳ (5000 Km, 20000 Km, 40000 Km).
STT NỘI DUNG DỤNG CỤ HÌNH VẼ CHÚ Ý
1
Kiểm tra bầu
trợ lực chân
không và
ống hút chân
không
Quan sát
2
Kiểm tra sự
rò rỉ dầu bên
ngoài xy
lanh chính
Quan sát
3
Kiểm tra
mức dầu
phanh
Quan sát
4

Tháo bánh
xe
Súng hơi
Tuýp 21
Tháo các
bulông
theo
hình sao.
5
Tháo bulông
đĩa trước
Khóa 14
6
Tháo các má
phanh
Dùng tay
7
Vệ sinh má
phanh
Giấy nhám
Phải vệ
sinh các
khe hở
thoát
nhiệt
trên má
phanh
8
Lắp má
phanh

9
Tháo tang
trống
Búa và tay
Nếu tang
trống bị
bó kẹt
thì dùng
búa đập
nhẹ đều
lên tang
trống
10
Vệ sinh tang
trống
Giấy nhám
11
Vệ sinh guốc
phanh
Giấy nhám
12
Kiểm tra lò
xo và điều
chỉnh khe hở
Vít miệng
13
Kiểm tra sự
rò rỉ dầu ở
xy lanh
Dùng tay

14
Điều chỉnh
sự cân bằng
của các guốc
phanh khi
lắp vào mâm
phanh
Dùng tay
15
Kiểm tra đầu
dây cảm biến
ABS
Dùng tay
16 Lắp bánh xe
Tuýp 21
Súng hơi
17 Siết lực
Tuýp 21
Cần siết lực
Điều
chỉnh
cần lực
ở vị trí
10.5N
18 Chạy thử
II. LẬP QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA HỆ THỐNG PHANH
1. Sửa chữa phanh tang trống cầu sau.
Bước 1: Tháo tang trống.
Bước 2: Kiểm tra tang trống:
- Kiểm tra các vết nứt; bề mặt ma sát bị trầy xước; bề mặt ma sát bị loe

miệng, lồi ra hoặc lõm lòng chảo.
- Kiểm tra sự quá nhiệt, các vết đốm cứng; đường kính quá kích thước cho
phép và đường kính bị méo.
Bước 3: Gia công tang trống:
- Những tang trống hỏng phải được thay thế hoặc phải tiện lại bề mặt tang
trống.
Bước 4: Vệ sinh cụm guốc phanh trước khi tháo.
- Dùng dung dịch vệ sinh chuyên dùng (RP7) hoặc nước xà phòng.
Bước 5: Tháo guốc phanh.
Bước 6: Rửa sạch và kiểm tra các chi tiết.
Bước 7: Kiểm tra xy lanh phanh:
- Kiểm tra các phớt, cuppen, bề mặt bên trong xy lanh, piston.
Bước 8: Kiểm tra độ dày còn lại của guốc phanh. Nếu độ dày quá nhỏ phải tiến
hành thay guốc phanh mới. Nếu còn trong mức quy định thì đem đi mài má phanh để
tăng ma sát.
Bước 9: Kiểm tra trước khi lắp đặt guốc phanh.
Bước 10: Lắp đặt guốc phanh.
Bước 11: Lắp đặt tang trống.
Bước 12: Xả gió phanh.
Bước 13: Lắp đặt bánh xe.
2. Sửa chữa phanh đĩa cầu trước.
Bước 1: Tháo calip.
Bước 2: Kiểm tra đĩa phanh.
- Kiểm tra các vết nứt; bề mặt ma sát bị trầy xước.
Bước 3: Gia công đĩa phanh.
- Những đĩa phanh bị hỏng phải thay thế hoặc tiện lại bề mặt bên trong hoặc
bên ngoài đĩa phanh.
Bước 4: Sửa chữa xy lanh phanh
- Thay các ron đệm cao su.
- Đánh bóng lại bề mặt bên trong xy lanh.

Bươc 5: Kiểm tra độ dày má phanh, nếu độ dày má phanh quá nhỏ so với mức quy
định phải tiến hành thay má phanh mới. Nếu còn trong mức quy định thì đem đi mài má
phanh để tăng ma sát.
Bước 6: Tiến hành lắp calíp, má phanh vào đĩa phanh.
Bước 7: Xả gió phanh.
CHƯƠNG V
BỐ TRÍ NHÂN CÔNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
Bảng 5: Bố trí nhân công, dụng cụ và thời gian thực hiện các công đoạn chính của
bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống phanh xe Mitshubishi Zinger.
Mục Bố trí nhân công Dụng cụ Thời gian thực hiện
Bảo dưỡng hệ
thống phanh
1 người - Súng hơi.
- Tuýp 21.
- Ống nối.
- Khóa 14.
- Búa.
- Thước đo.
- Đèn.
- Kiểm tra các
thông số: 10
phút
- Bảo dưỡng
phanh: 5
phút/mỗi bánh
Tổng thời gian bảo
- Giấy nhám.
dưỡng cho hệ thống
phanh: 30 phút.
Sửa chữa hệ thống

phanh
2 người (1 người hai bánh
trước và một người 2 bánh
sau).
- Súng hơi.
- Tuýp 21.
- Ống nối.
- Khóa 14.
- Búa.
- Thước đo.
- Đèn.
- Tua vít
- Kìm.
- Sửa chữa phanh
đĩa trước: 25
phút.
- Sửa chữa phanh
tang trống cầu
sau: 25 phút.
- Xả gió phanh: 10
phút.
Tổng thời gian thực
hiện sửa chữa các
chi tiết chính trong
hệ thống phanh xe
Mitshubishi Zinger:
60 phút.
KẾT LUẬN
Qua thời gian học tập tại Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải Thành Phố Hồ Chí
Minh, nhờ sự dạy dỗ và chỉ bảo tận tình của quý Thầy, mà đặc biệt là các quý Thầy trong

Khoa Cơ Khí đã giúp chúng em tích luỹ được vốn kiến thức, kỹ năng và chuyên môn
nghề nghiệp vô cùng quý giá, và đó cũng chính là hành trang cho chúng em vững bước
vào đời.
Trong quá trình thực hiện đồ án môn học, được sự chỉ dẫn tận tình của Thầy Chủ
nhiệm Bộ môn Trần Đức Kết, cùng với sự nổ lực của bản thân và những ý kiến đóng góp
của các Thầy trong Bộ môn Cơ Khí Ô tô và các bạn sinh viên trong lớp. Chúng em đã
hoàn thành đồ án môn học đúng thời gian, nhiệm vụ, yêu cầu và mục tiêu của đề tài đồ án
môn học.

×