Giải Phẫu tim
DTT- Anatomyquiz
Tim là một khối cơ rỗng, có chức năng như một máy bơm, đẩy máu giàu oxy đi nuôi cơ thể và hút máu ít oxy, nhiều CO2 từ các mô về.
Tim nằm trong lồng ngực, phía trên cơ hoành, sau thân xương ức và các sụn sườn, giữa 2 phổi và trong trung thất giữa, nằm hơi lệch sang trái.
Ở người trưởng thành, bề ngang rộng nhất của tim khoảng 8cm, bề trước sau khoảng 6cm, chiều dài từ đáy tim đến đỉnh tim khoảng 12cm. Tim
nặng khoảng 280g ở năm và 260g ở nữ ( theo Trịnh Văn Minh).
I. Hình thể ngoài và liên quan
- Tim giống như 1 hình tháp 3 mặt, 1 đỉnh và 1 đáy. Đỉnh tim hướng ra trước sang trái, đáy tim hương ra sau sang phải. Trục giải phẫu của tim là từ trên xuống
dưới, từ sau ra trước, từ phải sang trái.
- Tim có 2 phần: Tâm nhĩ và tâm thất, được ngăn cách với nháu bởi rãnh vành.
+ 2 tâm nhĩ ngăn cách với nhau bởi rãnh gian nhĩ
+ 2 tâm thất ngăn cách với nhau bởi rãnh gian thất
1. Mặt ức sườn ( Mặt trước)
Hướng ra trước, lên trên, sang trái, có rãnh vành chia làm 2 phần:
- Phần trên ( Phần nhĩ) lệch sang phải, chủ yếu là tâm nhĩ phải
+ Có các ĐM lớn đi ra như ĐM chủ lên ở bên phải, ĐM phổi ở bên trái, 2 ĐM này che lấp phần nhĩ trái
+ 2 bên các ĐM có tiểu nhĩ phải và tiểu nhĩ trái
- Phần dưới ( Phần thất) có rãnh gian thất chạy từ sau ra trước tới đỉnh tim chia thành tâm thất trái ( chiếm 1/3) và tâm thất phải ( chiếm 2/3) . Trong rãnh có bó
mạch gian thất trước.
Mặt này liên quan với thân xương ức, các sụn sườn 3-6, bó mạch ngực trong pải và trái, 1 phần phổi và màng phổi.
2. Mặt hoành ( Mặt dưới)
- Nhìn xuống dưới và hơi ra sau, gồm 2 tâm thất ( chủ yếu là thất trái),ngăn cách với đáy tim bởi phần sau của rãnh vành
- 2 thất phải và trái ngăn cách với nhau bởi rãnh gian thất sau, trong rãnh có TM gian thất sau và ĐM gian thất sau ( nhánh của ĐM vành phải) nằm
- Mặt này nằm đè lên gân trung tâm và phần cơ bên trái của cơ hoanh, qua cơ hoành liên quan với 1 phần thùy trái gan và đáy vị ( dạ dày).
3. Mặt phổi ( Mặt trái)
Hướng lên trên, ra sau và sang trái, chủ yếu gồm thất trái, 1 phần nhĩ trái. Liên quan với hố tim ở phía dưới và trước rốn phổi trái. Xen giữa ngoại tâm mạc phủ
mặt này và màng phổi trái có dây TK hoành trái.
4. Đáy tim
- Đáy tim hình 4 cạnh, quay ra sau sang phải, do tâm nhĩ trái và phần sau tâm nhĩ phải tạo nên. Chỗ cao nhất ở trên của đáy là nằm ngay dưới chỗ chia đôi của
thân ĐM phổi, giới hạn ở dưới là phần sau của rãnh vành, trong rãnh vành có xoang TM vành đổ vào tâm nhĩ phải. Có rãnh ngăn cách 2 tâm nhĩ là rãnh gian
nhĩ.
- Đáy tim nằm trước các đốt sống ngực 5,6,7,8
+ Tâm nhĩ phải quay sang phải, có TM chủ trên đổ vào ở trên và TM chủ dưới đổ vào ở dưới. Mặt ngoài nhĩ phải, đi từ bờ phải lỗ TM chủ trên đến bờ phải lỗ
TM chủ dưới có rãnh tận. Tâm nhĩ phải tiếp gáp với phổi và màng phổi phải. Giữ ngoại tâm mạc phủ nhĩ phải và màng phổi có dây TK hoành phải.
+ Tâm nhĩ trái quay hẳn ra sau, có 4 TM phổi đổ vào. Giữa 4 lỗ đổ có xoang chếc ngoại tâm mạc. Tâm nhĩ trái liên quan sau với thực quản nên khi nhĩ trái to
sẽ đè vào thực quản gây khó nuốt.
5. Đỉnh tim
Đỉnh tim hướng xuống dưới, ra trước, sang trái, được tạo nên bởi tâm thất trái. Ở đỉnh có khuyết đỉnh tim là nơi tận hết của các rãnh gian thất. Đỉnh tim nằm
ngay sau thành ngực nằm trong khoang gian sườn 5 đường giữa đòn trái ( đường vú trái).
6. Các bờ tim
II. HÌNH THỂ TRONG
Tim gồm 2 nửa phải và trái, mỗi nửa có 1 tâm nhĩ và 1 tâm thất ngăn cách với nhau bởi lỗ nhĩ thất. Hai nửa tim ngăn cách với nhau bởi vách ngăn tim.
1. Vách ngăn tim
Là 1 vách đứng dọc ngăn cách 2 nửa tim, gồm có 3 phần:
1.1 Vách gian nhĩ
Là vách ngăn cách 2 tâm nhĩ, vách nằm chếch vì tâm nhĩ phải nằm ở trước và phải tâm nhĩ trái. Bờ vách bám vào tâm nhĩ tương ứng với rãnh gian nhĩ ở mặt
ngoài.
- Ở bào thai, vách gian nhĩ được tạo nên bởi 2 vách: vách nguyên phát và vách thứ phát.
- Trên mặt phải của vách gian nhĩ có hố bầu dục, hố này nằm ở phần thấp của vách, ở bên trên và trái lỗ đổ của TM chủ dưới. Đáy hố được tạo nên bởi vách
nguyên phát trong thời kì phôi thai. Hố bầu dục là di tích của lỗ bầu dục ( lỗ Botal)- lỗ hướng dòng máu từ nhĩ phải qua nhĩ trái trong thời kì phôi thai. Còn lỗ
bầu dục trẻ sẽ bị mắc bệnh tim bẩm sinh gọi là thông liên nhĩ. Phía trước hố có viền hố bầu dục, là di tích của bờ tự do vách thứ phát
- Trên mặt trái còn có van hố bầu dục tương ứng với hố bầu dục bên phải.
1.2 Vách nhĩ thất
Là phần sau của phần màng của vách gian thất, ngăn cách tiền đình ĐM chủ của tâm thất trái với tâm nhĩ phải.
1.3 Vách gian thất
Ngăn cách 2 tâm thất phải và tâm thất trái, vách nằm chếch từ trước ra sau và sang phải. Các bờ của vách tương ứng với rãnh gian thất trước và sau ở mặt
ngoài tim. Vách gồm 2 phần: phần trên mỏng gọi là phần màng, phần dưới rất dày, chiếm phần lớn vách gian thất.
2. Tâm nhĩ
- Thành tâm nhĩ: mỏng và nhẵn hơn tâm thất vì chỉ có nhiệm vụ hút máu về tim. Có các TM đổ vào
- Mỗi tâm nhĩ thông với 1 ngách ở phía trước là tiểu nhĩ
- Thông với tấm thất cùng bên bởi lõ nhĩ thất.
2.1 Tâm nhĩ phải
Là 1 buồng hình hộp có 6 thành:
- Thành trên sau có lỗ TM chủ trên, lỗ này không có van. Ngay dưới có 1 chỗ lồi gọi là củ gian TM, trong phôi thai có tác dụng hướng dòng máu chảy xuống
qua lỗ nhĩ thất đi vào thất phải.
- Thành dưới sau có lỗ TM chủ dưới, lỗ nằm ở nơi thấp nhất của tâm nhĩ phải. Phía trưới lỗ có 1 lá hình bán nguyệt là van TM chủ dưới, van có 2 bờ, bờ lồi
dính vào thành trước của lỗ và bờ lõm thì tự do. Van được tạo nên bởi niêm mạc của nhĩ phải và được viền 1 ít sợi cơ. Trong phôi thai, van khá rộng có tác
dụng hướng dòng máu từ TM chủ dưới qua lỗ bầu dục vào nhĩ trái. Phía trong lỗ TM chủ dưới, giữa lỗ này và lỗ nhĩ thất phải có lỗ xoang TM vành, lỗ được
đậy bởi 1 van hình bán nguyệt gọi là van xoang vành.
- Thành sau nhĩ phải có 1 gờ nối từ bờ phải lỗ TM chủ trên đến bờ phải lỗ TM chủ dưới gọi là mào tận, mào này tương ứng với rãnh tận ở phía ngoài. Từ mào
tận có các dải cơ song song chạy ra trước, bắt chéo thành ngoài và thành trước của tiểu nhĩ rồi chạy chếch xuống lỗ nhĩ thất gọi là các cơ lược