Tải bản đầy đủ (.doc) (162 trang)

Tài Liệu Tham Khảo Thẩm Định Dự Án Đầu Tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 162 trang )

TÀI LIỆU THAM KHẢO
THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Phần I. Đánh giá năng lực khách hàng vay vốn
I.1. Đánh giá khách hàng vay vốn.
1. Năng lực pháp lý.
Để đánh giá năng lực pháp lý của khách hàng vay vốn, điều quan trọng là phải
biết được khách hàng thuộc loại hình doanh nghiệp nào, thành phần kinh tế nào, và
những luật nào sẽ điều chỉnh việc thành lập cũng như hoạt động của khách hàng. Do
đó, cần căn cứ vào loại hình doanh nghiệp, đối chiếu với những văn bản pháp qui
(luật, nghị định, thông tư, quyết định, và các văn bản dưới luật khác) điều chỉnh từng
loại hình doanh nghiệp, để từ đó đánh giá năng lực pháp lý của khách hàng vay vốn.
Đến thời điểm hiện nay, phạm vi điều chỉnh của một số bộ luật liên quan tới hoạt động
của các loại hình doanh nghiệp được tóm tắt như sau:
- Phạm vi điều chỉnh của Luật doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn,
công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân; doanh nghiệp 100% vốn
nhà nước, doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội khi được chuyển
đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một hoặc hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ
phần;
- Phạm vi điều chỉnh của Luật doanh nghiệp nhà nước: Công ty nhà nước;
đối với doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần
nhà nước, công ty TNHH nhà nước một hoặc hai thành viên trở lên, Luật DNNN chỉ
quy định về thẩm quyền của chủ sở hữu nhà nước trong việc quyết định thành lập mới,
tổ chức lại, giải thể và chuyển đổi sở hữu các doanh nghiệp này với tư cách là chủ sở
hữu và quy định về quan hệ giữa chủ sở hữu nhà nước với người được uỷ quyền đại
diện phần vốn góp của nhà nước và công ty nhà nước. Việc tổ chức quản lý hoạt động
và thực hiện các thủ tục thành lập, đăng ký kinh doanh, tổ chức lại, giải thể, chuyển
đổi sở hữu được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp;
- Phạm vi điều chỉnh Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: Doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài dưới các hình thức doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp
100% vốn đầu tư nước ngoài, và hợp đồng hợp tác kinh doanh có bên nước ngoài tham


gia;
2. Một số điểm cần lưu ý khi xem xét, đánh giá năng lực pháp lý của khách hàng.
Sự mở rộng của khái niệm Doanh nghiệp Nhà nước: Nhằm tạo tiền đề và tiến
tới hình thành một khung pháp lý thống nhất, bình đẳng giữa các loại hình doanh
nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, Luật Doanh nghiệp Nhà nước năm 2003 đã mở
rộng khái niệm doanh nghiệp nhà nước hơn so với Bộ luật DNNN ban hành năm 1995,
theo đó có 3 loại doanh nghiệp nhà nước, cụ thể như sau:
- (1) DNNN có 100% vốn nhà nước, hoạt động theo Luật DNNN mới (năm
2005) được gọi là Công ty nhà nước (để phân biệt với DNNN có 100% vốn nhà nước
nhưng hoạt động theo các luật khác);
bik1487922895.doc

2/24/2017

Trang 1/ 162


-(2) Công ty cổ phần, công ty TNHH một hoặc hai thành viên trở lên có 100%
vốn Nhà nước, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; và
- (3) Công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên có cổ phần chi phối
hoặc vốn góp chi phối của nhà nước, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam.
Chính vì có sự mở rộng khái niệm DNNN, nên nếu dùng chung một khái niệm
DNNN thì dễ lẫn lộn giữa 3 loại DNNN nói trên, do vậy khi đánh giá năng lực pháp lý
của DNNN, cần phải nẵm vững được DNNN đó thuộc loại hình gì. Mặc dù khái niệm
DNNN bao gồm cả 3 loại doanh nghiệp nêu trên, nhưng các công ty cổ phần, công ty
TNHH (dù có 100% vốn nhà nước hay vốn nhà nước chi phối), vẫn hoạt động theo
Luật doanh nghiệp hoặc Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, từ việc thành lập, tổ
chức lại, giải thể, chuyển đối ở hữu, tổ chức quản lý và hoạt động của các công ty này.
Về loại hình DNNN thứ (2) và thứ (3) trên đây, Luật DNNN mới không can thiệp,

không qui định chồng chéo với Luật Doanh nghiệp hoặc Luật Đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam, mà chỉ điều chỉnh mối quan hệ giữa chủ sở hữu nhà nước với người đại
diện vốn nhà nước tại các công ty cổ phần, công ty TNHH, mà mối quan hệ này chưa
được điều chỉnh ở các luật đó.
Đối với khách hàng là doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc, trách nhiệm trả nợ
chính và cuối cùng vẫn là pháp nhân có đơn vị hạch toán phụ thuộc đó, nên mọi giao
dịch với ngân hàng: Mục đích vay vốn, mức vốn được phép vay, thời gian vay vốn,
thời gian hoàn trả nợ vay, các hình thức bảo đảm tiền vay, ... đều phải được pháp nhân
của đơn vị hạch toán phụ thuộc đó có ý kiến chính thức bằng văn bản.
Đối với công ty TNHH: Điều 42 Luật doanh nghiệp - Các hợp đồng phải được
hội đồng thành viên chấp thuận qui định rõ: Nếu hợp đồng được ký mà chưa được Hội
đồng thành viên chấp thuận trước (chậm nhất là 15 ngày trước khi ký), thì hợp đồng
đó vô hiệu và được xử lý theo qui định của luật pháp. Do đó, để tránh rơi vào trường
hợp hợp đồng vô hiệu, các hợp đồng kinh tế, dân sự, ... trong đó có quan hệ với ngân
hàng như nội dung trong giấy đề nghị vay vốn do Giám đốc công ty ký (mức vốn đề
nghị vay, mục đích sử dụng vốn vay, thời hạn vay trả, các hình thức bảo đảm tiền
vay, ...) đều phải được Hội đồng thành viên chấp thuận trước bằng văn bản.
Khách hàng là công ty cổ phần: Hội đồng quản trị là cấp quyết định các nội
dung như: Chiến lược phát triển của công ty, phương án đầu tư, bổ nhiệm và miễn
nhiệm các chức danh giám đốc (tổng giám đốc) và cán bộ quản lý quan trọng khác của
công ty.
Khách hàng là tư nhân: Cần kiểm tra một số nội dung chính như năng lực hành
vi dân sự theo quy định của Bộ Luật dân sự, hộ khẩu thường trú, chứng minh thư, tuổi,
địa chỉ cư trú, ...
Tất cả những lưu ý nêu trên để giúp cán bộ ngân hàng trong quá trình đánh giá
năng lực pháp lý khách hàng.
bik1487922895.doc

2/24/2017


Trang 2/ 162


Về yêu cầu đánh giá, kết thúc nội dung này, cán bộ ngân hàng phải nêu rõ và
đánh giá được:
-

Tên khách hàng vay vốn;

-

Quyết định thành lập, cấp ra quyết định thành lập, ngành nghề lĩnh vực hoạt
động. Ngành nghề lĩnh vực hoạt động hiện tại có phù hợp với lĩnh vực của
dự án đầu tư mà khách hàng đặt vấn đề vay vốn tại ngân hàng hay không?;

-

Người đại diện theo pháp luật của công ty;

-

Chế độ hạch toán: Độc lập hay phụ thuộc.

Từ đó kết luận: Khách hàng có đủ tư cách pháp nhân để xác lập mối quan hệ tín
dụng với ngân hàng hay không? Trường hợp chưa đủ thì cần bổ sung những văn bản
pháp lý gì.
3. Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính.
3.1. Khung phân tích.
Mục tiêu: Báo cáo tài chính doanh nghiệp là tài liệu được nhiều bên quan tâm,
gồm: bản thân khách hàng, các nhà cung cấp nguyên vật liệu, các tổ chức tín dụng,

các công ty kiểm toán độc lập, và các nhà đầu tư. Đối với các tổ chức tín dụng, thực
hiện nội dung này nhằm mục tiêu:
- Giúp am hiểu được thực trạng và tình hình tài chính của khách hàng, xác định
xem hoạt động sxkd của khách hàng đang diễn ra như thế nào? Tăng trưởng/suy giảm,
ổn định/không ổn định, thuận lợi/khó khăn; đưa ra nhận định dự báo trong tương lai về
tình hình hoạt động sxkd của khách hàng;
- Trên cơ sở đó, đánh giá khả năng thu nhập bằng tiền và khả năng trả nợ lâu
dài cũng như khả năng tham gia vào các phương án sxkd mới. Từ đó, tổ chức tín dụng
có thể ra quyết định đúng đắn và kịp thời khi cung cấp cáấngnr phẩm ngân hàng phục
vụ hoạt động sxkd của doanh nghiệp.
Để đạt được mục tiêu phân tích đánh giá nêu trên, cần phải dựa vào các tài liệu
do khách hàng cung cấp: Báo cáo tài chính (Bảng cân đối kế toán, báo cáo lỗ lãi, báo
cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính), báo cáo kiểm toán (nếu có), các
bảng kê chi tiết số liệu của một số tài khoản. Ngoài ra, số liệu mà cán bộ ngân hàng
trực tiếp kiểm tra và thu thập được tại doanh nghiệp cũng rất quan trọng.
Thông thường, có 5 bộ công cụ/5 phương pháp để thực hiện phân tích báo cáo
tài chính doanh nghiệp, cụ thể gồm:
-

Phân tích so sánh (Comparative financial statement Analysis);

-

Phân tích cơ cấu (Common-size Analysis);

-

Phân tích chỉ số (Ratio analysis);

-


Phân tích dòng tiền (Cash Flow Analysis); và

-

Phân tích qua phương pháp định giá (Valuation).

bik1487922895.doc

2/24/2017

Trang 3/ 162


Dưới đây sẽ đề cập tới những nội dung cụ thể của 5 công cụ/phương pháp nêu trên
thường được dùng để phân tích một báo cáo tài chính doanh nghiệp.
a.

Phân tích so sánh (Comparative financial analysis): Sử dụng báo cáo tài chính
của nhiều năm liên tiếp để so sánh sự thay đổi của các tài khoản, của các chỉ tiêu,
qua đó đánh giá được khuynh hướng/xu hướng của khách hàng qua các năm.
Chính vì vậy, phương pháp này có hai kỹ thuật cơ bản, là: Phân tích sự thay đổi
năm này qua năm khác (Year - to - Year Analysis) và phân tích xu hướng các chỉ
số (Index-Number Trend Analysis). Phân tích sự thay đổi qua các năm thường
được thực hiện trong thời gian 2 đến 3 năm, cho biết sự thay đổi cả về số tuyệt
đối và số tương đối của các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính qua các năm. Phân
tích xu hướng thường được sử dụng nhiều trong phân tích dài hạn, trên 3 năm;
phương pháp phân tích này cho biết chiều hướng, tốc độ và sự thay đổi của xu
hướng so với năm gốc nào đó. Vì vậy, phương pháp phân tích này đòi hỏi phải
lựa chọn được một năm làm năm gốc, số liệu các năm sau được so sánh đánh giá

trên cơ sở số liệu năm được lựa chọn làm năm gốc. Bên cạnh việc so sánh, đánh
giá biến động và chỉ ra xu hướng biến động của cùng một chỉ tiêu qua các năm,
còn có thể so sánh xu hướng biến động của các khoản mục/chỉ tiêu có liên quan.
Chẳng hạn, các khoản phải thu tăng 15%, trong khi đó doanh số bán chỉ tăng 5%
hoặc doanh số bán tăng 10% nhưng chi phí vận chuyển lại tăng 20%. Trong cả
hai trường hợp này, cán bộ ngân hàng phải tiếp tục tìm hiểu nguyên nhân phía
sau của sự khác biệt giữa các chỉ tiêu có liên quan này. Với đặc điểm phân tích
sự thay đổi năm này quan năm khác của từng khoản mục, phương pháp phân tích
này, trong nhiều trường hợp, còn được gọi là Phân tích theo chiều ngang
(Horizantal Analysis).

b.

Phân tích cơ cấu (Common-size Analysis): Tính toán được tỷ trọng của các
khoản mục/tài khoản chi tiết trong việc hình thành nên những khoản mục chính
của báo cáo tài chính cũng rất hữu ích trong phân tích tài chính doanh nghiệp.
Chẳng hạn, khi phân tích bảng cân đối kế toán, thông thường giá trị tuyệt đối của
tổng tài sản (hay tổng nguồn vốn) được chuyển qua và tính bằng giá trị tương đối
là 100%, sau đó các tài khoản thuộc nhóm tài sản (hay nguồn vốn) sẽ được tính
toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng so với giá trị của tổng tài sản (hay nguồn
vốn). Trong phân tích báo cáo thu nhập, doanh số bán/doanh thu thường được
chuyển đổi thành số tương đối 100%, các số liệu còn lại trong báo cáo thu nhập
(giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động, ...) được biểu diễn dưới dạng phần trăm của
doanh thu; như vậy, tổng các khoản mục trong báo cáo thu nhập sẽ là 100%.
Phương pháp phân tích này, trong nhiều trường hợp, còn được gọi là Phân tích
theo chiều dọc (Vertical Analysis).

c.

Phân tích chỉ số (Ratio Analysis): Đây là một trong những phương pháp phổ biến

và được sử dụng khá rộng rãi trong phân tích tài chính. Tuy nhiên, việc tính toán
các chỉ số đơn thuần chỉ là thao tác tính toán về số học, hiểu được ý nghĩa của
từng chỉ số sau khi tính toán ra mới là điều quan trọng. Để hiểu được ý nghĩa một
cách đầy đủ, ý nghĩa kinh tế và mối tương quan giữa các chỉ số với nhau phải

bik1487922895.doc

2/24/2017

Trang 4/ 162


được đề cập tới một cách đầy đủ. Chẳng hạn, có một sự quan hệ trực tiếp và quan
trọng giữa giá bán và chi phí, theo đó chỉ số giá vốn hàng bán trên doanh thu là
rất quan trọng. Ngược lại, không có mối quan hệ rõ ràng giữa chi phí vận chuyển
và chứng khoán khả mại. Phương pháp phân tích chỉ số, có hai nội dung quan
trọng cần được chú ý, đó là: (1) Những nhân tố ảnh hưởng tới các chỉ số, ngoài
những hoạt động bên trong sẽ ảnh hưởng tới các chỉ số tài chính của công ty, cán
bộ phân tích phải chú ý tới các sự kiện kinh tế, các yếu tố ngành, chính sách quản
lý, và phương pháp hạch toán. Ví dụ, khi hàng tồn kho được hạch toán theo
phương pháp LIFO và giá đầu vào tăng lên, chỉ số khả năng thanh toán hiện thời
sẽ bị đánh giá thấp vì LIFO đã đánh giá thấp giá trị hàng tồn kho; và (2) Khả
năng phân tích và hiểu được ý nghĩa các chỉ số. Các chỉ số phải được hiểu một
cách cẩn trọng bởi vì một chỉ số thường được xác định qua một phân số gồm có
tử số và mẫu số, những yếu tố ảnh hưởng tới tử số có thể có tương quan với các
yếu tố khác ảnh hưởng tới mẫu số. Chẳng hạn, một công ty có thể cải thiện được
chỉ tiêu chi phí hoạt động trên doanh thu bằng cách giảm những chi phí khuyến
khích bán hàng (ví dụ như chi phí nghiên cứu và phát triển R & D). Tuy nhiên,
cắt giảm những loại chi phí này sẽ dẫn tới việc giảm doanh số trong dài hạn
hoặc thị phần. Vậy, có vẻ như việc cải thiện được chỉ tiêu về khả năng sinh lời

trong ngắn hạn lại có thể dẫn tới ảnh hưởng đến triển vọng của công ty trong
tương lai. Trong hệ thống các chỉ số đánh giá tài chính doanh nghiệp, nhiều chỉ
số có sự thay đổi quan trọng tương tự như các chỉ số khác. Do vậy, không nhất
thiết phải tính toán tất cả các chỉ số có thể tính toán được để phân tích cùng một
vấn đề. Các chỉ số, cũng như nhiều kỹ thuật phân tích tài chính khác, không thể
thích ứng một cách độc lập; thay vào đó, sẽ là có ý nghĩa hơn nếu chúng được so
sánh với: (a) chỉ số của những thời đoạn trước đó, (b) những tiêu chuẩn định
trước, và (c) chỉ số của các đối thủ cạnh tranh. Cuối cùng, sự thay đổi của một
chỉ số qua thời gian cũng tương tự quan trọng như xu hướng của chúng. Có 6
nhóm chỉ tiêu chính trong phân tích tài chính doanh nghiệp, cụ thể là:
- Các chỉ tiêu về thanh khoản (Liquidity ratios): Đánh giá khả năng thanh toán
các nghĩa vụ nợ ngắn hạn;
- Các chỉ tiêu về cấu trúc vốn và đòn bẩy tài chính (Capital structure and
financial leverage ratios): Đo lường cơ cấu nợ so với vốn chủ sở hữu và tổng qui mô
nguồn vốn hoạt động;
- Tỷ số trang trải lãi vay (Coverage ratios): Đo lường khả năng của khách hàng
trong việc trả lãi vay đến hạn;
- Các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động (Operating performance): Đánh giá hiệu
quả sử dụng tài sản của khách hàng;
- Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi (Profitability ratios): Đo lường mối
quan hệ giữa lợi nhuận so với doanh thu, hoặc giá trị đầu tư;
- Các chỉ số về tăng trưởng (Growth ratios): Đo lường mức độ, xu hướng thay
đổi của các chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp.
bik1487922895.doc

2/24/2017

Trang 5/ 162



Tu theo tng loi hỡnh doanh nghip, mc tiờu phõn tớch, v tỡnh hỡnh thc t
ca khỏch hng xỏc nh nhúm ch tiờu cng nh nhng ch tiờu c th cn tp
trung tớnh toỏn v phõn tớch. Di õy l bng tng hp cỏc ch tiờu ỏnh giỏ tỡnh hỡnh
ti chớnh doanh nghip theo, phõn chia theo 6 nhúm ch tiờu ó nờu trờn
TT

Ch s

I

Kh nng thanh khon

1

Kh nng thanh toỏn hin
thi (Current ratio)

2

Kh nng thanh toỏn
nhanh (Quick Ratio)

II
3
4

5
6
IV
7


Cu trỳc vn v ũn
by ti chớnh
T s n so vi vn
(Total Debt to Equity)
T s n di hn so vi
vn (Long-term debt to
Equity)
T s n so vi tng ti
sn (Debt to Total Assets)
T s trang tri lói vay
(Coverage ratios)
Nhúm ch s ỏnh giỏ
hiu qu hot ng
Vũng quay khon phi
thu (Receivable turnover)

Cụng thc tớnh
Tài sả n lưu đ ộng
Nợ ngắn hạn

Ln

Tài sả n lưu đ ộng - Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn

Ln

Tổng nợ
Vốn chủ sở h ữ u


Ln

CR =
QR =

Tỷ số nợ so với vốn =

Tỷ số nợ dài hạn so với vốn =

Tỷ số nợ so với TTS =
Tỷ số trang trả i lãi vay =

RT =

Tổng nợ dài hạn
Vốn chủ sở h ữ u

K thu tin bỡnh quõn
(ACP)

ACP =

9

Vũng quay khon phi
tr (Payable Turnover)

PT =


10

K tr tin bỡnh quõn
(APP)

APP =

11

Vũng quay hng tn kho
(Inventory turnover)

12

Thi gian thc hin 1
vũng quay hng T/kho

13

Vũng quay tng ti sn
(TAT)

14

Vũng quay vn lu ng
(WCT)

V

Nhúm ch s v kh


Ln

Tổng nợ
Tổng tài sả n

Ln

EBIT
Chi phí lãi vay

Ln

Doanh thu bán chịu ròng trong năm
GTTB các khoả n phả i thu

8

bik1487922895.doc

n v

Số ngày trong năm
Vòng quay khoả n phả i thu

Vũng/n
Ngy

Doanh số mua chịu hàng năm
GTTB khoả n phả i trả


Vũng/n

Số ngày trong năm
Vòng quay khoả n phả i trả

Ngy

IT =
DSI =

Giá vốn hàng bán
GTTB hàng tồn kho

Số ngày trong năm
Vòng quay hàng tồn kho

Ngy

Doanh thu
GTTB Tổng tài sả n

Ln

Doanh thu
Vốn lưu đ ộng b ì nh quâ n

Vũng/n

TAT =

WCT =

2/24/2017

Vũng/n

Trang 6/ 162


15

nng sinh li
LóI gp so vi doanh thu
(Gross profit margin)

16

LóI rũng so vi doanh
thu (Net profit margin)

17

T sut sinh li tng ti
sn (ROA)

18

T sut sinh li vn ch
s hu (ROE)


GPM =

Doanh thu ròng - Giá vốn hàng bán
Doanh thu ròng

%

Lợi nhuận ròng
Doanh thu ròng

%

Lợi nhuận ròng
GTTB tổng tài sả n

%

Lợi nhuận ròng
Vốn chủ sở h ữ u b ì nh quâ n

%

NPM =
ROA =
ROE =

Riờng i vi khỏch hng l nhng cụng ty c phn, c bit l nhng cụng ty c phn
ó niờm yt c phiu trờn th trng chng khoỏn, bờn cnh nhng ch tiờu nờu trờn, cú
thờm mt nhúm ch tiờu c thự i vi loi doanh nghip ny, gm:
-


Li nhun trờn c phn (Earnings per share): EPS =

(EBIT - I) * (1 - t) - PD
,
NS

trong ú: I - lói sut vay vn hng nm phi tr; t - thu sut thu thu nhp
doanh nghip; PD - c tc hng nm phi tr cho c phiu u ói; NS - s
lng c phiu thng ang lu hnh trờn th trng;
-

Th giỏ so vi li nhun trờn c phn (Price - to - Earnings), c xỏc nh
theo cụng thc: Price - to - Earnings =

d.

Thị giá cổ phiếu
;
EPS

-

Th giỏ so vi giỏ tr s sỏch Price - to - book =

-

T l chi tr c tc Divident Payout rate =

-


T sut li tc c phn Divident yield =

Thị giá cổ phiếu
;
Giá trị sổ sách của cổ phiếu

Cổ tức thực tế đã nhận đ ược
;
EPS

Cổ tức thực tế nhận đ ược
;
Thị giá cổ phiếu

Phõn tớch dũng tin (Cash Flow Analysis): Ch yu c s dng ỏnh giỏ
ngun v vic s dng ngun vn ti tr, c thc hin ch yu da vo bỏo
cỏo lu chuyn tin t. Kt hp vi bỏo cỏo l lói, bng cõn i k toỏn phõn
tớch chi tit hn tỡnh hỡnh doanh nghip. Vy, ti sao cn phi phõn tớch bỏo cỏo
lu chuyn tin t? Bng cõn i k toỏn th hin bc tranh ti chớnh ti mt thi
im, bỏo cỏo thu nhp v bỏo cỏo lu chuyn tin t cho thy hiu qu kinh
doanh qua mt thi k. Bỏo cỏo thu nhp v bng cõn i k toỏn thng c
lp theo nguyờn lý k toỏn thc t phỏt sinh (accrual accounting), do ú doanh
thu v chi phớ c phn ỏnh trong bỏo cỏo thu nhp khụng tng ng vi s tin
m doanh nghip thc s thu vo c v phi thc chi ra trong k. Vic khỏc
nhau ny do hai nguyờn nhõn chớnh:

- S khỏc nhau gia li nhun rũng v ngõn lu rũng hot ng kinh doanh: Bỏo
cỏo thu nhp v Bng cõn i k toỏn thng c lp theo nguyờn tc k toỏn theo
bik1487922895.doc


2/24/2017

Trang 7/ 162


thực tế phát sinh. Kế toán theo thực tế phát sinh thường ghi nhận doanh thu khi công
ty bán hàng hoá hay cung ứng dịch vụ, chi phí đã sử dụng để giúp tạo ra doanh thu mà
công ty ghi nhận. Do đó, thời điểm ghi nhận doanh thu không luôn luôn tương ứng với
thời điểm thu tiền từ khách hàng. Tương tự, thời điểm ghi nhận chi phí không nhất
thiết là lúc thực tế thanh toán cho người cung cấp, lương nhân viên hoặc những chủ nợ
khác. Nguyên tắc kế toán này tập trung ghi nhận việc doanh nghiệp sử dụng tài sản để
tạo ra lợi nhuận, không quan tâm đến thực tế thu tiền và chi tiền như thế nào. Điều này
lý giải tại sao một doanh nghiệp hạch toán vẫn có lãi, nhưng thực tế lại đang đứng
trước khả năng thiếu hụt tiền mặt và khả năng thanh khoản không đảm bảo;
-Các hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính đều có thể tạo tiền và sử dụng tiền:
Bên cạnh hoạt động kinh doanh chính, doanh nghiệp có thể có những nguồn thu, chi
tiền không liên quan trực tiếp tới hoạt động kinh doanh chính. Ví dụ, thu do phát hành
chứng khoán, chi thanh toán tiền cho những hoạt động liên quan đến phát hành chứng
khoán hoặc chi trả cổ tức. Doanh nghiệp cũng có thể mua những thiết bị không có liên
quan trực tiếp đến các hoạt động kinh doanh trong kỳ báo cáo.
Như vậy, vai trò của báo cáo ngân lưu, khi được sử dụng trong phân tích tài
chính doanh nghiệp, có thể được tóm tắt như sau:
- Giải thích sự thay đổi trong số dư tiền mặt của doanh nghiệp trong kỳ kinh
doanh. Ở Mục 2.2 dưới đây, chúng ta sẽ thấy rõ hơn mối quan hệ này, số dư tiền mặt
trong bảng cân đối kế toán (TK 111) cũng chính là số dư tiền mặt cuối kỳ (chỉ tiêu
cuối cùng) trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, cùng với báo cáo thu nhập, giải thích nguyên nhân
thay đổi các khoản mục trên bảng cân đối;
- Chỉ ra mối quan hệ giữa lợi nhuận và ngân lưu ròng, sự thay đổi ròng trong tài

sản cố định.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trình bầy dòng ngân lưu trong kỳ được phân chia
thành 3 hoạt động: Hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính.
Dòng ngân lưu từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính đều được lập theo phương
pháp trực tiếp, còn dòng ngân lưu của hoạt động kinh doanh có thể được lập theo
phương pháp trực tiếp, hoặc gián tiếp, nhưng đều cho kết quả như nhau.
- Phương pháp trực tiếp: Bắt đầu từ tiền thu bán hàng, thu từ các khoản phải thu và
các nghiệp vụ kinh tế có thu chi, tiền thực tế thuộc hoạt động kinh doanh, để đến dòng
ngân lưu ròng;
- Phương pháp gián tiếp: Bắt đầu từ lãi ròng - chỉ tiêu cuối cùng trong báo cáo lỗ
lãi, điều chỉnh các khoản thu chi không bằng tiền mặt như khấu hao, dự phòng, chênh
lệch tỷ giá, các khoản lãi lỗ từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính; điều chỉnh thay
đổi của tài sản lưu động, dựa trên bảng cân đối kế toán, để đi đến dòng ngân lưu ròng.
Cả hai phương pháp này đều có những thế mạnh riêng xuất phát từ cách tiếp
cận khác nhau. Với phương pháp trực tiếp, chỉ ra được dòng thu, dòng chi một cách rõ
ràng hơn cho các nhà đầu tư. Với phương pháp gián tiếp, chỉ ra được chất lượng của
bik1487922895.doc

2/24/2017

Trang 8/ 162


lợi nhuận và những nguyên nhân ảnh hưởng đến dòng ngân lưu ròng từ hoạt động kinh
doanh một cách rõ ràng hơn. Như vậy, hiểu được nguyên tắc lập báo cáo lưu chuyển
tiền tệ, mối quan hệ giữa báo cáo lưu chuyển tiền tệ với các báo cáo khác trong báo
cáo tài chính, sẽ là một công cụ hữu ích trong việc: Kiểm tra sự hợp lý và giải thích
được sự thay đổi trong một số khoản mục ở bảng cân đối kế toán (tài sản, vốn chủ sở
hữu, tiền mặt, ...); đồng thời thấy được chất lượng doanh thu, lợi nhuận và mức độ
khác biệt giữa doanh thu, lợi nhuận và dòng thực thu/thực chi của doanh nghiệp.

e.

Phương pháp định giá (Valuation): Phương pháp này dùng để ước lượng giá trị
thực của công ty hay cổ phiếu của công ty đang lưu hành trên thị trường. Nguyên
tắc của phương pháp này dựa trên khái niệm giá trị theo thời gian của tiền và lý
thuyết giá trị hiện tại. Về bản chất, là dùng phương pháp định giá dòng tiền DCF
(Discount Cash Flow) để đưa các khoản thu nhập kỳ vọng về hiện tại ở một suất
chiết khấu hợp lý. Do đó, có thể tiến hành định giá: Nợ, Vốn chủ sở hữu, trong
đó định giá vốn chủ sở hữu có phần phức tạp hơn khi các khoản thu nhập kỳ
vọng trong tương lai phải ước đoán, trong khi đối với định giá các khoản nợ thì
mức trả lãi vay và gốc đã thống nhất trong hợp đồng vay vốn chính là những
khoản thu kỳ vọng trong tương lai. Ví dụ, doanh nghiệp huy động vốn bằng công
cụ trái phiếu, giá trị trái phiếu ở thời điểm t, được xác định theo công thức sau:
Bt =

I t +1
I
I
I
F
+ t +2 2 + t +3 3 + ... + t + n n +
1
(1 + r ) (1 + r )
(1 + r )
(1 + r )
(1 + r ) n

trong đó: It+n là lãi phải trả ở thời điểm (t+n), r là lãi suất ở thời điểm hiện tại đang tiến
hành định giá trái phiếu, F là mệnh giá trái phiếu.
Phương pháp này được giới thiệu để nhằm đảm bảo xây dựng đủ một khung phân tích

chuẩn. Tuy nhiên, khi thị trường tài chính chưa phát triển mạnh, chủ yếu vẫn là thị
trường tiền tệ giữa vai trò chính, các doanh nghiệp không có nhiều sự lựa chọn trong
hình thức huy động vốn, việc áp dụng phương pháp này là chưa thật sự phù hợp nên
khả năng áp dụng là không nhiều.
2.2. Tính toán các chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp - một trường hợp cụ thể.
Để minh hoạ cho nội dung lý thuyết đã trình bầy ở Mục 2.1, trên cơ sở báo cáo
tài chính của Công ty AMC, phần này sẽ giới thiệu cách thức thực hiện phân tích tài
chính doanh nghiệp theo 4 công cụ phân tích đầu tiên: Phân tích so sánh, phân tích cơ
cấu, phân tích chỉ số và phân tích dòng tiền (Đơn vị tính trong báo cáo tài chính là
Triệu USD).
a. Phân tích so sánh, xu hướng.
Chẳng hạn thực hiện phân tích báo cáo thu nhập, trên cơ sở thu nhập 2000 và
2001, tính toán sự thay đổi (số tuyệt đối và số tương đối) của các chỉ tiêu trong báo
cáo thu nhập. Trên cơ sở thay đổi của những chỉ tiêu trong báo cáo thu nhập, sẽ cho
biết mức độ tương quan của sự thay đổi giữa các chỉ tiêu với nhau, chỉ tiêu nào thay
đổi và mức độ thay đổi ít/nhiều, chỉ tiêu nào không thay đổi. Đối với Công ty AMC,
bik1487922895.doc

2/24/2017

Trang 9/ 162


doanh thu năm 2001 giảm so với năm 2000 là 760 triệu USD, tương đương 5,4%, giá
vốn hàng bán không giảm mà lại tăng 3,5%; trong năm này lãi gộp giảm ở mức 18,8%
lớn hơn nhiều so với mức giảm doanh thu. Hơn nữa, mặc dù doanh thu giảm, nhưng
chi phí bán hàng, chi phí hành chính, chi phí chung lại tăng 4,3%. Sự tăng lên của chi
phí bán hàng và chi phí hành chính, cộng với chi phí khác, đã làm cho lợi nhuận trước
thuế và lãi giảm 84,4%. Cũng cần chú ý đến một phần của biện pháp cắt giảm chi phí
hoạt động, đó là cắt giảm chi phí nghiên cứu & phát triển (R & D) 0,6%, tuy nhiên

việc này thường ít khi được nhìn nhận là một dấu hiệu tốt cho hoạt động của công ty
trong tương lai.
Biểu 1: Phân tích so sánh Báo cáo thu nhập Công ty AMC

Phân tích xu hướng (Index - number Trend analysis): Lựa chọn những số liệu/chỉ tiêu
có liên quan chặt chẽ với nhau để hình thành bộ số liệu phân tích. Quá trình phân tích,
lựa chọn năm gốc, sau đó điều chỉnh số liệu của các năm còn lại theo số liệu năm gốc,
vẽ nên đường diễn biến xu hướng. Tuỳ tính chất của từng chỉ tiêu, mức độ liên quan
chặt/không chặt giữa các chỉ tiêu với nhau và thực tế đường xu hướng được vẽ nên, để
phân tích đánh giá. Chẳng hạn, trong báo cáo thu nhập của Công ty AMC, lựa chọn chỉ
tiêu doanh thu và chi phí hoạt động để phân tích, năm 1997 được chọn làm năm gốc.

bik1487922895.doc

2/24/2017

Trang 10/ 162


Ph©n tÝch xu h­íng (n¨m gèc 1997)

ChØ sè

Doanh thu

Chi phÝ ho¹t ®éng

1.05
1.00
0.95


0.98

0.98

0.94

0.91 0.92

0.90
0.86

0.85
0.80

0.79

0.75
0.70
1997

0.73
1998

1999

2000

2001


2002
N¨m ho¹t ®éng

Đồ thị 1: Kết quả phân tích xu hướng doanh thu, chi phí.
Sơ đồ 1: Số liệu tổng hợp và mối liên hệ giữa một số chỉ tiêu trong báo cáo
tài chính Công ty AMC, được dùng để thực hiện những phân tích được trình bầy trong
Mục 2.2

bik1487922895.doc

2/24/2017

Trang 11/ 162


Qua phương pháp phân tích xu hướng với hai chỉ tiêu Doanh thu và Chi phí hoạt động
của Công ty AMC giai đoạn 1997 - 2001, cho thấy: Về xu hướng chung, doanh thu
giảm từ năm 1997 và cùng với việc chi phí hoạt động cũng giảm. Nhìn chung, từ 1997
đến 2000, diễn biến của Chi phí hoạt động khá phù hợp với những thay đổi của qui
mô doanh thu, thậm chí ở năm 2000, khi doanh thu gần tương đương của doanh thu
năm trước, nhưng chi phí hoạt động không tăng mà còn giảm mạnh so với năm 1999;
hai đường biểu diễn Doanh thu và Chi phí có cùng một xu hướng, hoặc cùng tăng hoặc
cùng giảm. Tuy nhiên, tình hình sang năm 2001 lại diễn biến theo chiều hướng ngược
lại, không còn sự đòng biến giữa Doanh thu và Chi phí, trong đó so với năm 2000
doanh thu giảm nhưng chi phí lại tăng nhanh. Những biến động về xu hướng của
doanh thu và chi phí (xu hướng giảm), và đặc biệt là tình hình năm 2001 gợi ý cho
việc tiếp tục phải phân tích những yếu tố khác liên quan tới thị phần và khả năng cạnh
tranh của sản phẩm, công tác quản trị chi phí, hoạt động đầu tư, và hoạt động tài chính
của công ty AMC.
bik1487922895.doc


2/24/2017

Trang 12/ 162


b. Phân tích cơ cấu.
Kỹ thuật phân tích này rất hữu ích đối với việc so sánh, đánh giá trong nội bộ
doanh nghiệp bởi vì báo cáo tài chính của các doanh nghiệp khác nhau thường được
viết lại và đưa về cùng một định dạng. Một điểm cần lưu ý, phân tích cơ cấu của bảng
tổng kết tài sản thường được mở rộng ra hơn đối với các tài khoản cấp dưới hình thành
nên các nhóm chính của tài sản hoặc nguồn vốn. Chẳng hạn, để đánh giá tính thanh
khoản của tài sản lưu động, điều quan trọng là phải xác định được hàng tồn kho chiếm
tỷ trọng bao nhiêu trong toàn bộ giá trị tài sản lưu động, chứ không đơn thuần chỉ là
việc xác định hàng tồn kho chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng tài sản.
Biểu 2: Phân tích cơ cấu Bảng TKTS
Số liệu phân tích cho thấy, Công ty AMC đã
thành công trong việc thu hồi công nợ, giảm các
khoản phải thu cũng như hàng tồn kho. Tổng thể,
tài sản lưu động đã giảm 3,7 điểm phần trăm,
cùng với việc nợ ngắn hạn cũng giảm một lượng
tương tự. Tuy nhiên, cần lưu ý tới việc tài sản
lưu động nhỏ hơn nợ ngắn hạn, điều này gợi ý
đến việc Công ty có thể gặp phải những vấn đề
về khả năng thanh khoản.
c. Phân tích chỉ số.
Tính toán chỉ số tài chính theo các nhóm, đối với
nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh khoản, một chỉ
tiêu quan trọng là khả năng thanh toán hiện
hành. Năm 2001, khả năng thanh toán hiện thời

của Công ty AMC là 0,87, điều này có nghĩa là
có 0,87 $ giá trị tài sản lưu động để đảm bảo
nghĩa vụ trả 1$ nợ ngắn hạn đến hạn. Tuỳ theo
tính chất hoạt động và những biến động cụ thể của các khoản mục có liên quan tới chỉ
số này để đưa ra nhận xét đánh giá phù hợp, tuy nhiên, mức được xem là thông thường
đối với chỉ số này là từ 1 trở lên. Kết quả tính toán các chỉ số năm 2001 của Công ty
AMC được tóm tắt trong Biểu dưới đây:
Biểu 3: Kết quả tính toán các chỉ số tài chính 2001 - Công ty AMC
TT

Chỉ số

I

Khả năng thanh khoản

1

Khả năng thanh toán hiện
thời (Current ratio)

2

Khả năng thanh toán
nhanh (Quick ratio)

II

Cấu trúc vốn và đòn
bẩy tài chính


bik1487922895.doc

Kết quả tính toán
4.679
= 0,87
5.358
4.679 - 1.136
QR =
= 0,66
5.358
CR =

2/24/2017

Đơn vị

Lần
Lần

Trang 13/ 162


3
4

T s n so vi vn
(Total Debt to Equity)
T s n di hn so vi
vn (Long-term debt to


5.358 + 5.112
= 3,62
2.891
5.112
Tỷ số nợ dài hạn so với vốn =
= 1,77
2.891

Tỷ số nợ so với vốn =

Ln
Ln

Equity)

5

T s n so vi tng ti
sn (Debt to Total Assets)

6

T s trang tri lói vay
(Coverage ratios)

IV
7

Nhúm ch s ỏnh giỏ

hiu qu hot ng
Vũng quay khon phi
thu (Receivable turnover)

5.358 + 5.112
= 0,78
13.362
345
Tỷ số trang trả i lãi vay =
= 1,45
237

Tỷ số nợ so với TTS =

RT =

8

K thu tin bỡnh quõn
(ACP)

9

Vũng quay khon phi
tr (Payable Turnover)

PT =

10


K tr tin bỡnh quõn
(APP)

APP =

11

Vũng quay hng tn kho
(Inventory turnover)

12

Thi gian thc hin 1
vũng quay hng tn kho

13

Vũng quay tng ti sn
(TAT)

14

Vũng quay vn lu ng
(WCT)

V
15

Nhúm ch s v kh
nng sinh li

LóI gp so vi doanh thu
(Gross profit margin)

16

Lói rũng so vi doanh
thu (Net profit margin)

17

T sut sinh li tng ti
sn (ROA)

18

T sut sinh li vn ch
s hu (ROE)

13.234
= 5,29
(2.658 + 2.338)/2
ACP =

365
= 69
5,29

Doanh số mua chịu hàng năm
GTTB khoả n phả i trả
Số ngày trong năm

Vòng quay khoả n phả i trả

IT =

8.670
=6
(1.720 + 1.136)/2

365
= 61
6
13.234
TAT =
= 0,96
(14.212 + 13.362)/2
DSI =

WCT =

13.234
= 2,6
(5.500 + 4.679) / 2

13.234 - 8.670
= 34,48
13.234
76
NPM =
= 0,57
13.234

76
ROA =
= 0,55
(14.212 + 13.362)/2
GPM =

ROE =

76
= 2,4
(3.425 +2.891) / 2

Ln
Ln

Vũng/n
Ngy/v
Vũng/n
Ngy
Vũng/n
Ngy
Ln
Vũng/n

%
%
%
%

Ghi chỳ: Ch tiờu s 9 v 10, do khụng cú y s liu chi tit v vic thanh toỏn cho

nh cung ng, nờn khụng tớnh toỏn.
d. Phõn tớch dũng tin.
bik1487922895.doc

2/24/2017

Trang 14/ 162


Thể hiện trên Sơ đồ 1 cho thấy, số dư tiền mặt cuối kỳ (chỉ tiêu cuối cùng trong
báo cáo lưu chuyển tiền tệ) khớp đúng với dư nợ Tài khoản Tiền (Thuộc Nhóm 1, mã
số 110 theo hệ thống TK hiện nay của Việt Nam) của Bảng cân đối kế toán. Số liệu
không cho biết Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập theo phương pháp trực tiếp hay
gián tiếp. Dòng ngân lưu ròng của 3 hoạt động chính cho thấy: Hoạt động sxkd tạo ra
2.065 triệu USD, sau đó hoạt động đầu tư (chủ yếu là đầu tư thiết bị, máy móc, nhà
xưởng) sử dụng hết 1.047 triệu USD. Dòng ngân lưu còn lại, chủ yếu được sử dụng để
chi trả cổ tức và các chi phí cho các hoạt động tài chính khác. AMC là một công ty đa
quốc gia, hoạt động trên nhiều thị trường với nguồn thu chi bằng nhiều loại tiền tệ
khác nhau. Báo cáo hợp nhất, qui đổi về USD và do có sự thay đổi tỷ giá, nên có dòng
ra 8 triệu USD. Dòng ngân lưu ròng cuối năm 2001 là 202 triệu USD, cùng với số dư
đầu kỳ Tiền mặt là 242 triệu USD (Bảng cân đối kế toán năm 2000), số dư tiền mặt
cuối kỳ năm 2001 là 202 + 242 = 444 triệu USD. Tỷ trọng 3 hoạt động cơ bản của
Công ty cho thấy, AMC đã tạo ra một lượng tiền đáng kể từ hoạt động kinh doanh,
nhưng đồng thời Công ty cũng đã sử dụng một lượng vốn đáng kể để tài trợ cho các
công tác đầu tư mới.
2.3. Một số lưu ý trong phân tích tài chính doanh nghiệp.
Dựa trên nền tảng là khung phân tích đã được giới thiệu ở trên, thực tế tình hình
phân tích đánh giá năng lực tài chính khách hàng vay vốn tại các chi nhánh trong thời
gian vừa qua (thể hiện trong nội dung tờ trình của chi nhánh trình TW), dưới đây là
một số điểm lưu ý trong quá trình phân tích, đánh giá:

- Những khoản mục, nội dung có biến động bất thường, cần được tập trung
phân tích làm rõ nguyên nhân: Ngoài việc hiểu, năm vững phương pháp, trong quá
trình phân tích, bất cứ chỉ tiêu tài chính nào có biến động bất thường so với số liệu
những năm trước, cần phải tập trung phân tích nguyên nhân, giải thích lý do và có kết
luận cụ thể. Chẳng hạn, đối với AMC trong năm 2001, những lý do khiến chi phí sản
xuất tăng cao trong khi doanh số giảm là một dấu hiệu bất bình thường, phải được làm
rõ;
- Trong phân tích xu hướng, phương pháp này sẽ trở nên hiệu quả hơn khi: Lựa
chọn được năm gốc phù hợp làm mốc đại diện (thường là những năm không có những
biến cố lớn đối với ngành/lĩnh vực và nền kinh tế) để so sánh với các năm khác; và lựa
chọn được các cặp đôi, cặp ba, ... các chỉ tiêu có liên quan chặt với nhau, có như thế
thì phân tích mới di vào được trọng tâm vấn đề và mới có thể làm nổi bật được vai trò
của các yếu tố nguyên nhân cũng như kết quả;
- Trong phân tích chỉ số: Ngoài những chỉ tiêu thông dụng đều phải tính toán
đối với bất cứ doanh nghiệp nào, cần có sự lựa chọn cho phù hợp với tính chất, hiện
trạng của từng doanh nghiệp. Tốt nhất là nên xem xét và có đánh giá sơ bộ trước khi
quyết định lựa chọn, tính toán và phân tích những loại chỉ tiêu nào;
- Tất cả những kỹ thuật phân tích này, Excel là một công cụ hữu hiệu trong lập,
xử lý số liệu, vẽ đồ thị, lập báo cáo trong quá trình phân tích đánh giá.
3. Năng lực quản trị điều hành, kinh nghiệm.
bik1487922895.doc

2/24/2017

Trang 15/ 162


Để làm tốt nội dung này, ngoài việc kiểm tra đánh giá thông qua hồ sơ vay vốn
(đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập, quyết định bổ nhiệm, điều lệ, báo cáo tài
chính...), cần thiết phải làm việc với đại diện doanh nghiệp (cả trực tiếp và gián tiếp),

đồng thời thu thập thêm các thông tin bổ sung (cả chính thức và không chính thức),
nhằm có được nhiều kênh thông tin khác nhau, để từ đó có thể đánh giá được khách
hàng chính xác hơn, sát thực hơn. Đôi khi, thông tin từ các đối thủ cạnh tranh, từ hiệp
hội nghề nghiệp, từ các nhà cung ứng, ... cũng giúp có được sự đánh giá đầy đủ hơn,
toàn diện hơn.
Nội dung chính cần phân tích đánh giá, gồm:
- Mô hình tổ chức, bố trí lao động, cơ cấu lao động theo chức danh công tác và
trình độ chuyên môn;
- Quản trị điều hành của lãnh đạo: Năng lực chuyên môn, năng lực quản trị điều
hành, phẩm chất tư cách, uy tín trong và ngoài doanh nghiệp, thành tích; sự đoàn kết
trong lãnh đạo và trong doanh nghiệp.
Nếu không có một năng lực quản trị điều hành tốt thì doanh nghiệp khó có thể
đạt được kết quả tốt trong hoạt động sxkd. Do đó, kết quả hoạt động sxkd cũng là một
thước đo khá thực tế khi đánh giá năng lực quản trị điều hành của chủ doanh nghiệp.
Vì vậy, thực hiện tốt yêu cầu phân tích năng lực tài chính doanh nghiệp như được
hướng dẫn ở Mục 2, cũng hỗ trợ cho nội dung phân tích này.
4. Quan hệ với các TCTD.
Đánh giá mối quan hệ của khách hàng với các TCTD là rất quan trọng, nó cho
thấy thái độ của doanh nghiệp trong việc thực hiện các nghĩa vụ cũng như khả năng
hợp tác với các TCTD. Do đó, đánh giá mỗi quan hệ của khách hàng với các TCTD
cần được thực hiện theo nguyên tắc:
- Đầy đủ và toàn diện: Ngoài quan hệ tín dụng, các quan hệ giao dịch khác như
quan hệ tiền gửi, bảo lãnh, thanh toán, ... cần được đề cập, đánh giá đầy đủ;
- Cập nhật: Số liệu phản ảnh mối quan hệ của khách hàng với các TCTD phải
được cập nhật mới nhất. Lưu ý, khai thác tốt, có hiệu quả nguồn thông tin nội bộ trong
hệ thống và thông tin của ngành (CIC).
I.2. Phân tích, đánh giá dự án đầu tư.
1. Đánh giá tính pháp lý của dự án.
Hoạt động đầu tư xây dựng của mọi thành phần kinh tế phải phù hợp với chiến
lược, qui hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ và những qui

định pháp luật khác. Dự án đầu tư được xem như là công cụ để thực hiện quản lý nhà
nước trong hoạt động đầu tư xây dựng, nhằm đảm bảo các yêu cầu về qui hoạch, kiến
trúc, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững.
1.1. Những rủi ro có thể xảy ra khi tính pháp lý của dự án không bảo đảm.

bik1487922895.doc

2/24/2017

Trang 16/ 162


Dự án, nếu tính pháp lý không bảo đảm, thì sẽ có nguy cơ bị đình hoãn trong
quá trình triển khai thực hiện, và nếu điều này xảy ra thì sẽ dẫn tới các hệ luỵ sau:
- Mất cơ hội kinh doanh: Khi tiến độ bị kéo dài do dự án bị đình chỉ và phải
dừng lại để hoàn tất thủ tục pháp lý, tình hình thị trường có thể có những diễn biến
khác đi và cơ hội kinh doanh có thể sẽ không còn tốt, không còn thuận lợi như trước
nữa;
- Tiến độ thực hiện dự án bị kéo dài: Dự án bị dừng để hoàn tất và khép kín thủ
tục pháp lý, đôi khi phải điều chỉnh cả lại nội dung đầu tư (qui mô đầu tư, phương án
kiến trúc, phương án công nghệ, ...), do đó thời gian thực hiện sẽ bị kéo dài;
- Tổng vốn đầu tư bị phá vỡ: Tiến độ thực hiện kéo dài, sẽ kéo theo sự gia tăng
của nhiều khoản mục chi phí như: Lãi vay trong thời gian thi công, các nhà cung ứng
phạt vi phạm hợp đồng, chi phí hoàn tất thủ tục pháp lý, ... và có thể cả chi phí do bị
cơ quan chức năng phạt vi phạm. Trong nhiều trường hợp, dự án phải điều chỉnh lại
nội dung đầu tư (qui mô, công suất, phương án kiến trúc, phương án công nghệ, ...),
lúc này chi phí sẽ gia tăng đáng kể vì làm lại để khắc phục sai sót trước đây thường
tốn kém hơn, khó khăn hơn so với làm đúng ngay từ đầu;
- Hiệu đầu tư của dự án bị giảm sút, nhiều dự án có nguy cơ phá sản: Lỡ mất cơ
hội kinh doanh, tổng vốn đầu tư bị phá vỡ, tiến độ thực hiện kéo dài, ... sẽ làm cho

hiệu quả đầu tư (hiệu quả tài chính, khả năng hoàn vốn đầu tư, hiệu quả kinh tế) giảm
sút.
Với những nguy cơ kể trên, nếu tính pháp lý của dự án không được đảm bảo,
thì không những chủ đầu tư mà các nhà cung ứng, các bên tham gia tài trợ và các bên
có liên quan khác đều cùng phải gánh chịu rủi ro từ việc dự án không đảm bảo về mặt
pháp lý.
1.2. Hệ thống văn bản pháp quy điều chỉnh hoạt động đầu tư xây dựng: Hiện nay,
gồm có:
* Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng, gồm có 3 nghị định sau:
-

Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08.7.1999;

-

Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05.5.2000 sửa đổi, bổ sung một số đềi
của Nghị định 52/1999/NĐ-CP;

-

Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30.01.2003 sửa đổi bổ sung sửa đổi một
số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo các
Nghị định 52 và 12;

-

Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý đầu
tư và xây dựng công trình;

-


Nghị định 112/2006/NĐ-CP ngày 29/09/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của
Chính phủ về quản lý đầu tư và xây dựng công trình;

* Quy chế đấu thầu, đồng thời thực hiện theo 3 nghị định sau:
bik1487922895.doc

2/24/2017

Trang 17/ 162


-

Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 01.9.1999;

-

Nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 05.5.2000 sửa đổi bổ sung một số điều
của Nghị định 88/1999/NĐ-CP;

-

Nghị định số 66/2003/NĐ-CP ngày 12.6.2003 sửa đổi bổ sung một số điều
của Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo các Nghị định 88 và 14;

-

Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 và Nghị định

111/2006/NĐ-CP ngày 29/09/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật
Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng.

* Nghị định số 77/CP ngày 18.6.1997 về quy chế đầu tư theo hình thức BOT áp
dụng cho đầu tư trong nước qui định đầu tư theo hình thức BOT. Nghị định số
62/1998/NĐ-CP ngày 15.8.1998 ban hành quy chế đầu tư theo hình thức BOT, BTO,
BT áp dụng cho đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
* Luật doanh nghiệp (Luật số 13/1999/QH10); Luật doanh nghiệp nhà nước
năm 2003 (Luật số 14/2003/QH11); Luật khuyến khích đầu tư trong nước (năm 1994,
sửa đổi bổ sung năm 1998); Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (1996 và 2000); Luật
bảo vệ môi trường (công bố theo pháp lệnh số 29-L/CTN ngày 10.01.1994 của Chủ
tịch nước); Luật Hợp tác xã (Luật số 18/2003/QH11).
Ngoài ra, còn có các nghị định của Chính phủ, thông tư của bộ chuyên ngành (Xây
dựng, Kế hoạch đầu tư), các văn bản pháp quy liên quan khác hướng dẫn thực hiện các
Luật, Nghị định nêu trên.
1.3. Nội dung chủ đạo của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng, Quy chế đấu thầu.
Ở nội dung này, chỉ đề cập tới công tác quản lý các dự án đầu tư sử dụng vốn
tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, và dự án
sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước (không đề cập tới những dự
án sử dụng vốn ngân sách nhà nước).
- Duyệt các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu
tư: Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư trên cơ sở kết quả thẩm định của Hội đồng
thẩm định nhà nước;
- Duyệt các dự án nhóm A, B, C: Doanh nghiệp đầu tư (không phân biệt thành
phần kinh tế) tự thẩm định dự án, tự quyết định đầu tư theo qui định và tự chịu trách
nhiệm trước pháp luật. Các dự án đầu tư phải đảm bảo phù hợp với qui hoạch được
duyệt. Đối với dự án nhóm A sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước hay
vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, trước khi quyết định đầu tư phải được Thủ tướng
Chính phủ cho phép đầu tư. Dự án Nhóm A sử dụng vốn đầu tư phát triển của DNNN,
trước khi quyết định đầu tư phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư hoặc Thủ

tướng Chính phủ uỷ quyền cho Bộ trưởng, Chủ tich UBND cấp tỉnh cho phép đầu tư;
- Kỷ luật qui hoạch: Đối với dự án Nhóm A chưa có trong qui hoạch được
duyệt, trước khi lập báo cáo NCKT phải được Thủ tướng Chính phủ xem xét, thông
qua báo cáo NCTKT và cho phép đầu tư. Đối với dự án Nhóm B chưa có trong qui
bik1487922895.doc

2/24/2017

Trang 18/ 162


hoạch được duyệt, trước khi lập báo cáo NCKT phải có ý kiến đồng ý bằng văn bản
của người có thẩm quyền phê duyệt qui hoạch;
- Phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán: Về nguyên tắc, cấp phê duyệt dự án
đầu tư sẽ phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán; riêng đối với các dự án sử dụng
vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh hoặc vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước,
cấp có thẩm quyền phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán có thể uỷ quyền cho cấp
dưới trực tiếp phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán. Đối với dự án đầu tư của tư
nhân và các tổ chức kinh tế không thuộc doanh nghiệp nhà nước, chủ đầu tư chịu trách
nhiệm tổ chức thẩm định và phê duyệt thiết kế.
1.4. Một số lưu ý trong phân tích đánh giá tính pháp lý của dự án.
Trên cơ sở khung pháp lý điều tiết hoạt động đầu tư xây dựng, tuỳ theo từng
loại dự án để kiểm tra và đánh giá tính pháp lý của dự án. Trong quá trình thực hiện
nội dung này, với tư cách là bên tham gia tài trợ vốn, các TCTD cần lưu ý:
- Kiểm tra việc chấp hành có đủ, có đúng với các qui định hiện hành của chủ
đầu tư trong quá trình triển khai dự án, đặc biệt trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư và thực
hiện đầu tư: Rất nhiều trường hợp, những vấn đề được các bên chức năng đặt ra đối
với dự án nhưng chủ đầu tư không tiếp thu để chỉnh sửa dự án, bỏ qua và vẫn tiếp tục
triển khai dự án. Có những trường hợp bên chức năng tham gia ý kiến, nhưng ý kiến
không đầy đủ hoặc chỉ là hình thức mà né tránh trách nhiệm. Trong những trường hợp

này, nếu dự án vẫn tiếp tục triển khai, thì rủi ro về mặt pháp lý, rủi ro về kỹ thuật, công
nghệ, môi trường, ... sẽ là rất lớn. Do đó, TCTD phải nắm vững: Qui định hiện hành
trong quản lý đầu tư và xây dựng, vai trò và trách nhiệm của các bên có liên quan, nội
dung cụ thể mà các bên chức năng có liên quan đã tham gia đối với dự án, đối chiếu
với yêu cầu trong qui định hiện hành và mức độ tiếp thu, chỉnh sửa của chủ đầu tư
trong quá trình triển khai dự án để có ý kiến cụ thể với chủ đầu tư. Qua đó, hướng việc
triển khai dự án của chủ đầu tư theo đúng qui định hiện hành, nhằm giảm thiểu rủi ro
cho dự án và cho chính phần vốn mà các TCTD tham gia tài trợ;
- TCTD nên có biện pháp gì trước bối cảnh: Sự phân cấp ngày càng mạnh trong
quản lý hoạt động đầu tư xây dựng theo hướng tự làm tự chịu trách nhiệm, trong khi
đó các doanh nghiệp thường đăng ký thành lập với nhiều lĩnh vực kinh doanh khác
nhau, kể cả ở các lĩnh vực họ không có kinh nghiệm: Thực tế thời gian vừa qua, nhiều
doanh nghiệp đã tận dụng sự phân cấp mạnh trong quản lý đầu tư và xây dựng để đơn
giản hoá các thủ tục trong quá trình triển khai dự án, tự lập dự án, tự thiết kế, tự thi
công, ... Mặc dù vẫn đúng theo qui định, nhưng năng lực thực có của doanh nghiệp
không tương xứng với qui mô và tính chất của dự án, điều này làm cho dự án đứng
trước nguy cơ rủi ro không phải về mặt pháp lý mà là rủi ro về kỹ thuật, công nghệ, ...
và sẽ có khả năng dẫn tới những rủi ro về tài chính của dự án. Trong những trường hợp
này, đòi hỏi TCTD nên tư vấn cho doanh nghiệp lựa chọn cách làm không những chỉ
đáp ứng được về mặt thủ tục pháp lý, mà còn phải đảm bảo cho sự thành công của dự
án trên các phương diện: Thực hiện đầu tư, khai thác vận hành và tài chính;
bik1487922895.doc

2/24/2017

Trang 19/ 162


- Các qui định về vốn góp của các bên, vốn pháp định và vốn đầu tư đối với các
dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài: Vốn góp của bên nước ngoài không dưới 30% vốn

pháp định; vốn pháp định của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ít nhất phải
bằng 30% vốn đầu tư của doanh nghiệp. Các trường hợp ngoại lệ, phải được cơ quan
quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài chấp thuận;
- Đối với các dự án đầu tư theo hình thức BOT trong nước: Vốn tự có của
doanh nghiệp BOT tối thiểu phải đạt 30% tổng mức vốn đầu tư thực hiện dự án BOT;
- Đối với các dự án BOT, BTO, và BT áp dụng cho hoạt động đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam: Doanh nghiệp BOT, BTO và BT được thành lập theo Luật đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp giấy phép
đầu tư.
- Đối với những dự án đầu tư do các doanh nghiệp thành lập theo Luật doanh
nghiệp làm chủ đầu tư, hội đồng quản trị (chủ tịch HĐQT là đại diện), hội đồng thành
viên (chủ tịch Hội đồng thành viên là đại diện) sẽ quyết định các nội dung chính liên
quan tới triển khai thực hiện dự án đầu tư: Hội đồng quản trị công ty cổ phần là cấp
quyết định các nội dung như: Chiến lược phát triển của công ty, phương án đầu tư. Hội
đồng thành viên công ty TNHH quyết định phương thức đầu tư và dự án đầu tư có giá
trị lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty hoặc tỷ lệ
khác nhỏ hơn quy định tại điều lệ công ty, thông qua hợ đồng vay, cho vay, bán tài sản
có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của
công ty hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại điều lệ công ty.
2. Sự cần thiết phải đầu tư, mục tiêu và nội dung chính của dự án.
Đối với bất cứ dự án đầu tư nào, phân tích đánh giá nhằm làm rõ được sự cần
thiết phải đầu tư là xuất phát điểm để tiếp tục hoạch định các nội dung đầu tư khác
như: lựa chọn hình thức đầu tư, địa điểm đầu tư, thời điểm đầu tư, qui mô đầu tư, các
giải pháp về công nghệ, thiết bị cũng như việc đáp ứng các yêu cầu đầu vào và dự kiến
đầu ra. Khi báo cáo NCKT đã được hoàn tất và chủ đầu tư đề xuất TCTD tham gia tài
trợ vốn để thực hiện dự án, có nghĩa là, theo quan điểm của chủ đầu tư, có sự cần thiết
phải đầu tư dự án đó. Tuy nhiên, với giác độ là một bên xem xét để đánh giá khả năng
tham gia tài trợ vốn, TCTD cần phân tích sự cần thiết phải đầu tư dự án theo các căn
cứ sau:
- Qui hoạch phát triển ngành, vùng, địa phương: Trở lại với vấn đề về kỷ luật

trong thực hiện qui hoạch đối với hoạt động đầu tư, điều kiện cần để một dự án được
xem là cần thiết phải đầu tư là dự án đó phải phù hợp với qui hoạch cũng như chiến
lược phát triển ngành, vùng, địa phương;
- Điều kiện đủ để xác định sự thiết phải thực hiện đầu tư dự án: Lựa chọn thời
điểm đầu tư, hình thức đầu tư, qui mô đầu tư, và phương án đầu tư rõ ràng là những
nội dung rất quan trọng quyết định đến sự thành bại của dự án. Cho dù dự án có phù
hợp với chiến lược phát triển đã đặt ra, nhưng một trong những nội dung chính yếu
nêu trên không được cân nhắc kỹ càng, thì dự án sẽ dẫn tới thất bại. Những nội dung
bik1487922895.doc

2/24/2017

Trang 20/ 162


đầu tư nêu trên, cơ bản do tình hình thị trường và điều kiện cụ thể của doanh nghiệp
quyết định. Do đó, cần thiết phải có những đánh giá tổng quan về thị trường cũng như
năng lực của doanh nghiệp, trên cơ sở đó để xem xét vấn đề theo hướng: Dự án nếu
được thực hiện đầu tư thì sẽ có những tác động gì đến doanh nghiệp? Với tình hình thị
trường như hiện nay và dự báo trong những năm tới, lựa chọn thời điểm đầu tư như
vậy có thuận lợi hay không, qui mô đầu tư có hợp lý không? Địa điểm đầu tư đã lựa
chọn có phù hợp với thị trường mục tiêu không? Hình thức thức đầu tư có phù hợp với
tính chất của dự án cũng như năng lực của chủ đầu tư không?
Những nội dung phân tích trên sẽ cho thấy bức tranh tổng quát về thị trường, về
doanh nghiệp và các chế độ chính sách có liên quan tới hoạt động đầu tư trong lĩnh
vực của dự án. Qua đó, đối chiếu với nội dung đầu tư trong báo cáo NCKT, để đánh
giá sự cần thiết phải đầu tư dự án.
Qua đánh giá sự cần thiết phải đầu tư cho thấy cơ hội để có thể thực hiện dự án,
và đương nhiên nhiều nhà đầu tư khác cũng có thể nhận biết được cơ hội đầu tư này.
Cơ hội đầu tư có thể có, nhưng thị trường cạnh tranh đòi hỏi phải lựa chọn được

phương án, cách thức đầu tư hợp lý, do đó cần đánh giá sơ bộ một số nội dung chính
của dự án, cụ thể là:
- Mục tiêu của dự án phù hợp hay không phù hợp: Ở mức khiêm tốn quá và trở
nên lãng phí cơ hội đầu tư? Phù hợp? hay ở mức quá tham vọng so với qui mô thị
trường và năng lực của chủ đầu tư?
- Lựa chọn qui mô đầu tư: Có phù hợp với qui mô của thị trường cũng như khả
năng mở rộng thị phần và chiếm lĩnh thị trường hay không?
- Qui mô vốn đầu tư: Tổng mức, cơ cấu, tiến độ huy động vốn đầu tư;
- Tiến độ triển khai thực hiện dự án: Có phù hợp với các dự án tương tự không?
liệu triển khai dự án có đảm bảo đúng được tiến độ dự kiến không? Với tiến độ dự
kiến thì sẽ có những thuận lợi hay khó khăn gì so với các đối thủ cạnh tranh?
Những nội dung phân tích nêu trên, một số sẽ được đề cập lại và phân tích chi
tiết ở các phần sau, do đó mức độ phân tích ở phần này chỉ mang tính chất tổng quát
để có được đánh giá khái quát ban đầu về dự án. Nếu với đánh giá khái quát ban đầu
đã cho thấy, dự án có nhiều khó khăn hơn là thuận lợi, và khả năng thành công là thấp
thì có thể đưa ra được quyết định về khả năng tham gia tài trợ của TCTD. Trường hợp
đánh giá khái quát ban đầu cho thấy dự án có những thuận lợi cơ bản, mục tiêu của dự
án đặt ra hợp lý, thì những nội dung phân tích tiếp theo dưới đây sẽ đi sâu đánh giá chi
tiết hơn nữa, đảm bảo quá trình phân tích được liên tục, và có tính gắn kết giữa các nội
dung trong một bản báo cáo.
3. Tổng vốn đầu tư, suất đầu tư, cơ cấu và tính khả thi của phương án nguồn vốn.
Như tiêu đề của nó, phân tích nội dung này nhằm các mục đích cụ thể như sau:
- Đánh giá tính hợp lý, đầy đủ của mức vốn đầu tư khái toán;

bik1487922895.doc

2/24/2017

Trang 21/ 162



- Đánh giá tính khả thi của phương án nguồn vốn doanh nghiệp dự kiến sẽ dùng
để huy động vốn thực hiện dự án;
- Số liệu phân tích về tổng vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư và tiến độ giải ngân
các loại nguồn vốn được sử dụng làm thông số đầu vào trong tính toán hiệu quả dự án
ở bước phân tích sau.
Để đạt được mục tiêu phân tích nêu trên, trong quá trình xem xét, cần chú ý tới
một số nội dung sau:
- Kiểm tra cơ cấu chi phí vốn đầu tư nhằm đảm bảo dự án được khái toán với
đầy đủ các khoản mục chi phí (xây lắp, thiết bị, chi phí khác, dự phòng và lãi vay
trong TGXD);
- Thực hiện kiểm tra cách xác định chi phí ở một số hạng mục: Nguyên tắc tính
toán có đúng không, chế độ áp dụng có phù hợp không, khối lượng tính có chính xác
không. Tuỳ theo khả năng và trình độ của cán bộ phân tích, có thể kiểm tra xác suất
một số hạng mục, kiểm tra những hạng mục có chi phí đầu tư lớn, hoặc lựa chọn cách
thức kiểm tra phù hợp khác;
- Tính toán xác định và so sánh suất đầu tư: So sánh suất đầu tư của dự án với
các dự án cùng loại khác, chú ý nên cố gắng đưa về cùng một mặt bằng công nghệ,
công suất thiết kế thì việc so sánh mới có ý nghĩa;
- Tập trung giải thích cho được những nguyên nhân làm cho tổng mức vốn đầu
tư, suất đầu tư có sự khác biệt lớn với các dự án cùng loại khác (nếu có);
- Khả năng thu xếp vốn cho dự án: Mức độ chắc chắn trong cam kết tham gia
tài trợ vốn cho dự án của các nguồn vốn dự kiến, các điều kiện tài trợ chính (mức tài
trợ, thời hạn cho vay, ân hạn, lãi suất, trả nợ, ...). Tỷ trọng vốn tự có tham gia vào dự
án trên cơ sở năng lực tài chính đã được phân tích ở Phần I.1 - Đánh giá khách hàng
vay vốn;
- Tiến độ giải ngân các loại nguồn vốn tham gia vào dự án: Sẽ là hợp lý hơn
nếu nguồn vốn tự có tham gia vào dự án trước; trên cơ sở tiến độ giải ngân, tính lãi
vay trong thời gian thi công.
4. Lựa chọn công nghệ, thiết bị.

Lựa chọn công nghệ, thiết bị được đánh giá là hợp lý khi đáp ứng được một số
yêu cầu sau:
- Phù hợp với khả năng quản lý, khai thác, vận hành của doanh nghiệp và điều
kiện khai thác, vận hành công nghệ thiết bị đó tại doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải
làm chủ được công nghệ, thiết bị sau thời gian chuyển giao;
- Phù hợp với năng lực tài chính cho phép của doanh nghiệp (lựa chọn công
nghệ tiên tiến nhất, thiết bị hiện đại nhất, mức độ tự động hoá cao nhất, chưa hẳn đã là
tốt!);

bik1487922895.doc

2/24/2017

Trang 22/ 162


- Đồng thời, chất lượng sản phẩm làm ra phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật như
cam kết, đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn, về môi trường, và các tiêu chuẩn kỹ thuật
các đã đề ra;
- Các điều kiện sau bán hàng: Chuyển giao, bảo hành, bảo trì, ... được thực hiện
một cách nghiêm túc.
Như vậy, trong điều kiện tiềm lực tài chính của các doanh nghiệp còn rất hạn
chế như hiện nay, ngoại trừ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhưng vẫn
phải đặt ra yêu cầu từng bước thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá, thì việc lựa
chọn một công nghệ quá thâm dụng vốn hoặc quá thâm dụng lao động đều không hợp
lý. Với yêu cầu như vậy, phân tích đánh giá nội dung này cần đặt trọng tâm chú ý vào
một số vấn đề sau:
- So sánh công nghệ được lựa chọn với mặt bằng công nghệ chung và xu hướng
phát triển công nghệ trong thời gian tới: Đối chiếu với giải pháp công nghệ thiết bị của
các dự án tương tự để đánh giá mức độ phù hợp của công nghệ thiết bị được lựa chọn.

Làm rõ các ý kiến giả thích sự khác biệt về công nghệ, thiết bị (nếu có). Tham vấn ý
kiến của các chuyên gia trong ngành;
- Yêu cầu đối với nhập lượng đầu vào của công nghệ, thiết bị lựa chọn có phù
hợp với phương án khai thác nhập lượng đầu vào mà dự án đã dự kiến hay không.
Công nghệ có sử dụng được nhập lượng trong nước hay phải gia tăng tỷ trọng đầu vào
nhập khẩu;
- Hợp đồng mua bán công nghệ, thiết bị: Uy tín nhà cung ứng, điều kiện thanh
toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, điều khoản bảo hành, điều khoản chuyển giao công
nghệ và chi phí liên quan đến chuyển giao công nghệ, thời gian giao hàng, ...
Đây là một nội dung thuần tuý thuộc phương diện kỹ thuật, khá khó đối với cán
bộ phân tích nếu như không có sự chuẩn bị trước, thiếu tích luỹ về mặt thông tin và
kiến thức tối thiểu. Do đó, sẽ là rất có ích nếu như những thông tin (cả kinh tế lẫn kỹ
thuật) về ngành, lĩnh vực đầu tư được cập nhật, lưu trữ và theo dõi thường xuyên trong
quá trình làm việc.
5. Thị trường yếu tố đầu vào.
Với lĩnh vực đầu tư, qui mô đầu tư, phương án đầu tư như đã được đề cập ở
Mục 2, đánh giá thị trường yếu tố đầu vào, nhất thiết phải làm rõ được các nội dung cơ
bản sau:
- Dự án cần những yếu tố đầu vào nào: Chủng loại gồm những loại gì? số lượng
một năm bình quân là bao nhiêu? yêu cầu về chất lượng là như thế nào;
- Phương án khai thác nhập lượng đầu vào: Tỷ lệ đầu vào khai thác tại chỗ, khai
thác thị trường trong nước, nhập khẩu cụ thể là bao nhiêu? Mức độ đáp ứng các điều
kiện cần thiết để có thể khai thác nhập lượng ở thị trường trong nước. Nhập lượng đầu
vào khai thác tại chỗ, khai thác trong nước hay nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn nhất;

bik1487922895.doc

2/24/2017

Trang 23/ 162



- Khả năng làm chủ được tình hình trước những biến động của thị trường yếu tố
đầu vào: Doanh nghiệp đã thiết lập được quan hệ với nhà cung ứng từ trước hay chưa,
chính sách bán hàng của nhà cung ứng dành cho doanh nghiệp như thế nào, tiềm lực
tài chính để đối phó với những biến động của thị trường yếu tố sản xuất?
- Chính sách của nhà nước có liên quan tới hoạt động xuất nhập khẩu các yếu tố
nhập lượng đầu vào mà dự án cần.
Những nội dung phân tích trên, nhằm: Về mặt định tính, đánh giá mức độ thuận
lợi, khó khăn, khả năng chủ động của doanh nghiệp đối với phương án khai thác nhập
lượng đầu vào. Về mặt định lượng, xác định chi phí đầu vào đơn vị, và các yếu tố có
khả năng thay đổi làm ảnh hưởng tới chi phí đầu vào (biến động của thị trường do
quan hệ cung cầu, biến động của tỷ giá đối với đầu vào phải nhập khẩu, ...). Những
yếu tố có tính chất định lượng này sẽ được sử dụng làm thông số đưa vào tính toán
hiệu quả dự án.
6. Thị trường các yếu tố đầu ra.
Đây là một trong những nội dung phân tích rất quan trọng trong thẩm định dự
án đầu tư. Nội dung phân tích này nhằm đánh giá các vấn đề cơ bản sau:
- Khả năng cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại và sản phẩm thay thế thông
qua giá bán, thông qua chất lượng, và thông qua chính sách bán hàng;
- Khả năng tiêu thụ sản phẩm: Thông qua việc đánh giá khả năng cạnh tranh,
xác định khả năng chiếm lĩnh thị trường, xác lập thị phần, và cuối cùng là huy động
công suất thiết kế qua các năm.
Để đạt được mục tiêu phân tích nêu trên, trong quá trình xem xét, về nguyên tắc
cần đặt trong tâm phân tích vào một số nội dung chủ yếu sau:
- Phân tích tổng quan thị trường qua quan hệ cung - cầu: Về phía cung, xác định
năng lực sản xuất, cung ứng hiện có, cơ cấu thị trường theo các tiêu chí khác nhau, số
liệu về hoạt động nhập khẩu và tính chất phân đoạn của thị trường cung ứng đối với
sản phẩm cùng loại; chính sách của nhà nước đối với hoạt động sản xuất và nhập khẩu
sản phẩm cùng loại; chiến lược cạnh tranh của các nhà sản xuất lớn; dự báo những

thay đổi về cơ cấu thị trường, tốc độ tăng trưởng cung trong thời gian tới. Về phía cầu,
đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm đầu ra dự án, tính chất của nhu cầu (co dãn,
không co dãn với giá, tính chất của hàng hoá: đầu ra của dự án là hàng thiết yếu hay
hàng hoá thông dụng), tốc độ tăng trưởng nhu cầu;
- Đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm: Với đặc điểm của thị trường như
phân tích ở trên, với chính sách của các đối thủ cạnh tranh hiện có trên thị trường, thì
các biện pháp đưa ra để đảm bảo khả năng cạnh tranh của sản phẩm, như: Khả năng
định vị tốt sản phẩm đầu ra của dự án để lựa chọn chính sách đầu tư hợp lý, cạnh tranh
thông qua việc xây dựng giá bán hợp lý và hấp dẫn, thông qua chất lượng và mẫu mã,
thông qua chính sách bán hàng, ... được chuẩn bị và thực hiện như thế nào?
- Xác định thị trường mục tiêu của dự án: Xuất phát từ qui mô đầu tư, lựa chọn
công nghệ thiết bị, sự phân đoạn của thị trường hiện tại và khả năng cạnh tranh của sản
bik1487922895.doc

2/24/2017

Trang 24/ 162


phẩm để xác định thị trường mục tiêu của dự án. Liệu dự án có khả năng tham gia vào
thị trường, chiếm lĩnh được thị trường mục tiêu như dự kiến hay không?
- Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối: Đã có sẵn mạng lưới đại lý
phân phối hay phải thiết lập mới từ đầu, các kênh phân phối hỗ trợ, phương thức bán
hàng, ... những thuận lợi và khó khăn trong phân phối sản phẩm.
Nội dung phân tích nêu trên sẽ đưa đến những kết luận đánh giá mang tính chất
cả về định tính và định lượng. Về mặt định tính, đánh giá được khả năng cạnh tranh và
khả năng tiêu thụ sản phẩm. Về mặt định lượng, các yếu tố về giá bán, chính sách bán
hàng, chi phí trong bán hàng, và khả năng phát huy công suất thiết kế hàng năm, ... sẽ
là những thông số đầu vào để phục vụ quá trình tính toán xác định hiệu quả dự án.
7. Các yếu tố kỹ thuật khác: Quy mô và giải pháp xây dựng, địa điểm đầu tư, tác

động môi trường, giải pháp xây dựng, PCCC, tổ chức quản lý thực hiện dự án, ...
Cần tập trung xem xét, đánh giá một số nội dung có liên quan sau:
-

Về địa điểm đầu tư: Có thuận lợi trong việc tiếp cận thị trường mục tiêu hay
không? Khả năng tận dụng cơ sở hạ tầng sẵn có từ địa điểm đầu tư như thế
nào? Xử lý nền móng có phức tạp không, có ảnh hưởng tới chi phí vốn đầu
tư ban đầu không?

-

Về quy mô và giải pháp xây dựng: Thông qua việc so sánh với các dự án
cùng loại khác, trên cơ sở qui mô đầu tư và địa điểm đầu tư đã lựa chọn,
đánh giá quy mô và giải pháp xây dựng, giải pháp kiến trúc, giải pháp kết
cấu có phù hợp hay không?

-

Về môi trường, PCCC: Dự án có tuân thủ đúng các qui định hiện hành về
môi trường, PCCC hay chưa (báo cáo ĐTM, phương án PCCC được cấp có
thẩm quyền phê chuẩn)? Có dự trù kinh phí xử lý môi trường, kinh phí thực
hiện phương án PCCC trong cơ cấu tổng mức vốn đầu tư không?

-

Về tổ chức quản lý và thực hiện dự án: Trên cơ sở kinh nghiệm của chủ đầu
tư, các qui định hiện hành trong hoạt động đầu tư xây dựng của nhà nước,
và tính chất của dự án, việc lựa chọn hình thức tổ chức quản lý và thực hiện
dự án có phù hợp và hợp lý không.


8. Đánh giá hiệu quả tài chính và khả năng hoàn trả nợ vay.
Số liệu sử dụng để phân tích, đánh giá: Sử dụng kết quả phân tích đánh giá các
nội dung có liên quan đã nêu ở trên (từ mục 2 đến mục 7), đặc biệt là đối với những
kết quả phân tích định lượng, làm thông số đầu vào để phục vụ quá trình tính toán
đánh giá hiệu quả tài chính và khả năng hoàn trả nợ vay.
Nguyên tắc xây dựng các phương án đánh giá hiệu quả tài chính dự án: Xây
dựng phương án cơ bản, là phương án được tính toán với các thông số đầu vào từ dự
án lập và những số liệu phân tích định lượng nêu trên. Sau đó, thực hiện phân tích độ
nhậy đối với các thông số quan trọng. Để tránh việc chấp thuận dự án dựa trên những
bik1487922895.doc

2/24/2017

Trang 25/ 162


×