Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

TRÌNH BÀY SỰ VẬN DỤNG CÁC GIAI ĐOẠN SẢN SINH VĂN BẢN CỦA NGỮ PHÁP VĂN BẢN VÀO QUÁ TRÌNH DẠY HỌC VĂN MIÊU TẢ CON VẬT Ở LỚP 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.2 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC



TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: TRÌNH BÀY SỰ VẬN DỤNG CÁC GIAI ĐOẠN
SẢN SINH VĂN BẢN CỦA NGỮ PHÁP VĂN BẢN VÀO
QUÁ TRÌNH DẠY HỌC VĂN MIÊU TẢ CON VẬT Ở
LỚP 4

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 1/2016

1


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
Ở Tiểu học, văn miêu tả chiếm khá nhiều thời lượng trong các thể loại
Tập làm văn. (Ở lớp 4 văn miêu tả có 30 tiết, chiếm khoảng 50% thời lượng toàn
bộ chương trình tập làm văn). Văn miêu tả được chia thành các kiểu bài khác
nhau căn cứ vào đối tượng miêu tả. Các kiểu bài miêu tả ở lớp 4 bao gồm: tả đồ
vật, tả cây cối, tả con vật. Tất cả đều là các chủ đề khá gần gũi nhưng khó so với
các em vì khả năng trình bày, diễn đạt vấn đề thông qua nói và viết đối với nhiều
em là rất khó khăn, lúng túng; các em rất e ngại, sợ phải trình bày, diễn giải một
vấn đề nào đó mà thầy cô, bạn bè yêu cầu. Nhiều em rất sợ, rất ngán ngẩm khi
nhắc đến Tập làm văn. Bản thân các em cũng gặp nhiều khó khăn trong việc
cảm nhận cái hay, cái đẹp trong các bài văn, bài thơ được học.
Kết quả là khả năng viết văn của các em ngày càng kém. Nhất là khi làm


các bài Tập làm văn miêu tả, các em chỉ dừng lại ở việc liệt kê các chi tiết, các
bộ phận của sự vật một cách đơn giản dẫn đến câu văn hết sức khô khan hoặc
các em chỉ dừng lại ở mức độ trả lời, liệt kê các chi tiết, các bộ phận của sự vật
theo gợi ý của thầy cô một cách máy móc, khuôn mẫu. Nhiều giáo viên vẫn chỉ
dừng lại ở việc hướng dẫn các em hoàn thành những nội dung yêu cầu của bài
tập dựa vào gợi ý trong Sách giáo khoa và Sách giáo viên. Một số chưa thực sự
quan tâm, phát huy năng lực, kĩ năng cần thiết để giúp các em rèn dũa câu văn, ý
văn một cách mạch lạc. Chính vì thế việc vận dụng các bước sản sinh văn bản
văn bản của ngữ pháp văn bản vào quá trình dạy học là vô cùng quan trọng.
Thông qua một hệ thống bài tập từ thấp đến cao nhằm rèn luyện thành thục các
kĩ năng sản sinh văn bản cho học sinh. Mỗi bước sản sinh văn bản tương ứng
với nhiều kĩ năng và được lặp lại nhiều lần trong các tiết học.
2


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN NGỮ PHÁP VĂN BẢN
1. Sự hình thành ngữ pháp văn bản

NPVB là một bộ môn khoa học độc lập của ngành ngôn ngữ chuyên nghiên
cứu những hiện tượng ngôn ngữ thuộc lĩnh vực trên câu. Sự ra đời của nó là do
những nhu cầu của thực tiễn đòi hỏi và những kết quả tất yếu của sự vận động
nội tại trong nội bộ hệ thống ngôn ngữ. Những vấn đề lý thuyết mà NPVB đặt ra
và các kết quả nghiên cứu mà nó thu được đã có sự ảnh hưởng rất lớn tới quá
trình dạy học phân môn Tập làm văn.
2. Các giai đoạn sản sinh văn bản

- Giai đoạn định hướng: xác định nhân tố giao tiếp: đối tượng, nội dung,
hoàn cảnh, mục đích, cách thức giao tiếp.

- Giai đoạn lập đề cương: làm dàn ý. Đề cương văn bản gồm 2 loại: đề
cương sơ lược và đề cương chi tiết.
- Giai đoạn thực hiện văn bản: dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, tách đoạn,
dùng các phương tiện liên kết để viết thành văn bản hoàn chỉnh.
- Giai đoạn kiểm tra văn bản: lưu ý kĩ năng phát hiện lỗi và sửa chữa lỗi.
3. Ngữ pháp văn bản và việc dạy Tập làm văn ở trường phổ thông

Những yếu tố và đặc trưng cơ bản của văn bản ảnh hưởng rất lớn đến dạy
học Tập làm văn. Tính thống nhất của văn bản (thể hiện trên hai phương diện:
liên kết nội dung và liên kết hình thức) tác động tới việc tìm hiểu, định hướng và

3


rèn các kĩ năng tìm ý, lập dàn ý… Đặc trưng về nghĩa, cấu trúc đoạn văn… cũng
là những yếu tố được khai thác, vận dụng vào dạy học Tập làm văn.
Trong chương trình Tiếng Việt hiện hành, đoạn có thể xem là đơn vị trung
tâm của dạy học Tập làm văn. Về chức năng, có các kiểu dạng: đoạn mở bài,
đoạn thân bài, đoạn kết bài. Để tăng cường rèn luyện kĩ năng tạo lập, sản sinh
ngôn bản cho học sinh, nội dung dạy học Tập làm văn còn đề cập đến các dạng
thức đoạn: mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp; kết bài mở rộng và kết bài tự
nhiên (kết bài không mở rộng).

CHƯƠNG 2
VĂN MIÊU TẢ TRONG CHƯƠNG TRÌNH TẬP LÀM VĂN
Ở TIỂU HỌC
1. Khái niệm văn miêu tả

Theo Từ điển Tiếng Việt, miêu tả là “dùng ngôn ngữ hoặc một phương tiện
nghệ thuật nào đó làm cho người khác có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự

việc, hoặc thế giới nội tâm của con người”
Miêu tả là thể loại văn dùng lời nói có hình ảnh và có cảm xúc làm cho
người nghe đọc hình dung một cách rõ nét, cụ thể về người, vật, cảnh vật, sự
việc như nó vốn có trong đời sống. Qua văn miêu tả, chúng ta có thể hình dung
được quá trình vận động của sự vật cũng như những thứ vô hình như âm thanh,
mùi vị, màu sắc. Một bài văn miêu tả hay không những phải thể hiện rõ nét,
chính xác, sinh động đối tượng miêu tả mà còn thể hiện được trí tưởng tượng,
cảm xúc và đánh giá của người viết đối với đối tượng. Bởi vì trong thực tế
không ai tả mà để tả, thường ta để gửi gắm suy nghĩ, cảm xúc, sự đánh giá và
thể hiện những yêu ghét cụ thể của mình. Một bài văn miêu tả còn là kết tinh của
những quan sát tinh tế, những rung động sâu sắc, những ấn tượng đặc biệt mà
người viết đã góp nhặt qua khả năng quan sát nhạy bén, sự phong phú của trí
tưởng tượng và một tâm hồn nhạy cảm.

4


Nói tóm lại, văn miêu tả là thể loại văn vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi
bật của cảnh, của người, của vật để giúp người nghe, người đọc hình dung được
đối tượng ấy.
2. Đặc điểm của Văn miêu tả

2.1. Văn miêu tả là thể văn sang tác, mang tính chân thật
Văn miêu tả không phải là sự sao chép, thu lượm thông tin một cách máy
móc mà là kết quả của sự quan sát, nhận xét, tinh tế của mỗi người trước một
cảnh vật, một đối tượng.
Văn miêu tả thể hiện “cái tôi” của mỗi người. Trước một sự vật, hiện
tượng giống nhau nhưng mỗi người có mọt cách quan sát, một cách đánh giá,
cách thể hiện tình cảm khác nhau, tùy thuộc vào kiến thức, kinh nghiệm vốn có
và tâm lý, tính cách của mỗi người. Mỗi bài văn miêu tả là một sản phẩm riêng

không lặp lại ở người khác, thể hiện cách nhìn, cách cảm của người viết đối với
đối tượng được tả.
Bên cạnh sự sáng tạo để bộc lộ cái riêng, cái độc đáo của mỗi tác giả, văn
miêu tả còn rất cần sự thể hiện của tính chân thực. Bất kỳ một tác phẩm nào
cũng đòi hỏi tính chân thật. Nhờ có tính chân thật mà mỗi khi đọc những bài văn
miêu tả chúng ta được gặp lại những sự vật, đối tượng gần gũi, quen thuộc trong
quộc sống. Có gì hay và dễ đi vào lòng người bằng cái thật. Cái thật trong văn
miêu tả làm nên thế đứng của mỗi bài văn trong lòng người đọc.
2.2. Văn miêu tả mang tính sinh động và tạo hình
Sinh động và tạo hình là một đặc trưng và là tiêu chí để đánh giá một bài
văn miêu tả hay. Đặc trưng này thực ra là hệ quả của tính cụ thể, chân thực và
sáng tạo trong văn miêu tả. Nó đòi hỏi người viết dù có miêu tả đối tượng nào ở
góc độ nào cũng phải tạo được sự hấp dẫn, truyền cảm đối với người đọc. Muốn
vậy, khi miêu tả, các em phải thổi vào đó hơi thở của cảm xúc, để miêu tả trở
nên có hồn, nếu không đơn thuần chỉ là những dòng chữ khô khan, lạnh lùng,
không để lại ấn tượng gì cho độc giả. Một bài văn miêu tả được coi là sinh động,
tạo hình khi các sự vật, đồ vật, phong cảnh, con người… trong đó hiện lên qua
5


từng câu, từng dòng như trong cuộc sống thực, tưởng có thể cầm được, nắm
được…
2.3. Văn miêu tả mang tính thông báo, thẩm mỹ và chứa đựng tình cảm của
người viết
Bất kì bài văn nào cũng có nội dung, mục đích của nó và chính những nội
dung đó thể hiện tính thông báo của tác phẩm. Và trong văn miêu tả những nội
dung đó được chọn lọc , chọn những chi tiết hay và đẹp nhất để đưa vào bài văn.
Khác với miêu tả trong khoa học , tả trong phân môn Tập làm văn bao giờ đối
tượng được miêu tả cũng được người viết dánh giá chúng theo quan điểm thẩm
mĩ, cũng gửi vào bài viết ít nhiều tình cảm hay ý kiến đánh giá, bình luận của

mình. Do vậy từng chi tiết của bài miêu tả đều mang ấn tượng cảm xúc chủ
quan.
2.4. Ngôn ngữ của văn miêu tả giàu cảm xúc và hình ảnh
Ngôn ngữ trong văn miêu tả là yếu tố quan trọng làm nên sức sống của
bài văn. Khác với những văn bản khoa học, ngôn ngữ trong văn miêu tả là thứ
ngôn ngữ được trau chuốt, chọn lọc giàu cảm xúc và hình ảnh, có thể gây ấn
tượng mạnh, tác động sâu xa trong trí tưởng tượng và cảm nhận của người đọc.
Có như thế thì ngôn ngữ miêu tả mới có khả năng diễn tả cảm xúc của người
viết, vẽ được một cách sinh động, tạo hình đối tượng miêu tả. Ngôn ngữ trong
văn miêu tả là sự phong phú đa dạng của các động từ và tính từ đan xen nhau tạo
thành những hạt pha lê lấp lánh trong văn miêu tả. Tiếng Việt giàu và đẹp, là
một kho tàng ngữ liệu vô tận cho nhà văn lựa chọn ngôn từ một cách chính xác
và tinh tế. Ngôn ngữ miêu tả là biểu hiện của những cung bậc tình cảm trong bài
văn. Tạo nên màu sắc của cảm xúc và hình ảnh, người ta còn phối hợp tính từ,
động từ với nhiều biện pháp so sánh, nhân hóa và ẩn dụ. Mặc dù nghệ thuật
miêu tả không phải chỉ tạo hình ảnh nhưng ma thuật của hành văn, sự sống của
bài văn miêu tả lại nằm trong hình ảnh. Hình ảnh thật sự là một cách viết văn
mạnh mẽ, một phương thức làm cho sự vật trở nên nhạy cảm hơn. Nhiều biện
pháp tu từ như ân dụ, so sánh, nhân hóa tạo nên hình ảnh ngôn ngữ.

6


3. Chương trình Văn miêu tả con vật ở lớp 4

Loại văn bản miêu tả
Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật
Luyện tập quan sát con vật
Luyện tập miêu tả các bộ phận của con vật
Luyện tập xây dựng đoạn văn

Kiểm tra viết
Trả bài

Số tiết dạy
Học kì 1
Học kì 2
1
1
1
3
1
1

Cả năm
1
1
1
3
1
1

CHƯƠNG 3:
VẬN DỤNG CÁC GIAI ĐOẠN SẢN SINH VĂN BẢN CỦA
NPVB VÀO QUÁ TRÌNH DẠY HỌC VĂN MIÊU TẢ
CON VẬT Ở LỚP 4
Ứng với 4 bước SSVB là 4 giai đoạn tạo lập bài văn được biểu hiện trong
CT Tập làm văn lớp 4,5; tiêu biểu với hai thể loại văn miêu tả. Việc rèn luyện
các KN tạo lập bài văn cũng chính là nội dung chủ yếu của các tiết học văn miêu
tả. Thông qua một hế thống bài tập từ thấp đến cao nhằm rèn luyện thành thục
các KN SSVB cho HS. Mỗi bước SSVB tương ứng với nhiều KN và được lặp

lại nhiều lần trong các tiết học.
Nhiều KN SSVB có quan hệ với đặc điểm phong cách bài văn, chịu ảnh
hưởng của vốn hiểu biết và vốn sống của HS. Do đó, việc luyện tập chúng chỉ
đạt kết quả khi gắn với từng kiểu bài và diễn ra song song với việc bồi dưỡng
hiểu biết, vốn sống của HS.
Giáo viên giúp học sinh biết dùng lời văn phù hợp với yêu cầu về nội
dung và thể loại cho trước khi luyện tập. Giáo viên nhắc nhở các em nắm vững
đặc điểm, dạng bài và xác định đối tượng miêu tả. Trong mỗi bài văn phải thể
hiện cái mới cái hay, cái riêng và cảm xúc của mình.
Các giai đoạn SSVB và hệ thống kỹ năng tạo lập bài văn
7


Các giai đoạn sản sinh văn bản
1. Định hướng hoạt động giao tiếp

Hệ thống kĩ năng tạo lập bài văn
1. Kỹ năng xác định đề bài, yêu cầu và
giới hạn của đề bài viết( kỹ năng tìm
hiểu đề)

2. Lập chương trình hoạt động

2. Kỹ năng xác định tư tưởng của bài viết
3. Kỹ năng tìm ý ( thu thập tài liệu cho

giao tiếp

bài viết)
4. Kỹ năng lập dàn ý( hệ thống hóa,


lựa chọn tài liệu)
3. Hiện thực hóa hoạt động giao tiếp 5. Kỹ năng diễn đạt
6. Kỹ năng viết đoạn, liên kết đoạn
4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động

thành bài
7. Kỹ năng hoàn thiện bài viết( phát hiện

giao tiếp

và sửa chữa lỗi)

1. Phương pháp hướng dẫn HS phân tích đề - xác định yêu cầu của đề

Các đề bài tập làm văn đã xác định sẵn một số nhân tố giao tiếp cho bài
văn, HS phải ý thức được điều này.
+ Nhân vật giao tiếp: người viết bài là HS và người đọc bài trước hết là
GV chấm bài, những nhân vật tham dự quá trình giao tiếp.
+ Mục đích giao tiếp: vấn đề cụ thể đặt ra cần phải đạt được đối với mỗi
đề bài nhằm đem lại hiểu quả giao tiếp.
+ Nội dung giao tiếp: mảng thực tế được nói tới trong bài văn theo yêu
cầu của đề bài, có thể có cả những giới hạn cần thiết.
+ Hoàn cảnh giao tiếp: những sự việc xảy ra tồn tại xung quanh quá trình
giao tiếp, ảnh hướng đến nội dung giao tiếp, hiệu quả bài văn.
+ Cách thức giao tiếp: dựa vào các yêu cầu hoặc gợi ý về thể loại của văn
bản.
Chính vì thế, khi làm bài văn trong nhà trường, chúng ta cần thiết phải
phân tích kỹ đề bài để xác định được chính xác các nhân tố giao tiếp. Trên cơ sở
đso GV giúp HS tạo lập được một bài văn đáp ứng đúng các yêu cầu của đề bài

và đạt hiểu quả giao tiếp cao.
8


- Hướng dẫn HS các thao tác phân tích đề bài.
+ Đọc kĩ đề bài và gạch chân dưới các từ ngữ quan trọng.
+ Xác định thể loại văn.
+ Xác định đối tượng và giới hạn đối tượng tả.
Để hướng dẫn HS tìm hiểu đề văn miêu tả, GV có thể lập phiếu học tập
như sau:
Thể loại làm văn
Tả con vật

Đối tượng
miêu tả
Con vật

Giới hạn đối tượng miêu tả
Không gian
Đặc điểm
Trong nhà, vườn Nuôi, hoang dã
thú, trên đường đi,
chương trình truyền
hình

Như vậy, bằng việc điền vào phiếu bài tập như trên, HS nắm vững được
thể loại, đối tượng và giới hạn đối tượng miêu tả - một khâu quan trọng nhất
trong giai đoạn định hướng của sản sinh văn bản.
Ví dụ: Tả một con vật nuôi trong nhà (Tiếng Việt 4, tập 2)
Với đề bài trên ẩn chứa 2 yêu cầu sau:

1. Yêu cầu về thể loại của đề là: Miêu tả (thể hiện ở từ “Tả”)
2. Yêu cầu về nội dung là: Con vật
Để hướng dẫn HS tìm hiểu đề về văn miêu tả GV có thể lập phiếu học tập như
sau:
Thể loại làm văn
Tả con vật

Đối tượng
miêu tả
Con vật

Giới hạn đối tượng miêu tả
Không gian
Đặc điểm
Trong nhà
Con vật nuôi

2. Phương pháp hướng dẫn học sinh tìm ý, lập dàn ý

2.1. Hướng dẫn học sinh quan sát và tìm ý trong văn miêu tả
Môn tập làm văn ở tiểu học có nhiệm vụ rất quan trọng là rèn kỹ năng
nghe, nói, viết. Nhưng học sinh còn lúng túng không biết lắng nghe gì? Nói gì?
Viết gì? Vì vậy, dạy học cho học sinh biết quan sát tìm ý để hình thành thói
9


quen chuẩn bị bài tốt là một yêu cầu quan trọng khi làm văn. Muốn quan sát tốt,
học sinh cần nắm được cách quan sát và những yêu cầu quan sát để làm văn.
Cùng một đối tượng (Ví dụ cùng một con gà trống) nhưng mỗi cá nhân lại có sự
cảm nhận riêng (có em thích màu sắc bên ngoài, có em thích dáng vẻ oai vệ, có

em lại thích tiếng gáy, …). Giáo viên phải tôn trọng ý kiến của các em, không
phê phán vội vàng, chủ quan, phải giúp học sinh tự tin trong học tập.
Tuy nhiên, để miêu tả một đối tượng nào đó, giáo viên cần giúp các em
biết quan sát đối tượng theo từng góc nhìn, từng thời điểm, biết cảm nhận và
chọn “điểm nhấn” của đối tượng tạo ra nét riêng biệt trong bài văn của mình. Do
vậy, để đảm bảo tính chân thực của bài miêu tả cần phải được bắt nguồn từ quan
sát trực tiếp đối tượng miêu tả, kết hợp với kinh nghiệm sống, trí tưởng tượng
của học sinh, phải thể hiện được tình cảm, cảm xúc thực của các em trước đối
tượng miêu tả. Tính chân thực đòi hỏi phải có chi tiết thực, tả đúng bản chất của
đối tượng miêu tả, thể hiện được những nét đẹp đẽ, đúng đắn trong tư tưởng,
tình cảm của người học sinh khi bộc lộ thái độ của các em với đối tượng miêu
tả.
Để thực hiện những yêu cầu trên, GV hướng cho học sinh thực hiện thật
tốt từng bước:
1. Xác định cụ thể và chọn một đối tượng cần quan sát (đó là vật gì? hoặc con
gì? hay cây gì?)
2. Quan sát sự vật bằng các giác quan như thị giác, thính giác, khứu giác và cả
xúc giác. Trước tiên là quan sát bao quát đối tượng và cảm nhận (nó đẹp, dễ
thương, hoặc oai phong, hay dữ tợn,..), rồi quan sát từng bộ phận của đối tượng
theo một trình tự nhất định (từ trên xuống dưới, từ trước ra sau, hoặc đầu, mình
rối đến chi, …) Quan sát thật kĩ những bộ phận của sự vật mà em thích thú, ấn
tượng. Khi quan sát sự vật, các em cũng có thể trao đổi theo nhóm với nhau để
tìm ra những đặc điểm của đối tượng một cách tốt nhất.

10


3. Kết hợp quan sát là ghi chép (ghi chép những điều quan sát được) và liên
tưởng (liên tưởng để so sánh, nhân hóa sự vật)
Ví dụ: Hãy viết một đoạn văn có chứa câu mở đoạn như sau: Chú gà nhà em đã

ra dáng một chú gà trống đẹp.” của bài Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả
con vật (TV 4, tập 2, trang 130), thì ở tiết học trước đó, GV yêu cầu HS:
+ Chọn hoặc nhớ lại một con gà trống mà em đã gặp.
+ Quan sát (hoặc nhớ lại) và ghi lại các đặc điểm của từng bộ phận của nó. Chú
ý ghi thật chi tiết những bộ phận nổi bật của con gà đó.
GV ghi lên bảng lần lượt các đặc điểm đó bằng sơ đồ nhánh cây hoặc lập ra ma
trận để HS dễ dàng quan sát. GV khuyên khích các em cố gắng liệt kê càng
nhiều tự gợi tả càng tốt.
2.2. Hướng dẫn học sinh sắp xếp ý, lập dàn ý
Dù đây là một yêu cầu rất thường xuyên nhưng trên thực tế lại có rất
nhiều em không thể thực hiện được, có những em không biết lập dàn ý là làm
cái gì, để làm gì. Bởi lẽ, ở những lớp dưới, các em không phải làm việc này, mà
các em chỉ viết câu văn, đoạn văn bằng cách trả lời những câu hỏi cho sẵn hoặc
dựa vào những gợi ý của thầy cô một cách đơn giản, ngắn gọn. Trong khi lên
lớp Bốn thì việc lập dàn ý cho một đề bài cụ thể (loại bài miêu tả) là yêu cầu bắt
buộc các em phải biết thực hiện, tự thực hiện để dựa vào đó mà hoàn chỉnh đoạn
văn, bài văn.
Ví dụ: Khi dạy học các bài Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật, GV chủ
động giúp các em dựa vào nội dung phần Ghi nhớ trong sách giáo khoa, cùng xây
dựng một dàn bài chung cho loại bài văn miêu tả đang học. Dàn bài chung này GV
sẽ ghi cố định ở một bảng phụ để làm cơ sở cho học sinh xây dựng dàn ý riêng cho
mỗi bài văn miêu tả sau này. Dàn bài này cũng được sử dụng chung cho cả lớp
trong các tiết tập làm văn có yêu cầu viết một đoạn văn hay hoàn chỉnh một bài
văn.
DÀN BÀI CHUNG CỦA BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT
11


Mở bài: Giới thiệu con vật sẽ tả.
(Đó là con gì? Ở đâu? Lí do gì khiến em chọn nó?, …)

Thân bài:
a) Tả hình dáng.
- Nhận xét chung về con vật (đẹp, xấu, hiền, dữ, …)
- Tả các bộ phận của con vật:
+ Đầu, tai, mắt, mũi, miệng (mõm, mỏ), …
+ Thân hình, lưng, bụng, ngực, lông, …
+ Chân, cánh, đuôi, …
+ Bộ phận nổi bật nhất, đẹp nhất.
b) Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật.
- Tả thói quen sinh hoạt (ăn, ngủ, đùa giỡn,…)
- Tả những hoạt động chính (bắt chuột, giữ nhà, mừng chủ, kiếm mồi,…)
Kết luận: Nêu cảm nghĩ đối với con vật.
- Nêu tình cảm dành cho con vật, cách chăm sóc, bảo vệ con vật đó.
Ví dụ: Lập dàn ý chi tiết tả một con vật nuôi trong nhà (gà, chim, chó lợn, trâu,
bò…)
+ Hướng dẫn HS phân tích đề, xác định đối tượng miêu tả
+ Hướng dẫn HS lập dàn ý theo mẫu, chọn người thân để tả.
Dàn ý
Mở bài: Giới thiệu con vật em tả và lí do em chọn tả con vật đó : Con chó được
bà ngoại tặng nhân lú về quê ăn giỗ.
Thân bài :
a) Tả khái quát rồi đến tả chi tiết từng bộ phận của con chó.
12


- con Mực nhập khẩu vào nhà em khi nó còn là một cậu bé nhỏ xíu, vậy mà giờ
nó đã cao lớn rồi.
- Toàn thân nó được bao bọc bởi lớp áo màu đen hung.
- Nó nặng khoảng mười lăm ký lô gam.
- Cái đầu nó to như trái bưởi với hai cái tai lúc nào cũng cúp xuống, hai cái tai

chỉ dựng đứng lên khi nó đang hóng nghe ai nói chuyện mà thôi.
- Đôi mắt to màu nâu sẫm.
- Chiếc mũi lúc nào cũng ươn ướt, hít hít như muốn tìm kiếm vật gì vậy.
- Mõm chú to và dài, mỗi khi chú ngáp lộ rõ mấy cái răng nhọn hoắt, cái lưỡi
màu hồng hay lè ra ngoài.
b) Tả hoạt động của con chó.
- Mực rất khôn ngoan, mỗi khi em vui bảo nó nằm xuống, hay bắt tay là nó làm
liền.
- Chú là loài vật rất thính, khách lạ hay quen vào nhà chú đều phân biệt được
hết. Khách lạ thì chú sủa những tràn dài như báo hiệu cho chủ biết, còn khách
quen thì chú ngỏ ngoảy đuôi vui mừng như là hiếu khách lắm vậy.
- Mực thường ngủ ngoài hiên nhà để trông coi nhà và đàn gà của mẹ. Không một
tiếng động nhở nào mà chú không phát hiện được cả. Dù ai trong gia đình em đi
đâu thật xa, thật lâu không về nhưng khi về đến cổng là con Mực đã nhảy ào ra
mừng rỡ.
Kết bài : Người ta nói “ Chó là loài vật trung thành với chủ nhất” quả không sai
chút nào. Em yêu con Mực như một người bạn thân của mình, nhất là những lúc
ở nhà một mình Mực đúng là niềm vui của em.
3. Phương pháp hướng dẫn học sinh liên kết đoạn thành bài văn

Có các kiểu đoạn văn miêu tả sau:
+ Đoạn mở bài gián tiếp và trực tiếp.
13


+ Đoạn kết bài mở rộng và không mở rộng.
+ Đoạn thân bài.
Đơn vị trung gian của bài văn là ĐV. Các ĐV liên kết với nhau cùng hướng về
một nội dung, tạo thành một bài văn hoàn chỉnh.
+ Về nội dung: các đoạn văn cùng hướng về một chủ đề, một đối tượng miêu tả.

+ Về hình thức: để thành một bài văn hoàn chỉnh, người viết phải dùng phép liên
kết (phép nối, phép lặp, phép thế…), phát hiện mối quan hệ giữa đoạn văn với
đoạn văn để thực hành liên kết các đoạn của bài văn.

Quan hệ không phụ thuộc
Quan hệ phụ thuộc
Quan hệ liệt kê
Quan hệ giữa ý chính và ý diễn giải
Quan hệ không gian
Quan hệ giữa ý cụ thể và ý tổng kết
Quan hệ thời gian
nhận định chung
Quan hệ đặc điểm
Quan hệ nhân quả
Liên kết đoạn văn
Dùng từ ngữ
Dùng câu
Chỉ trình tự, bổ sung: trước hết, cuối Dùng câu nối với phần trước của văn
cùng, mặt khác, ngoài ra,...
bản
Chỉ ý nghĩa tổng kết, khái quát: tóm Dùng câu nối với phần sau của văn
lại, nhìn chung, nói một cách tổng bản
quát...
Dùng câu nối với phần trước và phần
Chỉ ý đối lập, tương phản: ngược lại, sau của văn bản
trái lại, nhưng, tuy vậy, đối lập với,...
Từ ngữ thay thế: do đó, do vây, ...
14



Sau khi HS đã được luyện tập cách viết từng phần trong bài văn miêu tả,
HS cần được luyện tập tổng hợp để viết hoàn chỉnh một bài văn theo trình tự lập
dàn ý rồi viết đoạn mở bài, thân bài, kết bài.
Ở bước này, GV có thể cá thể hóa hoạt động dạy học. Quan tâm đến đối
tượng học sinh trung bình, yếu đồng thời vẫn đảm bảo phát triển năng lực cảm
thụ văn học đối với học sinh khá giỏi.
Ví dụ: Tả một con vật nuôi trong vườn thú(TV4, tập 2, tr.149)
Từ dàn ý, HS có thể viết từng đoạn văn rồi liên kết lại thành một bài văn hoàn
chỉnh như sau.
Mở bài:
Mở bài gián tiếp

Mở bài trực tiếp

Từ ngàn xưa, loài hổ được mệnh danh Mỗi tháng 1 lần, bố mẹ đưa em đi chơi
là chúa tể sơn lâm luôn khiến cho vườn thú vào ngày chủ nhật. Ở đó có
muôn loài đều phải khép mình trước sự nhiều loài thú lạ, em xem hoài không
oai hùng của nó. Ngay cả bản thân em chán. Nhưng thích nhất vẫn là con hổ.
vẫn nhớ như in cái cảm giác thích thú,
trầm trồ trước vẻ ngoài uy nghi, vô
cùng mạnh mẽ khi lần đầu tiên đứng
trước chuồng hổ trong vườn thú.
Thân bài:
Chuồng hổ được đặt ở góc trong cùng của vườn thú và rộng nhất so với các
chuồng thú khác. Trong chuồng hổ có một cây cổ thụ mọc tự nhiên, và người ta
còn làm núi giả, có cả suối nước chảy hẳn hoi. Ở đó chỉ có duy nhất một con hổ.
Đó là một con hổ rất lớn. Thân nó cao khoảng một thước, dài hơn một thước
rưỡi. Từ đầu đến chân hổ phủ một lớp lông ngắn màu vàng sậm có những vằn
đen. Cả cái đuôi dài cũng một màu lông như thế. Đầu hổ tròn, lớn hơn quả dừa,
nối với thân bằng một cái cổ ngắn, rất khỏe. Hai tai ngắn, vểnh lên. Cặp mắt

tròn, to bằng quả chanh, màu vàng nhạt, lúc nào cũng long lên trông rất dữ tợn.
Cánh mũi có màu hồng sậm, lúc nào cũng phập phồng như đang đánh hơi.
15


Miệng rộng, xung quanh có những sợi ria vàng, thỉnh thoảng lại nhe ra để lộ
hàm răng khỏe có những chiếc nanh nhọn hoắt. Em thích nhất là nhìn hổ đi. Bốn
chân khỏe, bước những bước chậm rãi, êm ái. Toàn thân hổ uốn lượn mềm mại
như sóng, nhịp nhàng theo bước chân đi. Khi bước lên sườn núi, con hổ dừng lại
và phóng mắt nhìn ra xung quanh. Dáng hổ vươn cao theo dốc núi, đuôi cong
lên, trông thật đẹp đẽ và oai vệ. Nhưng chỉ được một chốc, nó lại khoanh mình
dưới gốc cổ thụ, nằm thiu thiu ngủ. Bố em bảo có lẽ nó nhớ núi rừng quê hương
của nó. Có lần em thấy bác trong vườn thú cho nó ăn. Từng tảng thịt bò lớn
được ném vào chuồng. Hổ nằm dài, chân trước đặt lên tảng thịt, dùng răng
ngoạm và xé từng miếng thịt lớn rất dễ dàng bằng những chiếc răng nanh nhọn
sắc. Ăn xong, hổ uể oải đứng dậy, đi đến bên dòng suối uống nước rồi lại trở về
khoanh

mình

bên

gốc

cây.

Kết luận:
Kết luận mở rộng

Kết luận không mở rộng


Hiện nay hồ được nuôi dưỡng trong Em rất thích ngắm con hổ. Trong cảm
những sở thú để bảo tồn nguồn gen quý nhận của em, con hổ là hình ảnh của
tránh được sự sát hại của những con núi rừng hoang dã, của sức mạnh tự
người độc ác và tránh nguy cơ tuyệt nhiên,

đẹp

đẽ



kiêu

hùng.

chủng. Em thấy mến nó bởi vì nó là
một loài vật có uy quyền và có sức
khỏe rất mạnh. Chính sự hiếu kì ấy giúp
cho tôi gần nó hơn ngắm nhìn nó mọi
tư thế. Và cuối tuần đến xem nó ngày
càng một lớn lên to khỏe như thế nào.
Các em sẽ biết tự diễn đạt câu văn trọn ý khi các em biết sắp xếp các từ
ngữ thành câu văn đúng ngữ nghĩa, biết sắp xếp các câu văn thành đoạn văn
lôgic, đúng chủ đề. Tuy nhiên, đây là việc làm rất khó, cần được tập luyện
thường xuyên và khá mất thời gian, mà thời gian ở các tiết học Tập làm văn lại
có hạn, vì vậy, GV nên thực hiện không chỉ ở các tiết Tập làm văn mà ở cả các
16



tiết học khác như Luyện từ và câu hay Chính tả. Với những bài tập có yêu cầu
liên quan đến việc phải trình bày, sắp xếp các ý, câu văn lôgic, hoặc ở một số
tiết Tập làm văn, GV chủ động chuẩn bị các từ ngữ, câu văn theo chủ đề nhất
định đủ dùng cho học sinh hoạt động theo dự kiến. Cho các từ ngữ, yêu cầu học
sinh dùng những từ ngữ đó sắp xếp lại thành những câu văn hoàn chỉnh (hoặc
dùng những câu văn sắp xếp thành đoạn văn) theo chủ đề mà GV yêu cầu. Tiếp
đó có thể tổ chức nhận xét, đánh giá, sửa chữa. Cần đánh giá, nhận xét trên sự
sáng tạo của học sinh, tôn trọng ý tưởng của học sinh, không nhất thiết phải
đúng theo mẫu ấn định sẵn. Tuy nhiên cũng cần phải điều chỉnh, sửa chữa nếu
chưa phù hợp. Ngoài ra, ngay cả khi HS trả lời câu hỏi của thầy cô, của bạn bè
hoặc khi yêu cầu các em trình bày một vấn đề nào đó, GV đặc biệt chú trọng đến
cách trình bày, diễn đạt của các em (nhất là với những học sinh yếu). Khi thấy
học trò trình bày vấn đề lủng củng, không rõ ràng hoặc sử dụng từ ngữ không
phù hợp, GV nhận xét khéo và gợi ý, tập cho các em và cả các bạn khác cùng
cân nhắc, diễn đạt lại vấn đề sao cho trôi chảy, rõ ràng, đủ ý, và dễ hiểu.
4. Phương pháp hướng dẫn học sinh hoàn thiện bài văn (phát hiện lỗi và

sửa chữa lỗi)
4.1. Phân tích ưu điểm, khuyết điểm
Đối với học sinh lớp 4 thì đây là việc làm rất khó khăn, ít em tự thực hiện
được. Việc tập cho các em biết tự kiểm tra, rà soát lại bài viết về cả nội dung và
cách diễn đạt, cách trình bày là rất cần thiết, nó không chỉ giúp các em nâng cao
khả năng làm văn, nâng cao chất lượng câu văn, đoạn văn, bài văn của các em
mà còn giúp cho các em rèn luyện kĩ năng trình bày, diễn đạt vấn đề.
Trong mỗi giờ Tập làm văn, nhất là văn viết, GV hết sức chú trọng việc
tập cho học sinh biết tự cân nhắc, trau chuốt câu văn, ý văn cho phù hợp. Khi
các em hoàn thành bài tập, GV tổ chức cho các em đọc lại bài, đối chiếu với yêu
cầu của đề bài để kiểm tra xem nội dung bài làm đã đảm bảo chưa? Câu văn, ý
văn đã rõ ràng, đủ ý chưa?...Thời gian đầu các em sẽ rất bỡ ngỡ, khó thực hiện,
tôi tập cho cả lớp cùng thực hiện chung trên một vài bài, sau đó là cùng thực

hiện trong nhóm, dần dần là mỗi cá nhân sẽ tự kiểm tra, rà soát trên bài làm của
17


mình. Ngay trong quá trình các em làm bài, tôi cũng theo dõi, giúp các em tự
nhận xét, kiểm tra, điều chỉnh kịp thời những chỗ chưa hay, chưa phù hợp, tập
cho các em biết chú trọng đến cách diễn đạt sao cho đúng, đủ, rõ ý.
4.2. Hướng dẫn học sinh chữa bài
Việc sửa chữa lỗi diễn đạt dựa trên cơ sở bài làm cảu cả lớp mà trong quá
trình chấm bài, GV đã ghi ra các câu có vấn đề về ngữ pháp, các lỗi chính tả...
Đến lúc này GV tổ chức, hướng dẫn cho HS nhận xét, sửa chữa. Định hướng
như vậy sẽ giúp cho việc sửa chữa lỗi sát hợp và kịp thời uốn nắn kĩ năng diễn
đạt cho lớp. Tuy nhiên sửa như vậy sẽ dẫn đến tình trạng nhàm chán cho HS vì
tiết trả bài nào cũng sửa chữa những lỗi đó.
Phân tích sửa chữa lỗi: lỗi về kĩ năng xây dựng văn bản, kĩ năng ngôn ngữ.
Có thể chữa lỗi theo 3 bước như sau:
Bước 1: Tham gia chữa lỗi chung cho cả lớp: Trọng tâm sữa lỗi là luyện từ câu và quan hệ từ
Bước 2: Học sinh đọc lại bài làm của mình, chú ý những chỗ mực đỏ ghi lời
khen, chê của cô giáo (Ví dụ: câu hay, đoạn hay, hoặc lỗi dùng từ, lỗi viết câu,
lỗi chính tả...)
Bước 3: Học sinh tự chữa bài vào vở tập làm văn
GV có thể phát phiếu học tập cho HS để các em tự tìm và sửa lỗi của
mình.
Phiếu học tập
Học sinh:.......................
Lỗi về bố cục
Lỗi về ý

Lỗi về
dùng từ

Từ sai nghĩa,
không đúng
sắc thái, ý
nghĩa
câu
diễn đạt

Lỗi về
Lỗi chính tả
đặt câu
Không hợp Ý quá dài
Câu
thiếu Từ sai chính
lý,
không hoặc
quá
chủ ngữ, vị tả
làm nổi bật ngắn,
ý
ngữ. Câu chỉ
trọng tâm
không chặt

thành
chẽ,
nhất
phần
phụ
quán
không


thành phần
chính.
GV tổ chức cho HS tự chữa bài làm của mình. Sau đó, HS đổi bài cho nhau để
kiểm tra, giúp đỡ lẫn nhau về việc chữa lỗi.
18


4.3. Hướng dẫn học sinh học tập cách viết văn hay
GV lựa chọn và giới thiệu những bài văn hay, ĐV hay của HS trong lớp
và các bạn ngoài lớp. HS thảo luận, rút ra nhận xét, học tập những cái hay trong
bài làm của bạn (về bố cục, sắp xếp ý diễn đạt, dùng tư, đặt câu, sử dụng biện
pháp tu từ: liên tưởng, so sánh, nhân hóa).
Hướng dẫn học sinh chọn viết lại một đoạn trong bài làm
Tùy điều kiện thời gian cho phép, GV có thể hướng dẫn HS thực hiện yêu
cầu này tại lớp hoặc luyện thêm ở nhà để nâng cao KN viết văn. ĐV chọn viết
lại là:
+ Đoạn có nhiều lỗi, viết lại đúng chính tả.
+ Đoạn viết sai câu, diễn đạt rắc rối, viết lại cho trong sáng.

KẾT LUẬN
Chương trình SGK đã lấy quan điểm giao tiếp làm căn cứ để xây dựng
chương trình. Hệ thống bài tập đã ứng dụng sâu sắc lí thuyết của ngữ pháp văn
bản. Các bài tập chủ yếu là miêu tả và kể chuyện, hướng tới việc sản sinh văn
bản tương đối trọn vẹn, lấy đoạn văn làm trung tâm. Ở lớp 4 -5, việc phân chia
văn bản thành đoạn văn được chú trọng. Học sinh được tìm hiểu thế nào là đoạn
văn miêu tả và kể chuyện, kết cấu ba phần của một đoạn văn, cách xây dựng
đoạn mở bài trực tiếp và gián tiếp, cách xây dựng đoạn kết bài đóng và mở.
Đoạn mở bài thường là đoạn diễn dịch có câu chủ đề ở đầu. Đoạn kết bài thường
là đoạn quy nạp có câu chủ đề ở cuối. Tuy nhiên, sách giáo khoa chưa chú ý tới

việc xây dựng đoạn văn theo kết cấu. Để học tập tốt môn Tập làm văn chúng ta
cần nắm được trình tự của một bài văn miêu tả, biết cách lựa chọn và sử dụng từ
ngữ phù hợp với đối tượng miêu tả, liên kết các câu, các đoạn với nhau.
Chính vì vậy sự vận dụng các giai đoạn sản sinh văn bản của ngữ pháp
văn bản vào quá trình dạy học văn miêu tả ở lớp 4 nói chung và trong văn miêu
tả con vật ở lớp 4 là vô cùng quan trọng. Tạo điều kiện cho GV có nhiều cách
thức để dạy Tập làm văn cho HS, giúp các em phải triển được các kĩ năng cần

19


thiết để xây dựng được một bài văn hoàn thiện về mặt hình thức và sâu sắc về
mặt nội dung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chu Thị Hà Thanh, “ Ngữ pháp văn bản và dạy học Tạp làm văn ở Tiểu
học”, Nxb Đại học Vinh, 2015
2. Nguyễn Trí, “Dạy Tập làm văn ở trường Tiểu học”, Nxb Giáo dục, Hà
Nội, 2003.

20


21



×