Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

MÔ HÌNH QUẢN lý TRUYỀN THÔNG và sản XUẤT tác PHẨM báo điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 19 trang )

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
KHOA CÔNG NGHỆ ĐA PHƯƠNG TIỆN
----------

Multimedia
BÁO CÁO KẾT QUẢ BÀI TẬP LỚN:
MÔ HÌNH QUẢN LÝ TRUYỀN THÔNG

SẢN XUẤT TÁC PHẨM BÁO ĐIỆN TỬ
HỌC PHẦN: BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ
Giảng viên :
Sinh viên :
Mã sinh viên :
Lớp:

ThS. Nguyễn Thị Thu Hường
Tạ Thị Oanh
B12DCPT035
D12TTDPT

Hà Nội, tháng 01 năm 2017


Tiểu luận môn Báo mạng điện tử

MỤC LỤC
Trang

Tạ Thị Oanh_B12DCPT035

Page 2




Tiểu luận môn Báo mạng điện tử

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, xã hội loài người đang không ngừng phát triển và đạt được nhiều thành
tựu lớn về kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật. Mức sống của con người được nâng cao,
nhu cầu thông tin giải trí cũng ngày một cao hơn vì thế truyền thông đã ra đời và phát
triển.
Nhờ có truyền thông mà con người có thể tiếp nhận thông tin kịp thời, nhanh chóng
và chính xác. Ngoài truyền tải thông tin, truyền thông còn giữ vị trí quan trọng trong việc
định hướng dư luận, hướng con người tới những hành vi phù hợp với pháp luật, chuẩn
mực xã hội. Điều đó đòi hỏi vai trò lớn hơn nữa của truyền thông trong xã hội hiện đại,
đưa loài người sang một nền văn minh mới: Nền văn minh thông tin.
Có thể nói truyền thông ngày càng có vai trò to lớn trong xã hội, ảnh hưởng tới mọi
mặt của đời sống con người. Mặc dù ngành truyền thông trên thế giới đã và đang phát
triển mạnh mẽ cùng với các lĩnh vực khác nhưng ở Việt Nam, truyền thông vẫn là một
ngành khá mới, từ đó đặt ra yêu cầu chúng ta cần có nhiều hơn các tài liệu nghiên cứu về
lĩnh vực này. Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài tiểu luận này không thể đề cập một cách đầy
đủ toàn bộ những khía cạnh của ngành truyền thông. Với thời lượng có hạn, nội dung bài
tiểu luận chỉ đi sâu tìm hiểu bộ máy quản lý ngành truyền thông.

Tạ Thị Oanh _B12DCPT035

Page 3


Tiểu luận môn Báo mạng điện tử

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH TRUYỀN THÔNG Ở VIỆT NAM

1.1. Khái niệm về truyền thông
Truyền thông là hiện tượng xã hội phổ biến, ra đời cùng với sự phát triển của xã hội
loài người, tác động và liên quan trực tiếp đến mọi cá thể trong xã hội. Do đó, có rất nhiều
quan điểm khác nhau về truyền thông. Mỗi quan điểm đều thể hiện góc nhìn riêng của
một người hay một nhóm người khi nghiên cứu lĩnh vực này.
Truyền thông có gốc từ tiếng Latinh là “communicare” nghĩa là biến nó thành thông
thường, chia sẻ, truyền tải.
John R. Hober (1954) cho rằng: “Truyền thông là quá trình trao đổi tư duy hoặc ý
tưởng bằng lời”.
Theo Gerald Miler (1966) thì về cơ bản truyền thông quan tâm nhất tới tình huống
hành vi, trong đó nguồn thông tin truyền nội dung đến người nhận với mục đích tác động
đến hành vi của họ.
Duới góc độ cấu trúc, Bess Sodel cho rằng truyền thông là một quá trình chuyển đổi
từ một tình huống đã có cấu trúc như một tổng thể sang tình huống khác theo một thiết
chế có chủ đích.
Từ các quan điểm trên ta có thể đưa ra một khái niệm chung về truyền thông như
sau: Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng tình cảm… chia sẻ kỹ
năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau,
thay đổi nhận thức…
1.2. Vai trò của truyền thông
Truyền thông tác động đến nhận thức của công chúng, từ nhận thức sẽ tác động đến
hành động và ứng xử của công chúng. Vì vậy, truyền thông có ảnh hưởng rất lớn đến mọi
vấn đề của xã hội.
-

Đối với chính quyền Nhà nước: Giúp các cơ quan Nhà nước đưa thông tin về các chính
sách kinh tế, văn hóa xã hội, luật pháp đến với người dân, thuyết phục công chúng thay
đổi về nhận thức và hành xử đúng pháp luật. Ngoài ra, chính phủ cũng nhờ truyền thông
để thăm dò lấy ý kiến của dư luận trước khi ban hành các văn bản pháp lý từ đó điều
chỉnh các chính sách quản lý và tạo ra sự đồng thuận cao trong dân chúng.

Tạ Thị Oanh _B12DCPT035

Page 4


Tiểu luận môn Báo mạng điện tử
-

Đối với công chúng: Giúp cho người dân có thể cập nhật thông tin kinh tế, văn hóa, xã
hội, pháp luật trong và ngoài nước. Đồng thời giúp người dân giải trí và học tập về phong
cách sống của những người xung quanh. Truyền thông ủng hộ cái đẹp và bài trừ cái xấu,
đồng thời giúp cho người dân nói lên tiếng nói của mình, bảo vệ các quyền và lợi ích

-

chính đáng của mình.
Đối với nền kinh tế: Nhờ có truyền thông mà doanh nghiệp có thể quảng bá sản phẩm và
dịch vụ, giúp cho người mua nhận biết và sử dụng sản phẩm và dịch vụ. Truyền thông
cũng tạo ra nhu cầu tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ, giúp các công ty tạo ra công ăn việc
làm cho nhiều người, giúp kinh tế phát triển. Truyền thông cũng là công cụ giúp người
tiêu dùng có thể phản ánh về chất lượng sản phẩm và dịch vụ của các nhà sản xuất.
1.3. Tổng quan về ngành truyền thông ở Việt Nam
Những thành tựu trong lĩnh vực công nghệ thông tin, phát thanh, truyền hình và đặc
biệt là Internet đã tạo ra sự bùng nổ thông tin trên phạm vi toàn cầu, làm thay đổi cả về
nội dung và hình thức của các loại hình báo chí truyền thống. Internet với đặc trưng tương
tác của nó, đã thu hẹp giới hạn về không gian, thời gian trong việc tiếp cận thông tin trên
quy mô quốc gia và thế giới.
Cùng với sự phát triển của những ngành khác thì ngành truyền thông thế giới đã có
bước phát triển vượt bậc, đem đến những phương thức truyền tin mới phục vụ nhu cầu
thông tin ngày càng đa dạng, phong phú của công chúng. Truyền thông không chỉ dừng

lại ở việc truyền tin mà nó còn là sự kết hợp của các yếu tố đa phương tiện, công chúng
không chỉ thu thập thông tin một chiều mà còn có thể tương tác với thông tin một cách
thuận tiện, dễ dàng.
Tuy nhiên, ngành truyền thông tại Việt Nam vẫn còn là một ngành khá mới, đang
trong quá trình phát triển để bắt kịp được với truyền thông thế giới. Do vậy, Việt Nam vẫn
gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức quản lý, phân công nhiệm vụ của các Bộ, ban
ngành liên quan tới lĩnh vực này.

Tạ Thị Oanh _B12DCPT035

Page 5


Tiểu luận môn Báo mạng điện tử

CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ NGÀNH TRUYỀN THÔNG Ở VIỆT NAM
2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý ngành truyền thông ở Việt Nam

Tạ Thị Oanh _B12DCPT035

Page 6


Tiểu luận môn Báo mạng điện tử
2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các cấp quản lý
2.2.1. Bộ Thông tin và Truyền thông
• Vị trí và chức năng

Theo Nghị định 132/2013/NĐ-CP, Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan của
Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về báo chí; xuất bản; bưu chính; viễn

thông; tần số vô tuyến điện; công nghệ thông tin, điện tử; phát thanh và truyền hình;
thông tấn; thông tin đối ngoại; thông tin cơ sở và hạ tầng thông tin và truyền thông quốc
gia; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý
nhà nước của Bộ.
• Nhiệm vụ và quyền hạn
 Bộ Thông tin và Truyền thông:

STT
Nhiệm vụ, quyền hạn
1
Quản lý, cấp phép các hoạt
động báo chí (Báo in, phát
thanh, truyền hình, thông tin
điện tử)
2
Quản lý, cấp phép họp báo, tổ
chức sự kiện
3
Quản lý, cấp phép hoạt động
website, mạng xã hội
4

Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan
- Luật Báo chí
- Nghị định 132/2013/NĐ-CP: Quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Luật Báo chí
Nghị định 72/2013/NĐ-CP: Quản lý, cung cấp,
sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng


Quản lý, cấp phép các hoạt Thông tư Liên tịch 85/2008/TTLT-BVHTTDLđộng quảng cáo trên báo chí và BTTTT: Hướng dẫn về cấp phép, đăng ký, thực
quảng cáo trên mạng máy tính
hiện quảng cáo trên báo chí, mạng thông tin
máy tính, xuất bản phẩm và công tác thanh tra,
kiểm tra, xử lý vi phạm

- Cục Báo chí (Trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông):

STT
Nhiệm vụ, quyền hạn
Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan
1
Quản lý, cấp phép các hoạt Thông tư 16/2010/TT-BTTTT: Quy định chi tiết
động báo chí in
và hướng dẫn việc cấp giấy phép hoạt động báo
chí in, xuất bản số phụ, xuất bản phụ trương,
xuất bản đặc san
2
Cấp phép tổ chức họp báo
Luật Báo chí
Tạ Thị Oanh_B12DCPT035

Page 7


Tiểu luận môn Báo mạng điện tử
3

-


Quản lý, cấp phép hoạt động - Luật Quảng cáo
liên quan tới quảng cáo trên - Thông tư Liên tịch 85/2008/TTLTbáo in
BVHTTDL-BTTTT: Hướng dẫn về cấp phép,
đăng ký, thực hiện quảng cáo trên báo chí,
mạng thông tin máy tính, xuất bản phẩm và
công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm

Cục Quản lý Phát thnah, Truyền hình và Thông tin điện tử (Trực thuộc Bộ Thông tin và
Truyền thông)
STT
Nhiệm vụ, quyền hạn
Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan
1
Quản lý, cấp phép hoạt động - Luật Báo chí
phát thanh, truyền hình, thông - Thông tư 07/2011/TT-BTTTT: Quy định chi
tin điện tử
tiết và hướng dẫn việc cấp Giấy phép hoạt động
báo chí trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình
- Thông tư 09/2014/TT-BTTTT: Quy định chi
tiết về hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng
thông tin trên trang thông tin điện tử và mạng
xã hội
- Thông tư 33/2011/TT-BTTTT: Quy định chi
tiết việc cấp giấy phép hoạt động báo chí điện
tử, giấy phép chuyên trang báo chí điện tử
- Nghị định 72/2013/NĐ-CP: Quản lý, cung
cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên
mạng
2

Quản lý, cấp phép hoạt động - Thông tư 09/2014/TT-BTTTT: Quy định chi
website, mạng xã hội
tiết về hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng
thông tin trên trang thông tin điện tử và mạng
xã hội
- Nghị định 72/2013/NĐ-CP: Quản lý, cung
cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên
mạng
- Luật Doanh nghiệp
3
Quản lý, cấp phép hoạt động - Luật Quảng cáo
quảng cáo trên phát thanh, - Thông tư Liên tịch 85/2008/TTLTtruyền hình và quảng cáo trên BVHTTDL-BTTTT: Hướng dẫn về cấp phép,
mạng máy tính
đăng ký, thực hiện quảng cáo trên báo chí,
mạng thông tin máy tính, xuất bản phẩm và
công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm



Sở Thông tin và Truyền thông: Quản lý và cấp phép các hoạt động báo chí, quan hệ công
chúng (PR), quảng cáo (giống Bộ Thông tin và Truyền thông) ở cấp địa phương.
Tạ Thị Oanh_B12DCPT035

Page 8


Tiểu luận môn Báo mạng điện tử
2.2.1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
• Vị trí và chức năng


Theo Nghị định 76/2013/NĐ-CP, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan
của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về văn hóa, gia đình, thể dục, thể
thao và du lịch trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc lĩnh vực
văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật.

• Nhiệm vụ và quyền hạn
 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

STT
Nhiệm vụ, quyền hạn
Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan
1
Quản lý, cấp phép quyền tác - Luật Sở hữu trí tuệ
giả, quyền liên quan
- Nghị định 76/2013/NĐ-CP: Quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
2
Quản lý, cấp phép các hoạt Nghị định 76/2013/NĐ-CP: Quy định chức
động biểu diễn, họp báo, tổ năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
chức sự kiện
của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
3
Quản lý, cấp phép quảng cáo
- Nghị định 76/2013/NĐ-CP: Quy định chức
ngoài trời và nội dung quảng
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
cáo
của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Thông tư Liên tịch 85/2008/TTLTBVHTTDL-BTTTT: Hướng dẫn về cấp phép,

đăng ký, thực hiện quảng cáo trên báo chí,
mạng thông tin máy tính, xuất bản phẩm và
công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm
- Cục Bản quyền tác giả (Trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thảo và Du lịch):

STT
1

2

Nhiệm vụ, quyền hạn
Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan
Quản lý, cấp phép quyền tác - Luật Sở hữu trí tuệ
giả, tác phẩm báo chí
- Nghị định 76/2013/NĐ-CP: Quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Quản lý hoạt động tổ chức sự Luật Sở hữu trí tuệ
kiện

Tạ Thị Oanh_B12DCPT035

Page 9


Tiểu luận môn Báo mạng điện tử

- Cục Nghệ thuật biểu diễn (Trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thảo và Du lịch):

STT

1
2

Nhiệm vụ, quyền hạn
Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan
Quản lý, cấp phép hoạt động tổ Nghị định 76/2013/NĐ-CP: Quy định chức
chức sự kiện, họp báo
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
Quản lý, cấp phép các hoạt của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
động văn hóa, biểu diễn
- Cục Văn hóa cơ sở (Trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thảo và Du lịch):

STT
1



Nhiệm vụ, quyền hạn
Quản lý, cấp phép nội dung
quảng cáo trên các kênh báo
chí và quảng cáo trên mạng
máy tính

Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan
- Luật Quảng cáo
- Nghị định 76/2013/NĐ-CP : Quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Quản lý và cấp phép các quyền tác giả báo chí, hoạt

động nghệ thuật biểu diễn, quảng cáo (giống Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ở cấp địa
phương.

Tạ Thị Oanh_B12DCPT035

Page 10


Tiểu luận môn Báo mạng điện tử

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ
NGÀNH TRUYỀN THÔNG Ở VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI
PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỘ MÁY QUẢN LÝ NGÀNH
TRUYỀN THÔNG Ở VIỆT NAM
3.1. Nhận xét hiệu quả tổ chức bộ máy quản lý ngành truyền thông ở Việt Nam
3.1.1. Ưu điểm
Tuy là một ngành mới ở Việt Nam xong ngành truyền thông đã được Nhà nước
quan tâm tới việc quản lý. Chức năng và hoạt động của các cơ quan từ Chính phủ, các Bộ,
ban ngành từ Trung ương đến địa phương đã tập trung vào việc quản lý truyền thông hiệu
quả.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý các cấp được sắp xếp khá tinh gọn, phát huy hiệu
quả quản lý tốt hơn, những hoạt động truyền thông nhỏ do địa phương quản lý như các Sở
Thông tin và truyền thông, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân các tỉnh,
giảm tải áp lực quản lý của các Bộ, các cơ quan ngang bộ cấp Trung ương.
Nhà nước luôn chú trọng việc ban hành các Luật, văn bản pháp lý thể hiện vai trò,
trách nhiệm và chức năng của các cơ quan có thẩm quyền trong việc quản lý truyền thông
như Luật Báo chí, Luật Quảng cáo, Luật Sở hữu trí tuệ,… cùng các Nghị định, Thông tư
liên quan. Qua đó, cho thấy hệ thống pháp luật liên quan đến ngành truyền thông ngày
càng có tính hệ thống và thực tiễn trong việc điều hòa, điều chỉnh các mối quan hệ ngành
truyền thông giữa các chủ thể nhằm hướng tới một trật tự chung theo định hướng và ý chí

của Nhà nước.
3.1.2. Những hạn chế, tồn tại
Bên cạnh những ưu điểm trên thì bộ máy quản lý ngành truyền thông ở Việt Nam
vẫn còn bộc bộ nhiều khuyết điểm, tồn tại.
Chức năng của các cơ quan quản lý chưa được phân định rõ ràng và phù hợp; nhiều
cơ quan cùng quản lý một hoạt động dẫn đến việc chồng chéo về thẩm quyền và nhiệm
vụ. Sự phân công, phân cấp giữa các cấp chưa thật rành mạch, các cơ quan từ Trung ương
tới địa phương vẫn còn ôm đồm quá nhiều việc, trong khi đó chức năng chính là tập trung
quản lý vĩ mô chưa được thực hiện tốt.
Tạ Thị Oanh_B12DCPT035

Page 11


Tiểu luận môn Báo mạng điện tử
Tổ chức bộ máy còn cồng kềnh, thiếu tập trung, còn nhiều đầu mối. Tổ chức bên
trong các Bộ, ngành Trung ương có chiều hướng chia nhỏ lĩnh vực công tác dẫn đến việc
khó kiểm soát.
Các văn bản quy phạm pháp luật chưa làm rõ được những khái niệm về truyền
thông và các hoạt động truyền thông, vẫn còn đề cập đến những vẫn đề chung chung
khiến cho việc áp dụng quản lý không rõ ràng và gặp nhiều khó khăn trong việc xử phạt
khi có vụ việc nào đó xảy ra.
3.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bộ máy quản lý ngành
truyền thông ở Việt Nam
3.2.1. Các yếu tố tác động đến việc quản lý ngành truyền thông
- Sự phát triển của truyền thông thế giới
Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ đã kéo theo sự thay đổi về phương thức
truyền thông. Truyền thông thế giới đang phát triển mạnh mẽ theo hướng di động hóa với
sự sáng tạo không ngừng về cả nội dung và hình thức thể hiện. Mạng xã hội đóng vai trò
trung tâm trong việc truyền tải thông tin tới công chúng. Công chúng có thể tương tác

nhiều hơn và đa dạng hơn. Đây không chỉ là xu hướng phát triển của truyền thông thế giới
mà nó cũng là xu hướng phát triển của truyền thông Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam
đang có nhiều cơ hội hội nhập quốc tế. Điều này cũng đòi hỏi việc thay đổi cách thức
quản lý sao cho phù hợp với thực tiễn và đạt hiệu quả tốt nhất.
- Tình hình chính trị, xã hội trong nước
Bên cạnh sự phát triển của truyền thông thế giới thì tình hình chính trị, xã hội
trong nước cũng là một trong yếu tố tác động trực tiếp đến việc tổ chức bộ máy quản lý
ngành truyền thông. Bất kỳ ngành nào cũng chịu sự kiểm soát của các cơ quan quản lý
Nhà nước và truyền thông không ngoại lệ. Đặc biệt, truyền thông là truyền tải thông tin và
thay đổi hành vi xã hội nên sự thay đổi về thể chế chính trị cũng ảnh hưởng đến việc quản
lý ngành truyền thông.
Tóm lại bối cảnh quốc tế và trong nước tạo ra thời cơ lớn cho truyền thông Việt
Nam phát triển với sự tiếp cận và hòa nhập với truyền thông thế giới. Thế nhưng, nó cũng
đặt ra nhiều thách thức đối với ngành truyền thông Việt Nam là làm sao để có thể quản lý
các hoạt động truyền thông một cách có hiệu quả, đúng trọng điểm và phù hợp với thực
tiễn tại Việt Nam.
Tạ Thị Oanh_B12DCPT035

Page 12


Tiểu luận môn Báo mạng điện tử
3.2.1. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bộ máy quản lý ngành truyền thông
-

Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, cơ chế phối hợp giữa Bộ Thông tin và truyền thông,
Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch với các Bộ, ngành có liên quan, khắc phục sự chồng
chéo về nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan trong việc quản lý các hoạt động báo chí,

-


quảng cáo và quan hệ công chúng.
Tiếp tục phân cấp quản lý giữa Trung ương với địa phương, nâng cao vai trò của Sở
Thông tin và Truyền thông với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhằm quản lý tốt hơn

-

hoạt động truyền thông ở địa phương, giảm áp lực quản lý cho cơ quan quản lý cấp trên.
Bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, làm rõ các khái niệm, quy
định tránh đề cập đến những vấn đề chung chung, bảo đảm môi trường pháp lý rõ ràng,
công khai, minh bạch và bình đẳng cho các đơn vị, cá nhân hoạt động truyền thông trên
lãnh thổ Việt Nam. Rà soát và sửa đổi, bổ sung nhằm nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả các
văn bản hiện có phù hợp với yêu cầu thực tiễn đồng thời xây dựng thêm các văn bản mới

-

phù hợp với xu thế phát triển và yêu cầu công tác quản lý Nhà nước.
Nâng cao năng lực bộ máy quản lý Nhà nước về tổ chức bộ máy, về nguồn nhân lực, về
cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật công nghệ cao, hiện đại bảo đảm triển khai có
hiệu quả các biện pháp quản lý về cả hành chính và kỹ thuật để kịp thời phát hiện, ngăn
chặn và xử lý nghiêm các sai phạm theo pháp luật.

KẾT LUẬN
Ngày nay, các hoạt động báo chí, quảng cáo và quan hệ công chúng đã trở thành một
phần không thể thiếu trong đời sống của mỗi con người trong xã hội. Nhờ những sáng tạo
vượt bậc của khoa học kỹ thuật cho phép chúng ta có thể nắm bắt thông tin trên toàn thế
giới một cách nhanh nhất, tiện lợi và hiệu quả ở mọi lĩnh vực của tri thức và đời sống.
Tạ Thị Oanh_B12DCPT035

Page 13



Tiểu luận môn Báo mạng điện tử
Sự phát triển của truyền thông đã tạo điều kiện cho sự phát triển của đa dạng ngành
nghề khác nhau, không có ngành nào có thể tách rời được truyền thông bởi truyền thông
là truyền tải thông tin, làm thay đổi hành vi và định hướng dư luận nhờ đó Đảng, Nhà
nước có thể tuyên truyền những chính sách tới với nhân dân; các công ty có thể đưa sản
phẩm của mình đến với khách hàng. Tuy nhiên, chính sức ảnh hưởng mạnh mẽ của truyền
thông đối với công chúng như vậy nên một số đối tượng đã lợi dụng để tuyên truyền
những thông tin sai lệch nhằm chống phá, gây ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và Nhà
nước. Vì vậy, cần phải có một bộ máy quản lý chặt chẽ đối với truyền thông để định
hướng công chúng đi đúng đường, không bị sai lệch về tư tưởng.
Truyền thông là một ngành khá mới ở Việt Nam nhưng đã phần nào xây dựng được
bộ máy quản lý thông qua các Bộ, ban ngành, các văn bản quy phạm pháp luật. Tuy
nhiên, tổ chức bộ máy quản lý truyền thông hiện nay ở Việt Nam hoạt động chưa thực sự
hiệu quả, đòi hỏi Nhà nước, Chính phủ phải xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ
quan quản lý tránh tình trạng chồng chéo, thiếu trọng tâm. Bên cạnh đó nâng cao năng lực
bộ máy quản lý Nhà nước về tổ chức bộ máy, về nguồn nhân lực, về cơ sở vật chất và
trang thiết bị kỹ thuật hiện đại bảo đảm triển khai có hiệu quả các biện pháp quản lý.

PHẦN II: SẢN XUẤT TÁC PHẨM BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ
1.1.
Đề tài, ý tưởng
-

Đề tài: “Dạy con về giới tính, phụ huynh phải “đi học” ”.
Ý tưởng: Đây là một đề tài luôn được mọi người quan tâm. Tác động của nó
rất lớn tới toàn bộ xã hội hiện nay. Quan trọng hơn là thời gian gần đây có rất

Tạ Thị Oanh_B12DCPT035


Page 14


Tiểu luận môn Báo mạng điện tử
nhiều tình trạng trẻ em, học sinh, sinh viên thiếu hiểu biết về vấn đề giáo dục
giới tính nên đã gây ra nhiều hậu quả.
1.2.

Thể loại

Bài báo trên thuộc thể loại Chính luân báo chí.
Bài báo: Dạy con về giới tính, phụ huynh phải “đi học”
Nội dung của bài là đưa ra những cách để phụ huynh có thế tìm kiếm thông tin về giáo
dục giới tính con cái. Hơn thế nữa là những thông tin bên lề về những ảnh hưởng, hận của
của việc thiếu hiểu biết.

1.3.

Tác phẩm “Dạy con về giới tính, phụ huynh phải “ đi học” ”

Link bài báo: />
Dạy con về giới tính, phụ huynh phải “đi học”
Giáo dục giới tính cho trẻ là việc làm bắt buộc, nhưng khi nào ta nên giáo dục
và thực hiện như thế nào là điều cần quan tâm. Hầu hết các bậc phụ huynh
đều rất ngại khi nhắc đến vấn đề giáo dục giới tính cho con.
Cha mẹ cần quan tâm đến giaó dục giới tính cho con.
Hiện nay, việc học sinh cấp 2 đã có người yêu là một bất ngờ đối với phụ huynh. Hiện
tượng học sinh đang học lớp 9, lớp 10 đi lấy chồng trở thành quen thuộc với mọi người
trong xã hội. Vậy cha mẹ đóng vai trò gì trong quá trình dạy về giới tính cho con cái?

Trong một cuộc điều tra của các chuyên gia người Hà Lan, họ đã khảo sát 2931 đứa trẻ
trong tuổi vị thành niên. Các câu hỏi tìm hiểu về thông tin tình dục và quan hệ giữa chúng
và cha mẹ được chuyên gia đưa ra để thống kê ra 2 lần. Lần thứ nhất là khi những đứa trẻ
12 tuổi và lần thứ hai là khi chúng 16 tuổi. Kết quả cho thấy trong số những cô gái thân
thiết với mẹ, có 44% các bé gái trong độ tuổi 12-16 tuổi không quan hệ tình dục.
Việc giáo dục giới tính cho các em cần được cha mẹ quan tâm đến những việc chỉ bảo
cách giao tiếp, tiếp xúc với những người khác giới hay người lớn tuổi hơn . Việc cha mẹ
quan tâm tới vấn đề giới tính sẽ giúp con nắm bắt những thông tin cần thiết trong độ tuổi
dậy thì.

Tạ Thị Oanh_B12DCPT035

Page 15


Tiểu luận môn Báo mạng điện tử

Phụ huynh nên giáo dục giới tính cho con từ sớm. Ảnh: Tuyết Nhung
Cha mẹ cần tìm hiểu thông tin
Việc cha mẹ am hiểu về thông tin giáo dục giới tính và hướng dẫn cho con em những kiến
thức này sẽ giúp các em tự tin trong các mối quan hệ xã hội hơn.
Có nhiều quan điểm khác nhau về việc trả lời câu hỏi: Độ tuổi nào thì bắt đầu giáo dục
giới tính cho con? Theo chuyên gia giáo dục đến từ trường Đại học Sư phạm – TS Vũ
Thu Hương và Chuyên viên Bộ giáo dục Đào tạo – TS Vũ Mai Hạnh: “Không bao giờ là
muộn và không bao giờ là sớm: từ khi là bào thai trong bụng mẹ tới tuổi trưởng thành. Có
nhiều ý kiến cho rằng việc giáo dục giới tính với giáo dục tình dục nên trì hoãn, chờ con
lớn mới bàn đến. Nhưng giáo dục giới tính là giáo dục nhân cách cho trẻ nên cần thực
hiện càng sớm càng tốt.”

Tạ Thị Oanh_B12DCPT035


Page 16


Tiểu luận môn Báo mạng điện tử

Tiến sĩ Vũ Thu Hương trong lớp học giáo dục giới tính. Nguồn: VNExpress.
Phụ huynh nên dạy cho con biết về nguyên tắc đồ lót, nguyên tắc bàn tay để nhận biết
được những vùng cấm trên cơ thể. Theo nguyên tắc bàn tay, bên trong bàn tay là bố mẹ
được ôm con. Ngoài bàn tay là ông bà, anh chị được cầm tay. Đầu ngón tay là hàng xóm,
họ hàng chỉ chơi cùng, không được chạm vào cơ thể. Người ngoài thì phải xua tay, không
cho động vào cơ thể.
Theo nguyên tắc đồ lót, khu vực mặc đồ lót là cấm kỵ, không cho người khác chạm vào.
Ai đụng vào là người xấu mặc dù đó là người thân. Bố mẹ hay bác sĩ muốn động vào khu
vực này phải được sự đồng ý của con.
Nơi ” đi học” của phụ huynh
Để có những kiến thức về giáo dục giới tính, cha mẹ cần tìm hiểu thông tin qua những
quyển sách, thông tin trên mạng và các lời hướng dẫn từ các chuyên gia. Cha mẹ phải tỉnh
táo để biết được: thông tin nào là cần thiết, là đúng để hướng dẫn cho con.
Trên các trang mạng xã hội như webtretho, lamchame,.. là nơi đầu tiên phụ huynh nên
tìm đến để tham khảo thông tin. Tất cả những câu hỏi thắc mắc sẽ được trả lời bởi những
người cha mẹ khác đã trải qua quá trình nuôi dạy con. Hay là những trang thông tin cung
cấp kiến thức về giáo dục giới tính.

Tạ Thị Oanh_B12DCPT035

Page 17


Tiểu luận môn Báo mạng điện tử

Một nguồn thông tin nữa đó chính là sách. Đây chính là chia sẻ của những cá nhân về
cách giáo dục con. Với những cuốn sách như : “Nói chuyện giới tính không khó” được
Luật gia – Chuyên gia tâm lý Võ Thị Minh Huệ biên soạn, hay bộ sách ” Không là
không” của tác giả Jayneen Sanders… Các tác giả đã hướng dẫn bạn đọc một cách ý nhị
để có thể trò chuyện với con cái về những vấn đề thay đổi của tuổi mới lớn.
Ngoài việc tham khảo thông tin qua sách báo hay mạng xã hội, các bậc phụ huynh có thể
” đi học” ở những cậu lạc bộ với những bậc cha mẹ khác. Hiện nay, câu lạc bộ “Dạy con
nên người” đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm. Mọi người tham gia câu lạc bộ để nâng
cao thêm kiến thức dạy con cũng như trao đổi để tăng kinh nghiệm làm cha mẹ, từ đó sẽ
nuôi dạy con cái tốt hơn.
Theo số liệu Chương trình mục tiêu quốc gia bảo vệ trẻ em (2011-2015), trong 5 năm cả
nước phát hiện trên 8200 vụ xâm hại trẻ em với gần 10.000 nạn nhân, tăng 258 nạn nhân
so với 5 năm trước đó. Số vụ bị xâm hại tình dục chiếm tới 5.300 vụ (khoảng 65%) và gia
tăng xâm hại tình dục nam.
Năm 2011, lực lượng chức năng bắt hơn 1.000 đối tượng, đến năm 2015 con số tăng lên
thành hơn 1.400. Hầu hết nghi can phạm tội trong các vụ xâm hại tình dục trẻ em là người
gần gũi nạn nhân như người quen của bố mẹ, hàng xóm, thậm chí là giáo viên, bố dượng,
bố đẻ…
Gần đây nhất, hơn 20 học sinh 5-10 tuổi tại trường tiểu học bán trú La Pan Tẩn (Lào Cai)
đã bị bảo vệ nhiều lần lạm dụng tình dục, có em bị suốt 3 năm.

Tạ Thị Oanh
1.4.

Đánh giá

Qua thời gian đăng bài báo đã có 208 lượt view.

Tạ Thị Oanh_B12DCPT035


Page 18


Tiểu luận môn Báo mạng điện tử

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Thông tin và Truyền thông (2010), Thông tư 16/2010/TT-BTTTT: Quy định chi
tiết và hướng dẫn việc cấp giấy phép hoạt động báo chí in, xuất bản số phụ, xuất
bản phụ trương, xuất bản đặc san, Hà Nội.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông (2011), Thông tư 07/2011/TT-BTTTT: Quy định chi
tiết và hướng dẫn việc cấp Giấy phép hoạt động báo chí trong lĩnh vực phát thanh,
truyền hình, Hà Nội.
3. Bộ Thông tin và Truyền thông (2011), Thông tư 33/2011/TT-BTTTT: Quy định chi
tiết việc cấp giấy phép hoạt động báo chí điện tử, giấy phép chuyên trang báo chí
điện tử, Hà Nội.
4. Bộ Thông tin và Truyền thông (2014), Thông tư 09/2014/TT-BTTTT: Quy định chi
tiết về hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử
và mạng xã hội, Hà Nội.
5. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông (2008), Thông tư
Liên tịch 85/2008/TTLT-BVHTTDL-BTTTT: Hướng dẫn về cấp phép, đăng ký, thực
hiện quảng cáo trên báo chí, mạng thông tin máy tính, xuất bản phẩm và công tác
thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, Hà Nội.
6. Chính Phủ (2013), Nghị định 132/2013/NĐ-CP: Quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.
7. Chính Phủ (2013), Nghị định 72/2013/NĐ-CP: Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ
internet và thông tin trên mạng, Hà Nội.
8. Chính Phủ (2013), Nghị định 76/2013/NĐ-CP: Quy định chức năng, nhiệm vụ,
9.
10.
11.

12.

quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hà Nội.
Quốc Hội (2005), Luật Sở hữu trí tuệ, Hà Nội.
Quốc Hội (2012), Luật Quảng cáo, Hà Nội.
Quốc Hội (2014), Luật Doanh nghiệp, Hà Nội.
Quốc Hội (2016), Luật Báo chí, Hà Nội.

Tạ Thị Oanh_B12DCPT035

Page 19



×