Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Tình hình thực tế công tác kế toán tại công ty TNHH đâù tư và phát triên thương mại hoàng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.29 KB, 25 trang )

Báo cáo thực tập

Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội

MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................................
LỜI NÓI ĐẦU......................................................................................................................
Phần 1: Khái quát chung về Công ty TNHH đâù tư và phát triên thương mại
Hoàng Sơn .
...............................................................................................................................................
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty...............................................................
1.2 Đặc điểm quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm, quy trình kinh doanh tại công ty
...............................................................................................................................................
1.2.1 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh.......................................................................................
1.2.2 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.......................................................................
1.3 Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh...........
1.4 Tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh......................................................
Phần 2: Tình hình thực tế công tác kế toán tại Công ty TNHH đâù tư và phát
triên thương mại Hoàng Sơn .
...............................................................................................................................................
2.1 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty................................................................
2.1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty.....................................................................
2.1.2 Các chính sách kế toán hiện đang áp dụng tại công ty...............................................
2.2 Phương pháp kế toán một số phần hành chủ yếu tại công ty.........................................
2.2.1 Kế toán vốn bằng tiền tại công ty...............................................................................
2.2.2 Kế toán Tài sản cố định tại công ty............................................................................
2.2.2.1 Nguyên tắc đánh giá tài sản cố định........................................................................
2.2.2.2 Kế toán chi tiết TSCĐ..............................................................................................
2.2.2.3 Kế toán tổng hợp TSCĐ..........................................................................................
2.2.2.4 Kế toán khấu hao TSCĐ..........................................................................................


2.2.3 Kế toán hàng hóa tại công ty......................................................................................
2.2.3.1 Đánh giá hàng hóa tại công ty.................................................................................
2.2.3.2 Kế toán chi tiết hàng hóa tại công ty.......................................................................

SV: Nguyễn Khánh Toàn

1

GVHD: TS.Nguyễn Đăng Huy


Báo cáo thực tập

Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội

2.2.3.3 Kế toán tổng hợp hàng hóa tại công ty....................................................................
2.2.4 Kế toán thanh toán với người mua và người bán tại công ty......................................
2.2.5 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty....................................
2.2.6 Kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty......................................................................
2.2.7 Kế toán xác định kết quả kinh doanh..........................................................................
2.2.7.1 Kết chuyển doanh thu thuần....................................................................................
2.2.7.2 Kết chuyển doanh thu giá vốn hàng bán..................................................................
2.2.7.1 Kết chuyển chi phí bán hàng...................................................................................
2.2.7.1 Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp...............................................................
2.2.7.1 Kết chuyển kết quả kinh doanh...............................................................................
Phần 3: Thu hoạch và nhận xét........................................................................................
3.1 Thu hoạch......................................................................................................................
3.2 Một số nhận xét về công tác kế toán..............................................................................
3.2.1 Ưu điểm......................................................................................................................
3.2.2 Những tồn tại trong công tác tổ chức quản lý kế toán................................................

3.3 Một số ý kiến đề xuất cá nhân.......................................................................................
KẾT LUẬN.............................................................................................................................

SV: Nguyễn Khánh Toàn

2

GVHD: TS.Nguyễn Đăng Huy


Báo cáo thực tập

Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BHXH
BHYT
BHTN
KPCĐ
BTC
CTCP
CKTM
DTT
DTBH
Đ
CPBH
CPQLDN
GVHB
GTDT
GGHB

GTGT
HBBTL

TK
TGNH
TNHH
TSCĐ

VNĐ

SV: Nguyễn Khánh Toàn

Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm thất nghiệp
Kinh phí công đoàn
Bộ Tài Chính
Công ty cổ phần
Chiết khấu thương mại
Doanh thu thuần
Doanh thu bán hàng
Đồng
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Giá vốn hàng bán
Giảm trừ doanh thu
Giảm giá hàng bán
Giá trị gia tăng
Hàng bán bị trả lại
Hóa đơn

Tài khoản
Tiền gửi ngân hàng
Trách nhiệm hữu hạn
Tài sản cố định
Quyết định
Việt Nam đồng

3

GVHD: TS.Nguyễn Đăng Huy


Báo cáo thực tập

Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội

LỜI NÓI ĐẦU
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trong xu thế mở cửa và hội nhập với nền kinh tế
khu vực và thế giới như hiện nay thì các doanh nghiệp sẽ có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát
triển cũng như tiếp cận với các công nghệ hiện đại tiên tiến của thế giới, tuy nhiên một vấn đề
khác mà các doanh nghiệp phải đương đầu trong quá trình hội nhập này là sẽ gặp phải sự cạnh
tranh vô cùng quyết liệt của các doanh nghiệp khác cả trong nước và ngoài nước.
Trong xu thế đó , cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường thì thông tin đã
trở thành một yếu tố đầu vào vô cùng quan trọng , đặc biệt là các thông tin kinh tế . Hạch toán kế
toán là một trong những kênh quan trọng cung cấp phần lớn những thông tin mang tính chất tài
chính một cách chính xác, trung thực và kịp thời. Với tư cách là công cụ quản lý kinh tế, tài
chính, kế toán thu thập ,xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ tài sản và sự vận động của tài sản
giúp nhà quản lý có những quyết định đúng đắn và kịp thời tạo điều kiện nắm bắt cơ hội kinh
doanh. Vì thế, kế toán đóng vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ đối với hoạt động tài chính Nhà
nước mà còn vô cùng cấp thiết và quan trọng với hoạt động doanh nghiệp.


Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, cộng với sự tìm hiểu công tác
kế toán trong thời gian thực tập cuối khóa tại Công ty TNHH đâù tư và phát triển
thương mại Hoàng Sơn là cơ hôị cho em vận dụng lý luận về kế toán vào nghiên cứu
thực tiễn. Từ đó xác định những tồn tại trong công tác kế toán, góp phần hoàn thiện
công tác kế toán tại doanh nghiệp.Dù có cố gắng song do kiến thức còn hạn chế ,
kinh nghiệm thực tế về chuyên môn chưa có nhiều nên báo cáo của em không thể
tránh khỏi những sai sót nhất định . Em mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ thầy
giáo TS. Nguyễn Đăng Huy cùng các anh chị trong phòng kế toán của Công ty
TNHH đầu tư và phát triển thương mại Hoàng Sơn để giúp em hoàn thành bản báo
cáo thực tâp tốt nghiệp của mình.
Bài báo cáo của em gồm 3 phần:

Phần 1: Khái quát chung về Công ty TNHH đầu tư và phát triển thương mại
Hoàng Sơn .
Phần 2: Tình hình thực tế công tác kế toán tại Công ty TNHH đầu tư và phát
triển thương mại Hoàng Sơn .
Phần 3: Thu hoạch và nhận xét.
Em xin chân thành cảm ơn!

SV: Nguyễn Khánh Toàn

4

GVHD: TS.Nguyễn Đăng Huy


Báo cáo thực tập

Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội


Phần 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY
TNHH ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI
HOÀNG SƠN
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển thương mại Hoàng Sơn được thành lập vào
ngày 04 tháng 11 năm 2011 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
0105096274 do sở kế hoạch và đầu tư TP Hà Nội cấp.
Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển thương mại Hoàng Sơn là công ty tư nhân
hạch toán độc lập. Có con dấu riêng.
- Tên đơn vị : Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển thương mại Hoàng Sơn.
- Vốn điều lệ của công ty khi mới thành lập: 500.000.000 đồng.
- Trụ sở chính: 17 ngõ 49 Vân Hồ 2-Phường Lê Đại Hành-Quận Hai Bà TrưngTP.Hà Nội.
- Cửa hàng chính: 31 Nguyễn Công Trứ - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Là công ty kinh doanh mặt hàng xuất nhập khẩu phụ tùng ô tô. Với quá trình hoạt
động và trưởng thành, công ty Hoàng Sơn đã đạt được những bước đáng kể. Từ khi
thành lập đến nay, công ty đã không ngừng hoàn thiện và nâng cao chất lượng máy
móc thiết bị, số lượng đội ngũ công nhân, phương tiện, trang bị kỹ thuật. Hiện nay
công ty có đội ngũ cán bộ, công nhân đa ngành nghề với trình độ khoa học tiên tiến,
tay nghề giỏi, đã từng trực tiếp làm việc với nhiều chuyên gia của các nước tiên tiến
trên thế giới, hoạt động trong lĩnh vực chế tạo thiết bị, sản xuất phụ tùng ô tô trên mọi
miền đất nước. Bên cạnh đó, công ty không ngừng cải tiến nâng cấp, trang bị thêm
nhiều phương tiện máy móc, thiết bị thi công hiện đại đủ sức phục vụ các công trình
có yêu cầu thi công kỹ thuật cao.

SV: Nguyễn Khánh Toàn

5

GVHD: TS.Nguyễn Đăng Huy



Báo cáo thực tập

Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội

1.2. Đặc điểm quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm, quy trình kinh doanh
tại công ty.
1.2.1 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh
Những sản phẩm hiện nay công ty đang kinh doanh là:
+ Phụ tùng ô tô: Lọc dầu, lọc gió, lọc nhớt các chủng loại của nhiều loại xe ô tô
được nhập khẩu từ các nước như Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn
Độ, Đài Loan.....)
Ngoài ra công ty còn nhận sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng.
1.2.2 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Do tính đa dạng và phức tạp của từng sản phẩm mà công nghệ để sản xuất phụ
thuộc vào kết cấu và tính chất từng sản phẩm. Mỗi một loại sản phẩm đòi hỏi quy
trình công nghệ khác nhau để phù hợp với hình dáng, kích thước và đặc điểm yêu cầu
kỹ thuật của mỗi mặt hàng. Tuy vậy tất cả sản phẩm đều trải qua quy trình chung sau:
+ Nhập vật tư: Lựa chọn nguyên liệu phù hợp từng mặt hàng, mua nhập kho.
+ Cân vật tư: Trước khi sản xuất, cần tiến hành cân vật tư để sản xuất phù hợp
với từng loại sản phẩm.
+ Tiến hành sản xuất thô: Tùy vào từng bản thiết kế của từng loại sản phẩm để
công nhân tiến hành các khâu sản xuất phù hợp (đưa lên máy cắt, dập, hàn…)
+ Các khâu hoàn chỉnh: Sau khi sản xuất phần khung thô xong, tiến hành cân
chỉnh tạo mỹ quan cho sản phẩm đúng với hình dáng, kích thước và mẫu mã của từng
loại.
+ Nhập kho: Tiến hành nhập kho, chờ xuất bán.
* Sơ đồ quy trình chế tạo sản phẩm (Sơ đồ 01 – Phụ lục)
1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý kinh

doanh
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức sắp xếp một cách khoa học, hình
thành các phòng ban chức năng, có sự phân công trách nhiệm, nhiệm vụ rõ ràng. Mô
hình này đảm bảo sự phát huy sáng tạo của các cấp, đồng thời đảm bảo tính cân đối,
đồng bộ của các phòng ban.

SV: Nguyễn Khánh Toàn

6

GVHD: TS.Nguyễn Đăng Huy


Báo cáo thực tập

Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội

* Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty (Sơ đồ 02 – Phụ lục)
- Giám đốc: Là người đại diện cho toàn bộ cán bộ công nhân viên. Là người
trực tiếp chỉ đạo các chiến lược, có quyền quyết định việc điều hành hoạt động của
công ty, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh hoàn thành
các chỉ tiêu kinh tế. Giám đốc cũng là người chịu trách nhiệm trực tiếp trước Pháp
luật.
Công ty gồm 3 phòng ban chức năng:
- Phòng Kinh doanh: Thực hiện các chức năng như nghiên cứu thị trường,
phát triển thị trường, bán hàng, chăm sóc khách hàng, marketing. Có nhiệm vụ tổ
chức và chỉ đạo các công tác kinh doanh của công ty, xây dựng kế hoạch kinh doanh
đáp ứng yêu cầu hoạt động của công ty. Ký kết hợp đồng với khách hàng. Báo cáo
thường xuyên với Giám đốc tình hình kinh doanh thị trường.
- Phòng Hành chính tổng hợp: Thực hiện các công việc tuyển dụng nhân sự,

quản lý và phân công lao động hợp lý. Thực hiện các chức năng quản trị thương hiệu.
Chịu trách nhiệm thực hiện, kiểm tra chế độ tài chính – kế toán hiện hành. Thực hiện
các chế độ tài chính ngân hàng, quan hệ với ngân hàng. Chịu trách nhiệm về toàn bộ
công tác kế toán, quản lý tài chính của Công ty.
- Phân xưởng sản xuất: Chịu trách nhiệm trực tiếp về sản xuất các mặt hàng,
áp dụng những công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Đào tạo tay nghề nhân viên. Phụ
trách nghiên cứu sản phẩm mới.
1.4. Tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Qua bảng tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong
năm 2014 (Biểu 01 – Phụ lục) ta thấy:
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty trong năm 2014 đã tăng
so với năm 2013 là 1.256.345.300 đ tương ứng 139,9%. Ta thấy trong khi nền kinh
tế khó khăn nhưng công ty vẫn phát triển bền vững. Với những chiến lược kinh doanh
nhằm đẩy mạnh hoạt động bán hàng nên doanh thu của công ty vẫn tăng một cách
đều đặn.

SV: Nguyễn Khánh Toàn

7

GVHD: TS.Nguyễn Đăng Huy


Báo cáo thực tập

Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội

- Thu nhập bình quân người lao động năm 2014 tăng so với năm 2013 là
550.000 đ tương ứng với 7,8%. Công ty quan tâm và tăng lương người lao động đảm
bảo mức sống cho người lao động. Giúp họ an tâm và ổn định làm việc tại công ty.

- Tuy nhiên giá vốn hàng bán năm 2014 so với năm 2013 lại tăng đáng kể
890.172.332 đ, tương ứng 139,63%. Giá vốn tăng nên công ty phải tăng giá thành sản
phẩm để tăng lợi nhuận cho công ty, dẫn đến lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất
kinh doanh năm 2014 tăng 244.287.659 đ tương ứng 142,55% so với năm 2013. Đây
là một điều rất đáng mừng trong thời buổi như hiện nay.Tuy nhiên, công ty cũng nên
tìm nguồn nhập hàng thấp hơn hiện tại để phù hợp với thời thế cũng như cải thiện
tình hình doanh thu vượt trên mức mong đợi.
- Chi phí quản lý kinh doanh tăng 123.768.764 đ tương ứng với tỷ lệ 137,9%,
chi phí này tăng càng nhiều càng khiến lợi nhuận giảm sút mạnh. Công ty nên tìm ra
cách giải quyết hợp lý trong thời gian tới để làm giảm chi phí tài chính một cách tối
đa nhất.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (2014) = Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế *
20%. Theo (Biểu 01 – Phụ lục) ta thấy thuế TNDN năm 2014 tăng so với năm 2013
là 55.657.532 đ tương ứng với tỷ lệ 151,52%.
- Tổng lợi nhuận sau thuế năm 2014 tăng so với năm 2013 là 188.630.127 đ
tương ứng với 140.47% chứng tỏ việc kinh doanh của công ty có chiều hướng thuận
lợi. Trong thời gian tới, công ty nên tiếp tục mở rộng và phát triển về mọi mặt để
công ty ngày càng vững mạnh.

SV: Nguyễn Khánh Toàn

8

GVHD: TS.Nguyễn Đăng Huy


Báo cáo thực tập

Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội


Phần 2: TÌNH HÌNH THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ
TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ &
PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI HOÀNG SƠN
2.1. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty
2.1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
Bộ máy kế toán là một bộ phận quan trọng cấu thành nên hệ thống kiểm soát nội
bộ của doanh nghiệp. Trình độ của đội ngũ kế toán và cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
hợp lý sẽ góp một phần không nhỏ làm giảm thiểu rủi ro kiểm soát, làm tăng độ tin
cậy của những thông tin kế toán cũng như báo cáo tài chính.
Bộ máy kế toán của công ty tổ chức theo mô hình tập trung gồm 6 người.
* Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty ( Sơ đồ 03 – Phụ lục)
Chức năng của từng bộ phận:
- Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ phụ trách chung, có chức năng điều hành mọi
nghiệp vụ trong phòng kế toán, hướng dẫn chuyên môn và theo dõi gián tiếp
công việc của kế toán viên, tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với hoạt động
của công ty, chịu mọi trách nhiệm lập báo cáo tài chính định kỳ gửi ban giám
đốc và cơ quan chức năng về hoạt động của phòng kế toán.
- Kế toán vật tư: Thực hiện các công việc liên quan đến vật tư hàng hoá như:
+ Phản ánh tình hình Nhập- xuất- tồn vật tư hàng hóa ở các kho trực tiếp do
công ty quản lý.
+ Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ, chính xác của các phiếu nhập, phiếu xuất,
hướng dẫn các bộ phận trong công ty thực hiện đúng quy định của nhà nước.
+ Mở thẻ kho, kiểm tra thẻ kho, chốt thẻ kho của từng kho của công ty thực
hiện theo đúng quy định của nhà nước.
+ Đối chiếu với kế toán tổng hợp vào cuối tháng, căn cứ vào sổ kế toán của
mình, cuối tháng đối chiếu với số liệu kế toán do máy cung cấp.

SV: Nguyễn Khánh Toàn

9


GVHD: TS.Nguyễn Đăng Huy


Báo cáo thực tập

Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội

+ Thực hiện việc kiểm kê khi có quyết định kiểm kê.
- Kế toán bán hàng: Có trách nhiệm theo dõi bán hàng, thống kê bán hàng,
hàng ngày, hàng tháng, tổng hợp nhập, xuất, tồn của hàng hoá, tổng hợp
doanh thu.
- Kế toán thanh toán: Căn cứ vào chứng từ hợp lệ như hóa đơn bán hàng, các
chứng từ xuất – nhập kho để lập phiếu thu, phiếu chi, lập bảng kê chứng từ
thu tiền mặt, TGNH; làm các thủ tục vay và trả nợ Ngân hàng, vào sổ kế toán
tài khoản tiền gửi, tiền vay, theo dõi tình hình tồn quỹ tiền mặt, theo dõi chi
tiết các tài khoản công nợ.
- Kế toán tiền lương: Thực hiện các công việc liên quan đến tiền lương và các
khoản trích theo lương gồm:
+ Lập, ghi chép, kiểm tra và theo dõi công tác chấm công và bảng thanh toán
lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
+ Tính ra số tiền lương, số tiền BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo đúng các
quy định của nhà nước.
+ Căn cứ vào bảng duyệt lương của cả đội và khối gián tiếp của công ty kế toán
tiến hành thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
- Thủ quỹ: Tiến hành thu, chi tại Công ty căn cứ vào các chứng từ thu, chi đã
được phê duyệt, hàng ngày cân đối các khoản thu, chi, vào cuối ngày lập các báo
cáo quỹ, cuối tháng báo cáo tồn quỹ tiền mặt.
2.1.2 Các chính sách kế toán hiện đang áp dụng tại công ty
- Hệ thống tài khoản kế toán: Công ty áp dụng hệ thống tài khoản kế toán theo

QĐ48/2006/QĐ – BTC ngày 14/09/2006.
- Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 năm tài
chính.
- Kỳ kế toán : theo quý
- Đơn vị tiền dùng để ghi sổ kế toán: đồng Việt Nam (vnd)
- Hình thức kế toán: Nhật ký chung ( Sơ đồ 04 – Phụ lục)
- Phương pháp kê khai và tính thuế GTGT: phương pháp khấu trừ

SV: Nguyễn Khánh Toàn

10

GVHD: TS.Nguyễn Đăng Huy


Báo cáo thực tập

Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội

- Phương pháp kế toán tổng hợp hàng tồn kho: kê khai thường xuyên
- Phương pháp tính trị giá vật tư hàng hóa xuất kho: nhập trước - xuất trước
- Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: theo đường thẳng.
2.2. Phương pháp kế toán một số phần hành chủ yếu tại công ty
2.2.1 Kế toán vốn bằng tiền tại công ty
Vốn bằng tiền của công ty gồm: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang
chuyển.
a) Chứng từ sử dụng:
- Phiếu thu, phiếu chi
- Giấy báo nợ, giấy báo có
- Các bảng sao kê của Ngân hàng

- Bảng kiểm kê quỹ…
b) Tài khoản sử dụng:
- Tài khoản 111: Tiền mặt
- Tài khoản 112: Tiền gửi ngân hàng
- Các TK khác có liên quan
c) Phương pháp kế toán:
Ví dụ 1: Phiếu chi quyển số 02 số 05 ( Biểu 02 – Phụ lục) ngày
17/04/2015 nộp tiền vào tài khoản cho ngân hàng Vietcombank bằng tiền
mặt, tổng số tiền thanh toán 200.000.000 đ
Kế toán ghi:
Nợ TK 112(1):
Có TK 111:

200.000.000 đ
200.000.000 đ

Ví dụ 2: Phiếu thu số 15 ( Biểu 03 – Phụ lục) ngày 12/04/2015 thu tiền
mua phụ tùng ô tô của Công ty CP phụ tùng ô tô CCS, số tiền là
1.282.339 đ
Kế toán hạch toán:
Nợ TK 111:
Có TK 131(1):

SV: Nguyễn Khánh Toàn

1.282.339 đ
1.282.339 đ

11


GVHD: TS.Nguyễn Đăng Huy


Báo cáo thực tập

Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội

Ví dụ 3: Giấy báo nợ số 22 ( Biểu 04 – Phụ lục) ngày 04/04/2015 thanh
toán tiền hàng phụ tùng ô tô cho Công ty TNHH Toàn Phát, số tiền
110.240.000đ
Kế toán hạch toán:
Nợ TK 331(Công ty CP NBB):

110.000.000 đ

Nợ TK 64228:

240.000 đ

Có TK 1121:

110.240.000 đ

2.2.2. Kế toán Tài sản cố định tại công ty
Tài sản cố định bao gồm: Nhà xưởng, máy móc, thiết bị, phương tiện vận
chuyển, …
2.2.2.1 Nguyên tắc đánh giá tài sản cố định
Tại công ty TSCĐ được đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại.
- Xác định nguyên giá của TSCĐ:
Nguyên giá TSCĐ do mua sắm = Giá mua thực tế - Các khoản giảm trừ + Các

khoản thuế không được hoàn lại + Chi phí liên quan khác
- Xác định giá trị còn lại của TSCĐ:
Giá trị còn lại = Nguyên giá TSCĐ – Hao mòn lũy kế
2.2.2.2 Kế toán chi tiết TSCĐ tại công ty
Để phục vụ cho nhu cầu quản lý về TSCĐ một cách hiệu quả, công ty đã thực
hiện kế toán chi tiết TSCĐ theo địa điểm sử dụng và tại phòng kế toán thông qua sổ
tài sản theo đơn vị sử dụng và sổ TSCĐ.
-

Kế toán chi tiết TSCĐ tại nơi sử dụng: Để quản lý, theo dõi TSCĐ, kế toán

mở “ Sổ TSCĐ theo đơn vị sử dụng” cho từng đơn vị, bộ phận, đối tượng sử
dụng cụ thể.
-

Kế toán chi tiết TSCĐ tại phòng kế toán: Tại phòng kế toán sử dụng thẻ

TSCĐ và sổ TSCĐ để theo dõi chi tiết cho từng TSCĐ của công ty, tình hình
thay đổi nguyên giá và giá trị hao mòn đã trích hàng năm của TSCĐ.
2.2.2.3 Kế toán tổng hợp TSCĐ
a) Chứng từ sử dụng:

SV: Nguyễn Khánh Toàn

12

GVHD: TS.Nguyễn Đăng Huy


Báo cáo thực tập


-

Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội

Các chứng từ liên quan đến tăng TSCĐ: Biên bản giao nhận TSCĐ; Biên

bản đánh giá lại TSCĐ; Biên bản kiểm kê TSCĐ – Phát hiện thừa TSCĐ và các
chứng từ kế toán khác có liên quan.
-

Các chứng từ liên quan đến giảm TSCĐ: Biên bản thanh lý, nhượng bán

TSCĐ; Biên bản kiểm kê TSCĐ – Phát hiện thiếu TSCĐ và các chứng từ kế
toán khác có liên quan.
-

Các chứng từ liên quan đến khấu hao TSCĐ: Bảng tính và phân bổ khấu

hao TSCĐ.
b) Tài khoản sử dụng:
-

Tài khoản 211: TSCĐ hữu hình (có 3 TK cấp 2 : TK 2111, TK 2112,

TK2113.
-

TK 214: Hao mòn TSCĐ.


-

Các TK khác có liên quan.

c)

Phương pháp kế toán:

- Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ:
Ví dụ: Ngày 02/08/2015 căn cứ vào HĐGTGT số 01535 và biên bản giao nhận
Công ty mua 1 dàn máy vi tính dùng trong bộ phận văn phòng công ty. Tổng giá
thanh toán là 16.962.000 đ (thuế GTGT 10% ). Công ty đã thanh toán bằng tiền
gửi ngân hàng.
Kế toán hạch toán:
Nợ TK 211:

15.420.000 đ

Nợ TK 1332:

1.542.000 đ

Có TK 112:

16.962.000 đ

- Kế toán tổng hợp giảm TSCĐ:
Ví dụ: Căn cứ vào biên bản góp vốn TSCĐ ngày 28/11/2015 công ty mang ô tô
chở hàng trị giá 651.152.000đ, hao mòn 110.550.000 đ, đi góp vốn với Công ty
Đình Cảnh. Hội đồng xác định trị giá vốn góp bằng với giá trị còn lại của công

ty. Kế toán ghi:
BT1: Ghi giảm nguyên giá:

SV: Nguyễn Khánh Toàn

13

GVHD: TS.Nguyễn Đăng Huy


Báo cáo thực tập

Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội

Nợ TK 2213:

540.602.000 đ

Nợ TK 214:

110.550.000 đ

Có TK 211:

651.152.000 đ

2.2.2.4 Kế toán khấu hao TSCĐ
Công ty áp dụng phương pháp tính khấu hao TSCĐ theo đường thẳng
Mức khấu hao


Mức khấu hao bình quân năm
12
bình quân tháng
Ví dụ: Ngày 11/05/2015 công ty mua 1 máy hàn vật liệu phục vụ sản xuất trị giá
=

220.000.000 đ. Thời gian sử dụng 12 năm.
Kế toán tính khấu hao như sau:
Mức khấu hao

220.000.000
=
12 x 12
bình quân tháng
Khi tính khấu hao hàng tháng, kế toán ghi:
=

Nợ TK 154:

1.528.000
đ

1.528.000 đ

Có TK 214:

1.528.000 đ

2.2.3. Kế toán hàng hóa tại công ty
Hàng hóa của công ty gồm: lọc dầu, lọc gió, lọc nhớt…các mặt hàng liên quan

đến thiết bị sữa chữa ô tô.
2.2.3.1 Đánh giá hàng hóa tại công ty
-

Đối với hàng hóa nhập kho:
Trị giá thanh
toán của hàng

=

Giá
mua

Các

Các loại thuế

+ CP thu +

không được

Các khoản
-

giảm trừ

hóa nhập kho
mua
hoàn lại
khác

Đối với hàng hóa xuất kho: Công ty áp dụng phương pháp Nhập trước –
xuất trước
2.2.3.2 Kế toán chi tiết hàng hóa tại công ty
Công ty áp dụng phương pháp thẻ song song.
2.2.3.3 Kế toán tổng hợp hàng hóa tại công ty
a) Chứng từ sử dụng:

SV: Nguyễn Khánh Toàn

14

GVHD: TS.Nguyễn Đăng Huy


Báo cáo thực tập

Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội

Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT, Biên bản kiểm kê hàng hóa,
Bảng kê mua hàng …
b) Tài khoản sử dụng:
TK 156 “ Hàng hóa “ và các TK khác có liên quan.
c) Phương pháp kế toán:
Ví dụ 1: Ngày 02/01/2015 theo phiếu xuất kho số 41 (Biểu 05 – Phụ lục)
công ty xuất 100 chiếc lọc dầu HD11T+13T-25P, đơn giá 21.682đ/c cho
khách hàng Phan Văn Hạnh.
Kế toán ghi:
- Bút toán 1
Nợ TK 131:
Có TK 3331:

Có TK 511:

2.385.020 đ
216.820 đ
2.168.200 đ

- Bút toán 2
Nợ TK 632:
Có TK 156:

1.423.600 đ
1.423.600 đ

Ví dụ 2: Ngày 21/05/2015 theo phiếu nhập kho số 20 (Biểu 06 – Phụ lục)
công ty nhập kho 254.352.000đ, chưa gồm thuế GTGT 10%, công ty chưa
thanh toán tiền cho Công ty TNHH Toàn Phát.
Kế toán ghi:
Nợ TK 156:

254.352.000đ

Nợ TK 133(1):

25.435.200đ

Có TK 331:

279.787.200đ

2.2.4. Kế toán thanh toán với người mua và người bán tại công ty

-

Thanh toán giữa Doanh nghiệp với người mua hàng.

-

Thanh toán giữa Doanh nghiệp với nhà cung cấp

a) Chứng từ sử dụng:
- Hóa đơn GTGT
- Phiếu thu, phiếu chi

SV: Nguyễn Khánh Toàn

15

GVHD: TS.Nguyễn Đăng Huy


Báo cáo thực tập

Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội

- Giấy báo có, giấy báo nợ và các chúng từ có liên quan
b) Tài khoản sử dụng:
- TK 131: Phải thu của khách hàng
- TK 331: Phải trả cho người bán
- Các TK có liên quan
c) Phương pháp kế toán:
- Thanh toán với người mua:

Ví dụ 1: Ngày 13/06/2015 theo phiếu thu 18 (Biểu 07–Phụ lục) khách
hàng Nguyễn An Ninh thanh toán tiền hàng bằng tiền mặt số tiền
10.015.265 đ
Kế toán ghi:
Nợ TK 111:
Có TK 131:

10.015.265 đ
10.015.265 đ

- Thanh toán với người bán:
Ví dụ 2: Ngày 09/04/2015 theo giấy báo nợ số 154 (Biểu 08 – Phụ lục)
thanh toán tiền hàng phụ tùng ô tô cho Công ty Cổ phần TNHH OtoFun,
số tiền 120.230.000 đ.
Kế toán ghi:
Nợ TK 331:
Nợ TK 6422(8):

120.000.000 đ
230.000 đ

Có TK 1121 120.230.000 đ
2.2.5. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty
Công ty trả lương theo hình thức trả lương theo thời gian. Cuối mỗi tháng kế
toán căn cứ vào bảng chấm công và mức lương theo thỏa thuận theo hợp đồng với
người lao động để tính số tiền lương phải trả.
a) Chứng từ sử dụng:
- Bảng chấm công
- Bảng tính và phân bổ tiền lương
- Các chứng từ khác có liên quan


SV: Nguyễn Khánh Toàn

16

GVHD: TS.Nguyễn Đăng Huy


Báo cáo thực tập

Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội

b) Tài khoản sử dụng
-

TK 334: Phải trả công nhân viên

-

TK 338: Phải trả, phải nộp khác

-

Các TK có liên quan.

c) Các khoản trích theo lương
Các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ được trích
theo tỉ lệ sau
Khoản mục
BHXH

BHYT
BHTN
KPCĐ
Tổng

Doanh nghiệp (%)
18
3
1
2
24

Người lao động (%)
8
1,5
1
0
10,5

d) Phương pháp kế toán:
Căn cứ vào Bảng chấm công, Bảng tiền lương để lập bảng phân bổ tiền lương.
Ví dụ: Theo bảng lương tháng 12/2015 (Biểu 09 – Phụ lục) kế toán tính lương
và các khoản trích theo lương cho nhân viên bán hàng tại cơ sở Hàn Thuyên như
sau:
- Khi tính lương phải trả người lao động:
Nợ TK 642(1):

24.550.000 đ

Có TK 334 :


24.550.000 đ

- Các khoản trích theo lương:
Nợ TK 6421:

5.892.000 đ

Nợ TK 334:

2.577.750 đ

Có TK 338:

8.469.750 đ

( Chi tiết: TK 3382:

491.000 đ

TK 3383:

6.383000 đ

TK 3384:

1.104.750 đ

TK 3389:


491.000 đ )

2.2.6. Kế toán thuế Giá trị gia tăng tại công ty
SV: Nguyễn Khánh Toàn

17

GVHD: TS.Nguyễn Đăng Huy


Báo cáo thực tập

Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội

Phương pháp tính thuế GTGT: Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu
trừ.
Thuế GTGT phải nộp

=

Thuế GTGT đầu ra



Thuế GTGT đầu vào

phải nộp
được khấu trừ
Trong đó Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ được tính theo công thức:
Thuế GTGT đầu vào

được khấu trừ

Thuế GTGT kỳ trước
=

chuyển sang

Thuế GTGT đầu vào
+

được khấu trừ phát

(nếu có)
sinh trong kỳ
Vào thời điểm cuối tháng, kế toán tiến hành lập tờ khai thuế GTGT dựa trên các hóa
đơn nghiệp vụ phát sinh trong tháng.
a) Chứng từ sử dụng:
- Hóa đơn GTGT mẫu số 01GTKT3/001
- Bảng kê hàng hóa, dịch vụ mua vào, bán ra
- Tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT
- Các chứng từ khác có liên quan.
b) Tài khoản sử dụng
- TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
- TK 333: Thuế GTGT đầu ra phải nộp
c) Phương pháp kế toán
Ví dụ 1: Ngày 30/12/2015, theo Hóa đơn GTGT 0000921(Biểu 10 – Phụ
lục), công ty xuất bán 40 cái lọc gió Kia Gold 1K4,giá bán chưa thuế
GTGT là 45.000 đ/c (VAT 10%). Khách hàng Trần Huy Ngọc đã thanh
toán bằng tiền mặt.
Kế toán ghi:

Nợ TK 111:
Có TK 511:
Có TK 333(1):

1.980.000 đ
1.800.000 đ
180.000 đ

Ví dụ 2: Ngày 24/02/2015 theo Hóa đơn GTGT số 0015235 Công ty
thanh toán tiền Dầu Diesel (0.05%S) cho Công ty Cổ phần Xăng dầu dầu
khí Hà Nam Ninh bằng tiền mặt, số tiền 2.041.930 đ, thuế GTGT 10%.
SV: Nguyễn Khánh Toàn

18

GVHD: TS.Nguyễn Đăng Huy


Báo cáo thực tập

Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội

Kế toán ghi:
Nợ TK 642:

1.856.300 đ

Nợ TK 133:

185.630 đ


Có TK 111:

2.041.930 đ

Ví dụ 3: Ngày 31/12/2015 kế toán tiến hành khấu trừ tiền thuế GTGT đầu
vào tháng 05/2015 căn cứ vào Tờ khai thuế GTGT (Biểu 11– Phụ lục),
Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ bán ra (Biểu 11a – Phụ lục)
và Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào(Biểu 11b– Phụ
lục):
- Thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ tháng 04/2015 kết chuyển sang là:
9.114.252 đ
- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong quý 4 là : 85.015.142 đ
- Thuế GTGT bán ra được khấu trừ trong quý 4 là: 79.752.952 đ
- Tổng thuế GTGT phải nộp trong kỳ
= 79.752.952 – (85.015.142 + 9.114.252 ) = - 14.376.442 đ
Số thuế GTGT được khấu trừ chuyển sang kỳ sau là 14.376.442đ
Kế toán ghi sổ bút toán kết chuyển thuế GTGT :
Nợ TK 3331:
Có TK 133:

79.752.952đ
79.752.952 đ

* Cách thức ghi sổ kế toán thuế GTGT tại công ty:
Hàng ngày, khi phát sinh hóa đơn GTGT, kế toán kiểm tra tính hợp lệ của từng
hóa đơn sau đó tập hợp phân loại nghiệp vụ mua hàng và bán hàng. Kế toán tiến hành
ghi vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ vào sổ Nhật ký chung, kế toán ghi vào Sổ
cái TK 133 và Sổ cái TK 3331
2.2.7. Kế toán xác định kết quả kinh doanh

Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh và
các hoạt động khác của doanh nghiệp sau một thời kỳ nhất định biểu hiện bằng số
tiền lãi lỗ.

SV: Nguyễn Khánh Toàn

19

GVHD: TS.Nguyễn Đăng Huy


Báo cáo thực tập

Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội

Cuối tháng sau khi hạch toán doanh thu, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh
nghiệp, thuế và các khoản có liên quan đến tiêu thụ, kế toán xác định kết quả bán
hàng để phản ánh kết quả bán hàng, công ty sử dụng TK 911.
Việc xác định chính xác kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh là cơ sở để
công ty xác định đúng đắn về hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Xác định kết quả sản xuất kinh doanh thể hiện trên các chứng từ ghi sổ, chứng
từ ghi sổ được ghi chép căn cứ vào các sổ chi tiết phải thu của khách hàng, sổ chi tiết
TK 641, sổ chi tiết TK 642…
2.2.7.1 Kết chuyển doanh thu thuần
* Xác định doanh thu bán hàng
Lọc gió
Rotuyn
Mô tơ
Van hàn nhiệt
…..

Tổng

502.252.205 đ
421.595.473 đ
320.015.852 đ
101.529.521 đ
.....
4.952.241.152 đ

* Xác định các khoản giảm trừ doanh thu
Lọc gió
Mô tơ
Tổng

1.132.852 đ
3.489.952 đ
4.622.804 đ

* Xác định doanh thu thuần
DTT = DTBH – Các khoản GTDT
Lọc gió
Rotuyn
Mô tơ
Van hàn nhiệt
…..
Tổng

501.119.353 đ
421.595.473 đ
316.525.900 đ

101.529.521 đ
…..
4.917.618.384 đ

- Kế toán ghi
Nợ TK 511:
Có TK 911:
SV: Nguyễn Khánh Toàn

4.917.618.384 đ
4.917.618.384 đ
20

GVHD: TS.Nguyễn Đăng Huy


Báo cáo thực tập

Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội

2.2.7.2 Kết chuyển giá vốn hàng bán
Lọc gió
Rotuyn
Mô tơ
Van hàn nhiệt
…..
Tổng
- Kế toán ghi:
Nợ TK 911:


312.952.635 đ
221.523.789 đ
220.085.247 đ
55.111.247 đ
.....
3.552.982.098 đ
3.552.982.098 đ

Có TK 632: 3.552.982.098 đ
2.2.7.3 Kết chuyển chi phí bán hàng
- Phân bổ chi phí bán hàng cho:
Lọc gió
Rotuyn
Mô tơ
Van hàn nhiệt
…..
Tổng

35.213.235 đ
12.267.449 đ
19.985.525 đ
37.349.147đ
.....
225.695.714 đ

- Kế toán ghi:
Nợ TK 911:

225.695.714 đ


Có TK 641: 225.695.714 đ
2.2.7.4 Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp
- Phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp cho:
Lọc gió
Rotuyn
Mô tơ
Van hàn nhiệt
…..
Tổng

21.598.714 đ
1.595.325 đ
9.749.214 đ
18.214.817 đ
.....
107.725.934 đ

- Kế toán ghi:
Nợ TK 911:

107.725.934 đ

Có TK 642: 107.725.934 đ

SV: Nguyễn Khánh Toàn

21

GVHD: TS.Nguyễn Đăng Huy



Báo cáo thực tập

Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội

2.2.7.5 Kết chuyển kết quả kinh doanh
- KQKD = DTT – GVHB – CPBH – CPQLDN
- KQKD = 4.917.618.384 – 3.552.982.098 – 225.695.714 – 107.725.934
= 1.031.214.638 đ
- Kế toán ghi: Kết chuyển lãi:
Nợ TK 911:

1.031.214.638 đ

Có TK 421: 1.031.214.638 đ

Phần 3: THU HOẠCH VÀ NHẬN XÉT
3.1. Thu hoạch
Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển thương mại
Hoàng Sơn, em đã được mở rộng kiến thức thực tế về hoạt động sản xuất, hoạt đông
kinh doanh cũng như công tác kế toán. Qua đó em đã hoàn thiện hơn kiến thức của
mình và nhờ sự chỉ bảo tận tình của anh chị thuộc bộ phận kế toán đã giúp em tăng
thêm hiểu biết và các kĩ năng về kế toán như sau:
-

Ghi chép thành thạo các chứng từ, sổ sách kế toán trong công ty như phiếu

thu, phiếu chi, phiếu nhập – xuất kho, sổ Nhật ký chung, sổ Cái …
-


Thực hành tốt tin văn phòng.

-

Hiểu rõ hơn cách tính và phân bổ lương cho từng bộ phận trong công ty.

-

Biết cách kê khai thuế qua phần mềm, mở rộng kiến thức thực tế về thuế

GTGT đầu ra và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của hàng hóa trong công ty.
-

Lập thành thạo các loại: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động

kinh doanh, Bảng cân đối số phát sinh và một số chứng từ khác liên quan.

SV: Nguyễn Khánh Toàn

22

GVHD: TS.Nguyễn Đăng Huy


Báo cáo thực tập

Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội

3.2. Một số nhận xét về công tác kế toán
3.2.1 Ưu điểm

Việc hoàn thiện tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán phù hợp với chế độ kế toán
mới đang trở thành mối quan tâm cấp thiết đối với tất cả những người làm công tác
kế toán tại các doanh nghiệp . Hệ thống sổ kế toán bao gồm : Sổ lượng sổ , kết cấu
mẫu sổ và mối quan hệ giữa các loại sổ để thực hiện việc ghi chép , phản ánh , hệ
thống hóa và tổng hợp số liệu từ các chứng từ kế toán nhằm cung cấp những chỉ tiêu
kế toán cần thiết cho việc lập Báo cáo Tài chính theo trình tự và phương pháp nhất
định
Hiện nay, công ty Hoàng Sơn đang áp dụng hệ thống sổ kế toán theo hình thức
kế toán Nhật ký chung . Đây là hình thức kế toán mà việc ghi chép, phản ánh rất
thuận tiện và dễ hiểu phù hợp với tình hình thực tế của công ty có khối lượng nghiệp
vụ kinh tế phát sinh nhiều và sử dụng kế toán máy . Dựa trên những loại sổ theo quy
định của hình thức kế toán này, công ty có thể mở thêm những loại sổ chi tiết đáp
ứng yêu cầu quản lý đối với các tài khoản 133, 33311….
Tóm lại, có thể nói công tác tổ chức kế toán ở Công ty TNHH Đầu tư & Phát
triển thương mại Hoàng Sơn tương đối là hợp lý, phản ánh kịp thời, trung thực
những nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
3.2.2 Những tồn tại trong công tác tổ chức quản lý kế toán
-Về công tác luân chuyển chứng từ: Hiện nay, các chứng từ kế toán được sử
dụng một cách đồng nhất theo quy định tuy nhiên, về mặt thời gian, do đặc tính của
ngành xây lắp là sản phẩm phân bổ rải rác, xa trụ sở công ty nên việc chuyển các
chứng từ về phòng kế toán chưa được cập nhập. Điều ảnh hưởng đến việc kê khai,
nộp thuế GTGT, làm cho việc khai thuế không đúng với kỳ phát sinh, đặc biệt đối với
thuế GTGT đầu vào nếu quá thời hạn được phép kê khai ( 3 tháng ) thì sẽ không được
khấu trừ số thuế GTGT đầu vào. Còn xẩy ra hiện tượng đánh mất chứng từ tại phòng
Tài chính – Kế toán tại công ty gây ảnh hưởng đến việc tổ chức kế toán tại công ty,
đánh mất uy tín của công ty.

SV: Nguyễn Khánh Toàn

23


GVHD: TS.Nguyễn Đăng Huy


Báo cáo thực tập

Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội

- Về kê khai, nộp thuế : Do sản phẩm của Công ty mang tính chất đơn chiếc,
thời gian thi công dài nên phát sinh doanh thu không thường xuyên. Thông thường kế
toán công ty kê khai thuế GTGT đầu ra theo từng tháng. Tuy nhiên, có tháng phát
sinh doanh thu không nhiều thì công ty chỉ kê khai thuế GTGT đầu vào phát sinh
trong tháng còn thuế GTGT đầu ra để lại vào cuối quý mới kê khai. Cuối kỳ, do phải
kê khai nhiều hoá đơn đầu ra nên ảnh hưởng tới tiến độ công việc. Đặc biệt nếu để
quá nhiều hoá đơn vào cuối năm thì không những ảnh hưởng đến công tác quyết toán
mà còn tác động xấu đến khả năng thanh toán và nộp thuế của đơn vị. Bởi khi đó,
doanh thu đầu ra phát sinh lớn nên thuế GTGT phải nộp cũng nhiều mà công ty
thường chưa thu được tiền ngay của chủ đầu tư cộng với việc phải chi trả nhiều
khoản vào cuối năm. Do vậy nguồn tiền mặt, tiền gửi không đáp ứng được việc nộp
thuế.
Ví dụ: Ngày 02/05/2015, theo Hóa đơn GTGT 0000852, công ty xuất bán 10 cái mô
tơ Ford 6PK/143 ,giá bán chưa thuế GTGT là 7.523.950 đ/c (VAT 10%). Giá vốn:
4.952.851đ. Khách hàng Vũ Tiến Dũng thanh toán trước 20% tổng số tiền hàng, số
tiền hàng còn lại sau khi lắp đặt hoàn thành sẽ thanh toán sau. Ngày 26/6/2015, sau
khi bên công ty lắp đặt xong hoàn thành Anh Dũng thanh toán cho công ty số tiền
hàng còn nợ tháng trước bằng chuyển khoản ngân hàng Vietcombank.
Kế toán ghi:
- Bút toán 1: Phản ánh giá vốn hàng bán
Nợ TK 632:


4.952.851đ

Có TK 156: 4.952.851đ
- Bút toán 2: Phản ánh doanh thu và thuế GTGT đầu ra
Nợ TK 131 ( Anh Dũng )

16.552.690đ

Có TK 511:

15.047.900đ

Có TK 3331:

1.504.790đ

- Bút toán 3: Ngày 26/6/2015, Anh Dũng thanh toán tiền hàng còn nợ cho
công ty
Nợ TK 112 ( Vietcombank ): 66.210.760đ

SV: Nguyễn Khánh Toàn

24

GVHD: TS.Nguyễn Đăng Huy


Báo cáo thực tập

Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội


Có TK 131 ( Anh Dũng ): 66.210.760đ

SV: Nguyễn Khánh Toàn

25

GVHD: TS.Nguyễn Đăng Huy


×