Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Thiết kế phân xưởng gia công và chuẩn bị phối liệu của nhà máy sản xuất xi măng poóclăng, phương pháp khô lò quay, công suất 1,1 triệu tấn clanhkenăm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (721.97 KB, 64 trang )

Đồ án chất kết dính vô cơ

ThS: LÊ XUÂN HẬU

Mục Lục
LỜI NÓI ĐẦU....................................................................................................4
CHƯƠNG I :

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XI MĂNG..................................6

1. Thành phần khoáng của clanhke xi măng poóclăng :(Ttrích tài liệu sách chất kết
dính vô cơ).....................................................................................................................6
2 . Thành phần hoá của clanhke xi măng poóclăng :..................................................8
3 . Đặc trưng của clanhke xi măng poóclăng :...........................................................11
II CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT XI MĂNG PÓOCLĂNG.....................................13
1.Nguyên liệu sản xuất Xi măng Póoc lăng:..............................................................13
4.Các giai đoạn sản xuất:............................................................................................18
II. SƠ ĐỒ DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT XI MĂNG............................................20
III.TÍNH TOÁN PHỐI LIỆU...............................................................................22
1.Cơ sở khoa học của việc tính phối liệu..................................................................22
3.Tính bài phối liệu.....................................................................................................26
1. TÍNH CÂN BẰNG VẬT CHẤT.......................................................................33
1.1. Chế độ làm việc của nhà máy............................................................................33
Sơ đồ dây chuyền công nghệ phân xưởng chuẩn bị và gia công phối liệu......37
3.1. Tính cân bằng vật chất........................................................................................41
1. Chọn thiết bị cho phân xưởng đá vôi...............................................................50
2. Chọn thiết bị cho phân xưởng đá sét................................................................54
4. Chọn thiết bị cho phân xưởng quặng sắt..........................................................57
5. Chọn thiết bị cho phân xưởng quắc zít.............................................................58
6. Chọn thiết bị cho phân xưởng phối liệu............................................................59


SV: LÊ NGỌC TƯỜNG 13vl

1


Đồ án chất kết dính vô cơ

SV: LÊ NGỌC TƯỜNG 13vl

ThS: LÊ XUÂN HẬU

2


Đồ án chất kết dính vô cơ

ThS: LÊ XUÂN HẬU

Đề bài:
Nhiệm vụ thiết kế:
Thiế t kế phân xưở n g gia công và chuẩn bị phối liệu củ a nhà má y sả n xuấ t xi
măng Poó cLăng, phương phá p khô lò quay, công suấ t 1,1 triệu tấ n
clanhke/năm.
1. Tí n h bà i toá n phố i liệ u theo thà n h phầ n khoá ng hoặ c hệ số đặ c trưng củ a
clanhke.
2. Tí n h cân bằ ng vậ t chấ t cho nhà má y.
3. Tí n h chọ n thiế t bị cho phân xưở ng gia công chuẩn bị phối liệu clanhke.
Số liệ u thiế t kế :
LSF= 91
n=2,3

p=1,5
Bảng 1: Thành phần hóa của đá vôi
SiO2

Al2O3

Fe2O3

CaO

MgO

MKN

0,60

0,25

0,2

53,15

1,60

43,40

Thành phần hóa của đá sét
SiO2

Al2O3


Fe2O3

CaO

MgO

MKN

61,5

16,89

8,9

1,88

1,12

8,03

Thành phần hóa của than cám
Wo

Ao

So

Co


Ho

No

8,0

15

2,1

70,0

1,5

0,7

Thành phần hóa của tro than
SiO2

Al2O3

Fe2O3

CaO

MgO

SO3

61,5


27,4

5,1

3,2

1,1

0,2

Bảng 2 : Thành phần hóa của than loại A
Than

W0

A0

SV: LÊ NGỌC TƯỜNG 13vl

S0

C0
3

H0

N0

O0





Đồ án chất kết dính vô cơ
A

8,000

15,000

ThS: LÊ XUÂN HẬU

2,100

70,200

1,500

0,700

1,500

99,000

Bảng 3: Thành phần hóa của tro than
Tro than

S


A

F

C

M

SO3



Thành phần

61,5

27,4

5,1

3,2

1,1

0,2

98,5

LỜI NÓI ĐẦU
Trong sự phát triển của ngành kinh tế hiện nay cùng với sự phát triển của

khoa học-kĩ thuật, cho nên đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao đến

SV: LÊ NGỌC TƯỜNG 13vl

4


Đồ án chất kết dính vô cơ

ThS: LÊ XUÂN HẬU

nhu cầu nhà ở, công trình công cộng, khu văn hóa…được mở rộng. Do vậy ngành
xây dựng phải được phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu trên.
Ngành xây dựng muốn phát triển được thì các tế bào, mắt xích của ngành phải
được gắn kết hài hòa mạnh mẽ. Ngành Vật liệu xây dựng phải được chú trọng đến
sử dụng máy móc thiết bị hiện đại để đảm bảo số lượng và chất lượng cho công
trình xây dựng. Trong ngành Vật liệu xây dựng, công nghiệp sản xuất chất kết dính
đóng vai trò quan trọng và chiểm tỉ lệ lớn nhất trong giá trị sản lượng, đặc biệt là xi
măng.
Nhận thấy vai trò quan trọng của ngành công nghiệp sản xuất xi măng, cũng
như những đòi hỏi ngày một cao của thị trường về số lượng, chất lượng và chủng
loại xi măng. Em được giao nhiệm vụ “Thiết kế phân xưởng chuẩn bị phối liệu
của nhà máy sản xuất xi măng Poóc lăng, phương pháp khô lò quay, công suất 1,1
triệu tấn clanke/năm”. Tuy nhiên đây là một lĩnh vực lớn và phức tạp, khả năng
của em còn hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế, cho nên đồ án này
vẫn còn nhiều những hạn chế và thiếu sót trong quá trình tính toán, thiết kế. Em
mong được sự giúp đỡ của các thầy, cô trong bộ môn Vật liệu xây dựng trường Đại
học Kiến trúc Hà Nội và các bạn đọc để đồ án này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn tới thầy giáo hướng dẫn: K.S Lê Xuân Hậu và bộ
môn Vật liệu xây dựng đã hướng dẫn và giúp đỡ chúng em hoàn thành đồ án môn

học này. Trong quá trình thực hiện chúng em không tránh khỏi những thiếu sót
mong nhận được sự đánh giá và góp ý của thầy cô.

SV: LÊ NGỌC TƯỜNG 13vl

5


Đồ án chất kết dính vô cơ
CHƯƠNG I :

ThS: LÊ XUÂN HẬU

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XI MĂNG

Xi măng poóclăng (PC) là chất kết dính có khả năng đông kết rắn chắc và phát
triển cường độ trong môi trường không khí và nước, thường được gọi là chất kết
dính rắn trong nước hay chất kết dính thuỷ lực, nó được phát minh và đưa vào sử
dụng trong xây dựng từ đầu thế kỷ 19, về sau nó được phát triển ngày càng hoàn
thiện về tính năng kỹ thuật và công nghệ sản xuất. Các chủng loại xi măng
poóclăng là chất kết dính được sử dụng chủ yếu trong xây dựng quốc gia, nó còn
dược coi là một trong các chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự tăng trưởng của ngành
xây dựng và phát triển đất nước.
Xi măng poóclăng được sản xuất bằng bằng công nghệ nghiền mịn clanhke xi
măng poóclăng với thạch cao (thạch cao đóng vai trò là phụ gia điều chỉnh thời
gian đông kết).
Thành phần chính trong xi măng là clanhke, phụ gia thạch cao và một số các
loại phụ gia khác. Clanhke là nguyên liệu chính đóng vai trò quyết định cho tính
chất của xi măng. Clanhke được sản xuất bằng cách nung đến thiêu kết hỗn hợp
nguyên liệu đồng nhất phân tán mịn gồm đá vôi, đất sét (nguyên liệu chính) và một

số nghuyên liệu khác đóng vai trò điều chỉnh (xỉ pyrít, quặng sắt, cát quắc, ... ).
I.

CLANHKE XI MĂNG PÓOCLĂNG

Clanhke xi măng poóclăng là bán thành phẩm của công nghệ sản xuất xi măng tồn
tại ở dạng hạt, kích thước từ (10 ÷ 14 mm) và phụ thuộc vào dạng lò nung. Theo
cấu trúc vi mô clanhke xi măng là hỗn hợp các hạt nhỏ của nhiều pha tinh thể và
một lương nhỏ pha thuỷ tinh .
1. Thành phần khoáng của clanhke xi măng poóclăng :(Ttrích tài liệu sách chất
kết dính vô cơ)
Trong clanhke xi măng poóclăng gồm chủ yếu là các khoáng silíccát canxi (hàm
lượng 70 ÷ 80%), các khoáng Aluminat canxi và Alumôferit Canxi.
SV: LÊ NGỌC TƯỜNG 13vl

6


Đồ án chất kết dính vô cơ

ThS: LÊ XUÂN HẬU

Khoáng silíccát canxi gồm hai loại khoáng là khoáng Alít và khoáng Bêlít.
- Khoáng Alít (3CaO.SiO2: tricanxi silicát, ký hiệu là C 3S ) là khoáng quan
trọng nhất của clanhke xi măng, tạo cho xi măng có cường độ cao, tốc độ đông
kết rắn chắc nhanh và loại khoáng này có ảnh hưởng nhiều đến các tính chất của
xi măng. Trong clanhke xi măng khoáng C 3S chiếm từ (45 ÷ 60)%. Alit là một
dung dịch rắn của 3CaO.SiO 2 và một lượng nhỏ các chất khác có hàm lượng nhỏ
từ (2 ÷ 4)% như MgO, P 2O5, Cr2O3,... C3S ở dạng tinh khiết sẽ bền vững trong
khoảng nhiệt độ (1200 ÷ 1250)0C đến (1900 ÷ 2070)0C. Nhiệt độ lớn hơn

20700C thì C3S bị nóng chảy, nhỏ hơn 1200 0C thì bị phân huỷ thành C 2S và
CaO tự do.
- Khoáng bêlít (2CaO.SiO2: đicalcium silicát, ký hiệu C2S ):
Trong clanhke xi măng C2S chiếm khoảng 20 ÷ 30%, là thành phần quan trọng của
clanhke, có đặc tính là đông kết rắn chắc chậm nhưng cường độ cuối cùng cao.
Bêlít là dung dịch rắn của 2CaO.SiO2 với một lượng nhỏ các ô xít khác như Al2O3,
Fe2O3, Cr2O3 ... Khoáng C2S được tạo thành trong clanhke ở 4 dạng thù hình α
C2S, α‘C2S ,

β C2S , δ C2S .

+ α C2S : bền vững ở điều kiện nhiệt độ cao từ 1425 ÷ 2130 0C, ở nhiệt độ
lớn hơn 21300C, α C2S bị chảy lỏng, ở nhiệt độ nhỏ hơn 14250C khoáng α C2S
chuyển sang dạng α’ C2S .
+ α’C2S bền vững ở nhiệt độ 830 ÷ 14250C, khi nhiệt độ nhỏ hơn 8300C và
làm lạnh nhanh thì α’C2S chuyển sang dạng βC2S, còn khi làm nguội chậm bị
chuyển sang dạng δ C2S.
+ βC2S không bền luôn có xu hướng chuyển sang dạng δ C2S đặc biệt là ở nhiệt
độ nhỏ hơn 5200C. Khi βC2S chuyển thành δ C2S làm tăng thể tích khoảng 10% và
bị phân rã thành bột.
+ δ C2S thì hầu như không tác dụng với nước và không có tính chất kết
dính, chỉ trong điều kiện hơi nước bão hoà, khoảng nhiệt độ 150 ÷ 2000C, δ C2S
mới có khả năng dính kết.
SV: LÊ NGỌC TƯỜNG 13vl

7


Đồ án chất kết dính vô cơ


ThS: LÊ XUÂN HẬU

Chất trung gian phân bố giữa khoáng Alít và Bêlít là các pha Aluminôferit, pha
canxi Aluminat và pha thuỷ tinh.
- Khoáng celit : còn gọi là alumô pherit canxi
Celit là dung dịch rắn của các alumô pherit canxi có thành phần khác nhau phụ
thuộc vào thành phần hóa học của phối liệu và điều kiện nung luyện …Nó có thể
là tập hợp dung dịch rắn gồm : C8A3F,C6A2F, C4AF, C2F.Trong clinker ximăng
pooclăng thường thì khoáng alumô pherit canxi chủ yếu là C4AF.Trong clinker
C4AF chiếm 10- 18 %,là khoáng đóng rắn tương đối chậm, cho cường độ không
cao lắm nhưng bền nước và bền trong môi trường sulphat, C4AF là khoáng nặng
nhất trong clinker XMPL có γ = 3,77 g/cm3.
- Khoáng canxi Aluminat : Cũng là chất trung gian giữa alit và bêlit, trong
clinker XMPL có thể gặp ở 2 dạng là 3CaO.Al2O3 và 12CaO.7Al2O3.Trong clinker
thường với hàm lượng CaO trong phối liệu cao thì dạng 12CaO.7Al2O3 không có
mà tồn tại chủ yếu là dạng 3CaO.Al2O3, viết tắt là C3A. C3A có tính chất kết dính
, đóng rắn nhanh, tỏa nhiều nhiệt, kém bền nước và nước khoáng, trong clinker
XMPL thường C3A chiếm 5-15%.Thực tế C3A chiếm < 10% .
- Pha thuỷ tinh có trong clanhke xi măng poóclăng với hàm lượng từ 5 ÷ 15%.
Thành phần của pha thuỷ tinh bao gồm một số loại ô xít như CaO, Fe2O3, Na2O,
K2O,….
- Ngoài ra trong clanhke xi măng poóclăng còn tồn tại một lượng CaO và MgO tự
do
2 . Thành phần hoá của clanhke xi măng poóclăng :
Clanhke xi măng poóclăng bao gồm các khoáng chính là CaO, SiO2, Al2O3, Fe2O3
với tổng hàm lượng là 95 ÷ 97% (theo khối lượng). Ngoài ra còn có các ôxít khác
với hàm lượng nhỏ như : MgO, TiO2, Na2O, P2O5, SO3,... Hàm lượng các ô xít phụ
thuộc vào nguyên vật liệu ban đầu và quy trình công nghệ sản xuất. Trong clanhke
xi măng poóclăng tỷ lệ thành phần các ôxít thường dao động trong khoảng: ( trang
70 sách chất kết dính vô cơ)


SV: LÊ NGỌC TƯỜNG 13vl

8


Đồ án chất kết dính vô cơ

ThS: LÊ XUÂN HẬU

CaO

: 63 ÷ 66 % ;

SO3

:

0,3 ÷ 1 %

SiO2

: 21 ÷ 24% ;

P2O5

:

0,1 ÷ 0,3 %


Al2O3 : 4 ÷ 9 %

;

K2O + Na2O

:

0,4 ÷ 1 %

: 2 ÷ 45

;

TiO2 + Cr2O3

:

0,2 ÷ 0,5 %

Fe2O3

Hàm lượng các ô xít này thay đổi sẽ làm cho tính chất của xi măng cũng thay đổi
theo.
- Canxi ôxít (CaO): Chủ yếu trong nguyên liệu đá vôi, trong quá trình nung luyện
tạo thành clanhke ở các điều kiện nhất định chúng sẽ liên kết với các ôxít khác tạo
nên các hợp chất hoá học quyết định tốc độ đông kết rắn chắc và cường độ của xi
măng. Khi hàm lượng CaO càng lớn thì khả năng tạo thành các hợp chất dạng
khoáng canxi silicat có độ bazơ cao (C3S) trong clanhke càng nhiều, cho xi măng
đông kết rắn chắc nhanh cường độ cao nhưng xi măng lại kém bền trong môi

trường xâm thực sunfat. Hàm lượng CaO nhiều đòi hỏi nhiệt độ nung phải lớn khó
nung luyện và để lại trong clanhke một lượng canxi ôxít tự do nhiều, có hại cho xi
măng. Vì vậy, trong clanhke xi măng người ta phải khống chế hàm lượng CaO hợp
lý(khoảng 63 ÷ 66%).
- Silic ôxít (SiO2) :Chủ yếu trong nguyên liệu đất sét, trong quá trình nung luyện
clanhke SiO2 sẽ tác dụng với CaO tạo thành các hợp chất dạng khoáng canxi
silicat. Khi hàm lượng SiO2 càng nhiều thì ngoài việc tạo thành khoáng C3S ra,
khoáng canxi silicat có độ bazơ thấp (C2S) được hình thành sẽ tăng lên. Hàm lượng
khoáng C2S tăng làm xi măng đông kết rắn chắc chậm và cường độ phát triển chậm
ở thời kỳ đầu của quá trình rắn chắc đá xi măng. Tuy nhiên loại xi măng có hàm
lượng C2S cao lại có khả năng bền trong nước và môi trường xâm thực sunfat. Khi
hàm lượng SiO2 trong clanhke ít, khoáng C3S được tạo thành nhiều, sẽ làm cho xi
măng đông kết rắn chắc nhanh, cường độ cao song quá trình nung luyện khó, để lại
lượng vôi (CaO) tự do lớn. Vì vậy trong clanhke xi măng thì ôxít SiO2 cần phải
khống chế ở một tỉ lệ thích hợp (thường chiếm khoảng 21 ÷ 24% khối lượng
clanhke).

SV: LÊ NGỌC TƯỜNG 13vl

9


Đồ án chất kết dính vô cơ

ThS: LÊ XUÂN HẬU

Ngoài ra, khi SiO2 có độ hoạt tính càng cao thì quá trình tạo khoáng khi nung
càng nhanh và càng triệt để.
- Nhôm ôxít (Al2O3): Trong clanhke xi măng ôxít này được đưa vào chủ yếu từ đất
sét, khi nung luyện, ôxít nhôm tham gia vào quá trình tạo nên các khoáng nóng chảy

canxi Aluminat. Khi hàm lượng Al2O3 càng nhiều khoáng C3A tạo thành càng lớn,
khả năng xuất hiện pha loãng trong clanhke càng sớm và càng nhiều, nó có khả
năng tạo cho xi măng đông kết rắn chắc nhanh nhưng cường độ thấp và kém bền
trong môi trường sunfat. Trong clanhke hàm lượng ô xít nhôm chiếm khoảng 4 ÷
8%.
- Sắt ôxít (Fe2O3): có tác dụng làm giảm nhiệt độ thiêu kết của quá trình nung
luyện và tham gia vào quá trình tạo khoáng tetracalcium Aluminôferit (C4AF).
Hàm lượng ô xít này trong clanhke xi măng càng lớn thì nhiệt độ nung được hạ
thấp, khoáng C4AF được tạo thành nhiều xi măng nâng cao được độ bền trong môi
trường xâm thực sunfat nhưng lại cho mác xi măng không cao. Thông thường tổng
hàm lượng ôxít Fe2O3 chiếm khoảng 2 ÷ 4%.
Ngoài các ôxít chính tham gia vào quá trình tạo khoáng còn có một hàm lượng nhỏ
các ô xít khác như :
- Magiê ôxít (MgO): là thành phần có hại cho xi măng, là nguyên nhân gây sự
mất ổn định thể tích khi xi măng đã đông kết rắn chắc. Thường trong clanhke sản
xuất xi măng lượng ôxít MgO được khống chế với hàm lượng < 5%.
- Titan ôxít (TiO2): Hàm lượng của nó từ 0,1 ÷ 0,5% thì sẽ làm tốt cho quá trình kết
tinh các khoáng, khi hàm lượng từ

2 ÷ 4% thì TiO2 sẽ thay thế một phần SiO2

trong xi măng, làm tăng cường độ của xi măng.
- Crôm ôxít (Cr2O3) và phốt pho ô xít (P2O5) : khi hàm lương của các ôxít này nằm
vào khoảng 0,1 ÷ 0,3% sẽ có tác dụng tốt là thúc đẩy quá trình đông kết ở thời kỳ
đầu, tăng cường độ cho xi măng. Nhưng với hàm lượng lớn (1 ÷ 2%) có tác dụng
ngược lại làm chậm thời gian đông kết rắn chắc và làm suy giảm cường độ của đá
xi măng.

SV: LÊ NGỌC TƯỜNG 13vl


10


Đồ án chất kết dính vô cơ

ThS: LÊ XUÂN HẬU

- Ôxít kiềm kali và kiềm natri (K2O + Na2O) do đất sét đưa vào: trong clanhke hàm
lượng chúng khoảng 0,5 ÷ 1%. Khi hàm lượng các ô xít này lớn hơn 1% sẽ gây nên sự
mất ổn định thể tích của xi măng đặc biệt là gây nên sự tách, nứt trong bê tông thuỷ
công do các ô xít kiềm này có khả năng tác dụng với CaO, Al2O3 tạo nên các khoáng
trương nở thể tích là Na2O.8CaO.3Al2O3(NC8A3), K2O.8CaO.3Al2O3 (KC8A3) hoặc
tác dụng với SO3 tạo nên khoáng nở thể tích là K2SO4, Na2SO4,...
3 . Đặc trưng của clanhke xi măng poóclăng :
Chất lượng của clanhke xi măng được đánh giá qua thành phần hoá học và thành
phần khoáng. Để đánh giá một cách tổng quát hơn thành phần của xi măng người
ta thường đánh giá chúng thông qua các hệ số đặc trưng.
CÁC HỆ SỐ ĐẮC TRƯNG CỦA CLANHKE XI MĂNG LÀ: (Trích trang 72
sách CKD vô cơ)
a. Hệ số bazơ (kýhiệu m) :

m=

(Cao toång - CaO töï do )%
[(SiO 2 toång − SiO 2 töï do ) + Al 2O3 + Fe 2O 3 ]%

Thông thường hệ số bazơ vào khoảng 1,7 ÷ 2,4. Khi hệ số này nhỏ hơn 1,7 xi
măng có cường độ không cao. Khi m lớn hơn 2,4 xi măng có cường độ cao nhưng
nhiệt độ nung phải lớn, độ ổn định thể tích kém, nhiệt độ thuỷ hoá lớn và kém bền
trong môi trường nước xâm thực.

b. Hệ số Silicat(ký hiệu n)
n=

(SiO 2 toång − SiO 2 töï do )%
(Al 2O3 + Fe 2 O3 )%

Khi hệ số n tăng làm tăng hàm lượng khoáng silicat canxi có độ bazơ
thấp, do đó xi măng có thể ninh kết đóng rắn chậm ở thời kỳ đầu và cường độ
cuối cùng cao. Khi n giảm thì hàm lượng các khoáng nóng chảy lớn, clanhke
có nhiệt độ nung thấp, dễ nung luyện. Đối với xi măng poóclăng n hợp lý nhất
là 2,2 ÷ 2,6.
SV: LÊ NGỌC TƯỜNG 13vl

11


Đồ án chất kết dính vô cơ

ThS: LÊ XUÂN HẬU

c. Hệ số Alumin (P):
P=

Al 2 O3 %
Fe 2 O3 %

Hệ số P xác định tỉ lệ giữa khoáng C3A và C4AF. Khi P nhỏ thì xi măng có độ
ổn định trong môi trường xâm thực của nước và sunfat, khi P lớn thì xi măng đông kết
rắn chắc nhanh nhưng cường độ cuối cùng thấp. Thông thường hệ số p từ 1 ÷ 2,5.
d. Hệ số bão hoà vôi

- Hệ số KH:
Là tỉ số giữa lượng canxi ôxít (CaO) trong thực tế liên kết với ôxít Silic (SiO2) tạo
thành khoáng C3S :
KH =

(Cao toång - CaOtöï do ) − 1,65Al 2O3 − 0,35Fe 2O3
2,8(SiO 2 toång − SiO 2 töï do )

Giá trị KH trong clanhke xi măng phụ thuộc vào thành phần và tính chất của
nhiên liệu sử dụng, dạng lò nung, điều kiện nung luyện và một số nhân tố khác.
Khi giá trị KH lớn thì khoáng C 3S tạo thành nhiều, xi măng đông kết rắn chắc
nhanh cường độ cao nhưng không bền trong môi trường nước và sunfat, hỗn hợp
nguyên liệu khó thiêu kết. Khi giá trị KH thấp thì khoáng C 3S tạo thành ít hơn
C2S nên xi măng đông kết rắn chắc chậm, cho cường độ thấp ở thời kỳ đầu
nhưng cường độ cuối cùng lại cao. Hệ số KH thích hợp thuờng dao động trong
khoảng 0,85 ÷ 0,95.
- Hệ số LSF:
Mức độ vôi trong clankke còn được đặc trưng bởi nhân tố bão hòa vôi LSF là
tỉ số của hàm lượng vôi thực tế so với hàm lượng vôi lớn nhất trong clanhke
( tính theo %).
LSF= 100CaO: (2,8SiO 2+1,65Al2O3+0,35Fe2O3) khi P >0,64
LSF= 100CaO: (2,8SiO 2+1,1Al2O3+0,7Fe2O3)

khi P <0,64

Hàm lượng vôi tiêu chuẩn : Với xi măng thông thường 90-95
Với xi măng cường độ phát triển nhanh 95-98

SV: LÊ NGỌC TƯỜNG 13vl


12


Đồ án chất kết dính vô cơ

ThS: LÊ XUÂN HẬU

Ngoài ra để đánh giá tỉ lệ thành phần clanhke xi măng người ta còn dùng một số
các hệ số khác như:

MS =

* Hệ số MS :

C 3S + C 2 S
C 4 AF + C 3 A

Khi MS tăng thì độ bền của xi măng trong môi trường ăn mòn tăng lên và cường độ
tăng lên.
ME =

* Hệ số đóng rắn ME:

C 3S
C 2S

Khi ME lớn thì cường độ ban đầu của xi măng cao, nhiệt hyđrat lớn nhưng độ bền
trong môi trường xâm thực thấp.

C 3S + C 3 A

C 2S + C 4 AF
Khi MK càng lớn thì xi măng toả nhiệt càng lớn, M K thường nằm trong giới hạn
Mk =

* Hệ số nhiệt MK:
0,3 ÷ 1,8.

II CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT XI MĂNG PÓOCLĂNG
1.Nguyên liệu sản xuất Xi măng Póoc lăng:
Nguyên liệu trực tiếp để sản xuất clanhke xi măng bao gồm đá, đất và các phụ gia
điều chỉnh thành phần phối liệu như quặng sắt, nguyên liệu giàu silíc, ... các nguyên
liệu chính dùng để sản xuất clanhke xi măng poóclăng cần phải thoả mãn các qui
phạm đã qui định sau:
Nguyên liệu
Đá vôi
Đất sét

Các chỉ tiêu
Hàm lượng CaO, %

Giá trị
> 65

Hàm lượng MgO, %

<3

Hàm lượng SiO2, %

<8


Hàm lượng sét, %
Hàm lượng SiO2, %

<7
60 ÷ 68

Hàm lượng Al2O3,%

12 ÷ 22

Hàm lượng Fe2O3,%

> 5

SV: LÊ NGỌC TƯỜNG 13vl

13


Đồ án chất kết dính vô cơ

Quặng

ThS: LÊ XUÂN HẬU

Hàm lượng MKN,%
Hàm lượng Fe2O3,%

< 8

> 63

Hàm lượng CaO, %

> 0,5

Hàm lượng SiO2, %

> 9

Hàm lượng Al2O3, %

> 0,9

Hàm lượng MgO, %

< 0,5

1.1 Đá vôi
Đá vôi để sản xuất clanhke xi măng chủ yếu để cung cấp ôxít CaO, trong đá vôi
hàm lượng các cấu tử CaO chiếm từ 76 ÷ 80% và có lẫn một lượng nhỏ các hợp
chất khác như sắt, đất sét, các tạp chất hữu cơ, ... Tính chất và thành phần của loại
đá vôi ảnh hưởng đến việc lựa chọn công nghệ sản xuất xi măng.
1.2 Đất sét
Đất sét sử dụng để sản xuất clanhke xi măng nhằm cung cấp các ôxít SiO2,
Al2O3, Fe2O3 bao gồm đất sét, đất hoàng thổ, phiến thạch sét. Đất sét là khoáng kết
tủa giàu hạt nhỏ, dễ tạo thành huyền phù khi khuấy trộn với nước. Thành phần
khoáng chủ yếu của đất sét là khoáng Alumô silicat ngậm nước tồn tại ở dạng
Al2O3.2SiO2.2H2O. Ngoài ra trong đất sét còn có lẫn các hợp chất khác như cát, tạp
chất hữu cơ, Fe2O3 và các ôxít kiềm, ...

1.3 Phụ gia điều chỉnh
a. Phụ gia giàu silic : Để điều chỉnh mô đun silicat ( n ), trong trường hợp nguồn
sét của nhà máy có SiO2 thấp, có thể sử dụng các loại phụ gia cao silic. Các phụ gia
thường sử dụng là các loại đất hoặc đá cao silic có SiO2 > 80%
b.Phụ gia giàu sắt : Để điều chỉnh mô đun aliminat (p) nhằm bổ sung hàm lượng
Fe2O3 cho phối liệu , vì hầu hết các loại sét đều không có đủ Fe2O3 theo yêu cầu
.Các loại phụ gia cao sắt thường được sử dụng ở nước ta là : quặng sắt ( Thái
Nguyên, Thanh Hóa, Lạng Sơn) , xỉ pirit Lâm Thao hoặc quặng Laterit ở các tỉnh
miền Trung.

SV: LÊ NGỌC TƯỜNG 13vl

14


Đồ án chất kết dính vô cơ

ThS: LÊ XUÂN HẬU

c. Phụ gia giàu nhôm: Để điều chỉnh mo dun aliminat (p) nhằm bổ sung hàm
lượng Al2O3 cho phối liệu. Các loại phụ gia nhôm thường được sử dụng ở nước ta
là quặng bôxit
1.4 Các phụ gia trong sản xuất xi măng Pooclang
Trong công nghệ sản xuất chất kết dính vô cơ người ta sử dụng nhiều loại phụ
gia nhằm mục đích: cải thiện các tính chất kỹ thuật của chất kết dính, điều chỉnh
mác chất kết dính (phụ gia đầy), nâng cao hiệu suất của thiết bị công nghệ (phụ gia
công nghệ).
a. Phụ gia thạch cao
Đây là phụ gia bắt buộc phải đưa vào khi nghiền clanhke xi măng, khi đưa vào
nghiền cùng clanhke, thạch cao có tác dụng điều chỉnh tốc độ đông kết và đóng rắn

của xi măng. Thạch cao có thành phần khoáng chủ yếu là CaSO4.2H2O, ngoài ra
còn có các chất khác với hàm lượng nhỏ. Màu sắc của đá thạch cao phụ thuộc vào
lượng tạp chất lẫn trong nó, thông thường đá thạch cao thường có màu trắng đục,
có ố vàng và mềm hơn đá vôi.
b. Phụ gia khoáng hoạt tính
Là loại phụ gia có thể kết hợp với Ca(OH)2 ở nhiệt độ thường qua các phản ứng
silicát ngậm nước làm tăng khả năng chịu lực và độ bền trong môi trường nước cho
sản phẩm. Phụ gia hoạt tính gồm có hai loại : Loại có nguồn gốc tự nhiên như
khoáng puzơlan, trêpen, điatômít, bazan, bọt núi lửa, tro núi lửa, ... Loại có nguồn
gốc nhân tạo bao gồm các phế thải công nghiệp như tro xỉ bazơ (thải phẩm của nhà
máy thép), tro xỉ axít (thải phẩm của nhà máy nhiệt điện nồi hơi,...), tro trấu, gạch
đất sét non lửa.
c. Phụ gia đầy
Là loại phụ gia không có khả năng kết hợp với vôi ở nhiệt độ thường, nhưng ở
môi trường hơi nước bão hoà và có nhiệt độ áp suất cao chúng có khả năng kết
hợp với Ca(OH)2 theo các phản ứng silicát nâng cao khả năng chịu lực và rắn
SV: LÊ NGỌC TƯỜNG 13vl

15


Đồ án chất kết dính vô cơ

ThS: LÊ XUÂN HẬU

chắc cho sản phẩm, phụ gia đầy thường là cát thạch anh và đá vôi nghiền mịn.
Trong xi măng loại phụ gia đầy không vượt quá 20% so với khối lượng clanhke.
d. Phụ gia cải thiện tính chất đặc biệt cho xi măng pooclang :
Các phụ gia này có khả năng tăng độ bền nhiệt, bền kiềm và bền axít cho chất
kết dính. Các chất loại này thường là các vật liệu chịu nhiệt, chịu axít, chịu kiềm có

trong tự nhiên hoặc nhân tạo.
Loại phụ gia này làm tăng nhanh hay làm chậm thời gian đông kết của chất kết
dính, phụ gia gây mầm tinh thể thúc đẩy quá trình kết tinh rắn chắc của chất kết
dính
e. Phụ gia công nghệ
Để nâng cao hiệu suất của thiết bị công nghệ như : phụ gia thúc đẩy quá trình tạo
khoáng trong lò nung xi măng, phụ gia trợ nghiền nâng cao hiệu suất nghiền clanhke
xi măng, phụ gia kéo dài thời gian bảo quản xi măng.
2.Nhiên liệu để sản suất xi măng:
Nhiên liệu để sản xuất xi măng là nguyên liệu dùng để sản xuất clanhke như
sấy phối liệu và nung phối liệu thành clanhke. Nhiên liệu thường dùng là rắn, lỏng
hoặc khí. Muốn đảm bảo năng suất lò cao cần cung cấp đầy đủ nhiên liệu cho lò để
đạt được nhiệt độ yêu cầu, muốn vậy thì nhiên liệu cần phải đảm bảo:
- Cung cấp nhiều nhiệt cho lò.
- Nhiên liệu phải cháy hoàn toàn với lượng không khí dư nhỏ nhất
- Dùng không khí nóng đưa vào để tăng điều kiện cháy
Lựa chọn nhiên liệu cho lò quay cần chú ý 3 yêu cầu chính: Nhiệt trị thấp, Tính
kinh tế , hàm lượng tro và chất bốc và hàm lượng lưu huỳnh
a.Nhiên liệu rắn: Nhiên liệu rắn để sản xuất clinker ximăng là than đá. Yêu cầu
nhiên liệu rắn dùng cho lò quay là :than phải có chất bốc cao, ngọn lửa dài, tro
nhiên liệu ít, thường người ra sử dụng loại than có :
SV: LÊ NGỌC TƯỜNG 13vl

16


Đồ án chất kết dính vô cơ

ThS: LÊ XUÂN HẬU


Nhiệt trị thấp ≥ 5500 Kcal/kg
Chất bốc = (15-30)%
Hàm lượng tro = (10-20)%
Hàm lượng lưu huỳnh < 1%
b.Nhiên liệu khí thiên nhiên :Khí thiên nhiên được khai thác từ dưới các lớp đất
sâu, nó là những hợp chất của các loại cacbuahydro hữu hạn khác nhau. Ưu điểm
của khí thiên nhiên dùng cho lò quay nung clinker là dễ tự động hóa, clinker
không bị lẫn tro nhiên liệu, trước khi sử dụng không cần qua giai đoạn gia công,
lắng lọc, gạn .Có nhiệt trị từ 8000- 9000 Kcal/kg
c. Nhiên liệu lỏng : được sử dụng đối với lò quay ở dạng mazut.Mazut thu được từ
sản phẩm sau khi chưng cất dầu mỏ.Mazut cũng là 1 loại nhiên liệu tốt dùng cho lò
quay nung clinker.Ưu điểm của mazut là ít tạp chất , hàm lượng tro rất nhỏ khoảng
0,1-0,3%, độ ẩm 1-4% nhiệt năng khá cao . 8000 kcal/kg
3.Các phương pháp sản xuất xi măng:
Có 3 phương pháp sản xuất xi măng đó là phương pháp ướt, phương pháp khô và
phương pháp liên hợp.
3.1 Phương pháp ướt sản xuất xi măng
Là phương pháp nghiền và trộn nguyên liệu với nước. Ưu điểm của phương pháp
này là dễ nghiền phối liệu có độ đồng nhất cao. Nhược điểm là tiêu tốn nhiên liệu
khi nung, kích thước lò nung và diện tích xây dựng lớn.
3.2 Phương pháp khô sản xuất xi măng
Là phương pháp nghiền và trộn nguyên liệu ở dạng khô, vì vậy nguyên liệu khó
nghiền mịn, độ đồng nhất của phối liệu không cao bằng phương pháp ướt. Nhưng
tiêu tốn ít nhiên liệu, kích thước lò nung nhỏ, hệ thống trao đổi nhiệt phức tạp, hệ
thống làm sạch bụi cũng phức tạp, mức độ cơ giới hoá và tự động hoá cao hơn
phương pháp ướt, nhưng hệ số sử dụng thiết bị theo thời gian thấp hơn.
SV: LÊ NGỌC TƯỜNG 13vl

17



Đồ án chất kết dính vô cơ

ThS: LÊ XUÂN HẬU

3.3 Phương pháp liên hợp
Là phương pháp trung gian giữa phương pháp ướt và phương pháp khô.
Việc chuẩn bị phối liệu và gia công nguyên liệu theo phương pháp ướt, nhưng
nung phối liệu tiến hành theo phương pháp khô (có hệ thống ép lọc bùn phối liệu
để tách nước).
4.Các giai đoạn sản xuất:
Quá trình sản xuất xi măng poóclăng bao gồm ba giai đoạn chính: chuẩn bị nguyên
liệu, nung và nghiền clanhke .
a.Giai đoạn chuẩn bị nguyên liệu :
Tuỳ theo tính chất của nguyên liệu sử dụng nhiều hay ít nước, tình hình thiết bị và lò
nung người ta chuẩn bị nguyên liệu theo phương pháp khô, ướt và phương pháp kết
hợp giữa khô và ướt. Giai đoạn chuẩn bị chia ra làm các bước sau:
- Tính toán sự phối hợp nguyên liệu đạt tỉ lệ yêu cầu.
- Đập vụn đá vôi thành cỡ từ 1 ÷ 3 cm, đất sét cũng được đập nhỏ, sau đó có thể
đưa vào sấy để làm giảm bớt độ ẩm (đối với phương pháp khô) hoặc đưa vào bể
lọc đánh tơi đất sét (đối với phương pháp ướt). Các chất phụ gia điều chỉnh được
đưa vào (nếu cần) để điều chỉnh thành phần phối liệu theo yêu câù.

- Đem

nghiền nhỏ hỗn hợp nguyên liệu trong máy nghiền bi và đưa qua hệ thống xi lô để
kiểm nghiệm lại thành phần hoá học và thành phần hạt cho đạt yêu cầu trước khi
đưa vào nung.
Trong việc chuẩn bị nguyên liệu cần chú ý đến độ nghiền mịn. Nguyên liệu càng
nghiền nhỏ, phản ứng khi nung càng nhanh, đỡ tốn nhiên liệu. Mặt khác, có nghiền

nhỏ thì SiO2 mới có khả năng phản ứng triệt để với CaO, làm giảm bớt lượng CaO
tự do sau này trong xi măng do đó chất lượng xi măng càng được nâng cao.
b. Giai đoạn nung :

Nung là giai đoạn kế tiếp theo việc chuẩn bị nguyên liệu,

gồm có các bước chính là: làm khô ( làm bay hơi nước tự do), gia nhiệt trước,
phóng nhiệt, dung kết và làm nguội clanhke.
SV: LÊ NGỌC TƯỜNG 13vl

18


Đồ án chất kết dính vô cơ

ThS: LÊ XUÂN HẬU

Tốc độ nung clanhke không những phụ thuộc vào thành phần hoá học mà còn phụ
thuộc vào độ nhỏ và mức độ trộn đều của hỗn hợp nguyên liệu sống. Nung xi
măng thường dùng hai loại lò đứng và lò quay.
c. Giai đoạn nghiền clanhke thành xi măng :
Clanhke sau khi ra lò thường phải để ở trong kho từ 1 ÷ 2 tuần mới đem nghiền
thành bột. Mục đích là để cho CaO tự do trong clanhke hút hơi ẩm trong không khí
được tôi thành Ca(OH)2 hoặc cacbonat hoá thành CaCO3 làm cho xi măng có tính
ổn định tốt hơn
Khi nghiền clanhke, người ta thường pha trộn thêm 2 ÷ 5% thạch cao sống
(CaSO4. 2H2O) để điều chỉnh thời gian ninh kết của xi măng cho phù hợp với điều
kiện thi công. Ngoài ra còn trộn thêm vào xi măng poóclăng dưới 20% chất phụ gia
hoạt tính hoặc dưới 20% chất phụ gia trơ, vừa để cải thiện tính chất của xi măng
poóclăng, vừa để tăng sản lượng và hạ giá thành.


CHƯƠNG II : PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT
I. LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT
SV: LÊ NGỌC TƯỜNG 13vl

19


Đồ án chất kết dính vô cơ

ThS: LÊ XUÂN HẬU

Đối với các nhà máy sản xuất xi măng việc lựa chọn dây chuyền sản xuất là hết
sức quan trọng, nó quyết định đến phương pháp sản xuất cũng như chất lượng sản
phẩm. Việc lựa chọn dây chuyền sản xuất phải căn cứ vào tính chất của nguyên
nhiên liệu, vào khả năng kinh tế kỹ thuật của đất nước và công suất yêu cầu của
nhà máy. Nếu lựa chọn được dây chuyền sản xuất hợp lý cho phép nâng cao chất
lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế. Hiện nay ta
đang có 3 phương pháp sản xuất xi măng đó là phương pháp ướt, phương pháp khô
và phương pháp liên hợp.
Phương pháp khô sản xuất xi măng: Là phương pháp nghiền và trộn nguyên liệu
ở dạng khô, vì vậy nguyên liệu khó nghiền mịn, độ đồng nhất của phối liệu không
cao bằng phương pháp ướt. Nhưng tiêu tốn ít nhiên liệu, kích thước lò nung nhỏ,
nguyên vật liệu có độ ẩm nhỏ(W=10 - 15%),hệ thống trao đổi nhiệt phức tạp, hệ
thống làm sạch nguyên liệu cũng phức tạp, mức độ cơ giới hoá và tự động hoá cao
hơn phương pháp ướt, hệ số sử dụng thiết bị theo thời gian thấp hơn.
Dựa vào điều kiện kinh tế của đất nước và dựa vào đặc điểm của các phương
pháp sản xuất ở trên, vào đặc điểm của nguồn cung cấp nguyên nhiên liệu ta chọn
phương pháp khô với công nghệ lò đứng sản clinke xi măng poóclăng. Với trình độ
khoa học kỹ thuật ngày nay các máy móc và thiết bị đã đáp ứng được yêu cầu về

độ mịn, độ đồng nhất của phối liệu trước khi đem đi nung luyện (khắc phục được
nhược điểm tồn tại của phương pháp khô) đồng thời làm tăng chất lượng cũng như
sản lượng dẫn tới hạ giá thành sản phẩm

II. SƠ ĐỒ DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT XI MĂNG
Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất xi măng theo phương pháp khô ( trang
102 sách chất kết dính vô cơ )
SV: LÊ NGỌC TƯỜNG 13vl

20


Đồ án chất kết dính vô cơ

ThS: LÊ XUÂN HẬU

Đá sét

Than

Phụ gia

l Khai thác

Khai thác

Đập

Khai thác


Đập

Đập

Sấy nghiền

Đập

Định lượng

Sấy

Đá vôi

llươlượng

Vòi phun

Nghiền

Đập

Sấy
Định lượng

Điều chỉnh và đồng nhất phối
liệu
Xiclo trao
đổi nhiệt
Lò nung

Làm lạnh và ủ clanhke
Định lượng

Nghiền
Xilo chứa

Kho chứa

SV: LÊ NGỌC TƯỜNG 13vl

Đóng bao

21

Thạch cao

Xuất rời

Định lượng


Đồ án chất kết dính vô cơ

ThS: LÊ XUÂN HẬU

III.TÍNH TOÁN PHỐI LIỆU
1.Cơ sở khoa học của việc tính phối liệu
Cơ sở khoa học tính toán phối liệu sản xuất Clanhke xi măng Póoclăng là
phương pháp xác định thành phần hóa học của phối liệu, đảm bảo hình thành các
khoáng cần thiết cho CLK XMP, phù hợp với tính chất và trình độ của công nghệ

sản xuất, đảm bảo tận dụng tài nguyên, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường
trong điều kiện Việt Nam.
Tính toán thành phần hỗn hợp nguyên liệu là xác định tỷ lệ hàm lượng các
loại nguyên liệu sử dụng phù hợp với công nghệ nung luyện để chế tạo CLK XM
có thành phần hóa học và thành phần khoáng yêu cầu.
Để tính toán phối liệu SX CLK XM có thể sử dụng các phương pháp tính
toán khác nhau. Đối với các bài toán phức tạp có 3 cấu tử có lẫn tro hay 4 cấu tử
không lẫn tro thường sử dụng phương pháp điều chỉnh. Với bài toán có 2 hay 3 cấu
tử thường sử dụng các phương pháp lựa chọn các hệ số. Các nhà máy sản xuất XM
PL ở nước ta hiện nay thường sử dụng phương pháp tính toán phối liệu theo các hệ
số KH hay LSF, n, p.MA,MS .Với phương pháp tính toán phối liệu theo các hệ số,
tùy theo công nghệ nung, nguyên liệu và nhiên liệu sử dụng mà ta có các dạng bài
toán phối liệu hệ 2 hay nhiều cấu tử hoặc bài toán có lẫn tro hay không lẫn tro
nhiên liệu. Khi sử dụng nhiên liệu rắn là than thì bài toán thường thuộc dạng có
lẫn tro nhiên liệu. Nếu sử dụng nhiên liệu là khí thiên nhiên hay dầu thì bài toán
thuộc về dạng không lẫn tro nhiên liệu.
Phụ gia (PG) điều chỉnh thành phần hóa học của phối liệu thường sử dụng quăng
sắt khi hàm lượng sắt oxit trong đất sét ít hay sử dụng phụ gia khoáng giàu Silic
như trepan, điatômit…khi hàm lượng Silíc điôxit thấp. Trong trường hợp nguyên
SV: LÊ NGỌC TƯỜNG 13vl

22


Đồ án chất kết dính vô cơ

ThS: LÊ XUÂN HẬU

liệu ban đầu có hàm lượng oxit nhôm thấp, người ta thường sử dụng quặng bôxit
làm phụ gia điều chỉnh


2. Lập bảng thành phần phối liệu:
Bảng 2.1. Thành phần hóa của đá vôi và đất sét ban đầu
Cấu tử

SiO2

Al2O3

Fe2O3

CaO

MgO

MKN



Đá vôi

0,6

0.25

0.20

53,15

1,6


43,4

99,2

Đất sét

61,5

16,89

8,9

1,88

1,12

8,03

98,32

Bảng 2.2. Thành phần hóa của phụ gia điều chỉnh.
Thành phần SiO2

Al2O3

Fe2O3

CaO


MgO

MKN

Tổng

Quặng sắt

15,0

4,20

69,00

1,60

2,50

7,00

99,30

Quắc zít

92,8

3,95

2,35


0,86

0,30

-

100,26

3, Nhiên liệu
Bảng 3.1. Thành phần hóa của than loại A
Than

W0

A0

S0

C0

H0

N0

O0



A


8,000

15,000

2,100

70,200

1,500

0,700

1.500

99,000

Bảng 3.2. Thành phần hóa của tro than
Tro than

S

A

F

C

M

SO3




Thành phần

61,5

27,4

5,1

3,2

1,1

0,2

98,5

a. Chọn thành phần khoáng
SV: LÊ NGỌC TƯỜNG 13vl

23


Đồ án chất kết dính vô cơ

ThS: LÊ XUÂN HẬU

Chọn chất lượng clanke như sau:

LSF=91, MS=2,3 , MA= 1,5
b. Nguyên liệu
Thành phần hóa của đá vôi và đất sét ban đầu
Bảng 4.1: Bảng thành phần hóa nguyên liệu lựa chọn.
Thành phần

S

A

F

C

M

MKN



Đá vôi

0,6

0,25

0,2

53,15


1,6

43,4

99,2

Đá sét

61,5

16,89

8,9

1,88

1,12

8,03

98,32

Sau khi qui đổi về 100% ta có bảng sau :
Bảng 4.2 Thành phần hóa của nguyên liệu quy về 100% trước khi nung
Thành phần

S

A


F

C

M

CK

Đá vôi

0,60

0,250

0,2

53,5

1,60

0

MKN ∑
100,00
43,7

Đá sét

61,5


16,89

8,9

1,88

1,12

1,68

8,03

100,00

- tính MA và MS đất sét
MAđs =

Ađs 16,89
=
= 1,89
Fđs
8, 9

Sai số ΔMA= 21%
MSđs =

S đs
61,5
=
= 2,38

Fđs + Ađs 8,9 + 16,89

Sai số ΔMS= 4%
Nhận xét: so sánh MA của đất sét với giá trị ở trên ta thấy sai số tương đối lớn,
chứng tỏ MA của đất sét cần phải giảm. Ta bổ sung thêm cấu tử giàu sắt. Chọn cấu
tử điều chỉnh là quặng sắt và Quắc zít vì ta thấy MS tính toán gần bằng MS ban
đầu nên khi ta điều chỉnh quặng sắt thì cũng phải điều chỉnh quạng zít . Thành
phần hóa như sau:
Bảng 4.3.Thành phần hoá học của quặng sắt và quắc zít
Nguyên liệu

SiO2

Al2O3

Fe2O3

CaO

MgO

MKN



Quặng sắt

15,0

4,20


69,00

1,6

2,5

7,00

99,3

SV: LÊ NGỌC TƯỜNG 13vl

24


Đồ án chất kết dính vô cơ
Quartzite

92,8

ThS: LÊ XUÂN HẬU

3,95

2,35

0,86

0,3


-

100,26

Bảng 4.4.Thành phần hoá học của quặng sắt và quắc zít quy về 100%
Nguyên liệu
Quặng sắt

SiO2
15,1

Al2O3
4,23

Quartzite

92,56 3,94

Fe2O3
69,49

CaO
1,61

MgO
2,51

MKN
7,05



100,00

2,34

0,86

0,3

-

100,00

Vậy ta có bảng nguyên liệu quy về 100% là:
Bảng 4.5. thành phần hóa học của các nguyên liệu quy về 100%
Thành phần

S

A

F

C

M

CK


Đá vôi

0,60

0,250

0,2

53,5

1,60

0

MKN ∑
100,00
43,7

Đá sét

61,5

16,89

8,9

1,88

1,12


1,68

8,03

100,00

Quặng sắt

15,1

4,23

69,49

1,61

2,51

-

7,05

100,00

Quartzite

92,56

3,94


2,34

0,86

0,3

-

-

100,00

Theo hệ thống lò, nhiên liệu sử dụng sẽ là 100% than loại A. Sau khi nhập và trước
khi sử dụng than phải đạt các yêu cầu kỹ thuật sau:
Độ ẩm ban đầu được sấy đến độ ẩm 1%.
Độ mịn sau khi nghiền: 15% trên sàng N2008.
Bảng 5. 1. Thành phần hóa học của than A
Than

W0

A0

S0

C0

H0

N0


O0



A

8,000

15,000

2,100

70,200

1,500

0,700

1.500

99,000

Bảng 5.2. Thành phần hóa của than quy đổi về 100%
Than W

A

SV: LÊ NGỌC TƯỜNG 13vl


S

C

25

H

N

O




×