Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Báo Cáo Quan Trắc Giám Sát Chất Lượng Môi Trường Công Trình Nâng Cấp Cơ Sở Hạ Tầng Vùng Nuôi Đảm Bảo An Toàn Sinh Học Vùng 1, Tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.32 MB, 28 trang )

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT NGHỆ AN
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN NGUỒN LỢI VEN BIỂN
VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TỈNH NGHỆ AN

---------------o0o-------------

BÁO CÁO QUAN TRẮC GIÁM SÁT
CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
CÔNG TRÌNH: NÂNG CẤP CƠ SỞ HẠ TẦNG VÙNG NUÔI ĐẢM
BẢO AN TOÀN SINH HỌC VÙNG 1 – HTX LỘC THỦY, XÃ QUỲNH
BẢNG, HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN

TƯ VẤN:
Địa chỉ:
Tel:

TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN
Số 122 - Đường Lê Hồng Phong - TP Vinh - Tỉnh Nghệ An
038.3560532/038.3838721

NGHỆ AN, 2014


Báo cáo quan trắc giám sát môi trường giai đoạn thi công
Công trình: Nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng nuôi đảm bảo an toàn sinh học Vùng 1 – HTX Lộc Thủy, xã
Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An

MỤC LỤC
3.1.1. 1. Đối với môi trường không khí và tiếng ồn.......................................10
3.1.1.2. Đối với chất thải rắn. ..........................................................................10
3.1.1.3. Đối với nước thải.................................................................................11


3.1.1.4. Những rủi ro, sự cố môi trường giai đoạn thi công .........................11
3.1.2.1. Giảm thiểu ô nhiễm không khí, tiếng ồn...........................................11
3.1.2.2. Giảm thiểu ô nhiễm nước thải............................................................12
3.1.2.3. Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn.................................................12
3.1.2.4. Biện pháp an toàn cho người lao động và cộng đồng.......................12
PHỤ LỤC...........................................................................................................19
Kết quả phân tích chất lượng môi trường.......................................................19
DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Danh mục các hạng mục xây dựng của dự án 6
Bảng 2.2: Chất lượng môi trường không khí, tiếng ồn tại khu vực dự án 7
Bảng 2.3: Kết quả phân tích nước mặt khu vực dự án 7
Bảng 2.4: Kết quả phân tích nước thải khu vực dự án 8
Bảng 5: Vị trí, tọa độ lấy mẫu giám sát 9
Bảng 6: Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí và tiếng ồn 13
Bảng 7: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt 13
Bảng 8: Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước thải ao nuôi 14

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BTNMT
BNNPTNT

: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn

BQL

Ban quản lý



CSHT

: Quyết định
Cơ sở hạ tầng

SNN

:
:
:
:
:
:

NĐ-CP
TT-BTNMT
PTNT
QCVN
TCVN

Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn
Nghị định - Chính phủ
Thông tư - Bộ Tài nguyên và Môi trường
Phát triển nông thôn
Quy chuẩn Việt Nam
Tiêu chuẩn Việt Nam
1


Báo cáo quan trắc giám sát môi trường giai đoạn thi công

Công trình: Nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng nuôi đảm bảo an toàn sinh học Vùng 1 – HTX Lộc Thủy, xã
Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An

TNHH
BOD5
COD
ĐTM
MTV
HTX
UBND

:
:
:
:
:

Trách nhiệm hữu hạn
Nhu cầu oxy sinh hóa đo ở 200C- 05 ngày
Nhu cầu oxy hóa học
Đánh giá tác động môi trường
Một thành viên
Hợp tác xã
Ủy ban nhân dân

I. MỞ ĐẦU
Thực hiện Luật bảo vệ môi trường năm 2005 và các cam kết trong chương trình
quan trắc, quản lý giám sát môi trường của Bản cam kết bảo vệ môi trường công trình
“Nâng cấp CSHT vùng nuôi đảm bảo an toàn sinh học Vùng 1, HTX Lộc Thủy, xã
Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An”. Đồng thời theo dõi môi trường hiện

trạng và các tác động của việc xây dựng công trình tới môi trường trong giai đoạn thi
công xây dựng, nhằm tìm ra biện pháp tốt nhất giảm thiểu các nguy cơ gây ô nhiễm
môi trường xung quanh. Đảm bảo sự phát triển bền vững trên cơ sở kết hợp chặt chẽ,
hài hòa giữa sản xuất và bảo vệ môi trường. BQL dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát
triển bền vững tỉnh Nghệ An là cơ quan thực hiện công trình đã phối hợp với Trung
tâm Môi trường và Phát triển tiến hành quan trắc, giám sát chất lượng môi trường khu
vực thi công xây dựng công trình trên cơ sở đó lập báo cáo quan trắc, giám sát môi
trường định kỳ, gửi các cơ quan quản lý kiểm tra theo dõi.
1.1. Căn cứ thực hiện
1.1.1. Cơ sở pháp luật
- Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005;
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ hợp thứ 3 thông qua ngày 21/06/2012;
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về quản
lý chất thải rắn;
- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ Quy định về đánh
giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và Cam kết bảo vệ môi
trường;
- Nghị định số: 179/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ
Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
- Nghị định số: 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ
Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật tài nguyên nước;
2


Báo cáo quan trắc giám sát môi trường giai đoạn thi công
Công trình: Nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng nuôi đảm bảo an toàn sinh học Vùng 1 – HTX Lộc Thủy, xã
Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An

- Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 của Bộ Xây dựng về việc

hướng dẫn một số điều của Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ
về quản lý chất thải rắn;
- Thông tư 45/2010/BNNPTNT - Quy định về điều kiện cơ sở, vùng nuôi tôm sú,
tôm thẻ chân trắng, thâm canh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định về quản lý chất thải nguy hại;
- Thông tư số 21/2012/TT-BTNMT ngày 19/12/2012 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc hướng dẫn đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan
trắc môi trường;
- Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011
của Chính phủ về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và
cam kết bảo vệ môi trường;
- Thông tư 28/2011/TT-BTNMT ngày 01/8/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường hướng dẫn về việc Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường không khí
xung quanh và tiếng ồn;
- Thông tư số 31/2011/TT-BTNMT ngày 01/8/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường hướng dẫn về Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước biển;
- Thông tư số 04/2012/TT-BTNMT ngày 08/5/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc Quy định tiêu chí xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng;
- Thông tư 32/2013/TT-BTNMT ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi
trường;
- Quyết định Số 46/2011/QĐ-UBND ngày 23 tháng 9 năm 2011 của UBND tỉnh
Nghệ An về Ban hành bộ đơn giá phân tích môi trường không khí xung quanh; khí
thải; nước mặt lục địa; nước dưới đất; nước thải và nước biển ven bờ trên địa bàn tỉnh
Nghệ An;
- Căn cứ thông báo số 183/TB.UBND ngày 24/12/2013 của UBND huyện
Quỳnh Lưu về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường của công trình:

Nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng nuôi đảm bảo an toàn sinh học Vùng 1 – HTX Lộc Thủy,
xã Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
1.1.2. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn tham khảo
- QCVN 26: 2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;
- QCVN 05: 2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không
khí xung quanh;
- QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
mặt;

3


Báo cáo quan trắc giám sát môi trường giai đoạn thi công
Công trình: Nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng nuôi đảm bảo an toàn sinh học Vùng 1 – HTX Lộc Thủy, xã
Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An

- QCVN 14: 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
thải sinh hoạt;
1.1.3. Tài liệu kỹ thuật
- Các TCVN, QCVN đang áp dụng hiện hành;
- Standard Method (19th Ediction 1995);
- Bản cam kết Bảo vệ môi trường công trình: “Nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng
nuôi nhằm đảm bảo an toàn sinh học (vùng nuôi 1 – HTX Lộc Thủy, xã Quỳnh Bảng,
huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An)” do Công ty CP Tư vấn đầu tư & Môi trường
Vinagreen lập tháng 11 năm 2013.
- Sổ tay quan trắc và phân tích môi trường do Cục Môi trường - Bộ Khoa học
Công nghệ và Môi trường xuất bản tháng 12 năm 2002.
- Các số liệu đo đạc, phân tích tại hiện trường và trong phòng thí nghiệm do
Trung tâm Môi trường và Phát triển, Công ty TNHH MTV Kỹ thuật Tài nguyên và
Môi trường thực hiện.

1.2. Phạm vi và nội dung các công việc
- Phạm vi thực hiện:
Khu vực thực hiện công trình: “Nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng nuôi nhằm đảm
bảo an toàn sinh học (Vùng nuôi 1 – HTX Lộc Thủy, xã Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh
Lưu, tỉnh Nghệ An)”.
Địa điểm: vùng nuôi 1, HTX Lộc Thủy, xã Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu,
tỉnh Nghệ An.
- Nội dung các công việc:
+ Quan trắc các nguồn gây tác động môi trường. Lấy mẫu, đo đạc tại hiện
trường, phân tích trong phòng thí nghiệm các thành phần môi trường không khí, tiếng
ồn, nước mặt và nước thải khu vực thi công xây dựng.
+ Tham vấn ý kiến cộng đồng.
+ Lập báo cáo quan trắc giám sát chất lượng môi trường giai đoạn thi công xây
dựng của công trình.
1.3. Thời gian thực hiện:

04 tháng tính từ ngày bắt đầu khởi công xây dựng.
1.4. Tổ chức thực hiện giám sát môi trường
1.4.1. Cơ quan thực hiện dự án
- Chủ đầu tư: Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An.
- Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển
bền vững (CRSD) tỉnh Nghệ An.
Đại diện: Ông Trần Hữu Tiến;
Chức vụ: Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An - Giám đốc ban
quản lý dự án.
Địa chỉ: Số 129, đường Lê Hồng Phong, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An.

4



Báo cáo quan trắc giám sát môi trường giai đoạn thi công
Công trình: Nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng nuôi đảm bảo an toàn sinh học Vùng 1 – HTX Lộc Thủy, xã
Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An

Điện thoại: 038.3569849;
Fax: 0383.569849.
1.4.2. Cơ quan tư vấn thực hiện quan trắc, giám sát môi trường
- Trung tâm Môi trường và Phát triển.
- Địa chỉ: Số 122, Lê Hồng Phong, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An.
- Người đại diện: Ông Hoàng Xuân Trường;
Chức vụ: Giám đốc.
- Điện thoại: (038) 3838721
Danh sách các thành viên tham gia:
TT
Người thực hiện
Chuyên ngành
Chức vụ
1 Hoàng Văn Hảo
Kỹ sư môi trường
Chủ nhiệm
2 Hoàng Xuân Trường
Thạc sỹ Quản lý
Quản lý chung
3 Lê Thị Thủy
Kỹ sư môi trường
Cán bộ kỹ thuật
4 Nguyễn Thị Ngân
Cử nhân môi trường
Cán bộ kỹ thuật


II. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC
2.1. Thông tin chung về đối tượng quan trắc
2.1.1. Vị trí địa lý
Tại Vùng nuôi 1 – HTX Lộc Thủy, xã Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh
Nghệ An) nằm dọc theo bờ phía Tây sông Mai Giang có vị trí ranh giới được xác định
như sau:
- Phía Bắc giáp: Hồ, ao nuôi cá nước ngọt.
- Phía Nam giáp: Hồ, ao, dân cư và đường nhựa.
- Phía Đông giáp: Sông Mai Giang.
- Phía Tây giáp: Hồ, ao nuôi cá nước ngọt.

5


Báo cáo quan trắc giám sát môi trường giai đoạn thi công
Công trình: Nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng nuôi đảm bảo an toàn sinh học Vùng 1 – HTX Lộc Thủy, xã
Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An

Hình: Vị trí khu vực xây dựng công trình
2.1.2. Quy mô công trình
Công trình nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng nuôi 1 – HTX Lộc Thủy, bao gồm xây
dựng các hạng mục sau:
Bảng 2.1: Danh mục các hạng mục xây dựng của dự án
TT
Hạng mục - công việc
Đơn vị
Khối lượng
1

Nâng cấp tuyến kênh cấp số 1 rộng 11,0m


m

604,06

2

Xây dựng mới tuyến kênh cấp số 2 rộng 1,5m

m

226,61

3

Xây dựng cống tròn liên hợp D1,5m trên kênh cấp
số 1 tại Km0+111,60

m

4

Xây dựng cống tròn liên hợp D1,5m trên kênh cấp

m

5x4,0
5x3,0
6



Báo cáo quan trắc giám sát môi trường giai đoạn thi công
Công trình: Nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng nuôi đảm bảo an toàn sinh học Vùng 1 – HTX Lộc Thủy, xã
Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An

TT

Hạng mục - công việc

Đơn vị

Khối lượng

số 1 tại Km0+302,96
5

Xây dựng cống tròn liên hợp D1,5m trên kênh cấp
số 1 tại Km0+491,47

m

6

Xây dựng cống lấy nước (bxh)=(1,2x1,5)m đầu
tuyến kênh cấp số 2

m

7


Nâng cấp hồ lắng thải

m2

5x3,0
8,30
5157,0

(Nguồn: Báo cáo kinh tế kỹ thuật của dự án)
2.1.3. Hiện trạng môi trường trước khi thi công
* Môi trường không khí, tiếng ồn
Bảng 2.2: Chất lượng môi trường không khí, tiếng ồn tại khu vực dự án
TT
Thông số
Đơn vị
Kết quả
KK1
KK2
0
1 Nhiệt độ
C
32,4
32,6
2 Độ ẩm
%
57,7
56,2
3
3 Bụi lơ lửng
(µg/m )

84,4
91,5
300
4 NO2
(µg/m3)
60
52
200
3
5 CO
(µg/m )
1.250
1.280
30.000
6 SO2
(µg/m3)
48
39
350
7

Tiếng ồn

dBA

58

56

70*


(Nguồn: Báo cáo cam kết bảo vệ môi trường của dự án)

* Môi trường nước mặt
Bảng 2.3: Kết quả phân tích nước mặt khu vực dự án

7


Báo cáo quan trắc giám sát môi trường giai đoạn thi công
Công trình: Nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng nuôi đảm bảo an toàn sinh học Vùng 1 – HTX Lộc Thủy, xã
Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An

TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Tên chỉ tiêu
pH
TSS
DO

BOD5
COD
NH4+ - N
NO3Cu
Zn
Fe
Coliform

Đơn vị
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
MPN/100ml

Kết quả
NM1
NM2
7,2
7,3
108
68
4,7
5,3
68

63
163
3
0,06
0,05
2,7
2,4
0,01
0,01
0,02
0,02
0,09
0,05
2.000
900

QCVN
08:2008/BTNMT

6,5 – 8,5
30
≥5
6
15
0,2
5
0,2
1
1
5000


(Nguồn: Báo cáo cam kết bảo vệ môi trường của dự án)
* Môi trường nước thải
Bảng 2.4: Kết quả phân tích nước thải khu vực dự án
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Tên chỉ
tiêu
pH
TSS
BOD5
COD
NH4+ - N
NO3Cu
Zn
Fe
Coliform

Đơn vị
mg/l

mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
MPN/100ml

Kết quả
T1
T2
7,4
7,6
128
132
74
78
212
236
0,5
0,4
4,2
3,8
0,18
0,17
0,13
0,10
0,67
0,23

22.000
26.000

TT 45/2010/BNNPTNT
Phụ lục 3
6–9
<30
-

(Nguồn: Báo cáo cam kết bảo vệ môi trường của dự án)
2.1.4. Tiến độ thực hiện dự án
Hiện tại công trình đang tiến hành nạo vét nâng cấp, xây dựng một số phân
đoạn kênh cấp và cống thoát.
2.2. Địa điểm và thông số giám sát
* Giám sát môi trường không khí xung quanh:
- Số điểm giám sát: 2 điểm trong khu vực xây dựng dự án.
- Thông số giám sát: Bụi, CO, SO2, NO2, Nhiệt độ không khí, Tiếng ồn.
* Giám sát chất lượng nước mặt:
- Số điểm giám sát: 3 điểm trong khu vực xây dựng dự án.

8


Báo cáo quan trắc giám sát môi trường giai đoạn thi công
Công trình: Nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng nuôi đảm bảo an toàn sinh học Vùng 1 – HTX Lộc Thủy, xã
Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An

- Thông số: pH, TSS, DO, COD, BOD5, NH4+, NO2-, PO43-, Độ mặn, Dầu mỡ,
Tổng Coliform, nhiệt độ.
* Giám sát chất lượng nước thải:

- Do số công nhân trên công trường ít (20 người) đa số là người dân địa
phương. Hết giờ làm việc toàn bộ công nhân về nhà nên lượng nước thải sinh hoạt của
số công nhân này trên công trường là rất ít. Máy móc thi công trên công trường không
nhiều, việc lau rửa, sửa chữa nếu hư hỏng được thực hiện tại nơi sửa chữa nên lượng
nước thải phát sinh từ bảo dưỡng máy móc thi công là không có. Vì vậy, đơn vị tư vấn
đã tiến hành lấy mẫu nước thải vùng nuôi tại kênh thoát nước có vị trí cạnh khu vực
xây dựng để đối chiếu với mẫu nước thải vùng nuôi trước khi xây dựng công trình.
- Số điểm giám sát: 1 điểm tại kênh nước thải vùng nuôi.
- Thông số: pH, TSS, BOD5, NH4+, NO3-, PO43-, Dầu mỡ, Coliform.
2.3. Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu
- Phương pháp lấy mẫu, đo đạc không khí, tiếng ồn: Theo thông tư số
28/2011/TT-BTNMT ngày 01/08/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn
về Quy định quy chuẩn kỹ thuật quan trắc môi trường không khí xung quanh và tiếng ồn;
- Phương pháp lấy mẫu nước thải: Theo TCVN 5999: 1995.
- Phương pháp lấy mẫu nước mặt: Theo TCVN 5942: 1995.
- Phương phát lấy mẫu nước ngầm: Theo TCVN 6663-11: 2011.
- Phương pháp bảo quản mẫu: Theo TCVN 6663-3: 2008.
Phương pháp lưu giữ mẫu phải phù hợp với thông số quan trắc và kỹ thuật phân
tích mẫu tại phòng thí nghiệm. Mẫu lấy xong phải phân tích ngay, nếu không thì mẫu
phải được bảo quản lạnh ở nhiệt độ 5oC không quá 24 giờ.
Các mẫu nước để phân tích thành phần hóa học sau khi lấy đều phải được dán
mẫu, đặt vào các hộp đựng mẫu và để ở nơi thoáng gió, râm mát, tránh để ở nơi có
nhiệt độ cao.
Các mẫu nước để phân tích thành phần vi sinh sau khi lấy phải được đặt trong
hộp nước đá hoặc các thiết bị có điều hoà nhiệt độ theo chỉ dẫn của cơ quan y tế.
Thời gian vận chuyển hay thời gian lưu mẫu tuỳ thuộc từng chỉ tiêu hoặc có hay
không có hóa chất bảo quản để cố định dạng tồn tại của chúng.
2.4. Địa điểm, vị trí lấy mẫu
Bảng 5: Vị trí, tọa độ lấy mẫu giám sát
Tọa độ

TT
Vị trí lấy mẫu
Kí hiệu
X (m)
Y (m)
I
Mẫu không khí và tiếng ồn
1
Trong khu vực xây dựng của công trình
0573926 2121918
KK1
Tại vị trí xây cống mới giáp ranh giữa
2
0574271 2121602
KK2
vùng nuôi với sông Mai Giang
II
Mẫu nước mặt
1
Tại kênh cấp nằm phía Bắc vùng nuôi
0574341 2122214
NM1
9


Báo cáo quan trắc giám sát môi trường giai đoạn thi công
Công trình: Nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng nuôi đảm bảo an toàn sinh học Vùng 1 – HTX Lộc Thủy, xã
Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An

TT

2
3
III
1

Vị trí lấy mẫu

Tọa độ
X (m)
Y (m)
0573950 2122006
0574306 2121608

Kí hiệu

Tại kênh cấp nằm trong vùng nuôi
NM2
Tại sông Mai Giang
NM3
Mẫu nước thải
Tại kênh thoát trong khu vực vùng nuôi
0574119 2121955
NT1
2.5. Điều kiện lấy mẫu
+ Tại thời điểm lấy mẫu: Vùng nuôi đang tiến hàng nạo vét, xây dựng một số
phân đoạn tuyến kênh cấp và cống cấp tại kênh cấp xây dựng mới. Số lượng công
nhân tham gia thi công là 20 người đều là người dân địa phương, sau thời gian làm
việc tại công trường đều trở về nhà nên đơn vị thi công không phải xây dựng lán trại
cho công nhân ở tại công trình. Ban chỉ huy công trình (khoảng 2-3 người) được bố trí
ở chung tại một số lán trại của các hộ gia đình nuôi tôm trong khu vực công trình.

+ Thời tiết tại thời điểm lấy mẫu đo đạc: Trời nắng, có gió nhẹ.

III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ QUAN TRẮC
3.1. Nguồn gây tác động và biện pháp giảm thiểu các tác động
3.1.1. Nguồn gây tác động môi trường
3.1.1. 1. Đối với môi trường không khí và tiếng ồn
a. Bụi, khí thải
- Bụi và khí thải phát sinh trong giai đoạn này chủ yếu từ hoạt động đào múc
đất để xây dựng kênh cấp và cống bằng máy đào. Đất đào sẽ được tận dụng làm bờ
bao chắn nước với sông Mai Giang và khu vực thi công nên không cần phải vận
chuyển đi thải bỏ.
- Bụi phát sinh do quá trình trộn vật liệu xây dựng.
- Khí thải động cơ từ các phương tiện vận chuyển với các thành phần chính như
COx, NOx, SOx, CxHy, khói, hơi xăng, dầu...
b. Tiếng ồn.
Tiếng ồn chủ yếu phát sinh từ các máy thi công (máy đào...) và các phương tiện
vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng.
3.1.1.2. Đối với chất thải rắn.
+ Chất thải rắn xây dựng bao gồm: Gạch vỡ, đất đá cát thải, giấy bao xi măng
và các loại vật liệu dư thừa khác,… Loại chất thải rắn này ít gây ô nhiễm và có khả
năng tái sử dụng làm vật liệu san nền nên mức độ tác động không đáng kể.
+ Chất thải sinh hoạt của cán bộ, công nhân trên công trường bao gồm: giấy
loại, bao bì đựng thức ăn, các vật dụng sinh hoạt loại thải,... vào thời điểm xây dựng số
lượng công nhân tập trung trên công trường giao động từ 10 đến 20 người và chủ yếu
là người dân địa phương và sau giờ làm không có công nhân nào ở lại sinh hoạt tại
công trường. Vì vậy, lượng rác thải phát sinh rất ít và được công nhân thu gom lưu
chứa vào các bao bì sau đó đưa đi tập kết tại các nơi tập kết rác của địa phương.

10



Báo cáo quan trắc giám sát môi trường giai đoạn thi công
Công trình: Nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng nuôi đảm bảo an toàn sinh học Vùng 1 – HTX Lộc Thủy, xã
Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An

+ Chất thải rắn nguy hại: phát sinh trong quá trình xây dựng chủ yếu là các loại
dầu thải, giẻ lau dầu mỡ. Tuy nhiên chất thải chỉ phát sinh khi có máy móc gặp sự cố
nên lượng phát sinh rất ít và không thường xuyên.
3.1.1.3. Đối với nước thải.
- Nước thải sinh hoạt: Toàn bộ công nhân thi công trên công trường đều là
người dân địa phương nên sau khi hết giờ làm việc công nhân sẽ về nhà sinh hoạt nên
lượng nước thải phát sinh là không đáng kể và đơn vị thi công đã sắp xếp, bố trí cho số
công nhân này sử dụng một số nhà vệ sinh của người dân địa phương gần công trình.
- Nước mưa chảy tràn trên bề mặt công trường: Nước mưa kéo theo các loại
rác, tạp chất cơ học trên mặt đất làm gia tăng nồng độ các chất rắn trong nước mưa.
Lưu lượng và thành phần các chất ô nhiễm trong nước mưa phụ thuộc chủ yếu vào
thời gian giữa hai trận mưa, cường độ mưa. Tuy nhiên, do thời gian thi công trong mùa
khô và diện tích thi công nhỏ nên ảnh hưởng của nước mưa chảy tràn không lớn.
- Nước thải xây dựng: phát sinh từ các máy trộn bê tông, nước thải dư thừa từ
quá trình trộn vữa và làm ẩm nguyên vật liệu, nước thải từ hoạt động rửa dụng cụ và
bảo dưỡng công trình. Tải lượng từ nguồn thải này qua thực tế cho thấy là không đáng
kể.
3.1.1.4. Những rủi ro, sự cố môi trường giai đoạn thi công
Sự cố về an toàn trong lao động: Tai nạn lao động có thể xảy ra trong quá trình
thi công do bất cẩn khi mang vác và vận chuyển các vật tư, thiết bị, và trong vận hành
máy móc.
Sự cố tai nạn giao thông: Trong quá trình thi công xây dựng có thể xảy ra tai
nạn giao thông giữa các phương tiện, máy móc thi công và hoạt động sản xuất lao
động của các hộ nuôi.
3.1.2. Biện pháp giảm thiểu các tác động môi trường đã thực hiện

Như đã nêu ở phần trên, công nhân thi công trên công trường đều trở về nhà sau
thời gian làm việc và chỉ có ban chỉ huy công trình trực tại công trường nên nguồn tác
động từ các hoạt động sinh hoạt của công nhân tại lán trại là rất ít.
3.1.2.1. Giảm thiểu ô nhiễm không khí, tiếng ồn
Để giảm thiểu các tác động gây ô nhiễm không khí, đơn vị thi công đã thực hiện
các biện pháp:
+ Khi chuyên chở vật liệu xây dựng các xe vận tải được phủ bạt kín tránh rơi vãi
vật liệu trên đường.
+ Các xe vận chuyển nguyên vật liệu không chở quá tải trọng cho phép.
+ Khi đi vào khu vực công trường, khu vực đông dân cư, xe cộ các xe vận tải đã
thực hiện giảm tốc độ trong giới hạn quy định.
+ Các loại máy thi công được kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên nhằm giảm
lượng khí thải.

11


Báo cáo quan trắc giám sát môi trường giai đoạn thi công
Công trình: Nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng nuôi đảm bảo an toàn sinh học Vùng 1 – HTX Lộc Thủy, xã
Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An

+ Đơn vị thi công không thi công vào các khung giờ nghỉ (11h30-13h30 và 22h –
5h sáng ngày hôm sau) của người dân tránh gây ồn ảnh hưởng đến sinh hoạt của người
dân xung quanh.
+ Các khu vực xây dựng gần ao nuôi, đơn vị thi công đã dùng bạt che xung
quanh, tránh ảnh hưởng bụi trực tiếp vào ao nuôi.
3.1.2.2. Giảm thiểu ô nhiễm nước thải
- Nước thải sinh hoạt: Đơn vị thi công đã bố trí cho công nhân sử dụng nhà vệ
sinh của các hộ dân sống gần công trường.
- Nước mưa chảy tràn: Diện tích thi công trên công trường nhỏ, trên công

trường có hệ thống mưa thoát nước và nằm gần sông Mai Giang nên rất thuận tiện cho
việc tiêu thoát nước khi có mưa.
- Nước thải xây dựng:
+ Nước thải từ quá trình nạo vét kênh kênh: Trước khi tiến hành nạo vét kênh
kênh đơn vị thi công đã tiến hành hút cạn nước trong kênh nên quá trình nạo vét, thi
công ít ảnh hưởng tới môi trường nước mặt của khu vực.
+ Nước thải do quá trình nhào trộn bê tông: Trong quá trình thi công công trình
khối lượng bê tông phục vụ thi công ít và không liên tục nên tác động của nguồn nước
này tới môi trường khu vực là không đáng kể.
+ Nước thải từ các máy móc thiết bị thi công: Các máy móc thiết bị thi công khi
tiến hành lau rửa, sửa chữa không thực hiện tại công trường nên lượng nước thải từ các
máy móc thiết bị thi công không phát sinh tại đây và không ảnh hưởng tới môi trường
khu vực.
3.1.2.3. Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn
+ Đối với chất thải rắn sinh hoạt:
Vì khối lượng phát sinh rất ít và hầu như không đáng kể thành phần chủ yếu là
bao, túi nilon, vỏ bánh hoa quả và được công nhân thu gom vào các bao tải, túi nilon
đưa đến nơi tập kết rác của xã Quỳnh Bảng.
- Chất thải rắn do thi công:
+ Đối với đất đá thải, gạch vỡ, bê tông thải, ... được thu gom và tái sử dụng để
san nền.
+ Vỏ bao xi măng, phế liệu sắt thép được thu gom riêng rồi đem bán hoặc cho
người thu mua phế liệu.
- Đối với chất thải nguy hại: Các chất thải nguy hại phát sinh với khối lượng nhỏ,
không thường xuyên nên được thu gom vào thùng có nắp đậy.
3.1.2.4. Biện pháp an toàn cho người lao động và cộng đồng
- Đơn vị thi công đã yêu cầu công nhân tuân thủ nghiêm ngặt các quy định trong
an toàn lao động.
- Lắp đặt các biển cảnh báo khu vực thi công, biển giảm tốc độ khi đi vào khu
vực thi công.


12


Báo cáo quan trắc giám sát môi trường giai đoạn thi công
Công trình: Nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng nuôi đảm bảo an toàn sinh học Vùng 1 – HTX Lộc Thủy, xã
Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An

- Giảm tốc độ xe đúng quy định khi đi qua khu dân cư, nơi tập trung động người
và tại khu vực công trường.
- Không chở nguyên vật liệu cồng kềnh, quá tải trọng cho phép của xe.
- Đơn vị thi công đã tiến hành hoàn trả lại mặt bằng với những hạng mục đã làm
xong, thu dọn các các vật rơi vãi trên công trường.
3.2. Kết quả quan trắc môi trường
3.2.1. Chất lượng môi trường không khí và tiếng ồn
Bảng 6: Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí và tiếng ồn
Kết quả
QCVN
TT Thông số Đơn vị
KK1
KK2
05:2013/BTNMT
1
Nhiệt độ
37
37
3
2
TSP
μg/m

69
75
300
3
3
NO2
μg/m
100,52
96,63
200
4
CO
μg/m3
412,22
386,49
30.000
3
5
SO2
μg/m
111,00
140,86
350
QCVN 26:2010/BTNMT
6
Tiếng ồn
dBA
38
38
70dBA

(Nguồn: Công ty TNHH MTV Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường, tháng 7/2014)
Ghi chú:
- QCVN 05:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không
khí xung quanh.
- QCVN 26:2010/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
Nhận xét:
Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí và tiếng ồn (bảng 6) cho
thấy:
+ Hàm lượng bụi, các khí (SO2, NO2, CO) tại 02 vị trí KK1, KK2 đều thấp hơn
ngưỡng cho phép so với QCVN 05: 2013/BTNMT.
+ Tiếng ồn nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 26:2010/BTNMT.

T
T
1
2
3
4
5

3.2.2. Nước mặt
Bảng 7: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt
Thông
Kết quả
QCVN
TT
Đơn vị
số
NM1 NM2 NM3 08:2008/BTNMT 45/2010/BNNPTNT
0

Nhiệt độ
C
27
28
28
18-33
7-9, giao động trong
pH
7,03 6,96 6,98
6-8,5
ngày không quá 0,5
TSS
mg/l
11,85 10,94 13,67
30
5-35
DO
mg/l
6,8
6,1
5,7
≥5
<30
BOD5
mg/l
75,56 77,84 70,75
6

13



Báo cáo quan trắc giám sát môi trường giai đoạn thi công
Công trình: Nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng nuôi đảm bảo an toàn sinh học Vùng 1 – HTX Lộc Thủy, xã
Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An

T Thông
Kết quả
QCVN
TT
Đơn vị
T
số
NM1 NM2 NM3 08:2008/BTNMT 45/2010/BNNPTNT
6
COD
mg/l
90,67 93,40 81,36
15
7
NH4+
mg/l
0,008 0,015 0,041
0,2
8
NO2
mg/l
0,011 0,010 0,014
0,02
39
PO4

mg/l
0,0027 0,0033 0,0050
0,2
0
10 Độ mặn
/00
12,0 12,5 11,7
5-35
11 Dầu mỡ
mg/l
0,004 0,004 0,007
0,02
12 Coliform MPN/100ml 813
746
889
5000
(Nguồn: Công ty TNHH MTV Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường, tháng 7/2014)
Ghi chú:
- QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
mặt, cột A2 - Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử
lý phù hợp; bảo tồn động thực vật thủy sinh.
- TT 45/2010/BNNPTNT - Quy định về điều kiện cơ sở, vùng nuôi tôm sú, tôm
thẻ chân trắng, thâm canh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; Phụ lục 1 yêu cầu chất
lượng nước nuôi tôm.
Nhận xét:
Hầu hết các chỉ tiêu đều thấp hơn giới hạn cho phép của QCVN
08:2008/BTNMT cột A2. Riêng chỉ tiêu BOD và COD vượt quá QCVN
08:2008/BTNMT, nồng độ BOD vượt quá từ 11,8 – 12,9 lần, nồng độ COD vượt từ 5,4
– 6,2 lần. Kết quả này phản ánh sự ô nhiễm hữu cơ tại các kênh cấp và phần sông Mai
Giang tiếp giáp với vùng nuôi.

So sánh mẫu NM2 (tại kênh cấp đang thi công xây dựng) với NM1 (tại kênh cấp
không thi công xây dựng) với NM3 (tại vị trí giao với sông Mai Giang) ta nhận thấy
nồng độ COD, BOD5 tại vị trí NM2 đều cao hơn vị trí NM1 và NM3. Kết quả này phản
ánh chất lượng nước mặt tại kênh cấp đang thi công xây dựng có chịu tác động từ các
hoạt động xây dựng nâng cấp kênh. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa các chỉ số là không
lớn, trong thời gian thi công không có hộ gia đình nào thực hiện lấy nước từ kênh để cấp
cho ao nuôi và đơn vị thi công đã có thông báo cũng như biện pháp hút nước trước khi
thực hiện xây dựng nên tác động của hoạt động thi công xây dựng kênh cấp đến chất
lượng môi trường nước mặt vùng nuôi và hoạt động NTTS tại khu vực là không lớn.
3.2.3. Đối với môi trường nước thải ao nuôi
Bảng 8: Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước thải ao nuôi
QCVN
TT
Thông
Kết quả
TT
Đơn vị
08:2008/BTNMT
45/2010/BNNPTNT
số
NT1
Phụ lục 3
Cột B1
7,2
1
pH
6–9
5,5-9
112,68
2

TSS
mg/l
50
85,7
15
3
BOD5
mg/l
<30
14


Báo cáo quan trắc giám sát môi trường giai đoạn thi công
Công trình: Nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng nuôi đảm bảo an toàn sinh học Vùng 1 – HTX Lộc Thủy, xã
Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An

0,66
NH4+
mg/l
0,5
2,19
NO3
mg/l
10
30,00021
PO4
mg/l
0,3
0,06
Dầu mỡ

mg/l
0,1
Coliform MPN/100ml 1047
7500
(Nguồn: Công ty TNHH MTV Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường, tháng 7/2014)
Ghi chú:
- TT 45/2010/BNNPTNT - Quy định về điều kiện cơ sở, vùng nuôi tôm sú, tôm
thẻ chân trắng, thâm canh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; Phụ lục 3 yêu cầu chất
lượng nước thải từ ao nuôi tôm sau xử lý.
- QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
mặt, cột B1 dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi, giao thông thủy và các mục đích khác
yêu cầu nước chất lượng thấp.
Nhận xét:
Thông số BOD tại mẫu nước thải lấy tại kênh thoát nước thải ao nuôi vượt quá
giới hạn cho phép theo TT 45/2010/BNNPTNT 2,8 lần, vượt QCVN 08:2008/BTNMT
5,7 lần. Thông số TSS vượt QCVN 08:2008/BTNMT 2,25 lần. Kết quả này phản ánh
hiện trạng các ao nuôi trong vùng nuôi sau khi kết thúc vụ nuôi đều xả nước thải trực
tiếp vào kênh thoát mà không qua hồ lắng. Vì vậy, đơn vị tư vấn kiến nghị chủ đầu tư
đẩy nhanh tiến độ sớm hoàn thành công trình đưa hệ thống xử lý nước thải ao nuôi sau
các vụ nuôi vào hoạt động.
4
5
6
7
8

IV. THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG
4.1. Sự cần thiết của việc tham vấn cộng đồng
Tham vấn cộng đồng được tiến hành với sự phối hợp của Chủ đầu tư, Tư vấn
môi trường, nhà thầu thi công, chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư trong khu

vực Dự án. Kết quả tham vấn sẽ được sử dụng để đánh giá hiệu quả việc thực hiện các
biện pháp giảm thiểu các tác động tới môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng
công trình của nhà thầu xây dựng và thể hiện sự ủng hộ của cộng đồng trong quá trình
hoạt động bảo vệ môi trường.
4.2. Mục đích của việc tham vấn cộng đồng
Nhằm hiểu biết được ý kiến và mối quan tâm của cộng đồng về việc bảo vệ môi
trường trong giai đoạn thi công xây dựng Dự án, đặc biệt là những người bị ảnh hưởng
trực tiếp bởi việc xây dựng Dự án. Trên cơ sở này, những mối quan tâm đó có thể được
đề xuất đến chủ đầu tư, Nhà thầu xây dựng có giải pháp giảm thiểu các tác động môi
trường phù hợp hơn.
4.3. Phương pháp tiến hành
- Gửi bản tham vấn ý kiến cộng đồng đến UBND xã Quỳnh Bảng nơi thực hiện
công trình về hoạt động bảo vệ môi trường.

15


Báo cáo quan trắc giám sát môi trường giai đoạn thi công
Công trình: Nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng nuôi đảm bảo an toàn sinh học Vùng 1 – HTX Lộc Thủy, xã
Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An

- Tiến hành điều tra phỏng vấn nhanh 20 cán bộ và hộ dân xung quanh khu vực
dự án, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng và ý kiến của họ về hoạt động bảo vệ môi trường
trong giai đoạn thi công Dự án thông qua các bảng câu hỏi.
4.4. Kết quả tham vấn cộng đồng.
4.4.1. Ý kiến của đại diện UBND xã Quỳnh Bảng.
- Nhà thầu xây dựng đã thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường và các biện
pháp đảm bảo an toàn lao động và cộng đồng.
- BQLDA tiến hành quan trắc và giám sát môi trường đầy đủ như đã nêu trong
bản Cam kết bảo vệ môi trường nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường

cũng như người dân khu vực thực hiện dự án.
4.4.2. Ý kiến của cộng đồng dân cư trong khu vực.
- Tất cả 20 hộ dân được tham vấn đều nhận thấy rằng Ban QLDA và các nhà
thầu đã thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.
- Bên cạnh đó, người dân cũng có một số kiến nghị sau:
+ Phía nhà thầu xây dựng cần duy trì tốt việc bảo đảm vệ sinh môi trường như
đã thực hiện trong thời gian qua và thường xuyên phun nước tưới ở những đoạn đường
phát sinh bụi, đặc biệt là những ngày nắng và gió.
+ Phía nhà thầu xây dựng cần đẩy nhanh tiến độ thi công sớm đưa công trình
vào hoạt động kịp thời cho người dân chuẩn bị vụ nuôi tiếp sau.
Những ý kiến này được chuyển cho Ban quản lý dự án và nhà thầu xây dựng để
Nhà thầu thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường cho phù hợp.
4.5. Phổ biến thông tin
Bản báo cáo quan trắc, giám sát chất lượng môi trường định kỳ giai đoạn thi
công công trình"Nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng nuôi đảm bảo an toàn sinh học Vùng 1
– HTX Lộc Thủy, xã Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An" sẽ được gửi tới Sở
Nông nghiệp và PTNT Nghệ An, Chi cục bảo vệ Môi trường tỉnh Nghệ An, Phòng Tài
nguyên và Môi trường huyện Quỳnh Lưu vàUBND xã Quỳnh Bảng - địa phương nới
thực hiện dự án để thông báo cho các đơn vị chức năng và cộng đồng dân cư được
biết.

V. KẾT LUẬN, CAM KẾT VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Qua khảo sát thực tế và các số liệu về kết quả đo đạc, phân tích cho thấy:
1. Chất lượng môi trường không khí xung quanh khu vực thi công công trình
tương đối tốt. Tại các điểm khảo sát với các thông số giám sát: độ ồn, SO 2, NO2, CO và
bụi đều đạt tiêu chuẩn cho phép, đảm bảo bảo môi và sức khỏe cho người lao động.
2. Chất lượng nước mặt tại kênh cấp trong vùng nuôi và sông Mai Giang giáp
vùng nuôi có hàm lượng BOD, COD cao hơn so với hơn giới hạn cho phép của QCVN
08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, cột A2- Dùng

cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp; bảo tồn
động thực vật thủy sinh và Thông tư 45/2010/BNNPTNT - Quy định về điều kiện cơ sở,
16


Báo cáo quan trắc giám sát môi trường giai đoạn thi công
Công trình: Nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng nuôi đảm bảo an toàn sinh học Vùng 1 – HTX Lộc Thủy, xã
Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An

vùng nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng, thâm canh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm;
Phụ lục 1 yêu cầu chất lượng nước nuôi tôm. Kết quả đó phản ánh hiện trạng vùng nuôi
hệ thống kênh cấp thoát chưa hoàn thiện nên nước thải sau vụ nuôi từ các áo nuôi sau khi
được thu gom bởi các kênh thoát lại thải trực tiếp vào nguồn nước mặt (sông Mai Giang)
làm tăng nồng độ chất ô nhiễm trong nước mặt tại khu vực. Ngoài ra, tại thời điểm quan
trắc công trường đang thi công xây dựng cống cấp và nạo vét một số phân đoạn kênh cấp
nên chất lượng nước tạm thời bị ảnh hưởng do quá trình thi công xây dựng. Tuy nhiên, tác
động này chỉ mang tính chất tạm thời và trong thời gian thi công không có hộ nào thực
hiện nuôi nên nguồn nước của kênh cấp không được sử dụng cấp cho các ao NTTS, tư
vấn môi trường cũng đã khuyến nghị BQL dự án, đơn vị thi công tiến hành các biện pháp
giảm thiểu bao gồm: bơm hút nước tại những điểm thực hiện dự án vào ao chứa lắng thải
của vùng nuôi để lắng chất lơ lửng và thực hiện các biện pháp xử lý bùn thải.Chất lượng
nước thải ao nuôi tại khu vực có hàm lượng BOD, TSS cao hơn so với Thông tư
45/2010/BNNPTNT - Quy định về điều kiện cơ sở, vùng nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng,
thâm canh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; Phụ lục 3 yêu cầu chất lượng nước thải từ
ao nuôi tôm sau xử lý và QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước mặt, cột B1 dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi, giao thông thủy và các mục
đích khác yêu cầu nước chất lượng thấp.
3. Công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn tại công trường được
thực hiện theo đúng quy định của Luật bảo vệ môi trường.
4. Đơn vị thi công và chủ đầu tư đã thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường,

an toàn lao động cũng như các cam kết khác trong bản cam kết bảo vệ môi trường của
công trình.
5.2. Cam kết
1. Ban QLDA thực hiện đầy đủ chương trình giám sát và quan trắc môi trường
như đã cam kết.
2. Đảm bảo chất lượng môi trường không khí xung quanh đạt QCVN
05:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;
QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
3. Đảm bảo chất lượng nước mặt đạt QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
4. Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại theo quy định hiện hành của Nhà
nước.
Trong quá trình thi công, nếu có yếu tố môi trường nào phát sinh hoặc sự cố liên
quan đến môi trường. Ban QLDA sẽ báo cáo ngay với cơ quan quản lý môi trường địa
phương để xử lý.
5.3. Kiến nghị
1. Nhà thầu xây dựng cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng sớm đưa công trình vào
hoạt động, tránh ảnh hưởng đến màu vụ Nuôi tôm của các hộ gia đình.
2. Tưới nước những đoạn đường phát sinh bụi và khu vực thi công công trình.

17


Báo cáo quan trắc giám sát môi trường giai đoạn thi công
Công trình: Nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng nuôi đảm bảo an toàn sinh học Vùng 1 – HTX Lộc Thủy, xã
Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An

18



Báo cáo quan trắc giám sát môi trường giai đoạn thi công
Công trình: Nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng nuôi đảm bảo an toàn sinh học Vùng 1 – HTX Lộc Thủy, xã
Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An

PHỤ LỤC
Kết quả phân tích chất lượng môi trường

19


Báo cáo quan trắc giám sát môi trường giai đoạn thi công
Công trình: Nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng nuôi đảm bảo an toàn sinh học Vùng 1 – HTX Lộc Thủy, xã
Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An

20


Báo cáo quan trắc giám sát môi trường giai đoạn thi công
Công trình: Nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng nuôi đảm bảo an toàn sinh học Vùng 1 – HTX Lộc Thủy, xã
Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An

21


Báo cáo quan trắc giám sát môi trường giai đoạn thi công
Công trình: Nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng nuôi đảm bảo an toàn sinh học Vùng 1 – HTX Lộc Thủy, xã Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An

Bản đồ vị trí lấy mẫu

b12

000
-l=
307
m

b15
000
-l=
604
m

b10
000
-l=
479
m

b10
0

00-l
= 46

7m

b10
000
-l=44
9m


b12
000
-l=

168
m
b300
00-l
=15

2m

0-l
=13
1

b12
00 0
-l=
310
m

m

00
-l=
17
0m

b80

0

b80
00

-l=
299

m

b50
00-l
=22
9m

b8
00
0-l
=7

cèng cÊp x©y míi

2m

b12
000
-l=
121
m


b1
00

b14
00
0-l
=2
34
m

1


Báo cáo quan trắc giám sát môi trường giai đoạn thi công
Công trình: Nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng nuôi đảm bảo an toàn sinh học Vùng 1 – HTX Lộc Thủy, xã
Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An

Biên bản, danh sách tham vấn cộng đồng

1


Báo cáo quan trắc giám sát môi trường giai đoạn thi công
Công trình: Nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng nuôi đảm bảo an toàn sinh học Vùng 1 – HTX Lộc Thủy, xã
Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An

2



×