Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Rèn Luyện Nghiệp Vụ Sư Phạm Với Sinh Hoạt Chuyên Đề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.48 KB, 15 trang )

PHẦN THỨ NHẤT
RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠMVỚI SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ
I- CỤ THỂ HÓA CHUYÊN ĐỀ -LỰA CHỌN TẠO NÊN SỰ KHÁC BIỆT
1- Chuyên đề và sinh hoạt sư phạm theo chuyên đề
1.1. Chuyên đề trong sinh hoạt sư phạm
-Phân hoạch hoặc liên kết nội dung chương trình môn học theo một mạch kiến thức,
kỹ năng nào đó để “nghiên cứu” và tìm tòi sáng tạo, nhắm tới hiệu quảđổi mới
phương pháp-kĩ thuật dạy học (PP-KTDH), tổ chức học sinh hoạt động học tập (tích
cực), đảm bảo chất lượng dạy học-giáo dục(DH-GD), ta có các chuyên đề.
- Mỗi chuyên đề được coi như một đề tài khoa học trong phạm vi với nội dung gần
như hoàn chỉnh một bài học, đảm bảo tính vừa sức với khả năng khai thác, hoàn
thành “nghiên cứu” của nhà giáo.
- Chuyên đề có sẵn trong nội dung chương trình dạy học, nên chọn sao cho đúng
và trúng, sát với nhu cầu dạy học.
1.2. Sinh hoạt sư phạm chuyên đề.

-Các hoạt động SP của nhà giáo diễn ra với mỗi chuyên đề nhằm tăng cường năng
lực/ thực lực nghiệp vụ sư phạm của nhà giáo là sinh hoạt sư phạm chuyên đề (có khi
nói tắt là làm chuyên đề).
-Quy mô làm chuyên đề thường là nhóm giáo viên, tổ chuyên môn, trường học, cụm
trườnghoặc lớn hơn tùy theo yêu cầu, nhiệm vụ, quy mô sản phẩm nghiên cứu.
2- Định hướng giá trị tăng cường thực lực sư phạm của chuyên đề.
2.1. Mục tiêu và ý nghĩa.
-Khai thác chuyên đề trong sinh hoạt sư phạm phát huy tối đa hiệu quả lao động sư
phạmcủa nhà giáo;là cơ hội để các nhà giáo trải nghiệm sáng tạo, “tích luỹ năng
lượng sư phạm”đặc biệt là sự tìm tòi phát hiện liên tục, không ngừng vươn tới sự
khác biệt.
-SHSPCĐ đòi hỏi nâng caocác tố chất sư phạm cần thiết: sự chuyên tâm, sự mẫn cảm
sư phạm và tinh thông nghề nghiệp,giúp nhà giáo từng bước hoàn thiện mình cả về
phẩm chất và năng lực.
- Quá trình làm chuyên đềdiễn rađồng thời với hoạt động DH - GD, đồngnghĩa với


việc mỗi nhà giáo lànhà sư phạm của chính mình, với sản phẩm sư phạm là một
nguồn tài nguyên dạy học(thư viện chuyên đề/ cẩm nang sư phạm chuyên đề)được
chia sẻ và vận dụng vì lợi ích nghề nghiệp thiết thân: chất lượng DH - GD.
2.2. Các giá trị tạo sự khác biệt.
2.2.1. Là cách nghiên cứu và triển khai các đề tài khoa học ứng dụng gắn với thực
tiễn DH-GD qua từng bài học, trong đó:
1


-Nội dung khoa học của chuyên đề được khai thác sâu sắc, triệt để, giúp nhà giáo mở
rộng nhận thức tối đa về kiến thức, kỹ năng, lựa chọn sử dụng PP-KTDH.
-Những kỹ năng sư phạm cốt lõi, thiết yếu đặc trưng được thể hiện ở trình độ điêu
luyện.
-Mỗi bài học được thiết kế linh hoạt và đa dạng nhằm tổ chức học sinh hoạt động
học tập (tích cực) đảm bảo và nâng cao chất lượng dạy học - giáo dục.
- Sự cộng tác trách nhiệm nhiệt thành; phối hợp kĩ năng làm việc độc lập với kĩ
năng làm việc nhóm của nhà giáo (cơ chế phân công -hợp tác trong SHSP CĐ).
Các giá trị sư phạm cùng với sự quản trị hiệu quả sinh hoạt chuyên đề đảm bảo sự
phát triển bền vữngthực lực sư phạm của nhà giáo hướng tới sự chuyên nghiệp.
Công thức 1.2.3.4. tạo sự khác biệt: Một chuyên đề- hai phương thức - babước/
hoạt động(với sản phẩm kép)- bốnviệc.
- Hai phương thức, đó là: một, làm (một) chuyên đề mới; hai là vận dụng/
sử dụng và làm mới (mỗi một) chuyên đề.
- Ba bước triển khai/ hoạt động với sản phẩm tương ứng.
-Bốn việckế hoạch hóa và quản trị SHSPCĐ ở trường.
1.3- Vận dụng và làm mới một chuyên đề
1.3.1. Vận dụng và làm mới một chuyên đề là cách thức sử dụng sản phẩm sư
phạm đã có của chuyên đề vào hoạt động dạy học và sinh hoạt sư phạm để kiểm
nghiệm, bổ sung biến thành tài nguyên của bản thân theo cơ chế khai thác, tìm tòi
và phát hiện.

Minh họa sản phẩm chuyên đề.
Sản phẩm lần đầu
Sản phẩm làm mới (M1)
Sản phẩm làm mới (M2)
Làm mới liên tục

…………
Sản phẩm làm mới (Mn)

1.3.2. Đối chiếu các phương thức hoạt động
2


Chuyên đề
Vận dụng và làm mới chuyên đề
1
Phân tích sư phạm- Báo cáo khoa học Nghiên cứu bổ sung phân tích sư
về chuyên đề
phạm và báo cáo khoa học về CĐ
2
Thiết kế dạy học thể nghiệm và thảo luận rút kinh nghiệm bài học/ tiết học.
3
Tổng hợp, khái quát các kết luận sư Tổng hợp, bổ sung KLSP về chuyên
phạm về chuyên đề.
đề.
Dùng sản phẩm chuyên đề: chia sẻ tài nguyên; phân tích kinh nghiệm, viết thu
hoạch qua chuyên đề…
II- NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CỦA CHUYÊN ĐỀ
1- Xây dựng báo cáo khoa học về chuyên đề.
1.1.Phân tích sư phạm CĐ là các thao tác tư duy nghiên cứu về CĐ, nhờ đó hàm

lượng trí tuệ/ chuyên sâu của lao động sư phạm được đầu tư ở mức cao, tạo hiệu quả
thiết thực, sát sườn với công việc dạy học của nhà giáo.
Cơ chế tâm lí trong phân tích sư phạm là tìm tòi và phát hiện
Quy cách phân tích sư phạm Chuyên đề (phỏng theo mẫu)
1) Giới thiệu, phân tích chương trình
- Thống kê theo quy định kèm theo dự kiến tăng thời lượng (FDS).
- Vị trí bài học/ chuyên đề… trong chương trình. Tham khảo qua các mẫu cụ thể.
2) Kiến thức, kỹ năng &PP-KTDH sát đối tượng học sinh.
a. Phân tích mối liên hệ/ hệ thống mạch kiến thức kỹ năng (có thể làm rõ bằng “sơ đồ
tư duy”) với những kiến thức đã học (trong cùng lớp, lớp dưới): cùng hoặc khác môn/
phân môn.
b. Khai thác trọng tâm kiến thức - kĩ năng thuộc CĐ- mẫu tham khảo.
- Khai thác đầy đủ sâu sắc, yêu cầu mọi người đều phải hiểu rõ hiểu sâu sắc hơn.
- Dự kiến các PPKTDH hình thức tổ chức DH thích hợp, như làm việc cá nhân, phiếu
học tập, hợp tác nhóm, thảo luận, DH ngoài lớp học, học ở thư viện, câu lạc bộ; trò
chơi…
3) Dự kiến khó khăn, sai lầm của HS, GV và cách khắc phục.
4) Liên hệ thực tế, hoặc khai thác các thông điệp giáo dục có thể từ bài học.
5) Chuẩn bị thiết bị dạy học, tài liệu tham khảo và các vấn đề khác.
6) Phát hiện/ đề xuất trong dạy học (hoặc kinh nghiệm sư phạm bước đầu).
Thao tác tư duy cần thiết ở khâu này làtổng hợp – khái quát hóa:
- Vận dụng kết quả phân tích vào các lớp/ loại bài học, các tiết thể nghiệm: Hình
thành kiến thức, các tiết đầu CĐ với các loại đối tượng để đối chiếu so sánh đi tới kết
luận sư phạm… theo hướng đa dạng hóa cách thức dạy học phù hợp với các đối
tượng.
- Giải quyết các tình huống sư phạm (khó khăn, sai lầm đã được lường trước hoặc đột
xuất).
3



Đối với bài họcvẫn vận dụng các tiêu chí phân tích sư phạm nêu trên.
Phân tích sư phạm chuyên đề là cái cốt vật chất của CĐ đồng thời là nội dung chính
của bản Báo cáo khoa học và là cơ sở xây dựng kế hoạch triển khai CĐ.
1.2-Xây dựng kế hoạch - Ba bước triển khai chuyên đề.

- Bốn bước triển khai chuyên đề/ làm mới chuyên đề.
Bước 1. Phân tích sư phạm và báo cáo khoa học về chuyên đề.
Bước 2. Soạn bài, dạy thể nghiệm, dự giờ - thảo luận từng tiết.
Bước 3. Hoàn chỉnh Chuyên đề.
Kế hoạch triển khai chuyên đề theo lịch các bước, chú ý Sản phẩm mỗi việc làm.

Tên chuyên đề
Người thực hiện
Người phụ trách chỉ đạo
Thời gian: tuần … từ … đến tuần … từ ….
Lịch triển khai
(Ghi rõ các bước theo quy trình và sản phẩm kèm theo)
Hoạt động chính Thời gian
1. Phân tích sư
phạm và báo cáo
khoa học về
chuyên đề.
2. Soạn bài, dạy
thể nghiệm, dự
giờ - thảo luận
từng tiết.

3. Thảo luận
chung KLSP
vàhoàn chỉnh

Chuyên đề

Công việc
1.1. Nhóm/ cá nhân nghiên
cứu, Phân tích sư phạm (1)
1.2. xây dựng kế hoạch triển
khai CĐ
1.3. Họp thông qua báo cáo
khoa học về CĐ.
Tiết 1 …
Tiết 2 …
Tiết …
Tiết … (cuối)
3.1. Họp thảo luận dự thảo:
- Tổng hợp các tiết dạy.
- Kết luận SP (mở)
3.2. Viết Tổng kết CĐ
3.3. Báo cáo tổng kết CĐ,
phân tích SKKN, thảo luận
góp ý bổ sung (2)
3.4. Hoàn chỉnh lần cuối BC
khoa học về CĐ (3)
3.5. Viết SKKN, bài báo KH

1.3. Viết báo cáo khoa học về chuyên đề.
4

Người thực hiện
- Ban đầu là cốt
cán chuyên môn.

- Về sau mỗi
giáo viên đều
phải làm được

Sản phẩm
Văn bản báo
cáo , mục IIV theo mẫu
đề cương.

Các tiết dạy phải
Bản Thiết kế
thể nghiệm ý
các bài dạy;
tưởng PTSP, tối
phiếu dự giờ.
thiểu 2-3 tiết/CĐ
Người chủ trì và
(Biên bản
mọi giáo viên
thảo luận).
tham gia.
Cốt cán chuyên
môn hoặc giáo
Báo cáo khoa
viên được giao.
học về CĐ

Người chủ trì.

Các KNSP



Báo cáo khoa học về chuyên đề viết sau khi dự thảo kế hoạch triển khai, trình bày
theo đề cương sau:
Tên Chuyên đề …
Đơn vị/ cá nhân thực hiện …

Giai đoạn 1

Thay vì “lí do” chọn
CĐ)

I - Mở đầu

- Bồi dưỡng GV.

II- Mục tiêu

- Hiệu quả dạy học.
Theo quy cách 6 yêu
cầu.

III - Phân tích sư phạm

Ba bước (theo mẫu)

IV - Kế hoạch triển khai

Giai đoạn 2


- Thiết kế linh hoạt

V- Kết quả các tiết/ bài dạy

- Hiệu quả bài dạy
- Khái quát KNSP
- Phân tích các KN

VI- Kết luận/ kinh nghiệm

- Hướng tiếp tục

* Các phụ lục, biểu mẫu khác đính kèm.
* Họ tên những người thực hiện Chuyên đề.
2- Dạy thể nghiệm/ minh họa chuyên đề.
- Tiêu chí lựa chọn tiết dạy thể nghiệm: Minh họa chuyên đề làm nổi bật những điều
lưu ý đã nêu ở phần phân tích sư phạm.
- Phân tích kĩ và thiết kế tiết dạy minh họa theo hướng đa dạng (các lớp trong
trường, học sinh các dân tộc trong vùng; các trường trong huyện, trong tỉnh).
- Tiến hành dạy thể nghiệm với nhiều lớp học khác nhau để đối chứng so sánh.
- Theo dõi tình hình dạy học tất cả các tiết trong CĐ; chú ý dạy thật tốt và rút kinh
nghiệm từng tiết đầu CĐ (xem phần thiết kế dạy học hiệu quả - phần thứ II).
* Thảo luận chung về bài dạy và dự thảo các kết luận sư phạm.
- Những thành công hạn chế của các bài dạy đối chiếu với thiết kế linh hoạt …
- Phát hiện mối liên hệ giữa phân tích sư phạm với thành công, hạn chế qua các tiết
dạy, các kết luận sơ bộ nói ở 6) 1.1 trên đây và điểm mới trong quá trình trải nghiệm
làm mới CĐ.Đây là khâu trung gian tiến tới hoàn chỉnh CĐ.
3- Kết luận sư phạm và hoàn chỉnh sản phẩm CĐ.
- Khái quát thành ý chính qua nghiên cứu, thực hiện CĐ có tác dụng nâng cao trí
lực (nhận thức kiến thức kĩ năng) và tay nghề GV (thiết kế linh hoạt dạy học hiệu

quả) thành các kinh nghiệm sư phạm CĐ.
- Phân tích “tinh chế” kinh nghiệm sư phạm CĐ thành các loại nói ở mục 4, phần thứ
hai.
5


Ba sản phẩm chủ yếu của chuyên đề/ Tài nguyên chuyên đề
1-Báo cáo khoa học về chuyên đề.
2-Thiết kế hệ thống bài học/ tiết học theo hướng linh hoạt, đa dạng để lựa
chọn.
3-Kinh nghiệm sư phạm chuyên đề được khái quát từ kết luận sư phạm chuyên
đề đồng thời phân tích các kinh nghiệm được chia sẻ thành hai dạng.
4- Kế hoạch hoá và quản trịSHSPCĐ hàng năm-bốn việc.
Một- Kế hoạch SHSPCĐ năm học của nhà trường.
- Tổ chuyên môn đăng kí xây dựng CĐ (của tổ hoặc GV).
Tổ chuyên môn hoặc GV chọn CĐ, đăng kí làm chuyên đề trong năm học/ học kì
(theo mẫu dưới đây), gửi lãnh đạo trường trước khi xây dựng/ bổ sung kế hoạch năm
học.
- Tổng hợp, thống nhất kế hoạch/ danh sách SHSPCĐ của trường
Hiệu trưởng tập hợp, thống nhất và quyết định kế hoạch/ danh sách SH SPCĐ của
nhà trường,thông báo trước Hội đồng trường trong kế hoạch năm học, phân công
người phụ trách chỉ đạo, theo dõi việc thực hiện từng CĐ.
Hai-Triển khai từng CĐ - chỉ đạo, giám sát các đơn vị, cá nhân làm CĐ.
Tổ chuyên môn/ GV triển khai mỗi CĐ theo 4 bước (mẫu mục 1.2. phần trên). Lãnh
đạo trường phân công chỉ đạo từng bước, từng khâu theo đúng tiến độ kế hoạch mỗi
CĐ.
Ba- Sơ kết, tổng kết SHSP CĐ, rút kinh nghiệm học kì/ năm học.
-Đánh giá thành công, hạn chế các chuyên đề, thực hiện kế hoạch triển khai; kết luận
SP mỗi chuyên đề, phân tích kinh nghiệm dạy học qua CĐ.
- Rút kinh nghiệm hàng kì, cuối năm để có kế hoạch cho năm học mới.

Bốn- Đánh giá, xét và tôn vinh SKKN của tổ chuyên môn và GV qua CĐ, khắc phục
kiểu thi đua SKKN truyền thống.
Mẫu kề hoạch quản lý sinh hoạt chuyên đề năm học của hiệu trưởng
TT

Chuyên đề

Tổ/GV thực hiện
Tổ/ GV:
Từ tuần … đến
tuần …

Thời gian/ công việc chính.
Tuần …
Tuần …
Tuần …
Tuần …
Tuần …
Tuần …

Chỉ đạo

- Tăng cường rèn luyện GV kỹ năng tự nghiên cứu theo chuyên đề để đến lượt, mỗi cá
nhân phải chủ động kế hoạch nghiên cứu triển khai CĐ của mình.
-Các cấp quản lí GD coi triển khai kế hoạch SHSPCĐ là biểu hiện của sự quản trị sư
phạm chuyên nghiệp.
PHẦN THỨ HAI
6



SINH HOẠT SƯ PHẠM CHUYÊN ĐỀ - THỰC TIỄN VÀ KINH NGHIỆM
TỪ CHƯƠNG TRÌNH ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRƯỜNG
HỌC
I - THIẾT KẾ DẠY HỌC HIỆU QUẢ
THEO HƯỚNG LINH HOẠT VÀ ĐA DẠNG TRONG SINH HOẠT SƯ PHẠM
1- Công đoạn kiểm định hiệu quả đổi mới PP - KTDH qua chuyên đề
Thiết kế dạy học hiệu quả theo hướng linh hoạt và đa dạng là một (mãng) hoạt động
quan trọng trong sinh hoạt chuyên đề. Hoạt động này đảm bảo và nâng cao tính cạnh
tranh về năng suất/ hiệu suất lao động sư phạm giúphiện thực hóađến cùngđổi mới
phương pháp kĩ thuật dạy học thông qua Thiết kế và tổ chức học sinh hoạt đông học
tập (tích cức) - kĩ năng cốt lõi thiết yếu của giáo viên, theo các định hướng sau:
- Các kết luận sư phạm ban đầu để triển khai chuyên đề (sau phân tích sư phạm
chuyên đề - phần II mục 6. 1.1- tài liệu tập huấn), và các kết luận hoặc kinh nghiệm
sư phạm (khi làm mới chuyên đề).
- Đảm bảo chương trình quy định cho mỗi bài học/ tiết học (Quyết định 16) kết hợp
với số tiết tăng cường theo môn học/ lớp trong tuần do SEQAP quy định tương ứng
với các phương án dạy học T30, T35 của mỗi lớp.
- Giải phóng tư duy và việc làm ngay tại trường học đối với giáo viên và cán bộ quản
lí trường học vốn còn trì trệ, cứng nhắc, chịu nhiều áp lực hành chính… để vượt lên
chính mình.
- Huy động tổng hợp các kĩ năng sư phạm cốt lõi, thiết yếu; kĩ năng lựa chọn, sử dụng
các phương pháp - kĩ thuật dạy học hiệu quả và do đó, tỉ trọng năng lượng sư phạm
được tích lũy và huy động phần lớn vào hoạt động này.
-Thiết kế dạy học lấy bài học làm cơ sở tổ chức bằng hệ thống việc làm/ (hoạt
động/ nhiệm vụ) với tinh thần mở sau đó phân việc thành các tiết học phù hợp với đối
tượng học sinh.Mỗi bài học thiết kế từ 2 đến 3 phương án để lựa chọn.
- Ngoài ra, căn cứ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, thư viện trường học, cảnh quan,
môi trường tự nhiên xung quanh trường, danh lam thắng cảnh…để tổ chức hình thức
dạy học như tổ chức lớp học ngoài trời, trong thư viện, tại một danh thắng...
- Năng lực quản trị hiệu quả sinh hoạt sư phạm theo chuyên để của hiệu trưởng và

cán bộ quản lí giáo dục các cấp được chia sẻ, đầu tư trực tiếp vào đây.
2- Giới thiệu vài thiết kế thể nghiệm để thảo luận và phản biện.
2.1. BàiCấu tạo bài văn tả cảnh-Luyện tập (chuyên đề tập làm văn tả cảnh lớp 5).
Tuần 1 (TLV tả cảnh lớp 5) có 2 tiết: Cấu tạo bài văn tả cảnh và luyện tập ghép
thành một “bài” với ngữ liệu gồm 3 bài Hoàng hôn trên sông hương; Nắng
7


trưavàluyện tập với bài Nắng sớm trên cánh đồng, có mục tiêu (trọng tâm) gồm 4 yêu
cầu sau:
1) Nhận ra cấu tạo bài văn tả cảnh có ba phần từ các bài văn đã có.
2) Phân tích kĩ phần thân bài: Thứ tự/ (giác quan) quan sát, miêu tả cảnh vật (nhìn
thấy, cảm nhận thấy trên sông, ven sông, quanh sông haytrên cánh đồng…); các chi
tiết, từ ngữ gợi tả, chi tiết miêu tả mà em yêu thích.
3)Lập dàn ý một bài văn tả cảnh thích hợp (tự chọn).
Theo phân phối chương trình và dự kiến tăng thời lượng, bài gồm 2 tiết này được
dạy thành 4 tiết (tăng 2 tiết là đúng tinh thần SEQAP). Trong 3 yêu cầu trọng tâm
trên đây, thì 2 yêu cầu sau là quan trọng nhất; yêu cầu 1 là điều kiện để luyện ở yêu
cầu 2 và cả hai yêu cầu 1& 2 là điều kiện “nền” cho yêu cầu 3.
Sau đây là các phương án dạy học 4 tiết, cần tham khảo, thảo luận và phản biện để
dạy học tốt bài trên.
Phương án 1.
Tiết 1 - ba việc
Việc 1. Thực hiện yêu cầu 1.
- Nhắc lại cấu tạo của một bài văn miêu tả đã học ở lớp 4 (tả cây cối, đồ vật,…).
- Xem bài Hoàng hôn trên sông Hương là một bài tập đọc về văn miêu tả; phát hiện
ra cấu tạo 3 phần của bài.
Việc 2. Thực hiện yêu cầu 2 với bài Hoàng hôn trên sông Hương và bài Quang cảnh
làng mạc ngày mùa.
+ Thứ tự miêu tả ở bài quang cảnh làng mạc ngày mùa: Thời gian vào buổi sáng;

tập trung tả màu vàng của lúa chín, quả xoan, bồ đề, lá mít, …, có điểm xuyết màu đỏ
của áo, của quả ớt làm đượm thêm màu vàng trù phú.
+ Bài Hoàng hôn trên sông Hương tả cảnh vào lúc hoàng hôn, từ lúc bắt đầu cuối
chiều đến lúc phố lên đèn; tả cảnh của mặt nước, màu mây, con đường ven sông, khói
chiều xóm ven sông, …
- Nhận xét: Bài quang cảnh làng mạc ngày mùa tuy không tách rõ ba đoạn nhưng vẫn
cấu trúc ba phần rõ rệt tương tự bài Hoàng hôn trên sông Hương. Em hãy chỉ rõ ba
phần của bài?
Chú ý, việcso sánh có thể lập bảng (3 cột).
Quang cảnh làng mạc ngày mùa Hoàng hôn trên sông Hương
Thứ tự (thời gian)
Sự vật được tả
Nhận xét về bố cục

8


Việc 3. Củng cố cấu tạo bài văn tả cảnh (phần ghi nhớ SGK).Trong cấu tạo 3 phần thì
thân bài là phần chính của bài văn.
Tiết 2 - hai việc.
Việc 1. Luyện tập cấu tạo 3 phần bài Nắng trưa, bước đầuđi sâu vào phần thân bài.
- Bố cục ba phần.
- Phần thân bài tả những sự vật gì? Từ ngữ tả tác động của nắng trưa đến các sự vật
đó?
+ Sợi không khí - nhỏ bé, nhẹ tênh, vòng vèo lượn …
+ Tiếng võng kẽo kẹt, buồn buồn, …; Tiếng ru em buồn ngủ, ngắt đoạn.
+ Con gà, cây chuối, đường làng, trưa vắng tiếng chim …
Việc 2. Luyện tập với bài Buổi sớm trên cánh đồng.
- Đọc bài và tìm ra bố cục của bài (đây chỉ là đoạn miêu tả, không có mở bài, kết bài).
- Tìm ý và tả lời câu a, b, c mục 1.

- Muốn hoàn chỉnh bài văn em làm thế nào? (viết câu mở bài, câu kết bài cho thành
bài văn miêu tả cánh đồng buổi sáng - tùy theo đối tượng học sinh, có thể viết một
hoặc hai câu, không viết dài).
Tiết 3&4-bốn việc.
Việc 1. Chọn đề bài.
- Đọc yêu cầu bài ra ở mục 2 SGK, nêu tóm tắt yêu cầu của sách?
- Căn cứ yêu cầu của sách, hãy chọn một đề thích hợp (gần gũi với học sinh)?
- Tổ chức lớp học ở sân trường để quan sát, tìm ý, …
Việc 2. Tìm ý cho phần thân bài (gần với bài buổi sớm trên cánh đồng).
- Trình tự tả sân trường: từ ngoài vào sân trường (hay từ trong sân trường ra
ngoài)
- Em quan sát thấy những sự vật gì theo trình tự trên (nhìn thấy, ngửi thấy)?
- Mỗi sự vật đó em dùng từ ngữ gợi tả như thế nào?
Việc 3. Hoàn chỉnh dàn ý bài văn.
- Phần mở bài? Ý, câu hoặc đoạn mở bài.
- Phần thân bài: +
+
…..
+
- Phần kết bài: Ý, câu hoặc đoạn kết bài.
Việc 4. Luyện tập viết bài văn.
- Em viết bài tả khoảng 10 đến 12 dòng (đủ 3 phần của bài).
- Đọc lên trước lớp vài bài rồi nhận xét, sửa lỗi diễn đạt (nếu có).
Chú ý: các phương án thiết kế đa dạng không thay đổi chuẩn kiến thức kĩ năng bài
học.
* Hai tiết 3&4 nên dạy trong một buổi do giáo viên chủ động sắp xếp.
* Bài gồm 4 tiết trên đây có thể soạn chung mục tiêu với 4 yêu cầu trọng tâm; khi
thiết kế giáo viên cụ thể hóa từng tiết vào các việc (theo hướng thiết kế Tiếng Việt 1
9



Công nghệ giáo dục) cho dễ tổ chức học sinh hoạt động, không phải soạn thành 4 tiết
mỗi tiết có một mục tiêu riêng, gò bó mà vẫn đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng.
* Mỗi việc, giáo viên thiết kế chi tiết các thao tác (không trình bày ở đây).
* Mỗi tiết, theo thời gian mà kết thúc bài để có thể nghỉ sớm, không kéo dài.
* Tuần 3, tuần 8 mỗi tuần có 2 tiết luyện tập tả cảnh, tùy theo mục tiêu của bài cụ
thể, cũng nên thiết kế hợp lí theo hướng trên.
* Giáo viên tìm thêm các phương án khác trên cơ sở phương án 1 trên đây.
Phương án 2. Thực hiện tuần tự theo phân phối chương trình (1+1) - tóm tắt.
Tiết 1&2. Cấu tạo bài văn tả cảnh - bốn việc.
Việc 1. Đọc và tìm các phần …của bài Hoàng hôn trên sông Hương.
Việc 2. So sánh thứ tự miêu tả …bài trên với bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa.
Việc 3. Củng cố cấu tạo bài văn tả cảnh
Việc 4. Luyện tập bài Nắng trưa.
- Nhận xét cấu tạo bài văn tả cảnh.
- Nói rõ phần thân bài tả như thế nào (những sự vật nào, đặc tính của sự vật).
Tiết 3&4. Luyện tập tả cảnh bài Buổi sớm trên cánh đồng - Bốn việc.
Thực hiện tương tự phương án 1.
Ngoài ra, giáo viên có thể tìm thêm các phương án khác.
----------2. 2. BàiChia số có ba chữ số cho số có một chữ số- Luyện tập (Toán 3) - chuyên đề
“Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép chia số tự nhiên lớp 3 & 4” -3 tiết (2 + 1).
Các phương án sau thực hiện theo sách giáo khoa Toán 3, trang 72, 73.
Phương án 1.
Tiết 1- Hai việc (theo sách giáo khoa trang 72)
Việc 1. Hình thành khái niệm. hai phép chia: 648 : 3 (chia hết); 236 : 5 (chia có dư).
Việc 2. Luyện tập (hai bài)
+ bài 1. Làm một số phép chia hết (câu a), chia có dư (câu b) trừ phép chia 390 : 6
và 230 : 6.
+ bài 2. Giải bài toán đơn
Tiết 2 & 3. Hai việc.

Việc 1. Hình thành khái niệm: hai phép chia (một chia hết, một có dư) nhưng đều có
số 0 ở cuối thương. Cho học sinh phân biệt:
+ một phép chia có số bị chia tận cùng bằng 0; khi chia, phép chia cuối cùng có số
bị chia là 0 (0:8),ghi thương bằng chữ số 0 (cuối thương
+ mộtphép chia, khi chia, phép chia thành phần sau cùng không chia được do số
bị chia không chia được (2 : 7) ghi thương bằng chữ số 0.
Việc 2. Luyện tập (bài tập cả hai tiết học)
+ bài 1 (trang 73): một số phép chia hết và hai phép chia có dư 361 : 3; 725 : 6.
10


+ Thực hiện các phép chia 390 : 6 và phép chia 230 : 6 sau đó, so sánh, nhận xét
kết quả các phép chia đó với các phép chia câu a vừa giải trên.
+ bài 3 (trang 73): đúng hay sai?
+ bài 3 (trang 72): ghi tên đơn vị khi làm phép chia.
+ bài 2 (trang 73): Hướng dẫn học sinh tự giải (vì hết thời gian).
Phương án 2.
Tiết 1. (sách Toán 3 trang 72)
Việc 1- Hình thành khái niệm: hai phép chia 648 : 3 (chia hết); 236 : 5 (chia có dư).
Việc 2- Luyện tập:
+ bài 1. a) các phép chia hết; b) các phép chia có dư (chỉ chọn làm 2 phép mỗi
loại, trừ hai phép chia 390 : 6 và 230 : 6 - chuyển sang tiết sau).
+ bài 3. Giảm đi một số lần tức là làm phép chia cho số ấy.
Tiết 2&3 (sách Toán 3 trang 73)
Việc 1- Hình thành khái niệm: hai phép chia (một chia hết, một có dư) nhưng đều có
số 0 ở cuối thương (tương tự phương án 1 ở trên).
Việc 2- Luyện tập.
Bài 1. Thực hiện phép chia
- câu a & b: có 6 phép chia có số bị chia tận cùng bằng 0 (chia hết); 2 phép chia có
dư.

- Thực hiện các phép chia 390 : 6 và phép chia 230 : 6 sau đó, so sánh, nhận xét
kết quả các phép chia đó với các phép chia câu a vừa giải trên.
Bài 3: Phép chia đúng hay sai?
Bài 2. Giải bài toán đơn có lời văn (chung hai tiết cùng dạng bài)
- câu 2 trang 72 - xếp 234 học sinh thành hàng 9.
- câu 2 trang 73 - năm 365 ngày có bao nhiêu tuần lễ và mấy ngày.
Về kĩ thuật dạy học:
- Có thể cho học sinh làm theo nhóm (đôi hoặc nhiều hơn) với điều kiện là học sinh
đã có nền nếp làm việc nhóm.
- Có thể cho học sinh tính nhẩm hoặc tính nhanh (tùy đặc điểm trình độ học sinh) các
phép chia câu a, b: 350 : 7; 420 : 6; 260 : 2; 480 : 4;
- Tùy theo đối tượng học sinh, số bài chọn ở câu a, b vừa phải sao cho học sinh làm
hết bài ở lớp và không giao bài về nhà.
- Các bài sau kể cả lớp 3 và lớp 4 đều có thể thiết kế theo kiểu trên.
Các phương án khác- dành để giáo viên tự thiết kế.
II- NHỮNG VẤN ĐỀ KĨ THUẬT LIÊN QUANĐẾN CHUYÊN ĐỀ
1- Chọn Chuyên đề.
Chuyên đề được chọn phải đảm bảo tính vừa sức, tính khoa học và sư phạm; vừa
đúng vừa trúng đúng và trúng , bắt đầu từ GV và tổ chuyên môn.
11


Hiệu trưởng nhà trường định hướng, thống nhất kế hoạch Quản lý hoạt động sư phạm
hàng năm học trong mục “Kế hoạch hoá và quản trị SHSPCĐ”.
1.1. Dạng nội dung chuyên đề, nhằm: Tìm tòi, đổi mới PP-KT DH bài học, tối ưu
hóa việc thiết kế và tổ chức HS hoạt động học tập (tích cực) theo 2 mức độ.
a) Mức 1- Khai thác nội dung DH, tìm tòi PPKTDH thích hợp từ chương trình
hiện hành.
- Khai thác nội dung kiến thức và PP-KTDH -một bài học, một khái niệm, tính chất,
quy tắc hoặc kỹ năng (liên kết lại được) trong mỗi tiết học, với các PP - KTDH có thể

đối chứng so sánh.
- Khai thác nội dung PP - KTDH - một loại bài học về các khái niệm hoặc tính chất,
quy tắc; loại kỹ năng liên quan (trong một hệ thống), đa dạng hóa các PP- KTDH có
thể đối chứng so sánh để lựa chọn.
- Loại bài ôn tập, tổng kết, kiểm tra đánh giá, thực hành, thí nghiệm.
- Nghiên cứu vận dụng một nhóm PP-KTDH trong một số bài học hệ thống liên kết
các lớp học theo hướng đổi mới.
b) Mức 2. Nghiên cứu đổi mới một quy trình DH hiện hành đối với một loại bài, cụm
bài, một phân môn… bằng một quy trình mới (tối ưu hơn).
1.2. Các thí dụ về Chuyên đề SHSP đã chọn trong SEQAP
a) “Cắt ngang” nội dung chương trình của một lớp, chẳng hạn
- Các bài toán rút về đơn vị lớp 3 (Phòng GD&ĐT Ea’Hleo, ĐăkLăk).
- So sánh phân số lớp 4 (Trường TH KonZỡng, Mang Yang, Gia Lai).
- Dạy học văn miêu tả cây cối lớp 4 (Cốt cán vùng 4).
- Dạy học tập làm văn Kể về một ngày hội (lớp 3).
- Dạy học văn tả người lớp 5 (Di Linh, Lâm Đồng).
- Dạy học văn tả cảnh lớp 5 (Lộc Bình, Lạng Sơn)
b). “Cắt dọc” cùng một nội dung chương trình nhưng ở các lớp khác nhau, như:
- Dạy học so sánh phân số lớp 4,5 (Gia Lai).
- Dạy học tỉ số và tỉ số phần trăm lớp 4, 5.
- Dạy học chu vi các hình lớp 4-5.
- Dạy học diện tích các hình lớp 4-5.
- Rèn luyện kĩ năng làm tính chia số tự nhiên lớp 3- 4 (Cao Lộc, Lạng Sơn).
2- Về các nhóm Phương pháp - kỹ thuật dạy học thông dụng trong FDS.
2.1. Nhóm PP-KT DH nêu và giải quyết vấn đề
Nhóm này bao gồm đa dạng, phong phú các KTDH thông dụng nhất, chiếm tỉ trọng
lớn nhất hiện nay trong khối lượng nội dung chương trình dạy học, sử dụng tổng hợp
và phối hợp các TT tư duy, TT vật chất ... trong các nội dung, PPKTDH các bài học.

12



-Dạy học tiếp cận nội dung bài học mới, thường dùng kỹ thuật nêu tình huống; kỹ
thuật đặt câu hỏi gợi mở (hệ thống câu hỏi sắp xếp từ dễ đến khó), bài tập dẫn dắt sự
phát hiện…
-Dạy học hình thành khái niệm thường dùng KT mô tả, nêu thí dụ, so sánh, khái quát
hóa…
-Dạy học củng cố khái niệm, thường dùng KT tìm thí dụ, phản thí dụ…
-Dạy học Từ và Câu, thường dùng KT giải nghĩa từ; KT biến đổi đồng nghĩa, biến đổi
trái nghĩa (từ, ý câu);…
-Dạy học cảm thụ, phân tích tác phẩm thường dùng KT đọc (đọc to, đọc thầm, đọc
diễn cảm); KT liên tưởng, dựng hình tượng, suy nghĩ, phát biểu cảm tưởng; KT giảng
- bình…
2. 2. Nhóm PP-KT luyện tập
Tất cả các môn học đều có bài luyện tập, nhất là Tiếng Việt-Văn, các môn khoa học
tự nhiên. Tùy theo môn học, bài học, KT luyện tập có thể dùng:
- KT “ giảng-luyện” gồm: “vừa giảng vừa luyện” (dạy đến đâu, luyện tập vận dụng
đến đó) hoặc “vừa luyện vừa giảng” (luyện tập đến đâu củng cố, ôn tập đến đó);
- KT chứng minh, trong đó có KT vận dụng các PP chứng minh đã có đối với khoa
học bộ môn như quy nạp, phân tích-tổng hợp…
Trong luyện tập còn phải lựa chọn, sắp xếp hệ thống bài tập từ dễ đến khó, từ đơn
giản đến phức tạp; bài tập củng cố kiến thức đến bài vận dụng tổng hợp hệ thống kiến
thức để rèn kỹ năng tổng hợp, đây là một nghệ thuật/thủ thuật sư phạm đáng lưu ý.
2.3. Nhóm PP-KT hợp tác.
Nhóm này gồm các cách thức tổ chức hoạt động học tập cho học sinh (HS), có thể
có sự đồng nhất PP&KTDH: Tổ chức làm việc nhóm: nhóm đôi, nhóm ba, nhóm
bốn... (như dùng “khăn phủ bàn”,“mảnh ghép”... cùng với KT xử lý tình huống như
thảo luận, nêu thắc mắc, giải thích, kết luận...); KT ra các loại phiếu học tậpcho cá
nhân, cho nhóm, khuyến khích HS tự thể hiện tài năng; KT tổ chức trò chơi …
2.4. Nhóm PP-KT làm việc với sách và thiết bị dạy học (tương tác).

Làm việc với sách và thiết bị dạy học có ý nghĩa rèn luyện kĩ năng tự học, nâng cao
năng lực tự học, bao gồm:
- KT tri giác tài liệu mới, mô tả hoặc tóm tắt nội dung, thu hoạch kết quả; KT nêu
câu hỏi sau thao tác đọc; KT đối chiếu, so sánh rút ra kết luận;
- KT thao tác trên thiết bị dạy học dạng tĩnh (tranh ảnh, bản đồ…); KT thao tác
thiết bị dạy học dạng động (thí nghiệm thực hành...);
- KT sử dụng máy tính, sử dụng phần mềm dạy học;...
Nhóm KTDH vừa nêu đòi hỏi sự khéo léo, tinh thông với các thủ thuật hợp lý với
trình độ hiện đại hóa thiết bị DH.
2.5. Nhóm PP-KT kiểm tra, đánh giá.
13


Hiện nay đang chú ý: KT thiết kế hệ thống nội dung kiểm tra từng môn, từng loại
bài; KT định kì, cuối kì, cuối năm; đặc biệt là đánh giá cuối kì, cuối năm học đang
được triển khai, cần được rút kinh nghiệm để tối ưu hoá quá trình và tiến tới ổn định...
Việc phân loại các nhóm PP-KTDH nói trên chỉ là tương đối, có thể chuyển hóa lẫn
nhau, chẳng hạn: bài học vần thì đọc là một việc nhưng với việc dạy cảm thụ trong
bài tập đọc thì đọc lại là một thao tác.
3. Vận dụng các Kỹ năng sư phạm cốt lõi, thiết yếu, đặc trưng của nhà giáo là
phân tích sư phạm bài học để thiết kế và tổ chức học sinh hoạt động học tập (tích
cực).
Sơ đồ các kỹ năng sư phạm
Lựa chọn, sử dụng tối ưu
PP - KT DH và các
hình thức tổ chức DH

Phân tích
sư phạm


Thiết kế và tổ chức
học sinh hoạt động

bài học/ CĐ

Tự làm và sử
dụng hiệu quả
các thiết bị DH

học tập tích cực

Sử dụng ngôn ngữ

Thiết kế bài dạy

Sư phạm chuẩn mực

4. Về đề tài khoa học –“sáng kiến kinh nghiệm” dạy học qua chuyên đề
-Từ “Phân tích sư phạm” đến “Kết luận sư phạm” là một quá trình từ “định hướng lý
thuyết - đến hành động trải nghiệm thực tiễn - đến kết luận khoa học mang tính thực
nghiệm. Phân tích sư phạm có giá trị định hướng thực nghiệm kết luận sư phạm; kết
luận sư phạm là sản phẩm có giá trị lý luận và thực tiễn của phân tích sư phạm. Đây có
thể gọi mối quan hệ nhân quảhai trong một.
- Kinh nghiệm Sư phạm từ CĐ là một hệ thống tổng thể những luận điểm khoa học
trọng tâm. SKKN là một phần thu hoạch trọng tâm nào đó của CĐ. Một CĐ có thể viết
thành những SKKN khác nhau. Không phải các KLSP nào cũng có thể viết thành
“SKKN”.GV có thể chọn một trong những nội dung mà mình có thu hoạch sâu sắc
nhất, thuyết phục nhất của CĐ viết thành SKKN.
14



Sơ đồ:Từ PTSP => TK&TCHSHĐ => KLSP
Phân tích SP
bài học/ CĐ

Thiết kế& tổ chức
HS HĐ HT

Kết luận SP
Bài học/ CĐ

- Để khai thác sâu mối liên quan nội dung kiến thức kĩ năng giữa các lớp, ta cần chọn
CĐ đủ bao quátđể bồi dưỡng GV, sau đó có thể đi sâu phân tích kinh nghiệm (theo
phạm vi hẹp) để và viết SKKN.
Thí dụ, trong CĐ dạy tập làm văn tả cây cối, có thể chọn ra đề tài kinh nghiệm dạy học
sinh làm văn nói về tả cây cối; trong CĐ dạy học phép chia, chọn đề tài dạy học ước
lượng thương trong phép chia lớp 3; lớp 4…
- Các KNSP và bài báo khoa học là sản phẩm đẳng cấp do nhà giáo rứt ruột làm
ratừ SHSP CĐ, được kiểm soát chặt chẽ, tin cậy, khác với “SKKN” truyền thống hiện
hành.
KẾT luận

SEQAP làm chuyên đề nhằm thâm canh lao động sư phạm các nội dung dạy học
đáng quan tâm đang tạo ra sự khác biệt, để nhà giáo vươn tới là nhà sư phạm của
chính mình, khẳng định vừa là “kĩ sư tâm hồn” (như người đời thường gọi) vừa là
“bác sĩ trí tuệ” của trẻ em.
Tín hiệu đáng mừng trong thời gian ngắn triển khai ở vùng các tỉnh khó khăn nhất
của SEQAP, chuyên đề đã thu hút sự quan tâm tích cực của giáo viên và cán bộ quản
lí giáo dục các cấp chứng tỏ tính khả thi của cách làm này. Đây là sản phẩm riêng có
trong thành phần tăng cường năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí của

Chương trình.
Hãy tin chắc chắn rằng, đó là con đường đúng đảm bảo sự phát triển bền vững
nguồn nhân lực chất lượng cao, thích ứng mọi thay đổi chương trình giáo dục trong
tương lai, đáp ứng sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo□.

15



×