Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

48 đề kiểm tra 1tiết học kỳ 2 lý 8 tphcm 20152016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.45 KB, 18 trang )

BỘ 48 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT LẦN 1 HỌC KỲ 2 LÝ 8 TPHCM NĂM 2015-2016
ĐỀ SỐ 1: TRƯỜNG THCS LÊ LỢI, ĐỀ 1, QUẬN 3, NĂM 2015 – 2016
Câu 1: Viết công thức lực đẩy Archimede khi vật hoàn toàn trong chất lỏng? Vẽ hình minh họa. Nêu rõ tên và
đơn vị các đại lượng trong công thức?
Câu 2: Thế năng trọng trường là gì? Thế năng trọng trường phụ thuộc gì? Cho ví dụ thế năng trọng trường?
Câu 3: Khi ném một vật từ dưới lên cao, có sự chuyển hóa cơ năng của vật từ dạng nào sang dạng nào? Giải
thích.
Câu 4: Dùng mặt phẳng nghiêng có chiều dài 6m để kéo một vật nặng 50kg lên cao 3m. Coi ma sát giữa vật
và mặt phẳng nghiêng là không đáng kể.
1) Tìm độ lớn của lực kéo vật trên mặt phẳng nghiêng.
2) Tìm công kéo trên mặt phẳng nghiêng.
3) Nếu có ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng, lực ma sát bằng 50N. Tính công toàn phần khi kéo vật
trên mặt phẳng nghiêng và hiệu suất của nó.
ĐỀ SỐ 2: TRƯỜNG THCS NGÔ TẤT TỐ, NĂM 2015 – 2016
Câu 1: Phát biểu định luật về công.
Câu 2: Viết và chú thích công thức tính công.
Câu 3: Trình bày sự chuyển hóa cơ năng của nước đổ từ trên thác cao xuống.
Câu 4:
a) Nêu đặc điểm của động năng.
b) Cho 2 lò xo có khối lượng bằng nhau treo vào giá
đỡ ở trên cao như hình sau. Vật treo vào lò xo có
khối lượng m1 và m2 với m1 < m2.
− Lò xo tồn tại cơ năng ở dạng nào? Giải thích.
− So sánh cơ năng của 2 lò xo.
Câu 5: Một cần cẩu kéo 3 thùng hàng, khối lượng mỗi thùng là 150kg lên cao 6m trong thời gian 2 phút.
Tính:
a) Công thực hiện của cần cẩu.
b) Công suất của cần cẩu.
c) Tốc độ di chuyển của thùng hàng.
ĐỀ SỐ 3: TRƯỜNG THCS TÂN BÌNH, ĐỀ A, NĂM 2015 – 2016
Câu 1: Các chất được cấu tạo như thế nào? Hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hơn hay chậm hơn khi tăng


nhiệt độ? Vì sao?
Câu 2:
a) Nhiệt lượng là gì?
b) Thả miếng đồng đã được đun nóng đến 1500C vào ly nước ở 200C thì nhiệt năng của miếng đồng và
nước đã thay đổi như thế nào? Vì sao?
Câu 3: Động năng là gì? Vì sao nói các nguyên tử luôn có động năng?
Câu 4:
a) Nêu kết luận về sự bảo toàn cơ năng trong các quá trình cơ học?
b) Ném một quả bóng từ A lên cao.
− Ở vị trí nào động năng lớn nhất, thế năng lớn nhất?
− Nêu sự chuy.ển hóa cơ năng từ A đến B, từ B đến C
Câu 5: Một động cơ có công suất 7,5kW để đưa một vật có khối lượng 450kg lên cao 15m. Tính công đã thực
hiện và thời gian để nâng vật lên.
ĐỀ SỐ 4: TRƯỜNG THCS TÂN BÌNH, ĐỀ B, NĂM 2015 – 2016
Câu 1: Nhiệt năng là gì? Nêu các cách làm thay đổi nhiệt năng? Cho 1 ví dụ nêu rõ nhiệt năng đã thay đổi
như thế nào?


Câu 2: Các chất được cấu tạo như thế nào? Hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hay chậm hơn khi giảm
nhiệt độ? Tại sao?
Câu 3: Khi nào vật có cơ năng? Vì sao nói một vật có thể không có cơ năng nhưng luôn có nhiệt năng?
Câu 4:
1) Nêu định luật bảo toàn cơ năng?
2) Cho hình vẽ sau:
a) Vị trí nào có thế năng nhỏ nhất, động năng nhỏ nhất?
b) Nêu sự chuyển hóa cơ năng từ A đến B, từ B đến C?
Câu 5: Một động cơ có công suất 2kW đưa một vật khối lượng 1200kg lên cao 15m.
a) Tính công đã thực hiện.
b) Tính thời gian để năng vật lên.
ĐỀ SỐ 5: TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN, ĐỀ A, NĂM 2015 – 2016

Câu 1: Viết và chú thích tính công cơ học.
Câu 2: Động năng là gì? Phụ thuộc vào những yếu tố nào? Một máy bay đang bay có những dạng nào của cơ
năng?
Câu 3: Công suất cho ta biết điều gì? Em hiểu như thế nào khi người ta nói công suất của một quạt điện là
60W?
Câu 4: Nhỏ một giọt mực vào một cốc nước, sau đó ta thấy ly nước có màu mực. Đó là hiện tượng gì? Giải
thích. Hiện tượng đó diễn ra nhanh hơn khi nhỏ giọt mực vào cốc nước nóng hay nước lạnh? Tại sao?
Câu 5: Cần trục nâng một vật nặng 2500N lên độ cao 2m trong thời gian 10 giây. Tính công của lực kéo và
công suất của ròng rọc.
ĐỀ SỐ 6: TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN, ĐỀ B, NĂM 2015 – 2016
Câu 1: Viết và chú thích công thức tính công suất.
Câu 2: Thế năng trọng trường là gì? Phụ thuộc vào những yếu tố nào? Hỏi lực đẩy của người đó có công
không? Tại sao?
Câu 3: Một người dùng sức đẩy một chiếc ô tô nhưng ô tô không chuyển động. Hỏi lực đẩy của người đó có
công không? Tại sao?
Câu 4: Bỏ vài hạt thuốc tím vào 1 cốc nước, sau đó ta thấy ly nước có màu tím. Đó là hiện tượng gì? Giải
thích. Hiện tượng đó diễn ra nhanh hơn khi ta bỏ thuốc tím vào cốc nước nóng hay nước lạnh? Tại
sao?
Câu 5: Công suất của một ô tô là 8kW. Ô tô chuyển động đều trong 10 giây và đi quãng đường 200m. Tính
công của lực kéo và lực kéo của ô tô.
ĐỀ SỐ 7: TRƯỜNG THCS HOÀNG HOA THÁM, ĐỀ F, NĂM 2015 – 2016
Câu 1: Thế năng trọng trường phụ thuộc vào những yếu tố nào? Quan sát trường hợp quả bóng rơi chạm
mặt đật, nó đẩy lên. Trong thời gian nẩy lên, thế năng và động năng của nó thay đổi thế nào?
Câu 2: Nêu hai đặc điểm quan trọng của nguyên tử và phân tử cấu tạo nên chất? Vì sao nói nguyên tử luôn
có động năng?
Câu 3: Nhiệt lượng là gì? Một viên đạn đang bay trên cao, hỏi viên đạn có những dạng năng lượng nào?
Câu 4: Công cơ học phụ thuộc vào những yếu tố nào? Trong các trường hợp sau, trường hợp nào có công cơ
học? Hãy cho biết lực nào đã thực hiện công:
a) Người thợ mỏ đẩy xe goòng chuyển động.
b) Lực sĩ đang giữ tạ ở trên cao.

Câu 5: Tại sao bánh xe đạp sau khi được bơm căng, mặc dù đã vặn van thật chặt nhưng để lâu ngày vẫn bị
xẹp cho dù bánh xa không bị thủng?
Câu 6: Một xe máy chuyển động đều trên đoạn đường dài 18000m, biết lực kéo của động cơ là 1600N.
a) Tính công thực hiện của xe máy.
b) Hỏi xe máy đã đi hết đoạn đường trên trong thời gian là bao nhiêu? Biết công suất của xe là 16kW.
ĐỀ SỐ 8: TRƯỜNG THCS TRƯỜNG CHINH, ĐỀ A, NĂM 2015 – 2016


Câu 1: Động năng là gì? Động năng của một vật phụ thuộc các yếu tố nào? Vì sao nói phân tử luôn có động
năng? Cho ví dụ về một vật chỉ có động năng?
Câu 2:
a) Phát biểu định luật về công.
b) Đưa một vật có trọng lượng 500N lên cao 2m, người ta dùng một mặt phẳng nghiêng nhẵn dài 4m.
Bỏ qua ma sát, tính lực cần thiết để kéo vật trên mặt phẳng nghiêng đó.
Câu 3:
a) Nêu kết luận sự chuyển hóa giữa các dạng cơ năng trong quá trình cơ học?
b) Con lắc dao động như hình sau. Biết con lắc có độ cao lớn nhất ở vị trí A và B, thấp nhất ở vị trí cân
bằng C.
− Ở vị trí nào con lắc có động năng lớn nhất, thế năng lớn nhất?
− Các dạng cơ năng chuyển hóa như thế nào khi con lắc di chuyển từ A đến C, từ C đến B.

Câu 4: Nêu 2 đặc điểm của nguyên tử, phân tử cấu tạo nên các chất. Vì sao đường lại tan dần khi thả vào
trong nước?
ĐỀ SỐ 9: TRƯỜNG THCS TRẦN QUANG KHẢI, ĐỀ B, QUẬN TÂN PHÚ, NĂM 2015 – 2016
Câu 1:
a) Hãy nêu kết luận về sự chuyển hóa giữa các dạng cơ năng.
b) Trong thí nghiệm con lắc dao động được mô tả ở hình sau:
− Khi con lắc chuyển động từ vị trí A đến vị trí B, đã có sự chuyển hóa từ dạng cơ năng nào sang dạng
cơ năng nào?
− Khi con lắc chuyển động từ vị trí B đến vị trí C, đã có sự chuyển hóa từ dạng cơ năng nào sang dạng

cơ năng nào?
− Ở vị trí nào con lắc có thế năng lớn nhất? Ở vị trí nào con lắc có động năng lớn nhất?

Câu 2:
a) Động năng là gì? Cho 1 ví dụ về vật chỉ có động năng?
b) Nêu đặc điểm động năng. Cho 1 ví dụ vật vừa có thế năng lẫn động năng.
Câu 3: Phát biểu định luật về công? Hãy viết công thức tính công suất, nêu tên và đơn vị các đại lượng.
Câu 4: Một người kéo một vật từ dưới đất lên cao 4m theo phương thẳng đứng mất 0,5 phút với công suất
25W.
a) Tính công thực hiện và khối lượng của vật.
b) Nếu sử dụng băng tải là một mặt phẳng nghiêng có độ dài 6m để đưa vật lên độ cao trên thì lực do
băng tải tác dụng lên vật là bao nhiêu?
c) Nếu sử dụng ròng rọc động để kéo vật lên độ cao trên, người đó phải kéo đầu dây đi một đoạn bao
nhiêu? Độ lớn lực kéo tác dụng vào đầu dây là bao nhiêu? (Bỏ qua ma sát).
ĐỀ SỐ 10: TRƯỜNG THCS ĐÀO DUY ANH, ĐỀ A, NĂM 2015 – 2016
Câu 1: Dựa vào các điều kiện để vật chìm, nổi và lơ lửng, hãy cho biết khi thả một vật có trọng lượng 80N
vào nước thì lực đẩy Archimede có độ lớn 60N thì vật sẽ như thế nào?
Câu 2: Có mấy loại thế năng? Động năng phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Câu 3: Một người kéo một vật có khối lượng 60kg lên cao 20m trong 2 phút. Tính công và công suất của
người đó.
Câu 4: Nêu định luật về công.


ĐỀ SỐ 11: TRƯỜNG THCS VÕ VĂN TẦN, ĐỀ A, NĂM 2015 – 2016
Câu 1: Công cơ học phụ thuộc vào những yếu tố nào? Viết và chú thích công thức tính công cơ học.
Câu 2:
a) Thế năng trọng trường là gì? Phụ thuộc vào những yếu tố nào?
b) Thế năng đàn hồi là gì? Phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Câu 3: Động năng là gì? Phụ thuộc vào những yếu tố nào? Cho ví dụ vật có động năng.
Câu 4: Phát biểu định luật bảo toàn và chuyển hóa cơ năng.

Câu 5: Một quả cầu được ném lên và di chuyển như hình vẽ sau:
a) Thế năng lớn nhất tại đâu?
b) Thế năng nhỏ nhất tại đâu?
c) Động năng nhỏ nhất tại đâu?
d) Nêu sự chuyển hóa cơ năng từ B đến C.

Câu 6: Một cần cẩu nâng vật nặng 50kg lên cao 6m trong 5 phút. Tính công thực hiện và công suất của cần
cẩu.
ĐỀ SỐ 12: TRƯỜNG THCS LÊ LỢI, ĐỀ 2, NĂM 2015 – 2016
Câu 1: Động năng là gì? Phụ thuộc gì? Cho 1 ví dụ.
Câu 2: Viết công thức tính lực đẩy Archimede khi vật nổi một phần trên mặt chất lỏng? Vẽ hình minh họa.
Nêu rõ tên và đơn vị các đại lượng trong công thức.
Câu 3: Khi thả rơi một vật từ dưới lên cao xuống đất. Có sự chuyển hóa cơ năng của vật từ dạng nào sang
dạng nào? Giải thích.
Câu 4: Dùng ròng rọc động để kéo một vật có khối lượng 50kg lên cao 4m. Bỏ qua hao phí do trọng lượng
của ròng rọc, ma sát giữa sợi dây và ròng rọc.
a) Tính độ lớn của lực kéo vật và quãng đường kéo dây.
b) Công kéo vật bằng ròng rọc động.
c) Nếu có ma sát giữa vật và ròng rọc động, lực ma sát bằng 50N. Tính công toàn phần khi kéo vật bằng
ròng rọc động khi có ma sát.
d) Tìm hiệu suất của ròng rọc động.
ĐỀ SỐ 13: TRƯỜNG THCS ĐỒNG KHỞI, ĐỀ A, NĂM 2015 – 2016
Câu 1: Phát biểu định luật về công.
Câu 2: Viết và chú thích công thức tính công. Em hiểu thế nào khi nói công suất của máy cày là 4000W?
Câu 3:
a) Thế năng trọng trường là gì? Cho 1 ví dụ? Phụ thuộc vào những yếu tố nào?
b) Thả một vật rơi thẳng đứng từ A xuống B nằm trên mặt đất, cho biết quá trình rơi có sự chuyển hóa
từ dạng cơ năng nào sang dạng cơ năng nào? Ở vị trí nào có thế năng lớn nhất? Ở vị trí nào có động
năng lớn nhất?


Câu 4: Người ta dùng hệ thống một ròng rọc động và cố định để kéo vật nặng 20kg lên cao 2m. Bỏ qua lực
cản chuyển động. Tìm lực kéo do người tạo ra, công do người thực hiện và người kéo đầu dây lên cao
thêm là bao nhiêu?
Câu 5: Một băng tải chuyển hàng lên cao là mặt phẳng nghiêng dài 7,5m; cao 2,5m. Hàng hóa có khối lượng
15kg.
a) Tính công thực hiện và lực do băng tải tác dụng lên vật để kéo vật lên.
b) Tính công suất của băng tải để chuyển vật lên trong 10 phút.


ĐỀ SỐ 14: TRƯỜNG THCS KIẾN THIẾT, ĐỀ B, NĂM 2015 – 2016
Câu 1:
a) Xe ô tô đang chạy trên mặt phẳng nằm ngang. Hỏi trọng lực tác dụng lên xe có sinh công hay không?
Vì sao?
b) Phát biểu định luật về công.
Câu 2: Kéo đều một thùng hàng nặng 60kg lên sàn ô tô cách mặt đất 1m bằng một tấm ván đặt nghiêng dài
4m.
a) Nếu bỏ qua ma sát thì lực kéo là bao nhiêu?
b) Thực tế có ma sát thì lực kéo cần dùng là 180N. Tính hiệu suất.
Câu 3: Người ta dùng một máy kéo có công suất 1600W để kéo một vật có trọng lượng 750N lên cao 10m
trong thời gian 8 giây. Tính công thực hiện và tính hiệu suất.
Câu 4:
a) Thế năng đàn hồi là gì? Nêu đặc điểm của nó.
b) Động năng là gì? Nêu đặc điểm của nó.
Câu 5: Một hòn bi đang chuyển động từ B sang A và ngược lại. Bỏ qua ma sát.
a) Tại vị trí nào bi có thế năng trọng trường lớn nhất? Vì sao?
b) Tại vị trí nào hòn bi có động năng lớn nhất? Vì sao?
c) Từ B đến O, từ O lên A đã có sự chuyển hóa cơ năng như thế nào?

ĐỀ SỐ 15: TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ, ĐỀ 2, QUẬN TÂN PHÚ, NĂM 2015 – 2016
Câu 1: Vì sao vận động viên cử tạ khi đang nâng vật đi lên thì lực nâng sinh công, còn khi đang giữ vật nặng

trên cao thì lực nâng không sinh công?
Câu 2: Trong thí nghiệm quả bóng rơi được mô tả như hình sau:
a) Hỏi khi quả bóng đang rơi xuống và chạm đất có sự chuyển hóa từ dạng cơ năng nào sang dạng cơ
năng nào? Giải thích.
b) Ở vị trí nào quả bóng có thế năng lớn nhất? Ở vị trí nào quả bóng có động năng lớn nhất?

Câu 3: Một trái dừa có khối lượng 2kg rơi xuống một cái mương cách trái dừa 9m. Tính công của trọng lực.
Câu 4: Người ta dùng cần cẩu để nâng thùng hàng nặng 5000kg lên cao 20m trong 1 phút 30 giây. Tính
công và công suất.
Câu 5:
a) Hãy cho biết vật nào chỉ có thế năng, vật nào chỉ có động năng, vật nào có cả thế năng và động năng?

Cung tên đang được giương.

Nước chảy từ trên đập xuống.
b) Thế năng đàn hồi là gì? Phụ thuộc vào yếu tố nào? Cho 1 ví dụ.
Câu 6: Ô tô chuyển động đều với tốc độ 5m/s. Công sinh ra là 50kJ, lực kéo là 500N.
a) Tính quãng đường xe đi.
b) Tính thời gian xe đi.
c) Tính công suất động cơ.
ĐỀ SỐ 16: TRƯỜNG THCS KIẾN THIẾT, ĐỀ A, NĂM 2015 – 2016
Câu 1:
a) Khi nào lực thực hiện công?
b) Trường hợp nào sau đây trọng lực thực hiện công?

Viên phấn được thả rơi và đi xuống theo phương thẳng đứng,

Xe ô tô đang chuyển động trên mặt đường nằm ngang.




Xe máy đang chạy xuống dốc.
Câu 2: Kéo đều một thùng hàng nặng 50kg lên sàn ô tô cách mặt đất 0,8m bằng một tấm ván nghiêng dài
4m.
a) Nếu bỏ qua ma sát thì lực kéo là bao nhiêu?
b) Thực tế có ma sát và lực kéo là 120N. Tính hiệu suất mặt phẳng nghiêng.
Câu 3: Đoàn tàu chuyển động đều 12 giây đi được 240m. Công suất là 1000kW. Tính công thực hiện và lực
kéo của đầu tàu.
Câu 4:
a) Động năng là gì? Phụ thuộc vào yếu tố nào?
b) Cơ năng của vật trong các trường hợp sau thuộc dạng có năng nào?

Xe ô tô đạng chạy xuống dốc.

Quả bóng lăn trên sàn.

Bóng đèn treo trên trần nhà.

Sợi dây cao su bị kéo dãn.
Câu 5: Một con lắc dao động từ A sang B và ngược lại.
a) Tại vị trí nào con lắc có thế năng trọng trường lớn nhất? Vì sao?
b) Tại vị trí nào con lắc có động năng lớn nhất? Vì sao?
c) Từ A đến O, từ O lên B đã có sự chuyển hóa cơ năng như thế nào?

ĐỀ SỐ 17: TRƯỜNG THCS HOÀNG VĂN THỤ, ĐỀ B, NĂM 2015 – 2016
Câu 1: Cho biết câu nào đúng, câu nào sai?
a) Cái búa đập vào đầu một cây cọc làm nó lún sâu vào lòng đất là nhờ động năng của cây cọc.
b) Hai vật có cùng khối lượng, có cùng độ cao thì thế năng của chúng luôn bằng nhau.
c) Hai máy thực hiện một công như nhau. Máy thứ nhất làm xong trong 3s, máy thứ hai làm xong trong
6s. Vậy công suất của máy thứ nhất gấp 2 lần công suất của máy thứ hai.

d) Một vật có trọng lượng 6N lăn trên mặt bàn nằm ngang được 1m. Công của trọng lực là 3J.
Câu 2: Khi nào một vật sinh công? Viết và chú thích công thức tính công.
Câu 3: Nêu kết luận về sự chuyển hóa cơ năng.
Câu 4: Khi nào một vật có cơ năng? Cho 1 ví dụ vật có cơ năng.
Câu 5: Trong một bệnh viện, người ta dùng một mặt phẳng nghiêng dài 6m để đưa một xe lăn 75kg lên cao
1,5m mất 1min30s.
a) Tính công nâng trực tiếp và công suất người đó.
b) Tính lực kéo của người đó khi lực ma sát không đáng kể.
c) Thực tế khi kéo xe lăn thì lực ma sát là 10N. Tính công của người đó.
d) Do sơ suất, người ta đã để xe lăn từ độ cao trên, qua mặt phẳng nghiêng xuống đất. Hãy mô tả và nêu
kết luận về sự chuyển hóa các dạng cơ năng này.
Câu 6: Hai xe có cùng khối lượng và cùng chuyển động trên một con đường nằm ngang. Biết xe thứ nhất có
tốc độ 21m/s, xe thứ hai có tốc độ 72km/h.
a) So sánh động năng hai xe.
b) So sánh thế năng và cơ năng hai xe.
ĐỀ SỐ 18: TRƯỜNG THCS HAI BÀ TRƯNG, ĐỀ A, NĂM 2015 – 2016
Câu 1: Lực đẩy Archimede do chất lỏng tác dụng lên vật khi:
a) Vật chìm trong chất lỏng, có phương thẳng đứng và chiều hướng từ trên xuống dưới.
b) Vật nhúng trong chất lỏng, có phương thẳng đứng và có chiều từ dưới lên trên.
c) Vật nổi trên mặt chất lỏng, có phương thẳng đứng và có độ lớn lớn hơn trọng lượng vật.
d) Vật chìm và nằm yên trên đáy bể chứa chất lỏng và có độ lớn bằng trọng lượng vật.
Câu 2: Độ lớn của lực đẩy Archimede do chất lỏng tác dụng lên vật có độ lớn bằng:


a) Trọng lượng của vật.
b) Trọng lượng riêng của chất bị vật chiếm chỗ.
c) Trọng lượng riêng của chất lỏng trong bể chứa.
d) Trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
Câu 3: FA là lực đẩy Archimede, P là trọng lượng vật. Chọn phát biểu sai:
a) Vật nổi trên mặt chất lỏng khi FA = P.

b) Vật chìm xuống khi FA = P.
c) Vật nổi trên mặt chất lỏng khi FA > P.
d) Vật lơ lửng khi FA = P.
Câu 4: Gọi dv là trọng lượng của vật đặc, dcl là trọng lượng riêng của chất lỏng. Chọn phát biểu sai:
a) Vật nổi trên mặt chất lỏng khi dv = dcl.
b) Vật chìm trong chất lỏng khi dv > dcl.
c) Vật nổi trên mặt chất lỏng khi dv < dcl.
d) Vật lơ lửng trong chất lỏng khi dv = dcl.
Câu 5: Lực tác dụng lên vật thực hiện được công khi:
a) Vật chuyển động theo phương vuông góc với phương của lực.
b) Vật chuyển động theo phương vuông góc với phương của lực.
c) Vật chuyển động.
d) Vật đứng yên.
Câu 6: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào trọng lực tác dụng lên vật không sinh công:
a) Vật chuyển động xuống dốc.
b) Vật chuyển động trên mặt đường nằm ngang.
c) Vật chuyển động lên dốc.
d) Vật rơi từ trên cao xuống dưới đất.
Câu 7: Vật có khối lượng 1,5kg được thả từ độ cao 4m. Công của trọng lực tác dụng lên vật thực hiện trong
quá trình rơi đến lúc chạm đất:
a) 6J
b) 15J
c) 6N
d) 60N
Câu 8: Phát biểu nào dưới đây về máy cơ đơn giản là đúng? Các máy đơn giản:
a) Không cho ta lợi về công.
c) Luôn bị thiệt về đường đi.
b) Chỉ cho ta lợi về lực.
d) Cho ta lợi về đường đi.
Câu 9: Chọn phát biểu đúng khi đưa vật có trọng lượng P lên độ cao h:

a) Dùng ròng rọc động được lợi về đường đi và thiệt về lực, không được lợi về công.
b) Dùng ròng rọc cố định được lợi về lực và thiệt về đường đi, không được lợi về công.
c) Dùng đòn bẩy ta được lợi về lực và thiệt về đường đi, không được lợi về công.
d) Dùng mặt phẳng nghiêng ta được lợi về lực và thiệt về đường đi, không được lợi về công.
Câu 10: Chọn phát biểu sai:
a) Thế năng đàn hồi là năng lượng vật có được do vật biến dạng đàn hồi.
b) Thế năng trọng trường là năng lượng vật có được do vật chuyển động.
c) Thế năng trọng trường là năng lượng vật có được do lực hút trái đất tác dụng lên vật.
d) Thế năng đàn hồi là năng lượng vật có được do bị biến dạng, biến dạng của vật càng lớn thì thế năng
đàn hồi càng lớn.
Câu 11: Một khối kim loại đặc, thể tích 400cm3 được thả chìm hoàn toàn trong nước có trọng lượng riêng
10000 N/m3
a) 4000000N
c) 400N
b) 4000N
d) 4N
Câu 12: Một cần trục năng vật nặng 1500N lên sao 2m trong 5 giây. Công suất là:
a)
1500W
c)
600W
d)
300W
b)
750W
Câu 13: Khi thả một quả bóng từ độ cao h rơi xuống chạm mặt đất rồi nẩy lên. Chọn phát biểu đúng:


a) Quá trình rơi có sự chuyển hóa từ thế năng sang động năng. Quá trình vật nẩy lên có sự chuyển hóa
từ động năng thành thế năng.

b) Quá trình rơi: thế năng tăng, động năng giảm, khi chạm đất động năng bằng 0.
c) Quá trình nẩy lên: thế năng tăng, vận tốc giảm dần.
d) Quá trình nẩy lên: thế năng giảm, động năng tăng. Ở vị trí cao nhất, động năng bằng 0.
Câu 14: Động năng là năng lượng vật có được do vật chuyển động. Động năng:
a) Phụ thuộc độ cao của vật so với mặt đất.
b) Phụ thuộc vào khối lượng và tốc độ chuyển động của vật.
c) Càng lớn khi vật chuyển động càng chậm.
d) Giảm trong quá trình vật rơi xuống.
Câu 15: Xe chuyển động đều với tốc độ 36km/h, lực kéo không đổi 100N. Công suất là:
a) 3,6W
c) 1000W
b) 1000W
d) 1kJ
Câu 16: Dùng mặt phẳng nghiêng dài 4m để kéo một vật nặng 100kg lên cao 80cm.
a) Bỏ qua ma sát, tính:

Công thực hiện để đưa vật lên cao.

Lực kéo vật lên khi dùng mặt phẳng nghiêng.
b) Có ma sát nên hiệu suất là 80%, tính:

Công thực hiện và lực kéo vật lên lúc này.

Độ lớn lực ma sát (biết toàn bộ hao phí là do ma sát).
ĐỀ SỐ 19: TRƯỜNG THCS LỮ GIA, ĐỀ A, NĂM 2015 – 2016
Câu 1:
a) Công suất là gì?
b) Trường hợp nào sau đây có công cơ học?

Em học sinh đang học bài.


Cậu bé trèo cây.

Chú lực sĩ đỡ quả tạ đứng yên.

Nước bị ngăn trên đập cao.
Câu 2: Trình bày định luậy về công? Dùng ròng rọc động để nâng một vật lên thì có lợi gì về công? Vì sao?
Câu 3: Trong các vật sau, vật nào không có động năng?
a) Viên đạn đang bay.
c) Hòn bi lăn trên sàn
b) Quyển sách đang nằm trên bàn.
d) Nước chảy từ trên cao xuống
Câu 4:
a) Khi nào vật có cơ năng?
b) Mũi tên được bắn từ chiếc cung là nhờ năng lượng của mũi tên hay của cánh cung? Đó là dạng năng
lượng nào?
Câu 5:
a) Thế nào là sự bảo toàn cơ năng?
b) Ném một vật lên cao theo phương thẳng đứng, hãy cho biết trong quá trình chuyển động cơ năng
được chuyển hóa như thế náo?
Câu 6: Một con ngựa kéo xe với lực kéo 100N đi quãng đường 0,6km trong 5 phút. Tính công và công suất
của con ngựa thực hiện.
ĐỀ SỐ 20: TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ, ĐỀ 1, QUẬN TÂN PHÚ, NĂM 2015 – 2016
Câu 1: Vì sao vận động viên cử khi nâng vật nặng đi lên thì lực nâng sinh công, còn khi đang giữ vật nặng
trên cao thì lực nâng không sinh công?
Câu 2: Một trái dừa có khối lượng 2kg rơi xuống một cái mương cách trái dừa 8m. Tính công của trọng lực.
Câu 3: Trong thí nghiệm con lắc dao động được mô tả như hình vẽ:
a) Ở vị trí nào con lắc có thế năng lớn nhất?
b) Khi con lắc chuyển động từ B đến C đã có sự chuyển hóa từ dạng cơ năng nào sang dạng cơ năng
nào? Vì sao?



Câu 4:
a) Hãy cho biết vật nào chỉ có thế năng, vật nào chỉ có động năng, vật nào có cả thế năng và động năng?
− Cung tên đang được giương.
− Nước chảy từ trên đập xuống.
b) Thế năng động năng? Phụ thuộc vào yếu tố nào? Cho 1 ví dụ.
Câu 5: Người ta dùng cần cẩu để nâng thùng hàng nặng 6000kg lên cao 15m trong 1 phút 20 giây. Tính
công và công suất.
Câu 6: Xe chuyển động đều với tốc độ 10m/s. Công sinh ra là 60kJ, lực kéo xe là 500N.
a) Tính quãng đường xe đi và thời gian xe đi.
b) Tính công suất động cơ.
ĐỀ SỐ 21: TRƯỜNG THCS HOÀNG HOA THÁM, ĐỀ D, NĂM 2015 – 2016
Câu 1: Động năng phụ thuộc vào yếu tố nào? Quả bóng lăn trên sân có những dạng năng lượng nào?
Câu 2: Trên bàn có hai cốc nước, một cốc đựng nước nóng và một cốc đựng nước lạnh.
a)
Hỏi cốc nào có nhiệt năng lớn hơn? Vì sao?
b) Nếu đổ cốc nước nóng vào cốc nước lạnh thì nhiệt năng mỗi cốc nước thay đổi thế nào? Đây là quá
trình thực hiện công hay truyền nhiệt?
Câu 3: Hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hơn hay chậm hơn khi nhiệt độ giảm? Vì sao? Vì sao trong nước
lạnh đường lại tan chậm hơn trong nước thường?
Câu 4:
a) Nêu mối quan hệ giữa nhiệt độ và chuyển động của các nguyên tử, phân tử.
b) Trong thí nghiệm Brao- nơ, nếu tăng nhiệt độ của nước thì chuyển động của các hạt phấn hoa như
thế nào? Giải thích?
Câu 5: Nhiệt lượng là gì? Nêu một cách làm tăng nhiệt năng của miếng sắt bằng cách thực hiện công?
Câu 6: Công động cơ của một ô tô thực hiện là 270kJ. Ô tô chuyển động đều trên quãng đường dài 15m trong
thời gian 2 phút. Tính lực kéo và công suất của động cơ.
ĐỀ SỐ 22: TRƯỜNG THCS HOÀNG HOA THÁM, ĐỀ C, NĂM 2015 – 2016
Câu 1: Thế năng trọng trường là gì? Một vật đang chuyển động trên mặt nằm nghiêng có những dạng cơ

năng nào?
Câu 2: Nhiệt năng là gì? Hãy nếu 1 cách giảm nhiệt năng của cốc nước.
Câu 3: Các chất được cấu tạo như thế nào? Khi hòa tan muối vào nước, người ta thấy thể tích của dung dịch
nước muối nhỏ hơn tổng thể tích ban đầu của muối và nước. Hãy giải thích vì sao?
Câu 4: Khi nào vật có công cơ học? Cho 1 ví dụ về công cơ học?
Câu 5: Để chống gián cắn vào quần áo và tạo mùi thơm dễ chịu cho quần áo, người ta thường để băng phiến
trong tủ quần áo. Khi mở tủ ta ngửi thấy mùi thơm của băng phiến. Hãy giải thích.
Câu 6: Một cái máy hoạt động với công suất 1600W thì nâng được một vật lên cao 10m trong 36 giây. Tính
công máy thực hiện và trọng lượng của vật.
ĐỀ SỐ 23: TRƯỜNG THCS ĐẶNG TRẦN CÔN, ĐỀ A, NĂM 2015 – 2016
Câu 1: Một ô tô có công suất 5000W, lực tác dụng của động cơ là 2000N. Tính vận tốc của ô tô.
Câu 2: Tính lực tác dụng để kéo một vật có khối lượng là 800kg lên cao bằng một phẳng nghiêng có độ cao
bằng 5% chiều dài.
Câu 3: Viết và chú thích công thức tính công suất.
Câu 4: Động năng là gì? Khi quả bóng rơi từ trên cao xuống thì động năng tăng hay giảm? Vì sao?
Câu 5: Một con ngựa kéo xe với lực 500N, xe đi được 4m trong 10 giây. Tính công kéo và công suất.
ĐỀ SỐ 24: TRƯỜNG THCS VÕ THÀNH TRANG, NĂM 2015 – 2016
Câu 1: Phát biểu định luật về công.


Câu 2: Một người kéo vật nặng P = 50N lên cao 1,2m bằng ròng rọc động. Khi đó lực cần kéo là bao nhiêu?
Chiều dài dây phải kéo là bao nhiêu? Biết rằng ma sát là rất nhỏ.
Câu 3: Một người đi xe đạp đều từ chân dốc lên đỉnh dốc cao 200m. Biết khối lượng cả người và xe là 70kg và
độ dài quãng đường dốc là 4km. Bỏ qua ma sát giữa xe và dốc.
a) Tính công của người đó sinh ra khi lên dốc.
b) Tính lực kéo xe chuyển động do người tạo ra khi đạp xe lên dốc?
Câu 4:
Cho hình sau:
a) Tại vị trí nào thế năng trọng trường lớn nhất, vị trí nào thế năng trọng trường nhỏ nhất?
b) Khi chuyển động từ A đến O, lúc đó sự chuyển hóa cơ năng như thế nào?


Câu 5: Động năng là gì? Nêu đặc điểm của động năng và cho 1 ví dụ.
Câu 6: Một máy bơm trong thời gian 20min bơm 6000kg nước lên cao 6m. Tính công suất của máy bơm.
ĐỀ SỐ 25: TRƯỜNG THCS NGÔ SĨ LIÊN, ĐỀ B, NĂM 2015 – 2016
Câu 1: Viết và chú thích công thức tính công suất.
Câu 2:
a) Động năng là gì? Phụ thuộc vào yếu tố nào? Cho ví dụ vật có động năng.
b) Hãy chỉ ra sự chuyển hóa cơ năng khi một mũi tên được bắn đi từ chiếc cung.
Câu 3: Hiện tượng khuếch tán là gì? Khi nhiệt độ càng thấp thì hiện tượng khuếch tan xảy ra như thế nào?
Giải thích.
Câu 4: Mở lọ nước hoa trong lớp học. Sau một thời gian ngắn, cả lớp đều ngửi thấy mùi nước hoa. Giải thích
vì sao?
Câu 5: Máy bơm có công suất 3kW, đưa 600kg nước lên cao 20m.
a) Tính trọng lượng của khối nước.
b) Tính công thực hiện.
c) Tính thời gian thực hiện công.
ĐỀ SỐ 26: TRƯỜNG THCS TRƯỜNG CHINH, ĐỀ A, NĂM 2015 – 2016
Câu 1: Cơ năng có được khi nào? Có mấy loại cơ năng? Kể tên.
Câu 2: Treo vật vào lò xo và đặt lên cao, hỏi lò xo đang có những dạng cơ năng nào?
Câu 3:
a) Nhiệt năng của vật là gì? Cho biết đơn vị.
b) Cho ví dụ vật thay đổi nhiệt năng bằng hình thức truyền nhiệt.
Câu 4: Cho hình vẽ sau:
a) Tại C vật có những dạng cơ năng nào?
b) Từ O đến C có sự chuyển hóa cơ năng như thế nào?
c) Từ C đến A có sự chuyển hóa cơ năng như thế nào?
d) Động năng lớn nhất tại đâu?

Câu 5: Một con chó kéo xe với vận tốc 6km/h với lực kéo 50N. Tính công suất của con con chó.



Câu 6: Khi đổ 50ml rượu vào 50ml nước thì được hỗn hợp có thể tích 100ml không? Giải thích.
Câu 7: Hiện tượng khuếch tán là gì? Hiện tượng này xảy ra như thế nào nếu tăng nhiệt độ? Giải thích.
ĐỀ SỐ 27: TRƯỜNG THCS PHÚ THỌ, QUẬN 11, NĂM 2015 – 2016
Câu 1: Khi nào ta nói một vật có cơ năng? Cơ năng có những dạng nào?
Câu 2: Định nghĩa động năng? Động năng phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Câu 3: Các vật sau đây có những dạng cơ năng nào?
a) Hòn bi đang lăn trên mặt đất.
b) Quyển sách nằm yên trên bàn (mốc thế năng tại mặt đất).
Câu 4: Hãy nêu một hiện tượng trong cuộc sống mà em biết, trong đó có sự chuyển hóa cơ năng từ dạng này
sang dạng khác. Giải thích quá trình chuyển hóa này.
Câu 5: Định nghĩa công cơ học. Viết và chú thích công thức tính công.
Câu 6: Một người kéo một vật có khối lượng 25kg lên độ cao 5m trong 30 giây.
a) Tính công đã thực hiện.
b) Tính công suất của người đó.
c) Nếu dùng mặt phẳng nghiêng có chiều dài 25m để kéo vật lên độ cao nói trên thì người này cần dùng
lực kéo có độ lớn là bao nhiêu? (Bỏ qua ma sát).
Câu 7: Trên một động cơ có ghi 74W. Em hãy cho biết ý nghĩa của con số này.
ĐỀ SỐ 28: TRƯỜNG THCS ĐOÀN THỊ ĐIỂM, NĂM 2015 – 2016
Câu 1:
a) Viết và chú thích công thức tính công.
b) Một xe máy chuyển động đều, lực kéo động cơ là 1200N. Trong 1 phút, công sản ra là 648000J. Tính
vận tốc chuyển động của xe.
Câu 2:
a) Khi nào lực thực hiện công.
b) Xe tải chở hàng từ công ty ra bến cảng. Sau khi bốc dỡ hàng hóa, xe lại theo đường cũ trở về công ty.
Nếu bỏ qua sức cản của không khí, thì những lực nào đã sinh công? Công sinh ra trong lúc đi và lúc về
có bằng nhau không? Vì sao?
Câu 3:
a) Động năng là gì? Nêu đặc điểm của động năng.

b) Quan sát dao động của một con lắc đơn. Hỏi:

Tại vị trí nào thì thế năng hấp dẫn lớn nhất, nhỏ nhất? Vì sao?

Tại vị trí nào thì động năng lớn nhất, nhỏ nhất? Vì sao?

Câu 4: Dùng một palant để đưa một vật có khối lượng 320kg lên cao 4m, người ta phải dùng một lực F =
1000N và kéo dây đi một đoạn 1600cm.
a) Tính lực kéo dây và công đã sinh ra (bỏ qua ma sát).
b) Tính hiệu suất của palant.
c) Tính độ lớn của lực ma sát.
ĐỀ SỐ 29: TRƯỜNG THCS HOÀNG HOA THÁM, ĐỀ B, NĂM 2015 – 2016
Câu 1: Nêu khái niệm công suất. Viết và chú thích công thức tính công suất.
Câu 2: Nhiệt lượng là gì? Kí hiệu và đơn vị nhiệt lượng.
Câu 3: Ròng rọc có công suất 5kW kéo khúc gỗ có trọng lượng 800N lên cao 100m.
a) Tính công của ròng rọc.
b) Tính thời gian ròng rọc kéo khúc gỗ lên độ cao trên.
Câu 4:


a) Động năng là gì?
b) Khi một vật chuyển động, vật có động năng. Vận tốc của vật càng lớn thì động năng của vật càng lớn.
Khi tham gia giao thông, phương tiện tham gia có vận tốc lớn sẽ khiến cho việc xử lí sự cố khó khăn
nếu xảy ra tai nạn sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Em hãy đề xuất giải pháp giảm thiểu tai
nạn giao thông do nguyên nhân nêu trên?
Câu 5: Khi nhiệt độ của một vật tăng lên thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động như thế nào? Nhiệt
năng của vật thay đổi như thế nào? Nung nóng một miếng đồng rồi bỏ vào một ly đựng nước lạnh.
Hỏi nhiệt năng của nước và đồng thay đổi như thế nào? Đây là quá trình thực hiện công hay truyền
nhiệt?
Câu 6: Nhỏ một giọt mực tím vào trong một ly nước. Sau một thời gian thấy nước trong ly chuyển hoàn toàn

sang màu mực. Hiện tượng trên là hiện tượng gì? Giải thích hiện tượng bằng kiến thức cấu tạo chất
mà em được học.
ĐỀ SỐ 30: TRƯỜNG THCS PHAN BỘI CHÂU, ĐỀ B, NĂM 2015 – 2016
Câu 1: Công suất được xác định như thế nào? Viết công thức tính công suất.
Câu 2: Thế năng trọng trường là gì? Cho 1 ví dụ.
Câu 3: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên? Và có liên quan đến nhiệt độ của vật như thế nào?
Câu 4: Vì sao khi bỏ một muỗng đường vào một ly nước thì một lúc sau ta nếm ly nước thấy có vị ngọt?
Câu 5: Hãy cho biết:
a) Sự chuyển hóa cơ năng khi con lắc chuyển động từ O đến B.
b) Tại vị trí nào con lắc có thế năng lớn nhất? (Chọn O là mốc, tại vị trí A và B có độ cao bằng nhau).

Câu 6: Người ta nâng một vật có trọng lượng 600N lên cao 8m thì mất 2 phút. Tính:
a) Công và công suất mà người này thực hiện.
b) Vận tốc của vật khi đi lên.
Câu 7: Kéo một vật nặng có khối lượng 8kg lên cao 10m bằng ròng rọc động thì phải tác dụng lực kéo F và
kéo đầu dây đi một đoạn là bao nhiêu? (Bỏ qua ma sát).
Câu 8: Khi bơm không khí vào một quả bóng cao su thì buộc thật chặt không khí vẫn dần thoát ra ngoài. Vì
sao không khí bên ngoài không thể lọt vào bên trong để làm quả bóng phồng lên?
ĐỀ SỐ 31: TRƯỜNG THCS VÕ VĂN TẦN, ĐỀ B, NĂM 2015 – 2016
Câu 1: Viết công thức tính nhiệt lượng và nêu tên, đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức.
Câu 2: Các chất cấu tạo như thế nào? Nêu đặc điểm của các nguyên tử, phân tử.
Câu 3: Nhiệt dung riêng của một chất cho biết điều gì?
Câu 4: Nhiệt năng là gì? Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật? Mỗi cách cho một ví dụ.
Câu 5: Nung nóng một miếng đồng rồi thả vào cốc nước lạnh. Hỏi nhiệt năng của đồng và nước thay đổi như
thế nào? Đây là sự thực hiện công hay truyền nhiệt?
Câu 6: Nói nhiệt dung riêng của nhốm là 880J/kgK có nghĩa là gì?
Câu 7: Đun sôi nước bằng ấm nhôm nặng 600g chứa 1,5 lít nước ở 200C. Tính nhiệt lượng cần cung cấp để
nước sôi. Cho cnhôm = 880J/kgK, cnước = 4200J/kgK.
ĐỀ SỐ 32: TRƯỜNG THCS LÊ ANH XUÂN, ĐỀ D, NĂM 2015 – 2016
Câu 1: Động năng là gì? Nó phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Câu 2: Trái xoài đang ở trên cây có những dạng cơ năng nào?
Câu 3: Nêu sự chuyển hóa có năng của một vận động viên đang nhảy sào.
Câu 4: Cho hình vẽ mô tả sự chuyển động của con lắc sau:
a) Ở đâu con lắc có thế năng lớn nhất?
b) Ở đâu con lắc có động năng nhỏ nhất?


c) Mô tả sự chuyển hóa cơ năng khi con lắc di chuyển từ A đến B.

Câu 5: Nhiệt lượng là gì? Nêu kí hiệu, đơn vị.
Câu 6: Một ô tô đi quãng đường 28km mất 40 phút. Lực kéo của động cơ là 215N.
a) Tính công của ô tô.
b) Tính công suất của ô tô.
c) Nếu giữ nguyên lực kéo nhưng lúc này phải lên dốc dài 3,8km. Tính thời gian lên dốc.
Câu 7: Bánh xe bị bơm căng, lâu ngày cũng bị xẹp dần. Giải thích.
ĐỀ SỐ 33: TRƯỜNG THCS TRƯỜNG CHINH, ĐỀ B, NĂM 2015 – 2016
Câu 1: Động năng có được khi nào? Động năng phụ thuộc vào các yếu tố nào?
Câu 2: Viên đạn đang bay trên cao có những dạng năng lượng nào?
Câu 3: Đổ một thìa muối từ từ vào một cốc nước đầy, tại sao nước không bị tràn ra ngoài? Giải thích.
Câu 4: Ném vật lên cao theo phương thẳng đứng như hình vẽ. Hãy cho biết:
a) Tại vị trí A có những dạng cơ năng nào?
b) Sự chuyển hóa cơ năng của vật như thế nào khi đi từ vị trí A đến B?
c) Sự chuyển hóa cơ năng của vật như thế nào khi đi từ vị trí B đến C?
d) Tại vị trí nào vật có động năng lớn nhất?

Câu 5: Nhỏ một giọt mực vào cốc nước lạnh và một cốc nước nóng, hãy so sánh hiện tượng xảy ra trong hai
cốc nước đó. Giải thích.
Câu 6: Nhiệt lượng là gì? Cho biết đơn vị của nhiệt lượng.
Câu 7: Một vật có khối lượng 2kg rơi từ độ cao 5m xuống đất trong vòng 2 giây. Tính công suất của lực hút
trái đất.

ĐỀ SỐ 34: TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT, ĐỀ 1, NĂM 2015 – 2016
Câu 1:
a) Công suất cho biết gì và được xác định như thế nào? Đơn vị đo công suất?
b) Động cơ của ô tô thực hiện được công là 2250000J trong thời gian 5 phút.

Tính công suất của động cơ.

Nêu ý nghĩa con số công suất vừa tính được.
− Nếu ô tô chuyển động với tốc độ 20m/s trong thời gian trên thì lực kéo của động cơ ô tô là bao nhiêu?
Câu 2:
a) Phát biểu định luật về công.
b) Để đưa thùng hàng nặng 5000N lên sàn ô tô cao 1,2m. Người ta dùng 2 cách sau:

Cách 1: Dùng một mặt phẳng nghiêng dài 2m để kéo vật lên.

Cách 2: Dùng một mặt phẳng nghiêng dài 4m để kéo vật lên.
Trong 2 cách trên, cách nào phải dùng lực kéo lớn hơn? Cách nào có lợi về công hơn? (Bỏ qua hao phí
trên mặt phẳng nghiêng). Tính công thực hiện để đưa thùng hàng trực tiếp lên sàn ô tô.
Câu 3:
a) Khi nào vật có thế năng trọng trường? Thế năng trọng trường càng lớn khi nào?


b) Cho các vật sau đây: lò xo, nước được ngăn trên đập, cây cung đang giương, xe tải.

Vật nào có cơ năng? Vật nào không có cơ năng?

Dạng cơ năng của vật là gì? Vì sao?
Câu 4:
a) Cơ năng của một vật là gì? Đơn vị đo cơ năng?
b) Một tảng đá nằm yên trên đỉnh dốc.


Tảng đá có động năng không? Vì sao?

Vì sao tảng đá có khả năng trượt xuống dốc?
ĐỀ SỐ 35: TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT, ĐỀ 2, NĂM 2015 – 2016
Câu 1:
a) Khi nào có công cơ học? Đơn vị đo công cơ học.
b) Một vật có khối lượng 10kg được kéo trượt trên mặt sàn nằm ngang bằng một lực kéo 50N theo
phương ngang. Vật đi một quãng đường dài 3,5m. Bỏ qua ma sát giữa vật và mặt sàn.

Trọng lực có sinh công không? Vì sao?

Tính công thực hiện khi kéo vật.
Câu 2:
a) Công suất cho biết điều gì và được xác định như thế nào? Đơn vị đo công suất là gì?
b) Một máy bơm được dùng để bơm một lượng nước có trọng lượng 2000N lên độ cao 24m vào một bể
nước mất 32 giây (bỏ qua mọi hao phí khi bơm).

Tính công mà máy bơm thực hiện được.

Tính công suất của máy bơm trên.

Nêu ý nghĩa con số công suất trên.
Câu 3:
a) Khi nào vật có thế năng đàn hồi? Đơn vị đo thế năng đàn hồi là gì? Thế năng đàn hồi của vật càng lớn
khi nào?
b) Các vật sau đây: một thỏi nam châm, một chiếc xe ô tô đang đỗ bên đường, một bóng đèn treo trên
trần nhà, một quả bóng đang lăn trên sân cỏ.
− Vật nào có cơ năng? Vật nào không có cơ năng?


Cơ năng của các vật trên ở dạng nào? Vì sao?
Câu 4:
a) Cơ năng của vật là gì? Đơn vị đo cơ năng là gì?
b) Một tảng đá nằm yên trên đỉnh dốc.

Tảng đá đó có động năng không? Vì sao?

Vì sao tảng đá có khả năng trượt xuống dốc và trượt nhanh dần?
ĐỀ SỐ 36: TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG, ĐỀ B, NĂM 2015 – 2016
Câu 1: Động năng là gì? Động năng của một vật phụ thuộc các yếu tố nào? Vì sao nói phân tử luôn có động
năng? Cho một ví dụ vật chỉ có động năng.
Câu 2:
a) Nêu kết luận về sự chuyển hóa giữa các dạng cơ năng trong các quá trình cơ học.
b) Con lắc dao động như hình sau. Biết con lắc có độ cao lớn nhất ở vị trí A và B, thấp nhất ở vị trí cân
bằng C.

Ở vị trí con lắc có động năng lớn nhất, có thế năng lớn nhất?

Các dạng cơ năng chuyển hóa như thế nào khi con lắc di chuyển từ A xuống C và từ C lên B.

Câu 3:


a) Nêu 2 đặc điểm của nguyên tử và phân tử cấu tạo nên chất mà em đã học.
b) Vì sao đường lại tan dần khi được thả vào trong nước.
Câu 4: Để đưa một vật có trọng lượng 500N lên độ cao 2m, người ta dùng một mặt phẳng nghiêng dài 4m.
Bỏ qua ma sát, tính lực cần để kéo trên mặt phẳng nghiêng đó.
Câu 5: Người ta dùng một cần cẩu để nâng một thùng hàng khối lượng 2000kg lên độ cao 14m. Tính công
mà cần cẩu thực hiện trong trường hợp này.
ĐỀ SỐ 37: TRƯỜNG THCS NGÔ SĨ LIÊN, ĐỀ A, NĂM 2015 – 2016

Câu 1: Viết và chú thích công thức tính công cơ học.
Câu 2:
a) Thế năng trọng trường là gì? Thế năng trọng trường phụ thuộc vào các yếu tố nào? Cho một ví dụ vật
chỉ có thế năng trọng trường.
b) Hãy chỉ ra sự chuyển hóa cơ năng khi quả bóng được thả rơi từ trên cao xuống mặt đất.
Câu 3: Hiện tượng khuếch tán là gì? Khi nhiệt độ càng cao thì hiện tượng khuếch tán xảy ra như thế nào?
Giải thích.
Câu 4: Vì sao không khí nhẹ hơn nước rất nhiều mà trong nước vẫn có không khí?
Câu 5: Một cần trục nâng một vật nặng 900kg lên cao 20m trong thời gian 1,5min.
a) Tính trọng lượng của vật.
b) Tính công đã thực hiện.
c) Tính công suất của cần trục.
ĐỀ SỐ 38: TRƯỜNG THCS HỒNG BÀNG, ĐỀ B, NĂM 2015 – 2016
Câu 1: Thế năng trọng trường là gì? Hai vật A và B rơi xuống đất khi ở cùng độ cao thì thế năng trọng
trường của chúng có bằng nhau không? Tại sao?
Câu 2: Trình bày thí nghiệm chứng tỏ nguyên tử luôn chuyển động không ngừng?
Câu 3: Dùng ròng rọc động để đưa một vật lên cao 6m thì phải tác dụng vào đầu dây tự do một lực là 400N.
Tính quãng đường dây dịch chuyển và khối lượng của vật.
Câu 4: Nhiệt năng là gì? Tại sao khi cưa lâu thì lưỡi cưa lại nóng lên?
Câu 5: Dùng thang máy đưa một vật nặng 500kg lên tầng 10 của một cao ốc thì mất 1,5 phút. Tính công và
công suất của thang máy, biết rằng chiều cao mỗi tầng là 3m.
ĐỀ SỐ 39: TRƯỜNG THCS VÕ VĂN TẦN, ĐỀ 2, NĂM 2015 – 2016
Câu 1: Động năng là gì? Động năng của một vật phụ thuộc vào yếu tố nào?
Câu 2: Cơ năng của vật trong các trường hợp sau thuộc dạng cơ năng nào?
a) Xe ô tô đang chạy xuống dốc.
b) Sợi dây cao su bị kéo dãn.
Câu 3: Một người kéo gàu nước có khối lượng 9kg từ dưới giếng lên cao 3,5m.
a) Tính công lực kéo người đó.
b) Người này thực hiện công việc trong thời gian 7,5 phút. Tính công suất của người đó.
Câu 4: Viết và chú thích công thức tính công.

Câu 5: Một người kéo vật lên cao 6m với lực kéo 180N. Tính công của lực kéo.
Câu 6: Khi nào có công cơ học? Một viên bi lăn trên mặt sàn nằm ngang. Viên bi có sinh ra công không?
Câu 7: Máy bay hạ cánh có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng nào sang dạng nào?
ĐỀ SỐ 40: TRƯỜNG THCS ĐÀO DUY ANH, NĂM 2015 – 2016
Câu 1: Phát biểu định luật về công.
Câu 2: Cơ năng là gì? Thế năng là gì?
Câu 3: Nêu 1 ví dụ về sự chuyển hóa cơ năng.
Câu 4: Một đầu máy xe lửa có công suất 1104W kéo đoàn tàu chuyển động đều.
a) Tính thời gian chuyển động của đoàn tàu biết công thực hiện 88320J.
b) Tính lực kéo của đầu máy biết tốc độ của đoàn tàu 54km/h.
ĐỀ SỐ 41: TRƯỜNG THCS PHAN BỘI CHÂU, ĐỀ C, NĂM 2015 – 2016
Câu 1: Khi nào vật có cơ năng? Đơn vị của cơ năng? Kể tên các dạng của cơ năng?
Câu 2: Người ta dùng mặt phẳng nghiêng dài 6m để kéo vật có khối lượng 120kg lên cao 2m. Tính lực kéo
vật lên cao và công do người đó thực hiện? (Bỏ qua ma sát).


Câu 3: Khi nhiệt độ tăng, lượng oxy hòa tan trong nước tăng hay giảm? Trong các ao, hồ nuôi tôm, để tăng
lượng oxy hòa tan trong nước người ta làm cách nào?
Câu 4: Phát biểu định luật về công.
Câu 5: Trường hợp nào thì lực tác dụng lên vật có thực hiện công? Cho ví dụ.
Câu 6: Vì sao quả bóng cao su hoặc quả bóng bay bơm căng, dù có buộc thật chặt cũng ngày một xẹp dần?
Câu 7: Một con ngựa kéo xe với lực kéo không đổi là 180N thì xe đi được đọa đường 5km trong thời gian
40min. Tính công, công suất và tốc độ của con ngựa.
Câu 8: Hãy chỉ ra sự chuyển hóa cơ năng trong các trường hợp sau:
a) Mũi tên được bắn đi từ cây cung.
b) Một phần đang rơi từ trên cao xuống.
ĐỀ SỐ 42: TRƯỜNG THCS VÕ THÀNH TRANG, ĐỀ 1, NĂM 2015 – 2016
Câu 1: Trong các trường hợp dưới đây, lực nào đã thực hiện công cơ học?
a) Đầu tàu hỏa kéo các toa tàu chuyển động.
b) Quả bưởi rơi từ trên cành cây xuống.

Câu 2: Thế năng trọng trường là gì? Phụ thuộc vào yếu tố nào?
Câu 3: Viết và chú thích công thức tính công suất.
Câu 4: Hãy chỉ ra sự chuyển hóa từ dạng cơ năng này sang dạng cơ năng khác:
a) Một người uốn cong cây sào để nhảy.
b) Nước chảy từ trên cao xuống.
Câu 5: Kéo thùng nước nặng 4,5kg lên cao 12m. Tính công của lực kéo.
Câu 6: Một con ngựa kéo chiếc xe đi đoạn đường 3km trong 15 phút với lực kéo không đổi 105N. Tính công
và công suất của con ngựa.
Câu 7: Một máy bay đang bay trên trời có những dạng cơ năng nào?
ĐỀ SỐ 43: TRƯỜNG THCS NGUYỄN GIA THIỀU, ĐỀ A, NĂM 2015 – 2016
Câu 1:
a) Khi nào có công cơ học? Đơn vị công cơ học là gì?
b) Công thức tính công A = F.s chỉ đúng khi nào?
Câu 2:
a) Thế nào là sự bảo toàn cơ năng? Đơn vị cơ năng là gì?
b) Khi ném một vật lên cao theo phương thẳng đứng. Hãy cho biết năng lượng của vật được biến đổi từ
dạng nào sang dạng nào?
Câu 3: Một người phải dùng một lực 80N để kéo một gàu nước đầy từ dưới đáy giếng sâu 9m lên đến miệng
giếng chuyển động đều trong 15 giây. Tính:
a) Công suất của người đó.
b) Khối lượng của nước trong gàu. Biết khối lượng của gàu khi không có nước là 1kg.
Câu 4:
a) Thế năng trọng trường phụ thuộc vào những yếu tố nào? Cho 1 ví dụ vật chỉ có thế năng trọng
trường.
b) Có 2 vật ở cùng 1 độ cao, ta có thể nói hai vật đó có cùng thế năng được không? Vì sai?
Câu 5: Một người kéo một vật có khối lượng 20kg lên cao nhờ một ròng rọc động và một ròng rọc cố định.
Bỏ qua lực cản, khối lượng của dây và ròng rọc.
a) Hỏi người đó phải kéo đầu dây đi một đoạn là bao nhiêu để có thể nâng vật lên cao 2m.
b) Tính lực mà người đó tác dụng vào đầu dây để kéo nâng vật.
c) Xác định công của lực kéo đó.

ĐỀ SỐ 44: TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG, ĐỀ A, NĂM 2015 – 2016
Câu 1: Thế năng trọng trường là gì? Thế năng trọng trường phụ thuộc các yếu tố nào? Cho 1 ví dụ vật chỉ có
thế năng trọng trường.
Câu 2: Nêu kết luận về sự bảo toàn cơ năng trong quá trình cơ học của vật? Cho 1 ví dụ về sự chuyển hóa từ
thế năng sang động năng?


Câu 3: Bỏ vài hạt thuốc tím vào 1 cốc nước thì sau một thời gian, thuốc tím loang ra làm cả cốc nước có
màu tím. Hiện tượng đó gọi là gì? Nếu tăng nhiệt độ của nước thì hiện tượng đó xảy ra nhanh hơn
hay chậm hơn? Vì sao?
Câu 4: Ném quả bóng từ điểm A lên cao.
a) Ở vị trí nào quả bóng có thế năng lớn nhất, động năng lớn nhất?
b) Cho biết sự chuyển hóa các dạng của cơ năng khi quả bóng đi từ A đến B, từ B đến C.

Câu 5: Nguyên tử, phân tử có tính chất gì?
Câu 6: Phát biểu định luật về công.
Câu 7: Đưa một vật có trọng lượng P = 420N lên cao theo phương thẳng đứng bằng ròng rọc động, người
công nhân phải kéo đầu dây đi một đoạn là 8m. Bỏ qua ma sát.
a) Tính lực kéo và độ cao đưa vật lên.
b) Tính công nâng vật lên.
Câu 8: Viết và chú thích công thức tính công suất.
Câu 9: Cần cẩu thứ nhất có công suất 1200W, cần cẩu thứ hai nâng vật nặng 2000N lên cao 2m trong 4 giây.
Hãy cho biết cần cẩu nào mạnh hơn? Vì sao?
ĐỀ SỐ 45: TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ, ĐỀ A, QUẬN 12, NĂM 2015 – 2016
Câu 1:
a) Khi nào vật có năng lượng? Kể tên những dạng của năng lượng?
b) Một cung tên đã được lắp sẵn tên và được kéo căng, cung tên có năng lượng không? Nếu có thì ở
dạng năng lượng nào? Khi tên được bắn ra, năng lượng lúc này là dạng nào?
Câu 2:
a) Nêu kết luận sự chuyển hóa giữa các dạng cơ năng?

b) Hãy phân tích sự chuyển hóa cơ năng của một vật khi vật rơi ở độ cao nào đó cho đến khi chạm đất
và nảy lên?
Câu 3:
a) Khi nào thì một lực sinh công?
b) Vì sao khi lực sĩ nâng quả tạ từ dưới thấp lên cao thì lực nâng sinh công còn khi lực sĩ giữ tạ ở trên
cao thì lực nâng không sinh công?
Câu 4: Một vật có trọng lượng 350N để kéo một vật có trọng lượng 1000N lên cao 1,5m bằng phẳng nghiêng
dài 6m. Tính:
a) Công có ích để nâng vật.
b) Công kéo vật bằng mặt phẳng nghiêng.
c) Hiệu suất mặt phẳng nghiêng và công của lực ma sát.
ĐỀ SỐ 46: TRƯỜNG THCS LÊ ANH XUÂN, ĐỀ C, NĂM 2015 – 2016
Câu 1:
a) Thế năng trọng trường là gì? Cho 1 ví dụ vật có thế năng trọng trường.
b) Búa đập vào đinh làm đinh ngập sâu vào gỗ, đinh ngập vào gỗ là nhờ năng lượng của vật nào? Đó là
dạng năng lượng nào?
Câu 2: Vì sao khi buộc chặt quả bóng bay mà nó vẫn ngày một xẹp dần? Em hãy giải thích dựa trên kiến
thức về cấu tạo chất.
Câu 3: Khi thả miếng đồng nóng vào ly nước lạnh, nhiệt năng của miếng đồng và ly nước thay đổi như thế
nào? Đây là sự thực hiện công hay truyền nhiệt?
Câu 4: Có mấy cách thay đổi nhiệt năng? Nêu tên và cho ví dụ mỗi cách.
Câu 5: Cơ năng của con lắc chuyển hóa như thế nào khi con lắc từ A qua O và từ O qua B.


Câu 6: Hiện tượng khuếch tán là gì? Cho một ví dụ về hiện tượng này.
Câu 7: Một người nâng 20 viên gạch lên cao 20m trong thời gian 3 phút. Biết trọng lượng của 1 viên gạch là
10N.
a) Tính công người thực hiện và công suất của người.
b) Nếu nâng vật bằng ròng rọc động thì công thực hiện có thay đổi không? Giải thích? (Bỏ qua ma sát
trong khi kéo vật và trọng lượng ròng rọc động). Nêu tác dụng của ròng rọc trong trường hợp này.

ĐỀ SỐ 47: TRƯỜNG THCS ĐỒNG KHỞI, ĐỀ B, NĂM 2015 – 2016
Câu 1: Nêu kết luận về sự chuyển hóa của các dạng cơ năng.
Câu 2: Viết và chú thích công thức tính công suất. Em hiểu thế nào khi nói công suất của động cơ là 2000W?
Câu 3:
a) Thế năng đàn hồi là gì? Cho một ví dụ? Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào yếu tố nào?
b) Có sự chuyển hóa từ dạng cơ năng nào sang dạng cơ năng nào khi vật di chuyển từ A đến O và từ O
lên B. Tại vị trí nào có động năng, thế năng lớn nhất?

Câu 4: Một người công nhân dùng ròng rọc động để nâng một vật lên cao 7m với lực kéo ở đầu dây tự do là
160N.
a) Người công nhân đó đã thực hiện một công là bao nhiêu?
b) Người công nhân đó phải kéo đầu dây một đoạn là bao nhiêu?
Câu 5: Người ta dùng mặt phẳng nghiêng để kéo vật có khối lượng 50kg lên cao 2m.
a) Nếu không có ma sát thì lực kéo 125N. Tính công khi kéo vật lên và chiều dài của mặt phẳng nghiêng.
b) Thực tế có ma sát nên lực kéo là 150N. Tính hiệu suất mặt phẳng nghiêng.
ĐỀ SỐ 48: TRƯỜNG THCS ĐỘC LẬP, ĐỀ A, NĂM 2015 – 2016
Câu 1:
a) Viết và chú thích công thức tính công.
b) Kéo xô vữa có trọng lượng 500N lên cao 80cm. Tính công kéo xô vữa.
Câu 2: Khi nói công suất của một máy là 10kW có nghĩa là gì?
Câu 3:
a) Phát biểu định luật về công.
b) Đưa thùng hàng có P = 1000N lên sàn xe cao 1,2m bằng ván nghiêng không ma sát. Dùng định luật về
công hãy tính chiều dài tấm ván. Cho biết lực kéo thùng hàng lên xe là 420N.
Câu 4: Cơ năng là gì? Cơ năng của một vật như thế nào gọi là thế năng đàn hồi? Cho ví dụ.
Câu 5: Một người kéo vật trên mặt đường với lực kéo 150N, vật chuyển động đều với vận tốc 5,4km/h. Tính
công suất người đó và lực ma sát giữa vật với mặt đường.
Câu 6: Khi quả bóng rơi xuống mặt đất, động năng và thế năng của quả bóng chuyển hóa như thế nào? Ở vị
trí nào quả bóng có thế năng nhỏ nhất và động năng lớn nhất?




×