Tải bản đầy đủ (.pptx) (27 trang)

an toàn trong bảo quản, xếp dỡ,vận chuyển hàng rời

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 27 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

BỘ MÔN: AN TOÀN VẬN TẢI

BÀI THẢO LUẬN
Đề tài : Vấn đề an toàn trong bảo quản, xếp dỡ,vận chuyển hàng rời

Giáo viên hướng dẫn :

Nguyễn Thị Như

Sinh viên thực hiện

Trần Xuân Dương

:

Nguyễn Thị Thu Hiền
Mai Chung Hiếu


NỘI DUNG CHÍNH

I. SƠ LƯỢC VỀ HÀNG RỜI

II. XẾP DỠ, BẢO QUẢN, VẬN CHUYỂN HÀNG RỜI BẰNG ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG SẮT

III. XẾP DỠ, BẢO QUẢN, VẬN CHUYỂN HÀNG RỜI BẰNG ĐƯỜNG THỦY


I. SƠ LƯỢC VỀ HÀNG RỜI



1. Hàng rời vận chuyển trên đất liền
*Khái niệm
Hàng rời là loại hàng hóa vận chuyển trong các toa xe không cần bao gói và được dỡ, bảo quản trên bãi thành đống. Hàng rời được phân thành 2 loại:
+ Hàng được vận chuyển bằng các toa xe không mui và bảo quản trên bãi: than, gạch, đất, đá, cát sỏi...
+ Hàng được vận chuyển bằng các toa xe có mui và bảo quản trong kho: xi-măng rời, hạt giống, phân bón, lương thực...

- Tính chất của hàng rời được đặc trưng bởi:
+ Kích thước hạt;
+ Trọng lượng riêng của hàng hóa , đơn vị tính là T/m3 ;
+ Góc trượt tự nhiên của đống hàng;
+ Hệ số ma-sát trên các loại bề mặt;
+ Độ keo dính của hàng hóa;
+ Độ lún...


*Phân Loại

--- Hàng rời dạng hạt: gồm có:

+ Hạt to (đối với than có kích thước từ 50 - 100mm);
+ Hạt vừa (đối với than có kích thước từ 25 - 50mm);
+ Hạt nhỏ(đối với than có kích thước từ 13 - 25mm).

--- Hàng rời có dạng bột:

+ Lương thực: gạo, cà-phê...;
+ Bột mịn: xi-măng, bột mỳ...



2. Hàng rời vận chuyển bằng đường thủy

*Khái niệm

Hàng rời là hàng chở xô, là hàng bulk không có bao kiện đóng thùng gì cả và được chứa trực tiếp, chứa bằng chính khoang hàng của tàu, thì được gọi là hàng rời bulk
cargo .
Hàng rời thường là dầu thô, xăng dầu,….mà vốn dĩ chúng thuộc hàng lỏng và được chở trên các tanker. Hoặc là than cám hoặc gỗ dăm, cát, quặng sắt, quặng nhôm…
và chúng thuộc loại hàng thô.

* Đặc điểm

Hàng rời có đặc tính chung là bụi bẩn, có tỷ trọng lớn hơn so với hàng thông thường. Hàng rời dễ bị xô dịch trong quá trình xếp- dỡ hay vận chuyển trên biển.

*Phân Loại

Qui tắc quốc tế về chuyên chở hàng rời thể rắn trên biển (IMSBC Code) đã phân hàng rời ra 3 nhóm cơ bản:

Nhóm A là nhóm hàng có thể bị hóa lỏng trong quá trình vận chuyển.

Nhóm B là nhóm hàng có thể tự cháy, gây nổ, ăn mòn, thải khí độc hại, thải khí CO2, hút Ô-xy…

Và nhóm C là nhóm hàng hóa khác không có thuộc tính như hai nhóm A, B nêu trên.


t

Than

Quặng sắt


Một số loại hàng rời thường vận chuyển bằng tầu thủy


II.CÔNG TÁC BẢO QUẢN, XẾP DỠ, VẬN CHUYỂN HÀNG RỜI TRÊN ĐẤT LIỀN

1. Thiết bị xếp dỡ hàng rời

* Phụ thuộc loại toa xe chuyên chở hàng hóa, máy xếp dỡ hàng rời được phân thành:

- Phương tiện xếp dỡ tác nghiệp với toa xe thành cao;

- Phương tiện xếp dỡ tác nghiệp với toa xe mặt bằng, mặt võng;

- Phương tiện xếp dỡ tác nghiệp với toa xe thành thấp;

- Phương tiện xếp dỡ tác nghiệp với toa xe chuyên dùng;

- Phương tiện xếp dỡ tác nghiệp với các toa xe kín


3. Căn cứ vào thiết bị lấy và giữ hàng của máy xếp dỡ dùng gầu chia thành:

- Máy xếp dỡ dùng gầu 1 lưỡi;
- Máy xếp dỡ dùng gầu 2 lưỡi;
- Máy xếp dỡ dùng gầu xúc kiểu răng cào.


2. Theo tính chất hoạt động của máy xếp dỡ được phân thành:

- Máy xếp dỡ hoạt động theo chu kỳ: cần cẩu, cần trục...;


- Máy xếp dỡ hoạt động liên tục: băng truyền, elêvatơ, thiết bị khí nén...;

Cần cẩu bánh xích

Cần cẩu ô tô

Băng tải


1. Bảo quản hảng rời
Phễu chứa hàng

Phễu chứa hàng là thiết bị đặc biệt để chứa và trung chuyển hàng rời. Phễu chứa hang thường làm bằng bê tông hoặc kim loại hay gỗ. Thông thường tại
kho và bãi hàng người ta sử dụng phễu mặt cắt vuông cạnh và hình tròn

Đường nâng cao

Là thiết bị xếp và dỡ hàng từ các toa H là chủ yếu, Đường nâng cao được xây dựng cao hơn đường xếp dỡ tùy theo dung tích yêu cầu của. bãi hàng rời. Chiều cao ít
nhất là 2m. Tường được làm bằng bê tông dể đảm bảo độ vững chắc. Hàng được chuyển đến toa H mở thành toa và nó tự chảy xuống bãi


Kho thoáng
Kho chứa hàng
Kho kín

Kho thoáng( không có mái che)

Hàng được chất thành đống: than , đá, cát, sỏi. Trong kho có thể chia làm nhiều khu vực chất đống hàng hóa. Thể tích các đống được xếp theo hình dạng của chúng
như hình thang hoặc tam giác.


Kho loại này được trang bị cầu và máy xúc là chủ yếu. Hàng hóa được xếp dỡ từ toa xe --->phễu--->băng truyền ---> bãi chứa hàng.

Kho kín( có mái che)

Kho này dùng để bảo quản các loại hàng yều cầu tránh mưa nắng. Nó được trang bị các phễu để chứa và trung chuyển hàng. Toa chở hang được đưa lên phía trên hàng
được đổ xuống phễu bằng các thiết bị: xe xúc, bàn cào… sau đó hàng được chuyển xuống băng truyền phía dưới để đưa ra bãi hoặc đổ vào phễu.


Tổ chức dỡ hàng rời

Trên toa xe mặt bằng

Hàng hóa được chở trên toa xe này thường là vật liệu xây dựng như cát, sỏi, đá.. Ngoài ra còn than, quặng… những hàng này có đặc điểm chung là không bị ảnh hưởng bở
thời tiết và có tỷ trọng cao, độ dính lớn.

Hệ thống êlêvatơ gầu xúc

Dùng thiết bị gạt như xẻng,

chuyển động tự động

cào, nạo…

Tổ chức dỡ hàng rời
Dùng gầu xúc để lấy hàng từ

Dùng thiết bị lật toa xe

trên xuống


Dùng thiết bị nạo gắn trên
băng chuyền


Tổ chức dỡ hàng rời từ toa xe có mui

Hàng hóa được vận chuyển trong tao xe có mui là những hàng hóa bị ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu như xi măng, lương thực. Để dỡ hàng sử dụng các thiết bị sau.

Máy hoạt động theo chu kỳ

Xẻng cơ giới tĩnh hoặc động, máy xúc một gầu cỡ nhỏ

Thiết bị hoạt động liên tục

Thường dùng vít tải kết hợp với băng chuyền để đưa hàng vào kho


Tổ chức dỡ hàng rời bị vón cục

Hàng bị vón cục là tình trạng thường xuyên xảy ra trong quá trình xếp dỡ, bảo quản hàng hóa.

Hàng bị vón cục là những hàng được vận chuyển trong toa xe khi gặp điều kiện độ ẩm cao sẽ kết dính với nhau và với thành toa, sàn toa gây khó khăn cho công tác dỡ
hàng.

Để khắc phục tình trạng này cần dùng 2 phương pháp

- Các phương pháp dự phòng:
+ giảm tối đa độ ẩm của hàng trước khi tác nghiệp.
+ dùng chất hút ẩm hoặc hóa chất để giảm sự kết dính như mùn cưa, vôi sống.


Các biện pháp khắc phục:
+ dùng máy sới trộn hàng hóa.
+ dùng máy sới dung chạy điện.


Tổ chức dỡ hàng từ toa xe thành cao, thành thấp

+ Đổ hàng qua thành toa: khi xe cố định trên đương xếp dỡ tiến hành mở đồng bộ thành xe từ cả 2 phía để cho hàng hóa tự chảy xuống.

+ Dùng máy xúc: - Cần trục có gầu xúc có hệ thống di chuyển là bánh sắt, bánh lốp hoặc cần trục
cổng
- Máy xúc dùng thiết bị thủy lực chuyên dùng để tác nghiệp trên toa xe H

+ Dùng máy lật toa: lật nghiêng, lật dọc, lật úp toa.

+ Dùng máy trượt toa: Đặt dưới ray hệ thống nâng một bên ray lên 10 độ, sau đó dồn toa xe qua thiết bị, hàng hóa trong toa bị nghiêng về góc toa và đổ ra ngoài băng
chuyền do lực quán tính và trọng lượng của hàng hóa.


Dọn hàng thừa trên toa xe

Khi dỡ hàng phần lớn hàng hóa được đổ xuống nhưng vẫn còn môt ít hàng hóa đọng lại trong góc toa, sàn toa và các vị trí khóa thành.

Việc còn hàng thừa ảnh hưởng đến sự an toàn nguyên vẹn của hàng hóa khi vận chuyển, việc lợi dụng phương tiện để chở hàng và kéo dài thời gian đỗ đọng của
phương tiên. Vì vậy dọn hàng thừa trên xe có ý nghĩa rất quan trọng.

Các phương pháp dọn hàng thừa là:

+ Phương pháp thủ công: các công nhân vào toa xe dùng xẻng gạt hàng hóa xuống.

+ Lật toa xe: hàng rời được làm tơi và vụn lại sau đó dùng thiết bị lật toa xe để lấy hết hàng thừa.


Cũng giống như công tác xếp dỡ, vận chuyển các loại hàng khác thì hàng rời cũng yêu cầu tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật để đảm bảo an toàn và đảm
bảo chất lượng hàng hóa trong quá trình vận tải:

- Phải quy định đường di chuyển cho thiết bị cơ giới, đường dành cho công nhân xếp dỡ.
- Trong kho hoặc ngoài bãi phải quy định chỗ xếp dỡ từng loại hàng hóa, chiều cao xếp hàng.
- Công nhân khi làm việc phái mang đầy đủ trang bị phòng hộ lao động
- Không chất xếp quá tải,quá chiều cao an toàn của công cụ xếp dỡ, sàn phương tiện vận chuyển,kho bãi.
- Lấy và chất hàng dưới hầm tàu và trên kho bãi, phương tiện vận tải đúng trình tự,qui cách.
- Công nhân không được di chuyển,có mặt trong vùng hoạt động của cần cẩu.
- Công nhân và lái xe chỉ được phép có mặt trên xe khi hàng hạ hoàn toàn xuống sàn xe.
- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của công cụ xếp dỡ, thiết bị nâng, phương tiện vận chuyển trước khi đưa vào vận hành và sử dụng.
- Sử dụng ngáng chữ C có tải trọng và kích thước phù hợp để kéo hàng.
- Công nhân ko được đứng tại vị trí trong tầm hoạt động .
- Xe nâng khi xúc hàng chạy vào bãi phải lưu ý chạy đúng tốc độ cho phép,lái xe quan sát tránh va quẹt vào chướng ngại vật.
- Thực hiện đầy đủ nội qui ATLĐ trong xếp dỡ hàng hoá.


III. AN TOÀN TRONG XẾP DỠ, BẢO QUẢN, VẬN CHUYỂN HÀNG RỜI BẰNG ĐƯỜNG THỦY

1. Những nguy cơ mất an toàn khi bảo quản xếp dỡ vận chuyển hàng rời

Công tác bảo quản, xếp dỡ, vận chuyển hàng rời bằng đường thủy thường xảy ra nhiều rủi do, nguy cơ và mất an toàn hơn so với trên đất liền. Sau đây là một số nguy
cơ mất an toàn trong vận tải thủy:

- Hàng rời thường gây bụi bẩn trong quá trình xếp dỡ. Bụi bẩn có thể chui vào phòng ở thuyền viên, buồng máy, buồng lái, kho tàng và máy móc trên boong làm ảnh
hưởng đến sức khỏe, hư hỏng hay ăn mòn máy móc, thiết bi trên boong và các cấu trúc tàu.


- Tốc độ xếp dỡ hàng rời thường rất lớn(hàng ngàn tấn/giờ) nên sự va đập của hàng hóa vào các cấu trúc hầm hàng rất mạnh, nếu không có biện pháp phòng ngừa, có
thể gây hư hỏng thiết bị hay làm biến dạng tôn vỏ tàu.

- Khi tốc độ xếp hàng cao, hàng thường bị xếp tập trung một chỗ, gây ứng suất cục bộ bộ phận, dễ làm biến dạng tôn đáy hầm.

- Hàng rời dễ bị xô dịch, gây nghiêng tàu khi đang làm hàng hay khi tàu chay trên biển nếu không chú ý đến việc rải đều hàng khi xếp hay thiếu đánh tẩy kịp thời, đúng
mức.


Hàng rời thuộc nhóm A sẽ bị hóa lỏng khi tàu chạy trên biển nếu độ ẩm của hàng hóa chuyên chở vượt quá giới hạn độ ẩm vận chuyển cho phép(TML- Transportation
Moisture Limit), hậu quả có thể bị lật tàu trên biển.

Hàng rời thuộc nhóm B có thể tỏa ra khí cháy, khí độc hại, khí CO2, tự phát nhiệt và hút khi O2, có khả năng ăn mòn …và nếu là những hàng hóa loại nguy hiểm,
không được cách ly, thông gió tốt, sẽ đe dọa an toàn sinh mạng và tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ.

Nếu trọng lượng hàng hóa(nước dằn) không chú ý phân bổ đều giữa các hầm trong quá trình làm hàng, sẽ khiến thân tàu bị biến dạng do lực cắt hay mô men uốn vượt
quá giới hạn cho phép.


Một số rủi do, tai nạn khi vận chuyển hàng rời


2. Bảo quản và xếp dỡ
a. Nguyên tắc bảo quản

Chuẩn bị hầm hàng trước khi nhận hàng.

Hầm hàng phải được quét, rửa sạch sẽ. Phải làm sạch hàng hóa cũ trên các dầm, xà ngang-dọc nằm trong hầm hàng để tránh có sự xúc tác bất lợi. Hố la-canh phải
được vệ sinh khô ráo. Phải làm sạch lưới lọc, ống hút la-canh. Phải kiểm tra khả năng hút cạn của các bơm la canh. Nắp đậy hố la-canh.phải được cố định chắc chắn,
đề phòng bị xê dịch trong quá trình xếp dỡ. Phải lót thêm tấm lót để hàng hóa không thể lọt xuống hố la canh..


Phải chú ý che đậy các ống đo, ống thông hơi két dầu, két dằn, các đường ống nước chạy qua hầm hàng, các dây dẫn điện ánh sáng trong hầm hàng(nếu có).

Chú ý che chắn bụi bẩn cho các cửa kho tàng, ống thông hơi, các thiết bị-máy móc lộ thiên trên boong.


Phải chú ý che chắn bụi bẩn có thể thâm nhập vào phòng ở thuyền viên, buồng lái, buồng máy, ang-ten ra-da. Điều hòa nhiệt độ trong tàu nên để ở
chế độ tuần hoàn không khí bên trong.

Thuyền viên tham gia làm hàng phải được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động thích hợp với tính chất lý- hóa của hàng hóa.

Mọi người trên tàu phải được phổ biến tính nguy hiểm hay độc hại của hàng hóa; các biện pháp bảo đảm an toàn và ngăn ngừa sự cố do hàng hóa
gây ra; các phương pháp sơ cứu cần thiết khi tiếp xúc với hàng hóa… Bảng hướng dẫn sơ cứu phải dán ở nơi công cộng.

Cần có đủ thông tin liên quan về hàng hóa, cầu bến trước khi lập sơ đồ xếp hàng.


b.Thực hiện và giám sát quá trình xếp – dỡ hàng

* Xếp hàng

Trước khi xếp hàng, tàu và điều độ cảng phải thống nhất nội dung sơ đồ xếp hàng. Nếu hàng thuộc nhóm A, phải bảo đảm độ ẩm hàng chuyên chở
không vượt quá mức cho phép. Nếu hàng thuộc nhóm B hay loại hàng hóa nguy hiểm, phải tuân theo hướng dẫn của qui tắc chở hàng rời nhóm B hay
loại hàng hóa nguy hiểm.

Nhân viên làm hàng phải hiểu rõ sơ đồ xếp hàng và giám sát chặt chẽ quá trình làm hàng theo đúng sơ đồ xếp hàng đã duyệt…

Nhân viên làm hàng phải thường xuyên đọc mức nước, kiểm tra hiệu số mức nước sau mỗi lần rót hàng. Cập nhật các số liệu về số lần rót, lượng hàng
trong mỗi hầm, mớn nước tương ứng sau mỗi lần rót…vào nhật ký hàng hóa.



Trường hợp phát hiện những sai sót trong quá trình xếp hàng, ảnh hưởng đến an toàn, phải có biện pháp bổ cứu kịp thời hoặc dừng ngay việc làm hàng.
Tàu và điều độ cảng phải cùng nhau bàn bạc thống nhất biện pháp khắc phục những sai sót trước khi tiếp tục làm hàng.

Nhân viên làm hàng phải nắm vững thứ tự rót hàng xuống mỗi hầm, thời gian và số lượng hàng qui định cho mỗi lần rót, hiệu số mớn nước cho phép
tối đa sau mỗi lần rót.

Nhân viên làm hàng cần nắm vững đặc tính lý, hóa của hàng chuyên chở, những sự cố có thể xảy ra và các biện pháp ngăn ngừa, cấp cứu….. cần thiết.


* Dỡ hàng

Thứ tự dỡ hàng an toàn sẽ ngược với qui trình xếp hàng.

Sĩ quan làm hàng phải thành thục thứ tự dỡ hàng các hầm, lượng hàng cần dỡ mỗi hầm, lượng nước dằn cần bổ sung trong các két…

Cần chú ý an toàn cháy, nổ trong quá trình dỡ hàng. Chú ý ngăn ngừa độc hại khi tiếp xúc hàng hóa. Chú ý thông gió trước khi xuống hầm hay các kho
tàng liền kề.

Chú ý ngăn ngừa ô nhiễm trong quá trình quét, rửa hầm hàng.


×