Tải bản đầy đủ (.docx) (148 trang)

nghiên cứu mạng lưới đô thị tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.94 MB, 148 trang )

B GIO DC V O TO
TRNG I HC S PHM H NI

TH BCH NGC

NGHIÊN CứU MạNG LƯớI ĐÔ THị
TỉNH QUảNG NINH
Chuyờn ngnh: a lớ hc
Mó s: 60.31.05.01

LUN VN THC S KHOA HC A L

Ngi hng dn khoa hc: PGS.TS Nguyn Minh Tu

H NI - 2016
LI CM N
Em xin c by t lũng bit n sõu sc nht ti cụ giỏo, PGS.TS
Nguyn Minh Tu - ngi ó luụn ch dy, ng viờn em trong sut quỏ trỡnh
hc tp v hon thnh lun vn. Em xin chõn thnh cm n cụ!
Em xin gi li cm n chõn thnh ti cỏc thy, cụ giỏo khoa a lớ,


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Những kiến thức mà thầy, cô đã giảng dạy thực
sự rất hữu ích với em trong quá trình công tác cũng như thực hiện đề tài này.
Cảm ơn thầy, cô đã truyền cảm hứng và mở ra cho chúng em những chân trời
mới!
Xin gửi lời cảm ơn tới các Quý cơ quan: Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ninh, Sở
Tài nguyên và môi trường tỉnh Quảng Ninh, Sở Lao động và Thương binh – xã
hội tỉnh Quảng Ninh, Chi cục thống kê tỉnh Quảng Ninh, Viện Quy hoạch kiến trúc
xây dựng Quảng Ninh,... đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp các thông tin, tư liệu cần
thiết.


Cuối cùng, em xin gửi những tình cảm đặc biệt tới gia đình, bạn bè và
đồng nghiệp tại Trường THPT Chuyên Hạ Long vì sự quan tâm, động viên, chia sẻ
trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 24 tháng 9 năm 2016
Học viên

Đỗ Thị Bích Ngọc

MỤC LỤC

2
2


3
3


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CNH, HĐH

: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CCN

: Cụm công nghiệp

CTR


: Chất thải rắn

ĐTH

: Đô thị hóa

CNTT

: Công nghệ thông tin

KCN

: KCN

KKTCK

: Khu kinh tế cửa khẩu

TP

: Thành phố

TX

: Thị xã

TTCN

: Trung tâm công nghiệp


QL

: Quốc lộ

VKTTĐPB

: Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc

VKTTĐPN

: Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

4
4


DANH MỤC BẢNG

5
5


DANH MỤC HÌNH

6
6


DANH MỤC BẢN ĐÔ
1.

2.

Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh
Bản đồ các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố

3.

mạng lưới đô thị tỉnh Quảng Ninh
Bản đồ các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân

4.
5.

bố mạng lưới đô thị tỉnh Quảng Ninh
Bản đồ hiện trạng mạng lưới đô thị tỉnh Quảng Ninh
Bản đồ quy hoạch hệ thống đô thị toàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030

7
7


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Quá trình phát triển đô thị không chỉ biểu hiện sinh động của nền văn
minh nhân loại mà còn là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã
hội của mọi quốc gia trên thế giới.
Những đô thị cổ nhất xuất hiện cách đây khoảng 6.000 năm ở nhiều nơi
khác nhau trên thế giới. Trải qua 4 giai đoạn lớn và gắn liền với cuộc cách mạng
khoa học kỹ thuật, đô thị trên thế giới hiện nay đã phát triển thành mạng lưới

toàn cầu. Dưới tác động của xu hướng toàn cầu hóa, các thành phố đều tìm chỗ
đứng cho mình trong một thế giới cạnh tranh.Các thành phố có quyền lực, chi
phối nền kinh tế toàn cầu thông qua các phương tiện kinh tế, xã hội, văn hóa,
chính trị mà các thành phố bình thường không có được gọi là “ thành phố toàn
cầu”.
Ở nước ta có không ít các đô thị được xếp vào loại cổ xưa trên thế giới,
nhưng trước đây vai trò và phạm vi ảnh hưởng của nó thường không được phát
huy tác dụng. Ngày nay, theo đúng quy luật và cũng do tác động của xu hướng
hội nhập quốc tế, quá trình phát triển đô thị của nước ta đang đi song hành với
quá trình CNH, HĐH và tăng cường thương mại quốc tế. Đô thị hóa đang diễn ra
mạnh mẽ tại các đô thị lớn và tạo hiệu ứng thúc đẩy đô thị hóa lan toả diện rộng
trên phạm vi các tỉnh, các vùng và cả nước. Các đô thị có vai trò là trung tâm kinh
tế, chính trị, văn hóa, là động lực phát triển của cả nước và từng vùng, tỉnh. Đô
thị tuy đã phát triển thành mạng lưới rộng khắp trên cả nước song hầu hết các
đô thị đều có quy mô nhỏ, chỉ mang ý nghĩa hành chính, thủ phủ của địa phương
hơn là đảm nhận vai trò không gian cho các hoạt động sản xuất đặc biệt là công
nghiệp và dịch vụ. Ý nghĩa kinh tế của một số đô thị đối với sự phát triển của
vùng thường không lớn, đô thị không tạo được sức hút và thể hiện được sức
mạnh lan tỏa của mình đối với các khu vực xung quanh. Điều này còn có nhiều
vấn đề đặt ra cho sự phát triển đô thị.
Trên phương diện vĩ mô, có các vấn đề được đặt ra như: hệ thống đô thị sẽ
phát triển như thế nào, quy mô, tốc độ đô thị hóa, các vấn đề môi trường, nhà ở,
việc làm... Trên phương diện vi mô: ở mỗi thành phố, việc đầu tư xây dựng, cung
cấp các dịch vụ hạ tầng, dịch vụ công cộng, quản lý đất đai...còn nhiều vấn đề bất

8


cập. Để có sự phát triển và phân bố đô thị một cách khoa học và hiệu quả, cần phải
có những giải pháp đúng đắn. Vì vậy, việc nghiên cứu cơ sở lý luận, phương pháp

luận, phương pháp và thực tiễn phát triển đô thị của nước ta là điều hết sức cần
thiết.
Quảng Ninh là tỉnh nằm trong VKTTĐPB, có vai trò, chức năng, vị thế quan
trọng về phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng. Quảng Ninh có
nhiều lợi thế, tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên (có đường biên giới với Trung
Quốc trên bộ và trên biển, trữ lượng than lớn, có di sản thiên nhiên thế giới vịnh
Hạ Long, có nhiều di tích văn hóa - lịch sử, có vùng biển và bãi triều rộng lớn...)
thuận lợi cho phát triển kinh tế. Những năm qua tỉnh luôn có tốc độ tăng trưởng
kinh tế cao thuộc top đầu cả nước, đặc biệt là công nghiệp và dịch vụ. Điều này
khiến quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh, hệ thống đô thị phát triển nhanh, đến
năm 2015, tỉnh đã có 04 thành phố, 02 thị xã và có 08 thị trấn, tỷ lệ đô thị hóa đạt
64%, đứng thứ 5/63 tỉnh, thành phố trong cả nước (sau Tp. Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí
Minh, tỉnh Bình Dương, và Tp. Cần Thơ) và có số thành phố trực thuộc tỉnh nhiều
nhất cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, tình hình phát
triển hệ thống đô thị Quảng Ninh cũng đã bộc lộ không ít những tồn tại bất cập.
Vì vậy, nghiên cứu mạng lưới đô thị tỉnh Quảng Ninh dưới góc độ địa lí học
là cần thiết nhằm đánh giá đúng các nhân tố ảnh hưởng và hiện trạng phát triển,
phân bố mạng lưới đô thị trên địa bàn tỉnh hiện nay. Với tình yêu và mong muốn
tìm hiểu nhiều hơn nữa về quê hương Quảng Ninh, tác giả đã lựa chọn đề tài
“Nghiên cứu mạng lưới đô thị tỉnh Quảng Ninh” dưới sự hướng dẫn của PGS.
TS Nguyễn Minh Tuệ.

2. Lịch sử nghiên cứu
2.1. Trên thế giới
Các nhà địa lí là những người đi tiên phong nghiên cứu về đô thị bởi sự
phát triển của khoa học địa lí gắn liền với việc nghiên cứu các hình thức tụ cư và
những sự khác biệt về không gian giữa các địa phương trên mọi khía cạnh. Mặt
khác, địa lí lại có cái nhìn tổng thể để thấy được bản chất của đối tượng. Năm
1913, đại hội địa lí quốc tế tại Paris đã tiến hành thảo luận các vấn đề về phát
triển đô thị, những vấn đề quần cư nông thôn và quần cư đô thị.

Địa lí Xô Viết trước đây trong những công trình nghiên cứu của mình về

9


quá trình đô thị hóa và việc tổ chức mạng lưới điểm quần cư đã đặc biệt chú ý
đến vấn đề này ngay từ sau chiến tranh thế giới thứ II. Các nhà nghiên cứu Xô
Viết đi theo các hướng phân tích như phân tích khía cạnh địa lí – lịch sử của các
thành phố lớn, cấu trúc lãnh thổ nội tại của các thành phố, chùm đô thị và sự
phát triển của thành phố vệ tinh được nêu ra trong các công trình nghiên cứu
của V.G. Davidovist [6].
Phương Tây và châu Âu nghiên cứu Địa lí đô thị và đô thị hóa hết sức cụ
thể và chi tiết, đặc biệt là các nghiên cứu thường mang tính thực tiễn cao. Có ý
nghĩa nhất là nghiên cứu của Walter Christaller về thuyết “vị trí trung tâm”, giải
thích nguyên nhân hình thành đô thị và đưa ra mô hình lý thuyết mạng lưới đô
thị 5 cấp được phân bố hợp lý trên không gian lục lăng dựa vào khả năng cung
ứng dịch vụ của các điểm trung tâm. Khu vực mà ông lấy ví dụ là vùng Rua của
Đức, một vùng có mạng lưới đô thị hết sức dày đặc [dẫn theo 7].
Năm 1939, M. Jefferson sau khi nghiên cứu tư liệu đô thị của 51 nước và
phát hiện quy luật về quy mô dân số đô thị: Đô thị quy mô càng nhỏ thì càng
nhiều và quy mô càng lớn thì càng ít. Đặc biệt ông cũng phát hiện ra một hiện
tượng tồn tại phổ biến là: Các đô thị hàng đầu so với các đô thị hạng 2, 3 có sự
chênh lệch về quy mô dân số khác thường: Gấp từ 3 - 4 lần, nhiều khu vực tới 7 - 8
lần, cá biệt tới 13 - 14 lần [dẫn theo 7].
Năm 1949, G.K.Zif lại nêu lên “luật xếp hạng – quy mô”, xếp hạng các đô thị
to nhỏ theo quy mô dân số dựa trên định lượng theo công thức: P r = P1/r, trong
đó, P1 là dân số đô thị lớn nhất trong một vùng nhất định. P r là dân số đô thị cấp r
trong khu vực đó, còn r là vị trí đô thị dân số P r trong vùng. Ví dụ đô thị lớn nhất
trong vùng là 900 000 dân thì đô thị đứng thứ 2 có quy mô là 450 000 dân, đô thị
đứng thứ 3 là 300 000 dân. [dẫn theo 15]

Năm 1961, Berry công bố nghiên cứu của mình về sự phân bố quy mô đô
thị dựa trên tư liệu đô thị của 38 nước với 4.187 đô thị có quy mô dân số trên
20.000 người. Bằng phương pháp định lượng, ông đã đưa ra các giai đoạn đô thị
hóa và phát triển đô thị [dẫn theo 11]. Đây là nghiên cứu định hướng quan trọng
giúp nhận diện bản chất của mạng lưới đô thị trong quá trình đô thị hóa ở nước
ta hiện nay.
2.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam việc nghiên cứu đô thị cũng được sự tham gia của nhiều lĩnh vực

10


khác nhau trong đó có Địa lí học. Điều này hết sức cần thiết vì nước ta đang trong
quá trình CNH, HĐH. Hàng loạt các quy hoạch phát triển mạng lưới đô thị, các đề tài
trọng điểm về quy hoạch mạng lưới đô thị, các nghị định của chính phủ như:
-

Năm 1998, thủ tướng chính phủ phê duyệt “Định hướng quy hoạch tổng thể phát
triển đô thị Việt Nam đến năm 2020” tại quyết định số 10/1998/QĐTTg: Xác định
phương hướng xây dựng và phát triển đô thị trên địa bàn toàn quốc và các vùng
đặc trưng [28]. Đây là cơ sở cho sự phát triển đô thị ở các cấp ở nước ta cho tới

-

hiện nay.
Điều chỉnh quy định về phân cấp và phân loại đô thị trong nghị định 72/2001/

-

NĐ-CP ngày 5/10/2001. [14]

Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 7/5/2009 của Chính phủ quy định về việc
phân loại đô thị, tổ chức lập, thẩm định đề án và quyết định công nhận loại đô thị.

-

[13]
Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 7/4/2009, Thủ tướng Phê duyệt điều chỉnh định
hướng Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và

-

tầm nhìn đến năm 2050. [29]
Viện quy hoạch đô thị- nông thôn thuộc Bộ xây dựng đã tiến hành nghiên cứu quy
hoạch đô thị Hà Nội và vùng ảnh hưởng trong khái niệm “Vùng Hà Nội”. Chính
phủ phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm

-

nhìn đến năm 2050 tại quyết định số 490/QĐ-TTg. [31]
Quyết định 1659/QĐ-TTg ngày 7/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt
Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012 – 2020. [30]
Dưới góc độ Địa lí học, đã có nhiều công trình và nhiều tác giả đã nghiên
cứu về đô thị như: tác giả Đàm Trung Phường với cuốn sách nổi tiếng về đô thị “
Đô thị Việt Nam” [16] viết năm 1995 đến nay đã được tái bản nhiều lần, đánh giá
thực trạng mạng lưới đô thị Việt Nam về quá trình hình thành, phát triển đô thị
Việt Nam, những đặc trưng chung của quá trình đô thị hóa ở Việt Nam, các
nguồn lực tác động đến mạng lưới đô thị Việt Nam; nghiên cứu những định
hướng trong bối cảnh đô thị hóa thế giới và bước đầu CNH, HĐH của thời kỳ Đổi
mới đất nước; mở rộng những khái niệm về đô thị học.
Cuốn “Đô thị hóa và tăng trưởng” [38] đã phân tích vai trò của các thành

phố có phải là động lực cho tăng trưởng ở các quốc gia đang phát triển, cơ cấu
không gian, cơ cấu sản xuất của phát triển đô thị, việc xây dựng các thành phố
mới và quy mô của nó.

11


Cuốn “Kinh tế học đô thị” của Phạm Ngọc Côn ( 1998) [2] trình bày về các
vấn đề vĩ mô của kinh tế học đô thị như: phát triển đô thị, đô thị hóa, quy mô đô
thị; bàn về các vấn đề vi mô của kinh tế học đô thị như tăng trưởng kinh tế đô thị,
cơ cấu các ngành kinh tế đô thị, kết cấu hạ tầng đô thị, giao thông đô thị, đất đô
thị, nhà ở đô thị, môi trường sinh thái đô thị, tài chính đô thị, quản lí đô thị.
Ngoài ra còn có một số công trình khác như tác giả Trương Quang Thao
với cuốn sách “Đô thị học nhập môn” (2001); Nhiễu Hội Lâm với cuốn “Kinh tế
học đô thị” (2004) [11]; tác giả Đỗ Thị Minh Đức có nhiều nghiên cứu về cấu trúc
không gian mạng lưới đô thị như các công trình: “Đô thị hóa ở Việt Nam trong
bối cảnh thế giới đô thị hóa” [8]; “Phân tích dưới góc độ địa lí kinh tế – xã hội sự
chuyển hóa nông thôn thành đô thị ở Hà Nội trong quá trình đô thị hóa” [6],
“Phân tích mạng lưới đô thị Việt Nam và vấn đề phát triển vùng” [7]...; Tác giả
Trương Quang Thao với cuốn sách “Đô thị học – những khái niệm mở đầu” [22];...
Nhiều báo cáo nghiên cứu về quá trình đô thị hóa và mạng lưới đô thị Việt
Nam, điển hình như “Đánh giá Đô thị hóa ở Việt Nam”. [12] Báo cáo phân tích về
quá trình phát triển của hệ thống đô thị ở Việt Nam theo 5 chuyển đổi: hành
chính, dân số, kinh tế, không gian và đời sống; mở rộng đô thị và phát triển không
gian ở các đô thị Việt Nam và dịch vụ đô thị cơ bản... Một số hội thảo về vấn đề đô
thị và quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam như Hội thảo khoa học “ Đô thị Việt
Nam – quy hoạch và phát triển đô thị bền vững” vào 7/11/2009.
Bên cạnh đó, các luận văn thạc sĩ trong thời gian gần đây cũng đã tiến
hành nghiên cứu về vấn đề phát triển và phân bố mạng lưới đô thị như: “Nghiên
cứu hiện trạng phát triển và phân bố đô thị ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” [9]; đề tài

“nghiên cứu mạng lưới đô thị tỉnh Nghệ An ” [10]...
Nghiên cứu về đô thị và mạng lưới đô thị của Quảng Ninh còn là điều mới
mẻ bởi quá trình đô thị của tỉnh phát triển mạnh trong những năm gần đây. Các
báo cáo tiêu biểu và có ý nghĩa với đề tài là “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, [32] “Quy
hoạch xây dựng Vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
và ngoài 2050”. [36]
Nhìn chung, đô thị nói chung và mạng lưới đô thị nói riêng được nghiên
cứu trên nhiều giáo trình khoa học. Đây là nguồn thông tin quý báu với khối

12


lượng thông tin khá chi tiết về cơ sở lí luận cũng như các nội dung nghiên cứu
thực tiễn. Trên thực tế chưa có tác giả nào nghiên cứu cụ thể về mạng lưới đô thị
Quảng Ninh dưới góc độ địa lí. Trên cơ sở tham khảo, tổng hợp kết hợp với thực
địa, khảo sát, tác giải đã phân tích, tổng hợp để tạo nên đề tài “Nghiên cứu
mạng lưới đô thị tỉnh Quảng Ninh”.

3. Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn đề tài
3.1. Mục tiêu
Trên cơ sở đúc kết những vấn đề lý luận và thực tiễn về đô thị và mạng
lưới đô thị, đề tài có mục tiêu là đánh giá các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng
phát triển, phân bố mạng lưới đô thị tỉnh Quảng Ninh. Từ đó, đề xuất những giải
pháp phát triển nhằm phát triển mạng lưới đô thị tỉnh trong tương lai.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện những mục tiêu trên, đề tài tập trung giải quyết một số
nhiệm vụ chủ yếu sau:
-


Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về đô thị và mạng lưới đô thị để vận dụng

-

nghiên cứu trên địa bàn cấp tỉnh dưới góc độ địa lí học.
Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố mạng lưới đô thị

-

tỉnh Quảng Ninh.
Phân tích thực trạng phát triển và phân bố mạng lưới đô thị trên địa bàn tỉnh.
Đề xuất giải pháp phát triển hệ thống đô thị của tỉnh Quảng Ninh hợp lí và bền
vững trong giai đoạn tới.
3.3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài

-

Về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới sự
phát triển và phân bố đô thị và phân tích sự phát triển và phân bố mạng lưới đô

thị trên toàn lãnh thổ tỉnh Quảng Ninh.
+ Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố mạng lưới đô thị tỉnh
Quảng Ninh được nghiên cứu bao gồm: vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và các mối
quan hệ liên vùng; điều kiện kinh tế - xã hội (dân cư, nguồn lao động; cơ sở hạ
tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật; sự phát triển nền kinh tế; đường lối chính sách);
điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (địa hình, địa mạo, địa chất; khí hậu;
tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản; tài nguyên sinh vật).
+ Thực trạng phát triển mạng lưới đô thị được phân tích với hai nội dung chính là
sự hình thành và phát triển đô thị (lịch sử hình thành và phát triển đô thị; dân số
đô thị và tỉ lệ dân số đô thị; mật độ dân số đô thị; cơ sở hạ tầng đô thị) và sự phân


13


-

bố đô thị (mạng lưới đô thị; hiện trạng phân bố; một số đô thị chính).
Về thời gian nghiên cứu: luận văn chủ yếu tập trung phân tích, sử dụng số liệu, tư
liệu chính thống của tổng cục thống kê và các cơ quan chức năng trong khoảng

-

10 năm trở lại đây (từ năm 2005 tới 2015) và định hướng tới năm 2030.
Về lãnh thổ nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu mạng lưới đô thị trên toàn
bộ lãnh thổ tỉnh Quảng Ninh, có đi sâu tới thị trấn, thị xã và thành phố. Luận văn còn
liên hệ với VKTTĐPB và các tỉnh lân cận trong mối quan hệ liên vùng.

4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
4.1. Quan điểm nghiên cứu
4.1.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Đây là quan điểm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu Địa lí
nói chung và Địa lí kinh tế - xã hội nói riêng. Quan điểm này đòi hỏi việc phân tích
đối tượng nghiên cứu trong sự vận động, biến đổi trên cơ sở mối quan hệ biện
chứng giữa các yếu tố cấu thành chúng và với hệ thống khác. Nghiên cứu về đô
thị có liên quan đến nhiều yếu tố khác như môi trường, tự nhiên, giao thông, y tế,
giáo dục, dân số... thuộc các chuyên ngành khác và cũng hợp thành các bộ phận
khác nhau của đô thị.
4.1.2. Quan điểm hệ thống
Là việc đánh giá đô thị trong mối quan hệ tương tác trong hệ thống. Nếu
một phần tử trong hệ thống nhỏ thay đổi thì sẽ dẫn đến kết quả dây chuyền làm

biến đổi sâu sắc và toàn diện. Tính hệ thống thể hiện trong nghiên cứu là sự nhất
quán trong cách nhìn nhận, sự đồng bộ của hệ thống số liệu, tài liệu, đảm bảo
tính thích hợp và logic của đề tài nghiên cứu.
4.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Mỗi một hiện tượng địa lí kinh tế – xã hội đều tồn tại trong một thời gian
nhất định. Các hiện tượng này đều có quá trình phát sinh và phát triển và suy
vong. Mạng lưới đô thị là một hiện tượng kinh tế –xã hội, một thực thể có đời
sống phát triển liên tục và biến động theo thời gian. Do vậy tác giả quán triệt
quan điểm lịch sử, việc đánh giá vấn đề luôn được đặt trong một thời điểm, một
không gian cụ thể, được nhìn nhận quá khứ để lí giải cho hiện tại và có dự báo xu
thế phát triển trong tương lai của hiện tượng. Tác giả xem xét quá trình phát
triển đô thị Quảng Ninh và đặt nó trong lịch sử phát triển của tỉnh, của cả nước
để có được những đánh giá về mặt được và còn tồn tại, từ đó đưa ra những kiến

14


nghị cho sự phát triển đô thị của tỉnh trong tương lai.
4.1.5. Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững vừa được coi là quan điểm, vừa được coi là mục tiêu
của sự phát triển. Phát triển bền vững là sự đáp ứng được nhu cầu hiện tại
nhưng không làm tổn thương đến nhu cầu của thế hệ tương lai. Quan điểm phát
triển bền vững đặt đối tượng nghiên cứu trong mối liên hệ kinh tế, xã hội, môi
trường. Sự phát triển đô thị phải phù hợp với quá trình CNH, HĐH. Sự phát triển
mở rộng đô thị đồng thời phải nâng cao đời sống nhân dân, tạo điều kiện thuận
lợi cho sự phát triển kinh tế và đảm bảo hài hòa với sự phát triển xã hội, môi
trường. Sự phát triển đô thị phải tôn trọng môi trường, bảo vệ môi trường.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp thu thập, xử lí tài liệu
Để đánh giá đúng đắn và đầy đủ nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát

triển, phân bố mạng lưới đô thị tỉnh Quảng Ninh, tác giả đã thu thập, xử lí số liệu
thứ cấp từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có một số nguồn chủ yếu sau:
-

Nguồn số liệu từ cơ quan chức năng: Bộ xây dựng; Sở xây dựng tỉnh Quảng Ninh,
Viện quy hoạch kiến trúc tỉnh Quảng Ninh, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng
Ninh, Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Quảng Ninh, Sở Lao động và thương

-

binh xã hội tỉnh Quảng Ninh, Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh.
Số liệu từ Niên giám thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam và Cục thống kê

-

tỉnh Quảng Ninh.
Các nghị quyết, quy hoạch về phát triển đô thị của tỉnh Quảng Ninh tới năm 2030,

-

định hướng 2050.
Các báo cáo tổng kết tình hình kinh tế – xã hội của tỉnh Quảng Ninh và các địa

-

phương trên địa bàn tỉnh.
Các giáo trình, đề tài nghiên cứu về mạng lưới đô thị từ các Bộ, ngành liên
quan.
4.2.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Từ tư liệu và số liệu thu thập được, đề tài sử dụng phương pháp phân tích,

so sánh, tổng hợp để đánh giá và phát hiện vấn đề. Số liệu thống kê là cơ sở, nền
tảng để đưa ra những đánh giá, nhận xét về vấn đề nghiên cứu. Các số liệu thống
kê được sử dụng trong luận văn phải được lấy từ các nguồn tin cậy, được chuẩn
hóa để từ đó tiến hành phân tích, tổng hợp, bằng phương pháp định lượng, định

15


tính, biến chúng thành cơ sở cho những nhận định hay kết luận của công trình
nghiên cứu. Các số liệu liên quan được phân tích, tổng hợp nhằm làm nổi bật đặc
điểm về sự phát triển và phân bố mạng lưới đô thị Quảng Ninh trong mối liên hệ,
so sánh với VKTTĐPB cũng như cả nước.
4.2.3. Phương pháp thực địa
Để có những đánh giá, nhìn nhận khách quan về vấn đề nghiên cứu, tác giả
tiến hành các cuộc khảo sát thực địa tại một số đô thị địa bàn tỉnh Quảng Ninh
như TP. Hạ Long, TP. Cẩm Phả, TP. Móng Cái, TP. Uông Bí, TX.Quảng Yên, TX Đông
Triều, huyện Vân Đồn,... Qua đó bổ sung thêm kiến thức thực tế và sưu tầm tranh
ảnh minh hoạ cho luận văn thêm phong phú và có tính thuyết phục.
4.2.3. Phương pháp bản đồ, GIS
Trên cơ sở các bản đồ có sẵn liên quan đến đề tài như: bản đồ tự nhiên,
bản đồ dân cư, bản đồ kinh tế để đánh giá nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát
triển, phân bố mạng lưới đô thị tỉnh Quảng Ninh. Trên cơ sở dữ liệu, bằng công
cụ GIS, tác giả đã thành lập một số bản đồ thể hiện kết quả nghiên cứu của đề tài:
-

Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh
Bản đồ các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố mạng lưới

-


đô thị tỉnh Quảng Ninh.
Bản đồ các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố mạng

-

lưới đô thị tỉnh Quảng Ninh.
Bản đồ thực trạng mạng lưới đô thị tỉnh Quảng Ninh.
Bản đồ quy hoạch mạng lưới đô thị tỉnh Quảng Ninh.
4.2.4. Phương pháp chuyên gia
Tác giả đã xin ý kiến các nhà khoa học, các kiến trúc sư ở Viện kiến trúc Sở xây dựng Quảng Ninh; một số giảng viên của Khoa Địa lí ĐHSP Hà Nội, là
những chuyên gia am hiểu sâu sắc về lĩnh vực đô thị để có những ý kiến đóng góp
cho đề tài được hoàn thiện và có giá trị khoa học.
Trong quá trình nghiên cứu, các quan điểm và phương pháp trên được sử
dụng một cách tổng hợp, mỗi quan điểm và phương pháp được đề cao và đóng
vai trò chủ yếu trong từng tình huống cụ thể.

5. Đóng góp của luận văn
-

Kế thừa, bổ sung và làm sáng tỏ cơ sở lí luận và thực tiễn về đô thị và mạng lưới
đô thị, để từ đó vận dụng vào thực tiễn nghiên cứu ở Quảng Ninh.

16


-

Làm rõ được những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố mạng lưới
đô thị tỉnh Quảng Ninh. Đồng thời, nêu được bức tranh phát triển và phân bố
mạng lưới đô thị tỉnh Quảng Ninh qua các tiêu chí, phát hiện những vấn đề cần


-

khắc phục trong phát triển và phân bố đô thị.
Từ nghiên cứu của mình, đề xuất được một số giải pháp nhằm phát triển đô thị
tỉnh Quảng Ninh trong tương lai.

6. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm 3 phần chính: mở đầu, nội dung và kết luận. Phần nội dung
được sắp xếp thành 3 chương chính:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về đô thị, mạng lưới đô thị.
Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng, thực trạng phát triển và phân bố
mạng lưới đô thị ở tỉnh Quảng Ninh.
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển mạng lưới đô thị tỉnh
Quảng Ninh đến năm 2030.

17


18


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÔ THỊ, MẠNG LƯỚI ĐÔ THỊ
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Các khái niệm
1.1.1.1. Đô thị
Xã hội loài người đã hình thành và phát triển không ngừng. Trong quá
trình đó, phương thức sản xuất và kiểu quần cư của con người luôn có sự thay
đổi, chất lượng cuộc sống của con người luôn được cải thiện. Từ những phương

thức sản xuất thô sơ đến những phương thức sản xuất hiện đại, từ những kiểu
quần cư trong không gian ít tiện nghi và phụ thuộc vào tự nhiên đến những kiểu
quần cư hiện đại, thuận lợi, tiện nghi, tập trung và ít phụ thuộc vào tự nhiên. Kiểu
quần cư hiện đại đó được gọi là quần cư thành thị hay đô thị. Như vậy, có thể
hiểu đô thị là không gian sống và một hình thức cư trú của con người.
Có rất nhiều thuật ngữ để chỉ đô thị. Trên thế giới, các thuật ngữ chỉ đô thị
như city, town (tiếng anh), urbanized area, urban cluster (trong tiếng Mỹ), unité
urbaine ("đơn vị thành phố" trong tiếng Pháp).... Ở Việt Nam, các thuật ngữ chỉ
đô thị hay được sử dụng là thành phố, thị xã, thị trấn.
Đối với địa lí học, nghiên cứu về đô thị là để làm rõ quá trình phát sinh,
phát triển, phân bố đô thị, chức năng của các đô thị, cấu trúc đô thị và các vấn đề
khác của đô thị như kinh tế đô thị, môi trường đô thị... Theo đó, có thể hiểu chung
nhất: "đô thị là không gian sống của con người, là nơi tập trung dân cư đông đúc,
gắn với chức năng sản xuất phi nông nghiệp, có cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội
phát triển, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ
nhất định" [35].
Có nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu về đô thị và có quan điểm không
hoàn toàn giống nhau [24]:
- Theo Ratzel (1960), quan niệm đô thị là sự tích tụ lâu dài của người và
chỗ ở của họ, chiếm một không gian đáng kể và nằm giữa các cộng đồng lớn. Nếu
dân số chưa đầy 2.000 người thì điểm dân cư đó mất tính chất đô thị.
- Richtofen (1968) lại định nghĩa: "đô thị là một nhóm tập hợp những
người có cuộc sống không phụ thuộc vào nông nghiệp, mà trước hết dựa vào
công nghiệp" và ông cũng cho rằng "người dân đô thị phải dựa trên hoạt động
sản xuất phi nông nghiệp và các nhu cầu sinh hoạt của họ chủ yếu do bên ngoài

19


cung cấp".

- Yu.G.Xauskin quan niệm: đô thị là một điểm quần cư có mật độ nhân
khẩu cao và dân cư ở đây không có hoạt động nông nghiệp trực tiếp. Như vậy,
theo Xauskin thì nhân tố quan trọng nhất để xác định đô thị đó chính là mật độ
dân số và tỉ lệ hoạt động phi nông nghiệp [].
- Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995) có ghi: Đô thị là một không gian cư
trú của cộng đồng người sống tập trung và hoạt động trong những khu vực kinh
tế phi nông nghiệp.
- Tác giả Phạm Ngọc Côn định nghĩa: "Đô thị là điểm dân cư tập trung với
mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, là trung tâm tổng hợp hay
chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội cả nước hoặc của
một tỉnh, một huyện" [2].
- Về quản lý nhà nước, nội hàm của "đô thị", các tiêu chuẩn định lượng đô
thị luôn thay đổi cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội.
Nghị định 72/2001/NĐ -CP ngày 05/10/2001 của Chính phủ về việc phân
loại đô thị và phân cấp quản lý đô thị đã đưa ra 5 tiêu chuẩn để xác định một
điểm dân cư là đô thị: Là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc
đẩy phát triển kinh tế - xã hội; Dân số ≥ 4.000 người; Tỉ lệ lao động phi nông
nghiệp ≥ 65%; Cơ sở hạ tầng kĩ thuật xã hội phải đạt hơn 70% mức tiêu chuẩn,
quy chuẩn đối với từng loại đô thị; Mật độ dân số đủ cao (tùy theo từng vùng).
- Thông tư số 34/2009/TT-BXD và Luật Quy hoạch đô thị đều đưa ra khái
niệm: "Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu
hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp; là trung tâm chính trị, hành
chính, kinh tế, văn hóa hoặc chuyên ngành;có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh
tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ,một địa phương bao gồm nội
thành,ngoại thành của thành phố;nội thị,ngoại thị của thị xã,thị trấn" [13].
1.1.1.2. Mạng lưới đô thị
Theo từ điển bách khoa Việt Nam, mạng lưới đô thị là tập hợp các đô thị
trong một nước hoặc một vùng cùng với mối liên hệ giữa các đô thị đó với nhau.
Trong hệ thống đô thị thường bao gồm những đô thị lớn giữ vai trò trung tâm,
các đô thị vừa và nhỏ có mối liên hệ phụ thuộc tương đối với các đô thị trung

tâm. Về mặt chức năng, hệ thống gồm các đô thị có chức năng khác nhau: đô thị

20


hành chính, đô thị cảng, đô thị công nghiệp, đô thị đầu mối giao thông, đô thị nghỉ
ngơi, an dưỡng, đô thị du lịch...
Hầu hết các đô thị được kết hợp trong các đơn vị lớn hơn tạo nên khu vực đô
thị hóa liên quan tới một cảnh quan được xây dựng liên tục, với mật độ dân số cao
và số lượng cao ốc dày đặc mà không có ranh giới hành chính. Khu vực đô thị hóa có
thể gồm một đô thị trung tâm và nhiều đô thị khác, các thị trấn, vùng ngoại ô tiếp
giáp.
Mạng lưới đô thị có thể được thiết lập dựa trên các quan hệ hành chính
hoặc những quan hệ về mặt kinh tế - xã hội, trong đó mối quan hệ mạng lưới đô
thị về mặt hành chính thì đô thị cấp dưới nằm trong mạng lưới của đô thị cấp
trên. Đối với mạng lưới đô thị được thiết lập dựa trên các quan hệ về mặt kinh tế
thì việc xác định quy mô cũng như cấu trúc của mạng lưới được dựa trên mức độ
quan hệ và phụ thuộc lẫn nhau về mặt kinh tế giữa các đô thị.
1.1.1.3. Đô thị hóa
a. Khái niệm
Đô thị hóa là một quá trình kinh tế - xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng
nhanh về số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư
trong các đô thị, nhất là các đô thị lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.
[26]
Đô thị hóa là quá trình biến đổi về phân bố lực lượng sản xuất, bố trí dân
cư, những vùng không phải đô thị trở thành đô thị. Tiền đề cơ bản của đô thị hóa
là sự phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ... thu hút nhiều nhân lực từ
nông thôn đến sinh sống và làm việc, làm cho tỉ trọng dân cư ở các đô thị tăng
nhanh. Đô thị xuất hiện làm tăng sự phát triển giao thông và các vùng nông
nghiệp xung quanh và các đô thị khác; phát triển văn hóa và sự phân công lao

động theo lãnh thổ, tăng cường thành phần công nhân, tiểu thủ công, trí thức,
thương nhân, kĩ thuật viên... Bên cạnh đó, đô thị hóa làm tăng nhanh số lượng
các đô thị, kèm theo là sự cách biệt dần giữa con người và thiên nhiên, sự giảm
sút của chất lượng môi trường sống.
b. Ý nghĩa của đô thị hóa
-

Thứ nhất: quá trình đô thị hóa là một phạm trù lịch sử, thể hiện sự khác biệt giữa
các quốc gia khác nhau và trong các giai đoạn khác nhau của cùng một đô thị do

21


-

những sự khác biệt về điều kiện kinh tế - xã hội.
Thứ hai: quá trình đô thị hóa luôn gắn liền với quá trình công nghiệp hóa. Quá
trình công nghiệp hóa là động lực của quá trình đô thị hóa. Đô thị hóa là điều

-

kiện để gia tăng nhịp độ và hiệu quả của quá trình công nghiệp hóa.
Thứ ba: đô thị hóa không chỉ biểu hiện phương hướng phát triển kinh tế khu vực
trong một thời kì nhất định mà còn trong một quá trình phát triển của đô thị.
1.1.1.4. Đô thị hóa và mạng lưới đô thị
Giữa đô thị hóa và sự phát triển, phân bố mạng lưới đô thị có mối quan hệ
với nhau, điều này được thể hiện sau:
Ban đầu khi đô thị mới hình thành: Mọi nhu cầu xã hội được hướng nội
vào trung tâm của hạt nhân đô thị, địa bàn lãnh thổ của đô thị hạn hẹp, đô thị
phát triển mang tính độc lập. Phù hợp với sự phát triển của không gian đô thị

trong giai đoạn này là giai đoạn đầu của quá trình đô thị hóa. Đô thị phát triển
có tính chất co cụm, sự phân hóa sâu sắc về quy mô dân số đô thị rất chênh lệch.
Bước sang giai đoạn thứ 2: Cấu trúc không gian và địa bàn của đô thị từng
bước mở rộng. Sự ảnh hưởng của đô thị diễn ra song song cả hai quá trình:
hướng tâm và li tâm, đô thị phát triển từ dạng tập hợp rời rạc là các điểm sang
các cụm, tuyến đô thị, chùm đô thị tạo nên các tập hợp địa phương. Tương ứng
với sự biến đổi không gian này là giai đoạn 2 của quá trình đô thị.
Giai đoạn thứ 3: Những liên kết lãnh thổ của tập hợp đô thị đã trở nên mật
thiết và ở một tầng cao mới. Giai đoạn này diễn ra sự phát triển tập hợp hóa của
những tập hợp mang tính địa phương chuyển qua mối quan hệ vùng và liên vùng.
Các thành phố lớn và cực lớn tạo giữ vai trò chủ đạo tạo ra các chùm, các chuỗi
đô thị và các cụm, chùm, chuỗi đô thị đó sẽ làm xương sống cho mạng lưới phân
bố dân cư của lãnh thổ quốc gia. Mối quan hệ giữa số lượng đô thị và quy mô dân
số trở nên đều đặn hơn, không gian lãnh thổ với mạng lưới đô thị đồng đều tạo
nên "lãnh thổ đô thị hóa".
Đô thị hóa là một quá trình hình thành từng mối liên kết giữa các đô thị
với nhau, từ đơn lẻ đến tập hợp đa dạng, từ những đô thị độc lập đến các cụm đô
thị, chùm đô thị, hành lang đô thị và mạng lưới đô thị, từ những địa bàn lãnh thổ
hẹp đến những địa bàn ngày càng rộng lớn trong đó các thành phố cực lớn giữ
vai trò tạo vùng trong thế năng động của toàn xã hội.

22


1.1.2. Vai trò và phạm vi ảnh hưởng của đô thị
1.1.2.1. Vai trò
a. Thay đổi đặc điểm của dân cư
Đô thị là nơi tập trung đông dân. Quá trình đô thị hóa làm tăng số lượng
các đô thị và làm tăng mức tập trung của dân cư trong các đô thị. Quá trình này
biến đổi quy mô, kết cấu và những đặc điểm của dân số.

Lối sống đô thị làm giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên, số con trung bình ở
thành thị thấp hơn,... tuổi kết hôn cao hơn, kế hoạch hóa gia đình tốt hơn ở nông
thôn.
Đô thị lại là nơi có điều kiện sống tốt hơn nhiều so với nông thôn, khiến cho
một lượng lớn dân cư ồ ạt từ các vùng nông thôn ra thành thị. Sự di cư từ nông
thôn làm cho tỉ lệ gia tăng cơ học ở đô thị cao hơn rất nhiều so với nông thôn. Đô
thị hóa làm thay đổi sâu sắc cơ cấu dân số và cơ cấu lao động ở các đô thị. Dân cư
đô thị tăng chủ yếu là do nhập cư từ nông thôn, trong đó chủ yếu là những người
trong độ tuổi lao động, đặc biệt là lao động nữ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng
tăng của các ngành dịch vụ và các ngành công nghiệp nhẹ ở các đô thị. Vì vậy, ở
các đô thị thường thấy tỉ lệ dân cư trong độ tuổi 20 đến 39 tuổi là rất cao và tỉ lệ
nữ giới chiếm nhiều hơn tỉ lệ nam. Mặt khác những vấn đề xã hội gặp phải trong
quá trình đô thị là tỉ lệ thất nghiệp trong các đô thị thường rất cao, cao hơn
nhiều so với tỉ lệ thất nghiệp ở nông thôn. Ở Việt Nam, tỉ lệ thất nghiệp năm 2015
của đô thị là 3,37 % trong khi nông thôn chỉ là 1,82 % [33].
b. Thay đổi chất lượng cuộc sống
Quá trình phát triển đô thị có quan hệ chặt chẽ với chỉ số HDI và
GNI/người. Những nước và nhóm nước phát triển có tỉ lệ dân thành thị cao
thường là những nước có chỉ số HDI cao và GNI/người theo PPP cao.
Bảng 1.1. Các quốc gia có mức độ đô thị hóa cao thể hiện qua chỉ số HDI và
GNI/người, năm 2014 [41, 42]
STT

Quốc gia/lãnh thổ

1

Singapore

2


Macao – Trung Quốc

Tỉ lệ dân
thành thị
(%)
100.0

0,912

GNI/người theo PPP
(2011 PPP $)
(USD/người)
76.628

100.0

0,910

53.959

23

HDI


3

Bỉ


97.8

0,890

41.187

4

Iceland

94.0

0,899

35.182

5

Nhật Bản

93.0

0,891

36.927

6

Luxembourg


90.0

0,892

58.711

7

Na Uy

80.0

0,944

64.992

Ngược lại những quốc gia và nhóm nước đang phát triển có tỉ lệ dân đô
thị thấp, HDI và GNI/người cũng thấp.
Bảng 1.2. Các quốc gia có mức độ đô thị hóa thấp thể hiện qua chỉ số HDI
và GNI/người, năm 2014 [41, 42]
Tỉ lệ dân
STT

Quốc gia/lãnh thổ

GNI/người theo PPP

thành thị

HDI

0,400

758

(2011 PPP $)

1

Burundi

(%)
11,8

2

Papua New Guinea

13,0

0,505

2463

3

Uganda

15,8

0,483


1613

4

Malawi

16,1

0,455

747

5

Nepal

18,2

0,538

2311

7

Niger

18,5

0,348


908

8

Việt Nam

33,1

0,666

5092

Mức độ đô thị hóa thường phản ánh sự thịnh vượng của một quốc gia, vì
vậy nhóm nước và vùng lãnh thổ có tỉ lệ dân thành thị cao nhất đồng thời có thu
nhập cao và ngược lại.
c. Thay đổi nhu cầu sử dụng đất
Việc mở rộng đất đô thị có được chủ yếu là do quá trình xâm lấn đất nông
nghiệp ở nông thôn. Hay nói cách khác, các vùng nông nghiệp ở nông thôn chính
là nguồn dự trữ để mở rộng đất cho các đô thị trong tương lai. Đất đô thị có xu
hướng tăng nhanh, mục đích sử dụng đất trong các đô thị cũng có những sự thay
đổi, tỉ lệ đất ở và đất chuyên dùng tăng lên nhanh chóng, làm cho giá trị và giá trị
sử dụng đất được tăng cao. Quá trình mở rộng đất đô thị có ảnh hưởng rất lớn
đến sự phát triển nông nghiệp. Vì vậy, khi mở rộng và thay đổi mục đích sử dụng
đất cần phải nghiên cứu, đánh giá và quy hoạch đồng bộ, hợp lí để mang lại hiệu
quả cao đối với từng loại đất.

24



d. Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội theo lãnh thổ
Vào bất kì giai đoạn nào trong lịch sử phát triển xã hội của loài người, thì
các đô thị luôn được coi là nơi nắm quyền lực về chính trị, kinh tế quan trọng của
xã hội và có sức chi phối mạnh mẽ, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của vùng
và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đóng góp của đô thị về phương
diện kinh tế là rất lớn. Các đô thị thường là các trung tâm và là động lực cho sự
phát triển kinh tế của đất nước, của vùng. Các đô thị là nơi đóng góp phần lớn
giá trị GDP, giá trị ngành công nghiệp - dịch vụ, và tăng trưởng nền kinh tế.
Bên cạnh đó, có những đô thị không quá lớn về kinh tế nhưng lại có khả năng
chi phối và điều khiển đời sống xã hội, đời sống tâm linh của con người, đó là các đô
thị có các trung tâm tôn giáo lớn như Ro-me, Je-ru-sa- lem... Ở Việt Nam, khu vực đô
thị đóng góp tới 70,4% GDP cả nước, 84% GDP trong ngành công nghiệp - xây dựng,
87% GDP trong ngành dịch vụ. Nhiều đô thị lớn có vai trò là đầu tàu kinh tế: GDP
của 05 thành phố trực thuộc Trung ương chiếm trên 43,3% GDP của cả nước năm
2015 (trong khi dân số đô thị chiếm trên 1/3 dân số cả nước). Tổng thu ngân sách
của 5 đô thị này chiếm trên 61,4% tổng thu ngân sách toàn quốc. [33]
Trong phạm vi một quốc gia, các cơ quan chính trị quan trọng của đất
nước thường được đặt ở những đô thị lớn của đất nước, đặc biệt là ở thủ đô. Vì
vậy, thông thường các thủ đô là các đô thị quan trọng bậc nhất, chi phối toàn bộ
đời sống kinh tế, chính trị xã hội của đất nước. Ở Việt Nam, các cơ quan chính trị
quan trọng của Nhà nước thường được đặt ở hai đô thị lớn nhất cả nước là TP.
Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, các cơ quan chính trị của tỉnh thường được đặt ở các
thành phố và thị xã trực thuộc, các cơ quan chính trị của huyện thường được đặt
ở các thị trấn...
Với vai trò quan trọng như vậy, định hướng phát triển đô thị, không gian
đô thị chiếm vị trí quan trọng trong quy hoạch xây dựng đô thị. Nó quyết định
hướng đi đúng đắn của cả quá trình phát triển.
1.1.2.2. Phạm vi ảnh hưởng của đô thị
Phạm vi ảnh hưởng của đô thị là một khái niệm mang tính trừu tượng, nó
không hoàn toàn có thể lượng hóa một cách chính xác, đôi khi khái niệm này thể

hiện sự trừu tượng trong nhìn nhận một vấn đề không gian của lĩnh vực khoa
học xã hội. Phạm vi ảnh hưởng của đô thị là khả năng mà ở một giới hạn nhất

25


×